Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo du lịch phát triển bền vững theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, tôn giáo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng. Thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh dựa vào các quan điểm nêu trên. Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót bất cập, cần đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia, hỗ trợ phát triển, làm tốt công tác chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược sản phẩm trên cơ sở dự báo đúng, phù hợp với từng loại thị trường. Qua đó củng cố và tạo vị thế cho Trà Vinh tiếp tục khẳng định mình là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành du lịch nước ta. Với tinh thần đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo với mong muốn tìm ra những giải pháp tối ưu góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch nhằm thúc đẩy du lịch Trà Vinh phát triển một cách bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

pdf118 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn đối với du lịch Trà Vinh. - Bảy là, hoạt động đầu tư, hợp tác phát triển du lịch nhằm tạo sự liên kết với các địa phương trong nước và nước ngoài tuy được thực hiện nhưng nhìn chung còn khá ít các văn bản được ký kết. Phạm vi liên kết, hợp tác còn tương đối hẹp, sự giao lưu học hỏi với các nước trên thế giới chưa mang tính chuyên nghiệp. Sự liên kết giữa các vùng trong cả nước mang tính phụ cận, chưa bắt nhịp được với sự phát triển hiện đại của du lịch nói chung. - Tám là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn 77 chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn để kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn diễn biến phức tạp. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mở văn phòng, không có địa chỉ cụ thể nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu. Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh, ăn uống, lưu trú tuy được đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với mức giá quá cao vẫn hoạt động, gây ra những hậu quả không hay cho ngành du lịch của tỉnh. 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém - Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học – công nghệ còn rất hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau. - Một số cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mực đến công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của phát triển du lịch bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong 78 tỉnh còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. - Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh. - Chúng ta đã xác định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch dài hạn trong giai đoạn 2012 – 2020. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, quy hoạch trên vẫn còn bộc lộ những nhược điểm nhất định. Nhìn từ phía quản lý nhà nước thì khuyết điểm lớn nhất là du lịch Trà Vinh về cơ bản vẫn mang nặng tính thụ động, chờ khách đến, chưa chủ động vươn ra thị trường, gắn bó với thị trường. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh có mặt thiếu chặt chẽ. - Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững thay đổi quá nhanh do sát nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định nên không đảm báo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững vào điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trong việc ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự kết hợp trong quản lý về phát triển du lịch bền vững giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong quản lý về phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm du lịch. 79 - Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch bền vững du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ. - Cơ chế quản lý có liên quan đến khách du lịch của các bộ, ngành có những điểm chưa thống nhất, còn mang tính chất riêng biệt của ngành. Doanh nghiệp không tự giác chấp hành quy định của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh. Phần lớn tư tưởng kinh doanh mang tính chộp dựt vì lợi ích cục bộ trước mắt; thiếu tính chuyên nghiệp và tầm nhìn lâu dài. - Việc quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến phát triển du lịch bền vững chưa được quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức để phát huy hết những thế mạnh tiềm năng phát triển của tỉnh. Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch bền vững còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác tạo sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch bền vững và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển. - Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lý cho các cơ quan quản lý nhà 80 nước về phát triển du lịch bền vững chưa toàn diện, chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. 81 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Chương 2 của Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà vinh giai đoạn 2012 – 2016. Đây là giai đoạn ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Trà Vinh nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ. Chương 2 đã giải quyết những vấn đề cụ thể sau đây: - Tổng quan về phát triển du lịch thành phố Trà Vinh. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, trong đó tập trung các nội dung: + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, bao gồm: việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững; việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về phát triển du lịch bền vững; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững; về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch bền vững; quản lý việc hoạt động kinh doanh du lịch; việc quảng bá, xúc tiến và đầu tư, hợp tác phát triển du lịch bền vững; thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững. + Qua thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn tỉnh Trà Vinh, đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng đó: nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. 82 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ TRÀ VINH 3.1. Quan điểm của Đảng và định hƣớng phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 3.1.1. Quan điểm của Đảng Trên cơ sở phân tích khoa học về tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch của nước ta, cũng như xu hướng phát triển du lịch của thế giới, Đảng và nhà nước ta đã chỉ ra định hướng cho sự phát triển ngành du lịch một cách bền vững. Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ:“Tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường, lịch sử truyền thống, tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [tr2]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định:“Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” [19, tr187]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền 83 thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [20, tr187]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X xác định:“phát tiển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực” [21, tr202]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục xác định:“tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: du lịch, hàng hải”. “Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [22, tr116]. Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) xác định: “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế” [32, tr30]. Các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển du lịch có tác động chỉ đạo về phát triển du lịch một cách bền vững. Đồng thời, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước. 3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 - Phát triển thị trường du lịch Định hướng thị trường là việc xác định thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm, cũng như các chính sách tiếp thị phù hợp, nhằm thu hút khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả nhất thông qua một số tiêu chí như: xu hướng, dự báo khách du lịch; tiềm năng của lãnh thổ; hệ thống khách sạn, các khu vui chơi giải trí và các chương trình xúc tiến du lịch bao gồm thị trường quốc tế và thị trường nội địa. 84 - Phát triển sản phẩm du lịch Dựa vào đặc điểm tiềm năng du lịch và các điều kiện có liên quan để xác định loại hình đặc trưng của Trà Vinh: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáotừ đó có thể xác định nhiệm vụ cơ bản như: + Hoàn chỉnh các khu du lịch hiện đang khai thác, đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường. + Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng hạ tầng kỹ thuật, xây mới các công trình hạ tầng thương mại, công trình vui chơi giải trí và các dịch vụ tài chính – ngân hàng. + Hợp tác với trung tâm du lịch trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thông qua tuyến, điểm du lịch liên tỉnh, liên vùng. - Tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch Với mục tiêu góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội về du lịch, đưa du lịch phát triển trở thành sự nghiệp của toàn dân. Qua đó góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Trà Vinh trong và ngoài nước. - Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng với người dân tham gia đầu tư, tổ chức khai thác phát triển các loại hình du lịch với nhiều mục tiêu kết hợp vào các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh. Đầu tư nước ngoài cần hướng vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch có quy mô lớn đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, các loại hình du lịch mới hấp dẫn mà các doanh nghiệp trong thành phố chưa đủ năng lực, nguồn lực tổ chức. - Đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề then chốt và quan trọng hiện nay của Trà Vinh. Chính vì vậy, Trà Vinh cần quan 85 tâm đến quản lý việc đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài với nhiều hình thức tại chỗ, chính quy ở trong và ngoài nước. Đối với các lĩnh vực như: nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn quản lý,cần đào tạo ở cả 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân, phổ cập kiến thức du lịch để người dân tham gia cùng với nhà nước phát triển du lịch bền vững. - Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững theo định hướng, có trật tự, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của quản lý nhà nước là việc xây dựng và kiện toàn hoạt động cơ quan đơn vị nhằm mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác và quản lý tốt tiềm năng, tài nguyên, phát triển thị trường và sản phẩm du lịch. Tạo lập sự thúc đẩy ngành phát triển trong ổn định và bền vững. - Xác định các không gian phát triển du lịch bền vững, hình thành các điểm, tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi lãnh thổ Hướng không gian phát triển du lịch bền vững của Trà Vinh trong "phương hướng cơ bản về quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020" đã được xác định theo các trục chính sau đây: + Hướng thứ nhất: Theo trục quốc lộ 53 dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bao gồm các vùng công nghiệp thị xã Trà Vinh và vùng công nghiệp Duyên Hải. Đây là hướng phát triển chiến lược của tỉnh nhằm khai thác tối đa những tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phát triển trục không gian kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi khai thác các tiềm năng du lịch biển của tỉnh chủ yếu tập trung ở Ba Động huyện Duyên Hải (như bãi tắm nghỉ mát, đặc sản biển...) và các tiềm năng du lịch 86 sinh thái trên cù lao Long Hòa huyện Châu Thành (du lịch miệt vườn Hòa Ninh và đặc sản ở Cồn Nghêu...). + Hướng thứ 2: Theo quốc lộ 60 và quốc lộ 54 từ thị xã Trà Vinh theo hướng Tây Nam. Đặc điểm của hướng không gian này là hình thành hành lang kinh tế nối sông Tiền và sông Hậu và tạo nên hướng mở giao lưu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động du lịch Trà Vinh vì không những đưa du khách tiếp cận các điểm du lịch quan trọng như Chùa Cò, trung tâm văn hoá Lưu Cừ (huyện Trà Cú) mà còn làm điểm xuất phát cho tuyến du lịch dọc sông Hậu Giang lên Cần Thơ và các tỉnh Tây Nam sông Hậu Giang. Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng dịch vụ, Trà Vinh có thể xây dựng được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh và phát triển bền vững cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa vùng, đóng góp chung vào phát triển du lịch bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long. Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của nó ở một không gian phát triển bền vững rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận. Trên đị bàn Trà Vinh, tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng ghép trong không gian phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển bền vững đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen kẻ với nhiều ngành khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính độc lập. Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế – văn hóa – xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế. 87 - Điểm du lịch + Điểm du lịch có ý nghĩa vùng, khu vực: Đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om (Ao Vuông), Chùa Angkorette pali (Chùa Âng và bảo tàng Khơme), Bãi tắm biển Ba Động. + Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Chùa Hang, Chùa Nodol (Chùa Cò), Chùa Sam rôngek, Chùa Di Đà, Cồn Nghêu (Cồn Nạnh), Vườn trái Hòa Ninh, Long Hòa thuộc huyện Châu Thành. Ngoài ra còn một số điểm tham quan khác như: di chỉ văn hoá Óc Eo Lưu Cừ (Trà Cú), nhà thờ Vĩnh Kim, rừng ngập mặn Dân Thành, Long Hữu (Duyên Hải) Các nhóm điểm du lịch sẽ được khai thác có hiệu quả khi kết hợp tour tuyến với các cơ sở vui chơi giải trí thể thao ngoài trời, đồng thời cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách, qua đó tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương tại điểm du lịch Phần lớn các điểm du lịch hiện chưa được đầu tư khai thác xứng với tiềm năng thực có do cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách còn hạn chế. Vì vậy việc xác định đầu tư cho phát triển cụm, điểm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự hợp lý về không gian lãnh thổ. - Tuyến du lịch Là lộ trình nối liền các điểm du lịch, kết nối các không gian du lịch và được xác định có ý nghĩa tương đối theo: + Sự phân bổ tài nguyên và sự hấp dẫn cảnh quan ở các điểm trên toàn tuyến. + Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch. 88 + Các điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội và sự phong phú của các loại hình dịch vụ. + Mối liên hệ giữa các không gian du lịch trong tỉnh, giữa Trà Vinh với các địa phương trong vùng. + Phương hướng phát triển không gian du lịch với những loại hình và sản phẩm du lịch mới. - Đầu tư phát triển du lịch bền vững Đầu tư phát triển du lịch là một nội dung quan trọng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh. Đầu tư du lịch là phương tiện hiện thực hóa những định hướng chiến lược đề xuất trong quy hoạch. Định hướng đầu tư đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời bảo vệ và phát huy vốn đầu tư. Những định hướng đầu tư cơ bản của du lịch Trà Vinh là: + Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch. + Đầu tư phát triển bền vững các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo. + Nghiên cứu điều chỉnh các khu du lịch theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. + Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. + Phát triển hệ thống các công trình vui chơi, giải trí. + Phát triển tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử – cách mạng và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. + Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch. + Xây dựng, phát triển hệ thống an ninh và an toàn du lịch. + Hình thành và phát triển mạnh cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh du lịch Trà Vinh thân thiện, hấp dẫn. + Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch bền vững. 89 3.2. Dự báo phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 3.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện dự báo phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020 - Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26/11/2003; - Căn cứ luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật du lịch; - Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-Ttg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chí phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến 2020”; - Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2008 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc phát triển Thương mại – Du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; - Căn cứ Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 13/6/2012 của Tỉnh ủy Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị Trung ương IV (khóa XI) về việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; - Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. 90 3.2.2. Mục tiêu dự báo phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 Dự báo phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 dựa trên thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, kết nối các sản phẩm du lịch nội vùng, liên vùng. Có sự kết hợp của nhiều thành phần kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các ngành. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch bền vững, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, gắn phát triển du lịch bền vững với xóa đói giảm nghèo. Đầu tư khai thác các dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và mua sắm; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch và cộng tác quảng bá nhằm xây dựng thương hiệu du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh. Phát triển du lịch bền vững góp phần làm tăng thêm giá trị về văn hóa, giá trị các di tích, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích trong việc phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững tạo thêm việc làm, tăng cường giao lưu văn hóa và mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. 3.2.3. Dự báo chi tiết phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020 Sau khi cầu Cổ Chiên hoàn thành, lượng khách du lịch đến tỉnh Trà Vinh chủ yếu là theo đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất ở phía Nam tăng bình quân khoảng 30%/năm. Chính vì vậy có những tính toán dự báo tình hình hoạt động du lịch năm 2016 – 2020 như sau: 91 Bảng 3.1. Dự báo tình hình hoạt động du lịch năm 2016 – 2020 ĐVT TH Ƣớc Ƣớc Ƣớc Ƣớc KH 2016 2017 2018 2019 2020 2016- 2020 A B 3 4 5 6 7 - Tổng doanh thu: Tỷ đồng 145 170 215 280 365 1,175 - Tổng lƣợt khách phục vụ Lƣợt 528,000 640,000 827,000 1,075,100 1,397,630 4,467,730 + Trong nước 515,160 624,500 806,850 1,048,905 1,363,577 4,358,992 + Quốc tế 12,840 15,500 20,150 26,195 34,054 108,739 -Khách lƣu trú: || 360,000 410,000 427,000 555,300 722,000 2,474,300 Trong đó + Khách trong nước: || 347,000 395,000 411,800 535,600 696,400 2,385,800 + Khách quốc tế: || 13,000 15,000 15,200 19,700 25,600 88,500 Cơ sở lưu trú cs 120 155 201 262 340 1,078 Số phòng phòng 1,326 1,724 2,240 2,913 3,788 11,991 Nguồn nhân lực người 1,011 1,314 1,708 2,221 2,888 9,142 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững thành phố Trà Vinh 3.3.1. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững đối với kinh tế 3.3.1.1. Nâng cao năng lực về tổ chức quản lý Về giải pháp này trước hết cần phải: - Quản lý tốt việc thực hiện các quy chế cấm vứt rác ra nơi công cộng, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện thu gom và xử lý các rác thải, nước thải. Cần xây dựng các điểm vệ sinh công cộng, đặt thùng rác tại các điểm du lịch. Thực hiện quy chế nghiêm cấm phá hoại cây xanh, cảnh quan đô thị. 92 - Tiếp tục tổ chức tốt các lễ hội theo các tiêu chí: Đảm bảo an toàn cho người và cho các phương tiện giao thông, hành trang của du khách. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ các khu vực được giao quản lý tổ chức lễ hội. Duy trì nếp sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tôn nghiêm đúng pháp luật, bài trừ các biểu hiện mê tín dị đoan. Bảo vệ an toàn di sản văn hoá, cảnh quan, tích cực tuyên truyền nhân rộng ảnh hưởng của du lịch bền vững Trà Vinh trong phạm vi cả nước. - Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý di sản, quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, tôn giáo tại Trà Vinh nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý trong tình hình mới. - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, cần quan tâm đến những vấn đề sau: + Bảo tồn những loại cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, tôn tạo cảnh quan, xây dựng và quy hoạch những khu bán hàng cho người dân địa phương bán hàng tại các điểm du lịch. + Quy hoạch để bảo tồn và phát triển một số bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng (dân tộc Khmer). Nghiên cứu, đầu tư hình thành thiết chế du lịch phù hợp với thế mạnh tiềm năng du lịch của địa phương. + Xây dựng trung tâm xúc tiến du lịch và Quỹ phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh. Việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và quảng cáo du lịch cần được quan tâm đúng mức vì đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch và nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong những năm gần đây, do sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, tình hình tổ chức quản lý phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy vậy, việc tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch còn gặp không ít khó khăn do tình trạng lộn xộn của một thời 93 gian dài ai cũng làm du lịch. Vì vậy để hoạt động du lịch đạt hiệu quả cần tiến hành một số công việc như sau: - Đề nghị nhà nước và tỉnh Trà Vinh dành thêm nhiều nguồn ngân sách hơn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. - Tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các hộ làm ăn thua lỗ không đủ điều kiện kinh doanh. - Quy định cả đối với các mặt hàng hóa và dịch vụ du lịch dựa trên các chất lượng và nhu cầu du lịch. Thống nhất mọi khung giá cho các hàng hóa, dịch vụ du lịch giữa các đơn vị kinh doanh trên địa bàn Trà Vinh, không để xảy ra tình trạng nâng giá tùy tiện cũng như phá giá cạnh tranh theo mùa. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm truyền thống như đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. 3.3.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đồng thời phát triển các loại hình du lịch Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chất lượng sản phẩm du lịch đang là điểm yếu và là vấn đề đặt ra đối với du lịch Trà Vinh. Tài nguyên tự nhiên phong phú đã ban tặng cho Trà Vinh những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù chỉ Trà Vinh mới có như: Rượu Xuân Thạnh, nước mắm rươi, dừa sáp Cầu Kè, tôm khô Vĩnh KimTuy nhiên do thương mại hóa nên những sản phẩm này đã bị làm kém chất lượng, giả mạo gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của Trà Vinh. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý cần phối hợp chắt chẽ với người dân địa phương ngăn chặn các hành vi làm giả mạo, xử lý nghiêm ngặt các hành vi vi phạm pháp luật. 94 Việc lượng khách du lịch tập trung quá đông vào mùa lễ hội đã làm cho vấn đề phát triển các loại hình du lịch theo thời gian khác nhau trở nên rất cần thiết. Không chỉ điều tiết được lượng khách vào mùa lễ hội mà còn góp phần mang đến cho du lịch Trà Vinh một lượng khách du lịch nhất định. Để thực hiện được điều này, các nhà quản lý và điều hành ngay từ bây giờ nên tiến hành xây dựng các kế hoạch cụ thể và đưa vào ứng dụng việc phân loại khai thác các loại hình du lịch ở Trà Vinh theo mùa. Chẳng hạn các loại hình du lịch tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa thì thời gian khai thác du lịch không thể tách rời 3 tháng hội xuân. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian còn lại, đặc biệt vào dịp hè (khi đó lượng khách trẻ tuổi là khá lớn) nên tiến hành khai thác các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch sinh thái và du lịch thể thao mạo hiểm. Tất nhiên, để thực hiện được điều này thì những yêu cầu đặt ra cho hệ thống cơ sở hạ tầng, cho nền tảng du lịch, cho các hoạt động Marketing...và các yếu tố liên quan là rất lớn. 3.3.1.3. Thu hút đầu tư phát triển và tăng cường phối hợp liên ngành trong du lịch Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn thu hút được hiệu quả kinh tế cao cũng cần phải có sự đầu tư thỏa đáng. Bởi vậy cần có những chính sách để sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả bao gồm các chính sách như sau: - Có chính sách huy động vốn hợp lý: Nhà nước, tỉnh Trà Vinh, các nhà quản lý về phát triển du lịch bền vững nên có những chính sách thống nhất để sử dụng nguồn vốn đầu tư thật hợp lý. Từ đó mới tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch Trà Vinh, tránh tình trạng đầu tư lãng phí. - Có chính sách đầu tư hợp lý cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Tập trung đầu tư cho các công trình hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống bưu chính viễn thông, điện chiếu sáng, bãi đỗ xe, trung 95 tâm đón khách, nhà bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch, xây dựng thêm nhà hàng, khách sạn trong khu vực và phía ngoài khu di tích để phục vụ du khách. - Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy cấp phép đầu tư Ngoài việc thu hút về đầu tư thì việc phát triển du lịch bền vững ở Trà Vinh cũng phải quan tâm đến việc tăng cường phối hợp liên ngành trong du lịch. Đó là: - Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và thực hiện thắng lợi các hạng mục, công trình dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở Trà Vinh như: Dự án lập quy hoạch khu du lịch sinh thái Hàm Dương – thị trấn Mỹ Long và các cồn nổi ven biển giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng 2020; Dự án hạ tầng khu văn hóa du lịch Ao Bà Om (giai đoạn II); Dự án hạ tầng giao thông nội bộ khu du lịch biển Ba Động (giai đoạn II)Đồng thời tiếp tục tôn tạo, trùng tu các Di tích lịch sử cách mạng như: Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu; Trùng tu chùa Trà Khúp; Khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út (Út Tịch)nâng cấp các lễ hội Lễ hội Nghinh Ông; Vu Lan; Ok – Om – Bok - Tiếp tục trình duyệt và thực hiện các dự án về xử lý rác thải, dự án phòng cháy chữa cháy tại các khu du lịch trọng điểm ở Trà Vinh 3.3.1.4. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch Việc tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở Trà Vinh. Trong những năm qua, Trà Vinh đã cố gắng rất nhiều trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn chế nên việc đầu tư cho hoạt động tuyên truyền quảng bá còn gặp khó khăn. Vì vậy cần có những chính sách đầu tư hợp lý để đưa du lịch Trà Vinh ngày càng rộng rãi hơn trong lòng du khách thập phương như: 96 - Xây dựng các chiến lược Maketing, xây dựng các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, và đoạn video quảng cáo về Trà Vinh bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Trung...giới thiệu về văn hóa, tín ngưỡng, ẩm thực - Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thông qua các dịp lễ hội lớn, tiêu biểu của Trà Vinh. Tham gia các hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế, tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ lớn 3.3.1.5. Đào tạo và nâng cao nhận thức nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định rất lớn đến sự phát triển du lịch bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cần triển khai một số hoạt động sau: - Tăng cường khả năng của đội ngũ quản lý trên cơ sở nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh. Tiến hành các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống các cán bộ có tâm huyết cùng với việc tuyển dụng thêm các nhân viên có khả năng. - Có chế độ khen thưởng khích lệ kịp thời đối với cán bộ nhân viên năng động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời khiển trách và xử lý nghiêm minh những cán bộ lợi dụng chức quyền, thiếu năng lực - Với cộng đồng địa phương và các thành phần khác: Nên chủ yếu tập trung vào hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan đến việc phát triển du lịch bền vững như hiểu biết về giá trị tài nguyên môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức về pháp luật. Đối với cộng đồng dân cư sinh sống tại đó cần hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và ý thức chấp hành pháp luật cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và gìn giữ những giá trị văn hóa tại địa phương. Công tác này được tiến hành bởi các tổ chức đoàn thể địa phương, bằng nguồn ngân sách địa phương và có sự giúp đỡ của Nhà nước, tỉnh Trà Vinh và các nguồn lực bên ngoài. 97 3.3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững đối với môi trƣờng Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường cần đặc biệt được quan tâm vì bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch là vấn đề cần thiết và góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững Trà Vinh. Việc tổ chức thực hiện tốt về công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường sẽ góp phần nâng cao giá trị của du lịch, an toàn tin cậy cho du khách, góp phần quảng bá hình ảnh tốt nhất của du lịch Trà Vinh đến với mọi người, thu hút khách du lịch đến với Trà Vinh ngày một đông hơn. Tuy nhiên, bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch phải đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, thẩm mỹ nhưng vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản cũng như các hệ sinh thái cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Chính vì lý đó trong quá trình thực hiện cần phải quan tâm đến một số giải pháp như: - Tăng cường nghiên cứu, đo đạt các tài nguyên môi trường (môi trường đất, nước, không khí, rác thải) tại các khu du lịch trọng điểm ở Trà Vinh. - Tăng cường kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trường và tài nguyên, nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến tính bền vững về tài nguyên và môi trường du lịch của Trà Vinh. - Thực hiện các hoạt động thu gom rác thải và xử lý chất thải: Tại các điểm du lịch, các khu dịch vụ, các điểm bến bãi đỗ xe cần bố trí các thùng chứa. Những ngày thường ít khách, khối lượng rác thải nhỏ, lực lượng lao động tự thu gom rác, phân loại vô cơ, hữu cơ rồi sau đó tập trung về trạm trung chuyển. Các ngày lễ hội chính, lượng rác thải lớn, lực lượng lao động phân loại và tập trung về các điểm thùng chứa rác, cuối ngày thu gom vận chuyển về khu xử lý rác hiện có của tỉnh. 98 - Tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái như không đốt, phá rừng, không khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, tăng cường trồng cây xanh tại các điểm du lịchmột cách hệ thống và thường xuyên đặc biệt trong những ngày lễ hội. Có thể sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống như nhắc nhở trực tiếp du khách, phát tờ rơi (với nội dung nhấn mạnh vai trò môi trường), tuyên truyền qua đài phát thanh. - Đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch cho mùa khô để giảm thiểu các nhân tố gây ô nhiễm môi trường do thiếu nước sạch. - Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường như bao gói tự nhiên phân hủy. Nên khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ở đây tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Chẳng hạn việc đề ra các nội quy về bảo vệ môi trường buộc những người làm dịch vụ ở đây đảm bảo vệ sinh những khu vực của mình buôn bán. Trên cơ sở này có thể áp dụng phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm. - Xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nhiều thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng dân tộc ít người với các loại hình du lịch thích hợp. 3.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững đối với văn hóa, xã hội 3.3.3.1. Nâng cao nhận thức và đời sống của cộng đồng địa phương Sự phát triển du lịch bền vững luôn gắn với cộng đồng địa phương. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch, vừa là người phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức và đời sống của cộng đồng dân cư tại nơi đây là rất cần thiết. Các giải pháp này cần tập trung một số vấn đề sau: 99 - Tiến hành kiểm định lại việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, trên cơ sở đó để đặt ra các phương án giảm giá thuế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho họ nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. - Lồng ghép nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững vào các chương trình, các dự án, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng nhân dân địa phương. - Quy hoạch các khu vực có điều kiện để tiến hành áp dụng việc sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho du lịch. Điều này sẽ tạo ra việc làm mới cho một lực lượng lao động trong vùng. - Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn khu vực và cộng đồng dân cư địa phương tham gia tích cực vào hoạt động du lịch, vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, tham gia giữ vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch trong khu vực. - Định hướng giải quyết các vấn đề trẻ em lang thang ở khu du lịch vì đây là một trong những tác động tiêu cực của du lịch. 3.3.3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống - Cần tiến hành đầu tư thỏa đáng cho việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm ở Trà Vinh trên cơ sở kinh phí lấy từ nguồn thu du lịch. Đây là điều cần thực hiện nghiêm chỉnh và quy mô không chỉ bởi lý do xã hội mà ở góc độ nào đó, đây còn là bản sắc, là bộ mặt của du lịch Trà Vinh trong việc thu hút nguồn khách du lịch đến tham quan. - Cần nghiên cứu thống kê các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trên cơ sở sách, báo, các tài liệu cổ hay các tài liệu truyền miệngđể từ đó có thể tiến hành xây dựng và tổ chức lại hệ thống lễ hội vốn rất đặc sắc và phong phú của địa phương. 100 - Cần tiến hành quy hoạch thêm một số điểm biểu diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình độc đáo, đặc sắc nhằm giữ chân khách và tạo sắc thái dân gian cho khách du lịch. 3.4. Những kiến nghị Để phát triển du lịch một cách bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, vai trò quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững được đặc biệt quan tâm, không chỉ ở việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch bền vững, tổ chức các sự kiện và quảng bá xúc tiến du lịch mà còn thể hiện ở công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch. UBND tỉnh Trà Vinh và Sở văn hóa thể thao và du lịch nên có giải pháp để khắc phục tính mùa vụ của du lịch bằng việc phát triển nhiều loại hình du lịch, đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của du lịch Trà Vinh hiện nay. Trong thời gian tới, mở rộng không gian du lịch, tạo thêm nhiều sản phẩm ở các điểm du lịch là những giải pháp quan trọng để mở rộng sức chứa và có thể đón thêm lượng lớn khách tham quan. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước, xử lý rác thải nhằm đảm bảo chất lượng nước và môi trường trong và ngoài khu vực phát triển du lịch bền vững. Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục, truyền thốngbằng các nguồn kinh phí trực tiếp thu hay gián tiếp thu từ hoạt động du lịch. Điều quan trọng hơn cả là tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương có trách nhiện và quyền lợi trong việc sử dụng tài nguyên của mình theo đúng quy định của Nhà nước. 101 Nên có bảng chỉ dẫn du khách có ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch nhiều hơn nhưng phải được thiết kế sao cho phù hợp với cảnh quan môi trường tại khu vực đó. Ví dụ như thiết kế bảng chỉ dẫn hình cây vừa lạ mắt với du khách, vừa gây được sự chú ý của họ đồng thời không gây mất mỹ quan. Thường xuyên mở các lớp đào tạo lại đội ngũ cán bộ cũng như nhân viên phục vụ du lịch không những về kỹ năng nghề nghiệp mà còn nâng cao hiểu biết về môi trường và tầm quan trọng của nó đối với phát triển du lịch bền vững ở Trà Vinh. 102 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Từ những thực trạng về công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn và định hướng phát triển du lịch bền vững Trà Vinh, luận văn rút ra một số kết luận như sau: Quan điểm phát triển du lịch bền vững là quan điểm phát triển du lịch dựa trên việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn một cách hợp lý nhằm khai thác tốt nhất giá trị các nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao năng lực quản lý nhằm khai thác tốt nhất giá trị các nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao năng lực quản lý, góp phần cải thiện kinh tế địa phương trên cơ sở vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên không bị ảnh hưởng. Trà Vinh là nơi có vị trí rất thuận lợi, do đó thị trường cung cấp khách du lịch là rất lớn, lượng khách tiềm năng cao. Ngoài ra, Trà Vinh còn mang trong mình những nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, những nguồn thông tin về du lịch Trà Vinh đến với du khách là chưa nhiều. Do đó cần có những biện pháp quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của các đối tượng trên thông qua các phương tiện thông tin, cùng với việc kết hợp với các điểm du lịch tạo thành một tuyến du lịch tham quan có chất lượng cao. Mặc dù là nơi có khả năng hấp dẫn khách du lịch, tuy nhiên Trà Vinh vẫn chưa khai thác triệt để được nguồn tài nguyên của khu vực để phục vụ cho du lịch. Do đó cần tiến hành kết hợp nhiều loại hình du lịch để tăng sự phong phú cho du lịch Trà Vinh. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Trà Vinh chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Do đó, cần tiến hành tăng cường triệt để phát triển cơ sở vật chất phù hợp nhằm đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, việc nâng cấp và xây dựng mới những cơ sở này vẫn 103 phải đảm bảo được tính hợp lý trong phân bố cũng như sự hài hòa trong tổng quan tự nhiên và văn hóa. Môi trường hiện nay là vấn đề đáng quan tâm của khu vực. Bên cạnh môi trường nước và môi trường không khí mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình ô nhiễm thì hiện trạng môi trường rác thải là rất đáng lo ngại. Do đó cần tiến hành những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những vấn đề này. Từ kết quả này, xoay quanh những vấn đề còn tồn tại, chưa được khắc phục, việc định hướng cho du lịch Trà Vinh cần có những bước tiến hành tiếp theo nhằm góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch bền vững ở đây. Có thể khẳng định trong tương lai không xa, với những thành công đã đạt được cũng như những mặt hạn chế được khắc phục thì hoạt động du lịch đến các di tích lịch sử văn hóa sẽ ngày càng sôi động hơn, khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có của mình, góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh. 104 KẾT LUẬN Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo du lịch phát triển bền vững theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, tôn giáo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng. Thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh dựa vào các quan điểm nêu trên. Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót bất cập, cần đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia, hỗ trợ phát triển, làm tốt công tác chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược sản phẩm trên cơ sở dự báo đúng, phù hợp với từng loại thị trường. Qua đó củng cố và tạo vị thế cho Trà Vinh tiếp tục khẳng định mình là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành du lịch nước ta. Với tinh thần đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo với mong muốn tìm ra những giải pháp tối ưu góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch nhằm thúc đẩy du lịch Trà Vinh phát triển một cách bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2012), Niên Giám thống kê. 2. Nguyễn Mạnh Cường, Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ. 3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động. 4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Trần Hải, Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ. 6. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Trần Hùng (2008), Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 8. Phạm Quang Hưng, Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường du lịch bền vững từ thực tiễn đảo Cát Bà, Luận văn Thạc sỹ. 9. Phùng Thị Phượng Khánh, Quản lý nhà nước trong việc phát triển toàn diện ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ. 10. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 11. Huỳnh Công Minh, Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ. 12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2009), Chương trình hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và 106 Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2009 – 2015. 13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phát triển du lịch Trà Vinh giai đoạn 2005 – 2010, kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020. 14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch 2011 – 2012 và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch 2013. 15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2012), Thực trạng và số liệu dự báo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2012), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ năm 2011 và kế hoạch năm 2012. 17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2013), Đề án giải pháp phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 18. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ. 19. Hoàng Thị Thu Thảo (2012), Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng. 20. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Trương Thị Thu (2011), Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững. 107 22. Tỉnh Ủy Trà Vinh (2008), Nghị quyết về phát triển thương mại du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2008 – 2010 và đến năm 2015. 23. Tổng cục du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến 2020. 24. Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 25. Đỗ Thị Anh Tuyết, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sỹ. 26. UBND tỉnh Trà Vinh (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. 27. UBND tỉnh Trà Vinh (2007), Quyết định về việc áp dụng một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 28. Ủy Ban thường vụ Quốc hội (2005), Luật du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Trần Thị Vân (2011), Phát triển du lịch trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn. 30. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững Việt Nam. 31. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_du_lich_ben_vung_tai.pdf
Luận văn liên quan