Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục và đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”; phát động phong trào thi đua sâu rộng theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới công tác Thi đua khen thưởng”, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đã được triển khai kịp thời gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng đã có những bước chuyển biến tích cực, biểu dương gương người tốt, việc tốt; nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được đề nghị các cấp khen thưởng. Điều này đã có tác dụng giáo dục tích cực, động viên, nêu gương học tập trong toàn ngành. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày”, kế thừa và phát huy những kết quả của phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đã có bước phát triển. Tuy nhiên, thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Qua việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài “QLNN về thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long”, bản thân đã phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, từ đó xác định 06 giải pháp nâng cao chất lượng QLNN về công tác thi đua khen thưởng trong ngành.95 Việc triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp trên sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành. Hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác thi đua khen thưởng từng bước được nâng lên, thúc đẩy phong trào thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long ngày càng đi vào chiều sâu và có chất lượng. Qua đó, tạo động lực để CC, VC, NLĐ hăng hái thi đua, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và đổi mới căn bản, toàn diện, ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Mục tiêu trên đòi hỏi sự tham gia tích cực của CC, VC, NLĐ và sự ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long thực hiện tốt lời dạy của Bác “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua” [30, tr.557].

pdf108 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục và đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, khen thƣởng Để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trước tiên triển khai thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định, Thông tư, văn bản dưới Luật về thi đua, khen thưởng, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng đến các cơ sở giáo dục. Tạo sự thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương việc thực hiện văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng cùng hướng dẫn nhưng một số đơn vị lại thực hiện khác nhau, không đồng nhất. Ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, không chồng chéo. Tiêu chí càng cụ thể, rõ ràng thì công tác xét khen thưởng càng chính xác, tiêu chuẩn cần có nhiều định lượng, giảm định tính. Kết hợp quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và quy định về số lượng, tỷ lệ khen thưởng tương xứng với thành tích, kết quả của phong trào thi đua, phù hợp đặc điểm từng cơ sở giáo dục. Cần đổi mới cách kiểm tra theo chuyên đề (định hướng thi đua, từng đối tượng thi đua trong đơn vị), kiểm tra đột xuất về công tác thi đua, khen thưởng (kiểm tra đầu năm học, kiểm tra kế hoạch thi đua, lộ trình thi đua, cách lưu trữ thông tin thi đua của từng đơn vị, các cơ sở giáo dục). Qua kiểm tra, ngành Giáo dục và Đào tạo có giải pháp chỉ đạo trong việc thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. 74 Ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long cần tăng mức khen thưởng và kèm biểu trưng lưu niệm của ngành đối với khen thưởng đột xuất và khen thưởng phong trào theo quy định và từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Đây cũng chính là nguồn động viên lớn để cho toàn thể CC, VC, NLĐ tham gia tích cực phong trào, đồng thời xứng đáng với thành tích mà được biểu dương, tôn vinh, khen thưởng. 3.4.1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua Một là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, cụ thể: “Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời” [8, tr.2]. Nội dung các phong trào thi đua phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị và với từng giai đoạn cụ thể, từng năm học cụ thể. Thi đua phải thường xuyên, liên tục và tạo được động lực phát triển của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể. Mỗi phong trào thi đua phải có các tiêu chí thi đua cụ thể với nhiều mức phấn đấu phù hợp với điều kiện thực tế ở từng cơ sở giáo dục và từng giai đoạn phát triển. Có như thế, việc thực hiện phong trào thi đua ngày càng được đi vào chiều sâu và có hiệu quả, tránh triển khai thực hiện phong trào thi đua hình thức, tổ chức tuyên truyền thì hăng hái thực hiện, nhưng sau một thời gian, không được kiểm tra, giám sát thì phong trào đó bị buông lỏng, không mang lại lợi ích cho xã 75 hội, cho học sinh và cho nhà trường. Cùng với việc phát động phong trào thi đua từng năm học, từng giai đoạn, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị, các cơ sở giáo dục căn cứ vào nhiệm vụ năm học, các cấp phát động phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề trong ngành, tại đơn vị mình để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách và đánh giá, rà soát những phong trào thi đua còn hình thức, chưa có tác dụng thiết thực để từ đó từng đơn vị, các cơ sở giáo dục điều chỉnh lại cho phù hợp với mục đích và ý nghĩa của phong trào thi đua trong tình hình hiện nay. Hai là, thủ trưởng đơn vị, cơ sở giáo dục khi phát động, triển khai các phong trào thi đua phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức phong trào. Trong đó, nội dung quan trọng nhất để tổ chức phong trào hiện nay là bám sát nhiệm vụ từng năm học, mục tiêu của ngành là “Dạy tốt - Học tốt” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi CC, VC, NLĐ, chống lại những biểu hiện tiêu cực, buông lỏng, không quan tâm đến phong trào thi đua. Gắn kết các phong trào thi đua với việc: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) để tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn được biểu hiện và sống mãi qua các phong trào thi đua yêu nước, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, thi đua trở thành thiết thực, đúng với mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của phong trào thi đua, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [10, tr.1]. Ba là, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục khi phát động, triển khai phong 76 trào thi đua cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Phong trào thi đua phải gắn chặt với nhiệm vụ năm học và phải thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong thi đua. Bốn là, thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình. Tiếp tục tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, làm chuyển biến nhận thức của CC, VC, NLĐ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Thủ trưởng đơn vị phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy cho của CC, VC, NLĐ tại đơn vị mình, tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước đối với quá trình đổi mới thi đua, khen thưởng. Xác định khâu tư tưởng, nhận thức là then chốt, là cơ sở cho mọi công cuộc đổi mới. Vì vậy, cần thường xuyên triển khai, tuyên truyền để toàn thể CC, VC, NLĐ nhận thức được lợi ích của thi đua, tránh buông lỏng, không quan tâm đến công tác đăng ký thi đua và kết quả khen thưởng, đẩy lùi những biểu hiện tư tưởng tiêu cực trong việc thực hiện phong trào thi đua; cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực phong trào thi đua, thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Năm là, tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” gắn với nội dung, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 77 yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long cần xác định rõ vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong việc khích lệ, động viên đội ngũ CC, VC, NLĐ, học sinh, sinh viên trong toàn ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian tới, ngành cần tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, trong đó cần lồng ghép tư tưởng, nội dung của các phong trào thi đua, cuộc vận động nhằm hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động cụ thể theo từng năm học. Phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm thực tiễn của các cơ sở giáo dục. Phong trào thi đua phải được tổ chức phát động với những hình thức sôi động, hấp dẫn, thu hút được toàn thể CC, VC, NLĐ và học sinh, sinh viên tích cực tham gia. Đồng thời, cần phải thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước. Phát động phong trào thi đua thường xuyên kết hợp với phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng đơn vị, từng cá nhân, đồng thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc của từng cơ sở giáo dục trong việc thực hiện phong trào thi đua, tránh phát động theo hình thức, chưa có tác dụng thiết thực [29, tr.4]. Các phong trào thi đua chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu quan trọng trong quá trình thực 78 hiện: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm học và trong từng giai đoạn, có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo phong trào thi đua mà có kế hoạch thực hiện cụ thể; cần lựa chọn được các điển hình thật sự tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng trong toàn xã hội nói chung và trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long nói riêng [8, tr.2]. Tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự phát huy tác dụng, đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực. Đây là nội dung mới trong phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước của các cơ sở giáo dục, tránh hiện tượng tổ chức phát động phong trào hình thức, phát động không hiệu quả. Các điển hình tiên tiến phải thực sự tiêu biểu, dẫn đầu trong phong trào thi đua. Những tập thể, cá nhân được biểu dương thật sự là những tập thể, cá nhân xứng đáng, được mọi người học hỏi và tôn vinh. Sáu là, việc thực hiện tốt phong trào thi đua nghĩa là cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, các bước tiến hành như: xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, thang điểm, phát động, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết tổng kết và tiến hành khen thưởng. Như vậy, đối tượng thi đua sẽ nắm được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của phong trào thi đua để từ đó định hướng cho hành động cụ thể của mỗi tập thể và của từng cá nhân. Khi mỗi cá nhân, tập thể xác định được trách nhiệm của mình trong phong trào thi đua, sẽ tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, hào hứng; phát hiện những gương điển hình tiên tiến mới, những nhân tố mới, cùng với tập thể phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 79 việc tổng kết phong trào thi đua, bình chọn và xét khen thưởng là việc làm cần thiết và phải tiến hành đảm bảo kịp thời, chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Các tập thể, cá nhân được khen thưởng phải thực sự là hạt nhân nòng cốt, điển hình trong phong trào thi đua. Những tập thể và cá nhân khi nhận thưởng cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy tính tích cực trong công việc được giao. Quy trình tổ chức phong trào thi đua như sau: (Theo nguồn của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước – Bộ Nội vụ số 25, tr.9) 3.4.2. Đổi mới công tác xét khen thưởng Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục cần thực hiện đúng quy trình là có trách nhiệm xây dựng văn bản phát động thi đua. Nội dung phát động thi đua hướng vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, có tên gọi và chủ đề cụ thể, những Nhiệm vụ chính trị được giao Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp - Điều kiện cụ thể của Sở, Phòng, các cơ sở giáo dục - Đối tượng tham gia Triển khai thực hiện phong trào - Phát động phong trào, ký kết giao ước thi đua. - Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát - Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm Khen thƣởng - Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiến tiến. - Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc Xây dựng kế hoạch phong trào thi đua: Xác định rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, giải pháp, thời gian, tiến độ, nguồn lực, phân công tổ chức thực hiện 80 phong trào thi đua mang đặc thù của ngành. Sau khi phát động thi đua các đơn vị căn cứ vào phong trào triển khai cho tập thể, cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua; bình xét khen thưởng vào dịp cuối năm học, cuối cùng là quyết định khen thưởng đối với cấp mình quản lý theo phân cấp và trình khen thưởng đối với cấp trên. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long cần ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, công bằng. Kết hợp quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và quy định về số lượng, tỷ lệ khen thưởng tương xứng với thành tích, kết quả của phong trào thi đua. Hội đồng thi đua - Khen thưởng các cấp từ cơ sở giáo dục, Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện đến Hội đồng Khoa học ngành giáo dục tỉnh phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, xét thi đua, khen thưởng phải công tâm, công bằng và khách quan, đề nghị khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích, Và điều không kém phần quan trọng là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện đúng quy trình họp xét, tránh để đơn thư, kiếu nại tố cáo diễn ra. Khắc phục việc khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản giáo dục, chú trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, những nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, trực tiếp giảng dạy và đặc biệt quan tâm khen thưởng đến nhân viên phục vụ, tạo sự công bằng trong thi đua, tránh xét thi đua theo lối cảm tính, nể nang, Để khắc phục được khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục thì cần xây dựng giải pháp để đảm bảo tỷ lệ khen thưởng người trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và nhân viên các cơ sở giáo dục. Tỷ lệ khen thưởng cán bộ quản lý giáo dục không quá 20% tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, từ đó tỷ lệ dành cho người trực tiếp nuôi dạy, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ được nâng lên. Bên 81 cạnh đó, cần xây dựng các bộ tiêu chí đối với cán bộ quản lý, đối với giáo viên, đối với nhân viên phục vụ. Ban hành quy chế xét khen thưởng trong đó phải phân định rõ các nhóm đối tượng để xét thi đua nhằm mang lại càng công bằng và khách quan hơn, tránh nể nang, xét thi đua theo cảm tính, Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng, trên quan điểm “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần kịp thời biểu dương những tấm gương “Người tốt, việc tốt”; khen thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên, khuyến khích phát triển cái tốt để lấn át cái xấu, nhằm xây dựng con người mới [24, tr.2]. Nếu thi đua khen thưởng đúng với mục đích ý nghĩa, thật sự tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người. Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng. Người được khen thật sự phải là nhân tố nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi. Bên cạnh đó, bản thân người được đề nghị khen thưởng phải có lòng tự trọng, trung thực, phải tự biết mình thực sự có thành tích được khen thưởng xứng với danh hiệu Đảng và Nhà nước phong tặng. Cần xóa bỏ tư tưởng xem việc khen thưởng, buông lỏng việc khen thưởng, không có tinh thần phấn đấu trong lao động, sản xuất và học tập, Cần có tiêu chí cụ thể về sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học ngành giáo dục có cơ sở căn cứ quy định để nghiệm thu công nhận sáng kiến, những sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, làm thước đo quan trọng khi xét danh hiệu thi đua và khen thưởng theo 82 quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long giới thiệu, báo cáo tham luận về những việc làm mới, hiệu quả trong công tác giảng dạy hoặc đăng tải những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học có hiệu quả thiết thực trên cổng thông tin điển tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long để giáo viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,... [22, tr.4]. Công tác khen thưởng và đề nghị khen thưởng phải đảm bảo đúng quy trình theo Luật Thi đua, Khen thưởng và theo văn bản hướng dẫn, đúng thành tích và đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định. Khi xét khen thưởng không chỉ căn cứ về những điều kiện thời gian, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã đạt được trong những năm qua mà cần phải lựa chọn những tập thể và cá nhân thật sự tiêu biểu, xuất sắc nhất trong những số đối tượng đủ tiêu chuẩn khen thưởng; không nên xét khen thưởng cho những đối tượng nào đủ điều kiện là khen thưởng mà phải có sự lựa chọn thật sự tiêu biểu xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Để đảm bảo cho việc trình hồ sơ thi đua, khen thưởng lên cấp trên thì Hội đồng các cấp khi xét thi đua và đề nghị cấp trên khen thưởng cần thẩm định báo cáo thành tích của từng tập thể và cá nhân. Báo cáo phải theo mẫu quy định; đúng thể thức và cách trình bày văn bản. Báo cáo thành tích của mỗi tập thể, cá nhân cần nêu được những điểm nổi bật, những giải pháp, sáng kiến, những việc làm mới; khắc phục báo cáo sai thành tích, không nêu được thành tích nổi bật, báo cáo chung chung, không phân biệt giữa danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Cần thực hiện cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng; quy định rõ về quy trình, tuyến trình khen thưởng; hướng dẫn các cơ sở giáo dục cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp 83 nhận hồ sơ thi đua, khen thưởng, đảm bảo đúng quy trình, tuyến trình, báo cáo thành tích đúng mẫu quy định, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Nếu CC, VC, NLĐ tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nếu không đảm bảo theo quy định, báo cáo thành tích không theo mẫu, báo cáo không đạt yêu cầu, thì không tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả hồ sơ. Qua đó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm việc lập hồ sơ thi đua, cũng như báo cáo thành tích của từng tập thể và cá nhân, từ đó hồ sơ thi đua ngày càng được đi vào nề nếp, Cần tổ chức lấy ý kiến về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên cổng thông tin điển tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng. Từng bước có ý thức cải tiến thủ tục xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời khen thưởng. Khi có kết quả bình xét của Hội đồng các cấp cần công khai, minh bạch tại bảng thông tin của đơn vị, càng công khai, càng minh bạch thì việc khen thưởng càng trở nên công bằng và chính xác hơn, ngày càng được dân chủ và khách quan hơn. Đồng thời, Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp có trách nhiệm thông báo kết quả đối với những trường hợp không đủ điều kiện hoặc không đạt tỷ lệ bình bầu đến các tập thể và cá nhân được biết. Cần tiếp tục đẩy mạnh khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo quý,... Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ khen thưởng; lưu hồ sơ khoa học, bổ sung phần mềm quản lý danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong ngành Giáo dục và Đào tạo để việc thẩm định đủ điều kiện xét khen thưởng được dễ dàng và nhanh chóng. 84 Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc xét khen thưởng của hội đồng cơ sở, đề cao tính chính xác, khách quan trong khen thưởng; tránh tình trạng vi phạm ở việc lập hồ sơ không trung thực để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, trao tặng, huy động kinh phí dưới các hình thức trái quy định; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ép buộc đối tượng khen thưởng tham gia xét tôn vinh danh hiệu và trao thưởng. Bên cạnh đó, công tác xét khen thưởng cần đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch và công bằng. Từng bước có ý thức cải tiến thủ tục xét khen thưởng, thực hiện công tác khen thưởng cần chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định. Tính chính xác: Chính xác về số liệu của hồ sơ khen thưởng, chính xác giữa hình thức khen, mức độ khen với người được khen và thành tích đạt được của tập thể và cá nhân trong thực tế, chính xác trong việc thực hiện quy trình, thủ tục khen thưởng. Cần cụ thể với những tiêu chí, thành tích và số liệu. Tính kịp thời: Muốn việc khen thưởng có ý nghĩa và đạt được mục đích khuyến khích, phát huy, động viên cá nhân, tập thể thì khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc. Đặc biệt là hình thức khen thưởng cấp cơ sở hoặc khen thưởng đột xuất cần kịp thời. Tính công khai, minh bạch: Trong việc thực hiện quy trình, thủ tục khen thưởng cần đảm bảo sự công khai. Nội dung công khai về phong trào thi đua, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, công khai về kinh phí khen thưởng, chế độ ưu đãi,... công khai được thể hiện dưới hình thức lấy ý kiến thông qua hội, họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc trên cổng thông tin điện tử, Càng công khai, minh bạch thì phong trào thi đua có hiệu quả tích cực,... 85 Tính công bằng: sự công bằng trong khen thưởng được thể hiện mối tương quan giữa thành tích đạt được phù hợp với hình thức và mức độ khen thưởng. Thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công bằng. Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm cho tập thể nhà trường, cá nhân đều có quyền tham gia vào phong trào thi đua, điều kiện tham gia như nhau, xét khen thưởng cũng phải bình đẳng như nhau. Cần phải có các quy định chặt chẽ đảm bảo công bằng và khách quan để xem xét khen thưởng, tiêu chí chấm điểm cần có nhiều định lượng, tránh tiêu chí chung chung, định tính [25, tr.3]. Đưa thông tin cụ thể về thi đua, khen thưởng đến từng giáo viên. Việc công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình xét chọn qua nhiều hình thức khác nhau đều được các trường thực hiện. Có thể là buổi họp Hội đồng, trưng bày trong phòng giáo viên, gửi tài liệu đến từng giáo viên, nhân viên và cả sinh hoạt chuyên đề công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, công tác thi đua, khen thưởng. Công tác này giúp cho CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long có thể đăng ký đúng lộ trình cho 3 năm để có thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hay sau 5 năm đạt “Bằng khen của UBND tỉnh”, “Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo” để đăng ký “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; các cơ sở giáo dục cần có lộ trình thi đua cho tập thể và cá nhân của đơn vị để phấn đấu đạt được những thành tích, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chú trọng khen thưởng những giáo viên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhân viên phục vụ trong các trường học; cần khắc phục việc khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu vào cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng. 86 Công khai các kết quả về thi đua, khen thưởng đầy đủ: Địa điểm công khai, nội dung công khai, thời điểm công khai, các kết quả từ lúc đăng kí danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, đăng kí tên sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học đến kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học xét và bình bầu của các đơn vị, cơ sở phải công khai tại bảng công khai của nhà trường hoặc công khai kết quả khen thưởng trong họp Hội đồng sư phạm. Đồng thời giải thích, giải trình đầy đủ mọi băn khoăn, thắc mắc của từng CC, VC, NLĐ khi có yêu cầu. 3.4.3. Đổi mới việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến Trong công tác thi đua, khen thưởng, việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Điển hình tiên tiến là một trong những nhân tố quan trọng, làm nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long trong tình hình hiện nay nói riêng. Phong trào thi đua mà không có điển hình tiên tiến thì phong trào đó không có sức sống, ngược lại có điển hình tiên tiến mà không có phong trào thi đua thì những điển hình tiên tiến đó cũng không có cơ hội để tôn vinh, nhân rộng để mọi người học tập và thực hiện. Để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, cần coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Điển hình tiên tiến là kết quả, là sản phẩm của các phong trào thi đua, vì vậy thông qua các phong trào thi đua để phát hiện điển hình tiên tiến của từng giai đoạn và của cả phong trào thì cần: 87 Một là, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng điển hình tiên tiến. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho CC, VC, NLĐ trong toàn ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến. Xác định làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến sẽ tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi tập thể, mỗi cá nhân. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề ra các nội dung, mục tiêu, tiêu chí cụ thể cho công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới toàn thể CC, VC, NLĐ trong đơn vị. Hai là, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long phải chủ động gắn với các cơ sở giáo dục để phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị bằng cách tăng cường các hình thức khen thưởng thi đua theo đợt, theo chuyên đề. Đẩy mạnh việc phát hiện điển hình tiên tiến để thực hiện khen thưởng đột xuất cho các đối tượng thực sự là những cá nhân có thành tích xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu đã được khen thưởng. Nâng cao ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác khen thưởng để từ đó công tác khen thưởng ngày càng thực sự là động lực cho thi đua lành mạnh, sự nỗ lực phấn đấu của từng CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, đó là cho sự cố gắng của tập thể và cá nhân. Bên cạnh đó cần phối kết hợp với cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến; có nhiều hình thức biểu 88 dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, gắn với phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội nói chung, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết quả thi đua “Dạy tốt, học tốt”, quản lý tốt là những tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Ba là, thông qua phong trào thi đua yêu nước phát hiện các mô hình, các gương “Người tốt, việc tốt”, các nhân tố mới để xây dựng, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng, tạo sự lan tỏa nhanh phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng thiết thực. Tổ chức suy tôn, bình chọn các tập thể, có thành tích xuất sắc phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên; đồng thời tăng cường tính chủ động phát hiện xem xét, đánh giá và khen thưởng thành tích của tập thể, cá nhân tại các cơ sở giáo dục, giảm phụ thuộc vào báo cáo thành tích của cấp dưới; khen thưởng phải dựa trên kết quả phong trào thi đua và thành tích thực chất của các tập thể và cá nhân đóng góp cho phong trào thi đua. Bốn là, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương tổ chức các hình thức tôn vinh, họp mặt các gương điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt”, các nhân tố mới, mô hình mới trong dịp Tết Nhà giáo Việt Nam hàng năm nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nêu gương. 3.4.4. Tổ chức tuyên dương, vinh danh trang trọng, ấn tượng Tổ chức mời cá nhân, tập thể có thành tích được khen thưởng về trao tặng, vinh danh trong Hội nghị tổng kết năm học, trong dịp Kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam hoặc trong ngày khai giảng năm học tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, cơ sở giáo dục. Qua đó, cá nhân được nhận thưởng sẽ vinh dự nhận thưởng, đồng thời tuyên truyền, động viên các 89 cá nhân tích cực phấn đấu tham gia phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong từng buổi lễ, phần khen thưởng tổ chức trang trọng từ hình thức đến nghi thức trao. Chú trọng chỗ ngồi, người trao, vinh danh tên người nhận và mức khen song song với lúc trao tặng. Chuyển từ hình thức trao đồng loạt sang trao lần lượt từng người. Qua đó, công tác vinh danh, tuyên dương được trang trọng hơn, trao đúng người. Không nên tặng hoa trong lúc khi trao tặng, đón nhận khen thưởng, mà cần nên tặng hoa sau khi người được khen thưởng rời khỏi lễ đài hoặc sân khấu thì nó sẽ trang trọng đối với những danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước trao tặng cho những tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Trong buổi tổ chức tuyên dương, nên mời tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc báo cáo kết quả đã đạt được trong thời gian qua, nhằm chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu, đồng thời, ngành Giáo dục và Đào Vĩnh Long tạo đưa những thành tích vào kỷ yếu của ngành như tập san Xuân, tập san 20/11, đây cũng là hình thức tuyên truyền, giới thiệu nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của ngành. 3.5. Triển khai, đôn đốc, kiểm tra, sơ tổng kết công tác thi đua, khen thƣởng Nhằm tiếp tục đổi mới, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đổi mới tư duy để nhận thức đúng đắn của mỗi CC, VC, NLĐ trong toàn ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Tránh tình trạng hiểu thi đua, khen thưởng chỉ nhất thời. Thi đua phải thường triển khai, tuyên truyền phải toàn diện, công tác thi đua, khen thưởng phải được tuyên truyền phổ biến đến toàn thể CC, VC, NLĐ trong 90 toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long phải dấy lên phong trào, nghiêm túc thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng. Để thực hiện tốt công tác QLNN về thi đua, khen thưởng cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, phát động phong trào thi đua đến toàn thể CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long; khuyến khích mọi người tích cực tham gia các phong trào thi đua. Thứ hai, thủ trưởng đơn vị, các cơ sở giáo dục phải xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu và phương hướng thi đua, khen thưởng, có nội dung cụ thể, thiết thực cho đơn vị mình để từ đó tập thể và cá nhân thực hiện phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ở từng thời điểm cụ thể. Khen đi đôi với thưởng thỏa đáng cũng là một yêu cầu không thể thiếu được trong tình hình hiện nay để động viên những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị. Khuyến khích vật chất là một động lực, song không nên nhấn mạnh quá vào yếu tố này. Khen thưởng vẫn phải mang ý nghĩa tinh thần, động viên là chủ yếu, cần quan tâm hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy về chế độ chính sách đối với khen thưởng các phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất. Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế, rộng khắp trong cả nước, tạo ra động lực tinh thần vật chất mới hăng hái, tham gia lao động sản xuất, xây dựng và bảo 91 vệ Tổ quốc, cần kiệm sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [7, tr.2]. Thứ ba, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần thực sự lấy công tác thi đua, khen thưởng làm biện pháp, là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, thúc đẩy lẫn nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đáp ứng theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thứ tư, tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để đánh giá, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng. Để thực hiện hiệu quả công tác QLNN về thi đua, khen thưởng thì một trong những nội dung quan trọng là phải kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, tác dụng, những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, không đúng, né tránh sự thật sẽ là trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, đây chính là biểu hiện của việc chạy theo thành tích. 3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thƣởng Trong công tác QLNN, ở bất kỳ hoạt động lĩnh vực nào, cũng cần thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm tạo sự công bằng, khách quan trong mọi lĩnh vực nói chung và công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Bên cạnh đó, mục đích chính của công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc của cơ sở, những tiêu cực để có 92 biện pháp hướng dẫn, khắc phục và đồng thời có giải pháp ngăn ngừa trong công tác QLNN về thi đua, khen thưởng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về thi đua, khen thưởng, trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần thực hiện như sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn tiện cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra. Tổ chức phối kết hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long về thanh tra tình hình đầu năm học sẽ kết hợp với nội dung thanh tra, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng. Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng. Trong công tác QLNN cần có công tác kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp của các đơn vị, cơ sở giáo dục, thực hiện đúng mục đích của Luật Thi đua, Khen thưởng. Đồng thời, ngăn ngừa, phát hiện những việc làm sai trái để sửa đổi những tiêu cực, chạy theo thành tích, thực hiện phong trào thi đua hình thức, những mâu thuẫn nội bộ tại đơn vị. Việc thanh tra, kiểm tra để có cơ sở, biện pháp chỉ đạo thực hiện ngày càng tốt hơn về hoạt động công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục thuộc đơn vị quản lý. Qua đó, khắc phục, hạn chế đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng. Cần phối, kết hợp tốt công tác thanh tra chuyên ngành, thanh tra tình hình đầu năm học để nắm bắt được quy trình thực hiện của cơ sở, cũng như những khó khăn, vướng mắc, bất cập để có cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào thực chất hơn. Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. Huy động sự tham gia của đoàn thể, toàn thể CC, VC, NLĐ tại đơn vị trong phong trào thi đua và đồng thời giám sát việc xét khen thưởng cho đối tượng đã thật sự chính xác, 93 công bằng, đúng người, đúng việc và tổ chức công khai minh bạch về thi đua, khen thưởng. Thứ tư, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng phải kịp thời, nhanh chóng, không để kéo dài thời gian dẫn đến hệ lụy cho việc thực hiện phong trào thi đua, gây mất đoàn kết tại đơn vị. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có những hình thức nhắc nhở hoặc xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận thanh tra ở từng các đơn vị trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và thông báo kết luận thanh tra đến các đơn vị quản lý cơ sở giáo dục tại địa phương, cũng như đơn vị được thanh tra để đơn vị phát huy những ưu điểm đã đạt được, đồng thời cần khắc phục những hạn chế, sai phạm. Qua thanh tra, kiểm tra, có giải pháp, triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện về công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, tạo động lực phấn đấu cho tập thể và mỗi cá nhân trong đơn vị, trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra để phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn những đơn vị, tập thể thực hiện không đúng quy định, quy trình về thi đua, khen thưởng, theo đó đơn vị có giải pháp thực hiện đúng Luật Thi đua, Khen thưởng. Từ những hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị, cơ sở giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo có giải pháp để chỉ đạo công tác QLNN về thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện hơn, công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp và đi vào cuộc sống, đúng mục đích của thi đua, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 94 KẾT LUẬN Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”; phát động phong trào thi đua sâu rộng theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới công tác Thi đua khen thưởng”, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đã được triển khai kịp thời gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng đã có những bước chuyển biến tích cực, biểu dương gương người tốt, việc tốt; nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được đề nghị các cấp khen thưởng. Điều này đã có tác dụng giáo dục tích cực, động viên, nêu gương học tập trong toàn ngành. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày”, kế thừa và phát huy những kết quả của phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long đã có bước phát triển. Tuy nhiên, thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Qua việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài “QLNN về thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long”, bản thân đã phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, từ đó xác định 06 giải pháp nâng cao chất lượng QLNN về công tác thi đua khen thưởng trong ngành. 95 Việc triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp trên sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành. Hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác thi đua khen thưởng từng bước được nâng lên, thúc đẩy phong trào thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Vĩnh Long ngày càng đi vào chiều sâu và có chất lượng. Qua đó, tạo động lực để CC, VC, NLĐ hăng hái thi đua, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và đổi mới căn bản, toàn diện, ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Mục tiêu trên đòi hỏi sự tham gia tích cực của CC, VC, NLĐ và sự ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long thực hiện tốt lời dạy của Bác “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua” [30, tr.557]. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2010), Kết luận số 83-KL/TW, ngày 3/8/2010 về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 4. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua - Khen thưởng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương (2008), Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 5. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa, Giới thiệu một số tài liệu Hội nghị khoa học - Thực tiễn về thi đua xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Thanh Hóa. 6. Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ Vĩnh Long), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở (2016), Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 7. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Hà Nội. 97 9. Bộ Chính trị (2006), Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội. 10. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục, Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục, Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2010-2015, phương hướng công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015-2020, Hà Nội. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu Văn hóa địa phương tỉnh Vĩnh Long, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. 17. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày băn bản hành chính, Hà Nội. 98 18. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013, Hà Nội. 19. Chính phủ (2005), Nghị định số 112/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng, Hà Nội. 20. Chính phủ (2012), Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Hà Nội. 21. Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. 22. Chính phủ (2012), Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 về ban hành Điều lệ sáng kiến, Hà Nội. 23. Chính phủ (2014), Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Hà Nội. 24. Phạm Huy Giang (2015), “Một số phương pháp tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay”, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, số 25, tr.2-9. 99 25. Nguyễn Hữu Hải (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, Nxb. Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội. 27. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2014), Kế hoạch số 19/KH-HĐTĐKT ngày 13/8/2014 thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Hà Hội. 28. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Vĩnh Long (2011), Hướng dẫn số 190/HD-HĐTĐKT, ngày 04/5/2011 về việc hướng dẫn nội dung ký kết giao ước thi đua và hoạt động bình xét Khối thi đua các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Vĩnh Long. 29. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Vĩnh Long (2015), Hướng dẫn số 142/HD-HĐTĐKT ngày 06/5/215 quy trình bình xét khen thưởng thành tích thường xuyên, Vĩnh Long. 30. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Phan Văn Minh (2015), Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viên Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Hà Nội. 33. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. 34. Quốc hội (2003), Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội. 35. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2011), Quyết định số 1369/QĐ- SGDĐT về việc chia khối thi đua các Trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và đơn vị trực thuộc, Vĩnh Long. 100 36. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2011, 2012, 2013, 214, 2015, 2016), Hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và trực thuộc (từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016, Vĩnh Long. 37. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2015), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Long. 38. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2016), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng năm 2016, Vĩnh Long. 39. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017, Vĩnh Long. 40. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 41. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (2014), Tài liệu lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, Hà Nội. 42. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2014), Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 22/7/2014 về việc “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Vĩnh Long. 43. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2016), Chương trình số 07-CT/TU, ngày 26/7/2016 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Vĩnh Long. 44. UBND tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định số 1503/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 quy định về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn, Vĩnh Long. 45. UBND tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, ngày 19/11/2014 về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng, Vĩnh Long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_trong_nganh.pdf
Luận văn liên quan