Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Di Khang

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định của pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị đƣợc quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Việc tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng hiệu quả; hoạt động xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn Quận 12 ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, tốc độ đô thị hóa ở quận 12 cao đứng hàng đầu thành phố, nhƣng công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị vẫn chƣa theo kịp, bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhất định đòi hỏi phải hoàn thiện nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị bền vững, đây là một yêu cầu mang tính cấp bách. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng nhằm chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu, đã hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu nhƣ sau: - Hệ thống, hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng; làm rõ các khái niệm về xây dựng, quản lý xây dựng, quản lý nhà nƣớc về xây dựng, sự cần thiết và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị với sáu nội dung: quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy; quản lý nhà nƣớc về cấp và thu hồi giấy phép xây; quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo giấy phép xây dựng; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng; thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng;

pdf117 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Di Khang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành đƣa vào sử dụng 42 công trình phòng chống lụt bão. Triển khai 40 dự án trong nhiệm kỳ, đã hoàn thành 13 dự án, đang thực hiện 20 dự án, chuẩn bị thực hiện 07 dự án. Trong năm 2013, Ủy ban nhân dân Quận 12 đã tổ chức diễn tập mẫu công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn quận. Ủy ban nhân dân quận đang lập thủ tục đầu tƣ xây dựng bến bãi, nhà kho chứa vật chất phòng chống lụt bão, tập luyện ca nô tại phƣờng Thạnh Lộc theo quy định. Thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm cũng nhƣ tích cực ngăn chặn ngay từ ban đầu các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là xử lý dứt điểm đối với một số trƣờng hợp tồn đọng kéo dài. Thực hiện các kế hoạch kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp tụ tập, mua bán lấn chiếm và các phƣơng tiện dừng đỗ trên vỉa hè, các trƣờng hợp kinh doanh gia cầm không qua kiểm dịch; xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đƣờng phức tạp, đồng thời kết hợp tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện mỹ quan đô thị, nhất là tại các điểm có tình hình phức tạp và các tuyến đƣờng trọng điểm. Đặc biệt, tập trung đợt cao điểm ra quân thực hiện lập lại trật tự lòng lề đƣờng tại hẻm 80 khu phố 1, phƣờng Đông Hƣng Thuận; chợ Tân Hƣng và điểm mua bán tự phát tại khu phố 5, phƣờng Tân Hƣng Thuận, điểm mua bán tự phát đƣờng TMT 13 và các tuyến đƣờng trọng điểm trên địa bàn quận mà Ủy ban nhân dân quận có cam kết với Ủy ban nhân dân thành phố. b. Những hạn chế, bất cập - Về quản lý nhà nƣớc đối với quy hoạch: Hiện nay, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã phủ kín toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Quận 12, tuy nhiên có một số khu vực trƣớc đây thuộc quy hoạch đất dự 81 trữ, đất công nghiệp nay đƣợc điều chỉnh sang quy hoạch là đất hỗn hợp nhƣng chƣa đƣợc cấp trên hƣớng dẫn rõ ràng nên Ủy ban nhân dân quận gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhà - đất cho ngƣời dân (nhƣ chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở, tách thửa nhà ở - đất ở, cấp phép xây dựng nhà ở,...). Một số nơi quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác cấp phép xây dựng hầu nhƣ là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã đựợc phê duyệt. Quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đƣờng đỏ thiếu chính xác, một số địa bàn chƣa đảm bảo công tác quy hoạch, quản lý sử dụng lộ giới hẻm, công tác cập nhật hẻm giới chƣa đảm bảo, gây khó khăn cho việc cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận. Bên cạnh đó, việc công khai các bản đồ quy hoạch đã đƣợc thực hiện song còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa đảm bảo minh bạch, chƣa tạo sự đồng thuận, thu hút tham gia của ngƣời dân vào tuyên truyền phổ biến và thực hiện quy hoạch xây dựng. - Về quản lý nhà nƣớc đối với cấp phép xây dựng Theo số liệu phân tích số lƣợng giấy phép xây dựng đƣợc cấp từ năm 2012 đến nay, chúng ta có thể thấy đƣợc tỷ lệ tăng đều qua các năm, tuy nhiên, để so sánh với tốc độ đô thị hóa của quận 12 thì vẫn chƣa đảm bảo, có rất nhiều nguyên nhân, nhƣng trƣớc hết là từ phía chủ đầu tƣ, ngƣời có công trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình của mình; họ vẫn mang tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan quản lý nhà nƣớc, luôn nghĩ thủ tục cấp GPXD rất khó khăn, mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác cấp CPXD đã đƣợc từng bƣớc chuẩn hóa. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình không phép. Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là, điều kiện khiến các chủ đầu tƣ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bởi nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên 82 địa bàn quận là còn phức tạp. Các chủ đầu tƣ có nhu cầu xây dựng nhƣng vƣớng một điều là chƣa hoàn thành thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, với tâm lý của chủ đầu tƣ xây dựng các công trình nhà ở thì ngừời xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trƣớc, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trƣớc để thế hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà mặc dù đã có phép xây dựng nhƣng các chủ đầu tƣ này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt đƣợc mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc không gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ. - Về công tác thanh tra xây dựng. Thực hiện Nghị định 26/2013/NĐ -CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng, lực lƣợng Thanh tra xây dựng địa bàn quận 12 đƣợc thành lập để làm nhiệm vụ trong ngành xây dựng không làm các nhiệm vụ khác nhƣ trƣớc đây mà tập trung vào chuyên sâu của quản lý Ngành. Theo báo cáo thanh tra của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra về thanh tra xây dựng, đánh giá việc quy định thanh tra viên xây dựng phải đƣợc đào tạo qua trƣờng xây dựng, có trình độ đại học, biên chế là chƣa phù hợp, khó áp dụng. Bởi vì, những ngƣời đã có bằng Ðại học Xây dựng thƣờng không về cơ quan nhà nƣớc của quận làm việc vì thu nhập thấp; những ngƣời tốt nghiệp các trƣờng đại học nhƣ Giao thông Vận tải, Thủy lợi, ... đƣợc đào tạo về xây dựng công trình đều có thể thực hiện công việc của thanh tra viên xây dựng. Hiện nay, Đội Thanh tra địa bàn quận chỉ có 4 thanh tra viên xây dựng, với khối lƣợng công việc lớn, tốc độ xây dựng theo đồ án quy hoạch đƣợc duyệt, lực lƣợng thanh tra xây dựng địa bàn không thể quán xuyến hết trên phạm vi rộng lớn, chằng chịt với nhiều kênh rạch. Vì vậy, số vụ vi phạm trật tự xây dựng vẫn cao. 83 Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng công tác tại cơ sở còn nặng về "cảm tính", thƣờng bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng. Công tác chỉ đạo, phối hợp để xử lý vi phạm trật tự xây dựng giữa các lực lƣợng công an, đơn vị dịch vụ điện nứớc còn chƣa đồng bộ, còn thiếu trách nhiệm dẫn đến công trình xây dựng vi phạm không phép vẫn còn vi phạm. Tình trạng lập biên bản vi phạm nhiều lần mà không xử lý kiên quyết vẫn xảy ra. - Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng Quy định pháp luật chƣa thực sự rõ ràng trong Thông tƣ số 02/2014/TT- BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điềucủa Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựngkhiến cho việc hiểu sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra. Mặt khác, theo quy định của Thông tƣ này đối với các công trình sai phép cho phép tồn tại chỉ xử phạt với mức phạt theo quy định hiện hành dễ tạo cho chủ đầu tƣ sẵn sàng xây dựng sai phép và chấp nhận nộp phạt để đƣợc tồn tại. Vì mức phạt ở 40% chi phí xây dựng thì chƣa đủ sức răn đe đối với chủ đầu tƣ nhất là đối với nhà đầu tƣ cơ hội. c. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, Luật xây dựng 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 có nhiều điểm mới so với Luật xây dựng năm 2003, nhƣng các Nghị định, Thông tƣ và các văn bản quy phạm pháp luật chậm ban hành, cũng nhƣ Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành luật xây dựng 2014 nhƣng còn nhiều ý kiến khác nhau trong thực tiễn áp dụng cũng là nguyên nhân khách quan cho quản lý trật tự xây dựng đô thị. Thứ hai, Quận 12 đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa đứng 84 hàng đầu thành phố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng là sự tác động khách quan trong quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Thứ ba, công tác quy hoạch xây dựng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đầu tƣ, quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đƣờng đỏ thiếu chính xác, một số địa bàn chƣa đảm bảo công tác quy hoạch, quản lý sử dụng lộ giới hẻm, công tác cập nhật hẻm giới chƣa đảm bảo, gây khó khăn cho việc cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận. Chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan vẫn còn chồng chéo, sự phân cấp trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng chƣa rõ ràng, sự ỷ lại chờ đợi, chƣa chủ động xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng cũng là một trong những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó, việc công khai các bản đồ quy hoạch đã đƣợc thực hiện song còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa đảm bảo minh bạch, chƣa tạo sự đồng thuận, thu hút tham gia của ngƣời dân vào tuyên truyền phổ biến và thực hiện quy hoạch xây dựng. Thứ tư, phong tục tập quán của ngƣời dân về tâm linh chọn ngày, tháng, năm để xây dựng nhà ở, công trình nên thủ tục rƣờm rà, phức tạp, nhất là phải có GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở với ngƣời dân luôn là một thủ tục khó, do nhiều thời kỳ quản lý, ngƣời dân không đủ hồ sơ thủ tục, hơn nữa tập quán sinh sống của ngƣời dân địa phƣơng không thích và chƣa quen ở nhà chung cƣ, khi sử dụng nhà chung cƣ lại phát sinh thêm chi phí quản lý vận hành, ảnh hƣởng đến thu nhập. - Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng vừa yếu vừa thiếu; công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành chƣa cao, hiện tƣợng né trách, đùn đẩy, nể nang và thiếu trách nhiệm trong quản lý và xử phạt là một trong những nguyên nhân chủ quan trong quản lý trật tự xây dựng. 85 Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị quản lý trật tự, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, cấp phép xây dựng, chƣa đƣợc tuyên truyền rộng rãi, chỉ mới ở dạng pano, áp phích chung chung chƣa coi trọng ngƣời dân và tổ chức ở cơ sở có biết hay không biết. Nhận thức và hiểu biết pháp luật và quy trình liên quan đến công tác cấp phép xây dựng của các chủ đầu tƣ, ngƣời dân và kể cả một số cán bộ công chức, thực hiện công tác cấp phép xây dựng chƣa đầy đủ, nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng theo quy định. Thứ ba, nguồn vốn, kinh phí, phƣơng tiện công cụ, phục vụ công tác thanh tra xây dựng và lực lƣợng trật tự đô thị còn chậm đƣợc trang bị, một bộ phận lực lƣợng thanh tra xây dựng và công chức phòng Quản lý đô thị chƣa đủ chuẩn theo quy định về bằng cấp, trình độ và năng lực chuyên môn còn hạn chế, một mặt chƣa thu hút đƣợc nhân lực có đủ chuẩn, mặt khác chế độ chính sách, điều kiện làm việc và nhất là tiền lƣơng là nguyên nhân khó thu hút lao động có đủ bằng cấp (đại học xây dựng, giao thông, thủy lợi. ..), nay theo quy định mới tổ cức thanh tra xây dựng chỉ có ở cấp Bộ và Sở Xây dựng đã tạo ra nguyên nhân chủ quan mới đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng. Thứ tư, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết còn thấp nên việc quản lý trật tự xây dựng đô thị còn nhiều khó khăn, việc xây dựng phát triển đô thị và tuân thủ quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nƣớc về cấp phép xây dựng vẫn còn một số mặt chƣa tốt, việc thụ lý hồ sơ chƣa kịp thời. 86 Tiểu kết Chƣơng 2 Trong Chƣơng 2, luận văn đã khái quát giới thiệu vị trí địa lý và kinh tế - xã hội của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, những tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, vận dụng lý thuyết ở Chƣơng 1, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị,gồm các nội dung: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng; quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch; quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý về trật tự xây dựng đô thị; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng, làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trên cơ sở đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. 87 Chương 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU 3.1.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh Ngày 10 tháng 8 năm 2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 16 – NQ/TW về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ trõ nhiệm vụ, phƣơng hƣớng phát triển đô thị thành phố cụ thể nhƣ sau: Về mục tiêu: trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ, Thành phố cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên định con đƣờng xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vƣợt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lƣợng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, xây dựng môi trƣờng văn hoá lành mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nƣớc; từng bƣớc trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thƣơng mại, khoa học - công nghệ của đất nƣớc và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. 88 Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: tập trung xây dựng, tạo bƣớc đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tăng cƣờng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Đầu tƣ nâng cấp cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ. Bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, đặc biệt chú ý khai thác nguồn vốn từ nhà xƣởng, quyền sử dụng đất để góp phần tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ƣơng và các địa phƣơng liên quan tập trung xây dựng hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn, đƣờng sắt đô thị, phát triển đƣờng vành đai, đƣờng trên cao, đƣờng cao tốc, luồng tàu đƣờng biển, đƣờng sông; các hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lƣợng, hạ tầng viễn thông Đầu tƣ xây dựng hệ thống đê ven biển, công trình thuỷ lợi ven sông Sài Gòn, hệ thống cống ngăn triều, kiểm soát lũ, giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nƣớc, kết nối với kết cấu hạ tầng các tỉnh lân cận và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tăng cƣờng công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực tham gia bảo vệ môi trƣờng, chủ động ứng phó, hạn chế tác hại do biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. [6] 3.1.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh Quận 12 là một đơn vị cấu thành tổ hợp không gian kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh, nên việc nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian của quận phải gắn liền với sự phát triển chung của thành phố với mục tiêu phát huy mọi nguồn lực tạo ra một không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với tính chất, chức năng và đảm bảo sự phát triển đồng bộ; tạo đƣợc một môi trƣờng, một không gian tốt, mang tính đặc trƣng để xây dựng đƣợc hình ảnh một đô thị văn minh, hiện đại phát triển theo hƣớng đô thị sinh thái; làm cơ sở cho công tác 89 quản lý trật tự xây dựng đô thị và phát triển đô thị; phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V nhiệm kỳ (2015-2020) đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới phƣơng thức, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo và chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên; huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tăng trƣởng kinh tế bền vững; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân tham gia xây dựng, quản lý xã hội, đƣa quận 12 phát triển theo hƣớng đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình”; định hƣớng phát triển đô thị nhƣ sau: - Khu vực phía Tây của quận gồm các phƣờng Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành và Tân Thới Hiệp: địa hình dạng gò triền, nền đất chịu lực tốt, là khu vực với bố cục không gian mật độ xây dựng tƣơng đối cao và có khả năng bố trí xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng. Dự kiến nơi đây tổ chức phát triển các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung , các trung tâm công cộng thƣơng nghiệp - dịch vụ và hình thành các khu dân cƣ nhằm hổ trợ cho việc thực hiện chƣơng trình giãn dân từ khu vực nội thành cũ ra; - Khu vực phía Đông của quận gồm các phƣờng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông : địa hình phẳng và thấp, nền đất yếu là khu vực có bố cục chủ yếu là khu nhà vƣờn mật độ xây dựng thấp. Các khu nhà vƣờn kết hợp với cảnh quan sông Sài Gòn và các kênh rạch trong khu dân cƣ sẽ tạo nên khu ở có chất lƣợng cao, môi trƣờng lý tƣởng cho nghỉ ngơi và du lịch. Dọc sông rạch hình thành các khu vui chơi giải trí công viên cây xanh kết hợp sông nƣớc sẽ tạo mặt thoáng cho đô thị, cải tạo vi khí hậu cho khu vực. Tổ 90 chức thoát nƣớc tự nhiên và tận dụng tạo thêm nhiều hồ đào để có thể cân bằng đào đắp tại chỗ. Quy hoạch chung xây dựng Quận đƣợc nghiên cứu đồng bộ từ việc phát triển các mạng lƣới hạ tầng xã hội nhƣ quy hoạch sắp xếp lại các khu vực hiện hữu, xây dựng các khu ở mới khang trang, xây dựng mới các công trình công cộng, công viên cây xanh đảm bảo phục vụ ngƣời dân, đến việc phát triển mạng lƣới hạ tầng kỹ thuật nhƣ cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, mở thêm các tuyến giao thông nội bộ gắn kết các khu nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn chuyển dần thành các khu đô thị văn minh hiện đại. Tổ chức không gian của quận 12 khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đất đai, cảnh quan thiên nhiên, hệ thống giao thông nối kết giữa thành phố với các tỉnh và Campuchia: - Khu vực phía Tây của quận gồm các phƣờng Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành và Tân Thới Hiệp: địa hình dạng gò triền, nền đất chịu lực tốt, là khu vực với bố cục không gian mật độ xây dựng tƣơng đối cao và có khả năng bố trí xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng, mật độ xây dựng 35 - 40 %. - Khu vực phía Đông của quận gồm các phƣờng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông : địa hình phẳng và thấp, nền đất yếu là khu vực có bố cục chủ yếu là khu nhà vƣờn mật độ xây dựng thấp 25 – 30%, tầng cao từ 2 – 5 tầng, kết hợp với cảnh quan sông Sài Gòn và các kênh rạch trong khu dân cƣ sẽ tạo nên khu ở có chất lƣợng cao, môi trƣờng lý tƣởng cho nghỉ ngơi và du lịch. Quận 12 chia thành 5 khu ở, trong đó: khu 1, 2, 3 là khu có mật độ xây dựng cao và nhà cao tầng ƣu tiên bố trí xây dựng ở các khu dân cƣ này. Khu dân cƣ 4 và 5 là vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vƣờn, là khu dân cƣ nhà vƣờn sinh thái, mật độ xây dựng thấp, kết hợp với cảnh quan dọc sông Sài Gòn phát triển du lịch: 91 - Khu 1: Vị trí nằm ở phía Tây nam của quận bao gồm phƣờng Tân Thới Nhất và Đông Hƣng Thuận và một phần Tân Thới Hiệp; diện tích đất tự nhiên 886,45ha, số dân dự kiến khoảng 120.000 ngƣời. Khu ở hiện hữu : Chỉnh trang nâng cấp hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tầng cao >2 tầng, mật độ xây dựng 40 -50%. Khu ở mới : Xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trƣớc khi xây dựng nhà ở , tầng cao 2 - 5 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40%. - Khu 2: Vị trí nằm ở phía Tây Bắc của quận bao gồm phƣờng Trung Mỹ Tây và phƣờng Tân Chánh Hiệp; diện tích đất tự nhiên 692,01 ha, số dân dự kiến khoảng 95.000 ngƣời (quy hoạch duyệt 100.000 ngƣời). Đây là khu vực dân cƣ có tốc độ đô thị hóa cao do Công viên phần mềm Quang Trung, khu Nông nghiệp kỹ thuật cao (trại rau Đồng Tiến) đang hình thành. Khu này đƣợc chỉnh trang, nâng cấp thông qua việc xác định thêm các tuyến đƣờng nội bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sắp xếp lại để tạo thêm quỹ đất xây dựng công cộng, cải thiện môi trƣờng sống cho khu vực. Khu ở hiện hữu : Chỉnh trang xây dựng xen cài giữa dân cƣ hiện hữu và dân cƣ xây mới, tầng cao >2 tầng, mật độ xây dựng 40 -50%. Khu ở mới : xây dựng khu chung cƣ cao tầng, tái định cƣ phục vụ các khu công nghiệp, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40%. - Khu 3: Vị trí gồm các phƣờng Hiệp Thành, và một phần phƣờng Thới An, phƣờng Tân Thới Hiệp; diện tích đất tự nhiên 1.199,15 ha, số dân dự kiến khoảng 150.000 ngƣời (QH duyệt 178.000 ngƣời). Khu ở hiện hữu sẽ cải tạo chỉnh trang, phát triển khu ở mới theo hƣớng xây dựng khu chung cƣ cao tầng phục vụ tái định cƣ, khu ở cho đối tƣợng khu nhập thấp. Khu ở hiện hữu : Chỉnh trang xây dựng xen cài giữa dân cƣ hiện hữu và dân cƣ xây mới, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng 40 -50%. Khu ở mới : xây dựng khu chung cƣ cao tầng, tái định cƣ phục vụ các khu công nghiệp, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40%. - Khu 4: Vị trí nằm ở phía Đông Bắc của quận giới hạn bởi đƣờng Quốc lộ 1A, bao gồm một phần phƣờng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đông; 92 diện tích đất tự nhiên 1.679 ha, số dân dự kiến khoảng 55.000 ngƣời (quy hoạch duyệt 37.000 ngƣời). Khu dân cƣ mật độ thấp, vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vƣờn. Xây dựng khu dân cƣ sinh thái kết hợp phát triển du lịch, mật độ xây dựng thấp < 25%. - Khu 5: Phía Nam đƣờng Quốc lộ 1A, bao gồm một phần phƣờng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Thới An; diện tích đất tự nhiên 818,3 ha, số dân dự kiến khoảng 30.000 ngƣời (quy hoạch duyệt 15.000 ngƣời). Khu dân cƣ mật độ thấp, vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vƣờn. Xây dựng khu dân cƣ kết hợp phát triển du lịch, mật độ xây dựng thấp < 25%. 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP.HCM Quản lý nhà nƣớc trật tự xây dựng đô thị là một lĩnh vực rộng lớn, có ảnh hƣởng sâu rộng đến đời sống kinh tế- xã hội. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trong những năm qua cho thấy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận 12 cần tập trung những nội dung sau: 3.2.1. Giải pháp về tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của ngành. Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng cấp quận, phƣờng. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng đô thị là rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật. Sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình 93 không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật. Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành ý thức tự nguyện. Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, việc hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi ngƣời nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân là rất quan trọng. Do vậy, cần phải tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ đối nhân dân mà còn cần phải tăng cƣờng đối với các cán bộ, công chức - những ngƣời thực thi pháp luật. Để công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đầu tƣ xây dựng đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho cán bộ công chức để kịp thời áp dụng; tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân nâng cao hiểu biết và nâng cao nhận thức từ đó tự giác chấp hành giảm thiểu sự can thiệp của các lực lƣợng chức năng. Đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tủ sách pháp luật, các cuộc vận động tuyên truyền, loa phóng thanh tổ chức các ngày hội tƣ vấn pháp luật, trong đó ngƣời tƣ vấn thƣờng là các đoàn viên thanh niên đang công tác tại các phòng ban chuyên môn và ngƣời đƣợc tƣ vấn là tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực nhƣ đất đai, xây dựng .... qua đó, không những làm cho hình ảnh của ngƣời cán bộ công chức trở nên gần gủi nhân dân hơn mà còn phát huy đƣợc tính xung kích của đoàn viên thanh niên. Nội dung tuyên truyền cần đa dạng, phong phú: Tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật những vấn đề mang tính cấp bách thời sự, theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tƣợng trên địa bàn, đảm bảo có tính khả thi, có hiệu quả trên lĩnh vực xây dựng; giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật mới; 94 giải đáp các thắc mắc nên kết hợp kèm các hình ảnh minh họa để nội dung tuyên truyền sinh động hơn, không bị nhàm chán. Nhƣ vậy, tiếp tục phát triển phƣơng thức tuyên truyền pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Cần có những phần thƣởng hay bồi dƣỡng hợp lý cho những chủ bút có những bài báo đăng phản ánh đúng sự thật, tin “nóng” và giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Xem chấp hành và thực hiện tốt các quy định về quản lý trật tự xây dựng là giữ gìn kỷ cƣơng, phép nƣớc, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển quận 12 theo hƣớng văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp cần xây dựng cơ chế để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp và lực lƣợng chính trị nòng cốt cơ sở tham gia giám sát công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn; tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, góp phần chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc đối với cấp phép xây dựng. 3.2.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch Quy hoạch xây dựng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị và các khu chức năng, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng. Quy hoạch xây dựng là căn cứ cho việc hình thành các dự án và là cơ sở để quản lý trật tự xây dựng. Do vậy, việc coi trọng và tăng cƣờng công tác quy hoạch xây dựng là rất quan trọng. Để khắc phục đƣợc những tồn tại đã phân tích và thực hiện có hiệu quả công tác này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng phải kịp thời, đầy đủ, quy hoạch xây dựng thực sự đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho việc hình thành và triển khai thực hiện các dự án. 95 Cần khuyến khích và tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các hội nghề nghiệp, các tổ chức ngay từ khi bắt đầu lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện xây dựng theo quy hoạch. Công tác quy hoạch là việc lớn, phải luôn đƣợc trƣng cầu rộng rãi ý kiến của nhân dân. Cần bố trí đủ vốn để tổ chức lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch trên thực tế, chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”. Rà soát các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoac h phân khu tỷ lê 1/2000 định kỳ theo Luât Quy hoac h đô thi; trên cơ sở đó kiến nghi đề xuất Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh phù hợp. Công bố, công khai các đồ án quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện. Phƣơng thức công bố quy hoạch đƣợc duyệt sẽ truyền tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền thanh, bản tin quận hoặc tổ chức họp. Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, quản lý đô thị và thực hiện theo quy hoạch, theo quy chế quản lý kiến trúc. Các cơ quan chức năng hữu quan của quận, phƣờng hƣớng dẫn, yêu cầu ngƣời dân và tổ chức thực hiện trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tƣ, ngƣời sử dụng: (1) Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và các quy định quản lý đô thị liên quan khác; bảo vệ gìn giữ hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình kiến trúc đang sở hữu, đang sử dụng; khi công trình hƣ hỏng, phải sửa chữa kịp thời. (2) Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải thực hiện đúng quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đƣợc duyệt. 3.2.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép Việc cấp giấy phép xây dựng đƣợc xem là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nƣớc về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy 96 định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, chủ đầu tƣ trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm về trật tự xây dựng. Do đó, để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị thì trƣớc hết chúng ta cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cấp giấy phép xây dựng bằng các giải pháp nhƣ: - Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phép xây dựng; áp dụng quy trình quản lý mục tiêu chất lƣợng ISO 9001:2015 vào giải quyết thủ tục cấp giấy phép xây dựng, quy định rõ thời gian, cách thức thực hiện; hạn chế, tiến đến loại bỏ dần các thủ tục con. - Niêm yết, công khai thủ tục hành chính trên lĩnh vực cấp phép xây dựng cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện. - Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ, song song đó, cần đảm bảo việc sao lƣu dữ liệu phục vụ công tác cấp phép xây dựng. - Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, thái độ giao tiếp của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác phối hợp cấp giấy phép xây dựng đối với những trƣờng hợp phải xin ý kiến chuyên ngành nhƣ phòng cháy chữa cháy, quân sự.... - Triển khai công tác cấp phép xây dựng qua mạng, rút ngắn thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc cấp giấy phép xây dựng hiệu quả thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các thủ tục hành chính khác liên quan đến các quyền của ngƣời sử dụng đất cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. Để đƣợc xem xét giải quyết cấp giấy phép xây dựng thì chủ sử dụng phải xuất trình đƣợc các giấy tờ chứng minh 97 mình là chủ sở hữu mà cụ thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và một số loại giấy tờ quy định khác, do đó cần đẩy mạnh: Giải quyết đúng hẹn đối với hồ sơ đủ điều kiện nhƣ hồ sơ: cấp Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất; tách – hợp thửa đất; đăng ký chuyển nhƣợng nhà, đất; giải quyết đúng hẹn đối với hồ sơ giao dịch đảm bảo. 3.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng Muốn hoạt động xây dựng đi vào nền nếp, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tƣ xây dựng cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra và kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động đội ngũ thanh tra xây dựng: - Bố trí cán bộ thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn phƣờng cụ thể, việc nắm rõ địa bàn phụ trách sẽ góp phần dễ dàng phát hiện các trƣờng hợp vi phạm, xây dựng không phép, trái phép; liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo, kịp thời nắm bắt các quy định mới để áp dụng. Xây dựng quy trình, biểu mẫu theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết tối đa có thể để ngƣời ngƣời dân dễ tiếp cận và không mất nhiều thời gian liên hệ giải quyết. - Có biện pháp xử lý triệt để các trƣờng hợp vi phạm, đặc biệt là tăng cƣờng công tác kiểm tra địa bàn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ngăn chặn ngay từ đầu tất cả các trƣờng hợp vi phạm đúng theo quy định, xử lý dứt điểm các trƣờng hợp còn tồn đọng, tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra; - Kiểm tra xây dựng và tăng cƣờng kiểm tra cơ động kiểm tra thƣờng xuyên địa bàn, kiểm tra đột xuất theo phản ánh của tổ chức, cá nhân, nhân dân... 98 - Tổ chức, theo dõi việc thi hành quyết định, tổ chức rà soát triển khai thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành, tổ chức vận động các các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định. Trƣờng hợp không chấp hành thì khẩn trƣơng lập các thủ tục cần thiết và tổ chức cƣỡng chế theo qui định; - Có chế độ luân chuyển, điều chuyển cán bộ thanh tra xây dựng hợp lý tránh trƣờng hợp cán bộ thanh tra xây dựng móc nối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng phi pháp, đồng thời trui rèn đƣợc bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra xây dựng. - Tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng, kiểm tra hƣớng dẫn chủ đầu tƣ thi công xây dựng đúng theo giấy phép, kéo giảm tình hình vi phạm trật tự xây dựng đến mức thấp nhất. - Xử lý triệt để các trƣờng hợp cố ý vi phạm, đặc biệt là tăng cƣờng công tác kiểm tra địa bàn để phát hiện và ngăn chặn ngay từ ban đầu các trƣờng hợp vi phạm, yêu cầu tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức trong thi hành nhiệm vụ: - Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc cán bộ quản lý xây dựng thực hiện tuần tra và xử lý nghiêm các công trình xây dựng không phép sai phép; xử lý nghiêm cán bộ quản lý xây dựng để xảy ra tình trạng xây dựng nhà không phép, sai phép và buông lỏng quản lý địa bàn, bao che, tiếp tay cho chủ đầu tƣ và đầu nậu xây dựng nhà, công trình không phép trên địa bàn. - Tăng cƣờng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ công chức về cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng nhũng nhĩu, quan liêu, cửa quyền làm mất hình ảnh ngƣời cán bộ công chức – công bọc của nhân dân. - Yêu cầu cán bộ công chức tuân thủ đúng các nội quy, quy chế cơ quan nhƣ đi làm và ra về đúng giờ, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. 99 Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đô thị phải nghiêm minh, kịp thời: - Tăng cƣờng công tác kiểm tra để hƣớng dẫn, nhắc nhở chủ đầu tƣ thi công xây dựng đúng theo giấy phép và các quy định của pháp luật, góp phần kéo giảm tình hình vi phạm trật tự xây dựng đến mức thấp nhất. - Đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm, cần xử lý vi phạm pháp luật về đầu tƣ xây dựng nghiêm minh, kịp thời có tác dụng ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn, răn đe, giáo dục đối tƣợng vi phạm. Bên cạnh đó còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với những đối tƣợng khác và tạo lòng tin cho nhân dân. - Theo dõi việc chấp hành các quyết định cƣỡng chế, nộp phạt vi phạm hành chính của chủ đầu tƣ, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. 3.2.5. Nhóm giải pháp khác: Cần huy động được quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin và lên án về những hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng: phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đƣợc thể hiện rất rõ bởi nó đƣợc biểu hiện ra bên ngoài là những công trình xây dựng mà bằng mắt thƣờng ai cũng có thể nhìn thấy đƣợc, không dễ gì che giấu nhƣ những hành vi vi phạm pháp luật khác. Quần chúng nhân dân, đặc biệt là những ngƣời sinh sống và làm việc ở khu vực gần với công trình bị vi phạm sẽ rất dễ phát hiện. Do vậy, cần phải huy động đƣợc quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm; cung cấp số điện thoại đƣờng dây nóng để nhân dân có thể kịp thời và dễ dàng phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng đến cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần có các hình thức tuyên dƣơng, khen thƣởng kịp thời đối với các tổ chức cá nhân thực hiện tốt để nêu gƣơng. Có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ: Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng nói chung là công việc phức tạp, nhạy cảm bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích về vật chất và tinh thần của tổ chức, cá 100 nhân vi phạm. Thực tế đã có một số đối tƣợng bị xử lý vi phạm trật tự xây dựng có những biểu hiện chống đối ngƣời thi hành công vụ. Do vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ để họ yên tâm và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm: (1) trong quá trình tổ chức cƣỡng chế công trình, cần có kế hoạch huy động lực lƣợng bảo vệ hiện trƣờng (công an, quân sự, dân quân tự vệ...), lực lƣợng y tế... để ngăn chặn kịp thời ngƣời vi phạm có hành vi chống đối; (2) xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp chống đối ngƣời thi hành công vụ; (3) có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ công chức tham gia thi hành công vụ bị hành hung, tai nạn gây thƣơng tật. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính: (1) chú trọng công tác cải cách hành chính theo hƣớng có lợi cho nhân dân, đơn giản về thủ tục nhƣng vẫn phải đảm bảo các quy định của pháp luật, rút ngắn tối đa thời gian thụ lý giải quyết hồ sơ; cán bộ công chức khi tiếp công dân phải giữ thái độ niềm nở, đúng mực, tận tình hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện các quy định của Pháp luật; (2) ban hành các hƣớng dẫn thủ tục, bảng mẫu cần thiết và niêm yết ở các khu vực dễ tiếp cận nhƣ Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phƣờng, các ban điều hành khu phố (3) nghiên cứu tổ chức thực hiện mô hình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân có nhu cầu, giảm việc đi lại nhiều lần cho ngƣời dân; (4) xử lý nghiêm các trƣờng hợp cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhĩu ngƣời dân hoặc yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ không có trong quy định. 3.3. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu, nhận thấy để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng xây dựng đô thị, Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau: Kiến nghị đối với UBND quận 12: - Đẩy mạnh, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên 101 lĩnh vƣc trật tự xây dựng đô thị bằng nhiều hình thức đến tận đia bàn khu dân cƣ; bên cạnh đó, cần nêu gƣơng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, đồng thời xử phạt làm gƣơng các cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Thƣờng xuyên tổ chức cập nhật kiến thức pháp luật, giao tiếp ứng xử cho đội ngũ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 1/2000 phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội quận, thƣờng xuyên cập nhật hẻm giới để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ tách thửa, cấp phép xây dựng; - Quan tâm, bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện hiệu quả đồ án quy hoạch, kêu gọi đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông; hạn chế tình trạng dự án chậm thực hiện dẫn đến “treo” nhiều năm cản trở sự phát triển đồng bộ, bền vững đô thị. - Nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận; đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện. Quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng, chất lƣợng công trình xây dựng, đảm bảo công trình sử dụng đúng mục đích; hạn chế tình trạng phân lô, bán nền, bán nhà vi bằng không đảm bảo tiêu chuẩn phá vỡ quy hoạch đô thị. - Luân chuyển, điều động cán bộ chức danh địa chính – xây dựng cần có lộ trình mang tính kế thừa để đảm bảo công tác nắm chắc địa bàn, tránh trƣờng hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng lúc giao thời để thực hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị. - Xây dựng lực lƣợng chính trị nòng cốt cơ sở, vận động nhân dân tham gia phát hiện sớm, ngăn chặn các hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Kiến nghị đối với UBND thành phố, các Sở ngành liên quan: - Sớm giải quyết các khó khăn vƣớn mắc trên lĩnh vực đất đai cho ngƣời dân trên địa bàn quận 12 nhƣ: tỷ lệ đất quy hoạch đất dự trữ không có cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các nhu cầu về xây dựng cho ngƣời dân; việc quy hoạch kéo dài qua nhiều năm, không có 102 nguồn vốn thực hiện đã gây ảnh hƣởng không nhỏ với đời sống nhân dân trên địa bàn, nhiều mãnh đất bị hoang hóa. - Rà soát, điều chỉnh quy chế phối hợp giữa Thanh tra xây dựng địa bàn quận với các cơ quan chức năng quận, phƣờng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị theo hƣớng phân cấp mạnh cho cơ sở. Tiểu kết Chƣơng 3 Trong Chƣơng 3, luận văn đã hệ thống định hƣớng, mục tiêu quản lý và phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 12 nói riêng. Trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu phát triển đô thị, các hạn chế và nguyên nhân nghiên cứu ở Chƣơng 2, tác giả luận văn đề xuất năm nhóm giải pháp: giải pháp về tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng; giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch; giải pháp quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép; giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng và nhóm giải pháp khác. Đồng thời, Luận văn đã nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế, nguồn lực thực hiện Luật Xây dựng và Thanh tra xây dựng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. 103 KẾT LUẬN Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định của pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị đƣợc quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Việc tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng hiệu quả; hoạt động xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn Quận 12 ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, tốc độ đô thị hóa ở quận 12 cao đứng hàng đầu thành phố, nhƣng công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị vẫn chƣa theo kịp, bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhất định đòi hỏi phải hoàn thiện nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị bền vững, đây là một yêu cầu mang tính cấp bách. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng nhằm chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu, đã hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu nhƣ sau: - Hệ thống, hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng; làm rõ các khái niệm về xây dựng, quản lý xây dựng, quản lý nhà nƣớc về xây dựng, sự cần thiết và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị với sáu nội dung: quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy; quản lý nhà nƣớc về cấp và thu hồi giấy phép xây; quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo giấy phép xây dựng; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng; thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng; 104 - Đúc kết kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác để rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận 12; - Phân tích vị trí địa lý và kinh tế - xã hội của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, những tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, đánh giá thực trạng quản lý trật tự xây dựng,gồm các nội dung: quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy; quản lý nhà nƣớc về cấp và thu hồi giấy phép xây; quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo giấy phép xây dựng; tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng; thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng; làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan; - Hệ thống định hƣớng, mục tiêu quản lý và phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 12 nói riêng. - Đề xuất năm nhóm giải pháp: giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch; giải pháp quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép; giải pháp về tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây; giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng và nhóm giải pháp khác. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế, nguồn lực thực hiện Luật Xây dựng và Thanh tra xây dựng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Là địa phƣơng có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời từ vùng đất Hóc Môn năm xƣa, Quận 12 không thể chỉ đẩy mạnh phát triển hiện đại mà phải luôn kết hợp cùng bảo tồn, gìn giữ các giá trị của đô thị hiện hữu. Bằng nghị lực và quyết tâm của mình, chắc chắn Quận 12 sẽ vững vàng phát triển đô thị một cách bền vững trong thời gian tới. 105 Mặc dù, đã rất cố gắng, do điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ, Luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, nhƣng sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong đƣợc thầy cô và bạn đọc quan tâm giúp đỡ chỉ dẫn. Tác giả luận văn xin trân trọng cám ơn ! 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (2014) của Quốc hội khóa XIII. 2. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (2009) của Quốc hội khóa XII. 3. Luật Xử lý vi phạm hành chính (2013). Quốc hội khóa XIII. 4. Luật Nhà ở năm 2005. 5. Luật Thanh tra năm 2010. 6. Nghị quyết số 16 – NQ/TW Ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ trõ nhiệm vụ, phƣơng hƣớng phát triển đô thị thành phố 7. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tƣ phát triển đô thị. 8. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Xây dựng. 9. Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng. 10. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức. 11. Thông tƣ liên tịch số 02/2014/TT-BXD ngày 12 tháng 02 năm 2014 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. 12. Quyết định số 36/2005/QĐ-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định về tiêu chuẩn Thanh tra viên, cán bộ, 107 công chức làm việc trong cơ quan Thanh tra Xây dựng; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra Xây dựng. 13. Quyết định số 58/2013/QĐ – UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về “Ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 14. Quyết định số 131/QĐ-TT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Ban hành Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng”. 15. PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Châu (2001): “Quản lý đô thị” NXB Xây dựng, Hà Nội. 16. TS. Võ Kim Cƣơng (2004): “Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới”. NXB Xây dựng, Hà Nội. 17. Huỳnh Thanh Dũng (2015) "Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng tại địa bàn thành phố Cà Mau, Luận văn cao học quản lý công. TP.Hồ Chí Minh. 18. Học viện Hành chính quốc gia (2008) : “Giáo trình quản lý nhà nƣớc về đô thị” NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 19. Báo cáo kinh tế - xã hội tổng kết 20 năm thành lập quận 12 (01/4/1997 – 01/4/2017). 20. Nguyễn Ngọc Quyến (2012): “Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Hà Nội, lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sỹ, quản lý công. HN. 21. Nguyễn Đăng Sơn (2005) "Phƣơng pháp tiếp cận mới về Quy hoạch và quản lý đô thị” NXB Xây dựng. HN. 22. Chử Thị Kim Anh (2014), "Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai". Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 108 23. Các website: www.chinhphu.vn; www.hochiminhcity.gov.vn ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_do_thi_tai_dia.pdf
Luận văn liên quan