Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt nam và hệ thống ngân
hàng đã nhanh chóng hoạch định các chương trình c ụ thể chống rửa tiền. Tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam- một ngân hàng có nhiều giao dịch quốc
tế nhất, đã xây dựng một quy trình “nhận biết khách hàng” (KYC) cụ thể để
thực hiện tại các bộ phận tín dụng, quan hệ đại lý, chuyển tiền.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6390 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rửa tiền và chống rửa tiền hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Far Eastern Economic
Review, ông Peeraphan Prempooti - Tổng thư ký văn phòng chống nạn rửa
tiền (AMLO) khẳng định : luật này không loại trừ một ai cả, cho dù anh có
quyền cao, chức trọng đi nữa mà vi phạm luật thì cũng bị truy tố. Và đúng
như lời lẽ hùng hồn ấy, cho đến nay văn phòng này đã và đang xử lý rất
nhiều vụ nhưng mới chủ yếu là những vụ nhỏ.
Trong tháng 12 năm 2000 các nhà chức trách Thái Lan đã phát hiện
một vụ rửa tiền trị giá 7,7 tỷ Bath (tương đương 170 triệu USD) có liên quan
đến khoảng 37 công ty hàng đầu mà đã đánh lừa được cả những nhà ngân
hàng giàu kinh nghiệm và các nhà chính trị. Trong một vụ mang tính chất
53
quốc tế vào tháng 8 năm 2001, văn phòng chống nạn rửa tiền đã giúp chặn
đứng một vụ mua bán cổ phiếu bất hợp pháp bắt giữ 85 người nước ngoài bị
buộc tội có liên quan đến hoạt động rửa tiền xuyên quốc gia.
Trong khi đó trên khắp cả nước cảnh sát Thái Lan đã thu giữ tài sản và
đất đai của những kẻ bị tình nghi là buôn bán ma tuý, trong năm, họ đã thu
được tổng số tài sản trị gía hơn 250 triệu Bath. Nhằm hướng tới có qui định
chặt chẽ hơn đối với hoạt động của thị trường tài chính và thị trường bất động
sản, Thái Lan rất thận trọng đi từng bước nhỏ nhưng sự định hướng là rất rõ
ràng, bởi vì nguyên nhân của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 là do
những quy định lỏng lẻo trong hệ thống ngân hàng và một cơ chế quản lý
kém.
Văn phòng chống nạn rửa tiền đã thiết lập được một cơ chế thanh tra
nhằm ngăn chặn sự tái diễn cuả những vụ tham nhũng lớn trong quá khứ và
nó cũng góp phần phát hiện ra những khoản chi không được minh bạch và
các khoản trốn thuế bấy lâu nay đã gây những tổn thất lớn cho quốc gia này.
Theo một viên chức cao cấp của văn phòng hành pháp Western có trụ
sở tại Bangkok thì Mỹ phải mất 15 năm mới có thể đưa ra đạo luật chống rửa
tiền và có hiệu lực trong khi Thái Lan đã thực hiện tốt được cả hai.
Không theo tiền lệ quốc tế, văn phòng chống nạn rửa tiền dự tính thực
thi luật chống rửa tiền mới có hiệu lực trở về trước. Điều này có thể dẫn tới
sự bùng nổ những tranh cãi về mặt chính trị. Cho tới bây giờ, chưa có vụ nào
trước năm 1997 được xem xét mặc dù có hàng tỷ Bath trong tài khoản tiền
gửi ngân hàng và vốn cổ đông trong nước đã biến mất, mà rất có thể, số tiền
này đã bị chảy ra các tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Ông Peeraphan nói
rằng, văn phòng chống nạn rửa tiền đang tích cực truy xét những vụ này, tìm
ra và thu hồi số tiền đã biến mất trước cuộc khủng hoảng năm 1997, đồng
54
thời ông cũng có trong tay một danh sách tên và tài khoản ngân hàng nước
ngoài đang được thẩm tra.
Về cơ sở vật chất, cho đến nay, Mỹ đã giúp văn phòng chống nạn rửa
tiền cả về vốn lẫn công nghệ, một phần mềm chuyên việt để phát hiện những
mối liên kết và làm thành các mô hình từ các báo cáo tài chính khác nhau.
Một phần cứng cũng đã được sẵn sàng tiếp nhận các báo cáo giao dịch từ
hàng trăm tổ chức tài chính. Về mặt nhân lực, các thanh tra của văn phòng
chống nạn rửa tiền được đào tạo tại một học viện hành pháp quốc tế do Mỹ
tài trợ ở Bangkok về các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Điều quan trọng nhất đối với việc thực thi pháp luật này là có sự tham
gia của ngân hàng. Giờ đây, quy định về việc không hỏi (no questions) về tài
khoản tiền mặt của khách hàng đã được dần thay thế bởi quy định hiểu biết
về khách hàng với từng nhân viên ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải thông báo
tất cả các giao dịch có giá trị lớn hơn 2 triệu Baht cho văn phòng chống nạn
rửa tiền, đồng thời cũng phải thông báo các giao dịch đang nghi do bọn rửa
tiền thực hiện nhiều giao dịch có giá trị dưới mức quy định tối thiểu. Sở địa
chính Thái lan cũng phải thông báo tất cả các hợp đồng mua bán bất động
sản lớn hơn 5 triệu Baht.
Như đã đề cập ở trên, Văn phòng chống nạn rửa tiền Thailand đang nổi
lên như là một mô hình đáng học tập trong khu vực. Malaysia và Indonesia
cũng áp dụng mô hình này. Hàn quốc và Nhật Bản đã cử chuyên gia đến
tham khảo. Ông Peeraphan cho rằng một quốc gia không thể một mình chống
nạn rửa tiền vì nó là một loại tội phạm không biên giới, do đó, bộ máy hành
pháp của các quốc gia phải có sự tương đồng.
Tuy nhiên, không phải là không có sự cản trở, một số người vẫn phản
đối về quy định truy tố những vụ trước khi luật này ban hành. Theo một luật
sư hàng đầu của Thái Lan, Thawat Damsa - ard, mà thân chủ của ông đã bị
55
thu giữ tài sản thì: "Nguyên tắc có hiệu lực trở về từ trước không nên áp dụng
bởi luật quy định rằng tất cả tài sản thuộc sở hữu của một người là không
được xâm phạm. Thuật ngữ này là quá rộng". Một câu hỏi lớn hơn đặt ra đối
với văn phòng chống nạn rửa tiền là phạm vi thẩm quyền của nó là bao xa.
Với hơn 40% GDP của Thái Lan được coi là có nguồn gốc từ kinh tế ngầm
và luật mới này bao trùm cả từ loại tội phạm "cổ cồn" đến nạn mại dâm thì
Văn phòng chống nạn rửa tiền sẽ hoạt động thử nghiệm để chứng tỏ tính toàn
cầu của luật này. Cho đến nay, số vụ được đưa ra truy tố chủ yếu là những vụ
buôn lậu ma tuý nhỏ, quan chức cấp cao nhất bị truy tố chỉ là viên trung tá
cảnh sát.
Rất nhiều nhà chính trị của Chính phủ hiện thời bắt đầu nhận thức khi
cuộc khủng hoảng nổ ra năm 1997. Theo một số nhận định khá tin cậy thì
phải có một số quan chức sẽ phải có rời nhiệm sở một khi Văn phòng chống
nạn rửa tiền ra tay. Mặc dầu trên thực tế trụ sở tổ chức này là độc lập nhưng
nó vẫn cần sự hợp tác từ nhiều phía để có thể phát hiện thêm nhiều vụ phức
tạp hơn. Theo một số nhân viên của văn phòng hành pháp Westers thì các vụ
rửa tiền không dễ dàng giải quyết một cách nhanh chóng được, chúng mất rất
nhiều thời gian và nguồn lực. Nó cũng như việc thách đố đặt trước mặt bạn
100.000 ô nhớ toàn là mầu trắng mà bạn phải biết bạn đang làm cái gì.
Như vậy, sau Mỹ, Thái Lan là quốc gia có nhiều thành công trong công
cuộc chống "rửa tiền".
3. Rửa tiền- chống rửa tiền tại Hồng Kông
Mới đây, một quan chức của ngành cảnh sát Hồng Kông khẳng định
rằng, trong thời gian qua, nhiều tên khủng bố đã tiến hành nhiều đợt rửa tiền
thông qua các ngân hàng ở Hồng Kông. ông Dick Lee, Phó uỷ viên cảnh sát
Hồng Kông nhận định trong thời gian tới rất ít khả năng bọn khủng bố sẽ tiến
56
hành những hành động tấn công tại Hồng Kông nhưng bọn chúng sẽ tăng
cường rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng ở vùng lãnh thổ này.
Trong tháng 10 vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ
đã loan tin rằng, theo nhận định của nhiều chuyên gia Liên hợp quốc, mạng
lưới Al-Qaeda của Osama- Binladen đang có nhiều tài khoản ngân hàng ở
Hồng Kông. Một chuyên gia của Liên Hợp quốc nhận xét: "Chưa có dấu hiệu
nào cho thấy bọn khủng bố sẽ tiến hành các cuộc tấn công tại Hồng Kông.
Nhưng có nhiều khả năng những tên thuộc nhóm Al-Qaeda sẽ tăng cường lợi
dụng thành phố quốc tế có nhiều người qua lại và có hệ thống tài chính -
ngân hàng phức tạp này để tiếp tục thực hiện rửa tiền”.
Ông Dick - Lee cho biết, hiện có nhiều tài khoản ngân hàng ở Hồng
Kông có dấu hiệu liên quan đến nhóm khủng bố Al-Qaeda. Ngoài ra, ông
Dick - Lee còn khẳng định rằng việc cảnh sát Hồng Kông phát hiện và bắt
giữ 3 kẻ cung cấp vũ khí cho nhóm Al-Qaeda (Hai người có quốc tịch
Pakistan và một người có quốc tịch Mỹ) vào ngày 20/9 năm nay không phải
là lần đầu tiên cảnh sát của vùng lãnh thổ này phát hiện và xử lý những vụ
liên quan đến bọn khủng bố. Ba tên này bị bắt trong khi đang mua 4 tên lửa
Stinger để bắn máy bay. Trước đó, theo Cục điều tra trung ương Mỹ (FBI) 3
tên này đã dùng 5 tấn Hasit (chế bằng lá thuốc non và đọt gai dầu) và 600kg
Heroin để đổi lấy tên lửa cung cấp cho mạng Al-Qaeda.
Để trấn an nhân dân và khách quốc tế, các quan chức của ngành cảnh
sát Hồng Kông tuyên bố rằng, trong thời gian tới, chính quyền vùng lãnh thổ
này sẽ tăng cường các biện pháp truy lùng và bắt giữ những tên khủng bố đi
qua, đồng thời sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra để phong toả các tài khoản mà
bọn khủng bố mở tại các ngân hàng hoạt động trên thị trường này. Bên cạnh
đó cũng theo ngành cảnh sát Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông sẽ tăng
cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để phát hiện và bắt giữ
những tên khủng bố đi qua hoặc có những hành động rửa tiền qua Hồng
57
Kông. Ngoài ra chính quyền Hồng Kông sẽ tăng cường vai trò của ngành tình
báo để chống khủng bố và hoạt động rửa tiền.
Cho tới nay, cảnh sát Hồng Kông đã ghi nhận và điều tra được 6800
vụ rửa tiền. Tuy nhiên họ cũng cho biết đó chỉ là những vụ rửa tiền được biết
đến còn có bao nhiêu vụ rửa tiền thì họ không tổng kết được.
Từ năm 1989, luật trừng trị tội rửa tiền được ban hành tới nay, cảnh sát
đã truy tố 99 cá nhân, tịch thu được 39 triệu USD tang vật liên quan đến tội
phạm rửa tiền. Thời gian tới, công tác chống rửa tiền sẽ có những thành công
mới.
Ngoài ra ở các nước khác trên thế giới, công tác chống rửa tiền cũng
đạt được thành công nhất định. Mới đây (17/1/2003), Tây Ban Nha đã phá
đường dây rửa tiền lớn nhất Châu âu. Bộ Nội vụ nước này cho biết, cảnh sát
đã bắt giữ 101 nghi phạm người Tây ban nha, Colombia và Dominica sau
cuộc điều tra kéo dài suốt 2 năm qua. Họ còn thu được 542kg cocaine và 9,5
triệu Euro tiền mặt liên quan đến hoạt động buôn bán ma tuý.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Tây Ban Nha Angel Aceber khẳng định: "Đây là
chiến dịch điều tra tội phạm lớn nhất ở Tây Ban Nha và chắc chắn cũng là
một trong những chiến dịch quan trọng nhất từng được tiến hành ở Châu Âu”.
Theo ông Acebes, các nhà điều tra đã phát hiện việc các nghi phạm đã
tiến hành “rửa” tổng cộng 237,5 triệu EURO thu đợc từ hoạt động buôn bán
ma tuý. Thủ đoạn của chúng là mua đô la Mỹ từ cơ quan hối đoái Tây Ban
Nha, với sự tiếp tay của các nhân viên ở đây (những kẻ tòng phạm này cũng
bị bắt).
Chiến dịch triệt phá mạng lới rửa tiền nói trên đợc bắt đầu từ năm 2001.
Những nghi phạm đã bị bắt trong hàng loạt các vụ đột kích suốt 20 tháng qua.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Madrit đang phát động truy quét tội phạm
trên diện rộng.
58
Như vậy, “rửa tiền” là hoạt động quốc tế và rất khó kiểm soát ngay cả
khi đã có đạo luật chống rửa tiền. Một minh chứng rõ ràng là đạo luật chống
rửa tiền của Philipines được ra đời từ năm 2001, nhưng cho tới nay, cũng
giống như Nga, Nauru, Ukraine và Grenada, Philipines vẫn bị nhóm hoạt
động tài chính về rửa tiền - GAFI – coi là “điểm hẹn” của bọn tội phạm rửa
tiền. FATF ước tính, bình quân mỗi năm lượng tiền bẩn được rửa thông qua
hệ thống ngân hàng Châu á - Thái Bình Dương vào khoảng 200 tỷ USD, tổng
lượng tiền bẩn được rửa hàng năm trên toàn thế giới vào khoảng 1000 tỷ
USD. FATF cho rằng hoạt động rửa tiền vẫn diễn ra tại nhiều nước là do các
nước này chưa thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát tình trạng này
II. Rửa tiền – chống rửa tiền ở Việt nam.
1. Khái quát chung
“Rửa tiền” là hình thức phạm tội mang tính chất quốc tế. Nó sẵn sàng
thâm nhập vào các quốc gia và gây tổn hại đến quốc gia, đặc biệt là những
quốc gia mà việc kiểm soát hoạt động này còn cha chặt chẽ, trong đó có Việt
nam.
ở nước ta “rửa tiền” cũng tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là
qua hoạt động kinh doanh và qua hệ thống ngân hàng. Phần lớn các đồng tiền
phi pháp qua hệ thống ngân hàng đều trở thành tiền sạch. Vì thế mà ngời ta
gọi hệ thống ngân hàng là cỗ máy rửa tiền (money – laundering machine) cho
bọn tội phạm. Rửa tiền là hình thức tội phạm có tổ chức và gây nhiều tác hại
lớn cho nền kinh tế vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm,
đặc biệt là buôn lậu, bành trướng hoạt động. Các nước sẽ phải chịu những
khoản tổn thất khổng lồ vì các tội phạm đó. Như trên đã nói, rửa tiền còn làm
suy yếu và ảnh hưởng đến thanh danh của hệ thống tài chính ngân hàng.
59
Trong một vụ án tham nhũng xét xử năm 1999 ở Việt nam, các cơ quan
pháp luật đã phát hiện hai nhân vật trọng tâm của vụ án có tài khoản ở nước
ngoài. Mới đây, Ngân hàng đầu tư và phát triển đã nhận được e-mail từ
Nigeria yêu cầu ngân hàng mở tài khoản để nhận 28 triệu USD, bù lại sẽ nhận
được 15% của số tiền này. Trong vụ án ngân hàng Cổ phần Nông thôn Thanh
Hoá, khi bị phanh phui thì các cơ quan chức năng đã phát hiện có tới 20 tờ séc
– mỗi tờ trị giá một triệu USD của các ngân hàng nước ngoài gửi vào tài
khoản của ngân hàng này và giả thiết được đưa ra là ngân hàng này đã cho
bọn tội phạm quốc tế mượn tư cách pháp nhân để rửa tiền.
Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol trong một cảnh báo mới đây với
Chính phủ Việt nam, đã cho rằng, Việt nam đang trở thành một trong những
đích nhắm của bọn tội phạm quốc tế trong việc hình thành những đường dây
rửa tiền xuyên quốc gia. Báo chí và các cơ quan chức năng đã từng lên tiếng
cảnh báo các doanh nghiệp Việt nam về âm mưu rửa tiền của các tổ chức tội
phạm quốc tế thông qua các đề nghị cho vay. Một số doanh nghiệp Việt nam
đã nhận đợc lời chào mời của một Công ty Dầu khí ở Châu Phi về việc ký các
hợp đồng vay tiền, trong đó bỏ trống phần ghi tên đối tác nớc ngoài. Một số tổ
chức tài chính nước ngoài cũng đã đề nghị cung cấp những khoản vay lên
đến hàng trăm triệu USD với lãi suất thấp và thời hạn hàng chục năm cho các
doanh nghiệp Việt nam có sự bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước, và đối tác
Việt nam sẽ được hưởng hoa hồng lên đến 30-40% giá trị hợp đồng. Theo
Ngân hàng Nhà nước, việc cho ra đời nghị định chống rửa tiền là cấp thiết bởi
rửa tiền là hoạt động tội phạm mang tính chất quốc tế. Nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới như Thái Lan, Philipines, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản… đã
ban hành luật chống rửa tiền. ở nước ta trong thời gian qua các cơ quan quản
lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện được nhiều hành vi của
tổ chức, cá nhân vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng.
60
Một quan chức khác của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hoạt động rửa
tiền mang tính quốc tế, vì thế, đặc biệt sau vụ nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9,
hầu hết các nước đều đề cao việc chống rửa tiền. Việc cần thiết phải sớm có
các quy định về chống rửa tiền trở nên cấp bách hơn. Đây cũng là một trong
những yêu cầu cần thiết để hệ thống ngân hàng Việt nam sớm hội nhập với
quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đợc xem là “nền kinh tế tiền mặt”,
vì thế tác động của các quy định về chống rửa tiền sẽ chưa được thực sự lớn
như những nước khác. Về lâu dài, việc chống rửa tiền sẽ phải quy định thành
luật riêng.
2. Thực trạng cụ thể
Thực tế, người ta cũng không xác định được chính xác thời điểm “rửa
tiền” xuất hiện ở Việt nam. Nhưng gần đây, đã xuất hiện nhiều ý kiến về “rửa
tiền” ở Việt nam.
Có thể nhiều hoạt động liên quan đến rửa tiền nhưng do luật pháp nước
ta về vấn đề chống rửa tiền chưa hoàn thiện nên không kiểm soát được hoạt
động này.
Gần đây người ta cho rằng Hà Kiều Anh – cô cựu Hoa hậu Việt nam -
đã rửa tiền cho Đông Nam associate- một công ty buôn lậu điện thoại di động
lớn nhất Việt nam. Điều này không phải không có cơ sở. Công ty Đông Nam
do Nguyễn Gia Thiều – chồng Hà Kiều Anh – là công ty kinh doanh điện
thoại di động trốn thuế.
Dư luận rất phẫn nộ trước việc “những kẻ bòn rút tiền của Nhà nước và
nhân dân để xây dựng nhà cao cửa rộng, rửa tiền bẩn đó vào kinh doanh nhà
hàng ở khắp mọi nơi. Một điều mà xã hội cũng rất quan tâm là tất cả những
lời khai báo của hoa hậu “làm kinh tế giỏi” Hà Kiều Anh. Mấy ngày đầu xảy
61
ra vụ việc, cô khai rằng không có ai là người thân tham gia vào công ty Đông
Nam… Vậy mà mấy hôm sau, ban chuyên án lại tìm được một công ty “con”
do mẹ cô làm giám đốc ở Hà nội. Chính cô là giám đốc công ty “con” của
Đông Nam, mà lại luôn chối tội với cơ quan điều tra rằng không hề hay biết
gì về việc làm ăn của Nguyễn Gia Thiều. Vậy hoá ra, cô là “bù nhìn” do
chồng dựng lên làm giám đốc (cô lại là người làm kinh tế giỏi, quản lý nhà
hàng này, quản lý nhà hàng nọ…)
Hơn nữa, cô còn có bất động sản mà những người mẫu đắt giá nhất
Việt nam làm ngày, làm đêm cũng không thể có số tiền như vậy. Hai nhà
hàng từ 10 nhà hàng từ Bắc chí Nam cũng không thể có lãi nhiều mà xây nổi
căn biệt thự, cũng như mở nhà hàng ở Mỹ như cô. Điều đó chứng tỏ ai đã là
người rửa tiền cho Đông Nam và tài sản kếch sù mà cô hoa hậu có ở điều tra
thì đã quá rõ hoàn toàn trái ngược với những gì cô đã khai báo với cơ quan
pháp luật.
Giá như có một quy chế kiểm soát rửa tiền chặt chẽ thì có lẽ không phải
bây giờ chúng ta mới phát hiện ra những tội phạm rửa tiền như Hà Kiều Anh
và nhiều tội phạm rửa tiền khác nữa.
Kết luận chương II.
Tội phạm “rửa tiền” có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với hành vi
rửa tiền ngày càng tinh vi. Hiện nay các quốc gia đang có nhiều nỗ lực trong
chống rửa tiền với hệ thống luật pháp và các biện pháp kiểm soát hành vi rửa
tiền ngày càng phát huy hiệu quả. Hoa kỳ là quốc gia đạt được khá nhiều
thành tựu trong chống rửa tiền. Các quốc gia trong đó có Việt nam cần có
những vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của Hoa Kỳ để giành thắng lợi trong
cuộc chiến chống rửa tiền.
62
63
Chương III
Một số giải pháp góp phần chống nạn rửa tiền và những kiến
nghị
I. Sự cần thiết phải chống “rửa tiền” và những định hướng chống
“rửa tiền”
1. Sự cần thiết phải chống “rửa tiền”
Có thể khẳng định rằng nạn “rửa tiền “ là một vấn đề nhạy cảm và phải
trả giá rất đắt về mặt xã hội. Nếu nguy cơ rửa tiền không được phát hiện và
ngăn chặn, nó sẽ là điều kiện để những kẻ buôn bán ma tuý, những tên trùm
buôn lậu, tham nhũng và những kẻ phạm tội khác mở rộng hoạt động của
mình, đồng thời làm cho chi phí của Chính phủ phải tăng lên để chống lại
những hậu quả nghiêm trọng do việc rửa tiền gây ra. Đó là những khoản chi
phí cho việc thực hiện pháp luật hoặc tăng chi phí cho việc chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng (điều trị những người nghiện ma tuý…) Đồng thời còn tác
động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội đó và nạn tham nhũng ở
mọi bộ phận của xã hội có thể xảy ra, nó gặm nhấm nền kinh tế của đất nước
và sự thịnh vượng cuả toàn xã hội.
Ngày nay nạn “rửa tiền “ không còn bó hẹp trong một quốc gia hay
một cộng đồng nào đó mà nó đã lan rộng ra khắp thế giới. Hoạt động của bọn
tội phạm ngày càng được mở rộng và vươn ra công nghệ ngày càng cao,
thông qua các hình thức tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Chính vì vậy
mà chống rửa tiền là việc hết sức cần thiết. Mỗi quốc gia phải chủ động tạo ra
các biện pháp kiểm soát nạn rửa tiền cũng như két hợp cùng các tổ chức quốc
tế để loại trừ hiện tượng này.
64
Tại Việt Nam, hiện tượng cũng đã xuất hiện và ngày càng có nguy cơ
gia tăng. Tác hại của nó đang từng bước đe doạ nền kinh tế xã hội. Do đó,
cùng với thế giới, Việt Nam cần thiết phải chống rửa tiền .
2. Định hướng chống “rửa tiền”
Theo ông Steven L.Peterson, giám đốc điều hành chương trình chống
tội phạm- Cục phòng chống ma tuý quốc tế và công tác chống tội phạm- Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ thì: “Một đất nước muốn chống nạn rửa tiền cần phải có
một cơ sở hạ tầng về luật, tài chính và cơ quan thực thi pháp luật”. Ông nói
thêm rằng hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong một quốc gia và
quốc gia này vơí một quốc gia khác là những yếu tố hết sức quan trọng. Một
yếu tố hết sức cần thiết khác đó là việc đào tạo, huấn luyện cho tất cả các cơ
quan, tổ chức tham gia trong mặt trận đấu tranh chống nạn rửa tiền
Đấu tranh chống lại bọn rửa tiền không chỉ làm giảm đi những vụ tội
phạm về tài chính mà nó còn giúp loại trừ bớt nạn khủng bố và những loại
hình tội phạm khác có thể dẫn đến những tội phạm cực kỳ nghiêm trọng. Để
chống lại nạn rửa tiền một cách có hiệu quả một quốc gia cần phải có những
điều kiện sau:
- Thứ nhất, các quan chức chính phủ cần phải đảm bảo rằng họ có
một hệ thống luật, tài chính cần thiết và cơ sở pháp lý thực thi để chống lại
nạn rửa tiền.“40 khuyến nghị” của lực lượng tài chính đặc nhiệm(FATA),
một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận trong vấn đề này đã chỉ ra cách thức
mà các nước cần phải làm để tự vệ không bị nạn rửa tiền lạm dụng. Các nước
cần phải đảm bảo rằng các cơ quan chế tài pháp luật, các cơ quan ra quy định
và hệ thống pháp luật của đất nước mình phải thường xuyên liên hệ, chia sẻ
thông tin và phối hợp cùng nhau.
65
- Thứ hai, cần phải có sự tham gia của các lãnh đạo trong khu vực
kinh doanh tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, để cùng hỗ
trợ các sáng kiến của Chính phủ chống lại các tội phạm tài chính và nạn rửa
tiền .
- Thứ ba, các nước cần tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế
và khu vực để không ngừng nâng cao hiểu biết của mình và củng cố hợp tác
với các nước đối tác khác để chống lại nạn rửa tiền.
- Thứ tư, thông qua các thoả thuận hợp tác, các nước cần chia sẻ
kịp thời các thông tin quan trọng liên quan đến nạn rửa tiền và các tội phạm
tài chính, có như vậy các nước mới không trở thành đồng minh của bọn rửa
tiền.
Đây là những định hướng cơ bản để cuộc đấu tranh chống rửa tiền có
hiệu quả. Để thực hiện thành công cuộc đấu tranh chống nạn “rửa tiền”, các
quốc gia cần phối hợp đồng bộ các biện pháp trong một quốc gia cũng như
phối hợp cùng hành động với các tổ chức quốc tế.
II Một số giải pháp chống rửa tiền
Với mong muốn kiểm soát được nạn rửa tiền, dưới đây xin đưa ra một
số giải pháp tổng quát. Các quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể của mình mà áp dụng cho phù hợp, hiệu quả.
1. Các biện pháp kĩ thuật và đào tạo
Các chương trình hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo một cách chính quy là rất
quan trọng đối với việc xây dựng những chế định để có thể tiếp cận thường
xuyên đối với các vấn đề của nạn rửa tiền. Như vậy, các nước cuối cùng sẽ có
66
thể cải thiện khả năng của mình chống lại nạn rửa tiền và họ có thể trở thành
các đối tác hiệu quả trong nỗ lực chống lại nạn rửa tiền trên toàn cầu.
Cục phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật (INL) của Bộ ngoại giao
Mỹ đang hoàn thiện các chương trình hỗ trợ chống nạn rửa tiền. INL tham
gia và hỗ trợ các cơ quan chống rửa tiền và đưa ra những đề xuất chính sách
liên quan đến các hoạt động rửa tiền quốc tế.
Bộ ngoại giao đã vừa xây dựng một giải pháp để hỗ trợ các cơ quan
liên quan thiết lập những mạng lưới phòng chống rửa tiền để bảo vệ các nền
kinh tế và các chính phủ không bị các tội phạm hành chính làm lũng loạn và
ngăn chặn nạn rửa tiền trên quy mô quốc tế. Giải pháp này gồm các công tác
đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và những đánh giá về các trường hợp rửa tiền cụ thể
hay đưa ra những thiếu sót để đạt được các mục tiêu thực hiện cụ thể, xây
dựng thể chế phù hợp.
Ví dụ với giải pháp này là các nhà hoạch định chính sách và các cơ
quan thực hiện có thể xác định rằng tại một nước còn tồn tại những hạn chế
vì nước đó chưa có cơ quan tình báo tài chính (FIU) để có thể thực hiện chức
năng đầu mối quan trọng & chương trình chống nạn rửa tiền của quốc gia.
Các FIU có khả năng trao đổi nhanh chóng các thông tin (giữa các tổ chức tài
chính và các cơ quan thực thi pháp luật như công tố hay cơ quan có thẩm
quyền khác), khi bảo vệ lợi ích của các cá nhân vô tội liên quan đến những số
liệu đó.
Ngyên nhân về việc thiếu FIU ở các nước cũng khác nhau nên chương
trình này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của mỗi nước.Ví dụ, nếu vấn đề
ở đây là thiếu các quy định Bộ Ngoại giao có thể giúp tài trợ cho một chuyên
gia hoạch định lấy từ hệ thống dự trữ quốc gia Mỹ để nước này dự thảo
những quy định hoặc các phương hướng dẫn thích hợp và sau đó tổ chức một
loạt các khoá đào tạo để những chuyên gia, các cán bộ cấp dưới và những
67
nhân viên khác có thể học cách làm như thế nào để thực hiện những quy định
này có hiệu quả. Nếu là vấn đề về phần cứng hoặc phân tích, Bộ Ngoại giao
có thể tài trợ cho các chuyên gia từ FIU của Hoa Kỳ đến giúp đỡ nước này,
sau đây được gọi là FINCEN.
Trong năm 2000, Bộ ngoại giao đã thành lập nhiều trung tâm điều tiết
Ngân hàng và thực thi pháp luật nhằm tổ chức các khoá đào tạo và hỗ trợ về
kỹ thuật về các giải pháp ứng phó với nạn rửa tiền và các cuộc điều tra tài
chính giữa các đối tác trên toàn cầu. Những khoá đào tạo này giúp cho những
nhà điều tra tài chính , các nhà hoạch định trong ngân hàng và các bên có truy
tố có những công cụ cần thiết để phát hiện điều tra và khởi tố những vụ rửa
tiền, những tội phạm tài chính và những hoạt động liên quan đến tội phạm
khác. Những khoá học này đã được tổ chức tại Mỹ và một số khu vực liên
quan mà chương trình đang tập trung vào.
INL đã tài trợ 60 chương trình trong năm 2000 để chống lại tội phạm
tài chính và rửa tiền, triển khai bộ phận tình báo tài chính. Ngoài ra INL cũng
giúp nhiều cơ quan liên bang thực hiện đào tạo phục vụ công tác chống tội
phạm tài chính và các cơ quan về tội phạm tài chính cơ quan và xây dựng các
khoá đào tạo chuyên sâu tại một số tổ chức để chống lại nạn rửa tiền .
1.1. Đào tạo các đối tác.
Các cơ quan sau cung cấp các khoá đào tạo chống rửa tiền và các khoá
hỗ trợ kỹ thuật thông qua INL:
a. Mạng lưới chế tài đối với tội phạm tài chính (FINCEN):
FINCEN là cơ quan tình báo Tài chính Hoa Kỳ do Bộ tài chính quản lý, hỗ
trợ kỹ thuật và tổ chức các khoá đào tạo cho các quan chức chính phủ nước
ngoài, các nhà hoạch định tài chính, các quan chức thực thi pháp luật, và các
ngân hàng. Các khoá đào tạo này bao trùm rất nhiều chủ đề các loại hình rửa
68
tiền, tổ chức và vận hành cơ quan tình báo tài chính, thành lập hệ thống toàn
diện về phòng chống nạn rửa tiền, hoạt động và cấu trúc mạng vi tính, các hệ
thống phòng chống nạn rửa tiền của từng nước và các quy định. FINCEN
cũng phối hợp chặt chẽ với Egmont Group gồm 50 cơ quan tình báo tài chính
để giúp các nước thành lập các bộ phận tình báo tài chính của riêng mình.
Ngoài ra, nhiều nước cũng đã được FINCEN giúp đỡ như Argentina,
Armenia, Bahanias, Đức, Hy lạp, Hồng Kông, ấn Độ, Indonesia, Đảo Man,
Jamaica, Tersey, Kazakhsitan, Lebano, Italia, Liechtenstein, Nauru, Nigeria,
Hà Lan, Lalan, Paragoay, Nga, Seycheele, Nam Phi, Thuỵ Sỹ, St. Vincen
Grenadines, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan, Tonga, Vương quốc Anh,
FINCEN cũng thực hiện trao đổi các bộ với các cơ quan tình báo tài chính
của Hàn Quốc và Bỉ.
b. Cơ quan quản lý doanh thu nội bộ (IRS) : cơ quan quản lý doanh
thu nội bộ thuộc Bộ tài chính Mỹ, tập trung hoạt động đào tạo của mình vào
kỹ năng điều tra liên quan đến tội phạm tài chính và rửa tiền. Mục đích của
những khoá đào tạo này là giúp chính phủ các nước thiết lập và hoàn thiện
các luật lệ chống rửa tiền, các hình thức tội pham thuế và tịch thu tài sản.
Ngoài ra IRS giúp điều tra những trường hợp vi phạm những luật này và
khuyến khích mạng lưới chống rửa tiền tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.
c. Cơ quan bảo mật: bộ phận bảo mật thuộc Bộ Tài chính Mỹ tham
gia vào các công tác đào tạo các quan chức chính phủ và các quan chức thực
thi pháp luật về các gian lận tài chính, điều tra các vụ tiền giả và những tội
phạm khác liên quan đến thương mại điện tử.
Trong năm 2000, Bộ phận bảo mật đã hỗ trợ cho các chương trình của
INL thông qua việc đào tạo cho các tổ chức tài chính và thực thi pháp luật tại
Trung Quốc, Nigeria, Bulgari và Lithuana. Ngoài ra bộ phận này cũng có
những bài giảng tại các học viện của Hungari và Thái Lan và tổ chức các lớp
69
học đặc biệt tại Bulgari, Colombia, Hy Lạp, Italia, Mêxicô, và Rumani và tại
hội thảo của Interpol tổ chức tại Lyon, Pháp.
d. Cục hải quan Liên bang (VSCS): Cục Hải Quan, phòng điều tra,
bộ phận điêù tra tài chính thuộc Bộ Tài chính đã giúp hỗ trợ các chuyên gia
về điều tra các vụ rửa tiền theo cách truyền thống và rửa tiền lén lút, họ sẽ là
những người phổ biến những kinh nghiệm của mình cho các nhân viên ngân
hang, quan chức hoạch định và thực thi pháp luật có tên trong các chương
trình INL.
Là người chủ trì hoặc đồng chủ trì với các cơ quan liên bang khác,
trong năm 2000, VSCS đã tổ chức nhiều hội thảo về phòng chống tội phạm
tài chính và rửa tiền ở trong cũng như ở ngoài nước với số nhân viên được
đào tạo lên đến 725 người từ 16 quốc gia trên thế giới.
e. Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật (OTA): Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật thuộc
Bộ Tài chính hỗ trợ cho các quan chức cao cấp của nhiều bộ và các ngân
hàng trung ương trong lĩnh vực cải cách thuế, quản lý và phát hành nợ chính
phủ, định hướng và quản lý ngân sách, cải cách tổ chức tài chính, cải cách
các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến rửa tiền và các tội phạm tài
chính khác. OTA phối hợp với các nhân viên của sứ quán và khách hàng của
nước sở tại để thực hiện những dự án dài hạn, thiết kế nhằm mục đích thúc
đẩy những thay đổi có tổ chức hệ thống và áp dụng các cơ cấu tổ chức mới.
Trong năm 2000, một số dự án đã được thực hiện ở một số nước như
Armenia (hỗ trợ kỹ thuật để xử lý tội phạm tài chính, tội phạm có tổ chức, tội
phạm đánh bạc và những gian lận không bảo hiểm); tại Salvador (soạn thảo
và thực hiện luật chống lại nạn rửa tiền, giúp đỡ thiết kế, xây dựng và tuyển
cán bộ cho cơ quan tài chính của ElSahador); tại Georgia (hợp tác với cơ
quan tài chính của quốc tế Mỹ, Bộ tư pháp , uỷ ban hối đoái và chứng khoán
Mỹ, thực hiện báo cáo về các quan chức của cơ quan chứng khoán quốc gia);
70
tại Indonesia (xây dựng các chương trình đào tạo để nâng cao khả năng kiểm
toán cho các cán bộ của các phòng thuộc cơ quan cơ cấu, thuộc ngân hàng
Indonessia và cung cấp các kiến thức liên quan đến các vụ điều tra về rửa tiền
và thu hồi tài sản) tại Moldova (hỗ trợ kỹ thuật cho những người soạn thảo
phần về tội phạm tài chính và kinh tế của bộ luật tố tụng hình sự hiện đang
được quốc hội xem xét, hỗ trợ cho bộ tài chính hình thành cơ quan phụ trách
trốn thuế và nhóm công tác về gian lận trong ngân hàng, đào tạo pháp lý và
hỗ trợ chống lại gian lận tín dụng, gian lận giấy tờ và xây dựng các nghành
nghiên cứu pháp lý cho chính phủ). Các cơ quan tư vấn của cơ quan thực thi
pháp luật cũng giúp Peru và Malaysia để soạn thảo và thảo luận cơ sở pháp lý
chống lại nạn rửa tiền .
f. Cơ quan đào tạo khởi tố nước ngoài (OPDAT): đây chính là nơi
đào tạo các nhân viên thực thi pháp luật, các thẩm phán, các uỷ viên công tố.
Trong năm 2000, OPDAT đã tài trợ cho 13 hội thảo trên thé giới liên quan
đến vấn đề thu hồi tài sản và rửa tiền. Khoảng 800 học viên đã được dào tạo
về rửa tiền xuyên quốc gia, thu hồi tài sản quốc tế và phân chia tài sản.
Ngoài ra bộ phận chống rửa tiền và thu hồi tài sản của Bộ tư pháp đã tổ
chức một hội thảo khu vực về rửa tiền và thu hồi tài sản tại Buenos Aires với
sự tham gia của 200 uỷ viên công tố và các nhân viên thực thi pháp luật từ
Argentina, Paraguay và Bolivia.
g. Cơ quan phòng chống ma tuý (DEA) phòng đào tạo của cơ quan,
bộ đào tạo quốc tế nằm trong một phần của chương trình tịch thu tài sản của
Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều hội thảo về rửa tiền và tịch thu tài sản quốc tế.
Những hội thảo này đưa ra những so sánh phân tích luật của Mỹ
với những nước khác và xây dựng mối quan hệ và thiết lập mạng lưới thông
tin giữa các quan chức nhân viên thực thi pháp luật liên quan đến ma tuý và
các công bố về vấn đề rửa tiền trong đó có các khoá học đặc biệt dành cho
71
các nhà quản lý ngân hàng trung ương nước ngoài, cảnh sát hải quan và các
công tố viên.
Trong năm 2000, một số hội thảo đã đươc tổ chức Hungari, Panama,
Peru, Singapo, Nam Phi, Tây ban Nha và các khoá đào tạo khu vực về chống
nạn rửa tiền đã được thực hiện ở Brazil.
h. Cục điều tra liên bang (FBI): Bộ phận phụ trách về vấn đề rửa
tiền của Cục điều tra Liên bang thuộc Bộ tư pháp đã đào tạo nhiều nhân viên
thực thi pháp luật quốc tế để điều tra các hình thức rửa tiền. Các khoá đào tạo
này tập trung chú ý tới các mánh khoé mà bọn rửa tiền thường sử dụng để
che dấu và nguỵ trang nguồn gốc của số tiền bất hơp pháp và cung cấp các
biện pháp thực thi pháp luật với khả năng truy lùng dấu vết nguồn gốc và chủ
sở hữu của những số tiền đó. FBI cũng cung cấp các chuyên gia đào tạo nâng
cao về những kỹ năng, công nghệ hiện đại và truyền thống. Ví dụ như Ngân
hàng Internet, thẻ tín dụng thông minh và thẻ điện tử.
- Trong năm 2000, FBI đã hỗ trợ nhiều khoá đào tạo chống tội
phạm tài chính và rửa tiền tại Moldova, Pakistan, Panama, Nga, Phần Lan,
Slovakia, Ukraina và Việt Nam. Ngoài ra FBI cũng đã tổ chức có nhiều khoá
đào tạo và hội thảo chuyên đề về rửa tiền tại học viện FBI của Quantico,
Virginia và trụ sở của FBI tại Washington D.C.
- Hội đồng quản trị của hệ thống dự trữ liên bang nhân viên của
cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng đã tổ chức các khoá
đào tạo và cung cấp thông tin về các thủ tục và mánh khoé rửa tiền cho các
nhân viên thực thi pháp luật nước ngoài, các chuyên gia tư vấn của ngân hàng
trung ương cho hàng chục nước mỗi năm bao gồm Angentina, Brazil, Canbe,
Czech, Ecuador, Phần Lan, Nga và các nước nam Thái Bình Dương, Vương
quốc ả rập thống nhất và Uraguay.
72
1.2. Các sáng tạo hỗ trợ đa phương :
- Nằm trong chương trình chống rửa tiền, INL nhận ra nhu cầu dài
hạn về các chương trình đào tạo trong khu vực, ví dụ, INL cùng với liên minh
châu âu và vương quốc anh đã tài trợ cho chương trình chống rửa tiền của các
nước vùng Caribe (CALP ) nhằm mục đích làm giảm các vụ rửa tiền có thể
dẫn đến các tội phạm hình sự nghiêm trọng bằng cách ngăn chặn, điều tra và
khởi tố kịp thời các vụ rửa tiền. CALP cũng đang cố gắng phát triển nhừng gì
có thể được về mặt tổ chức tại các nước Caribe để giải quyết các vấn đề liên
quan đến chống rửa tiền tại các nước, khu vực và trên thế giới.
- INL cũng tham gia và hỗ trợ tài chính cho nhiều cơ quan, tổ chức
chống rửa tiền trên toàn thế giới. Trong năm 2000 đã trợ giúp cho nhóm
chống rửa tiền châu á- Thái Bình Dương (ABG), lực lượng tài chính đặc
nhiệm vùng Caribe, lực lượng tài chính đặc nhiệm và hội đồng châu âu
(COE) ; APG và COE cũng được hỗ trợ để thực hiện nhiều trình đào tạo đa
phương cho các thành viên.
- Tiếp theo các chương trình đào tạo của INL là các biện pháp
phối hợp liên ngành để giữa các cơ quan thực thi pháp luật đề xuất bao gồm
các học viện về thực thi pháp luật quốc tế ILEAS do INL thành lập và tài trợ
tổ chức nhiều khoá học về thực thi pháp luật cho các quan chức quản lý bậc
trung. Các khoá đào tạo này gồm các học phần giảng về tội phạm tài chính và
rửa tiền. Các hội thảo về những chủ đề này càng được tổ chức cho các quan
chức thực thi pháp luật cao cấp.
- Các sáng kiến của ILEAS được xây đựng trên cơ sở khu vực.
Học viện ILEAS đầu tiên của châu âu được thành lập tại Budapest và tập
trung chủ yếu vào đào tạo cảnh sát và các cơ tư pháp hình sự của các nước
SNG và trung âu. Một học viên ILEA khác của khu vực Đông Nam á đã khai
giảng vào tháng 3 năm 1999 tại BangKok và cho đến nay đã có hơn 1000
quan chức từ mười nước Đông Nam á tham dự các khoá học ở đây. Một học
73
viên ILEA cũng đã thành lập tại Đông Hemisphere nhưng địa điểm lâu dài
cho học viện này còn đang được xem xét. Ngoài ra, học viện ILEA ở khu vực
Nam Phi tại Ganorone cũng đã khai giảng ngày 23/4/2001.
Với các biện pháp kỹ thuật đào tạo, hệ thống chống rửa tiền và tội
phạm tài chính ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
2. Biện pháp của ngành ngân hàng.
Trong hệ thống các hình thức được sử dụng để rửa tiền bọn tội phạm
đặc biệt quan tâm tới rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. Những vụ rửa tiền lớn
phát hiện gần đây chủ yếu có liên quan tới hệ thống ngân hàng. Vì vậy ngành
ngân hàng cần có những nỗ lực đặc biệt trong cuộc chống rửa tiền đầy khó
khăn này.
Điều có nghĩa là ngành ngân hàng phải thấy được rằng mình luôn là cái
đích mà bọn tội phạm thường xuyên nhắm để rửa tiền. Do vậy nghành ngân
hàng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cán bộ ban ngành có liên quan
để thực hiện hiệu quả cuộc đấu tranh chống rửa tiền . Đó là đào tạo đội ngũ
nhân viên có đủ trình độ nhận biết khách hàng, thiết lập, sử dụng các biện
pháp kỹ thuật đào tạo… để chống rửa tiền. Trong tất cả các công đoạn của
bọn tội phạm muốn rửa tiền qua ngân hàng thì giai đoạn để phát hiện hành vi
rửa tiền nhất là giai đoạn khách hàng khai báo thông tin để mở tài khoản. Vì
thế, ngày nay, thực hiện chính sách nhận biết khách hàng(know your
customer- KYC) đang từng bước phát triển được hiệu quả trong việc chống
rửa tiền. ở đây xin giới thiệu về chính sách này để tiện tham khảo vận dụng.
2.1. Mục tiêu của chính sách “nhận biết khách hàng”-KYC
- Làm tăng khả năng đảm bảo cho các ngân hàng tuân thủ tất cả
các điều luật và các qui định.
- Làm giảm khả năng các ngân hàng trở thành nạn nhân của những
hoạt động bất hợp pháp do khách hàng của họ thực hiện.
74
- Bảo vệ uy tín và danh tiếng của khách hàng.
- Không làm cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và các
khách hàng tốt của họ.
2.2. Nội dung của chính sách “nhận biết khách hàng”
Chính sách “nhận biết khách hàng” phải được áp dụng với tất cả mọi
khách hàng giao dịch trong nước và quốc tế, phải yêu cầu cung cấp các bằng
chứng chứng minh nhân thân của khách hàng như: hộ chiếu, giấy phép lái xe,
chứng minh nhân dân và bằng chứng về các quyền sở hữu lợi nhuận từ các
giao dịch thực hiện qua ngân hàng. Chính sách “nhận biết khách hàng” cũng
phải được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Người đại diện
doanh nghiệp cũng như người thừa kế phải được luật pháp thừa nhận. Tất cả
các báo cáo của doanh nghiệp phải chính xác và cập nhật (đặc biệt là các báo
cáo về tên sở hữu doanh nghiệp) để làm căn cứ kiện cáo trong trường hợp rửa
tiền. Tất cả các thủ tục “nhận biết khách hàng” này đều được thực hiện kể từ
khi khách hàng đặt quan hệ giao dịch. Một loạt các công việc cần thực hiện
để nhận biết khách hàng:
- Nếu cá nhân mở tài khoản có địa chỉ nhà riêng và nơi làm việc
không cùng địa chỉ bàn với ngân hàng thì nhân viên ngân hàng phải tìm hiểu
tại sao khách hàng lại mở tài khoản tại ngân hàng mình.
- Sau khi khách hàng mở tài khoản, các ngân hàng phải gọi điện
đến nhà riêng (đối với cá nhân) và trụ sở công ty (đối với công ty) để cảm ơn
khách hàng về việc mở tài khoản. Thông qua đó ngân hàng sẽ mở rộng điều
tra đối với những số điện thoại không giao dịch được
- Ngân hàng cần phải hỏi nguồn gốc của một khối lượng tiền mặt
lớn dùng để mở tài khoản hoặc tìm hiểu về khách hàng thông qua các ngân
hàng phục vụ trước đó.
75
- Ngân hàng cũng cần phải kiểm tra trực tiếp tại trụ sở công ty để
thấy rõ sự tồn tại và khả năng cung cấp dịch vụ của công ty.
- Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp cung cấp:
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
+ Danh sách, địa chỉ của khách hàng và người cung cấp chính của
doanh nghiệp. Thông qua danh sách này, ngân hàng sẽ kiểm tra được các
hoạt động đáng ngờ của khách hàng như tài khoản tiền gửi mâu thuẫn với
hoạt động kinh doanh, việc mua bán, thanh toán, chuyển tiền bằng điện,
chuyển vốn ra nước ngoài mâu thuẫn với hoạt động kinh doanh.
+ Miêu tả lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính và các giao dịch quốc
tế thường xuyên.
Các ngân hàng có một hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát các giao
dịch nhằm xác định giao dịch đó có mâu thuẫn với sự miêu tả của khách hàng
không. Ngân hàng cũng nên có một chính sách để duy trì sự hiểu biết rộng về
các nghiệp vụ kinh doanh cuả khách hàng cũng như các giao dịch họ thực
hiện. Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng dự đoán được chắc chắn mối quan hệ
giữa các giao dịch mà khách hàng có thể đang thực hiện, từ đó biết được
nguồn thu nhập của họ.
+ Dự tính khối lượng bán hàng bằng tiền mặt nhằm kiểm tra gián tiếp
nguồn gốc tiền mặt nộp vào tài khoản.
2.3. Nguyên tắc cơ bản của Chính sách “nhận biết khách hàng”
- Thiết lập chức năng kiểm soát nội bộ tính tuân thủ với những
nhiệm vụ:
+ Kiểm tra giao dịch, đánh giá sự tuân thủ chính sách và các thủ tục.
+ Kiểm tra những nhân viên đang làm việc để đánh giá sự hiểu biết về
pháp luật và chính sách, thủ tục của ngân hàng.
76
+ Xem xét những chính sách đã được ban hành và những chương trình
đào tạo để tiến hành đề nghị chỉnh sửa cho phù hợp hơn
+ Báo cáo tất cả những điều phát hiện được cho người quản lý cấp cao.
- Phân định rõ trách nhiệm giữa điều hành hàng ngày với chức
năng kiểm soát nội bộ
- Đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo phù hợp đầy đủ tất cả
các khía cạnh của những chính sách và thủ tục nội bộ. Một chương trình đào
tạo phù hợp bao gồm:
+ Tất cả các nhân viên nghiệp vụ, nhân viên kiểm toán nội bộ, nhân
viên giao dịch với khách hàng đều phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ
ngân hàng, kể cả những phương pháp và kế hoạch rửa tiền thông thường.
+ Thường xuyên bồi dưỡng để nhân viên được cung cấp thông tin cập
nhật và hiện hành nhất
- Người quản lý cấp cao phải tiến hành các qui định, qui trình phù hợp
được ban giám đốc phê chuẩn và thi hành đầy đủ. Đồng thời người quản lý
cấp cao phải được cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch, các
báo cáo kiểm toán và báo cáo đề xuất về bất kỳ sự không tuân thủ nào.
- Việc vận dụng chính sách “nhận biết khách hàng” kết hợp với các
biện pháp khác với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan chắc chắn
sẽ mang lại nhiều thắng lợi trong cuộc chiến chống rửa tiền.
3. Hợp tác quốc tế chống “rửa tiền”
Rửa tiền cho tới thời điểm hiện nay đã mang tính chất quốc tế. Vì thế
để chống rửa tiền cần có sự hợp tác của các quốc gia – hợp tác quốc tế.
Tổ chức hàng đầu hoạt động mang tính chất quốc tế trong lĩnh vực
chống rửa tiền là FATF: lực lượng tài chính đặc nhiệm chống rửa tiền .
77
FATF đã đưa ra các chuẩn mực cho phong trào chống rửa tiền quốc tế
là “40 khuyến nghị” và “những điều phụ lục” bao gồm hệ thống tư pháp hình
sự và thực thi pháp luật, hệ thống tài chính và sự điều tiết hệ thống đó, và hợp
tác quốc tế để chống “rửa tiền” (Nội dung sơ lược của các khuyến nghị đã đề
cập ở trên). Những khuyến nghị này đưa ra những nguyên tắc hành động và
cho phép các nước áp dụng chúng một cách linh hoạt tuỳ theo thực trạng và
luật pháp từng nước).
Thêm vào đó, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế về
chống rửa tiền trên toàn thế giới FATF đã xúc tiến thành lập các nhóm hành
động khu vực. Những nhóm này có địa vị quan sát viên đối với FATF. Chức
năng của thành viên khu vực này cũng như các thành viên của FATF. Ví dụ
như nhóm khu vực đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên và theo dõi xu
hướng rửa tiền trong khu vực.
Những nỗ lực phát triển những nhóm khu vực của FATF ở Châu Phi
và Nam Mỹ đã dẫn đến việc thành lập nhóm chống rửa tiền Đông và Nam
Phi. Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính và chống rửa tiền ở Nam
Mỹ. Những tổ chức khu vực khác theo dạng FATF là nhóm chống rửa tiền ở
Châu á - Thái Bình Dương, lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính ở
vùng biển Caribean, và Uỷ ban hội đồng Châu âu PC – R- EV.
Sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế còn có nghĩa là FATF đã
dựng lên mạng lưới chống rửa tiền toàn cầu. Nhiều tổ chức tham gia vào
cuộc chiến chống rửa tiền với tư cách như quan sát viên của FATF như ngân
hàng phát triển Châu á, Ngân hàng tái đầu tư và phát triển Châu âu (EBRD),
Ngân hàng phát triển liên Hoa Kỳ (IADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm
thanh tra ngân hàng hải ngoại (OGBS), Văn phòng liên hợp quốc về kiểm
soát ma tuý và ngăn ngừa tội phạm (ONO DCCP). Nhiều tổ chức quốc tế đã
hình thành các chương trình chống rửa tiền quan trọng.
78
III. Những kiến nghị với Việt nam
Hậu quả nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng, vì thế điều tất yếu là
phải chống nạn rửa tiền. Nhưng làm sao để cuộc chiến chống nạn rửa tiền
thành công, trên đây đã đề ra một số giải pháp mang tính chất tổng quát mà
vận dụng nó cần phải có điều kiện và thời gian lâu dài. Trước mắt, để giành
thắng lợi trong cuộc chiến chống “rửa tiền”, xin đưa ra một số kiến nghị ở
Việt nam.
1. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt nam: Cần nghiên cứu, bổ sung để
sớm trình Chính phủ – nghị định về chống rửa tiền, để chúng ta có một văn
bản pháp quy chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ.
2. Đối với Chính phủ Việt nam: cần xem xét, phê duyệt sớm nghị định
về chống rửa tiền - Đồng thời chỉ đạo phối hợp các ban ngành, cơ quan, tổ
chức trong nước và nước ngoài trong việc chống rửa tiền.
3. Đối với các cá nhân: khi thấy mọi người hay ai đó có liên quan hoặc
có biểu hiện của hành vi rửa tiền cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để
sớm có biện pháp kịp thời.
Kết luận chương III.
Trong chương chủ yếu đưa ra các biện pháp truyền thống để chống rửa
tiền. Bên cạnh đó có đưa ra một số kiến nghị về chống rửa tiền ở Việt nam.
79
Kết luận chung
Rửa tiền là hành vi tội phạm mang tính chất quốc tế và hậu quả của nạn
rửa tiền là không lường hết được nếu nó không được kiểm soát chặt chẽ.
Phân tích thực trạng và xu hướng rửa tiền của bọn tội phạm tại các
nước khác nhau, chúng ta thấy được bản chất cực kỳ nguy hiểm của hoạt
động này. Nó lôi kéo hầu hết các thành phần kinh tế quan trọng của đất nước
tham gia vào quy trình rửa tiền: các cơ quan trung ương, các doanh nghiệp
nhà nước... và nhất là nó lợi dụng hoạt động của các ngân hàng-một thành
phần được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc gia... Đối với nền kinh tế
toàn cầu, nó làm suy yếu mối quan hệ kinh tế quốc tế, phá hoại uy tín của
nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng; nó cản trở trào lưu hội nhập của các thị
trường tài chính, làm phá hỏng mối quan hệ liên ngân hàng toàn cầu.
Nguy hiểm hơn là nạn rửa tiền làm tha hoá nhiều quan chức chính phủ,
các doanh nhân cũng như nhiều thành phần dân cư khác. Tất cả đều vì lợi
nhuận, vì bị đồng tiền dụ dỗ mà đã vô tình hay hữu ý tiếp tay, phục vụ cho
bọn tội phạm, bọn tham nhũng. Như vậy, hậu quả xã hội của nạn rửa tiền
cũng nghiêm trọng không kém hậu quả kinh tế mà nó gây ra.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của hoạt động rửa tiền, cộng đồng
thế giới đã nhanh chóng vào cuộc. Nhiều tổ chức chống rửa tiền quốc tế đã
được thành lập như Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FAFT) đã được thành lập
tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.
Không thờ ơ với các hoạt động quốc tế, Việt nam của chúng ta cũng đã
tích cực hoạch định các chương trình phòng và chống rửa tiền. Như đã phân
tích ở trên, với một hệ thống ngân hàng hoạt động còn manh mún, một thị
trường tài chính còn non trẻ, Việt nam đang và sẽ trở thành đích ngắm của
bọn rửa tiền. Đã có một vài hiện tượng nghi ngờ là rửa tiền tại Việt nam. Nếu
không có một khung pháp lý chặt chẽ về vấn đề này, và nếu như không trang
80
bị một kiến thức đầy đủ cho các cán bộ ngân hàng trong việc phát hiện và xử
lý các hành vi nghi ngờ về rửa tiền thì chẳng bao lâu nữa hoạt động này sẽ
nhanh chóng xâm nhập và hoành hành ở nước ta.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt nam và hệ thống ngân
hàng đã nhanh chóng hoạch định các chương trình cụ thể chống rửa tiền. Tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam- một ngân hàng có nhiều giao dịch quốc
tế nhất, đã xây dựng một quy trình “nhận biết khách hàng” (KYC) cụ thể để
thực hiện tại các bộ phận tín dụng, quan hệ đại lý, chuyển tiền...Cuối năm
2002, theo khuyến cáo của Cục điều tra liên bang Mỹ, cũng như thực hiện chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
đã yêu cầu toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống kiểm tra, báo cáo và phong
toả các tài khoản (nếu có) có liên quan đến mạng lưới khủng bố Al Queda.
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam – cơ quan quản lý cao nhất về
ngân hàng, hiện tại đang hoàn chỉnh nội dung dự thảo Nghị định về chống
rửa tiền để trình lên Chính phủ phê duyệt. Dự kiến Nghị định này sẽ được ban
hành vào cuối năm 2003.
Ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về rửa tiền, Việt nam cũng
luôn luôn hướng tới hội nhập và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức chống rửa
tiền trên thế giới trong cuộc chiến đấu đầy cam go với một loại hình tội phạm
mới có tên là “tội phạm rửa tiền” này.
Hy vọng với sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia cũng như việc nâng cao
tầm nhận thức của mọi người dân về nạn rửa tiền, công cuộc chống rửa tiền sễ
ngày một đạt nhiều thắng lợi, và các đồng tiền “bẩn” thu từ ma tuý, buôn lậu,
tham nhũng, khủng bố... sẽ không còn khả năng được “làm sạch” một cách
phi pháp nữa.
81
Tài liệu tham khảo
1. Anti – Money Laundering – Seminar – Hanoi, 30 may 2002
Presentedby: David Hsu- Vice president – Regional Compliance
Officer- Citibank
2. Kinh tế – Tài chính tiền tệ thế giới – Ngân hàng Nhà nước số 3/2003
3. Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, triển vọng kinh tế 5/2001
4. Những người đàn ông của Tổng thống
5. Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống rửa tiền ở Việt nam –
Thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng – Tạp chí Ngân hàng số 7/2002
6. Chống nạn rửa tiền qua ngân hàng tư nhân – Hoàng Liên Sơn - Đầu
tư chứng khoán số 157, 9/12/02.
7. Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền hiệu
quả ở Mỹ – Minh Nghĩa – Tạp chí Ngân hàng số 11/02.
8. Thái Lan với việc chống rửa tiền – Nguyễn Thị Tam. Tạp chí Ngân
hàng số 12/2001
9. Mỹ chống khủng bố trong lĩnh vực tiền tệ – Hương Giang (Theo tạp
chí Trung Quốc)
10. Quan hệ giữa rửa tiền và sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Tài
chính – Minh Nghĩa NHNN – Thị trường tài chính tiền tệ số ẵ
11. Ba “Thiên đường rửa tiền” có thể bị trừng phạt.
Lan Anh – theo BBC, 26/0/01
12. Thời báo Ngân hàng các số năm 2000, 2001, 2002, 2003.
13. Thời báo kinh tế Việt nam 2001, 2002, 2003
82
14. Phân tích tài chính doanh nghiệp …2001, 2002, 2003
15. Tạp chí Ngân hàng …2001, 2002, 2003
16. Thị trường tài chính tiền tệ 2001, 2002, 2003
17. Nhiều vụ rửa tiền được thực hiện tại Hồng Kông Gia thành (Theo
báo chí nước ngoài)
Đầu tư chứng khoán số 155, 25/11/02
18. Ngăn chặn hoạt động rửa tiền (Philipines có hoàn tất việc bổ sung
một số điều vào luật chống rửa tiền.
Đầu tư chứng khoán số 67, 17/2/03
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Rửa tiền và chống rửa tiền hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam.pdf