Luận văn Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Chức năng chủ yếu của của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ với việc “đi vay để cho vay”, đóng trên địa bàn có trên 70% dân số sống bằng nghề nông, đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí còn thấp. Vì thế cần có một chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và lâu dài, mà vai trò của Ngân hàng thì không thể thiếu được.

doc92 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trên cho thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế có sự thay đổi khác biệt sau: { Ngành Nông nghiệp: Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp qua 3 năm liên tục giảm cụ thể như sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 327.863 triệu đồng. Năm 2007 son số này giảm còn 282.479 triệu, giảm 45.384 triệu đồng đồng tương ứng giảm 13,84% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số thu nợ này tiếp tục giảm còn 239.554 triệu đồng. So với năm 2007 giảm 42.925 triệu đồng tương ứng giảm 15,20%. Qua đó cho thấy được tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh làm cho năng suất bị giảm nhiều, mặt khác do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao như phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê nhân công tăng vọt…trừ đi các khoản chi phí đầu vào thì lợi nhuận mà người dân thu được còn lại không bao nhiêu nên viêc trả nợ Ngân hàng đối với họ là một điều vô cùng khó khăn, chỉ có những hộ khá hơn mới trả được nợ cho Ngân hàng. { Ngành thủy sản: Ngược lại với ngành nông nghiệp ngành thủy sản có những chuyển biến tốt nên doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng trưởng vượt bật. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay đối ngành này tăng liên tục qua các năm. - Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ là 51.077 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số tăng lên 72.364 triệu đồng, tăng 21.287 triệu đồng, tương úng tăng 41,68% so với năm 2006. - Qua năm 2008 con số này lại tăng lên 134.029 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 61.665 triệu đồng, tương úng tăng 85,22%. Nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện mấy năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Được thế thuận lợi là có hệ thống song ngòi dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng lợi thế tự nhiên nên mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá basa và cá tra. Thị trường tiêu thụ hiện nay cũng rất ưa chuộng mặt hàng nông sản này nên giá cả cũng tương đối ổn định. Khi thu hoạch lợi nhuận mang lại từ việc bán cá Basa và cá Tra cao nên họ có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. { Ngành khác: Qua bảng 9 cho thấy doanh số thu nợ của các ngành nghề khác qua các năm có sự biến động tăng giảm cụ thể sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này là 145.484 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này giảm còn 116.966 triệu đồng, giảm 28.468 triệu đồng, tương ứng giảm 19,57% so với năm 2006. - Qua năm 2008 doanh số thu nợ ngành khác đạt 227.078 triệu đồng. so với năm 2007 tăng 110.112 triệu đồng, tương ứng tăng 94,14%. Cho thấy sự biến động doanh số thu nợ đối tượng này theo chiều hướng tốt. Do môi trường khí hậu thuận lợi, mùa nước lũ kéo về và kết thúc trễ nên việc tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề đan lờ lợp khá cao, kéo theo là các sản phẩm của làng nghề đóng ghe xuồng cũng tăng lên từ đó tình hình thu nợ của Ngân hàng trở nên khả quan hơn. 2.3.2.3. Dư nợ Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là là mà Ngân hàng cần phải thu về. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. a. Dư nợ theo thời hạn tín dụng: Bảng 10: Dư nợ theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 221.145 85,64 260.874 84,35 294.681 88,40 39.729 17,97 33.807 12,96 Trung - Dài Hạn 37.069 14,36 48.394 15,65 38.661 11,60 11.325 30,55 -9.733 -20,11 Tổng Cộng 258.214 100 309.268 100 333.342 100 51.054 19,77 24.074 7,78 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 12: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng Qua bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng liên tục cụ thể: - Năm 2006 tổng dư nợ là 258.214 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng dư nợ tăng lên 309.268 triệu, tăng 51.054 triệu đồng, tương ứng tăng 19,77% so với năm 2006. - Năm 2008 tổng dư nợ đạt 333.342 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 24.074 triệu đồng, tương ứng tăng 7,78%. Cho thấy Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm của NHNo&PTNT Việt Nam đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng No Lai Vung có sự tăng trưởng qua các năm nhưng còn chậm do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự tăng lên đáng kể như vậy. { Dư nợ ngắn hạn: Tổng dư nợ tăng chủ yếu là do dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua liên tục tăng: - Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn đạt 221.145 triệu đồng. Sang năm 2007 dư nợ tăng lên 260.874 triệu đồng, tăng 39.729 triệu đồng, tương ứng tăng 17,97% so với năm 2006. - Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 294.681 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 33.807 triệu đồng, tương ứng tăng 12,96%. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng tăng, đáp ứng được những yêu cầu vay vốn thì được Ngân hàng giải ngân. Mặt khác, do Ngân hàng đóng vai trò là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ cho các doanh nghiêp có điều kiện mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, những năm qua Ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn cho nên dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. { Dư nợ trung và dài hạn: Đặt điểm của các khoản cho vay trung và dài hạn là không thể thu hồi vốn ngay trong năm mà chỉ thu được một phần. Tình hình dư nợ trung dài hạn diễn biến qua các năm như sau: - Năm 2006 dư nợ trung dài hạn là 37.069 triệu đồng. Năm 2007 con số này tăng lên 48.394 triệu đồng, tăng 11.325 triệu đồng, tương ứng tăng 30,55% so với năm 2006. - Đến năm 2008 dư nợ còn 38.661 triệu đồng, so với năm 2007 giảm 9.733 triệu đồng, tương ứng giảm 20,11%. Dư nợ trung dài hạn có sự biến động tăng giảm như vậy là do ảnh hưởng bởi sự biến động của doanh số cho vay và thu nợ của đối tượng này trong thời gian qua. Tình hình cho vay đối tượng này có xu hướng tăng trong năm 2007 rồi lại giảm trong năm 2008 nên dư nợ cũng biến đổi theo như vậy. b. Dư nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 11: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % TP-KT tư nhân 3.279 1,27 4.000 1,29 5.200 1,56 721 21,99 1.200 30,00 HSXKD 254.935 98,73 305.268 98,71 328.142 98,44 50.333 19,74 22.874 7,49 Tổng Cộng 258.214 100 309.268 100 333.342 100 51.054 19,77 24.074 7,78 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 13: Biểu đồ Dư nợ theo thành phần kinh tế { Dư nợ thành phần kinh tề tư nhân: Dư nợ của thành phần KTTN luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng nhưng cho thấy tốc độ tăng trưởng khá cao. - Cụ thể năm 2006 dư nợ thành phần này là 3.279 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 4.000 triệu đồng, tăng 712 triệu đồng, tương ứng tăng 21,99% so với năm 2006. - Đến năm 2008 dư nợ thành phần KTTN đạt 5200 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 1.200 triệu đồng, tương ứng tăng 30,00%. Nguyên nhân của sự tăng như vậy là do doanh số dư nợ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số cho vay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần đây tăng rất nhanh cho nên doanh số cho vay các đối tượng này cũng tăng theo. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải tăng cường quản lý các món vay này vì đầu tư vào các thành phần kinh tế thường có độ rủi ro cao do đa phần họ sản xuất tự phát, theo mùa vụ, ít có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và sổ sách kế toán thường kém minh bạch, không dầy đủ, nên Ngân hàng không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. { Dư nợ đối với HSX: Khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng No Lai Vung chủ yếu là hộ sản xuất nên tỷ trọng dư nợ của đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao trên 98% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. - Cụ thể năm 2006 dư nợ là 254.935 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên 305.268 triệu đồng, tăng 50.333 triệu đồng, tương ứng tăng 19,74% so với năm 2006. - Qua năm 2008 dư nợ HSX đạt 328.142 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 22.874 triệu đồng, tương ứng tăng 7,49%. Do nền kinh tế đang phát triển người dân cần phải nâng cao việc sản xuất kinh doanh để có nguồn thu nhập cao hơn. Vì thế sẽ có người thừa vốn và phần lớn là người dân thiếu vốn do đó nhu cầu vay mượn để phục vụ việc sản xuất là hết sức cần thiết, Ngân hàng sẽ là nơi giúp cho họ giải quyết những vướn mắt trên thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi dựa vào đó mà người dân làm ăn ngày càng có hiệu quả nên hàng năm dư nợ cho vay của Ngân hàng cứ tăng lên. c. Dư nợ theo ngành nghề kinh tế: Bảng 12: Dư nợ theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngành nông nghiệp 174.248 67,48 175.432 56,73 184.743 55,42 1.184 0,68 9.311 5,31 Ngành thủy sản 22.457 8,70 55.238 17,86 67.625 20,29 32.781 145,97 12.387 22,43 Khác 61.509 23,82 78.598 25,41 80.974 24,29 17.089 27,78 2.376 3,02 Tổng cộng 258.214 100 309.268 100 333.342 100 51.054 19,77 24.074 7,78 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 14: Biểu đồ Dư nợ theo ngành kinh tế { Dư nợ ngành nông nghiệp: Ở huyện Lai Vung hơn 70% dân số của huyện sống bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn đối với ngành nông nghiệp luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, vì vậy đi đôi với việc doanh số cho vay tăng thì dư nợ đối với đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng cao. Qua bảng 12 cho ta thấy được dư nợ của ngành nông nghiệp có sự biến động tăng qua 3 năm như sau: - Năm 2006 dư nợ ngành này là 174.248 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ đạt 175.432 triệu đồng, tăng 1.184 triệu đồng, tương ứng tăng 0,68% so với năm 2006. - Năm 2008 dư nợ nông nghiệp là 184.743 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 9.311 triệu đồng, tương ứng tăng 5,31%%. Doanh số dư nợ có sự tăng như vậy là do doanh số cho vay đối tượng nông nghiệp qua 3 năm liên tục tăng nên kéo theo dư nợ cũng tăng lên. { Dư nợ ngành thủy sản: Tương tự như ngành nông nghệp dư nợ đối với ngành thủy sản qua 3 năm cũng tăng liên tục: - Cụ thể năm 2006 dư nợ đạt 22.457 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ tăng lên 55.238 triệu đồng, tăng 32.781 triệu đồng, tương ứng tăng 145,97% so với năm 2006. - Đến năm 2008 dư nợ là 67.625 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 12.387 triệu đồng, tương ứng tăng 22,43%. Cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành thủy sản gần bằng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Dư nợ có tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. { Dư nợ ngành khác: - Năm 2006 nơ nợ ngành khác đạt 61.509 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ tăng lên 78.598 triệu đồng, tăng 17.089 triệu đồng, tương ứng tăng 27,78% so với năm 2006. - Đến năm 2008 dư nợ đạt 80,974 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 2.376 triệu đồng, tương ứng tăng 3,02%. Do ngành nghề truyền thống được duy trì phát triển từ đó nhu cầu vốn tín dụng tăng cao kéo theo dư nợ đối với những đối tượng này cũng tăng. => Tóm lại, tình hình tín dụng qua 3 năm của Chi nhánh Ngân hàng No Lai Vung có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nhờ vào sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm nên đã đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngoài ra còn có sự cố gắng nhiệt tình đối với công việc của tất cả cán bộ nhân viên Ngân hàng nên mới đạt được kết quả khả quan trên. 2.3.4. Phân tích tình hình rủi ro nợ quá hạn của Ngân hàng: Hoạt động Ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn trả (kể cả thời gian gia hạn nợ) đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng nếu không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mợ rộng vi mô tín dụng. 2.3.4.1. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008 Bảng 13: Tổng hợp nợ quá hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Đến 180 ngày 1.597 34,20 1.253 25,98 8.934 81,61 -344 -21,53 7.681 613,02 Đến 360 ngày 2.588 55,42 150 3,12 1.729 15,79 -2.438 -94,19 1.578 1.049,34 Trên 360 ngày 484 10,37 3.419 70,90 284 2,60 2.934 605,77 -3.135 -91,69 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02 Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 15: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn Do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế của huyện năm 2008 gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc sản suất kinh doanh của người dân làm cho họ khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến việc trả nợ vay Ngân hàng khi đến hạn. Nên nợ quá hạn của Ngân hàng cứ tăng lên liên tục trong 3 năm qua cụ thể như sau: - Năm 2006 tổng nợ quá hạn là 4.669 triệu đồng. Năm 2007 con số này là 4.822 triệu đồng, tăng 153 triệu đồng, tương ứng tăng 3,27% so với năm 2006. - Đến năm 2008 tổng nợ quá hạn đạt 10.947 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 6.125 triệu đồng, tương ứng tăng 127,02%. Mặt khác, tình hình nợ quá hạn tăng lên mạnh như vậy là do nợ quá hạn đối với ngành nuôi thủy sản tăng chiếm trên 65% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. { Nợ quá hạn dưới 180 ngày: Đây là loại nợ dưới tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao tổng nợ quá hạn của Ngân hàng, loại này tăng làm cho tổng nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên, tuy quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi lại. - Năm 2006 nợ quá hạn là 1.597 triệu đồng. Sang năm 2007 nợ quá hạn còn 1.253 triệu đồng, giảm 344 triệu đồng, tương ứng giảm 21,53% so với năm 2006. Đây là một điều đáng mừng. - Đến năm 2008 do công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên nợ quá hạn tăng cao chiếm trên 80% trong tổng nợ quá hạn tương ứng số tiền là 8.934 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 7.681 triệu đồng, tương úng tăng 613,02%. { Nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 360 ngày: Đây là loại nợ nghi ngờ, tình hình nợ quá hạn loại này có sự tăng giảm qua các năm như sau: - Năm 2006 nợ quá hạn là 2.588 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này còn 150 triệu đồng, giảm 2.438 triệu đồng, tương ứng giảm 94,19% so với năm 2006. - Năm 2008 nợ quá hạn loại này tăng lên đột biến 1.729 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 1.578 triệu đồng, tương ứng tăng tăng 1.049,34%. Cho thấy loại nợ quá hạn này có xu hướng giảm trong năm 2007 nhưng tới năm 2008 lại tăng lên cao, do nhóm nợ trên chuyển sang đây là biểu hiện không tốt cho Ngân hàng. { Nợ quá hạn trên 360 ngày: Đây là loại nợ có khả năng mất vốn tuy năm 2006 và năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhưng đến năm 2008 giảm chỉ còn 2,60% trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. - Năm 2006 nợ quá hạn trên 360 ngày là 484 triệu đồng. Đến năm 2007 nợ quá hạn này tăng lên 3.419 triệu đồng, tăng 2.934 triệu đồng, tưng ứng tăng 605,77% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn này còn 284 triệu đồng. So với năm 2007 giảm 3.135 triệu đồng, tương ứng giảm 91,69%. Do công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt nên tình hình nợ xấu diễn biến khả quan hơn. 2.3.4.2. Rủi ro nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng: Trong hoạt động tín dụng cho vay rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ quá hạn không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy ý thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Bảng 14: Tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2.006 2.007 2.008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 2.425 51,93 4.126 85,55 7.967 72,77 1.701 70,13 3.841 93,10 Trung - Dài Hạn 2.244 48,07 697 14,45 2.981 27,23 -1.548 -68,96 2.284 327,88 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02 Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 16: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn { Nợ quá hạn ngắn hạn: Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, cụ thể như sau: - Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn là 2.425 triệu đồng. Năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 4.126 triệu đồng, tăng 1.701 triệu đồng, tương ứng tăng 70,13% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn là 7.967 triệu đồng, tăng 3.841 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 93,10%. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do thị trường không ổn định, ngành thương mại và dịch vụ có nhiều biến động, nhất là biến động về giá cả làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. Do dư nợ ngắn hạn tăng, lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ quá hạn tăng. Mặt khác, do cán bộ tín dụng chưa kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay nên khách hàng sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho Ngân hàng. { Nợ quá hạn trung và dài hạn: Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn của trung dài hạn qua 3 năm có sự biến động giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng trong năm 2008: - Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn là 2.244 triệu đồng. Năm 2007 nợ quá hạn còn 697 triệu đồng, giảm 1.548 triệu đồng, tương ứng giảm 68,96% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn trung dài hạn là 2.981 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 2.284 triệu đồng, tương ứng tăng 327,88%. Nguyên nhân của sự tăng giảm như vậy là do năm 2007 là năm Ngân hàng phấn đấu để hạ chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhờ phối hợp tốt với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp trong công tác tín dụng và thu hồi nợ góp phần làm giảm nợ quá hạn. Đến năm 2008 nợ quá hạn đối tượng này tăng trở lại như vậy là do nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi mà chủ yếu là nuôi bò và nuôi lợn. Do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc tốt nên dự đoán thời gian tăng trưởng cũng như chu kỳ sinh sản không chính xác nên thu nhập mang lại không kịp thời hạn hoàn trả nợ là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, đối với những nông dân sản xuất nông nghiệp khi đầu tư vào những tài sản cố định như: máy cắt, máy tuốt lúa, máy cày, máy xới…mà nguồn trả nợ chủ yếu của họ là việc trích lợi nhuận của các mùa vụ trong năm. Trong khi kết quả đạt được cũng như giá cả thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Vì vậy nợ quá hạn phát sinh từ việc đầu tư váo đối tượng này là điều tất nhiên có thể xảy ra. 2.3.4.3. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: Bảng 15: Tổng hợp nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % TP-KT tư nhân 2.277 48,77 0 0,00 0 0,00 -2.277 -100,00 0 0,00 HSXKD 2.392 51,23 4.822 100,00 10.947 100,00 2.430 101,57 6.125 127,02 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02 Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 17: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chủ yếu ở HSX đối tượng thành phần KTTN giảm dần và không còn ở năm 2007 và 2008 cụ thể như sau: Năm 2006 nợ quá hạn thành phần KTTN là 2.277 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này giảm còn 0 triệu đồng, tương ứng giảm 100% so với năm 2006 và được duy trì cho đến năm 2008. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn đặt biệt là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản ở khu công nghiệp Lai Vung làm ăn có hiệu quả. Tình hình nuôi trồng thủy sản trong huyện đang phát triển nắm bắt được thị trường tiêu thụ rộng lớn này nên các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất. Sự chuyển biến tích cực này đã mang lại kết quả tốt cho các doanh nghiệp và giúp cho họ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. { Đối với HSX: - Năm 2006 nợ quá hạn là 2.392 triệu đồng. Đến năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 4.822 triệu đồng, tăng 2.430 triệu đồng, tương ứng tăng 101,57% so với năm 2006. - Qua năm 2008 nợ quá hạn của HSX là 10.947 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ quá hạn. So với năm 2007 tăng 6.125 triệu đồng, tương ứng tăng 127,02%. Nguyên nhân của sự tăng như vậy là do các hộ sản xuất do ảnh hưởng bởi những tác động của thiên nhiên, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão hạn hán nhiều trong năm gây thiệt hại cho mùa màng, việc phơi sấy khó khăn làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm. Từ đó các thương lái lợi dụng thời cơ đó để ép giá làm cho người sản xuất đã lỗ lại càng lỗ nhiều hơn. Trong năm 2008 giá cả của lúa nguyên liệu không ổn định có lúc tăng liên tục như bão giá làm cho người dân cứ tưởng rằng nó sẽ tăng hoài và họ đã vay tiền để mua lúa dự trữ để kiếm lời, mặt khác một số nông dân thì không bán chờ đợi vì thế khi giá cả được chính phủ ổn định trở lại thì họ bị lỗ và gây chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng. 2.3.4.4. Rủi ro nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế: Bảng 16: Tổng hợp nợ quá hạn theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngành nông nghiệp 1.027 21,99 2.119 43,94 2.847 26,01 1.092 106,40 728 34,36 Ngành thủy sản 389 8,33 1.176 24,38 7.530 68,79 787 202,21 6.354 540,52 Khác 3.254 69,68 1.528 31,68 570 5,21 -1.726 -53,05 -958 -62,70 Tổng cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,01 Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 18: Biểu đồ tổng hợp nợ quá hạn theo ngành kinh tế { Nợ quá hạn đối với ngành nông nghiệp: - Năm 2006 nợ quá hạn nông nghiệp là 1.027 triệu đồng. Năm 2007 nợ quá hạn là 2.119 triệu đồng, tăng 1.029 triệu đồng, tương ứng tăng 106,40% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn nông nghiệp tăng 2.847 triệu đồng. Tăng 728 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 34,36%. Nguyên nhân của sự tăng nợ quá hạn đối với nông nghiệp là do giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao, hàng hoá không tiêu thụ được, gây rất nhiều khó khăn cho hộ sản xuất kinh doanh và nông dân. Các hộ chăn nuôi thì gặp tình trạng giá cả thức ăn tăng cao, thêm vào đó là nạn dịch cúm gia cầm, lở mòm lông móng ở lợn bùng phát khiến cho các hộ chăn nuôi bị tổn thất từ đó không có khả năng trả nợ đúng thời gian giao kết với Ngân hàng. { Nợ quá hạn đối với ngành thủy sản: Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh tín dụng đối với ngành thủy sản thì nợ quá hạn cũng tăng theo tương ứng. Qua bảng 16 cho thấy nợ quá hạn đối với ngành thủy sản tăng cao liên tục qua các năm: - Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn thủy sản là 389 triệu đồng. Năm 2007 nợ quá hạn tăng lên 1.176 triệu đồng, tăng 787 triệu đồng, tương ứng tăng 202,21% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn thủy sản tăng lên 7.530 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 6.354 triệu đồng, tương ứng tăng 540,52%. Nguyên nhân việc nợ quá hạn đối với ngành thủy sản tăng cao như vậy là do tình hình tiêu thụ cá basa và cá tra trong thời gian qua không ồn định do ảnh hưởng bởi vụ kiện bán phá giá cá Basa ở thị trường Mỹ nên khi thu hoạch cá tiêu thụ chậm, phần lớn xuất khẩu không được, giá cả không ổn định nên doanh nghiệp không dám ký hợp đồng thuê bao sản phẩm với người sản xuất làm cho họ gặp nhiều khó khăn, trong khi dó hàng ngày phải lo thức ăn cho cá nếu không cá sẽ bị chay và sẽ giảm cân, vì vậy chi phí cứ bỏ ra mà thu nhập chẳng bao nhiêu nên nợ quá hạn đối với Ngân hàng ngày càng tăng. { Nợ quá hạn đối với ngành khác: Ngược lại với thủy sản nợ quá hạn đối với các ngành nghề khác ngày một suy giảm: - Năm 2006 nợ quá hạn là 3.254 triệu đồng. Sang năm 2007 nợ quá hạn giảm còn 1.528 triệu đồng, giảm 1.726 triệu đồng, tương ứng giảm 53,05% so với năm 2006. - Đến năm 2008 nợ quá hạn đối tượng này còn 570 triệu đồng, giảm 958 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 62,70%. Do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các ngành nghề khác ổn định nên họ trã nợ đúng hạn góp phần làm giảm tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng. 2.3.5. Tổng hợp nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn 2.3.5.1. Nguyên nhân khách quan: - Tuy đây không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng cũng góp phần dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và điều này thật sự nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng và khách hàng vay vốn. Do nước ta thuộc miền khí hậu nóng ẩm nên thuận lợi cho các côn trùng và dịch bệnh phát triển, là vùng thấp nên hàng năm đều bị ngập lũ việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn; đôi khi bao nhiêu vốn bỏ ra lại bị mất trắng, một số hộ không có vốn tự có phải đi vay của Ngân hàng, khi xảy ra rủi ro sẽ không cón khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đây là một khó khăn mà Ngân hàng gặp phải. - Trình độ dân trí thấp có tư tưởng bao cấp ỷ lại mong chờ được xóa nợ. - Mức vốn đầu tư vào nông nghiệp còn cao. Chênh lệch giá đầu ra, đầu vào sản phẩm nông nghiệp còn thấp nên lợi nhuận không cao. - Do đầu tư chậm phát triển, sản xuất kinh doanh đình đốn, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, giá cả, các chính sách đã thay đổi liên tục diễn biến bất lợi cho xuất khẩu, giá các mặt hàng nông sản chủ lực giảm liên tục, cá tra, phân bón, hàng tồn kho ứ đọng, về nuôi trồng thời tiết không thuận lợi dịch bệnh phát sinh làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân vì vậy ảnh hường đến việc trả nợ cho Ngân hàng. 2.3.5.2. Nguyên nhân chủ quan: a. Từ ngân hàng: - Xuất phát từ cán bộ tín dụng tại Ngân hàng tuy có trình độ cao về văn hóa nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, kinh nghiệm chưa cao, chưa hiểu rõ hết khách hàng tại địa bàn phụ trách. - Vi phạm về đạo đức nghề nghiệp một số cán tín dụng có thể cấu kết với khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ cho vay hoặc không cần thẩm định lại những khách hàng quen thuộc điều này có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng. - Định kỳ không tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng trong khi cho vay, như vậy Ngân hàng khó có thể biết khách hàng sử dụng đúng mục đích hay không. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì nguy cơ không thu hồi được nợ là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, do công tác kiểm tra xử lý, thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu còn chậm, một số hồ sơ khởi kiện còn kéo dài chưa được xử lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều, nên khắc phục được hạn chế trên. b. Từ khách hàng: - Ý thức của hộ vay chưa tốt trong quá trình vay và sử dụng vốn vay, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến sản xuất kinh doanh không hiệu quả do đó không trả được nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ cho Ngân hàng. - Nghiêm trọng hơn hết là trường hợp khách hàng không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo Ngân hàng bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm. Cũng có trường hợp do quen biết với Ủy ban nhân dân xã xác nhận tài sản thuộc sở hữu nhưng thực chất không có cố tình lừa đảo Ngân hàng nên cũng gây ra thiệt hại khá nhiều. 2.3.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng NO&PTNT huyện Lai Vung luôn không ngừng phấn đấu đổi mới phương thức hoạt động đi đôi với việc mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng đã từng bước nâng cao chất lượng các nghiệp vụ để cạnh tranh với các Ngân hàng Khác trên địc bàn. Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm quan như sau: Bảng 17: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm STT Các Chỉ Tiêu Đơn Vị 2006 2007 2008 1 Tổng Nguồn Vốn Triệu đồng 298.430 351.685 357.644 2 Vốn Huy Động Triệu đồng 143.000 171.540 205.538 3 Doanh Số Cho Vay Triệu đồng 345.460 472.871 624.627 4 Doanh Số Thu Nợ Triệu đồng 524.374 471.809 600.661 5 Tổng Dư Nợ Triệu đồng 258.214 309.268 333.342 6 Dư Nợ Bình Quân Triệu đồng 259.110 287.374 320.714 7 Nợ Quá Hạn Triệu đồng 4.669 4.822 10.947 8 Lợi Nhuận Triệu đồng 9.120 10.588 8.586 1 VHĐ/Tổng NV % 47,92 48,78 57,47 2 VHĐ/Tổng Dư Nơ % 55,38 55,47 61,66 3 Tỷ Lệ DN/ VHĐ % 180,57 180,29 162,18 4 Hệ Số Thu Nợ % 151,79 99,78 96,16 5 Vòng Vay Vốn Tín Dụng Vòng 2,02 1,64 1,87 6 Hệ Số Rủi Ro % 86,52 87,94 93,20 7 Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn % 1,81 1,56 3,28 8 Nợ Quá Hạn/Lợi Nhuận % 51,20 45,54 127,50 2.3.6.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho thấy được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Lai Vung. - Cụ thể năm 2006 tỷ lệ vốn huy động trên tổng vốn chiếm tỷ trọng 47,92%. Sang năm 2007 chỉ tiêu này là 48,78%, tăng 0,86% so với năm 2006. - Đến năm 2008 chỉ tiêu này là 57,47%, so với năm 2007 tăng thêm 8,69%. Qua đó cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng vốn luôn có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ này còn thấp do nguồn vốn từ cấp trên chuyển về còn chiếm tỷ lệ khá cao trên 40%. Mặt khác, thời gian qua nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi huy động còn ít. Tuy nguồn vốn huy động đạt được tỷ lệ không cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vốn vẫn liên tục tăng qua 3 năm, điều này có thể nói Ngân hàng đã dần phát huy được bước phát triển của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3.6.2. Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ cho vay: Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được hiệu quả của việc huy động vốn tại Ngân hàng. - Năm 2006 vốn huy động trên dư nợ cho vay là 55,38%. Năm 2007 chỉ tiêu này đạt 55,47% tăng so với năm 2006 là 0,09%. - Đến năm 2008 chỉ tiêu này là 61,66%, tăng 6,19% so với năm 2007. Qua chỉ tiêu cho thấy việc huy động vốn tại Ngân hàng diễn ra khá tốt nên kéo theo tình hình sử dụng vốn này cũng đạt được kết quả cao. Thời gian qua Ngân hàng đã sử dụng các hình thức huy động vốn phong phú, gửi tiết kiệm bật thang với lãi suất hấp dẫn, chuyển tiền nhanh, các chương trình khuyến mãi có tăng phẩm, đặc biệt là trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng đã tạo được uy tín cho mình và tạo được lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Vì thế khách hàng yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng nên vốn huy động của Ngân hàng cứ tăng lên để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 2.3.6.3. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sủ dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sủ dụng vốn vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng không cao và có xu hướng suy giảm: - Cụ thể năm 2006 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 180,57%. Sang năm 2007 chỉ số này là 180,29%, giảm 0,28% so với năm 2006. - Đến năm 2008 chỉ số này là 162,18% so với năm 2007 giảm 18,11% so với năm 2007. Cho thấy tình hình sử dụng vốn huy động không hiệu quả nhưng giới hạn này đã đảm bảo được sự an toàn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động, bình quân cứ 160 đồng dư nợ thì có 100 đồng là từ vốn huy động tham gia. 2.3.6.4. Hệ thu nợ:( DSTN/DSCV) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Quá trình cho vay thu nợ của Ngân hàng được thực hiện thông qua cán bộ tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào công tác của cán bộ tín dụng. - Năm 2006 hệ số thu nợ đạt 151,79%. Năm 2007 chỉ tiêu này là 99,78%, giảm 52,01% so với năm 2006. - Đến năm 2008 hệ số này là 96,16%, giảm 3,62% so với năm 2007. Qua phân tích cho thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm mạnh ở năm 2007 do doanh số cho vay năm 2006 thấp, các năm sau có giảm nhưng không đáng kể. Cứ trong 100 đồng cho vay thì Ngân hàng thu được 96 đồng. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được Ngân hàng chú trọng quan tâm nên mới đạt được kết quả trên. Mặt khác, do tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, dịch bệnh phát sinh, giá cả tiêu dùng tăng tăng cao, hàng hóa nông sản, thủy sản không ốn định lên xuống bất thường. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân khiến họ khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng. 2.3.6.5. Vòng vay vốn tín dụng: Bên cạnh hệ số thu nợ thì hệ số vòng vay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. - Năm 2006 số vòng vay vốn tín dụng của Ngân hàng là 2,02 vòng. Sang năm 2007 là 1,64 vòng, giảm 0,38 vòng so với năm 2006. - Đến năm 2008 vòng vay này là 1,87 vòng, so với năm 2007 tăng 0,23 vòng. Vòng vay vốn tín dụng của Ngân hàng Lai Vung có sự suy giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng trưởng trong năm 2008 cho thấy nó có sự chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ bình quân trong năm chậm hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ vì nền kinh tế phát triển nên việc thu nợ không bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế Ngân hàng cần tiếp tục duy trì ở mức độ trên và không ngừng tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng dần tỷ lệ này nhằm đưa hoạt động Ngân hàng ngày càng tốt hơn. 2.3.6.6. Hệ số rủi ro: ( Tổng DN/Tổng NV) Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng, đồng thời giúp xác định quy mô hoạt động của Ngân hàng. Ba năm qua chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục, do tốc độ tăng trưởng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Năm 2006 Ngân hàng sử dụng 86,52% tổng nguồn vốn để đầu tư cho vay, đến năm 2007 tỷ lệ này là 87,94% và năm 2008 tăng lên 93,20%. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng tài sản tăng làm tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: Rủi ro về thanh toán nợ, rủi ro về vốn…Đây là một hạn chế trong công tác cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh trong thời gian qua. 2.3.6.7. Tỷ lệ nợ quá hạn: (Nợ quá hạn/ Tổng DN) Chỉ tiêu này phản ánh hiêu quả hoạt động tín dụng, đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ và nó giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro cùa Ngân hàng. Ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng biến động theo chiều tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp và nằm trong giới hạn an toàn. Theo qui định thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng dư nợ, nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì nợ quá hạn tối đa chỉ được 5 đồng. - Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 1,81%. Năm 2007 giảm còn 1,56, giảm 0,25% so với năm 2006. - Đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng mạnh lên 3,28%, tăng 1,72% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng như vậy nhưng vẫn còn thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu để xử lý các món nợ xấu, gắn xử lý tồn đọng nợ cũ với việc tăng cường kiểm tra chặc chẽ trước trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ cho vay và triệt để thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo quan tâm của nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng xử lý triệt để những món nợ trên 12 tháng do khách hàng cố ý không trả nợ. 2.3.6.8. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng lợi nhuận: Phân tích chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 càng tốt, càng nhỏ cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả. - Năm 2006 tỷ lệ này là 51,20%. Sang năm 2007 chỉ tiêu này giảm còn 45,54% giảm 5,66% so với năm 2006. Điều này là rất tốt cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả. - Đến năm 2008 chỉ tiêu này là 127,50% so với năm 2007 tăng 89,96%. Trong 100 đồng lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng phải bỏ ra 127 đồng để dự phòng rủi ro nợ quá hạn. Điều này đã làm cho lợi nhuận cũng như nguồn vốn Ngân hàng suy giảm, không thể bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh hàng năm. => Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, tổng nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và lợi nhuận có xu hướng tăng lên mạnh do đó có phần nào đi ngược với tình hình chung của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải xem xét chặt chẽ hơn công tác thẩm định cho vay, thu nợ cũng như việc sử dụng vay của khách hàng để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng đề ra là ngày càng giảm nợ quá hạn, đồng thời nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình để huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng càu Ngân hàng. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG N0&PTNT HUYỆN LAI VUNG Kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực có rất nhiều rủi ro, mà rủi ro là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra do yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà ngân hàng không thể nào tránh khỏi. Tùy theo mức độ tác động của rủi ro mà nó có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Hiểu được điều đó từ việc phân tích rủi ro và những nguyên nhân phát sinh rủi ro Ngân hàng No&PTNT Lai Vung đã đề ra một số biện pháp hạn chế rủi ro sau: 3.1. Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng: Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ là việc làm cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Một khách hàng đi đến ngân hàng vay vốn thì người mà họ tiếp xúc đầu tiên là cán bộ tín dụng, và cán bộ tín dụng là người thẩm định xem xét món vay của khách hàng nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về nền kinh tế và có khả năng đánh giá được tình hình kinh tế thị trường, đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có mang lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hay không khi vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng còn phải hiểu biết về pháp luật của nhà nước như: luật Ngân hàng, luật dân sự, luật đất đai, luật đầu tư, …để trong việc thực hiện xử lý công việc không bị khách hàng lợi dụng. Tuy nhiên chỉ ở năng lực chuyên môn, sự hiểu biết đa dạng vẫn chưa đủ mà đòi hỏi cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức tốt trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp để có được những khoản tín dụng lành mạnh. Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thì ngân hàng cần đẩy mạnh phong trào thi đua, tổ chức các cuộc hội thảo nghề nghiệp, động viên, khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích cao trong công việc. Đồng thời nhắc nhở, phê bình kỷ luật đối với những cá nhân tập thể có hành vi sai trái, không đạt hiệu quả trong công việc. Ngân hàng cần định kỳ hay đột xuất thay đổi địa bàn phụ trách tín dụng để phòng ngừa trường hợp khách hàng quen biết ỷ lại không cần kiểm tra thẩm định lại khi cho vay, bên cạnh đó ngân hàng cần nâng cao công nghệ hoạt động giao dịch cũng như khai thác kịp thời đầy đủ thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Coi trọng công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát nộ bộ ngân hàng và bên ngoài coi đó là khâu thường xuyên từ đó ngăn ngừa những rủi ro ngay từ đầu trước khi nó xảy ra. 3.2. Thẩm định phân tích khách hàng: Trước khi phê duyệt cho vay đối với món vay của khach hàng thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Biện pháp này giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả, để thẩm định khách hàng hội đủ điều kiện cho vay thì công tác thẩm định được thực hiện chủ yếu ở các yếu tố sau: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Uy tín của khách hàng. Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tài sản thế chấp của khách hàng. Vốn tự có của khách hàng. 3.3. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và đôn đốc thu hồi nợ. Đây là giai đoạn tiếp theo sau khi giải quyết cho vay. Mục đích là muốn biết xem khách hàng có sử dụng khoản vay này đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không để Ngân hàng có những biện pháp xử lý kịp thời. Có theo dõi, giám sát khách hàng mới biết được tình trạng khách hàng như thế nào nếu họ gặp khó khăn thì có thể hỗ trợ giúp họ vượt qua khó khăn làm ăn để trả nợ cho ngân hàng. Việc giám sát tền vay giúp ngân hàng biết được các khoản nợ sắp đến hạn trả, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước khi đáo hạn để hạn chế nợ quá hạn. Cán bộ phụ trách trên địa bàn phải kiên trì, chịu khó thường xuyên đến hộ vay để động viên khách hàng trả nợ vay đúng hạn, nếu khách hàng không trả nợ thì cán bộ tín dụng phải giải thích cho khách hàng hiễu rõ việc không trả nợ cho ngân hàng theo đúng như cam kết trong hợp đồng thì bị xử lý như thế nào? 3.4. Phân tán rủi ro để hạn chế rủi ro. Trong hoạt động tín dụng nếu không phân tán rủi ro thì co thể ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay, vì vậy phân tán rủi ro là một nghệ thuật kinh doanh. “ Không nên bỏ trứng vào cùng một cái rỗ” câu nói này như là kim chỉ nam cho Ngân hàng trong hoạt động củng như trong đầu tư. Ngân hàng không nên tập trung một khoản tiền lớn để cho vay, đầu tư vào một số khách hàng mà chỉ tập trung ở mức độ an toàn cho phép là không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng đối với một khách hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặc chẽ giữa các ngân hàng là điều tất nhiên nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại phát triển. 3.5. Hạn chế rủi ro bằng cách mua bảo hiểm và dự phòng rủi ro. Để phòng ngừa một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn,… Ngân hàng cần phải thực hiện biện pháp bảo hiểm tín dụng và dự phòng rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi có biến cố xảy ra. 3.6. Nghiên cứu, theo dõi tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Biện pháp này nhằm giúp cho Ngân hàng nắm bát được tình hình kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Để từ đó đề ra chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng. 3.7. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là nông dân sống ở nông thôn, việc thu hồi nợ đòi hòi phải đi đến tận nhà mỗi người dân để nói với họ đây là việc làm cần đến sự giúp đỡ của Ban nhân dân xã, ấp. Do đó nếu có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương thì việc nhờ cậy là điều không còn khó khăn gì. Trong việc xử lý nợ quá hạn Ngân hàng thường gặp khó khăn ở chỗ phát mãi tài sản thế chấp vì cần có sự phối hợp với nhiều ban ngành như: Công an, Viện kiểm sát, Phòng tài nguyên môi trường…Nếu có mối quan hệ tốt với các đối tượng này thì sẽ có lợi trong việc kinh doanh của Ngân hàng. => Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Ngân hàng cũng đều có thể xảy ra rủi ro nếu biết nắm bắt kịp thời xử lý và có những biện pháp hạn chế rủi ro thích hợp thì việc kinh doanh của Ngân hàng sẽ đạt kết quả tốt hơn. PHẦN KẾT LUẬN I. Kết luận: Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp cho ta thấy được tính hữu ích của nguồn vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân tại địa phương, vừa cho thấy tính hiệu quả đối với hoạt động và phát triển của Ngân hàng. Chức năng chủ yếu của của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ với việc “đi vay để cho vay”, đóng trên địa bàn có trên 70% dân số sống bằng nghề nông, đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí còn thấp. Vì thế cần có một chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và lâu dài, mà vai trò của Ngân hàng thì không thể thiếu được. Việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, giúp người dân có đủ vốn để yên tâm sản xuất kinh doanh để đạt kết quả cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được tình hình rủi ro tín dụng vẫn không thể tránh khỏi, nó luôn tìm ẩn trong mọi hoạt động sống của con người do ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, dịch bệnh bùng phát và do tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn. Rủi ro tín dụng ở đây chủ yếu là rủi ro nợ quá hạn, từ đó dẫn đến những món nợ khó đòi. Qua phân tích cho thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép do lãnh đạo ngân hàng luôn tìm ra những giải pháp để không ngừng hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn đến mức độ cho phép. Mặt dù thế, nhưng vấn đề tìm ra giải pháp để không ngừng hạn chế rủi ro là một việc làm đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm theo dõi để có những quyết định kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nếu không thì nợ nợ quá hạn sẽ phát sinh ngày càng tăng ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. III. So sánh lý thuyết với thực tế. Trên cơ sở lý thuyết đã được học và qua quá trình tiếp cận thực tế trong thời gian thực tập tại Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung, em có một số nhận xét sau: Trên thực tế các vấn đề phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng đều được giải quyết dựa vào những chuẩn mực, những quy tắt, quy định chung từ lý thuyết. Tất cả các hoạt động tín dụng của Ngân hàng đều phải tuân theo các nguyên tắt tín dụng nhất định, quy trình thẩm định, quy trình xát duyệt cho vay, các hình thức đảm bảo cho vay… được vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt tùy vào tình hình thực tế quy mô hoạt động của Ngân hàng. a. Giống Nhau: Các hoạt động của Ngân hàng trên thực tế và lý thuyết cơ bản giống nhau, chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ khác như: chuyển tiền tiền, nghiệp vụ thẻ ATM và một số nghiệp vụ khác của Ngân hàng. Cho vay theo thời hạn tín dụng là giống nhau: ngắn hạn là từ 12 tháng trở xuống, trung hạn là từ 1 năm đến 5 năm, dài hạn là từ trên 5 năm. Về điều kiện vay vốn và nguyên tắc vay vốn của Ngân hàng cơ bản giống như lý luyết đã học. Quy trình thủ tục cho vay cơ bản cũng giống như lý thuyết nhưng có một số điểm khác biệt. b. Khác nhau: Tiêu chí Lý Thuyết Thực Tế 1.Công tác huy động vốn - Có nhiều biện pháp được nêu ra: đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức khuyến mại, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt… - Huy động bằng phát hành giấy tờ có giá như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,… - Ở Ngân hàng Lai Vung huy động chủ yếu ở các hình thức sau: không kỳ hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đối với nông dân. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì chỉ mới hình thành vì máy rút tiền tự động ATM mới đi vào hoạt động ngày 05/3/2009 vừa qua. - Phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi. 2. Công tác tín dụng. Có nhiều hình thức cho vay, quy trình cho vay giống thì giống nhau nhưng tùy từng Ngân hàng mà có thêm nhũng bước cần thiết nếu có. - Khi cán bộ tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng thì xem xét, kiểm ta rồi lập hồ sơ trình lên trưởng phòng xem xét kiểm tra. Tiến hành thủ tục trình hội đồng quyết định cho vay. - Chỉ cho vay tối đa 70% tài sản thế chấp của khách hàng. Ờ Ngân hàng No Lai Vung cho vay chủ yếu theo thời hạn tín dụng là Ngắn hạn, Trung hạn và Dài hạn. - Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì đến gặp cán bộ tín dụng xin giấy đề nghị vay vốn khi viết xong thì đưa cho cán bộ tín dụng, nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng thì xem xét kiểm tra rồi thực hiện: * Nếu khách hàng vay từ 30 triệu đồng trở xuống không có tài sản thế chấp thì xem xét thẩm định sơ bộ thấy hiệu quả thì ký duyệt rồi trình trưởng phòng xét duyệt, sau đó trình lên Ban giám đốc ký duyệt cho vay. * Đối với khách hàng vay từ trên 30 triệu đồng và có tài sản thế chấp thì: + Thẩm định khách hàng + Lập biên bản định giá tài sản thế chấp + Lập hợp đồng thế chấp + Lập hợp đồng tín dụng Sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét kiển tra, rồi trưởng phòng trình lên Ban giám đốc ký duyệt cho vay. - Về tài sản thế chấp thì xét duyệt cho vay theo 75% tài sản thế chấp. III. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung e đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình như sau: - Lập được các hồ sơ vay vốn cho khách hàng và khi cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp và các doanh nghiệp thì phải chú ý các tài sản thế chấp có đảm bảo đủ điều kiện hay không và có đảm bảo đủ khả năng thu hồi sau khi việc làm của họ bị thua lỗ, sủ dụng các chỉ tiêu để đánh giá các dự án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không. - Uy tín của Ngân hàng là rất quan trọng vì nó là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng khi có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng. Hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.doc
Luận văn liên quan