Nghệ thuật tối giản nói chung và điêu khắc tối giản nói riêng ở Việt Nam
được các nghệ sỹ vận dụng sáng tạo linh hoạt ngôn ngữ tạo hình của hình -
khối, sử dụng nhiều chất liệu mới của ngành công nghiệp hiện đại tạo ra những
tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại,
đặc biệt là giai đoạn (2000 - 2015) nghệ thuật điêu khắc có nhiều thành tựu với
nhiều tên tuổi nổi bật như Phan Phương Đông, Đào Châu Hải, Khổng đỗ Tuyền,
Thái Nhật Minh, Hoàng Mai Thiệp .
Mặc dù vậy nhưng khối, hình hay chất liệu mới chỉ là phương tiện, còn từ
những phương tiện vốn có tiếng nói riêng ấy lại tùy thuộc vào từng khả năng
nghệ thuật. Với người nghệ sĩ tài năng thì mọi ẩn dấu trong chất liệu mà sự câm
lặng của khối sẽ được khơi dậy những truyền cảm. Truyền cảm là thần thái của
một tác phẩm. Thần thái của một tác phẩm điêu khắc hoàn toàn không căn cứ
vào lối diễn tả có tính chất liệt kê hay “phiên dịch” sự kiện. Nó đòi hỏi một ước
định bằng mắt với đầy đủ tính năng tinh thần và thẩm mỹ. Những nhà điêu khắc
trẻ của chúng ta đã và đang trên đường tìm được cái thần thái ấy, tạo sắc thái
mới cho nền điêu khắc nước nhà, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vừa có giá
trị xã hội vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
90 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên website soi.today viết về
tác phẩm “Cửa”, “Với chu kỳ của con người, cửa sinh hay cửa tử ai cũng phải
một lần đi qua”. Tác phẩm tạo thành một cái cửa lớn với ba hướng vào như
chính cuộc sống của chúng ta luôn phải đứng trước nhiều sự lựa trọn trong cuộc
đời mình. Bằng hình khối giản lược tối đa được ghép thành từ những đường
thẳng tác phẩm tạo nên một cảm giác tĩnh tại nặng nề như chính nội dung thông
điệp tác phẩm “Cửa” muốn truyền tải.
Tác phẩm “Sự Tiến Hóa Của Rừng” xem hình [H.2.5] của Bùi Viết Đoàn
lại cho người xem một cảm giác lạ về hình khối của tác phẩm. Tác phẩm được
tạo nên bởi những mảng hình đa hướng sau đó chúng được ghép lại với nhau
tạo nên hình hài cho tác phẩm. Vì được ghép bởi các mảng đa hướng nên ta có
thể nhận thấy được có những chỗ khối được phô ra rất cứng cáp vững trãi nhưng
có những chỗ khối lại rất uyển chuyển mềm mại. Sự kết hợp giữa các khối cứng
cáp và những khối cong mềm mại một cách hài hòa không làm cho tác phẩm
mất đi tính chất tối giản, giản lược của nó trái lại tác phẩm lại rất hài hòa về
mặt thị giác. Tác giả cho biết: Tôi muốn thể hiện sự biến đổi của khu rừng,
những con thú chỉ còn trong tưởng tượng hay những giấc mơ để tạo ra hình
khối nghệ thuật. Sự dồn nén nội tâm trong quá trình tạo tác nghệ thuật được thể
hiện bằng hình thức giản ước tối ưu. Những đường cong đường thẳng khúc
chiết những mảng khối lớn cân đối tạo nên sức nặng của tác phẩm. Nó vừa
giống cái cây vừa giống con thú. Đó là một ý tưởng táo bạo về sự cách điệu
hình thể, tác giả giản lược tối đa ngôn ngữ tạo hình, trong một không gian rộng
lớn đặt tác phẩm, người xem như lạc vào một khu rừng nguyên sơ vậy.
Điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015) đánh dấu sự thăng hoa của các
tác phẩm mang phong cách hiện đại về cả số lượng và chất lượng trong đó các
yếu tố tạo hình của nghệ thuật tối giản được các nghệ sĩ áp dụng triệt để và sáng
tạo. Ngoài những nghệ sĩ và tác phẩm nêu trên còn rất nhiều nghệ sĩ và tác
40
phẩm theo đuổi điêu khắc tối giản như Nguyễn Minh Luận với nhóm tác phẩm
“Ngóng, Nhập Ngũ” xem hình [H.2.6] với việc đặt một khối vuông lên trên một
khối chữ nhật gợi lên cho tác phẩm như đang diễn tả một con người. Trong tác
phẩm “Nhập Ngũ” việc đặt hai hình khối vuông khỏe và giống nhau tạo nên
cho tác phẩm sự vững trãi cân bằng, bình đẳng như những người lính ngày đầu
vào quân ngũ. Cùng sử dụng các hình khối có xu thế cân bằng Nguyễn Hải
Nguyễn với nhóm tác phẩm “Hòa 1, Hòa 2” xem hình [H.2.7] lại đưa người
xem về với những lễ hội đấu vật. Cả hai tác phẩm đều có xu hướng tạo hình
phát triển dần về phía đế tượng tạo nên khối đế vững trãi, phần giữ được thu
nhỏ lại dần và lên phần đỉnh tượng là nhỏ nhất tạo nên hình hài cân đối cho tác
phẩm. Nếu nhìn tổng thể tác phẩm và cùng với tên tác phẩm là “Hòa 1, Hòa 2”
ta dễ nhận thấy được nghệ sỹ đã thật tài tình khi giản lược hình hai đô vật đang
trong tư thế ghì chặt nhau và cái tên “Hòa 1, Hòa 2” rất phù hợp với bố cục cân
đối của tác phẩm.
Qua một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc Việt Nam giai đoạn
(2000 - 2015) chúng ta có thể phần nào thấy được việc áp dụng khối trong điêu
khắc tối giản được rút gọn, khái quát một cách triệt để. Rất ít khi các tác giả sử
dụng nhiều loại khối trên cùng một tác phẩm điêu khắc tối giản. Qua đó phần
nào thấy được sự ảnh hưởng của “Nghệ Thuật Tối Giản” đến điêu khắc Việt
Nam thời kỳ đổi mới.
2.3. Ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về chất liệu
Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam được biết đến như một sự một sự mô tả về
vẻ đẹp con người trong tôn giáo tín ngưỡng đình - chùa. Những pho tượng được
lấy cảm hứng từ những chân dung con người có thực như những vị “La Hán
Chùa Tây Phương” hay thần thánh hóa những hình ảnh Bồ tát, tượng Tam thế,
Đức Thích ca,đều được các nghệ nhân chạm khắc một cách khéo léo. Chủ
yếu là chất liệu gỗ mít hay gỗ dâu, phủ sơn bên ngoài.
41
Năm (1925) trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời, đánh dấu bước chuyển
mình trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Những kiến thức trong nhà trường
về luật xa gần, giải phẫu, các chất liệu mới đã chắp cánh cho những lớp nghệ
sỹ đầu tiên ra trường và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc lập,
mang vẻ đẹp và tâm hồn người Việt. Cùng với đó là những chất liệu mới được
đưa vào sáng tác, ngoài gỗ ra còn có thạch cao, đá, xi măng, composit, thể hiện
những đề tài về con người và cuộc sống xã hội Việt Nam thời kháng chiến và
giai đoạn đầu hòa bình lập lại.
Các chất liệu bền vững được chú ý sử dụng nhiều như đá, xi măng, gạch,
tạo ra các tượng, tượng đài ca ngợi chiến thắng của cuộc cách mạng giành độc
lập dân tộc. Đến giai đoạn (1975 - 1986) xây dựng đất nước, và (1986) đến nay,
các nghệ sỹ được tự do hơn trong tư duy sáng tác và chất liệu thể hiện, nghệ
thuật không còn phục vụ chính trị mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp của con người,
những mối quan hệ của con người, xã hội, ca ngợi tình yêu và các chất liệu
được phong phú hơn như đồng, nhôm, chất liệu tổng hợp composit.
Từ năm (2000) đến nay nghệ sỹ dường như đã thoát ly khỏi những bài học
trên ghế nhà trường, dành trọn cảm xúc thăng hoa cho tác phẩm, đồng thời tiếp
nhận nhiều luồng văn hóa nghệ thuật từ nước ngoài nên tác phẩm ngày càng
phong phú, đặc biệt là mặt chất liệu sáng tác. Các chất liệu được cập nhật phong
phú, đa dạng và có thể được kết hợp nhiều chất liệu trong một tác phẩm. Các
chất liệu truyền thống ít dần đi và thay vào đó là những chất liệu dễ kiếm, dễ
làm thậm chí là những phế liệu của ngành công nghiệp. Để bắt kịp đà phát triển
của xã hội công nghiệp hóa, nghệ thuật cũng phải chuyển mình, phù hợp với
tốc độ phát triển của thời đại. Nên chất liệu được dùng trong điêu khắc ngày
nay thường là những chất liệu có sẵn như sắt, thép, nhôm, kính, gương, inox,
hợp kim. Và mỗi một nhà điêu khắc lại tìm cho mình một chất liệu phù hợp với
cá tính bản thân và nhất là sự biểu cảm tối đa cho tác phẩm. Một số nhà điêu
42
khắc tiêu biểu như Phan Phương Đông, Đào Châu Hải, Khổng Đỗ tuyền. có
nhiều sự lựa chọn chất liệu phong phú, làm nên nét riêng biệt cho điêu khắc tối
giản Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015).
Tác phẩm “Bên Trong” xem hình [H.3.6] của Khổng Đỗ Tuyền một khối
chữ nhật giản đơn bao bọc một khối chữ nhật nhỏ bên trong được tạo nên bởi
các chi tiết thép to nhỏ khác nhau. Vớicách tạo hình giản lược cân đối tác giả
dẫn dắt người xem vào thẳng nội dung chính của tác phẩm “Bên Trong”. Với
bố cục cân đối theo tính hướng tâm tác giả đã khéo léo dẫn dụ thị giác của
người xem vào phân chính của tác phẩm như chính cái tên của tác phẩm là “Bên
Trong”.Việc sử dụng cùng một loại chất liệu nhưng cách diễn đạt khác nhau
giữa khối hình bên ngoài vàbên trong đã bộc lộ hết nội dung của tác phẩm. Bên
trong là sự lộn xộn phức tạp được tạo nên bởi kĩ thuật cắt nhỏ các chi tiết sắt to
nhỏ khác nhau sau đó sắp lại và đặt cạnh nhau tạo lên một sự hỗn độn đa hướng.
Bên ngoài là một khối chữ nhật được giản lược tối đa về cả hình khối và chất
liệu. Bên trong và bên ngoài tạo nên sự mâu thuẫn tột độ trong cách tạo hình
và tự khắc nó đã nói lên tiếng nói nội dung của chính mình.
Ngoài những tác phẩm được tạo nên bởi sắt hàn không ít tác phẩm được
điêu khắc gia Khổng Đỗ Tuyền tạo nên bởi các chất liệu khác. Tác phẩm “Nhịp
Sóng” xem hình [H.3.3] trong triển lãm “Art In Foret” là một tác phẩm bằng đá
nhưng cũng được tác giả áp dụng tối đa các thủ pháp của nghệ thuật tối giản
vào việc chế tác, tác phẩm. Tác phẩm là ba khối đá trắng được cắt gọt phẳng
phiu phía mặt trên và quay nhám xung quanh tạo nên sự đối lập mạnh mẽ trên
cùng một chất liệu ngoài ra tác phẩm được đặt trong một không gian xung
quanh toàn mầu xanh. Thoạt nhìn khi chưa biết tên tác phẩm ta có thể phần nào
đó tác giả đang định diễn tả một thứ gì đó mền mại nhưng vẫn đầy mạnh mẽ
hiệu ứng đó có được chính là sự đồng nhất về chất liệu đá trắng mang lại cho
tác phẩm. Một khối đá nặng nề thô kệch khi được đặt đúng chỗ và không cẫn
43
diễn tả nhiều nhưng vẫn gợi lên cho người xem sự uyển chuyển của những con
sóng.Là một nhà điêu khắc trẻ tuổi nhưng Khổng Đỗ Tuyền đã rất khéo léo khi
sử dụng chất liệu và thủ pháp tạo hình, anh không kể nể trình bầy nhưng vẫn
tạo nên được một tác phẩm đẹp và đầy đủ nội dung cần có.
Là nghệ sĩ tiên phong trong điêu khắc tối giản ở Việt Nam nghệ thuật điêu
khắc tối giản của Phan Phương Đông đã gần 20 năm với rất nhiều sự thay đổi
về hình thức và chất liệu sáng tác. Ban đầu ông chọn gỗ (1997), chất liệu quen
thuộc trong kiến trúc và điêu khắc dân gian, sau đó đến chất liệu đồng (1999),
tiếp đó là đồng kết hợp với mica vào năm (2002), mục đích là làm giản lược
yếu tố trung gian bằng chất liệu mica. Đến năm (2005), ông hoàn toàn sử dụng
mica, yếu tố tối giản được nhấn mạnh triệt để (cả hìnhlẫn sắc).
Năm (2010), Phan Phương Đông chọn inox, chất liệu thường dùng để trang
trí trong kiến trúc.
Một số tác phẩm của Phan Phương Đông lại cho chúng ta một cảm giác nhẹ
nhàng thanh thoát từ những khối hình chữ nhật trong suốt như tác phẩm
“Giáng” xem hình [H.3.2], là một khối chữ nhật dựng đứng. Tác phẩm “Giao”
xem hình [H.2.9] lại là hai khối hình chữ nhật trong suốt nằm ngang chồng lên
nhau với những dấu hiệu của âm - dương, âm ở dưới, dương ở trên gợi đến sự
giao hòa của đất trời, cho một sự sinh sôi nảy nở. Với chất liệu pha lê bản chất
vật liệu trong suốt làm cho tác phẩm “Giao” vốn dĩ là hai khối pha lê nằm chồng
nên nhau nếu không có những kí hiệu (-) (+) thì gần như nó đã giao vào nhau
mà không thể phân biệt được. Với tính chất vật lý là khúc xạ ánh sáng chất liệu
pha lê giúp tác phẩm của ông biến đổi kỳ ảo ở những góc nhìn khác nhau. Việc
tính toán sử dụng chất liệu và hình tối giản nhưng không hề tạo nên sự nhàm
chán trong tác phẩm của Phan Phương Đông đã khẳng định ông quả thật là bậc
thầy trong điêu khắc tối giản. Tác phẩm của ông biến đổi liên tục dưới mỗi ánh
mắt và góc nhìn của từng người xem. Tác phẩm “Tiến” xem hình [H.3.4] là
44
những khối pha lê hình vuông xếp nối tiếp nhau đang tiến lên phía trước, hay
“Thăng” xem hình [H.3.5] là khối hình hộp chồng lên nhau trong suốt, các tác
phẩm vẫn được sử dụng chất liệu pha lê trong suốt khiến người xem như nhìn
thấy chính mình trong tác phẩm. Chiêm ngắm tác phẩm của Phan Phương
Đông, chúng ta như tìm đến bản ngã của chính mình bởi ngôn ngữ cô đọng của
hình thể và những chất liệu mới lạ được tác giả sử dụng. Hình khối trong tác
phẩm của ông được vận dụng linh hoạt, ông không kết hợp nhiều hình trong tác
phẩm mà thường là những hình đơn đứng một mình hoặc xếp liền nhau tạo hiệu
quả tối đa cho ngôn ngữ của tác phẩm, tác giả dùng những hình tròn, hình thoi,
hình tam giác, hình vuông, cùng với ngôn ngữ của chất liệu và khối gợi cho
người xem những cảm xúc khác nhau khi xem tác phẩm. Ngôn ngữ điêu khắc
của Phan Phương Đông được giản lược tối đa giống như tính cách và con người
của tác giả, tác phẩm của ông đem lại cho người xem một trạng thái tĩnh tại,
chiêm nghiệm về cuộc sống, con người và vũ trụ.
Nhà điêu khắc Phan Phương Đông đã lựa chọn cho mình ngôn ngữ tối giản
nhất để đến với nghệ thuật điêu khắc hiện đại. Nó đã đáp ứng nhu cầu tìm tòi
cái mới trong nghệ thuật tạo hình và cũng rất phù hợp với ông bởi vốn xuất
thân từ ngành kiến trúc nên ông am hiểu chất liệu hiện đại, những kết cấu của
vật chất, sự chiếm lĩnh của nó trong không gianTất cả làm nên một Phan
Phương Đông tối giản từ con người tới nghệ thuật.
Ngôn ngữ tối giản của Phan Phương Đông cho người xem cảm nhận được
sự chuyển biến, vận động trong thế giới tinh thần của tác giả, những suy tưởng
thường trực về sự vận hành của vũ trụ bao trùm lên cá nhân con người nhỏ bé
ma đầy sức mạnh nội tại. Phan Phương Đông luôn trên hành trình tìm kiếm sự
cân bằng giữa hai thể đối lập. Ngôn ngữ tối giản trong nghệ thuật có thể nói lên
những điều rộng lớn, phức tạp mông lung về cuộc sống, về những qui luật vận
hành của vũ trụ và con người. Ông cho biết “Điêu khắc của mình là sự kết hợp
45
giữa nghệ thuật thiền phương Đông và nghệ thuật tối giản phương Tây, giữa
con người tự nhiên và con người xã hội, hướng tới điêu khắc mang tính tinh
lọc, khái quát hóa toàn cầu”. Phan Phương Đông đi tìm chất liệu và hình thức
mới, tác giả tôn trọng ngôn ngữ của chất liệu, cố gắng để hiểu hết về chúng.
Đầu tiên là gỗ - một chất liệu truyền thống, rồi đồng - chất liệu kim loại quí có
khả năng phản chiếu ánh sáng và phát ra âm thanh. Sau đó ông kết hợp đồng
tấm với mica - chất liệu của ngành công nghiệp hiện đại, và inox, kết hợp inox
với plasticđều là những chất liệu thực. nhưng việc sử dụng chất liệu ánh sáng
trong điêu khắc thì có lẽ ông là người đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng tạo báo
như vậy, bởi nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật điêu khắc nói riêng
dùng ánh sáng để thấy được hình khối thực và tạo khối ảo trong không gian ba
chiều.
Gần đây nhất, năm (2015), điêu khắc tối giản của Phan Phương Đông là sự
tổng hòa giữa các chất liệu được bày theo môtip, đúng khái niệm ban đầu của
nghệ thuật tối giản. Ẩn sâu trong mỗi tác phẩm điêu khắc tối giản của ông, có
sự chuyển động chậm, chuyển động của tâm thức thiền, tác phẩm điêu khắc tối
giản là chứng ngộ cho tâm thiền vụt sáng.
Nhà điêu khắc Phan Phương Đông cho rằng:
“Trong quá trình thực hành nghệ thuật, người sáng tác càng khẳng định
mạnh mẽ tính tự chủ cá nhân, họ được nhắc đến như là một nghệ sĩ thị giác
nhiều hơn là họa sĩ hay nhà điêu khắc.Họ có tinh thần của một kẻ sĩ thời đại
hơn là một người làm nghề, họ không chỉ có chuyên môn sâu mà còn có kiến
thức rộng về các ngành có liên quan.Họ không chỉ có kĩ năng tay nghề mà
quan trọng hơn là khả năng tổng hợp và lựa chọn những giải pháp công nghệ,
vật liệu cho từng chủ đề, từng đối tượng và không gian cụ thể.Họ phải một
lúc giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và thực tế cho thấy họ cần làm việc bằng
mắt gấp nhiều lần hơn bằng tay.Trong nghệ thuật đương đại, điêu khắc tiếp
46
tục giữ vai trò trụ cột nhưng ngôn ngữ điêu khắc không còn giới hạn ở mức
độ cơ bản là nghệ thuật của hình khối, mà mở rộng và phát triển trong việc
tạo ra một không gian mở để tương tác và chiêm nghiệm, một môi trường
sáng tạo có tính phức hợp, li tâm và phân mảnh, kết hợp và bổ sung của các
loại hình nghệ thuật thị giác như kiến trúc, hội họaNghệ thuật có vẻ ngày
càng gần cuộc sống hơn: phản ứng với một xã hội hàng hóa đầy ắp thông tin,
một môi trường dễ tổn thương, một thế giới đa cực với những xung đột về
địa lí văn hóa”
Chất liệu chính trong một số tác phẩm là pha lê mà ta biết thuộc tính của
pha lê là trong suốt. Chính thuộc tính nào đã tạo cho tác phẩm như hòa tan vào
không gian chứa nó. Chính sự kì ảo và giản lược trong việc sử dụng chất liệu
đã tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm, tồn tại hay không tồn tại. Phan Phương
Đông luôn tìm tòi và theo đuổi nghệ thuật tối giản một cách triệt để điều này
được chứng minh rất rõ thông qua các tác phẩm của ông sự tối giản luôn đạt cả
ba yếu tố về hình, về khối và chất liệu.
Cũng như Phan Phương, Đông Đào châu Hải và Khổng Đỗ Tuyền cũng áp
dụng triệt để việc sử dụng các vật liệu của công nghiệp vào việc sáng tác các
tác phẩm của mình. Hầu hết các tác phẩm của hai tác giả được nêu trên mục
2.1 và 2.2 đều được sử dụng đồng nhất về mặt chất liệu là thép tấm hàn. Việc
sử dụng chất liệu đồng nhất giúp tác giả tập trung hơn vào việc thể hiện nội
dung tác phẩm hơn là việc sử lý chất liệu. Sự tối giản về chất liệu khiến người
xem thoạt đầu có thể không ấn tượng nhiều về tác phẩm nhưng sau đó học lại
phải trầm trồ trước sự khéo léo khi biết được ẩn ý sau việc sử dụng chất liệu
của tác giả.
Cùng trong triển lãm “Art In Foret” điêu khắc gia Lương Văn Trịnh với tác
phẩm “Sự Tiếp Nối” xem hình [H.3.8] cũng đưa điêu khắc tối giản đến với công
chúng một cách đầy ý nhị và xúc cảm. Tác phẩm gồm hai khối độc lập một
47
khối hộp và một khối chop tam giác với kích thước to nhỏ khác nhau đã tạo nên
bố cục chính phụ cho tác phẩm. Sự tối giản của tác phẩm ngoài phần hình và
khối thì về chất liệu cũng được tác giả sử dụng triệt để. Khối hộp chính là một
khối đá vuông phẳng tạo hình vững trãi như muốn gợi đến hình một cái cây,
phía góc trên được gắn thêm một khối đồng nhưng vẫn nằm trong tổng thể của
cả khối hình như một phần của nó. Khối chóp tam giác bằng đồng nhỏ hơn
được đặt dưới nền cỏ như một mầm cây đang nhú lên. Nhìn tổng thể chung của
cả tác phẩm ta có thể nhận thấy được tác giả đã cố để cho công chúng nhận ra
là khối tam giác kia được tách ra từ khối hộp và đang sinh sôi nảy nở rất phù
hợp với cái tên của tác phẩm “Sự Tiếp Nối”. Với việc sử chất liệu đơn chất cùng
sự tối giản về hình khối tác phẩm đã đạt được sự tối giản hoàn hảo.
Tác phẩm “Tráng Sĩ” của Văn Thuyết xem hình [H.3.9] cũng là một tác
phẩm điêu khắc tối giản khá đặc trưng về việc sử dụng chất liệu đơn chất. Phần
chính của tác phẩm là một thân gỗ (mộc) phần phụ của tác phẩm là phần dây
thừng cũng là thuộc tính (mộc) quấn phía trên như đai thắt trên đầu của nhữn
võ sĩ trước khi lâm trận. Ta có thể thấy việc sử dụng đơn chất tạo cho tác phẩm
sự đơn giản cần có của một tác phẩm điêu khắc tối giản nhưng lại rất khéo léo
tạo ra sự khác biệt khi sử dụng cùng một loại chất (mộc) nhưng được xử lí khác
nhau trên một tác phẩm.
Thông qua một vài tác phẩm trên phần nào ta thấy được chất liệu trong các
tác phẩm được các tác giả có thiên hướng sử dụng các chất liệu của nền công
nghiệp như kim loại tấm, nhựa, thủy tinhQua đó càng làm bật lên sự ảnh
hưởng của nghệ thuật tối giản đến các nghệ sĩ Việt Nam qua việc sử dụng yếu
tốđồng chất (một loại chất liệu) trên một tác phẩm. Việc sử dụng các chất liệu
đồng chất hoặc các chất liệu của công nghiệp giúp người nghệ sĩ chủ động hơn
trong việc tạo hình tác phẩm của mình.
48
Tiểu kết:
Nội dung chương hai đã lần lượt trình bày những ảnh hưởng của nghệ thuật
tối giản tới điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015) về hình - khối - chất
liệu và phân tích một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này. Ở chương
này người viết cũng đưa ra được những dẫn chứng thể hiện sự phát triển vượt
bậc của điêu khắc Việt Nam khi tiếp thu những thành tựu nghệ thuật thế giới.
Hòa nhập với xu thế phát triển chung của xã hội nhưng không quên truyền
thống dân tộc. Hình có đa dạng, khối có đơn giản, chất liệu có mới nhưng cái
cốt lõi là tinh thần của tác phẩm vẫn thể hiện được cái tôi của người nghệ sĩ
Việt Nam và những vấn đề văn hóa xã hội, những triết lý mang tinh thần dân
tộc Việt.
49
CHƯƠNG 3
THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TỪ VIỆC ẢNH HƯỞNG NGHỆ
THUẬT TỐI GIẢN CỦA ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN (2000 - 2015)
3.1. Những thành công trong sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến điêu
khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015)
Trên đà phát triển và hội nhập của kinh tế - xã hội, nghệ thuật tạo hình nói
chung và nghệ thuật điêu khắc nói riêng cũng đang vận động và bắt kịp đà phát
triển chung. Nghệ thuật điêu khắc giai đoạn (2000 - 2015) có nhiều thay đổi, từ
việc lựa chọn chủ đề đề tài đến tư duy tạo hình, kỹ thuật thể hiện tới chất liệu
đều được các nghệ sỹ vận dụng sáng tạo, phản ánh chân thực cuộc sống xã hội
cả bên trong lẫn hình thức bên ngoài.
Nghệ thuật điêu khắc hiện đại chủ yếu theo hướng trừu tượng - tối giản, là
những hình khối mang tính khái quát, biểu thị sự vận động, tương quan giữa
thực và hư. Những hình khối còn biểu thị cả tư duy cụ thể lẫn trí tưởng tượng
của con người về thế giới thực tại.
Như vậy, ngôn ngữ của hình khối đã được biến đổi. Từ những hình khối cụ
thể miêu tả nhân vật, nhóm nhân vật về hình tượng những nhân vật anh hùng
trong lịch sử, chân dung danh nhân văn hóa, hay những sinh hoạt thường nhật
của con người thì giai đoạn này, điêu khắc không mô tả cái nhìn thấy mà nghệ
sĩ đi sâu tìm hiểu sự vận động nội tại bên trong những sự vật hiện tượng đó.
Việc tìm đến những hình khối có khả năng khái quát cao là rất cần thiết. Những
nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã tìm thấy sự biến dạng của những hình khối này
từ trào lưu “Nghệ Thuật Tối Giản” trên thế giới, nhưng nó đã được định hình
trong nền văn hóa Việt nhờ tư duy tạo hình của người nghệ sĩ. Từ chủ đề đề tài,
hình thức thể hiện, chất liệu, không gian của tác phẩm đều mang tinh thần
50
của người dân Việt, phản ánh đời sống, tâm tư tình cảm của con người Việt
Nam.
Một số triển lãm điêu khắc trước năm (2003) được thể hiện với các chất liệu
truyền thống như gỗ, đá, xi măng, đồng, nhôm, phản ảnh chủ đề về tình yêu, ca
ngợi con người trong lao động sản xuất và chiến đấu. Từ năm (2003) trở lại đây
đề tài mở rộng hơn, có tác động thị giác và cảm xúc mạnh mẽ, trực diện qua
môi trường xung quanh và với người xem, thường là những vấn đề xã hội nổi
bật như thế giới ảo, vấn đề môi trường, hay cuộc sống đô thị hóa Một số tác
phẩm trong triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003 - 2013) như “Thế
Giới Ảo” của Nguyễn Văn Thành (2013) được tác giả thể hiện bằng chất liệu
tổng hợp. Đó là một khối vuông bằng kính chứa nước, bên trong là hai khối
chóp tam giác đối góc nhau tạo ra tâm bể và những con cá vàng đang bơi. Hình
ảnh sống động của nước và cá bên trong một không gian chật hẹp gợi nhiều
cảm xúc lạ và suy tư cho người xem về hiện thực cuộc sống xã hội. Và còn rất
nhiều những tác phẩm khác nữa như “Vỏ Bọc” và “Shopping” của Lương Đức
Hùng, “Chân Dung 1” của Lương Văn Việt, “Sóng” của Phan Văn Hưởng,
Tất cả tạo ra một bộ mặt mới cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam giai đoạn
(2000 - 2015).
Các nhà điêu khắc châu Âu đã biết đưa ngôn ngữ trừu tượng, ngôn ngữ khái
quát, ngôn ngữ biểu trưng vào cả trong hội họa và điêu khắc. Những ngôn ngữ
đó không không làm cho các tác phẩm điêu khắc trở nên khó hiểu mà chính là
muốn đưa trí tuệ, tư tưởng của nghệ sĩ minh bạch hơn cộng với cái nhìn cụ thể.
Như vậy nhà điêu khắc không còn phải diễn tả cụ thể cái mình nhìn thấy, cảm
nhận thấy bằng hình ảnh cụ thể của con người nữa mà họ tìm đến những hình
khối trừu tượng, khái quát rộng hơn để phản ánh những vấn đề sâu rộng của xã
hội.
Từ đây nghệ thuật điêu khắc có những hình khối đa dạng, ngôn ngữ biểu
hiện phong phú, là những khối hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, khối trụ,
51
hình nón, hình elipkhi thì là hình đơn lúc lại được đan xen chồng chéo hoặc
lồng vào nhau thể hiện ý tưởng của tác giả, ngoài ra nó còn được nhìn nhận
rộng hơn thông qua những chủ đề mà tác giả lựa chọn. Sự vận động đa dạng
của hình khối cùng với những chất liệu mới của xã hội hiện đại như sắt, thép,
inox, thậm chí là những tấm ván ép hay nhựa plastic đã làm cho tác phẩm điêu
khắc trở nên mới lạ và đẹp mắt. Dù ở hình thức biểu hiện nào của hình thì chúng
ta thấy nó luôn phù hợp với các hình thức biểu hiện khác như khối, không gian,
chất cảm. Các tác phẩm điêu khắc tối giản ít được thể hiện theo lối tả thực mà
ý nghĩa của tác phẩm gắn bó với chính bản thân nó.
Giá trị của tác phẩm là việc biểu hiện ra bên ngoài cái ý bên trong, để biểu
hiện khát vọng và nội tâm người nghệ sỹ, tạo cho người xem ấn tượng mạnh,
độc đáo, đem lại hiệu ứng cảm xúc đa chiều.
Sự vận động của hình khối này trong điêu khắc cho thấy tư duy tạo hình của
người nghệ sỹ đã nhạy bén hơn, bắt kịp đà phát triển nghệ thuật trên thế giới.
Nhưng nó vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt bởi người nghệ sĩ Việt được sinh
và lớn lên trên đất nước Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước đã ngấm vào
máu thịt, những đề tài hay hình thức tác phẩm này đều nhằm nói lên những vấn
đề về con người và xã hội Việt Nam, nói lên tình yêu quê hương đất nước của
người nghệ sĩ.
Tác phẩm “Ánh sáng” của Phan Phương Đông được làm bằng chất liệu mới
trong nghệ thuật đó là sử dụng inox, một chất liệu dễ kiếm nhưng khó thể hiện,
dễ bị coi là trang trí nếu không khéo xử lý. Nhưng tác giả còn biết lợi dụng đặc
tính của inox để tạo cho tác phẩm một diện mạo mới, hiện đại hơn. Tạo ra
những tác phẩm ngày càng trở nên tối giản, tác giả sử dụng ống thép inox tạo
ra những đường nét chiếm lĩnh không gian. Các đường nét này biểu hiện rất
nhiều sắc độ qua ánh sáng. Bên cạnh các tác phẩm chiếm lĩnh không gian ba
chiều là hàng loạt các tấm được tạo trên chất liệu phim, với những đường nét
gợi đến tác động của luồng sáng. Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh loại
52
hình nghệ thuật mà Phan Phương Đông thể hiện trong tác phẩm Ánh sáng. Nó
là điêu khắc hay tác phẩm sắp đặt? Dù sao thì tác phẩm của ông cũng là một
tác phẩm gơi nhiều suy nghĩ và sự liên tưởng cho người xem, đó cũng đã là một
thành công.
Phan Phương Đông lựa chọn phong cách tối giản cho nghệ thuật điêu khắc
của ông, nó phù hợp với ý niệm sáng tạo nghệ thuật, sự biến chuyển, sự vận
động và của thế giới tinh thần của con người cũng như suy tưởng thường trực
về sự vận hành của vũ trụ.
Cũng theo phong cách tối giản, nhà điêu khắc Đào Châu Hải lại cho rằng
đây là một quá trình tìm kiếm ngôn ngữ biểu hiện, chất liệu biểu hiện cho bất
kể nội dung gì, ý tưởng nghệ sĩ muốn nói. Đối với ngôn ngữ điêu khắc ông chỉ
phân biệt hình khối ra hai dạng cơ bản là khối đặc và khôi rỗng, sự kết hợp của
khối đặc và khối rỗng.
Nghệ thuật điêu khắc giai đoạn (2000 - 2015) được đánh giá là giai đoạn
phát triển của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam cả về số lượng và chất lượng.
Sáng tạo ngôn ngữ tạo hình mới, cô đọng và súc tích gắn kết với cuộc sống của
xã hội đương đại. Tác phẩm “Lớp Vỏ” của Trần Văn An tác phẩm được tạo
hình bằng một khối lập phương vững chãi xung quanh được hàn bằng những
thanh sắt tiết diện tròn nhỏ xù sì tạo cho người xem có cảm nhận có nhiều điều
trong cuộc sống được bảo vệ bởi một lớp vỏ vững chắc. Hình thức biểu hiện
của tác phẩm đơn giản nhưng lại gợi ra nhiều hướng suy nghĩ cho người xem.
Nó đã xác lập được lòng tin rằng điều giản dị là sự chắt lọc của tất cả những gì
phức tạp.
Điêu khắc Việt Nam trước sự đổi mới mạnh mẽ về hình về khối về chất liệu
và chủ đề sáng tác đã cùng sự phát triển của đất nước góp phần to điểm thêm
cho các công trình công cộng thêm sinh động hơn. Theo đúng mục đích của nó
khi sinh ra là làm đẹp. Các tác phẩm của những điêu khắc gia nổi tiếng không
còn chỉ nằm trong các bảo tàng và galleri nữa nó đã bước ra cuộc sống một
53
cách nhẹ nhàng. Các tác phẩm điêu khắc hiện đại ngoài phần trang trí thẩm mỹ
nó còn mang những yếu tố công năng mà yếu tố này được đề cao trong những
tác phẩm điêu khắc công cộng. Công chúng tiếp cận các tác phẩm một cách
thoải mái và tự nhiên mà không còn phải thắc mắc “nó là cái gì” như tác phẩm
“Đường Hầm” của Đào Châu Hải.
Bên cạnh đó còn rất nhiều những nhà điêu khắc trẻ tuổi khác như: Hà Mạnh
Chiến, Huỳnh Thanh Phú, Phạm Thái Bình, Nguyễn Văn Chước, Trần Phạm
Anh Dũng, Trần Việt Hà, Lương Đức Hùng, Trần Việt Hùng, Thái Nhật Minh,
Đỗ Thế Thịnh, Trần Văn Thức, Nguyễn Vinh cũng đang trên đường tìm tòi
sáng tạo ngôn ngữ mới cho nghệ thuật điêu khắc.Những ý tưởng mới được hình
thành từ hiện thực cuộc sống, qua bàn tay và khối óc người nghệ sỹ đã trở thành
những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa, tôn vinh cái đẹp, ca ngợi quê hương đất
nước, dự báo qui luật vận động của vạn vật hay còn khẳng định cái tôi riêng
của người nghệ sĩ.
3.2. Những hạn chế trong sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến điêu khắc
Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015)
Nghệ thuật Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015) đánh dấu một giai đoạn phát
triển của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật điêu khắc nói riêng.
Trường Mĩ thuật Đông Dương ra đời đã đào tạo được nhiều thế hệ nghệ sĩ tài
năng và ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Đây là giai đoạn đánh dấu
những thành quả của nghệ sỹ sau nhiều năm sáng tác và nhiều lớp nghệ sĩ trẻ
đã và đang nỗ lực khẳng định bản thân qua những tác phẩm, những cuộc triển
lãm trong và ngoài nước.
Đây cũng là giai đoạn hội nhập kinh tế - văn hóa - xã hội nên nhiều nhà điêu
khắc trẻ đã năng động nắm bắt tinh thần của thời đại, sáng tác những tác phẩm
theo chủ đề mới, ngôn ngữ tạo hình sáng tạo, năng động tiếp thu những tinh
hoa của thế giới. Tuy nhiên trong rất nhiều những ưu điểm đó thì cũng còn
không ít mặt hạn chế như:
54
Tác phẩm điêu khắc lớn, chiếm diện tích lớn trong không gian sẽ khó bầy
trong các triển lãm hay tìm không gian sống cho tác phẩm. Bên cạnh đó chi phí
cho tác phẩm cũng là một mặt hạn chế để tìm nhà tài trợ và thực hiện tác phẩm.
Việc sử dụng ngôn ngữ tối giản trong điêu khắc tạo tính hiện đại, giá trị thẩm
mỹ cao cho tác phẩm nhưng lại đòi hỏi người thưởng ngoạn phải có một kiến
thức nhất định về nghệ thuật tạo hình, về văn hóa xã hội điều này làm cho nghệ
thuật điêu khắc khó tiếp cận với đông đảo công chúng. Tuy rằng “nghệ thuật vị
nghệ thuật” nhưng nếu như không có người xem - hiểu tác phẩm thì rất khó để
đánh giá giá trị của nó.
Dùng ngôn ngữ tối giản đã trở thành điều tất yếu trong điêu khắc hiện đại
nhưng cũng có khi nó bị lạm dụng quá mức bởi phải là người có kiến thức sâu
rộng về ngôn ngữ tạo hình, về văn hóa xã hội, triết học Đông - Tây thì mới cảm
nhận, chiêm nghiệm được những vận động của con người, của xã hội để tạo ra
những tác phẩm thực sự có ý nghĩa cả về tinh thần lẫn hình thức tác phẩm.Việc
sử dụng ngôn ngữ tạo hình hiên đại nói chung ngôn ngữ tối giản nói riêng giúp
người nghệ sĩ có được công cụ tốt để thực hiên ý đồ của mình. Nhưng để làm
chủ được ngôn ngữ tối giản đòi hỏi nghệ sĩ phải có một kiến thức về điêu khắc
cơ bản vững chắc. Vì nghệ thuật tối giản là sự cô đọng về hình, khối, chất liệu
khi chúng ta không đủ kiến thức và kỹ năng để chủ động trong việc sáng tác thì
việc sử dụng công cụ là ngôn ngữ tối giản cuối cùng lại là sự trốn tránh hiện
thực.
Bắt kịp với xu thế chung của sự phát triển văn hóa - kinh tế, các tác phẩm
hiện đại ra đời, ngôn ngữ mới, chất liệu mới, kỹ thuật mới. Một nền nghệ thuật
chỉ được đánh giác cao khi nó phản ánh được văn hóa, xã hội của nơi mà nền
nghệ thuật đó sinh ra và phát triển. Dường như lớp nghệ sỹ trẻ chúng ta quên
mất dân tộc mình còn có một nền nghệ thuật điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc..
Đó là nghệ thuật điêu khắc dân gian trên những mái đình, cảnh sinh hoạt thường
nhật của vợ chồng con cái, trai gái vui đùa, hay những cảnh tiên rồng uốn lượn
55
bề thế trên những cửa võng, vì kèovà còn những phong cách nghệ thuật đậm
chất cung đình của nhà Lý - Trần - Lêlà một nền tảng tạo hình vững chắc,
góp phần cho tư duy tạo hình phong phú cho các nghệ sĩ tìm tòi sau này và
cũng là nền tảng về một nền văn hóa phương Đông đáng tự hào cho con cháu
về sau.
Kể từ những năm (1960 - 1970) trên toàn thế giới bắt đầu có những đổi thay
tận gốc do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ điện tử, kỹ thuật số, thông tin
liên lạc và internet. Điều này khiến con người thay đổi cách thức tư duy về
chính bản thân cũng như các khái niệm về không gian, địa điểm - những yếu tố
rất quan trọng đối với hoạt động điêu khắc.Điêu khắc hiện đại phức tạp, đa dạng
chứ không hề khu biệt. Rất nhiều các chất liệu, hình thức, kỹ thuật và khái niệm
của điêu khắc đã, đang và sẽ không ngừng thay đổi, điều đó cho thấy các nguyên
lý, quy luật làm nghề không còn bất di bất dịch với các ranh giới và quy định
hà khắc nữa. Thật vậy, vô vàn thành công của điêu khắc bắt nguồn từ những
thứ rất trái khoáy, điêu khắc đã mở rộng với vô số chủ đề, liên tục và rộng khắp.
Hầu như bất cứ thứ gì cũng có thể được đưa vào sáng tạo điêu khắc. Các tác
phẩm điêu khắc động, điêu khắc kết hợp với máy chiếu hình ngày càng xuất
hiện nhiều hơn. Cả nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật môi trường cũng đã trở thành
một bộ phận mở rộng của điêu khắc. (Điêu khắc từ hiện đại tới đương đại,
Phạm Long - biên dịch).
Như vậy về mặt xã hội, Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập kinh
tế thế giới, có những nét tương đồng như công nghệ điện tử, thông tin liên lạc,
internetnên nghệ thuật tạo hình cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Nghệ
sĩ tạo hình nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội và cho ra đời những
tác phẩm điêu khắc mang tinh thần này. Nhưng do đón đầu phát triển nên một
số tác phẩm còn non về mặt tư duy, hình thức thể hiện mới nhưng chưa thể hiện
hết được sự sáng tạo.
56
Nghệ thuật điêu khắc thế giới được khẳng định nhờ những quan điểm mỹ
học điển hình của một số hoạ sĩ có ảnh hưởng nhất với những ý tưởng phát triển
từ các mặt phẳng màu. Vậy nghệ thuật dù có xuất phát từ cuộc sống thì cũng
không thể thiếu những tư tưởng triết học, mĩ học dẫn đường, soi sáng cho sự
sáng tạo. Điều này đang thiếu đối với một số nghệ sĩ trẻ, năng động sáng tạo
nhưng tư duy chưa được sâu và thiếu những trải nghiệm về cuộc sống.Tóm lại,
ngôn ngữ của nghệ thuật tối giản đã tạo một diện mạo mới cho nghệ thuật điêu
khắc nói riêng và nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung một hướng đi mới,
phù hợp với thời đại và sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh sự tác động
tích cực của việc hội nhập với nền kinh tế thị trường, của những luồng văn hóa
tư tưởng mới. Nghệ thuật Việt Nam nói chung và điêu khắc nói riêng đứng
trước sự hội nhập là một cơ hội rất lớn để phát triển đa dạng về ngôn ngữ và
chất liệu. Nhưng nếu nghệ sĩ chúng ta không có đầy đủ kinh nghiệm kiến thức
kĩ năng và tâm thế đón nhận thì rất có thể nền nghệ thuật của chúng ta sẽ mất
đi bản sắc vốn có của nó.
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân từ việc nghiên cứu đề
tài.
“Nghệ sĩ có chức năng gợi lại cho ta điều lý tưởng, tức là gợi lại cho ta cái
đẹp nguyên thủy của sự vật, phát hiện ra cái bất biến, cái tinh hoa nhất của sự
vật”, (Charles Blanc) . Tinh hoa nguyên thủy đó là điểm xuất phát để nghệ sĩ
tìm cảm hứng. Như trong “Ánh Sáng” của Phan Phương Đông; “Sóng, Núi,
Đêm” của Đào Châu Hải; “Chân Dung, Chuyển Động Ngầm, Nhịp Sóng” của
Khổng Đỗ Tuyền,
Từ việc nghiên cứu nghệ thuật tối giản tôi rút ra được nhiều bài học cho bản
thân về sáng tác nghệ thuật tạo hình:
Để đạt được sự khái quát sự rút gọn nhưng vẫn mang đầy đủ các yếu tố của
một tác phẩm thì người nghệ sĩ phải trải qua việc học tập rèn luyện và sáng tác
57
một cách bài bản và tuần tự không thể bỏ qua bất kì một giai đoạn nào như tiến
trình phát triển của lịch sử mĩ thuật. Từ lệ thuộc vào tự nhiên và tìm cách sao
chép lại song đến cô đọng rút gọn và cuối cùng mới là tối giản.
Trước tiên là việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho tác phẩm. Vẫn xuất phát từ
hiện thực cuộc sống, từ cái đẹp “nguyên thủy” của hiện thực làm ý tưởng sáng
tạo, khơi gợi lên trí tưởng tượng phong phú của người xem thông qua tác phẩm.
Những đề tài cụ thể được tư duy trừu tượng hóa thành những hình khối khái
quát. Có thể là hình đơn hoặc kết hợp các hình cơ bản như hình trụ, hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn, hình cầu, hình tam giác, hình elip, để thể hiện ý
tưởng của tác phẩm.
Cách thể hiện hình khối cũng rất linh hoạt, có khối tĩnh và khối động, khối
lồi và khối lõm, khối rỗng và khối đặc, sự chiếm chỗ trong không gian của khối
cũng góp phần vào thành công của tác phẩm. Ngày nay chúng ta có nhiều không
gian rộng lớn để trưng bày tác phẩm, không chỉ có không gian trong nhà mà
còn có không gian ngoài trời tạo hơi thở, nhịp sống mới cho tác phẩm điêu
khắc. Những vườn hoa, công viên, khu nghỉ dưỡnglà không gian sống lý
tưởng cho những tác phẩm điêu khắc hiện đại, để phù hợp với những công trình
hiện đại xung quanh thì ngôn ngữ điêu khắc tối giản lại cần thiết hơn bao giờ
hết. Sự mềm mại, uyển chuyển của những khối hình rỗng kết hợp với sự vững
chãi chắc chắn của khối đặc tạo sự cân đối hài hòa cho tác phẩm. cũng có khi
là những khối đặc lớn được đặt trong không gian rộng lớn tạo cảm giác an toàn,
tĩnh tại, vững chãi cho người thưởng thức. hoặc trong những không gian trưng
bày nhỏ hẹp là những khối rỗng mềm mại, thoáng đãng tạo cảm giác tự do thư
thái cho người xem. Ngôn ngữ của hình khối bây giờ mang ý nghĩa biểu trưng
trừu tượng làm ta liên tưởng tới những ý nghĩa tượng trưng trong triết học
phương đông như trời - tròn, đất - vuông, hay những biểu tượng về tiên rồng
trong văn hóa của người Việt.
58
Không chỉ có nghệ thuật điêu khắc mà kiến trúc, hội họa cũng phát triển
ngôn ngữ của tối giản về khái quát hóa và trừu tượng hóa. Bản thân là một học
viên đang theo học ngành hội họa, trong quá trình học tập và làm việc tôi rất ấn
tượng với “Nghệ Thuật Tối Giản” nói chung và điêu khắc tối giản nói riêng.
Tôi đã từng thể nghiệm ngôn ngữ tối giản trong những tác phẩm của mình và
việc tìm tòi, thể nghiệm ngôn ngữ tạo hình mới đã đưa tôi đến với điêu khắc tối
giản và những hình khối, không gian ba chiều đã cuốn hút, thúc đẩy tôi tìm hiểu
và nghiên cứu. Hội họa - kiến trúc - điêu khắc vốn được gọi chung là nghệ thuật
từ khi hình thành, về sau được các nhà nghiên cứu tách ra và bây giờ dường
như chúng lại đang hòa làm một thể như một số công trình kiến trúc công cộng
lớn thì việc sắp đặt những tác phẩm điêu khắc lớn trong nội - ngoại thất là
không thể thiếu, hay những tác phẩm hội họa, phù điêu trên tường làm tăng giá
trị tinh thần, yếu tố nhân văn cho tổng thể công trình. Không còn thuần túy là
yếu tố công năng của tòa nhà mà con người còn được sống trong môi trường
văn hóa hiện đại luôn hiện hữu.
Tiểu kết:
Chương ba mang tính chất tổng kết về những thành công, hạn chế trong việc
vận dụng ngôn ngữ tối giản vào nghệ thuật điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000
- 2015). Đây có thể nói là một giai đoạn phát triển nở rộ của nền điêu khắc Việt
Nam với sự phong phú về tư duy sáng tác, ngôn ngữ tạo hình phong phú (hiện
thực, trừu tượng, tối giản). Sự đa dạng về chất liệu với nhiều tìm tòi và thể
nghiệm, kết hợp giữa điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt. Gu thẩm mĩ của nghệ sĩ
đã được nâng cao trên mọi phương diện. Bên cạnh đó các nghệ sĩ đã vận dụng
sáng tạo ngôn ngữ tối giản tạo ra một diện mạo mới cho nền nghệ thuật nước
nhà. Bên cạnh đó còn không ít hạn chế do ngôn ngữ nghệ thuật tối giản nên khó
hiểu, khó tiếp cận đối với đa số công chúng. Nhưng nó cũng gợi ra cho người
xem những thắc mắc, tò mò và hứng thú tìm hiểu về một loại hình nghệ thuật
không phải là mới nhưng lạ này. Bên cạnh những thành công và hạn chế của
59
nghệ thuật tối giản tác động đến điêu khắc Việt Nam cá nhân tôi cũng rút ra
những bài học cho mình về việc vận dụng chủ nghĩa tối giản vào sáng tác.
Không có cái gì là tuyệt đối cả việc sử dụng đúng cách sẽ giúp chúng ta có một
công cụ tốt nhưng nếu không hiểu và làm chủ được thì vô tình chúng ta lại bị
lệ hoàn toàn vào nó hoặc tạo ra những thứ phi nghệ thuật.
KẾT LUẬN
60
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật truyền thống có từ lâu đời. Trong nền mĩ
thuật cổ Việt Nam còn lại nhiều những pho tượng đẹp, có giá trị như “tượng
Adida” chùa Phật Tích, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp
hay những mảng phù điêu trang trí trên mái đìnhtất cả làm lên một nghệ thuật
điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc Việt, nó đã trở thành nền tảng vững chắc cho
nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại phát triển.
Tiếp thu tinh thần sáng tạo của cha ông, những lớp nghệ sĩ trẻ đã cho ra đời
nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị, vừa có tính thẩm mỹ vừa mang
tinh thần của thời đại mới. Họ đã khéo léo kết hợp giữa tinh thần dân tộc và
ngôn ngữ tạo hình hiện đại, làm cho tác phẩm điêu khắc có tính thời sự, phản
ánh những vấn đề của cuộc sống con người thông qua những hình khối cụ thể
mà có tính khái quát cao, tạo những ý nghĩa đa chiều cho tác phẩm.
Ngôn ngữ hình khối trong điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015)
phong phú và đa dạng. Nó không đơn thuần miêu tả sự vật sao cho giống với
hiện thực nữa mà đã được trừu tượng hóa thành những hình cụ thể như hình
vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình elip kết hợp với những
khối lồi - khối lõm, khối rỗng - khối đặc, khối thực - khối ảo tạo ra những tác
phẩm điêu khắc tối giản mang tính thẩm mĩ và khái quát; khơi gợi trí tưởng
tượng của người xem cũng như tư duy sáng tạo của người sáng tác.
Nghệ thuật điêu khắc tối giản nói chung thể hiện những khuynh hướng đa
dạng của nghệ thuật. Trong điêu khắc tạo hình, các tác phẩm tối giản về hình,
khối, chất liệu, màu sắc, không gian. nhưng vẫn truyền tải được trọn vẹn
những ý tưởng mới lạ, khái quát mà nghệ sỹ muốn nói.
Nghệ thuật tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, nó có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng
của Chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với Chủ nghĩa hậu Hiện đại và được xem
61
như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như
trong bố cục tác phẩm.
Nghệ thuật tối giản nói chung và điêu khắc tối giản nói riêng ở Việt Nam
được các nghệ sỹ vận dụng sáng tạo linh hoạt ngôn ngữ tạo hình của hình -
khối, sử dụng nhiều chất liệu mới của ngành công nghiệp hiện đại tạo ra những
tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại,
đặc biệt là giai đoạn (2000 - 2015) nghệ thuật điêu khắc có nhiều thành tựu với
nhiều tên tuổi nổi bật như Phan Phương Đông, Đào Châu Hải, Khổng đỗ Tuyền,
Thái Nhật Minh, Hoàng Mai Thiệp.
Mặc dù vậy nhưng khối, hình hay chất liệu mới chỉ là phương tiện, còn từ
những phương tiện vốn có tiếng nói riêng ấy lại tùy thuộc vào từng khả năng
nghệ thuật. Với người nghệ sĩ tài năng thì mọi ẩn dấu trong chất liệu mà sự câm
lặng của khối sẽ được khơi dậy những truyền cảm. Truyền cảm là thần thái của
một tác phẩm. Thần thái của một tác phẩm điêu khắc hoàn toàn không căn cứ
vào lối diễn tả có tính chất liệt kê hay “phiên dịch” sự kiện. Nó đòi hỏi một ước
định bằng mắt với đầy đủ tính năng tinh thần và thẩm mỹ. Những nhà điêu khắc
trẻ của chúng ta đã và đang trên đường tìm được cái thần thái ấy, tạo sắc thái
mới cho nền điêu khắc nước nhà, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vừa có giá
trị xã hội vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
62
Tài liệu sách :
1. Lê Năng An (dịch) (1998), Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình
hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin.
2. Huỳnh Thị Xuân Hạnh (2012), Điêu khắc Thành Phố Hồ Chí Minh
(1975-2010), Nxb văn hoá văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Hiên (2008), Điêu Khắc, Nxb Đại học Sư phạm.
4. Vũ Giáng Hương (chủ biên) (1997), Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb
Mĩ Thuật.
5. Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Phạm Long dịch,
Nxb Mĩ Thuật.
6. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử Mĩ
Thuật và Mĩ Thuật học, Nxb Giáo Dục.
7. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển Mĩ Thuật thế giới, Nxb Văn Hóa Thông
Tin.
8. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển mĩ thuật phổ thông, Nxb Mĩ Thuật.
9. E.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, bản dịch của Lê Sĩ Tuấn (1997),
Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mĩ Thuật.
11. Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
12. Vi Kiến Thành (chủ biên) (2013), Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc
lần thứ 5 (2003-2013), Nxb công ty cổ phần in sách Việt Nam.
13. Trần Hậu Tuấn (2007), Lê Công Thành, Nxb Mĩ Thuật.
14. Trần Hậu Tuấn (1999), Không gian mới điêu khắc đương đại Việt Nam,
Nxb Mĩ Thuật.
63
15. Cynthia freelan (2001), Một số đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Nguyễn
Như Huy dịch, Nxb Tri Thức.
16. Trịnh Quang Vũ (2009), Lược sử Mĩ thuật Việt Nam, Nxb Từ điển Bách
khoa.
17. Khang Việt (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa
Tài liệu tạp chí:
18. Trần Xuân Công (2003), Sự kết hợp của khối tròn và các loại khối khác
trong điêu khắc, Tạp chí nghiên cứu Mĩ Thuật, số 3 (6) - 2003.
19. Nguyễn Ngọc Dũng (2014), Dân tộc và hiện đại trong tác phẩm của
Brancusi, Tạp chí nghiên cứu Mĩ Thuật, số 1 (3) - 2014.
20. Trang Thanh Hiền, Từ triển lãm 5 plus suy nghĩ về điêu khắc đương đại,
tạp chí nghiên cứu Mĩ Thuật số 2 (6) - 2010.
21. Đặng Phong Lan, Điêu khắc ngoài trời Việt Nam suy ngẫm và gợi mở,
Tạp chí nghiên cứu Mĩ Thuật số 4 (12) - 2006. Giới thiệu khái quát điêu
khắc ngoài trời Việt Nam gợi mở và phát triển.
22. Lương Văn Việt (2007), Khối vuông và khối tròn trong điêu khắc, Tạp
chí nghiên cứu Mĩ Thuật, số 2 (22) - 2007.
23. Trang Vũ, Nhìn lại xu hướng tối giản của hội họa và điêu khắc ở Việt
Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 392 (2) -2017
24. Trang Vũ, Thiền trong chuyển của Phan Phương Đông, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, số 376 (10) - 2015.
25. Graham coulter-smith, Từ giải cấu trúc tới định nghĩa lại điêu khắc, Tạp
chí nghiên cứu Mĩ Thuật, số 2 (10),6 - 2016.
26. Ingo Vetter, Điêu khắc công năng, MĩThuật nhiếp ảnh, số 9(51) - 2016.
Tài liệu luận văn:
64
27. Lê Đình Bảo (ĐK-K4), Điêu khắc với ngôn ngữ biểu đạt hiện đại, Luận
văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mĩ Thuật Việt Nam.
28. Hoa Bích Đào (ĐK-K4), Ứng dụng ngôn ngữ tạo hình hiện đại vào sáng
tác điêu khắc, Luận văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mĩ Thuật Việt
Nam.
29. Nguyễn Thị Phương (HH - K38), Chất liệu trong điêu khắc hiện đại,
Khóa luận tốt nghiệp (1994 - 1999), trường đại học Mĩ Thuật Việt Nam.
30. Khổng Đỗ Tuyền (ĐK ), Sự đối thoại và chất liệu trong điêu khắc hiện
đại, Khóa luận tốt nghiệp (2003 - 2008), trường đại học Mĩ Thuật Việt
Nam.
BÙI QUỐC KHÁNH
65
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT TỐI
GIẢN ĐẾN ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
LUẬN VĂN THẠC SỸ MĨ THUẬT
Chuyên ngành: Hội hoạ
Mã số: 60210102
Khoá: 18 (2015 - 2017)
PHẦN PHỤ LỤC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS,TS: Ngô Tuấn Phong
Hà Nội, 2017
MỤC LỤC
PHẦN PHỤ LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MĨ THUẬT VIỆT NAM
66
.
PHỤ LỤC 1
ẢNH MINH HỌA ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG NGHỆ
THUẬT TỐI GIẢN VỀ HÌNH
Nội dung Trang
Phụ lục 1: Ảnh minh họa tác phẩm điêu khắc Việt Nam
ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về hình
(68-73)
Phụ lục 2: Ảnh minh họa tác phẩm điêu khắc Việt Nam
ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về khối.
(74-81)
Phụ lục 3: Ảnh minh họa tác phẩm điêu khắc Việt Nam
ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về chất liệu.
(82-86)
Phụ lục 4: Ảnh minh họa tác phẩm điêu khắc của một số
nghệ sĩ nước ngoài.
(87-89)
67
H.1.1. Phan Phương Đông, “Ánh sáng”, inox.
Nguồn www.thethaovanhoa,vn
H.1.2. Phan Phương Đông, “Luồng sáng”.
Nguồn www.tuoitre.vn
68
H.1.3. Phan Phương Đông, “Hành”, đồng, 52x5x20 cm.
Nguồn sách triển lãm điêu khắc đương đại Việt Nam "không gian mới"
H.1.4. Đào Châu Hải, “Sóng”, sắt hàn,125x35x55 cm, (2010).
Nguồn ảnh chụp
69
H.1.5. Đào Châu Hải, “Không Vô Van và Ballad Biển Đông”, sắt hàn, (2010).
Nguồn www.Daochauhai.blogsport.com
H.1.6. Đào Châu Hải, “Không Vô Can và Ballad Biển Đông”, sắt hàn, (2010).
Nguồn www.Daochauhai.blogsport.com
70
H.1.7. Đào Châu Hải, “Không Vô Can và Ballad Biển Đông”, sắt hàn, (2010).
Nguồn www.Daochauhai.blogsport.com
H.1.8. Đào Châu Hải, “Đêm”.
Nguồn www.Mithuathaiphong.blogsport.com
71
H.1.9. Đào Châu Hải, “Núi”.
Nguồn www.cinet.vn
H.1.10. Nguyễn Minh Luận, “Đầu Trẻ ”.
Nguồn sách triển lãm điêu khắc đương đại Việt Nam "không gian mới"
72
H.1.11. Nguyễn Minh Luận “Vợ Chồng, Tình Yêu ”.
Nguồn sách triển lãm điêu khắc đương đại Việt Nam "không gian mới"
H.1.12. Nguyễn Minh Luận, “Chị Và Em, Phân Nhánh Trầm Bổng”.
Nguồn sách triển lãm điêu khắc đương đại Việt Nam "không gian mới"
73
PHỤ LỤC 2
ẢNH MINH HỌA ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG NGHỆ
THUẬT TỐI GIẢN VỀ KHỐI
H.2.1. Phan Phương Đông, “Đàn”, inox, 60x21x2 cm.
Nguồn www.soi.today
H.2.2. Phan Phương Đông, “Thế”, inox, 34x21x4 cm.
Nguồn www.soi.today
74
H.2.3. Đào Châu Hải, “Đường Hầm”, gạch-xi măng, 30x2,5 m, (2007).
Nguồn www.Daochauhai.blogsport.com
H.2.4. Đào Châu Hải, "Hình Thể 2".
Nguồn www.soi.today
75
H.2.5. Bùi Viết Đoàn,“Sự Tiến Hóa Của Rừng”,
đồng, 210x300x100 cm, (2015). Nguồn ảnh chụp
76
H.2.6. Nguyễn Minh Luận, “Ngóng, Nhập Ngũ”.
Nguồn sách triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1996/2000)
77
H.2.7. Nguyễn Hải Nguyễn, “Hòa 1, Hòa 2 ”, đồng, 24x18x31, 23x24x31,5.
Nguồn ảnh chụp
78
H.2.8. Khổng Đỗ Tuyền, “Chảy”, sắt hàn, 80x98x98 cm, (2015).
Nguồn www.soi.today
H.2.9. Khổng Đỗ Tuyền, “Chuyển Động Ngầm 5”, sắt hàn, (2015).
Nguồn www.soi.today
79
H.2.10. Khổng Đỗ Tuyền, “Sóng”, sắt hàn, 80x98x98 cm, (2015).
Nguồn www.soi.today
H.2.11. Khổng Đỗ Tuyền, “Xoáy”, sắt hàn, 80x98x98 cm, (2015).
Nguồn www.soi.today
80
H.2.12. Khổng Đỗ Tuyền, “Chân Dung”, kim loại, 32x100x25, (2009).
Nguồn www.ashui.com
H.2.13. Lương Văn Việt, “Cửa”.
Nguồn sưu tập internet
81
PHỤ LỤC 3
ẢNH MINH HỌA ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG NGHỆ
THUẬT TỐI GIẢN VỀ CHẤT LIỆU
H.3.1. Trần Văn An, “Lớp Vỏ”, sắt hàn, 2013.
Nguồn www.cinet.vn
H.3.2. Phan Phương Đông, “Giáng”, pha lê, 8x8x22 cm.
Nguồn www.soi.today
82
H.3.3. Phan Phương Đông, “Giao”, pha lê, 29x11x4 cm.
Nguồn www.soi.today
H.3.4. Phan Phương Đông, “Tiến”, pha lê, 6x6x24 cm.
Nguồn www.soi.today
83
H.3.5. Phan Phương Đông, “Thăng”, pha lê, 6x6x24 cm.
Nguồn www.soi.today
H.3.6. Khổng Đỗ Tuyền, “Bên Trong”, sắt hàn, 60x40x22, (2008).
Nguồn ảnh chụp
84
H.3.7. Khổng Đỗ Tuyền, “Nhịp Sóng”, Đá, 130x950x120 cm, (2015).
Nguồn ảnh chụp
85
H.3.8. Lương Văn Trịnh, “Sự Tiếp Nối”, đá - đồng, 330x220x200, (2010).
Nguồn ảnh chụp
H.3.9. Văn Thuyết “Tráng Sĩ ”. Nguồn sách triển lãm điêu khắc đương đại
Việt Nam "không gian mới"
86
PHỤ LỤC 4
ẢNH MINH HỌA TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC TỐI GIẢN
CỦA MỘT SỐ NGHỆ SĨ NƯỚC NGOÀI
H.4.1. Brancusi, “Cột Vô Tận”.
Nguồn www.pixabay.com
H.4.2. Brancusi, “Bàn Im Lặng”.
Nguồn www.pixabay.com
87
H.4.3. Lewitt, “12345”.
Nguồn www.soi.today
H.4.4. Robert Morris, “No Name”.
Nguồn www.soi.today
88
H.4.5. Carl Andre, "Lối Đi Của Venus ".
Nguồn www.soi.today
H.4.6. Donald judd, "Blue".
Nguồn www.soi.today
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_anh_huong_cua_nghe_thuat_toi_gian_den_dieu_khac_viet_nam_giai_doan_2000_2015_3236_2075341.pdf