Ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành cơchếvềthểlệlàm việc,
nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũcán bộtín dụng, có chính sách ưu đãi
đối với cán bộtín dụng vềthu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn.
Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức,
động viên khen thưởng kịp thời đểcán bộtín dụng làm tốt hơn nữa công
việc của mình.
67 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.3. Kinh nghiệm giải quyết Nợ quá hạn của Mỹ
Để giải quyết Nợ quá hạn, Mỹ đã thành lập các công ty quản lý tài sản
(asset arangement company – AMC) công ty này có nhiệm vụ mua lại số nợ
khó đòi của các ngân hàng thương mại. AMC phát hành trái phiếu do Chính
phủ (bộ tài chính) đưa ra bảo lãnh và các ngân hàng sẽ mua lại toàn bộ số trái
phiếu này. AMC dùng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đó để mua
lại toàn bộ số nợ của các ngân hàng (thường là theo một tỷ lệ chiết khấu nhất
định). Sau đó, AMC sẽ dùng mọi cách để tối đa hoá khả năng thu hồi nợ
thông qua các biện pháp khác nhau như sử dụng tài sản thế chấp để góp vốn
liên doanh, liên kết, cho thuê, chuyển nợ thành cổ phần...Như vậy, thực chất
của quá trình trên là Ngân hàng đổi nợ của mình để lấy trái phiếu do AMC
phát hành và thu tiền khi trái phiếu đến hạn.
Mô hình này tỏ ra rất thành công ở Mỹ đã được Trung Quốc thử nghiệm
và các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang tham khảo mô hình hoạt
động của AMC để áp dụng voà các công ty quản lý tài sản của Việt Nam.
1.4. Kinh nghiệm giải quyết Nợ quá hạn của Nhật Bản
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
45
Có thể nói kể từ sau cuộc khủng khoảng 1998 đến này, hệ thống ngân
hàng Nhật Bản luôn đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.
Cho tới đầu năm 2002, số Nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng đã lên tới 70%
(237.000 tỷ yên). Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết số Nợ quá hạn này thông
qua công ty thu và xử lý nợ (Resolution and Collection Company – RCC)
được thành lập vào năm 1999. RCC có nhiệm vụ là mua lại các khoản nợ từ
những ngân hàng có các khoản nợ khó đòi. Mặc dù cho đến này, RCC đã chi
khoản 1 ngàn tỷ yên nhưng vấn đề là các Ngân hàng không muốn bán nợ cho
RCC vì lý do mức giá mà RCC nói là giá thị trường trả cho các Ngân hàng
khi mua nợ chỉ bằng 5% giá trị nợ. Vì thế giải pháp của Chính phủ Nhật là:
- Trong vòng 2 năm, các Ngân hàng phải phân loại những người đi vay
trong tình trạng phá sản. Các khoản nợ quá hạn mới phải giảm đi trong
vòng 3 năm kể từ ngày ngân hàng phân loại những công ty này. RCC
tham gia mua lại các khoản nợ khó đòi và bất động sản thế chấp. RCC sẽ
mua lại nợ quá hạn với giá linh hoạt hơn.
- Ban tài chính sẽ tăng cường công tác kiểm tra ở các Ngân hàng lớn với
những đợt kiểm tra đặc biệt vào các con nợ có đánh giá tín dụng và cổ
phiếu thay đổi. Cùng với kiểm toán, ban tài chính hy vọng sẽ đảm bảo
được tính chính xác, kịp thời phân loại các con nợ.
2. Nhóm giải pháp trực tiếp
2.1. Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng
Đây là giải pháp cần thiết trước tình hình hoạt động tín dụng của Ngân
hàng đầu tư và phát triển Lào Cai, trước những nhu cầu vốn phát triển mạnh
của nền kinh tế tỉnh.
- Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án vay vốn
Công tác thẩm định dự án của Ngân hàng chưa thật chú trọng lắm, chưa
có riêng 1 phòng và các chuyên gia thẩm định dự án, cán bộ phải đảm nhiệm
luôn cả công tác này trong khi đó các bộ tín dụng của ngân hàng chưa được
chuyên sâu, không thể thiếu được trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Do
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
46
đó, ngân hàng cần thành lập riêng một phòng thẩm định dự án và cần phải
thực hiện một cách nghiêm túc trong phân tích thẩm định dự án.
+) Trong phân tích, thẩm định dự án, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chính
xác hợp lý của các số liệu được khách hàng đưa vào bảng dự trù doanh thu lời
lãi của dự án. Việc thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng sẽ là cơ sở để xác định
mức cho vay, thời gian thu nợ, mực thu nợ từng thời kỳ...hợp lý tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thuận lợi.
+) Để phục vụ cho việc thẩm định dự án, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào
Cai cần phải đào tạo các chuyên gia về thảm định trang bị những phần mềm
hiện đại để việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhanh chóng và chính xác hơn,
ví dụ phần mềm Crystal ball, rất có hiệu quả ứng dụng, trong phân tích mô
phỏng, với phần mềm này, cấn bộ tín dụng có thể xác định được sự thay đổi
của chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR. Khi có sự thay đổi đồng thời của các chỉ tiêu
nhân tố chứ không phải chỉ có sự thay đổi của 1 nhân tố trong phương pháp
phân tích độ nhậy thông thường.
- Thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp cao,
- Các phân tích về thị trường cho thấy cơ hội đầu tư dự án là rất lớn trong
thời gian tới, trong khi đó kinh nghiệm trong lĩnh vực nàyv lại không có
do đó nhằm đảm bảo cho vay an toàn, nên thành lập 2 tổ thẩm định có
tính chuyên nghiệp cao, 1 tổ chuyên tái thẩm định các dự án vay vốn có
giá trị cao và thời gian dài. Tổ còn lại là các cán bộ tín dụng chưa đủ kinh
nghiệm thẩm định dự án nếu chỉ giới hạn cho vay các dự án có giá trị nhỏ
và thời gian vay ngắn.
2.2. Kiểm tra giám sát tín dụng chặt chẽ hơn.
Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những rủi ro tín dụng
không đáng có cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt
động kinh doanh của khách hàng, hoạt động thực hiện dự án của đối tượng
vay để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả.
Do ở ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai số lượng nhân viên tín dụng rất
ít và vậy kiểm tra kiểm soát tín dụng thường xuyên là rất khó khăn, hơn nữa
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
47
khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều, hướng dẫn khách hàng làm thủ
tục vay, hay khách hàng cũ xin vay tiếp nên ít có điều kiện xuống từng
doanh nghiệp kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.
Chính vì những bất lợi đó cán bộ tín dụng cần phải nâng cao kỹ năng giám
sát của mình, thu thập thông tin bằng nhiều cách để thời gian giám sát không
nhiều nhưng khai thác được những thông tin cần thiết để kịp thời xử lý tránh
dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Thông qua việc theo dõi vay vốn, cán bộ tín dụng cần lưu ý khách hàng
biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng
thời gian thoả thuận. Nừu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả
nợ đúng thời hạn thì cạn bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do
các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì cán bộ tín
dụng cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu
khoản vay đã được xác định là ”có vấn đề” dù đang còn trong hạn, cán bộ tín
dụng cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều
chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.
Để làm được điều này, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần được
tăng cường hơn nữa trong năm 2004 nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu
rủi ro để phòng tránh. Hoạt động của tổ kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh cần
được tăng cường. Các phòng ban liên quan tại chi nhánh ( liểm toán nội bộ,
quản lý tín dụng, nguồn vốn..) cần phối hợp, thống nhất xây dựng chương
trình kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh thường xuyên.
Việc kiểm tra giám sát như vậy đòi hỏi thành viên đoàn kiểm soát
không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường nà còn phải am hiểu
nhất định về lĩnh vực cho vay và đặc biệt phải có trực giác nhạy bén có thể
phát hiện ngay những trường hợp bất thướng trong hoát động của doanh
nghiệp và lí giải đúng những hiện tượng đó. Muốn vậy ngân hàng đầu tư và
phát triển Lào Cai phải chú trọng bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ, pháp
luật, thị trường các chủ trương chính sách của ngân hàng cũng như của lĩnh
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
48
vực có mức dư nợ cho vay lớn, thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu
kinh nghiệm của những cán bộ điển hình trong ngành, và nếu như điều kiện
cho phép, ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai nên có kế hoạch đưa cán
bộ đi tham quan học hỏi ở nhiều nơi trong nước và ngoài nước.
2.3. Thực hiện tốt đảm bảo tín dụng.
Để đảm bảo khi xảy ra rủi ro tín dụng làm giảm tối đa thiệt hại đến
ngân hàng, cần phải tài sản đảm bảo kỹ lưỡng. Khi nhận tài sản cầm cố, thế
chấp, ngân hàng cần thẩm định tài sản đó có đủ điều kiện để thế chấp, cầm
cố không và có đủ lớn để đảm bảo khoản vay không...Khách hàng cũng có
thể đảm bảo khoản vay bằng bảo lãnh của người thứ 3, trong trường hợp
này, ngân hàng cần thẩm người bảo lãnh về năng lực pháp lý, năng lực tài
chính, về uy tín...như đối với khách hàng vay vốn
2.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
Phân tích tín dụng chặt chẽ trước khi cho vay là giải pháp tốt nhất có
thể loại trừ tận gốc rủi ro. Để phân tích 1 cách chính xác nhất thì phải có
thông tin tín dụng kịp thời và chuẩn xác. Về vấn đề này ngân hàng đầu tư và
phát triển Lào Cai chưa làm được, chủ yếu dựa vào các con số mà khách
hàng trình cho ngân hàng hay chỉ xuống tận doanh nghiệp thì mới biết 1
phần thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó, giữa trên những quan hệ cá
nhân. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần thu thập và lưu trữ thông tin
thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành từng lĩnh vực kinh tế
khác nhau.
Ngân hàng cần trang bị công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công tác
thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng để làm tăng số lượng cũng như
độ chính xác, cập nhập thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng.
2.5. Đa dạng hoá danh mục tín dụng
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng cần phân tán rủi ro bằng cách đadạng hoá
nghiệp vụ tín dụng.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
49
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai nên đẩy mạnh đầu tư cho các
ngành mũi nhọn tiềm năng của tỉnh, những ngành xuất khẩu cho Trung
Quốc, đồng thời quan tâm nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cho nhiều ngành hoạt động vay, nên đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế
khác nhau thì tránh được rủi ro xảy ra ngành đó, xem xét các loại rủi ro
chia theo tình hình kinh tế, diễn biến hoạt động kinh tế của tỉnh Lào Cai.
- Cho vay đầu tư vào nhiều vùng khác nhau, không nhất thiết phải phân
loại theo huyện xã mà có thể phân loại theo vùng kinh tế.
Do đa dạng hoá danh mục đầu tư thì cần nguồn vốn của Ngân hàng rất lớn vì
vậy Ngân hàng không được cho vay quá khả năng tài chính của mình để tránh
ứ đọng vốn, kiểm soát được dư nợ.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành trọng điểm tỉnh, các công ty, doanh
nghiệp lớn mang tính quốc gia, các công ty phục vụ cho xuất nhập khẩu của
tỉnh. Thận trọng đối với các công ty xây dựng vì tỉnh Lào Cai đang ồ ạt thành
lập nên rất nhiều các công ty xây dựng tư nhân vừa và nhỏ, chưa mấy uy tín,
tài chính thì không mạnh, tham gia đầu tư xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn
vốn của Ngân hàng.
- Liên kết đầu tư
Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn mà một
Ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi
ro có thể có thì Ngân hàng cần liên kết đầu tư. Theo cách này thì Ngân hàng
cũng đã tự phân tán rủi ro cuả mình với các Ngân hàng khác. Liên kết đầu tư
là các ngân hàng cùng xem xét đánh giá khách hàng và dự án xin vay vón của
khách hàng để tiến hành đầu tư. Các ngân hàng phải ký kết với nhau một hợp
đồng liên kết đầu tư, thoả thuận với nhau mức độ quyền hạn mỗi bên, kể cả
việc chia lợi nhuận và rủi ro nếu có.
- Tham gia bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là loại hình bảo hiểm danh cho ngân hàng nhằm đảm bảo
sẽ bồi thường cho các ngân hàng trong trường hợp khách hàng của họ gặp rủi
ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Bảo hiểm tín dụng là một trong
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
50
những giải pháp khá quan trọng nhằm san sẽ, hạn chế rủi ro. Nó có lợi không
chỉ cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân tham gia vào quan hệ tín dụng mà còn
đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế làm giảm đi mất mát thiệt hại trong
quan hệ tín dụng. Thực tiễn có 3 hình thức bảo vệ vốn tín dụng ngân hàng.
+) Khách hàng vay vốn tín dụng ngân hàng tham gia bảo hiểm cho ngành
nghề mà họ kinh doanh, nhu vậy những khoản tín dụng đầu tư trong trường
hợp này đã được coi là tham gia bảo hiểm. Đây là phương pháp tránh rủi ro
tín dụng tốt mà ngân hàng lại khong phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ. Do
đó, để sử dụng tốt hình thức này ngân hàng cần có những chính sách ưu tiên
về khối lượng cũng như lãi suất tín dụng đối với những khách hàng này, làm
như vậy sẽ kích thích họ tích cực mua bảo hiểm có lợi cho vả người đi vay và
người cho vay.
+) Ngân hàng lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiệt hại khi gặp rủi ro tín
dụng, hạn chế được hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo ổn định tài
chính của ngân hàng.
+) Ngân hàng trực tiếp mua Bảo hiểm từ các tổ chức Bảo hiểm chuyên nghiệp
và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng. Tuy nhiên
hiện nay ở Việt Nam, ngành bảo hiểm chưa thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tín
dụng, bên cạnh đó, một số công ty bảo hiểm lớn của nước ngoài đang hoạt
động trên thị trường Việt Nam cũng sẽ không dám tham gia hoạt động bảo
hiểm trong lĩnh vực tín dụng, nguyên nhân là do chế độ kế toán, kiểm toán
chưa chặt chẽ. Trong khi đó, bảo hiểm tín dụng đòi hỏi người bảo hiểm phải
tiến hành đánh giá cẩn thận và kỹ càng đối với tình hình tài chính của người
vay tiền. Hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng chưa được hoàn thiện để tạo
mội trường pháp lý đầy đủ cho hình thức bảo hiểm tín dụng hoạt động có hiểu
quả.
Vì vậy, Nhà nước nên thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng với chức năng
thực hiện bảo hiểm của mình với mọi ngân hàng. Tổ chức này phải động lập
với Ngân hàng Nhà nước để tránh tình trạng ỷ lại của các ngân hàng vào
Ngân hàng Nhà nước. Thêm vào đó, trong điều kiện tự do thương mại ngày
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
51
càng phát triển khi áp dụng loại nghiệp vụ này thì nên thực hiện hình thức bảo
hiểm bắt buộc. Như thế sẽ có điều kiện để ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.
2.6. Triển khai đề án xếp loại tín dụng, phân loại khách hàng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai đã bắt đầu thực hiện phân loại khách
hàng, xếp loại tín dụng nhưng công việc này vẫn còn mờ nhạt chưa chú trọng.
Ngân hàng cần phải triển khai và thực hiện ngay, mặc dù đây là vấn đề phức
tạp, không thể đạt được kết quả tốt ngày được.
2.7. Mở rộng và phát triển nguồn nhân lực
Trong bất cứ loại hình kinh doanh nào con người bao giờ cũng là yếu tố hàng
đầu quyết định mọi hoạt động. Bởi vì con người là chủ thể của mọi hoạt động
kinh tế và suy cho cùng, chính họ tạo nên các mối quan hệ, các kết quả kinh
doanh. Trong kinh doanh ngân hàng – một ngành kinh doanh đặc biệt và đầy
rẫy rủi ro – thì vai trò của con người càng phải thể hiện với đầy đủ tư cách
của một con người nắm vững trình động chuyên môn, có đầy đủ tư cách đạo
đức với vốn kiến thức xã hội phong phú. Nghĩa là cán bộ ngân hàng phải hơn
hẳn những người khác “một cái đầu”. Để thực hiện được điều này Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển tỉnh Lào Cai phải có ý thức chú trọng nâng cao chất
lượng cán bộ tín dụng thông qua các công việc chủ yếu sau đây:
- Đánh giá cán bộ phải đánh giá đúng theo chức vụ của từng cán bộ, đặc
biệt chú trọng đến cán bộ tín dụng. Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng
và phức tạp đòi hỏi phải có 1 sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, là
khâu đầu tiên quyết định đến việc bố trí sử dụng. Sử dụng đúng người,
đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân
hàng. Muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan
dựa trên cơ sở:
Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và
cán bộ tín dụng nói riêng.
Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo
phẩm chất năng lực cán bộ không nên đồng nhất bằng cấp học vị
với năng lực thực tế.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
52
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có để có kế hoạch bồi dưỡng đào
tạo nâng cao nhằm phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
- Bố trí cán bộ tín dụng phải dựa trên cơ sở phù hợp với năng lực thực tế
của họ theo yêu cầu “ biết người biết việc”, phát huy được đúng sở trường
của họ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Thực hiện tốt chế độ khoán lương và thưởng phạt vật chất theo các chỉ
tiêu doanh số.
Tóm lại, đối vói cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm một cách rõ
ràng nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của họ nhằm khuyến khích lòng
hăng say nhiệt tình trong công việc. Thực ra khi nhận nhiệm vụ thì bản thân
cán bộ tín dụng đều hiểu rằng họ cần phải làm gì. Nhưng nhìn chung để có
hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng là mức độ cụ thể của công
việc, công việc càng được lượng hoá cụ thể bao nhiêu thì càng chính xác bấy
nhiêu. Mặt khác nhìn nhận một cách toàn diện ta thấy hoạt động tín dụng là
nguồn cơ bản của thu nhập hoặc thua lỗ của một Ngân hàng cho nên rủi ro tín
dụng sẽ tạo khó khăn lớn nhất cho Ngân hàng. ý nghĩa quan trọng đó của tín
dụng không chỉ là làm cho cán bộ tín dụng thấy vinh dự, tự hào, mà còn giao
cho họ một trách nhiệm nặng nề bởi đánh giá rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro
tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy khó khăn. Công việc của
một cán bộ tín dụng đòi hỏi họ không chỉ có kiến thức chuyên sâu, kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mà họ đầu tư vốn vào và khả năng phân tích
phán đoán mà phải biết đưa ra những quyết định chính xác, xử lý kịp thời
thông minh. Đòi hỏi thì cao, trách nhiệm thì nặng nề nhưng quyền lợi của họ
như thế nào thì ít được quan tâm tới. Phải thừa nhận rằng hoạt động tín dụng
luôn tiềm ẩn rủi ro, sau khi ký cho vay thì ai cũng lo sợ cho đến khi thu nợ
xong mới cảm thấy nhẹ nhõm. Nhiều khi vì lo sợ mà họ cố tình không cho
vay với tư tưởng làm tốt thì mọi cái hưởng chung, chia chung, làm dở thì một
mình gánh chịu hậu quả. Bởi vậy, việc quan tâm đến lợi ích của cán bộ tín
dụng là một việc làm tối cần thiết.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
53
3. Các giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại khi rủi ro rín dụng
xảy ra
3.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay
có thể dẫn tới Nợ quá hạn.
Trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng đều mong muốn khoản tín
dụng được hoàn trả theo thoả thuận trong hợp đồng chứ không phải là các tài
sản thế chấp được bán đi để trả nợ hoặc được người bảo lãnh hay công ty bảo
hiểm đứng ra thanh toán. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào mọi việc đều
diễn ra suôn sẻ. Vì thế sua khi cấp tín dụng các ngân hàng cần phải theo dõi,
giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu thấy có những
biểu hiện không bình thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp diều
chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:
- Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng
- Chậm chễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân
hàng
- Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh
toán bị trả lại
- Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi
được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán.
- Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không đầy đủ như
cam kết.
- Gia tăng các tài sản cố định qua việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh
nghiệp khác.
- Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp , sự thay người từ chức
hoặc bỏ chốn…
- Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công bãi
công…
- Có sự thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự sáp nhập hay
giải thể
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
54
- Các thảm hoạ thiên tai xảy ra như bão lụt hoả hoạn…hoặc mất chộm
tham ô…
3.2. Biện pháp ngăn ngừa những khoản vay dẫn tới nợ quá hạn.
Khi phát hiện các khoản vay có dấu hiệu bị “đe doạ” không được hoàn trả,
ngân hàng nên tìm biện pháp điều chỉnh nguồn vốn kịp thời nhằm phục
hồi năng lực trả nợ của khách hàng ( tạo thu nhập bằng tiền). Để thực
hiện các biện pháp này, khách hàng vay phải chủ động trả nợ và có kế
hoạch trả nợ. Trên cơ sở thay đổi các biện pháp quản lý khách hàng, về
phía mình ngan hàng tiếp tục giúp đỡ kháhc hàng, để một khoảng thời
gian cho phép khách hàng đủ tái tạo khả năng trả nợ:
- ngân hàng có thể đưa ra lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp về
những vấn đề như: phương thức tiêu thụ sản phẩm, thu nợ, tiếp tục sản
xuất kinh doanh…hoặc mời chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp.
- Ngân hàng có thể thu hồi các hoá đơn chậm trả cho doanh nghiệp giúp
cho doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ quá mức
hoặc sử dụng để vay thế chấp đáp ứng nhu cầu về vốn.
- Ngân hàng có thể sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ cho người vay bằng
cách kéo dài kỳ hạn nợ, chuyển nợ ngắn hạn thành trung cho doanh
nghiệp tránh khỏi lãi suất nợ quá hạn và có cơ hội tăng cường vốn cho
sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tăng thêm thu nhập
cho mình bởi vì lãi suất trung hạn luôn lớn hơn lãi suất ngắn hạn
- Ngân hàng có thể cấp thêm vốn tín dụng. Nừu xét thấy đây là những khó
khăn nhất thời của doang nghiệp thì ngân hàng có thể gia tăng các khoản
cho vay giúp doanh nghiệp hồi phục ổn định lại sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên trước đó cán bộ tín dụng cần phải phan tích lại kỹ những rủi ro để
khai thác khả năng cải thiện được tình hình tài chính một cách lành mạnh
hơn, cụ thể như: thay đổi phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt
các hoạt động không sinh lời, giảm bớt các chi phí, thông báo bán tài sản
không sử dụng để cải thiện khả năng trả nợ và giảm bớt kế hoạch phát
triển dài hạn để tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
55
3.3. Biện pháp mang tính chất thanh lý
Việc vận dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các khoản cho vay có thể
dẫn tới nợ quá hạn trên đây ít nhiều cũng gây tăng thêm chi phí, tốn kém cho
ngân hàng. Nhưng so với những thiệt hại do bị mất vốn vì những khoản vay
không hoàn trả thì những chi phí trên là rất nhỏ. Trên thực tế , khi vận dụng
mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình thì ngân hàng buộc phải
thanh lý các khoản nợ có vấn đề này.
Biện pháp thanh lý là biện pháp ép buộc khách hàng phải thực hiện các
điều khoản của hợp đồng tín dụng và thực hiện trách nhiệm pháp lý để
đạt mục tiêu thu hồi nợ. Biện pháp này đưa ra khi ngân hàng xét thấy
không còn khả năng phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng hoặc khoản
vay đã thực sự gặp rủi ro đạo đức. Đối với ngân hàng, việc áp dụng các
biện pháp thanh lý là hạ sách vì chi phí khá lớn và đôi khi quá thô bạo với
người vay hoặc người bảo lãnh và vướng vào những thủ tục pháp lý rắc
rối. Biện pháp này được tiến hành như sau:
- nếu là khoản vay có tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng cùng với chuyên
gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý chuyên nghiệp bán đấu giá các
tài sản theo pháp luật hiện hành.
- Nếu là khoản vay bảo lãnh, ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh trả nợ
thay, hoặc phát mại tài sản thế chấp của người bảo lãnh.
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ dùng nguồn
trả nợ từ 2 biện pháp trên theo quy định để trả nợ vay ngân hàng. Thường
ngân hàng không sử lý ngay mà để khách hàng một khoản thời gian tìm kiếm
nguồn trả nợ. Khi phát mại đòi hỏi chi phí vì vậy ngân hàng phải cân nhắc về
cách tổ chức phát mại, thời gian phát mại để đảm bảo hiệu quả thu hồi cao
nhất.
- Nếu gặp khoản vay không có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo, ngân hàng
sẽ yêu cầu toà án xử theo luật đã quy định trong từng trường hợp cụ thể
như nắm giữ hoặc bán tài sản của người vay trừ lương và các khoản thu
nhập của người vay.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
56
- Nếu người vay không có tài sản hoặc tiền lương thì kết quả đòi nợ vô
hiệu, người vay phải thụ án hình sự.
- Nếu ngân hàng chỉ là một trong các chủ nợ và ai cũng muốn lấy lại tiền
của mình, đồng thời các chủ nợ khác cũng có thế mạnh tương đương
ngân hàng thì một uỷ ban chủ nợ được thành lập và uỷ ban này sẽ tìm ra
biện pháp tối ưu nhằm thu hồi được cho mọi thành viên như : tổ chức
khôi phục lại doanh nghiệp (nếu còn khả năng), chuyển nhượng các tài
sản có của doanh nghiệp cho chủ nợ, bán lại các tài sản hoặc bán doanh
nghiệp này cho doanh nghiệp khác theo sự phán quyết về sự phá sản của
doanh nghiệp theo luật pháp. Tóm lại, biện pháp thanh lý là biện pháp
cuối cùng trong hoàn cảnh “ bần cùng bất đắc gĩ” thì ngân hàng mới sử
dụng. Việc sử dụng biện pháp thanh lý không những làm mất đi của
doanh nghiệp một bạn hàng mà còn gây ra tiếng xấu đối với cán bộtín
dụng của ngân hàng, dễ dẫn tới sự nghi ngờ của khách hàng về khả năng
sinh lời của ngân hàng chưa kể việc liên quan đến luật pháp gây tốn kém
không cần thiết. Ở ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai đã thành lập tổ
thu nợ và tỏ này có vai trò đáng kể trong việc giải quyết nợ khó đòi.
4. Nhóm giải pháp hỗ trợ
4.1. Tăng vường vốn tự có
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải có vốn tự có để đảm bảo hoạt động.
Vốn tự có được coi như tấm nệm để phòng chống rủi ro. Tại ân hàng đầu
tư và phát triển Lào Cai vốn và quỹ của ngân hàng là 822,226 tỉ so với
mức sử dụng vốn thì đây có thể là mức khá an toàn. Qua các năm ngân
hàng thường xuyên trích một phần lợi nhuận vào vốn và quỹ của ngân
hàng. Song với mức sử dụng vốn và vốn tự có của ngân hàng hiện nay
trong tương lai sẽ không đủ sức để cạnh tranh, hơn nữa tỉnh Lào Cai mới
chỉ bắt đầu phát triển, chưa đến lúc phát triển đầu tư đến đỉnh điểm. Do
đó, để cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu vốn của tỉnh mà vẫn đảm bảo
mức độ an toàn thì Ngân hàng cần phải tìm cách bổ sung vốn có thể là
xin cấp bổ sung từ Bộ Tài chính và Ngân Hàng Nhà nước. Việc gia tăng
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
57
vốn tự có cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai sẽ tạo tiền đề cho
Ngân hàng có thể hiện đại hoá công nghệ, mở rộng cho vay, yên tâm chú
trọng vào các chiến lược kinh doanh lâu dài. Việc này cũng tạo xuất phát
điểm công bằng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai với các
ngân hàng khác trong tỉnh trong việc phát triển tỉnh.
4.2. Cân đối khả năng huy động vốn một cách an toàn và hiệu quả
Nhu cầu vốn cho nền kinh tế của tỉnh Lào Cai đang tăng rất mạnh, xu hướng
cần vốn trung và dài hạn đầu tư vào các dự án lớn đang được hình thành do
đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai cần cân đối vốn sao cho hợp lý
với Ngân hàng và quản trị rủi ro cần được thực hiện tốt nhằm đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.
4.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tăng cường khả năng
quản lý rủi ro tín dụng
Tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai đang tăng mạnh qua các
năm, cùng với đó là nhu cầu vốn cũng tăng qua từng ngày. Với tình hình đó
đòi hỏi Ngân hàng phải quản lý một cách khoa học và hiệu quả mới có thể
phòng chống được rủi ro tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Lào Cai chưa có bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập và sử lý
thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá các rủi ro tín dụng và các tác
động đến hoạt động Ngân hàng. Do thiếu các thông tin rủi ro tín dụng nên
công tác dự báo chưa tốt, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng
cũng chưa đầy đủ, thuyết phục. Để làm được điều này, trong thời gian tới
Ngân hàng nên cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng nâng cao kỹ năng quản
lý rủi ro bằng cách thành lập uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc Ngân hàng và
uỷ ban quả lý Tài sản Nợ – Tài sản Có trực thuộc ban điều hành.
- Uỷ ban quản lí rủi ro
Uỷ ban quản lí rủi ro có nhiệm vụ hoạch địng và thực thi các chiến lược
sử dụng vốn, làm thế nào để nâng cao chất lượng sử dụng vốn, đưa vốn vào
đầu tư ít rủi ro nhất. Tổ chức và hoạt động của uỷ ban quản lí rủi ro thuộc
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
58
ngân hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lí của ngân hàng, đặc biệt là
quản lí chiến lược và quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Uỷ ban quản lí rủi ro cũng sẽ đảm đương nhiệm vụ tập hợp các thông tin
để thiết kế hệ thống các chỉ tiêu dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá
nguồn nhân lực và xác định các mục tiêu phát triển dài hạn. Với hoạt động
của ban quản lí rủi ro, các kế hoạch, các phương án hoạt động kinh doanh sẽ
được tính đến khía cạnh rủi ro tín dụng, nên sẽ sát với thực tế có tính khả thi
cao.
- Uỷ ban quản lí tài sản Nợ - tài sản Có
Uỷ ban quản lí tài sản Nợ _ Có, có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các
danh mục trong bảng tổng kết tài sản. Mục tiêu của việc quản lí là nhằm khơi
tăng các nguồn vốn huy động, đồng thời tìm kiếm lĩnh vực đầu tư vốn có lợi
cao nhất sao cho vừa có lợi nhuận cao vừa chấp hành quy chế quản lí của nhà
nước, vừa đảm bảo khả năng thanh toán. Việc quản trị tài sản Nợ - Có bao
gồm:
+ Quản lí dự trữ sơ cấp
+ Quản lí dự trữ thứ cấp
+ Quản lí tín dụng, quản lí đầu tư
+ Quản lí các chỉ tiêu đảm bảo thanh toán theo qui địng của pháp luật
Việc thành lập uỷ ban quản lí tài sản Nợ- Có sẽ gắn kết các hoạt động,
các quyết định của phòng nghiệp vụ, giúp ban điều hành nắm được tổng thể
nhìn nhận bao quát hơn các hoạt động của ngân hàng, ban lãnh đạo của ngân
hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa
và đối phó với các rủi ro tín dụng cũng như rui ro trong các hoạt động ngân
hàng nói chung.
4.4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
59
Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chứa đựng mức độ rỉ ro cao nhất. Để kịp
thời phát hiệ và ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín
dụng ngân hàng cần thiết lập một cách đầy đủ và có hiệu quả.
Cônng tác kiểm tra kiểm toán nội bộ có thể giúp ngân hàng phát hiệ ra
các rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ đẻ có biện pháp xử lí, khắc
phục kịp thời, đòng thời nó có khả năng dự báo được các rủi ro trong tương
lai, giúp ban lãnh đạo quản lí tốt các rủi ro trong toàn hệ thống. Song để kiểm
tra, kiểm toán nội bộ có thể phát huy được hiệu quả của nó, việc kiểm toán
cần định hướng vào rủi ro, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán cần định hướng
theo rủi ro. Những hoạt động trọng yếu có rủi ro như hoạt động tín dụng phải
được giám sát liên tục. Chu kỳ kiểm toán cung không đều đặn để các đợn vị
kiểm toán không thể đối phó với kế hoạch kiểm toán. Ngoài ra, khi sai phạm
đã trở nên rõ ràng hoặc khi cần những thông tin nhất định, cần đảm bảo có thể
tiến hành kiểm toán đặc biệt bất cứ lúc nào.
Thông tin là yếu tố hết sức cần thiết để tạo một cơ chế kiểm soát nội bộ
có hiệu quả, do đó phải tổ chức hệ thống thông tin thống nhất, cập nhập,
chính xác. Hệ thống thông tín phải phải đảm bảo an toàn, có các kênh thông
tin liên lạc tốt, bao gồm việc truyền lên cấp trên, cấp dưới và theo chiều
ngang của đơn vị.
Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán viên: Chất lượng kiểm toán
phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của kiểm toán viên, bởi vậy, kiểm toán viên
nội bộ phải được đào tạo tốt, đảm bảo có năng lực chuyên môn cao, có tinh
thần trách nhiệm và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
60
1. Kiến nghị với Chính phủ và các nghành các cấp hoàm thiện, thực
hiện môi trường pháp lí đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.
Môi trường pháp lí có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các doanh
nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực. Nó tạo ra một hành lang những qui định,
thể chế chặt chẽ măng tính cưỡng chế buộc các chủ thể phải tuân theo. Ngân
hàng và khách hàng có mối ràng buộc chặt chẽ thông qua hợp đồng tín dụng.
Tuy nhiên, mực độ tuân thủ của các bên tham gia hợp đồng tuỳ thuộc vào sự
hoàn thiện và tính hiệu lực của hệ thống pháp lí.
Việc nâng hai pháp lệnh ngân hàng thành luật đã đảm bảo sự đồng bộ
của hệ thống pháp luật, tạo điệu kiện cho sự vận hành thông suốt và ổn định
của hệ thống ngân hàng. Trong thời gian qua trước mắt, ngân hàng nhà nước
cần tích cực tham gia dự thảo Nghị định chính phủ về các hình thức đảm bảo
cho vay nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành thể lệ tín dụng mới phù hợp với
nội dung tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cụ thể
hoá bằng các qui trình nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm kinh doanh trên các
lĩnh vực của mình, đảm bảo thông thoáng, gọn nhẹ về thủ tục nhưng đáp ứng
được yêu cầu quản lí vốn tốt hơn, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt động
tín dụng ngân hàng như luật đất đai, luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty,
luật phá sản doanh nghiệp...nhưng còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể
để thực hành luật và tránh được sự chồng chéo của các cơ quan quản lí. Các
nghành, các cấp phải có trách nhiệm phối hợp phát huy thực sự tính hiệu lực
của hệ thống pháp lí, xử lí những tồn tại và phát sinh trong công tác tín dụng,
nhất là việc phát mại tài sản thế chấp của khách hàng vi phạm hợp đồng tín
dụng chuyển thành tiền để bảo toàn vốn cho ngân hàng.
Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, chính phủ cần duy trì kỷ luật tài
chính và ngân hàng phải quản hạn mức tín dụng, xoá bỏ các ưu đãi quá mức
đối với các doanh nghiệp quốc doanh, tránh tình trạng tín dụng ngân hàng trở
thành hình thức phân phát vốn bao cấp, tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
61
thua lỗ. Khối lượng tín dụng cung ứng cho ngân hàng cần dựa trên cơ sở khả
năng hoàn trả vốn và lãi, như vậy mới tạo ra cơ chế tín dụng thúc đảy các
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đưa khối kinh tế quốc doanh thực sự vững
mạnh đóng vai trò chủ đạo trong nên kinh tế
Thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng có tín nhiệm để phân loại các
doanh nghiệp theo mức độ an toàn tín dụng, giúp đỡ các ngân hàng trong
khâu thẩm định, quyết định cho vay và giám sát tín dụng
Nâng cao hiệu quả hạot động của ngân hàng chính sách để tách bạch cho
vay thương mại và cho vay chinh sách ở các ngân hàng thương mại. Đảm bảo
cho các ngân hàng thương mại được tự chủ trong quyết định này, tránh tình
trạng nợ tồn đọng, nợ khoanh...làm đọng vốn của ngân hàng.
2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng nhà nước cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lí, thanh
tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ. Các NHTM VN cũng như các chi nhánh NHTM nước
ngoài đều phải tuân theo một cơ chế tín dụng thống nhất để cạnh tranh,
giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng ngân
hàng.
- Hệ thống văn bản pháp qui về hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà
nước hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chồng chéo với các
bộ nghành khác gây khó dễ cho các NHTM. NHNN cần phối hợp với
các bộ nghành liên quan để chỉnh sửa, bổ sung các văn bản cần thiết để
các NHTM hoạt động an toàn hơn
- NHNN cần tăng cường hơn nữâ việc kiểm soát các NHTM `thông qua
hình thức giám sát từ xa và thành tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh
giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro
cao. Cần ban hành một văn bản trong đó có các yêu cầu tối thiểu bắt
buộc khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện
cho việc quản lí của NHNN
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
62
- Để xử lí NQH nhằm đảm bảo an ninh tài chính của các tổ chức tín dụng
có liên quan chặt chẽ với việc giải quyết nợ của các doanh nghiệp con
nợ, đặc biệt là DN nhà nước, NHNN cần có biện pháp sau :
Nguyên tắc xử lí nợ và nắm chắc, phân loại nợ để xử lí theo từng
đối tượng khác nhau ; chủ nợ và con nợ chủ động tổ chức thu hồi
nợ và trả theo từng chế độ hiện hành; vừa chỉ đạo tập trung thống
nhất, vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách và có biện pháp lành
mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, hình thành tổ chức trung gian
mua bán nợ để giải phóng nợ đọng cho doanh nghiệp
Đối với nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan( bao gồm đã có
đủ chứng cứ không đòi được hoặc quá hạn trên 5 năm) thì đươc
hạch toán vào kết quả kinh doanh hoặc giảm giá trị doanh gnhiệp
Đối với các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan đã qui
được trách nhiệm thì phải xử lí nghiêm theo quy định của pháp
luật hiện hành, phần tổn thất còn lại được xử lí như các khoản nợ
do nguyên nhân khách quan nói trên.
3. Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai
- Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai cần đặt ra công tác nâng cao,
chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ tín dụng,đào tạo nâng cao trình độ nghiệp
vụ, thành lập riêng một phòng thẩm định dự án, đây là công việc mà
ngân hàng chưa làm được để đảm bảo mức an toàn khi xet duyệt cho
vay.
- Cần phải xử lí nợ quá hạn bằng mọi cách sao cho hiệu quả, nhanh gọn,
hạn chế được chí phí. Nghiêm túc thực hiện cho vay đúng qui trình xét
duyệt cho vay.chu trọng hơn nưa đến khâu thẩm định dư án
- Xử lý linh hoạt hơn về quy chế thu lãi trong thời gian ân hạn, không gây
khó dễ cho doanh nghiệp, khi họ mới hoạt động chưa trả đúng hạn. Nên
trong thời kì gia hạn miễn thu lãi.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
63
- Ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế về thể lệ làm việc,
nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi
đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn.
Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức,
động viên khen thưởng kịp thời để cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công
việc của mình.
- Các phòng ban trong ngân hàng phải hỗ trợ hơn nữa phòng tín dụng
trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị, cung cấp thông tin, giám sát khoản
vay... để việc hạn chế rui ro tín dụng được thực hiện tốt hơn.
Trên đây chưa phải là tất cả những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lào Cai, nhưng đó là những giải
pháp cơ bản và chỉ có thực hiện và phối hợp chúng một cách đồng bộ và khoa
học thì mới phát huy tối đa các mặt mạnh và hạn chế tối thiểu những khuyết
điểm của các giải pháp nhằm đạt được một mục đích cuối cùng là hạn chế và
ngăn ngừa rủi ro tín dụng, tránh được những thiệt hại có thể lường trước
được.
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
64
MỤC LỤC
Chương I. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
I. Tín dụng của NHTM ..................................................................................................... 1
1. Khái niệm NHTM.............................................................................................................. 1
2. Tín dụng của NHTM.......................................................................................................... 1
2.1. Khái niệm.........................................................................................................................1
2.2. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường .........................................................1
2.2.1. Tín dụng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục
và ổn định.............................................................................................................................1
2.2.2. Tín dụng là điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển kinh tế xã hội ...........................2
2.2.3. Tín dụng là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.................................................2
2.2.4. Tín dụng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại ......................................................2
2.3. Các phương thức cấp tín dụng .........................................................................................2
2.3.1. Chiết khấu thương phiếu...............................................................................................2
2.3.2. Cho vay .........................................................................................................................2
2.3.2.1. Thấu chi .....................................................................................................................2
2.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần .........................................................................................3
2.3.2.3. Cho vay theo hạn mức ...............................................................................................3
2.3.2.4. Cho vay luân chuyển..................................................................................................3
2.3.2.5. Cho vay trả góp ........................................................................................................ 3
2.3.2.6. Cho vay gián tiếp .......................................................................................................3
2.3.3. Cho thuê tài sản( thuê mua) ......................................................................................... 4
2.3.4. Bảo lãnh( hoặc tái bảo lãnh) ........................................................................................ 4
II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng .................................................................................. 4
1. Bản chất, tác động của rủi ro tín dụng ............................................................................... 4
1.1. Bản chất .......................................................................................................................... 4
1.1.1. Rủi ro ngân hàng.......................................................................................................... 4
1.1.2. Rủi ro tín dụng ............................................................................................................. 5
1.2. Tác động của rủi ro tín dụng........................................................................................... 6
1.2.1. Đối với ngân hàng........................................................................................................ 6
1.2.2. Đối với nền kinh tế xã hội............................................................................................ 7
1.2.3. Đối với người đi vay.................................................................................................... 7
2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ........................................... 7
2.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................................ 7
2.1.1. Môi trường pháp lí ....................................................................................................... 7
2.1.2. Các yếu tố thị trường ................................................................................................... 8
2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................................... 8
2.2.1. Từ phía khách hàng...................................................................................................... 8
2.2.2. Từ phía ngân hàng ....................................................................................................... 9
3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng............................................................................. 10
4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng............................................................................... 10
Chương II. Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào
Trong Những Năm Gần Đây............................................................................................. 13
I. Khái quát tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai13
1. Một vài nét sơ lược về ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai ................................. 13
2. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai..................... 16
2.1. Hoạt động huy động vốn............................................................................................... 16
2.2. Hoạt động sử dụng vốn................................................................................................. 19
2.3. Đánh giá tình hình kinh doanh tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai ... 24
II. Thực trạng NQH của ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai........................... 25
1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai ........................................... 25
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
65
1.1. Nợ quá hạn.................................................................................................................... 25
1.1.1. Thực trạng NQH của ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai .................................. 25
1.1.2. Kết quả thu NQH và xử lí NQH ................................................................................ 32
1.2. Tình hình Nợ khó đòi của ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai.............................. 34
2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai34
2.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ................................................................................... 34
2.2. Nguyên nhân khách hàng.............................................................................................. 35
2.3. Nguyên nhân khách quan.............................................................................................. 35
3. Các biện pháp ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai đã thực hiện nhằm ngăn ngừa và
xử lí rủi ro tín dụng .............................................................................................................. 36
3.1. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH .................................................................. 36
3.2. Một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết ........................................................................... 36
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị ..................................................................... 39
I. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới .......................... 39
1. Dự báo những khó khăn thuận lợi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời
gian tới ................................................................................................................................. 39
2. Định hướng phát triển nhiệm vụ tín dụng trong thời gian tới.......................................... 40
II. Một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu
Tư Và Phát Triển Lào Cai ................................................................................................ 41
1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới ....... 41
1.1. Kinh nghiệm của CANADA
1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Dresner(Đức) .................................................................. 41
1.3. Kinh nghiệm giải quyết NQH của Mỹ.......................................................................... 42
1.4. Kinh nghiệm giải quyết NQH của Nhật........................................................................ 42
2. Nhóm giải pháp trực tiếp ................................................................................................. 43
2.1. Tuân thủ chặt chẽ qui trình tín dụng ............................................................................. 43
2.2. Kiểm tra giám sát tín dụng chặt chẽ hơn ...................................................................... 44
2.3. Thực hiện tốt đảm bảo tín dụng .................................................................................... 45
2.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng........................................................................ 46
2.5. Đa dạng hoá danh mục tín dụng ................................................................................... 46
2.6. Triển khai đề án xếp loại tín dụng, phân loại khách hàng ............................................ 48
2.7. Mở rộng và phát triển nguồn nhân lực.......................................................................... 48
3. Các giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra .......................... 50
3.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới NQH50
3.2. Biện pháp ngăn ngừa những khoản vay dẫn tới NQH.................................................. 51
3.3. Biện pháp mang tính chất thanh lí ................................................................................ 52
4. Nhóm giải pháp hỗ trợ ..................................................................................................... 53
4.1. Tăng cường vốn tự có .................................................................................................. 53
4.2. Cân đối khả năng huy động vốn một cách an toàn và hiệu quả.................................... 54
4.3. Hoàn thiện mo hình tổ chức theo hướng tăng cường khả năng quản lí rủi ro rín dụng 54
4.4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ ............................... 56
III. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 56
1. Kiến nghị với chính phủ và các nghành các cấp hoàn thiện, thực hiện môi trường pháp lí
đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng .................................................................................... 57
2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước .................................................................................. 58
3. Kiến nghị với ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Lào Cai ............................................... 59
Chuyên đề thực tập Nguyễn đắc thắng
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Frederie S.Mishkin-năm 2001
- Lý thuyết tài chính - tiền tệ
Khoa ngân hàng – tài chính - ĐHKTQD năm 2002
- Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ
Khoa ngân hàng-Tài chính - ĐHKTQD năm 2002
- Các báo cáo tài chính của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Lào Cai
qua các năm
- Các báo cáo chỉ tiêu của phòng tín dụng ngân hàng Đầu Tư Và Phát
Triển Lào Cai
- Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 6, 13 năm 2002
- Tạp chí tài chính số 5, 8 năm 2003
- Tạp chí ngân hàng tháng 3 năm 2002
- Qui trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Lào Cai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Lào Cai.pdf