Luận văn Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình

Luận văn “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh đã nêu; đồng thời là tài liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT của tỉnh Quảng Bình có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm giải quyết các bất cập, hạn chế hiện nay; từ đó không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và nêu ra một số điểm chính sau đây: - Tổng hợp những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước, về VTHK bằng ô tô; các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng. - Trên cơ sở thực trạng VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong hoạt động VTHK bằng ô tô nói chung, trong công tác quản lý Nhà nước của Quảng Bình về VTHK bằng ô tô nói riêng. - Luận văn đã nêu ra các định hướng chung, cũng như một số giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hạn chế tai nạn giao thông do VTHK bằng ô tô gây ra. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp nhằm hoàn thiện, thống nhất công tác quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô. Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Đặng Thành Lê - Người hướng dẫn đề tài, và các bạn đồng93 nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ Quản lý công, chắc chắn chưa đáp ứng được đầy đủ những vấn đề đặt ra, mặt khác do trình độ bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, và các bạn đồng nghiệp./.

pdf102 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ITS). Nâng cấp hai trung tâm điều khiển giao thông tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư các trung tâm tương tự ở các đô thị khác khi có nhu cầu. d) Về phát triển giao thông nông thôn - Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông, xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm. - Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng phát triển giao thông đường thủy. - Nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng xi măng trong 68 xây dựng nâng cấp đường nông thôn. - Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân. đ) Về phát triển công nghiệp giao thông vận tải - Công nghiệp tàu thủy: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT trở xuống; sửa chữa tầu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 150.000 DWT trở xuống. - Công nghiệp ôtô và xe máy thi công: tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công bảo đảm cho nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. - Công nghiệp đường sắt: tập trung vào các loại sản phẩm như đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại. - Công nghiệp hàng không: tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài. 3.1.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030 Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. 69 Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á. Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông qua về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với hệ thống trung tâm phân phối hàng hóa, hệ thống giao thông kết nối đảm bảo tạo thành mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, hiệu quả ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa. Cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả tại các cảng, bến thủy nội địa. Phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo. Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO. Phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I. Tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 40 ÷ 45%. 70 3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 3.2.1. Mục tiêu 3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đưa Quảng Bình ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo vào năm 2015 và cơ bản trở thành Tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; chủ động phòng chống bão, lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra. 3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể a) Về kinh tế: - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13%. Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người đạt 28 - 30 triệu đồng (khoảng 1.400 - 1.600USD) và vào năm 2020 đạt khoảng 70 – 72 triệu đồng (khoảng 3.500 - 3.700USD); - Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 43%, 40,5% và 16,5%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 44 - 45,0%, 41,0% và 14 - 15%; - Phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 155 – 165 triệu USD và vào năm 2020 đạt khoảng 260 - 270 triệu USD; - Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 17%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 18 - 18,5%. b) Về xã hội: - Phấn đấu giảm dần việc tăng dân số để đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1% và 0,9% vào năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 3,5- 4%, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3 - 3,5%; 71 - Phấn đấu đến năm 2015 có 100% xã phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 45% trường mầm non, 85% trường trung học, 50% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020, theo các chỉ tiêu trên là 50%, 100% và 80 - 85%. Đến năm 2020 có 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; - Đến năm 2015 có 80 - 85% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng khoảng 16 - 18%; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 100% và 10 - 12%; giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 3,1 - 3,3 vạn lao động; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3,6 - 3,8 vạn lao động; phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 – 60%, trong đó đào tạo nghề đạt 35 - 40%; tương ứng đến năm 2020 đạt 65% và 50%; - Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 25 – 27% và đến năm 2020 khoảng 30 - 35%. Đồng thời, đến năm 2015 có 78 - 80% số hộ, 45 - 50% làng, thôn, bản, tiểu khu và đến năm 2020 có 85% số hộ, 55 – 57% làng, thôn, bản, tiểu khu đạt chuẩn văn hóa, góp phần quan trọng đẩy lùi tệ nạn xã hội; - Phấn đấu tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở vùng đô thị đạt đến năm 2015 khoảng 95% và 97% vào năm 2020; vùng nông thôn đến năm 2015 đạt 75 - 80% và 90% và0 năm 2020. Đến năm 2015 có 20% số xã và năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. c) Về bảo vệ môi trường: - Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 68,5% vào năm 2015 và khoảng 70% vào năm 2020; - Đến năm 2015 có 95% các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020. 72 3.2.2. Định hướng phát triển 3.2.2.1. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 tăng 20 - 21%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng 21 - 22%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 19 - 20%. Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đóng góp 40 - 41% GDP, giải quyết việc làm cho 12,2% lao động xã hội. Trong đó: - Phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư nâng cấp và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; - Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, thuỷ điện và nhiệt điện. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu; phát triển công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ưu tiên phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động như chế biến thủy, hải sản, chế biến nông lâm sản; - Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa; mở rộng sản xuất các mặt hàng truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, chế biến hải sản, hàng mây tre đan,... 3.2.2.2. Thương mại, dịch vụ Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ vận tải biển, bưu chính viễn thông, khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và hoạt động xuất nhập khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12,5 - 13%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 - 12,5%, 73 giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13 - 13,5%. - Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để mở rộng thị trường nông thôn, thị trường trong và ngoài nước, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; - Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, đa dạng hoá các loại hình du lịch để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2015, thu hút 1,1 - 1,2 triệu khách du lịch, trong đó 60 - 70 ngàn khách quốc tế; đến năm 2020 có 1,4 – 1,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 90 - 100 ngàn lượt khách quốc tế; - Từng bước hình thành các trung tâm du lịch: Phong Nha - Kẻ Bàng và Đá Nhảy (Bố Trạch); Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Trạch); Đồng Hới và khu vực phía Nam Tỉnh bao gồm Chùa Non, núi Thần Đinh - Suối Bang, Đền thờ - lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bàu Sen, Hải Ninh,... gắn với các tuyến du lịch trong nước và quốc tế; - Phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Đồng Hới, Hoàn Lão, Ba Đồn, Khu kinh tế Hòn La; chợ đầu mối nông sản ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch; chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ tại các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch và thành phố Đồng Hới; củng cố chợ tại các vùng nông thôn. 3.2.2.3. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hoá cao từ khâu làm đất đến thu hoạch nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân hàng năm 4 - 5%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,5 - 5%. 74 - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu, lạc, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với kiểm soát phòng tránh, an toàn dịch bệnh; - Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; - Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái; - Đẩy mạnh khai thác thế mạnh về kinh tế biển; chú trọng đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích các hình thức dịch vụ hậu cần trên biển để giảm chi phí sản xuất; - Chú trọng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ sinh học, phát triển dịch vụ giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản; - Từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. 3.2.2.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội a) Về dân số, lao động, việc làm: Ổn định quy mô dân số đến năm 2015 khoảng 879.000 người, năm 2020 khoảng 906.000 người, trong đó dân số nông thôn đến năm 2015 chiếm khoảng 75%, đến năm 2020 xuống còn gân 70% dân số. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ từ 41% năm 2015 lên 49% năm 2020, lao động nông nghiệp giảm từ 59% năm 2015, xuống còn 51% vào năm 2020. 75 Phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 còn 1,3 - 1,4%, năm 2020 còn 1,2% so với lao động trong độ tuổi bằng việc đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình, dự án, các mô hình kinh tế, các loại hình dịch vụ; làm tốt công tác dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn để tham gia vào thị trường lao động. Đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. b) Về giáo dục và đào tạo: - Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao và đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp, bậc học; - Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo, coi trọng chất lượng đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. c) Về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: - Nâng cao chất lượng và từng bước xã hội hóa các dịch vụ y tế tại bệnh viện tỉnh, huyện, thành phố gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; - Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở gắn với chương trình Phát triển nông thôn và đô thị hóa; từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, đẩy mạnh phòng chống các bệnh xã hội; - Làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nâng cao chất lượng dân số bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. d) Về phát triển văn hoá, thể dục, thể thao: 76 - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa thông tin cơ sở, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người. Khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống; - Nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để tôn tạo các nghĩa trang, đài tưởng niệm các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, chú trọng phát huy di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; - Phát triển phong trào thể dục thể thao truyền thống và quần chúng; mở rộng chuyên nghiệp hoá thể thao thành tích cao phù hợp với điều kiện của Tỉnh. 3.2.2.5. Về khoa học và công nghệ - Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ; - Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực. Hình thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có đủ điều kiện tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh; - Phát triển hệ thống thông tin khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển ngân hàng dữ liệu khoa học và công nghệ. 3.2.2.6. Về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Phấn đấu đến năm 2015 có 95% và đến năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải; - Khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng với yêu cầu tăng trưởng 77 kinh tế, phát triển bền vững; - Phòng chống suy thoái, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát tình trạng ô nhiểm môi trường do các loại chất thái gây ra. 3.2.2.7. Về quốc phòng, an ninh - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với cũng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm chính trị ổn định, an toàn xã hội được giữ vững; - Xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và dự bị động viên vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. 3.2.2.8. Phát triển kết cấu hạ tầng a) Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu - Giao thông: Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại. Cụ thể: + Đối với các công trình giao thông thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh: Tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để từng bước xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua Tỉnh; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 12a, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường tuần tra biên giới (đoạn qua địa bàn Tỉnh); xây dựng Cảng Hòn La theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam; nghiên cứu nâng cấp cảng hàng không Đồng Hới đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm phù hợp với nguồn lực và quy hoạch ngành; + Đối với các công trình giao thông thuộc địa phương quản lý: Chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí hợp lý nguồn lực trong từng giai đoạn để xây dựng đồng bộ các tuyến: đường ven biển từ Cảnh Dương đi Ngư Thuỷ, tuyến đường nối Khu công nghiệp xi măng Tuyên Hóa với cảng Hòn La; các tỉnh lộ 559, 558, 561, 562, 563, 564, 565; các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh; đường cứu hộ, cứu nạn, chống ngập lụt; hệ thống đường 78 đô thị; đường trong khu kinh tế, khu công nghiệp; cầu vượt sông Nhật Lệ 2; nâng cấp dần các tuyến đường sông, nạo vét luồng lạch các tuyến sông Son, cửa Gianh, cửa Nhật Lệ và một số tuyến sông khác để tạo điều kiện phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế - xã hội và điều tiết mật độ giao thông. - Hệ thống thủy lợi: + Nâng cấp, cải tạo để sớm hoàn thiện hệ thống thủy lợi Phú Vinh, Vực Tròn, An Mã, Rào Đá, Cẩm Ly, Mỹ Trung, Sông Thai, Vực Sanh, Tiên Lang, Thác Chuối, Vân Tiền, Vực Nồi,; đầu tư gia cố, xây dựng hệ thống đê, kè chống xói lở bờ sông, biển, hạn chế thiệt hại do thiên tai, xói lở gây ra phù hợp với nguồn lực hiện có của dịa phương; + Nghiên cứu xây dựng các hồ chứa vừa giải quyết mục tiêu tưới kết hợp với cắt, giảm lũ, cấp nước cải thiện môi trường sinh thái hồ Bang, hồ Khe Lau, Rào Nan, Cây Sến, Nước Nóng phù hợp với từng giai đoạn và nguồn lực của địa phương. - Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: + Đầu tư nâng cấp các công trình cấp nước hiện có tại Ba Đồn, Kiến Giang, Quán Hàu, Đồng Lê, Quy Đạt. Sớm hoàn thành các công trình cấp nước các xã vùng Nam huyện Quảng Trạch, cấp nước thị trấn Việt Trung, các xã vùng trũng huyện Quảng Ninh, khu trung tâm Phong Nha - Kẽ Bàng, Khu kinh tế Hòn La, thị trấn Hoàn Lão. Tích cực kêu gọi nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư cấp nước cho thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các cụm điểm dân cư khó khăn khác. + Xây dựng các công trình thoát nước, vệ sinh môi trường ở thành phố Đồng Hới, các huyện lỵ, các khu du lịch trọng điểm, khu công nghiệp, khu đô thị lớn, khu tập trung dân cư. Từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý nước thải, rác thải và xử lý chất thải rắn. - Cấp điện: 79 + Phát triển nguồn điện và lưới điện theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia và Quy hoạch phát triển Điện lực Quảng Bình đã được phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phụ tải và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. + Xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Khu kinh tế Hòn La công suất 2400- 3000MW theo quy hoạch; nghiên cứu xây dựng các nhà máy điện gió ở các xã ven biển; xây dựng dự án thủy điện nhỏ và pin mặt trời cho các xã chưa có điện lưới. - Thông tin và truyền thông: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng mạng internet đến tất cả các đơn vị, cơ quan, các doanh nghiệp và hạ tầng viễn thông đến các vùng trong tỉnh; từng bước phát triển viễn thông với tốc độ cao, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước. b) Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội - Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc đầu tư, phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung tâm công nghệ thông tin, các trường phổ thông và mầm non theo quy hoạch. Xây dựng cơ sở vật chất các trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa gắn liền với chuẩn hoá, hiện đại hoá, chất lượng cao; - Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị khám, chữa bệnh cho Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và các bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố. Nghiên cứu thành lập Bệnh viện nhi, Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; trang thiết bị của trung tâm y tế dự phòng các huyện, thành phố và các đơn vị mới thành lập phù hợp với nguồn lực từng giai đoạn. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao ở các đô thị; - Bảo tồn, giữ gìn và phát huy Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá để đầu tư, xây dựng các cơ sở tập luyện và thi đấu thể 80 thao cho các lứa tuổi. 3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Trên cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước về GTVT; tổng quan về VTHK bằng ô tô; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng; các quy định của Nhà nước về hoạt động VTHK bằng ô tô và các lĩnh vực có liên quan; chiến lược phát triển GTVT trên phạm vi toàn quốc và của tỉnh Quảng Bình; thực trạng hoạt động VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô tại tỉnh Quảng Bình, từ đó nâng cao chất luợng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI về phát triển Giao thông vận tải trên địa bàn; đo đó hoàn thành Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô Tổ chức bộ máy là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về vận tải hành khách nói riêng. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện. Qua thời gian thực hiện, bộ máy hành chính nhà nước đã từng bước được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, 81 hiệu quả hơn, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện. Trong tổ chức bộ máy nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tải tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông vận tải là đơn vị trực tiếp nhất, là là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và ATGT trên địa bàn. Để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về vận tải hành khách tại tỉnh Quảng Bình, việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở GTVT để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở là cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ quan tiếp theo là sắp xếp, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban thuộc Sở GTVT theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV [26] ngày 14/8/2015 của Bộ GTVT và Bộ nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tuyển dụng, bố trí đủ cán bộ chuyên môn nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình cần phải chuẩn bị đầy đủ trình tự, thủ tục để thực hiện cổ phần hóa 02 đơn vị là Trung tâm quản lý bến xe khách và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 7301S. Đối với đơn vị Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ, Bộ tài chính sớm triển khai thực hiện Đề án “tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra” theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ để đủ khả năng triển khai nhiều nhiệm vụ của Thanh tra Sở. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải hành khách bằng xe ô tô nói riêng. 82 3.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải hành khách Sở GTVT tỉnh Quảng Bình đã xác định được tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với sự phát triển của Ngành. Do đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh hoàn thành tất cả các Quy hoạch của Ngành, là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Trong thời gian tới, Nhiệm vụ của Sở GTVT tỉnh Quảng Bình là phải thực hiện theo Quy hoạch, kế hoạch đề ra, tiếp tục nghiên cứu, tìm các điểm chưa phù hợp trong Quy hoạch để tham mưu điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đối với Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe ô tô trên tuyến cố định nội tỉnh; vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3583/QĐ-UBND ngày 07/01/2016. Quy hoạch mới chỉ xác định số lượng, cấp tiêu chuẩn của từng loại bến xe, trạm dừng nghỉ đến năm 2020, chưa xác định lộ trình thực hiện, hình thức đầu tư đối với từng bến xe, trạm dừng nghỉ. Bên cạnh đó, bản Quy hoạch này chư thể hiện rõ sự kết hợp với quy hoạch chi tiết các đô thị trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương xem nhẹ vai trò của bến xe ô tô khách trong việc phát triển đô thị, di dời bến xe đến những vị trí không thuận lợi để lấy đất dành cho các mục tiêu khác,Vì vậy, trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Sở GTVT phải theo dõi, kịp thời tham mưu UBND tỉnh để khắc phục các tồn tại nêu trên. Đối với các bến xe trên trên địa bàn các địa phương đông dân cư, nhu cầu đi lại nhiều huy động vốn từ nguồn đầu tư trong doanh nghiệp, thực hiện chủ trương xã hội hoá; các bến xe trên địa bàn còn lại đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp hoạt động công ích, một phần kinh phí hoạt động được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Quy mô xây dựng bến xe phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đối với các địa 83 phương có quốc lộ chạy qua, mặc dù dân số cao, nhưng quy mô bến xe ở mức vừa phải để tránh lãng phí đầu tư và trong quá trình khai thác. Đối với Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 28/9/2016. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mới có VTHK bằng taxi ở thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn. Với số lượng xe hiện nay là 262 phương tiện chủ yếu hoạt động tại thành phố Đồng Hới là tương đối lớn. Sự phát triển “nóng” số luợng xe taxi trên địa bàn thành phố trong khi nhu cầu của người dân không theo kịp dẫn đến tình trạng lái xe không đủ doanh thu định mức, từ đó các lái xe dùng nhiều thủ đoạn để trành giành khách. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải cần phải tăng cường công tác quản lý, thanh tra kiểm tra để bảo đảm hoạt động VTHK bằng taxi, hạn chế đến mức thấp nhất các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, giảm chất luợng phục vụ, gây ùn tắc, mất trật tự ATGT, hao phí xã hội. Đối với việc triển khai xây dựng các điểm đỗ xe tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhất là tại thành phố Đồng Hới, theo Luật GTĐB năm 2008 quy định, Tỷ lệ quỹ đất Giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16% đến 26%. Tuy nhiên hiện nay các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình quỹ đất dành cho giao thông đô thị chiếm tỷ lệ rất thấp. Tình trạng xe ô tô đậu đỗ dưới lòng đường, vỉa hè không đúng quy định diễn ra phổ biến. Vì vậy cẩn triển khai ngay các dự án xây dựng các điểm đỗ xe tại các đô thị theo quy hoạch đã được duyệt. Xây dựng cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực nội bộ nhân dân để tham gia cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các tuyến đường hẻm, vỉa hè, các điểm đậu đỗ xe vừa và nhỏ; mở cuộc vận động khuyến khích nhân dân hiến đất mở rộng đường phố, hiến đất xây dựng các công tình công cộng ở khu dân cư, 84 3.3.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đã rất quan tâm và quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục, sửa chửa để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: - Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hành chính, TTHC để kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những TTHC rườm rà, không cần thiết; giảm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước. - Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" và các quy chế, quy định phối hợp; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai tại công sở các quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính... để doanh nghiệp và người dân biết, thực hiện và giám sát; đồng thời phải cập nhật kịp thời khi có thay đổi. Cùng với các văn bản quy pháp luật, cơ chế chính sách tỉnh hiện có; để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lợi dụng xe hợp đồng, xe du lịch để kinh doanh VTHK theo tuyến cố định, Sở GTVT cần phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành quy định về vận tải đường bộ trong đô thị. Để kịp thời theo dõi được diễn biến hoạt động vận tải khách tại các bến xe ô tô khách, chất lượng xe ô tô vận tải khách, đội ngũ lái phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô, số lượng khách đi và đến bến xe, Sở GTVT cần phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành quy định về chế độ thông tin, báo cáo giữa Sở GTVT với các bến xe khách trên địa bàn tỉnh. 85 3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra 3.3.4.1. Đối với lực lượng cảnh sát giao thông: - Sở GTVT phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn cho lực lượng Cảnh sát giao thông các quy định của Nhà nước về VTHK bằng ô tô, những loại giấy tờ cần thiết yêu cầu bắt buộc đối với mỗi loại hình VTHK mà chủ phương tiện phải mang theo khi tổ chức vận chuyển. - Lắp đặt camera tại các giao lộ có mật độ giao thông cao tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, kịp thời ghi hình các xe taxi cố tình vượt đèn đỏ, lấn làn, chèn vạch, phóng nhanh, vượt ẩu,tiến hành xử phạt theo quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA [27] ngày 30/10/2012 của Bộ Công an Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát GTĐB. 3.3.4.2. Đối với lực lượng Thanh tra Giao thông: - Tăng cường biên chế, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho toàn bộ lực lượng thanh tra giao thông; đầu tư trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động thanh tra GTVT như: xe ô tô chuyên dùng, các công cụ đo đạc, ghi hình và các trang thiết bị đặc thù khác, - Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, giáo dục nâng cao ý thức, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho lực lượng Thanh tra giao thông; thường xuyên chuyển đổi vị trí công tác, địa bàn công tác đối với các thanh tra viên, các đội thanh tra chuyên ngành; áp dụng tối đa mức chi bồi dưỡng cho lực lượng thanh tra viên trực tiếp tham gia công tác giữ gìn, đảm bảo trật tự ATGT theo quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC [28] ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, đường sắt và đường thủy nội địa. 86 - Chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát Giao thông – Công an tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo quy định tại Quy chế phối hợp số 5425/QC-LN [29] ngày 24/9/2015 giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Phối hợp với Cảnh sát trật tự, Công an địa phương nơi có trụ sở bến xe khách tiến hành kiểm tra ATGT, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng, xóa các điểm xe dù, bến cóc, xe chạy vòng vo, đỗ đậu sai quy định, không để xảy ra tình trạng cơm tù, cơm nhốt dọc các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh. - Thanh tra Giao thông tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra lưu động phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành, qua đó phát hiện các sai phạm trong công tác kiểm định kỹ thuật phương tiện; thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP [20]. 3.3.4.3. Đối với Phòng Vận tải thuộc Sở GTVT: - Thông qua công tác cấp, đổi Phù hiệu tuyến cố định, Phù hiệu xe taxi, sổ Nhật trình; qua báo cáo của các bến xe, các cơ quan chức năng, kiểm tra các vi phạm trong hoạt động vận tải đường bộ của các DN vận tải, các phương tiện vận tải, đề xuất lãnh đạo Sở GTVT hoặc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành xử lý theo quy định tại Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT ngày 26/12/2013 của Bộ GTVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. - Xây dựng đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh của hành khách, của các cơ quan thông tin đại chúng về các hành vi vi phạm của DN, lái xe trong hoạt động VTHK để kịp thời chấn chỉnh, đề xuất hình thức xử lý 87 các vi phạm khi mới phát sinh, bảo đảm quyền lợi và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho hành khách. - Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành hậu kiểm điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK theo tuyến cố định và kinh doanh vận tải taxi; trong đó chú ý kiểm tra hoạt động của bộ phận ATGT và hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, đồng hồ tính tiền gắn trên xe taxi. Kiên quyết rút Giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, HTX không có bộ phận ATGT, phương tiện không gắn thiệt bị giám sát hành trình, hoặc có nhưng mang tính hình thức, đối phó. - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh kiểm tra tính xác thực của phụ thu chiều xe rỗng vào những dịp vận chuyển khách cao điểm; kiểm tra việc in, phát hành và sử dụng vé của các doanh nghiêp vận tải, hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng phu thu chiều xe rỗng để thu lợi bất chính hoặc trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh. 3.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách Sở Giao thông vận tải Quảng Bình khẩn trương thực hiện việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và sử dụng biên chế theo quy định và phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm, năng lực cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung cũng như vận tải hành khách nói riêng. Có biện pháp kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động vận tải cũng như các cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi tiêu cực trong quản lý VTHK theo tuyến cố định, taxi bao gồm cả đối với việc cấp đăng ký KD vận tải khách, để xảy ra tình trạng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù”, chèn ép giá, “lèn khách”, “bán khách”, 88 Tiếp tục phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng GTVT mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý vận tải khách, các quy định về quản lý vận tải khách cho các đơn vị, cá nhân làm công tác vận tải khách, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Xây dựng cơ sở dữ liệu và áp dụng công nghệ tin học trong quản lý hoạt động vận tải tại các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và các đơn vị vận tải, bến xe. Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách hành chính, yêu cầu đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả quản lý thì việc nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý vận tải là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, thống nhất, đồng bộ; hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động vận tải; tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thể tìm kiếm, tra cứu những thông tin liên quan và thực hiện mục tiêu minh bạch trong quản lý hoạt động vận tải, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ đường bộ. Do đó cần xây dựng cơ sở dữ liệu và ban hành quy định về chế độ báo cáo, cập nhật dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động của các đơn vị vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ đường bộ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp với nhau thông qua phần mềm quản lý vận tải thống nhất trong toàn tỉnh. 3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định, tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách Hiện nay, phần lớn các Trung tâm đăng kiểm ở Việt Nam nói chung cũng như ở tỉnh Quảng Bình nói riêng đều có được cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu. Trung tâm 7302D của tỉnh còn có nhiều dây chuyền kiểm định đáp ứng được yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam đề ra là các Trung tâm đăng kiểm có 2 dây chuyền kiểm định: một dây chuyền kiểm định cho xe tải, xe khách và một dây chuyền kiểm định cho xe con. Tuy nhiên, vẫn còn có Trung 89 tâm như 7301S của tỉnh vẫn chỉ có một dây chuyền kiểm định, quy trình kiểm định vẫn còn nhiều hạng mục kiểm tra bằng thủ công. Trong thời gian tới, thực hiện theo Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới [22], các Trung tâm đăng kiểm cần hoàn thiện hơn, trang bị thêm thiết bị kiểm định hiện đại để phù hợp với yêu cầu. Đặc biệt Trung tâm 7301S cần khẩn trương chuyển đổi sang mô hình xã hội hoá mới, xây dựng cơ sở mới để có đủ diện tích đáp ứng các tiêu chuẩn của Nghị định số 63/2016/NĐ-CP [22]. Trang bị hoàn thiện hệ thống camera giám sát hoạt động trên từng dây chuyền kiểm định có nối mạng để tăng cường chức năng giám sát hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tại các đơn vị đăng kiểm. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm thông qua các hình thức bao gồm: kiểm tra đánh giá định kỳ hàng năm, kiểm tra chuyên ngành đột xuất, giám sát trên mạng kiểm định và qua hình ảnh, giám sát trực tiếp trên từng dây chuyền kiểm định đảm bảo hoạt động kiểm định đi vào nề nếp; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu cực. Tăng cường trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách như: Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi thiết bị giám sát hành trình trên xe khách; đầu tư trang bị hệ thống phần mềm quản lý hoạt động bến xe khách 3.3.7. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông Trong thời gian qua, ngành GTVT nói chung Sở GTVT Quảng Bình nói riêng đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều biện pháp, hình thức nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này, góp phần tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực GTVT trong đó có lĩnh vực VTHK, bảo đảm trật tự ATGT. Từ đó, ý thức chấp hành pháp luật về 90 GTĐB của mọi tầng lớp trong nhân dân từ cán bộ, công chức đến người dân từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế, giảm thiểu TNGT. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB, ngành GTVT xác định công tác phổ biến, giáo dục Luật GTĐB là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhưng cũng là một trong những giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, nhằm xây dựng nếp sống văn hóa trong giao thông, tạo thói quen tuân thủ pháp luật của nhân dân. Qua thống kê nguyên nhân gây TNGT đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng, phần lớn do ý thức của người tham gia giao thông. Đối với VTHK bằng ô tô, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu do lái xe phóng nhanh, vuợt ẩu để tranh giành khách, chở quá số người quy định, lái xe trong tình trạng mệt mỏi, sử dụng chất kích thích,Trong quá trình vận chuyển hành khách, một số lái, phụ xe do không nắm vững nghiệp vụ nên có những thái độ, hành vi không đúng đối với hành khách, thực hiện không đúng chất lượng dịch vụ đã cam kết, niêm yết,Vì vậy cần thiết phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ lái, phụ xe và lãnh đạo các DN, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến VTHK bằng ô tô những quy định của pháp luật về VTHK bằng ô tô và trật tự ATGT. Về hình thức tuyên truyền. Thực hiện đa dạng các loại hình tuyên truyền như qua các tờ rơi, áp phích, biển hiệu; tuyên truyền thông qua việc nêu tấm gương sáng trong chấp hành luật giao thông; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, các ấn phẩm báo chí, bản tin; tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất liên quan đến lĩnh vực VTHK đường bộ. Đăng tải những văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, 91 của Sở GTVT lên trang thông tin điện tử của Sở GTVT để mọi người biết, triển khai thực hiện. Về nội dung tuyên truyền. Tập trung vào Luật GTĐB năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động VTHK đường bộ; các quy định mới nhất về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT; về việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái, phụ xe ô tô; kỹ năng nghiệp vụ lái xe, phục vụ hành khách của lái xe taxi, nhân viên phục vụ trên xe VTHK theo tuyến cố định. Ban an toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở GTVT, Công đoàn Ngành GTVT tỉnh Quảng Bình tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “DN vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn”; hàng năm tiến hành sơ, tổng kết nhằm phát hiện và nhân rộng các điển hình tiến tiến trong việc thực hiện tốt cuộc vận động; đề nghị Bộ GTVT và Công đoàn Ngành GTVT Việt Nam tặng bằng khen, và Ban ATGT tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng. Củng cố tổ chức Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Quảng Bình; cử lãnh đạo Sở GTVT và cán bộ hoặc chuyên viên phòng vận tải tham gia Ban Chấp hành Hiệp hội; tuyên truyền vận động kết nạp tất cả các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK bằng ô tô tham gia Hiệp hội; qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, trong đó có công tác tuyên truyền đến hội viên các quy định của Nhà nước liên quan đến VTHK bằng ô tô. 92 KẾT LUẬN Luận văn “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh đã nêu; đồng thời là tài liệu để các cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT của tỉnh Quảng Bình có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm giải quyết các bất cập, hạn chế hiện nay; từ đó không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích và nêu ra một số điểm chính sau đây: - Tổng hợp những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước, về VTHK bằng ô tô; các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động VTHK bằng ô tô trên phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng. - Trên cơ sở thực trạng VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong hoạt động VTHK bằng ô tô nói chung, trong công tác quản lý Nhà nước của Quảng Bình về VTHK bằng ô tô nói riêng. - Luận văn đã nêu ra các định hướng chung, cũng như một số giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ VTHK bằng ô tô, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hạn chế tai nạn giao thông do VTHK bằng ô tô gây ra. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp nhằm hoàn thiện, thống nhất công tác quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô. Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Đặng Thành Lê - Người hướng dẫn đề tài, và các bạn đồng 93 nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ Quản lý công, chắc chắn chưa đáp ứng được đầy đủ những vấn đề đặt ra, mặt khác do trình độ bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, và các bạn đồng nghiệp./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết của Sở GTVT Quảng Bình từ năm 2013 đến 2015. 2. Bộ Giao thông vận tải (2011), Thực trạng và quy hoạch hạ tầng Giao thông vận tải Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải (2008), Toàn cảnh giao thông vận tải Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Điệp (Chủ biên), Chu Kiều Linh, Nguyễn Thị Tường Vi, Đỗ Thị Ngọc Điệp (2003), Kinh tế vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. 5. Học viện Hành chính Quốc gia (1998), Quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Lao động. 6. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2000), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. 7. Trần Ngọc Hạnh (2011), “Về mô hình HTX vận tải trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Giao thông vận tải, (12/2011) trang 59-61. 8. Nguyễn Hữu Hải (2014), Quản lý học đại cương, Nxb. Chính trị Quốc gia. 9. Nguyễn Hữu Hải, Trần Anh Tuấn (2015), Quản lý công, Nxb. Chính trị Quốc gia. 10. Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia. 11. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Kinh tế vận tải, Nxb. GTVT. 12. Trần Thị Lan Hương (2011), Nhập môn tổ chức vận tải ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 13. Trần Thị Lan Hương (2006), Tổ chức và quản lý vận tải ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 14. PGS.TS. Đinh Văn Mậu (chủ biên), PGS.TS. Phạm Hồng Thái, TS. Huỳnh Văn Thới, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Giáo dục, 2005. 15. PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. TS. Trang Thị Tuyết (2004), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, NXB Giáo dục. 17. Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; 18. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính. 19. Nghị định số 57/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngành GTVT; 20.Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 21. Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT; 22. Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới 23. Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải 24. Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. 25. Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô. 26. Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 của Bộ GTVT và Bộ nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 27. Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát GTĐB. 28. Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, đường sắt và đường thủy nội địa. 29. Quy chế phối hợp số 5425/QC-LN ngày 24/9/2015 giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_van_tai_hanh_khach_bang_xe_o_to.pdf
Luận văn liên quan