Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực trồng cà phê để bảo đảm cà phê được thu hái chín, thông qua các hình thức i) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp cà phê); ii) Thành lập tổ an ninh nhân dân, phối hợp với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê và iii) Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê.
99 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18.744
5. Lợi nhuận/LĐ
Ng.đồng/LĐ
18.094
24.831
24.915
47.600
28.860
6. Lợi nhuận/khẩu
Ng.đồng/khẩu
9.217
12.999
11.548
21.939
13.926
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua tạo ra việc làm và tạo thu nhập. Sản xuất cà phê là nghề và cũng là nguồn thu nhập chính của người nông dân, nguồn thu nhập này mỗi tháng 1 người nhận được từ 2 - hơn 3 triệu đồng là còn thấp so với giá cả các hàng hóa thiết yếu trên thị trường ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nông hộ. Đánh giá dựa trên tạo việc làm ta thấy cụ thể như sau: nhóm hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, bỏ công làm lời, ít thuê mướn từ bên ngoài; bình quân lao động gia đình chiếm 63,13% và lao động thuê chiếm khoảng 1/3 trong tổng số công lao động trên một ha. Số lao động thuê này thường được sử dụng trong mùa thu hoạch, nhổ cỏ, bẻ chồi.... Đánh giá dựa trên tạo thu nhập: Cứ một lao động làm việc, các hộ tham gia chứng nhận Faretrade thu nhập bình quân đạt 68,5 triệu đồng, lợi nhuận đạt 53,3 triệu đồng, thu nhập bình quân trên mỗi khẩu là 15,5 triệu cao gấp 2 lần so với cà phê có chứng nhận Rainforest và 2,5 lần so lớn chứng nhận 4C và UTZ. Ngoài ra, cà phê có chứng nhận nhìn chung bình quân giá trị một công lao động cao hơn nhiều so với cà phê thường từ 100-250 nghìn đồng/công.
Bảng 3.14: So sánh hiệu quả xã hội của cà phê có chứng nhận và cà phê thường
Chỉ tiêu
ĐVT
Cà phê có chứng nhận
Cà phê thường
So sánh (%)
(1)/(2)
Tạo việc làm
Số công lao động thuê/ha
Công/ha
58
60
97
Số công lao động GĐ/ha
Công/ha
94
84
112
Tạo thu nhập
Giá trị sản xuất/LĐ
Ng.đồng/LĐ
66.277
49.170
135
Giá trị sản xuất/khẩu
Ng.đồng/khẩu
32.063
28.097
114
Thu nhập/LĐ
Ng.đồng/LĐ
38.775
28.125
138
Thu nhập/khẩu
Ng.đồng/khẩu
18.744
16.071
117
Lợi nhuận/LĐ
Ng.đồng/LĐ
28.860
16.928
170
Lợi nhuận/khẩu
Ng.đồng/khẩu
13.926
9.673
144
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Nhìn chung, số công lao động của các hộ bỏ ra chăm sóc vườn cà phê có chứng nhận cao hơn của các hộ sản xuất cà phê thường, công đầu tư chăm sóc cao này là bởi các hộ này cần thường xuyên dọn sạch sẽ vườn, giữ vệ sinh và nhất là cần hái tỉa dần để thu hoạch 80% là quả chín. Thu nhập và lợi nhuận của lao động có sự chênh lệch đáng kể, nhìn chung thu nhập và lợi nhuận của các hộ cà phê thường cao hơn so với sản xuất cà phê có chứng nhận tuy nhiên so sánh trên từng khẩu, thu nhập và lợi nhuận được tính trên từng khẩu có xu hướng ngược lại.
Hỗ trợ cộng đồng
Bình quân một ha cà phê có chứng nhận, công ty khởi xướng sẽ hỗ trợ đầu tư 4.400 nghìn đồng cho hộ nông dân dưới hình thức như hỗ trợ phân vi sinh, đồ bảo hộ lao động và bao bạt phục vụ thu hoạchvà phần thưởng- quà trong các dịp lễ tết nhằm khích lệ, động viên các gia đình (có thể bằng hiện vật hoặc tiền mặt). Hơn nữa, một số HTX sản xuất cà phê còn hỗ trợ cây giống và cây che chắn gió nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn xã nói riêng và trong toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Khi tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận Faretrade (công ty TNHH cà phê Đắk Man), nông dân còn có cơ hội tiếp cận với mô hình tưới nước nhỏ giọt công nghệ Israel điều tiết nở hoa cà phê. Ưu điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt là đưa nước và chất dinh dưỡng trực tiếp đến vùng rễ tích cực của cây cà phê thông qua các hệ thống lỗ tưới được bố trí dọc 2 bên gốc cà phê, đầu nhỏ giọt tự bù áp lực nước được sản xuất gắn chìm trong ống nhựa PE theo khoảng cách cố định. Hệ thống lỗ tưới được thiết kế cách nhau 50 cm (mỗi gốc bố trí 12 lỗ tưới, phân bố đều dọc 2 bên gốc) sao cho nước và dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ và đồng đều cho tất cả các cây cà phê trong khu vườn, giúp chủ nhân quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây cà phê một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là điều tiết nước phù hợp sinh lý nở hoa cà phê (là cơ sở quyết định năng suất, chất lượng và sự bền vững của vườn cà phê), dựa vào đặc điểm của tưới nhỏ giọt là lưu lượng tưới nhỏ, thời gian một lần tưới kéo dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng đến vùng đất quanh rễ cây. Mô hình này được công ty cho thực hiện thử nghiệm ở một số hộ sản xuất cà phê và công ty hỗ trợ 50% chi phí. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như tiết kiệm 50% lao động, phân bón, ống nước và còn bảo vệ môi trường tuy nhiên mô hình chưa được áp dụng rộng rãi. Mô hình sản xuất cà phê có chứng nhận không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội mà còn đem lại những điểm tích cực nhằm cải thiện chất lượng môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp, đây chính là điểm khác biệt đối giữa cà phê có chứng nhận và cà phê thường.
Công ty TNHH cà phê Đắk Man khởi xướng cấp giấy chứng nhận cho các hộ nông dân thông qua tổ chức trung gian đó là các hợp tác nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay có 2 HTX đó là HTX dịch vụ nông nghiệp công bằng EaKiết và HTX dịch vụ nông nghiệp công bằng CưDlieMnông.
Đối với HTX DVNNCB EaKiết, sau mỗi mùa vụ thu hoạch HTX đã hỗ trợ xã viên phân bón, cây che bóng chắn gió nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn xã với tổng giá trị trên 900 triệu đồng. HTX cũng nâng cao đời sống cho xã viên, xóa đói giảm nghèo. Tạo công ăn việc làm cho 15 con em xã nhà. Mỗi năm HTX đã mua tặng cho mỗi xã viên một thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh. Trích 10 triệu đồng từ quỹ phúc lợi cho những hộ gặp khó khăn.
Trong công tác xây dựng nông thôn mới, HTX đã hỗ trợ cho Ủy ban xã 40 triệu đồng cho việc mua xe thu gom rác thải tại địa bàn. Xây dựng 4 km đường giao thông trong đó 3 km đường bê tông và 1 km đường cấp phối. Hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trị giá 40 triệu đồng.
Đối với HTX DVNNCB CưDlieMnông cấp phân vi sinh cho xã viên lên tới gần 1 tỷ đồng. Hoạt động xã hội lên đến gần 500 triệu đồng, quà tết cho xã viên 90 triệu đồng, mua bảo hiểm y tế cho xã viên 48 triệu đồng, ủng hộ người nghèo ăn tết, khuyến học cho con em xã viên, học sinh của các trường và các hoạt động xã hội khác lên đên 100 triệu đồng.
Nhận xét: Nhìn chung, hiệu quả từ sản xuất cà phê có chứng nhận được thể hiện rõ ràng theo hướng tích cực. Chẳng hạn, về mặt kinh tế, thực hiện sản xuất cà phê có chứng nhận đem lại năng suất cao hơn nhưng chi phí giảm đi đáng kể trên bình quân một ha, người nông dân được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm và giá bán cao hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các DN tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bán được sản phẩm giá cao, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt Nam. Về mặt xã hội, việc liên kết “4 nhà” đã thành công trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Đối với vấn đề xã hội và môi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham gia chương trình cà phê có chứng chỉ đã ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, nguồn nước và quản lý rác thải, dần dần bỏ thói quen canh tác lạc hậu, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy đạt nhiều hiệu quả như thế nhưng sản lượng cà phê có chứng nhận dần tăng nhanh về quy mô và sản lượng qua các năm tuy nhiên khả năng tiêu thụ của thế giới dần giảm xuống, nếu tăng quá nhanh điều này không những không thể xuất khẩu được sản phẩm ra hị trường thế giới mà còn làm giá bán giảm xuống ngang với mức giá của cà phê thường.
Hiệu quả về mặt môi trường
Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong thế kỷ XXI với nhiều biến động về khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mực nước biển tăng lên và nhr hưởng lớn nhất tới nông nghiệp đó là hạn hán- lũ lụt kéo dài, mực nước ngầm giảm nghiêm trọng do đó sản xuất nông nghiệp kèm theo bảo vệ môi trường là rất được chú trọng.
Sản xuất cà phê có chứng nhận hướng tới vừa nâng cao năng suất-chất lượng sản phẩm cà phê để nâng cao mức sống người đân, ngoài ra còn bảo vệ môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên đất, nước... một cách bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường và hệ sinh thái. Theo khuyến cáo, người dân nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đất và hạn chế sử dụng phân hóa học. Số lượng hộ cà phê thường sử dụng phân vi sinh và chuồng là 23,73% tổng số hộ, thấp hơn rất nhiều so với cà phê có chứng nhận. Cụ thể, 100% các hộ tham gia chứng nhận UTZ và Faretrade sử dụng phân vi sinh và phân chuồng, số hộ tham gia chứng nhận 4C bón loại phân này thấp hơn nhóm đầu là 5% tiếp đến là Rainforest với khoảng 88,89% số hộ sử dụng loại phân này. Điều này cho thấy, khi tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận người dân đã được tập huấn để nâng cao nhận thức về các loại phân, liều lượng bón và các loại phân bón thích hợp để nông dân sử dụng.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ số hộ sử dụng phân vô cơ phân theo các loại hình sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo các loại hình sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Thuốc bảo vệ thực vật luôn được sử dụng trong quá trình sản xuất, vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng vừa tiết kiệm chi phí, tuy nhiên gây hại lớn không chỉ cho môi trường đất mà còn gây ô nhiễm không khí. Trong khi tại các hộ sản xuất cà phê thường có tới hơn 56% số hộ sử dụng thuốc BVTV thì tại các hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận thấp hơn gấp nhiều lần. Tại các hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận Faretrade đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất được hướng dẫn, không có hộ nào sử dụng thuốc BVTV trên diện tích vườn cà phê; còn các chứng nhận khác có tỷ lệ số hộ sử dụng thuốc tương đối thấp hơn so với cà phê thường lần lượt khoảng từ 25-49% số hộ.
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hộ sử đụng trang phục bảo hộ và có hố đựng rác
đúng nơi quy định phân theo loại hình sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Số hộ được cấp chứng nhận UTZ và chứng nhận Rainforest tuân thủ gần 100% về sử dụng trang phục bảo hộ và xây đựng hố đựng rác đúng nơi quy định. Theo sau đó là cà phê có chứng nhận Faretrade với số hộ thực hiện lần lượt là 75,6% và 83,5%. Cà phê thường thực hiện kém nhất các hoạt động này, những hộ ở đây chỉ có 3,24% hộ có sử dụng trang phục bảo hộ trong quá trinh sản xuất và 6,92% hộ có hố đựng rác đúng nơi quy định. Nhìn chung, các hộ tham gia cà phê có chứng nhận đã biết chú trọng về bảo vệ môi trường, bào đảm phát triển bền vững, không xả rác ra môi trường một cách bừa bãi, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động hơn các hộ cà phê thường, sản xuất theo thói quen truyền thống.
Ngoài những lợi ích trên, tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận đem lại những lợi ích tích cực cho người dân và môi trường, có tới 45,5% số hộ có khả năng ủ vỏ cà phê để sử dụng làm phân vi sinh sử dụng trong vườn cây gia đình, điều này vừa bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm vừa tiết kiệm chi phí phân bón cho khoảng 30 hộ nông hộ. Đồng thời có 27,3% số hộ được hưởng chính sách bán giá cao và công thưởng cho sản phẩm cà phê có giấy phép tiêu chuẩn.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar
3.2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về sản xuất cà phê có chứng nhận tại huyện Cư M’gar
3.2.1.1 Điểm mạnh (Strengtzhs)
Biểu đồ 3.5: Lợi ích của hộ nông dân sản xuất cà phê có chứng nhận
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm có sự tham gia
Tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận giúp các hộ nông dân nâng cao kỹ thuật sản xuất cà phê nhờ được tập huấn về quy trình sản xuất. Nhiều hộ biết ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê, bón phân và tưới nước đúng kỹ thuật; nhờ đó giảm chi phí phân bón, tiết kiệm nước tưới.
Sản xuất cà phê có chứng nhận giúp các hộ nông dân bán cà phê với giá cao hơn giá thị trường.
Những lợi ích của hộ nông dân khi tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận được mô tả ở Biểu đồ 3.5.
Điểm yếu ( Weaknesses)
Việc sản xuất cà phê có chứng nhận, bên cạnh những thuận lợi, cũng có những hạn chế. Những hạn chế trên các khía cạnh:
- Hầu hết các hộ nông dân sản xuất cà phê có chứng nhận thiếu vốn sản xuất. Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng khó khăn, trong khi đó hộ nông dân cũng không nhận được sự hỗ trợ về vốn từ các công ty trung gian cấp chứng nhận.
Biểu đồ 3.6: Hạn chế trong sản xuất cà phê có chứng nhận ở hộ nông dân
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm có sự tham gia
- Giá thu mua cà phê có chứng nhận không ổn định.
- Quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê có chứng nhận khó áp dụng.
Ngoài ra, thủ tục thanh toán của doanh nghiệp thu mua cà phê có chứng nhận đối với hộ nông dân còn phức tạp và chậm chạp cũng là một trong những hạn chế mà hộ nông dân gặp phải.
Biểu đồ 3.6 thể hiện những hạn chế của sản xuất cà phê có chứng nhận ở các hộ nông dân.
Cơ hội (Opportunities)
Sản xuất cà phê có chứng nhận có những cơ hội là:
- Áp lực cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc, tạo động lực để phát triển sản xuất cà phê có chứng nhận.
- Cơ hội áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến cà phê khi tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận.
Thách thức (Threats)
Một là, quy mô sản xuất cà phê có chứng nhận tăng nhanh, cung vượt xa cầu
Giai đoạn 2005 - 2015, sản lượng cà phê có chứng nhận ở Việt Nam tăng nhanh, từ 11 nghìn tấn niên vụ 2005-2006 lên 215 nghìn tấn niên vụ 2014-2015. Giai đoạn đầu, cà phê có chứng nhận chỉ được sản xuất ở Đắk Lắk, từ niên vụ 2006-2007 loại hình cà phê này được phát triển nhanh ở các khu vực trồng cà phê khác. Hiện nay, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm khoảng 40% sản lượng cà phê có chứng nhận của cả nước. Mặc dù cung cà phê có chứng nhận tăng nhanh song cầu cà phê có chứng nhận thấp, khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng xa dẫn đến mất cân đối cầu - cung. Hàng năm có từ 50 đến 75% sản lượng cà phê có chứng nhận của cả nước không bán được (Biểu đồ 3.7).
Trên địa bàn huyện Cư M’gar, năm 2015, mỗi công ty trung gian cấp chứng nhận có mức tỷ lệ thu mua sản phẩm khác nhau và hầu hết các công ty này không thu mua toàn bộ sản phẩm. Đối với chứng nhận 4C, sản lượng công ty thu mua là 42%, tương tự đối với UTZ và Rainforest lượng thu mua này lần lượt là 45% và 57%; sản lượng còn lại các hộ có thể bán cho doanh nghiệp với mức giá bằng giá thị trường hoặc các đại lý trong khu vực (phụ lục 3.20).
Biểu đồ 3.7: Sản lượng cà phê có chứng nhận và sản lượng bán
của Việt Nam qua các niên vụ
Nguồn: Văn phòng UTZ Vietnam tại Buôn Ma Thuột, 2015
Niên vụ 2013-2014, nguồn cung cà phê có chứng nhận trên toàn cầu là 4,15 triệu tấn, trong đó cầu về sản phẩm này chỉ là 1,12 triệu tấn (chiếm 27%). Riêng cà phê có chứng nhận 4C được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất (lượng cung 2280 nghìn tấn, chiếm 55% tổng lượng cung cà phê có chứng nhận; lượng cầu 450 nghìn tấn, chiếm 40% tổng lượng cầu cà phê có chứng nhận; lượng cầu chỉ bằng 20% lượng cung, Biểu đồ 3.8). Sản phẩm sản xuất ra không bán được đã làm giảm cơ hội của người sản xuất cà phê và lợi ích tiềm năng (tiếp cận thị trường, quy chế ưu đãi, bảo hiểm,) bị hạn chế.
Hài là, thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê có chứng nhận không ổn định.
Ba nhà rang xay lớn tiêu thụ cà phê có chứng nhận nhiều nhất toàn cầu gồm Nestle, Mondelez, DE Master, năm 2015 đã cắt giảm đáng kể lượng nhập khẩu cà phê có chứng nhận, thậm chí cũng tuyên bố không mua cà phê 4C nữa. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp có quy mô liên kết lớn với hộ nông dân như Công ty Simeco, Công ty Anh Minh, Công ty Armajaro, Công ty Trung Nguyên đều đồng loạt giảm mạnh lượng thu mua cà phê có chứng nhận từ các hộ liên kết (lượng cà phê có chứng nhận được thu mua chỉ chiếm 20 đến 60% sản lượng). Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê có chứng nhận không ổn định khiến cho các doanh nghiệp trong nước thu hẹp quy mô liên kết vối hộ nông dân.
Biểu đồ 3.8: Cung và cầu cà phê có chứng nhận trên thế giới
Nguồn: Panhuysen & Pierrot (2014)
Quan điểm và định hướng
Quan điểm
- Sản xuất cà phê có chứng nhận phải xuất phát từ những tiềm năng và đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương;
- Phát triển sản xuất cà phê có chứng nhận đồng nghĩa với việc phát triển gắn với phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và nhiệm vụ an ninh quốc phòng;
- Phát triển sản xuất cà phê có chứng nhận gắn với công gnhieepj hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn dựa trên cơ sở đầu tư về nhiều mặt, phát huy sức mạnh nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế;
- Phát triển sản xuất cà phê có chứng nhận gắn với thị trường, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong hiện tại và tương lai của ngành hàng.
3.2.2.2 Định hướng
Thực hiện chiến lược phát triển cà phê bền vững của ngành cà phê Việt Nam và của Tỉnh, phát triển cà phê bền vững phải “đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài, giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế-xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững trật tự an toàn xã hội”.
Phát triển cà phê bền vững được thể hiện trong các lĩnh vực sau: diện tích sản xuất phù hợp, năng suất cao, chất lượng tốt, thu lợi nhuận cao; góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và phù hợp với qui hoạch xây dựng nông thôn mới. Quan hệ sản xuất phải được tổ chức với các hình thức phù hợp, tính hợp tác tương trợ ngày càng cao, xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “04 nhà”: Nhà nước – Nhà Khoa học – Nhà Nông – Nhà doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cây cà phê tiếp tục được xác định là một trong các loại cây chủ lực của Huyện, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Vì thế cần tiếp tục triển khai chuyển giao nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm tạo cho ngành cà phê của Huyện phát triển bền vững, ổn định; không mở rộng diện tích trồng mới, tăng cường vận động, tuyên truyền để chuyển đổi số diện tích cà phê già cỗi, không đủ nước tưới, độ dốc cao hơn 150, đất đai không phù hợp sang trồng các loaị cây khác có giá trị cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận
3.2.3.1 Tăng cường nguồn lực của nông hộ
* Nâng cao năng lực của người lao động:
Lao động là nguồn lực chính tạo ra sản phẩm và đay là nguồn lực vô cùng quan trọng trong sản xuất cà phê có chứng nhận không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Lực lượng lao động tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng là tương đối dồi dào; có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm chăm sóc phát triển vườn cây kết hợp với kinh nghiệm sản xuất cà phê lâu đời của địa phương sẽ đóp góp tích cực vào ngành cà phê hàng hóa. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực đưa ra quyết định, khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trình độ nhận thức của các nông hộ trên địa bàn còn thấp, các chủ hộ và lực lượng lao động chính trong gia đình đều nằm trong độ tuổi trung niên (từ 45-60 tuổi) do đó cần nâng cao nhận thức và thường xuyên truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức khoa học cho lực lượng lao động chính này. Ngoài ra, đối với các lao động trẻ cần tích cực đào tạo, truyền đạt thông tin khoa học kỹ thuật mới cho lực lượng lao động trẻ, xóa tỷ lệ mù chữ đối với trẻ em và những người trong độ tuổi lao động nhằm nâng cao năng lực bản thân cũng như sự hiểu biết, áp dụng công nghệ mới đúng chuẩn cà phê có chứng nhận trên vườn cà phê;
Nâng cao trình độ nhận thức bằng cách tổ chức các cuộc hổi thảo nhằm giúp người dân hiểu rõ về lợi ích của việc sản xuất cà phê có chứng nhận so với cà phê thường không chỉ về giá sản phẩm, nâng cao thu nhập mà còn bảo vệ môi trường nước, tiết kiệm chi phí phân bón;
Đảm bảo quản các công ty khởi xướng cấp chứng nhận quản lý tốt số hộ tham gia loại cà phê có chứng nhận trên địa bàn; điều này tránh được tình trạng cấp giấy chứng nhận chồng chéo trên một đơn vị diện tích, có nghĩa là quản lý tránh tình trạng một đơn vị diện tích tham gia hai loại chứng nhận khác nhau;
Nâng cao chất lượng mạng lưới giáo dục đối với người dân nơi đây, đặc biệt tại các họ đồng bào và dân tộc thiểu số ít người; cần phổ cập xóa mù, tích cực khuyến khích trẻ em trên khu vực đi học, nâng cao trình độ dân trí. Các hộ người đồng bào cần được chính quyền quan tâm đến khả năng quyết định của chủ nông hộ do đó cần thúc đầy trình độ người dân thông qua các cuộc họp dân, chuyển giao khoa học cộng nghệ kỹ thuật hoặc trực tiếp thăm hỏi các vườn cà phê thường xuyên hơn để nâng cao tầm hiểu biết của nông dân
Khuyến khích thành lập các hội/tổ nhằm truyền đạt kinh nghiệm hay các thành tựu khoa học mới. Điều này không những tạo nên mối quan hệ tốt giữa các hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận với nhau, các hộ và doanh nghiệp mà còn mở rộng sự hiểu biết của nông dân, làm theo những cái đúng và hạn chế, xóa bỏ những kỹ thuật sai. Các hộ tự thảo luận, chia sẻ và đốc rút thông tin mới cho riêng mình, bổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất;
Đảm bảo được người dân tiếp thu thông tin thị trường như giá cả sản phẩm... đáp ứng nhân, kịp thời và từ các nguồn uy tín chính xác trong khu vực;
Các nông hộ tích cực tham gia các lớp đào tạo kĩ thuật để nâng cao trình độ cũng như học tập các phương thức canh tác tiến bộ, giảm dần phương thức canh tác lạc hậu. Tích cực tăng gia sản xuất khai thác tối đa những thế sẵn có địa phương, tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tham gia sản xuất nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Đổi mới tư duy, tiếp cận với nền kinh tế tri thức, phấn đấu trở thành người công nhân mới trong thời đại mới, không ngừng nỗ lực để tự nâng cao kiến thức, tiếp cận với khoa học hiện đại.
Sản xuất cà phê liên tạo nguồn cà phê bền vững là gắn chặt với lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới có ý nghĩa quyết định đối với ngành cà phê. Do đó cần nâng cao nhận thức người nông dân về tầm qua trọng của liên kêt trong sản xuất.
* Hỗ trợ về vốn sản xuất:
Vốn là một trong các nguồn lực quan trọng để duy trì và tái đầu tư sản xuất hàng hóa. Vốn đầu tư sản xuất cà phê có chứng nhận cần một khoản lớn và chu kỳ sản xuất trong vòng một năm mới có thể có lợi nhuận. Đặc biệt ngày nay khi vườn cà phê đã bước vào thời lỹ giã cỗi cần tái canh vườn với một khoản lớn lượng vốn được bỏ ra trong khi thời gian thu hồi vốn dài (trong vòng 5-7 năm). Do đó cần:
Vốn tự có của các nông hộ cần được tích lũy một tỷ lệ nhất định để tái đầu tư trong các mùa vụ năm sau, cần sử dụng nguồn thu nhập-lợi nhuận hàng năm một cách hợp lý. Cần có các nhà kinh tế trong các cuộc hội thảo để chỉ rõ tầm quan trọng trong nguồn vốn tái đầu tư và tỷ lệ cần tiết kiệm sau mỗi mùa vụ;
Vốn vay trong sản xuất cà phê khá lớn, trung bình mỗi hộ mượn từ 7-10 triệu đồng, tái canh từ 40-50 triệu đồng; Nguồn vay cần đa dạng và phong phú ngoài ra thủ tục nhanh chóng, thuận tiện và mượn được đúng số lượng vốn cần đầu tư trong sản xuất có chứng nhận với mức lãi suất phù hợp. Đối với các hộ tái canh cần nguồn vốn huy động lớn mượn trong thời gian dài cần các Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đưa ra mức lãi suất ưu đãi, hấp dẫn phù hợp với người nông dân;
Các nguồn vay vốn cần thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ để bảo đảm người dân vay vốn sử dụng đúng mục đích đầu tư vào vườn cà phê hoặc bên cho vay có thể giải ngân từng phần theo đúng như kế hoạch đã ghi rõ trước khi mươn vốn; Để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro, ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, cơ quan khuyến nông và chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương tham gia vào công tác quản lý và đôn đốc trả nợ, doanh nghiệp và cơ quan khuyến nông mở các lớp tập huấn riêng cho các đối tượng vay vốn theo nhóm mục đích vay (nhóm vay tái canh, nhóm vay đầu tư chăm sóc cà phê, nhóm vay đầu tư thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất cà phê,)
Cho người dân sản xuất cà phê có chứng nhận vay vốn đầu tư phương tiện sản xuất, chế biến và bảo quản đặc biệt là tái canh những vườn cà phê già hoặc thực hiện các mô hình áp dụng công nghệ cao như tưới nhỏ giọt... Thông qua việc nâng cao lượng vốn và giảm lãi suất để hộ nông dân mua sắn vật tư, trang bị phương tiện, máy móc, đầu tư sân phơi, kho bảo quảnphục vụ cho việc sản xuất cà phê có hiệu quả và chất lượng. Hàng năm trong chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ lồng ghép và bố trí kinh phí phù hợp để đầu tư hệ thống giao thông, lưới điện, thủy lợi cho vùng sản xuất. Mặt khác khuyến khích các doanh nghiệp, người sản xuất cà phê đầu tư hệ thống lưới điện tưới vùng sản xuất cà phê.
Các Ngân hàng Nông nghiệp PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân được vay vốn đầu tư sản xuất nhằm giúp cho các doanh nghiệp, người sản xuất giữ được sản phẩm cà phê, nhất là khi vào vụ thu hoạch, hạn chế việc bán giá thấp;
Khuyến khích người dân vay vốn đầu tư các công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến trên vườn cà phê gia đình, đầu tư béc tưới, sân phơi xi măng mỗi hecta sân phơi cần rộng khoảng 300 m2; áp dụng các mô hình sản xuất mơi, tưới tự động trên vườn;
- Đối với các hộ nông dân sản xuất cà phê có chứng nhận, việc đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động (như áo, ủng, khẩu trang) và các thiết bị bảo vệ môi trường (nắp giếng, thùng đựng thuốc trừ sâu và dụng cụ phun thuốc sâu, dụng cụ thu gom và chứa vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu sau khi đã sử dụng) là điều kiện cần thiết khi tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng cà phê an toàn. Một mặt, các chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nên ưu tiên hỗ trợ hộ nông dân các trang thiết bị này. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần chia sẻ với hộ nông dân để tăng hiệu quả của việc thực hiện quy trình sản xuất ở nông hộ.
3.2.3.2 Áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê
Hộ dân chính là người trực tiếp tham gia sản xuất để tạo ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm cà phê cũng phụ thuộc vào quá trình canh tác và chăm sóc của người nông dân. Vì vậy quá trình liên kết vai trò của hộ dân là vô cùng quan trọng, để nâng cao năng lực của hộ dân, cần có những giải pháp như sau:
Khuyến khích người dân áp dụng biện pháp lai ghép, cải tạo, thay thế giống cà phê kém hiệu quả bằng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và đem lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu, chọn lọc những giống cà phê có sức kháng bệnh, có chất lượng, có năng suất để đưa vào sản xuất đại trà.
Diện tích cà phê già cỗi tương đối nhiều, hộ nông dân cần có kế hoạch tái canh nhằm đảm bảo tăng năng suất, sử dụng giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương do Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên tuyển chọn thành công, gồm 9 giống cà phê vối: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 và 01 giống hạt lai đa dòng TRS1 và 3 giống cà phê chè TN1, TN2, TN1F5 đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và cho phổ biến cho phép sản xuất nhân rông trong toàn ngành cà phê.
Sử dụng công nghệ tiết kiệm nước tiết kiệm cho những vùng khan hiếm, tuân thủ theo nguyên tắc tưới đúng lúc, tưới đủ nước để giúp cho cây cà phê sinh trưởng và ra hoa tốt. Khuyến khích thu hoạch quả chín nhiều hơn để nâng cao hơn chất lượng cà phê liên kết.
Cần tuyên truyền hiệu rõ và nhận thức được tầm quan trọng của việc hái qua chín, các hộ cần giảm số lượng hái quả xanh và thực hiện hái tỉa dần chọn quả chín trên vườn cây gia đình;
Đảm bảo anh ninh khu vực, tránh tình trạng mất trộm, thu hái mót trên vườn cà phê trong thời kỳ quả chín. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới các hộ thường xuyên thu hái một cách ồ ạt trong mùa thu hoạch;
Hướng dẫn nông dân bảo quản cà phê sao cho hàng đẹp, không bị nấm mốc, đen đảm bảo được giá sản phẩm khi bán cao hơn và loại bỏ tạp chất trong lượng sản phẩm cà phê đem bán cho doanh nghiệp;
Hiện nay công nghệ chế biến ướt đã được áp dụng ở nhiều Công ty cà phê trên địa bàn tỉnh nhưng đối với đặc thù của huyện Cư M’gar, diện tích cà phê chủ yếu tập trung ở trong dân, nên phương pháp chế biến khô (phơi trên sân xi măng hoặc đất sau thu hoạch) vẫn được duy trì, nhưng do diện tích sân phơi không đảm bảo, phơi quá dày và sân phơi bằng đất nên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần khuyến khích người dân xây dựng cơ sở hạ tầng sân phơi, hạn chế phơi trên sân đất và tiến tới không được phơi trên sân đất. Ngoài ra, cần có hệ thống kho bảo quản đạt chất lượng để đảm bảo chất lượng cà phê sau khi thu hoạch.
3.2.3.3 Tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp
- Tăng cường hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp đối với hộ nông dân trong khâu cung ứng vật tư, phân bón, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho hộ nông dân. Với uy tín của doanh nghiệp, việc tiếp cận với các nhà cung ứng vật tư, phân bón sẽ thuận lợi hơn, nhờ đó, doanh ngiệp sẽ mua được nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý. Doanh nghiệp cung ứng các đầu vào này cho hộ nông dân dưới các hình thức: nông dân thanh toán ngay hoặc trừ công nợ khi bán sản phẩm cà phê cho hộ nông dân (với mức lãi suất thấp). Hình thức này giúp nông dân tiếp cận được với nguồn vật tư, phân bón chất lượng bảo đảm (tránh tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả đang tràn ngập trên thị thường do sự thiếu kiểm soát của các cấp quản lý) và giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, hình thức hỗ trợ này còn giúp tăng cường liên kết chặt chẽ giữa hai bên liên kết và tăng cường uy tín của doanh nghiệp đối với hộ nông dân.
- Hỗ trợ về tín dụng: tài chính luôn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất và đầu tư. Đối với các doanh nghiệp khởi xướng sản xuất cà phê có chứng nhận cần một nguồn vốn huy động lớn. Doanh nghiệp cần hỗ trợ cho vay vốn người dân sản xuất cà phê liên kết đầu tư phương tiện sản xuất, chế biến và bảo quản. Thông qua việc nâng cao lượng vốn và lãi suất hợp lý để hộ nông dân mua sắn vật tư, trang bị phương tiện, máy móc, đầu tư sân phơi, kho bảo quảnphục vụ cho việc sản xuất cà phê có hiệu quả và chất lượng với mức lãi suất thông thường miễn lãi suất cho 3 năm đầu áp dụng cho vay dài hạn từ 7-10 năm và thủ tục đơn giản
- Hỗ trợ giá: Để khuyến khích người dân thu hái quả chín nhằm nâng cao chất lượng cà phê trước hết cần có sự qui định chặt chẽ về giá thu mua, khuyến cáo các doanh nghiệp thu mua cà phê theo từng loại giá khác nhau tương ứng với chất lượng của từng sản phẩm cà phê. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ giá cho một số loại cà phê có chứng nhận. Hỗ trợ giá này cần được thực hiện đều đặn qua các năm để người dân tin tưởng, an tâm trong quá trình sản xuất cà phê có chứng nhận
- Hỗ trợ kỹ thuật: Cần mở các lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo tại địa phương để nâng cao kỹ thuật chăm sóc cà phê cho người dân cũng như tập huấn các quy trình kĩ thuật mới. Vận động người dân đầu tư thâm canh đối với cây cà phê, khắc phục các hậu quả sâu bệnh, hạn hán và giữ mức độ ổn định, sinh trưởng và phát triển tốt cho cây cà phê, đảm bảo năng suất và chất lượng. Hoặc trực tiếp tổ chức tham quan các mô hình tiêu biểu về sản xuất cà phê có chứng nhận, tiết kiệm nguồn nước, tưới theo phương thức nhỏ giọt... điều này cũng tăng hiểu biết và ý chí phấn đầu của các hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Các mô hình khuyến nông này có thể trực tiếp đến một số hộ nông dân thăm tình trạng trực tiếp của vườn.
3.2.3.4. Giải pháp khác
+ Khuyến khích người dân tham gia vào các mô hình liên kết nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình liên kết trong sản xuất cà phê.
+ Phát huy tính liên kết giữa cộng đồng, giữa nông dân với nhau nhằm học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong kỹ thuật từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê liên kết. Khuyến khích người trồng cà phê hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho việc áp dụng qui trình kỹ thuật, khoa học công nghệ.
+ Tăng cường liên kết “4 nhà”, trong đó các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân để hỗ trợ sản xuất để phát triển vùng nguyên liệu theo qui hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm. Liên kết với các doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê để phát triển cà phê bền vững.
+ Ban hành các chính sách khuyến khích hộ dân tích cực sản xuất, thực hiện dự án thâm canh cải tạo lại vườn cà phê lâu năm già cỗi trên địa bàn huyện để tạo vùng nguyên liệu mới có chất lượng cao.
+ Chính quyền đẩy mạnh việc thâm canh, xen canh, tái canh cà phê già cỗi, quy hoạch lại vùng trồng cà phê để thuận lợi cho việc phát triển mô hình liên kết. cần có kế hoạch tái canh nhằm đảm bảo tăng năng suất, sử dụng giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu sản phẩm. Không ngừng tìm kiếm nguồn hàng cũng như nơi xuất cho sản phẩm đã tạo ra.
Tóm tắt chương III
Nội dung chương III phân tích thực trạng sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk và phân tích chi phí sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận trên các mặt về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Từ đó, nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận như nguồn lực sản xuất, thị trường tiêu thụ và hỗ trợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và định hướng sản xuất cà phê có chứng nhận của huyện Cư M’gar đồng thời các nhân tố ảnh hưởng đã nêu để rút ra nhằm các giải pháp phù hợp để phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất. Do yếu tố thị trường là yếu tố chịu ảnh hưởng từ bên ngoài do đó tác giả không đề cập giải pháp này, trong đó gồm 3 giải pháp chủ yếu là tăng cường nguồn lực của nông hộ, áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất cà phê và tăng cường hỗ trợ của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sản xuất cà phê có chứng nhận trên địa bàn huyện Cư M’gar đem lại lợi ích tích cực đối với việc cải thiện năng lực và tập quán sản xuất của hộ nông dân. Hiện nay, trên địa bàn các hộ đã tham gia 4 loại chứng nhận là 4C, UTZ, Rainforest và Fairtrade được cấp bởi công ty khởi xướng bàn gồm công ty Trung Nguyên, công ty Armajaro, công ty Đắk Man, công ty Olam, công ty 2/9 và công ty Inexim. Tổng số hộ tham gia là 9.081 hộ năng suất bình quân đạt 3,03 tấn/ha giá bán lên tới 34,54 nghìn đồng/kg; trong đó số hộ, diện tích và sản lượng tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận 4C là cao nhất còn với Fairtrade là thấp nhất, tuy nhiên chứng nhận Fairtrade đem lại lợi nhuận nhất (giá bán lên đến 36,47 nghìn đồng/kg).
Tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận các hộ nông dân đã tiết kiệm chi phí sản xuất, thấp hơn so với sản xuất cà phê thường khoảng 5 triệu đồng, cụ thể: chi phí bón phân hóa học trên một ha chỉ bằng 82% chi phí bón phân hóa học của hộ cà phê thường, thuốc BVTV được sử dụng cũng giảm hẳn nhưng lượng phân vi sinh và công lao động tăng lên đáng kể; nâng cao chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm được hái chín, nâng cao năng suất và góp phần tăng hiệu quả kinh tế của các nông hộ điều này được thấy thông qua lợi nhuận của các hộ tham gia cà phê có chứng nhận cao hơn 33% so với các hộ cà phê thường và chỉ cần 1,703 tấn/ha thì sản xuất cà phê đã đạt mức hòa vốn trong đó lợi nhuận cao nhất là ở các hộ tham gia sản xuất cà phê Fairtrade với mức chênh lệch lên đến 8 triệu đồng/ha.
Các hộ được hưởng ưu đãi do liên kết với doanh nghiệp như đầu tư bình quân 4,4 triệu đồng/ha thông qua phân bón, đồ bảo hộ lao động, bạt-bao bì..., được đào tạo- hướng dẫn kỹ thuật kèm theo tập huấn khuyến nông, tham quan mô hình và hưởng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên trong năm 2015, sản lượng thu mua sản phẩm của công ty giảm xuống nên thị trường tiêu thụ thu hẹp kem theo đó là hỗ trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm và nguồn lực của hộ còn nhiều hạn chế.
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê có chứng nhận, các giải pháp đưa ra tập trung vào nâng cao năng lực của nông hộ, áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất, tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệm và giáp pháp khác.
2. Khuyến nghị
Đối với Nhà nước
- Ban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất cà phê có chứng nhận nói riêng và sản xuất cà phê nói chung.
- Khuyến khích nông dân tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận tạo nguồn cà phê bền vững.
- Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra những giống mới có năng suất và có khả năng chống chịu với sâu bệnh, thời tiết.
- Cần chỉ đạo cơ quan chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan kiểm tra, rà soát vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trên địa bàn huyện để làm cơ sở xây dựng, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cà phê.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong hình thức kinh doanh này, đặc biệt trong quá trình vay vốn.
Đối với chính quyền địa phương
- Tạo điều kiện cho người sản xuất trong công tác vay vốn để người dân chuyên tâm vào đầu tư thâm canh cho cà phê có năng suất cao hơn.
- Cần tập huấn cho cán bộ quản lý cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hộ nông dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất và thực hiện đúng hợp đồng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông của xã. Thường xuyên mở các lớp tập cho người dân được tham gia nhiều hơn, hướng dẫn người dân cách canh tác vừa hợp lý vừa áp dụng được công nghệ kỹ thuật hiện đại, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: Ưu tiên nguồn vốn, các chương trình, dự án, kết hợp thu hút đầu tư từ (các doanh nghiệp và nhân dân) để xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ở những khu vực chuyên canh cà phê, giúp các hộ nông dân giảm chi phí tưới. Kết hợp huy động nguồn vốn công - tư để xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu nước tưới cho sản xuất cà phê.
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực trồng cà phê để bảo đảm cà phê được thu hái chín, thông qua các hình thức i) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp cà phê); ii) Thành lập tổ an ninh nhân dân, phối hợp với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê và iii) Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đỗ Thị Nga, Phạm Anh Tuấn, H Dônh Niê, “Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê có chứng nhận ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, Số 20/2016.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
Cà phê Nguyễn Huy Hùng (2014), Chứng nhận UTZ
Công ty tư vấn quản lý Vintecom quốc tế (2014), Tư vấn Rainforest Alliance, Tư vấn tiêu chuẩn 4C: Bộ quy tắc thực hành phát triển bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trên toàn cầu
Lê Quang Chiến (2011), Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng nhận tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk
Nguyễn Văn Hóa (2014), Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh và các cộng sự (1999), Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Trịnh Đức Minh (2013), Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra, PGĐ sở KH&CN Đắk Lắk
Trịnh Đức Minh (2009), Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk
Ngô Viết Nghĩa (2015), Phát triển cây cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Panhuysen S. & Pierrot J. (2014), Coffee Barometer, Solidaridad, WWF.
Văn phòng UTZ Certified Vietnam tại Buôn Ma Thuột (2015), Cập nhật thông tin và tình hình phát triển các sản phẩm chứng nhận bền vững.
Tài liệu nước ngoài
Roskoski J. P, Nitrogen fixation in a Mexican coffee plantation, Journal Plant and Soil, 2005.
Willson, K.C. (1985) Mineral nutrition and fertilizer needs. In: Clifford, M.N. and Willson, K.C. (eds) Coffee: Biochemistry and Production of Beans and Beverage. Croome Helm, Kent, UK, pp. 135– 156.
Tài liệu từ Imternet
Kim Châu (2014), Cà phê có chứng nhận tìm đầu ra thông thoáng truy cập ngày 20/2/2016 dẫn từ
Văn Dũng, 2016. Đắk Lắk phát triển sản xuất cà phê theo hướng bền vững.
Hiệp hội cà phê 4C thế giới (2012), Mở rộng cộng đồng truy cập ngày 24/11/2016 dẫn từ
Quang Huy (2015), Mở rộng diện tích cà phê có chứng nhận/xác nhận, truy cập ngày 20/02/2016 dẫn từ
Quang Huy (2015), Mở rộng diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận-xác nhận dẫn từ
Quang Huy, (2015). Cà phê Đắk Lắk hướng đến sản xuất bền vững.
Sơn Trang (2014), Cà phê chứng nhận tìm đầu ra thông thoáng dẫn từ
Sơn Trang (2015), Cà phê có chứng nhận tìm đầu ra thông thoáng dẫn từ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các phụ bảng
Phụ bảng 1: Đặc điểm chung của các hộ sản xuất cà phê
Chỉ tiêu
ĐVT
4C
UTZ
Rainforest
Faretrade
Tuổi bình quân của chủ hộ
Tuổi
42
46
48
49
Nhân khẩu BQ/hộ
người
5
5
5
5
Lao động BQ/hộ
lao động
3
3
2
2
Tỷ lệ nhân khẩu/lao động
lần
1,7
1,7
2,5
2,5
% số hộ thuê LĐ
%
80,0
95,8
89,3
100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Phụ bảng 2: Trình độ học vấn của các hộ tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận
Chỉ tiêu
4C
UTZ
Rainforest
Faretrade
Cấp I
30
4,2
7,2
0
Cấp II
35
45,8
39,3
83,3
Cấp III
35
50
53,5
16,7
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Phụ bảng 3: Tình hình vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ
Chỉ tiêu
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
1. Nguồn vay
Ngân hàng
21
23,33
Mua chịu vật tư phân bón
23
25,56
Vay khác
5
5,56
2. Mục đích sử dụng vốn vay
Mua vật tư phân bón
42
62,69
Khác
25
37,31
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Phụ bảng 4: Tình hình trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
ĐVT: Cái/hộ
Chỉ tiêu
Chứng nhận 4C
Chứng nhận UTZ
Chứng nhận Rainforest
Chứng nhận FareTrade
Xe công nông
0,6
0,4
0,7
0,9
Máy say xát
1,3
1,8
0,9
1,3
Máy bơm nước
1,4
1,8
1,2
2,1
Ống nước
6,4
6,5
4,8
5,9
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Phụ bảng 5: Tình hình trang bị sân phơi của nông hộ
STT
Chỉ tiêu
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
1
Phơi trên sân xi măng
85
94,44
2
Phơi trên nền đất
2
2,22
3
Phơi trên bạt
3
3,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Phụ bảng 6: Sản lượng, tỷ lệ và giá bán thu mua cà phê có chứng nhận
Loại chứng nhận
Sản lượng
(Kg/hộ)
Sản lượng bán theo hợp đồng (Tấn/hộ)
Tỷ lệ bán
(%)
Giá bán
( đồng)
4C
3.960
1.660
42
33.580
UTZ
5.930
2.670
45
34.010
RFA
3.780
2.150
57
34.090
FT
5.940
5.940
100
36.470
Nguồn: Phỏng vấn điều tra
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn nông hộ
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN
(Phục vụ Đề tài: Sản xuất cà phê có chứng nhận
trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk)
Phiếu số:................. Mã số:.....................
Địa chỉ: ..
I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ
1.1. Họ tên người trả lời phỏng vấn Giới tính Tuổi
Dân tộc Trình độ văn hoá:...........
1.2. Nhân khẩu - Lao động
Số khẩu trong gia đình
Số lao động chính trong gia đình ........... Trong đó Nam .
1.3. Đất đai của hộ
Tổng diện tích đất SXNN:................ m2
Diện tích đất trồng cà phê:........... m2,
Trong đó diện tích cà phê chứng chỉ bền vững: .......m2
Loại chứng nhận được cấp: 1. 4C [ ] 2. UTZ [ ]
3. Rainforest [ ] 4. Fare trade [ ]
Năm bắt đầu được cấp chứng nhận: .......................
1.4. Vốn sản xuất cà phê của hộ
Tổng vốn ..................... triệu đồng Trong đó Vốn tự có .........triệu đồng
Vốn vay ....................... triệu đồng
Trong năm 2015, gia đình có phải mua chịu vật tư, phân bón không?
1. Có [ ] 2. Không [ ] Lượng tiền mua chịu (nợ) .........triệu đồng
1.5. Phương tiện phục vụ sản xuất
Loại phương tiện
Nhãn hiệu/ Nơi sản xuất
ĐVT
Số lượng
Giá trị
(nghìn đồng)
Năm mua
Số năm sử dụng
Mục đích sử dụng
- Máy kéo, máy cày
- Xe công nông
- Máy xay sát
- Máy phát điện
- ..
II/ SẢN XUẤT - KINH DOANH CÀ PHÊ CỦA HỘ
2.1. Diện tích trồng cà phê của hộ .......... ha
Năm trồng:. Số gốc: Giống:.................
2.2. Sản lượng thu thời kỳ kiến thiết CB ............... tấn cà phê nhân khô
Giá trị sản phẩm bán ............. nghìn đồng
2.3. Sản lượng thu hoạch năm 2015 .............. tấn cà phê nhân khô
2.4. Chi sản xuất cà phê của hộ
a. Chi phí sản xuất cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm)
STT
Hạng mục
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền (ngàn)
I
Chi phí vật chất
1
Giống cây
2
Phân bón
3
Thuốc BVTV
4
Chi phí tưới
5
Chi vật chất vât khác
II
Chi phí lao động
1
Lao động gia đình
2
Lao động thuê
III
Chi khác
b. Chi sản xuất cà phê năm 2015
STT
Hạng mục
Nhãn sản phẩm/
Nơi sản xuất
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền (đồng)
I
Chi phí vật chất
2
Phân xanh
3
Phân chuồng
4
Phân vi sinh
5
Phân đạm
6
Lân
7
Kali
8
NPK
9
Thuốc diệt cỏ
10
Thuốc trừ sâu
11
Chi phí tưới
12
Chi khác
II
Chi phí lao động
1
LĐ gia đình
2
LĐ thuê
III
Chi dịch vụ
1
Thuế
2
Thủy lợi phí
3
Thuê máy móc
2.5. Quy trình sản xuất cà phê
Xin cho biết gia đình ta áp dụng quy trình sản xuất cà phê như thế nào?
1. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông [ ] 2. Theo sách hướng dẫn [ ]
3. Theo hợp đồng đã ký kết với các đơn vị [ ] 4. Theo kinh nghiệm gia đình [ ]
2.6. Thu hoạch cà phê ở nông hộ
2.6.1. Thời điểm thu hoạch cà phê
1. Khi cà phê còn xanh [ ] 2. Khi số quả chín khoảng trên 50% [ ]
3. Khi số quả chín khoảng trên 80% [ ] 4. Khi hầu hết quả chín [ ]
5. Hái tỉa dần quả chín [ ]
2.6.2. Lý do thu hoạch cà phê khi còn nhiều quả xanh
1. Sợ mất trộm [ ] 2. Khó thuê lao động [ ] 3. Thói quen [ ]
4. Lí do khác (ghi rõ):
2.7. Chế biến và bảo quản cà phê
2.7.1. Phương tiện sơ chế:
1. Có sân phơi bằng xi măng [ ] 2. Phơi trên bạt [ ]
3. Phơi trên nền đất [ ] Diện tích sân phơi bằng xi măng:..........m2
III/ TIẾP CẬN THÔNG TIN CHÍNH SÁCH
3.1. Chính sách hỗ trợ
Xin cho biết gia đình ta có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Loại chính sách được hỗ trợ
1. Chính sách tín dụng [ ]
2. Chính sách đào tạo (hỗ trợ kỹ thuật) [ ]
3. Chính sách giá (nếu sản phẩm chất lượng tốt sẽ được thu mua với giá cao) [ ]
4. Khác:...................................................................
3.2. Tiếp cận thông tin thị trường
Gia đình thường tiếp cận thông tin giá cả thị trường từ đâu?
1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2. Đài phát thanh [ ] 3. Người mua/ đại lý [ ]
3. Nông hộ khác [ ] 4. Công ty thu mua [ ] 6. Không có thông tin [ ]
3.3. Tiếp cận thông tin kỹ thuật
3.3.1. Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2. Tự đúc rút kinh nghiệm [ ]
3. Học hỏi từ các hộ khác [ ] 4. Kế thừa kiến thức gia đình [ ]
Hình thức khuyến nông 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ]
3. Tham quan [ ] 4. Xây dựng mô hình điểm [ ]
3.4. Tiếp cận dịch vụ tín dụng
3.4.1. Trong năm, gia đình có vay vốn để sản xuất cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lượng vốn vay ................ triệu đồng Lãi suất ..........% năm
Nguồn vay 1. NHNN&PTNT [ ] 2. NH CSXH [ ]
3. Tổ/ Hội [ ] 4. Tư nhân [ ]
5. Bán nông sản non [ ] 6. Mua chịu vật tư, phân bón[ ] 7. Khác [ ]
3.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay
1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2.Mua máy móc [ ] 3. Khác [ ]
3.4.3. Theo ông (bà), khó khăn khi vay vốn là gì?
1. Thủ tục [ ] 2. Lãi suất [ ] 3. Lượng vốn vay ít [ ]
4. Không biết vay ở đâu [ ] 5.Khác ...........................................
IV/ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
4.1. Gia đình có liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Nếu có, thời gian bắt đầu liên kết:........... Tên công ty liên kết:................................
1. Do không được doanh nghiệp chọn [ ] 2. Do không thích [ ] 3. Nếu có tham gia cũng chẳng được lợi gì [ ]
4. Khác: .........................................................................................................
4.2. Phương thức thực hiện liên kết
1. Công ty hỗ trợ 1 phần vật tư, phân bón [ ]
2. Công ty hỗ trợ toàn bộ vật tư, phân bón [ ] 3. Công ty hỗ trợ kỹ thuật [ ]
4. Công ty hỗ trợ đầu tư trang thiết bị (sân phơi, máy móc) [ ]
5. Công ty cung cấp thông tin sản xuất và thị trường [ ]
4.3. Phương thức hỗ trợ: 1. Bằng tiền [ ] 2. Bằng hiện vật [ ]
4.4. Công ty có cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của hộ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]
Nếu có thì mức độ cán bộ thường xuyên đến kiểm tra, giám sát?
1. Khi nào hộ cần và gọi [ ] 2. Định kỳ hàng tháng [ ] 3. Thường xuyên [ ]
4. Chỉ khi thu hoạch [ ] 5. Chỉ khi giao hàng [ ]
4.5. Công ty có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết đối với hộ nông dân không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
4.6. Gia đình có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết với công ty không?
1. Có [ ] 2. Ít nhất 1 lần không [ ]
- Nếu không, xin ông (bà) cho biết lý do vì sao?
1. Do giá thỏa thuận thấp hơn giá thị trường [ ] 2. Do hợp đồng không rõ ràng [ ] 3. Do công ty chậm thanh toán [ ] 4. Khác: .....................................................
4.7. Ông (bà) đánh giá như thế nào về ưu điểm và hạn chế của việc liên kết với doanh nghiệp?- Ưu điểm:
1. Giải quyết khó khăn về vốn do được đầu tư đầu vào [ ]
2. Nâng cao kỹ thuật canh tác nhờ được công ty tập huấn [ ]
3. Năng suất cao hơn [ ] 4. Giá bán sản phẩm cao hơn [ ]
5. Khác: ....................................................................................
- Hạn chế:
1. Thủ tục phúc tạp [ ]
2. Phải theo quy trình sản xuất của công ty, khó áp dụng [ ]
3. Giá bán không cao hơn giá thị trường, không linh hoạt [ ]
4. Khác:.........................................................................................
Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!
Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
Số điện thoại người trả lời PV: ............................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14818011_h_donh_nie_9852.doc