Luận văn Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình, chính sách hỗ trợ về chuyển đổi sinh kế cho ngư dân ven biển, đặc biệt là cho các hộ khai thác thủy sản ven bờ. - Cần có các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực trạng sinh kế và việc làm của các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung. - Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể việc bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng còn tồn đọng. Chỉ đạo các sở ngành và địa phương giải quyết dứt điểm các đối tượng còn tồn đọng trên địa bàn, hoàn thành dứt điểm công tác chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho người dân nhằm ổn định đời sống nhân dân. - Cần quy hoạch và đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hỗ trợ nghề cá như các cảng cá, bến cá, chợ thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền tại các địa phương. 3.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương - Đề nghị UBND tỉnh, các Sở ban ngành cấp tỉnh thường xuyên công bố rộng rãi chất lượng nguồn nước, chất lượng các loài thủy hải sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân yên tâm sản xuất cũng như tiêu dùng.

pdf127 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế, tác động đến các hoạt động sinh kế liên quan, từ đó tác động đến kết quả sinh kế của hộ ngư dân ven biển huyện Triệu Phong. 2.3.4.1. Về kinh tế 100% hộ ngư dân nhận thấy rằng sau sự cố môi trường biển khả năng kiếm sống của họ khó khăn hơn. Hầu hết các hộ cho biết nguồn thu từ nguồn lợi thủy hải sản giảm đi rất nhiều, nhất là khoảng thời gian 4 tháng sau sự cố môi trường biển xãy ra, thậm chí nhiều hộ không biết làm gì để có thêm thu nhập và dùng số tiền đền bù để chi cho sinh hoạt trước khi tìm kiếm việc làm mới. Như đã phân tích về biến động nguồn vốn tài chính của các hộ ngư dân, thu nhập bình quân của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển giảm so với trước sự cố môi trường biển. Để phân tích rõ hơn kết quả sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển, bảng thể hiện rõ thu nhập bình quân của các hộ điều tra trong 12 tháng từ các nguồn thu nhập trước và sau sự cố môi trường biển. Trườ g Đại học Kinh tế Huế 84 Bảng 2.29: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra trước, trong và sau sự cố môi trường biển Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đánh bắt thủy sản Nuôi trồng thủy sản Kinh doanh, dịch vụ Chung Đánh bắt thủy sản Nuôi trồng thủy sản Kinh doanh, dịch vụ Chung Đánh bắt thủy sản Nuôi trồng thủy sản Kinh doanh, dịch vụ Chung Tổng thu nhập 144,55 147,10 121,50 137,94 70,98 81,35 72,71 73,82 129,42 153,67 109,46 128,60 - Đánh bắt hải sản 84,45 0,00 0,00 39,41 25,52 0,00 0,00 11,91 78,76 0,00 0,00 36,75 - Nuôi trồng thủy sản 11,26 94,05 10,89 29,54 5,31 31,20 6,75 11,51 13,84 104,78 12,54 33,64 - Trồng trọt, chăn nuôi 20,36 18,95 7,07 15,91 24,02 22,05 12,79 17,76 13,32 13,83 6,21 11,23 - Ngành nghề, thương mại dịch vụ 28,48 34,10 103,54 53,08 16,03 28,10 53,18 32,64 23,50 35,06 90,71 46,98 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán Trường Đại học Kinh tế Huế 85 Các nhóm hộ khác nhau có thu nhập bình quân hộ khác nhau và cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế là khác nhau. Nhóm đánh bắt hải có thu nhập bình quân hộ giảm từ 144,55 triệu đồng/hộ/năm xuống còn 70,98 triệu đồng/hộ/năm do tàu thuyền đánh bắt gần bờ không ra khơi được, tàu khai thác xa bờ bị ảnh hưởng bởi giá giảm. Thu nhập bình quân hộ của nhóm nuôi trồng thủy sản cũng giảm 44,7% từ 147,10 triệu đồng/hộ năm 2015 xuống còn 81,35 triệu đồng/hộ năm 2016. Hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ thuộc nhóm nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, tỷ trọng này giảm từ 63,94% xuống còn 38,35%. Thay vào đó là sự đóng góp thu nhập tăng thêm từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và đi làm công. Nhóm nuôi trồng thủy sản là nhóm có tỷ trọng đóng góp thu thâp từ hoạt động trồng trọt tăng cao vì đây là nhóm có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ lớn so với những nhóm khác, nên sau sự cố môi trường biển, nhiều hộ đã đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động trồng trọt để tăng thu nhập. Nhóm hậu kinh doanh, dịch vụ với 2 hoạt động sinh kế chính đó là thương mại dịch vụ và ngành nghề cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Do thu nhập từ hoạt động thương mại dịch vụ của nhóm kinh doanh, dịch vụ giảm từ 103,54 triệu đồng/ hộ năm 2015 xuống còn 53,18 triệu đồng/hộ năm 2016 Năm 2017, các hoạt động sinh kế chính của các nhóm dần khôi phục và phát triển, do đó, thu nhậ từ các hoạt động sinh kế này cũng tăng trở lại. Riêng thu nhập từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của các nhóm năm 2017 giảm so với năm 2016 do giá cả giảm, thị trường đầu ra không ổn định, người dân giảm quy mô đàn. Nhìn chung, mức độ phụ thuộc của sinh kế vào các hoạt động có liên quan đến nguồn lợi thủy hải sản ven biển của các nhóm là rất lớn. Sau sự cố môi trường biển, tỷ trọng đóng góp trong thu nhập của các hộ từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng và kinh doanh thủy hải sản giảm, thay vào đó là sự tăng lên tỷ trọng đóng góp của các hoạt động sinh kế như trồng trọt, chăn nuôi, làm công.... Điều này phản ánh xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập, tận dụng mọi lợi thế về nguồn lực sinh kế để có thể khôi phục, cải thiện thu nhập cho hộ. Trườ g Đại học Kinh tế Huế 86 2.3.4.2. Về xã hội Tình trạng nghèo đói: Qua khảo sát 90 hộ nghiên cứu, số hộ nghèo sau sự cố môi trường biển (số hộ nghèo đầu năm 2017) tăng 06 hộ so với trước sự cố môi trường biển (số hộ nghèo đầu năm 2016). Về y tế: Trước, trong và sau sự cố môi trường biển, tình hình dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện nói chung và các xã ven biển ổn định, không ghi nhận vụ dịch bệnh nảo, không gia tăng đột biến các bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, rối loạn tiêu hóa... Tình hình bênh nhân đến khám tại các cơ sở y tế xã, huyện vẫn ở mức độ bình thường so với trước khi sự cố xãy ra. Về an ninh chính trị: Sư cố môi trường biển đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị nội bộ tại các địa phương, nhất là tình hình mất đoàn kết trong nội bộ và mâu thuẩn trong nhân dân, mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. 2.3.4.3. Về môi trường Sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái ven biển, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, các nguồn lợi thủy hải sản bị thiệt hại và suy giảm quá mức. Đến nay, sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lấy mẫu phân tích cho thấy giá trị các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 1-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển. Chất lượng nước biển ven bờ tại các thời điểm quan trắc đảm bảo cho vùng bãi tăm, thể thao dưới nước. Tuy nhiên, đây chỉ mới đánh giá được chất lượng nước ven bờ. Bảng 2.30: Đánh giá mức độ tác động của sự cố môi trường biển đến môi trường Chỉ tiêu Mức độ tác động 1. Nguồn nước mặt - 1,08 2. Nguồn nước đáy - 1,14 3. Thảm thực vật - 0,34 4. Nguồn thủy hải sản - 0,97 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán Trong cuộc khảo sát các hộ ngư dân về đánh giá mức độ tác động của sự cố môi trường biển đến môi trường và hệ sinh thái ven biển theo thang điểm từ (-2) kém đi rất nhiều, (-1) kém đi, (0) không thay đổi, (+1) tốt hơn, (+2) tốt hơn rất nhiều. Theo đó, 100% hộ ngư dân được hỏi đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, Trườn Đại học Kin tế Huế 87 nguồn nước đáy, thảm thực vật và nguồn thủy hải sản đều kém đi, đặc biệt là chất lượng nguồn nước. Đối với các kho lưu giữ thủy hải sản, hiện nay vẫn còn tồn động một số lượng các và các sản phẩm từ cá (mắm chợp, ruốc đặc, nước mắm) ở các kho đông lạnh của các cơ sở kinh doanh thủy, hải sản, một số hải sản tồn động này bị hư hỏng, bốc mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 2.3.5. Khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của ngư dân các xã ven biển huyện Triệu Phong Một trong những khó khăn lớn nhất của ngư dân khi muốn chuyển đổi sinh kế là vốn đầu tư. Có đến 72,22% số hộ được phỏng vấn cho rằng khó khăn lớn nhất của họ là thiếu vốn đầu tư để sản xuất, kinh doanh.; 78% hộ có nhu cầu vay vốn cho sản xuất; tiếp cận vốn ngân hàng còn khó khăn. Các chính sách hỗ trợ tín dụng cho đánh bắt và sản xuất nông nghiệp đã được ban hành, tuy nhiên còn nhiều khoảng trống giữa chính sách và thực tiển, ngư dân còn khó tiếp cận với các chính sách tính dụng của ngân hàng. Do đó cần tăng cường các hoạt động về cung cấp thông tin; đối thoại giữa ngân hàng và nông dân; hỗ trợ nông dân, ngư dân tiếp cận vốn vay; Khó khăn thứ hai đó là thiếu kinh nghiệm sản xuất nghề mới. 46,67% hộ không có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, do đó công tác hỗ trợ hoặc tập huấn kỹ thuật cần được chú ý đặc biệt khi thực hiện chuyển đổi sinh kế. 34,44% số hộ dân không có đất nông nghiệp, bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản theo hình thức tự phát đã làm diện tích đất bị nhiễm mặn; Hạ tầng sản xuất chưa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, trên địa bàn 03 xã bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường có khoảng 600ha đất bỏ hoang, trong đó 72,6 ha đất bỏ hoang vụ Đông Xuân, 73 ha đất bỏ hoang vụ Hè Thu. Qua điều tra cho thấy, số nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình giao đông từ 3 đến 8 khẩu, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là 4 – 6 khẩu. Số lao động trong các hộ dao động từ 1 – 4 lao động. Cho thấy quy mô của các hộ không lớn và số lao động không nhiều. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sinh kế vì những hoạt động sinh kế mới như khai thác xa bờ, trồng trọt, chăn nuôi đòi hỏi nhiều về công lao động. Trường Đại ọc Kinh tế Huế 88 90% hộ sản xuất, kinh doanh theo hình thức riêng lẽ, không có liên kết giữa các hộ sản xuất. Để hạn chế các rủi ro về thị trường cũng như tăng hiệu quả và năng lực sản xuất, cần hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trước khi thực hiện các can thiệp khác; Bảng 2.31: Một số khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của hộ ngư dân Khó khăn Tỷ lệ (%) 1. Thiếu vốn đầu tư 72,22 2. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 46,67 3. Thiếu đất tư liệu sản xuất (đất, mặt nước...) 32,22 3. Không được đào tạo, tập huấn 41,11 4. Thiếu lao động 16,67 5. Thiếu các chính sách hỗ trợ 21,11 6. Thị trường tiêu thụ 53,33 7. Môi trường nước bị ảnh hưởng 37,78 8. Nguồn lợi thủy sản giảm 27,78 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán Bên cạnh đó, khi phát triển nghề phụ và chuyển đổi sinh kế cho ngư dân cũng gặp những rũi ro sau: Dịch bệnh: Chăn nuôi và trồng trọt khá phù hợp với nhiều hộ gia đình, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh cao nếu người dân không được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và những thực hành tốt; Ô nhiễm môi trường: Hiện tượng ô nhiểm môi trường do mùi hôi, nước thải của hoạt động nuôi bò và lợn đã hiện diện. Do vậy, khi mở rộng quy mô cần kèm các giải pháp đảm bảo môi trường; Biến đổi khí hậu: Nước biển dâng, xâm thực và các tác động từ thiên tai, lũ lụt, bão, hạn hán đã tác động tiêu cực đến việc sản xuất của người nông dân, đặc biệt là các hộ dân sống ven biển; Sản phẩm khó bán và giá thấp: Các ngành hàng như bò, lợn, gà, khoai lang, mướp đắng được ghi nhận sức cạnh tranh thấp trên thị trường. Riêng năm 2017, giá cả thị trường các loại sản phẩm vật nuôi gia súc, gia cầm xuống thấp nên người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Do đó việc thành lập các tổ nhóm và liên kết thị trường là rất cần thiết để hạn chế rủi ro này. Trường Đạ học Kinh tế Huế 89 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Định hướng sinh kế Từ thực trạng sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm, ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho nhân dân vùng biển. Trước mắt, hỗ trợ ổn định cuộc sống bằng cách phát triển các ngành nghề truyền thống như khai thác, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo chuyển đổi nghề cho ngư dân kết hợp với ổn định và phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, động viên ngư dân tiếp tục bám biển phục vụ sản xuất. Căn cứ vào các hoạt động sinh kế tại địa phương và đặc điểm, điều kiện của các hộ ngư dân, có thể phân ra 3 nhóm đề xuất chuyển đổi đó là: Nhóm hoạt động sinh kế dựa vào biển: chuyển từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt trong lộng và xa bờ bằng cách đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu thuyền công suất nhỏ thành tàu công suất lớn, trang bị thêm ngư lưới cụ. Nhóm hoạt động sinh kế dựa vào đất: phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm nhằm phát triển sinh kế bổ sung, đa dạng hóa các nguồn sinh kế cho hộ ngư dân, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn lợi ven biển. Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động sinh kế này phụ thuộc vào quỹ đất của các hộ gia đình hay của địa phương. Nhóm hoạt động sinh kế không dựa vào đất: Việc chuyển đổi sang nghề kinh doanh, dịch vụ thủy sản cũng là một hướng đi có tính khả thi. Với lợi thế khu kinh tế Đông Nam hiện đang bắt đầu hình thành và phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó một hướng đi giải quyết vấn đề sinh kế đó là xuất khẩu lao động. Trường Đại học Kinh tế Huế 90 3.2. Giải pháp 3.2.1. Khôi phục, phát triển khai thác thủy sản Khai thác hải sản là nghề cá truyền thống của bà con ngư dân vùng biển, do đó việc khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất và chuyển đổi sinh kế là những nhu cầu quan trọng hiện nay. Toàn huyện có 852 tàu thuyền, trong đó có 826 tàu thuyền công suất dưới 50CV, chiếm 96,95% đang gây áp lực lớn lên vùng biển ven bờ huyện Triệu Phong. Vì vậy, cần chuyển đổi nâng cấp, đóng mới nhằm tăng năng lực khai thác thủy sản như: chuyển đổi tàu cá có công suất từ 20CV đến dưới 90CV lên tàu cá trên 90CV; đống mới tàu cá có công suất trên 90CV. Khảo sát, điều tra các đối tượng có điều kiện, kinh nghiệm đánh bắt gần bờ hình thành các Hợp tác xã, tổ nhóm để chuyển qua đánh bắt xa bờ bằng cách lập các dự án về đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, tổ chức tập huấn đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác cho ngư dân, vay vốn theo chính sách quy định tại Nghị định 67/QĐ-TTg về chính sách phát triển thủy sản và Nghị định 89/QĐ-TTg của Chính phủ bổ sung một số điều Nghị định 67/NĐ-CP và sớm triển khai hỗ trợ theo Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng về phê duyệt đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”. Cảng Cửa Việt tại xã Triệu An được xây dựng từ năm 2001 với diện tích chỉ 1,26 ha, khu neo đậu tránh trú bão Nam Cửa Việt chỉ mới đáp ứng 1/3 nhu cầu lên xuống của tàu thuyền. Nâng cấp cảng cá Cửa Việt lên thành cảng cá loại I, đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác và tiêu thụ hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu lên xuống của tàu thuyền, làm dịch vụ hậu cần nghề cá cũng như đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách có hiệu quả các chính sách mới ban hành vê hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ. Theo đó các tổ chức, cá nhân là chủ tàu cá không lắp máy hoặc có lắp máy công suất máy chính dưới 90CV đang hoạt động có tên trong danh sách Trường Đại học Ki h tế Huế 91 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được vay vốn hỗ trợ lãi suất tại các ngân hàng thương mại nhà nước để đóng mới tàu cá vỏ gỗ, vỏ composite có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến 400CV phục vụ khai thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn cần có các cuộc điều tra đánh giá ngư trường và giải pháp tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng biển. 3.2.2. Khôi phục phát triển nuôi trồng thủy sản Các xã rà soát lại quỹ đất xây dựng ao hồ nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước ngọt để cho các hộ dân có nguyện vọng chuyển từ khai thác qua nuôi trồng được giao đất, thuê đất, xây dựng ao hồ nuôi trồng thủy sản. Khôi phục các ao hồ đã bỏ hoang trước đây do thua lỗ, do không đủ điều kiện đầu tư để tiếp tục mở rộng mô hình. Đối với diện tích đất chưa sử dụng của các xã, trong đó xã Triệu An 149,77 ha, xã Triệu Lăng 267,39 ha và xã Triệu Vân 95,56ha, cần có giải pháp quy hoạch, chuyển đổi những phần diện tích có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản. Từ thực tế các ao hồ nuôi do ảnh ưởng của sự cố môi trường biển, một số hộ không bơm được nước để thay thế và duy trì trong quá trình nuôi để phát sinh dịch bệnh, một số hộ đã chuẩn bị xong ao hồ nhưng không bơm được nước. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản như xây dựng hệ thống lắng lọc nước cấp, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thủy lợi để cung cấp nước ngọt. Hỗ trợ kỹ thuật nuôi an toàn, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ xây dựng các công trình phụ trợ như đường điện, giao thông, ao xử lý nước để người dân phát triển nuôi trồng bền vững bảo vệ môi trường. Xây dựng các hình nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi tôm theo quy trình ít thay nước. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm theo công nghệ enzyme trên vùng đất cát. Tăng cường năng lực sản xuất con giống. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trông nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Kinh tế Huế 92 3.2.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp  Trồng trọt Tập trung khai thác về tiềm năng đất đai; mở rộng diện tích canh tác thông qua việc khai hoang đất chưa sản xuất, tăng vụ đất sản xuất và chuyển đổi một số diện tích đất rừng kém hiệu quả, ít xung yếu để đưa vào sản xuất. Xác định các cây trồng chính sau chuyển đổi là: Lúa (1 vụ), lạc, ném, sả, đậu đen xanh lòng cùng với các cây trồng phù hợp với vùng cát như: mướp đắng, dưa hấu, dưa leo, khoai lang,... Đối với diện tích bỏ hoang vụ Đông Xuân ở xã Triệu An 25,6 ha, xã Triệu Lăng 32 ha, xã Triệu Vân 15ha, cần cải tạo để sản xuất một số giống cây phù hợp như lúa, ngô, khoai lang. Đối với diện tích bỏ hoang vụ Hè Thu xã Triệu Lăng 35ha, xã Triệu Vân 38 ha, chuyển đổi đưa các giống trồng cạn như lạc, đậu các loại, mướp đắng, gấc... Rà soát quỹ đất để có biện pháp cải tạo đất đáp ứng yêu cầu trồng trọt, tăng cường xây dựng vườn hộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ giống cây trồng, kỹ thuật, vật tư để nâng cao nâng suất, sản lượng cây trồng. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất công nghệ cao với một số sản phẩm đầu ra, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng cát. Xây dựng hệ thống đường giao thông trên cát nối các phát triển trang trại, gia trại nông lâm kết hợp trên cát với khu dân cư để vận chuyển vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp việc xây dựng các công trình đê điều ngăn mặn, kè chống sạt lỡ bờ sông, đê chắn cát với việc trồng rừng trên cát (keo, bạch đàn...) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo được thảm thực vật trữ nước, nâng cao mực nước ngầm trên vùng cát ven biển. Trường Đại học Kin tế Huế 93 Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các chương trình dự án, cần xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên và phù hợp với khả năng chuyển đổi sinh kế của ngư dân như: trồng cỏ chăn nuôi bò ở Triệu An, Triệu Độ, Triệu Vân; mô hình trồng kiệu xen mướp đắng ở Triệu Vân, mô hình trồng ném ở Triệu Phước, trồng gấc kết hợp nuôi gà ở Triệu Vân  Phát triển chăn nuôi Xác định 03 con nuôi chính là bò, lợn, gà. Trong 03 đối tượng trên lợn là phù hợp nhất do khả năng đáp ứng về vốn cũng như kinh nghiệm kỹ thuật tốt nhất. Riêng đối với nuôi bò thị trường đầu ra dễ, ít dịch bệnh, nhưng khó đáp ứng các điều kiện như: bãi chăn thả không có, đất dùng cho trồng cỏ ít. Để khắc phục hạn chế này cần xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt, đưa các giống cỏ trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đất cát để tạo nguồn thức ăn cho bò như cỏ voi, VA06.... Tăng cường phổ biến, triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đối với chăn nuôi lợn, thị trường đầu ra là vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng đến giá cả thị trường rất lớn. Bài học kinh nghiệm từ việc giá lợn thịt giảm mạnh trong năm 2017 là một ví dụ. Vì vậy, một hướng đi mới là chăn nuôi lợn sạch theo chuỗi liên kết sản xuất. Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi hộ bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường thông qua việc hỗ trợ con giống, hầm bioga, kỹ thuật chế biến thức ăn và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Các xã vùng biển có lợi thế về quỹ đất và mật độ dân cư thưa cần tập trung xây dựng các loại hình trang trại, gia trại, các mô hình VAC. Nhân rộng các mô hình chăn nuôi đã được đầu tư, xây dựng như: Mô hình nuôi bò lai máu 50% Zebu theo hình thức bán chăn thả kết hợp trồng cỏ; Nuôi gà ri lai 75% máu kết hợp sử dụng phương pháp đệm sinh học và sản xuất than sinh học (bio-char) từ đệm sinh học; Nuôi lợn ngoại F2 và F3 kết hợp hầm biogas đảm bảo môi trường; mô hình nuôi cá lóc; nuôi vịt biển... Trường Đại học Kinh tế Huế 94 Khai thác tiềm năng đất đai tại địa phương, mỗi xã cần quy hoạch được một vùng chăn nuôi tập trung để phát triển chăn nuôi trong dài hạn với quy mô gia trại, trang trại, an toàn dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường. 3.2.4. Khôi phục dịch vụ du lịch biển Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng, mang tính quyết định của môi trường trong phát triển kinh tế, trên cơ sở đó định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch có trách nhiệm. Các ngành, địa phương cần tiếp tục cập nhật thông tin và tổ chức thông tin chính thống, kịp thời về chất lượng nguồn nước, hải sản sạch để du khách và nhân dân an tâm. Các nhà hàng, cửa hàng kinh doanh ăn uống, du lịch ven biển phải cam kết về việc cung cấp thực phẩm sạch, dịch vụ tiêu chuẩn để tạo niềm tin thu hút khách. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tiến hành rà soát các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư về du lịch – dịch vụ ven biển. Trước mắt là tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bãi tắm Nhật Tân, xã Triệu Lăng. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho bãi tắm Nhật Tân, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Cần quan tâm cải tạo môi trường nước bãi tắm bằng các biện pháp nghiêm ngặt về nước thải, rác thải và áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới vùng nuôi tôm ven bờ. Tạo ra các sản phẩm, các hình thức vui chơi bãi biển mới và thu hút sự quan tâm của người tham gia du lịch biển. 3.2.5. Tập huấn chuyển đổi ngành nghề Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng nghiệp nhằm từng bước trang bị kiến thức và tay nghề cho người dân chuyển đổi ngành nghề ổn định phát triển sinh kế trước mắt va lâu dài; khuyến khích phát triển các nghề mới phù hợp. Trong đào tạo nghề ưu tiên cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp sự cố môi trường biển. Cụ thể: Đối với ngư dân khai thác vùng biển ven bờ có nhu cầu chuyển sang đánh bắt xa bờ: tổ chức đào tạo các kỹ năng tham gia khai thác xa bờ, các chứng chỉ nghề như: thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng hạng V cho cỡ tàu từ 90-400CV; hạng IV cho cỡ tàu từ 400CV trở lên. Trườ g Đ ̣i học Kinh tế Huế 95 Đối với ngư dân đánh bắt thủy sản muốn chuyển đổi sang ngành nghề khác, hỗ trợ đào tạo các ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - du lịch và xuất khẩu lao động . Đặc biệt, những hộ không có quỹ đất để chuyển qua trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì phải tổ chức đào tạo nghề cho người dân như các nghề kỹ thuật đóng, sửa chữa tàu thuyền, nghề dân dụng như: mộc, nề, gò hàn, nghề may, dịch vụ du lịch, đi đôi với tìm kiếm thị trường lao động để ưu tiên cho các đối tượng này vào làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh. Đào tạo một số nghề đón đầu khu kinh tế Đông-Nam. Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như hỗ trợ học phí có thời hạn, vay vốn ưu đãi, tư vấn miễn phí cho cho các đối tượng có nhu cầu chuyển đổi việc làm. 3.2.6. Giải pháp về chính sách 3.2.6.1. Các chính sách của Trung ương Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương đã ban hành (chi tiết phụ lục 03) và tổ chức thực hiện các chính sách mới ban hành, bao gồm: (1) Hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề: Theo đó, các cá nhân hoặc hộ gia đình có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được hỗ trợ khôi phục sản xuất và chuyển đổi nghề, ưu tiên chuyển đổi từ nghề khai thác hải sản tầng đáy trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào bờ sang nghề khai thác hải sản tầng nổi. Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi được các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất là 24 tháng tính từ thời điểm phát sinh dư nợ. (2) Chính sách về xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất vay Các tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển chưa có khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới để khôi phục hoạt động sản xuất. (3) Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xã bờ Trườn Đại học Kinh tế Huế 96 Các tổ chức, cá nhân là chủ tàu không lắp máy hoặc có lắp máy có tổng coonng suất máy chính dưới 90CV đang hoạt động khai thác hải sản có tên trong danh sách bị thiệt hại được vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước để đóng mới tàu cá vỏ gỗ, vỏ composite có tổng công suất máy chính từ 90CV đến 400CV phục vụ khia thác hải sản, làm dịch vụ hậu cần khai thác hải sản. (4) Hỗ trợ bảo hiểm y tế Người dân thuộc hộ gia đình có cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí đóng bảo hiểm y tế thủy theo từng đối tượng được quy định trong thời gian tối đa 2 năm tính từ ngày 01/01/2017 đến hết tháng 12/2018. (5) Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người dân thuộc hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường biển (theo từng đối tượng và đáp ứng các quy định) được hỗ trợ học phí tối đa 2 năm học và được hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tối đa 2 năm tính tù ngày 19/01/2017. 3.2.6.2. Các chính sách của địa phương Tiếp tục thưc hiện có hiệu quả các chính sách đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh (chi tiết phụ lục 04). Ngoài ra tập trung triển khai một số chính sách đặc thù thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 để hỗ trợ khôi phục và phát triển sinh kế cho các xã vùng biển bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển. Tiếp tục lồng ghép thực hiện các dự án phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, tạo việc làm và phát triển bền vững. Tiếp tục phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng các mô hình trồng dứa xen lạc và keo lưỡi liềm chắn gió, chắn cát; mô hình trang trại nuôi bò thâm canh; mô hình nuôi lợn chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; mô hình trang trại chăn nuôi vịt Supermeat trên vùng đất cát do Tổng công ty Cổ phần Thương mại Quảng Trị bao tiêu sản phẩm; mô hình nuôi tôm công nghệ enzyme... Trườ g Đại học Kinh tế Huế 97 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Việc nghiên cứu sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển nhằm tìm ra một số giải pháp khôi phục và phát triển sinh kế cho ngư dân từ đó giúp ngư dân tăng thu nhập ổn định cuộc sống là rất cần thiết, nhất là khi đời sống của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là đánh giá thực trạng sinh kế và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích thông tin và phương pháp chuyên gia chuyên khảo. Qua phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Luận văn đưa ra một số kết luận sau: Về nguồn lực sinh kế, sau sự cố môi trường biển, một số tài sản sinh kế có sự dịch chuyển nhiều. Một đặc điểm chung đối với hầu hết ngư dân các xã ven biển là diện tích đất bình quân hộ thấp, đất sản xuất nông nghiệp thì nhiều hộ hầu như không có. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ thấp, chỉ có 1.108,26 m2/hộ, có 34,44% số hộ không có đất sản xuất nông nghiệp. Nguồn lực lao động có những thay đổi đáng kể cả về tình trạng có việc làm và cơ cấu lao động theo ngành nghề. Sau sự cố môi trường biển, số lao động không có việc làm tăng từ 5 lên 107 lao động. Đặc biệt là 2 nhóm sinh kế đánh bắt và kinh doanh, dịch vụ có số lao động không có việc làm tăng cao, bởi 2 nhóm hộ này chịu ảnh hưởng gần như 100%. Về cơ cấu lao động làm việc theo ngành kinh tế thì tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xâu dựng ở các địa phương hay các nhóm sinh kế sau sự cố môi trường biển tăng so với trước sự cố môi trường biển. Tuy nhiên, các nhóm sinh kế khác có sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh kế khác nhau. Trường Đại học Ki h tế Huế 98 Nhóm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Nguồn vốn tài sản nhà ở và đời sống sản xuất sau sự cố môi trường biển của các hộ ngư dân có sự chuyển dịch đáng kể. Sau khi sự cố môi trường biển và nhận tiền hỗ trợ đền bù, các hộ đã mua sắm thêm nhiều trang thiết bị phục vụ cuộc sống. Số lượng tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại, máy tính tăng lên sau sự cố môi trường biển. Thu nhập của các nhóm hộ điều tra giảm so với trước sự sự cố môi trường xãy ra. Bình quân mỗi hộ sau sự cố môi trường biển nhận được số tiền đền bù là 67,96 triệu đồng. Nhìn chung, cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ ngư dân được điều tra tập trung vào 3 mục đích chính là tiết kiệm, đầu tư tái sản xuất và trả nợ. Tuy nhiên mục đích sử dụng tiền đền bù của nhiều hộ chưa đa dạng và chưa biết cách sử dụng hợp lý nguồn tiền. Vai trò của chính quyền địa phương được hộ ngư dân đánh giá khá cao, đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương trong công tác nắm bắt, ổn định tình hình đời sống và tinh thần cho ngư dân sau sự cố môi trường biển, công tác hướng dẫn, thống kê, thẩm định và báo cáo các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố. Về hoạt động sinh kế: Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của hộ ngư dân. Bên cạnh việc khôi phục các hoạt động sinh kế chính trước đây như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hậu cần nghề cá, kinh doanh chế biển thủy hải sản, du lịch biển... Sau sự cố môi trường biển, các hoạt động sinh kế phụ trước đây được các hộ ngư dân đầu tư phát triển là trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê... nhằm cải thiện sinh kế. Về kết quả sinh kế: Các hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng kéo theo sự ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của ngư dân. Về kinh tế, thu nhập bình quân của hộ ngư dân một năm sau sự cố giảm từ 137,94 triệu đồng năm 2015 xuống còn 73,82 triệu đồng năm 2016 và tăng lên 128,60 triệu đồng năm 2017. Các nhóm hộ khác nhau có thu nhập bình quân hộ khác nhau và cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế là khác nhau. Về xã hội, số lao động không có việc làm và số hộ nghèo sau sự cố môi trường biển tăng so với trước đây. Về môi trường, sự cố môi trường biển đã làm ảnh Trườn Đại học Kin tế Huế 99 hưởng rất lớn đến hệ sinh thái ven biển, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, các nguồn lợi thủy hải sản bị thiệt hại và suy giảm quá mức. Qua nghiên cứu thực trạng sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho hộ ngư dân như: khôi phục, phát triển khai thác thủy sản; khôi phục, phát triển nuôi trồng thủy sản; phát triển sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt và chăn nuôi; khôi phục dịch vụ du lịch biển; đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, địa phương đã ban hành đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách mới ban hành. 3.2. Kiến nghị 3.2.1 Đối với Nhà nước - Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình, chính sách hỗ trợ về chuyển đổi sinh kế cho ngư dân ven biển, đặc biệt là cho các hộ khai thác thủy sản ven bờ. - Cần có các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thực trạng sinh kế và việc làm của các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung. - Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể việc bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng còn tồn đọng. Chỉ đạo các sở ngành và địa phương giải quyết dứt điểm các đối tượng còn tồn đọng trên địa bàn, hoàn thành dứt điểm công tác chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho người dân nhằm ổn định đời sống nhân dân. - Cần quy hoạch và đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hỗ trợ nghề cá như các cảng cá, bến cá, chợ thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền tại các địa phương. 3.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương - Đề nghị UBND tỉnh, các Sở ban ngành cấp tỉnh thường xuyên công bố rộng rãi chất lượng nguồn nước, chất lượng các loài thủy hải sản trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân yên tâm sản xuất cũng như tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Huế 100 - Tạo điều kiện cho ngư dân có điều kiện khó khăn có đất sản xuất nông nghiệp, có diện tích mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. - Có chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các hộ bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố môi trường biển để khôi phục, phát triển sản xuất. - Hỗ trợ đặc thù đối với việc tổ chức thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trong khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. - Tiếp tục triển khai, phổ biến và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương ban hành đến tận hộ ngư dân. Trường Đại học Kinh tế Huế 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011), “Sự thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 171, tháng 9/2011 2. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012), “Sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 10/2012. 3. Tiến Duy, Hương Giang và Văn Hai, “Khởi sắc di lịch biển các tỉnh bắc miền Trung”, 2017, truy cập ngày 23/12/2017, tại cac-tinh-ba-mien-trung.html. 4. Hồ Thị Thu Hương (2015), Đánh giá sinh kế của ngư dân ven biển xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế. 5. Nguyễn Thị Thanh Hường (2013), Sinh kế của ngư dân ven biển tại một số xã của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 6. Thế Kha (2017) “Bộ trưởng Trần Hồng Hà đảm bảo hoàn toàn môi trường biển vụ Formosa”, 2017, truy cập ngày 12/1/2018, tại hoi/bo-truong-tran-hong-ha-dam-bao-hoan-toan-moi-truong-bien-vu- formosa-20170523074526314.htm 7. MARD (2008), Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển Việt Nam, Báo cáo dự án, Hà Nội. 8. Mai Lệ Quyên (2014), Bài giảng các phương pháp nghiên cứu nông thôn, Đại học kinh tế, Đại học Huế. 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo công tác khắc phục sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trường ại học Kinh tế Huế 102 10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo tổng hợp kinh phí thực hiện công tác khắc phục sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo tình hình thực hiện Đề án số 2285/ĐA-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh về chuyển đổi sinh kế, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho ngư dân vùng biển. 12. Bùi Đình Thám (2014), Sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 13. Vũ Thị Hoài Thu (2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, Hội thảo quốc gia về “Định hướng đào tạo nhân lực về Kinh tế - Quản lý Tài nguyên & Môi trường trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập và phát triển bền vững”. 14. Vũ Thị Hoài Thu (2013), Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Bùi Đình Toái (2004), Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương, Đại học Huế. 16. Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường (2005), Khung sinh kế bền vững, năng lượng và đói nghèo, (số 2 tháng 4/2005). 17. UBND huyện Triệu Phong (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016. 18. UBND huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2018. 19. UBND huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo tổng kết công tác thủy sản năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế 103 20. UBND huyện Triệu Phong (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2018. 21. UBND huyện Triệu Phong (2017), Báo cáo công tác khắc phục sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Triệu Phong. 22. UBND huyện Triệu Phong (2017), Danh sách đối tượng, kinh phí đền bù thiệt hại sau sự cố môi trường biển đợt 1,2,3,4,5,6 – Triển khai thực hiện các Quyết định của UBND huyện Triệu Phong về việc bố trí kinh phí cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển quy định tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 và Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu Phước, Triệu An. 23. Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc (2012), “Tác động của đô thị hóa đến sinh kế hộ nông dân tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B (Số 3) năm 2012. Tiếng Anh 24. Ashley, C & Carney, D. (1999). Sustainable Livelihoods: Lessons from early experience DFID. 25. Nene, C. 2009: Are fishers poor or vulnerable? Assessing econimic vulnerability in small-scale fishing communities. The Journal of Development Studies, 45(6): 911-933. 26. Bene, C., B. Hersoug, and E.H. Allison. 2010: Analysing the pro-poor functions of small-scale fisheries in developing countries. Development Policy Review, 28(3): 325-358. 27. Carswell, G. (1997). Agricultural Intensification and Rural Sustainable Livelihoods: A “Think Piece”, IDS Working paper, No.64. 28. Chambers, R. Conway, G. (1992). Sustainable Rural Livehoods: Practical Concepts for the 21st Century. IDS DP269 Feb 1992. Trường Đại học Kinh tế Huế 104 29. DFID (2000a). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets 30. Ellis, F. (1998) “Household strategies and rural livelihood diversification”. Journal of Development Studies. Vol.35, No.1, pp.1-38. 31. Ellis, F. (2000) Rural livelihoods and diversity in developingcountries. Oxford: OUP 32. Hussein, K. and J. Nelson. (1998). “Sustainable Livelihood and Livelihood Diversification”, IDS Working Paper, No. 69. 33. Islam, M. M. 2011: Living on the margin: The poverty-vulnerability nexus in the small-scale fisheries of Bangladesh. In S. Jentoft & A. Eide. Poverty Mosaics: Realities and Prospects in Small-scale Fisheries, 71-95. 34. Kabir, K. R., R. K. Adhikary, M. B. Hossain, and M. H. Minar. 2012. Livelihood Status of Fishermen of the Old Brahmaputra River, Bangladesh. World Applied Sciences Journal, 16(6): 869-873. 35. Scoones, I. (1998) “Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis”. IDS Working Paper No. 72. Brington: IDS. Trường Đại học Kinh tế Huế 105 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân 1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương 1.1. Nhận định chung về tình hình kinh tế  Trong 5 năm qua, kinh tế của xã có phát triển, không thay đổi hay đi xuống?  Điểm mạnh, điểm yếu của xã so với xã xung quanh? 1.2. Cơ cấu kinh tế của xã  Cơ cấu theo ngành: ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?  Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế: ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất? 1.3. Các sinh kế chính ở địa phương  Người dân trong xã làm những nghề gì để sinh sống? Nghề nào là chính? Nghề nào là phụ?  Thu nhập từ nghề nào là nhiều nhất, cao nhất?  Địa phương có những tiềm năng phát triển những ngành nghề nào? 1.4. Đánh giá chung về sự phát triển văn hóa xã hội và môi trường  Dịch vụ xã hội: điện, đường, trường, trạm y tế, cấp nước  Môi trường: Mức độ ô nhiễm môi trường? 2. Nhận thức về sự cố môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến sinh kế  Sự cố môi trường biển có tác động tích cực hay tiêu cực đến sinh kế hộ?  Những hoạt động sinh kế nào bị tổn thương trước tác động của sự cố môi trường biển.  Các nguồn lực sinh kế nào của hộ dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển?  Sau sự cố môi trường biển, sinh kế nào phù hợp với địa phương? 3. Các hoạt động nhằm khôi phục, cải thiện sinh kế của hộ? Trường Đại học Kin tế Huế 106  Trước ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, hộ ngư dân đã có những hoạt động sinh kế nào nhằm cải thiện thu nhập?  Xu hướng lựa chọn sinh kế của hộ ngư dân? 4. Hỗ trợ của địa phương và nhà nước  Địa phương đã hỗ trợ gì cho các hộ ngư dân để giúp họ ổn định, khôi phục và phát triển sinh kế?  Các chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương đã tốt hay chưa?  Lĩnh vực nào cần hỗ trợ thêm? 5. Kiến nghị, đề xuất  Sinh kế nào là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương? Trường Đại học Kinh tế Huế 107 Phụ lục 02 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NGƯ DÂN Người phỏng vấn: Lê Thị Ái Liên Ngày: ./../.. I.Thông tin về chủ hộ gia đình 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: Thôn.Xã: ................................................. 3. Giới tính:. 4. Tuổi: 5. Trình độ văn hóa: 6. Phân loại hộ theo nhóm sinh kế chính:  Đánh bắt xa bờ  Hậu cần nghề cá  Kinh doanh, chế biến thủy hải sản  Đánh bắt gần bờ  Nuôi trồng thủy sản  Du lịch biển II. Nguồn lực của hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển 7. Tình hình đất đai của hộ ông/ bà Chỉ tiêu đất đai ĐVT Diện tích 7.1. Tổng DT đang sử dụng m2 7.2. DT đất ở m2 7.3. DT đất SXNN m2 7.4. DT đất lâm nghiệp m2 7.5. DT đất NTTS m2 8. Nhân khẩu và lao động Phiếu số: Trường Đại học Kinh tế Huế 108 Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ 8.1. Tổng số nhân khẩu 8.2. Tổng số lao động 8.3. Lao động trong độ tuổi 8.4. Lao động ngoài độ tuổi 9. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của lao động Chỉ tiêu LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 LĐ5 LĐ6 Tổng 9.1. Giới tính - Nam - Nữ 9.2. Tuổi lao động 16 – 25 26 – 35 36 -45 45 -60 > 60 9.3. Trình độ - Cấp I - Cấp II - Cấp III - Trung cấp, cao đẳng - Đại học Trường Đại học Kinh tế Huế 109 10. Việc làm của lao động trước và sau sự cố môi trường biển Trước tháng 4/2016 Tháng 4/2016 – 2/2017 Sau tháng 2/2017 Số LĐ có việc làm Nông nghiệp CN – XD TM- DV Số LĐ có việc làm Nông nghiệp CN – XD TM- DV Số LĐ có việc làm Nông nghiệp CN – XD TM- DV 11. Ông/bà cho biết các nguồn thu nhập của hộ gia đình trước và sau sự cố môi trường biển? Nguồn thu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 11.1. Đánh bắt thủy sản 11. 2. Nuôi trồng thủy sản 11.3. Kinh doanh, buôn bán 11.4. Ngành nghề, TTCN 11.5. Trồng trọt 11.6. Chăn nuôi 11.7. Lương 11.8. Làm thuê 11.9. Thu khác TỔNG Trường Đại học Kinh tế Huế 110 12. Ông/bà cho biết gia đình đã sử dụng tiền đền bù vào mục đích gì? Chỉ tiêu Số tiền 12.1. Tổng số tiền đền bù 12.2. Mục đích sử dụng - Tiết kiệm - Chi cho học tập - Xây/ sửa nhà - Chữa bệnh - Đầu tư sản xuất - Mua đồ dùng gia đình - Trả nợ - Chi khác 13. Vốn vay Tổng vốn vay Năm vay Dư nợ (1000đ) Lãi suất (%/năm) Thời hạn Nguồn vay Trường Đại học Kinh tế Huế 111 14. Ông/bà cho biết các loại tài sản của gia đình trước và sau sự cố môi trường biển? Tài sản Trước tháng 4/2016 Tháng 4/2016 – 2/2017 Sau tháng 2/2017 14.1. Nhà ở - Nhà cấp 4 - Nhà mái bằng - Nhà tầng 14.2. Ti vi 14.3. Tủ lạnh 14.4. Điện thoại 14.5. Máy tính 14.6. Xe máy 15. Mức độ quan trọng của các nhóm người đối với gia đình ông/bà lúc khó khăn? Nhóm Đặc biệt quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 4 3 2 1 0 15.1. Họ hàng, người thân 15.2. Hàng xóm 15.3. Bạn bè 15.4. Chính quyền địa phương 15.5. Hội đoàn thể 15.6. Tổ chức tín dụng III. Hoạt động sinh kế của hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển 16. Lựa chọn sinh kế của ông/bà trước và sau sự cố môi trường biển? Trường Đại học Kinh tế Huế 112 Tên sinh kế Trước Sau 1. Đánh bắt xa bờ 2. Đánh bắt gần bờ 3. Nuôi trồng thủy sản 4. Hậu cần nghề cá 5. Kinh doanh, chế biến thủy hải sản 6. Du lịch biển 7. Trồng trọt 8. Chăn nuôi 9. Ngành nghề, dịch vụ khác 10. Làm thuê, xuất khẩu lao động 17. Các hoạt động sinh kế trước và sau sự cố môi trường biển? 17.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản (nếu có) a. Trước sự cố môi trường biển:..m2 b. Sau sự cố môi trường biển:..m2 17.2. Số gia súc, gia cầm (nếu có) Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 - Bò Con - Lợn Con - Gia cầm Con 19. Ông/bà gặp những khó khăn gì trong sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp?  Thiếu vốn đầu tư  Thiếu kinh nghiệm  Nguồn lợi thủy sản giảm  Không được đào tạo tập huấn Trường Đại học Kinh tế Huế 113  Thiếu lao động  Thiếu chính sách hỗ trợ  Thị trường tiêu thụ Môi trường nước bị ảnh hưởng  Thiếu đất sản xuất 19. Đánh giá của ông/bà tác động của sự cố môi trường biển đến môi trường? Chỉ tiêu Kém đi rất nhiều Kém đi Không thay đổi Tốt lên Tốt lên rất nhiều Điểm -2 -1 0 + 1 +2 19.1. Nguồn nước mặt 19.2. Nguồn nước đáy 19.3. Thảm thực vật 19.4. Nguồn thủy, hải sản 20. Ông bà có kiến nghị gì không? ................................................................................................... ................................ ................................................................................................... ................................ ................................................................................................... ................................ ................................................................................................... ................................ ................................................................................................... ................................ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Trường Đại học Kinh tế Huế 114 Phụ lục 03 Các chính sách của Trung ương đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh 1. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. 2. Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Qũy quốc gia về việc làm. 3. Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020- 2021. 4. Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. 5. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020. 6. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tín dụng đối với học sinh, sinh viên. 7. Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Trường Đại học Kinh tế Huế 115 Phụ lục 04 Các chính sách của địa phương đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh 1. Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2020. 2. Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy định danh mục, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề, dịch vụ nông thôn thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh. 3. Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. 4. Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 5. Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về đổi mới các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020. 6. Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 16/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành danh mục, mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 7. Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết địn số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Kinh tế Huế 116 8. Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc hỗ trợ kinh phí cho các xã, thị trấn ven biển triển khai xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. 9. Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt dự án Phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, tạo việc làm và phát triển bền vững tỉnh Quảng Trị (giai đoạn 1 bắt đầu năm 2016) Trườ g Đại học Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_ke_cua_ngu_dan_sau_su_co_moi_truong_bien_tai_cac_xa_ven_bien_huyen_trieu_phong_tinh_quang_tri_0.pdf
Luận văn liên quan