Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu
trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất
lượng sống đô thị. [27]
- Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh
quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng
khác trong đô thị. [29]
- Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi
các yếu tố cấu thành gồm: nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật,
quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng của con
người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động
của con người và các không gian vật thể được xây dựng. [21]
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Tây nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------
------------------------
ĐINH MINH PHƯƠNG
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội, Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------
ĐINH MINH PHƯƠNG
KHÓA 2013 - 2015
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. NGUYỄN TUẤN ANH
Hà Nội, Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô
trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo:
Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa
học có giá trị để luận văn này được hoàn thành.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ Viện Quy hoạch Xây
dựng Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài
liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đinh Minh Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Minh Phương
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:................................................................. 3
Các khái niệm (thuật ngữ): ...................................................................................... 3
NỘI DUNG .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM HÀ NỘI ........................................ 7
1.1. Thực trạng chung của các khu đô thị mới trên địa bàn TP Hà Nội ........... 7
1.2. Thực trạng xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội ............................ 9
1.2.1. Giới thiệu về khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội ..................................... 9
1.2.2. Hiện trạng xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội ........................ 20
1.3. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Tây Nam Hà
Nội. ............................................................................................... 30
1.3.1. Thực trạng về tình hình đầu tư thực hiện xây dựng theo quy hoạch .... 30
1.3.2. Thực trạng quản lý đất đai .................................................................. 32
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật ...................................... 33
1.3.4. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường ................................. 34
1.3.5. Thực trạng công tác quản lý hành chính đô thị .................................... 35
1.3.6. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ................................ 36
1.4. Những vấn đề trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch của khu đô thị
mới Tây Nam Hà Nội ................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐTM TÂY NAM HÀ NỘI ................. 43
2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................. 43
2.1.1. Cấu trúc và mô hình phát triển khu ĐTM ............................................ 43
2.1.2. Quản lý phát triển khu ĐT theo quy hoạch .......................................... 44
2.1.3. Nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch ........................................ 48
2.1.4. Các thành phần tham gia trong công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch.............. .............................................................................................. 52
2.1.5. Các công cụ quản lý xây dựng theo quy hoạch.................................... 54
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................... 54
2.2.1. Các văn bản pháp lý ............................................................................ 55
2.2.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn......................................................................... 62
2.2.3. Hồ sơ quy hoạch có liên quan ............................................................. 62
2.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch khu
ĐTM Tây Nam Hà Nội ................................................................................ 62
2.3.1. Các yếu tố tự nhiên ............................................................................. 62
2.3.2. Yếu tố thể chế, chính sách của Nhà nước ............................................ 63
2.3.3. Sự tham gia của cộng đồng ................................................................. 64
2.4. Kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch .............. 65
2.4.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam .................................................................... 65
2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................... 68
2.4.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐTM TÂY NAM HÀ NỘI ................................................... 75
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý xây dựng theo quy hoạch khu ĐTM Tây
Nam Hà Nội ................................................................................................. 75
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 75
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................. 75
3.2. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch khu ĐTM Tây Nam Hà
Nội.. .............................................................................................. 76
3.2.1. Quản lý xây dựng theo quy hoạch phải cân đối hài hòa giữa lợi ích của
nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng ........................................................ 76
3.2.2. Quản lý xây dựng theo quy hoạch gắn liền với kiểm soát phát triển .... 77
3.3. Các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch .................................... 78
3.3.1. Giải pháp quản lý đất đai .................................................................... 78
3.3.2. Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật ...................................................... 81
3.3.3. Giải pháp quản lý vệ sinh môi trường ................................................. 81
3.3.4. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .............................. 83
3.4. Giải pháp lập kế hoạch quản lý xây dựng theo quy hoạch ...................... 90
3.4.1. Mục tiêu quản lý ................................................................................. 90
3.4.2. Đối tượng quản lý ............................................................................... 90
3.4.3. Các kế hoạch thực hiện ....................................................................... 91
3.5. Các giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................ 92
3.5.1. Trình tự các cấp quản lý khu ĐTM Tây Nam Hà Nội hiện nay ........... 92
3.5.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 97
3.5.3. Tổ chức bộ máy ban quản lý dự án khu ĐTM Tây Nam Hà Nội ....... 100
3.6. Giải pháp thông tin và sự tham gia của cộng đồng ............................... 103
3.6.1. Giải pháp thông tin ........................................................................... 103
3.6.2. Giải pháp sự tham gia của cộng đồng................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 106
Kết luận: ..................................................................................................... 107
Kiến nghị: .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
ĐT Đô thị
ĐTM Đô thị mới
HTXH Hạ tầng xã hội
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
HĐND Hội đồng nhân dân
KTCQ Kiến trúc cảnh quan
QH Quy hoạch
QLĐT Quản lý đô thị
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
BQLDA Ban quản lý dự án
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
hình
Hình 1.1 Một số khu ĐTM ở Hà Nội 7
Hình 1.2 Hình thức, màu sắc các công trình kiến trúc thiếu 8
đồng bộ, hài hòa (Khu ĐTM Bắc Linh Đàm)
Hình 1.3 Người dân trồng rau ở một số vườn hoa tại khu 9
ĐTM Định Công
Hình 1.4 Tình trạng xuống cấp tại một góc phố khu ĐTM Bắc 9
Linh Đàm
Hình 1.5 Vị trí và giới hạn khu ĐTM Tây Nam Hà Nội 10
Hình 1.6 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu 12
ĐTM Tây Nam Hà Nội
Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu 14
ĐTM Tây Nam Hà Nội
Hình 1.8 Khu vực trục cây xanh trung tâm 15
Hình 1.9 Phối cảnh Quy hoạch khu ĐTM Tây Nam Hà Nội 16
Hình 1.10 Phối cảnh góc Quy hoạch khu ĐTM Tây Nam Hà 17
Nội
Hình 1.11 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu ĐTM Tây Nam 20
Hà Nội
Hình 1.12 Một số công trình đã xây dựng ở khu ĐTM Tây 21
Nam Hà Nội
Hình 1.13 Trường THCS Lương Thế Vinh 21
Hình 1.14 Đường nội bộ và đường lối vào nhà 23
Hình 1.15 Hệ thống chiếu sáng đô thị của khu vực 27
Hình 1.16 Hiện trạng Chợ Nam Trung Yên 32
Hình 1.17 Các hàng quán xây dựng trái với chức năng quy 33
hoạch
Hình 1.18 Một phần lô đất A7 biến thành sân bóng 33
Hình 1.19 Nắp giếng thu nước trên đường 34
Hình 1.20 Nơi tập kết rác ngay dưới lòng đường 35
Hình 1.21 Hiện trạng khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội 36
Hình 1.22 Các công trình xây trái phép (vượt quá tầng cao 37
quy định)
Hình 1.23 Mặt tiền tòa nhà chung cư B6A, B10A 37
Hình 1.24 Không gian công cộng đường phố bị lấn chiếm làm 38
quán nước
Hình 1.25 Mương thoát nước khu vực 38
Hình 1.26 Hiện trạng các khu đất trống chưa xây dựng 39
Hình 2.1 Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) 65
Hình 2.2 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (TP. Hồ Chí Minh) 67
Hình 2.3 Hình ảnh thành phố Phổ Ninh - Trung Quốc 68
Hình 2.4 Cây xanh ở Singapore được quy hoạch ở khắp mọi 69
nơi
Hình 2.5 Hình ảnh một tuyến phố đi bộ ven sông tại 70
Singapore
Hình 2.6 Hình ảnh đặc trưng của Thành phố Lyon 72
Hình 3.1 Hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn 82
Hình 3.2 Mô hình điểm tập kết rác 82
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 13
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng 22
Bảng 1.3 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước 24
hiện trạng
Bảng 1.4 Bảng thống kê hiện trạng cấp nước 25
Bảng 1.5 Bảng thống kê các trạm biến thế hiện có 28
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ trình tự thực hiện theo quy hoạch 31
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguyên tắc trong hoạt động xây dựng 47
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các loại hình sử dụng đất 79
Sơ đồ 3.2 Khung kế hoạch thực hiện dự án 91
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng của khu 92
ĐTM Tây Nam Hà Nội
Sơ đồ 3.4 Mô hình quản lý của Ban quản lý khu ĐTM Tây 94
Nam Hà Nội
Sơ đồ 3.5 Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong xây 100
dựng
Sơ đồ 3.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng quản lý 102
quy hoạch
Sơ đồ 3.7 Cơ cấu tổ chức mô hình tự quản 105
Sơ đồ 3.8 Sơ đồ giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch 106
với sự tham gia của cộng đồng
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước,
có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia và khu vực Bắc Bộ. Cùng với việc
mở rộng địa giới hành chính, hiện nay trên địa bàn các quận trong nội thành
Hà Nội nói chung và quận mới như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm có nhiều dự án
đã, đang và chuẩn bị lập quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng, đặc biệt là các
dự án khu ĐTM - nhằm giải quyết vấn đề nhu cầu về nhà ở của nhân dân Thủ
đô. Ở các dự án này, có thể nói không gian sống của một bộ phận dân cư đã
được cải thiện, môi trường trong sạch và hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các khu ĐTM cũng bộc lộ nhiều hạn chế,
mặt trái và những vấn đề bức xúc cần có hướng giải quyết. Cụ thể, các khu
ĐTM mới chỉ đáp ứng được những tiêu chí cơ bản mà chưa thể hiện được bản
sắc riêng, nét đặc trưng, phù hợp với lối sống của người dân Thủ đô. Việc lập
quy hoạch xây dựng và quản lý công tác quy hoạch xây dựng đô thị vẫn chưa
được coi trọng. Một số khu ĐTM được triển khai đem lại hiệu quả không như
mong muốn do công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch còn yếu kém.
Chính vì vậy việc quản lý quy hoạch xây dựng cũng như định hướng xây
dựng trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề bất
cập, hạn chế như: Công tác triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt
chưa thực hiện nghiêm túc, công tác thực hiện xây dựng còn chậm trễ, quy
mô, chất lượng xây dựng còn yếu kém, chưa tạo được bộ mặt đô thị khang
trang hiện đại; điều này vô hình chung ảnh hưởng tới diện mạo và sự phát
triển Thủ đô.
Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội nằm về phía Tây Nam Hà Nội thuộc
địa giới hành chính của hai phường Yên Hòa và Trung Hòa – quận Cầu Giấy
2
và phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội. Đồ án Điều chỉnh tổng
thể Quy hoạch chi tiết khu ĐTM Tây Nam Hà Nội, tỷ lệ 1/500 đã được
UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4695/QĐ-UB ngày
10/09/2014. Hiện khu đô thị đang trong giai đoạn xây dựng, đã và đang hoàn
thiện, một số công trình nhà ở đã được đưa vào sử dụng. Song việc quản lý
xây dựng còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều sai phạm, như tự ý thay đổi một số ô
chức năng sử dụng đất, xây dựng vượt chiều cao... không đúng quy hoạch
được duyệt. Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trong giai đoạn này còn gặp
nhiều khó khăn, vì đồ án Quy hoạch được duyệt mới chỉ mang tính định
hướng, các quy định quản lý kiến trúc cảnh quan mới chỉ ở mức cơ bản như
tầng cao, khoảng lùi...Hình thức kiến trúc, màu sắc công trình, các loại cây
trồng, các tiện ích đô thị khác như biển quảng cáo, đèn chiếu sáng, thùng
rác... đều không có quy định rõ mà chỉ được đề cập một cách chung chung.
Chất lượng công trình cũng như không gian kiến trúc cảnh quan khu vực cũng
vì thế mà chưa được chú trọng đầu tư thích đáng, thiếu tính bền vững và chưa
đảm bảo mỹ quan đô thị. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu quản lý xây dựng
theo quy hoạch khu đô thị Tây Nam Hà Nội nói riêng cũng như các khu đô thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung để có thể hòa nhập trong quần thể
không gian kiến trúc cảnh quan Thủ đô, bảo đảm tính hài hòa trong tổng thể
kiến trúc của thành phố. Đây là việc làm cần thiết phù hợp với điều kiện đặc
thù của Thủ đô Hà Nội, nhằm hướng tới một đô thị bền vững, văn minh, hiện
đại.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội nhằm tạo diện mạo cho không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu, góp phần nâng cao điều kiện sống của cư
dân, hướng tới đô thị phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp.
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu ĐTM Tây
Nam Hà Nội.
b/ Phạm vi nghiên cứu: Khu ĐTM Tây Nam Hà Nội (phường Yên Hòa,
phường Trung Hòa – Quận Cầu Giấy và phường Mễ Trì – Quận Nam Từ
Liêm – Thành phố Hà Nội).
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp đối chiếu và so sánh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và
các nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch để làm căn cứ áp dụng vào
thực tiễn. Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý quy hoạch, xây dựng
theo quy hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn:Áp dụng các giải pháp quản lý xây dựng theo quy
hoạch vào khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội. Qua đó có thể tham khảo để áp
dụng cho một số khu đô thị mới khác.
Các khái niệm (thuật ngữ):
- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
4
triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
[30]
- Đô thị mới: Là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có các
hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công
trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu
đô thị tách biệt. Có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy
hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
[10]
- Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [30]
- Xây dựng theo quy hoạch: Là việc tổ chức không gian đô thị và điểm
dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm
kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy
hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm
sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. [29]
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. [30]
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: được hiểu là sự tác động của chủ
thể quản lý thông qua sử dụng các công cụ để quản lý các hoạt động liên quan
đến quy hoạch xây dựng đô thị.
5
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu
trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất
lượng sống đô thị. [27]
- Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh
quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng
khác trong đô thị. [29]
- Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định bởi
các yếu tố cấu thành gồm: nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật,
quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng của con
người để tạo lập môi trường cân bằng, tổng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động
của con người và các không gian vật thể được xây dựng. [21]
Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên gồm: địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí
hậu, không trung và con người.
+ Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng trang trí. [21]
- Chủ đầu tư: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao
quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị. [19]
- Chủ đầu tư cấp 1: Là chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án
đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;
6
+ Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây
dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;
+ Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật. [19]
- Chủ đầu tư thứ cấp: Là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp
theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê,
giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án
đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình. [19]
Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị mới Tây
Nam Hà Nội
Chương II: Cơ sở khoa học trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị
mới Tây Nam Hà Nội
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công
cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa; thời gian vừa qua các cơ quan, đoàn
thể, các tổ chức, cá nhân... trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đóng
góp cụ thể vào quá trình xây dựng kiến thiết thành phố.
Có thể nói công tác quản lý xây dựng đô thị là một lĩnh vực đóng vai trò
quan trọng, then chốt trong việc định hướng cụ thể hóa chiến lược phát triển
đô thị trong tương lai. Tuy nhiên các vấn đề đang diễn ra trong quá trình đầu
tư và phát triển khu ĐTM còn nhiều vướng mắc. Thực tế cho thấy việc quản
lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch tại các khu ĐTM vẫn chưa thống nhất,
chưa có một mô hình chung và gây ra nhiều bức xúc, nhất là đối với những
người dân sống trong khu ĐTM.
Nhận thức, quan niệm về quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch
cần phải được nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải được đổi
mới. Nhìn chung công tác quản lý hiện nay còn thiếu kinh nghiệm, tình trạng
xây dựng còn lộn xộn, chồng chéo, kế hoạch tiến độ thực hiện không phù hợp
và nhiều chỗ chưa đúng theo quy hoạch được duyệt. Việc phân công, phân
cấp trong quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch khu ĐTM còn yếu kém.
Việc nghiên cứu quản lý xây dựng theo quy hoạch khu ĐTM Tây Nam
Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
xây dựng hiện nay.
Kiến nghị:
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý xây dựng tại khu
ĐTM Tây Nam Hà Nội, xin kiến nghị một số điều sau:
108
- Cải tiến quy trình thực hiện xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo hài
hòa quyền lợi của chủ đầu tư và các cư dân bằng cách đề ra các quy định yêu
cầu chủ đầu tư dự án phải đầu tư xây dựng hoàn thiện trước các hệ thống
HTXH và HTKT trước khi được phép huy động vốn đầu tư xây dựng và kinh
doanh các công trình nhà ở.
- Yêu cầu các chủ đầu tư dự án lập ra các kế hoạch tiến độ triển khai đầu
tư xây dựng đối với các hạng mục công trình trong khu ĐTM một cách hợp
lý, phù hợp với nhu cầu của người dân và phải công bố, công khai quy hoạch,
kế hoạch, tiến độ theo đúng quy định để cho mọi người dân, mọi thành phần
kinh tế xã hội cùng tham gia góp ý, giám sát công tác thực hiện theo kế
hoạch.
- Cần phải tuyên truyền rộng rãi, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, hiểu
biết về pháp luật xây dựng của người dân; tổ chức lấy ý kiến cộng đồng, cộng
đồng cùng tham gia vào thực hiện xây dựng theo quy hoạch trong khu ĐTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, NXB Xây dựng.
2. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của
Bộ Xây dựng v/v Hướng dẫn thực hiện quy chế khu đô thị mới ban hành theo
Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008
v/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 17/06/2008 v/v
Hướng dẫn về việc đánh giá, công nhận Khu đô thị kiểu mẫu.
5. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 v/v
Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
6. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/08/2010 v/v
Quy định cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
7. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 v/v
Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, trong hoạt động xây dựng.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 v/v
Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
9. Báo Xây dựng (2014), Mô hình nào cho khu đô thị ở Việt Nam.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 v/v
Ban hàn quy chế khu đô thị mới.
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2010/NĐ-CP ngày 07/12/2007 v/v
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử
lý vi phạm trật tự đô thị.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 v/v
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 v/v
Quản lý chiếu sáng đô thị.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 v/v
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý
đầu tư xây dựng công trình.
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 v/v Xử
phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 v/v
Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 v/v
Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
18. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 v/v
Quản lý không gian ngầm xây dựng đô thị.
19. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 v/v
Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
20. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng (Dự án nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị - hợp
tác giữa Bộ Xây dựng và Bộ ngoại giao)
21. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng.
22. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô
thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
23. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
24. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
25. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
dựng.
26. Nguyễn Tố Lăng (2010), Quản lý phát triển đô thị bền vững - một số bài
học kinh nghiệm, Tạp chí Ashui, bài đăng ngày 22/09/2010.
27. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
28. Quốc hội (2003), Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 26/11/2003.
29. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
30. Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày
17/6/2009.
31. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2014/QH13 ngày
05/12/2014.
32. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị,
NXB Xây dựng.
33. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 16/3/2007
v/v Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.
34. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011
v/v Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050.
35. UBND TP Hà Nội (2014),Quyết định số 4695/QĐ-UB ngày 10/09/2014
v/v phê duyệt đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây
Nam Hà Nội, tỷ lệ 1/500.
36. Viện Quy hoạch Bộ Xây dựng & Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
(2011), Hồ sơ công bố quy hoạch Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
37. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2014), Hồ sơ công bố quy hoạch Đồ
án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội.
Tiếng nước ngoài
38. Alexander Garvin (1999), The American City, What works, What doesn’t,
MacGraw Hill.
39. Andrew.G & Ron.B (2004), Housing Development – Theory, Process and
Practice, Routledge, London.
40. Braham Wiesman Luo Xiaowei Lei Xiang (1994), Urban design: Tropical
Coastal Cities.
41. Debra Efroymson (2008), L.ed.Ecocity Plan-ning: Images and Ideas,
Banggladesh University of Enginneering and Technology, and Health Bridge.
42. Gehl.Jan, Life Between Building, Using Public Space, The Danish
Architectural Press.
43. Han – Dieter Evans and Rudiger Korff (2000), Southeart Asian
Urbanism, Tit Verlgf.
44. Joseph Chiara & Jullius.P & Martin.Z (1995), Time saver standards for
housing an residential deverlopment, McGraw Hill, New York.
45. Mario Gandelsonas (1999), X-Urbanism, Princeton Architectural Press.
46. Kevin Lynch (1990), City Sense and City Design, The MIT Press,
Cambridge, Massachusett, London, England.
47. Ryan.Z (2006), The good life, new public spaces for recreation, Van Alen
Institute, Newyork.
Trang web
49. www.arcspace.com
50. www.ashui.com
51. www.moc.gov.vn
52. www.hanoi.gov.vn
53. www.google.com
54. www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_xay_dung_theo_quy_hoach_khu_do_thi_moi_tay.pdf