Luận văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mang tính thời sự không những của đất nước ta mà còn là của toàn thế giới, công cuộc đấu tranh loại bỏ thực phẩm kém chất lượng ra khỏi đời sống của con người đang là mối quan tâm chung của cả nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nhận thấy được tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này, trong những năm qua nhiều chủ trương chính sách được Đảng và nhà nước ban hành nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hiện nay hoạt động quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó là do thiếu sự đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật, sự yếu kém trong năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, bộ máy quản lý thiếu sự phối hợp trong hoạt động còn chồng chéo nhau về chức năng nhiệm vụ, đây là những nguyên nhân chính gây nên sự hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Trong thời gian tới để có thể cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp, trong đó phải huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm được những điều thì hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước sẽ mang lại hiệu quả hơn, đồng thời chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện. Để hoàn thiện hoạt động quản lý của nhà nước về nội dung này, nhà nước ta cần phải quan tâm học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới từ đó sẽ tìm kiếm được những giải pháp hiệu quả để áp dụng vào thực84 tiễn tại đất nước ta, ngoài ra còn tránh được những bước đi sai lầm mà nhiều nước đang mắc phải. Đề tài nghiên cứu của học viên đã đi sâu và nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, từ những thực trạng đó học viên đã đưa ra những giải pháp có tính thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất, khi đất nước phát triển thì đời sống của nhân dân cũng sẽ được cải thiện, xã hội sẽ văn minh hơn, từ đó đưa đất nước ta trở thành một nước phát triển có thể sánh ngang tầm với các nước trên thế giới.

pdf94 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn quận. Ủy ban nhân dân quản lý bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận. Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các cơ sở sản xuất , kinh doanh trên địa bàn quận. Để thực hiện công việc hiệu quả thì Ủy ban nhân dân quận có các cơ quan chuyên môn giúp việc, đó là các phòng ban chức năng, mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý một mảng công việc nhất định.  Phòng Y tế quận 8. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, có nhiệm vụ tham mưu 58 cho Ủy ban nhân dân quận trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chương trình kế hoạch, giải pháp triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn quận. Phòng Y tế quận có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán các mặt hàng phụ gia thực phẩm trên địa bàn quận 8.  Trung tâm y tế dự phòng quận 8. Cơ quan mày chịu trách nhiệm chính trong việc tập huấn, huấn luyện kỹ năng thực hành cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận, chịu trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận. Xử lý kịp thời, khắc phục hậu qủa và hạn chế hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Điều tra nguyên nhân, công bố và công bố biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho người dân. Thực hiện kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn quận. Đảm bảo cho các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn quận luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  Phòng Kinh tế quận 8. Phòng có có vai trò tư vấn cho Ủy ban nhân dân Quận ban hành các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh tế. Phòng kinh tế chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh mua, bán đối với các loại rượu, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các loại thực phẩm khác. Phòng kinh tế có trách nhiệm ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định các điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn quận, chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận 8. 59 Phòng còn có trách nhiệm rà soát và quản lý các cơ sở kinh doanh, công ty hiện còn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận 8.  Đội Quản lý thị trường 8B và đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự kinh tế và chức vụ công an quận 8. Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý về hồ sơ, hóa đơn, nguồn gốc sản phẩm thực phẩm kinh doanh, buôn bán trên địa bàn quận 8, đảm bảo cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời tiến hành phát hiện và xử lý đối với các mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc.  Trạm thú y quận 8. Thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, ban hành các quy định về phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an không xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn quận. Đối với cấp phường, hiện nay trên địa bàn quận 8 có 16 phường, trong đó công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phường do chủ tịch phường trực tiếp quản lý, chủ tịch phường có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của đơn vị thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ, các quán ăn đường phố, gánh hàng rong thuộc diện phường quản lý. Hiện nay ở cấp phường thì chủ tịch Ủy ban nhân dân phường sẽ giao nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho một cán bộ chuyên trách quản lý. Như vậy ta thấy hiện nay trên địa bàn quận hiện nay có rất nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù cùng giúp việc cho Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an tòan thực phẩm trên địa bàn quận tuy nhiên việc quá nhiều cơ quan cùng thực hiện một công việc có thể sẽ dẫn đến việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra khi quá nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý 60 sẽ dẫn đến việc trốn tránh trách nhiệm, và không thể quy trách nhiệm khi xảy ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Mặc dù biết được tác hại của việc kinh doanh, buôn bán thực phẩm kém chất lượng đối với sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận mà nhiều chủ thể vẫn sản xuất và kinh doanh những thực phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để khắc phục và hạn chế tình trạng đó Ủy ban nhân dân quận 8 đã tiến hành thanh tra và kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận. Hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 8 giao cho trưởng phòng Y tế Quận 8 chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn trong các khu công nghiệp, các trường học, các chợ, siêu thị kinh doanh thực phẩm sỉ, lẻ và các khu kinh doanh thực phẩm tập trung, các chợ thực phẩm có đơn thư phản ánh, khiếu nại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Quận cũng ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành quận để kiểm tra theo kế hoạch vào các dịp như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh các cuộc thanh tra theo kế hoạch thì quận cũng tiến hành hàng loạt các cuộc kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất tại các cơ sở nghi ngờ sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thanh tra từ năm 2014 đến 2016 Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng cơ sở thanh tra 1.254 1.376 1.355 61 Số lượng cơ sở vi phạm 214 378 267 Số lượng cơ sở bị nhắc nhở 35 87 40 Số lượng cơ sở bị xử lý hành chính 179 291 227 Số lượng cơ sở bị xử lý hình sự 0 0 0 Số lượng cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP 15 27 9 (Nguồn báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2014 đến 2016 của Ủy ban nhân dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) Trong năm 2014 Ủy ban nhân dân quận đã thành lập ban thanh tra liên ngành do Phòng Y tế chủ trì, tiến hành thanh tra tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có đăng ký, kết quả thanh tra phát hiện 214 cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm 17,05 % trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh tại thời điểm đó, tiếp đó trong năm 2015 khi ban thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra tại 1.376 cơ sở sản xuất kinh doanh thì phát hiện 378 cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm 27,4 % trên tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh, như vậy ta thấy năm 2015 số lượng các các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm tăng nhiều hơn so với năm 2014, điều này đã phần nào cho thấy được sự yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong năm 2016 dưới sự chủ trì của Phòng Y tế kết hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra tại 1.355 cơ sở sản xuất kinh doanh thì phát hiện 267 cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. So với năm 2015 thì số lượng cơ sở vi phạm trong năm 2016 ít hơn. Trong bảng trên cũng cho chúng ta thấy rõ một thực tế hiện nay đó là các cơ sở vi phạm không có cơ sở nào bị xử lý hình sự mà chủ yếu là xử phạt hành chính và nhắc nhở, trong đó có áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung đó là thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên do việc thu hồi 62 được thực hiện theo nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó có quyền thu hồi do vậy mà Ủy ban nhân dân quận chỉ được thu hồi các giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận 8. Một hạn chế trong công tác thanh tra đột xuất đó là việc thanh tra chỉ tiến hành tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã đăng ký với cơ quan chức năng, những cơ sở kinh doanh thực phẩm đã được cấp phép do vậy mà hầu hết kết quả báo cáo công tác kiểm tra đều rất tốt, còn thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được cấp phép thì lại không bị thanh tra, kiểm tra và thực tế chính quyền quận cũng không quản lý hết những cơ sở này. Mặc dù đã tiến hành hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra tuy nhiên hiện nay công tác thanh tra kiểm tra trên địa bàn quận vẫn còn chưa thật sự hiệu quả, các cuộc thanh tra, kiểm tra chỉ mang tính số lượng còn chất lượng thật sự thì vẫn chưa cao. Quá trình thanh tra, kiểm tra thiếu sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, do đó việc kiểm nghiệm thực phẩm của đoàn thanh tra tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm chủ yếu sử dụng phương pháp cảm quan, đáng giá dựa trên cảm quan không phản ánh được chính xác chất lượng thực tế của các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trên thực tế không mang lại hiệu quả, nhiều cơ sở sau khi đóng phạt lại tiếp tục vi phạm vì lợi nhuận mặt hàng mà họ kinh doanh cao hơn rất nhiều so với số tiền đóng phạt. Việc xử lý hình sự hiện nay chưa thể áp dụng do Bộ luật hình sự 2015 đang tạm thời bị đình chỉ thi hành trong khi đó Bộ luật hình sự năm 1999 lại quy định không cụ thể do vậy mà không thể xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. 63 Chế tài xử phạt chưa nghiêm minh do vậy mà dù hiểu được hành vi vi phạm pháp luật của mình nhưng các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn cố tình vi phạm trong khi đó tình hình xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Những thành quả đạt đƣợc Nắm bắt được việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng nhiều sự phát triển của toàn quận, trong những năm qua chính quyền quận đã luôn xác định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ hàng đầu. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 8 đã gặt hái được những thành công nhất định. Dưới sự nỗ lực của chính quyền quận trong những năm qua tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện rõ rệt. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận rất ít, trong đó có nhiều năm liên tiếp trên địa bàn quận không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Các bệnh, dịch bệnh lây qua đường thực phẩm được hạn chế triệt để, trong những năm qua trên địa bàn quận không xảy ra các dịch bệnh do thực phẩm gây ra. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận được cải thiện rõ rệt. hầu hết các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được quy hoạch cụ thể và khoa học, không còn tình trạng giết mổ tràn lan, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ được cải thiện đáng kể. Trên địa bàn quân hiện nay đã hạn chế được rất nhiều số lượng các chợ tự phát, các chợ truyền thống và chợ đầu mối được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả 64 các khâu. Thực phẩm buôn bán tại các chợ đều được chính quyền quận kiểm soát chặt chẽ. Ban thanh tra liên ngành được thành lập do Phòng Y tế chủ trì đã thực hiện hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Ngăn ngừa kịp thời nhiều loại thực phẩm kém chất lượng sắp được tung ra thị trường. Chính quyền quận 8 cũng đã phối hợp rất chặt chẽ với chính quyền các quận huyện trên địa bàn thành phố để trở thành một mắt xích quan trọng trong việc ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng xuất hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng trên địa bàn quận đều được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không xảy ra tình trạng bao che, hay bỏ qua theo kiểu thân quen. Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được Ủy ban nhân dân quận 8 thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan và công bằng, quá trình cấp phép được Ủy ban nhân dân quận thẩm định kỹ càng, không cấp phép tràn lan. Những cơ sở được cấp phép đều đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhìn chung dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận 8 thì trong năm qua tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận đã có những bước tiến vượt bậc, sức khỏe của người dân được nâng cao, từ đó làm cho tình hình kinh tế xã hôi trên địa bàn quận 8 có những bước tiến rõ rệt, đưa quận 8 trở thành một quận phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.2. Những hạn chế đối với công tác quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm 65 Dù đã có nhiều thành tựu trong công tác đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm nhưng thực tế hiện nay công tác quản lý của nhà nước về vấn đề này vẫn còn nhiều những hạn chế. Các phòng ban chuyên môn phụ trách về vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, nhiều vấn đề được quy định cho cả nhiều cơ quan cùng thực hiện trong khi trách nhiệm thì lại không có cơ quan nào dám đứng ra nhận. Các cuộc thanh tra, kiểm tra mặc dù được tiến hành nhiều, tuy nhiên chủ yếu mang tính hình thức, việc thanh tra chủ yếu kiểm tra các điều kiện bên ngoài , không đi sâu vào kiểm tra chất lượng thực phẩm, kiểm tra chất lượng thực phẩm chủ yếu kiểm tra bằng cảm quan, ít khi lấy mẫu đi kiểm nghiệm. Quá trình thanh tra, kiểm tra vẫn còn nhiều những tiêu cực. Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm trên địa bàn quận hiện nay chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, chính quyền quận cũng chưa có sự đầu tư đúng mực để xây dựng các trung tâm kiểm nghiệm. Thực tế hiện nay các bộ làm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ít khi lấy mẫu thực phẩm về kiểm ngiệm mà chủ yếu kiểm tra thực tế bằng mắt thường. Dù đã hạn chế đươc tình trạng ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận 8, tuy nhiên việc thực phẩm trên địa bàn quận có gây ngộ độc cho người dân các quận huyện khác hay không thì vẫn chưa thể xác định được. Hiện nay trên địa bàn quận vẫn còn nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động trái phép, trong khi đó các cơ quan nhà nước lại không thể kiểm tra và phát hiện được hết những cơ sở này, đây là hạn chế rất lớn của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 8. Các chợ và các điểm kinh doanh, buôn bán thực phẩm tự phát hiện nay vẫn tồn tại trên địa bàn quận 8, điều nay cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý của các cơ quan chức năng, ngoài ra việc xuất hiện các chợ tự phát cũng phần 66 nào cho thấy được sự yếu kém trong công tác quy hoạch xây dựng chợ của chính quyền quận, vì nếu quy hoạch chợ hợp lý thì sẽ không xuất hiện các chợ tự phát trên địa bàn. Hiện nay chính quyền quận vẫn chưa có giải pháp cụ thể để quản lý về việc sử dụng phụ gia thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận, đa số các chất phụ gia thực phẩm đều được mua từ chợ Kim Biên, nơi ban hành không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại chợ đầu mối và các chợ truyền thống trên địa bàn quận hiện nay vẫn còn nhiều chủ thể kinh doanh buôn bán các mặt hàng kém chất lượng, nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, điều này cho thấy sự buông lỏng trong quản lý và việc xử lý không nghiêm minh các vi phạm, do đó mà các hành vi buôn bán thực phẩm kém chất lượng tại các chợ trên địa bàn vẫn tiếp diễn. Trên đây là những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, hi vọng trong những năm tới chính quyền Quận 8 sẽ cải thiện được những hạn chế này để từ đó đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, nâng cao sức khỏe của người dân và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại Thứ nhất, số lượng cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay quá mỏng, không đáp ứng được so với nhu cầu hiện nay, những cán bộ công chức hiện tại thì tại vẫn còn nhiều yếu kém trong khi đó tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngày càng phức tạp. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay mặc dù được thực hiện nhiều, tuy nhiên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì không hiệu quả, chương trình đào tạo, bồi dưỡng không bám sát thực tế, quá nặng về lý thuyết 67 nhưng lại xa rời thực tiễn do vậy mà khi học xong lại không thể áp dụng được. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức chủ yếu dựa vào bằng cấp, không chú trọng đến năng lực thực tế do vậy mà nhiều công chức khi tuyển dụng vào lại không thể hoàn thành công việc do thiếu năng lực thực tế. Ngoài ra hiện nay chính mô hình công vụ theo chức nghiệp đã làm cho nhiều người lao động thực sự có năng lực không thể tham gia vào bộ máy nhà nước, trong khi đó những người có năng lực thực sự trong đang hoạt động trong bộ máy lại muốn ra đi vì không thể phát huy được hết năng lực bản thân, tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư hiện nay đang là thực tế đáng lo ngại cho đất nước ta. Những hạn chế của của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai, do hệ thống văn bản pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, những năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tuy nhiên những văn bản này lại chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, nhiều văn bản ban hành lại không cụ thể, không phù hợp với thực tế do vậy mà khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay nhiều văn bản vừa ban hành đã phải ban hành văn bản khác để sửa đổi bổ sung, điều này đã cho thấy được sự yếu kém của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Thể chế chính là căn cứ để cơ quan nhà nước tiến hành hoạt động quản lý, và cũng là căn cứ cho các chủ thể sản xuất kinh doanh hoạt động do vậy nếu thể chế thiếu đồng bộ, quy định không cụ thể, không chính xác thì hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng sẽ không hiệu quả. Sự thiếu chặt chẽ của 68 hệ thống thể chế chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lách luật” của các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Thứ ba, hạn chế từ bộ máy quản lý nhà nước, ở nước ta hiện nay có rất nhiều cơ quan cùng tham gia hoạt động quản lý đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên việc phân chia chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan hiện nay không thật sự rõ ràng do vậy mà còn tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Bên cạnh đó cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức vẫn chưa hiệu quả. Thứ tư, do ý thức về an toàn thực phẩm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn còn thấp, hiện nay nhiều chủ thể kinh doanh thực phẩm vẫn chưa ý thức được hết tác hại của việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe của con người, đối với sự phát hiện kinh tế, xã hội của đất nước. Thứ năm, do tốc độ phát triển quá nhanh về kinh tế và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, chính sự phát triển mạnh mẽ này kéo theo hàng loạt các hệ lụy, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thích ứng kịp thời để có thể theo kịp sự phát triển và hệ lụy từ sự phát triển đó. 69 Tiểu kết chƣơng 2 Hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận đã mang lại nhiều hiệu quả, sức khỏe của người dân được đảm bảo, tình trạng ngộ độc thực phẩm được hạn chế tối đa. Các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận được đảm bảo, các siêu thị và các cửa hàng thực phẩm hiện đại được đầu tư xây dựng, nơi đây trở thành địa chỉ cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn quận. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên đia bàn Quận 8 vẫn còn nhiều những bất cập. Vẫn còn xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động trái phép, các địa điểm kinh doanh tự phát vẫn chưa được kiểm soát. Những hạn chế này cho thấy được sự yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận. Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn nhiêu tiêu cực. Để cải thiện tình hình đòi hỏi Ủy ban nhân dân Quận 8 phải có những chủ trương, chính sách phù hợp, kịp thời, tăng cường công tác quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và một yếu tố rất quan trọng đó là phải thu hút được sự tham gia của nhân dân vào công cuộc đấu tranh loại bỏ thực phẩm bẩn. 70 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố nói chung và Ủy ban Nhân dân quận 8 nói riêng, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả bước đầu. Ủy ban Nhân dân quận và thành phố đã ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; một số mô hình sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hình thành, làm cơ sở để nhân rộng, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ được chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm ở trên địa bàn quận hiện nay nhiều nơi và một số lĩnh vực rất nghiêm trọng; các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp và diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xảy ra ở nhiều nơi. Việc tuân thủ thời gian cách ly, ngừng sử dụng hóa chất, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế 71 thực phẩm do sử dụng đất trồng, nước tưới tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng... còn rất cao. Tình trạng sử dụng hóa chất, chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đưa ra thị trường các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, tác động xấu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, môi trường đầu tư và uy tín, hình ảnh của Quận 8 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung trong thời kỳ hội nhập. Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do: Các cấp chính quyền chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm; chậm phát hiện và xử lý chưa kịp thời, không nghiêm túc các vi phạm. Tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành về thực hiện nhiệm vụ này chưa đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả; phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, có việc chồng chéo, bỏ sót; lực lượng kiểm tra, thanh tra vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Ý thức trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân về đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn rất yếu kém. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ giống nòi, nâng cao vị thế, hình ảnh của quận 8 đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập trong giai đoạn mới, cần phải nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm thực phẩm chất lượng, kích cầu tiêu dùng, phát triển các dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Đảng và nhà nước ta xem là vấn đề quan trọng, mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo vệ 72 sinh an toàn thực phẩm chính là đảm bảo cho sức khỏe của người dân, đảm bảo cho nguồn lực phát triển của đất nước. Đồng thời cũng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật, trong đó Luật an toàn thực phẩm ra đời đã cho thấy được sự quan tâm quan trọng trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho đất nước. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được Đảng và nhà nước ta quan niệm là công việc phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, trong đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu sản xuất, chế biến là quan trọng nhất; trong quản lý vừa phải phân công rõ ràng trách nhiệm của các ngành, các cấp, vừa nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá công tác kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phải được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ quận đến cơ sở để đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra; thực hiện thành công việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của nhân dân. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đó là đảm bảo an toàn thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe của người dân và để làm được điều đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, 73 hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân dân trên toàn thành phố, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành rất nhiều, tuy nhiên khi triển khai thực hiện găp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do thiếu sự đồng bộ, nhiều văn bản chồng chéo nhau, nhiều quy định trong các văn bản hiện nay không còn phù hợp với tình hình hiện tại, do đó để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước mắt cần phải rà soát những quy định của hệ thống những văn bản hiện hành, tìm ra những quy định chồng chéo nhau giữa các văn bản để từ đó có những điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho hệ thống văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm phải đồng bộ. Trước khi ban hành văn bản mới quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ quan nhà nước cần phải rà soát lại những văn bản cũ không còn phù hợp để ra quyết định bãi bỏ những văn bản pháp luật này trước khi chính thức ban hành văn bản mới. Đối với những văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau thì khi ban hành cơ quan chủ quản cần phải có sự tham khảo ý kiến và nhận được sự đồng tình từ các cơ quan có liên quan. 74 Việc ban hành các quy định pháp luật về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu cần phải có sự đồng bộ với hệ thống quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước trên thế giới, có như vậy việc nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam mới thuận lợi. và các mặt hàng thực phẩm của nước ta được các nước khác chấp nhận cho nhập khẩu. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, và phải phù hợp chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc ban hành các văn bản pháp luật vừa phải căn cứ vào hệ thống văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhưng cũng phải quan tâm đến tình hình, đặc điểm của từng địa phương có như vậy văn bản ban hành mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra luật an toàn thực phẩm ban hành năm 2010 ban hành lấy căn cứ chính để xây dựng và ban hành là Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên hiện nay hiến pháp năm 1992 đã hết hiệu lực mà thay vào đó là bản hiến pháp năm 2013. Như vậy Hiến pháp đã thay đổi như vậy có nghĩa là luật an toàn thực phẩm năm 2010 hiện nay đã có nhiều quy định không còn phù hợp, do đó Quốc hội cần phải sớm có những điều chỉnh Luật an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với hiến pháp 2013. Thực tế hiện nay sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành thì hàng loạt các bộ luật đã phải điều chỉnh, để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật sự hiệu quả. Mặc dù Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà Bộ luật này lại chưa thể áp dụng, trong khi đó Bộ luật hình sự năm 1999 75 thì quy định không chi tiết, không cụ thể do vậy mà không thể xử lý hình sự, ngoài ra những hành vi này cũng được quy định xử phạt hành chính trong nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ, do vậy mà hầu hết các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu được xử phạt hành chính, cho đến hiện nay rất ít trường hợp xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với những văn bản pháp luật quan trọng, trong nhiều trường hợp cần thiết có thể trưng cầu ý kiến của nhân dân trước khi ban hành, vừa có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vừa có thể phát hiện ra những thiếu sót cần bổ sung trước khi chính thức ban hành. Làm tốt những việc này sẽ giúp cho hệ thống thể chế nhà nước quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có được sự đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của các chủ thể trong xã hội. 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện vẫn là yếu tố quyết định trực tiếp nhất đối với hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi các chương trình, kế hoạch đã chuẩn bị kỹ càng thì việc triển khai thực hiện cần phải tiến hành có hiệu quả. Mỗi bộ ngành phụ trách một lĩnh vực nhất định và cần phải làm tốt lĩnh vực mà cơ quan mình được phân công quản lý, tuy nhiên vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất rộng và phức tạp do đó để mang lại hiệu quả thì các bộ ngành cần phải có sự phối hợp với nhau trong hoạt động, sự phối hợp này vừa mang lại hiệu quả trong quản lý vừa tránh sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Nếu chỉ có cơ quan này làm tốt nhưng những cơ quan khác lại thực hiện không hiệu quả thì kết quả cuối cùng là mục tiêu của nhà nước đặt ra không thể đạt được. Trong 76 lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thì Bộ Y tế luôn giữ vai trò là cơ quan chủ trì và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả trước hết cần phát huy vai trò của người đứng đầu. Người đứng đầu phải là người có chuyên môn cao, có năng lực trong trong quản lý và lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Một tổ chức mạnh hay yếu là do người đứng đầu của tổ chức đó quyết định, trong cơ quan nhà nước cũng vậy, muốn cho mục tiêu của quản lý nhà nước đạt được thì cần phải phát huy tối đa vai trò của người đứng đầu. Hiện nay do hạn chế mô hình bộ máy quan liêu, trong đó quan trọng nhiều đến quy trình công việc, thực hiện công việc theo thủ tục đã vạch sẵn từ đầu điều này vô tình đã làm hạn chế năng lực của người lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, việc chuyển dần sang mô hình quản lý công mới cho phép nhà lãnh đạo có thể chủ động trong hoạt động quản lý, chủ động đưa ra các quyết định của mình mà không bị ràng buộc bởi các quy trình, thủ tục phức tạp. Hiện nay các chương trình, các chính sách của cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành thường được các cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện một cách máy móc rập khuôn, điều này có thể hiệu quả đối với một số địa phương tuy nhiên ở nhiều địa phương thì lại không đạt được kết quả như mong muốn, nguyên nhân chính là do đặc thù của từng địa phương khác nhau, chính vì vậy khi thực hiện các chủ trương chính sách do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành thì các cơ quan địa phương cần phải căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương mình để có những kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương của mình. Ngoài ra cơ quan nhà nước Trung ương cũng nên giao quyền nhiều hơn cho địa phương, vì địa phương là nơi trực tiếp thực hiện cũng là cấp nắm rõ nhất tình hình thực tế tại địa phương mình quản lý do đó mà các chủ trương chính sách mà cơ quan nhà 77 nước địa phương xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện thường mang lại hiệu quả hơn, ngoài ra việc giao quyền cho cơ quan địa phương có thể giúp cho cơ quan này có những quyết định kịp thời trong nhiều trường hợp quan trọng mà không phải mất thời gian chờ đợi xin ý kiến chỉ đạo từ cơ quan cấp trên. Tuy nhiên để có thể giao quyền cho cơ quan nhà nước ở địa phương thì đòi hỏi những cơ quan địa phương phải có năng lực thực sự có như vậy mới có thể phát huy tính chủ đống sáng tạo của chính quyền địa phương vừa đảm bảo việc giao quyền đạt hiệu quả. Để quản lý có hiệu quả lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nhà nước ta ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định về nội dung này. Và để quản lý có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện phải tuân thủ đầy đủ các nội dung trong các văn bản quy pháp luật, có như vậy mới đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và hoạt động quản lý mới mang lại hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện thì phải chuẩn bị tốt và đầy đủ các nguồn lực như con người, tài chính, cơ sở vật chất Nếu thiếu nguồn lực hay nguồn lực không đảm bảo thì hoạt động của các cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. 3.2.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo nguồn lực Thứ nhất, con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động, trong đó công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng vậy. Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của công tác đấu tranh bài trừ những thực phẩm kém chất lượng. Để đảm bảo có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi phải làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí và đào tạo cán bộ, công chức. 78 Tuyển dụng công chức phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải là những người có đầy đủ chuyên môn và kiến thức về vệ sinh thực phẩm. Công tác tuyển dụng phải đảm bảo khách quan công bằng, đảm bảo tuyển chọn được những người có khả năng nhất cho từng vị trí công việc. Quá trình tuyển dụng nên có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan độc lập, việc thi tuyển phải căn cứ vào năng lực thực tế của người dự thi, không nên quá chú trọng vào bằng cấp, vì trên thực tế bằng cấp không thể hiện được hết năng lực các thí sinh. Việc thi tuyển công chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo tuyển chọn được những người có năng lực thực sự vào làm việc cho bộ máy nhà nước. Việc bố trí cán bộ, công chức phải đảm bảo đúng chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, đảm bảo cho cán bộ, công chức phát huy tối đa năng lực của mình. Thường xuyên mở các chương trình đào tạo để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là về kiến thức mà còn là cả về đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nếu có chuyên môn, trình độ nhưng nếu không có đạo đức trách nhiệm thì cũng khó có thể hoàn thành tốt được công việc. Có thể kết hợp với các trường đại học trên địa bàn để xây dựng chương trình đào tạo khoa học và thực tế nhất, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức phải gắn liền với thực tiễn và có thể ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra để có nguồn nhân lực có chất lượng trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì cơ quan nhà nước có thể đặt hàng nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng uy tín trên địa bàn thành phố, phương pháp này được rất nhiều những công ty, tập đoàn lớn sử dụng và mang lại những kết quả rất khả quan. 79 Mặt khác cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên phải làm đêm, làm ngoài giờ do đặc thù của ngành do đó để cán bộ, công chức có thể chuyên tâm làm tốt công tác của mình thì cần phải có các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp để họ có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Hiện nay nhà nước ta có rất ít các chính sách để tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, môi trường làm việc lại không phát huy được tính năng động sáng tạo của người lao động. Do vậy để khuyến khích người lao động hoàn thành các công việc hiệu quả đòi hỏi cần phải có các chính sách tạo động lực làm việc, thúc đẩy sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức. Thứ hai, nguồn lực tài chính. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động vô cùng phức tạp, để có thể thực hiện tốt hoạt động này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí đảm bảo. Nhà nước cần có kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm trong đó ưu tiên cấp kinh phí phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay theo kinh phí cấp cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Do đó để có thể cung cấp đủ kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm có thể cho phép các địa phương sử dụng toàn bộ số tiền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩ tại địa phương mình. Như vậy vừa đảm bảo cho địa phương có thể chủ động trong việc sử dụng kinh phí, ngoài ra điều này còn làm động lực cho hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tuy nhiên để tránh xảy ra tình trạng tiêu cực thì việc thu và chi các 80 khoản phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có báo cáo, giải trình cụ thể. 3.2.4. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra là nôi dung vô cùng quan trong trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc do nhiều cơ quan phụ trách do vậy trong thanh tra, kiểm tra cần phải xác định rõ cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các bộ tiến hành thanh tra theo lĩnh vực được phân công quản lý, trường hợp thanh tra liên ngành thì do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo không chồng chéo giữa các ngành, các cấp bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong thực hiện phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chuyên môn nghiệp vụ, luôn đảm bảo tính bảo mật thông tin trước khi thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Tiến hành thường xuyên các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở nghi nghờ sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, khi tiến hành thanh tra nên tập trung nhiều vào việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm thực tế vì hiện nay chủ yếu thanh tra việc đảm bảo các giấy tờ hồ sơ an toàn thực phẩm, ít khi quan tâm đến việc lấy mẫu thực phẩm thực tế để kiểm nghiệm. Cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra vào những tháng cao điểm trong năm như Tết nguyên đán, tết trung thuđây là giai đoạn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng tăng mạnh do đó các cơ quan nhà nước cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra nhiều hơn trong giai đoạn này mới đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dùng. 81 Cần xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử cho cán bộ làm công tác thanh tra, đảm bảo đủ số lượng, coi trọng chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. năng lực của những cán bộ này có quyết định rất lớn đến chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cần phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, tránh tình trạng bao che, hay có những hành vi tiêu cực khi thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo dõi, xử lý sau thanh tra,kiểm tra, đây cũng là nội dung rất quan trọng. Sau khi thanh tra, kiểm tra thì cần phải có sự theo dõi, kiểm tra tình hình khắc phục của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho những cơ sở sản xuất kinh doanh này khắc phục những hạn chế trong kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra. Luôn phải xác định thanh tra, kiểm tra là hoạt động đi trước, thể hiện sự chủ động của cơ quan nhà nước trong việc ngăn ngừa các hành vi vị phạm quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh trường hợp chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra sau khi các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện như vậy là quá muộn. 82 Tiểu kết chƣơng 3 Để nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan nhà nước cần phải có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình hoạt động, trong đó cần phải hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước, đây chính là cơ sở quan trọng nhất trong hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, trong tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo sự hiệu quả, cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho quá trình hoạt động. Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như vậy mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần phải sử dụng kết hợp các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng và ban hành các chính sách cần phải tùy theo đặc thù của từng địa phương. Tránh tình trạng rập khuôn trong quá trình tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để có thể nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra do đặc thù hoạt động do đó nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thích hợp để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt các nội dung trên thì hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ được nâng lên, từ đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo và tạo được động lực cho sự phát triển của đất nước. 83 KẾT LUẬN Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mang tính thời sự không những của đất nước ta mà còn là của toàn thế giới, công cuộc đấu tranh loại bỏ thực phẩm kém chất lượng ra khỏi đời sống của con người đang là mối quan tâm chung của cả nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nhận thấy được tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này, trong những năm qua nhiều chủ trương chính sách được Đảng và nhà nước ban hành nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hiện nay hoạt động quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó là do thiếu sự đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật, sự yếu kém trong năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, bộ máy quản lý thiếu sự phối hợp trong hoạt động còn chồng chéo nhau về chức năng nhiệm vụ, đây là những nguyên nhân chính gây nên sự hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Trong thời gian tới để có thể cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp, trong đó phải huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm được những điều thì hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước sẽ mang lại hiệu quả hơn, đồng thời chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện. Để hoàn thiện hoạt động quản lý của nhà nước về nội dung này, nhà nước ta cần phải quan tâm học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới từ đó sẽ tìm kiếm được những giải pháp hiệu quả để áp dụng vào thực 84 tiễn tại đất nước ta, ngoài ra còn tránh được những bước đi sai lầm mà nhiều nước đang mắc phải. Đề tài nghiên cứu của học viên đã đi sâu và nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, từ những thực trạng đó học viên đã đưa ra những giải pháp có tính thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất, khi đất nước phát triển thì đời sống của nhân dân cũng sẽ được cải thiện, xã hội sẽ văn minh hơn, từ đó đưa đất nước ta trở thành một nước phát triển có thể sánh ngang tầm với các nước trên thế giới. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý chợ Bình Điền (2015), Báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm năm 2015, Tp.Hồ Chí Minh. 2. Bộ luật hình sự (1999). 3. Bộ Y tế, thông tư số 26/2012/TT-BYT (2012), Quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước uống đóng chai; vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Hà Nội. 4. Bộ Y tế, thông tư số 47/2014/TT-BYT (2014), Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Hà Nội. 5. Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương, thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC (2014), Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội. 6. Chính Phủ, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP (2013), Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Hải, Lý luận hành chính nhà nước, Hà Nội, 2010. 8. Luật an toàn thực phẩm (2010). 9. Nguyễn Đức Lương – Phạm Minh Tâm, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Tri thức, Hồ Chí Minh, 2010. 10. Nguyễn Thị Phương Oanh (2011), Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh. 86 11. Ủy ban Nhân dân (2014), Kế hoạch số 27/KH-PYT về việc thực hiện công trình đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bếp ăn, căn tin trường học trên địa bàn Quận 8, Tp.Hồ Chí Minh. 12. Ủy ban Nhân dân (2014), Kế hoạch số 168/KH-UBND, Triển khai thực hiện quyết định số 14/2014/QĐ-UBND về ban hành Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Tp.Hồ Chí Minh. 13. Ủy ban Nhân dân (2014), Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2013 “ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”, Tp.Hồ Chí Minh. 14. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003). 15. Phòng Y tế quận 8 (2014), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2014, Tp.Hồ Chí Minh. 16. Phòng Y tế quận 8 (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2015, Tp.Hồ Chí Minh. 17. Phòng Y tế quận 8 (2016), Báo cáo tổng kết tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân Quận 8 năm 2016, Tp.Hồ Chí Minh. 18. Thủ Tướng Chính Phủ, Chỉ thị số 13/CT-TTg, ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2016, Về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Hà Nội. 19. Trương Thị Thúy Thu (2005), Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – nhìn từ góc độ cải cách hành chính, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh. 87 20. Trần Anh Tuấn – Nguyễn Hữu Hải, Quản lý công, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015. Các trang web 21. Web: www.atvstp.org.vn 22. Web: www.binhdienmarket.vn 23. Web: www.chinhphu.vn 24. Web: www.hochiminhcity.gov.vn 25. Web: www.moh.gov.vn 26. Web: www.quan8.hochiminhcity.gov.vn 27. Web: www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_tren.pdf
Luận văn liên quan