Luận văn Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh

Những nét tạo hình chuyển biến trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh cho thấy việc định phong cách của Van Gogh là rất nhiều. Qua những tác phẩm tĩnh vật cho thấy những khai thác, biến đổi trong biểu đạt các hình thức khác nhau trong các giai đoạn sáng tác của VanGogh. Đó là sự thay đổi cái nhìn của chính tác giả đối với sự vật xung quanh mình. Chuyển biến phong cách tạo hình từ màu sắc, đường nét, chất cảm trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh cho thấy nét đặc trưng tiêu biểu ở mỗi thời kì sáng tác của ông được thể hiện rõ trong việc thể nghiệm những yếu tố tạo hình theo cách đặc biệt và sáng tạo. Qua sự chuyển biến về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vangogh, ta thấy được những nhận thức mới về sự thay đổi của đường nét xúc cảm tạo hình lột tả những nội tâm sâu kín, mãnh liệt ngày một mạnh mẽ của ông

pdf67 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp cạnh nhau và được đặt chông chênh trong không gian nền nâu thẫm. Những nếp gấp bám bùn, nhàu nát chứng tỏ cho việc được sử dụng rất nhiều lần với công việc đồng ruộng, nặng nhọc. Những chiếc giày được đặc tả với nhiều trạng thái khác nhau, có chiếc bị thít dây chặt, chiếc cổ giày dựng đứng, ngược lại có chiếc thì úp ngược dựa vào một chiếc giày khác dây được nới lỏng và bẻ gập mở rộng phần cổ như thể sẵn sàng cho việc được sử dụng thêm lần nữa tạo nên cảm giác vừa xung đột vừa bổ sung giữa các thái cực trong cùng các chiếc giày. Phần ánh sáng phía sau những đôi giày đối lập với phần màu nâu đen tối nhất phải chăng biểu thị sự lạc quan về cuộc sống của những người nông dân sau những ngày lao động vất vả. Nhà mỹ học người Đức nổi tiếng Martin Heideger từng nhận xét về tác phẩm này:” Đôi giày tràn ngập sự xao xuyến ko thở than, niềm tin của người nông dân vào thực phẩm vào cuộc sống” Lớp nền của tác phẩm này được ông dùng nhiều vết quệt bút ngắn tạo ra những đường nét không gian chạy khắp nền. Sự chuyển động của các hình khối của dòng chảy các nét bút, các nét cọ ngắn chất chồng lên nhau tạo không gian sống động đa chiều. Ánh sáng luôn hướng về phía không gian đằng sau chiếc giày, cuốn người xem theo nỗi trăn trở vào nền đen sâu thẳm. Đây là bước tiến mạnh mẽ khi ông sử dụng nét gạch ngắn ứng dụng từ đường nét khắc gỗ trong tranh ngày càng rõ rệt. Có thể thấy với việc miêu tả đôi giày đầy sự mệt mỏi, nặng nề qua bức tranh tĩnh vật bằng những nét bút đứt, vạch in hằn trên toan đem lại cho người xem cái nhìn mới. Một câu chuyện ông kể về tầng lớp nông dân không lời. Nếu trước đây ở những tác phẩm “Những người ăn khoai” (1885) hay 32 “Những cánh đồng lúa mì” (1885) người nông dân được miêu tả qua cảnh sinh hoạt thì ở đôi giày lại chính là vật dụng mang theo thường ngày họ sử dụng để lao động gợi nên sự mòn mòi trông chờ, nỗi tuyệt vọng cùng cực của người nông dân Paris lúc bấy giờ về xã hội đầy biến cố.. Qua tình thái của đường nét tranh khắc gỗ kết hợp với tông màu nâu đất yêu thích của Van Gogh ở các tác phẩm, ông đã cho thấy sự thành công mới trong việc thể hiện một hình tượng của riêng mình bằng phong cách lập trường ông đã theo đuổi. Tại xưởng vẽ của Fernand Cormon, Vangogh được gặp gỡ: Émile Bernard, Louis Anquetin, Henri de Touse – Lautree (1864 – 1901) , John Peter Pussell.. là những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng. Bên cạnh đó, ông thường lui tới phòng triển lãm các tác phẩm của Paul Cézanne để nghiên cứu, từ đây Vangogh được học hỏi và chiêm ngưỡng cách làm việc và các tác phẩm của họa sĩ Ấn tượng. Và thực sự ảnh hưởng màu sắc bổ túc tươi sáng của các họa sĩ Ấn tượng vào tác phẩm của mình. Thời kì này, phong cách hội họa của Vicent Van Gogh nhấn mạnh yếu tố màu sắc tương phản - bao gồm cả màu xanh và màu da cam và việc thể hiện các mảng khối bằng các đường nét ngắn, thô ngày càng rõ ràng trong các tác phẩm tĩnh vật. Đã có một sự thay đổi dần dần từ tâm trạng u sầu của tác phẩm của ông ở Hà Lan đến một cách tiếp cận sâu sắc hơn và biểu cảm hơn khi ông bắt đầu khám phá màu sắc tươi sáng hơn vào các tác phẩm của mình. Ông đã vẽ rất nhiều bức tranh tĩnh vật và thử nghiệm màu sắc, ánh sáng và kỹ thuật mà ông đã học được từ nhiều nghệ sĩ Ấn tượng và Tân Ấn tượng. Trong thư tín của Van Gogh với Theo, ông cho rằng:“Thể hiện tình yêu của đôi tình nhân bằng sự hòa hợp của hai yếu tố bổ sung, bằng sự hỗn hợp và đối nghịch của chúng, bằng sự rung động bí ẩn của những sắc độ gần nhau. Thể hiện tư tưởng rạng rỡ của một sắc độ sáng trên nền sẫm.. đó không 33 phải là bề ngoài lừa bịp có tính hiện thực, nhưng đó không phải một điều có thật hay sao?” [ 2] Tác phẩm tĩnh vật “Táo, thịt và ổ bánh mì” – 1886 thuộc bảo tàng Rijksmuseum Kröller-Müller, Otterlo đã cho thấy bước đột phá qua việc ứng dụng bảng màu bổ túc giữa vàng cam, nâu và xanh lá cây của hội họa Ấn tượng kết hợp với chiều hướng nét bút ngắn, dầy trên toan vào tranh của Van Gogh. Trong không gian nền đen đặc, nổi bật lên hình ảnh những thực phẩm được đặt trên bàn được sắp xếp không theo trật tự, bố cục nhất định của hàn lâm cổ điển nữa. Ánh sáng cổ điển vẫn được sử dụng chiếu hắt từ phía trên chếch xuống tạo nên những bóng đổ ngắn. Màu sắc giữa xanh lá của cây cần tây được đặt giữa miếng thịt, chiếc bánh mì và rổ táo tạo nên tương phản làm nổi bật các tĩnh vật. Chỉ bằng những đường nét cọ ngắn, dầy thô, Van Gogh đã diễn tả được những tính chất sự héo úa của cây hành tây, bề mặt khô cứng của chiếc bánh mì, các chuyển sắc của thớ thịt theo ánh sáng theo cách của riêng mình. Ở đó, các tĩnh vật như đang được chuyển động từ chính sâu bên trong. Tuy đã cải thiện được bảng màu và thể hiện kĩ thuật sơn dầu theo hướng mới, những tông màu chủ đạo vẫn mang hơi hướng nặng nề, trầm sắc so với hội họa Ấn tượng, vì vậy Van Gogh vẫn không được giới hội họa bấy giờ đánh giá cao. Trong một thư tín, Van Gogh từng nói: “Đôi khi vì nhầm lẫn mà người ta tìm ra lối đi. Nào, hãy trả thù việc đó bằng cách vẽ khu vườn của bạn y như bạn thấy hay cái gì bạn thích. Trong bất cứ trường hợp nào, tìm kiếm cái đặc biệt cái thanh tao trong cái hình diện cũng là điều tốt, và các khảo họa của bạn tượng trưng sự cố gắng, tức là cái gì, khác hơn thời gian uổng phí. Biết cách chia một bức tranh như vậy thành những bình diện chằng chịt, tìm ra các đường, các hình thể tương phản, đó là kĩ thuật, là mánh khóe nếu bạn muốn, nhưng tóm lại đó là dấu hiệu(chứng tỏ rằng) bạn đi sâu vào nghề nghiệp và như vậy là điều tốt. Dù hội họa đáng ghét 34 và làm bận lòng thế nào đi nữa ở thời đại của chúng ta, người nào đã chọn nghề này cũng là người biết nghĩa vụ, vững vàng và trung thành, nếu anh ta cũng cứ hành nghề một cách nhiệt thành. Đôi khi xã hội làm cho cuộc sống chúng ta thật cực lòng, và cũng vì thế mà chúng ta bất lực và công việc của chúng ta không hoàn hảo.”[ 2;tr 280]. Điều này thể hiện sự phản kháng của chính Van Gogh đối với những quan điểm hội họa đương thời, ông cho rằng, nghệ thuật chính là ở chỗ ông cảm nhận được bằng cái ông thấy, và thể hiện nó theo cách của riêng mình mà không cần theo quy tắc nhất định. Với ông, việc chinh phục trong việc thử nghiệm vẽ các mẫu tĩnh vật bằng nhiều cách chính là thử thách của riêng mình. Vào năm 1887, Ông đến Asnieres gặp Paul Signac (1863 – 1935) thuộc trường phái Tân ấn tượng Pháp, phát triển nghệ thuật chấm màu - phương pháp không pha màu trực tiếp mà đem các nét điểm màu đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả tổng hợp màu. Cũng trong thời gian này, ông đã hiểu ra nhiều vấn đề trong bảng màu của mình và sáng tác một số bức tĩnh vật ở đây cùng với họa sĩ Emile Bernard. Tiêu biểu là tác phẩm “Hoa hướng dương và lọ”- 1887 được ông sáng tác trong thời gian này đã cho thấy một thử nghiệm của ông về nghệ thuật chấm màu của Paul Signac. Trong tranh Van Gogh vẫn sử dụng bảng màu bổ túc giữa vàng, xanh cô ban và xanh lục tạo. Nét vẽ của bút lau sậy gây hiệu quả tinh tế với những nét cọ vạch ngắn biểu hiện bút pháp mạnh mẽ gây ấn tượng mạnh cho tác phẩm. Khoảng không gian nền trống dường như chẳng có động thái gì đáng nói, nhưng vì dùng đường nét ngắn thô từ bút lau sậy tạo thành sắc điệu tối làm tăng thêm sức sống mãnh liệt cho tác phẩm.Việc sử dụng những đường nét khắc vạch được ông tận dụng triệt để tạo nên chiều hướng không gian hút sâu vào lọ hoa hướng dương. Phía sau nền, Van Gogh sử dụng những điểm chấm vàng nổi để tạo nên không gian phía sau thoát hẳn lối kể tả tĩnh vật trên không gian trầm tối, 35 đen u ám của thời kì cổ điển trước đó. Điều này đã đặt nền móng mới cho việc định hình phong cách đỉnh cao của ông sau này. Từ đây đã cho thấy những biến đổi về thế giới quan của Van Gogh đối với nghệ thuật, trong một thư tín khác Van Gogh gửi cho người bạn Paul Signac: “ Hãy nói với Seurat rằng tôi sẽ thất vọng nếu hình vẽ của tôi đẹp, nói với anh ta rằng tôi không muốn chúng đúng theo kiểu kinh viện, rằng tôi muốn nói là nếu người ta chụp hình của một người xới đất, chắc chắn anh ta không xới đất. Nói với anh ra rằng tôi thấy hình vẽ của Michel Ange là tuyệt vời, dầu rằng cẳng chân nhất định là quá dàu, hông và đùi quá lớn. Nói với anh ta rằng, theo tôi thấy, về điểm đó, Millet và Lhermite là những họa sĩ đích thực, bởi vì họ không vẽ sự vật y như chúng có mặt, theo một sự phân tích tỉ mỉ và khô khan, mà theo như họ cảm thấy. Nói với anh ta rằng, ý định của tôi là học cách tạp ra những cái không chính xác như vậy, những cái bất thường như vậy, những cái tu chỉnh và thay đổi thực tế như vậy, để từ đó thoát ra những điều dối tra, nếu người ta muốn gọi như vậy, nhưng thật hơn là thực tế. Màu tự nó biểu lộ một cái gì đó, ta không thể làm ngơ và phải lợi dụng điều đó; cái gì đẹp, thật sự đẹp, thì cũng thật” [2; tr283]. Điều này đã khẳng định những quan điểm nghê thuật của Van Gogh đã gần hơn với nghệ thuật Ấn tượng. Ông bác bỏ, sự mô tả thực tế theo đúng lối kinh viện khô cứng. Từ đây đã cho thấy phong cách Ấn tượng của ông trong giai đoạn này với việc sử dụng tông màu bổ túc đỏ cam, xanh cô ban và xanh lục ngọc kết hợp tạo nên tương phản chói gắt, cho thấy nội tâm dữ dội bên trong họa sĩ. Bên cạnh đó, qua học hỏi từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, Van Gogh đã sáng tạo những nét bút khắc vạch, ngắn dầy có hướng mang sức mạnh ẩn chứa nội lực của riêng mình tạo nên phong cách riêng biệt trong tranh Van Gogh. 36 2.3 Phong cách hậu ấn tượng giai đoạn từ 1888 đến 1890 Tháng 2 năm 1888, không ưa cuộc sống hối hả ở Paris, ông rời đến thị trấn nhỏ Arles, ở Provence. Ngược lại với các tác phẩm đa dạng và thử nghiệm của Paris năm, bức tranh Van Gogh tạo ra ở Arles thể hiện tính nhất quán phong cách rõ ràng hơn. Van Gogh cho thấy việc đổi mới trong cách làm việc nghệ thuật với thiên nhiên, ông thường xuyên vẽ ngoài trời, ghi lại cảnh quan nở hoa ánh sáng đầy nắng mùa xuân ở Provence. Một loạt các sắc màu vàng và độ sáng và mật độ màu sắc trong suốt bức tranh gợi lên ánh mặt trời rực lửa của mùa hè trên vùng đất màu mỡ kết hợp với những đường nét khắc vạch cuộn xoáy đã làm nên phong cách đỉnh cao của ông. Điều này đã cho thấy những nỗ lực của Van Gogh trong nghiên cứu và chinh phục hình khối vạn vật trong thiên nhiên bằng hội họa. Từ đây ông đã khẳng định phong cách cá nhân của mình trong các họa sĩ ấn tượng, tìm ra con đường thể hiện thiên nhiên, ánh sáng cảnh vật bằng đường nét khắc gỗ cuộn trào, kết hợp với sử lý màu bổ túc. Với ông “ Lúc đầu, thiên nhiên luôn luôn chóng lại người vẽ, nhưng người nào thật sự coi trọng công việc sẽ không để mình lạc hướng, bởi vì, ngược lại, sự đối kháng đó là một chất kích thích để chiến thắng vinh quang hơn, và thật ra thiên nhiên và họa sĩ chân thành đồng ý với nhau. Nhưng thiên nhiên quả là “không thể xâm phạm” được tuy rằng ta phải tấn công một cách kiên quyết. Sau một thời gian, cuối cùng thiên nhiên sẽ nhượng bộ và trở lên ngoan ngoãn. Không phải là tôi thấy mình đã đạt tới chuyện đó tôi ít tin tưởng chuyện đó hơn ai hết, nhưng chuyện đó đã bắt đầu chuyển động” [2] Giai đoạn này, bên cạnh việc sử dụng những đường nét, màu sắc trong tranh tĩnh vật, thì đề tài tĩnh vật méo mó không theo quy tắc của Van Gogh cũng cho thấy những giá trị nghệ thuật biểu hiện cảm xúc nội lực 37 được đẩy đến trạng thái cực đoan bên trong của tác giả từ chính những mẫu vật vô tri. Đặc biệt phải kể đến các tĩnh vật “Hoa hướng dương” sáng tác năm 1888 của Van Gogh. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Van Gogh trong nền nghệ thuật hội họa Hậu Ấn tượng. Đề tài hoa hướng dương được Van Gogh vẽ rất nhiều ở các trạng thái khác nhau với các cách thể hiện riêng, đôi khi các phiên bản khác nhau chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ dù vẫn giữ nguyên bố cục ban đầu. Tác phẩm này được thiết kế để trang trí cho căn phòng được dành riêng cho Gauguin tại "Nhà màu vàng", studio và căn hộ của ông ở Arles. Những bông hoa hướng dương vàng héo úa được mô tả với nhiều hình dáng trong cùng một bố cục nổi bật trên nền xanh lục bảo. Van Gogh đã sử dụng sắc độ của màu vàng để thể hiện toàn bộ quá trình lụi tàn của hoa hướng dương, từ khi nở màu vàng nhạt đến hoa héo và chết đi trong màu u sầu, buồn bã. Trong đó, việc sử dụng đường chân trời làm dải phân cách giữa hai lớp nền phẳng là một điều đáng chú ý trong việc thể hiện không gian ý niệm trong tranh của ông tạo nên sự sống động mới mẻ trong tác phẩm của ông. Van Gogh đã viết cho em trai mình Theo Tháng Tám năm 1888, “Anh sẽ rất khó khăn khi phải vẽ tranh với việc không được chào đón ở đây, điều đó sẽ không làm em ngạc nhiên khi bạn biết rằng anh vẫn đang vẽ một số bức tranh hoa hướng dương. Và anh sẽ thực hiện ý tưởng này bằng nhiều phiên bản liên tục. Vì vậy, toàn bộ các tác phẩm điều sẽ là một bản giao hưởng màu xanh và màu vàng. Anh đang làm việc đó mỗi sáng từ lúc mặt trời mọc, vì những bông hoa héo tàn dần. Bây giờ anh đang vẽ lại bức hoa hướng dương thứ tư. Con thứ tư này là một bó hoa 14 hoa hồng ... nó mang lại một hiệu ứng kỳ lạ.” Dường như, việc thể hiện quá trình từ khi còn tươi đến khi héo úa, tàn lui của hoa hướng dương cho thấy nội tâm khắc khoải chờ đợi của Van Gogh với người bạn Paul Gauguin. 38 Một tác phẩm tĩnh vật khác, cho thấy sự khám phá hội họa mới là bức: “Phòng ngủ ở Arles” - 1888 của Van Gogh mô tả căn phòng đón tiếp Paul Gauguin của ông tại số 2 Place Lamartine, Arles, hay còn gọi là “Nhà vàng”. Tác phẩm này được vẽ khi ông đang ở nhà thương điên St. Remy. Trong tranh, những tĩnh vật được ông mô tả một cách tỉ mỉ, chi tiết. Nhìn vào căn phòng, có một giường bên phải. Dọc theo bức tường bên phải là một chiếc ghế, bên cạnh là một chiếc bàn có những bình nước và căn phòng có cửa sổ nhìn ra đường phố. Bức tường bên trái có một chiếc ghế và cửa vào phòng ngủ. Các bức tranh được treo hầu khắp trên các bức tường của căn phòng. Phòng ngủ ở Arles cho thấy kiến thức của Van Gogh về lý thuyết màu sắc với cam với màu xanh dương, và màu đỏ và xanh lá cây. Lấy cảm hứng từ những bản in của Nhật Bản mà Van Gogh nghiên cứu, ông đã bỏ qua bóng tối từ hình ảnh.Sự thiếu bóng, cùng với quan điểm méo mó, làm cho một số vật thể dường như rơi xuống hoặc không ổn định. Đây không phải là kết quả của việc làm việc nhanh hoặc thiếu kỹ năng. Kết quả của góc nhìn theo trí tưởng tượng của Van Gogh khiến cho những đồ nội thất không thẳng hàng thẳng đứng mà có chiều hướng nghiêng ngả tạo nên một thế giới quan hoàn toàn mới cho nghệ thuật hội họa sau này. Việc sử dụng những màu sắc đậm tươi sáng và sống động để miêu tả các tĩnh vật trong tranh theo một góc cảnh rộng của ông đã chứng tỏ sự giải phóng khỏi bảng màu và các bức tranh hiện thực của truyền thống nghệ thuật Hà Lan. Ông đã vẽ về chủ đề, màu sắc, và sự sắp xếp của tác phẩm này, viết nhiều lá thư cho Theo về nó, “Lần này chỉ đơn giản là phòng ngủ của anh, chỉ ở đây màu sắc là làm tất cả mọi thứ, và bằng cách đơn giản hoá nó một phong cách sang trọng hơn. Gợi ý với em đây là một góc của phòng ngủ chung của anh và người bạn thân. Nhưng nó được vẽ theo góc từ trên cao nhìn xuống, hoặc đúng hơn là trí tưởng 39 tượng của anh.” Trong khi những màu vàng nhạt và màu xanh có thể dường như tạo nên một cảm giác lo lắng thì màu sắc tươi sáng cho thấy suy tư về một ngày hè nắng, gợi lên như cảm giác ấm áp và bình tĩnh, như Van Gogh dự định. Sự diễn giải cá nhân về các tĩnh vật trong khung cảnh thể hiện những cảm xúc và ký ức đặc biệt thúc đẩy sáng tác và tạo nên bảng màu mới là một đóng góp lớn cho hội họa hiện đại. Tác phẩm “Hoa diên vĩ” ra đời năm 1889, là một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Van Gogh. Tác phẩm ghi đậm dấu ấn nghệ thuật của một tinh thần sáng tạo mạnh mẽ mà chính ông khi điều trị tại nhà thương Saint Paul - de – Mausole, miền Nam nước Pháp trong 2 năm cuối đời. Có lẽ việc ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khiến tác phẩm tĩnh vật “Hoa diên vĩ” khác hẳn với đa số tác phẩm đương thời. Trong tranh, những bông hoa diên vĩ được vẽ bằng những nét cọ dày ngắn, thô tạo nên vẻ mạnh mẽ hoang dã. Có thể thấy rằng, bố cục của hoa diên vĩ tương tự tác phẩm “Hoa hướng dương” trước đó. Bằng cách kết hợp tương phản giữa sắc màu tím của hoa diên vĩ nổi bật trên tông màu vàng chanh tạo nên hiệu quả bổ sung tương phản mạnh mẽ. Những đường nét méo mó, căng thẳng của hoa diên vĩ đối lập với sự tĩnh lặng của mặt phẳng nền. Việc sử dụng đường chân trời để phân tách nền đã mở ra không gian tưởng tượng rộng lớn trong bức tranh. Lúc đang vẽ, Vicent Van Gogh viết thư cho Theo, nói rằng ông muốn vẽ những bức tranh tỏa sinh khí sống động như kiệt tác của Delacroix “bằng cách kết hợp những cặp màu tương phản, khi đan xen, khi đối chọi” và ông đã làm được bằng những vết bút tách bạch, mỗi nét là một nguyên sắc nằm cạnh nhau, không pha trộn, tự tạo cường lực của cả nét bút lẫn màu. Những nét cọ phóng khoáng đã trở thành phong cách tạo hình riêng biệt của Van Gogh. Không còn chau chuốt như nghệ thuật cổ điển, các nét 40 phác mạnh mẽ như giải phóng ông khỏi sự kiềm tỏa, mà bộc lộ ra sự tự do, để biểu thị các cung bậc thăng trầm của cảm xúc. Van Gogh tiếp tục thay đổi khả năng biểu cảm của sự tương phản bổ sung khi ông chuyển từ chủ đề hoa diên vĩ sang đến chủ đề hoa hồng nhẹ nhàng hơn. Một lần nữa sự kết hợp tuyệt vời giữa đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản và màu sắc của chủ nghĩa Ấn tượng đã làm nên thành công cho tác phẩm này. Từ sự muốn bứt phá ra khỏi không gian ngột ngạt của khuôn viên tại nhà thương điên, Van Gogh đã nhận ra vẻ đẹp của những bông hồng đặc trưng cho vùng Nam nước Pháp. Trong tác phẩm tĩnh vật “Hoa hồng và lọ” sáng tác năm 1890, đây cũng là một trong những tác phẩm tĩnh vật cuối đời của ông, Van Gogh khám phá và mở rộng bảng màu bổ túc của mình, màu sắc tương phản giữa hồng và xanh lá cây. Trong bức tranh tranh này, ông thể hiện việc sử dụng lý thuyết màu sắc, bằng những sắc độ sáng nhẹ bổ túc không còn gay gắt như những thời kì trước đó và không làm mất đi sự sống động của tĩnh vật bằng cách cường điệu đường nét bút mềm mại nhất cho mẫu vật hoa màu hồng trên nền xanh. Đặc biệt hơn, ở đây, khi ông mở rộng bảng màu của mình khi pha thêm các màu bổ túc với màu trắng, với mục đích tạo ra sự tinh tế hơn, đã tạo nên hiệu quả mãn nhãn giữa sự tương phản nhẹ nhàng giữa màu hồng nhạt và màu xanh lục nhạt gợi nên sự thanh thoát lạ thường trong tác phẩm này. Van Gogh đã khám phá các phương án khác nhau để làm nền cho bức tranh này. Để đảm bảo sự hòa hợp giữa không gian nền và tĩnh vật, ông đưa một cành hoa đặt vào đường chân trời, điều này ông khá giống với việc sử lý không gian bố cục trong tác phẩm tĩnh vật hoa diên vĩ sáng tác trước đó. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1890, Van Gogh đã viết về tác phẩm này trong bức thư cuối cùng của ông gửi cho Theo từ Provence - với sự tự mãn của mình: “Anh vừa hoàn thành bức tranh hoa hồng màu hồng này với nền xanh lá 41 cây trong một bình hoa màu xanh lá cây và anh cảm thấy thật thanh thản, bởi những nét cọ gọn gàng và hòa quyện trong tranh theo cách rất hợp lý.” Qua đó có thể thấy bảng màu tương phản của Van Gogh khá phong phú và biến thiên nhiều lần, nhưng căn bản vẫn gồm màu đỏ son, màu cánh sen, xanh dương đậm, ngọc bích và màu xanh lá cây để biểu đạt cảm xúc đầy kịch tính trong tranh của ông. Việc kết hợp các nét màu quay cuồng tương phản dữ dội tương phản với không gian nền tạo nên liên kết giữa nội lực tinh thần của ông với tĩnh vật. Bằng các yếu tố tạo hình trong tranh không theo quy luật hay công thức nhất định, Van Gogh đã làm nên tinh thần duy mỹ cho các tĩnh vật tưởng chừng vô tri vô giác. Điều này, là một trong những điều đã khẳng định phong cách đỉnh cao nghệ thuật Hậu Ấn tượng của ông. Qua sự trình bày các vấn đề ở chương hai, có thể hệ thống sự chuyển biến về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh như sau: STT Sự biến chuyển phong cách sáng tác của Van Gogh Đặc điểm Nhận xét 1 Phong cách cổ điển (từ 1880 đến 1885) - Thời gian đầu học tập lối vẽ màu sắc và bố cục, ánh sáng, không gian, đường nét các bậc thầy cổ điển trong thời gian. - Về sau, khi ông tìm tòi và thử nghiệm phối màu các cặp bổ túc đỏ - xanh Giai đoạn tuy có những thử nghiệm nhưng Van Gogh bứt phá ra khỏi việc ảnh hưởng bởi lối kể tả tĩnh vật giữa không gian đen đặc, ánh sáng nhảy nhót trên nền các mẫu vật của nghệ thuật cổ điển. Hiệu quả màu sắc bổ túc trong tranh không cao do ông 42 vào các tác phẩm và học tập tranh khắc gỗ Nhật Bản tạo nên những biến đổi về đường nét, bố cục đã làm nên hiệu quả mới cho tác phẩm. chỉ thử nghiệm pha thêm các màu bổ túc với tông nâu vàng nên ko gây bật được tương phản mạnh mẽ. Tuy vậy điều này làm nên nền tảng cho thời kì nghệ thuật của Van Gogh sau đó. 2 Phong cách Ấn tượng (từ 1886 đến 1887) - Sử dụng tông màu bổ túc đỏ cam, xanh cô ban và xanh lục ngọc kết hợp tạo nên tương phản chói gắt. - Qua học hỏi từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, Van Gogh đã sáng tạo những nét bút khắc vạch, ngắn dầy có hướng mang sức mạnh ẩn chứa nội lực của riêng mình. Giai đoạn này ông đã bác bỏ lối kinh viện của nghệ thuật cổ điển. và định hình phong cách riêng mình. 3 Phong cách Hậu Ấn tượng (từ 1888 đến 1889) - Giai đoạn này cho thấy việc mở rộng trong bảng màu thêm tím - vàng, màu hồng - xanh pha trắng tạo nên hiệu quả vừa bổ túc vừa hài hòa. -Những hiệu quả mới của những đường nét cuộn xoáy tạo nên kịch tính Qua đó có thể thấy bảng màu tương phản của Van Gogh khá phong phú và biến thiên nhiều lần, nhưng căn bản vẫn gồm màu đỏ son, màu cánh sen, xanh dương đậm, ngọc bích và màu xanh lá cây để biểu đạt cảm xúc đầy kịch tính trong tranh của ông. 43 trong tranh. -Dòng kẻ phân chia không gian học tập từ tranh khắc gỗ Nhật Bản. Tạo nên không gian rộng hơn. Tiểu kết Chương 2 nghiên cứu về sự chuyển biến về chất cảm, màu sắc, không gian, ánh sáng, đường nét đó là những yếu tố quyết định phong cách tạo hình trong tranh của Vangogh. Thông qua đó, tác giả đã thể hiện được những quan điểm của mình về sự vật hiện tượng. Có thể thấy được sự chuyển biến rõ nét về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vangogh qua các thời kì sáng tác trong cuộc đời ông. Từ thời kì đầu khi ông ở.. Các tác phẩm tĩnh vật của ông được vẽ theo một chủ đề ở các thời kì thường được Van Gogh nghiên cứu và vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần ở mỗi góc độ, thế dáng hoặc chăng chỉ chi tiết nhỏ khác nhau tạo thành những se ri tranh trong quá trình sáng tác từ 1885 đến 1890 như tĩnh vật giày, hoa hướng dương, hoa hồng ... qua chuỗi các seri trong tranh cũng cho thấy những nét biến chuyển được hình thành, được hoàn thiện tạo nên phong cách tạo hình của ông. Ở thời kì đầu sáng tác, các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh được vẽ theo lối hàn lâm cổ điển, mô tả những sự vật bằng tông màu vàng nâu, ánh sáng chiếu rọi vào sự vật từ một hướng trên không gian nâu tối, ảm đạm. Sau đó cùng với sự thử nghiệm của cặp màu bổ túc, và nghiên cứu các tác phẩm tranh khắc gỗ đã dần chuyển biến từ phong cách cổ điển sang phong cách Ấn tượng. Cùng với việc học tập họa phái điểm chấm đã khiến Van Gogh hoàn toàn bứt ra khỏi tông màu ảm đạm, lối tả thông 44 thường của chủ nghĩa cổ điển làm định hình phong cách đỉnh cao. Ở thời kì tiếp theo, Vicent Van Gogh dần định hình phong cách đỉnh cao của mình khi ông mở rộng bảng màu bổ túc, kết hợp với những nét bút cuộn xoáy tạo nên những tâm điểm trong suy niệm của ông qua các tác phẩm tĩnh vật. Và việc biểu hiện yếu tố nội tâm qua yếu tố tạo hình là một điều trước đó chưa họa sĩ nào làm được. Điều này chính là nền tảng cho chủ nghĩa nghệ thuật Biểu hiện sau này. Qua các tác phẩm tĩnh vật ở các thời kì đã cho thấy những biến chuyển trong phong cách tạo hình của Van Gogh kể từ khi ông mới bước chân vào hội họa rồi định hình tạo nên phong cách đỉnh cao nhất của ông. Từ đó cũng cho thấy những quan điểm, những tác động của cuộc sống, những người bạn xung quanh Van Gogh đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của ông qua mỗi thời kì. Sự chuyển biến trong phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm tĩnh vật đã cho thấy những những bước chân tìm tòi và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Van Gogh trong việc khám phá thiên nhiên qua lăng kính nghệ thuật hội họa. Sự kết hợp giữa hai bút pháp nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật phương Đông đã cho thấy cái “thần”, cái “hồn” của tự nhiên, của cuộc sống qua những mẫu tĩnh vật vô hồn. Thông qua đó thể hiện những sắc thái tâm trạng đi từ ảm đạm đến dữ dội rồi giải thoát ra khỏi cuộc sống bế tắc của Van Gogh. 45 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH TẠO HÌNH TRANH TĨNH VẬT CỦA VAN GOGH QUA CÁC THỜI KỲ CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN 3.1 Nhận xét về sự biến chuyển phong cách tạo hình của Van Gogh qua các tác phẩm tranh tĩnh vật Trong những giai đoạn đầu sáng tác, Van Gogh chịu ảnh hưởng rất mạnh của các bậc thầy cổ điển và các họa sĩ hiện thực Hà Lan. Các tác phẩm tĩnh vật được thể hiện theo không gian xa gần của lối vẽ hàn lâm, màu sắc chỉ sử dụng bảng màu vàng nâu ảm đảm, các khối được đặc tả bằng cách vờn bóng, vờn màu để tạo ánh sáng trong không gian. Đến giai đoạn sau đó, vào những năm 1885, Van Gogh đã thử nghiệm khám phá việc sử dụng màu sắc bổ túc và đường nét trong tranh khắc gỗ Nhật Bản vào trong tranh, mặc dù vậy việc pha trộn thêm màu bổ túc với màu nâu vàng vốn có không gây hiệu quả mạnh và nổi bật tương phản giữa các tĩnh vật mà tạo nên sự hài hòa trong tranh. Tuy việc sử dụng gam màu bổ túc mới là thử nghiệm, chưa tách bạch với màu sắc vàng nâu ảm đạm, đường nét khắc gỗ mới chỉ được sử dụng áp dụng để tạo nên nét cọ mảnh ngắn để vờn nhưng đây cũng là một bước đánh dấu cho bước khởi đầu tiến gần hơn đến với phong cách nghệ thuật Ấn tượng ngay sau đó. Sang đến giai đoạn sau đó, Van Gogh đã gặp gỡ rất nhiều các họa sĩ Ấn tượng và học tập ở họ trong việc thực sự mở rộng bảng màu rực rỡ trong tranh. Ông dần bác bỏ, sự mô tả thực tế theo đúng lối kinh viện khô cứng. Trong giai đoạn này, Vangogh sử dụng tông màu bổ túc đơn sắc đỏ cam, xanh cô ban và xanh lục ngọc kết hợp tạo nên tương phản chói gắt, để thể hiện nội tâm dữ dội bên trong họa sĩ. Bên cạnh đó, đường nét bút sử dụng từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, được ông sáng tạo và ứng dụng vào hình và nền của 46 bức tranh. Các nét bút khắc vạch, ngắn dầy có hướng mang sức mạnh ẩn chứa nội lực của riêng mình đã tạo nên phong cách khác biệt của Van Gogh với các họa sĩ Ấn tượng khác. Sang đến thời kì đỉnh cao, bảng màu của Van Gogh ngày càng mở rộng và khá phong phú, biến thiên nhiều lần mà không theo những quy tắc nhất định, nhưng căn bản vẫn gồm màu đỏ son, màu cánh sen, xanh dương đậm, ngọc bích và màu xanh lá cây, tím , vàng chanh để biểu đạt những đối lập, kịch tính trong tranh của ông. Đặc biệt là gam màu bổ túc hồng và xanh lục lá được ông pha thêm màu trắng được thể hiện trong tác phẩm tĩnh vật về Hoa hồng của ông ở cuối đời, trước khi ông tự kết liễu cuộc sống của mình. Gam màu này đã cho thấy những hi vọng và sự thỏa mái, vượt thoát hiếm thấy trong tranh Van Gogh. Cùng với đó, các đường nét khắc vạch ngắn dần hướng tâm cuộn xoáy và quay cuồng dữ dội đã đẩy lên cao trào cho những bế tắc và tương phản với không gian nền phẳng tạo nên liên kết giữa nội lực tinh thần của ông với tĩnh vật. Bằng các yếu tố tạo hình trong tranh không theo quy luật hay công thức nhất định, Van Gogh đã làm nên tinh thần duy mỹ cho các tĩnh vật tưởng chừng vô tri vô giác. Qua các tác phẩm tĩnh vật của Vicen Van Gogh đã nghiên cứu cho thấy sự biến chuyển phong cách tạo hình của Van Gogh mang tính tất yếu theo xu hướng xã hội và theo sự tìm tòi, chăm chỉ nghiên cứu của Van Gogh. Trong giai đoạn đầu khi mới bắt đầu thực hành nghệ thuật với trường nghệ thuật và học tập lối vẽ của các bậc thầy cổ điển, hiện thực nổi tiếng của Hà Lan bấy giờ đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối vẽ của Vicen Van Gogh. Điều này đã định hình cho Van Gogh những kiến thức căn bản về nghệ thuật hội họa, về những tư tưởng thẩm mỹ cổ điển từ đó tạo nên nền tảng cho việc nghiên cứu nghệ thuật sau này của Van Gogh. Sang đến thời kì Ấn tượng, tuy đã sử dụng những gam màu tương phản nhưng việc 47 ảnh hưởng gam màu vàng nâu của cổ điển vẫn ảnh hưởng phần nào đến phong cách tạo hình về không gian, bố cuc, ánh sáng. Phải đến thời kì khi phong cách hoàn thiện thì ông mới hoàn toàn từ bỏ lối vẽ cổ điển và phát triển phong cách riêng mình theo một hướng mới. Tuy giai đoạn sáng tác hội họa thực sự của Van Gogh chỉ vào 10 năm cuối đời, nhưng để làm nên nét chuyển biến phong cách của Van Gogh đã cho thấy những học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn ngắn ngủi trong cuộc đời ông là một sự nỗ lực của những bước đi dò dẫm đến với chủ nghĩa Hậu Ấn tượng. Qua sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật Van Gogh đã phản ánh một phần nào đó về nghệ thuật đương đại trong xã hội Pháp – Hà Lan nói riêng và thế giới nói chung. Từ đó thấy được các bước chuyển mình của hội họa phương Tây. Về những biến chuyển yếu tố bố cục trong tranh tĩnh vật Van Gogh, có thể thấy từ khi mới bắt đầu đến với hội họa, bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cổ điển, bố cục trong tranh thường sử dụng theo bố cục hình tam giác, hình vuông vững trãi của cổ điển, đến những giai đoạn sau khi Van Gogh tiếp nhận nghệ thuật Ấn tượng, thì yếu tố bố cục không còn được coi trọng nữa, các mẫu vật đặt tùy ý, đôi khi ông chỉ vẽ một góc của tĩnh vật, đôi khi ông cắt đi một phần mẫu, chủ yếu ông chú ý mô tả đến trạng thái của các mẫu vật. Về những biến chuyển yếu tố không gian trong tranh tĩnh vật Van Gogh, ta nhận thấy rằng, lớp nền đen đặc, u tối, tĩnh lặng của nghệ thuật cổ điển đã theo sát hầu như đến cả khi ông đã nhập cuộc với trường phái Ấn tượng. Chỉ khi ông nghiên cứu nhiều hơn ở họa phái chấm điểm của Paul Signac đã khiến ông nhận ra và biến đổi lớp không gian nền thành những màu tương sáng và tương phản với mẫu vật. Không gian được lược giản, 48 đến thời kì đỉnh cao, không gian trong tranh được ông vẽ chỉ bằng một đường chân trời phân cách, mở ra một không gian mang tầng ý rộng lớn. Ánh sáng chuyển biến qua các tác phẩm tranh tĩnh vật Van Gogh khi ông mới bắt đầu thực hành hội họa cổ điển, ánh sáng trong tranh tuân theo xa gần, sáng tối của nghệ thuật hàn lâm và biểu hiện ánh sáng bằng màu sắc vàng hoặc trắng. Đến những thời kì sau, sau những khám phá về nghệ thuật ấn tượng, ánh sáng trong tranh Van Gogh không chỉ đơn điệu, tẻ nhạt nữa. Cùng với bảng màu tươi sáng hơn, ông đã sử dụng những màu bổ túc để tạo nên bóng đổ, hay tạo nên ánh sáng toát ra từ mẫu vật. Đường nét của tranh khắc gỗ Nhật Bản là một trong những yếu tố quan trọng biến đổi theo phong cách tạo hình tranh của Van Gogh, qua đó cũng cho thấy giá trị về mặt tạo hình bởi sự kết hợp giữa hai luồng nghệ thuật Đông – Tây để cho ra đời những tuyệt tác nổi tiếng nhất thế giới. Màu sắc bổ túc trong tranh tĩnh vật của Van Gogh cũng được biến đổi, và dần mở rộng không giới hạn trong tranh Van Gogh đã tạo nên các sắc thái, bộc lộ tâm trạng họa sĩ ở các thời điểm sáng tác. Chất cảm trong tranh tĩnh vật của Van Gogh trong giai đoạn phong cách cổ điển, bề mặt tranh trơn nhẵn, mượt mà, đến những giai đoạn sau đó, việc sử dụng những nét bút thô dày từ cây sậy ở Ales, bề mặt tranh được đặc tả theo lối tranh khắc gỗ, tạo chất gồ ghề, thô cứng. Sự biến chuyển phong cách tạo hình tranh tĩnh vật Van Gogh chính là nét chuyển biến trọng tâm cho tất cả các đề tài từ chân dung, thiên nhiên, sinh hoạt của Van Gogh. Ở mọi đề tài đều đi theo hướng biến chuyển từ đường nét, màu sắc, không gian, ánh sáng trong tranh tĩnh vật. Điều này cho thấy sự nhất quán và đồng nhất trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Van Gogh. Từ những yếu tố đường nét, màu sắc, không gian cho thấy những chuyển biến, thay đổi không ngừng trong thể thức quan niệm thẩm mỹ của 49 Van Gogh, qua đó cũng nhằm báo hiệu một phần nào đó về hướng đi mới quan niệm thẩm mỹ giai đoạn tiếp theo. Những mẫu tĩnh vật tưởng chừng vô hôn, vô tri được Van Gogh thổi hồn vào trong đó những câu chuyện, những bài học về cuộc đời họa sĩ. Để từ đó, mỗi mẫu vật đều gắn liền với họa sĩ như những người bạn đồng hành, chia sẻ với Van Gogh trên con đường hội họa đơn độc. 3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật của sự chuyển biến phong cách tạo hình sáng tác tranh tĩnh vật của Vicent Van Gogh Từ những điều vừa trình bày về việc nhìn nhận về sự chuyển biến trong phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật Vicent Van Gogh, ta có thể rút ra một số bài học sau: Ở thế kỷ thứ 19, danh họa Vincent Van Gogh là người Hà Lan, thuộc trường phái Hậu Ấn Tượng cũng là một người có số phận đầy sóng gió. Ông từng làm rất nhiều nghề và kiếm được rất nhiều tiền thời trẻ, đặc biệt với nghề bán tranh. Sau biến cố và thất bại trong cuộc sống, ông đến với hội họa như sự cứu rỗi tâm hồn mình. Năm 27 tuổi, Van Gogh bắt đầu theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem Roelofs rồi tới Trường mỹ thuật Hoàng gia, từ đó ông mới bắt đầu theo nghiệp hội họa. Cột mốc sự nghiệp của Van Gogh bắt đầu khi ông nghĩ rằng: Cách duy nhất để đạt tới nghệ thuật hội họa chính là thể hiện cái tôi tuyệt đối vào tác phẩm, nên ông đã tập hợp một số họa sĩ tài danh khác để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền Nam, sống và sáng tác tại căn nhà màu vàng huyền thoại. Trong 10 năm đó, sự chuyển biến trong các tác phẩm của Vicen Van Gogh đều được phát huy đến mức tối đa. Tuy nhiên, hầu hết những tác phẩm của ông vào thời kỳ này vốn không thể bán được, từ đó ông lại rơi vào tình cảnh khó khăn, sống vất vả hơn rất nhiều. Nhờ sự động viên về mặt tinh thần, cũng như ủng hộ về tài chính của người em trai Theo Van Gogh, Van Gogh hoàn toàn chú 50 tâm vào sáng tác và trau dồi thêm kiến thức hội họa. Đầu tiên ông chỉ vẽ những bức tranh sử dụng các gam màu tối và nó không được đánh giá cao. Do vậy, ông đi tới gặp những danh hoạ nổi tiếng lúc đó để xin những ý kiến về kỹ thuật vẽ và tới Paris trao dồi, về bảng màu của hội họa Ấn tượng và nghiên cứu thêm những đường nét trong các tác phẩm tranh khắc gỗ Nhật Bản và biến đường khắc thành các nét bút hằn sâu. Sau những thử nghiệm và quan sát cách làm việc của các họa sĩ Ấn tượng nổi tiếng bấy giờ đã làm thay đổi bảng màu và dẫn tới việc sử dụng màu sắc bổ túc trong tranh Van Gogh. Từ những nền tảng đó, ông đã và mở rộng bảng màu bổ túc không giới hạn, và phát triển các đường nét bút theo chiều hướng xoáy cuộn tạo nên sắc thái dữ dội trong tranh. Các yếu tố tạo hình biểu hiện trong phong cách tranh Van Gogh đã làm nền tảng cho trường phái Biểu hiện sau. Mỗi tác phẩm đều được ông vẽ đi, vẽ lại nhiều lần ở các động dáng, chuyển góc, hay chỉ 1 chỉ tiết nhỏ. Qua đây, ta rút ra bài học về sự nghiên cứu, tìm tòi, đẩy cao sự sáng tạo trong tranh Van Gogh. Bởi, chính do sự chăm chỉ học tập đã thúc đẩy những chuyển biến trong tranh tĩnh vật Van Gogh. Mặc dù chỉ bán được một bức tranh trong suốt cuộc đời, nhưng Van Gogh đã trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Những bức tranh sơn dầu của ông với những nét cọ được lại trên mặt tranh nhằm tạo chất cho mẫu vật, có thể nhìn thấy được trong một bảng màu sáng, giàu có nhấn mạnh nét phong cách cá nhân của Van Gogh đã mang lại cho nhân loại một hướng nhìn mới về những giá trị nghệ thuật. Mỗi bức tranh cho thấy một cảm giác trực tiếp về cách nghệ sĩ trong mẫu vật, được giải thích thông qua đôi mắt, tâm trí và trái tim của mình. Phong cách gây xúc động tinh vi, nhạy cảm này đã tiếp tục ảnh hưởng đến các nghệ sỹ và phong trào trong suốt thế kỷ hai mươi và cho tới ngày nay, và khẳng định tầm quan trọng của Van Gogh trong hội họa thế giới. 51 Qua quan sát nghiên cứu và so sánh giữa các tác phẩm tranh tĩnh vật của Van Gogh thấy được những giá trị nghệ thuật tạo hình đặc sắc qua sự chuyển biến trong cách biểu hiện các yếu tố tạo hình trong các giai đoạn sáng sáng tác của ông, từ đó đúc rút được kinh nghiệm cho nghiên cứu và sáng tác của bản thân. Từ cách thể hiện chủ đề các tác phẩm tĩnh vật của tác giả Van Gogh cũng củng cố thêm cho ý tưởng, bố cục, cách thể hiện tâm trạng nội tâm, tư thế sự vật áp dụng hoàn thiện vào sáng tác của bản thân. Nghiên cứu sự chuyển biến phong cách tạo hình các tác phẩm tĩnh vật trong tranh Van Gogh đã củng cố thêm kĩ năng về các yếu tố tạo hình. Hiểu thêm về vai trò của các yếu tố đường nét, màu sắc, hình mảng, không gian. Hiểu thêm về kĩ năng đặc tả chuyên sâu về tranh tĩnh vật. Thấy hiểu thêm về sự liên kết chuyển động trong tranh qua đó hiểu và tích lũy kiến thức đó cho bản thân sau này áp dụng trong nghiên cứu và sáng tác. Sự hiểu biết về các tác phẩm tĩnh vật trong tranh Van Gogh không thể chỉ thuần túy thuộc phạm trù tạo hình mà còn là sự xen cài của các thành phần triết học, mỹ học, cá tính nghệ thuật, ảnh hưởng của chính trị xã hội và tư duy của một giai đoạn nghệ thuật thế giới. Các tĩnh vật tưởng chừng vô tri, cô giác qua tự nhào nặn của tác giả đã mang các quan niệm về nhân sinh, thẩm mỹ của Van Gogh. Từ đó cho thấy những sáng tạo mới, những điểm riêng trong phong cách nghệ sĩ và những chuyển biến phong cách tạo hình và tìm ra từ sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Qua các tác phẩm tĩnh vật, có thể thấy sự phản ánh về thân phận con người trong xã hội, bởi việc lựa chọn những mẫu vật thường ngày, quen thuộc với những người nông dân, những người giai cấp thấp trong xã hội vào trong tranh tĩnh vật, tạo nên cái hồn mang tính nhân đạo trong tác phẩm Van Gogh. Từ đây, học tập việc khai thác các chủ đề quen thuộc của cuộc sống xung quanh đưa vào tranh để phản ánh những vấn đề trong xã hội đương đại. 52 Trong các giai đoạn chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Van Gogh bắt đầu từ nghệ thuật cổ điển đến Ấn tượng và Hậu Ấn tượng đã rút ra bài học đắt giá về phong cách nghệ thuật qua những so sánh các tác phẩm các thời kì sáng tác của Van Gogh. Đầu tiên là những yếu tố tạo hình của nghệ thuật cổ điển là sự cân đối, hài hòa của các phần tử được hoàn thành theo những quy tắc có cơ sở vững chắc và có kết quả, đó là sự thống nhất cao đến nỗi không có gì có thể thêm hay bớt đi hoặc cải tạo lại. Đó là sự thống nhất từ bố cục, sắp xếp các màu sắc, đường nét, hình khối, đậm nhạt và sự hài hòa, sử dụng đúng lý thuyết sáng tối, đặc biệt là sự miêu tả khung cảnh của tranh phải khớp với sự vật và phù hợp với thiên nhiên.Bề mặt tranh trơn nhẵn. Thứ hai là những yếu tố tạo hình của nghệ thuật Ấn tượng với mục tiêu nghệ thuật chính là ghi nhận một phần thiên nhiên hay cuộc sống với tinh thần khách quan và khoa học bởi cách nhìn riêng của họa sĩ. Mô tả hiện thực để thu bắt ấn tượng thị giác đối với cảnh vật. Không vẽ bóng bằng màu xám hay màu đen mà dùng màu bổ túc. Vận dụng màu trực tiếp hoặc phản chiếu để tạo ra ánh sáng và bầu khí quyển xung quanh. Bề mặt tranh gồ ghề. Thứ ba là những yếu tố tạo hình của nghệ thuật Hậu Ấn tượng, từ chối rập khuôn theo những quy định của trường phái Ấn tượng, họa sĩ sẽ phải có những phong cách định hình và phải khẳng định tính cá nhân qua các tác phẩm của mình. Từ đó rút ra rất nhiều những quy tắc từ hàn lâm đến hiện đại trong tranh, góp phần thúc đẩy sáng tạo mới mẻ của cá nhân người viết. Một trong các yếu tố tạo hình làm nên phong cách cá nhân trong tranh tĩnh vật của Van Gogh, là việc ứng dụng sáng tạo đường nét khắc gỗ đồ họa Nhật Bản vào trong hội họa phương Tây, ta rút ra được những học tập về sự thực hành kết hợp giữa hai luồng nghệ thuật để làm nên phong cách của riêng mình. 53 Nhận thấy vai trò quan trọng của yếu tố tạo hình là đường nét, màu sắc trong việc thể hiện các trạng thái, ngôn ngữ nội tâm của tác giả Van Gogh. Đặc biệt là nét bút cuộn xoáy và bảng màu bổ trợ. Từ những sắc màu, đường nét của riêng mình, Van Gogh đã thay đổi cả một thế giới quan nghệ thuật lúc bấy giờ, khiến toàn giới mỹ thuật phải sững sờ nhìn lại. Bởi trong nghệ thuật của ông, đó chính là cái tôi riêng cũng chính là cái tôi chung của toàn người dân nghèo khổ trong xã hội tư sản đương thời. Ở đó, những tác phẩm tĩnh vật vượt xa ý nghĩa về biểu lộ sắc thái, quan điểm của người họa sĩ, nâng lên thành những hình tượng, biểu tượng lớn của một thế giới con người. Trong đó, Van Gogh tha thiết truyền tới họ sự giải thoát, và những dằn vặt của chính ông khi không được mọi người công nhận. Tuy vậy, ông đã hoàn thành tâm nguyện của mình sau khi ông mất đi, cả thế giới đều biết đến các tác phẩm của ông như một sự cứu rỗi chính ông và chính trong mỗi người thưởng thức hội họa. Trong cuốn nghệ thuật hội họa, Jacques Charpier cho rằng: “ Ta có thể nói rằng, bài học mà một người đương đầu với hoàn cảnh không chịu đựng nổi và tìm cách vượt qua sự khủng khiếp của hoàn cảnh đó bằng cách trui rèn khí cụ sáng tạo của mình ngay trên ngọn lửa hồng thiêu cháy sự sống của mình. Với Van Gogh, chúng ta chứng kiến cuộc đọ sức giáp lá cà giữa nghệ sĩ và thiên nhiên, một cuộc chiến đấu hào hùng mà người đồng thời đã dửng dưng quay lưng lại, nhưng có lẽ, trong lãnh vực hội họa, là những bi kịch hiếm họi tương đương với bi kịch Hy Lạp, mà tình tiết bi thương được kể lại trong thư từ của ông trao đổi với người em trai, Théo, và bạn của ông, Emile Bernard.”[ 2 ;tr280] 54 Tiểu kết Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sự chuyển biến về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vangogh, ta thấy được các bước hình thành phong cách sáng tác, sự sáng tạo và những chuyển mới về ngôn ngữ tạo hình và tư tưởng của họa sĩ Vangogh qua các giai đoạn trong cuộc đời. Mỗi giai đoạn sáng tác của ông đều được phản ánh thông qua chính các tác phẩm của mình. Tranh tĩnh vật là một trong những chủ đề lớn trong quá trình sáng tác của Vangogh. Nó góp phần không nhỏ cho thấy trong việc định hình và những chuyển biến phong cách sáng tác và tạo hình của ông. Trong cùng một chủ đề tĩnh vật, ông luôn luôn khai thác các góc nhìn khác nhau của tĩnh vật cho thấy sự say mê nghiên cứu và tìm tòi. Qua đó lột tả được thần thái động trong những vật tĩnh làm nên những tuyệt tác nghệ thuật của ông. Đó là sự đột phá và chuyển biến trong phong cách tạo hình biểu hiện qua các tác phẩm tĩnh vật của Vangogh. 55 KẾT LUẬN Những nét tạo hình chuyển biến trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh cho thấy việc định phong cách của Van Gogh là rất nhiều. Qua những tác phẩm tĩnh vật cho thấy những khai thác, biến đổi trong biểu đạt các hình thức khác nhau trong các giai đoạn sáng tác của VanGogh. Đó là sự thay đổi cái nhìn của chính tác giả đối với sự vật xung quanh mình. Chuyển biến phong cách tạo hình từ màu sắc, đường nét, chất cảm trong các tác phẩm tĩnh vật của Van Gogh cho thấy nét đặc trưng tiêu biểu ở mỗi thời kì sáng tác của ông được thể hiện rõ trong việc thể nghiệm những yếu tố tạo hình theo cách đặc biệt và sáng tạo. Qua sự chuyển biến về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vangogh, ta thấy được những nhận thức mới về sự thay đổi của đường nét xúc cảm tạo hình lột tả những nội tâm sâu kín, mãnh liệt ngày một mạnh mẽ của ông. Qua những tĩnh vật tưởng chừng vô hồn, tĩnh tại gắn liền với cuộc sống thường ngày của những người nông dân xung quanh hay của chính ông, lại lột tả nên những điều bất định ẩn sâu. Đó chính là sự hy sinh trọn vẹn cho nghệ thuật, những trăn trở của ông trong cuộc sống. Mỗi một chủ đề tĩnh vật đều có những nội dung phản ánh khác nhau về các hình thái, hình tượng của con người ẩn sâu bên trong của tĩnh vật. Mang đậm tinh thần nhân văn, biểu hiện tấm lòng nhân ái của ông đối với cuộc sống xung quanh mình. Tóm lại, sự chuyển biến về phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của Vangogh kế thừa của nền hội họa đương đại bây giờ và đánh dấu những bước phát triển định hình quan trọng trong quá trình sáng tạo của Van Gogh. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beckett (W) . Lịch sử hội họa, NXB Hà Nội – 1996 2. Charpier (J) , Nghệ thuật hội họa, NXB Tp Hồ Chí Minh – 1996 3. Diper (D) , Thưởng ngoạn Hội Họa, NXB Hà Nội - 1997 4. Cubalire. Le petit livre du grand art. Grund – 2004 5. Đặng Thị Bích Ngân. Nghệ thuật là gì ? (Biên soạn theo Maria Carla Prette – Alfonso De Giorgis). NXB Văn hóa Thông tin – 2005 6. Đặng Thị Bích Ngân (1991) từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông 7. (bổ sung một số từ điển đã sử dụng ở phần khái niệm) 8. Đinh Ninh. Lịch sử nghệ thuật phương Tây. NXB ĐH Bắc Kinh – 2004 9. Đỗ Văn Khang, Nghệ thuật học, NXB Quốc Gia Hà Nội – 1985 10. H.W. Junson. A History of art. New York – 1965 11. Khải Phạm - Phạm Cao Hoàn, 70 Danh họa bậc thầy thế giới. NXB Hà Nội – 1999 12. Lê Phụng Hoàng. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục – 1999 13. Nguyễn Văn Hổ, Tìm hiểu phong cách nghệ thuật – Luận văn - 2008 14. Lê Thanh Lộc dịch, Nghệ thuật hội họa, NXB Trẻ - 1996 15. Nguyễn Trân, Giáo trình Lịch sử mỹ thuật thế giới, NXB Mỹ thuật - 1994 16. Nguyễn Quân. Ngôn ngữ của hình và màu sắc. NXB Văn hóa thông tin – 2006 17. Nguyễn Phi Hoanh, Lịch sử mỹ thuật thế giới – NXB Tp HCM - 2012 18. Nguyễn Phi Hoanh. Mỹ thuật và nghệ sĩ - NXB tp HCM – 2013 19. Ocvirk Simson – Wigg – Bone – Cayton. Những nền tảng của mỹ thuật. NXB Mỹ thuật – 2006 20. Phạm Thị Chỉnh. Lịch sử Mỹ thuật thế giới, NXB Đại học sư phạm - 2012 21. Sister Wendy Beckett, Câu Chuyện Nghệ Thuật Hội Họa - Từ Tiền Sử Đến Hiện Đại, NXB Mỹ Thuật – 1996 57 22. Tường Quyên, Lịch sử mỹ thuật phương Tây, NXB Mỹ thuật Hồ Nam – 2004 23. Từ điển biểu tượng văn hóa, NXB Đà Nẵng – 1996 24. Thái Tuấn, Câu chuyện Hội họa, NXB Văn nghệ - 2002 25. Xavier Barral I Altet. Lịch sử nghệ thuật, NXB Thế giới – 2003 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN HỮU THÔNG SỰ CHUYỂN BIẾN PHONG CÁCH TẠO HÌNH TRONG TRANH TĨNH VẬT CỦA VICENT VAN GOGH LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 2015 - 2017 PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Đoàn Thị Mỹ Hương Hà Nội, 2017 58 PHỤ LỤC Những sáng tác năm 1884 (H1)Những chiếc lọ,1884 Kích thước: 46.5 × 56 cm. Phòng trưng bày Österreichische Belvedere, Ý Nguồn: Internet (H2) Những chiếc chai gốm, bình và chiếc cốc trắng,1884 Kích thước: 33 x 41 cm. Bảo tàng Bảo tàng Kröller-Müller, Otterlo, Hà Lan. Nguồn: Internet 59 (H3) Tĩnh vật hai bao tải và một cái chai, 1884 Kích thước: 31,7 x 42 cm, thuộc tư nhân Nguồn: Internet (H4) Bút vẽ và những cái lọ,1884 Kích thước: 31,5x 41,5 cm Nguồn: internet 60 Những sáng tác năm 1885 (H5) Gừng và hành tây,1885 Kích thước: 39,3 x 49,6 cm. Phòng trưng bày Haminton, Otario Nguồn: internet (H6) Hai chiếc lọ và hai quả bí ngô, 1885 Kích thước: 58 x 85 cm. Nguồn: internet 61 (H7) Cuốn Kinh Thánh, 1885 Bảo tàng Van Gogh , Amsterdam, Hà Lan Nguồn: internet (H8) Cốc bia, 1885 Kích thước: 32 x 43 cm. Bảo tàng Amsterdam Nguồn: internet 62 Những sáng tác năm 1886 (H9)“Ba đôi giày” vẽ năm 1886 Nguồn: internet (H10) Táo, thịt và ổ bánh mì, 1886 Bảo tàng Rijksmuseum Kröller-Müller, Otterlo Nguồn internet 63 Những sáng tác năm 1887 (H11) Hoa hướng dương và lọ,1887 Kích thước: 73,5 x 60,5 cm. Viện Bảo tàng Musée d'Orsay Nguồn: internet 64 Những sáng tác năm 1888 (H12) Hoa hướng dương, 1888 (H13) Phòng ngủ ở Arles, 1888 65 Những sáng tác năm 1890 (H14) Hoa diên vĩ, 1889 (H15)“Hoa hồng và lọ” sáng tác năm 1890

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_chuye_n_bie_n_phong_ca_ch_ta_o_hi_nh_1969_2075342.pdf
Luận văn liên quan