Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Quản lý nhà nước về môi trường nhằm mang lại hiệu lực, hiệu quả là vấn đề hết sức quan tâm của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp và địa phương. Trước thực trạng môi trường diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Mỗi địa phương, đặc biệt là cấp huyện có những chính sách, biện pháp, giải pháp khác nhau để quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương nhằm phòng ngừa, cải thiện, hạn chế, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. Qua luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ trong thời gian vừa qua. Đồng thời, luận văn cũng đã phản ánh được những thành tựu đạt được và cả hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương. Pháp luật (Luật Bảo vệ môi trường 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong những năm gần đây đã có nhiều bổ sung, điều chỉnh và thay đổi theo hướng phù hợp hơn với thực tế, góp phần đáng kể vào việc BVMT và phát triển bền vững đất nước. Hơn thế nữa, nhiều mô hình quản lý môi trường trong nước được các địa phương học tập kinh nghiệm, chia sẻ lẫn nhau và áp dụng tại địa phương, bước đầu đã nâng cao nhận thức cộng đồng, nhà quản lý và mang lại thành công nhất định bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước nói chung và huyện Cẩm Mỹ nói riêng việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã phát sinh nhiều mặt trái của đất nước, trong đó tình trạng gây ô nhiễm môi trường, sinh thái ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có giải pháp để giải quyết, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.101 Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu qua thực tiễn tại huyện Cẩm Mỹ nên chưa thể đầy đủ và toàn diện được. Một số giải pháp và kiến nghị (Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai, tác nghiệp với các sở, ngành) chưa thể khắc phục được hết các mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý môi trường hiện nay. Vì vậy, rất mong trong thời gian tới, đề tài này sẽ được nghiên cứu ở mức độ sâu hơn, phạm vi rộng hơn, tần suất lấy mẫu nhiều hơn để đánh giá hiện trạng môi trường được đầy đủ hơn, dự báo diễn biến môi trường xa hơn để có giải pháp, chương trình hành động cụ thể và chủ động trong việc ứng phó biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Mặc dù, đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài không nhiều nên chắc chắn luận văn không tránh thiếu sót những hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn./

pdf123 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động chăn nuôi heo, gà công nghiệp, sản xuất phân vi sinh, chế biến mủ cao su và đặc biệt là chế biến hạt điều. Về chất lượng môi trường đất: Chất lƣợng môi trƣờng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ còn rất tốt, không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, dầu mỡ khoáng và hóa chất thuốc BVTV Về bảo tồn đa dạng sinh học: Tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phƣơng đƣợc bảo vệ ổn định, công tác bảo vệ và phát triển rừng đƣợc quan tâm nhằm phát huy chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, giữ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật rừng. Về môi trường khai thác khoáng sản: Có xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các vi phạm phổ biến là gây tiếng ồn, ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển; không cải tạo, phục hồi môi trƣờng và để lại các hồ sâu nguy hiểm Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng: Về thực trạng ban hành theo thẩm quyền quy định về chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường: Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc huyện thƣờng xuyên chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao, bám sát các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, kịp thời cụ thể hóa thành các quy định để áp dụng trên địa bàn. Về thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường: 78 Trong thời gian qua, huyện Cẩm Mỹ đã xây dựng các Chƣơng trình, Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tại địa phƣơng và mang lại một nhiều kết quả tích cực Về cấp phép và hậu kiểm tra sau cấp phép môi trường Trong giai đoạn 2011-2016 năm, UBND huyện cấp 236 Bản cam kết BVMT, Đề án BVMT, Kế hoạch BVMT cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Việc hậu kiểm tra các giấy phép, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với UBND các xã kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường UBND huyện Cẩm Mỹ đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông môi trƣờng thiết thực và hết sức đa dạng, phong phú tại địa phƣơng để nâng cao nhận thức cộng đồng, mọi tầng lớp trong nhân dân về bảo vệ môi trƣờng. Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường theo quy định thẩm quyền: Trong 5 năm (2011-2016), Chủ tịch UBND huyện ban hành 38 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng, với tổng số tiền: 112.800.000đ. Số đơn thƣ khiếu nại, phản ánh về ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiếp nhận và xử lý dứt điểm theo quy định Luật Khiếu nại Tố cáo là 26 thƣ. Kết quả giải quyết bƣớc đầu mang lại sự hài lòng và niềm tin cho nhân dân trong thời gian qua. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo UBND các xã cụ thể hóa các văn bản pháp luật của huyện. Hàng năm, UBND huyện tổ chức tập huấn lãnh đạo, cán bộ môi trƣờng UBND các xã nhằm nắm bắt đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp xã trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng và kiến thức chuyên môn để tác nghiệp. 79 Ngoài các mặt tích cực trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong thời gian qua, tác giả cũng đã xác định đƣợc những hạn chế, tồn tại. Đồng thời, qua đó cũng tìm ta ra đƣợc các nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng. 80 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI 3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Vấn đề môi trƣờng đã và đang đặt ra thách thức. Cùng với việc sửa đổi và ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng (năm 2005 và 2014), chiến lƣợt bảo vệ môi trƣờng đã đƣa ra quan điểm nhằm bảo vệ môi trƣờng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, bảo vệ môi trƣờng là yêu cầu sống còn của nhân loại, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng là bộ phận cấu thành, không thể tách rời của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợt phát triển bền vững của đất nƣớc. Đầu tƣ cho môi trƣờng là đầu tƣ cho phát triển bền vững. Đó là phải tuân thủ các nhiệm vụ và nguyên tắc sau: Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và thân thiện với môi trƣờng; khuyến khích phát triển các ngành kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng địa phƣơng, tối thiểu chất thải, ít gây ảnh hƣởng tác động tới môi trƣợng và phải hƣớng đến mục tiêu là nền kinh tế xanh; đặc biệt ƣu tiên phƣơng châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, quan tâm nhiều đến công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chú trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bƣớc phục hồi và cải thiện môi trƣờng; tang cƣờng năng lực ứng phó biển đổi khí hậu; bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của toàn thể hệ thống chính trị, từ cơ quan đến đảng cho đến nhà nƣớc và đoàn thể chính trị-xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội, từ tổ chức cho đến mọi cá nhân. Nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc thực hiện thống nhất trên cơ sở phân định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan chuyên ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, có sự kết hợp việc phát huy vai trò cộng đồng và hợp tác với các nƣớc khu vực và trên thế giới; tăng cƣờng áp dụng các biện pháp hành chính, từng bƣớc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế và chế tài hình sự nhằm nâng 81 cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đảm bảo các quy định của pháp luật, các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng đƣợc thực hiện nghiêm minh; tổ chức, cá nhân hƣởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trƣờng phải trả tiền; phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thƣờng thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học. Việc xác định định hƣớng đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng; - Khắc phục, cải tạo, phục hồi môi trƣờng đã bị ô nhiễm, suy thoái; đồng thời cải thiện đời sống của ngƣời dân; - Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học; - Tăng cƣờng khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. 3.2. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ giai đoạn đến năm 2020. * Về quan điểm phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2020 (Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần III, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Cẩm Mỹ) Về phƣơng hƣớng chung: Tập trung mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội theo hƣớng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện; đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển ổn định bền vững; khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phƣơng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng huyện Cẩm Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017 và xây dựng 25 - 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2020; tập trung phát triển khu, cụm công nghiệp, ngành nghề có quy mô phù hợp để tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập cho ngƣời dân; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nhất là trong thời gian tới Việt Nam tham gia cộng đồng 82 kinh tế Asean và các hiệp hội kinh tế khác trong khu vực. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá- xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò khoa học và công nghệ; nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân đi đôi với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cƣờng khả năng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Không ngừng nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động, quản lý của bộ máy Nhà nƣớc; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng hiện đại. Tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác dân vận; phát huy dân chủ và vai trò tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, chất lƣợng hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Về mục tiêu chung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đến năm 2020: Xây dựng Cẩm Mỹ thành huyện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xanh, sạch, đẹp, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, tập trung ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bƣớc chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hƣớng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng sống, duy trì cân bằng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng. Về chỉ tiêu quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đến năm 2020 cụ thể nhƣ sau: a) 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt quy chuẩn môi trƣờng. 83 b) 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến xử lý các loại chất thải đạt quy chuẩn môi trƣờng. c) Thu gom và xử lý 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; thu gom và xử lý 100% chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại, trong đó, tỷ lệ chôn lấp không quá 15%. d) 100% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó 80% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt QCVN 02:2009/BYT. đ) 95% số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh, 95% số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh; 80% hộ nông dân ứng dụng các chƣơng trình phòng trừ dịch hại tổng hợp và dịch bệnh; 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản (sử dụng công nghệ tiên tiến) áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trƣờng. e) Tỷ lệ diện tích cây xanh công cộng trong khu dân cƣ đến năm 2020 là 4 - 5,2 m2/ngƣời. g) Tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 80%. Tóm lại, để phát triển huyện Cẩm Mỹ thời kỳ đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025, cần tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm sau: Một là, tăng cƣờng việc ban hành các chƣơng trình, chỉ thị, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng theo thẩm quyền quy định kịp thời; cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng. Hai là, đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng, đặc biệt là tập trung xây dựng chƣơng trình hành động giải quyết các vấn đề môi trƣờng cấp bách tại địa phƣơng nhƣ: di dời các hộ chăn nuôi nằm xen kẻ trong khu dân cƣ tập trung, đô thị; thu gom và xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nƣớc thải từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp sắp thành lập trong thời gian tới tại địa phƣơng; kiểm soát và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt do các trang trại chăn nuôi xả thải nƣớc thải chƣa qua xử lý đạt quy chuẩn môi trƣờng theo quy định; thu gom 84 và xử lý hiệu quả bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Ba là, nâng cao chất lƣợng việc thẩm định, hậu kiểm tra việc cấp phép môi trƣờng theo thẩm quyền quy định, phân cấp cho huyện (Bản Cam kết bảo vệ môi trƣờng hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng) Bốn là, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trƣờng theo đúng quy định về thẩm quyền và kịp thời, tránh gây bức xúc trong nhân dân, làm dịu các điểm nóng, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại địa phƣơng. Sáu là, tăng cƣờng chỉ đạo công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đối với UBND cấp xã 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Bảo vệ môi trƣờng trong quá trình CNH-HĐH đất nƣớc hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách, chủ trƣơng, chƣơng trình và kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng, nhất là vấn đề bảo vệ môi trƣờng khu vực nông thôn. Việc xây dựng và ban hành các Kế hoạch đƣợc cụ thể hóa từ Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, về chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ” trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ trong thời gian qua bƣớc đầu đã đi vào cuộc sống và 85 tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng; song thực tế qua nhìn nhận một khách quan vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn. Vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu, khắc phục có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, tác giả xin đề xuất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây: 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường việc ban hành các chương trình, chỉ thị, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định kịp thời; cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Thứ nhất, rà soát các văn bản pháp luật không còn phù hợp liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu mà HĐND, UBND tỉnh đã ban hành để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện hành. Triển khai, tổ chức tập huấn các quy định pháp luật mới đƣợc ban hành nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành. Thứ hai, tăng cƣờng công tác cải cách hành chính nhƣ: rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy trình giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực môi trƣờng; kịp thời cập nhật những quy định mới về quản lý môi trƣờng để triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho ngƣời dân, doanh nghiệp đƣợc tiếp cận dễ dàng trong khâu giải quyết thủ tục hành chính về cấp phép môi trƣờng. Việc niêm yết công khai các biểu mẫu, quy trình giải quyết thủ tục minh bạch sẽ góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính tại địa phƣơng. Thứ ba, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị cấp Trung ƣơng (Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng) sớm ban hành các văn bản pháp quy hƣớng dẫn thi hành Luật, điều chỉnh một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhƣ: sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng về nƣớc thải chăn nuôi để doanh nghiệp và ngƣời dân chăn nuôi có cơ sở pháp lý thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cho phù hợp với công nghệ và điều kiện kinh tế; xây dựng quy định hƣớng dẫn chi tiết về việc tái sử dụng nƣớc thải cho các mục 86 đích khác nhau trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chăn nuôi; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí đối với mùi và quy chuẩn môi trƣờng không khí trong nhà; cần sửa đổi và quy định cụ thể để đảm bảo sự hài hòa giữa Luật BVMT và Luật Đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình lập thủ tục đầu tƣ và Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) Thứ tư, từ kết quả đánh giá thực trạng chất lƣợng môi trƣờng (nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc thải công nghiệp; chất thải rắn; khí thải; môi trƣờng đất; đa dạng sinh học và môi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng sản) ở Chƣơng 2. Luận văn và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng theo định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng; UBND huyện Cẩm Mỹ phải khẩn trƣơng xây dựng và ban hành Chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025. Thứ năm, UBND huyện cần quan tâm xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng. Việc thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn công chức môi trƣờng cấp huyện, xã, góp phần nâng cao chất lƣợng xây dựng văn bản hành chính, mang lại hiệu quả quản lý nhà nƣớc môi trƣờng tại địa phƣơng. 3.3.2. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tại địa phương; đặc biệt là tập trung thực hiện Chương trình hành động giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương. Thứ nhất, tiếp tục nhân rộng mô hình Chƣơng trình việc phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn 12 xã còn lại. Đặc biệt tập trung nhiệm vụ tuyên truyền hiệu quả ý nghĩa của việc tham gia chƣơng trình, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng và chấp hành pháp luật của ngƣời dân, doanh nghiệp về phân loại rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp tại nguồn đạt yêu cầu của chƣơng trình đề ra. Việc thực hiện Chƣơng trình việc phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trƣờng và xã hội. 87 + Về lợi ích kinh tế: Trƣớc hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có 14-16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế nhƣ nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lƣợng chất thải rắn có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lƣợng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở huyện Cẩm Mỹ chiếm khoảng 100 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối lƣợng chất thải rắn thực phẩm chiếm khoảng 75 tấn. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu đƣợc hàng tỷ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost. + Về lợi ích môi trƣờng: Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán đƣợc, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trƣờng. Khi giảm đƣợc khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lƣợng nƣớc rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trƣờng cũng sẽ giảm đáng kể nhƣ: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nƣớc rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt... + Về lợi ích xã hội: Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng. Để công tác phân loại này đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi, các ngành, các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hƣớng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi ngƣời dân sẽ hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng nhƣ tác động của nó đối với môi trƣờng sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trƣờng sống. Thứ hai, xây dựng Kế hoạch di dời các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cƣ tập trung. Thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đảm bảo tiêu chí “sáng, xanh, sạch, đẹp”; UBND huyện Cẩm Mỹ cần khẩn trƣơng xây dựng Kế hoạch di dời các hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình ra khỏi khu dân cƣ tập trung. Cần huy động cả hệ thống chính quyền, đoàn thể chính trị tích cực tuyên 88 truyền vận động và đồng thời kiên quyết yêu cầu ngƣời dân nghiêm túc chấp hành chủ trƣơng, pháp luật nhà nƣớc. Việc di dời yêu cầu thực hiện phù hợp theo lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018. Đồng thời, chính quyền địa phƣơng phải có chính sách hỗ trợ ngƣời dân về chuyển đổi nghề, đào tạo nghề miễn phí, kiếm việc làm tại các Khu cụm công nghiệp tại địa phƣơng Thứ ba, UBND huyện cần phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quản lý môi trƣờng đầy đủ, kịp thời để đáp ứng nhu cầu về nhiệm vụ tại địa phƣơng. Ngân sách năm sau phải đƣợc phân bổ cao hơn năm trƣớc. Ngoài việc tập trung ngân sách cho việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng cấp bách ƣu tiên, các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của địa phƣơng; thì các nhiệm vụ khác phục vụ cho quản lý vĩ mô và dài hạn cũng đƣợc quan tâm giải quyết; đặc biệt là các dự án thành phần của các đề tài đƣợc UBND huyện phê duyệt trong các năm qua. Thứ tư, tổ chức thực hiện Chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025. Từ kết quả đánh giá thực trạng chất lƣợng môi trƣờng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng theo định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hàng năm để cụ thể hóa Chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng của UBND huyện. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm nhƣ sau: Một là, Xây dựng và triển khai phƣơng án thu gom và xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nƣớc thải từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp sắp thành lập trong thời gian tới tại địa phƣơng. Hiện tại, huyện Cẩm Mỹ chƣa hình thành các Khu, cụm công nghiệp nhƣng trong giai đoạn đến năm 2020, theo quy hoạch tỉnh sẽ hình thành Khu công nghiệp Cẩm Mỹ (xã Thừa Đức) và Cụm công nghiệp Long Giao (xã Long Giao). Hiện tại, trên địa bàn huyện chỉ hình thành Khu nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Nai (xã Xuân Đƣờng) với diện tích khoảng 200 ha và ƣu tiên cho các dự án công nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trƣờng. Hiện tại có 09 dự án đã đầu tƣ và đi vào hoạt động. Trong tƣơng lai việc các dự án trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đi vào hoạt động, 89 sẽ phát sinh khối lƣợng lớn các chất gây ô nhiễm (chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải) là điều hiển nhiên. Vì vậy, để chủ động kiểm soát nguồn ô nhiễm phải đƣợc dự báo, xác định và có phƣơng án xử lý là điều cần thiết trong công tác quản lý nhà nƣớc. Để quản lý các nguồn thải này hiệu quả, chính quyền địa phƣơng cần phải có phƣơng án kiểm soát ngay từ đầu, yêu cầu chủ đầu tƣ phải xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định và phải đƣợc các cơ quan chức năng nghiệm thu mới đƣợc chính thức đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đƣợc yêu cầu phải có khu xử lý nƣớc thải tập trung đạt yêu cầu mới đƣợc xả thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, chính quyền địa phƣơng cũng phải thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác giám sát, phối hợp thanh, kiểm tra với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các cơ quan chức năng theo chế độ định kỳ sau khi cấp phép môi trƣờng. Hai là, xây dựng Chƣơng trình kiểm soát và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt do các trang trại chăn nuôi heo xả thải nƣớc thải chƣa qua xử lý đạt quy chuẩn môi trƣờng theo quy định; khí thải từ các cơ sở chế biến hạt điều gây ô nhiễm môi trƣờng không khí khu vực sản xuất. Qua đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc thải công nghiệp và khí thải sản xuất công nghiệp; thì xác định 02 ngành nghề (chăn nuôi heo và sản xuất hạt điều) có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng mức độ nghiêm trọng trong tƣơng lai nếu hiện tại chính quyền địa phƣơng không có giải pháp can thiệp, kiểm soát nguồn ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Vì vậy, để kiểm soát nguồn ô nhiễm này, chính quyền địa phƣơng cần có các giải pháp sau: + Đối với các trang trại chăn nuôi heo: Chính quyền địa phƣơng cần rà soát quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi đã đƣợc UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định 2775/2009/QĐ-UBND; xây dựng Kế hoạch di dời các trang trại vào vùng phù hợp quy hoạch. Đồng thời, yêu cầu các chủ trang trại xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trƣờng mới đƣợc đi vào hoạt động. Ngoài ra, có thể yêu cầu các chủ trang trại chăn nuôi áp dụng các công nghệ vi sinh, hóa sinh để xử lý môi trƣờng trong quá trình chăn nuôi nhƣ: 90 chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, trộn chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho heo để khử mùi hôi, chế phẩm hóa sinh xử lý trực tiếp nƣớc thải, chuồng trại + Đối với các cơ sở chế biến hạt điều: Xây dựng phƣơng án di dời các cơ sở vào các khu, cụm công nghiệp huyện khi hình thành và đi vào hoạt động, tuân thủ các quy định bảo vệ môi trƣờng theo quy chế của khu, cụm công nghiệp. Trong thời gian chờ quyết định di dời, chính quyền địa phƣơng yêu cầu các các cơ sở giảm quy mô công suất, đồng thời cam kết phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng không khí trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nếu cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý và đình chỉ hoạt động theo quy định. Ba là, triển khai Kế hoạch thu gom và xử lý hiệu quả bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tại địa phƣơng trong thời gian tới. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiếp tục khảo sát và xây dựng thêm các bể chứa chất thải nguy hại tại khu vực đồng ruộng các xã còn lại trên địa bàn huyện (trừ các xã: Bảo Bình, Xuân Đông và Sông Ray đã xây 06 bể) nhằm phục vụ nhu cầu ngƣời dân thải bỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng nơi quy định, từng bƣớc thay đổi thói quen trƣớc đây vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trƣờng, nhất là các kênh, mƣơng nội đồng. Bốn là, xây dựng và triển khai mô hình Khu công nghiệp sinh thái tại địa phƣơng. Mô hình KCN sinh thái đã và đang trở thành điểm hƣớng đến của các nƣớc khi tiếp tục mở rộng và phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. Mặc dù, là một cách tiếp cận mới, nhƣng ở Việt Nam những tƣ duy về các KCN sinh thái cũng dần hình thành. Tại tỉnh Đồng Nai, Khu công nghệ cao CNSH (xã Xuân Đƣờng, Cẩm Mỹ) đã có quyết định thành lập năm 2016 với diện tích khoảng 200 ha, nhằm xây dựng các mô hình thực nghiệm và chuyển giao kết quả cho nông dân. Việc kêu gọi đầu tƣ các dự án trong Khu công nghệ cao CNSH đã đƣợc xúc tiến, hiện có 09 dự án đi vào hoạt động, và một số sản phẩm đã đƣợc chuyển giao cho bà con nông dân. Phù hợp chung với xu hƣớng phát triển KCN, thế giới hƣớng đến phát triển 91 bền vững, nhà nƣớc Việt Nam cần có chính sách khuyến khích phát triển KCN sinh thái. Điều này, sẽ mang lại nhiều lợi ích chung cho sự phát triển bền vững Việt Nam. Với xu hƣớng đó và phát huy mô hình KCN sinh thái hiện có trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, trong thời gian tới huyện Cẩm Mỹ cần định hƣớng, kêu gọi nhà đầu tƣ có các dự án hƣớng đến KCN sinh thái để phát triển kinh tế bền vững tại địa phƣơng trong tƣơng lai. 3.3.3. Nâng cao chất lượng việc thẩm định, hậu kiểm tra việc cấp phép môi trường theo thẩm quyền quy định, phân cấp cho huyện (Bản Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) Hoạt động thẩm định, xác nhận Bản Cam kết bảo vệ môi trƣờng hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ là nhằm bảo vệ môi trƣờng, xác nhận việc cam kết của chủ đầu tƣ phải thực hiện bảo vệ môi trƣờng khi dự án đi vào hoạt động. Thẩm định và xác nhận Bản Cam kết bảo vệ môi trƣờng hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đòi hỏi trách nhiệm, nhất là, trình độ chuyên môn sâu, tính chuyên nghiệp, sử dụng các công cụ quản lý để đánh giá. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng thẩm định, xác nhận thủ tục môi trƣờng cấp huyện, chúng ta cần: Thứ nhất, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ môi trƣờng thuộc bộ phận thẩm định hồ sơ cấp phép môi trƣờng. Cơ quan khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cán bộ đi học tập ở bậc học cao hơn nhằm trang bị, tiếp cận và cập nhật kiến thức môi trƣờng; đặc biệt là kiến thức công nghệ xử lý môi trƣờng hiện tại mà các nhà máy đang sử dụng. Thứ hai, rà soát lại bộ thủ tục hành chính về thẩm định, cấp phép hồ sơ môi trƣờng; đề xuất cấp trên bổ sung các quy định pháp lý phù hợp với thực tiễn để việc thẩm định đƣợc chặt chẽ. Thứ ba, hàng năm xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ sau cấp phép môi trƣờng. Việc kiểm tra sau cấp phép môi trƣờng nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nội dung cam kết bảo vệ môi trƣờng mà chủ đầu tƣ đã đăng ký. Để việc kiểm tra môi trƣờng sau cấp phép đƣợc hiệu quả, đòi hỏi ngƣời cán bộ thanh tra phải công tâm, trách nhiệm và có đạo đức công vụ. Nếu nhà đầu tƣ vi phạm về môi trƣờng, 92 không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết trong hồ sơ cấp phép môi trƣờng thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định và đồng thời yêu cầu thực hiện hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả do hành vi ô nhiễm môi trƣờng gây ra. 3.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh về ô nhiễm môi trường kịp thời theo đúng quy định pháp luật và thẩm quyền. Con ngƣời tác động lên môi trƣờng và chịu sự tác động ngƣợc trở lại của nó. Những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng thƣờng để lại hậu quả rất nguy hiểm, đe dọa cuộc sống của con ngƣời và sinh vật. Chính vì vậy, việc thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra để phát hiện và sớm ngăn chặn các vi phạm là điều hết sức cần thiết. Thanh tra, kiểm tra môi trƣờng thƣờng xuyên sẽ giúp chủ thể quản lý nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình thực thi pháp luật môi trƣờng của các đối tƣợng quản lý, qua đó có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tƣợng nhƣ khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật môi trƣờng, phát hiện và uốn nắn kịp thời các đối tƣợng có biểu hiện sai phạm, định hƣớng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Mặt khác, khi phát hiện hành vi vi phạm thì có biện pháp xử lý thật nghiêm minh, có nhƣ vậy mới ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm hành chính chuyển hóa thành tội phạm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm đã và đang đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, quá trình này còn tồn tại rất nhiều bất cập, để khắc phục vấn đề này, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, chú trọng công tác truyền thông môi trƣờng, thƣờng xuyên có kế hoạch tập huấn, tuyên truyền cho các doanh nghiệp các văn bản pháp luật về môi trƣờng, nhất là các văn bản quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Qua việc truyền thông môi trƣờng tích cực sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn với xã hội và tự giác tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. 93 Thứ hai, thanh tra môi trƣờng là lĩnh vực nhạy cảm, rất dễ xảy ra tiêu cực trong khi thực thi công vụ. Nếu cán bộ làm công tác thanh tra môi trƣờng không bản lĩnh vững vàng, “đam mê” vật chất sẽ dễ bị cám dỗ và sa ngã. Vì vậy, tổ chức phải thƣờng xuyên giáo dục đạo đức cách mạng và bản thân ngƣời công chức phải không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Thứ ba, chính quyền địa phƣơng cần quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp và giúp tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trƣờng tỉnh với lãi suất ƣu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp có phƣơng án xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Việc tiếp cận đƣợc vốn vay với lãi suất ƣu đãi sẽ khích lệ một phần cho doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực về tài chính trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số doanh nghiệp có năng lực tài chính nhƣng thiếu ý thức bảo vệ môi trƣờng, luôn tìm cách né tránh, đối phó trong việc khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, thậm chí tổ chức đình chỉ hoạt động sản xuất nếu không khắc phục môi trƣờng theo thời gian cho phép theo quy định. Thứ tư, nâng cao chất lƣợng công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm nhằm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra môi trƣờng có trọng tâm, trọng điểm đối với các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trƣờng. 3.3.5. Tăng cường và nâng cao chất lượng truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ chung cấp thiết chung của toàn xã hội. Trọng trách này sẽ không hoàn thành nếu chỉ xuất phát từ hoạt động quản lý môi trƣờng nhà nƣớc. Vì vậy, rất cần sự chung tay góp sức của toàn thể xã hội, của ngƣời dân cùng nhà nƣớc để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức của ngƣời dân về vấn đề bảo vệ môi trƣờng còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhƣ các xã của huyện Cẩm Mỹ. 94 Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đƣợc triển khai nhƣng thực tế chƣa mang lại hiệu quả cao nhƣ mong đợi. Vì vậy, để nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch truyền thông môi trƣờng ngay từ đầu năm. Cần nghiên cứu, đầu tƣ chất xám với hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng thật sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, ấn tƣợng và gây thu hút đối tƣợng truyền thông để tích cực hƣởng ứng. Các hình thức có thể là: “Hội thi kiến thức môi trƣờng kết hợp với sân khấu hóa, tiểu phẩm”; giải “Bóng đá cúp xanh môi trƣờng” kết hợp với hoạt động phát tờ rơi, băng rôn, nhạc môi trƣờng; “Hội thi sản phẩm chất thải rắn tái chế; “Cuộc thi chạy vì hành tinh xanh” Thứ hai, việc truyền thông môi trƣờng phải đƣợc tổ chức thực hiện thƣờng xuyên trong năm. Đặc biệt, truyền thông môi trƣờng cần có điểm nhấn vào các ngày lễ môi trƣờng trong năm nhƣ: Ngày môi trƣờng thế giới 5/6, Ngày đất ngập nƣớc, Ngày đa dạng sinh học 22/5, Ngày chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn Thứ ba, lực lƣợng tuyên truyền viên môi trƣờng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nếu không có lực lƣợng này thì thông điệp môi trƣờng sẽ không đến đƣợc với ngƣời dân. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cần xây dựng kế hoạch đào tạo thƣờng xuyên để các tuyên truyền viên đƣợc tập huấn nâng cao trình độ về kiến thức và và kỹ năng truyền thông môi trƣờng, làm cầu nối hiệu quả giữa kiến thức pháp luật môi trƣờng của nhà nƣớc đến ngƣời dân. Thứ tư, UBND tỉnh sớm cân đối và bổ sung phù hợp, kịp thời biên chế cho UBND huyện làm công tác truyền thông môi trƣờng vì đa phần công chức làm công tác kiêm nhiệm. Thứ năm, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thƣờng xuyên tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật, các quy định mới của Trung ƣơng, tỉnh về môi trƣờng cho các tổ chức, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. 95 Thứ sáu, cần đƣa nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng vào chƣơng trình giáo dục, đào tạo các cấp từ tiểu học đến phổ thông; thƣờng xuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức môi trƣờng tại địa phƣơng; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu và nghiên cứu biện pháp khuyến khích tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế chất thải; Thứ bảy, thực hiện Chƣơng trình ký kết liên tịch với các tổ chức đoàn thể - chính trị và phát động hƣởng ứng các tuần lễ về bảo vệ môi trƣờng hàng năm bằng các hoạt động hết sức ý nghĩa và thiết thực nhƣ: tổ chức các buổi mit-tinh; sử dụng pano, áp phích, băng-rôn, khẩu hiệu treo tại các trụ sở cơ quan, trƣờng học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp và trên các tuyến đƣờng giao thông chính của tỉnh; sử dụng bản tin, tờ rơi tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trƣờng; tổng vệ sinh khu dân cƣ tập trung; khai thông, nạo vét kênh mƣơng, cống rãnh; dọn vệ sinh làm cỏ, phát quang bụi rậm dọc kênh mƣơng đƣờng giao thông nông thôn; trồng cây xanh phủ trống đồi trọc và hoa dọc các ven đƣờng nhằm tôn tạo cảnh quan sạch, đẹp để xây dựng nông thôn mới 3.3.6. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với UBND cấp xã Việc tăng cƣờng chỉ đạo công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đối với UBND cấp xã là hết sức cần thiết, thể hiện quyền lực nhà nƣớc là tập trung và thống nhất. cấp trên hành chính nhà nƣớc chỉ đạo cấp dƣới trong việc thực thi pháp luật. Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả trong việc chỉ đạo công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đối với UBND cấp xã; tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, UBND huyện xây dựng Kế hoạch, Chƣơng trình về bảo vệ môi trƣờng và thƣờng xuyên chỉ đạo UBND cấp xã cụ thể hóa để tổ chức triển khai thực hiện ở chính quyền cơ sở theo văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của UBND huyện. Việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc thực hiện hƣớng đến mục tiêu của cấp trên đề ra, đƣợc 96 xem là tiêu chí, thƣớc đo để đánh giá mức độ hoàn thành công vụ của chính quyền cấp cơ sở hàng năm. Thứ hai, thƣờng xuyên theo dõi và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện 08 nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng đƣợc quy định tại Điều 143, Chƣơng XIV, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014. Thứ ba, thƣờng xuyên giám sát định kỳ kết quả thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ môi trƣờng đƣợc phân cấp đối với UBND cấp xã; kịp thời chấn chỉnh, hƣớng dẫn UBND các xã thực hiện theo đúng chức năng và thẩm quyền quy định. Thứ tư, xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho công chức môi trƣờng cấp xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác quản lý môi trƣờng. Thứ năm, đầu năm tổ chức phát động phong trào thi đua các địa phƣơng; kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng các đơn vị xã, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Việc biểu dƣơng, khen thƣởng đƣợc lồng ghép trong Hội nghị tổng kết ngành tài nguyên và môi trƣờng cuối năm. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường Một là, sớm ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và các văn bản pháp quy chuyên ngành môi trƣờng để địa phƣơng căn cứ xây dựng Chƣơng trình, Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Hai là, sớm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng về nƣớc thải chăn nuôi để doanh nghiệp và ngƣời dân chăn nuôi có cơ sở pháp lý thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cho phù hợp với công nghệ và điều kiện kinh tế. Ba là, xây dựng quy định hƣớng dẫn chi tiết về việc tái sử dụng nƣớc thải cho các mục đích khác nhau trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chăn nuôi. Bốn là, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí đối với mùi và quy chuẩn môi trƣờng không khí trong nhà. 97 Năm là, cần sửa đổi và quy định cụ thể để đảm bảo sự hài hòa giữa Luật BVMT và Luật Đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình lập thủ tục đầu tƣ và Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM). 3.4.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Nai Một là, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho công chức môi trƣờng cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác quản lý môi trƣờng. Hai là, bổ sung biên chế làm công tác môi trƣờng đảm bảo cho việc vận hành bộ máy quản lý môi trƣờng cấp huyện, xã đƣợc hiệu quả; tránh tình trạng công chức phải kiêm nhiệm giải quyết nhiều công việc và bố trí trái chuyên ngành quản lý môi trƣờng, nhất là chính quyền cơ sở của xã. Ba là, phân cấp cho UBND cấp huyện đƣợc chủ động kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trƣờng của các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc quy mô do UBND cấp tỉnh cấp phép môi trƣờng (ĐTM). Nếu phát hiện vi phạm, cấp huyện củng cố hồ sơ pháp lý và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt theo thẩm quyền quy định. 3.4.3. Một số kiến nghị tác nghiệp: Về công tác quy hoạch: Các sở, ngành khi phối hợp với địa phƣơng lập quy hoạch chuyên ngành (môi trƣờng, đất đai, xây dựng, chăn nuôi, chợ) cần rà soát tổng thể, chi tiết đảm bảo việc quy hoạch đƣợc đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH. Về thu hút đầu tư: Chủ trƣơng của huyện Cẩm Mỹ ƣu tiên thu hút các dự án sạch, thân thiện với môi trƣờng, phát triển theo hƣớng hình thành các Khu cụm công nghiệp sinh thái. Do đó, kiến nghị các sở, ngành cần quan tâm hơn, kêu gọi và giới thiệu nhà đầu tƣ cho địa phƣơng theo tiêu chí trên trong thời gian tới. Về tác nghiệp thanh, kiểm tra môi trường: Đối với các dự án thuộc quy mô Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM), kiến nghị phân cấp cho huyện chủ động kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trƣờng; nếu phát hiện vi phạm, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng có văn bản kiến nghị Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi 98 trƣờng phối hợp xử lý theo thẩm quyền. Nếu việc phân cấp kiểm tra đƣợc thực hiện thì sẽ giảm tải cho Thanh tra Sở TN&MT hậu kiểm giấy phép môi trƣờng (ĐTM) và việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm đƣợc cấp huyện quản lý hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng. Về chế tài xử phạt vi phạm môi trường: Cần bổ sung chi tiết các biện pháp chế tài và những quy định cụ thể ứng với từng trƣờng hợp vi phạm về pháp luật môi trƣờng. Đặc biệt, cần quy định các biện pháp cƣỡng chế thật cụ thể (biện pháp, thẩm quyền, phí thực hiện, biểu mẫu) khi các đối tƣợng vi phạm môi trƣờng không chấp hành các quyết định hành chính và không khắc phục ô nhiễm môi trƣờng theo thời gian quy định. 99 Tiểu kết chƣơng 3 - Phƣơng hƣớng và mục tiêu quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ giai đoạn đến năm 2020 nhƣ sau: Xây dựng Cẩm Mỹ thành huyện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xanh, sạch, đẹp, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, tập trung ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bƣớc chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hƣớng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng sống, duy trì cân bằng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng. - Đƣợc xác định có 07 chỉ tiêu cụ thể quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đến năm 2020. - Đánh giá các nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Đề ra 06 nhóm giải pháp quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng để giải quyết trong thời gian tới. - Ngoài ra, đề xuất, kiến nghị các nội dung đối với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành trong phối hợp tác nghiệp. 100 KẾT LUẬN Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nhằm mang lại hiệu lực, hiệu quả là vấn đề hết sức quan tâm của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở các cấp và địa phƣơng. Trƣớc thực trạng môi trƣờng diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc. Mỗi địa phƣơng, đặc biệt là cấp huyện có những chính sách, biện pháp, giải pháp khác nhau để quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng nhằm phòng ngừa, cải thiện, hạn chế, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Qua luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ trong thời gian vừa qua. Đồng thời, luận văn cũng đã phản ánh đƣợc những thành tựu đạt đƣợc và cả hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng. Pháp luật (Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực môi trƣờng) trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng trong những năm gần đây đã có nhiều bổ sung, điều chỉnh và thay đổi theo hƣớng phù hợp hơn với thực tế, góp phần đáng kể vào việc BVMT và phát triển bền vững đất nƣớc. Hơn thế nữa, nhiều mô hình quản lý môi trƣờng trong nƣớc đƣợc các địa phƣơng học tập kinh nghiệm, chia sẻ lẫn nhau và áp dụng tại địa phƣơng, bƣớc đầu đã nâng cao nhận thức cộng đồng, nhà quản lý và mang lại thành công nhất định bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nƣớc nói chung và huyện Cẩm Mỹ nói riêng việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã phát sinh nhiều mặt trái của đất nƣớc, trong đó tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có giải pháp để giải quyết, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. 101 Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu qua thực tiễn tại huyện Cẩm Mỹ nên chƣa thể đầy đủ và toàn diện đƣợc. Một số giải pháp và kiến nghị (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND tỉnh Đồng Nai, tác nghiệp với các sở, ngành) chƣa thể khắc phục đƣợc hết các mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý môi trƣờng hiện nay. Vì vậy, rất mong trong thời gian tới, đề tài này sẽ đƣợc nghiên cứu ở mức độ sâu hơn, phạm vi rộng hơn, tần suất lấy mẫu nhiều hơn để đánh giá hiện trạng môi trƣờng đƣợc đầy đủ hơn, dự báo diễn biến môi trƣờng xa hơn để có giải pháp, chƣơng trình hành động cụ thể và chủ động trong việc ứng phó biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Mặc dù, đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài không nhiều nên chắc chắn luận văn không tránh thiếu sót những hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trƣờng hàng năm của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình quản lý nhà nƣớc và Tài nguyên và Môi trƣờng. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo môi trƣờng quốc gia hàng năm. Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT. 4. Lê Thị Thanh Mai (2011), Giáo trình Môi trƣờng và Chính sách, NXBGD, Hà Nội. 5. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 và 2014. 6. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. 7. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng 8. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2010), Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trang trại nuôi heo trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ”. 9. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2011), Đề tài “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ và đề xuất các giải pháp sử dụng an toàn đối với con ngƣời và môi trƣờng”. 10. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2011), Đề tài “đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. 103 11. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2008), Báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ. 12. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (2010), Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng đất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ”. 13. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 14. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Đồng Nai. 15. Thông tƣ liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 về hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng. 16. Thông tƣ số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng. 17. Trƣơng Thị Hồng Huế (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Học viện hành chính quốc gia, TP.HCM. 18. Võ Văn Chánh (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, “Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Học viện hành chính quốc gia, TP.HCM. Một số trang Web: 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng: monre.gov.vn 2. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai: stnmt.dongnai.gov.vn 3. 4. 5. Thƣ viện pháp luật: 104 6. Tổng cục môi trƣờng: 7. 8. 105 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM MỸ Giải Bóng đá: “Cúp xanh môi trường” 106 Truyền thông môi trường tại Trường học 107 Truyền thông môi trường tại Trường học 108 Chiếu phim về chủ đề môi trường tại Trường học 109 Trồng cây xanh nhân Ngày môi trường thế giới 05/6 110 Mô hình hỗ trợ kinh phí cho người dân chăn nuôi bằng đệm lót sinh học 111 Các bãi rác tạm trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ trước và sau khi được xử lý theo Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai 112 Hội thi: “Thanh niên với môi trường”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_tren_dia_ban_huyen_c.pdf
Luận văn liên quan