Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

Nâng cấp hoàn thiện kênh cung cấp thông tin tín dụng CIC: Đây là kênh thông tin tín dụng vô cùng quan trọng đối với các TCTD trong việc điều tra, xác thực thông tin và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng nhất là khi thông tư 02 của NHNN đi vào hiệu lực theo đó có điểm mới là trong trường hợp khách hàng có nhiều khoản vay tại các TCTD khác nhau nhưng một khoản vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, bị điều chỉnh nhóm thì tất cả các khoản vay còn lại ở các TCTD khác cũng phải điều chỉnh nhóm nợ theo khoản vay có mức độ rủi ro cao nhất. - Phát triển VAMC, thị trường chứng khoán: Với mục đích hỗ trợ các Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu NHNN đã thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) theo quy định tại Nghị định 53/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả mà VAMC mang lại cho các TCTD vẫn còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ chính những quy định của VAMC về những điều kiện mua bán nợ. - Nỗ lực ổn định thị trường bất động sản: đảm bảo giá cả thị trường bất động sản phản ánh chính xác cung cầu về bất động sản trên thị trường, thu hẹp biên độ biến động giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN. Trước mắt cần phải phá vỡ tảng băng trên thị trường bất động sản, tìm các biện pháp nhằm khơi thông thị trường bằng những ưu đãi về lãi suất và đề xuất các gói cứu trợ. Tuy nhiên, các gói cứu trợ đối với thị trường bất động sản cần bám sát với điều kiện thực tế của khách hàng vay đảm bảo được đồng thời hai yếu tố thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng và an toàn cho các TCTD trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN.

pdf124 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át nợ không để phát sinh thêm nợ quá hạn, nợ xấu trong tín dụng đối với CVMN bằng cách phân giao chỉ tiêu cụ thể đến từng bộ phận, gắn trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ, bộ phận có liên quan trong quá trình cấp tín dụng. Về công tác trích lập dự phòng rủi ro Tuyệt đối tuân thủ và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể) cho tất cả các khoản tín dụng đối với CVMN theo quy định của NHNN và BIDV Việt Nam đảm bảo nguồn bù đắp rủi ro và an toàn trong hoạt động tín dụng. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 82 Về phát triển các dịch vụ kèm theo Với mục tiêu phát triển tối đa các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng BIDV – Chi nhánh Quảng Bình chú trọng phát triển đồng bộ các sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm dịch vụ đi kèm với sản phẩm tiền vay đến với khách hàng. Mục tiêu đề ra là 100% khách hàng có nhu cầu tín dụng đối với CVMN được cung cấp sản phẩm BSMS đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về dư nợ, lãi suất, tỷ giá, kỳ trả nợ triển khai sản phẩm internet Banking, mobil Banking đến khách hàng nhằm đưa các dịch vụ của Ngân hàng đến với mọi đối tượng một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện nhất giúp khách hàng theo dõi và kiểm soát tối đa khoản nợ của mình tại Ngân hàng đồng thời Ngân hàng cũng có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khoản vay của khách hàng. Với sự triển khai đồng bộ các sản phẩm dịch vụ đi kèm với các khoản tín dụng đối với CVMN như trên có thể đóng góp vào mục tiêu chung của BIDV – Chi nhánh Quảng Bình đối với mảng dịch vụ đạt mục tiêu tăng trưởng 25%/Năm đối với thu dịch vụ ròng và đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 11%/Năm theo định hướng, mục tiêu chung của toàn chi nhánh. 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với CVMN tại BIDV Quảng Bình 3.2.1. Giải pháp trước mắt để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng tại Chi nhánh. Các giải pháp xử lý tín dụng là cần thiết trong thời điểm hiện tại, nhằm xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ xấu hiện tại. Căn cứ vào tính chất, nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu, BIDV Quảng Bình đánh giá cân nhắc thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp khai thác: Giải pháp này này áp dụng trong trường hợp ngân hàng đánh giá khách hàng có thái độ hợp tác, hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy gặp khó khăn trong hiện tại, nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng phục hồi khi được sự hỗ trợ từ ngân hàng. Giải pháp thanh lý: Trong trường hợp thấy việc tổ chức khai thác không tiện ích, không có khả năng thu hồi được nợ, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản vay khó đòi. - Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo: Tìm các tổ chức cá nhân có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn, thông qua các hình thức bán nợ. Nếu không bán được nợ ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, xác định tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Đồng thời phối hợp cùng với các cơ Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 83 quan Bộ, ban, ngành cho tiến hành thanh lý phát mại tài sản. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua bán tài sản, còn với trường hợp cho vay chỉ định ngân hàng phải hoàn thiện thủ tục để trình chính phủ xử lý. Xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR: Trong thời gian qua, BIDV đã tích cực trích lập DPRR từ nguồn lợi nhuận hàng năm với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Số trích lập quỹ DPRR liên tục tăng qua các năm, BIDV đã chủ động sử dụng quỹ DPRR để xử lý những khoản nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng, đủ điều kiện trích lập DPRR theo quy định của Nhà nước nhằm làm tăng tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng, nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản, giảm nợ xấu. Tính đến 31/12/2016, BIDV đã sử dụng 79 tỷ đồng để xử lý rủi ro tín dụng, đặc biệt biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được áp dụng mạnh trong các năm 2013 là 73 tỷ đồng, năm 2016 là 6 tỷ đồng. Tăng cường thu hồi nợ xấu qua khởi kiện: Việc khởi kiện đòi nợ cho vay của Ngân hàng trước tòa án không những là một biện pháp pháp lý mang lại hiệu quả không nhỏ cho Ngân hàng mà còn mang tính phòng ngừa chung. Tức là thông qua hoạt động tố tụng của Ngân hàng, góp phần răn đe, những khách hàng dây dưa chây ỳ không chịu trả nợ, có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ: Ngoài các biện pháp xử lý nợ xấu ở trên, từ năm 2007, BIDV đã bắt đầu triển khai công tác bán các khoản nợ xấu góp phần làm giảm nợ xấu nội bảng. Và năm 2015 tại Việt Nam đã thành lập Công ty mua bán nợ VAMC, tuy nhiên biện pháp này chưa được chú trọng nên hiện Chi nhánh chỉ mới đang nghiên cứu để áp dụng trong các năm tới. 3.2.2. Các giải pháp điều tiết và giám sát rủi ro 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn Chất lượng phân tích, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị rủi ro tín dụng có thực sự hiệu quả hay không vì thẩm định phương án vay vốn là khâu vô cùng quan trọng trước khi ra Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 84 quyết định cho vay. Việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tác động rất lớn từ những ý kiến thẩm định ban đầu. Đối với những khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn phức tạp hơn nhiều so với đối tượng khách hàng cá nhân do với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng cần phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, kinh nghiêm quản lý, thị trường hoạt động và lĩnh vực kinh doanh... Chính vì vậy, khi phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nghiệp vụ và kỹ năng phân tích tốt. Cán bộ thẩm định phải có khả năng phân tích tốt tất cả các khía cạnh của dự án như hồ sơ pháp lý, thông tin tài chính, kỹ thuật, điều kiện thị trường liên quan đến dự án vay vốn để có cơ sở xác định chính xác nhất năng lực của khách hàng và phương án vay vốn do khách hàng đề nghị. Trong thời gian qua, chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn tại BIDV là tương đối tốt song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do vậy việc nâng cao chất lượng thẩm định vẫn là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và chặt chẽ các điều kiện tín dụng, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng như lãi suất, các tài sản bảo đảm, tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án kinh doanh của khách hàng để đảm bảo lợi ích thu được tương xứng với mức độ rủi ro. - Quan tâm tái thẩm định dự án sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư đảm bảo quản lý tốt dòng tiền và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau tốt hơn. 3.2.2.2. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng cường kiểm tra sau cho vay Sau khi đã tiến hành thẩm định kỹ lượng khoản vay, và đưa ra quyết định cho vay, để hạn chế RRTD trong các khâu tiếp theo, cấn bộ tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng cường kiểm tra khách hàng sau khi cho vay. - Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 85 chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng - Những RRTD xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay: + Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. + Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để nắm bắt khả năng xử lư chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra. + Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay mục đích xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng; các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất kiểm tra thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình... 3.2.2.3 Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ Ngoài bộ phận kiểm soát nộ bộ của Hội sở chính có chức năng kiểm tra tín dụng định kỳ tại các Chi nhánh, để đảm bảo phát hiện ra các sai sót trong quá trình cấp tín dụng của bộ phận tín dụng, Chi nhánh cần chủ động thành lập bộ phận kiểm soát/hoặc cơ chế kiểm soát chéo giữa các phòng bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng. Bộ phận kiểm soát nội bộ cần đảm bảo được yêu cầu: Cán bộ thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ phải là người có hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình tín dụng của ngành cũng như của hệ thống BIDV, và là người có năng lực chuyên môn cao. Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 86 Cơ chế hoạt động kiểm soát nội bộ cần có sự độc lập với quy trình cấp tín dụng. Trường hợp thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ riêng, thì bộ phận này phải không nằm trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh. Trường hợp không thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ riêng, có thể thực hiện cơ chế kiểm soát chéo giữa các bộ phận, thực hiện kiểm tra chéo hồ sơ đối với các khách hàng do các phòng khác nhau thực hiện cho vay. 3.2.2.4 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phòng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về RRTD, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là RRTD gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý RRTD, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. 3.2.3. Các giải pháp lâu dài 3.2.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng nhận diện rủi ro tín dụng đối với CVMN - Xây dựng hoàn thiện hệ thống đánh giá khách hàng thông qua việc nghiên cứu hành vi, phong thái, cử chỉ của khách hàng: Rủi ro tín dụng có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhân tố con người – khách hàng vay vốn. Chính vì vậy, nếu như có thể xây dựng được hệ thống đánh giá con người hoàn thiện và tổ chức các lớp đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng phương thức đánh giá khách hàng thông qua việc nghiên cứu hành vi, phong thái, cử chỉ của khách hàng thì có thể cải thiện khả năng nhận diện rủi ro trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với CVMN của Ngân hàng. - Phát triển bộ phận hoạt động điều tra thông tin về khách hàng độc lập nhằm kiểm tra tính chính xác thông tin khách hàng cung cấp: Hiện nay việc thu thập thông tin về khách hàng tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình do bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện và người trực tiếp thực hiện là cán bộ tín dụng. Điều này xuất hiện một số hạn chế bởi vì địa bàn cư trú của khách hàng vay rộng, không tập trung và phân bố ở nhiều quận, huyện khác nhau, cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 87 thu thập thông tin khách hàng, hơn nữa tính chính xác của thông tin thu thập được không cao do giới hạn về thời gian, không gian ảnh hưởng tới kết quả đánh giá khách hàng. - Kết hợp với nhiều cơ quan, tổ chức nhằm thu thập và đánh giá thông tin của khách hàng (CIC, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã): Hiện nay kênh cung cấp thông tin cho các TCTD về lịch sử quan hệ tín dụng do CIC của NHNN cung cấp. Tuy mức độ cập nhật của CIC được cải thiện rất nhiều nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin liên quan đến tín dụng. Đối với những khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng CIC hoàn toàn không có thông tin, trong khi đối tượng khách hàng chưa từng có lịch sử quan hệ tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao trong tín dụng đối với CVMN vì ngoài mục đích đầu tư thì khách hàng có nhu cầu về nhà, đất để ở chỉ phát sinh nhu cầu tín dụng đối với CVMN một lần. Chính vì vậy, Ngân hàng cần kết hợp tốt với các cơ quan như UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã nhằm mục đích thu thập nhanh chóng và chính xác thông tin về khách hàng vay vốn khi đến đề cập quan hệ tín dụng. Việc kết hợp với các cấp chính quyền có thể thông qua việc gửi văn bản đề nghị hợp tác hoặc tăng cường công tác tài trợ, các hoạt động từ thiện vừa nhằm mục đích quảng bá, nâng cao hình ảnh của Ngân hàng đến với khách hàng, vừa tạo dựng được mối quan hệ tối với các cấp chính quyền. - Xây dựng đội ngũ cán bộ (tổ công tác) nhằm nghiên cứu môi trường kinh tế xã hội, thực hiện công tác dự báo: Hiện nay công tác nghiên cứu môi trường kinh tế xã hội và thưc hiện công tác dự báo là do BIDV Trung Ương thực hiện, tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình chưa có bộ phận thực hiện chức năng này. 3.2.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao công tác đo lường rủi ro tín dụng đối với CVMN - Tiến hành nghiên cứu, chỉnh sửa và bổ sung dữ liệu đối với hệ thống chấm điểm tín dụng hiện tại: Hiện tại hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV – Chi nhánh Quảng Bình thực hiện theo hệ thống đánh giá của BIDV Trung Ương, Các thông tin phi tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vì nó chiếm 65% đến 70% trong tổng cơ cấu điểm đánh giá. 3.2.3.3. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN - Xây dựng lại và hoàn thiện hơn quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 88 CVMN: đảm bảo cán bộ tín dụng không tham gia vào quá nhiều chức năng trong quy trình cấp tín dụng nhằm mục đích đẩy nhanh thời gian xét duyệt tín dụng đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến yếu tố đạo đức của cán bộ trong quá trình cấp tín dụng. Quy định rõ ràng về các hình thức kiểm tra nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng căn cứ trên đặc thù của sản phẩm tín dụng đối với CVMN tách riêng so với quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung tại Ngân hàng. Hiện nay, hệ thống BIDV nói chung và BIDV Quảng Bình nói riêng còn quá chú trọng đến việc cung cấp hóa đơn chứng từ vay vốn, hồ sơ thủ tục còn nhiều, khách hàng phải ký quá nhiều giấy tờ. Do đó, ngân hàng cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ cũng như việc yêu cầu khách hàng cung cấp hóa đơn chứng từ để thuận lợi hơn cho khách hàng. Cần hoàn thiện quy trình, thủ tục đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: - Cụ thể, đơn giản, phù hợp cho từng sản phẩm, không áp dụng chung quy trình cho nhiều sản phẩm khác nhau, dẫn đến nhiều khâu không cần thiết như xác định hạn mức riêng cho từng loại vay tiêu dùng, lập phương án/dự án đối với vay tiêu dùng, - Chuẩn hoá hệ thống mẫu biểu, áp dụng thống nhất một loại mẫu biểu trong toàn hệ thống, bỏ bớt các chữ ký không cần thiết trên mẫu biểu. - Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh hiện nay qua rất nhiều khâu nên quy định rõ trách nhiệm và chuẩn hóa thời gian cho từng khâu, đảm bảo xử lý khoản vay nhanh chóng. - Tạo cho khách hàng sự thuận tiện và thoải mái nhất trong việc giao dịch với ngân hàng. Hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng. - Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết. - Chú trọng hơn đến việc tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng, trong đó vấn đề thời gian cần được rút ngắn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời. - Nâng cao hiệu quả của bộ phận thanh tra, giám sát nội bộ của chi nhánh hiện là phòng QLRR: Hiện nay phòng QLRR tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Quảng Bình hoạt động và có ý kiến khách quan, độc lập đối với các phòng ban liên quan khác. Tuy nhiên, phòng QLRR vẫn trực thuộc chi nhánh, chịu sự điều hành và chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc chi nhánh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác báo cáo về BIDV Trung Ương trước áp lực về việc hoàn thành Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 89 kế hoạch kinh doanh ngày càng cao. - Tách chức năng định giá và thẩm định giá đảm bảo cán bộ tín dụng không thực hiện đồng thời cả hai chức năng này: Việc cán bộ tín dụng thực hiện đồng thời hai chức năng này đã làm vô hiệu hóa chức năng thẩm định giá trị tài sản đảm bảo bởi vì không thể có hai ý kiến sai lệch hay đối lập trong công tác định giá và công tác thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo do cùng một cán bộ tín dụng thực hiện. Chính vì vậy, cần thành lập bộ phận thẩm định giá riêng biệt nhằm nâng cao tính chính xác và kiểm soát rủi ro trong công tác định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh. - Thành lập công ty định giá riêng biệt, hoặc thuê công ty định giá có uy tín phục vụ công tác thẩm định tài sản đảm bảo đảm bảo tính chính xác, khách quan: Các công ty chuyên thực hiện chức năng định giá có điều kiện được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ định giá, có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá chính xác giá trị tài sản cũng như mức độ biến động của tài sản trong tương lai đảm bảo được tính chính xác và khách quan hơn so với việc định giá của cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Điều này thuận lợi cho chi nhánh trong việc ra phán quyết tín dụng vì tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng và mức phán quyết tín dụng đối với các khoản tín dụng đối với CVMN. - Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng và liên quan đến tín dụng: Chất lượng cán bộ tín dụng và liên quan đến tín dụng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến rủi ro tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng do liên quan đến toàn bộ quá trình cấp tín dụng tại Ngân hàng bao gồm trước, trong và sau khi cho vay. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ cần tiến hành xuyên suốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ kèm theo các chính sách khen thưởng hợp lý. Trong quá trình tuyển dụng: Chi nhánh cần xây dựng chỉ tiêu hợp lý để có thể đánh giá tốt nhất năng lực của cán bộ tín dụng, ngoài việc đạt yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng, đạo đức tốt, trung thực trong công việc còn đảm bảo được các kỹ năng mềm: khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, chia sẻ, có sự nhạy bén, tinh tế nắm bắt được tâm tư, tình cảm của khách hàng và đặc biệt là đánh giá được năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng vay trong tương lai. Vì vậy, chỉ khi hệ thống tiêu chí đánh giá tuyển dụng được xây dựng cụ thể thì việc tuyển dụng Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 90 mới lựa chọn được những cán bộ thực sự phù hợp trong quá trình cấp tín dụng nói chung và cấp tín dụng đối với CVMN nói riêng. - Thực hiện luân chuyển cán bộ và giảm thời gian luân chuyển cán bộ trong hệ thống: Việc luân chuyển cán bộ là biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro liên quan đến nhân tố con người. Hiện nay tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình đang thực hiện luân chuyển đội ngũ cán bộ trong thời gian từ 03 – 06 tháng/lần. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác tín dụng liên quan đến lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng cũng như những thông tin, mối quan hệ mà cán bộ tín dụng thu thập được trong quá trình công tác liên quan đến khách hàng khó có thể chuyển giao được nhanh chóng nên việc luân chuyển chủ yếu thực hiện đối với cán bộ làm công tác giao dịch viên, kế toán, quản trị tín dụng, QLRR thời gian luân chuyển cán bộ tín dụng vẫn còn khá dài. Hơn nữa, việc luân chuyển cán bộ thực hiện trong nội bộ chi nhánh nên công tác kiểm soát rủi ro tín dụng liên quan đến quy trình luân chuyển cán bộ còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tốt ý nghĩa, mục đích của việc luân chuyển cán bộ trong kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN cần tiến hành luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh nhằm đổi mới quan điểm, nhìn nhận, đánh giá khách quan khách hàng vay vốn đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro liên quan đến yếu tố đạo đức trong đó không thể không kể đến khả năng cán bộ làm cùng bộ phận hoặc cùng chi nhánh thong đồng nhằm mục đích lừa gạt hoặc đề xuất phê duyệt những khoản tín dụng đối với CVMN lệch chuẩn hoặc dưới chuẩn so với quy định của Ngân hàng. Trước mắt, khi BIDV Việt Nam chưa có quy chế cụ thể về việc luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh, BIDV – Chi nhánh Quảng Bình cần thực hiện: rút ngắn thời gian luân chuyển cán bộ tín dụng làm việc tại phòng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các phòng giao dịch trực thuộc. Để đảm bảo khả năng nắm bắt thông tin tài chính và năng lực tài chính của khách hàng trước khi thực hiện luân chuyển cần xây dựng thời gian hợp lý để cán bộ cũ bàn giao, hướng dẫn cụ thể về những khách hàng mà mình đang quản lý, cán bộ mới có thời gian tiếp xúc với khách hàng, đánh giá khách hàng đảm bảo không xảy ra rủi ro liên quan đến việc nắm bắt thông tin và lịch sử quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng trong quá trình Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 91 luân chuyển cán bộ, đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN tại Chi nhánh. 3.2.3.4. Nhóm giải pháp xử lý rủi ro tín dụng đối với CVMN - Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và các cán bộ khác liên quan nhằm nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật trong quá trình xử lý tài sản: Hiện tại cán bộ công tác tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình chủ yếu được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính – Ngân hàng, rất ít cán bộ được đào tạo bài bản văn bằng 2 về luật nên trình độ và khả năng hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Điều này gây khó khăn trong công tác xử lý rủi ro khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và Ngân hàng phải tiến hành khởi kiện ra tòa án. - Tổ chức các lớp đào tạo về các phương thức xử lý nợ nhằm phát huy hiệu quả các biện pháp xử lý nợ: Hiện tại BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định về phương thức xử lý nợ áp dụng trong hệ thống. Tuy nhiên, trong thực tế tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình các khoản nợ xấu trong tín dụng đối với CVMN chủ yếu sử dụng biện pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ vay. - Chứng khoán hóa các khoản nợ: Là việc chuyển hóa các khoản nợ xấu thành các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu khác nhau và các chứng khoán thành này có thể được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp hoặc một định chế tài chính uy tín hoặc cơ quan nào đó của Chính phủ, được đóng gói và bán đấu giá trên thị trường. Đây là biện pháp xử lý triệt để các khoản nợ xấu trong tín dụng đối với CVMN đang được các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện. - Mua bảo hiểm tiền vay: Hiện tại tất cả các khoản tín dụng đối với CVMN tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình đều phải thực hiện mua kèm theo sản phẩm bảo hiểm BIC – Bình An. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm này chỉ giúp Ngân hàng loại trừ được rủi ro liên quan đến khách hàng vay khi khách hàng vay bị chết hoặc mất khả năng lao động để trả nợ. Rủi ro này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tất cả các khoản vay tại chi nhánh. Đại học Kinh tế Huế Đại học in tế Huế 92 Kết luận Chương 3 Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng đối với CVMN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình là cơ sở để chi nhánh xây dựng và điều chỉnh hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực này. Trên cơ sở đánh giá tình hình và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với CVMN tại Chương 2 cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1, Chương 3 đã đưa ra hệ thống các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với CVMN tại chi nhánh liên quan đến 4 bước trong quy trình quản trị rủi ro nói chung là: Nhận diện – đo lường – kiểm soát – xử lý rủi ro, đề xuất với BIDV Việt Nam, NHNN và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể thực hiện các giải pháp nêu trên với hiệu quả cao nhất. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cho vay mua nhà là vấn đề cấp thiết trong mọi xã hội và đối với mọi tầng lớp dân cư. Cuộc khủng hoảng và đóng băng của thị trường bất động sản tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh do nguồn lực của nền kinh tế bị ứ đọng tại thị trường bất động sản rất lớn. Ngoài những hệ lụy mà thị trường bất động sản gây ra cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua thì những biến động trong thị trường bất động sản vừa qua đã đưa giá bất động sản phản ánh chính xác hơn cung cầu trên thị trường, giá đất, nhà ở giảm mạnh tạo điều kiện cho một bộ phận lớn dân cư đặc biệt là những người có thu nhập thấp tại các thành phố lớn có cơ hội giải quyết vấn đề nhà ở của mình. Quản trị rủi ro tín dụng cho vay mua nhà là hoạt động vô cùng cần thiết để hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động hiệu quả của Ngân hàng, và hiệu quả mà nó mang lại tùy thuộc vào thực trạng của từng ngân hàng, từng địa phương và phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống. Vì thế quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là xây dựng một quy trình, chính sách thực hiện hợp lý, kịp thời mà còn là sự phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, sự nỗ lực của bản thân ngân hàng và hành lang pháp lý, điều kiện kinh tế chung. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của BIDV Quảng Bình, Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất, hệ thống hoá mang tính lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cho vay mua nhà trong các Ngân hàng thương mại. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cho vay mua nhà tại BIDV Chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn từ 2015-2017, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng cho vay mua nhà tại Chi nhánh. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 94 Thứ 3, đề xuất các giải pháp cơ bản và một số kiến nghị có tính khả thi đối với các cơ quan Nhà nước, BIDV nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng cho vay mua nhà tại Chi nhánh Quảng Bình. Hy vọng với nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp quản lý rủi ro tín dụng cho vay mua nhà tại Chi nhánh được chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian đến. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận sự góp ý kiến của Quí thầy, cô để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn 2. Kiến nghị 2.1 Kiến nghị với BIDV Việt Nam - Xây dựng hoàn thiện hơn quy trình cấp tín dụng đối với CVMN: Hiện nay quy trình cấp tín dụng đối với CVMN cho phép cán bộ tín dụng tham gia vào rất nhiều giai đoạn, điều này ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt khoản vay, không đảm bảo tính cạnh tranh đồng thời làm giảm hiệu quả trong quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN đặc biệt là việc thực hiện đồng thời chức năng định giá và thẩm định giá hiện tại. Chính vì vậy, trong thời gian tới BIDV cần nghiên cứu ban hành quy trình tín dụng đối với CVMN nhằm mục đích khắc phục triệt để những hạn chế, lỗ hổng trong quy trình cấp tín dụng hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. - Nghiên cứu thay đổi mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong đó đề xuất bộ phận QLRR tại chi nhánh trực thuộc hội sở chính, hưởng lương từ hội sở chính: Điều này sẽ nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng của BIDV đối với các chi nhánh trực thuộc vì có thể hạn chế được việc cán bộ QLRR báo cáo không đúng thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh trước áp lực về hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong kỳ. - Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ xử lư nợ cho cán bộ tín dụng và liên quan đến tín dụng đảm bảo cán bộ am hiểu sâu và có thể vận dụng linh hoạt các hình thức sử lý nợ thích hợp đối với mỗi khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tránh thực trạng các chi nhánh chủ yếu đề xuất sử dụng hình thức xử lý nợ là phát mại tài sản như hiện nay. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 95 2.2 Kiến nghị với NHNN - Nâng cấp hoàn thiện kênh cung cấp thông tin tín dụng CIC: Đây là kênh thông tin tín dụng vô cùng quan trọng đối với các TCTD trong việc điều tra, xác thực thông tin và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng nhất là khi thông tư 02 của NHNN đi vào hiệu lực theo đó có điểm mới là trong trường hợp khách hàng có nhiều khoản vay tại các TCTD khác nhau nhưng một khoản vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, bị điều chỉnh nhóm thì tất cả các khoản vay còn lại ở các TCTD khác cũng phải điều chỉnh nhóm nợ theo khoản vay có mức độ rủi ro cao nhất. - Phát triển VAMC, thị trường chứng khoán: Với mục đích hỗ trợ các Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu NHNN đã thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) theo quy định tại Nghị định 53/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả mà VAMC mang lại cho các TCTD vẫn còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ chính những quy định của VAMC về những điều kiện mua bán nợ. - Nỗ lực ổn định thị trường bất động sản: đảm bảo giá cả thị trường bất động sản phản ánh chính xác cung cầu về bất động sản trên thị trường, thu hẹp biên độ biến động giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN. Trước mắt cần phải phá vỡ tảng băng trên thị trường bất động sản, tìm các biện pháp nhằm khơi thông thị trường bằng những ưu đãi về lãi suất và đề xuất các gói cứu trợ. Tuy nhiên, các gói cứu trợ đối với thị trường bất động sản cần bám sát với điều kiện thực tế của khách hàng vay đảm bảo được đồng thời hai yếu tố thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng và an toàn cho các TCTD trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với CVMN. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt. [1] Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015. [2] Thông tư 02/2014/TT-NHNN ngày 21/01/2014 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [3] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009 [4] Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009 [5] PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, năm 2009. [6] PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. [7] Trần Đình Hải (2005), Bán hàng và quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [8] Vương Hồng (2006), Bí quyết tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. [9] Phương Linh (2006), Tiếp cận khách hàng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. [10] Quy định 8955/QĐ-QLTD ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam “V/v giao dịch bảo đảm”; [11] Quy định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam “V/v cấp tín dụng bán lẻ của BIDV”; [12] BIDV – Chi nhánh Quảng Bình, “Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, 2016, 2017” [13] NHNN – Chi nhánh Quảng Bình, “Số liệu các năm 2015, 2016, 2017 của ngân hàng Quảng Bình” [14] Thông tin ngân hàng Đầu tư và Phát triển (2015-2016-2017). [15] Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001. Tiếng Anh [16] A.Saunder và H.lange, Financial Instructions Management – A Modem Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 97 Perpectivex [17] Timothy W.Koch, Bank Management, The Dryden Press, 1995 Thông tin trên các website [18] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. www.sbv.gov.vn [19] Bài viết của Lưu Nguyễn Duy ngày 22/05/2016 về luật nhà ở trên huong-dan-moi-nhat-nam-2016.html [20] Theo trong tin truyền thông từ BIDV sản phẩm dịch vụ của ngân hàng BIDV dung/Vay-Mua-nh--224;.aspx. [21] Theo nguồn tài liệu chia sẻ trên 123doc về đặc điểm cho vay tiêu dung trên https://toc.123doc.org/document/1540596-dac-diem-cho-vay-tieu-dung-1-quy- mo-va-nhu-cau-cho-vay-tieu-dung.htm [22] Theo bài viết của nhà báo Nhật Bình chuyên mục tài chính bất động sản trên dung-tieu-dung-rui-ro-cho-nen-kinh-te-18632.html [23] Theo bài viết của Nhà Báo Lương Thiện (SGGP) về Thị trường BBĐS trên . 20170824144425452.htm [24] Theo bài viết của Lê Văn Lương về Khái niệm và sự cần thiết QTRRTD trên [25] Theo bài viết của Hải yến /Báo tin tức về nhận diện RR cho vay trên: https://baomoi.com/nhan-dien-rui-ro-cho-vay-tai-cac-ngan-hang-bai-2-tham-dinh- cho-vay-con-nhieu-ke-ho/c/23004563.epi [26] Theo bài viết của T.D.V về QTRRTD theo basel trên https://tuoitre.vn/quan-tri-rui-ro-tin-dung-theo-basel-ii-tai-bidv- 20171229174129774.htm [27] Theo bài viết của K.T về Mô hình điểm số tín dụng trên Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 98 [28] Theo bài viết của Theo Infonet/24/7 Wallst về 7 ngân hàng an toàn nhất thế giới trên https://news.zing.vn/7-ngan-hang-an-toan-nhat-tai-my- post257992.html [29] Theo bài viết của PGS TS :Vũ Thị Vịnh về quản lý và phát triển TT.BĐS trên trang. dong-san-ky-i-kinh-nghiem-tu-singapore-20180102134616.html [30] Trang web: www.google.com.vn [31] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam www.bidv.com.vn [32] Thời báo kinh tế Việt Nam www.economy.com.vn [33]Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. www.sbv.gov.vn Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế PHỤ LỤC Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ TÍN DỤNG PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ TÍN DỤNG CÁ NHÂN Mã số phiếu:................ Xin kinh chào quý Anh/ chị Hiện nay, Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với CVMN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình”. Tôi rất cám ơn quý vị dành thời gian cung cấp thông tin vào phiếu trưng cầu ý kiến dưới dây. Các câu trả lời của anh/chị sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG CÁN BỘ TÍN DỤNG CVMN 1.Xin cho biết những thông tin về bản thân: - Giới tính: Nam Nữ - Chuyên ngành đào tạo:  Tài chính ngân hàng Quản trị kinh doanh  Kinh tế Kế toán - Thời gian làm việc trong lãnh vực  Dưới 1năm  Từ 1- 3 năm  Từ 3 - 5 năm  Trên 5 năm PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CVMN 2.Anh/chị cho ý kiến về các nguyên nhân sau đến rủi ro tín dụng cá nhân? (1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý) đồng bộ 6 Hệ thống thông tin quản lý của nước ta chưa hiệu quả 1 2 3 4 5 B Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng 1 Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 1 2 3 4 5 2 Năng lực quản lý nguồn vốn vay của khách hàng còn yếu kém 1 2 3 4 5 3 Khách hàng thường vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng 1 2 3 4 5 4 Khách hàng cố ý không trung thực. 1 2 3 4 5 Đại học Kinh tế Huế Đ ̣i học kinh tế Huế 5 Khách hàng không nắm rõ các điều khoản vay 1 2 3 4 5 C Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 1 Cán bộ tín dụng thiếu hiểu biết về mức độ rủi ro trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay. 1 2 3 4 5 2 Vì áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng 1 2 3 4 5 3 Công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng lỏng lẻo 1 2 3 4 5 4 Công tác kiểm soát từ khâu lập hồ sơ đến khâu giải ngân vốn không chặt chẽ và kém hiệu quả 1 2 3 4 5 5 Thiếu sự kiểm tra giám sát khách hàng sau khi vay 1 2 3 4 5 6 Cho vay không có tài sản đảm bảo 1 2 3 4 5 7 Phân loại và xếp hạng khách hàng chưa chính xác 1 2 3 4 5 D Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng 1 Tài sản đảm bảo mất giá 1 2 3 4 5 2 Tài sản đảm bảo của khách hàng khó thu hồi/thanh lý 1 2 3 4 5 3 Tài sản đảm bảo không thể chuyển nhượng (tài sản không chính chủ) 1 2 3 4 5 PHẦN 3: BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CVMN 3.Anh/chị hãy cho ý kiến về các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân? (1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý) STT Biện pháp Ý kiến đánh giá(khoanh tròn con số) A Khắc phục nguyên nhân khách quan từ môi trường 1 Khai thác hệ thống báo cáo thống kê trong quản trị rủi ro 1 2 3 4 5 Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế Huế 2 Khai thác triệt để các kênh thông tin về khách hàng 1 2 3 4 5 B Khắc phục nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng 1 Thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng thường xuyên 1 2 3 4 5 2 Phân loại các khoản nợ thường xuyên 1 2 3 4 5 3 Chấm điểm khách hàng sát với thực tế 1 2 3 4 5 C Khắc phục nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 1 Áp dụng chặt chẽ quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng 1 2 3 4 5 2 Áp dụng hệ thống phân cấp, phân quyền hiện nay trong quy trình xét duyệt cho vay và quy trình xét duyệt Giới hạn tín dụng 1 2 3 4 5 3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 1 2 3 4 5 4 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng 1 2 3 4 5 5 Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quy trình cấp tín dụng mới 1 2 3 4 5 6 Áp dụng mô hình cấp tín dụng mới trong quản trị rủi ro 1 2 3 4 5 7 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng (đào tạo, lương, thưởng, cơ hội thăng tiến) 1 2 3 4 5 8 Tăng cường giám sát vốn vay 1 2 3 4 5 9 Phân biệt rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay 1 2 3 4 5 10 Chú trọng vào khâu quản trị, đánh giá và định giá tài sản đảm bảo 1 2 3 4 5 11 Giúp đỡ khách hàng thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng. 1 2 3 4 5 D Khắc phục nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng 1 Định giá tài sản thế chấp theo định kỳ 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG BẢNG KHẢO SÁT Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với cho vay mua nhà tại ngân hàng BIDV Quảng Bình, kính mong Anh/Chị dành thời gian tham gia khảo sát. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị và cam kết tất cả thông tin dưới đây sẽ được bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG Câu 1: Giới tính  Nam  Nữ Câu 2: Độ tuổi  Dưới 20tuổi  Từ 20 đến 30tuổi  Từ 30 đến 50 tuổi  Trên 50 tuổi Câu 3: Trình độ học vấn  Trung cấp  Caođẳng Đại học  Sauđại học  khác Câu 4: Mức thu nhập bình quân hàng tháng □ Dưới 3 triệu □ 3-5 triệu □ 5-10 triệu □ trên 10 triệu Câu 5: Đã giao dịch với BIDV trong thời gian □ 1 năm □ 2-3 năm □ 4-5 năm □ trên 5 năm PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG Câu 6: Anh/ Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của Anh/ Chị về các phát biểu dưới đây (bằng cách đánh dấu” √” vào các ô thích hợp) ? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3.Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý STT Nội dung khảo sát 1 2 3 4 5 Tài sản đảm bảo 1 Tài sản bảo đảm của anh/chị ổn địnhdo đó không có gì phải lo lắng cho khoản vay 2 Tài sản bảo đảm có khả năng tăng giá do đó khả năng thanh toán những khoản vay ngày càng được Đại học Kinh tế Huế Đại học kin tế uế đảm bảo 3 Tài sản bảo đảm ít bị tác động của thiên nhiên 4 Tài sản đảm bảo của anh/chị chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng, Tình hình thanh toán nợ 5 Anh/chị luôn theo dõi tình hình thanh toán nợ mà bản thân phải thanh toán, 6 Anh/chị rất ít khi trả lãi vay quá hạn 7 Anh/chị trả nợ gốc rất ít khi bị quá hạn 8 Nguồn thu nhập gặp khó khăn, anh/chị vẫn thanh toán đúng hạn Thái độ - Tư cách khách hàng 9 Anh/chị có tinh thần hợp tác với ngân hàng khi giải quyết các vấn đề phát sinh đối với các khoản vay 10 Anh/chị luôn trung thực với các thông tin cung cấp cho ngân hàng 11 Anh/chị có uy tín trong xã hội, do đó việc chậm thanh toán khoản vay sẽ là một vấn đề đối với uy tín cá nhân 12 Anh/chị có người bảo lãnh Thu nhập 13 Thu nhập của anh/chị luôn luôn ổn định (lương được trả đúng hạn, đều đặn) đảm bảo khả năng thanh toán 14 Thưởng, phụ cấp hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng đối với khả năng thanh toán khoản vay 15 Khả năng chuyển việc của anh/chị là rất thấp do đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế khoản vay, 16 Những người sống phụ thuộc trong gia đình ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của anh/chị Khả năng hoàn trả vốn vay 17 Anh/chị nhận thấy khả năng hoàn trả vốn vay của bản thân là rất cao 18 Anh/chị tin chắc rằng mình sẽ hoàn trả vốn vay theo quy định của ngân hàng Xin cảm ơn sự hợp tác của quý ông (bà)! Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế PHỤ LỤC 3: CRONBACH’S ALPHA Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .948 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Anh/chị luôn theo dõi tình hình thanh toán nợ mà bản thân phải thanh toán. 9.30 7.124 .878 .935 Anh/chị rất ít khi trả lãi vay quá hạn 9.40 6.550 .856 .938 Anh/chị trả nợ gốc rất ít khi bị quá hạn 9.27 6.438 .887 .928 Nguồn thu nhập gặp khó khăn, anh/chị vẫn thanh toán đúng hạn 9.03 6.207 .894 .927 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .954 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Anh/chị có tinh thần hợp tác với ngân hàng khi giải quyết các vấn đề phát sinh đối với các khoản vay 9.03 5.469 .893 .939 Anh/chị luôn trung thực với các thông tin cung cấp cho ngân hàng 9.03 5.670 .889 .941 Anh/chị có uy tín trong xã hội, do đó việc chậm thanh toán khoản vay sẽ là một vấn đề đối với uy tín cá nhân 9.03 5.200 .869 .949 Anh/chị có người bảo lãnh 9.00 5.503 .914 .933 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .964 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Thu nhập của anh/chị luôn luôn ổn định (lương được trả đúng hạn, đều đặn) đảm bảo khả năng thanh toán 9.60 8.362 .937 .944 Thưởng, phụ cấp hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng đối với khả năng thanh toán khoản vay 9.50 7.970 .925 .948 Khả năng chuyển việc của anh/chị là rất thấp do đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán khoản vay. 9.53 8.371 .893 .957 Những người sống phụ thuộc trong gia đình ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của anh/chị 9.07 8.720 .887 .959 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .943 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item leted Anh/chị nhận thấy khả năng hoàn trả vốn vay của bản thân là rất cao 3.31 .670 .893 . Anh/chị tin chắc rằng mình sẽ hoàn trả vốn vay theo quy định của ngân hàng 3.14 .631 .893 . Đại học Kinh tế Huế Đại ọc kinh tế Huế PHỤ LỤC: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .920 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng rất mạnh mẽ 10.87 3.845 .800 .908 Tình hình kinh tế có sự biến động lớn 10.93 3.700 .819 .899 Cơ chế và CS của nhà nước có sự thay đổi lớn 11.07 3.245 .810 .899 Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng không đồng bộ 11.13 2.755 .904 .871 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .934 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Nhiều KH sử dụng vốn vay sai mục đích 15.27 4.518 .802 .923 Năng lực quản lý nguồn vốn vay của còn yếu kém 15.40 4.473 .849 .913 KH thường vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng 15.60 4.564 .847 .914 KH cố ý lừa đảo 15.47 4.891 .792 .924 KH không nắm rõ các điều khoản vay 15.33 4.682 .833 .917 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .947 7 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Cán bộ tín dụng thiếu hiểu biết về mức độ rủi ro trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay 21.62 18.604 .914 .931 Vì áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng 21.47 19.527 .769 .944 Công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng lỏng lẻo 21.58 19.295 .843 .938 Công tác kiểm soát từ khâu lập hồ sơ đến khâu GN vốn không chặt chẽ và kém hiệu quả 21.51 19.801 .842 .938 Thiếu sự kiểm tra giám sát khách hàng sau khi vay 21.51 19.437 .831 .939 Cho vay không có tài sản đảm bảo 21.67 20.318 .777 .943 Phân loại và xếp hạng khách hàng chưa chính xác 21.58 20.249 .793 .942 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .899 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Tài sản đảm bảo dễ dàng bị mất giá 6.24 4.416 .777 .877 Tài sản đảm bảo của khách hàng khó thu hồi/thanh lý 6.51 3.846 .802 .856 Tài sản đảm bảo không thể chuyển nhượng 6.36 3.871 .828 .831 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế PHỤ LỤC 4: EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .740 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3693.630 df 120 Sig. .000 Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 Tài sản bảo đảm của anh/chị ổn địnhdo đó không có gì phải lo lắng cho khoản vay .825 Tài sản bảo đảm có khả năng tăng giá do đó khả năng thanh toán những khoản vay ngày càng được đảm bảo .892 Tài sản bảo đảm ít bị tác động của thiên nhiên .825 Tài sản đảm bảo của anh/chị chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng. .839 Anh/chị luôn theo dõi tình hình thanh toán nợ mà bản thân phải thanh toán. .817 Anh/chị rất ít khi trả lãi vay quá hạn .866 Anh/chị trả nợ gốc rất ít khi bị quá hạn .854 Nguồn thu nhập gặp khó khăn, anh/chị vẫn thanh toán đúng hạn .872 Anh/chị có tinh thần hợp tác với ngân hàng khi giải quyết các vấn đề phát sinh đối với các khoản vay .907 Anh/chị luôn trung thực với các thông tin cung cấp cho ngân hàng .916 Anh/chị có uy tín trong xã hội, do đó việc chậm thanh toán khoản vay sẽ là một vấn đề đối với uy tín cá nhân .857 Anh/chị có người bảo lãnh .893 Thu nhập của anh/chị luôn luôn ổn định (lương được trả đúng hạn, đều đặn) đảm bảo khả năng thanh toán .925 Thưởng, phụ cấp hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng đối với khả năng thanh toán khoản vay .908 Khả năng chuyển việc của anh/chị là rất thấp do đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán khoản vay. .905 Những người sống phụ thuộc trong gia đình ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của anh/chị .819 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. Đại học Kinh tế Huế Đại ọc ki h tế Huế PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY Correlations Khả năng hoàn trả vốn vay TN TDTC TTN TSDB Pearson Correlation Khả năng hoàn trả vốn vay 1.000 .60 .55 .52 .77 TN .670 1.000 .369 .450 .584 TDTC .515 .369 1.000 .466 .482 TTN .582 .450 .466 1.000 .634 TSDB .707 .584 .482 .634 1.000 Sig. (1-tailed) Khả năng hoàn trả vốn vay . .000 .000 .000 .000 TN .000 . .000 .000 .000 TDTC .000 .000 . .000 .000 TTN .000 .000 .000 . .000 TSDB .000 .000 .000 .000 . N Khả năng hoàn trả vốn vay 150 150 150 150 150 TN 150 150 150 150 150 TDTC 150 150 150 150 150 TTN 150 150 150 150 150 TSDB 150 150 150 150 150 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 49.969 1 49.969 148.130 .000b Residual 49.925 148 .337 Total 99.893 149 2 Regression 59.939 2 29.969 110.262 .000c Residual 39.955 147 .272 Total 99.893 149 3 Regression 62.544 3 20.848 81.497 .000d Residual 37.349 146 .256 Total 99.893 149 4 Regression 63.530 4 15.883 63.333 .000e Residual 36.363 145 .251 Total 99.893 149 a. Dependent Variable: Khả năng hoàn trả vốn vay b. Predictors: (Constant), TSDB c. Predictors: (Constant), TSDB, TN d. Predictors: (Constant), TSDB, TN, TDTC e. Predictors: (Constant), TSDB, TN, TDTC, TTN Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.340 .168 7.952 .000 TSDB .636 .052 .707 12.171 .000 1.000 1.000 2 (Constant) .926 .166 5.586 .000 TSDB .432 .058 .480 7.468 .000 .659 1.518 TN .333 .055 .389 6.057 .000 .659 1.518 3 (Constant) .610 .189 3.226 .002 TSDB .364 .060 .405 6.078 .000 .577 1.733 TN .312 .054 .364 5.800 .000 .649 1.541 TDTC .197 .062 .186 3.192 .002 .756 1.323 4 (Constant) .511 .194 2.635 .009 TSDB .306 .066 .341 4.635 .000 .465 2.152 TN .301 .053 .352 5.626 .000 .642 1.558 TDTC .169 .063 .159 2.695 .008 .718 1.393 TTN .128 .065 .133 1.983 .049 .558 1.791 a. Dependent Variable: Khả năng hoàn trả vốn vay Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_rui_ro_tin_dung_doi_voi_cho_vay_mua_nha_tai_ngan_hang_thuong_ma_i_co_pha_n_dau_tu_va_phat_t.pdf
Luận văn liên quan