Luận văn So sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc

Qua nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận sau: Việt Nam và Hàn Quốc đều có những quy định rõ ràng, đầy đủ về phòng, chống tham nhũng. Phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh và các chế định cơ bản trong các Bộ luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng tƣơng đối giống nhau. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng có chung chức năng, nhiệm vụ. So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ: đối tƣợng điều chỉnh chỉ mới hạn chế ở công chức mà chƣa bao gồm ngƣời thân, quy định về công khai thông tin cụ thể nhƣng dễ gây khó khăn cho ngƣời dân tiếp cận những thông tin cần thiết, các cơ quan phòng, chống tham nhũng chƣa tách biệt khỏi hệ thống chính trị để hoạt động độc lập. Tác giả đã khái quát một số Bộ luật phòng, chống tham nhũng chính yếu, so sánh một số chế định cơ bản của Việt Nam và Hàn Quốc, có cái nhìn tổng quát về các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong các bộ luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là cơ sở để cho hai quốc gia có thể hoàn thiện hơn các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu của tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc, cũng nhƣ những kiến nghị để giúp hai quốc gia phòng, chống tham nhũng tốt hơn. Các kinh nghiệm và kiến nghị này tập trung vào hoàn thiện thể chế, mở rộng đối tƣợng chịu tác động của luật, xây dựng nền hành chính minh bạch và dân chủ

pdf98 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Ngày 01/02/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trƣớc Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nƣớc. Nhiệm vụ: 58  Tham mƣu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ xem xét, quyết định chủ trƣơng, định hƣớng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.  Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chƣơng trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.  Chỉ đạo, đôn đốc, điều hoà phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phòng, chống tham nhũng.  Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và ngƣời có thẩm quyền đƣa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.  Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo, đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm.  Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.  Chỉ đạo định hƣớng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những 59 hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.  Chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nƣớc, Đảng uỷ Công an Trung ƣơng, Quân ủy Trung ƣơng và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm.  Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo. (2) Ban nội chính trung ương Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW thành lập Ban Nội chính Trung ƣơng. Ban Nội chính Trung ƣơng là cơ quan tham mƣu của Ban Chấp hành Trung ƣơng mà trực tiếp và thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về chủ trƣơng và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Nhiệm vụ:  Nghiên cứu, đề xuất: Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hƣớng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất một số chủ trƣơng, chính sách về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (Kiểm sát, Toà án, Tƣ pháp, Thanh tra, các cơ quan có chức năng tƣ pháp trong Công an, Quân đội); Hội Luật 60 gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng cho chủ trƣơng, định hƣớng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định.  Hƣớng dẫn, kiểm tra: Chủ trì, phối hợp hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ kiểm tra, giám sát việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng ở các cơ quan nội chính; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hƣớng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án đƣợc Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng giao. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ƣơng hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ƣơng. Chủ trì hƣớng dẫn nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ƣơng.  Thẩm định: Thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng trƣớc khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ giao.  Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thƣờng trực của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng. (3) Thanh tra Nhà nước: Đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện 61 pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 2). Chức năng của Thanh tra: giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Điều 5). Về cơ cấu bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh tra Huyện và Thanh tra Chuyên ngành. Thanh tra Chính phủ sẽ quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Bộ giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. (4) Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán Nhà nƣớc hoạt động theo Luật kiểm toán năm 2015. Đối tƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị đƣợc kiểm toán. Nguyên tắc của kiểm toán: độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, 62 khách quan, công khai, minh bạch. Kiểm toán nhà nƣớc có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Điều 10 quy định 19 nhiệm vụ của Kiểm toán, trong đó có nội dung: chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đƣợc phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc quy định tại điều 11 Luật kiểm toán 2015 gồm 15 quyền nhƣ: yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin và tài liệu để kiểm toán; yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nƣớc phát hiện; kiến nghị cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đƣợc làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán; trƣng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nƣớc là đơn vị phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, trong đó có các hành vi tham nhũng và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý. (5) Cơ quan tư pháp (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án): Cơ quan công an là nơi tiếp nhận hồ sơ từ Thanh tra và Kiểm toán để tiến hành điều tra, nếu phát hiện hành vi tham nhũng sẽ chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát khởi tố vụ án để mở rộng điều tra; Tòa án các cấp sẽ xét xử dƣới sự giám sát của Việt kiểm sát. 63 Theo chƣơng V Luật phòng, chống tham nhũng 2005, quy định hoạt động phối hợp của các cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng nhƣ sau: Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nƣớc; Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng; Kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng; Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án: trao đổi thƣờng xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc với cơ quan điều tra: trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; trong trƣờng hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan 64 thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có quyền thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên. Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc với Viện kiểm sát: trong trƣờng hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát; trong trƣờng hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ. Quy định của hàn Quốc: (1) Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân: Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân là cơ quan hành chính trung ƣơng trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ, bao quát mọi chính sách phòng, chống tham nhũng và xử lý những khó khăn, không hài lòng của ngƣời dân và đƣợc thành lập theo “Luật phòng ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi quốc dân (Luật phòng, chống tham nhũng)”. Nghiệp vụ chủ yếu là: thi hành và thành lập chính sách phòng, chống tham nhũng và trợ giúp quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của ngƣời dân; bày tỏ ý kiến hay khuyến cáo cơ quan liên quan; xử lý và kiểm tra những khó khăn của ngƣời dân; cải thiện chế độ hành chính bất hợp lý; đánh giá và kiểm tra thực tế liên quan đến cải thiện chế độ hành chính và kết quả xử lý những khó khăn của ngƣời dân; khuyến cáo, đề xuất cải thiện chế độ; giám sát công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan công; bảo vệ quyền lợi của ngƣời dân trong việc xét xử không công bằng và làm trái pháp luật của cơ quan hành chính thông qua tiếp nhận đơn khiếu nại và xem xét có hay không việc xử lý không công bằng, trái pháp luật của cơ quan hành chính. 65 Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân có quyền kiểm tra thực tế, quyền yêu cầu xem xét, kiểm tra các tài liệu của cơ quan hành chính liên quan (điều 42). Trƣờng hợp xác định rằng việc cải thiện chính sách hay chế độ là cần thiết hoặc nhận định rằng kết quả, phân xử đối với những khó khăn của ngƣời dân là sai, trái pháp luật thì Ủy ban có thể yêu cầu cải thiện đến các thủ trƣởng cơ quan hành chính liên quan (điều 46,47). Trong trƣờng hợp này, Thủ trƣởng cơ quan hành chính liên quan phải tôn trọng và phải thông báo đến Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân về kết quả giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu của Ủy ban (điều 50). Điều 15 quy định về độc lập công việc và đảm bảo vị trí: Ủy Ban sẽ thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền một cách độc lập. Thành viên Ủy ban sẽ không bị bãi nhiệm hoặc cách chức trừ trong trƣờng hợp sau đây: không phải là công dân của Hàn Quốc; Là một thành viên một đảng chính trị; là ngƣời đƣợc đăng ký nhƣ là một ứng cử viên để chạy đua trong một cuộc bầu cử đƣợc tổ chức theo quy định của Luật bầu cử; mắc các bệnh về tâm thần hoặc thể chất; nắm giữ vị trí ở hơn một văn phòng. Phối hợp hoạt động với Viện thanh tra và kiểm soát (BAI): trong quá trình điều tra và xử lý các kiến nghị của ngƣời dân nếu xét thấy bất kỳ công chức, cơ quan hành chính có liên quan nào vi phạm pháp luật, Ủy ban có thể yêu cầu BAI và các Thanh tra viên địa phƣơng liên quan tiến hành một cuộc kiểm toán, thanh tra (Điều 51). (2) Viện Thanh tra và kiểm soát (BAI): Viện thanh tra và kiểm soát là cơ quan Hiến pháp thuộc Tổng thống, thực hiện những nhiệm vụ là phát hiện tham nhũng, ngăn ngừa tham nhũng thông qua thanh tra và kiểm toán. Trong “Luật viện Thanh tra và kiểm soát”, BAI trực thuộc Tổng thống nhƣng có những nhiệm vụ độc lập và độc lập trong hình thành ngân sách và tổ chức. 66 Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện thanh tra và kiểm soát đƣợc qui định trong “Luật viện thanh tra và kiểm soát” và “Hiến pháp”, và có quyền hạn đối với kết quả thanh tra, quyền kiểm sát nhiệm vụ, quyền kiểm toán, quyền thanh tra kết quả kiểm toán. Quyền thanh tra kết quả kiểm toán là việc kiểm toán thuế xuất, nhập khẩu của quốc gia hàng năm với tƣ cách đang thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đã đƣợc qui định trong “Hiến pháp” và báo cáo kết quả ấy lên Quốc Hội. Kiểm toán bao gồm kiểm sát các xét xử, quản lý, bảo quản, sở hữu tài sản (bao gồm vật phẩm, chứng khoán, quyền lợi...), chi trả và thu nhập của cơ quan công, đoàn thể địa phƣơng, cơ quan quốc gia. Kiểm toán trong quá khứ là kiểm chứng tính chính xác, sự ghi chép của kế toán và tính hợp pháp của hoạt động tài chính. Hiện nay kiểm toán cũng bao gồm luôn cả việc phân tích tính hiệu quả của việc thực hiện ngân sách. Kiểm toán kiểm sát nhiệm vụ là kiểm toán kiểm soát những nhiệm vụ mà công chức và cơ quan hành chính. Theo “Luật viện thanh tra và kiểm soát” chia thành kiểm toán kiểm soát cá nhân và kiểm toán kiểm soát văn phòng, Kiểm toán kiểm soát cá nhân là hoạt động bắt đầu từ việc kiểm soát đối với hành vi vi phạm, lạm quyền của công chức đến việc kiểm tra nghiệp vụ tƣơng tự nhƣ ngân sách, nhân sự, qui chế, giấy phép, kiểm duyệt... Kiểm toán kiểm soát văn phòng là hoạt động kiểm tra để cải thiện, sửa chữa và nhận biết vấn đề về hành chính hoặc chế độ, pháp lệnh hoặc yêu cầu sửa chữa sự lạm quyền, sai phạm hành chính hoặc xét xử hành chính mà cơ quan công đang xử lý. Quyền hạn đối với kết quả điều tra là BAI có quyền yêu cầu cải thiện, lƣu ý, sửa chữa, quyền yêu cầu kỷ luật các cơ quan đối tƣợng phải có nghĩa vụ thông báo và thi hành. Kết quả kiểm tra này phải cung cấp cho ngƣời dân và Quốc hội, đồng thời đƣợc sử dụng nhƣ là tài liệu căn cứ cho việc cải thiện 67 nghiệp vụ của cơ quan đối tƣợng điều tra và phải cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý của Chính phủ. Các kết quả của BAI nếu phát hiện hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật hình sự thì kết quả của BAI sẽ đƣợc sử dụng nhƣ căn cứ quan trọng cho Viện Công tố khởi tố. (3) Các cơ quan tư pháp (Viện công tố, Tòa án): Viện Công tố là cơ quan quan trọng trong việc truy tố, điều tra tham nhũng. Viện Công tố Hàn Quốc là cơ quan duy nhất ra quyết định truy tố và bộc tội tội phạm hình sự. Các vụ án tham nhũng đều sẽ đƣợc chuyển về cơ quan Công tố tiến hành điều tra và truy tố. Cơ quan Công tố cũng có thể hợp tác với cảnh sát để tiến hành điều tra, nhƣng khi điều tra thì cơ quan Công tố sẽ điều tra độc lập không có sự tham gia của cảnh sát. Chức năng Công tố viên đƣợc quy định tại điều 4 Luật Công tố 2007: các Công tố viên có những nhiệm vụ và đƣợc ủy quyền đại diện cho quyền lợi công theo những quy định sau: Điều tra các tội phạm, thực hành quyền công tố và thực hiện những công việc cần thiết để duy trì quyền hạn đó; Hƣớng dẫn và giám sát công tác của nhân viên cảnh sát có liên quan đến việc điều tra các tội phạm; Yêu cầu Toà án áp dụng pháp luật và các văn bản dƣới luật một cách đúng đắn; Hƣớng dẫn và giám sát việc thi hành các bản án hình sự; Xác lập, hƣớng dẫn, giám sát các vụ kiện dân sự và tố tụng hành chính với tƣ cách ngƣời bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc hoặc với tƣ cách là một bên trung gian và thực hiện những quy định tại các luật và các văn bản dƣới luật khác; trong khi thi hành công vụ, Công tố viên phải giữ thái độ trung lập về chính trị, trung thành với nhân dân và không đƣợc lạm dụng quyền hạn mà pháp luật trao cho họ. Tòa án là nơi xét xử các vụ án tham nhũng, theo Luật Tổ chức tòa án 2016 thì Hàn Quốc có 6 cấp tòa án: Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao, Tòa án 68 sáng chế, Tòa án Quận, Tòa án gia đình và Tòa án hành chính. Trong đó, Toà hành chính sẽ xét xử sơ thẩm, vụ án hành chính theo quy định của Đạo luật Tố tụng Hành chính và những vụ thuộc thẩm quyền của Toà hành chính theo các Đạo luật khác; Tòa gia đình chỉ xét xử sơ thẩm các trƣờng hợp kiện tụng gia đình. Các cơ quan chống tham nhũng của Hàn Quốc hoạt động một cách độc lập, theo Đạo luật riêng cho từng cơ quan. Ba cơ quan quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng là Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, Viện thanh tra và kiểm soát, Viện công tố. Trong đó, xử lý các khiếu nại về tham nhũng là Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật thì Ủy ban sẽ yêu cầu Viện thanh tra và kiểm soát thanh tra, kiểm tra; và kết luận của Viện thanh tra và kiểm soát phát hiện hành vi tham nhũng sẽ gửi yêu cầu khởi tố cùng các chứng cứ cho Viện công tố điều tra và tiến hành tố tụng. Việt Nam và Hàn Quốc đều có các cơ quan phòng, chống tham nhũng giống nhau nhƣ Thanh tra, kiểm toán, Kiểm sát (Công tố), Tòa án; các cơ quan này đều hoạt động theo Bộ luật riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này tƣơng đối giống nhau: thanh tra hoạt động và kiểm toán vấn đề liên quan đến sử dụng ngân sáchTuy nhiên, có một số điểm khác nhau nhƣ sau: Do sự khác biệt về thể chế chính trị mà Hàn Quốc không có các cơ quan thuộc khối Đảng trong phòng, chống tham nhũng; các cơ quan của Hàn Quốc hoạt động một cách độc lập, không có các quy định về phối hợp hoạt động và là cơ quan độc lập không phụ thuộc vào các cơ quan hành chính; khác với Việt Nam, Viện công tố Hàn Quốc giữ vai trò chính trong điều tra, chỉ đạo điều tra và truy tố tội phạm, cảnh sát chỉ giữ vai trò phối hợp với Công tố khi có yêu cầu. 69 Việt Nam có hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng đƣợc quy định chặt chẽ, phối hợp hoạt động rõ ràng nhƣng sự phối hợp này có thể làm chậm quá trình xử lý trong trƣờng hợp các cơ quan không có ý kiến chung. Thanh tra Nhà nƣớc là đơn vị quan trọng trong phát hiện tham nhũng nhƣng cơ cấu tổ chức chƣa có sự độc lập trong hoạt động của Nhà nƣớc, do đó có thể gây khó khăn cho hoạt động thanh tra. Thanh tra Chính phủ thuộc Chính phủ, Thanh tra Tỉnh thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thanh tra Bộ thuộc quyền Bộ trƣởng nhƣ vậy hoạt động Thanh tra có thể bị tác động bởi hai phía: Thanh tra cấp trên và Thủ trƣởng cơ quan. 2.3. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc và Việt Nam trong xây dựng, áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Để ngăn ngừa tham nhũng từ các cấp quan chức, Hàn Quốc đã ban hành “Luật phòng, chống tham nhũng” và luật này có hiệu lực tại các cấp cơ quan. Khi thành lập chính phủ vào năm 1948, Hàn Quốc không chuẩn bị luật mang tính hệ thống để ngăn ngừa tham nhũng, đến năm 1997 với sự hợp tác quốc tế, chính phủ bắt đầu quan tâm đến vấn đề tham nhũng và ngay khi chuẩn bị “Hiệp ƣớc phòng, chống hối lộ OECD”, Hàn Quốc đã gia nhập vào hiệp ƣớc này và phản ánh bằng việc chọn lựa nội dung trong bản Hiệp ƣớc đó và ban hành “Luật hình sự”, “Luật dành cho công chức quốc gia”, “Luật đạo đức công chức”. Tuy nhiên không giống với việc phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, Hàn Quốc bị nhìn nhận là một quốc gia tham nhũng trong cộng đồng quốc tế, chỉ số nhận thức đối ngoại liên tục giảm xuống, và cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, ngƣời dân bắt đầu nhận thức đƣợc rằng tham nhũng chính là nguyên lớn gây ra khủng hoảng kinh tế; do đó phải giải quyết 70 vấn đề tham nhũng một cách triệt để. Theo đó, năm 1999 Ủy ban đặc biệt về phòng, chống tham nhũng hay đƣợc gọi là cơ quan tƣ vấn về vấn đề tham nhũng của Tổng thống đƣợc thành lập và năm 2001 ban hành luật “Luật phòng, chống tham nhũng” và bắt đầu thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng. Không những thế, liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng thì chính phủ cũng ban hành “Luật công khai thông tin công” nhằm thực thi quyền đƣợc biết của ngƣời dân, ban hành “Luật đạo đức công chức” nhằm ngăn ngừa hành vi làm giàu bất chính và nâng cao ý thức đạo đức cho công chức, đồng thời chính phủ cũng áp dụng chế độ tịch thu tài sản mà công chức nhận đƣợc từ hối lộ; thực hiện chế độ bảo vệ ngƣời khai báo lợi ích công cộng khi tố cáo những vụ tham nhũng nội bộ. Ngoài ra, để vận hành một cách suôn sẻ chế độ phòng, chống tham nhũng, Hàn Quốc đã thiết lập một hệ thống chống tham nhũng tối ƣu và có mối liên kết và hợp tác giữa các tổ chức là rất cần thiết trong việc kiểm soát tham nhũng. Có ba cơ quan chống tham nhũng và bảo vệ Hàn Quốc. Một là BAI, cơ quan kiểm toán tối cao của nƣớc đƣợc Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm kiểm tra các tài khoản và kiểm tra các nhiệm vụ của khu vực công. Thứ hai là Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, chịu trách nhiệm về các chính sách về giáo dục, khen thƣởng và cải tiến chính sách. Thứ ba là Công tố và cảnh sát, là cơ quan điều tra chống tham nhũng. Họ có trách nhiệm điều tra và trừng phạt những ngƣời tham gia tham nhũng. Thực tế, một số trƣờng hợp tham nhũng đƣợc phát hiện nhờ BAI và Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, những cơ quan này chuyển hồ sơ cho Công tố tiến hành điều tra và truy tố. Việc thực thi Luật chống hối lộ và yêu cầu bất chính năm 2016 đã mở rộng hơn 4 triệu ngƣời trực thuộc thẩm quyền của luật mới này. Luật cấm nhân viên, nhân viên văn phòng công cộng và các cơ quan nhà nƣớc, giáo viên và nhà báo chấp nhận quà tặng, tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền có giá trị lớn 71 hơn một khoản tiền nhất định, không phải là một khoản lớn. Ăn trƣa hoặc ăn tối “trong nhà” sẽ đƣợc giới hạn ở mức tối đa khoảng gần 30USD và quà tặng là 50USD. Nếu giá trị của món quà vƣợt quá số tiền này, ngƣời nhận sẽ bị phạt, và nếu giá trị đó vƣợt quá 850USD thì sẽ phải chịu hình phạt hình sự. Trƣớc khi có luật mới, hối lộ vẫn chỉ đƣợc xác định khi sau khi cơ quan chức năng xác nhận mối liên hệ giữa số tiền nhận đƣợc, quà tặng và các hoạt động của công chức. Theo luật mới, không còn cần thiết để chứng minh mục đích đằng sau nhận món quà và không có lý do nào đƣợc đƣa ra xem xét. Các khoản phí cho các bài giảng cũng đƣợc quy định. Chi phí của giờ đầu tiên của một bài giảng của một bộ trƣởng, không thể vƣợt quá 425USD và giờ đầu tiên ột bài giảng của một công chức cấp 5 là 170USD. Tất cả các giờ tiếp theo sẽ đƣợc thanh toán với tỷ lệ một nửa số tiền ban đầu. Các bài giảng của các nhà báo và các giáo viên trƣờng tƣ tối đa 850USD/giờ, bất kể vị trí của giảng viên. Từ cuối những năm 1990, luật chống tham nhũng của Hàn Quốc đã bắt đầu cố ngăn cấm hoặc hạn chế tất cả các tiếp xúc không chính thức của những cá nhân hoặc công ty với các quan chức, vì tất cả kỳ nghỉ với các công ty tƣơng đƣơng với việc hối lộ. Do đó, Luật Kim Young-ran ra đời là bƣớc ngoặc lớn có thể hạn chế tối đa những yêu cầu bất chính trong xã hội Hàn Quốc. 2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Phó tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhƣng thành quả vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong đợi (Báo điện tử Dân trí 2017). 72 Tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng, Phó thủ tƣớng Việt Nam Trƣơng Hòa Bình nhận định: phải xác định công khai, minh bạch phải thực sự là giải pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng, có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập và tài sản. Đặc biệt, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực; cần cụ thể hoá giám sát cơ quan trong Đảng, của Quốc hội, các cơ quan tố tụng, các cơ quan khác thực sự hiệu quả hơn. Phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ cơ chế xin – cho và các điều kiện làm nảy sinh tham nhũng. Xây dựng thể chế, pháp luật để bảo đảm phòng chống cho tốt với phƣơng châm cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng. Phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng phải thật sự triệt để, không có vùng cấm (thanhtra.gov.vn, 2016). Việt Nam cũng đã huy động sự tham gia của công chúng bằng cách thu thập ý kiến và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn. Từ năm 2009, Việt Nam tiến hành khảo sát xã hội học PAPI (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) dƣới sự tài trợ của UNDP, tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của ngƣời dân, với dữ liệu đƣợc thu thập thƣờng niên. Từ 2009 đến 2016, PAPI thu thập và phản ánh trải nghiệm của gần 89.000 ngƣời dân đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố. Việt Nam đang tích cực trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, theo đó, sẽ học tập đƣợc nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng đã tham gia vào các Công ƣớc Liên hiệp quốc về chống tham nhũng, Chƣơng trình hành động chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC 2004, Cam kết Santiago về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch 2004, Tuyên bố Bắc Kinh 2014 và Tuyên bố Manila 2015 (Báo điện tử Dân trí 2017). 73 Theo đó, sẽ xây dựng các khung pháp luật, thực thi pháp luật và quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; xây dựng một nền văn hóa quản trị cởi mở, minh bạch và chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo vệ môi trƣờng khỏi tổn hại do tham nhũng; tăng cƣờng hợp tác và đối thoại công-tƣ; thúc đẩy hợp tác quốc tế để loại bỏ nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ có hành vi tham nhũng và tăng cƣờng hành động tập thể nhằm chống buôn lậu và xóa bỏ các mạng lƣới bất hợp pháp xuyên quốc gia trên toàn khu vực; tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách (Báo điện tử Dân trí 2017). 2.4. Một số khuyến nghị chính sách trong xây dựng, áp dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đang phải đối mặt với những thách thức của riêng mình trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng ra đời là một bƣớc tiến lớn thể hiện quyết tâm đấu tranh với tham nhũng của hai nƣớc. Việt Nam và Hàn Quốc những năm qua đều chƣa cải thiện đáng kể vị trí trên bảng xếp hạng chỉ số chấp nhận tham nhũng của tổ chức minh bạch quốc tế, cả hai nƣớc còn rất nhiều việc phải làm để có thể loại trừ tham nhũng khỏi xã hội. 2.4.1 Kiến nghị cho Việt Nam Nguyên nhân tham nhũng của Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ thể chế, do đó, các biện pháp để làm giảm tham nhũng ở Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách thể chế, đặc biệt là Luật phòng, chống tham nhũng. Thứ nhất, hối lộ là hành vi tham nhũng gây bức xúc xã hội, cần quy định việc nhận hối lộ mà không cần phải xét tới mục đích của việc nhận hối lộ, bổ sung đối tƣợng nhận hối lộ là ngƣời thân của công chức, mở rộng phạm vi 74 đối tƣợng tham nhũng ở khu vực dân sự nhƣ giáo dục, y tế, thực phẩm, kinh tế Thứ hai, kiểm soát tài sản công chức và ngƣời nhà, bổ sung thêm quy định kê khai tài sản ngƣời thân của công chức (vợ/chồng, con cái, cha mẹ). Cần có cơ quan chuyên trách về kiểm tra các bản kê khai và công bố các bản kê khai cho công chúng. Thứ ba, Luật hóa các quy định về công khai thông tin hành chính, trong đó quy định cụ thể những thông tin không đƣợc tiết lộ, cần có Hội đồng thẩm định thông tin và cơ quan giám sát việc công bố thông tin. Thứ tƣ, xây dựng Trung tâm đấu thầu tập trung cho cả nƣớc, từng bƣớc tiến hành xây dựng đề án đấu thầu điện tử. Thứ năm, các cơ quan chống tham nhũng cần phải đƣợc độc lập với hoạt động của chính quyền. Có thể đề xuất hệ thống Thanh tra các cấp chỉ trực thuộc Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng chống tham nhũng. Thứ sáu, văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc có những nét tƣơng đồng, đó là: mối quan hệ xã hội, gia đình, đồng hƣơng có ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời công chức. Do đó, Việt Nam cũng nên ban hành quy định tƣơng tự Luật yêu cầu bất chính và hối lộ của Hàn Quốc; mở rộng các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng, quy định cụ thể các hành vi nhận quà tặng (bao gồm cả các bữa ăn, tặng quà) và không cần xét tới mục đích của việc tặng quà đó. 2.4.2 Kiến nghị cho Hàn Quốc Năm mƣơi năm thành lập đất nƣớc đã trôi qua nhƣng luật pháp mang tính tổng hợp và hệ thống liên quan đến tham nhũng thì đã không đƣợc ban hành, và phải đến năm 2001 Hàn Quốc mới ban hành “Luật phòng, chống tham nhũng” thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng một cách tích cực. Đó là một việc đáng tiếc khi mà phát triển kinh tế trở nên khả quan hơn 75 giá nhƣ Hàn Quốc nhận thức đƣợc vấn đề tham nhũng rõ ràng và sớm hơn và trang bị các quy định sẽ tốt hơn. Các quy định về phòng, chống tham nhũng ở Hàn Quốc tuy rất tốt nhƣng vẫn còn những thiếu sót. Dựa trên nghiên cứu tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách đối với Hàn Quốc: Một là, qui định xử phạt nặng đối với hành vi cho – nhận những vật phẩm có giá trị và nhờ vả bất chính là điều cần thiết. Hiện tại, Luật về yêu cầu bất chính và hối lộ qui định rằng với một lần yêu cầu bất chính, công chức sẽ bị phạt không quá 30.000.000 won (khoảng 30.000 USD). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp xâm phạm nghiêm trọng đến công ích thì việc tăng thêm chế tài trừng phạt tƣơng ứng với lợi ích công bị xâm phạm là việc cần thiết. Hơn thế nữa, trƣờng hợp công chức nhận yêu cầu bất chính và thực hiện việc giúp đỡ đó thì phải qui định tiền phạt là dƣới 20.000.000 won hoặc án tù dƣới 2 năm, trong khi đó ngƣời yêu cầu bất chính thì chỉ đóng tiền phạt, do đó cần phải quy định chế tài xử phạt thích hợp với cả công chức và ngƣời yêu cầu bất chính. Hai là, mở rộng đối tƣợng xử phạt khi có hành vi hối lộ. Hiện tại, Luật về yêu cầu bất chính và hối lộ chỉ xử phạt đối với trƣờng hợp công chức và vợ/chồng cho – nhận vật phẩm có giá trị. Trong trƣờng hợp thông qua những ngƣời có quan hệ gần gũi mà không thuộc gia đình hoặc gia đình xung quanh, con cái, bố mẹ để hối lộ thì sẽ phát sinh vấn đề là không có cơ sở để xử phạt. Vì vậy, việc cần thiết là mở rộng đối tƣợng xử phạt về cho–nhận vật phẩm có giá trị đó là “những ngƣời đồng hƣởng lợi ích kinh tế với ngƣời công chức”. Ba là, thành lập các cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng một cách quyết liệt hơn. Hiện tại, Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân là nơi đang đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, Viện thanh tra và kiểm soát cũng đang thực hiện nghiệp vụ liên quan 76 đến tiếp nhận khai báo tham nhũng và chức năng này đang bị chồng chéo. Việc thành lập cơ quan chuyên đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc xử phạt hành vi tham nhũng, và có các quyền điều tra đặc biệt bao gồm cả lục soát, thu giữ thông tin giao dịch tài chính. Bốn là, đẩy mạnh tính độc lập của cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng. Hiện tại, Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân trực thuộc Thủ tƣớng chính phủ, Viện thanh tra và kiểm soát trực thuộc Tổng thống. Để việc xử lý đối với hành vi tham nhũng mang tính khách quan và bất luận là chức vụ cao hay thấp thì việc các cơ quan độc lập ngân sách, nhân sự, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đang đảm nhận là cần thiết. Liên quan đến điều này, Hiệp ƣớc phòng, chống tham nhũng Liên Hiệp Quốc qui định rằng “Cơ quan đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng phải điều chỉnh tổ chức một cách độc lập từ bên ngoài để thi hành chức năng đó mang tính hiệu quả”, đồng thời Đại hội tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới (INTOSAI) đã đƣa ra tuyên ngôn rằng “để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan giám sát tối cao một cách hiệu quả và khách quan thì phải độc lập từ bên ngoài”. 77 Tiểu kết chƣơng 2 So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chƣa có tập trung, còn phân tán trong nhiều văn bản luật khác, nghị định, thông tƣViệt Nam chƣa có hai bộ luật quan trọng: Luật công bố thông tin và luật Đạo đức công chức quy định về kiểm soát tài sản công chức. Đây là hai thành phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng, nâng cao tính minh bạch của hoạt động nhà nƣớc. Hàn Quốc có ba cơ quan chủ yếu trong phòng, chống tham nhũng nhƣ ba trụ cột cơ bản: Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc dân, Viện thanh tra và kiểm soát, Viện công tố. Ba cơ quan này hoạt động theo chức năng đƣợc quy định trong đạo luật riêng. Pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan phòng, chống tham nhũng: Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo), Ban nội chính, Thanh tra Nhà nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc, Cơ quan công an, Viện kiểm sát. Trong đó, Thanh tra Nhà nƣớc và Kiểm toán Nhà nƣớc là cơ quan phát hiện tham nhũng nhờ vào hoạt động thanh tra và kiểm toán, cơ quan công an sẽ điều tra và Viện kiểm sát sẽ tiến hành khởi tố; Ban chỉ đạo và Ban nội chính đóng vai trò chỉ đạo các cơ quan khác về phòng, chống tham nhũng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan Việt Nam chịu tác động của nhiều phía bao gồm: Ban chỉ đạo, Ban nội chính, Thủ trƣởng cơ quan trực thuộc, cơ quan nghành cấp trên, điều này có thể làm sai lệch kết quả hoặc kéo dài thời gian xử lý. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và Hàn Quốc đều phải dựa vào nền hành chính cởi mở, minh bạch và dân chủ. Ngoài việc hoàn thiện các Đạo luật phòng, chống tham nhũng thì việc cải cách khu vực công là cần thiết. Phòng, chống tham nhũng không thể thực hiện riêng lẻ từng 78 quốc gia mà cần phải có sự hợp tác quốc tế. Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay, đang nổ lực tham gia cùng với các quốc gia trong khu vực và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin và hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Các kiến nghị cho cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có những điểm chung là cần phải quy định nghiêm ngặt hơn về các hành vi tham nhũng, xây dựng thể chế công khai, minh bạch và dân chủ. Các cơ quan chống tham nhũng có sự hợp tác quốc tế và hoạt động một cách độc lập. 79 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận sau: Việt Nam và Hàn Quốc đều có những quy định rõ ràng, đầy đủ về phòng, chống tham nhũng. Phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh và các chế định cơ bản trong các Bộ luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng tƣơng đối giống nhau. Các cơ quan phòng, chống tham nhũng có chung chức năng, nhiệm vụ. So với Hàn Quốc, pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định nhƣ: đối tƣợng điều chỉnh chỉ mới hạn chế ở công chức mà chƣa bao gồm ngƣời thân, quy định về công khai thông tin cụ thể nhƣng dễ gây khó khăn cho ngƣời dân tiếp cận những thông tin cần thiết, các cơ quan phòng, chống tham nhũng chƣa tách biệt khỏi hệ thống chính trị để hoạt động độc lập. Tác giả đã khái quát một số Bộ luật phòng, chống tham nhũng chính yếu, so sánh một số chế định cơ bản của Việt Nam và Hàn Quốc, có cái nhìn tổng quát về các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong các bộ luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là cơ sở để cho hai quốc gia có thể hoàn thiện hơn các Đạo luật phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu của tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc, cũng nhƣ những kiến nghị để giúp hai quốc gia phòng, chống tham nhũng tốt hơn. Các kinh nghiệm và kiến nghị này tập trung vào hoàn thiện thể chế, mở rộng đối tƣợng chịu tác động của luật, xây dựng nền hành chính minh bạch và dân chủ. 80 Phụ lục 1 Hệ thống văn bản phòng, chống tham nhũng Việt Nam STT Văn bản Nội dung 1 Luật số 55/2005/QH11 Luật số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về phòng, chống tham nhũng. 2 Luật số 48/2005/QH11 Luật số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 3 Luật số 01/2007/QH12 Luật số 01/2007/QH12 ngày 04 tháng 08 năm 2007 của Quốc hội khoá 12 về sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng. 4 Luật số 02/2011/QH13 Luật số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Khiếu nại 5 Luật số 03/2011/QH13 Luật số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Tố cáo 6 Luật số 27/2012/QH13 Luật số 27/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng 7 Luật số 07/2012/QH13 Luật số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Phòng, chống rửa tiền 8 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. 81 STT Văn bản Nội dung 9 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nƣớc trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. 10 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng 11 Nghị định số 103/2007/NĐ-CP Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 12 Nghị định số 19/2008/NĐ-CP Nghị định số 19/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. 13 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. 14 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng 15 Nghị định số 107/2006/NĐ-CP Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách 82 STT Văn bản Nội dung nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi sảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. 16 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thƣờng thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 17 Nghị định số 68/2006/NĐ-CP Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 18 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP Minh bạch tài sản, thu nhập 19 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng 20 Công ƣớc số Không số Công ƣớc của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng. 21 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT- BNV-BTC Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-BNV-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ và Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 19/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về Quy định chế độ phụ 83 STT Văn bản Nội dung cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. 22 Thông tƣ liên tịch số 2462/TTLT-TTCP- VKSNDTC- TANDTC-BQP- BCA Thông tƣ liên tịch số 2462/TTLT-TTCP- VKSNDTC-TANDTC-BQP-BCA ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ - Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Toà án nhân dân tối cao - Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc - Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng - Bộ trƣởng Bộ Công an quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng 23 Thông tƣ số 2442/2007/TT- TTCP Thông tƣ số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. 24 Thông tƣ số 05/2011/TT-TTCP Thông tƣ số 05/2011/TT-TTCP ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra. 25 Thông tƣ số 98/2006/TT-BTC Thông tƣ số 98/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn việc bồi thƣờng thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 26 Thông tƣ số Thông tƣ số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 84 STT Văn bản Nội dung 01/2010/TT-TTCP năm 2010 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tƣ số 2442/2007/TT-TTCP. 27 Thông tƣ số 04/2014/TT-TTCP Quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng 28 Thông tƣ số 35/2016/TT-BTC Hƣớng dẫn việc mua sắm tài sản Nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung 29 Quyết định số 3299/QĐ-BTC Công bố, công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013 30 Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc 31 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nƣớc và của cán bộ, công chức, viên chức. 32 Quyết định số 445/QĐ-TTg Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. 33 Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Danh mục ngƣời có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập 85 STT Văn bản Nội dung theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập 34 Quyết định số 470/QĐ-TTg Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền 35 Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chƣơng trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng 36 Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng 37 Quyết định số 30/QĐ-TTg Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc giai đoạn 2007 - 2010 38 Nghị quyết số 21/NQ-CP Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 39 Nghị quyết số 82/NQ-CP Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW ngày 25/05/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về việc 86 STT Văn bản Nội dung tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba , Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về "tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" giai đoạn 2012 – 2016 40 Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. 41 Chỉ thị số 30/2012/CT-TTg Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 42 Chỉ thị số 14/CT- TTg Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 43 Kế hoạch số 5650/KH-BKH Kế hoạch số 5650/KH-BKH ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tuyên truyền các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 44 Kế hoạch số 5681/KH-BKH Kế hoạch số 5681/KH-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện giai đoạn 1 Chiến lƣợc phòng, chống tham nhũng (từ nay đến năm 2011) 45 Kế hoạch số 1845/KH-BKH Kế hoạch số 1845/KH-BKH ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về Kế hoạch hành 87 STT Văn bản Nội dung động phòng, chống tham nhũng năm 2010 (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tƣ 2016) Phụ lục 2 Danh mục Luật phòng, chống tham nhũng Hàn Quốc STT Số Tên luật 01 No.12844 Luật phòng ngừa tham nhũng và thành lập, quản lý ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi quốc dân 02 No.13278 Luật yêu cầu bất chính và hối lộ 03 No. 13796 Luật đạo đức công chức 04 No.14185 Luật công bố thông tin công 05 No. 13343 Luật bảo vệ ngƣời tố cáo 06 No. 14476 Luật đặc biệt về tịch thu tài sản liên quan đến vi phạm pháp luật của công chức 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 1.1. Báo điện tử Dân trí 2017, Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của các thành viên APEC. tham-nhung-cua-cac-thanh-vien-apec-20170221070000989.htm 1.2. Hoàng Chí Bảo 2014, Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống, nhung-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap-phong- chong-293534/ 1.3. Thanh tra Chính phủ 2011, Tài liệu bồi dưỡng về phòng chống tham nhũng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 1.4. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam 2017, Kê khai tài sản nhƣng không ai kiểm soát: Còn quá hình thức soat-con-qua-hinh-thuc-613687.vov 2. Tiếng Anh 2.1. Chêne, M., 2010, Anti-corruption and police reform, Anti- Corruption Resource Center, Transparency International, No.247 2.2. Iyanda, D., 2012, Corruption: definition, theories and concepts, Arabian Journal of Business and Management Review, Vol.2, No.4 2.3. Lipset, S, M., & Lenz, G, S., 2000, Corruption, Culture and Markets, Culture Matters, Basic books, p.116-117. 89 2.4. Mashal, A, M., 2011, Corruption and resource allocation distortion for „escwa‟ countries. International Journal of Economics and Management Sciences, Vol.1, No.4, pp. 71 – 83 2.5. Paldam, M. 2002, The cross-country pattern of corruption, Denmark 2.6. Painter et al., 2012, Phân tích so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam, Cải cách hành chính công và chống tham nhũng, UNDP. 2.7. Record, R, 2005 Corruption, good governance and the economic development of Vietnam, VDF Tokyo Conference on the Development of Vietnam 2.8. Tanzi, V. 1998, Corrution around the world: Causes, consequences, scope and cure, IMF papers 45(4), 559 – 94. 2.9. TI. 2012, Overview of corruption and anti-corruption in Vietnam 2.10. You, H. 2016, BAI’s Role and Efforts in Establishing a National Integrity System to Promote anti-corruption. 3. Tiếng Hàn Quốc 3.1. 가상준., 2006, 동아시아 국가의 부패문제와 거버넌스, 신아세아 제 13권 4호 3.2. 권오성, 2002, 한국부패의 사회∙문화적 원인에 관한 연구, 한양대학교 3.3. 김유근&안수길, 2016, 부정부패방지를 위한 법령의 정비방안 연구, 한국형사정책연구원 90 3.4. 유문무, 2009, 아시아 반부패전략 비교 – 한국의 반부패전략을 중심으로, 인천대학교 3.5. 조은경&이정주, 2006 부패친화적 연고주의 문화의 국가별 비교분석, 한국행정학보 제 40권 제 4호 3.6. 허일태, 2015, 한국에서의 부패방지에 관한 대책, 한국형사정책 연구 제 26권 제 3호

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_so_sanh_phap_luat_ve_phong_chong_tham_nhung_cua_vie.pdf
Luận văn liên quan