Du lịch được chính quyền tỉnh Tây Ninh xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn trong thời gian tới.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Tây Ninh” đã đạt được một số kết quả như sau:
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về du lịch và QLNN về du lịch.
Trong đó đặc biệt khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh
tế - xã hội. Du lịch được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, định hướng
phát triển nhằm đáp ứng góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở
những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và QLNN về du lịch
tại các tỉnh trên cả nước, luận văn đã vận dụng để đưa ra những giải pháp khả thi.
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số
kết quả nhất định có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Bên cạnh đó, du lịch tuy có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển
tương xứng do nhiều nguyên nhân. Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh
đã được chính quyền cấp tỉnh quan tâm thực hiện trên các nội dung một cách đầy
đủ, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.
Chính quyền tỉnh Tây Ninh đã có những định hướng cơ bản trong công tác
QLNN về du lịch nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy được những thuận
lợi của hoạt động du lịchvà công tác quản lý du lịch trong thời gian tới. Trên cơ
sở thực trạng quản lý của chính quyền địa phương, phương hướng của tỉnh và
các cơ sở khác, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về du lịch.
Thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận văn là cơ sở hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng như phát triển du lịch Tây Ninh.
135 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p rút thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng
theo tiến độ để các nhà đầu tư triển khai dự án và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài
đối với các khu, điểm du lịch Quốc gia, sản phẩm du lịch tại các khu vực khu du
lịch gắn liền với di tích lịch sử, khu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò -
Xa Mat, ven sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn...
Ưu tiên đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch cấp Quốc gia: Các khu du
lịch này cần tính toán cân nhắc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng
khu vực với chất lượng cao và mang tính khác biệt với các các khu du lịch khác
trên địa bàn cả về kiến trúc, mô hình và loại sản phẩm để cho các khu du lịch trở
thành trụ cột cho việc phát triển du lịch và mang thương hiệu của du lịch tỉnh
Tây Ninh.
Trước mắt trên địa bàn cần lựa chọn Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen là
thương hiệu cho sản phẩm về du lịch tín ngưỡng và tâm linh; điểm du lịch Quốc
gia căn cứ Trung ương Cục là sản phẩm du lịch di tích lịch sử cách mạng và
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là sản phẩm du lịch sinh thái.
Đối với các khu vực này cần quy hoạch chi tiết và tiến hành phân khu theo
hạng mục từng dự án cụ thể. Về nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể yêu cầu
nguồn ngân sách của Nhà nước ưu tiên kinh phí thông qua chương trình Quốc
gia về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Vì vậy, đối với các khu du lịch cần gấp rút
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để trình Chính
phủ phê duyệt phục vụ cho công tác kêu gọi nguồn đầu tư vào khu vực này.
Về đầu tư để phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng
Sở VHTTDL tỉnh Tây Ninh, phối hợp các đơn vị kinh doanh du lịch và các
cơ quan quản lý tài nguyên du lịch đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch theo
90
hướng phong phú, đa dạng về chủng loại và đảm bảo chất lượng sản phẩm du
lịch đáp ứng nhu cầu ngày cao của khách du lịch.
Lựa chọn và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tài
nguyên nổi trội hoặc sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của Tây Ninh để hình
thành thành thương hiệu du lịch.
Đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch gắn với các khu du lịch hay điểm
tài nguyên du lịch.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và nâng cao trình độ dân trí
cho cộng đồng dân cư tại các khu điểm du lịch.
Nâng cao năng lực tay nghề cho đội ngũ lao động hoạt động kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong các công ty lữ
hành như thị trường, hướng dẫn, thuyết minh, điều hành chương trình du lịch;
thể loại đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ.
Nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư tại các khu điểm du lịch trên địa
bàn về kiến thức du lịch, về bảo vệ môi trường, các nguyên tắc quan hệ ứng xử
trong hoạt động kinh doanh.
Cơ chế và chính sách về thuế
Các cơ quan tài chính cần tham mưu cho tỉnh thực hiện đầy đủ các chính
sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực du
lịch.
Có chế độ hợp lý về thuế, đặc biệt đối với thuế thuê đất đối với những
không gian cảnh quan mở rộng. Miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu
niệm cho khách tại các làng nghề truyền thống và cho phép kinh doanh du lịch
quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến khích của các ngành hàng xuất
khẩu.
91
Rà soát, điều chỉnh một số chính sách thuế và tính thuế ở mức thấp nhất đối
với hoạt động đầu tư cho du lịch; rà soát các khoản phí, lệ phí, các khoản thu
khác để đảm bảo không tăng giá dịch vụ đối với khách du lịch.
Về cơ chế, chính sách về khai thác thị trường du lịch
Hỗ trợ từ ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế để có căn cứ cho hoạch định chính sách
ngắn hạn và dài hạn.
Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá,
thông qua chính sách tài khóa cho hoạt động này, đặc biệt chú trọng xây dựng
thương hiệu du lịch Tây Ninh gắn liền với tiềm năng tài nguyên du lịch nổi trội
trên địa bàn.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng... tạo
môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế do công ty lữ hành du
lịch trên địa bàn khai thác.
Tỉnh làm việc với các ngành có liên quan, đặc biệt là ngành giao thông hàng
không, tàu hỏa, tàu thủy có chính sách giá ưu đãi cho các công ty du lịch lữ
hành trên địa bàn Tây Ninh.
Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan
Tỉnh kiến nghị và đề xuất với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên
cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực xuất nhập cảnh đối với khách du lịch từ
thị trường Campuchia khi nhập xuất cảnh qua các cửa khẩu Tây Ninh. Tiếp tục
cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách
du lịch xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế tại Mộc Bài, Xa Mát; xây dựng biểu
mẫu cho khách du lịch qua các cửa khẩu khác trên địa bàn bằng các thủ tục xuất
nhập cảnh thuận lợi hơn.
92
Mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các cửa khẩu quốc tế
như thu đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp
thông tin du lịch tại 02 cửa khẩu quốc tế...
Chính sách xã hội hóa du lịch
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các
hình thức như: Góp vốn cổ phần với doanh nghiệp Nhà nước, hình thành công ty
du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư nhân hoạt động kinh
doanh theo pháp luật.
Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng
cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng
nghề phục vụ phát triển du lịch.
Xã hội hóa trong việc cung cấp sản phẩm du lịch có chất lượng cao hơn các
công ty du lịch tại các khu du lịch.
Chính sách phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững
Tiến hành nghiên cứu và đề xuất với Nhà nước đối với các dự án phát triển
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử cách mạng có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất
theo quy định của Nhà nước tại thời điểm thực hiện dự án về thuê đất, các loại
thuế thu nhập doanh nghiệp
Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch cộng đồng tại các cụm du lịch
Lò Gò - Xa Mát, trên hồ Dầu Tiếng, làng nghề truyền thống bánh canh, bánh
tráng phơi sương, mây tre đan, nuôi trồng sinh vật cảnh, mãng cầu Bà Đen với
các nguồn tín dụng ưu đãi về lãi suất cho mục đích phát triển các dịch vụ du lịch;
hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức và kinh doanh du lịch; hỗ trợ về hạ tầng du lịch ở
các điểm du lịch cộng đồng.
93
Khuyến khích các nguồn thu từ các doanh nghiệp du lịch đóng góp một
phần từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo các giá trị về sinh thái,
văn hóa vật thể và phi vật thể và cải thiện điều kiện dân sinh.
3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du
lịch
Giáo dục pháp luật là hoạt động có mục đích, có hệ thống và có định hướng
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tập thể lao động để hình
thànhvà nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho mọi công dân.
Phải tăng cường công tác giải thích, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật nói chung và pháp luật du lịch nói riêng cho cán bộ, công chức và nhân
dân để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật về du
lịch. Để làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và có ý thức tôn trọng
pháp luật, sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật đảm bảo cho pháp
luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng. Để nhận
thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật du lịch đòi hỏi phải giải thích
một số quy định cơ bản trong các văn bản pháp luật du lịch và phải giải thích
trước khi tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó chứ không chỉ giải thích khi
nảy sinh vướng mắc, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các đối tượng liên quan: Cần tạo sự
chuyển biến căn bản, sâu sắc về nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn
thể xã hội về du lịch và những hoạt động có liên quan. Thông qua việc xây dựng
kế hoạch, chương trình tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức như: sách
báo, truyền hình, tập huấn, giảng dạy,... nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng
lớp nhân dân vì người dân địa phương và du khách là cơ sở cho phát triển du lịch.
Việc quản lý du lịch không chỉ của riêng Nhà nước mà còn là công việc của
94
người dân địa phương và thậm chí của cả du khách. Nâng cao trách nhiệm công
dân và ý thức tôn trọng pháp luật của người kinh doanh cũng như trách nhiệm
của toàn xã hội vào việc đẩy lùi các hiện tiện tiêu cực, đưa các hoạt động du lịch
vào khuôn khổ của pháp luật.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học và
công nghệ
3.2.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch hợp lý và bền
vững
Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch
trực thuộc UBND tỉnh do Lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, các sở, ban,
ngành là thành viên và Sở VHTTDL là cơ quan thường trực, xây dựng chương
trình hành động.
Bổ sung nhân sự cho Phòng quản lý nhà nước về du lịch. Hiện nay, nhân sự
phòng quản lý nhà nước được biên chế 05 người thực hiện hầu hết các chức năng
nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch theo quy định và tham gia công việc
chung của Sở, một số cán bộ lại đi học theo kế hoạch nên quá tải, dẫn đến bỏ
ngỏ nhiều công việc quản lý du lịch trên địa bàn, chưa tạo điều kiện, chưa tham
mưu cho các doanh nghiệp phát triển du lịch.
Du lịch Tây Ninh đang bắt đầu phát triển, mức độ phát triển chưa kịp các
tỉnh, thành phố trong khu vực, hệ thống cơ sở vật chất du lịch, sản phẩm du lịch,
các loại hình kinh doanh tại nhiều khu vực còn mới. Căn cứ vào thông tư liên
tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Sở
95
VHTTDL địa phương. Như vậy, Phòng Nghiệp vụ Du lịch tham mưu và quản lý
các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh như: Lưu trú, lữ hành và dịch
vụ vui chơi giải trí; phòng quản lý quy hoạch và phát triển tài nguyên với nhiệm
vụ quản lý xây dựng và thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, quản lý và
bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đây là cơ quan tham mưu và quản lý về
các dự án du lịch, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời thành lập
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở VHTTDL trên cơ sở tách
một mảng xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch
để hoạt động chuyên ngành theo ngành dọc từ Bộ VHTTDL đến TCDL và Sở
VHTTDL.
Tiến hành thành lập Hiệp hội du lịch của tỉnh Tây Ninh là tổ chức xã hội,
quần chúng nhằm hỗ trợ tìm kiếm thị trường và liên kết định hướng kinh doanh
du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên
Phân loại nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch Tây Ninh
Nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước.
Nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Nhân lực cho cộng đồng dân cư các khu vực phát triển du lịch, khu vực có
tài nguyên du lịch.
Giải pháp thực hiện
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Để góp phần nâng cao năng lực quản lý du lịch trên địa bàn cần phải tiêu
chuẩn hóa nhân sự gắn liền với công việc và nhiệm vụ thực hiện của từng chức
danh cán bộ, cụ thể:
96
Xác định chức năng nhiệm vụ đơn vị quản lý, dự kiến nhân sự cho từng
công việc. Lựa chọn trình độ chuyên môn phù hợp và tuyển chọn thi tuyển theo
quy định.
Yêu cầu cán bộ quản lý có trình độ tối thiểu là đại học chuyên ngành theo
lĩnh vực phân công.
Phối hợp với các đơn vị đào tạo và ngành du lịch tăng cường bồi dưỡng, tập
huấn định kỳ để nâng cao trình độ chuyên ngành và ngoại ngữ.
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ công chức trong ngành du lịch để
nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của các cán bộ công chức trong cơ quan
quản lý du lịch. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”.
Phải có quy hoạch cán bộ dài hạn, ngắn hạn, trên cơ sở đó có kế hoạch đào
tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức hàng năm, đồng thời với chế độ tuyển dụng
công chức đảm bảo theo quy định.
Đi đôi với đào tạo là chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp
năng lực của từng vị trí, chính sách đãi ngộ theo năng lực, chất lượng công việc
đảm bảo điều kiện sinh hoạt đời sống cho cán bộ công chức để họ yên tâm công
tác tốt, ổn định đội ngũ cán bộ về du lịch.
Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch
Hiện nay, trình độ lao động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn rất
thấp, tay nghề không cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao dẫn đến khó khăn
trong việc xây dựng chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn. Vì vậy, nâng cao
năng lực cho lao động các doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với chất lượng
sản phẩm du lịch trong giai đoạn tới, định hướng phát triển nguồn nhân lực du
lịch trong giai đoạn mới là:
97
Cơ quan quản lý phối hợp với doanh nghiệp lựa chọn một hoặc hai công ty
kinh doanh du lịch lữ hành có điều kiện nhất trên địa bàn, có khả năng khai thác
thị trường, thu hút khách du lịch để tập trung, trước mắt ưu tiên nhân sự, hỗ trợ
vốn thông qua các chương trình xúc tiến để vực dậy hoạt động kinh doanh lữ
hành thu hút khách du lịch để làm xương sống cho phát triển du lịch của tỉnh; có
thể lựa chọn đơn vị Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh làm điểm;
cơ quan quản lý nhà nước ưu tiên nhân sự của công ty này tham gia các hội nghị
hội chợ du lịch trong nước và quốc tế bằng nguồn vốn của Nhà nước; cùng với
công ty kêu gọi, thu hút lực lượng lao động có trình độ về làm công tác thị
trường du lịch để xây dựng thị trường tiềm năng mang tính bền vững du lịch;
đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo lựa chọn nhân sự có trình độ chuyên
môn, giỏi ngoại ngữ bổ sung nhân lực cho đơn vị lữ hành này.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác
Cần có chính sách thu hút lao động có trình độ tay nghề cao, nghệ nhân để
tạo nên sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu cho du lịch tỉnh Tây Ninh. Cơ
quan quản lý phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư mở các lớp đào tạo nghề và
nghiệp vụ nghề cho các doanh nghiệp để tạo ra mặt bằng chất lượng sản phẩm
trên địa bàn. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch mới cần xây dựng tiêu chuẩn
hóa nghiệp vụ kinh doanh cho các ngành nghề và thực hiện tiêu chuẩn hóa nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp mới.
Đối với cộng đồng dân cư tại các vùng du lịch và khu du lịch: Nói chung,
trình độ dân trí và nhận thức về du lịch, kinh doanh, tay nghề và kiến thức về bảo
vệ tài nguyên, môi trường của cộng đồng dân cư tại các khu vực phát triển du
lịch còn thấp. Vì vậy, yêu cầu bức thiết nâng cao trình độ dân trí và đào tạo kỹ
năng nghề cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. Để mang lại hiệu quả thiết thực
98
cần phải phân loại năng lực của cộng đồng từng vùng, khu du lịch cụ thể, xem
xét mục đích phát triển du lịch và các vấn đề xã hội khác để xây dựng phương án
đào tạo. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng phải uyển chuyển
và linh hoạt tùy theo điều kiện về cuộc sống và sinh hoạt của người dân như tập
trung hay không tập trung theo lớp, giáo trình hay là tài liệu truyền tay, ấn phẩm
quảng cáo...
Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của
TCDL cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân
lực và nâng cao nhận thức về du lịch.
3.2.3.2. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về
du lịch
Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý du lịch và xúc tiến du lịch
trên địa bàn
Ngành du lịch xây dựng 01 trang web riêng cho ngành để phục vụ cho công
tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Ninh; đồng thời là trang
web chung cho các doanh nghiệp giới thiệu mua, bán chương trình du lịch, sản
phẩm và dịch vụ du lịch.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kiến
thức đối với các lĩnh vực du lịch, tập trung cho việc phân tích đánh giá tài
nguyên, thị trường, sản phẩm, hiệu quả, các vấn đề môi trường và biến đổi khí
hậu có liên quan đến du lịch để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch
trong từng giai đoạn.
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận
hành các hoạt động kinh doanh du lịch như công nghệ GIS, RS trong kiểm kê,
99
đánh giá và phân loại tài nguyên, lĩnh vực sản phẩm và thị trường khách du lịch
quốc tế và trong nước.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và ứng dụng hiệu
quả vào hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt chú trọng trang thiết bị cho cơ sở
lưu trú, nhà hàng, dịch vụ du lịch đảm bảo tiêu chuẩn và thân thiện với môi
trường; trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trong du lịch
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đảm bảo có năng lực ứng dụng khoa học công nghệ
vào trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch, chú trọng đội ngũ quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, phổ cập kiến thức chung cho
cộng đồng dân cư tại các khu du lịch.
Hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước về chuyên
gia trong một số lĩnh vực, giúp đỡ đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ kỹ thuật và
kinh nghiệm phát triển du lịch, có thể áp dụng hình thức thuê chuyên gia đối với
nghiên cứu thị trường và thu hút khách du lịch quốc tế.
3.2.4. Giải pháp về hợp tác quốc tế về phát triển du lịch và tăng cường
năng lực xúc tiến quảng bá du lịch
3.2.4.1. Hợp tác quốc tế
Mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác. Đây là giải
pháp tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn khách, tìm kiếm vốn đầu tư. Vì vậy,
trong điều kiện hiện nay du lịch Tây Ninh cần phải mở rộng hợp tác với các
vùng lãnh thổ, các quốc gia khác nhau, bằng dưới các hình thức khác nhau để
xây dựng cơ sở điều kiện tốt nhất cho du lịch phát triển du lịch.
100
Có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để có sự tham
gia của các ngành khác nhau đối với các lĩnh vực phát triển du lịch như: Vốn đầu
tư, công tác thị trường, công nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm...
Trước mắt đẩy mạnh công tác lữ hành và thị trường du lịch quốc tế tại thị
trường khách du lịch Campuchia thông qua hình thức hợp tác xúc tiến quảng bá
trao đổi thông tin giữa 02 bên, phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện của
Việt Nam, Tây Ninh trên thị trường du lịch nước bạn; hợp tác đưa đón khách du
lịch bằng các hợp đồng kinh doanh du lịch. Hợp tác thông qua đổi mới các thủ
tục xuất nhập cảnh, đầu tư, dịch vụ thuận lợi cho khách du lịch khi qua cửa khẩu
quốc tế trên địa bàn.
Hợp tác về đầu tư vào sản phẩm du lịch chất lượng cao và chuyển giao công
nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác
quốc tế, từ các tổ chức quốc tế.
3.2.4.2. Giải pháp về tăng cường xúc tiến du lịch
Xây dựng hình ảnh du lịch Tây Ninh; liên kết xúc tiến, quảng bá với các
đơn vị và thị trường khác nhau về du lịch, nhất là hợp tác liên kết vùng (Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam) đồng thời tăng cường xã hội hóa, khuyến khích
các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh và riêng
cho doanh nghiệp.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội từ Trung ương đến địa phương,
từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xã hội. Quá
trình nâng cao nhận thức du lịch cần đạt tới sự chuyển biến căn bản về nhận thức
về vai trò và vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, về trách nhiệm
101
trong thực hiện bảo vệ môi trường du lịch, trong đảm bảo chất lượng dịch vụ du
lịch và các dịch vụ công liên quan đến hoạt động du lịch và trong thực hiện xây
dựng thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm
du lịch;
Coi trọng nâng cao nhận thức về du lịch cho toàn dân và đặc biệt đối với hệ
thống quản lý du lịch.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, tránh sự trùng lặp, đơn
điệu nên gây ra nhàm chán cho khách du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch, đủ sức hút khách du lịch và cạnh tranh với sản phẩm du lịch trong khu vực;
đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu, điểm
du lịch, tạo nét đặc biệt, mang phong cách văn hóa của từng địa phương, vùng,
miền.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đưa du lịch Tây Ninh đủ tầm
vươn ra thị trường quốc tế. Làm phong phú thêm nhiều nội dung tuyên truyền
quảng bá cũng như tăng kinh phí đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến để phát
triển du lịch. Tỉnh Tây Ninh cũng đang kiện toàn đội ngũ lao động trong ngành
du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ phù hợp làm nòng cốt để
nâng chất lượng sản phẩm du lịch.
Xây dựng nhân sự và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy cho công tác xúc
tiến du lịch
Cần phải đầu tư cho nguồn nhân lực cho lĩnh vực xúc tiến du lịch có đủ
trình độ chuyên môn giỏi ngoại ngữ, am hiểu về nghiệp vụ du lịch, có trình độ
chuyên môn về thị trường và nhạy bén về tìm kiếm nguồn thị trường du lịch cho
các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; xây dựng cơ chế, tổ chức hoạt động
102
chuyên ngành thích hợp mà một trong các giải pháp là thành lập Trung tâm
Thông tin Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở VHTTDL như đã nêu trên.
Sở VHTTDL cần phải tham mưu cho tỉnh nhanh chóng thành lập và xây
dựng Hiệp hội du lịch để cùng phối hợp và gắn kết, cùng chung tiếng nói và đẩy
mạnh liên kết, phối hợp kinh doanh du lịch, tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh.
- Sớm tổng kết, đánh giá hiệu quả xúc tiến du lịch trên địa bàn và huy động
nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh du
lịch Tây Ninh.
- Liên kết xúc tiến, quảng bá với các đơn vị khác và các thị trường khác
nhau về du lịch Tây Ninh, đồng thời xã hội hóa hay khuyến khích các cách
doanh nghiệp tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch chung và riêng cho doanh
nghiệp.
Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch
Mục tiêu của giải pháp là tạo ra hình ảnh mới về tiềm năng du lịch, môi
trường kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch có chất lượng đối với thị trường
khách du lịch và các nhà đầu tư.
Xúc tiến, quảng bá đối với thị trường khách du lịch: Tây Ninh cần phải xác
định thị trường khách du lịch quốc tế là quan tâm hàng đầu cần chú trọng cho
công tác xúc tiến quảng bá; thị trường trọng điểm triển khai công tác xúc tiến để
thu hút khách du lịch là thị trường du lịch Campuchia, các trung tâm du lịch lớn
trong nước như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơvà chú trọng số khách du lịch là
chuyên gia, nhân viên sứ quán, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế và
từng bước thực hiện quảng bá ra thị trường quốc tế, khu vực nơi có tiềm năng
khách du lịch như: Các nước khu vực ASEAN như Campuchia, Thái Lan,
103
Singapore, Indonesia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... Đối
với thị trường khách du lịch nội địa, trước mắt vẫn duy trì thị trường khu vực và
vùng du lịch, hướng tới tham gia xúc tiến các thị trường khách du lịch nội địa có
thu nhập cao, thị trường người dân có xu hướng du lịch tâm linh tín ngưỡng và
du lịch cội nguồn như tại khu vực cộng đồng dân cư có thu nhập cao như TP. Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế...
Xúc tiến, quảng bá để thu hút nguồn vốn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du
lịch tại các khu du lịch, các dịch vụ có chất lượng cao như khu du lịch cao cấp
(Resort), các dịch vụ vui chơi giải trí...
Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch rất đa dạng như: Thông qua các diễn
đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Khuyến
khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch.
Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài
nước để giới thiệu, bán và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu điểm
tài nguyên du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Khuyến khích các công ty lữ hành,
doanh nghiệp lưu trú liên kết, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại
các trung tâm du lịch trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
Tiến hành phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử
văn hóa, cảnh quan và sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh đối với các thị trường
khách trong và ngoài nước. Xây dựng nội dung của trang web quảng bá về tiềm
năng và lợi thế phát triển du lịch Tây Ninh.
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: Đài
phát thanh, vô tuyến truyền hình và internet của địa phương, Trung ương và
quốc tế .
104
3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm
trong hoạt động quản lý nhà nước
Chức năng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động du lịch phải được xác định rõ ràng: Nhiệm vụ của
Nhà nước là ban hành pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo
môi trường chính trị, kinh tế, kết cấu hạ tầng cho du lịch phát triển thuận lợi, bảo
đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh du lịch, hỗ trợ, điều
tiết và cuối cùng là kiểm soát trọng tài, bảo vệ công bằng xã hội cho người tham
gia du lịch và bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật
chuyên nghiệp với quyền năng và trách nghiệm hết sức cụ thể, rõ ràng, thiết thực.
Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch, để đội ngũ này hoạt động chuyên
nghiệp cao. Không chỉ chú trọng vào công tác thanh tra, kiểm tra mà cần xây
dựng chính sách hỗ trợ hoạt động du lịch thực hiện tốt pháp luật, phòng ngừa từ
xa các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. Cần xây dựng riêng quy chế viên
chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm để cao trách
nhiệm và khuôn khổ điều chỉnh hoạt động có tính chất đặc thù của đội ngũ làm
công tác này.
Thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, xây dựng hành lang
pháp lý, tạo điều kiện để lực lượng này giữ vai trò nòng cốt trong việc kiểm soát,
thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Trên cơ sở
đó, hình thành lực lượng kiểm tra liên ngành hoạt động rộng khắp, thường xuyên
105
ở các loại địa bàn, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và uốn nắn các lệch
lạc, sai phạm trong các hoạt động du lịch.
Đẩy mạnh và thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính, đẩy lùi và ngăn
chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Cần có các văn bản hướng dẫn việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng về quản lý du lịch trong tình hình mới.
Tập huấn, mở hội thảo, phát hành, in ấn những ấn phẩm nghiên cứu chuyên
sâu để tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai việc thực hiện quản lý nhà nước về
du lịch. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời gắn liền với
việc ứng dụng về hoạt động du lịch, tạo nên nguồn tư liệu phong phú cho các địa
phương tham khảo.
Ưu tiên vốn cho tỉnh Tây Ninh đối với các hạng mục đầu tư về cơ sở hạ
tầng du lịch đi, đến và trong các khu du lịch Quốc gia; vốn đầu tư cho tôn tạo,
nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng quan trọng được Trung ương
xếp hạng để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm đến thu hút khách du
lịch đến với Tây Ninh. Chính phủ và Bộ đặc biệt dành cho Tây Ninh vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng phát triển du lịch thông qua chương trình Quốc gia.
Đầu tư kinh phí xây dựng mô hình điểm về làng nghề du lịch cho vùng,
miền để từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương trên cả nước có nhiều làng
nghề.
106
Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đối với số khách du lịch đến
tham quan du lịch Tây Ninh từ thị trường Vương quốc Campuchia khi nhập cảnh
qua các cửa khẩu tỉnh Tây Ninh.
Xem xét giảm phí thị thực đối với khách nước ngoài ở mức cạnh tranh để
góp phần thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng.
3.3.2. Với chính quyền địa phương cấp tỉnh Tây Ninh
Sớm xây dựng cơ chế quản lý, xác định rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm
vụ của các ngành, các địa phương trong tỉnh để phát huy tính độc lập, năng động
của từng đơn vị và nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của hệ thống các đơn
vị hữu quan trong các lĩnh vực tại tỉnh.
Đối với UBND tỉnh cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát huy vai trò
của du lịch để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, trong đó Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch làm tham mưu trong việc xây dựng chiến lược này.
107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Tây Ninh có những phương hướng trong
phát triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Những phương hướng và
nhiệm vụ cụ thể đề ra nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém trong phát
triển du lịch và quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.
Trên cơ sở thực trạng và dựa vào những phương hướng của địa phương, tác giả
đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nước về
du lịch trong thời gian tới.
Thực hiện các nhóm giải pháp nêu trên góp phần phát huy vai trò của quản lý
nhà nước đối với sự phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh.
Cuối cùng, tác giả có đề xuất một số nội dung quan trọng với các cơ quan có
thẩm quyền. Nếu làm được điều này sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý du lịch ở tỉnh Tây Ninh.
108
KẾT LUẬN
Du lịch được chính quyền tỉnh Tây Ninh xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn trong thời gian tới.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch ở
tỉnh Tây Ninh” đã đạt được một số kết quả như sau:
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về du lịch và QLNN về du lịch.
Trong đó đặc biệt khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh
tế - xã hội. Du lịch được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, định hướng
phát triển nhằm đáp ứng góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở
những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và QLNN về du lịch
tại các tỉnh trên cả nước, luận văn đã vận dụng để đưa ra những giải pháp khả thi.
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số
kết quả nhất định có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Bên cạnh đó, du lịch tuy có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển
tương xứng do nhiều nguyên nhân. Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh
đã được chính quyền cấp tỉnh quan tâm thực hiện trên các nội dung một cách đầy
đủ, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.
Chính quyền tỉnh Tây Ninh đã có những định hướng cơ bản trong công tác
QLNN về du lịch nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy được những thuận
lợi của hoạt động du lịchvà công tác quản lý du lịch trong thời gian tới. Trên cơ
sở thực trạng quản lý của chính quyền địa phương, phương hướng của tỉnh và
các cơ sở khác, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về du lịch.
Thực hiện các giải pháp được đề xuất trong luận văn là cơ sở hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng như phát triển du lịch Tây Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Thị Tú Anh (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh
Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.
2. Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê năm 2014, 2015.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh khóa IX (2010-2015).
7. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học,
Nxb. Trẻ, TP.HCM, tr.325.
8. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà
nước, Hà Nội.
9. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam,
NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế Du lịch,
Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.7-10.
11. Phùng Thị Phượng Khánh (2007), Quản lý nhà nước trong việc phát triển
toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính quốc gia.
12. Huỳnh Công Minh (2000), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viên Hành chính quốc gia.
13. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.
14. Mai Văn Nhơn (2010), Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đồng Nai,
Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.
15. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992/QH8.
16. Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11.
17. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013/QH13.
18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh. Các Báo hoạt động du lịch và
báo cáo thống kê du lịch Tây Ninh từ năm 2009 đến năm 2015.
19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
20. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
21. Lê Thông (chủ biên) (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, Nxb Giáo
dục.
22. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Đỗ Thị Ánh Tuyết (2005), Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính quốc gia.
25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2013), Quyết định số 59/2013/QĐ-
UBND ngày 19/12/2013 Ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2014), Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày
25/5/2014 Về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch bảo đảm an
ninh, an toàn cho khách du lịch.
27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2015), Báo cáo số 376/BC-UBND ngày
31 tháng 12 năm 2015 về Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
tỉnh Tây Ninh.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2016), Quyết định số 548/2016/QĐ-
UBND ngày 09/3/2016 Ban hành Danh mục dự án du lịch mời gọi đầu tư
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2016), Quyết định số 26/2016/QĐ-
UBND ngày 27/7/2016 Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen
tỉnh Tây Ninh.
30. Vụ Khách sạn (2014), Tài liệu ASEAN, Biến đổi khí hậu và Du lịch, Hà
Nội.
Tiếng Anh
31. Alan A. Lew, C. Michael Hall, and Allan M. Williams (2004), A
Companion to Tourism, Blackwell Publishing, United Kingdom.
32. Hall C. Michael (1994), Tourism and politics: Policy, power and place,
John Wiley & Sons, USA.
33. Medlik, S. (1997), Understanding Tourism, Butterworth-Heinemann,
Oxford.
PHỤ LỤC 01: HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Tây Ninh
Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch Tây Ninh
BẢNG HỎI
(Dành cho người dân)
Kính gửi: Quý Ông/Bà
Tôi là học viên cao học chuyên ngành Quản lý công, khóa CH19N11 tại Học viện
Hành chính quốc gia – Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm nghiên cứu về du lịch ở
tỉnh Tây Ninh.
Tôi rất mong sự giúp đỡ của quý Ông/Bà thông qua việc trả lời những câu hỏi trình bày
sau đây.
Mọi thông tin sau sẽ được phục vụ hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu khoa học của
tôi.
1. Xin Ông/Bà cho biết thông tin về bản thân
1.1. Độ tuổi của Ông/ Bà?
Từ 20 – 30 Từ 40 – 50
Từ 30 – 40 Từ trên 50
1.2. Trình độ học vấn của Ông/Bà?
Phổ thông trung học Trung cấp
Cao đẳng, đại học Sau đại học
1.3. Ông/Bà đang sinh sống ở đâu?
Ở tỉnh Tây Ninh Ở nơi khác
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Ông/Bà vui lòng cho biết mục đích của việc du lịch là gì?
Giải trí Tham quan
Tôn giáo Lý do khác, ...................
2.2. Ông/Bà vui lòng cho biết lý do không du lịch?
Tốn kém Không có thời gian
Không có nhu cầu Lý do khác, ...................
2.3. Ông/Bà đã tham quan du lịch địa điểm nào sau đây ở Tây Ninh
Khu du lịch Núi Bà Đen Chùa Tòa Thánh
Căn cứ Trung ương cục miền Nam Hồ Dầu Tiếng
Địa điểm khác, .........................................................................................
2.4. Ông/Bà biết đến du lịch Tây Ninh thông qua phương tiện nào?
Truyền hình, đài phát thanh Ấn phẩm báo, tạp chí
Internet Khác, ..............................
2.5. Ông/Bà có gặp trở ngại nào trong việc du lịch ở Tây Ninh?
Thiếu thông tin Cơ sở lưu trú hạn chế
Dịch vụ kém Loại hình du lịch ít
Khác, ........................................................................................................
2.6. Ông/Bà mong muốn gì ở du lịch Tây Ninh?
An ninh, an toàn Giao thông thuận lợi
Loại hình du lịch hấp dẫn, đa dạng Khác, ..............................
2.7. Nhận xét của Ông/Bà về sự quản lý của chính quyền địa phương?
Tốt Bình thường Không tốt
Quản lý an ninh du lịch: giao thông, an toàn
Quản lý về quảng bá, xúc tiến du lịch
Quản lý về tài chính: giá vé, chi phí
Bảo vệ môi trường du lịch
2.8. Ông/Bà có dự định quay trở lại các địa điểm du lịch ở Tây Ninh không?
Có Không
Vui lòng cho ý kiến về lý do chọn có hoặc không: ....................................
.....................................................................................................................
2.9. Nhận định của Ông/Bà về du lịch ở Tây Ninh và sự quản lý của chính
quyền địa phương? Ông/Bà có đề xuất gì cho địa phương để quản lý du
lịch tốt hơn?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Ông/Bà!
Chúc Ông/Bà sức khỏe!
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Kính gửi: Quý Anh/Chị
Tôi là học viên cao học chuyên ngành Quản lý công, khóa CH19N11 tại Học viện
Hành chính quốc gia – Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm nghiên cứu về du lịch ở
tỉnh Tây Ninh.
Tôi rất mong sự giúp đỡ của quý Anh/Chị thông qua việc trả lời những câu hỏi trình
bày sau đây.
Mọi thông tin sau sẽ được phục vụ hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu khoa học của
tôi.
1. Thông tin cơ bản
1.1. Cơ quan công tác: .......................................................................................
1.2. Nhiệm vụ đảm nhiệm: .................................................................................
1.3. Trình độ học vấn:
Phổ thông trung học Trung cấp
Cao đẳng, đại học Sau đại học
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Theo Anh/Chị, du lịch Tây Ninh có những điều kiện gì để phát triển?
2.2. Anh/Chị vui lòng cho biết nhận xét của bản thân về hoạt động du lịch ở
Tây Ninh? Vui lòng cho biết lý do của những nhận xét?
2.3. Theo Anh/Chị, quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đã làm tốt vai
trò chưa? Nếu chưa, vui lòng cho biết những hạn chế và nguyên nhân?
2.4. Theo Anh/Chị, các ngành chức năng cần làm gì để quản lý hiệu quả du
lịch ở tỉnh nhà?
2.5. Anh/Chị có đề xuất hay đóng góp giải pháp gì trong quản lý nhà nước về
du lịch ở Tây Ninh?
Trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Anh/Chị!
Chúc Anh/Chị sức khỏe!
PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN KINH
DOANH DU LỊCH
Kính gửi: Quý Ông/Bà
Tôi là học viên cao học chuyên ngành Quản lý công, khóa CH19N11 tại Học viện
Hành chính quốc gia – Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm nghiên cứu về du lịch ở
tỉnh Tây Ninh.
Tôi rất mong sự giúp đỡ của quý Ông/Bà thông qua việc trả lời những câu hỏi trình bày
sau đây.
Mọi thông tin sau sẽ được phục vụ hoàn toàn cho mục đích nghiên cứu khoa học của
tôi.
1. Xin Ông/Bà cho biết thông tin về bản thân
1.1. Độ tuổi của Ông/Bà?
Từ 20 – 30 Từ 40 – 50
Từ 30 – 40 Từ trên 50
1.2. Trình độ học vấn của Ông/Bà?
Phổ thông trung học Trung cấp
Cao đẳng, đại học Sau đại học
1.3. Ông/Bà đang sinh sống ở đâu?
Ở tỉnh Tây Ninh Ở nơi khác
1.4. Quy mô kinh doanh
Cơ sở Doanh nghiệp
Công ty Khác, ..............................
1.5. Lĩnh vực kinh doanh?
.....................................................................................................................
2. Nội dung phỏng vấn
2.1. Ông/Bà vui lòng cho nhận xét về hoạt động kinh doanh của Ông/Bà?
2.2. Ông/Bà có gặp khó khăn gì trong hoạt động kinh doanh?
2.3. Ông/Bà có nhận định gì về sự quản lý của chính quyền địa phương với
lĩnh vực mình kinh doanh?
2.4. Theo Ông/Bà, các ngành chức năng ở địa phương nên làm gì để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật?
2.5. Ông/Bà có những mong muốn và đề xuất giải pháp gì với chính quyền
địa phương để quản lý tốt hơn lĩnh vực mà anh chị quan tâm?
Trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Ông/Bà!
Chúc Ông/Bà sức khỏe!
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
1. Để cạnh tranh được với các địa phương phát triển du lịch mạnh mẽ
như Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, đòi hỏi du lịch Tây Ninh phải
xác định cho mình những thế mạnh khác biệt. Vậy theo ông đâu là những
sản phẩm du lịch hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao của du lịch Tây
Ninh?
Với vị trí địa lý đắc địa cùng tiềm năng du lịch độc đáo, Tây Ninh có điều
kiện thuận lợi để thu hút du khách và thiết lập những sản phẩm du lịch hấp
dẫn Một trong những khu du lịch (KDL) trọng điểm nổi tiếng của tỉnh là KDL
núi Bà Đen đã được Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển thành một trong 46 KDL
quốc gia. Hàng năm, Tây Ninh thu hút hơn 2,5 triệu lượt khách tham quan, trong
đó riêng Lễ hội xuân núi Bà thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách. Hiện nay, Quy
hoạch tổng thể phát triển KDL Quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó,
KDL Quốc gia núi Bà Đen phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hoàn
chỉnh cơ cấu KDL và một số dự án trọng điểm, mũi nhọn; đến năm 2030 KDL
Quốc gia núi Bà Đen cùng với Tòa thánh Cao Đài, Hồ Dầu Tiếng và Tp.Tây
Ninh trở thành điểm đến quan trọng, một trong những sản phẩm hàng đầu của
vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Về loại hình du lịch gắn với tôn giáo - tín ngưỡng có thể nói đến Tòa thánh
Cao Đài - Tây Ninh với kiến trúc nổi bật, tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa của
tôn giáo Cao Đài kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây.
Đây là nơi diễn ra các lễ hội của người theo đạo Cao Đài và là địa điểm thu hút
số lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan mỗi năm.
Vốn là địa phương giàu truyền thống cách mạng nên Tây Ninh còn phát
triển mạnh loại hình du lịch gắn với tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng. Rừng
Tây Ninh là nơi trú đóng của TW Cục miền Nam - cơ quan đầu não lãnh đạo
cách mạng miền Nam; chiến khu Dương Minh Châu; Tua Hai với chiến thắng
lịch sử gắn liền phong trào Đồng Khởi. Ngoài ra Tây Ninh còn nhiều địa danh
khác gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như Căn cứ Bời Lời, Địa
đạo An Thới,
Ngoài ra, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có giá trị cao về đa dạng sinh học
với nhiều loài động thực vật được ghi trong sách Đỏ Việt Nam; rất phù hợp để
phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó gắn với công cuộc
chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước là công trình Hồ Dầu Tiếng - hồ thủy
nông nhân tạo lớn nhất khu vực với 27.000ha mặt nước; có đảo Nhím rộng
340ha là vị trí lý tưởng cho một KDL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mang tầm
quốc tế. Hiện Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch (VH, TT&DL) đang xúc tiến kêu
gọi đầu tư, phát triển đúng với tiềm năng của khu vực này.
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch
song sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Ninh vẫn là du lịch tâm linh tín ngưỡng.
Để phát huy loại hình du lịch thế mạnh này, tạo lợi thế cạnh tranh với các địa
phương khác, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư vào KDL Quốc gia núi Bà Đen và từ
đây sẽ liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh; tăng cường quảng bá
xúc tiến du lịch; đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - các dịch vụ
vui chơi giải trí phục vụ khách quốc tế và khách hạng sang; đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực du lịch,
2. Cụ thể du lịch Tây Ninh sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
nào để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng thị trường khách?
Theo Quy hoạch, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như:
Du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng (khai thác lợi thế Tây Ninh có
nhiều khu vực, nhiều lễ hội phong phú mang đậm tự do tín ngưỡng của cộng
đồng dân cư như Lễ hội của cộng đồng theo đạo Cao Đài tại Tòa thánh Cao Đài -
Tây Ninh, Lễ hội núi Bà Đen); Du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh và các công trình văn hóa (khai thác lợi thế Tây Ninh có nhiều di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa được xếp hạng cấp
quốc gia và địa phương như Di tích lịch sử đặc biệt TW Cục miền Nam, Di tích
cấp quốc gia núi Bà Đen); Du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái Vườn quốc
gia, đồng quê, miệt vườn (khai thác lợi thế Tây Ninh sở hữu tiềm năng và đa
dạng hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Xo - Xa Mát, hệ sinh thái đất ngập nước
tại Hồ Dầu Tiếng); du lịch làng nghề (khai thác lợi thế Tây Ninh có một số
làng nghề thủ công, truyền thống lâu đời có thể phát triển thành điểm tham quan
du lịch như: nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, bánh canh, làm
nhang); Du lịch thương mại - công vụ; Du lịch thăm thân, khám chữa bệnh;
Du lịch ẩm thực Tây Ninh; Du lịch vui chơi giải trí
3. Du lịch Tây Ninh vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng, theo ông
đâu là hạn chế của ngành du lịch Tây Ninh?
Du lịch Tây Ninh ngoài những lợi thế sẵn có thì vẫn còn nhiều điều đáng
bàn. Trong đó khâu lữ hành, khai thác kết nối tour, các hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch ở địa phương chưa hiệu quả, chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế;
nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu; kinh phí đầu tư cho công tác
quảng bá, xúc tiến chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là tuyến du lịch quốc tế Việt
Nam – Campuchia và ngược lại. Bên cạnh đó, dịch vụ lưu trú còn nhiều hạn chế
bởi hiện nay cả tỉnh vẫn chưa có một khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 4 hoặc 5 sao.
Đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch vừa thiếu lại vừa yếu.
Tây Ninh vốn có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch và thương mại. Tuy
nhiên hiện nay, vấn đề quy hoạch tổng thể còn nhiều vướng mắc, mặc dù thời
gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ. Trong đó nổi cộm lên
vấn đề quy hoạch lại quần thể di tích Núi Bà Đen và Căn cứ Trung ương cục
miền Nam theo đúng Luật Di sản văn hoá. Nguyên nhân cụ thể do bộ phận tham
mưu sơ suất trong việc dùng từ “Quy hoạch tổng thể” với “Quy hoạch chung xây
dựng”. Do đó nếu thực hiện theo Quy hoạch tổng thể thì chi phí thấp, không có
đơn vị tư vấn thực hiện, đồng thời cũng không đảm bảo mục tiêu của tỉnh cho
phát triển đồng bộ toàn khu di tích về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, du lịch, lâm
nghiệp, tài nguyên môi trường và an ninh quốc phòng
4. Để đạt mục tiêu này, về phía ngành du lịch tỉnh sẽ có những giải pháp
căn cơ nào?
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đề ra, ngành du lịch sẽ
chú trọng tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi
nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư pháp triển du lịch; cải cách hành chính
và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến du khách và doanh nghiệp kinh doanh
du lịch. Chú trọng đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử và khôi phục,
phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; tăng cường quảng bá về du
lịch Tây Ninh cũng như xây dựng thương hiệu cho các dịch vụ du lịch. Ngoài ra,
ngành cũng sẽ có chính sách thu hút lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch. Tạo liên kết các tour, tuyến Campuchia giữa các doanh
nghiệp lữ hành trong tỉnh với nước bạn trong việc đưa khách xuất, nhập
cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; đề xuất sử dụng giấy thông hành thay hộ
chiếu cho du khách xuất cảnh qua các vùng biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia.
Tóm lại, vấn đề đặt ra hiện nay cho phát triển bền vững du lịch Tây Ninh
đến năm 2020 là cần những mục tiêu, kế hoạch và những giải pháp đầu tư có tính
toán để đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết là hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du
lịch phong phú, chất lượng; cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ, cơ chế tổ chức đạt
yêu cầu; là sự đồng bộ trong nhận thức và hành động của các lực lượng xã hội
đối với các hoạt động du lịch mà mục tiêu cao nhất chính là việc bảo tồn, phát
huy một cách có căn cơ, bền vững các vốn tài nguyên, di sản thiên nhiên và văn
hóa trong quá trình phát triển du lịch. Để đạt được điều này cần sự nỗ lực của
không chỉ ngành du lịch mà của cả hệ thống chính trị ở Tây Ninh.
Trân trọng cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_o_tinh_tay_ninh.pdf