Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn
thị xã Hà Tiên phát triển mạnh mẽ, tình hình an ninh trật tự luôn ổn định, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Hà Tiên trong những năm tới vẫn
được xác định là địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trong đó có khó
khăn của công tác quản lý nhân, hộ khẩu nói chung và công tác quản lý tạm
trú, tạm vắng nói riêng.
Qua nghiên cứu về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của chính quyền
cấp xã mà nòng cốt là công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đề tài đã nêu
khái quát tình hình nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, biên chế, trình độ, độ
tuổi của lực lượng Công an cấp xã và tình hình phạm pháp hình sự, đối tượng
lợi dụng tạm trú, tạm vắng ẩn náo, hoạt động. Bên cạnh đó đề tài đã làm rõ
được thực trạng tổ chức thực hiện công tác đăng ký quản lý nhân, hộ khẩu,
quản lý tạm trú, tạm vắng của lực lượng Công an cấp xã, thực trạng về tổ
chức bộ máy để tiến hành công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, các biện pháp
tiến hành công tác quản lý nhân hộ khẩu thường xuyên. Có thể nói trong thời
gian qua Chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã đã
làm tốt công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng góp phần vào việc giữ vững an
ninh trật tự trên địa bàn phục vụ tích cực cho công tác quản lý xã hội của nhà
nước. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác này cũng còn nhiều tồn tại,
vướng mắc, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý
nhân hộ khẩu nói chung, quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng chưa được cao.
Đó là những vướng mắc về cơ chế phối hợp, biện pháp tiến hành và về tổ
chức lực lượng trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý tất cả các hệ
loại đối tượng.
Từ thực tiễn nghiên cứu công tác quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm
trú, tạm vắng trên địa bàn Hà Tiên đề tài đã có dự báo về tình hình kinh tế và
sự phát triển kinh tế tại địa bàn thị xã. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, khó98
khăn, vướng mắc và các nguyên nhân cũng như tình hình an ninh trật tự, tình
hình nhân hộ khẩu cư trú trên địa bàn thị xã, đề tài đã trình bày hệ thống
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân, hộ khẩu,
quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Với thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế
về lý luận và thực tiễn, trong khi nghiên cứu về đề tài chắc chắn Chủ nhiệm
đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tuy vậy, hy vọng với
những gì Chủ nhiệm đề tài đã trình bày về lý luận, tìm tòi, phân tích, đánh giá
đúng thực trạng đã khảo sát thực tế sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà
thực tiễn công tác của chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã thị xã
Hà Tiên còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại. Với những kết quả mà chính
quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đã đạt
được trong thực hiện các biện pháp quản lý tạm trú, tạm vắng và từ những
giải pháp mà Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra hy vọng có thể góp một phần nhỏ để
chính quyền cấp xã, lực lượng Công an các xã, phường, trên địa bàn Hà Tiên
vận dụng thực hiện tốt hơn công tác quản lý cư trú nói chung và quản lý nhân
khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng ở địa bàn thị xã trong thời gian tới nhằm
phòng ngừa, điều tra có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật
khác góp phần bảo vệ vững chắc an ninh trật tự trên địa bàn thị xã Hà Tiên./.
115 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng của chính quyền cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể hóa Kế hoạch tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo cho các ban ngành, đoàn thể cơ sở tổ
chức triển khai tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn luật cư trú và các văn
bản thực hiện về đăng ký, quản lý cư trú trong nhân dân.
- Tập trung giải quyết số người, số hộ là người thực tế cư trú đã có chổ
ở hợp pháp, ổn định cuộc sống được đăng ký thường trú, tạm trú và xem xét
lập hồ sơ đăng ký thường trú cho người địa phương từ trước đến nay không
có hộ khẩu thường trú và đối với người Việt Nam định cư ở Campuchia nay
quay về vẫn còn quốc tịch Việt Nam về Hà Tiên sinh sống.
- Quan tâm đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của
Ngành, nhằm để nâng cao trình độ cho CBCS trực tiếp làm công tác đăng ký,
quản lý cư trú.
- Thực hiện tốt văn bản cải cách thủ tục hành chính của các cấp trong
công tác đăng ký, quản lý cư trú, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt yêu cầu
chính đáng của công dân.
- Gắn công tác phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội
phạm vào công tác quản lý tạm trú, tạm vắng. Công tác phòng ngừa xã hội mà
nòng cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội
phạm và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn
dân cư” được triển khai sâu rộng, gắn với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa
tội phạm ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách nhất là lực lượng cấp xã
cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm kiểm
tra tạm trú, lưu trú, tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng
77
điểm. Công tác phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ
quốc đạt được một số hiệu quả nhất định. Mô hình tự quản (mô hình xe ôm tự
quản, mô hình nhóm hộ tự quản), các kế hoạch ký kết liên tịch với các đơn vị,
ban ngành, đoàn thể đã phát huy được tác dụng trong công tác quản lý hộ
khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng. Công tác phát động phong trào đã huy động
được sức mạnh tổng hợp của quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh
Tổ quốc.
- Hệ thống hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu phải được thực hiện đầy đủ, ghi
chép cụ thể, rõ ràng. Xây dựng chỉ tiêu, chương trình công tác có nội dung sát
với tình hình, tính chất địa bàn.
- Lực lượng Công an cơ sở đã tiến hành xác minh phát hiện nhiều đối
tượng truy nã, trốn thi hành án, có tiền án, tiền sự đến địa bàn cư trú, ẩn náo
hoạt động đã góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa và điều tra khám
tội phạm, tệ nạn xã hội.
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Xuất phát từ quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Đảng và nhà nước ta,
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy cần phải quán triệt đầy đủ
đường lối, quan điểm quần chúng của Đảng vào công tác Công an nói chung
và công tác đăng ký, quản lý cư trú nói riêng. Chính quyền cấp xã mà lực
lượng Công an cấp xã có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mới làm
cho mọi người nhận thức đầy đủ về quyền lợi, trách nhiệm của mình, nắm
được các quy định của pháp luật về công tác đăng ký cư trú, từ đó họ nhận
thức và tự giác chấp hành các quy định đó. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan
Công an trong công tác đăng ký, quản lý cư trú. Chính vì vậy, có thể nói vận
động quần chúng nhân dân chấp hành các quy định về đăng ký quản lý tạm
trú, tạm vắng nói riêng là một biện pháp cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý tạm trú, tạm vắng bởi vì quần chúng nhân dân vừa là đối
78
tượng điều chỉnh, vừa là chủ thể tham gia quản lý nhà nước về cư trú cùng với
các cơ quan chức năng. Vì vậy, hoạt động này phải gắn liền với nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân, phải trở thành ý thức tự giác, tự quản của quần
chúng. Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân
góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và tham
gia với chính quyền, Công an cấp xã trong việc phòng ngừa, điều tra tội phạm
và phát hiện đối tượng xấu lợi dụng hoạt động quản lý tạm trú, tạm vắng hoạt
động phạm pháp trên địa bàn toàn thị xã.
Thực tế, trong thời gian qua trên địa bàn Hà Tiên tình trạng quần chúng
nhân dân không chấp hành tốt các quy định về đăng ký, quản lý cư trú nói
chung và quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng vẫn còn diễn ra rất phổ biến.
Bọn tội phạm và đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng việc sơ hở trong công tác
này của Công an cấp xã đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm như không đăng
ký tạm trú khi đến địa bàn thị xã tạm trú, không khai báo tạm vắng khi đi sang
địa bàn khác ngoài nơi cư trú của mình. Cá biệt có những đối tượng truy nã,
trốn thi hành án, các đối tượng phạm tội bỏ trốn, đến tạm trú tại thị xã mà
không đăng ký. Lực lượng công an cấp xã vì nhiều lý do cũng không phát
hiện những trường hợp này để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Khi phát hiện các
trường hợp vi phạm pháp luật đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng quần chúng
nhân dân còn bàng quan, lơ là, thiếu cảnh giác. Quần chúng nhân dân dù biết
nhưng vẫn không tố giác với Công an để ngăn chặn hành vi vi phạm, thậm chí
có trường hợp dung túng, bao che cho hành vi vi phạm của đối tượng xấu và
bọn tội phạm.
* Nội dung cần tuyên truyền vận động
Khi tuyên truyền quần chúng nhân dân chấp hành các quy định về đăng
ký, quản lý cư trú nói chung và đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng
cần phải tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
79
- Thứ nhất, tuyên truyền cho nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan
trọng của công tác quản lý cư trú để từ đó nhân dân ý thức được quyền và
trách nhiệm của mình trong công tác này, thể hiện trách nhiệm của công dân
trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Thứ hai, tuyên truyền về quyền lợi, trách nhiệm của công dân trong
công tác đăng ký cư trú. Xác định được quyền lợi và trách nhiệm của mình từ
đó công dân sẽ ý thức được những việc mình nên làm và không nên làm, thấy
được nghĩa vụ của bản thân góp phần cùng cơ quan đăng ký cư trú tiến hành
hoạt động đăng ký, quản lý cư trú sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, tuyên truyền về quy định của pháp luật hiện hành liên quan
đến công tác đăng ký, quản lý cư trú nói chung và đăng ký quản lý tạm trú,
tạm vắng nói riêng. Lực lượng công an cấp xã phải tập trung tuyên truyền cho
nhân dân biết và nắm chắc được những quy định của pháp luật hiện hành liên
quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú như Luật Cư trú, Nghị định số
31/2014/NĐ-CP, Thông tư số 35/2014/TT-BCA, Thông tư số 36/2014/TT-
BCA và các văn bản, tài liệu có liên quan khác phổ biến trong nhân dân.
Trong đó phải tập trung vào các nội dung như:
+ Đăng ký, quản lý thường trú: tiến hành phổ biến, tuyên truyền cho
nhân dân về điều kiện, thủ tục đăng ký thường trú chung cho mọi trường hợp
và thủ tục đối với một số trường hợp cụ thể, thẩm quyền đăng ký thường trú,
các trường hợp xóa đăng ký thường trú, thủ tục và thẩm quyền xóa đăng ký
thường trú, các trường hợp điều chỉnh bổ sung trong sổ hộ khẩu
+ Đăng ký, quản lý tạm trú: tiến hành tuyên truyền về đối tượng, thủ
tục đăng ký tạm trú, các trường hợp xóa đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký
và xóa đăng ký tạm trú, thời hạn, thời gian cấp sổ tạm trú
+ Thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng: tuyên truyền về thủ tục,
trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận thông báo lưu trú, chế độ thông tin báo cáo
về lưu trú, đối tượng và thủ tục khai báo tạm vắng
80
- Thứ tư, tuyên truyền về thủ đoạn của bọn tội phạm và các đối tượng
xấu lợi dụng việc đăng ký, quản lý cư trú nói chung, đăng ký quản lý tạm trú,
tạm vắng nói riêng để hoạt động phạm pháp hoặc trốn tránh pháp luật.
Những thủ đoạn của bọn tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng việc
đăng ký, quản lý cư trú để hoạt động phạm pháp rất đa dạng và phong phú
như không đăng ký tạm trú, không thông báo lưu trú để trốn tránh sự truy tìm,
truy nã của cơ quan chức năng đối với những đối tượng truy tìm, truy nã, hoặc
là đối tượng nằm trong diện quản lý, giáo dục tại địa bàn cơ sở nhưng khi đi
khỏi địa phương không trình báo
* Biện pháp tuyên truyền vận động
Lực lượng Công an cấp xã khi tuyên truyền, vận động quần chúng chấp
hành các quy định về đăng ký, quản lý cư trú nói chung và các quy định về
đăng ký tạm trú, tạm vắng nói riêng cần thông qua một số biện pháp sau:
- Lực lượng Công an cấp xã cần thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng để tuyên truyền. Các phương tiện thông tin hiện nay rất đa dạng và
phổ biến như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng Internet, Các
phương tiện này trong thời gian qua đã và đang góp phần rất lớn vào công tác
dân vận của Đảng và nhà nước ta. Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng để tuyên tuyền cho quần chúng nhân dân các nội dung liên quan đến
công tác đăng ký, quản lý cư trú nói chung và quản lý tạm trú, tạm vắng nói
riêng là rất cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng
cao nhận thức của công dân về đăng ký cư trú và tham gia cùng cơ quan chức
năng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký, quản lý cư trú.
Trong các nội dung đó, nội dung tuyên truyền các quy định của pháp luật phải
được chú ý hơn cả.
- Lực lượng Công an cấp xã thông qua hoạt động của các tổ chức, đoàn
thể ở cơ sở như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh để tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nắm được những quy định
81
của pháp luật về cư trú nói chung và những quy định về đăng ký quản lý tạm
trú, tạm vắng nói riêng. Thông qua các cuộc họp sinh hoạt định kỳ của các tổ
chức đoàn thể ở cơ sở để Cảnh sát khu vực, Công an viên có thể lồng ghép
các nội dung tuyên truyền các quy định liên quan đến công tác đăng ký cư trú
đến với từng người dân một cách hiệu quả và nhanh nhất. Cảnh sát khu vực,
Công an viên có thể tham dự vào các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể tại cơ
sở và trực tiếp tuyên truyền, vận động cho quần cúng nhân dân những quy
định liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú hoặc cũng có thể chúng ta
cung cấp thông tin và để cho ban điều hành, các thành viên các tổ chức này tự
tổ chức tuyên truyền, vận động cho các thành viên trong tổ chức họ biết và
nắm các quy định về công tác đăng ký, quản lý cư trú, các thành viên trong tổ
chức này sẽ tiếp tục tuyên truyền cho những người thân ngoài tổ chức hiểu và
cùng nhau thực hiện tốt các quy định đó. Hình thức tuyên truyền của các tổ
chức này phải đảm bảo thật sinh động thể hiện ở các cuộc thi hái hoa dân chủ,
các cuộc thi tìm hiểu thể hiện dước các bài dự thi,
- Lực lượng Công an cấp xã dựa vào các tổ chức quần chúng nòng cốt
tại cơ sở để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt các
quy định trong công tác đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng. Các tổ chức quần
chúng nòng cốt tại địa bàn cơ sở như Ban Bảo vệ dân phố, lực lượng Dân
phòng, tổ An ninh nhân dân là những lực lượng hỗ trợ rất tích cực cho lực
lượng Công an phường, xã, thị trấn trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa
bàn. Thông qua các buổi họp đánh giá kết quả công tác của các tổ chức này,
lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn phổ biến những quy định
của pháp luật về cư trú cho họ nắm hoặc thông qua công tác thực tế để chỉ cho
họ thấy những phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề
đăng ký, quản lý cư trú của ta để vi phạm. Từ đó, họ sẽ tuyên truyền những
nội dung đó trong cuộc họp tổ dân phố, cụm dân cư, tuyên truyền cho người
thân và những người xung quanh cùng nắm để thực hiện.
82
- Thông qua công tác thăm hỏi của lực lượng Công an cấp xã để tiến
hành công tác kiểm tra, xử lý đôn đốc và nhắc nhở trực tiếp với các trường
hợp cá biệt vi phạm pháp luật về cư trú. Thăm hỏi là một biện pháp công tác
của Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn thể hiện đường lối quần chúng của
Đảng trong công tác Công an. Qua việc Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị
trấn trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với người dân trong khu
vực, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể quần chúng đóng trên địa bàn
mình phụ trách mà thu thập những tin tức rộng rãi, tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của quần chúng nhân dân, biết được thái độ chính trị và hoạt động của
từng người dân, đặc biệt là các loại đối tượng trong khu vực. Qua công tác
thăm hỏi giúp Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn tuyên truyền, vận động
quần chúng nhân dân chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Tổ chức và vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Thông qua các cuộc thăm hỏi này phổ
biến những quy định mới của pháp luật về cư trú, nắm bắt những vướng mắc
của người dân về cư trú để kịp thời hướng dẫn họ và giúp đỡ họ tháo gỡ ngay.
* Những vấn đề cần chú ý khi tiến hành giải pháp này
Để thực hiện tốt giải pháp này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Một là, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dể hiểu gắn với những
vấn đề mà quần chúng quan tâm, những vấn đề nổi cộm, những vấn đề mà
công dân thường hay vi phạm hoặc dễ chủ quan tạo sơ hở. Phù hợp với đặc
điểm từng địa bàn, từng đối tượng.
- Hai là, sử dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức, biện pháp để tuyên
truyền, vận động có hiệu quả. Khi tiến hành hoạt động tuyên truyền chúng ta
phải biết kết hợp giữa hình thức vận động tập trung (tổ chức học tập các quy
định của pháp luật liên quan đến đăng ký cư trú do cơ quan Công an mà cụ
thể là lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính tiến hành, chủ trì), với gặp gỡ
tuyên truyền vận động cá biệt đối với những người chấp hành các quy định
83
của pháp luật về công tác đăng ký cư trú chưa nghiêm, với những địa bàn hay
xảy ra vi phạm, những điểm nóng.
- Ba là, trong quá trình tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng nhân
dân, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên phải thường xuyên thu thập
những tin tức, tài liệu do quần chúng cung cấp để nắm tình hình, phát hiện
tình hình và giám sát đối tượng (nếu có). Quần chúng nhân dân “là tay, là
mắt” của lực lượng Công an nói chung và của lực lượng Cảnh sát khu vực,
Công an viên nói riêng nên trong quá trình tuyên truyền vận động quần
chúng, chúng ta phải kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác
đăng ký, quản lý cư trú để từ đó chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm,
điều chỉnh những điều chưa phù hợp với thực tế của các quy định pháp luật có
liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú. Quá trình tuyên truyền vận
động, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên sẽ tiếp xúc với nhiều dạng
người khác nhau, trong đó có người tốt, người xấu, người bất mãn với những
chính sách cư trú của nhà nước ta nên đôi khi họ sẽ có những hành động
khiêu khích, thậm chí chống đối và xuyên tạc. Trong những trường hợp như
vậy, lực lượng làm công tác tuyên truyền phải khéo léo xử lý tình huống,
tránh tình trạng để họ kích động, lôi kéo sức mạnh của đám đông gây áp lực
cho cán bộ tuyên truyền.
3.2.3. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền cấp xã
với lực lượng an ninh cơ sở và ban ngành có liên quan trong quản lý nhân
khẩu tạm trú
Công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng không chỉ là trách nhiệm
của chính quyền cấp xã nói chung, lực lượng Công an xã, phường nói riêng
mà là trách nhiệm của toàn xã hội, của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức
quần chúng nhân dân và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan của Công an
cấp huyện, Công an cấp thị xã. Trong quá trình quản lý nhân khẩu, hộ khẩu
nếu các lực lượng nghiệp vụ thực hiện công tác một cách riêng lẻ thì kết quả
84
đạt được sẽ không cao, sẽ còn sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho bọn tội phạm
và đối tượng xấu lợi dụng hoạt động. Nếu các lực lượng nghiệp vụ có liên
quan chỉ phối hợp thực hiện một cách đơn thuần thì không huy động được lực
lượng và xây dựng được thế trận vững chắc tấn công vào tội phạm có hiệu
quả. Vì vậy phải xây dựng cơ chế phối hợp có kế hoạch thực hiện cụ thể.
Cơ chế phối hợp này phải được triển khai giữa chính quyền cấp xã với
nhau, giữa Công an cấp xã với các lực lượng nghiệp vụ khác như lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tội phạm trật tự quản
lý kinh tế, chức vụ, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường của
Công an cấp thị xã. Lực lượng Ủy ban nhân dân, các ban ngành, đoàn thể, các
tổ chức xã hội với Công an cấp xã. Thực tế trong thời gian qua dù các lực
lượng, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội đã có sự phối hợp chặt
chẽ với Công an cấp xã trên địa bàn để tiến hành quản lý nhân khẩu tạm trú,
tạm vắng nhưng sự phối hợp chưa toàn diện, chưa đồng bộ. Ngoài ra, Công an
cấp xã chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với các đội nghiệp vụ có liên quan
thuộc Công an cấp huyện và Công an các xã, phường giáp ranh thuộc địa bàn
thị xã khác nên còn gặp khó khăn trong việc tạm giữ các đối tượng vi phạm
pháp luật về cư trú, trong việc truy bắt các đối tượng trốn thi hành án, các đối
tượng gây án bỏ trốn, Chính vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ đối với các lực
lượng nghiệp vụ và các ban ngành có liên quan với Công an cấp xã trong quá
trình quản lý nhân, hộ khẩu nói chung và quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng
là rất cần thiết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý nhân khẩu
tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên còn có những mặt hạn chế là do
sự thiếu phối hợp giữa các đơn vị Công an, giữa chính quyền xã với lực lượng
Công an, Ban quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,
Ban giám hiệu các trường phổ thông trên địa bàn.
85
* Nội dung cần tiến hành phối hợp:
- Phối hợp để tạm giữ các đối tượng vi phạm pháp luật về cư trú nói
chung và vi phạm pháp luật về đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng
khi chúng chạy sang địa bàn xã, phường giáp ranh của thị xã Hà Tiên với địa
bàn khác.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an,
các tổ chức quần chúng nòng cốt, các lực lượng bảo vệ các cơ quan, xí
nghiệp, Ban quản lý các khu du lịch đóng trên địa bàn tiến hành kiểm tra
định kỳ và đột xuất việc đăng ký tạm trú, tạm vắng của khu nhà trọ công
nhân, khu nhà trọ cho khách du lịch thuê, và các khu vực khác có người đến
tạm trú, hoặc có người tạm vắng khỏi địa phương để đảm bảo yêu cầu phòng
ngừa, điều tra tội phạm.
- Xây dựng quy chế quản lý tạm trú, tạm vắng với các khu du lịch, các
công ty, các doanh nghiệp để quản lý người lao động làm việc trong các
khu vực này. Đồng thời lực lượng Công an cấp xã thường xuyên hướng dẫn,
yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm gắn với công tác quản
lý cư trú, tạm trú, tạm vắng trong và ngoài cơ sở cho lực lượng bảo vệ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý bến xe, bến tàu, với Cảnh
sát trật tự để quản lý tạm trú, tạm vắng chủ động phòng ngừa, phát hiện,
đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng bến xe, bến tàu để hoạt động phạm
pháp.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ để điều tra, xử lý các đối tượng vi
phạm pháp luật về cư trú và các vi phạm khác có liên quan khi vượt quá thẩm
quyền của Công an xã, phường hay các vụ phức tạp
* Cách thức tiến hành phối hợp:
- Các lực lượng nghiệp vụ ngoài việc thực hiện đầy đủ sự phân công,
phân cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao phải có biện pháp cụ thể
86
trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng ở địa bàn cụ thể. Xây dựng cơ chế
phối hợp, có kế hoạch cụ thể với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan.
- Từng lực lượng nghiệp vụ trong Công an thị xã phải xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác riêng và nội dung cơ chế phối hợp với các lực
lượng nghiệp vụ có liên quan trong việc quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng
nhất là vào các dịp lễ, tết thông qua sự phê duyệt của lãnh đạo Công an thị
xã.
- Gửi công văn trao đổi những thông tin có liên quan đến nhân, hộ
khẩu, chú ý những nhân khẩu có nhũng vấn đề “cần chú ý về an ninh trật tự”
với các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài địa bàn để cùng phối hợp giải quyết
khi phát sinh các vấn đề liên quan. Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với thủ trưởng
các đơn vị, Trưởng Công an cấp xã khi cần thiết.
- Các lực lượng nghiệp vụ Công an như lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ, ma túy,
khi cần những thông tin liên quan đến những nhân khẩu tạm trú, tạm vắng đến
nghiên cứu hồ sơ quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng tại Công an cấp xã.
Ban chỉ huy công an xã, phường tạo điều kiện giúp đỡ và phối hợp với các lực
lượng này nhằm phục vụ cho yêu cầu phòng ngừa, điều tra tội phạm đạt hiệu
quả.
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác
quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng
* Bố trí lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên đủ về số lượng,
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên
Công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng có liên quan đến nhiều
hoạt động xã hội, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều người và có đặc điểm
riêng ở từng địa bàn, từng thời gian cụ thể. Do vậy, để công tác đăng ký, quản
lý tạm trú, tạm vắng có hiệu quả đòi hỏi lực lượng trực tiếp tiến hành công tác
87
đăng ký, quản lý tạm trú, tạm vắng phải đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, có đủ khả năng đề ra những giải pháp phương pháp quản lý
tạm trú, tạm vắng, những kế hoạch, biện pháp để giữ gìn an ninh trật tự và
góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm một cách hiệu quả.
Theo thống kê năm 2016 số biên chế hiện tại chỉ đáp ứng khoảng hơn
70% yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Chính quyền, Công an thị xã đã mạnh dạn
thực hiện việc tăng cường bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học, trung học hệ
chính quy các trường Công an nhân dân về bám trụ tại địa bàn các xã trọng
điểm để tăng cường cho Công an các xã này nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế đặt ra. Từ thực tiễn khảo sát thấy rằng hầu hết các địa bàn có
khu công nghiệp, địa bàn có trường học, công ty, xí nghiệp tình hình an
ninh trật tự phức tạp hơn nhiều nơi khác, công tác quản lý nhân khẩu hộ khẩu
cũng khó khăn hơn bởi vì đặc thù của các khu vực này là đối tượng từ các nơi
khác đến tạm trú nhiều hơn đối tượng thường trú nhưng lại thường xuyên có
sự biến động không ổn định. Trong khi đó lực lượng Công an cấp xã tại các
khu vực này lại rất thiếu.
Hơn nữa, chúng ta thấy trình độ về pháp luật và nghiệp vụ là những yếu
tố quan trọng đối với công tác của bất kì cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân
nào, nó quyết định đến hiệu quả công tác của cán bộ, chiến sỹ trong thực tiễn.
Tuy nhiên, trong lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên hiện nay nhiều
cán bộ có nhận thức và năng lực công tác còn có những hạn chế nhất định.
Đây là một trong những yếu tố đặc biệt quyết định đến hiệu quả quản lý tạm
trú, tạm vắng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý chưa
đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, để công tác quản lý tạm trú, tạm
vắng đạt được hiệu quả thì một trong những giải pháp hết sức quan trọng là
phải tăng cường bổ sung lực lượng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh
sát khu vực, Công an viên.
88
Thực tế đội ngũ cán bộ, chiến sỹ của các phường, xã; Công an viên của
các xã hiện nay thiếu về số lượng, về chất lượng còn nhiều hạn chế. Qua
nghiên cứu về trình độ, độ tuổi, cấp bậc của lực lượng Công an cấp xã trên địa
bàn thị xã Hà Tiên từ năm 2012 đến năm 2016 cho ta thấy: Số đồng chí có
trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp dưới 1%; Số đồng chí có trình độ
trung cấp chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%. Số đồng chí chưa qua đào tạo
nghiệp vụ Công an chiếm tỷ lệ rất cao khoảng hơn 70%. Toàn lực lượng Công
an cấp xã có khoảng gần 25% được đào tạo chuyên ngành Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, còn lại hơn 75% được đào tạo các chuyên ngành
khác của hệ nghiệp vụ Công an và các ngành ngoài Công an tuyển vào bố trí
làm công tác ở Công an cấp xã. Việc giải quyết các công việc ở xã, phường
của những đồng chí có trình độ trung học phần lớn là dựa vào kinh nghiệm
thực tiễn chưa phát huy hết được hiệu quả của các biện pháp nghiệp vụ, các
kiến thức về pháp luật mà Ngành đã trang bị nhất là trong công tác quản lý cư
trú nói chung và công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng. Qua
khảo sát 100% các Trưởng, Phó Công an cấp xã được hỏi đều đồng ý giải
pháp này.
Thời gian qua, Chính quyền, Công an thị xã Hà Tiên đã có chủ trương
đưa những sinh viên mới tốt nghiệp các trường Đại học, Trung học Công an
nhân dân về nhận công tác thời hạn một năm tại Công an các xã trọng điểm
của thị xã nhằm tăng cường lực lượng tại các địa phương này. Việc làm này
đã đáp ứng được phần nào yêu cầu công tác tại các xã trong thị xã. Tuy nhiên,
số sinh viên của thị xã tốt nghiệp các trường Công an nhân dân hàng năm ít,
mặt khác do mới ra trường nên kinh nghiệm công tác còn nhiều hạn chế. Hơn
nữa, thời gian qua Ban giám đốc Công an tỉnh tiến hành việc luân chuyển một
số cán bộ, chiến sỹ biên chế Công an nhân dân về làm Trưởng hoặc phó Công
an các xã tại các địa bàn trọng điểm. Điều này đã mang lại nhiều hiệu quả
trong hoạt động của lực lượng Công an các xã tại địa bàn thị xã. Tuy vậy,
89
biên chế của lực lượng công an cấp xã vẫn thiếu rất nhiều, ảnh hưởng công
tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
- Biện pháp tiến hành:
Để thực hiện được giải pháp này cần phải làm tốt một số việc sau đây:
- Về tăng cường biên chế cho lực lượng Công an cấp xã: Căn cứ vào
biên chế tổ chức của Công an thị xã, căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ công tác,
hàng năm Công an thị xã phải tăng cường, bổ sung thêm biên chế về nhận
công tác tại Công an cấp xã nhất là các xã trọng điểm, địa bàn trọng điểm về
an ninh trật tự và địa bàn tập trung dân lao động từ nơi khác đến, địa bàn có
nhiều nhà trọ thuê. Số biên chế này có thể sử dụng từ nguồn sinh viên mới tốt
nghiệp các trường Công an nhân dân về thị xã nhận công tác.
- Về việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lực lượng Công an cấp xã:
+ Tạo điều kiện tối đa cho các cán bộ, chiến sỹ dự thi tuyển sinh vào
học tại các trường đại học Công an nhân dân, các trường Trung học Công an
nhân dân, các trường đại học luật có đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cũng
như về pháp luật theo các hệ học: chuyên tu, tại chức, lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ cho cán bộ ngành ngoài chuyển vào ngành Công an
+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề hoặc trao đổi
kinh nghiệm về công tác quản lý cư trú nói chung và công tác quản lý tạm trú,
tạm vắng nói riêng, trong đó phải tập trung vào những điểm mới của Luật Cư
trú và các văn bản hướng dẫn thi hành so với các quy định của pháp luật trước
đây về cư trú cho lực lượng Công an cấp xã nắm và thực hiện.
+ Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thường xuyên hướng dẫn cho
Công an cấp xã về nghiệp vụ giữ gìn an ninh trật tự nói chung và công tác
quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng trong việc phòng ngừa, điều tra tội phạm.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Cư trú và các văn bản hướng
dẫn có liên quan cho các cán bộ làm công tác chuyên trách của Công an cấp
90
xã. Lồng ghép các tình huống nghiệp vụ vào cuộc thi kiểm tra tay nghề của
Cảnh sát khu vực định kỳ.
+ Cử những đồng chí có trình độ đại học và có năng lực công tác thực
tiễn tham dự các buổi tập huấn các quy định mới về an ninh trật tự hoặc dự
các lớp học nghiệp vụ do Bộ Công an hoặc Cục Cảnh sát Quản lý hành chính
về trật tự xã hội tổ chức sau đó về truyền đạt, trao đổi lại với các đồng chí
trong đơn vị.
- Bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác của lực lượng
Công an cấp xã nói chung và hoạt động quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng:
trang bị thêm các công cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác tại
Công an cấp xã nhất là các loại biểu mẫu, sổ sách sử dụng trong công tác
đăng ký, quản lý cư trú nói chung và hoạt động quản lý tạm trú, tạm vắng nói
riêng.
* Đổi mới phương pháp quản lý tạm trú, tạm vắng đồng thời hiện đại
hoá công tác quản lý nhân, hộ khẩu và đơn giản thủ tục đăng ký và quản lý
tạm trú
Để đảm bảo cho công tác quản lý tạm trú, tạm vắng đạt hiệu quả, một
trong những giải pháp cần thực hiện là phải đơn giản hoá hồ sơ và thủ tục
đăng ký, quản lý hộ khẩu, hồ sơ và thủ tục đăng ký tạm trú. Từng bước hiện
đại hoá đối với công tác này. Hiện nay thủ tục đăng ký tạm trú dù đã được
Luật Cư trú và các văn bản có liên quan cải cách theo hướng đơn giản hóa.
Tuy nhiên, khi áp dụng Công an cấp xã lại gây phiền hà cho người dân và làm
phức tạp hoá vấn đề đăng ký, quản lý. Từ đó làm cho một số người mặc dù đã
sinh sống nhiều năm nhưng vẫn không đăng ký tạm trú được. Vì không đăng
ký được nên cơ quan công an không quản lý được một cách chặt chẽ. Mặt
khác, đây cũng chính là những kẽ hở để phát sinh hiện tượng tiêu cực trong
công tác đăng ký, quản lý tạm trú cũng như là điều kiện để cán bộ làm công
tác đăng ký tạm trú sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Vì vậy, đổi mới
91
phương pháp quản lý tạm trú, tạm vắng đồng thời hiện đại hoá công tác quản
lý nhân, hộ khẩu và đơn giản thủ tục đăng ký và quản lý tạm trú là một vấn đề
quan trọng đảm bảo cho công dân thuận lợi trong công tác đăng ký, quản lý
nhân hộ khẩu và trên cơ sở đó giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn.
- Nội dung giải pháp:
Lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an viên cần phải thường xuyên rà
soát để phát hiện những người chưa đăng ký tạm trú để hướng dẫn cho họ biết
về điều kiện, thủ tục và trách nhiệm thực hiện việc đăng ký tạm trú. Mặt khác,
cần phải hướng dẫn và giúp họ hoàn thiện hồ sơ để đăng ký tạm trú. Yêu cầu
và bắt buộc người dân trong diện tạm trú trên địa bàn phải đăng ký theo đúng
quy định.
Công tác thẩm định hồ sơ đăng ký tạm trú cho người dân phải được tiến
hành một cách khoa học theo đúng quy trình đăng ký tạm trú đã được quy
định, nhanh chóng tránh gây phiền hà cho nhân dân. Phải tạo mọi điều kiện
thuận lợi và dễ đàng nhất để nhân dân thực hiện việc đăng ký tạm trú.
Cần phải xử lý nghiêm đối với những người cố tình không thực hiện
việc đăng ký tạm trú.
Bên cạnh đó, cần sớm hiện đại hoá công tác quản lý nhân hộ khẩu và đi
lại của công dân. Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên
khiến quy mô nhịp độ đi lại của người dân cùng sự dịch chuyển lao động giữa
các vùng ngày càng tăng cao thì không thể duy trì kiểu quản lý thủ công lạc
hậu như hiện nay. Vì vậy, cần phải đầu tư trang thiết bị để tin học hoá công
tác đăng ký, quản lý nhân hộ khẩu nói chung và quản lý nhân khẩu tạm trú,
tạm vắng nói riêng nhằm tạo thuận lợi cho cả cơ quan quản lý và người dân.
Việc tiến hành tin học hoá công tác đăng ký, quản lý nhân hộ khẩu cần phải
có lộ trình phù hợp để đảm bảo hiệu quả.
Lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn Hà Tiên cần phải có phương
pháp công tác gần dân, sát dân để tiến hành công tác quản lý cư trú, quản lý
92
tạm trú, tạm vắng. Phải gắn quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng với yêu
cầu nghiệp vụ trong phòng ngừa, điều tra tội phạm để nắm chắc di biến động
những đối tượng trong diện quản lý tại địa bàn cơ sở đặc biệt là những đối
tượng có điều kiện, khả năng phạm tội, có nghi vấn hoạt động phạm tội,
những đối tượng ở nơi khác đến địa bàn ẩn náu, hoạt động. Kết hợp giữa quản
lý cơ sở cho thuê lưu trú với quản lý tạm trú, tạm vắng, nâng cao vai trò của
chủ cơ sở cho thuê lưu trú trong việc khai báo tạm trú, không để tội phạm,
đnối tượng xấu lợi dụng ẩn náu, hoạt động.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, hướng dẫn là vấn đề không thể thiếu trong các hoạt
động quản lý xã hội của nhà nước, không có kiểm tra hướng dẫn thì coi như
không có tổ chức thực hiện. Đối với công tác đăng ký quản lý tạm trú, tạm
vắng thì vấn đề kiểm tra, hướng dẫn lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt,
nó có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả quá trình công
tác. Vì vậy đi đôi với việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham
gia, lực lượng Công an cấp xã vẫn cần phải tiến hành kiểm tra và xử lý các
trường hợp vi phạm trong quá trình đăng ký, quản lý nhân hộ khẩu. Việc kiểm
tra hướng dẫn không phải chỉ tiến hành có tính chất định kỳ, hình thức mà
phải được tiến hành một cách thường xuyên có hệ thống. Thông qua việc
kiểm tra giúp cho lực lượng Công an cấp xã nắm vững số liệu hộ khẩu, nhân
khẩu trong địa bàn quản lý, nắm chắc tình hình thực hiện, việc chấp hành các
quy định về đăng ký, quản lý cư trú của từng hộ, từng nhân khẩu trong địa
bàn. Phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, các trường hợp cư trú có nghi
vấn, đối tượng truy nã, truy tìm và các sơ hở thiếu sót của ta để có biện
pháp khắc phục. Thông qua công tác kiểm tra để đôn đốc nhắc nhở, hướng
dẫn quần chúng chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý
cư trú.
93
Qua khảo sát thực tế tại địa bàn thị xã Hà Tiên cho thấy một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm
vắng của lực lượng Công an cấp xã chưa đạt được như mong muốn là do công
tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên và đúng mức, đặc biệt là đối
với các địa bàn tập trung đông dân tạm trú. Do đó, công tác đăng ký và quản
lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng còn có nhiều sơ hở, thiếu sót trên nhiều mặt
như: Chưa thực hiện đúng quy trình đã được quy định, có những việc mỗi nơi
có cách giải quyết khác nhau; Vẫn còn có tình trạng gây khó khăn, quan liêu,
cửa quyền, hách dịch đối với công dân trong công tác đăng ký tạm trú, khai
báo tạm vắng; Việc nắm tình hình nhân khẩu tạm trú, tạm vắng còn ở một
chừng mực nhất định và có khi mang tính hình thức, lực lượng Công an cấp
xã chưa nắm chắc được tình hình dân cư thuộc địa bàn mình quản lý theo 4
nội dung điều tra về nhân khẩu. Thực tế khi nào có đợt kiểm thì lực lượng
Công an cấp xã mới tập trung cập nhật thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ nhân
khẩu còn lúc bình thường thì không cập nhật để quản lý nên còn để sót lọt đối
tượng trong công tác quản lý... Do đó, để không ngừng nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng lực lượng Công an cấp xã cần
phải không ngừng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng
ký quản lý tạm trú, tạm vắng.
Mặt khác, kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục với xử lý nghiêm minh
trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đăng ký quản lý
tạm trú, tạm vắng có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn các
hành vi vi phạm. Trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm phải đi đôi
với giáo dục, thuyết phục đối tượng. Có như vậy đối tượng mới nhận thức
được lỗi lầm của mình, hiểu được chính sách, pháp luật từ đó thực hiện tốt các
nội quy, quy định và sẽ không tái phạm. Do vậy, sự kết hợp giữa giáo dục,
thuyết phục và xử lý nghiêm minh là rất quan trọng và cần thiết.
94
Thực tế thời gian qua, Công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên chưa
làm tốt yêu cầu này. Qua nghiên cứu thấy rằng đa số khi giải quyết các trường
hợp vi phạm pháp luật về cư trú, Công an cấp xã chỉ chú ý đến công tác xử lý
(cảnh cáo hoặc phạt tiền) mà chưa làm tốt công tác giáo dục, thuyết phục các
đối tượng có hành vi vi phạm, nên dẫn đến các đối tượng dễ tái phạm.
* Nội dung của giải pháp:
- Một là, phải tăng cường công tác kiểm tra đột xuất và định kỳ là một
trong những phương pháp chủ yếu để quản lí chặt chẽ nhân hộ khẩu nói
chung và quản lý chặt chẽ nhân khẩu tạm trú, nhân khẩu tạm vắng nói riêng.
Về hình thức kiểm tra cần phải kết hợp một cách hợp lý giữa kiểm tra định kỳ
với kiểm tra đột xuất. Cần chú trọng đến công tác kiểm tra định kỳ nhằm phát
hiện những thiếu sót, vi phạm để kịp thời uốn nắn, khắc phục, đồng thời việc
kiểm tra định kỳ cũng nhằm tác động tích cực đến ý thức chấp hành các quy
định về quản lý nhân hộ khẩu của cả cán bộ Công an và nhân dân. Đối với
những dịp lễ, tết cần tăng cường công tác kiểm tra một cách toàn diện, đặc
biệt là các khu nhà cho thuê.
- Hai là, thông qua công tác kiểm tra cần phải kịp thời phát hiện những
bất hợp lý trong công tác đăng ký, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng để
kiến nghị các biện pháp giải quyết.
- Ba là, việc kiểm tra phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị
nghiệp vụ của Công an, giữa cơ quan Công an với các đơn vị có liên quan.
- Bốn là, về việc giáo dục, thuyết phục: lực lượng Công an cấp xã phải
dùng lý lẽ, tình cảm phân tích hành vi vi phạm của đối tượng, khuyên răn họ
thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh trật tự nói chung
và hoạt động đăng ký, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng. Từ đó
để họ tự giác chấp hành các quy định đã đề ra. Việc giáo dục, thuyết phục
thường được áp dụng trong các tầng lớp người lao động tự do, công nhân,
viên chức nhà nước với những vi phạm không phải do cố ýViệc giáo dục
95
này phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, không chỉ giáo dục mà còn
phải giao đối tượng cho các cơ quan, tổ chức, các lực lượng Công an cấp xã
phối hợp giáo dục, quản lý tiếp sau đó. Vận động gia đình đối tượng tham gia
vào việc giáo dục này.
- Năm là, về việc xử lý nghiêm minh: Đảm bảo xử lý đối tượng đúng
chính sách pháp luật của nhà nước, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về
đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng mà tiến hành các biện pháp xử lý
đảm bảo đúng người, đúng hành vi vi phạm. Cụ thể là:
+ Trường hợp có vi phạm chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng lần đầu, ít
nghiêm trọng, không có nghi vấn gì, thì hướng dẫn đăng ký
+ Đối với các vi phạm qui định về đăng ký, quản lý tạm trú, tạm vắng
nghiêm trọng, tái phạm thì lập biên bản, Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị
trấn ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ban chỉ huy công an
phường, xã, thị trấn xử phạt vi phạm hành chính.
+ Trường hợp có khách tạm trú không khai báo, kiểm tra giấy tờ tuỳ
thân có nghi vấn thì lập biên bản ghi rõ lý do, yêu cầu chủ hộ và người tạm
trú đến trụ sở Công an phường, xã, thị trấn giải quyết.
+ Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, như: chứa chấp đối tượng tệ
nan xã hội, hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hoạt động tệ nạn xã hội thì phải
tạm giữ đối tượng, lập biên bản phạm pháp quả tang, niêm phong hàng hoá,
tang vật và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy Công an xã, phường, thị trấn.
96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình, đặc điểm liên quan đến quản lý nhà
nước về tạm trú, tạm vắng và thực trạng về nhân khẩu tạm trú, tạm vắng, tình
hình tội phạm lợi dụng tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên để hoạt
động. Trong chương 3, đề tài đã đưa ra cơ sở và một số dự báo về biến động
của nhân khẩu tạm trú, tạm vắng đến năm 2020, tình hình tội phạm lợi dụng
tạm trú, tạm vắng để hoạt động trong thời gian tới. Qua đánh giá những tồn
tại, khó khăn, vướng mắc và các nguyên nhân cũng như tình hình an ninh trật
tự, tình hình nhân, hộ khẩu cư trú trên địa bàn thị xã, đề tài đã trình bày hệ
thống những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm trú, tạm
vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên như vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật;
phối hợp giữa các lực lượng, xây dựng và bố trí lực lượng; công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ, đạo đức, thường xuyên giáo dục lực lượng Công an cơ sở
học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác tuyên truyền vận
động quần chúng; công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác quản
lý tạm trú, tạm vắng cho lực lượng an ninh cơ sở, với những giải pháp để
nâng cao công tác quản lý tạm trú, tạm vắng bản thân mong rằng những giải
pháp đó giúp cho chính quyền cấp xã nâng cao được hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nước về tạm trú, tạm vắng.
97
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn
thị xã Hà Tiên phát triển mạnh mẽ, tình hình an ninh trật tự luôn ổn định, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Hà Tiên trong những năm tới vẫn
được xác định là địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trong đó có khó
khăn của công tác quản lý nhân, hộ khẩu nói chung và công tác quản lý tạm
trú, tạm vắng nói riêng.
Qua nghiên cứu về công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của chính quyền
cấp xã mà nòng cốt là công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đề tài đã nêu
khái quát tình hình nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, biên chế, trình độ, độ
tuổi của lực lượng Công an cấp xã và tình hình phạm pháp hình sự, đối tượng
lợi dụng tạm trú, tạm vắng ẩn náo, hoạt động. Bên cạnh đó đề tài đã làm rõ
được thực trạng tổ chức thực hiện công tác đăng ký quản lý nhân, hộ khẩu,
quản lý tạm trú, tạm vắng của lực lượng Công an cấp xã, thực trạng về tổ
chức bộ máy để tiến hành công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, các biện pháp
tiến hành công tác quản lý nhân hộ khẩu thường xuyên. Có thể nói trong thời
gian qua Chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã đã
làm tốt công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng góp phần vào việc giữ vững an
ninh trật tự trên địa bàn phục vụ tích cực cho công tác quản lý xã hội của nhà
nước. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác này cũng còn nhiều tồn tại,
vướng mắc, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý
nhân hộ khẩu nói chung, quản lý tạm trú, tạm vắng nói riêng chưa được cao.
Đó là những vướng mắc về cơ chế phối hợp, biện pháp tiến hành và về tổ
chức lực lượng trong công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý tất cả các hệ
loại đối tượng.
Từ thực tiễn nghiên cứu công tác quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm
trú, tạm vắng trên địa bàn Hà Tiên đề tài đã có dự báo về tình hình kinh tế và
sự phát triển kinh tế tại địa bàn thị xã. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, khó
98
khăn, vướng mắc và các nguyên nhân cũng như tình hình an ninh trật tự, tình
hình nhân hộ khẩu cư trú trên địa bàn thị xã, đề tài đã trình bày hệ thống
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân, hộ khẩu,
quản lý tạm trú, tạm vắng trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Với thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế
về lý luận và thực tiễn, trong khi nghiên cứu về đề tài chắc chắn Chủ nhiệm
đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tuy vậy, hy vọng với
những gì Chủ nhiệm đề tài đã trình bày về lý luận, tìm tòi, phân tích, đánh giá
đúng thực trạng đã khảo sát thực tế sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà
thực tiễn công tác của chính quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã thị xã
Hà Tiên còn khó khăn, vướng mắc và tồn tại. Với những kết quả mà chính
quyền cấp xã, lực lượng Công an cấp xã trên địa bàn thị xã Hà Tiên đã đạt
được trong thực hiện các biện pháp quản lý tạm trú, tạm vắng và từ những
giải pháp mà Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra hy vọng có thể góp một phần nhỏ để
chính quyền cấp xã, lực lượng Công an các xã, phường, trên địa bàn Hà Tiên
vận dụng thực hiện tốt hơn công tác quản lý cư trú nói chung và quản lý nhân
khẩu tạm trú, tạm vắng nói riêng ở địa bàn thị xã trong thời gian tới nhằm
phòng ngừa, điều tra có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật
khác góp phần bảo vệ vững chắc an ninh trật tự trên địa bàn thị xã Hà Tiên./.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2014), Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9
năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định
số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.
2. Bộ Công an (2015), Thông tư số 09/2015/TT-BCA ngày 10 tháng 2
năm 2015 quy định Điều lệnh Cảnh sát khu vực.
3. Bộ Công an (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9
năm 2014 quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
4. Bộ Công an (2014), Thông tư số 61/2014/TT-BCA ngày 20 tháng 11
năm 2014 quy định về quy trình đăng ký cư trú.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.
6. Chính phủ (2012), Thông tư số 78/2012/TT-BCA ngày 28 tháng 12
năm 2012 quy định trình tự thực hiện công tác cơ bản của Cảnh sát khu vực.
7. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
8. Quốc hội (2006), Luật cư trú.
9. Quốc hội (2013), Luật cư trú.
10. Quốc hội (2013), Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 11
tháng 7 năm 2013 hợp nhất Luật cư trú.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo tổng kết năm
của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo tổng kết năm
của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo tổng kết năm
của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
100
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng kết năm
của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết năm
của Công an thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
16. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh Công an xã.
1
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỊ XÃ HÀ TIÊN
THUỘC TỈNH KIÊN GIANG
Nguồn: Website tỉnh Kiên Giang
2
Bảng 2.2. THỐNG KÊ SỐ VỤ PHẠM PHÁP HÌNH SỰ XẢY RA
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
Năm
Tổng
số vụ
Tội
phạm
hình
sự
Tội
phạm
kinh
tế
Tội
phạm
ma
túy
Điều tra khám phá Nơi
khác
đến
phạm
tội
Không
đăng
ký
tạm
trú
Số
vụ
Tỷ lệ
Số
đối
tƣợng
bị bắt
2012 93 85 1 7 70 75.27 95 35 27
2013 82 74 1 7 71 86.58 94 20 11
2014 107 100 1 6 90 84.11 111 39 15
2015 105 98 1 6 89 84.76 112 45 18
2016 115 105 3 8 101 87.82 108 45 26
Tổng 502 461 7 34 421 83.86 519 184 97
Trung
bình
100,4 92,2 1,4 6,8 84,2 83,70 103,8 36,8 19,4
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
3
Bảng số 2.3. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TNXH TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HÀ TIÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
Năm
Ma túy Mại dâm Cờ bạc
Số vụ
Số đối
tƣợng
Số ngƣời
nghiên
Số vụ
Số đối
tƣợng
Số vụ
Số đối
tƣợng
2012 10 16 44 1 2 11 17
2013 9 14 30 1 3 13 36
2014 12 17 37 0 0 14 34
2015 13 20 33 1 1 13 42
2016 11 15 31 0 0 12 52
CỘNG 55 82 175 3 6 63 181
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
4
Bảng số 2.4. CƠ CẤU TỘI PHẠM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TX. HÀ TIÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
Năm Tổng
Giết
ngƣời
Giết
ngƣời -
Cƣớp
tài sản
Cố ý
gây
TT
Hiếp
dâm
Cƣớp
tài
sản
Cƣớp
giật
tài sản
Trộm
cắp tài
sản
Lừa
đảo
CĐTS
Cƣỡng
đoạt
tài sản
Chống
ngƣời
THCV
Tội
phạm
khác
2012 93 1 1 21 2 3 7 51 1 0 3 2
2013 82 0 0 12 2 3 7 46 2 0 3 7
2014 107 1 0 39 1 3 3 45 2 0 3 10
2015 105 0 0 40 1 4 5 46 2 1 4 1
2016 115 0 0 38 2 2 3 44 2 1 1 21
Tổng 502 2 1 150 8 15 25 232 9 2 14 41
Tỷ lệ % 0.40 0.20 29.9 1.60 2.99 4.99 46.22 1.79 0.40 2.79 8.17
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
5
Bảng số 2.5. THỐNG KÊ CÔNG TÁC KIỂM TRA CƢ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
Năm Số hộ Lƣợt nhân khẩu Không khai báo tạm trú Không khai báo tạm vắng
2012 1701 2064 1145 61
2013 2617 4127 1437 76
2014 3027 4046 1235 98
2015 4120 7485 1314 115
2016 3461 6057 1178 176
Tổng 14.926 23.779 6309 526
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
6
Bảng số 2.6. THỐNG KÊ BIÊN CHẾ LỰC LƢỢNG CÔNG AN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN
Năm
Biên
chế
Cần bổ
sung
Trình độ Qua đào
tạo nghiệp
vụ
CSQLHC
Độ tuổi
Đại học trung cấp sơ học
Chƣa qua
đào tạo
Dƣới 31 31-41 trên 41
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2012 32 21 65.63 4 12.50 20 62.50 4 12.50 4 12.50 9 28.13 16 50.00 12 37.50 4 12.50
2013 33 34 103.03 4 12.12 21 63.64 4 12.12 4 12.12 9 27.27 18 54.55 11 33.33 4 12.12
2014 40 47 117.50 5 12.50 22 55.00 4 10.00 9 22.50 9 22.50 26 65.00 11 27.50 3 7.50
2015 45 32 71.11 8 17.78 26 57.78 5 11.11 6 13.33 10 22.22 30 66.67 12 26.67 3 6.67
2016 43 38 88.37 8 18.60 25 58.14 5 11.63 5 11.63 11 25.58 28 65.12 11 25.58 4 9.30
Tổng 193 172 89.12 27 13.99 114 59.07 22 11.40 30 15.54 49 25.39 117 60.62 59 30.57 16 8.29
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
7
Bảng số 2.7. THỐNG KÊ BIÊN CHẾ LỰC LƢỢNG CÔNG AN XÃ VÀ LỰC LƢỢNG BÁN CHUYÊN TRÁCH
Năm
Tổng
số
Trình độ Độ tuổi Biên chế
ĐH,CĐ Trung
cấp
Chƣa qua
đào tạo
Đã học
BDNV
Dƣới 31 Từ 31 đến
41
Trên 41 Chính
quy
Công an
viên
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2012 41 1 2.43 9 21.15 31 75.60 0 0.00 15 36.58 16 39.02 10 24.40 3 7.31 38 92.69
2013 40 2 5.0 10 25.0 28 70.0 0 0.00 15 37.50 16 40.00 9 22.50 3 7.5 37 92.50
2014 42 2 4.76 11 26.19 29 69.04 3 7.14 16 38.09 16 38.09 10 23.80 3 7.1 39 92.90
2015 40 4 10.0 9 22.5 27 67.5 9 22.5 16 40.00 16 40.00 8 20.00 3 7.5 37 92.50
2016 42 3 7.14 8 19.04 31 73.80 7 16.67 14 33.33 18 42.85 10 23.80 3 7.1 39 92.90
Tổng 205 12 5.86 47 22.92 146 71.22 19 3.24 76 37.07 82 40.00 47 22.73 15 7.3 190 92.70
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
8
Bảng 2.8. THỐNG KÊ ĐỐI TƢỢNG CẦN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN
Năm
Quản
lý
Thƣờng
trú
Nơi khác
Đối tƣợng
XPANQG ST Tù tha QCCSGD Án treo TNXH Trẻ em
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2012 604 534 70 11.59 300 49.67 112 18.54 30 4.96 100 16.55 15 2.48 40 6.62 7 1.19
2013 596 534 62 10.40 291 48.82 116 19.46 32 5.37 97 16.27 14 2.35 41 6.88 5 0.83
2014 403 343 60 14.89 230 57.07 43 10.67 20 4.96 67 16.62 10 2.48 30 7.44 3 0.74
2015 389 328 61 15.68 211 54.24 55 14.40 19 4.97 60 15.42 10 2.61 31 8.11 3 0.78
2016 357 272 85 23.81 170 47.62 65 18.20 20 5.60 61 17.08 9 2.52 30 8.40 2 0.56
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ năm 2012 đến năm 2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_tam_tru_tam_vang_cua_chinh_quye.pdf