Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đang trong quá trình đô thị hóa một
cách mạnh mẽ, đồng thời đang đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính
góp phần tạo ra những đột phá trong quá trình xây dựng kết cầu hạ tầng kinh
tế xã hội. Lãnh đạo chính quyền thành phố Tây Ninh luôn nêu cao tinh thần
“Chung tay xây dựng Thành phố Văn Minh, Sạch đẹp”.
Qua công trình nghiên cứu này, luận văn giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn
diện hơn về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh. Luận văn đã hoàn thành với những kết quả sau:
1. Luận văn đã làm rõ được khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng đô thị trên địa bàn cấp huyện.
2. Luận văn đã hệ thống được nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng đô thị.
3. Luận văn đã hệ thống được một số bài học kinh nghiệm từ các địa
phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh.
4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh với những số liệu qua từng năm từ 2011-2016,
từ đó làm rõ kết quả quản lý nhà nước tại thành phố Tây Ninh từ năm 2011-
2016.
5. Tìm ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; đề xuất được các giải
pháp quản lý nhà nước theo từng nội dung cụ thể về quản lý trật tự xây dựng
đô thị tại thành phố Tây Ninh thời gian tới.99
6. Luận văn đã đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Trung ương và đối
với tỉnh Tây Ninh, để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thời gian tới.
Tuy nhiên, nội dung của đề tài luận văn khá rộng và phong phú, do thời
gian và khả năng của tác giả có hạn nên luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô trong hội
đồng khoa học chấm luận văn, để luận văn này được hoàn thiện hơn.
119 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các phương tiện thông tin đại chúng phổ
76
biến, chưa xuất hiện nhiều chương trình tuyên truyền chuyên đề, thiết thực tới
tận người dân. Những nội dung tuyên truyền vẫn còn chung chung với hình
thức chưa thực sự phong phú. Đây cũng là những hạn chế cần sớm được khắc
phục trong thời gian tới để công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô
thị được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong
công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý trật tự xây dựng đô thị nói
riêng.
2.3.3. Nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn
tại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thời gian qua
2.3.3.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, và chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế xã hội của nhà nước, hoạt động xây dựng công trình, nhà ở tại tại
thành phố Tây Ninh đã đạt được những kết quả tích cực, điều này thể hiện
trên một số mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất là, với đặc điểm là địa bàn trung tâm của tỉnh có tốc độ đô thị hóa
nhanh, nhu cầu về xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn thành phố Tây
Ninh là rất lớn, thể hiện qua số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hàng
năm phải giải quyết nhiều gấp nhiều lần các huyện còn lại. Bên cạnh đó hoạt
động xây dựng được quản lý tương đối chặt chẽ, có trật tự. Vi phạm về trật tự
xây dựng đô thị được giải quyết kịp thời, số vụ vi phạm nghiêm trọng đã giảm
bớt. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của nhân dân về vi phạm trật tự
xây dựng, vi phạm đất đai và trật tự đô thị được xử lý kịp thời, hạn chế những
trường hợp khiếu kiện khiếu nại, tạo sự an tâm và tin tưởng của người dân.
Thứ hai là, ý thức của người dân ở đô thị ngày càng được nâng cao, có sự
hiểu biết nhất định đối với các vấn đề có liên quan đến quản lý trật tự xây
dựng đô thị như: quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, lộ giới quy hoạch,
77
chỉ giới xây dựng, giấy phép xây dựng,..Có được điều này là nhờ sự quan tâm
của các cấp chính quyền trong hoạt động tuyên truyền, thuyết phục người dân
chấp hành tốt các quy định của pháp luật, góp phần duy trì nề nếp trật tự xây
dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh.
Thứ ba là, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức được nâng cao hơn
trước, nâng cao cả về phẩm chất đạo đức, chính trị đến trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Qua đó, đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu, nhiệm vụ được phân
công. Những năm gần đây, UBND thành phố Tây Ninh thường xuyên phối,
kết hợp với Sở Xây dựng Tây Ninh và các Học viện chuyên ngành có liên
quan tổ chức mở các lớp Đại học Luật, Đại học Xây dựng,và các khóa đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức chuyên đề ngắn hạn về công tác quản lý
trật tự xây dựng đô thị cho đội ngũ cán bộ công chức của thành phố Tây Ninh.
Vì vậy, các cán bộ công chức được phân công trong công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị hiện nay đa số đều có trình độ từ Trung cấp
chuyên ngành xây dựng và Cử nhân Luật trở lên. Nhờ đó công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh được tổ chức và quản
lý ngày càng tốt hơn.
Thứ tư là, mặc dù các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý trật tự xây
dựng đô thị vẫn còn điểm bất cập, tuy nhiên trong những năm gần đây hệ
thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
nói chung và quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng dần dần được cải thiện.
Thứ năm là, theo Quy chế phối hơp̣ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh, áp dụng cho địa bàn thành phố Tây Ninh ngày càng nâng cao
trách nhiêṃ trong nhiêṃ vu ̣quản lý nhà nước về hoaṭ đôṇg xây dưṇg, nhất là
trong công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị. Công tác phối hơp̣ xử lý giữa
UBND Phường, xã của Thành phố và Đội Thanh tra xây dựng độc lập Thành
phố được duy trì thực hiện theo hướng tích cưc̣ hơn.. Vì thế, các điạ phương
78
ngày càng chủ đôṇg hơn trong công tác xử lý vi phaṃ về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô
thị, không để xảy ra những vu ̣viêc̣ tồn đoṇg gây bức xúc trong dư luâṇ. Do
lưc̣ lươṇg Thanh tra Sở Xây dựng còn mỏng (cán bô,̣ công chức của Đội
Thanh tra xây dựng độc lập Thành phố hoăc̣ hết haṇ hơp̣ đồng hoăc̣ chuyển
công tác) nên viêc̣ phân cấp trách nhiêṃ trong công tác quản lý trâṭ tư ̣ xây
dưṇg đô thị về điạ phương theo quy chế này đã giúp Thanh tra Sở Xây dựng
giảm bớt áp lưc̣ trong viêc̣ xử lý theo số lươṇg mà chuyển sang xử lý công
viêc̣ đaṭ chất lươṇg, hiêụ quả hơn.
2.3.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì hoạt động quản lý trật tự xây
dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại như
sau:
Một là, nhu cầu xây dựng công trình, nhà ở trong thời gian qua tăng cao đã
tạo ra nhiều áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô
thị tại thành phố Tây Ninh. Đòi hỏi các cơ quan quản lý phải trang bị thêm
nguồn nhân vật lực để quản lý tốt. Nguồn lực là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
chuyên môn, kinh phí hoạt động, con người có đủ trình độ chuyên
môn,Việc cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu những phương tiện phục vụ
công tác chuyên môn, bộ máy của cơ quan quản lý với đội ngũ cán bộ công
chức vẫn còn kiêm nhiệm nhiều đầu việc,điều này gây ra không ít khó khăn
trong quá trình quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Hai là, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của các đơn vị có liên quan
trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị chưa thật sự hợp lý. Hiện nay tổ
chức bộ máy của một số bộ phận tương đối cồng kềnh nhưng chức năng,
nhiệm vụ có phần chồng chéo lẫn nhau. Chưa có một đầu mối điều hành
thống nhất công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, dẫn đến có lúc các đơn vị
hoạt động dẫm chân lên nhau cùng một công trình xây dựng, lại có lúc lại bỏ
79
ngõ công trình xây dựng vi phạm, dẫn đến chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Thể chế quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức
trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị chưa cụ thể, rõ ràng, dễ dẫn đến
tình trạng lạm quyền, hoặc trốn tránh trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Chưa thúc đẩy các bộ phận, cá nhân có liên quan làm việc có hiệu quả hơn,
phát huy năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân.
Ba là, một bộ phận người dân vẫn còn quen với lối suy nghĩ truyền thống
về xây dựng công trình, nhà ở. Vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
xin giấy phép xây dựng, không tuân thủ theo giấy phép được cấp đã làm phá
vỡ cảnh quan quy hoạch đô thị, trong lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết
kế, thi công,vẫn còn tâm lý sử dụng người nhà, người quen, tổ đội nhỏ lẻ để
xây dựng công trình, nhà ở khi có nhu cầu, dẫn đến nhiều công trình, nhà ở
được xây dựng không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, yếu tố về ý thức chấp hành
pháp luật về trật tự xây dựng đô thị của người dân cũng gây ra những ảnh
hưởng nhất định trong quá trình quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
tại thành phố Tây Ninh.
Bốn là, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức liên quan hoạt động quản lý trật
tự xây dựng đô thị vẫn chưa thật sự đồng bộ về chất lượng lẫn số lượng. Vẫn
còn hiện tượng kiêm nhiệm nhiều đầu việc trong quản lý nhà nước và ý thức
quản lý của một số cán bộ, công chức còn hời hợt, chưa chặt chẽ, chưa
chuyên nghiệp. Vẫn còn dấu hiệu tiếp tay, buông lỏng quản lý hay cố tình bao
che vì mục đích cá nhân cho một số vi phạm trật tự xây dựng đô thị xảy ra tại
thành phố Tây Ninh. Quá trình chuẩn bị các thủ tục cưỡng chế vi phạm gặp
không ít cản trở, vẫn còn những quyết định cưỡng chế chưa được thực hiện
nghiêm túc. Điều này đã gây ra sự bức xúc trong dư luận tại địa phương, và
gây ra khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn thành phố Tây Ninh.
80
Năm là, môṭ số Sở, ngành chưa quan tâm thưc̣ hiêṇ tốt Quy chế phối hơp̣
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, còn tư tưởng giao khoán
cho Sở chuyên ngành thực hiện nên việc phối hơp̣ trong xử lý vi phạm trật tự
xây dựng đô thị còn chậm trong các lĩnh vực như: Xem xét tạm dừng việc
cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ có công trình
vi phạm trật tự xây dựng đô thị; Xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Xử lý các trường hợp xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công
trình giao thông; Trao đổi thông tin về các traṃ thu phát sóng BTS, kiểm tra
an toàn lao đôṇg và vê ̣sinh môi trường Điều đó dâñ đến các quyết điṇh xử
phạt vi phạm hành chính đươc̣ ban hành chưa mang laị tính kip̣ thời và hiêụ
quả để ngăn chăṇ, hoăc̣ răn đe những tổ chức cá nhân thưc̣ hiêṇ hành vi vi
phaṃ hành chính.
Sáu là, việc công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị, tổ chức cắm
mốc theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc.
Bảy là, thưc̣ tế taị phần lớn điạ phương, công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg
đô thị là do các cán bô,̣ công chức điạ chính (cấp xa)̃ thưc̣ hiêṇ theo hình thức
kiêm nhiêṃ. Măc̣ dù đươc̣ tâp̣ huấn về công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg đô
thị nhưng liñh vưc̣ này không phải là liñh vưc̣ chuyên môn. Cán bô,̣ công
chức điạ chính (cấp xa)̃ thường hay bị luân chuyển địa bàn quản lý nên viêc̣
thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣cũng găp̣ không ít khó khăn, haṇ chế. Mặt khác do đặc thù
đời sống ở địa phương có sự gần gũi, giao lưu tình làng nghĩa xóm, có sự
quen biết lẫn nhau giữa các cá nhân, dẫn đến trong thực thi công vụ còn tình
trạng nể nang, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm do có sự quen
biết, nể nang lẫn nhau.
81
Tám là, Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị hiện nay gặp
nhiều khó khăn. Các cơ quan tham mưu còn tâm lý ngại va chạm trong quá
trình tổ chức cưỡng chế công trình xây dựng vi phạm. Thực tế từ năm 2011
đến nay trên địa bàn thành phố Tây Ninh chưa thực hiện cưỡng chế công trình
xây dựng, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Có công trình đã ban hành
quyết định cưỡng chế, đã thành lập đoàn cưỡng chế, nhưng cũng gặp một số
khó khăn nên không thực hiện được.
82
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2, luận văn đã giới thiệu một cách tổng quát về đặc điểm tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Tây Ninh để thấy những ảnh
hưởng từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội có tác động
đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây
Ninh.
Đồng thời luận văn tập trung phân tích tình hình trật tự xây dựng đô thị tại
thành phố Tây Ninh, có đánh giá chung và phân tích thực trạng quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh thời gian qua. Trong
đó trọng tâm là đánh giá Quy chế phối hơp̣ quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh, áp dụng tại thành phố Tây Ninh.
Có thể thấy thời gian qua công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị tại thành
phố Tây Ninh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác
này vẫn còn tồn tại không ít hạn chế cần được hoàn thiện thêm. Để tiếp tục
phát huy những kết quả đạt được và đẩy lùi những mặt hạn chế, khắc phục
những khó khăn trong thời gian tới cần có sự đồng tâm của các cấp ủy, chính
quyền trên địa bàn, cùng nhau tổng kết lại và đưa ra những giải pháp thực
hiện đồng bộ để công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị được tổ chức chặt
chẽ và hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý
nhà nước tại địa phương.
83
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÓI CHUNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NÓI RIÊNG
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý phát triển đô thị
Từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định chiến lược
phát triển đất nước đến năm 2020 phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, thì tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Do vậy chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta lúc nào cũng dành một phần quan trọng
cho phát triển đô thị và luôn cố gắng xây dựng những mô hình quản lý vận
hành đô thị có hiệu quả nhất. Các đô thị luôn được quan tâm đầu tư phát triển
nên nhìn chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công
cộng được nâng lên, từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại, văn
minh theo Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, quản lý nhà
nước về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị ở nước ta luôn là vấn đề cấp bách được Đảng
và Nhà nước quan tâm thực hiện. Cùng với đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã
ban hành Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg, ngày 13/6/2007 về tăng cường công tác
quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
Hiện nay từ Trung ương xuống địa phương cơ bản đã có một hệ thống văn
bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ, có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý trâṭ
tư ̣ xây dưṇg đô thị được thuận lợi và hiệu quả. Quốc hội Khóa XII đã ban
84
hành Luật Quy hoạch đô thị; Khóa XIII đã ban hành Luật Xây dựng, Luật Đất
đai, Luật Nhà ở, Luật Xử lý vi phạm hành chính,Đây là những luật quan
trọng có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị.
Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, Nghị định
số 121/2013/NĐ-CP, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số
46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Đồng thời Bộ Xây dựng
cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn các Nghị định nêu trên.
3.1.2. Quan điểm của tỉnh Tây Ninh về quản lý phát triển đô thị và
quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 12/7/2012 Về xây
dựng và phát triển thị xã Tây Ninh (nay là Thành phố) giai đoạn 2012-2015,
định hướng đến 2020;
- Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND
ngày 11/7/2012 về Chương trình phát triển thị xã Tây Ninh (nay là Thành
phố), tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015.
- UBND thành phố Tây Ninh (2012), Chương trình phát triển đô thị thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015.
- Căn cứ vào các Luật, Nghị định có liên quan, UBND tỉnh Tây Ninh đã
ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND, Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND, Quyết
định số 20/2015/QĐ-UBND, Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND.
Trên đây là những căn cứ pháp lý quan trọng hằm thực hiện tốt công tác
quản lý phát triển đô thị và quản lý trật tự xây dựng đô thị tại địa phương.
Vì công tác quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị là nhiệm vụ nhạy
cảm, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, nên quan điểm của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh là phải bảo đảm công khai, minh bạch, đi đôi
với phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong này. Đây là yêu cầu cần thiết đối
với công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣xây
85
dưṇg đô thị nói riêng. Vì nếu có tham những, tiêu cực hay lợi dụng chức vụ
quyền hạn để trục lợi cá nhân sẽ làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của công
tác quản lý nhà nước, sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng trong quá trình quản lý
trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị gây ra tâm lý bức xúc cho người dân. Vì vậy, cần phải
quan tâm và xử lý dứt điểm để răn đe nếu có tiêu cực xảy ra, hạn chế vi phạm,
tạo lòng tin trong quần chúng, nhân dân.
Nhu cầu xây dựng công trình, nhà ở của người dân là nhu cầu liên tục diễn
ra hàng ngày, vì vậy quá trình quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị phải được tiến
hành thường xuyên, liên tục, đây là yêu cầu cần thiết khách quan, các cơ quan
quản lý nhà nước không được có tâm lý lơ là, buông lỏng mà phải chấp hành
triệt để các quy định của pháp luật về quản lý trâṭ tư ̣ xây dưṇg đô thị. Bảo
đảm các công trình, nhà ở được xây dựng đúng quy hoạch tổng thể, quy hoạch
chi tiết được phê duyệt. Hạn chế thấp nhất tình trạng xây dựng trái phép,
không phép, sai phép làm phá vỡ cảnh quan, môi trường đô thị. Do đó đây là
một trong những yêu cầu quan trọng mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của thành phố Tây Ninh cần phải quan tâm trong quá trình quản lý nhà nước
về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị.
Một trong những yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣xây
dưṇg đô thị tại thành phố Tây Ninh là cần phải quan tâm tới yếu tố an toàn
tính mạng con người và tài sản. Tức là trong quá trình kiểm tra các công trình
xây dựng, nhà ở trên địa bàn cần phải đảm bảo tính mạng con người và tài sản
trong quá trình thi công xây dựng, cần phải xem việc bảo hộ an toàn lao động
là trên hết, đảm bảo che chắn công trình đúng quy định, đảm bảo về chất
lượng công trình trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, còn phải đảm bảo về tài
sản của người khác trong quá trình thi công xây dựng tránh làm ảnh hưởng
đến các công trình liền kề như nứt tường, sụt lún gây hư hỏng,
86
Một trong những yêu cầu tiếp theo là công tác phối hợp giữa các phòng,
ban, đơn vị có liên quan phải được duy trì thường xuyên, đúng quy chế đã ban
hành. Vì các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô
thị không phải do một đơn vị phụ trách mà nó cần có sự phối hợp của tất cả
các đơn vị có liên quan thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Trong
quá trình quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣ xây dưṇg đô thị cần quy định trách
nhiệm rõ ràng và cụ thể giữa những tập thể, cá nhân phụ trách để khi xảy ra vi
phạm sẽ dễ dàng trong quá trình giải quyết. Cần kiên quyết xử lý nghiêm
những tập thể, cá nhân vi phạm để tạo sự răn đe, hạn chế những vi phạm
tương tự có thể xảy ra.
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH
3.2.1. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Công tác tổ chức lập và quản lý quy hoạch đô thị trên địa thành phố Tây
Ninh tuy được quan tâm triển khai đồng bộ, đạt được một số kết quả. Tuy
nhiên thời gian tới cần phải quan tâm thực hiện một số nội dung góp phần
hoàn thiện hơn, cụ thể như sau:
- Cần quan tâm đến nhu cầu thực sự của người dân, chứ không phải là nhu
cầu của chính quyền trong việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi lập quy
hoạch đô thị. Như vậy sẽ tránh việc áp đặt đơn phương một chiều của chính
quyền, của nhà quản lý, gây tâm lý bức xúc trong người dân. Qua đó dễ dàng
nhận được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, hạn chế phải điều chỉnh
quy hoạch cục bộ trong quá trình triển khai thực hiện.
- Để công tác quản lý, công khai quy hoạch có hiệu quả, kiến nghị cấp có
thẩm quyền quan tâm cấp đủ kinh phí cho công tác cắm mốc quy hoạch ngoài
thực địa, việc cắm mốc quy hoạch phải được thực hiện đúng thời gian sau khi
quy hoạch được phê duyệt, đúng loại mốc, đúng số lượng mốc theo quy định.
87
3.2.2. Giải pháp về cấp và thu hồi giấy phép xây dựng
Trong những năm gần đây Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh đã ban
hành những quy định, hướng dẫn cụ thể về cấp giấy phép xây dựng theo
hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời quy định rõ trách nhiệm
của cơ quan, cá nhân thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên,
vẫn còn tình trạng xây dựng công trình, nhà ở không có giấy phép xây dựng,
một phần là do tâm lý người dân vẫn còn ngại khó khăn khi liên hệ làm các
thủ tục hành chính có liên quan đến cấp giấy phép xây dựng.
Để giải quyết thực trạng này cần phải làm tốt hơn nửa việc công khai các
thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng, không chỉ
niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa tiếp nhận và trả kết quả của UBND
Thành phố mà còn phải tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND Phường,
xã và các khu ấp. Việc niêm yết công khai những quy trình thủ tục như vậy sẽ
giúp người dân nắm được các quy định, thủ tục cấp giấy phép xây dựng để
thực hiện. Đồng thời kết hợp tổ chức tuyên truyền, công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm
nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà
nước.
Thực tế hiện nay hệ thống pháp luật quy định quản lý nhà nước về trâṭ tư ̣
xây dưṇg đô thị chưa được hoàn thiện, vẫn còn bất cập, nhiều quy định còn
thiếu khả thi trong thực tế. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về trâṭ tư ̣xây dưṇg đô thị tại thành phố Tây Ninh cần điều chỉnh, hoàn thiện
một số văn bản có liên quan, cụ thể như sau:
- UBND tỉnh điều chỉnh Quy chế quản lý Quy hoạch kiến trúc đô thị của
thành phố Tây Ninh theo hướng phù hợp đặc thù địa bàn của thành phố Tây
Ninh như: Chỉ quy định khoảng lùi tối thiểu đối với những công trình xây
dựng, nhà ở trong khu vực dân cư hiện hữu; xem lại cốt san nền, góc vát, cao
88
độ tầng 1, 2 và các tầng còn lại của công trình xây dựng, nhà ở cho phù hợp.
Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa khu vực dân cư hiện hữu và khu dân cư mới
hình thành, tạo thuận lợi cho việc cấp giấy phép xây dựng, và quản lý trật tự
xây dựng đô thị của thành phố Tây Ninh.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại một phần của Luật Xây dựng
năm 2014 tại Điều 94 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn. Điều
này quy định thửa đất đã phạm quy hoạch xây dựng công trình công cộng,
nhưng cấp thẩm quyền chưa có kế hoạch thực hiện quy hoạch thì được xem
xét cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Tuy nhiên cũng tại Điều 94 quy định loại đất để được cấp giấy phép xây dựng
có thời hạn phải “Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng
đất được phê duyệt”, điều này gây khó khăn cho người dân trong thời gian
qua, vì khi thửa đất đã phạm quy hoạch xây dựng công trình công cộng thì
không thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở được, dẫn
đến không thể cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
Để việc lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựng của thành phố Tây Ninh
được khoa học hơn, dễ truy xuất khi cần thiết, tránh tình trạng thất lạc hồ sơ
thì UBND thành phố Tây Ninh cần phải xây dựng kho lưu trữ riêng giao đơn
vị có chức năng phù hợp quản lý sử dụng.
3.2.3. Giải pháp về quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng
Các cơ quan có nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị tăng cường phối
hợp kiểm tra, kiên quyết xử lý triệt để những hành vi vi phạm của cá nhân, tổ
chức. Đặc biệt xử lý nghiêm những hành vi cố tình xây dựng sai phép, xây
dựng trên đất không được phép xây dựng. Thực hiện triệt để các biện pháp
khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhằm tăng cường pháp chế, lập
lại trật tự kỷ cương về trật tự xây dựng đô thị.
89
Công tác kiểm tra, xử lý phải được làm thường xuyên để qua đó đánh giá
được hoạt động trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Tây Ninh có
diễn ra đúng quy định, đúng giấy phép xây dựng không, đảm bảo an toàn,
chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn
thành phố Tây Ninh từ giai đoạn khởi công đến khi hoàn thành đưa công trình
vào sử dụng.
3.2.3.1. Điều chỉnh Quy chế phối hơp̣ quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND, ngày 20/01/2015 của UBND
tỉnh Tây Ninh về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh: thì phần lớn nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị giao
cho chính quyền địa phương cấp xã thực hiện. Trong khi thực tế nhân sự cấp
xã này vừa thiếu, vừa yếu về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị. Trong
khi tại thành phố Tây Ninh còn lực lượng quan trọng với đầy đủ nhân sự có
chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp lại không được đưa vào trong Quy chế phối
hợp này, đó là Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố trực thuộc Phòng Quản lý
đô thị Thành phố, Đội này hiện chỉ tham gia với vai trò phối hợp, hỗ trợ,
không tự chủ động kiểm tra được. Dẫn đến Đội Quản lý này chỉ làm nhiệm vụ
giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường theo kế hoạch văn minh đô thị, nên chưa
phát huy được hết tiềm năng, năng lực hoạt động của Đội.
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải điều chỉnh lại Quy chế phối hợp quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo hướng quy định riêng địa
bàn thành phố Tây Ninh giao lại cho Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố phụ
trách kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, có như vậy mới phát huy được vai trò
thật sự của Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố, đồng thời đúng theo quy
định pháp luật là cơ quan cấp giấy phép xây dựng có thẩm quyền kiểm tra
việc thực hiện theo giấy phép được cấp.
90
3.2.3.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về trật
tự xây dựng đô thị
Việc kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng đô thị là một trong những giải pháp quan trọng. Trước mắt cần quan
tâm thực hiện một số giải pháp sau:
- Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh:
+ Cần rà soát lại năng lực của công chức làm công tác quản lý về xây dựng,
quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị của phòng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuẩn hóa trình
độ trên đại học, đại học, lý luận cao cấp, trung cấp chính trị để nâng cao nhận
thức, năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, khắc phục tình
trạng cán bộ làm công tác quản lý về xây dựng mà không có chuyên môn về
xây dựng.
+ Không để tình trạng sử dụng nhân viên hợp đồng, dự nguồn công chức
phụ trách phần công việc có tính chất chuyên môn nghiệp vụ chính của
Phòng.
+ Hạn chế việc giao một công chức thực hiện kiêm nhiệm cùng lúc nhiều
nhiệm vụ có tính chất nghiệp vụ khác nhau, dẫn đến có lúc chưa kiểm tra sâu
sát được tất cả các nhiệm vụ.
+ Bổ xung thêm biên chế hành chính cho Phòng Quản lý đô thị.
- Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố:
Đánh giá lại năng lực các nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố,
theo hướng chuẩn hóa trình độ đại học, lý luận trung cấp chính trị để nâng cao
nhận thức, năng lực hoạt động. Xem xét điều chuyển đối với những người
không đảm bảo năng lực chuyên môn cho phù hợp công việc phụ trách. Triệt
để khắc phục tình trạng cán bộ làm công tác quản lý về xây dựng mà không
91
có chuyên môn về xây dựng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng đô thị.
Theo quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Quản lý trật
tự đô thị Thành phố có nhiều nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhà
nước nói chung, và quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay Đội không thực hiện hết những chức năng, nhiệm vụ này, do
vướng các quy định khác có liên quan, kể cả vướng những quy định tại Quy
chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Dẫn đến
không phát huy được hết vai trò, nhiệm vụ của Đội. Gây lãng phí nguốn nhân
lực hiện có của thành phố Tây Ninh.
Để nâng cao năng lực hoạt động, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã
hội, thời gian tới Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh phối hợp Phòng
Nội vụ phải tham mưu UBND Thành phố trình UBND tỉnh, Sở Nội vụ Tây
Ninh về việc kiện toàn, nâng cấp qui mô, bộ máy hoạt động của Đội Quản lý
trật tự đô thị Thành phố lên thành đơn vị trực thuộc UBND thành phố Tây
Ninh, qua đó nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn của Đội trong công
tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành phố
Tây Ninh nói riêng.
- Đội Thanh tra xây dựng độc lập Thành phố trực thuộc Thanh tra Sở
Xây dựng Tây Ninh:
Hiện nay tình hình nhân sự của Đội Thanh tra xây dựng độc lập Thành phố
chỉ bao gồm 01 Đội trưởng, 01 Đội phó và 02 đội viên. Trình độ chuyên môn
bao gồm: 01 Cao đẳng xây dựng; 03 Trung cấp xây dựng. Lực lượng nhân sự
như trên quá mỏng mà địa bàn quản lý bao quát cả thành phố Tây Ninh, nên
không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra trật tự xây dựng đô thị tại thành phố
Tây Ninh. Vì vậy kiến nghị Sở Xây dựng Tây Ninh xem xét bổ sung thêm
92
biên chế cho Đội Thanh tra xây dựng độc lập Thành phố để đáp ứng yêu cầu
công tác trong thời gian tới.
Đồng thời xem xét điều chỉnh Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo hướng Đội Thanh tra xây dựng độc lập Thành
phố chỉ phụ trách kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên một số
tuyến đường chính do Sở Xây dựng Tây Ninh phụ trách cấp phép theo phân
cấp. Còn lại giao hẳn cho cơ quan chuyên môn của thành phố Tây Ninh và
UBND Phường, xã chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý.
- UBND Phường, xã:
Để công tác quản lý trâṭ tư ̣ xây dưṇg đô thị tại UBND Phường, xã được
chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, các cơ quan chuyên ngành cấp trên cần
thường xuyên mở lớp tâp̣ huấn nghiệp vụ về công tác quản lý trâṭ tư ̣xây dưṇg
đô thị, đặc biệt là cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý có liên quan.
Sau này cần phân công đội viên của Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố
phụ trách từng địa bàn cụ thể tại UBND Phường, xã. Qua đó nâng cao trách
nhiệm đối với từng các nhân cụ thể, thường xuyên có sự phối hợp với cán bộ
địa chính xây dựng phường, xã trong công tác kiểm tra trật tự xây dựng đô
thị.
UBND Thành phố cần quán triệt, chỉ đạo nâng cao năng lực, trách nhiệm
của Chủ tịch UBND Phường, xã trong thực thi nhiệm vụ quản lý trật tự xây
dựng đô thị tại địa phương.
3.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
Qua số liệu các cuộc thanh tra, kiểm tra vi phạm trật tự xây dựng đô thị
từng năm, các đơn vị chức năng tại thành phố Tây Ninh tổ chức nhiều cuộc
thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên việc lập biên bản nhắc nhở, ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đô thị còn ít. Chưa phản ánh
đúng thực trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh. Thời
93
gian tới, các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ kiểm tra tình hình trật tự
xây dựng đô thị cần chấn chỉnh hơn nửa công tác thanh, kiểm tra lĩnh vực
này.
Xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm mà không phát
hiện xử lý hoặc xử lý không nghiêm. Mặc dù cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị đã từng bước hoàn thiện,
nhưng vi phạm chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng vẫn
không ngừng gia tăng. Đáng lo ngại là thời gian qua có xuất hiện một số vi
phạm do cán bộ công chức làm công tác liên quan đến quản lý trật tự xây
dựng đô thị đó là tình trạng buông lỏng, làm ngơ, nhũng nhiễu trong hoạt
động quản lý, kiểm tra phát hiện vi phạm, cấp giấy phép vượt thẩm quyền,
cấp phép xây dựng khi chưa đủ thành phần hồ sơ theo quy định,Có hiện
tượng cán bộ phụ trách kiểm tra địa bàn khi phát hiện vi phạm đã gây áp lực
để nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hợp thức hóa giấy phép xây
dựng, tổ chức thi công. Một số cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị còn yếu kém về năng lực, phẩm chất chính trị, còn tư tưởng lợi dụng
chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi trong công tác quản lý.
Để khắc phục tình trạng này, trong công tác quản lý nhà nước tại địa
phương cần phải đề cao vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong
thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt phải nâng cao vai trò của người đứng đầu trong
thi hành nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý đúng quy định pháp luật những trường
hợp buông lỏng, làm ngơ, nhũng nhiễu trong hoạt động quản lý, kiểm tra phát
hiện vi phạm để tránh gây ra tâm lý bức xúc, bất bình cho người dân.
3.2.5. Giải pháp về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng
Hiện nay theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy
định thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã không quá
5.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện
94
không quá 50.000.000 đồng. Trong khi quy định tại Nghị định số
121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý phát triển nhà và công sở, quy định mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND
cấp xã không quá 10.000.000 đồng, mức xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp
huyện không quá 100.000.000 đồng.
Vậy xét về thẩm quyền xử phạt tiền có sự không thống nhất giữa Luật Xử
lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày
10/10/2013 của Chính phủ. Điều này hiện không thống nhất giữa các cơ quan
tham mưu trong ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh
vực trật tự xây dựng đô thị. Thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh cho thống
nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã và Chủ tịch
UBND cấp huyện.
Theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, ngày
07/12/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, quy định
các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Phường, xã nào thì
UBND Phường, xã đó chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế, kể cả các công
trình do Sở Xây dựng quản lý cấp phép. Điều này cũng gây ra khó khăn trong
công tác tổ chức cưỡng chế, vì nhân sự của UBND Phường, xã hiện nay còn
nhiều hạn chế, chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý trật tự xây dựng
đô thị, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức cưỡng chế.
Thời gian tới, kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh Nghị định số
180/2007/NĐ-CP theo hướng tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương sẽ giao
cho đơn vị có chức năng, có năng lực phù hợp tổ chức cưỡng chế công trình
95
vi phạm trật tự xây dựng đô thị (Cụ thể tại thành phố Tây Ninh có thể giao
nhiệm vụ này cho Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố tham mưu thực hiện).
3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây
dựng đô thị
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị được coi là một
trong những giải pháp quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật
về trật tự xây dựng đô thị một cách nghiêm túc và có ảnh hưởng lâu dài trong
việc tự nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.
Việc tuyên truyền pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho người dân cần
phải tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng nhằm tác động đến ý
thức của người dân. Công tác tuyên truyền phải có nội dung phong phú, thiết
thực với những hình ảnh minh họa cụ thể, đội ngũ tuyên truyền viên nhiệt
huyết và có trình độ chuyên môn về trật tự xây dựng đô thị, phải có sự tham
gia của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Với Trung ương
- Xem xét điều chỉnh thống nhất về thẩm quyền xử phạt tiền của Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày
10/10/2013 của Chính phủ.
- Xem xét điều chỉnh Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo hướng tùy theo
điều kiện thực tế tại địa phương sẽ giao cho đơn vị có chức năng, có năng lực
phù hợp tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
- Xem xét điều chỉnh lại quy định tại Điều 94, Luật Xây dựng năm 2014
quy định loại đất để được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải “Phù hợp
với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt”, vì
khi thửa đất đã phạm quy hoạch xây dựng công trình công cộng thì không thể
96
làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở được, dẫn đến không
thể cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
3.3.2. Với tỉnh Tây Ninh
- UBND tỉnh Tây Ninh sớm xem xét, điều chỉnh Quy chế quản lý Quy
hoạch kiến trúc đô thị của thành phố Tây Ninh theo hướng phù hợp đặc thù
địa bàn của thành phố Tây Ninh.
- UBND tỉnh Tây Ninh sớm xem xét, điều chỉnh Quyết định số
06/2015/QĐ-UBND, ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về ban hành
Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo
hướng quy định riêng địa bàn thành phố Tây Ninh giao lại cho Đội Quản lý
trật tự đô thị Thành phố phụ trách kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, có như
vậy mới phát huy được vai trò thật sự của Đội Quản lý trật tự đô thị Thành
phố, đồng thời đúng theo quy định pháp luật là cơ quan cấp giấy phép xây
dựng có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép được cấp.
- UBND tỉnh Tây Ninh cho chủ trương nâng cấp qui mô, bộ máy hoạt động
của Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố lên thành đơn vị trực thuộc UBND
thành phố Tây Ninh; bổ sung thêm biên chế hành chính cho UBND Thành
phố phụ trách lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Cấp bổ sung kinh phí cho UBND Thành phố thực hiện công tác cắm mốc
quy hoạch đô thị cho tất cả đồ án quy hoạch phân khu đã phê duyệt.
97
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn cấp huyện được trình bày ở Chương 1, và thực trạng quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm
2011-2016 được trình bày ở Chương 2, Chương 3 đã hệ thống phương hướng,
quan điểm của Đảng và Nhà nước và đề xuất được các giải pháp quản lý nhà
nước theo từng nội dung cụ thể về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành
phố Tây Ninh. Đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Trung ương
và đối với tỉnh Tây Ninh, để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý trật
tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thời gian tới.
98
PHẦN KẾT LUẬN
Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đang trong quá trình đô thị hóa một
cách mạnh mẽ, đồng thời đang đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính
góp phần tạo ra những đột phá trong quá trình xây dựng kết cầu hạ tầng kinh
tế xã hội. Lãnh đạo chính quyền thành phố Tây Ninh luôn nêu cao tinh thần
“Chung tay xây dựng Thành phố Văn Minh, Sạch đẹp”.
Qua công trình nghiên cứu này, luận văn giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn
diện hơn về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh. Luận văn đã hoàn thành với những kết quả sau:
1. Luận văn đã làm rõ được khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng đô thị trên địa bàn cấp huyện.
2. Luận văn đã hệ thống được nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng đô thị.
3. Luận văn đã hệ thống được một số bài học kinh nghiệm từ các địa
phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh.
4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành
phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh với những số liệu qua từng năm từ 2011-2016,
từ đó làm rõ kết quả quản lý nhà nước tại thành phố Tây Ninh từ năm 2011-
2016.
5. Tìm ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; đề xuất được các giải
pháp quản lý nhà nước theo từng nội dung cụ thể về quản lý trật tự xây dựng
đô thị tại thành phố Tây Ninh thời gian tới.
99
6. Luận văn đã đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Trung ương và đối
với tỉnh Tây Ninh, để góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh thời gian tới.
Tuy nhiên, nội dung của đề tài luận văn khá rộng và phong phú, do thời
gian và khả năng của tác giả có hạn nên luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô trong hội
đồng khoa học chấm luận văn, để luận văn này được hoàn thiện hơn.
100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Luật
Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, ngày 17/6/2009.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật
Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật
Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử
lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013 Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
10. Thủ tướng chính phủ (2007), Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg, ngày
13/6/2007 về Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
101
11. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BXD, ngày 12/02/2014
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác,
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
quản lý phát triển nhà và công sở.
12. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD, ngày 30/06/2016
Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
13. Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (2016), Chỉ thị số 05/CT-UBND, ngày
18/02/2016 về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
14. UBND tỉnh Tây Ninh (2015), Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND, ngày
15/4/2015 Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
15. UBND tỉnh Tây Ninh (2016), Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND, ngày
09/5/2016 về Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
16. UBND tỉnh Tây Ninh (2015), Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND, ngày
20/01/2015 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
17. UBND thành phố Tây Ninh (2012), Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh tại Quyết định số
03/2012/QĐ-UBND, ngày 23/7/2012.
B. CÁC BÁO CÁO
18. Tỉnh ủy Tây Ninh (2012), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 12/7/2012 về
xây dựng và phát triển thị xã Tây Ninh (nay là Thành phố) giai đoạn 2012-
2015, định hướng đến 2020.
102
19. Hội đồng nhân dân Tỉnh (2012), Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND
ngày 11/7/2012 của về Chương trình phát triển thị xã Tây Ninh (nay là Thành
phố), tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015.
20. UBND thành phố Tây Ninh (2012), Chương trình phát triển đô thị
thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015.
21. Tỉnh ủy Tây Ninh (2015), Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ tỉnh Tây
Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.
22. Thành ủy Tây Ninh (2015), Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ Thành
phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020.
23. UBND thành phố Tây Ninh (2015), Kế hoạch phát triển đô thị thành
phố Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
24. UBND thành phố Tây Ninh (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt
động của Đội Quản lý trật tự đô thị Thành phố.
25. Sở Xây dựng Tây Ninh (2015), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính năm 2015.
26. Sở Xây dựng Tây Ninh (2015), Báo cáo kết quả rà soát các cuộc
thanh tra từ năm 2011 đến năm 2015 của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Tây
Ninh.
27. Sở Xây dựng Tây Ninh (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số
05/CT-UBND ngày 18/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công
tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
28. Sở Xây dựng Tây Ninh (2016), Báo cáo kết quả thực hiện công tác
thanh tra xây dựng năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
29. Phòng Quản lý đô thị thành phố Tây Ninh (2015), Báo cáo tổng kết
nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng công tác năm 2016 của Phòng Quản lý
đô thị thành phố Tây Ninh.
C. CÁC SÁCH, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, LUẬN VĂN
103
KỶ YẾU KHOA HỌC
30. Học viện hành chính quốc gia: “Những vấn đề cơ bản về quản lý hành
chính nhà nước”, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – 1997.
31. PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng – “Quản lý đô thị các nước đang phát
triển”, Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội – 2016.
32. PGS.TS. Phạm Kim Giao (Chủ biên 2013), “Giáo trình quản lý nhà
nước về đô thị”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội – 2013.
33. Trương Quang Thao, “Đô thị học - Những khái niệm”, Nhà xuất bản
Xây dựng. Hà Nội – 2007.
34. TS. Võ Kim Cương “Quản lý phát triển đô thị, ý tưởng và trải
nghiệm”, Nhà xuất bản Thanh Niên - 2013.
35. Kỷ yếu hội thảo khoa học tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (2010), “Phát
triển đô thị bền vững”.
36. TS. Phan Ánh Hè (Bài giảng), “Quản lý nhà nước về đô thị”.
37. TS.KTS. Lê Trọng Bình (Bài giảng 2009), “Pháp luật và Quản lý đô
thị”.
38. Bùi Nguyễn Huy Hoàng (2013) “Quản lý nhà nước trong hoạt đông
xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn Quận Gò Vấp, TP. HCM”. Luận văn
Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
39. Chu Việt Hùng (2013) “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng”. Luận văn Thạc sĩ Luật Hành
chính.
40. Nguyễn Đình Hưng (2014) “Đổi mới phân công, phân cấp, phối hợp
về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị (từ thực tiễn TP. HCM)”. Luận văn
Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
104
41. Nguyễn Trịnh Anh Minh (2011) “Quản lý nhà nước về cấp phép xây
dựng trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP. HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC,
Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
42. Phạm Đức Lâm (2012) “Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn
Quận 11, TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc
gia, TP.HCM.
43. Võ Thị Kim Hoàng (2008) “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu tư nhân tại TP. HCM”. Luận văn
Thạc sĩ QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
44. Vũ Đức Huyền (2012) “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sĩ
QLHCC, Học viện Hành chính Quốc gia, TP Hà Nội.
105
Phụ lục 1
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Nguồn: Sở Nội vụ Tây Ninh
106
Phụ lục 2
Bản đồ hành chính thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Nguồn: Sở Nội vụ Tây Ninh
107
Phụ lục 3
Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thành phố Tây Ninh
đang kiểm tra xây dựng
Nguồn: tác giả
108
Phụ lục 4
Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thành phố Tây Ninh
đang kiểm tra xây dựng
Nguồn: tác giả
109
Phụ lục 5
Đội Thanh tra xây dựng độc lập – Sở Xây dựng Tây Ninh
đang kiểm tra xây dựng
Nguồn: tác giả
110
Phụ lục 6
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2011
Nguồn: tác giả
Phụ lục 7
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2012
Nguồn: tác giả
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số
lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT
chiếm đất
DT sàn
GPXD chính 860 79863,11 90456,89 42 7410,64 8993,33
GPXD tạm 29 7015,32 8726,99 2 520,96 520,96
Điều chỉnh GPXD 15 3510,22 4199,99 1 200,00 200,00
Gia hạn GPXD 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00
Tổng cộng 904 90.388,65 103.383,87 45 8.131,60 9.714,29
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số
lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT chiếm
đất
DT sàn
GPXD chính 928 85301,32 98693,56 65 9156,69 15089,93
GPXD tạm 49 4065,96 5671,20 4 1003,69 1214,36
Điều chỉnh GPXD 20 3471,89 4609,20 1 150,63 150,63
Gia hạn GPXD 1 89,00 89,00 0 0,00 0,00
Tổng cộng 998 92.928,17 109.062,96 70 10.311,01 16.454,92
111
Phụ lục 8
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2013
Nguồn: tác giả
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT
chiếm
đất
DT sàn
GPXD chính 940 96890,23 115345,93 147 27525,64 45693,21
GPXD tạm 85 8932,68 9453,89 17 3692,33 4612,73
Điều chỉnh
GPXD
38 5833,62 6746,00 7 1589,99 2031,87
Gia hạn GPXD 1 150,00 150,00 0 0,00 0,00
Tổng cộng 1064 111.806,53 131.695,82 171 32.807,96 52.337,81
Phụ lục 9
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2014
Nguồn: tác giả
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số
lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT
chiếm
đất
DT sàn
GPXD chính 962 105896,63 114683,23 81 39698,30 48963,21
GPXD tạm 101 10856,91 13624,92 23 2630,26 3104,70
Điều chỉnh GPXD 39 3969,10 4239,87 3 631,52 891,36
Gia hạn GPXD 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00
Tổng cộng 1102 120.722,64 132.548,02 107 42.960,08 52.959,27
112
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số
lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT chiếm
đất
DT sàn
GPXD chính 928 95975,50 119096,56 95 15030,48 21004,57
GPXD tạm 70 9867,89 11896,32 2 475,86 587,89
Điều chỉnh
GPXD
35 6655,61 7896,49 2 350,89 420,85
Gia hạn GPXD 2 215,50 215,50 0 0,00 0,00
Tổng cộng 1035 112714,50 139104,87 99 15857,23 22013,31
Phụ lục 10
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2015
Nguồn: tác giả
Loại giấy phép
Số
lượng
NHÀ Ở CÔNG TRÌNH
Diện tích (m2)
Số lượng
Diện tích (m2)
DT chiếm
đất
DT sàn
DT
chiếm
đất
DT sàn
GPXD chính 971 101012,67 128604,22 105 49327,15 57867,35
GPXD tạm 76 8069,02 9380,73 10 1811,62 2437,28
Điều chỉnh GPXD 48 4486,23 4628,96 1 230,91 386,68
Gia hạn GPXD 1 100,00 100,00 0 0,00 0,00
Tổng cộng 1096 113.667,92 142.713,91 116 51.369,68 60.691,31
Phụ lục 11
Số lượng giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Tây Ninh năm 2016
Nguồn: tác giả
113
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_do_thi_tai_tha.pdf