Thứ nhất: Tăng cường QLNN, hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước
trong việc tổ chức thực hiện BVMT, cụ thể : (1) Thể chế hoá tổ chức, bộ máy
thực hiện các kế hoạch hành động BVMT với thời gian 05 năm và hàng năm
của ngành/lĩnh vực và của vùng/lãnh thổ. (2) Tăng cường năng lực quản lý cho
BVMT : phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hộimôi trường. Tập trung xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất
đạo đức, năng lực, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. (3) Sử dụng các
công cụ tài chính phục vụ cho BVMT: chống thất thu, tiết kiệm chi, ưu tiên chi
cho đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, huy động các nguồn lực
cho đầu tư phát triển con người. (4) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá BVMT cho
từng ngành/lĩnh vực và vùng/lãnh thổ. (5) Tăng cường giáo dục và nâng cao
nhận thức cho mọi người dân về BVMT. (6) Cụ thể hoá các mục tiêu BVMT
vào từng ngành/lĩnh vực và địa phương.
Thứ hai: Huy động tham gia cộng đồng thực hiện BVMT, cụ thể : (1)
Định hướng chung : Chiến lược BVMT là một quá trình xử lý phối hợp liên tục
và dân chủ các tư tưởng, hành động ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ ngành
và các địa phương, để có thể lồng ghép một cách cân đối các mục tiêu kinh tế-
xã hội-môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu PTBV quốc gia. (2) Huy động các
nhóm xã hội chính thúc đẩy BVMT và PTBV, giải quyết các xung đột lợi ích
thông qua đối thoại và hoà giải trên cơ sở tham vấn của tất cả các nhóm xã hội
như: phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân và công đoàn, các doanh
nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số và giới trí thức, các nhà khoa học.
Thứ ba: Hợp tác quốc tế để BVMT và PTBV, cụ thể : tăng cường hợp
tác quốc tế nhằm nâng cao vị thế của quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi và sự ủng hộ của cộng đồng thế giới trong phát triển kinh tế-xã hội và tranh
thủ được sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới về ứng phó với
BĐKH, phòng chống thiên tai hướng tới tăng trưởng xanh, ít phát thải cácbon.
110 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân chưa cao, chưa phân loại
tại nguồn để dễ xử lý, rác thải các loại vứt bỏ nhiều nơi; đất thải, cát thải đổ ra
các tuyến đường, mặt khác một số người dân thường xuyên đi đại tiện ven bờ
biển, xả nước thải ra đường gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan, ảnh
hưởng đến sức khỏe, gây phản cảm đối với du khách đến tham quan du lịch.
Công tác thu gom, xử lý môi trường chưa được đầu tư đúng mức nên rác thải,
chất thải, cát thải vẫn còn tồn đọng nhiều ở ven bờ biển và trong khu dân cư;
nhân dân còn thói quen dùng túi ni lông trong sinh hoạt hằng ngày đã làm cho
suy giảm chất lượng môi trường.
- Trồng rừng: Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu không thuận lợi; một số
hộ dân thiếu ý thức, chặt phá, bẻ cây làm chết cây, tình trạng đốt cháy cây, thả
rông bò, dê dẫm đạp cây trên các đồi núi chưa được ngăn chặn triệt để, vì vậy
độ che phủ của rừng đạt thấp. Độ che phủ của rừng chỉ mới đạt 20%, chưa cải
thiện được môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân hiện nay còn
thiếu, nhiễm mặn vào mùa khô, nhân dân phải vận chuyển nước ngọt phục vụ
sinh hoạt hằng ngày khá xa. Trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã
đầu tư nhiều kinh phí dùng máy khoan để khoan khai thác nước ngầm dùng
cho sinh hoạt chưa qua xử lý, nhưng hiện tại vẫn chưa có Dự án nào để đánh
giá chất lượng nguồn nước ngầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân,
để có hướng xử lý thành nước sạch.
2.3.3. Nguyên nhân:
*Nguyên nhân khách quan
-Hạ tầng cơ sở còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của huyện.
74
-Các chế tài xử phạt những vi phạm về môi trường còn nhẹ, chưa đủ sức
răn đe.
-Sự gia tăng khách du lịch cơ học, ý thức của một số ít khách du lịch còn
hạn chế vứt rác thải bừa bãi góp phần hủy hoại môi trường huyện Lý Sơn.
-Các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ hiện tại chưa có hệ thống xử lý khí thải, nước
thải nằm xen kẽ với khu dân cư.
*Nguyên nhân chủ quan
-Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp,
nhà hàng, khách sạn và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện chưa được nâng cao.
-Công tác huy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa đồng bộ, Quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội chưa mang tính đến việc bảo vệ môi trường (tập trung
nhiều những nguồn gây ô nhiễm môi trường).
-Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của nhân
dân chưa đúng quy định. Công tác chỉ đạo và quản lý môi trường còn nhiều bất
cập: Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ngành chưa đúng mức, chưa tạo
được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Tổ chức biên chế về
cán bộ quản lý môi trường ở cấp huyện, xã còn thiếu và chưa được đào tạo
đúng chuyên môn.
75
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, ở Chương 2, Đề tài nêu lên những nét cơ bản về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Lý Sơn; Phân tích, đánh giá về Thực
trạng môi trường tại huyện Lý Sơn, thực trạng quản lý Nhà nước về môi
trường huyện Lý Sơn. Trong chương này cũng đã hệ thống được các nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường huyện Lý Sơn: ý thức khách du lịch, người dân
trong thu gom rác thải rắn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trên
địa bàn huyện, ngoài ra do hoạt động sinh hoạt-sản xuất-kinh doanh chưa tuân
thủ qui định là những tác nhân gây suy giảm chất lượng môi trường. Đồng thời,
đã nhận định, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về môi trường trên địa
bàn huyện đảo Lý Sơn. Làm cơ sở để đề xuất phương hướng và các giải pháp ở
chương 3.
76
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện
Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1. Quan điểm, định hướng
- Quan điểm chỉ đạo
Thế kỷ XX chứng kiến một cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động của
nhà nước - quá trình hình thành và triển khai mạnh mẽ mô hình Quản lý công
mới trong thực tiễn, đầu tiên ở các nước phát triển và sau đó lan rộng sang các
nước đang phát triển.1 Quá trình chuyển đổi vai trò của nhà nước từ “chèo
thuyền” sang “lái thuyền” trong mô hình quản lý nhà nước hiện đại đang ngày
càng hướng tới giảm vai trò của nhà nước với tư cách là người trực tiếp cung
ứng các hàng hóa và dịch vụ, nhưng lại đồng thời đòi hỏi phải nâng cao khả
năng kiểm soát, điều tiết của nhà nước đối với quá trình cung cấp các hàng hóa
và dịch vụ đó.2
Lĩnh vực môi trường là một trong những lĩnh vực được nhà nước quan
tâm đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa vì có thể vận dụng rất đa dạng trong
lĩnh vực môi trường để quản lý rủi ro thiên tai, thu gom và xử lý rác thải công
nghiệp, rác thải y tế và rác thải sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm môi trường,
Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được cụ thể hóa
trong một số văn bản dưới đây.
- Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nghị quyết này đã định
hướng rõ xu thế phát triển bền vững, đồng thời xác định rõ trách nhiệm bảo vệ
1 Xem Osborne,David/Gaebler, Ted (1997); McCourt, Willy/Minogue, Martin (2001).
2 Xem Đặng Khắc Ánh (2013a), tr.29.
77
môi trường không chỉ của của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi cá
nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất
dịch vụ, đồng thời xác lập cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi
trường.
- Luật bảo vệ môi trường 2005: Luật Bảo vệ môi trường 2005 là văn bản
có giá trị pháp lý quan trọng nhất xác lập định hướng của nhà nước trong lĩnh
vực xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể hóa phương hướng của
Nghị quyết 41/NQ-TW, Luật này đã khẳng định bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và
Nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ vệ môi trường. Luật
cũng khẳng định cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi
trường thông qua việc khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp
dịch vụ bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực như thu gom, tái chế, xử lý chất
thải; quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; phát triển,
chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi
trường; tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; giám định về môi
trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường
và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến
2020: Chiến lược này đã xác định xã hội hóa bảo vệ môi trường là một trong 8
giải pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu về môi trường. Chiến lược cũng
nhấn mạnh sự cần thiết phải xác lập các cơ chế khuyến khích các đơn vị Nhà
nước cũng như các tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, đồng
thời đưa bảo vệ môi trường vào nội dung các hoạt động của cộng đồng dân cư,
đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức xã hội trong bảo vệ môi trường, giám sát bảo vệ môi trường...
78
Nhằm lôi cuốn sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào bảo vệ môi
trường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các đơn vị
kinh doanh được tổ chức và hoạt động theo hướng bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ môi trường (Điều 117) quy định các hoạt động như xây dựng hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải; trạm quan trắc môi trường;
di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng cơ sở công
nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công
về bảo vệ môi trường được hỗ trợ ưu đãi về đất đai. Hoạt động tái chế, xử lý,
chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn
hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí bảo vệ
môi trường. Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng
trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan
trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
được miễn thuế nhập khẩu. Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu
được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có
lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.
Hàng loạt các quy định của Nhà nước đã cụ thể hóa chính sách ưu đãi,
trợ cấp và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường như Nghị định số
04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Thông tư
230/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt
động BVMT quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ; Quyết
định 1030/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển
ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2025"; Quyết định số 249/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển
dịch vụ môi trường (DVMT) đến năm 2020,
- Định hướng chỉ đạo
79
Lý Sơn là huyện Đảo với vẻ đẹp hoang sơ, địa chất, địa mạo độc đáo với
các miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới. Đặc biệt các giá trị văn hóa riêng có
và giá trị sống động về lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của
cha ông ta hàng trăm năm trước. Quê hương của những người lính hải đội
Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã và đang thay da, đổi thịt, phát triển
nhanh chóng. Nhằm hướng đến phát triển huyện Lý Sơn thuộc loại hình du
lịch biển, đảo. Hàng ngày Lý Sơn phải đón trên 500 khách du lịch cùng với
mật độ dân số quá đông, huyện Lý Sơn đang đứng trước những thách thức lớn,
trong đó môi trường là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà không
khắc phục được sẽ trở thành rào cản trên con đường phát triển bền vững. Các
cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương Lý Sơn đang ra sức tập trung cho
công tác môi trường và bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường không chỉ là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay mà là cả cho những thế hệ mai sau,
con, cháu của chúng ta. Do đó, cần phải định hướng hoạt động QLNN về MT
trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tập trung vào 4 nội dung quan
trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là: (1). Xây dựng cơ sở khoa học, kinh tế,
văn bản qui phạm pháp luật cho việc thi hành công tác quản lý môi trường-
sinh thái; (2). Thiết lập các công cụ quản lý môi trường hữu hiệu phù hợp với
điều kiện địa phương (3). Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý
cho sự phát triển bền vững và (4).Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT.
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
- Mục tiêu cụ thể
Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường: Thu gom, xử lý
rác thải, nước thải; cát, đất thải; chôn cất, cải táng mồ mả; trồng cây cảnh quan;
khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đầu tư hệ thống nước sạch ...
Phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững, đảm
bảo quốc phòng – an ninh để huyện Lý Sơn từng bước trở thành đô thị biển
xanh - sạch - đẹp, văn minh .
80
Từ đó, có thể xác định các mục tiêu cụ thể của hoạt động bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Lý Sơn là:
+ Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển dải ven biển và
đảo huyện Lý Sơn, nhằm đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu: giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Cần phân vùng chức năng và
khoanh vùng bảo vệ một số khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo
dải bờ biển, đảo. Cần chú ý các phương thức khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản
theo hướng an toàn sinh thái.
+ Bảo vệ môi trường đất: Tích cực trồng rừng và các thảm thực vật; thực
hiện nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng và phục hồi các khu dự trữ sinh
quyển.
+ Bảo vệ các vùng đất ngập nước: nhằm sử dụng có hiệu quả các vùng
đất ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng, đồng thời duy trì các chức
năng sinh thái, chức năng kinh tế - xã hội của những vùng đất này.
- Nhiệm vụ cụ thể
Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã và đang tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là bảo vệ chính
sức khỏe của chính mình, bên cạnh đó cần thích ứng với việc biến đổi khí hậu
trong công tác bảo vệ môi trường; Cụ thể: Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn
huyện, Phòng tài nguyên môi trường huyện đã tham mưu cho UBND huyện
xây dựng nhiều dự án nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đó là; Dự án xây
dựng bờ kè đông Nam chắn sóng xung quanh đảo nhằm giảm thiểu việc thủy
triều làm xói mòn đất, làm xâm nhập nguồn nước mặn, vận động nhân dân xây
nhà kiêng cố có nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại, hiện nay 80% nhân dân có nhà vệ
sinh tự hoại hạn chế việc đi tiểu tiện và đại tiện ra ngoài bờ biển, những khu
đất trống. Vận động nhân dân trồng cây xanh, không được chặt phá cây xanh
nhằm bảo vệ và giữ nguồn nước ngầm;vận động nhân dân không nuôi bò, dê
đảm bảo lượng cây trồng trên các đồi núi, trên các cánh đồng sống với tỷ lệ
81
cao. Đang thi công dự án đường cơ động từ Cồn An Vĩnh đến ra đa tầm xa,
trong đó xây dựng hệ thống cống thoát nước đảm bảo nguồn nước thải thông
suốt không bị ứ đọng hợp vệ sinh môi trường. Đang tiến hành thực hiện dự án
thu gom chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, chất thải nguy hại để xử lý
đúng qui trình, bảo vệ môi trường.
Do đó, trong thời gian tới nhiệm vụ hoạt động QLNN về MT trên địa
bàn huyện cần tập trung vào các lĩnh vực nâng cao nhận thức và tạo chuyển
biến nhằm đạt được mục tiêu PTBV của huyện là:
-Một là: làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách
hãy ngừng xả rác ra môi trường mà hãy bỏ rác vào thùng đựng rác.
-Hai là: Hãy từ chối sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt và kinh doanh
dịch vụ du lịch.
-Ba là: Hãy nói không thải chất độc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh.
-Bốn là: Tiếp tục trồng rừng, cây cảnh quan và bảo vệ cây xanh.
-Năm là: xã hội hóa trong bảo vệ môi trường cần phải được xem như
một nhiệm vụ quan trọng để tái cấu trúc khu vực công, giảm nhẹ gánh nặng tài
chính cho nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà nước.
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác QLNN về MT
3.2.1. Môi trường là vấn đề toàn cầu:
+ Kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường thế giới (Stockholm 1972) đến
nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào các
chương trình Nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, hiện trạng môi
trường toàn cầu được cải thiện không đáng kể.Môi trường chưa được lồng ghép
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dân số toàn cầu tang nhanh, sự nghèo
đói, tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức
82
“khí nhà kính”, sự nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậulà những vấn đề
bức xúc mang tính phổ biến toàn cầu.
+ Trong “Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững” năm 2002
của Liên hợp quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ
phải đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ.
Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm, sa mạc hóa
cướp đi ngày càng nhiều đất đai mầu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu đã biểu hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt. Các
nước đang phát triển trở nên dẽ bị tổn hại hơn.Ô nhiễm không khí, nước và
biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu người.
Chính vì vậy, thực hiện chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển kinh tế, xã
hội. Các quốc gia cần hợp tác trên tinh thần ‘‘chung lưng, đấu cật“ mang tính
toàn cầu. Các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách đẩy mạnh quốc tế hóa các
chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế để bảo vệ môi trường. Hòa
bình, phát triển, bảo vệ môi trường phụ thuộc lẫn nhau không thể chia cắt. Các
quốc gia giải quyết mọi bất đồng về môi trường một cách hòa bình với các biện
pháp thích hợp theo Hiến chương của Liên hợp quốc3.
3.2.2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân:
Việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân do đó cần bảo đảm các tiêu chí sau:
+ Bảm đảo tính thống nhất.
+ Bảo đảm tính tổng hợp.
+ Bảo đảm tính liên tục và nhất quán.
3 Xem Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng (2008), Con người và Môi trường. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.787-844.
83
+ Bảo đảm tính tập trung dân chủ.
+ Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng;
+ Kết hợp hài hòa các lợi ích: Lợi ích quốc gia, khu vực và quốc tế. Kết
hợp hài hòa lợi ích cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng.
+ Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường quản
lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
+ Tiết kiệm, hiệu quả: Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và
hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường để với
những nguồn vật chất, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, lực lượng lao động xã hội,
trình độ khoa học công nghệ hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội được khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất.
+ Hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, phù
hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp
dụng khoa học, công nghệ hiện đại giảm chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm,
giảm khối lượng; sử dụng nguyên liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm; tận
dụng, tái chế phế liệu; Tiết kiệm lao động ở tất cả các khâu của quy trình quản
lý, lao động, sản xuất.
+ Xây dựng, đầu tư mô hình sản xuất trong nông nghiệp, chế biến sạch
hơn. Đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho doanh nghiệp, các
vùng kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh...
3.2.3. Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt về kinh tế mà hy
sinh những lợi ích lâu dài về môi trường sinh thái
+ Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Ly Sơn lồng ghép trong yêu cầu
bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư
phát triển.
84
+ Các chỉ tiêu môi trường cần phải được sử dụng để đánh giá chất lượng
hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện đảo.
3.2.4. Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa qui định pháp luật về
BVMT với các hệ thống pháp luật khác có liên quan
+ Giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật.
+ Đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến
cơ sở;
+ Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với
công tác bảo vệ môi trường.
3.2.5. Các giải pháp cụ thể
Để từng bước và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với
môi trường trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cần tập trung nghiên cứu và thực
hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Giải pháp về hoàn thiện bộ máy nhà nước về quản lý môi trường:
Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đặc
biệt là cấp cơ sở, vì hàng ngày việc ô nhiễm môi trường hay bảo vệ môi trường
diễn ra tại cơ sở. Chính quyền cơ sở là nơi gần dân, sát dân, sát các cơ sở sản
xuất kinh doanh nên có thể tổ chức việc bảo vệ môi trường tốt nhất.
Đặc thù của bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
bởi vậy cần phân công phối hợp tốt mới có thể bảo vệ môi trường một cách
hiệu quả.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn nói
riêng vẫn chưa được cán bộ các cấp, các ngành nhận thức một cách đầy đủ.
Năng lực cán bộ làm công tác môi trường còn nhiều bất cập, vì vậy cần tăng
cường bồi dưỡng,đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn làm cho cán bộ nòng cốt làm
tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Bên
ạnh đó, về số lượng cán bộ làm công tác môi trường cần phải đảm bảo để thực
85
hiện nhiệm vụ, hiện nay thì số cán bộ làm công tác môi trường quá mỏng
không đáp ứng nhu cầu.
- Giải pháp về nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền, giáo dục,
thuyết phục, vận động nhân dân
Tạo nhận thức thống nhất trong hệ thống chính trị, làm cho tất cả cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trong toàn dân nhận
thức đầy đủ, đúng đắn về môi trường và vai trò, ý nghĩa của nó trong phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện đảo.
* Về nội dung quán triệt, tuyên truyền
- Cần tuyên truyền sâu rộng các luật, nghị định, chỉ thị, văn bản pháp
quy sau đây đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Lý Sơn:
+ Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2015
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/ quy định về quản lý chất
thải nguy hại, Hà Nội.
+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7 quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường, Hà Nội.
+ Thông tu số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12 quy định quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường chất lượng nước bảo vệ thủy sinh và nước dùng
cho tưới tiêu, Hà Nội.
+ Tuyên truyền đề án xây dựng nghĩa địa tập trung huyện Lý Sơn
- Quán triệt các chủ trương của Chính phủ, tỉnh, huyện đối với việc quản
lý bảo vệ môi trường.
86
- Làm cho mọi người biết được về sự nguy hại của rác thải, nước thải,
nói không với túi ni lông. Chẳng hạn, khi tuyên truyền về môi trường cần làm
cho mọi người dân biết: việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp
không theo qui định hướng dẫn của nhà sản xuất thì tác hại ảnh hướng đến sức
khỏe, bệnh tật và chất lượng cuộc sống của người dân để từ đó hạn chế.
- Nắm được ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống
của người dân.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ
chức, công dân đối với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Từ đó thúc đẩy ý
thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, mỗi người dân trong cộng đồng.
- Vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa trong mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý nhà nước của chính
quyền địa phương.
* Về phương pháp
- Đưa vào nội dung kế hoạch công tác: Nội dung kế hoạch công tác của
các cấp, các ngành, các cơ quan trực thuộc UBND huyện, nhất là những phòng
ban liên quan trực tiếp như: Phòng tài nguyên môi trường, Phòng kinh tế hạ
tầng nông thôn huyện, phòng Tài chính... phải xác lập nhiệm vụ nghiên cứu,
quán triệt, nhận thức đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức quán triệt thông qua nghị quyết bảo vệ môi trường: Hiện nay,
Huyện ủy Lý Sơn đã ban hành nghị quyết về bảo vệ môi trường. Song nội dung
nghị quyết còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với
yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Đặc biệt, nội dung liên quan đến hệ thống
cách thức thực hiện chưa được thể hiện rõ nét và chưa đánh giá đúng mức về
vai trò rất quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển du
lịch ở Lý Sơn và do vậy cũng chưa xác định rõ những giải pháp cụ thể nhằm
87
phát huy việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn, chất thải độc hại để bảo
vệ môi trường huyện đảo. Do đó, thời gian tới, cần thiết phải nghiên cứu bổ
sung ban hành Nghị quyết mới về công tác bảo vệ môi trường hoặc cũng có thể
ban hành một nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về môi trường, tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển bảo vệ sức khỏe và
phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.
Thông qua nghị quyết này, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về nội dung, vai
trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến đội ngũ cán bộ,
đảng viên và toàn dân.
- Văn bản chỉ đạo: UBND huyện, xã cần ban hành các văn bản như công
văn, chỉ thị để xác định trách nhiệm cho các cấp, các ngành phải chú ý tuyên
truyền nội dung về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tập huấn: Đây là một công việc hết sức cần thiết, do yêu cầu
thực tế đặt ra. Như ở phần thực trạng đã đánh giá, nhận thức của đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về
công tác môi trường còn nhiều bất cập. Vì vậy, tổ chức các lớp tập huấn bổ
sung những kiến thức chuyên môn cơ bản, cụ thể, sát với việc ô nhiễm môi
trường hiện tại trên địa bàn huyện sẽ là cách làm nhanh, có hiệu quả.
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng: Chỉ đạo Đài Truyền thanh của
huyện xây dựng chuyên mục để tuyên truyền các nội dung liên quan đến công
tác bảo vệ môi trường cụ thể, thiết thực, qua đó góp phần nâng cao nhận thức
và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân trên đảo và khách du
lịch. Xây dựng một hồ sơ nội dung tuyên truyền để tuyên truyền trên các
phương tiện truyền thông của tỉnh, của trung ương.
- Đưa vào nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng
gia đình văn hóa: UBND huyện chỉ đạo các phòng ban và cơ quan chuyên môn
tham mưu cụ thể hóa các nội dung về bảo vệ môi trường trên địa bàn vào trong
88
nội dung và các tiêu chí đánh giá về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
và xây dựng gia đình văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của từng hộ
dân cư và trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý khu dân cư, nhất là bí
thư chi bộ, thôn trưởng, trưởng ban mặt trận thôn và những người đang trực
tiếp làm công tác môi trường.
- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa như Hội thi, hái hoa dân
chủ, trong các buổi học ngoài giờ của học sinh ở các cấp học: Đây là một hình
thức tuyên truyền rất hiệu quả, có tác dụng trực quan đến những người tham
gia trực tiếp và khách tham quan. Tuy nhiên, để làm được công tác tuyên
truyền thông qua hình thức này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ
thể tổ chức tuyên truyền về môi trường(thường là do các phòng, ban cơ quan,
chủ xóm, những người tại cơ sở trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường...) và
chủ thể QLNN đối với công tác môi trường(trên cơ sở có sự phân cấp trách
nhiệm quản lý một cách rõ ràng về công tác môi trường đó thuộc trách nhiệm
quản lý trực tiếp của huyện, xã). Đồng thời phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ về
chuyên môn của cơ quan chuyên môn (Phòng Tài nguyên môi trường).
- Tuyên truyền thông qua các hoạt động du lịch tại các di tích: Hiện nay,
hoạt động du lịch trên địa bàn huyện nói chung còn mang tính tự phát. Du
khách đến du lịch tại đảo phải tự tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn và chủ
yếu cũng chỉ đến một vài thắng cảnh, di tích như: chùa Hang, chùa Đục, đình
làng, hang Câu... nhưng chưa có có tổ chức, cá nhân nào đảm nhiệm việc
hướng dẫn du khách cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường ở đâu? Như thế
nào để du khách biết. Muốn vậy, công tác quản lý hành chính phải đặt ra nhiệm
vụ đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một lực lượng lao động trong các tổ chức,
doanh nghiệp và người dân đủ kiến thức và khả năng về chuyên môn làm
nhiệm vụ hướng dẫn, công tác bảo vệ môi trường cho du khách tại các điểm du
lịch.
89
- Tuyên truyền thông qua hệ thống giáo dục - đào tạo: Đây là hình thức
tuyên truyền có tính chất lâu dài và bền vững. Cần nghiên cứu để đưa vào
chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ
thông một thời lượng tiết học phù hợp; đồng thời coi trọng tổ chức các giờ học
ngoại khóa tại các điểm di tích; hướng dẫn học sinh cách bảo vệ môi trường.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách
Như ở phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ, đến thời điểm này UBND
huyện Lý Sơn đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và bảo vệ
môi trường. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với công tác
bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đảo, UBND huyện cần nghiên cứu ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm
2015; các văn bản pháp quy của Bộ Tài nguyên Môi trường, các văn bản của
tỉnh4. Theo đó, nên nghiên cứu ban hành các văn bản sau:
- Quy định về phân cấp quản lý hệ thống các nhà hàng khách sạn trên địa
bàn huyện;
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quản lý bảo vệ môi trường cấp
huyện, cấp xã.
- Quyết định thành lập ban quản lý trực tiếp của từng lĩnh vực về bảo vệ
môi trường. Theo đó, giao quyền quản lý trực tiếp cho những người đại diện
cộng đồng lĩnh vực được phân công.
- Quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tài chính có
được từ sự đóng góp của người dân và du khách đối với công tác bảo vệ môi
trường.
- Chỉ thị về tăng cường quản lý công tác bảo vệ moi trường gắn với phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho huyện đảo.
4 Xem Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách công. NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.475.
90
-Cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản hành chính, cần nghiên cứu
ban hành hoặc đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành các chính sách phù
hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Trong đó coi trọng mấy chính sách sau
đây:
- Chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai đối với doanh nghiệp đầu tư phát
triển du lịch nói riêng, tham gia trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn (trình xin cơ
chế của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chính phủ).
- Chính sách thu hút các nguồn lực ngoài Nhà nước tham gia quản lý bảo
vệ môi trường trên huyện đảo.
- Chính sách hỗ trợ đối với những người trực tiếp làm công tác bảo vệ
môi trường, đặc biệt là chủ xóm, trưởng thôn, trưởng khu dân cư...
- Chính sách hỗ trợ đối với những người trực tiếp truyền dạy, duy trì các
tài sản về văn hóa phi vật thể, nhất là văn hóa dân gian.
- Giải pháp về nguồn lực tài chính và con người
Nguồn lực tài chính là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình quản lý
bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà
nước chưa và rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đặt ra. Do vậy, trong
giải pháp nguồn lực tài chính phải hết sức chú ý khơi dậy được nguồn lực từ
trong dân, trong doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài thông
qua hợp tác quốc tế.
Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước ưu tiên cho việc lập quy
hoạch, kế hoạch, hoàn thiện thể chế, hỗ trợ công tác quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực,trong công tác bảo vệ môi trường.
Các nguồn lực từ xã hội hóa tập trung cho việc quản lý bảo vệ môi
trường, xây dựng hệ thống thông tin của công tác tuyên truyền bảo vệ môi
trường.
91
Hiện nay, nhân dân cả nước đang rất quan tâm đến đảo Lý Sơn, nhiều tổ
chức, cá nhân đã có những chương trình tài trợ nguồn lực, nhưng chủ yếu là tài
trợ trực tiếp cho ngư dân, người nghèo... Vì vậy, cần thiết phải tạo ra cơ chế để
các tổ chức, cá nhân nhận thấy sự cần thiết và ý nghĩa khi tài trợ cho việc bảo
vệ môi trường, nhất là đối với việc đầu tư trang thiết bị và các dụng cụ về sử
dụng và xử lý rác thải.
Cách thức thu hút nguồn lực từ xã hội:
- Thông qua thu hút đầu tư vào các dự án phát triển đối với huyện Lý
Sơn.
- Thông qua công tác quảng bá thông tin, kêu gọi những người có tâm
huyết tài trợ, ủng hộ.
- Vận động từ cộng đồng dân cư.
- Tổ chức hội thảo khoa học phát triển Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững
chắc về quốc phòng, an ninh; tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ môi trường.
- Tiền ủng hộ của du khách đến tham quan tại các điểm du lịch, danh
lam thắng cảnh.
Bên cạnh chú trọng về nguồn lực tài chính, phải đặc biệt chú trọng đến
xây dựng về nguồn lực con người. Con người vẫn là nhân tố quyết định.
Trong xây dựng nguồn lực con người phải chú ý xây dựng ở ba dạng:
cộng đồng, bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.
* Về xây dựng nguồn lực cộng đồng
Xây dựng nguồn lực cộng đồng tức là phải làm cho toàn dân nhận thức
đúng và có ý thức thực hiện các chủ trương, quy định của Nhà nước liên quan
đến quản lý và bảo vệ môi trường. Khi nào mọi người dân đều tự nhận thấy
trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và góp phần làm cho người khác hiểu
được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng thì nhiệm vụ này
92
mới thành công. Lúc đó, mọi người dân sẽ tự giác thực hiện các hành vi bảo vệ
môi trường. Để thực hiện được mục tiêu lâu dài này, cần phải kiên trì biện
pháp tuyên truyền, xâm nhập thông tin thường xuyên đến nhân dân. Đồng thời,
trong định hướng phát triển kinh tế, phải kiến tạo ra môi trường để toàn dân
thấy được việc bảo vệ môi trường mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián
tiếp cho nhân dân.
Để xây dựng nguồn lực này, cần phải chi tiêu chủ yếu từ ngân sách nhà
nước. Do đó, phải có kế hoạch ngân sách phục vụ công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức như phát thanh, truyền hình, tranh cổ động trực quan, khẩu
hiệu, tờ rơi, các hoạt động vận động của Mặt trận, các hội đoàn thể...
* Xây dựng nguồn lực bán chuyên nghiệp
Đây là nguồn lực trực tiếp tham gia công tác bảo vệ môi trường. Họ là
những người trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn du khách tham quan, nhân dân
về công tác bảo vệ môi trường... Theo đó, đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng
(chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng) là cán bộ Phòng Tài Nguyên Môi trường, một
số cán bộ của từng cơ quan, đơn vị, thành viên của những hộ gia đình hoạt
động du lịch cộng đồng. Đây là lực lượng rất quan trọng vừa thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ môi trường, vừa là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực nhất trong xã
hội, góp phần nâng cao ý thức của toàn dân trong việc bảo vệ, xây dựng môi
trường thân thiện phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
Để xây dựng nguồn nhân lực này, cần sử dụng nguồn lực tài chính một
phần của Nhà nước và một phần từ nhân dân. Nguồn lực tài chính Nhà nước
chủ yếu để thiết kế tổ chức được các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho
người học. Do vậy, cần xây dựng được kế hoạch tập huấn bồi dưỡng hằng năm,
trong đó xác định rõ kế hoạch kinh phí.
* Đào tạo nguồn lực chuyên nghiệp
93
Đây là lực lượng hoạt động chuyên nghiệp trên lĩnh vực QLNN và trực
tiếp làm công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài huyện. Theo đó, cán bộ
Phòng Tài nguyên Môi trường, cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã
phải được đào tạo, bồi dưỡng rất căn bản về kiến thức QLNN đối với bảo vệ
môi trường. Trong đó, phòng Tài nguyên Môi trường phải đào tạo được một
cán bộ có trình độ am hiểu chuyên sâu về kiến trúc môi trường để làm tham
mưu cho công tác QLNN về môi trường.
Nguồn lực tài chính phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp
chủ yếu là từ doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước chủ yếu để phục vụ đào tạo
cán bộ quản lý nhà nước.
UBND huyện Lý Sơn cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực này trên cơ sở phối hợp tốt đối với doanh nghiệp và các trường đào tạo.
- Giải pháp về phát huy trách nhiệm cộng đồng trong quản lý bảo vệ
môi trường
Vấn đề đặt ra là, làm sao để có sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò quản lý
của nhà nước với trách nhiệm quản lý trực tiếp của cộng đồng. Muốn vậy, phải
ban hành các văn bản hành chính phân định rõ nội dung, hình thức, thẩm
quyền, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể quản lý hành chính
với chủ thể quản lý trực tiếp công tác bảo vệ môi trường.
Đồng thời phải ban hành các quy định của Nhà nước để làm cơ sở thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát, công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, nhà
hàng khách sạn trong việc cam kết bảo vệ môi trường đúng quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường...
Có cơ chế để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với công tác quản
lý bảo vệ môi trường.
- Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
*Thu gom, xử lý rác thải, đất, cát thải, nước thải:
94
- Năm 2015 - 2016 có 70 – 80% rác thải được thu gom và xử lý.
- Xây dựng kế hoạch tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho những hộ
nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến năm 2016 hoàn thành 100%, tỷ lệ
hộ có nhà vệ sinh 95%.
- Từ năm 2017 - 2020 có 90% rác thải, chất thải rắn trong sản xuất và
sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng công nghệ phù hợp.
. - Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà vệ sinh nơi công cộng tập trung tại các
điểm du lịch; đến năm 2020; 100% các điểm du lịch, khu di tích cấp quốc gia,
cấp tỉnh có nhà vệ sinh công cộng.
- Thu gom nạo vét đất, cát thải trên các đường cơ động đông nam đảo,
đường liên xã, đường trung tâm huyện, phấn đấu đến 2015 các tuyến đường
không còn cát, đất thải mà phải được thu gom, nạo vét chuyển đi đổ những
vùng trũng, ven bờ biển để có thể tái tạo phục vụ sản xuất, làm sạch môi
trường.
- Từ năm 2015-2016: 50% hộ gia đình dọc tuyến đường liên xã, đường
Đông Nam đảo có hố thu gom nước thải.
- Từ 2017-2020: 90% hộ gia đình dọc các tuyến đường liên xã, đường
Đông Nam đảo có hố thu gom nước thải.
*Trồng cây xanh:
Giai đoạn 2015- 2016: Phối hợp với Dự án trồng rừng phòng hộ cảnh
quan môi trường của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh trồng và chăm sóc rừng trồng
hiện có, đồng thời trồng cây tuyến đường từ Trung tâm huyện đến UBND xã
An Hải.
- Trong thời gian đến, mỗi năm trồng mới cây cảnh quan dọc các tuyến
đường còn lại, các khu vực đất bãi bồi, ven biển, vận động nhân dân mỗi khu
dân cư tự trồng và chăm sóc bảo vệ cây hiện có.
95
- Phấn đấu đến năm 2020 phủ xanh 90% diện tích đất lâm nghiệp (132,9
ha) và từng bước có kế hoạch trồng trên các đồi trọc với diện tích khoảng 110,7
ha, nâng độ che phủ của rừng đạt 30%.
* Quy tập mồ mả:
- Phấn đấu giai đoạn từ năm 2015 – 2017 quy hoạch xây dựng 3 ha (xây
hộc, trồng cây xanh, đường đi) đất nghĩa trang nhân dân để quy tập số mồ
mả nằm rải rác tại các khu vực đã quy hoạch để phát triển du lịch và trong khu
dân cư về cải táng tập trung đạt 1/3 số mả cần cải táng (khoảng 2.000 mộ).
- Từ năm 2018- 2020, vận động nhân dân cải táng số mồ mã đã kiểm tra
nằm rải rác ngoài khu vực nghĩa địa (khoảng 2.000 mộ).
- Cải táng và chôn cất mồ mả tiết kiệm đất, hướng đến việc hỏa táng.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.
*Công trình cấp nước sinh hoạt:
- Năm 2015 đã tổ chức thực hiện Dự án cung cấp nước sinh hoạt cho 479
hộ (2.000 dân) ở khu Trung tâm huyện.
- Dự kiến đến năm 2016 hoàn thành cung cấp cho 1.438 hộ (6.000 dân) ở
khu vực Trung tâm huyện.
- Giải pháp gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội; tuyên
truyền bằng chứng về lịch sử, pháp lý trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Phát triển du lịch, đưa ngành kinh tế du lịch trở thành nhiệm vụ đột phá
thứ hai đứng sau ngành kinh tế biển
- Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, mang lại thu nhập
đáng kể và trực tiếp cho người dân nếu nó được phát huy. Mặc dù thu nhập
được coi là nhân tố quan trọng, song du lịch còn mang lại những món lợi khác,
96
nhu cầu của khách du lịch, bên cạnh đó việc tuyên truyền cho khách du lịch
trong việc bảo vệ môi trường.
- Để phát huy ngành kinh tế du lịch Lý Sơn đúng với tiềm năng của đảo,
cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề như: Giao thông phải bảo đảm kịp thời,
an toàn, lịch sự, văn minh; Cơ sở hạ tầng du lịch, khách sạn, nhà hàng; Các sản
phẩm du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn; Môi trường xã hội thân thiện, môi
trường tự nhiên sạch, độc đáo...
- Quảng bá sản phẩm du lịch: Triết lý quảng bá du lịch của Lý Sơn nên
theo các chủ đề sau: Đến với Lý Sơn là đến với một quần thể di tích LSVH lâu
đời gắn liền với đặt trưng văn hóa người dân biển đảo; gắn liền với bảo tàng
sống về các chứng cứ lịch sử chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là của Việt Nam; là đến với kiến tạo thiên nhiên độc đáo liên quan đến núi lửa
trong quá trình kiến tạo của trái đất; là đến với “vương quốc tỏi” và những sản
phẩm du lịch từ biển, đảo.
- Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội, tự nhiên thân thiện: Xây dựng
nếp sống văn hóa vừa giữ được cốt cách văn hóa truyền thống của cư dân trên
đảo, vừa phù hợp với yêu cầu giao lưu, phục vụ du khách. Đây là một nhiệm
vụ khá khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cụ thể, kiên trì, lâu dài, nhất
là phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền và kiến tạo ra môi trường hoạt
động kinh tế du lịch đa dạng để mọi người dân tham gia vào quá trình đó và
mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho họ. Phục hồi môi trường tự nhiên trong
sạch, chất lượng tốt, nhất là về cây xanh, về rác thải, không khí... Từng bước
đồng bộ hóa về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Tạo sản phẩm du lịch đặt sắc để tiến tới xây dựng thành thương hiệu.
Trong đó chú ý các sản phẩm độc đáo sau: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa gắn
với các nhà thờ, các mộ gió, cúng việc lề ở từng tộc họ; Chiêm ngưỡng và
nghiên cứu thắng cảnh do kiến tạo của thiên nhiên trong đó có các miệng núi
lửa; Thám hiểm khu bảo tồn sinh thái biển (cá, các loại hải sản, san hô...); du
97
lịch dã ngoại thưởng thức môi trường biển, nhất là vào ban đêm; tham gia các
hoạt động sản xuất như đánh bắt hải sản, sản xuất hành, tỏi; Tạo ra các món ăn
mang văn hóa ẩm thực của cư dân biển như: các món ăn từ nhum (cháo nhum,
chả nhum); từ các loại ốc, cua, cá, tôm biển; các loại rong biển; đồn đột, hàu,
vẹm...; Tạo ra các sản phẩm quà tặng có giá trị thiết thực.
- Giữ chân du khách, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch: Hiện nay, du
khách đến Lý Sơn (ngoại trừ lượng khách đến để tổ chức các hoạt động mang
tính mặc định) hầu hết chỉ ở lại Lý Sơn một ngày, sau đó trở vào đất liền. Vậy
làm thế nào để giữ chân du khách được lâu hơn, làm cho du khách tiêu nhiều
tiền hơn? Để làm được điều trên, cần phải thực hiện các việc sau:
- Thứ nhất, phải hình thành các chuyến tàu vận chuyển khách vào các
giờ trong ngày theo nhu cầu của khách.
- Thứ hai, có các tour một ngày, hai ngày, thậm chí nhiều ngày. Đồng
thời, gắn với các nhu cầu khách như thưởng thức thắng cảnh, tham gia các hoạt
động sản xuất, thám hiểm biển, thưởng thức các món ăn ngon...
- Thứ ba, cần tính toán xây dựng các đợt cao điểm thu hút khách du lịch
gắn với các sự kiện phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Thông qua hoạt động tham quan của khách du lịch góp phần tuyên
truyền bằng chứng về lịch sử, pháp lý trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý nghĩa chính trị sâu sắc nhất ở đây chính là những giá trị mang tính
lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
98
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, trên cơ sở phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối với
công tác bảo vệ môi trường ở Chương 2 và phân tích yêu cầu đặt ra của công
tác quản lý nhà nước đối với môi trường ở huyện đảo Lý Sơn, nội dung
Chương 3 đã tập trung nêu rõ giải pháp chung và giải pháp cụ thể về quản lý
nhà nước đối với bảo vệ môi trường ở Lý Sơn. Trong đó nhấn mạnh: phải
nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, cá nhân trong xây dựng bảo vệ môi
trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội, trong bảo vệ Tổ quốc; Đặc biệt, đã
nêu lên 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối
với công tác bảo vệ môi trường ở huyện đảo Lý Sơn, nhằm đáp ứng yêu cầu
trong giai đoạn mới.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Thứ nhất, Quản lý nhà nước về môi trường với những mục tiêu quan
trọng nhất được Liên Hiệp Quốc xác định từ nay đến năm 2030 nhằm khuyến
khích các quốc gia trên thế giới cùng tham gia tạo nên một thế giới năng động,
phát triển hài hoà và bền vững. Các nội dung cơ bản mới, gồm : kết thúc đói
nghèo, cải thiện sức khoẻ và giáo dục, làm cho các đô thị bền vững hơn, chống
biến đổi khí hậu và bảo vệ đại dương và rừng.
Thứ hai, Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, do vậy, được xem
như đích đến quan trọng của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Thay đổi, tư duy nhận thức: “Think globally, act locally” dịch nghĩa
tiếng Anh là “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”, làm kim chỉ nam
cho hoạt động bảo vệ môi trường-sinh thái của tỉnh Quảng Ngãi và các mục
tiêu cụ thể cho huyện Lý Sơn trong giai đoạn 2016-2020.
Thứ ba, Cần xây dựng chương trình nghị sự 21 của huyện Lý Sơn nhằm
định hướng công tác QLNN về PTBV và lồng ghép ứng phó với BĐKH trong
kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và môi trường tỉnh Quảng
Ngãi trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Thứ tư, Lĩnh vực bảo vệ môi trường đòi hỏi nỗ lực chung của cả cộng
đồng không chỉ từ giác độ tài chính mà còn cả từ giác độ ý thức bảo vệ môi
trường. Do đó. cần thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa để có thể đạt được
những kết quả tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan
QLNN về môi trường huyện Lý Sơn trong thời gian tới.
100
2. KIẾN NGHỊ
Thứ nhất: Tăng cường QLNN, hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước
trong việc tổ chức thực hiện BVMT, cụ thể : (1) Thể chế hoá tổ chức, bộ máy
thực hiện các kế hoạch hành động BVMT với thời gian 05 năm và hàng năm
của ngành/lĩnh vực và của vùng/lãnh thổ. (2) Tăng cường năng lực quản lý cho
BVMT : phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội-
môi trường. Tập trung xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất
đạo đức, năng lực, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. (3) Sử dụng các
công cụ tài chính phục vụ cho BVMT: chống thất thu, tiết kiệm chi, ưu tiên chi
cho đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, huy động các nguồn lực
cho đầu tư phát triển con người. (4) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá BVMT cho
từng ngành/lĩnh vực và vùng/lãnh thổ. (5) Tăng cường giáo dục và nâng cao
nhận thức cho mọi người dân về BVMT. (6) Cụ thể hoá các mục tiêu BVMT
vào từng ngành/lĩnh vực và địa phương.
Thứ hai: Huy động tham gia cộng đồng thực hiện BVMT, cụ thể : (1)
Định hướng chung : Chiến lược BVMT là một quá trình xử lý phối hợp liên tục
và dân chủ các tư tưởng, hành động ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ ngành
và các địa phương, để có thể lồng ghép một cách cân đối các mục tiêu kinh tế-
xã hội-môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu PTBV quốc gia. (2) Huy động các
nhóm xã hội chính thúc đẩy BVMT và PTBV, giải quyết các xung đột lợi ích
thông qua đối thoại và hoà giải trên cơ sở tham vấn của tất cả các nhóm xã hội
như: phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân và công đoàn, các doanh
nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số và giới trí thức, các nhà khoa học.
Thứ ba: Hợp tác quốc tế để BVMT và PTBV, cụ thể : tăng cường hợp
tác quốc tế nhằm nâng cao vị thế của quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi và sự ủng hộ của cộng đồng thế giới trong phát triển kinh tế-xã hội và tranh
thủ được sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới về ứng phó với
BĐKH, phòng chống thiên tai hướng tới tăng trưởng xanh, ít phát thải cácbon.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương (2015). Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
nhiem-vu-phat-trien-ktxh-5-nam-2011-2015-va-phuong-huong-nhiem-vu-phat-
trien-ktxh-5-nam-2016-2020-376288.bld.
2. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ: ‘‘Nghiên cứu xây dựng
phương pháp luận đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ phù
hợp với Việt Nam và áp dụng đánh giá tác động chính sách tài trợ cho nghiên
cứu cơ bản của quỹ phát triển khoa học và công nghệ“. Bộ Khoa học và Công
nghệ. Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ (2016). Hà Nội.
3. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: ‘‘Quản lý rủi ro môi trường
tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ“. Học viện Hành chính Quốc gia. Khoa
quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn (2016). Hà Nội.
4. Chế Đình Lý (2011), Nguyên lý và công cụ quản lý môi trường. NXB
ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
5. Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp
bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và KCN.
6. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở Khoa học Môi trường. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
Nghị sự 21 của Việt Nam). Ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2004.
8. Đặng Khắc Ánh (2013a), Hợp tác công-tư và vai trò của hợp tác công-tư
trong phát triển.Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 196 (2013), tr.29-33.
9. Đặng Khắc Ánh (2013b), Các hình thức hợp tác công-tư. Tạp chí Giáo
dục Lý luận, số 206 (2013), tr.16-19.
10. Đặng Khắc Ánh (2012), Hợp tác công-tư và vận dụng vào cải cách khu
vực công ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Hành
chính năm 2012.
11. Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng (2008), Con người và Môi
trường. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.787-844.
12. Lê Thị Hồng Trâm (2008), Đánh giá rủi ro môi trường. NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách
công. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.475.
14. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935-
2001. NXB Thống kê, Hà Nội, tr.123.
15. Luật Đầu tư năm 2005.
16. Luật Doanh nghiệp 2005.
17. Luật bảo vệ môi trường 2015.
18. Nguyễn Đức Khiển và nnk (2013), Độc học và môi trường. NXB Xây
dựng (Hà Nội).
19. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây
dựng (Hà Nội).
20. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lý tài nguyên và môi trường. NXB
Xây dựng.
21. Nguyễn Việt Hùng và nnk (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Thanh Tuấn (2015), Giáo trình Luật và Chính sách Môi trường.
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
23. Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn (2015), báo cáo công tác bảo vệ môi
trường huyện Lý Sơn. Lý Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_tren_dia_ban_huyen_l.pdf