Luận văn Rào cản phi thuế quan của mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Vấn đề bảo vệ môi trƣờng đang và sẽ là một chủ đề nổi bật liên quan tới nhiều lĩnh vực của quan hệ quốc tế, trong đó có thƣơng mại. Mỗi một quốc gia đều có chính sách riêng liên quan tới bảo vệ môi trƣờng phù hợp với đặc thù riêng. Đáng lƣu ý là việc sử dụng các biện pháp liên quan tới môi trƣờng nhƣ một NTB sẽ là một xu hƣớng mới trong thƣơng mại quốc tế. Việt Nam nên nghiên cứu để có thể khai thác tốt NTB này khi cần bảo hộ sản xuất trong nƣớc, đồng thời có thể có căn cứ xác đáng để buộc các đối tác loại bỏ những biện pháp nhất định viện lý do bảo vệ môi trƣờng để hạn chế nhập khẩu hàng của Việt Nam.

pdf116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4861 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rào cản phi thuế quan của mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gỗ đạt kim ngạch 5,5 tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 28,9% Đối với hàng thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 13 tỷ USD/ năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, phấn đấu 2010 đạt 3,0% (khoảng trên 0,4 tỷ USD). Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 20,0% b) Nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng thuộc nhóm này bao gồm: thuỷ sản, cà phê, cao su, nhân điều. Đối với mặt hàng thuỷ sản: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 10,6 tỷ USD/ năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chiếm 5,8% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, phấn đấu 2010 đạt 9,5% (khoảng trên 1 tỷ USD). Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 4 - 5 tỷ USD với tốc độ tăng trƣởng bình quân mỗi năm tăng hơn 200 triệu USD Đối với mặt hàng cà phê: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 1,5 tỷ USD/ năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chiếm - 80 - 6% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, phấn đấu 2010 đạt 13% (khoảng trên 200 triệu USD). Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 958 triệu USD với tốc độ tăng trƣởng bình quân 4,3% / năm. Dự kiến mỗi năm xuất khẩu đƣợc 900 nghìn tấn, với mức giá bình quân khoảng 850 USD/tấn. Đối với mặt hàng cao su: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 12,2 tỷ USD/ năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chiếm 0,2% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, phấn đấu 2010 đạt 0,4% (khoảng trên 60 triệu USD). Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 650 - 700 nghìn tấn với mức giá trung bình khoảng 1.350 USD/ tấn và đạt kim ngạch khoảng 880 – 960 triệu USD. Tốc độ tăng trƣởng bình quân 4,0% / năm. Đối với mặt hàng nhân điều: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 800 triệu USD/ năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, phấn đấu 2010 đạt 37% (khoảng trên 300 triệu USD). Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu nhân điều sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 1 tỷ USD, tăng trƣởng bình quân 16,3%/ năm. c) Nhóm hàng xuất khẩu mới Các mặt hàng thuộc nhóm này chủ yếu gồm có: đóng tàu, thép và các sản phẩm từ gang, thép, máy biến thế và động cơ điện, giấy bìa và sản phẩm từ giấy bìa, túi xách, vali, mũ, ô, dù, hoá chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, săm lốp ôtô xe máy. Trong đó đáng lƣu y là thị trƣờng Hoa Kỳ đang là thị trƣờng mục tiêu xuất khẩu của các mặt hàng nhƣ: thiết bị máy và văn phòng, giấy bìa và sản phẩm từ giấy, bìa, săm lốp ôtô xe máy, vật liệu xây dựng [1] - 81 - II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CÓ HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Cơ sở khoa học của việc duy trì các hàng rào phi thuế quan Thực tế nhiều năm qua cho thấy khá nhiều NTM đã tồn tại ở Việt Nam. Nhiều biện pháp đã gây ra những tác động xấu tới nhập khẩu hàng hóa nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Nhƣng sự tồn tại của một số NTM cũng đã có ảnh hƣởng tích cực tới việc bảo hộ nhiều lĩnh vực sản xuất. Trong quá trình hội nhập kinh tế - thƣơng mại quốc tế, Việt Nam cần loại bỏ những biện pháp đƣợc coi là trái với những nguyên tắc của tổ chức này song cần tiếp tục duy trì những NTM đã đƣợc thừa nhận nhằm bảo hộ những lĩnh vực sản xuất có chọn lọc nhằm đạt đƣợc những mục tiêu phát triển của mình. Cơ sở khoa học của việc tiếp tục áp dụng các NTM đƣợc dựa trên những căn cứ sau: 1.1. Các NTM để bảo hộ có tính khách quan Trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế ngày càng cao, bất cứ nƣớc nào cũng phải áp dụng các NTM để bảo hộ những lĩnh vực sản xuất mới ra đời và có kế hoạch phát triển. Trong bối cảnh gặp phải khó khăn về cán cân thanh toán, bất cứ nƣớc nào cũng phải hạn chế nhập khẩu hàng hóa. Trong trƣờng hợp một lĩnh vực sản xuất trong nƣớc bị thƣơng tổn nghiêm trọng vì hàng nhập khẩu bị bán phá giá hay đƣợc trợ cấp, bất cứ nƣớc nào cũng cần phải hạn chế nhập khẩu bằng cách này hay cách khác, chẳng hạn nhƣ áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng v.v... Do đó, bảo hộ luôn mang tính khách quan, Tổ chức Thƣơng mại quốc tế luôn có những ngoại lệ cho phép các nƣớc đƣợc sử dụng NTM và trong những trƣờng hợp này các biện pháp phi thuế quan tỏ ra là những giải pháp hữu hiệu hơn cả bởi khả năng gây tác động mạnh mẽ và nhanh chóng, linh hoạt đối với việc tạo ra sự nâng đỡ đối với các lĩnh vực này. - 82 - 1.2. Các NTM có tính phổ biến Mặc dù WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất, nhƣng không một nƣớc nào lại không sử dụng các NTM để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Hơn thế nữa, nếu xét trên qui mô toàn cầu thì khó có thể tìm thấy một lĩnh vực sản xuất nào mà lại không tồn tại ít nhất một NTM để bảo hộ, từ những lĩnh vực sản xuất giản đơn nhƣ sản xuất lúa gạo ở Philipine1 cho đến lĩnh vực sản xuất máy bay với công nghệ cao tại Pháp v.v... 1.3. Các NTM để bảo hộ có tính dài hạn Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh các biện pháp này với thuế quan. Do tính chất không minh bạch, các biện pháp phi thuế quan là yếu tố ít đƣợc quan tâm hơn trong các cuộc đàm phán song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng để gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế vì vậy, chúng có thể đƣợc duy trì lâu hơn. Bên cạnh đó các biện pháp này đã ngày càng trở nên tinh vi và mang tính sáng tạo hơn kể từ khi xuất hiện các quy định của WTO hay APEC mà minh hoạ cho nghịch lý này là những NTM liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời nhƣ kiểm dịch động thực vật và các quy định kỹ thuật…Do vậy mà trong các cam kết quốc tế bao giờ cũng phải đặt ra các ngoại lệ và đây cũng là lý do nói lên tính lâu dài của các NTM. 1.4. Vấn đề chọn lọc các NTM sử dụng và lĩnh vực bảo hộ Có nhiều NTM đã và đang đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, đem lại tác động tích cực cho nền kinh tế. Nhƣng ngƣợc lại cũng có nhiều NTM đƣợc sử dụng cho một mục đích, một mặt hàng nhƣng hiệu quả lại không đạt đƣợc nhƣ mong muốn của các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, với xu thế hội nhập, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiện triệt để những cam kết khi gia nhập APEC và ASEAN, chúng ta - 83 - cần loại bỏ những NTM lạc hậu, thay vào đó là những NTM mới phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn có tác động bảo hộ tích cự hơn phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với lĩnh vực bảo hộ, các nhà hoạch định cũng cần phân tích kỹ lƣỡng những yếu tố chủ quan nhƣ tiềm năng thực sự của ngành cũng nhƣ những yếu tố khách quan khác nhƣ lợi thế so sánh của ngành hàng với các quốc gia khác nhằm xác định đƣợc ngành hàng bảo hộ hợp lý tránh lãng phí nguồn lực nhƣ trong thời gian qua. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý tới thời gian bảo hộ sao cho hợp lý và cần có lịch trình cắt giảm. Đây cũng chính là yêu cầu của WTO, mặt khác không gây nên sự ỷ lại và yếu tố độc quyền ở một số ngành hàng quá lâu. 2. Một số đề xuất trong việc xây dựng hàng rào phi thuế quan có hiệu quả trong thời gian tới 2.1 Đối với nhóm biện pháp hạn chế định lượng a) Nên thay thế quy định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (nhƣ thuốc lá, hàng đã qua sử dụng) bằng các biện pháp khác Việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu tiềm ẩn trong nó những yếu tố có thể gây ra vi phạm các quy định của các tổ chức thƣơng mại quốc tế. Ví dụ nhƣ việc Việt Nam cho phép sản xuất thuốc lá trong khi cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, hay cấm nhập khẩu một số mặt hàng đã qua sử dụng trong khi vẫn cho lƣu hành trong nƣớc có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện pháp có tác dụng gần nhƣ vậy nhƣng lại hợp pháp, ví dụ nhƣ sử dụng hạn ngạch thuế quan, thuế theo mùa, kết hợp với sắc thuế cao ở nội địa hay tạo ra thủ tục thông quan phức tạp đối với mặt hàng thuốc lá, hàng đã qua sử dụng. Việc bãi bỏ những biện pháp cấm nhƣ vậy có thể đem lại cho Việt Nam một số lợi ích sau: - 84 - - Làm cho hệ thống chính sách phù hợp hơn với WTO và do đó giảm sức ép khi đàm phán với một số đối tác chính của tổ chức này - Giảm buôn lậu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu - Có thể đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng này và nhờ đó tăng thu cho ngân sách b) Không sử dụng biện pháp “tạm thời không nhập khẩu” Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 1999, Việt Nam đã áp dụng biện pháp “tạm thời không nhập khẩu” đối với các mặt hàng nhƣ phân NPK, một số loại kính xây dựng, một số chủng loại sắt thép…Việc áp dụng các biện pháp này thể hiện tính thiếu minh bạch và nhất quán của hệ thống chính sách thƣơng mại. Một số biện pháp trên đƣợc áp dụng với mục đích bảo hộ cho một số ngành hàng gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nƣớc có đồng tiền bị phá giá. Trong một số trƣờng hợp khác thì việc áp dụng chủ yếu do mối quan ngại của Chính phủ về tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam. Tuy nhiên, các mối quan ngại trên vẫn có thể đƣợc giải quyết một cách thoả đáng mà không phải áp dụng các biện pháp “tạm thời không nhập khẩu” thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp mang tính khẩn cấp nhƣ tự vệ hoặc các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán khác. c) Mở rộng phạm vi mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch thuế quan Nội dung: Hạn ngạch thuế quan là cơ chế cho phép duy trì mức thuế suất thấp đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trƣng của thƣơng mại nông sản. Theo Hiệp định nông sản (AOA), hạn ngạch thuế quan liên quan trực tiếp đến tiếp cận hiện tại và tiếp cận tối thiểu. Đối với các sản phẩm đã đƣợc thuế hóa, các nƣớc thành viên WTO cam kết phải đƣa ra mức tiếp cận thị - 85 - trƣờng hiện tại. Nghĩa là mức tiếp cận thị trƣờng ít nhất phải tƣơng đƣơng với lƣợng nhập khẩu trung bình của giai đoạn 1986-1989 tại mức thuế trƣớc khi thuế hóa. Đối với các nƣớc gia nhập sau thì giai đoạn cơ sở có thể là ba năm gần nhất. Đối với các sản phẩm đã đƣợc thuế hóa nhƣng trƣớc đó vì một lý do nào đó mà chƣa có nhập khẩu thì áp dụng tiếp cận tối thiểu. Nghĩa là mức tiếp cận cho hàng nhập khẩu ít nhất là 3% lƣợng tiêu dùng nội địa và mức tiếp cận này đƣợc mở rộng lên 5% trong một thời gian nhất định (5 năm). Ý nghĩa: Hạn ngạch thuế quan có thể coi là một biện pháp phi thuế khá hiện đại bởi những lý do sau: - Phù hợp với những quy định của các tổ chức thƣơng mại quốc tế - Bảo hộ tích cực cho nền kinh tế, bởi thông qua hạn ngạch thuế quan có thể hạn chế số lƣợng hàng hoá nhập khẩu song vẫn đảm bảo cung cầu của thị trƣờng trong nƣớc Đây có thể coi là biện pháp hạn chế nhập khẩu khá phù hợp đối với Việt Nam, cần có thêm nhiều nghiên cứu về những kinh nghiệm áp dụng của các nƣớc khác để trong thời gian tới chúng ta có thể đƣa vào sử dụng một cách có hiệu quả. Việt Nam đã áp dụng biện pháp này từ 3 đến 5 năm nay, nhƣng hiệu quả và tác dụng còn rất hạn chế. Năm 2004, 2005 chúng ta đƣa 7 nhóm hàng vào danh mục quản lý nhƣng trong đó thực chất chỉ có 2 nhóm hàng đƣa ra định lƣợng còn lại là nhập theo nhu cầu. Làm nhƣ vậy hoàn toàn chỉ mang tính danh nghĩa. Do vậy hƣớng tới có thể thay thế hàng loạt những hàng hoá cần quản lý (đặc biệt là hàng nông sản sang dạng này) 2.2. Đối với các biện pháp quản lý giá Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả là nhân tố đƣợc coi là quan trọng nhất quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy, ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự - 86 - nhiên nhƣ điện, nƣớc…cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác - Tiếp tục xác định trị giá hải quan theo hiệp định ACV nhƣ đã cam kết. Nên bỏ hẳn cách xác định giá theo số lƣợng đối với một số mặt hàng đã áp dụng nhƣng thực tế hầu nhƣ không nhâp khẩu (ví dụ nhƣ trứng gia cầm) - Bãi bỏ chế độ định giá tối đa hay định giá tối thiểu trong khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nên cần để cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp quen dần với những tín hiệu khách quan của thị trƣờng. Không nên áp đặt một cơ chế giá theo cách áp đặt. - Các biện pháp phụ thu đã đƣợc áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhƣng đôi khi cũng để bảo hộ sản xuất trong nƣớc hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay đổi và do đó không thể đoán trƣớc đƣợc và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các biện pháp này cũng nằm trong diện cần loại bỏ theo các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ WTO. Sau năm 2000 Việt Nam đã loại bỏ hầu nhƣ toàn bộ danh mục hàng hoá có phụ thu Để thay thế cho những biện pháp này, nhằm tăng khả năng quản lý và bảo hộ sản xuất trong nƣớc, trong từng trƣờng hợp thích hợp, có thể thuế hoá biện pháp này theo cách Mức thuế mới = các mức thuế cũ + tỷ lệ phụ thu dự kiến Trong những trƣờng hợp mất cân bằng cán cân thƣơng mại, có thể áp dụng phụ thu với một diện khá rộng mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các quy định của các định chế quốc tế và đã từng đƣợc nhiều nƣớc nhƣ Hungary, Bulgaria áp dụng thành công. - 87 - Áp dụng thuế đánh theo mùa vụ hoặc hạn ngạch thuế quan, nhằm gánh đỡ cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nƣớc. 2.3. Áp dụng biện pháp tự vệ và tự vệ đặc biệt Nội dung: Theo điều II Hiệp định tự vệ của WTO các thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm không phân biệt xuất xứ khi thành viên này đã xác định theo những quy định chặt chẽ rằng số lƣợng nhập khẩu đang tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tƣơng đối của sản phẩm này đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nƣớc sản xuất các sản phẩm tƣơng tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu đó. Nƣớc có quy định về biện pháp tự vệ đƣợc quyền áp dụng các biện pháp khẩn thiết trong trƣờng hợp hàng hoá nhập khẩu đe doạ đến nền kinh tế của quốc gia này. Tƣơng tự nhƣ vậy, điều khoản tự vệ đặc biệt đƣợc quy định trong điều V Hiệp định Nông nghiệp của WTO nhƣ sau: nếu sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia thành viên đã đƣợc thuế hoá và bảo lƣu điều khoản tự vệ đặc biệt trong biểu cam kết quốc gia thì quốc gia này đƣợc phép áp dụng các biện pháp tƣơng tự nhƣ biện pháp tự vệ khi lƣợng nhập khẩu vƣợt quá số lƣợng giới hạn nhập khẩu hoặc khi giá nhập khẩu xuống thấp hơn mức giá giới hạn. Biện pháp này đƣợc phép áp dụng mà không cần bất cứ một sự chứng minh nào về việc các lĩnh vực có liên quan trong nƣớc bị tổn thƣơng hay bị đe doạ tổn thƣơng Ý nghĩa: Biện pháp này có tầm quan trọng rất lớn bởi khả năng phát huy tác động nhanh chóng và mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên một nhƣợc điểm không thể phủ nhận của biện pháp này là nó không thể duy trì đƣợc một thời gian dài và dễ gây ra các hành động trả đũa. Trong thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp này để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nƣớc đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Tuy - 88 - vậy, cho đến ngày 25/5/2002 Việt Nam mới ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực ngày 1/9/2002. Song do nội dung còn có những vấn đề chung chung, cần phải giải thích và hƣớng dẫn, nhƣ cần phải nắm chắc khái niệm cũng nhƣ cần hiểu rõ thế nào là trợ cấp, thế nào là phá giá. Nhƣng sau gần 1 năm, đến 8/3/2003 Chính phủ mới có Nghị định số 150/2003NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Cho đến nay những biện pháp tự vệ chƣa phát huy một cách có hiệu quả, trong khi hàng hoá của nhiều nƣớc vẫn đang phá giá tại thị trƣờng Việt Nam, hoặc đang đe doạ tới ngành công nghiệp nội địa, thậm chí cả những hàng hoá có ảnh hƣởng đến an ninh quốc phòng, nhân cách vẫn đang nhập lậu vào Việt Nam. 2.4. Trợ cấp trong khuôn khổ của WTO Nội dung: Trợ cấp là việc một lợi ích đƣợc chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ về giá hay thu nhập, hay có sự đóng góp tài chính của Chính phủ hay các tổ chức nhà nƣớc, chẳng hạn nhƣ chuyển giao trực tiếp các khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng, hoặc bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngân sách nhà nƣớc, chẳng hạn nhƣ các ƣu đãi về thuế (trừ thuế gián thu), hoặc Chính phủ cung cấp hàng hoá và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, hay thông qua việc mua hàng hoá. Ý nghĩa: Trợ cấp là một biện pháp rất có lợi cho Việt Nam vào thời điểm này với những lý do chính sau đây: Trợ cấp là phổ biến và tất yếu Trợ cấp là một công cụ chính sách đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các nƣớc. Trong bối cảnh thị trƣờng không hoàn hảo, Chính phủ các nƣớc đều muốn ngăn cản các công ty các nƣớc khác tham gia cạnh tranh để giành giật thị trƣờng béo bở cho công ty nƣớc mình. Do đó, Chính phủ phải chủ động tiến hành trợ cấp cho công ty, sản phẩm trong nƣớc. Xuất phát từ - 89 - lý thuyết chiến lƣợc này, mọi quốc gia đều nhận thấy trợ cấp là cần thiết và đều tiến hành trợcấp dƣới hình thức này hay hình thức khác Trợ cấp đƣợc WTO cho phép Điều XVI.1 của GATT/1994 và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO cho phép các nƣớc duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thƣơng mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nƣớc thành viên khác. Điều 27 của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển và quy định dành đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các thành viên này. Trợ cấp góp phần phát triển kinh tế – xã hội tổng thể - Trợ cấp góp phần phát triển công nghiệp nội địa: Mọi quốc gia đều mong muốn xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành có tầm quan trọng chiến lƣợc đối với lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, …Để đạt đƣợc mục tiêu này, Chính phủ các nƣớc có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành đó. Nhờ vậy, lợi thế cạnh tranh của những ngành đƣợc trợ cấp sẽ tăng lên, do đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trƣờng thế giới. - Trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nƣớc có tác dụng hạn chế nhập khẩu các sản phẩm cạnh tranh vào trong nƣớc, đồng thời có thể làm giảm tác dụng của cam kết ràng buộc hoặc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO. Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hoá thuế nhập khẩu mà nƣớc khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nƣớc trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nƣớc trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nƣớc khác vào thị trƣờng thứ ba. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bƣớc đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bƣớc nâng cao khả năng - 90 - cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trƣờng, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty lớn đã trụ vững trên thị trƣờng thì hỗ trợ của Chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đƣa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. Trợ cấp góp phần phát triển vùng Chính sách hỗ trợ vùng khó khăn giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch thu nhập cũng nhƣ trình độ và quy mô phát triển giữa các vùng trong cùng một nƣớc. Nhờ trợ cấp của Chính phủ, các nhà đầu tƣ đƣợc bù đắp phần nào chi phí đầu tƣ cao hơn mức bình thƣờng khi quyết định lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại một địa bàn khó khăn hoặc đang cần đƣợc phát triển. Trợ cấp góp phần điều chỉnh cơ cấu Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tƣ và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trƣớc nguy cơ bị đóng cửa.Sự hỗ trợ của Chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trƣờng thƣơng mại quốc tế tạo ra. Trợ cấp cũng có thể đƣợc sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dƣ thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động đƣợc diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài thay vì tự cố gắng sản - 91 - xuất và cung cấp những sản phẩm kém cạnh tranh với chi phí đầu tƣ tốn kém. Trợ cấp đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng Trợ cấp giúp nhà sản xuất trong nƣớc cung cấp nhiều hàng hoá hơn trong điều kiện chi phí sản xuất không thay đổi. Do đó ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc lợi do mua đƣợc nhiều hàng hoá với giá rẻ hơn. Mặc dù mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng trong trƣờng hợp này trợ cấp lại đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng vì giá sản phẩm liên quan đƣợc giảm xuống. Trợ cấp kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực và khắc phục những hiệu ứng tiêu cực Theo nguyên lý sự lan truyền của hiệu ứng tích cực (external benefit), trợ cấp còn có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực theo dây chuyền. Ví dụ, việc Chính phủ hỗ trợ ngành viễn thông sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhƣ vậy, lợi ích của trợ cấp có thể lan rộng sang các ngành khác ngoài chính bản thân ngành đƣợc trợ cấp trực tiếp Bên cạnh tác dụng kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực, trợ cấp còn có thể khắc phục các thất bại của thị trƣờng một cách có hiệu quả. Ví dụ, một công ty bỏ công sức đào tạo nhân công, đầu tƣ vào nghiên cứu công nghệ mới nhƣng rồi công nghệ mới bị sao chép hoặc nhân công đã đƣợc đào tạo lại bị lôi kéo và sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh không phải tốn công sức và chi phí ban đầu để đầu tƣ cho đào tạo và nghiên cứu. Chi phí đối thủ phải bỏ ra rất nhỏ (trả lƣơng cao hơn một chút cho ngƣời lao động đã đƣợc đào tạo so với mức lƣơng cũ của họ…) trong khi lợi ích thu về lại rất lớn. Còn công ty ban đầu khó duy trì đƣợc khả năng cạnh tranh nhƣ trƣớc trên thƣơng trƣờng vì chi phí sản phẩm bao hàm cả chi phí đào tạo kiến thức cho công nhân…Do tác động ngoại ứng này, nếu không có sự hỗ trợ từ phía - 92 - Chính phủ, không công ty nào muốn đầu tƣ vào đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên hoặc đầu tƣ cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ trong khi những hoạt động này lại rất cần thiết cho sự phát triển ngành và xã hội trên tổng thể. Trợ cấp có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để mặc cả Nếu một nƣớc không duy trì trợ cấp thì vị thế mặc cả của nƣớc đó trong đàm phán thƣơng mại có thể kém hơn một nƣớc duy trì trợ cấp. Chẳng hạn, nƣớc duy trì trợ cấp có thể chấp nhận loại bỏ một số biện pháp trợ cấp hoặc cắt giảm mức trợ cấp nhất định để đánh đổi lấy nhân nhƣợng giảm thuế của các nƣớc khác. Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng biện pháp này nhƣ Hoa Kỳ, các nƣớc EU, Nhật Bản… Nhƣng khi sử dụng cần chú ý tới những trƣờng hợp trợ cấp đèn đỏ đối với sản phẩm công nghiệp và trợ cấp màu hổ phách đối với hàng nông sản vì đây là hai trƣờng hợp cấm. Mặc khác trong trƣờng hợp trợ cấp đèn vàng, có thể sẽ bị khiếu kiện, do vậy, trƣờng hợp này cần phải có những minh chứng rõ ràng, tránh bị hiểu nhầm. 2.5. Các biện pháp chống bán phá giá Nội dung: Việc bán phá giá một sản phẩm là việc sản phẩm của nƣớc này đƣợc đƣa vào hoạt động thƣơng mại của một nƣớc khác với mức giá trị thấp hơn thông thƣờng. Bán phá giá xảy ra nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đƣợc xuất khẩu từ một nƣớc đến một nƣớc khác thấp hơn giá so sánh của các sản phẩm tƣơng tự dùng để tiêu thụ tại nƣớc xuất khẩu trong những điều kiện thƣơng mại thông thƣờng. Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp đặt ra mức thuế suất cao đối với hàng bán phá giá để ngăn chặn không cho các mặt hàng này thâm nhập vào thị trƣờng trong nƣớc. Ý nghĩa: - Đối phó với hành vi thƣơng mại không lành mạnh của nƣớc khác - 93 - Khi một nƣớc trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tƣợng tham gia thị trƣờng sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nƣớc không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trƣờng nƣớc trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong thị trƣờng cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp tràn vào sẽ gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nƣớc nhập khẩu. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nƣớc bị ảnh hƣởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp, hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của nƣớc khác gây ra. Trong trƣờng hợp ngoại lệ, điều VI.6GATT/1994 còn cho phép nƣớc nhập khẩu đƣợc phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp của một nƣớc xuất khẩu khi trợ cấp của nƣớc xuất khẩu này gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại cho ngành sản xuất của nƣớc khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc nhập khẩu. - Các biện pháp chống phá giá có thể đem lại nguồn thu cho ngân sách Thay vì áp dụng các biện pháp có thể gây tốn kém nguồn lực xã hội để hạn chế nhập khẩu hàng hoá đƣợc trợ cấp nhƣ trị giá tính thuế tối thiểu, hạn ngạch…, nƣớc bị ảnh hƣởng có thể sử dụng biện pháp thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế có giá trị tƣơng đƣơng với giá trị trợ cấp, trong trƣờng hợp nhất định do tính chất không rõ ràng của nó nƣớc nhập khẩu có thể đặt ra mức thuế cao hơn mức trợ cấp của nƣớc xuất khẩu từ đó làm tăng thu ngân sách. - Tác dụng mang tính chất cản trở của thuế đối kháng Nhiều khi tác động về mặt tài chính của bản thân thuế đối kháng đối với nƣớc tiến hành trợ cấp là không đáng kể, nhƣng sự không chắc chắn, bất ổn định, chi phí về pháp luật và các chậm trễ liên quan đến thủ tục, quá trìn điều - 94 - tra về trợ cấp lại có tác động tiêu cực rất lớn gây cản trở đến hoạt động xuất nhập khẩu và có thể đƣợc sử dụng một cách tinh vi là một rào cản thƣơng mại đƣợc nguỵ trang khéo léo. Trong thời gian qua, Việt Nam chƣa áp dụng biện pháp này dù số lƣợng các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá trên thị trƣờng của ta không nhỏ, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc. Biện pháp này rất cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình mở cửa thị trƣờng. Đến ngày 12/05/2004 Việt Nam mới chính thức công bố Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. Tuy vậy, do tính chất nhạy cảm của biện pháp (những quy định chặt chẽ của WTO và những tác động tiêu cực tới các quan hệ kinh tế quốc tế), Việt nam cần có những nghiên cứu kỹ lƣỡng trƣớc khi áp dụng vào thực tế nhằm đem lại những hiệu quả cao nhất. 2.6. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại (Hiệp định TBT), Hiệp định về Vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO cho phép các nƣớc đƣợc sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹthuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nƣớc đó cho là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đời sống của con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, với điều kiện là các biện pháp đó không đƣợc áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thƣơng mại quốc tế. Nếu khéo léo vận dụng dựa trên căn cứ tính thích hợp và/hoặc cần thiết thì Việt Nam có thể lợi dụng các biện pháp này để gây cản trở cho nhà xuất khẩu nƣớc ngoài, hạn chế nhập khẩu trong khi vẫn biện minh đƣợc là không trái với quy định của WTO. - 95 - Trong WTO có cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại (Trade Policy Review Mechanism) của các thành viên theo những giai đoạn định kỳ. Chính sách thƣơng mại của các thành viên có ảnh hƣởng lớn nhất tới hệ thống thƣơng mại toàn cầu cứ 2 năm đƣợc rà soát một lần, của các thành viên khác là 4 hoặc 6 năm. Trong APEC có cơ chế tiến hành thủ tục rà soát Chƣơng trình hành động quốc gia (IAP) một cách tự nguyện. Thực tế, Việt Nam cần có chính sách đồng bộ về vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật và xác định sự phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt các qui định của Hiệp định TBT trong WTO nhằm phục vụ các mục tiêu của chính sách phát triển nói chung và chính sách thƣơng mại nói riêng. Song song với việc sử dụng TBT, cần áp dụng triệt để các biện pháp SPS trong thƣơng mại. Cần xây dựng danh mục các mặt hàng phải kiểm tra SPS bắt buộc. Thực thi tốt biện pháp này không chỉ tạo thêm mộtrào cản hợp pháp đối với nhập khẩu nông sản mà còn bảo vệ hiệu quả hơn sản xuất nông nghiệp nói riêngcũng nhƣ sức khỏe con ngƣời, động thực vật và môi trƣờng nói chung Nội dung cụ thể: a. Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Theo phụ lục 1 của hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thƣớc, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phƣơng pháp sản xuất liên quan tới sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Trên thực tế, nếu một sản phẩm nhập - 96 - khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không đƣợc phép bán ra thị trƣờng. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn đƣợc phép bán ra thị trƣờng, mặc dù có thể bị ngƣời tiêu dùng tẩy chay. Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ con ngƣời, bảo vệ sức khoẻ và đời sống động thực vật, bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn các hành vi lừa dối. b. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp bao gồm xét nghiệm, thẩm tra, xác thực, kiểm định, chứng nhận đƣợc sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra c. Biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật Bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan nhƣ các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phƣơng pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan gắn với vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dƣỡng chúng trong quá trình vận chuyển; những quy định về phƣơng pháp thống kê; thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu tiêu thụ nông sản của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam không còn chịu chi phối nhiều bởi yếu tố giá cả nhƣ trƣớc kia mà bởi nhiều yếu tố khác nhƣ môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời. Tƣơng tự nhƣ vậy, các mặt hàng có chất lƣợng kỹ thuật cao, đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị hiện đại phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đƣợc quan tâm nhiều hơn về vấn đề chất lƣợng. Thời gian qua Việt Nam đã có quy định về vấn đề kiểm dịch động thực vật, các biện - 97 - pháp kỹ thuật cũng đã đƣợc ban hành, tuy nhiên công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Trong khi đó Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại (Hiệp định TBT); Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO đã cho phép các nƣớc thành viên đƣợc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch đƣợc coi là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con ngƣời, đời sống con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, với điều kiện là các biện pháp đó không tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý đối với thƣơng mại quốc tế. Nếu biết khéo léo vận dụng trên cơ sở tính “thích hợp” và “cần thiết” thì Việt Nam không những lựa chọn đƣợc cho mình các mặt hàng có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc mà còn có thể lợi dụng biện pháp này để cản trở hàng hoá nƣớc ngoài mà vẫn biện minh đƣợc là không trái với quy định của WTO 2.7. Các biện pháp liên quan đến môi trường Vấn đề bảo vệ môi trƣờng đang và sẽ là một chủ đề nổi bật liên quan tới nhiều lĩnh vực của quan hệ quốc tế, trong đó có thƣơng mại. Mỗi một quốc gia đều có chính sách riêng liên quan tới bảo vệ môi trƣờng phù hợp với đặc thù riêng. Đáng lƣu ý là việc sử dụng các biện pháp liên quan tới môi trƣờng nhƣ một NTB sẽ là một xu hƣớng mới trong thƣơng mại quốc tế. Việt Nam nên nghiên cứu để có thể khai thác tốt NTB này khi cần bảo hộ sản xuất trong nƣớc, đồng thời có thể có căn cứ xác đáng để buộc các đối tác loại bỏ những biện pháp nhất định viện lý do bảo vệ môi trƣờng để hạn chế nhập khẩu hàng của Việt Nam. Các quy định về môi trƣờng bao gồm các quy định về mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, tỉ lệ chất thải độc hại nhƣ chì, mangan, lƣu huỳnh…, độ ô nhiễm môi trƣờng. Trong các công cụ nhằm vừa bảo vệ môi trƣờng, vừa - 98 - có tác dụng nhƣ một hàng rào thuế quan đó là việc quy định dán nhãn sinh thái (ecolabel) Ý nghĩa: Các biện pháp quy định chất lƣợng, kiểm tra sự phù hợp, kiểm dịch động thực vật, nhãn môi trƣờng sẽ giúp hạn chế những mặt hàng kém chất lƣợng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân. Ngăn chặn sự thâm nhập thái quá của hàng hoá nƣớc ngoài, cân bằng cung cầu trong nƣớc. Các biện pháp này cũng có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành, đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại. 2.8. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Nội dung: Trƣớc 1995, do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nƣớc đã sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu “tình nguyện”. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một thoả thuận song phƣơng giữa hai Chính phủ. Khi ngành công nghiệp của nƣớc nhập khẩu đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu thì nƣớc nhập khẩu sẽ gây áp lực với nƣớc xuất khẩu để đàm phán về số lƣợng xuất khẩu. Thông thƣờng kết quả của sự đàm phán là nƣớc xuất khẩu sẽ giới hạn số lƣợng xuất khẩu một số sản phẩm nhất định với nƣớc nhập khẩu, từ đó giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành hàng tƣơng tự của nƣớc nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu bị “bắt buộc” chấp nhận số lƣợng đó và bị đe doạ nhận đƣợc các hành động khắc nghiệt hơn nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn chế số lƣợng xuất khẩu. Chính phủ nƣớc xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thƣơng mại và đã đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Ý nghĩa: - 99 - Trong khi hạn ngạch đƣợc áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện chỉ áp dụng đối với một số nƣớc xuất khẩu chủ yếu, do đó nếu áp dụng biện pháp này kín đáo thì không ảnh hƣởng đến những cam kết trong quá trình gia nhập các định chế thƣơng mại. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện mang tính chất linh hoạt hơn bởi nƣớc nhập khẩu có khả năng lựa chọn các thành viên ký kết thoả thuận. Mỹ là nƣớc sử dụng biện pháp này nhiều nhất. Để bảo hộ ngành công nghiệp thép Mỹ đã ép Nhật và Liên Xô phải hạn chế xuất khẩu mặt hàng này vào thị trƣờng của mình thông qua những nhân nhƣợng mang tính chất chính trị. Về lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn có thể nói biện pháp này chỉ mang tính chất tham khảo đối với Việt Nam, bởi chúng ta không thể gây sức ép đối với các nƣớc khác với một địa vị kinh tế và chính trị nhƣ hiện tại. - 100 - KẾT LUẬN Mặc dù xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, các quốc gia đều phải giàng buộc mình với những cam kết mở cửa thị trƣờng, dỡ bỏ các biện pháp cản trở sự di chuyển của các luồng hàng hoá, dịch vụ và nguồn vốn. Tuy nhiên, trên thực tế không một nƣớc nào từ bỏ hoàn toàn công cụ phi thuế quan để bảo hộ một số lĩnh vực sản xuất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Luận văn này phần nào đã khẳng định đƣợc sự cần thiết phải xây dựng và duy trì các NTM để bảo hộ sản xuất trong nƣớc ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ mất đi nhiều sự lựa chọn trong việc áp dụng các NTM. Vì vậy, Luận văn cũng đã trình bày một vấn đề có tính khoa học và thực tiễn cao, đó là phải xác định phƣơng hƣớng sử dụng các NTM sao cho vừa đạt đƣợc mục đích bảo hộ vừa không trái với các cam kết quốc tế. Những khuyến nghị và đề xuất trong Luận văn ít nhiều đều có tính khả thi, do vậy xây dựng hệ thống các NTM theo định hƣớng nêu trong Luận văn sẽ góp phần bảo hộ hiệu quả nền sản xuất nội địa mà vẫn đảm bảo không gây cản trở tiến trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Luận văn này chƣa hoàn toàn giải quyết đƣợc vấn đề lựa chọn lĩnh vực cần bảo hộ, thời gian bảo hộ, mức độ bảo hộ và các biện pháp NTM cụ thể áp dụng cho lĩnh vực đó mà chỉ dừng ở mức nêu ra một số định hƣớng xây dựng và áp dụng các NTM trong quá trình hội nhập. Chắc chắn, chúng ta cần có thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng các NTM trong từng ngành, lĩnh vực để quá trình hội nhập đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế. - 101 - TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Thƣơng mại (2000): Chiến lƣợc phát triển xuất nhập khẩu ở nƣớc ta thời kỳ đến năm 2010, Hà Nội 2. Bộ Thƣơng mại, Vụ kế hoạch thống kê (2000): Cơ sở khoa học định hƣớng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thƣơng mại thế giới, Đề tài NCKH cấp Bộ 3. Bộ Thƣơng mại, Viện nghiên cứu thƣơng mại (2004): Nghiên cứu các rào cản trong thƣơng mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ 4. Bộ Thƣơng mại, Trung tâm thông tin thƣơng mại (2001): Hƣớng dẫn tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ, Hà Nội 5. Nguyễn Bình (2005), “Rào cản thƣơng mại Mỹ đối với hàng nông sản nhập khẩu”, Tạp chí Thƣơng mại, (27), tr. 13 6. TS. Hồ Sỹ Hƣng, Nguyễn Việt Hƣng (2003): Cẩm nang xâm nhập thị trƣờng Mỹ, Hà Nội 7. Đ.Hƣng (2005), “Thêm một rào cản mới”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, (36), tr .38 8. Đ.Hƣng (2005), “Chạy theo rào cản đến bao giờ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, (34), tr.36 9. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ 10. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2005): Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thƣơng mại quốc tế, Hà Nội 11. GS.TS Bùi Xuân Lƣu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006): Giáo trình kinh tế ngoại thƣơng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội 12. Đoàn Tất Thắng (2005), “Rào cản mới gây khó khăn cho Việt Nam xuất khẩu tôm vào thị trƣờng Mỹ”, Tạp chí Thƣơng mại, (16), tr.10 13. Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005): Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, những điều cần biết, Hà Nội - 102 - 14. Trung tâm nghiên cứu phát triển Invest Consult (2002): Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh, Hà Nội 15. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật (2002): Bƣớc đầu tìm hiểu Pháp luật thƣơng mại Mỹ, Hà Nội 16. Tƣ vấn (2005), “Những rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, (29), tr.46 17. Tƣ vấn (2005), “Những rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, (30), tr.46 18. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, trang 158 – 168 TIẾNG ANH 19. Adam McCarty(1999), Vietnam's Integration with ASEAN: Survey on non-tariff-measures affecting trade, a report prepared for the Office of the Government under project VIE 95/015, Hanoi. 20. Adam McCarty(2001), Vietnam in ASEAN: Regional Integration Process and Challenges, Hanoi. 21. CIE(1998), Vietnam's Trade Policies 1998; 22. CIE(1999), Non-tariff barriers in Vietnam; 23. Damien J. Neven(2000), Evaluating the effects of non-tariff barriers, University of Lausanne. 24. WTO Secretariat(1999), US Trade Policy Review. 25. WTO Secretariat(1999), Thailand Trade Policy Review. MỘT SỐ TRANG WEB THAM KHẢO Bộ phận dệt may . Phòng Thƣơng mại Hoa Kỳ Cơ quan quản lý về thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ. Phòng thƣơng mại Hoa Kỳ tại Việt Nam Uỷ ban thƣơng mại quốc tế Hoa Kỳ - 103 - MỤC LỤC CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ................................................................. 1 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ............1 1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN (TARIFF BARRIERS) .........................1 2. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN (NON-TARIFF BARRIERS) ........2 II. ƢU NHƢỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ...........................................................................................5 1. ƢU ĐIỂM..........................................................................................5 1.1. PHONG PHÚ VỀ HÌNH THỨC: NHIỀU BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN KHÁC NHAU CÓ THỂ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT MỤC TIÊU, ÁP DỤNG CHO CÙNG MỘT MẶT HÀNG. ......................5 1.2. ĐÁP ỨNG NHIỀU MỤC TIÊU: MỘT NTM CÓ THỂ ĐỒNG THỜI ĐÁP ỨNG NHIỀU MỤC TIÊU VỚI HIỆU QUẢ CAO ................5 1.3. NHIỀU NTM CHƢA CHUẨN BỊ CAM KẾT RÀNG BUỘC CẮT GIẢM HAY LOẠI BỎ ............................................................................6 2. NHƢỢC ĐIỂM .................................................................................7 2.1. KHÔNG RÕ RÀNG VÀ KHÓ DỰ ĐOÁN .......................................7 2.2. KHÓ KHĂN, TỐN KÉM TRONG QUẢN LÝ...................................8 2.3. KHÔNG TĂNG THU NGÂN SÁCH ................................................9 2.4. GÂY BẤT BÌNH ĐẲNG THẬM CHÍ DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ...................................................................9 2.5. LÀM CHO TÍN HIỆU THỊ TRƢỜNG KÉM TRUNG THỰC ...........9 III. PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN .................... 10 1. CĂN CỨ PHÂN LOẠI .................................................................... 10 2. PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ....................... 11 2.1. NHÓM 1: NHỮNG BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA WTO ................................ 11 2.1.1. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỊNH LƢỢNG ............................. 12 2.1.2. CÁC BIỆN PHÁP TƢƠNG ĐƢƠNG THUẾ QUAN .................. 14 - 104 - 2.1.3. CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH (4000) ....................................... 15 2.1.4. CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP ........... 15 2.1.5. CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƢ (9100) .............. 16 2.2 NHÓM 2: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA WTO NHƢNG KHÔNG MANG TÍNH BẢO HỘ ......................... 17 2.3 NHÓM 3: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA WTO NHƢNG MANG TÍNH BẢO HỘ ........................................ 18 2.4. CÁC NTM CHƢA CÓ QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA CÁC TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ....................................................... 19 IV. SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ................... 20 1. ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................ 20 2. ĐỐI VỚI VIỆT NAM ...................................................................... 22 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ............................................................................................................. 26 I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƢỚC HOA KỲ .............. 26 2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ....................................................................... 26 2. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT ................................... 27 3. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG ...................... 29 II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ....................... 30 1. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƢỢNG ................................ 31 1.1. HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU (IMPORT QUOTA) ......................... 31 1.2 HẠN CHẾ NHẬP KHẨU THEO CÁC LUẬT MÔI TRƢỜNG ........ 36 1.3 HẠN CHẾ NHẬP KHẨU VÌ MỤC TIÊU AN NINH CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ ........................................................................................ 36 1.4 QUYỀN HẠN CHẾ NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VÀ HÀNG DỆT ............................................................................ 37 2. GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU ............................................................ 38 3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ......................... 41 - 105 - 3.1. HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA HOA KỲ .............................................................................................. 41 3.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............................. 44 3.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH DỊCH TỄ...................................... 46 4. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ VÀ KÝ MÃ HIỆU HÀNG HOÁ ........ 51 5. NHÃN HIỆU THƢƠNG MẠI ......................................................... 56 6. BẢN QUYỀN ................................................................................. 56 7. CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .......................... 57 8 CÁC BIỆN PHÁP THƢƠNG MẠI TẠM THỜI (BIỆN PHÁP KHẨN CẤP) ....................................................................................... 57 8.1. CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ ............................................................. 57 8.2. BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ GIÁ ....... 58 8.3. CÁC CUỘC ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ VÀ THUẾ ĐỐI KHÁNG, ÁP THUẾ ............................................................................. 61 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM TRONG TỪ VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ........................................................................... 63 1. NTM ĐƢỢC ÁP DỤNG ĐỂ BẢO HỘ CÁC LĨNH VỰC CÓ CHỌN LỌC ........................................................................................ 63 2. SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN...................................................................................... 63 3. NTM ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN CƠ SỞ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO ............................................................................... 64 4. NTM ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN CƠ SỞ PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ (CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƢƠNG VỚI AFTA, APEC, ASEM- SẮP TỚI LÀ WTO; VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG VỚI CÁC NƢỚC) ................................................................................................ 65 5. LIÊN TỤC ÁP DỤNG NHIỀU NTM MỚI ..................................... 65 6. NTM CẦN NHẤT QUÁN VÀ RÕ RÀNG...................................... 66 7. XU HƢỚNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC NTMS ......................... 66 - 106 - CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................. 68 I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ .................. 68 1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG ............................................................. 68 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ........................................................................................ 68 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ ............................................................ 69 2. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ........................................................... 70 2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG LÝ LUẬN ...................................................... 70 2.1.1. NHỮNG NHÂN TỐ BÊN TRONG ............................................. 70 2.1.2. NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI .............................................. 77 3. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ .......................................................... 77 II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CÓ HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................... 81 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DUY TRÌ CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN .............................................................................. 81 1.1. CÁC NTM ĐỂ BẢO HỘ CÓ TÍNH KHÁCH QUAN ...................... 81 1.2. CÁC NTM CÓ TÍNH PHỔ BIẾN .................................................. 82 1.3. CÁC NTM ĐỂ BẢO HỘ CÓ TÍNH DÀI HẠN ............................... 82 1.4. VẤN ĐỀ CHỌN LỌC CÁC NTM SỬ DỤNG VÀ LĨNH VỰC BẢO HỘ .............................................................................................. 82 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CÓ HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI.......... 83 2.1 ĐỐI VỚI NHÓM BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƢỢNG ............. 83 2.2. ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁ .................................. 85 2.3. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ VÀ TỰ VỆ ĐẶC BIỆT ................. 87 - 107 - 2.4. TRỢ CẤP TRONG KHUÔN KHỔ CỦA WTO .............................. 88 2.5. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ .................................. 92 2.6. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT . 94 2.7. CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƢỜNG ................... 97 2.8. HẠN CHẾ XUẤT KHẨU TỰ NGUYỆN ........................................ 98 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3052_9248.pdf
Luận văn liên quan