Luận văn Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định

Mặc dù, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, nhưng ở bất kỳ thời điểm nào, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về LLTP. Với sự ra đời của Luật LLTP và nhiều văn bản pháp luật khác về công tác LLTP được ban hành đã định hình khung pháp lý tương đối đầy đủ, toàn diện, tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về LLTP ở nước ta. Bên cạnh đó, công tác thi hành pháp luật về LLTP đã được các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương quán triệt, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hành chính – tư pháp theo hướng hiện đại hơn, minh bạch hơn, giản tiện hơn và nhân văn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác quản lý LLTP nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng đã bộ lộ những bất cập, hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam và trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và nhu cầu của xã hội ngày càng cao, công tác LLTP ở nước ta cần được phát triển theo hướng phát huy vai trò là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

pdf103 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin của cơ quan Công an tuy có giảm nhưng vẫn còn. Bên cạnh đó, mặc dù việc triển khai thực hiện giải pháp “Kiềng ba chân” đã giảm bớt thời gian tra cứu, góp phần bảo đảm thời hạn cấp Phiếu LLTP cho công dân nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.3 6 Trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin Tại các cơ quan đầu mối phối hợp cung cấp thông tin, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay, thông tin được cung cấp đều dưới dạng văn bản giấy và chưa có giải pháp đồng bộ nhằm chuẩn hóa nguồn thông tin đầu vào dưới dạng điện tử. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, công chức, kể cả những người làm công tác Tư pháp về vai trò, ý nghĩa của công tác LLTP còn hạn chế, chưa hiểu đầy đủ và đánh giá đúng mức vai trò, ý nghĩa của LLTP trong quản lý nhà nước, trong đời sống xã hội. Công tác phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP giữa các cơ quan hữu quan chưa thực sự chặt chẽ, chưa đi vào nền nếp. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. 72 Cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác LLTP chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mức độ ứng dụng CNTT vào hoạt động xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng, khai thác CSDL LLTP còn hạn chế. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan Hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP là nhiệm vụ hoàn toàn mới đối với ngành Tư pháp, đồng thời là nghiệp vụ rất chuyên sâu, phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức. Luật LLTP được ban hành trong bối cảnh thể chế hóa các chủ trương, quan điểm đề ra tại Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 cũng như phù hợp, đồng bộ với các đạo luật cơ bản vào thời điểm đó như Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 Tuy nhiên, hiện nay, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã từng bước được cụ thể hóa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Chương II Hiến pháp 2013; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp đã có nhiều thay đổi mà Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 cũng như những quy định mới có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Luật LLTP được triển khai trong bối cảnh việc mua sắm tài sản và bố trí biên chế được thắt chặt theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội 73 ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đã ảnh hưởng việc bảo đảm nguồn lực thực hiện triển khai Luật LLTP. Như vậy, trong 05 năm qua, việc triển khai thi hành Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật LLTP đã được cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định quan tâm, chú trọng triển khai kịp thời, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sở Tư pháp Nam Định đã tích cực, chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về LLTP, nhất là việc phối hợp cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã từng bước đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về LLTP của tỉnh Nam Định vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, đòi hỏi trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, đồng thời đưa ra những giải pháp dần khắc phục những tồn tại, hạn chế để công tác LLTP của tỉnh ngày càng hiệu lực, hiệu quả. 74 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Dự báo công tác Lý lịch tư pháp trong thời gian tới Luật LLTP được ban hành trong bối cảnh thể chế hóa các chủ trương, quan điểm đề ra tại Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 cũng như phù hợp, đồng bộ với các đạo luật cơ bản vào thời điểm đó như Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 Tuy nhiên, sau hơn 05 năm thi hành, hiện nay, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã từng bước được cụ thể hóa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Chương II Hiến pháp 2013; Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng được thể hiện ở các văn kiện, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã có nhiều thay đổi. Do được ban hành từ năm 2009 nên Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 cũng như cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tổ chức thi hành những quy định mới có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Do đó, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hoạt động LLTP ở nước ta cần được phát triển theo hướng phát 75 huy vai trò là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Mặt khác, trong đời sống xã hội dân sự, Phiếu LLTP ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Phiếu LLTP được coi là một trong những giấy tờ chứng minh cá nhân có hay không có án tích khi tham gia vào các quan hệ pháp lý. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trước yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, đã có hơn 60 văn bản quy định về việc cá nhân phải có Phiếu LLTP khi tham gia vào các quan hệ xã hội như xin thôi, nhập quốc tịch Việt Nam; xin con nuôi; hành nghề luật sư, v.v... Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, dân trí ngày càng được nâng cao, ý thức pháp luật của người dân sẽ chuyển biến sâu sắc, trong đó có việc nhận thức rõ hơn về vai trò của Phiếu LLTP trong việc chứng minh về nhân thân tư pháp của cá nhân cũng như tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng. Có thể thấy, nhu cầu của người dân, cơ quan, tổ chức về việc sử dụng Phiếu LLTP trong tương lai, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự được dự báo ngày càng tăng và có ý nghĩa thật sự quan trọng trong quản lý xã hội, trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 3.2. Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về LLTP đáp ứng yêu cầu thực thi Hiến pháp năm 2013, bảo đảm phù hợp, đồng bộ với các văn bản QPPL có liên quan, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn vào tạo cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP và yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 76 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành Luật LLTP; tiến hành các giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế cho cơ quan quản lý LLTP từ Trung ương đến địa phương theo hướng chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP, đảm bảo tính chuyên nghiệp. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT nhằm tự động hóa hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP để giải quyết cơ bản vấn đề nguồn nhân lực và chất lượng thông tin LLTP. 3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định 3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về Lý lịch tư pháp Sau hơn 05 năm thi hành, Luật LLTP đã đạt được kết quả trên nhiều mặt. Luật LLTP đã tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để triển khai xây dựng CSDL LLTP; chủ động xóa án tích cho những người đã từng bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh hiện nay với yêu cầu cao hơn trong quản lý nhà nước về LLTP, với chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Chính phủ điện tử và nhu cầu của xã 77 hội ngày càng cao, Luật LLTP hiện hành đã trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, như sau: Một là, quy định của Luật Lý lịch tư pháp hiện nay chưa bảo đảm phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 như: - Quy định về đối tượng, phạm vi quản lý Lý lịch tư pháp Theo quy định tại Điều 5 Luật LLTP thì đối tượng quản lý LLTP về án tích là công dân Việt Nam bị Tòa án Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài kết án, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 2 Điều 2), đồng thời Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định về trình tự tố tụng và vấn đề xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội, do đó, Luật LLTP quy định về phạm vi, đối tượng quản lý LLTP (chỉ giới hạn LLTP của cá nhân) không còn phù hợp, đồng bộ với Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. - Quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số hiện nay đang bị lạm dụng, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 0 3 Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, trong đó quy định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được pháp luật bảo đảm an toàn. Theo quy định hiện nay của Luật LLTP, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa của người từng bị kết án. Phiếu LLTP số 2 chỉ cấp cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, quy định này đã bị lạm dụng, một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đã yêu cầu cá nhân là công dân 78 Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện. Hai là, quy định của Luật Lý lịch tư pháp liên quan đến hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp còn hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cung cấp, tiếp nhận thông tin Lý lịch tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp như: - Luật Lý lịch tư pháp hiện hành chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp Luật LLTP hiện nay đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp để xây dựng CSDL LLTP. Nhưng nhìn chung thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời, số lượng thông tin do các cơ quan đầu mối cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt thông tin trong CSDL LLTP. Một trong những nguyên nhân do Luật LLTP hiện nay chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP: như về tài chính, bộ phận chuyên trách, cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP đầy đủ, kịp thời. - Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp theo mô hình hai cấp không còn phù hợp, bộc lộ hạn chế, bất cập trong thực tiễn, ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp Mô hình CSDL hai cấp tại Trung tâm LLTP pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại 63 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt đầu bộc lộ hạn chế, bất cập. Mô hình CSDL hai cấp là khả thi trong giai đoạn đầu khi Luật LLTP mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của CNTT, việc xây dựng CSDL theo mô hình hai cấp sẽ sớm 79 không còn phù hợp do mô hình này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập cho cơ quan quản lý CSDL vì thông tin thường xuyên phải trao đổi qua lại giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, mất nhiều chi phí và thời gian. Ba là, trình tự, thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn, trở ngại cho người dân như sau: - Quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật LLTP: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” [1]. Quy định hiện hành của Luật LLTP cũng phần nào hạn chế các cơ quan nhà nước trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình như tiến hành các thủ tục bổ nhiệm một số chức danh tư pháp như công chứng viên, luật sư, giám định viên tư pháp - Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn chưa thuận tiện, bất cập Theo quy định của Luật LLTP hiện nay thì hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP chưa thật sự thuận tiện, phù hợp như quy định phải có CMND hoặc Hộ chiếu đối với đối tượng như người chưa đủ 14 tuổi, người không có quốc tịch hoặc giấy tờ xác nhận tạm trú hoặc sổ đăng ký thường trú, tạm trú của người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam Những quy định này không chỉ gây khó khăn cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP mà còn gây lúng túng cho cơ quan giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP. - Phương thức nộp hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; phương thức phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn hạn chế 80 Theo quy định của Luật LLTP hiện nay, cá nhân phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP và nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu. Chính phương thức cấp Phiếu này đã làm tăng chi phí và đã gây những khó khăn nhất định cho người yêu cầu cấp Phiếu đang học tập, lao động, cư trú ở nước ngoài hoặc cư trú ở xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp Cơ quan quản lý CSDL LLTP chỉ chịu trách nhiệm và xác nhận thông tin về tình trạng án tích của cá nhân kể từ ngày được cấp Phiếu LLTP trở về trước, không chịu trách nhiệm đối với thông tin kể từ ngày được cấp Phiếu LLTP mà thời hạn sử dụng Phiếu được quy định bởi pháp luật chuyên ngành khác. Bốn là, những bất cập, hạn chế của Luật Lý lịch tư pháp liên quan đến thiết chế, bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp Theo quy định tại Điều 12 Luật LLTP và Điều 4 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Trung tâm LLTP quốc gia được xác định là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP trong phạm vi cả nước. Do đó, đề phù hợp và quản lý một mô hình CSDL LLTP mới thì cần phải có một mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về CSDL LLTP phù hợp. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, Điều 21 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước. Để khắc phục những hạn chế, bất cập như phân tích ở trên, yêu cầu xây dựng Luật LLTP (sửa đổi) là rất cần thiết và theo hướng: Thứ nhất, bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, thống nhất, đồng bộ với quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó: 81 - Bổ sung đối tượng quản lý Lý lịch tư pháp là pháp nhân thương mại phạm tội Để bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và để hỗ trợ hoạt động tố tụng, hỗ trợ công tác quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng mục đích của quản lý LLTP, Luật LLTP cần bổ sung đối tượng quản lý LLTP là pháp nhân thương mại phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự năm 2015. - Mở rộng phạm vi quản lý Lý lịch tư pháp theo hướng bổ sung trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong cung cấp thông tin nhằm bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên được xóa án t ch theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 0 5 Với yêu cầu đặt ra để thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thi hành quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về xóa án tích và trách nhiệm của cơ quan quản lý CSDL LLTP trong cập nhật, xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích, cần thiết mở rộng phạm vi quản lý LLTP theo hướng bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của Viện kiểm sát về quá trình khởi tố, điều tra, truy tố bị can. - Quy định chặt chẽ hơn về việc tiếp cận, sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp số để bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 0 3 Để giải quyết tình trạng lạm dụng Phiếu LLTP số 2 hiện nay, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và bí mật đời tư của cá nhân, ảnh hưởng tới ý nghĩa nhân đạo của chế định xóa án tích, cần thiết sửa đổi quy định của Luật LLTP về việc tiếp cận, sử dụng Phiếu LLTP số 2 như quy định chặt chẽ hơn về hình thức của Phiếu, về đối tượng được quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2. 82 Thứ hai, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp và quản lý Lý lịch tư pháp trong tình hình mới - Bổ sung cơ chế bảo đảm thực hiện các chế định của Luật Lý lịch tư pháp về cung cấp thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, giải quyết triệt để tình trạng thông tin không kịp thời, đầy đủ, thiếu chính xác Đề xuất bổ sung quy định tạo cơ chế đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện cho cơ quan quản lý CSDL LLTP và cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin LLTP, đáp ứng được yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin LLTP để cấp Phiếu LLTP cho người dân. Bên cạnh đó, bổ sung quy định cụ thể các chế tài đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật LLTP nhằm bảo đảm Luật này được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Ngoài ra, cần thiết phải đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng CNTT một cách toàn diện, tổng thể ngay từ nguồn thông tin “đầu vào”, hạn chế tối đa việc cung cấp thông tin bằng văn bản giấy - Sửa đổi mô hình Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp từ hai cấp thành một cấp Chuyển đổi mô hình CSDL LLTP từ hai cấp như hiện nay sang mô hình CSDL một cấp tập trung, thống nhất để đáp ứng được những yêu cầu cao hơn trong công tác xây dựng, quản lý CSDL LLTP, khắc phục những khó khăn, hạn chế của mô hình CSDL hai cấp. 83 - Sửa đổi mô hình Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp Khi sửa đổi mô hình CSDL thì việc sửa đổi mô hình Cơ quan quản lý CSDL LLTP cho phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Trung tâm LLTP quốc gia, là đơn vị sự nghiệp công lập sang Cục LLTP – là đơn vị quản lý nhà nước về LLTP sẽ chấm dứt tình trạng Trung tâm LLTP quốc gia, là đơn vị sự nghiệp công lập lại có chức năng quản lý nhà nước về LLTP. Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức - Mở rộng quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước, quyền yêu cầu xác nhận về Lý lịch tư pháp của pháp nhân Để tạo thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của ngành, cơ quan, đơn vị, đề xuất mở rộng quy định về quyền các cơ quan nhà nước trong yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân để phục vụ các yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, cơ quan, đơn vị. Luật LLTP cần bổ sung quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu xác nhận LLTP là pháp nhân thương mại tội phạm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với pháp luật khác có liên quan. - Sửa đổi quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đối với một số đối tượng đặc biệt Để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, pháp luật khác có liên quan về người dưới 14 tuổi, người không quốc tịch đề xuất sửa đổi về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP đối với những đối tượng này. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn cho người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam, việc quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP người nước ngoài có thêm sự lựa chọn trong 84 việc sử dụng các loại giấy tờ xác định thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật. - Bổ sung quy định về các phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; phương thức tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm chi phí, gánh nặng, khó khăn cho người dân, cần đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu LLTP, cho người dân quyền lựa chọn cơ quan cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến trên cơ sở kết quả thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, cần mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu LLTP cho cơ quan quản lý CSDL LLTP và các Sở Tư pháp để tạo thuận lợi nhất cho người dân và cơ quan, tổ chức có nhu cầu xin cấp Phiếu LLTP thì phải tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn bất cứ cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu nào hoặc thông qua mạng Internet, thông qua Bưu điện để xin cấp Phiếu LLTP mà không phải phụ thuộc vào địa giới hành chính. - Bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp Để bảo đảm Phiếu LLTP được sử dụng một cách hiệu quả, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc tùy tiện quy định thời hạn sử dụng Phiếu LLTP gây khó khăn cho người dân, nên bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu LLTP. 3.3.2. Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển Lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030, bảo đảm phát triển hoạt động Lý lịch tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại 85 Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh Nam Định ban hành Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại tỉnh. Chiến lược đã chỉ ra các nội dung, nhiệm vụ cụ thể gắn với từng giai đoạn triển khai. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh định hướng, căn cứ, xây dựng lộ trình thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cần tiếp tục, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cơ bản như: - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LLTP nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa chính trị, pháp lý của công tác LLTP đối với việc bảo đảm và phát huy hơn nữa quyền công dân, quyền con người của cá nhân, cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò của LLTP trong đời sống xã hội, trong quản lý nhà nước và trong hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. - Tăng cường công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ LLTP không chỉ cho cán bộ làm công tác LLTP mà cho cả cán bộ làm nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin tại các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh. - Tập trung, huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng, quản lý CSDL LLTP nhằm bảo đảm dữ liệu được cập nhật, xử lý chính xác, kịp thời, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý LLTP và tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Để thực hiện tốt Chiến lược, vai trò tham mưu, phối hợp tham mưu của Sở Tư pháp cần được chú trọng và đẩy mạnh. Sở Tư pháp phải chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng năm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh tập trung, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về LLTP. Kịp thời tổng hợp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương đối với 86 những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc tại địa phương để triển khai Chiến lược hiệu quả. 3.3.3. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp - Để triển khai thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu quả, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhất là trong công tác phối hợp cung cấp, tiếp nhận, tra cứu xác minh thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo đó, các bên cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp đã được các bên thống nhất, ký ban hành. Chỉ đạo bộ phận đầu mối cung cấp, tiếp nhận, tra cứu xác minh thông tin của đơn vị nâng cao ý thức trách nhiệm, cung cấp thông tin LLTP đầy đủ, chính xác, kịp thời; hạn chế việc thông tin phải chuyển đi, chuyển lại để bổ sung, đính chính. - Tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nhất là giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật LLTP và các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành án dân sự bảo đảm thực hiện thống nhất, có hiệu quả hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP trên địa bàn tỉnh. Qua đây, để thấy, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cần tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và Công an địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quân đội tổ chức tra cứu, cung cấp thông tin để phục vụ việc cấp Phiếu LLTP, giải quyết triệt để tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP theo quy định của Luật LLTP nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 87 Bên cạnh đó, để công tác LLTP trên địa bàn tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tăng cường chỉ đạo các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thực hiện tốt việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xác minh thông tin LLTP kịp thời, đúng quy định để phục vụ công tác xây dựng CSDL LLTP tại Sở Tư pháp và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; đáp ứng yêu cầu chung về cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp Thanh tra, kiểm tra là một yêu cầu cấp thiết trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về LLTP nói riêng. Thanh tra, kiểm tra để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh diễn biến phức tạp. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về LLTP thì các cơ quan nhà nước cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác LLTP của các cơ quan quản lý nhà nước, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước về LLTP. Do đó, các cơ quan cần có sự phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra liên ngành tình hỉnh thực hiện Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật tại các đơn vị để kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động LLTP, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức trong triển khai thi hành Luật LLTP; kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động LLTP và có các giải pháp để khắc phục. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra liên ngành để nắm bắt tình 88 hình thi hành Luật LLTP để kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động LLTP. Qua đó, kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động LLTP và có giải pháp để khắc phục. 3.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Lý lịch tư pháp Có thể nói, sau 05 năm triển khai thi hành Luật LLTP, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác LLTP trong đời sống xã hội của các cơ quan, tổ chức đã được nâng lên một bước. Mặc dù, Luật LLTP hiện nay đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ quan có liên quan trong quân đội, Thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp để xây dựng CSDL LLTP nhưng nhìn chung thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời, số lượng thông tin do các cơ quan đầu mối cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt thông tin trong CSDL LLTP; thông tin cũng chưa được đồng bộ, có sự sai lệch ảnh hưởng chất lượng của CSDL LLTP. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ về công tác này chưa đầy đủ. Điều này xuất phát từ công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LLTP của các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh chưa được thường xuyên và chưa đồng đều, hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ngành đặc biệt là các cơ quan, tổ chức có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về LLTP để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của Lãnh đạo các đơn vị, cán bộ đầu mối cung cấp thông tin và nhân dân trong tỉnh. Cần xác định rõ nội dung tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, địa bàn tuyên truyền và thời gian thực hiện 89 tuyên truyền để xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, sát thực tế và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian tới, các ngành, các cấp nên chú trọng tuyên truyền, phổ biến các phương thức cấp Phiếu LLTP mới đang được triển khai trong thực tế như việc tiếp nhận, chuyển hồ sơ, trả kết quả cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính của Bưu điện tỉnh và việc nghiên cứu cấp Phiếu LLTP trực tuyến để nhân dân biết lợi ích mang lại cho họ về thời gian, chi phí khi thực hiện yêu cầu cấp Phiếu LLTP. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật truyền thống, nghiên cứu, ứng dụng CNTT và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về LLTP. 3.3.6. Kiện toàn tổ chức, biên chế làm công tác Lý lịch tư pháp; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác Lý lịch tư pháp và công chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp tại các cơ quan có liên quan Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức làm công tác LLTP ở Nam Định còn thiếu về số lượng và chưa đạt yêu cầu về chất lượng tại các cơ quan có liên quan. Vì vậy trong thời gian tới, UBND tỉnh Nam Định cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng lực lượng này. - Để thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành hiệu quả hơn, nhất thiết cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế của Sở Tư pháp. UBND tỉnh cần bổ sung thêm biên chế chuyên trách còn thiếu so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg và Kế hoạch của UBND tỉnh hoặc có các giải pháp trước mắt nhằm bảo đảm đủ nhân lực thực hiện tốt yêu cầu của công tác LLTP tại tỉnh. 90 Trước mắt, Sở Tư pháp cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương nhằm: Tăng cường nguồn nhân lực từ hợp đồng lao động hoặc điều chuyển cán bộ từ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý CSDL LLTP; hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu về công tác LLTP. - Hàng năm, Bộ Tư pháp cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về LLTP, mỗi lớp có thời gian tối thiểu từ 10 - 15 ngày, trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng đến các chuyên đề nhất là nghiệp vụ cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin LLTP để địa phương căn cứ cử cán bộ tham gia. - Đồng thời, Lãnh đạo các đơn vị có liên quan trong việc cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP bố trí, sắp xếp cán bộ đầu mối có tinh thần trách nhiệm, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, đặc biệt quan tâm ổn định cán bộ đầu mối này, tránh trường hợp bị trống, bị thiếu làm ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh thông tin theo quy định của Luật LLTP. - Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan cần quan tâm, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP đặc biệt là kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin để xây dựng CSDL LLTP. Lãnh đạo các đơn vị bố trí, cử cán bộ làm công tác LLTP của đơn vị mình tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ về LLTP do Bộ Tư pháp tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Sở Tư pháp chủ động phối hợp để tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP tại các cơ quan có liên quan. 91 Công tác này đặc biệt quan trọng vì nhiệm vụ quản lý LLTP là hoạt động mới, khó đòi hỏi người làm công tác cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xác minh thông tin LLTP phải có trình độ chuyên môn sâu. 3.3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan để xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp - Yêu cầu quản lý CSDL LLTP và yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức ngày càng cao, đòi hỏi cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và kỹ thuật cho Sở Tư pháp để xây dựng CSDL LLTP, cấp Phiếu LLTP theo quy định. Theo đó, Sở Tư pháp cần tập trung nguồn lực để triển khai, áp dụng mạnh mẽ các ứng dụng CNTT và các giải pháp công nghệ khác để quản lý LLTP, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP tiến tới điện tử hóa công tác này. Trước mắt, cần phối hợp với TTLLTPQG, Cục CNTT – Bộ Tư pháp để ứng dụng giải pháp cung cấp, truyền tải thông tin LLTP (bản LLTP và LLTP bổ sung) bằng dữ liệu điện tử, giảm dần và tiến tới không sử dụng việc cung cấp thông tin LLTP bằng văn bản giấy. Đồng thời, nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh tham mưu UBND tỉnh từng bước triển khai xây dựng, ứng dụng CNTT kết nối, chuyển dữ liệu LLTP điện tử giữa Sở Tư pháp và các đơn vị cung cấp thông tin trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế tối đa sai sót cũng như tiết kiệm kinh phí trong việc cung cấp thông tin LLTP bằng giấy. Ngoài ra, giúp cán bộ làm công tác LLTP của Sở Tư pháp giảm được áp lực trong việc phải di chuyển nhiều lần trong ngày giữa cơ quan Sở Tư pháp và Công an tỉnh để chuyển hồ sơ và nhận kết quả tra cứu, xác minh thông tin LLTP nhằm cấp Phiếu LLTP. 92 - Công tác này cũng đặt ra yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan ở Trung ương chủ trì xây dựng các Đề án về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất đầu tư kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP từ hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, Quốc phòng, Thi hành án dân sự phục vụ hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP. - Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh tích cực, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, đầu tư thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP tại cơ quan quản lý LLTP và tại các cơ quan có liên quan trong cung cấp, trao đổi thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP theo lộ trình đã được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của tỉnh, bảo đảm phát triển hoạt động LLTP theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, các đơn vị có liên quan cần tiếp tục đầu tư, triển khai mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP để giải quyết cơ bản vấn đề chưa đảm bảo chất lượng thông tin LLTP theo quy định. UBND tỉnh Nam Định tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDL LLTP điện tử gắn với việc triển khai thực hiện Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các CSDL liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020. Chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện việc cung cấp, trao 93 đổi thông tin LLTP bằng dữ liệu điện tử giữa Sở Tư pháp với các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, Thi hành án quân sự Luật LLTP đặt ra những nhiệm vụ hoàn toàn mới, phức tạp và khó khăn cho Ngành Tư pháp nói chung và Ngành Tư pháp tỉnh Nam Định nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về LLTP liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan với Sở Tư pháp trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP, phục vụ việc cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, để công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực LLTP trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng phát huy hiệu lực, hiệu quả thì yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên là rất cần thiết, nhằm làm cho hoạt động LLTP phát triển theo hướng phát huy vai trò là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. 94 KẾT LUẬN Mặc dù, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, nhưng ở bất kỳ thời điểm nào, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về LLTP. Với sự ra đời của Luật LLTP và nhiều văn bản pháp luật khác về công tác LLTP được ban hành đã định hình khung pháp lý tương đối đầy đủ, toàn diện, tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về LLTP ở nước ta. Bên cạnh đó, công tác thi hành pháp luật về LLTP đã được các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương quán triệt, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hành chính – tư pháp theo hướng hiện đại hơn, minh bạch hơn, giản tiện hơn và nhân văn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác quản lý LLTP nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng đã bộ lộ những bất cập, hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam và trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và nhu cầu của xã hội ngày càng cao, công tác LLTP ở nước ta cần được phát triển theo hướng phát huy vai trò là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. 95 Trên cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực LLTP trên địa bàn tỉnh Nam Định, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực LLTP, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác này trong tình hình mới./. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Lý lịch tư pháp. 2. Bộ luật Hình sự. 3. Bộ luật Tố tụng hình sự. 4. Luật Thi hành án hình sự. 5. Luật Thi hành án dân sự. 6. Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP. 7. Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ LLTP; Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP. 8. Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu LLTP. 9. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP. 10. Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác CSDL LLTP. 11. Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT/BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định cấp Phiếu LLTP. 12. Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm LLTP quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý CSDL LLTP”. 97 13. Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 14. Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến. 15. Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác CSDL LLTP. 16. Đặng Thanh Sơn (2011), Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và những vấn đề đặt ra tại thời điểm mới thành lập, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 2. 17. Đào Thị Minh Thủy (2014), Công tác cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp của Tòa án, thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 4. 18. Phùng Thanh Sơn (2008), Đối tượng, nội dung quản lý và cơ chế phối hợp trong Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 11. 19. Đỗ Văn Chỉnh (2010), Luật Lý lịch tư pháp với công tác Tòa án, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 6. 20. Phương Văn Đông (2011), Lý lịch tư pháp từ một góc nhìn, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 2. 21. Nguyễn Minh Đức (2008), Lý lịch tư pháp, nhìn từ góc độ công tác thống kê tội phạm của Ngành Kiểm sát, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 10. 22. Nguyễn Văn Huyên, Lê Lan Chi (2011), Một số vấn đề về hoạt động đào tạo nghiệp vụ công tác Lý lịch tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 2. 98 23. Trần Văn Dũng (2012), Một số vấn đề về Lý lịch tư pháp trong pháp luật của Cộng hòa Pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 24. Nguyễn Thanh Mai (2011), Nhận diện trường hợp xóa án t ch trong công tác quản lý Lý lịch tư pháp, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 2. 25. Nguyễn Minh Phương (2008), Pháp luật về Lý lịch tư pháp của một số nước trên thế giới, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 10. 26. Nguyễn Văn Hoàn (2012), Quy định của pháp luật thi hành án hình sự với công tác quản lý Lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 27. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), Thực tiễn công tác phối hợp tra cứu, xác minh để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 4. 28. Đỗ Thị Thúy Lan (2014), Thực tiễn công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, Tạp ch Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 4. 29. Hoàng Thế Liên (2008), Thực tiễn pháp luật về Lý lịch tư pháp và vấn đề xác định phạm vi quản lý Lý lịch tư pháp ở nước ta hiện nay, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 9. 30. Trần Thị Thu Hằng (2012), Tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp, thực tiễn và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 31. Nguyễn Văn Thắng (2012), Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Lý lịch tư pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 32. Nguyễn Huy Mạ (2014), Vai trò của cơ quan Công an trong tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 99 33. Phạm Trọng Cường (2000), Việc cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và vấn đề tuyển dụng lao động, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 7. 34. Đỗ Thị Thúy Lan (2012), Xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 35. Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), Xung quanh vấn đề cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số , Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề Lý lịch tư pháp. 100 PHỤ LỤC SỐ LIỆU CÓ LIÊN QUAN Phụ lục 1. Số lượng Biên chế làm công tác Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Nam Định (Năm 0 5) Tổng số Chuyên trách Kiêm nhiệm Biên chế hành chính Biên chế sự nghiệp 05 0 04 01 (Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định) 101 Phụ lục 2. Tình hình cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 tại Sở Tư pháp tỉnh Nam Định (Từ ngày 0 /7/ 0 0 – 31/12/2015) Năm Số hồ sơ đã được giải quyết Nguyên nhân trả kết quả trễ hạn Đúng hạn Quá hạn Do STP chậm xử lý hồ sơ Do cơ quan Công an chậm trả lời tra cứu, xác minh Do phải tra cứu, xác minh thêm ở cơ quan khác 2010 2906 789 0 714 75 2011 2970 781 0 726 55 2012 3121 896 0 825 71 2013 3768 912 0 812 100 2014 3788 987 0 901 86 2015 5362 289 0 256 33 Tổng 21.915 4.654 0 4.234 420 (Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định) 102 Phụ lục 3. Tình hình cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 tại Sở Tư pháp tỉnh Nam Định (Từ ngày 0 /7/ 0 0 – 31/12/2015) Năm Số hồ sơ đã được giải quyết Nguyên nhân trả kết quả trễ hạn Đúng hạn Quá hạn Do STP chậm xử lý hồ sơ Do cơ quan Công an chậm trả lời tra cứu, xác minh Do phải tra cứu, xác minh thêm ở cơ quan khác 2010 33 8 0 8 0 2011 80 12 0 12 0 2012 72 29 0 27 2 2013 73 35 0 32 3 2014 80 37 0 32 5 2015 121 9 0 9 0 Tổng 459 130 0 120 10 (Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định) Phụ lục 4. Số lượng thông tin Lý lịch tư pháp và thông tin chứng tử, thay đổi, cải chính hộ tịch do các cơ quan có liên quan cung cấp cho Sở Tư pháp tỉnh Nam Định (Từ ngày 0 /7/ 0 0 – 31/12/2015) Năm Tòa án THADS CA cấp huyện VKSND tỉnh TT LLTPQG STP khác Cơ quan QL hộ tịch Bản án, trích lục bản án hình sự Quyết định, Giấy chứng nhận liên Quyết định tuyên bố Có hiệu Có hiệu 103 lực trước 01/7/2010 lực từ 01/7/2010 quan đến THAHS phá sản 2010 0 300 150 0 764 0 0 201 212 102 2011 78 1.221 589 0 1.821 11 2 298 548 146 2012 92 1.113 995 0 1.901 15 3 315 623 169 2013 95 1.434 1.213 0 1.080 89 4 523 786 198 2014 123 1.360 1.245 0 2.172 107 3 1.402 941 118 2015 210 1.030 1.010 0 2.092 590 5 986 978 235 Tổng 598 6.458 5.202 0 9.830 812 17 3.725 4.088 968 (Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định) Phụ lục 5. Tình hình tiếp nhận và xử lý thông tin Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Nam Định (Từ ngày 0 /7/ 0 0 – 31/12/2015) Số lượng thông tin đã xử lý Số lượng thông tin chưa xử lý Số lượng bản LLTP đã được lập Số lượng bản LLTP đã được lập Vào sổ tiếp nhận Cung cấp thông tin không thuộc thẩm quyền Thông tin đã lập LLTP, cập nhật TTLLTPBS Thông tin chưa vào sổ tiếp nhận Thông tin chưa lập LLTP, cập nhật TTLLTPBS 31.698 1.250 28.698 0 1.750 14.349 14.349 (Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ly_lich_tu_phap_tai_tinh_nam_di.pdf
Luận văn liên quan