Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam” đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hoá các kiến thức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đặc điểm, sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Mặt khác, tác giả cũng đã tổng quan nghiên cứu tình hình ở các nước như: Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc về các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học cho Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Thứ hai, sau khi điểm qua quá trình hình thành và phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, phân tích thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tác giả đã rút ra được những tồn tại, hạn chế. Ngoài ra, tác giả đã tìm ra nguyên nhân vì sao quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam lại gặp khó khăn như: chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn mang tính riêng lẻ, chưa có tính hệ thống; nhiều chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mang tính tuyên ngôn và mới được quy định về mặt nguyên tắc nên Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế,

pdf121 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư cho sự phát triển. Đảm bảo các quyền lợi về ưu đãi ngành cho cán bộ theo Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 về “Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực NLNT của Bộ KH&CN” [35]. Tiền lương phải thỏa mãn không chỉ sự cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực NLNT mà còn x t đến tính cạnh tranh với thời đại. Việc nghiên cứu về xu hướng dao động của lương tối thiểu phải gắn với thị trường lao động. 83 Viện NLNT VN nên áp dụng một cách linh hoạt chính sách chung của Nhà nước vào điều kiện của đơn vị. Viện cần sớm có chính sách, định hướng quy hoạch đối với cán bộ nghiên cứu và quy định cụ thể về việc đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao kiến thức giữa lớp cán bộ đi trước và cán bộ trẻ để tránh nguy cơ hụt hẫng cán bộ do một số cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu. Viện cần chủ động đề xuất bổ sung nhân lực và có phương án điều chỉnh hoạt động thích hợp để tránh sự hụt hẫng và thiếu cán bộ khi Viện phải tham gia thực hiện các nhiệm vụ chung của Ngành, đặc biệt đối với dự án Trung tâm KH&CN hạt nhân. Viện cần có chính sách xây dựng tập thể lao động năng động, sáng tạo nhằm phát huy tối đa vai trò tích cực và sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể lao động. Chính sách đầu tư của đơn vị nhằm phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực của đơn vị, nhất là các nhân lực KHCN đầu đàn. 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - Tổ chức, thực hiện Thường xuyên rà soát, lựa chọn, sắp xếp và bổ sung nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật theo các vị trí chuyên môn/công việc; chú trọng việc lựa chọn cán bộ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, năng lực để đào tạo thành chuyên gia để chủ trì các nhiệm vụ quản lý, đặc biệt là chuyên gia trình độ cao. Nguồn nhân lực cần được bổ sung số lượng hợp lý hàng năm. Ngoài việc điều động, bố trí đội ngũ nhân lực hiện nay, cần kịp thời bổ sung biên chế và tuyển dụng một số lượng phù hợp cho các cơ quan trong lĩnh vực NLNT của 84 Bộ KH&CN và cho Trung tâm KHCN hạt nhân hợp tác với Liên bang Nga sẽ được thành lập. Từng bước hoàn thiện hệ thống QLNN về NLNT, dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh, kiện toàn cơ cấu tổ chức hệ thống QLNN theo hệ thống chính trị và phù hợp với từng giai đoạn phát triển NLNT. Chấn chỉnh hoạt động quản lý nhân lực KHCN đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý nhân lực KHCN. Coi công tác này cũng là một dạng hoạt động khoa học giống như các bộ phận khoa học khác trong đơn vị. Không nên chỉ đơn thuần đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước, về trình độ chính trị, mà nên tạo điều kiện cho mọi người được đào tạo về ngoại ngữ, tin học cũng như đi thăm quan, tham dự các hội thảo khoa học nếu có điều kiện). Ngoài ra, phải cung cấp trang thiết bị, kinh phí thường xuyên đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhân lực KHCN. Tăng cường nhân lực QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ cả số lượng và chất lượng. Điều chỉnh, bổ sung biên chế cho các đơn vị trực thuộc Viện. Đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ QLNN theo hướng nắm vững nghiệp vụ QLNN và có kiến thức nhất định về NLNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Từng bước chuẩn hóa cán bộ quản lý; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Công tác quản lý nhân lực KHCN ở Viện NLNT VN phải luôn nắm vững tình hình hoạt động của các loại hình nhân lực. Hình thành ngân hàng dữ liệu nhân lực KHCN trong các đơn vị trực thuộc Viện. Đây là nội dung của công tác thống kê thường xuyên để nắm vững về số lượng, chất lượng, các cơ cấu nhân lực trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, độ tuổi, phân 85 bố theo các chức năng hoạt động, ...) của đơn vị, năng lực, tính cách và phẩm chất của mỗi cá nhân trong Viện. Tăng cường công tác quản lý nhân sự KHCN, một mặt tránh quản lý cứng nhắc theo thời gian hành chính, nhưng đồng thời cũng tránh tình trạng buông lỏng kỷ luật lao động, ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Viện cũng cần có biện pháp theo dõi, đánh giá để kiên quyết đưa ra khỏi biên chế những cán bộ không đảm bảo một khối lượng công việc, đồng thời có các quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng, các ưu tiên về đào tạo, ... để kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm việc say mê, có kết quả tốt. Cần xem x t để cải tiến công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ, đưa những cán bộ thực sự có năng lực và đầy đủ phẩm chất vào giữ những cương vị phụ trách các đơn vị cũng như các phòng, ban chuyên môn. Từ nhiều năm qua, các đơn vị đã quá quen thuộc với cơ chế hoá tập trung, tất cả các hoạt động đều là chỉ tiêu kế hoạch từ trên xuống. Với tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, việc đổi mới cách quản lý các tổ chức KHCN cần tiến hành song song với quản lý nhân lực KHCN. Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp các nhà nghiên cứu khoa học của Viện có thêm nhiều cơ hội tham gia các đề tài và dự án KHCN và cũng từ đó tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu có tâm huyết, nhiệt huyết được thực hiện những suy nghĩ, sáng tạo của mình. Viện cần nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc nhằm góp phần điều chỉnh các hoạt động của các đơn vị ngày càng hoạt động chất lượng hơn, hiệu quả hơn. - Lập kế hoạch Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sử dụng và phát triển nhân lực, hình thành cơ chế kế hoạch hoá nhân lực KHCN như: 86 Viện cần sớm có kế hoạch hình thành và đào tạo các cán bộ chuyên sâu về các hướng nghiên cứu mới để chuẩn bị cho việc tham gia khai thác có hiệu quả LPƯ nghiên cứu mới công suất cao đa mục tiêu. Có kế hoạch đảm bảo việc làm, thu nhận nhân lực KHCN, phải năng động, tìm nhiều hình thức hoạt động, không quá ỷ lại vào nhà nước. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, cần phải năng động đi tìm các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng kinh tế, dịch vụ kỹ thuật với các đơn vị sản xuất và các cơ quan nghiên cứu khác, đảm bảo thu nhập cho cán bộ của đơn vị. Lập kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về đào tạo và nhu cầu về nhân lực của các đơn vị trực thuộc; dựa trên các nguồn kinh phí do nhà nước cấp, kinh phí thu được thông qua các dịch vụ KHCN, Viện NLNT VN cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để có thể đưa được các chuyên gia ra nước ngoài làm việc và cán bộ nghiên cứu trẻ đi đào tạo. Trên thực tế, Viện NLNT VN đã có được những kinh nghiệm tốt trong việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế để đưa cán bộ trong và ngoài Viện đi thực tập tại nước ngoài vì thế cần phát huy điểm mạnh này hơn nữa. Kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, tuyển dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực. Kế hoạch nhiệm vụ tác nghiệp, đảm bảo đời sống và việc làm cũng như các quyền lợi vật chất khác. Điều quan trọng trong công tác quản lý nhân lực KHCN là phải làm sao thoả mãn được nhu cầu phát triển của cá nhân trong mỗi tập thể, bao gồm nhu cầu học tập, bồi dưỡng kiến thức, nhu cầu được tiến bộ trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo, nhu cầu được trọng thị và đánh giá đúng mức các cống hiến của mình. Nhân lực KHCN chỉ có thể an tâm trong 87 tập thể lao động khi nhu cầu phát triển cá nhân của họ được thoả mãn, được phát triển cùng với sự phát triển của đơn vị. Kế hoạch khuyến khích phát huy năng lực sáng tạo KHCN, động viên tinh thần và vật chất. Kế hoạch hợp tác với lực lượng KHCN hoạt động ở các cơ quan khoa học khác. Ngoài ra, có thể huy động sự đóng góp của chuyên gia người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài chuyển giao tri thức, công nghệ, tiền vốn để phát triển cơ sở; cũng như tranh thủ sự đóng góp của lực lượng chuyên gia nước ngoài. 3.2.3. Giải pháp đảm bảo nguồn lực cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ Trước thực tế nguồn ngân sách của Nhà nước dành cho phát triển nguồn nhân lực có hạn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn tài chính bền vững dành cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT, Viện NLNT VN cần: - Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu ưu tiên. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. - Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động vốn dành cho đào tạo nhân lực. - Đẩy mạnh cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Xây dựng các chính sách ưu đãi cho giảng viên kiêm nhiệm (thù lao giảng dạy; phương tiện đi lại, chỗ ở - đối với giảng viên ở xa, ) và học viên, tăng cường trang thiết bị vật chất phục vụ cho đào tạo. Xây dựng mối quan hệ giữa Viện - Trường nhằm gắn kết trực tiếp ngay từ đầu giữa đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của 88 Viện, đồng thời tận dụng được thế mạnh của mỗi bên trong quá trình đào tạo, tất cả đều hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. 3.2.4. Giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá nguồn nhân lực khoa học công nghệ Đào tạo là một trong các yếu tố quyết định về chất lượng của nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Vì thế cần hoàn thiện quy trình và nội dung đào tạo theo hướng: - Chương trình đào tạo tích hợp: Các môn học bổ sung, hỗ trợ nhau và liên quan chặt chẽ với nhau; đan xen quá trình học tập chuyên môn với rèn luyện các kỹ năng. - Chương trình đào tạo trải nghiệm: Nhằm rèn luyện các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của người học thông qua thực hành và thực tế, trải qua những tình huống tương tự trong thực tế. Khảo sát để thu thập thông tin và phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng từ các bên có liên quan để dự báo số lượng nhân lực cần đào tạo và đào tạo đến trình độ nào. Căn cứ vào điều kiện đặc thù của mình các đơn vị trực thuộc Viện NLNT VN xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo, của từng môn học để hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng cao nhu cầu của đơn vị mình. Tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng giảng viên kiêm nhiệm. Tiếp tục phát huy, học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy mới hiện đại và đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo. Phát triển hình thức liên kết với nước ngoài và đào tạo theo dự án. Có chế độ đãi ngộ tài chính đối với giảng viên, khuyến khích những cán bộ có trình độ chuyên môn tâm huyết tham gia vào hoạt động đào tạo như giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy, 89 - Đầu tư phát triển nhân lực, xây dựng lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của một viện nghiên cứu. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện ở Bảng 3.3 Bảng 3.3. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng trong lĩnh vực NLNT của Viện NLNT VN giai đoạn 2016 - 2020 T T Đơn vị Nhân lực cần đào tạo Nhân lực cần bồi dƣỡng ĐH ThS TS ≤ 3 tháng 3-6 tháng 6-12 tháng Tổng số 510 137 62 372 244 158 1 Viện Công nghệ xạ hiếm 1 5 8 6 8 10 10 2 Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân 6 5 3 7 1 1 107 80 50 3 Viện Nghiên cứu hạt nhân 9 3 3 7 132 64 31 4 Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai CNBX 6 10 7 0 0 0 5 Trung tâm Đánh giá không phá hủy 7 1 1 0 4 50 35 30 6 Trung tâm Ứng dụng KTHN trong CN 4 8 2 4 8 37 18 3 7 Trung tâm Đào tạo hạt nhân 6 0 2 13 8 6 8 Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội 0 5 4 4 2 2 9 Trung tâm Hạt nhân TPHCM 1 5 1 0 1 3 21 27 26 10 Trung tâm KHCN hạt nhân 275 0 0 0 0 Nguồn: Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học (2016), Viện NLNT VN Song song đó cần gắn nhiệm vụ đào tạo nhân lực KHCN trong các đề tài, nhiệm vụ KHCN. Trong tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu KHCN, việc đào tạo cán bộ nghiên cứu chưa được quy định thành một nội dung bắt buộc, chưa là tiêu chí để đánh giá nghiệm thu đề tài với ý nghĩa là kết quả hay sản phẩm của đề tài. Nội dung này chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức, điều này đã gây lãng phí về tài chính cũng như công sức, kết quả nghiên cứu, sáng tạo của tập thể thực hiện đề tài. Vì vậy, Viện NLNT VN cần tham mưu cho các Bộ ngành có thẩm quyền nên quy định chính thức vấn đề đào tạo trình độ cho các nhà nghiên cứu thành một nội dung quan trọng, là 90 nhiệm vụ bắt buộc của đề tài, coi đó là sản phẩm và là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện đề tài KHCN các cấp. Tiếp tục thực hiện đào tạo nhân lực theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” của Chính phủ như: Xây dựng chiến lược tổng thể về đào tạo, quy chuẩn giáo trình, nội dung giảng dạy và hệ thống đánh giá đào tạo và giảng viên phù hợp với nhu cầu phát triển của đào tạo; khảo sát định kỳ về nhu cầu đào tạo theo sự phát triển về quy mô, mô hình tổ chức cũng như yêu cầu về nguồn lực của ngành; xây dựng chương trình đào tạo và hệ thống đánh giá nhu cầu và chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT sẽ được triển khai qua việc xây dựng và thực thi các dự án và chính sách cụ thể: Dự án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT; Dự án Tuyển chọn và cử cán bộ KHCN tham gia đào tạo sau đại học ở nước ngoài; Dự án Đào tạo theo các nhóm ưu tiên; Dự án Hỗ trợ các nhà khoa học trẻ thực hiện các nhiệm vụ KHCN tiềm năng; Dự án Tuyển chọn, bồi dưỡng và sát hạch cán bộ KHCN đạt tiêu chuẩn quốc tế; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ KHCN trình độ sau đại học trong lĩnh vực NLNT. Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu sau đại học dành cho các cán bộ tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực NLNT. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo theo nhóm ưu tiên. Cần tăng cường chương trình bồi dưỡng cán bộ trong nước với việc khai thác sử dụng trang thiết bị và phòng thí nghiệm, đặc biệt là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. 91 Đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ NLNT. Hiện nay, tại Viện NLNT VN việc đánh giá mới chỉ được quan tâm và thực hiện sơ sài. Hiệu quả đào tạo mới chỉ được đánh giá qua kết quả kiểm tra cuối khóa của học viên, chưa phản ánh chính xác hiệu quả của công tác đào tạo tại Viện NLNT VN. Do đó, kiểm tra đánh giá khuyến khích học viên học tập tích cực chủ động, không chỉ đánh giá kiến thức, mà còn cả kỹ năng, phẩm chất đạo đức và năng lực của học viên trong suốt quá trình học. Để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng, Viện NLNT VN có thể áp dụng những phương pháp sau: - Đánh giá thông qua phản ánh của học viên - Đánh giá kết quả hoàn thành công việc của cán bộ sau khi được cử đi đào tạo - Đánh giá từ các chuyên gia trong lĩnh vực NLNT. 3.2.5. Giải pháp thu hút nhân tài và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - Giải pháp thu hút nhân tài Thu hút là cách thức tăng nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT từ bên ngoài vào Viện từ các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học khác, . Thông qua thu hút, chúng ta có được các nhà nghiên cứu khoa học vừa có trình độ, vừa có kinh nghiệm và mối quan hệ rộng rãi với giới khoa học thế giới; Chúng ta có được những nhân tài từ các trường đại học. Đây cũng là giải pháp đảm bảo cho việc mở rộng, phát triển thành phần nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT. Ngoài việc thực hiện theo chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài của Nhà nước của Bộ KH&CN, Viện NLNT VN cần xây dựng, cụ thể hóa các 92 chính sách đãi ngộ để trở nên dễ dàng thực thi hơn trong điều kiện thực tế. Chẳng hạn như: + Tạo môi trường làm việc đầy đủ trang thiết bị, thoải mái; + Có chính sách hỗ trợ về lương bổng; + Được hỗ trợ về nhà ở tập thể, công vụ; + Được tham gia các hội thảo trong và ngoài nước hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng hoặc các khóa đào tạo nâng cao đối với sinh viên mới ra trường; + Tạo ra các cơ hội cho các nhà khoa học trẻ được khẳng định mình, được trình bày trên diễn đàn các nghiên cứu mới và áp dụng thử nghiệm những kết quả đó vào thực tế; + Tạo điều kiện cho nhân lực KHCN tham gia hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế, tham gia hợp tác nghiên cứu với nước ngoài; + Được tạo điều kiện về thời gian khi các nhà nghiên cứu muốn tự đào tạo chuyên môn, + Hỗ trợ các nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) thực hiện các nhiệm vụ KHCN tiềm năng nhằm tạo nguồn phát triển đội ngũ nhân lực KHCN kế cận. Viện nên có các ưu đãi đối với cán bộ KHCN trẻ, tài năng, cán bộ KHCN có thành tích đặc biệt xuất sắc, cán bộ KHCN được giao chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng; xem x t đóng góp của đối tượng cán bộ KHCN này chủ yếu phụ thuộc vào sức sáng tạo và sức khỏe của họ, mà không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác, vì vậy họ cần được thưởng xứng đáng theo giá trị của mức đóng góp, độ tuổi nghỉ hưu của đối tượng này cũng nên có quy định riêng. Đề cao vai trò các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. Nhấn mạnh đến tạo lập môi trường cạnh tranh để các nhà khoa học, đặc biệt là lớp nghiên cứu trẻ, phát huy năng lực cá nhân của mình. Mạnh dạn cân nhắc những cán 93 bộ trẻ, năng động, sáng tạo và có tinh thần dám nghĩ dám làm, thay vì chỉ chú trọng vào những người có kinh nghiệm và có quá trình nghiên cứu lâu năm. Ngoài ra, Viện NLNT VN cũng nên đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi về mặt cấp hộ chiếu công vụ cho các nhà khoa học dễ dàng đi lại, trao đổi thông tin, học hỏi cùng làm việc nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu khoa học ở nước ngoài; thủ tục cấp visa, giấy phép nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam dự hội nghị, hội thảo. - Giải pháp sử dụng nhân lực Nếu đào tạo được nhiều, thu hút được nhiều mà không coi trọng sử dụng thì chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT sẽ trở nên mất phương hướng và thất bại. Thành công trong sử dụng nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT phụ thuộc vào việc tạo điều kiện cho các nhà KHCN phát huy cao nhất năng lực của họ. Viện NLNT VN cần đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên và sử dụng đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học đầu đàn để lãnh đạo phát triển các nhóm nghiên cứu đó. Tạo cơ hội cho các chuyên gia có đất để dụng võ, để sáng tạo nghiên cứu, truyền tải những kiến thức đã tích lũy được. Tạo cơ hội cho các nhân tài, các sinh viên giỏi mới ra trường có cơ hội được học hỏi thêm từ những người đi trước, được cọ xát với thực tế. Viện cũng cần đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất, sửa chữa các phòng thí nghiệm hiện có theo chuẩn quốc tế và bổ sung tăng cường các thiết bị máy móc cần thiết cho nghiên cứu. Từ đó tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi và phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ nhân lực KHCN. Ngoài các đề tài, nhiệm vụ đặt hàng, Viện NLNT VN nên khuyến khích các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ đề xuất các đề tài, nhiệm vụ với những ý tưởng mới nếu nằm ngoài kế hoạch, các nhiệm vụ KHCN 94 được phê duyệt sẽ triển khai thực hiện bằng nguồn kinh phí dịch vụ của các đơn vị trực thuộc. Điều này vừa tạo nên sự mạnh dạn vừa là cơ hội cho các cán bộ nghiên cứu thoải mái sáng tạo, đưa ra các ý tưởng đột phá, mới mẻ. Bên cạnh đó, Viện cần có chính sách khen thưởng, tôn vinh kịp thời, hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo để khuyến khích họ phát huy năng lực sáng tạo và cống hiến. Giao quyền chủ động toàn diện cho các nhà khoa học trong việc tổ chức, triển khai các nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực NLNT. Tuy nhiên, trong triển khai các đề tài, nhiệm vụ, Viện NLNT VN cần có các quy định cụ thể để tránh tuyệt đối hóa vai trò của nhà khoa học, gây nên những bất cập trong quản lý. Cần rõ về những ranh giới giữa quyền hạn chuyên môn với các quyền hạn khác. 3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh việc chuyển giao tri thức hiệu quả cho các cán bộ khoa học công nghệ trẻ Viện NLNT VN cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc: - Tiếp tục duy trì hình thức quỹ lương để tiếp nhận, thử việc, chủ động chuẩn bị đội ngũ, sẵn sàng tuyển dụng vào các vị trí cần thiết, khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên; - Mở các lớp đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Đào tạo của Viện để bổ túc kiến thức chuyên ngành cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ; - Có chính sách hỗ trợ kinh phí, thời gian để cán bộ nâng cao trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh, tiếng Nga); - Ưu tiên cho cán bộ trẻ tham dự các khóa huấn luyện ở nước ngoài; - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trẻ làm chủ nhiệm các đề tài cấp Cơ sở; - Quan tâm đến việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các Phòng, Trung tâm nghiên cứu & triển khai trực thuộc. 95 3.2.7. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên Viện NLNT VN cần đẩy mạnh sự hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên trong Viện nhằm đảm bảo duy trì các hướng hoạt động hiện có và các hướng mà dự án Trung tâm KHCN hạt nhân sẽ đầu tư như khoa học vật liệu, thử nghiệm nhiên liệu và vật liệu lò năng lượng, ... Các nhóm nghiên cứu ưu tiên sẽ được tích hợp vào chiến lược phát triển của Viện và có sự cam kết của các thành viên để cùng đạt được mục tiêu chung. 3.2.8. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu Hợp tác quốc tế là một trong những biện pháp quan trọng để huy động nguồn lực, để phát triển khoa học công nghệ nói chung và nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chưa phát triển. Đối với nhân lực KHCN, hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế rất quan trọng, nó làm tăng khối lượng thông tin khoa học và công nghệ, cập nhật các kiến thức mới, phương pháp nghiên cứu mới. Trong những năm vừa qua, nhờ vào sự hợp tác nghiên cứu với Viện Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc về tính toán thiết kế lò phản ứng nghiên cứu mới; hợp tác với Phòng thí nghiệm Quốc gia Argone - Hoa Kỳ về tính toán chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; hợp tác với Trung tâm Đào tạo, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản về giảng dạy công nghệ lò phản ứng, đã cho thấy năng lực nghiên cứu của cán bộ Trung tâm Lò phản ứng, Viện Nghiên cứu hạt nhân về tính toán và thực nghiệm trên lò phản ứng đã được nâng lên nhanh chóng và ở một trình độ khá cao. Từ thực tiễn trên cho thấy, giải pháp hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu đã đem lại những kết quả nhất định cho từng mảng chuyên môn trong lĩnh vực NLNT. 3.2.9. Giải pháp xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ 96 Năng lượng nguyên tử là lĩnh vực nhạy cảm, vì thế cần tăng cường năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về phát triển, ứng dụng NLNT, làm tăng sự hiểu biết và tạo sự đồng thuận của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT. Cần xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình thông tin tuyên truyền về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sự an toàn khi làm việc, tiếp xúc trong môi trường phóng xạ. Học sinh trung học là nguồn nhân lực tiềm năng nhưng để các em và phụ huynh hiểu, lựa chọn học các ngành học liên quan đến NLNT như: Vật lý hạt nhân, vật lý lò, kỹ thuật hạt nhân, vật lý điện tử hạt nhân, vật liệu hạt nhân, thì cần phải có những buổi nói chuyện định hướng, tuyên truyền tại các trường học vào đúng thời điểm. Viện có thể phối kết hợp với các trường đại học đưa học sinh đến tham quan lò phản ứng và các cơ sở hạt nhân trực thuộc Viện để hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực NLNT được sâu rộng. Viện NLNT VN cũng cần đưa ra chỉ tiêu đặt hàng số lượng, chất lượng sinh viên được đào tạo trong ngành NLNT hàng năm cho các trường đại học, điều này cả hai bên cùng có lợi. Viện NLNT VN sẽ có được những nhân lực chất lượng cao, đúng chuyên ngành ngay từ đầu mà không tốn kinh phí và thời gian đào tạo lại. Các trường đại học sẽ tăng uy tín, sự thu hút. Đồng thời cũng là động lực để các sinh viên phấn đấu học tập, sau khi ra trường không phải bôn ba kiếm việc làm. 3.2.10. Giải pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ mới thể hiện rõ trong việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật về hoạt động 97 KHCN, đảm bảo an toàn bức xạ, sử dụng nguồn kinh phí được nhà nước cấp, kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN mà chưa thật sự quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và khẳng định trách nhiệm, vai trò của ngành trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; Viện NLNT VN cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hình đào tạo cho các đơn vị trực thuộc hàng năm. Trong thời gian thực hiện, triển khai cần kiểm tra kết quả thực tế, đánh giá những khó khăn vướng mắc và tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp để đảm bảo được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KHCN có chất lượng tại Viện. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài đối với các đơn vị trong việc không nghiêm túc thực hiện các quy định, quy chế về phát triển nguồn nhân lực chẳng hạn như cắt chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm. 98 Tiểu kết Chƣơng 3 Dựa trên thực trạng về nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam được trình bày ở Chương 2; và trên cơ sở vận dụng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói chung và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói riêng. Chương này tác giả đã đưa ra 10 giải pháp trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ lĩnh vực năng lực nguyên tử nhằm thúc đẩy, nâng cao số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, như sau: Giải pháp từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử. Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Giải pháp đảm bảo nguồn lực cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Giải pháp thu hút nhân tài và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Giải pháp đẩy mạnh việc chuyển giao tri thức hiệu quả cho các cán bộ khoa học công nghệ trẻ. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu. Giải pháp xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực KHCN. Giải pháp thanh tra, kiểm tra trong QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN. 99 KẾT LUẬN Luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam” đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hoá các kiến thức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đặc điểm, sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Mặt khác, tác giả cũng đã tổng quan nghiên cứu tình hình ở các nước như: Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc về các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học cho Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Thứ hai, sau khi điểm qua quá trình hình thành và phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, phân tích thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tác giả đã rút ra được những tồn tại, hạn chế. Ngoài ra, tác giả đã tìm ra nguyên nhân vì sao quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam lại gặp khó khăn như: chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử còn mang tính riêng lẻ, chưa có tính hệ thống; nhiều chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mang tính tuyên ngôn và mới được quy định về mặt nguyên tắc nên Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế, 100 Thứ ba, từ thực trạng và nguyên nhân trên trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở lĩnh vực năng lượng nguyên tử tác giả đã đưa ra một số giải pháp như: Giải pháp từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành năng lượng nguyên tử; giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; giải pháp đảm bảo nguồn lực cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ; giải pháp thu hút nhân tài và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; giải pháp đẩy mạnh việc chuyển giao tri thức hiệu quả cho các cán bộ khoa học công nghệ trẻ; giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu ưu tiên; giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế cùng nghiên cứu; giải pháp xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực KHCN; giải pháp thanh tra, kiểm tra trong QLNN về phát triển nguồn nhân lực KHCN. Từ đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam./. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Đề án Quy hoạch nhân lực khoa học và công nghệ đến năm 2020, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Báo cáo Thống kê hiện trạng và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đến năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhân lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đến năm 2020, Hà Nội. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Chương trình Điều tra thống kê tiềm lực khoa học và công nghệ năm 2014, Hà Nội. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Sách trắng về Khoa học và Công nghệ, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 6. Ngô Thành Can, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Tổ chức hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp. 7. Chính phủ (2013), Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Nghị định 124/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 124/2013/TTLT-BTC-BGDĐT, Hà Nội. 8. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2014), Khoa học và Công nghệ thế giới tri thức cho phát triển, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 9. Trần Văn Đại (2014), Khái niệm điều kiện lao động và các yếu tố của điều kiện lao động (Phần 1), Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội. 102 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội. 16. Mai Hà (2016), Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập, Vụ Hợp tác quốc tế. 17. Nguyễn Thuý Hà (2013), Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu lập pháp. 18. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Nxb. Lao Động. 19. Phạm Mạnh Hùng (2015), “Thu hút nhân tài phát triển khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1, tr. 225. 20. Hà My (2013), Hàn Quốc chú trọng phát triển khoa học công nghệ, Vụ Khoa học Công nghệ. 21. Nguyễn Nhâm (2015), “Nguồn nhân lực điện hạt nhân - nhìn từ các nước phát triển”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6, tr. 54-57. 22. Hoàng Phê (2016), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học. 23. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia. 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2008), Luật Năng lượng nguyên tử, Hà Nội. 103 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013), Luật Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 26. Stephen P. Robbins, Timothy A. Jusge (2014), Hành vi tổ chức, Nxb. Lao động xã hội. 27. Trần Chí Thành (2013), Cần một giải pháp đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực ngành hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. 28. Trần Chí Thành (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. 29. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg, Hà Nội. 30. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1855/QĐ-TTg, Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, Quyết định số 957/QĐ-TTg, Hà Nội. 32. Thủ tướng Chính phủ (2010), Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Quyết định 1558/QĐ- TTg, Hà Hội. 33. Thủ tướng Chính phủ (2011), Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Quyết định số 940/QĐ-TTg, Hà Nội. 34. Thủ tướng Chính phủ (2012), Đề án Tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng năng lượng 104 nguyên tử và đảm bảo an toàn, an ninh, Quyết định 265/QĐ-TTg, Hà Nội. 35. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học & Công nghệ, Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg, Hà Nội. 36. Kiến thức cơ bản về năng lượng hạt nhân, nguồn: chemvn.gmlab.net/Bureau và Wikipedia 37. nhat-3000-nam-moi-phuc-hoi-504238.vov. 38. at/Nguoi_di_dao_tao_trong_linh_vuc_nang_luong_nguyen_tu_duoc_huong_ nhieu_ho_tro_dac_biet/ 39. dang/lan-thu-iv/doc-392620158394946.html 40. lieu-DangXII/78290/Dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-VI-15- 18121986 41. dang/books-0105201511342446/index-010520151127524612.html Phụ lục 1 Phụ lục 1. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực giai đoạn 2017 - 2020 (Chuyên môn, công việc) Stt Chuyên môn/ công việc Số lƣợng cán bộ cần tuyển dụng mới Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 ĐH ThS TS ĐH ThS TS ĐH ThS TS ĐH ThS TS 1. An toàn bức xạ 2 1 4 1 2 1 1 2 2. An toàn hạt nhân 1 1 2 1 2 1 2 1 3. Công nghệ bức xạ 3 3 3 3 4. Công nghệ chế biến quặng phóng xạ 2 1 1 2 2 5. Công nghệ lò năng lượng 1 1 1 2 1 2 1 6. Công nghệ lò nghiên cứu 1 1 1 1 7. Công nghệ máy gia tốc 2 1 1 1 1 8. Công nghệ nhiên liệu hạt nhân 2 2 3 2 9. Công nghệ sản xuất đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ 3 2 2 2 10. Công nghệ đất hiếm 1 1 2 2 11. Công nghệ vật liệu 2 2 2 3 3 12. Công nghệ xử lý chất thải phóng xạ 3 1 2 3 3 13. Công nghệ y sinh 2 14. Đánh giá tác động môi trường 2 2 3 3 15. Điện tử và điều khiển 2 1 1 1 1 1 1 16. Điều khiển lò phản ứng (I&C) 1 1 1 2 1 2 1 17. Hoá học lò phản ứng (Hoá nước) 1 1 1 1 18. Hoá phóng xạ 1 2 1 4 3 Phụ lục 2 19. Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng (Đánh dấu, TVĐV) 1 2 1 2 1 20. Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) 1 21. Liều lượng học 1 1 22. Nhiệt thuỷ động và phân tích an toàn lò phản ứng 2 2 1 3 23. Phân tích hạt nhân 3 2 1 2 1 24. Quan hệ công chúng, thông tin và truyền thông về điện hạt nhân 25. Quản lý dự án (điện hạt nhân, KHCN) 26. Quan trắc phóng xạ môi trường 1 1 1 1 2 1 27. Sinh học phóng xạ 4 1 1 1 1 1 1 28. Sự cố hạt nhân nghiêm trọng 1 1 29. Tính toán mô phỏng 1 1 1 30. Tính toán phát tán phóng xạ 2 1 1 31. Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân 1 1 32. Vận hành lò phản ứng nghiên cứu 1 1 1 1 33. Vật lý và động học lò phản ứng 2 1 1 1 34. Vật lý y học 1 35. Vậy lý hạt nhân và số liệu hạt nhân, vật lý năng lượng cao 4 1 3 1 4 1 3 1 36. Khác 2 1 1 1 37. Tổng 49 7 8 44 3 5 49 5 5 50 5 10 Phụ lục 3 Phụ lục 2. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến năng lượng nguyên tử tính đến 12/2016) 1. Luật TT Tên văn bản Ngày ban hành 1 Luật Xây dựng 26/11/2003 2 Luật Điện lực 3/12/2004 3 Luật Đầu tư 29/11/2005 4 Luật Bảo vệ môi trường 25/12/2005 5 Luật NLNT 3/6/2008 6 Luật Thanh tra 15/11/2010 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 20/6/2012 2. Nghị định của Chính phủ TT Tên văn bản Ngày ban hành 1 Nghị định số 87/2006/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ 28/8/2006 2 Nghị định số 111/2009/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT 11/12/2009 3 Nghị định số 07/2010/NĐ-CP quy định Chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT 25/01/2010 4 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT (sửa đổi, bổ sung) 20/9/2013 5 Nghị định số 124/2013/NĐ-CP quy định Chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực NLNT 14/10/2013 3. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ TT Tên văn bản Ngày ban hành 1 Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình đến năm 2020 03/01/2006 2 Quyết định 146/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát 04/9/2007 3 Quyết định 446/QĐ-TTg về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia 07/4/2010 4 Quyết định số 775/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020 02/6/2010 5 Quyết định số 45/QĐ-TTg ban hành Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân 14/6/2010 6 Quyết định số 957/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình đến năm 2020 24/6/2010 Phụ lục 4 7 Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT 18/8/2010 8 Quyết định số 1636/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia đến năm 2020 31/8/2010 9 Quyết định số 2376/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 28/12/2010 10 Quyết định số 127/2011/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác đến năm 2020 20/01/2011 11 Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt đề án Triển khai biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực NLNT 25/3/2011 12 Quyết định số 27/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật và tối mật của ngành Khoa học và Công nghệ 10/5/2011 13 Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 10/6/2011 14 Quyết định số 1958/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020 04/11/2011 15 Quyết định số 265/2012/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tăng cường năng lực nghiên cứu- triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh 05/3/2012 16 Quyết định số 706/QĐ-TTg về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phát triển, ứng dụng NLNT quốc gia 08/5/2013 17 Quyết định số 1361/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia. 08/8/2013 4. Thông tƣ TT Tên văn bản Ngày ban hành 1 Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ban hành Quy định về việc kiểm tra thiết bị X-quang y tế 31/12/2007 2 Quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ 18/4/2008 3 Thông tư số 76/2010/TT-BTC quy định Mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực NLNT 17/5/2010 4 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ 22/7/2010 5 Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATBX - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép 14/9/2010 6 Thông tư số 19/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Thanh tra chuyên 28/12/2010 Phụ lục 5 ngành ATBX và hạt nhân 7 Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ 29/12/2010 8 Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATBX - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ 29/12/2010 9 Thông tư số 26/2010/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực NLNT 29/12/2010 10 Thông tư số 27/2010/TT- BKHCN hướng dẫn Đo lường bức xạ, hạt nhân và xác định, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ và môi trường 30/12/2010 11 Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN hướng dẫn Thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn 16/3/2011 12 Thông tư 17/2011/TT-BYT ban hành Quy định mức giới hạn nhiễm phóng xạ trong thực phẩm 17/5/2011 13 Quyết định số 3299/QĐ-BYT ban hành Tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ 12/9/2011 14 Thông tư số 38/2011/TT-BKHCN quy định Yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân 30/12/2011 15 Thông tư 47/2011/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT) thay thế QCVN 24:2009/BTNMT 28/12/2011 16 Thông tư số 13/2012/TT-BTC quy định về Bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ 7/2/2012 17 Thông tư số 25/2012/TT-BKHCN quy định Danh mục và yêu cầu kiểm soát vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân 07/6/2012 18 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định về Kiểm soát và bảo đảm ATBX trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng 08/11/2012 19 Thông tư Số 25/2012/TT-BKHCN quy định Danh mục và yêu cầu kiểm soát vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân 12/12/2012 20 Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN về việc Hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh 04/12/2012 21 Thông tư số 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn Vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ 23/11/2012 22 Thông tư số 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn Quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và cơ quan NLNT Quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 30/7/2013 Phụ lục 6 23 Thông tư 16/2013/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường 30/7/2013 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân TT Tên tiêu chuẩn Số ký hiệu 1 ATBX. Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 5134-90 2 Phương tiện bảo vệ tập thể chống bức xạ ion hóa. Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 4498-88 3 Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ TCVN 4985-89 4 ATBX ion hóa tại các cơ sở X quang y tế TCVN 6561-1999 5 Chất thải phóng xạ và bán phóng xạ, tẩy xạ xon khí phóng xạ. Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 3727-82 6 Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện. Bộ dò bức xạ ion hóa TCVN 1638-75 7 Quy phạm ATBX ion hóa TCVN 4397-87 8 An toàn bức xạ. Đánh giá nhiễm xạ bề mặt. Phần 1: Nguồn phát bê ta (năng lượng bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và nguồn phát anpha TCVN 7078- 1:2002 9 An toàn bức xạ. Giới hạn liệu đối với nhân viên bức xạ và dân chúng TCVN 6866:2001 10 An toàn bức xạ. Vận chuyển an toàn chất phóng xạ. Phần 1. Quy định chung TCVN 6867- 1:2001 11 An toàn bức xạ. Quản lý chất thải phóng xạ. Phân loại chất thải phóng xạ TCVN 6868:2001 12 An toàn bức xạ. Chiếu xạ y tế. Quy định chung TCVN 6869:2001 13 An toàn bức xạ. Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ TCVN 6870:2001 14 An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Yêu cầu chung và phân loại TCVN 6853:2001 15 An toàn bức xạ. Tẩy xạ cho các bề mặt bị nhiễm xạ. Phương pháp thử nghiệm và đánh giá tính dễ tẩy xạ TCVN 6854:2001 16 An toàn bức xạ. Bức xạ Gamma và tia X Liều kế bỏ túi kiểu tụ điện đọc gián tiếp hoặc trực tiếp TCVN 6892:2001 17 An toàn bức xạ. Liều kế phim dùng cho cá nhân TCVN 7077:2002 18 An toàn bức xạ. Tẩy xạ các bề mặt bị nhiễm xạ. Thử nghiệm các tác nhân tẩy xạ cho vải TCVN 7173:2002 19 Năng lượng hạt nhân. An toàn bức xạ. Liều kế nhiệt phát quang dùng cho cá nhân để đo liều bức xạ các đầu chi và mắt TCVN 7174:2002 20 An toàn bức xạ. Chất phóng xạ hở. Xác định và chứng nhận TCVN 7442:2004 21 An toàn bức xạ. Nguồn phóng xạ kín. Phương pháp thử nghiệm rò rỉ TCVN 7443:2004 22 An toàn bức xạ. Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa TCVN 7468:2005 Phụ lục 7 23 An toàn bức xạ. Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất TCVN7469:2005 24 Vật liệu phóng xạ. Bao bì. Thử nghiệm rò rỉ chất phóng xạ và rò rỉ bức xạ TCVN7840:2007 25 An toàn bức xạ. Đánh giá nhiễm xạ bề mặt. Phần 2: Nhiễm xạ triti trên bề mặt TCVN7078- 2:2007 26 An toàn bức xạ - Thuật ngữ và định nghĩa - Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E TCVN7885- 1:2008 27 Máy đo hạt nhân - Máy đo được thiết kế để lắp đặt cố định TCVN7941:2008 28 An toàn bức xạ - Bức xạ chuẩn tia X và Gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon - Phần 1: Đặc tính bức xạ và phương pháp tạo ra bức xạ TCVN7942- 1:2008 29 An toàn bức xạ - Bức xạ chuẩn tia X và tia Gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon - Phần 2: Đo liều trong bảo vệ bức xạ cho dải năng lượng từ 8 KEV đến 1,3 MEV và từ 4 MEV đến MEV TCVN7942- 2:2008 30 An toàn bức xạ. Tủ cách ly - Phần 1: Nguyên tác thiết kế TCVN7945- 1:2008 31 An toàn bức xạ. Tủ cách ly - Phần 2: Phân loại theo độ kín và các phương pháp kiểm tra TCVN 7945- 2:2008 32 An toàn bức xạ. Các nguyên tắc chung về lấy mẫu chất phóng xạ trong không khí TCVN 7944 :2008 33 An toàn bức xạ - Thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp - Quy định kỹ thuật đối với tính năng, thiết kế và các phép thử nghiệm TCVN7943 :2008 34 An toàn bức xạ - Cảnh cáo bức xạ ion hóa - Dấu hiệu bổ sung TCVN 8663 :2011 35 Chất lượng đất. Giới hạn tối đa cho ph p của kim loại nặng trong đất TCVN 7209 :2002 36 Chất lượng nước. Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước. Phương pháp nguồn này TCVN 6053:1995 37 Chất lượng nước. Xác định natri và kali bằng phương pháp đo phát xạ ngọn lửa TCVN 6196- 3:2000 38 Chất lượng nước. Đo tổng hoạt độ phóng xạ bêta trong nước không mặn TCVN 6219:1995 39 Chất lượng nước. Xác định chất hoạt động bề mặt. Phần 2: Xác định chất hoạt động bề mặt không ion sử dụng thuốc thử draqrandorff TCVN 6622- 2:2000 40 Chất lượng nước xác định nồng độ hoạt độ của các hạt nhân phóng xạ bằng phổ gamma có độ phân giải cao TCVN 7175:2002 Phụ lục 8 41 Máy X quang chuẩn đoán thông thường. Khối tạo cao thế, bóng phát tia X, bộ giới hạn chùm tia. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6595:2000 42 Máy X quang chuẩn đoán thông thường. Khối tạo cao thế, bóng phát tia X, bộ giới hạn chùm tia. Phương pháp thử TCVN 6596:2000 43 Vật liệu cản tia X. Tấm cao su chì TCVN 6730-1- 2000 44 Năng lượng hạt nhân - Vật liệu phân hạch - Nguyên tắc an toàn tới hạn trong lưu giữ, thao tác và xử lý TCNV 9102:2011 45 Năng lượng hạt nhân - Tính năng và yêu cầu thử nghiệm đối với hệ thống phát hiện và báo động tới hạn TCNV 9103:2011 46 Năng lượng hạt nhân - Lò phản ứng nước nhẹ - Tính toán công suất nhiệt phân rã trong nhiên liệu hạt nhân TCNV 9104:2011 47 Công nghệ nhiên liệu hạt nhân - Urani deoxit bột và viên - Xác định urani và tỷ lệ oxy/urani bằng phương pháp khối lượng có hiệu chính về tạp chất TCNV 9105:2011 48 Công nghệ nhiên liệu hạt nhân - Hướng dẫn đo diện tích bề mặt riêng của bột oxit urani bằng phương pháp BET TCNV 9106:2011 49 Năng lượng hạt nhân - An toàn tới hạn nhân - Phân tích sự cố tới hạn giả định TCNV 9107:2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_khoa.pdf
Luận văn liên quan