Trình bày những khái niệm cơ bản về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
cùng những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp này, đồng thời luận văn đã
phân tích, minh họa làm rõ mười phương án giải quyết vấn đề. Qua đó có thể nói
PPDH GQVĐ là phương pháp phù hợp với những định hướng, yêu cầu đổi mới PPDH
hiện nay và tạo được môi trường học tập tích cực cho học sinh.
- Những phân tích về thực trạng dạy và học môn Toán nói chung và dạy học chủ đề
“Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng” nói riêng cho thấy, những phương pháp
dạy học tích cực, trong đó có PPDH giải quyết vấn đề đã được sử dụng trong dạy học
nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, ngoài nguyên nhân do yếu tố khách quan thì chủ
yếu vẫn là do yếu tố chủ quan của người dạy và người học. Do đó để phần nào khắc
phục được tình trạng này thì mỗi một giáo viên cần quan tâm hơn đến phương pháp dạy
học phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy toán của học sinh để có
những tiết dạy sôi nổi, có chất lượng. Vì vậy việc tìm hiểu, sử dụng các phương án
GQVĐ vào dạy học (qua chủ để”Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng) là cần
thiết.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng các phương án giải quyết vấn đề trong dạy học chủ đề "tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng" ở lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( , )R R OG MO OG
Hình 2.7
Hình 2.8
m
d
nB C
A
D
46
Từ đó suy ra
T nhỏ nhất cos 1 MO OG
T lớn nhất cos 1 MO OG
Với mỗi bài toán nếu ta thay đổi, thu hẹp hay mở rộng điều kiện bài toán thì kết quả thu
được sẽ như thế nào? Ví dụ trong bài toán trên, nếu ta thay đổi điều kiện của bài toán
“tam giác ABC không đều” thành “tam giác ABC đều” thì kết luận bài toán có gì thay
đổi?
Theo cách giải quyết trên, ta thấy rằng nếu tam giác ABC đều thì O chính là trọng tâm
của tam giác, khi đó 0OA OB OC
suy ra 2 2 2 26MA MB MC R .
Như vậy, ta đã phát hiện thêm một kiến thức mới và có thể phát biểu thành một bài
toán: “Cho tam giác ABC đều nội tiếp đường tròn (O, R) và một điểm M bất kỳ trên
đường tròn. Chứng minh rằng khi M chuyển động trên đường tròn thì tổng bình
phương khoảng cách từ điểm đó đến ba đỉnh tam giác không thay đổi”.
1.2.2 Phương án giải quyết vấn đề trong dạy giải bài toán có nội dung thực tiễn
- Đối với các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn thì học sinh có thể làm quen và giải
quyết tốt thông qua các bước sau:
+ Chuyển các bài toán thực tiễn thành các bài toán toán học và chuyển đổi
ngôn ngữ hay các yếu tố thực tế sang các ngôn ngữ, kí hiệu toán học.
+ Giải bài toán toán học
+ Từ đó học sinh trả lời cho bài toán thực tế từ bài toán toán học đã giải
quyết.
1.2.2.1 Ứng dụng thực tế của chủ đề.
- Dạy học toán không chỉ đơn thuần là dạy học các tri thức toán học thuần túy mà
còn dạy cách vận dụng các tri thức này vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn, từ
đó hình thành và phát triển ở học sinh thói quen và khả năng vận dụng toán học vào
thực tiễn.
- Những bài toán có nội dung thực tiễn có thể sử dụng trong giảng dạy ở chủ đề
này thường không khó khăn và phức tạp đối với học sinh để tìm ra cách giải quyết.
Điều quan là phải biết đọc, hiểu bài toán và vẽ hình minh họa thể hiện rõ các yếu tố
của bài toán đó.
Bài toán 1: Trong một tiết mục xiếc đu dây. Hai nghệ sĩ xiếc đu trên 2 sợi dây (không
giãn) có chiều dài lần lượt là 4,5m và 3,5m. Chiều dài khi hai nghệ sĩ đu trên dây tính
47
từ đầu gối đều bằng 1,5m. Trong trường hợp hai nghệ sĩ đó
bắt được tay nhau thì sẽ tạo được góc có số đo bao nhiêu,
biết hai sợi dây đu cố định cách nhau 8m (xem hình vẽ bên)
- Phân tích, tìm hướng giải
Chuyển sang bài toán toán học:
+ Vẽ hình minh hoạ: Khi hai nghệ sĩ bắt được tay
nhau thì tạo nên 1 tam giác (hình 2.6b)
+ Chuyển tất cả các giả thiết bài toán trong thực
tiễn sang ngôn ngữ, kí hiệu toán: AC=6m,
BC=5cm (tính cả chiều cao người nghệ sĩ), yêu cầu
của bài toán là tính độ lớn ACB
Khi đó ta đã đưa bài toán về giải tam giác: tìm độ lớn của góc trong tam giác
Mặc dù đây là một bài toán có cách giải quyết khá đơn giản nhưng cũng là một ví dụ
bước đầu cho học sinh làm quen với các ứng dụng thực tiễn của chủ đề này.
Bài toán 2: Hai bạn A và B học chung một lớp, vị
trí nhà bạn A, bạn B và trường học được cho như
hình vẽ. Biết nhà bạn B cách điểm giao nhau là 4km
và cách trường học 9km; nhà bạn A cách điểm giao
nhau 6km. Đường đi từ điểm giao nhau đến nhà bạn
A và bạn B tạo với nhau góc 600 (h.vẽ). Nhà bạn A
cách nhà bạn B bao nhiêu km và cách trường học
bao nhiêu km?
- Phân tích, tìm hướng giải
Chuyển sang bài toán toán học:
+ Vẽ hình minh hoạ (hình 2.6b)
+ Chuyển tất cả các giả thiết của bài toán trong
thực tiễn sang ngôn ngữ, kí hiệu toán: BO=4km,
BC=9km và AO=6km, yêu cầu của bài toán là tính
độ dài cạnh AB và AC.
Khi đó ta đã đưa bài toán về việc ứng dụng định lý cosin để tính độ dài cạnh của tam
giác.
BA
8m
6m 5m
1,5m
3,5m
4,5m
1,5m
C
Diem giao nhau
600
Truong
Nha A
Nha B
600 O
A
B C
Hình 2.9b
Hình 2.10a
Hình 2.10b
Hình 2.9a
48
Bài toán 3: Một sân bóng thiếu niên có kích thước là 25m x 42m, khoảng cách giữa hai
cột cầu môn là 3m (cách đều hai đường biên dọc). Một quả bóng được đặt ở điểm cách
biên dọc 3m và biên ngang 6m. Hỏi góc sút (góc từ điểm sút nhìn hai chân cột cầu
môn) bằng bao nhiêu độ, biết bóng và cầu môn ở cùng một nửa sân.
- Phân tích, tìm hướng giải
Chuyển sang bài toán toán học:
+ Vẽ hình minh hoạ: xác định đúng biên ngang, biên dọc (hình 2.6b)
+ Chuyển tất cả các giả thiết của bài toán trong thực tiễn sang ngôn ngữ, kí hiệu
toán: AK=3m, AH=6m và BC=3m, yêu cầu của bài toán là tính độ lớn ACB
Học sinh sẽ tiến hành phân tích đi lên để giải quyết bài
toán sau khi đã vẽ được hình minh hoạ và chuyển sang bài
toán toán học.
Độ lớn góc A được tính thông qua cosA hay sinA
sử dụng định lý cosin hoặc định lý sin trong tam giác
ABC tìm các yếu tố chưa biết của tam giác ABC
2 2 10AB AH HB ; 2 2 157AC AH HC .
Bài tập 4: Cho ba bánh răng có tâm A, B, C được sắp xếp như
hình vẽ có bán kính lần lượt là 1,6cm, 1cm và 2cm; góc
045BAC . Tính khoảng cách giữa tâm bánh răng A với bánh
răng C và độ lớn góc (giả sử độ lớn các răng cưa của bánh
răng là không đáng kể).
- Phân tích, tìm hướng giải
Chuyển bài toán thực tế về bài toán toán học để đưa về giải tam
giác ABC, những yếu tố nào của tam giác tam giác đã biết,
những yếu tố nào chưa biết và cách tính là như thế nào?
Bài toán 5: Một chiếc thuyền buồm đi song song với bờ
biển và nhìn ngọn hải đăng dưới một góc 300 so với
hướng đi của con thuyền. Sau khi thuyền đi xa hơn được
3,5km, góc đã tăng lên đến 55°. Tại thời điểm đó,
khoảng cách từ con thuyền đến ngọn hải đăng là bao
nhiêu?
K
3m
3m
6m
25m
H
A
CBM
450
2 cm
1cm
1,4 cmA
C
B
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
49
- Phân tích, tìm hướng giải
Giả sử ở vị trí A thuyền nhìn ngọn hải đăng dưới một góc 300, sau khi đi xa hơn được
3,5 km thuyền có vị trí B và ngọn hải đăng được đặt ở vị trí C. Khi đó ta đưa bài toán
về việc giải tam giác ABC.
1.2.2.2 Vai trò của các ứng dụng thực tế của chủ đề này trong dạy học.
- Sử dụng các ứng dụng thực tế của chủ đề vào dạy học giúp học sinh thấy được ý
nghĩa thực tiễn của toán học:
o Có nhiều tri thức toán học được nảy sinh từ thực tiễn.
o Là công cụ hay phương tiện để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Việc cho học sinh thấy được ứng dụng thực tế của các nội dung bài học có trong
chương trình sẽ tạo được hứng thú học tập, tìm hiểu, đào sâu và mở rộng kiến
thức của các em. Đồng thời giúp học sinh phát triển tư duy toán học và hơn nữa
học sinh có thể tìm tòi được các ứng dụng thực tế mới gần gũi với chính các em.
Điều đó sẽ làm cho nội dung bài học có tính thuyết phục và giúp nâng cao hiệu
quả của việc dạy và học toán.
- Giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo, tự tin ở năng lực của mình, hứng thú
với học tập và chiếm lĩnh tri thức khoa học.
2. Thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng GQVĐ để nâng cao hiệu quả
dạy và học
2.1 Cấu trúc khung của kế hoạch dạy học theo định hướng GQVĐ
Một bản kế hoạch dạy học theo định hướng GQVĐ phải bao gồm tối thiểu các tiểu
mục sau đây:
- Mục tiêu: là các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, tư duy và thái độ,. Việc xác định
mục tiêu của mỗi bài học phải căn cứ vào chuẩn kiến thức - kĩ năng, của chương trình
giáo dục
- Phương pháp, phương tiện: Giáo viên có thể phối hợp phương pháp GQVĐ với
phương pháp gợi mở-vấn đáp, phương pháp trực quan, ...để có thể giúp học sinh phát
huy được khả năng GQVĐ của mình,. Trên cơ sở đó, xác định các phương tiện dạy học
hợp lý cho giáo viên như, giáo án (giáo án điện tử), phiếu học tập, bảng phụ, một số đồ
dùng dạy học cần thiết;..
50
- Tiến trình bài học:
+ Hình thức dạy học: Tùy thuộc vào nội dung dạy học cụ thể, và trình độ nhận
thức của học sinh từng lớp mà lựa chọn hình thức dạy học phù hợp trong các hình thức
đã nêu ở mục 1.3.4 chương I.
+ Quá trình dạy học: dạy học theo định hướng GQVĐ được thực hiện qua 4
bước đã được trình bày ở chương I: Phát hiện và thâm nhập vấn đề, tìm cách giải quyết
vấn đề, trình bày cách giải quyết vấn đề và nghiên cứu sâu cách giải quyết vấn đề.
Trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động phân tích, sử dụng các phương án để giải quyết
vấn đề.
2.2 Một số điểm lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng GQVĐ
- Những nội dung nào có thể sử dụng các phương án GQVĐ thì cần được khai
thác một cách hợp lý: những nội dung đó có thể là một khái niệm, một tính chất,
một định lý hay một bài tập.
- Trong các hoạt động hướng dẫn HS tìm cách giải quyết vấn đề hoặc tìm lời giải
bài tập cần chú trọng về tri thức phương pháp và các bước phân tích, giúp các
em tích luỹ thêm về kiến thức, kinh nghiệm và hình thành khả năng tự giải
quyết vấn đề.
- Phải tạo cơ hội cho học sinh hoạt động, thảo luận và tương tác với nhau. Đồng
thời GV phải tôn trọng các ý kiến, cách phân tích của học sinh cho dù nó không
đi đến kết quả cần tìm.
- Có thể sử dụng phương tiện dạy học như là một công cụ hữu ích để khai thác sử
dụng các phương án GQVĐ, giúp GV tổ chức và điều khiển hoạt động nhận
thức của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
- Trong quá trình dạy khái niệm, định nghĩa hay dạy định lý, tính chất, giáo viên
nên tạo ra các tình huống có vấn đề để giúp học sinh chủ động phát hiện, tìm
cách giải quyết và đi đến nội dung cần học.
2.3 Một số thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng các phương án GQVĐ
2.3.1 Kế hoạch bài học 1: Định lý cosin
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu định lý cosin trong một tam giác.
- Biết một số trường hợp giải tam giác.
51
2. Về kĩ năng
- Áp dụng được định lý cosin để giải một số bài toán có liên quan đến tam giác.
- Biết vận dụng định lý vào các bài toán có nội dung thực tiễn.
3. Về tư duy
- Phát triển tư duy logic, tính có hệ thống.
4. Về thái độ
- Tự giác, tích cực và chủ động trong học tập.
- Cẩn thận, chính xác giải toán.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, bảng phụ và phiếu học tập
- Học sinh: Đã học tích vô hướng của hai vectơ
III. Phương pháp dạy học
- Sử dụng phương pháp GQVĐ, hoạt động nhóm và phương pháp gợi mở, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học
- Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ giáo viên.
- Giáo viên hợp tác với học sinh để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
- Sử dụng hình thức người học hợp tác PH và GQVĐ như sau:
Hoạt động 1: Phát hiện định lý cosin
GV đưa ra vấn đề: “Nếu tam giác ABC biết độ dài cạnh AB=c, AC=b và độ lớn góc
A thì độ dài cạnh BC có tính được hay không?” để học sinh bắt đầu hình thành suy
nghĩ, tìm tòi cách giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm cách giải quyết vấn đề
Để giải quyết được vấn đề trên, ta sẽ sử dụng phương án xem xét trường hợp đặc biệt,
đó là xét tam giác ABC là tam giác vuông hoặc tam giác cân.
Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: nhóm 1, 3 làm tình huống 1, nhóm 2, 4 làm tình huống 2
Tình huống 1: “Tính được hay không độ dài cạnh BC của tam giác ABC khi biết độ dài
cạnh AB=c, AC=b và 090A ? Chỉ ra hệ thức và chứng minh bằng công cụ vectơ nếu
có”
Tình huống 2: “Tính được hay không độ dài cạnh BC của tam giác ABC cân tại A khi
biết độ dài cạnh AB=c và 0120A ?”
52
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải
quyết được tình huống đưa ra.
H1: Mối quan hệ giữa bình phương độ
dài với vectơ là gì? (tình huống 1)
- Với kiến thức đã có, để tính độ dài cạnh
của tam giác ta liên hệ đến công thức nào
và phải làm gì để có thể sử dụng nó? (tình
huống 2)
H2: Sau khi đã thảo luận, kết luận của hai
nhóm là gì?
- Học sinh hoạt động nhóm
- Nhóm 1, 3: (tình huống 1)
2 2 2BC AB AC .
2 2 2
22
22 2 2
BC BC (AC AB)
AC 2AB.AC AB
AC AB AC AB
(Vì AB AC nên AB.AC 0
)
- Nhóm 2, 4: (Tình huống 2) Tạo tam giác
vuông bằng cách dựng đường cao AH.
Khi đó 0
1
60
2
BAH BAC
Suy ra 02 .sin 60 3BC AB AB
- Học sinh kết luận là tính được cạnh BC
trong cả hai trường hợp.
Tình huống 3: Trong trường hợp tam giác ABC là tam giác vuông hoặc cân, có độ dài
cạnh AB=c, AC=b và độ lớn A thì ta có thể tính được độ dài cạnh BC. “Vậy nếu ABC
là tam giác bất kỳ biết độ dài cạnh AB=c, AC=b và độ lớn A thì có thể tính được độ
dài cạnh BC không” (cả 4 nhóm cùng thực hiện)
Với tình huống trên, mỗi nhóm có thể phân tích và giải quyết theo định hướng của
mình. Chẳng hạn:
- Các nhóm giải quyết tình huống 1: có thể kiểm tra theo các đẳng thức vectơ.
- Các nhóm giải quyết tình huống 2: có thể kiểm tra bằng cách dựng đường cao,
tuy nhiên, các em phải suy luận, có biến đổi so với tình huống 1 (đường cao không xuất
phát từ đỉnh A mà từ một trong 2 đỉnh còn lại).
Hoạt động 3: Trình bày cách giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
H3: Trong tam giác ABC bất kỳ, có
thể tính cạnh BC qua AB=c, AC=b và
Nhóm1, 3: 090 . 0A AB AC
53
góc A hay không? Nếu được thì cách
tính là như thế nào?
H4: Với giả thiết cho tam giác ABC
bất kỳ thì sẽ có gì thay đổi trong quá
trình giải so với khi tam giác ABC
vuông hay cân?
Kết quả học sinh vừa có được chính là
nội dung đinh lý cosin
H5: Hãy phát biểu nội dung định lý
cosin trong tam giác ABC có AB=c,
AC=b và BC=a.
22 2 2 2
2 2
BC BC (AC AB) AC 2AB.AC AB
AC AB 2AB.AC cos A
Suy ra 2 2 2BC AC AB 2AB.AC cos A
Nhóm 2, 4: Không thể dựng đường cao từ A,
mà dựng đường cao BH.
Khi đó 2 2 2BC BH HC
Trong tam giác vuông BHA có
sin ; A cosBH c A H c A
Suy ra cosHC AC HA b c A .
Do đó
2 2 2 2 2 2
2 2 2 2 2
2 2 2 2
2 2
sin ( cos )
c sin 2 cos cos
c (sin cos ) 2 cos
2 cos
BC BH HC c A b c A
A b bc c A
A A b bc A
b c bc A
Vậy 2 2 2 2 cosBC b c bc A .
Nội dung định lý: Trong tam giác ABC bất kỳ
với BC=a, AC=b, AB=c ta có
2 2 2
2 2 2
2 2 2
2 cos
2 cos
2 cos
a b c bc A
b a c ac B
c a b ab C
Hoạt động 4: Nghiên cứu sâu cách giải quyết vấn đề
Sau khi đã biết nội dung định lý cosin, giáo viên phát phiếu học tập để học sinh củng
cố nội dung định lý, biết vận dụng định lý vào giải tam giác và thấy được ứng dụng
trong thực tiễn.
Phiếu học tập số 1
Để tính khoảng cách từ A đến B (không đo trực tiếp được vì phải qua đầm lầy) người ta
xác định một điểm C mà từ đó có thể nhìn thấy điểm A và B. Người ta dùng máy đo được
khoảng cách BC=160m, CA=210m và 050ACB . Hãy tính khoảng cách từ A đến B.
54
Học sinh nên vẽ hình để xem xét vị trí giữa các cạnh và góc của tam giác
Giải Áp dụng định lý cosin trong tam giác ABC ta có
2 2 2
2 2 0
AB AC BC 2AC.BD. cosC
160 210 - 2.160.210.cos50
26504,7
Suy ra 162,8AB m
Khai thác một số khía cạnh, tính chất khác của tam giác được suy ra từ định lý.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Theo định lý cosin, một tam giác nếu
biết độ dài hai cạnh b, c và góc A xen
giữa chúng thì ta tính được cạnh a.
H6: Vậy nếu một tam giác biết độ dài 3
cạnh là a, b, c thì ta có tính được độ lớn
góc A không?
H7: Xác định công thức cho các góc
còn lại
H8: Khi bài toán yêu cầu tính các yếu tố
của tam giác, với điều kiện nào của giả
thiết bài toán cho phép sử dụng định lý
cosin?
- Trả lời câu hỏi gợi ý 6: Tính được góc A
Theo định lý cosin có 2 2 2 2 cosa b c bc A
Suy ra
2 2 2
cos
2
b c a
A
bc
- Trả lời câu hỏi gợi ý 7:
2 2 2 2 2 2
cos ; cos
2 2
a c b a b c
B C
ac ab
- Trả lời câu hỏi gợi ý 8:
* Sử dụng định lý cosin:
- Giả thiết cho độ dài 2 cạnh và một góc xen
giữa chúng (để tính độ dài cạnh còn lại)
- Cho độ dài 3 cạnh a, b, c (tính độ lớn các góc).
2.3.2 Kế hoạch bài học 2: Định lý sin
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu định lý sin, công thức về tính diện tích tam giác được suy ra từ định lý sin.
- Biết một số trường hợp giải tam giác.
1. Kỹ năng
- Áp dụng được định lý sin để giải một số bài toán có liên quan đến tam giác.
55
- Biết giải tam giác trong một số trường hợp đơn giản. Biết vận dụng kiến thức
giải tam giác vào các bài toán có nội dung thực tiễn.
2. Tư duy
- Phát triển tư duy logic, tính có hệ thống.
3. Thái độ
- Tự giác, tích cực và chủ động trong học tập.
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, bảng phụ và phiếu học tập
- Học sinh: đã học tích vô hướng của hai vectơ
III. Phương pháp thực hiện
- Sử dụng phương pháp GQVĐ, hoạt động nhóm và phương pháp gợi mở, vấn
đáp.
IV. Tiến trình dạy học
- Chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ giáo viên.
- Giáo viên hợp tác với học sinh để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Hoạt động 1: Phát hiện định lý sin
Đưa ra vấn đề: “Nếu tam giác ABC biết độ dài cạnh AB=c, độ lớn góc C và A thì độ
dài cạnh BC có tính được hay không?” để học sinh bắt đầu hình thành suy nghĩ, tìm tòi
cách giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm cách giải quyết vấn đề
Để giải quyết được vấn đề trên, ta sẽ sử dụng phương án xem xét trường hợp đặc biệt:
tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
Khi đó giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: nhóm 1,3 làm tình huống1, nhóm 2, 4
làm tình huống2
Tình huống 1: “Tính được hay không độ dài cạnh BC và bán kính đường tròn ngoại
tiếp của tam giác ABC khi biết độ dài cạnh AB=c, độ lớn góc C và 090A ?”
Tình huống 2: “Tính được hay không độ dài cạnh BC và bán kính đường tròn ngoại
tiếp của tam giác ABC khi biết độ dài cạnh AC=b, độ lớn góc B và 090A ?”
56
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải
quyết được tình huống đưa ra.
H1: Xác định tâm của đường tròn ngoại
tiếp tam giác vuông?
- Yêu cầu cả hai nhóm treo kết quả lên
bảng
H2: So sánh kết quả, có nhận xét gì về
mối quan hệ giữa các cạnh và góc trong
tam giác ABC vuông tại A.
- Học sinh hoạt động nhóm (nhóm 1,3 làm
tình huống1, nhóm 2, 4 làm tình huống2)
- Trả lời câu hỏi 1: Tâm đường tròn là
trung điểm cạnh BC.
- Nhóm 1, 3:
sin
c
BC
C
và bán kính
đường tròn ngoại tiếp tam giác là
2 2sin
BC c
R
C
- Nhóm 2, 4:
sin
b
BC
B
và bán kính
đường tròn ngoại tiếp tam giác là
2 2sin
BC b
R
B
- Trả lời câu hỏi 2: học sinh rút ra nhận xét
2
sin sin
b c
R BC
B C
Theo đó, học sinh sẽ liên hệ ngay với
sin
a
A
và kiểm tra được a= BC, sinA=1.
Cuối cùng là đưa ra mối qua hệ
2
sin sin sin
a b c
R
A B C
Tình huống 3: “Như vậy trong tam giác ABC vuông có 2
sin sin sin
a b c
R
A B C
, vậy
trong tam giác ABC bất kỳ hệ thức trên còn đúng hay không (với R là bán kính đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC)?” (cả 4 nhóm cùng thực hiện)
Giáo viên hướng dẫn với tam giác ABC nhọn, trường hợp tam giác ABC tù thì học sinh
tự kiểm chứng như là bài tập về nhà.
57
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
H3: Kiểm chứng từng vế xem hệ thức trên
có đúng không?
- Một số gợi ý cho học sinh khi cần thiết.
+ 2 sin ?
sin
c
R C
C
+ Dựng đường kính sao cho có thể tính được
tỉ số
2
c
R
- Kết quả đó chính là nội dung định lý sin
trong tam giác.
H4: Phát biểu thành lời định lý trên
(để học sinh thấy được vị trí của cạnh và góc)
Học sinh sẽ kiểm chứng từng hệ thức,
trong đó có kiểm chứng 2
sin
c
R
C
(với
c=AB) hay sin
2
c
C
R
.
a
O
B
C
C'
A
Khi đó học sinh kiểm tra tỉ số
2
c
R
so với
sinC
Quan sát hình vẽ có sin '
2
c
C
R
, từ đó so
sánh và đi đến kiến thức đã có 'C C .
- Các hệ thức còn lại kiểm chứng tương
tự.
- Kết quả của tình huống đó là trong tam
giác ABC bất kỳ ta cũng có hệ thức
2
sin sin sin
a b c
R
A B C
- Trả lời câu hỏi 4: Trong tam giác ABC
bất kỳ, tỉ số giữa các cạnh và sin góc đối
diện tương ứng bằng nhau và cùng bằng 2
lần bán kính đường tròn ngoại tiếp tam
giác.
58
Hoạt động 3: Nghiên cứu sâu cách giải quyết vấn đề
Giáo viên phát phiếu học tập để học sinh củng cố nội dung định lý, biết vận dụng định
lý, sử dụng từng đẳng thức có trong định lý vào giải tam giác và thấy được ứng dụng
trong thực tiễn.
Phiếu học tập số 1
Cho tam giác ABC có a=6cm, 060A và 080B . Tính độ dài cạnh b, c
GV: Ta có thể sử dụng công thức nào để tính cạnh của tam giác? Với giải thiết bài toán
như thế nào thì cho phép ta sử dụng định lý cosin?
HS: Giả thiết cho độ dài 2 cạnh và góc xen giữa hoặc biết độ dài 3 cạnh.
Như vậy, học sinh sẽ vận dụng từng đẳng thức trong định lý sin để tính độ dài cạnh.
Giải Ta có 0 0180 ( ) 40C A B
Áp dụng định lý sin trong tam giác ABC ta có
0
0
sin 6sin80
6,82
sin sin sin sin 60
a b a B
b
A B A
0
0
sin 6sin 40
4,45
sin sin sin sin 60
a c a C
c
A C A
GV: Như vậy với điều kiện nào của giả thiết bài toán cho phép sử dụng định lý sin?
HS: Sử dụng định lý sin
- Biết độ dài hai cạnh và một góc đối diện với một cạnh, ví dụ biết a, b, A.
- Biết độ dài một cạnh và 2 góc, ví dụ biết c, A, B
Phiếu học tập số 2
Một chiếc thuyền buồm đi song song với bờ biển và
nhìn ngọn hải đăng dưới một góc 300 so với hướng đi
của con thuyền. Sau khi thuyền đi xa hơn được 3,5km,
góc đã tăng lên đến 55°. Tại thời điểm đó, khoảng cách
từ con thuyền đến ngọn hải đăng là bao nhiêu?
Phân tích
Giả sử ở vị trí A thuyền nhìn ngọn hải đăng dưới một góc 300, sau khi đi xa hơn được
3,5 km thuyền có vị trí B và ngọn hải đăng được đặt ở vị trí C. Khi đó ta đưa bài toán
về việc giải tam giác ABC.
59
Với các yếu tố đã cho của bài toán, ta sẽ áp dụng công thức của định lý nào?
Giải
Trong tam giác ABC có 0 0 055 30 25C . Khi đó
0
0
.sin 3,5.sin 30
4,14
sin sin sin sin 25
BC AB AB A
BC
A C C
Vậy tại thời điểm đó, khoảng cách từ con thuyền đến
ngọn hải đăng là 4,14BC km.
Củng cố toàn bài
- Nhắc lại nội dung định lý sin, liên hệ với các kiến thức khác trong bài học
- Định lý sin được sử dụng để tính độ dài cạnh hay độ lớn các góc của tam giác.
2.3.3 Kế hoạch bài học 3: Bài tập hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
(có hướng dẫn học sinh sử dụng phương án GQVĐ và giải bài tập)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu tích vô hướng của hai véctơ, hiểu định lý sin, định lý cosin, các công thức
tính diện tích tam giác.
2. Kĩ năng
- Vận dụng định lý sin, cosin và các hệ quả có liên quan đến tam giác vào giải
toán.
- Biết vận dụng kiến thức giải tam giác vào các bài toán có nội dung gắn liền với
thực tiễn.
3. Tư duy
- Phân tích được bài toán bằng các phương án giải quyết vấn đề
- Phát triển tư duy logic, tính có hệ thống.
4. Về thái độ
- Tự giác, tích cực học tập.
- Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, bảng phụ và phiếu học tập
- Học sinh: đã học tích vô hướng của hai vectơ và các hệ thức lượng trong tam giác.
III. Phương pháp thực hiện
300
3,5km
550
C
A B
60
- Sử dụng phương pháp GQVĐ và phương pháp gợi mở, vấn đáp.
IV.Tiến trình bài dạy:
- Học sinh đã học các nội dung của chương tích vô hướng của hai vectơ và ứng
dụng, bây giờ sẽ làm các bài tập cho phần này.
- GV phân lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập cho tất cả các nhóm (có 2 nhóm
sẽ làm chung một vấn đề). Giáo viên đánh số thứ tự nhóm trùng với bài toán mà nhóm
đó làm (ví dụ nhóm 1, 4 làm phiếu học tập số 1...)
- Cho các nhóm thời gian 8’ để làm các bài toán, trong đó 3’ đầu các học sinh làm
việc cá nhân trình bày suy nghĩ và hướng giải quyết vào giấy, 5’ còn lại dành thời gian
cho việc thảo luận vào trình bày vào bảng phụ.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên treo bảng phụ (mỗi lần 2 nhóm có cùng vấn đề) và
đứng tại vị trí trình bày cách phân tích của mình, cả lớp theo dõi thảo luận và nhận xét.
Cuối cùng là giáo viên hướng dẫn, hợp tác với học sinh về các phương án GQVĐ
(trong khoảng thời gian còn lại).
Phiếu học tập số 1
Cho tam giác ABC có a=4cm, b=3cm và c=6cm. Nhận xét về hình dạng của tam giác ABC.
- Tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề
- Sử dụng phương án xem xét tất cả các khả năng có thể xảy ra
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Quan sát học sinh phân tích, thảo luận và
gợi ý khi thấy cần thiết
H1: Tam giác ABC có thể có hình dạng
nào?
H2: Làm thế nào để xác định được tam
giác ABC là tam giác tù, vuông, nhọn,
cân hay đều?
- Sau khi nhận phiếu học tập, các học sinh
tự phân tích, sau đó thảo luận nhóm trong
8’ phút.
- Trả lời câu hỏi gợi ý 1: Hình dạng của
tam giác ABC có thể là tam giác tù, vuông,
nhọn, cân hay tam giác đều
- Trả lời câu hỏi gợi ý 2: So sánh độ dài các
cạnh của tam giác ABC thấy rằng tam giác
ABC không thể là tam giác vuông, cân hay
đều mà chỉ có thể là tam giác nhọn hay tù.
Do đó ta tính độ lớn các góc để kết luận
hình dạng tam giác
61
Sau khi theo dõi học sinh trình bày có sự
trao đổi giữa các nhóm, giáo viên cùng
học sinh hoàn chỉnh lời giải.
Cho học sinh biết rằng cách được dùng
trên được gọi là phương pháp liệt kê các
trường hợp có thể xảy ra của bài toán.
2 2 2
029cos 36
2 36
b c a
A A
bc
2 2 2
043cos 27
2 48
a c b
B B
ac
2 2 2
011cos 117
2 24
a b c
C C
ab
Suy ra tam giác ABC là tam giác tù
- Nghiên cứu sâu cách giải quyết vấn đề
Từ bài toán đó, giáo viên giúp học sinh có phương pháp để có thể giải quyết nhanh các
bài toán có nội dung tương tự:
“Nếu chỉ dựa vào độ lớn 3 cạnh a, b, c và không tính cosin các góc của tam
giác thì ta có thể xác định được hình dạng của tam giác đó không?”
“Xác định các bước giải quyết bài toán xác định hình dạng của tam giác khi
biết độ dài 3 cạnh.”
Khi đó học sinh sẽ xác định các bước giải quyết bài toán nhận dạng tam giác khi biết
độ dài 3 cạnh:
- So sánh độ dài các cạnh a, b, c để xác định xem có phải là tam giác vuông, cân, đều
hay không, đồng thời xác định được cạnh lớn nhất.
- Giả sử a là cạnh lớn nhất, ta xét dấu tổng 2 2 2b c a hay so sánh tổng 2 2b c với 2a
Phiếu học tập số 2
Một sân bóng thiếu niên có kích thước là 25m x 42m, khoảng cách giữa hai cột cầu
môn là 3m (cách đều hai đường biên dọc). Một quả bóng được đặt ở điểm cách biên
dọc 3m và biên ngang 6m. Hỏi góc sút (góc từ điểm sút nhìn hai chân cột cầu môn)
bằng bao nhiêu độ, biết bóng và cầu môn ở cùng một nửa sân.
- Tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề
- Sử dụng phương án suy luận logic
62
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Quan sát học sinh phân tích, thảo luận và
gợi ý khi thấy cần thiết, có thể sử dụng
phân tích đi lên
H1: Để giải được bài toán trên, trước tiên
ta cần phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh xác định rõ biên
ngang, biên dọc của sân bóng khi vẽ
hình.
H2: Bằng cách nào ta có thể tính được độ
lớn góc sút?
Lưu ý học sinh phải kết luận cho bài toán
thực tế.
Sau khi trao đổi giữa các nhóm, giáo
viên cùng với học sinh hoàn chỉnh lời
giải.
- Sau khi nhận phiếu học tập, các học sinh
tự phân tích, sau đó thảo luận nhóm trong
10 phút.
- Trả lời câu hỏi gợi ý 1: Vẽ hình minh họa
cho bài toán.
K
3m
3m
6m
25m
H
A
CBM
- Trả lời câu hỏi gợi ý 2: Góc sút là BAC ,
thực hiện giải tam giác ABC để tìm ra độ
lớn của góc sút.
(25 3) : 2 11, 8MB HB MB HB
Suy ra 2 2 10AB AH HB
2 2 157AC AH HC
Vậy
2 2 2 62
cos
2 . 5 157
AB AC BC
A
AB AC
Hay 08 16 'BAC
* Học sinh cũng có thể tính BAC như sau:
BAC HAC HAB .
Giáo viên cần cho học sinh nêu các bước cần thiết để giải một bài toán có nội dung
thực tế:
63
o Chuyển các bài toán thực tế thành các bài toán toán học và chuyển đổi ngôn
ngữ hay các yếu tố thực tế sang các ngôn ngữ, kí hiệu toán học.
o Vẽ hình minh họa, ghi rõ các yếu tố lên hình vẽ.
o Giải bài toán toán học
o Từ đó học sinh trả lời cho bài toán thực tế từ bài toán toán học đã giải quyết.
Phiếu học tập số 3
Cho tam giác ABC có cạnh BC=a, trên cạnh BC lấy điểm D sao cho AD=d và ADB .
Nêu cách tính diện tích tam giác ABC.
- Tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày cách giải quyết vấn đề
- Sử dụng phương án giải quyết vấn đề theo một cách khác
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Quan sát học sinh phân tích, thảo luận và
gợi ý khi thấy cần thiết
H1: Công thức tính diện tích tam giác đã
học?
H2: Giả thiết đã cho được dùng để tính
yếu tố nào trong công thức tính diện tích
mà các em sử dụng?
Sau khi theo dõi học sinh trình bày có sự
trao đổi giữa các nhóm, giáo viên cùng
học sinh hoàn chỉnh lời giải
- Sau khi nhận phiếu học tập, các học sinh
tự phân tích, sau đó thảo luận nhóm trong
10 phút.
- Trả lời câu hỏi gợi ý 1: Học sinh có thể
liệt kê các công thức đó.
- Trả lời câu hỏi gợi ý 2:
d
H
C
B
A
D
Ta có
1
.
2
ABCS AH BC
Mặt khác trong tam giác vuông AHD ta có
.sinAH AD
Suy ra
1 1
. sin sin
2 2
ABCS BC AD cd
Sau khi giải sau bài toán, giáo viên bước đầu hình thành cho học sinh thói quen nhìn
nhận lại bài toán, tìm kiếm lời giải khác cho một bài toán. Ngoài phương pháp giải nêu
trên, học sinh có thể giải theo các phương pháp khác như:
Tính diện tích tam giác ABC thông qua diện tích của các tam giác thành phần
64
01 1. .sin . .sin(180 )
2 2
1 1 1 1
. .sin . .sin .sin .( ) . .sin
2 2 2 2
ABC ABD ACDS S S AD BD AD CD
AD BD AD CD AD BD CD AD BC
Hay là diện tích được tính theo phương pháp: Tạo một tam
giác mới bằng hay có diện tích bằng tam giác đã cho nhưng
các yếu tố cần thiết đã có.
Từ C dựng CA’ song song và bằng DA như hình vẽ.
Khi đó '
1
sin
2
ABC A BCS S cd
Phiếu học tập số 4
Cho hình bình hành ABCD có AB=a, BC=b, BD=m và AC=n. Chứng minh rằng
2 2 2 22( )m n a b
Sử dụng phương án xét trường hợp đặc biệt để đưa về việc giải quyết bài toán tương tự
đơn giản hơn, từ đó định hướng cách giải cho bài toán ban đầu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
H1: Trong trường hợp hình bình hành
ABCD là hình chữ nhật thì đẳng thức được
chứng minh như thế nào?
H2: Vậy trong trường hợp ABCD là hình
bình hành thì cách chứng minh sẽ như thế
nào?
Quan sát học sinh phân tích, thảo luận và
gợi ý khi thấy cần thiết
Sau khi theo dõi học sinh trình bày có sự
trao đổi giữa các nhóm, giáo viên cùng học
sinh hoàn chỉnh lời giải.
Sau khi nhận phiếu học tập, các học sinh tự
phân tích, sau đó thảo luận nhóm trong 10’
- Trả lời câu hỏi gợi ý 1: Khi ABCD là hình
chữ nhật, có 2 2 2 2 2 2; m a b n a b suy ra
2 2 2 22( )m n a b
- Trả lời câu hỏi gợi ý 2: Khi ABCD là hình
bình bành, ta luôn có
2 2 2 2 2 22 cos ; 2 cosm a b ab A n a b ab B
với cos cos( ) cosB A A .
Do đó 2 2 2 22( )m n a b
Như vậy học sinh đã giải quyết bài toán ban đầu khi dựa vào cách giải quyết cho bài
toán đơn giản hơn, chỉ cần điều chỉnh cho phù hợp với bài toán ban đầu.
d d
A'
CB
A
D
65
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1 Mục đích thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm
1.1 Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích:
Quan sát xem xét cách phân tích của học sinh khi giải quyết các vấn đề và cách
ứng dụng giải tam giác vào thực tế như thế nào. Đồng thời tôi mong muốn sau tiết dạy
học sinh bắt đầu biết cách phân tích vấn đề và biết sử dụng một số phương án GQVĐ
để giải quyết vấn đề mà các em bắt gặp.
Kiểm tra, đánh giá tính khả thi và hiệu quả khi sử dụng các phương án giải
quyết vấn đề vào dạy học.
1.2 Phương pháp thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 6 lớp 10 khác nhau với tổng số học sinh là 225
học sinh, được chia thành các cặp lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC). Các
cặp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn có chất lượng học tập môn toán và
điều kiện tổ chức dạy học là tương đương đều nhau.
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi quan sát và ghi chép một số đặc điểm
sau:
- Bầu không khí lớp học, tính tích cực của học sinh trong qua trình học tập
(thông qua thái độ học tập, tinh thần hăng say phát biểu ý kiến và những phản
hồi của học sinh sau mỗi giờ học)
- Kỹ năng phân tích bài toán, vận dụng kiến thức về giải tam giác để giải quyết
các bài toán thực tế.
- Khả năng tham gia hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến giữa các học sinh
1.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
1.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm
1) Thời gian thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ 15/04/2011 đến 15/05/2011.
2) Quy mô thực nghiệm
Thực nghiệm tại các lớp thuộc một số trường trung học phổ thông (THPT) sau
+ Lớp 10/1 và 10/2 – THPT Trần Văn Kỷ
+ Lớp 10B2 và 10B10 – THPT Phong Điền
66
+ Lớp 10A8 và 10A10 – THPT Nguyễn Đình Chiểu
1.3.2 Nội dung thực nghiệm
Nội dung chủ đề “Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng” trong chương trình
hình học 10 ở các trườg THPT được giảng dạy vào cuối học kỳ I và đầu học kỳ II. Vì
thế, tôi thực nghiệm giảng dạy 1 tiết bài tập tự chọn về việc vận dụng hệ thức lượng
trong tam giác vào giải bài tập sử dụng các phương án giải quyết vấn đề. Sau đó tôi cho
học sinh làm bài kiểm tra 45 phút để xem xét kết quả của các em.
Giáo án được sử dụng để giảng dạy là KHBH3 của chương 2
Đề kiểm tra 45 phút có nội dung sau:
Câu 1:(2đ) Có một thửa ruộng hình tứ giác ABCD có AB=7m, BC=5m, CD=14m,
DA=13m và đường chéo DB=11m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Câu 2:(2,5đ) Cho tam giác ABC có AD là đường phân giác góc A, 8AB ,
045 ,ACB 060CAD . Tính độ dài cạnh BC, chiều cao BH của tam giác ABD.
Câu 3:(2,5đ) Để đo chiều cao của một cột thu phát sóng,
một người quan sát lần lượt đứng ở hai vị trí A và B cách
nhau 27m và hướng máy ngắm vào đỉnh của cột thu phát
sóng. Người ta đo được tại vị trí A, B lần lượt các góc có số
đo 500 và 350 tạo bởi đường ngắm và đường thẳng AB. Tính
chiều cao của cột thu phát sóng (xem như chiều cao người không đáng kể)
Câu 4:(2đ) Hai bạn A và B học chung một lớp, vị trí nhà
bạn A, bạn B và trường học được cho như hình vẽ. Biết
nhà bạn B cách điểm giao nhau là 3km và cách trường
học 7km; nhà bạn A cách điểm giao nhau 5km. Đường
đi từ điểm giao nhau đến nhà bạn A và bạn B tạo với
nhau góc 600 (h.vẽ). Hỏi nhà bạn A cách nhà bạn B và
cách trường học bao nhiêu km?
Câu 5:(1đ) Đưa ra cách đo độ dốc của một ngọn đồi được minh họa như hình vẽ.
Diem giao nhau
600
Truong
Nha A
Nha B
350500
A B
67
2 Kết quả thực nghiệm sư phạm
2.1 Nhận xét về tiến trình dạy học
Qua quá trình giảng dạy, quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được tiến hành
theo tiến trình đã được xây dựng và thông qua sự góp ý của đồng nghiệp, tôi rút ra các
nhận xét sau:
Một số hạn chế khi thực nghiệm:
- Giáo viên vẫn còn nôn nóng khi cho học sinh hoạt động nhóm và chưa thể tạo
điều kiện cho tất cả các học sinh có ý kiến được phát biểu.
- Học sinh không thực sự có tâm lý thoải mái trong học tập khi có nhiều giáo viên
đến dự giờ lớp học.
- Một số học sinh chưa mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến cho nhóm và chưa tự
tin phát biểu ý kiến trước lớp vì lo sợ phần trả lời của mình không chính xác.
- Học sinh hầu như chỉ chú trọng giải các bài tập trong sách giáo khoa với quy
trình giải đã có và không quen với việc giải các bài toán không có quy luật hay thuật
giải sẵn.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn thu được những kết quả tốt
- Những bài toán liên hệ thực tế và các hoạt động nhóm được đưa vào ở tiết dạy
đã phát huy được tính năng động và hứng thú học tập của học sinh. Các em rất sôi nổi
tham gia giải quyết các bài toán.
- Học sinh có cơ hội để trình bày suy nghĩ, cách phân tích bài toán của chính
nhóm mình cho dù cách làm đó chưa chính xác hay chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Điều này đã giúp cho học sinh nắm rõ hơn các phương pháp khi giáo viên gợi ý và
trình bày.
- Giáo viên đã giúp cho học sinh có những tri thức phương pháp khi giải toán và
bước đầu giúp cho các em làm quen với các phương án giải quyết vấn đề được đưa ra
trong giáo án.
Ví dụ: Sau khi nhận xét được hình dạng tam giác ABC, giáo viên yêu cầu học sinh
nghiên cứu sâu cách giải và đặt câu hỏi:“Nếu chỉ dựa vào độ lớn 3 cạnh a, b, c của
một tam giác bất kỳ và không cần tính cosin các góc của tam giác thì ta có thể xác định
được hình dạng của tam giác đó không?”. Lúc đó học sinh đã phát biểu: “Nếu
2 2 2a b c thì tam giác ABC vuông”, mặc dù đó chưa phải là câu trả lời đầy đủ nhưng
các em cũng đã hình thành được cách xác định hình dạng tam giác và từ đó học sinh đã
68
hoàn chỉnh được câu trả lời cho các trường hợp còn lại khi giáo viên tiếp tục với câu
hỏi: “Vậy trong trường hợp tam giác ABC không vuông thì mối quan hệ giữa các cạnh
là như thế nào?”
- Giáo viên có thể nắm rõ hơn khả năng phân tích bài toán và khả năng hiểu bài
của học sinh thông qua các ý kiến tranh luận, phát biểu của các em.
Ví dụ: Ở nhóm làm phiếu học tập số 4, các em đã giải quyết được bài toán với cách suy
luận như sau: yêu cầu bài toán là chứng minh hệ thức liên quan đến bình phương độ dài
nên định hướng dùng hệ thức lượng trong tam giác (có thể là định lý cosin). Hơn nữa
giả thiết cho AB=a, BC=b, AC=n là độ dài các cạnh trong tam giác ABC và
2BD m BO (với BO là đường trung tuyến của tam giác), điều đó dẫn đến việc sử
dụng công thức đường trung tuyến của tam giác để chứng minh.
2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua bài kiểm tra
2.2.1 Kết quả bài kiểm tra
Bảng 1. Thống kê số liệu thực nghiệm
Số học sinh đạt được điểm
iX Đối tượng học
sinh
Lớp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng
số HS
ĐTB
ĐC (10/2) 0 3 3 4 7 6 5 7 5 1 41 6.05 Khá-Giỏi
(10/1-10/2) TN (10/1) 0 0 4 4 6 7 8 5 8 3 45 6.62
ĐC (10B2) 1 2 5 5 6 7 4 2 1 0 33 5.00 TB – Khá
(10B2-10B10) TN (10B10) 0 1 5 3 4 6 3 4 2 0 28 5.57
ĐC (10A8) 1 2 7 9 6 4 5 4 2 0 40 5.03 TB – Khá
(10A8-10A10) TN (10A10) 0 3 4 5 5 6 7 6 2 0 38 5.63
ĐC 2 7 15 18 19 17 14 13 8 1 114 5.39 Tổng
số HS TN 0 4 13 12 15 19 18 15 12 3 111 6.02
2.2.2 Phân tích kết quả bài kiểm tra
* Phân tích định tính
Đối với lớp đối chứng: Khả năng phân tích, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn
đề của học sinh còn hạn chế.
Đối với lớp thực nghiệm: So với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm được luyện tập
thêm một số phương án đã được trình bày trong luận văn nên HS có thể phân tích và
giải quyết bài toán nhanh chóng và hiệu quả hơn.
69
Cùng một vấn đề được đưa ra nhưng học sinh có thể giải quyết theo nhiều cách
khác nhau, chẳng hạn ở câu 1: “Có một thửa ruộng hình tứ giác ABCD có AB=7m,
BC=5m, CD=14m, DA=13m và đường chéo DB=11m. Tính diện tích thửa ruộng đó.”,
thì học sinh đã có ba cách giải quyết khác nhau:
Học sinh 1 Học sinh 2 Học sinh 3
Ta thấy rằng cả ba cách giải quyết trên đều có điểm chung ở cách suy luận dẫn đến lời
giải đó là diện tích tứ giác ABCD không thể tính trực tiếp mà phải thông qua tính diện
tích các tam giác thành phần ABD và BCD , còn sự khác nhau thể hiện ở bước tính
diện tích các tam giác.
Như vậy mỗi một học sinh đều có khả năng phân tích, suy luận khác nhau để giải quyết
vấn đề. Do đó nếu người giáo viên có thể giúp học sinh vượt khỏi giới hạn kiến thức sẵn
có của mình, không ngại khó khăn trước những vấn đề mới và sẵn sàng chia sẻ, trao đổi,
thảo luận, học hỏi thêm kiến thức thì các em có cơ hội phát triển nhiều hơn và có thể tự
bản thân các em phát hiện ra nhiều vấn đề mới đối với các em.
Một số học sinh có kết quả bài kiểm tra không cao một phần do khả năng phân tích và
giải các bài toán chưa có sẵn thuật giải còn hạn chế, một phần là do học sinh còn gặp
phải một số sai lầm trong quá trình làm bài kiểm tra như sau:
- Đưa ra kết luận không đầy đủ: trong nhiều bài kiểm tra, học sinh đã không kết
luận hay có cố gắng kết luận cho bài toán nhưng kết luận đó chưa phải là yêu cầu cuối
cùng của bài toán.
- Sai lầm về khái niệm toán và công thức toán: sai lầm này có thể do học sinh
không hiểu kiến thức từ lớp dưới hay không hiểu bản chất các công thức, cụ thể là các
em có sự nhầm lần trong công thức định lý sin, diện tích tam giác hay đã hiểu sai khái
niệm đường phân giác trong tam giác dẫn đến cách vẽ hình và cách giải sai.
- Sai lầm trong tính toán cũng khiến nhiều học sinh đi đến kết quả không chính xác.
70
- Học sinh rất ngại khi giải các bài toán có nội dung thực tế, thậm chí nhiều
không sinh bỏ qua những bài toán có nội dung thực tế cho dù cách giải bài toán đó là
đơn giản.
* Phân tích định lượng
Bảng 1. Thống kê số liệu thực nghiệm
Số học sinh đạt được điểm
i
X
Nhóm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng
số HS
ĐTB
ĐC 2 7 15 18 19 17 14 13 8 1 114 5.39
TN 0 4 13 12 15 19 18 15 12 3 111 6.02
Bảng 2. Bảng phân phối tần suất
Số % học sinh đạt điểm
i
X
Nhóm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng 1.75 6.14 13.16 15.79 16.67 14.91 12.28 11.40 7.02 0.88
Thực nghiệm 0.00 3.61 11.71 10.81 13.51 17.12 16.22 13.51 10.81 2.70
Biểu đồ 1. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
0
5
10
15
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Đồ thị 1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm
71
0
5
10
15
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Số % bài kiểm tra đạt điểm
iX trở xuống
Nhóm
Số bài
KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 111 0.00 3.61 15.32 26.13 39.64 56.76 72.98 86.49 97.30 100
ĐC 114 1.75 7.89 21.05 36.84 53.51 68.42 80.70 92.1 99.12 100
Biểu đồ 2. Biểu đồ phân bố tần suất tích luỹ của hai nhóm
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Đồ thị 2. Đồ thị phân bố tần suất tích lũy của hai nhóm
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được
72
tính theo công thức:
n
Xn
X ii
.
Dựa vào các thông số tính toán ở trên, ta có thể rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình X của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
- Đường lũy tích ứng với lớp TN nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với
lớp ĐC.
Qua đó cho thấy rằng kết quả học tập của lớp TN thu được cao hơn kết quả học tập của
lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết thống kê:
Từ kết quả tính toán cho thấy: điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm
TNX cao hơn nhóm đối chứng DCX .
Tuy nhiên việc sử dụng các phương án giải quyết vấn đề vào dạy học đạt hiệu
quả tốt hơn không hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Để kiểm chứng sự khác nhau giữa hai
điểm trung bình này có ý nghĩa hay không, tôi sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết thống
kê như sau.
Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa TNX và DCX là không có ý nghĩa.
Giả thuyết H1: điểm trung bình TNX lớn hơn DCX một cách có ý nghĩa.
Để kiểm định giả thuyết, ta đi xác định đại lượng kiểm định t theo công thức:
.TN DC TN DC
TN DC
X X n n
t
n n
với
2 2
DC
TN
1 1
2
TN TN DC
DC
n S n S
n n
Kết quả tính toán thu được: 2,09 và t = 2,26. Với phương sai tính theo
công thức:
1
2
2
n
XXn
S
ii .
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa 0,05 và bậc tự do
TN DCf n n 2 223 , ta có: t 1,96 .
Như vậy, rõ ràng: t t . Do đó, ta có thể kết luận: bác bỏ giả thuyết H0, chấp
nhận giả thuyết H1, vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung
bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05 .
73
PHẦN KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài “Sử dụng cách phương án giải quyết vấn đề vào dạy học
chủ đề “Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng” ở hình học 10” đã đạt được một số kết
quả sau:
1. Về mặt lý luận
- Trình bày những khái niệm cơ bản về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
cùng những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp này, đồng thời luận văn đã
phân tích, minh họa làm rõ mười phương án giải quyết vấn đề. Qua đó có thể nói
PPDH GQVĐ là phương pháp phù hợp với những định hướng, yêu cầu đổi mới PPDH
hiện nay và tạo được môi trường học tập tích cực cho học sinh.
- Những phân tích về thực trạng dạy và học môn Toán nói chung và dạy học chủ đề
“Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng” nói riêng cho thấy, những phương pháp
dạy học tích cực, trong đó có PPDH giải quyết vấn đề đã được sử dụng trong dạy học
nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, ngoài nguyên nhân do yếu tố khách quan thì chủ
yếu vẫn là do yếu tố chủ quan của người dạy và người học. Do đó để phần nào khắc
phục được tình trạng này thì mỗi một giáo viên cần quan tâm hơn đến phương pháp dạy
học phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy toán của học sinh để có
những tiết dạy sôi nổi, có chất lượng. Vì vậy việc tìm hiểu, sử dụng các phương án
GQVĐ vào dạy học (qua chủ để”Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng) là cần
thiết.
2. Về mặt thực tiễn
- Các phương án giải quyết vấn đề của Stephen Krulik đã được khai thác sử dụng
vào các tình huống dạy học điển hình của môn Toán đó là dạy học định lý, tính chất và
dạy học giải bài tập, bài toán trong chủ đề “Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng”.
Ngoài ra, một số kế hoạch bài học cũng đã được thiết kế dựa vào việc sử dụng các
phương án GQVĐ nhằm giúp học sinh có thể tự mình phát hiện ra nội dung bài học và
biết cách phân tích để định hướng giải cho các vấn đề. Trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào nội
dung và đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử dụng các phương án GQVĐ và có
những tình huống gợi vấn đề khác nhau vào dạy học nhưng cùng hướng đến việc khai
thác được vai trò trung tâm của người học, nâng cao tính tích cực học tập của học sinh.
74
- Quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại 3 trường PHPT ở huyện Phong
Điền, Thừa Thiên Huế cùng với việc phân tích kết quả thực nghiệm được trình bày
trong luận văn phần nào minh họa được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học ở trường THPT, Dự án phát triển giáo dục THPT, Bộ GD&ĐT.
2. Trần Đình Diệu (2008), “Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện
đại”, Báo Tia sáng, số 17.
3. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư
phạm.
4. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2008),
Hình học 10 Cơ bản, NXB Giáo dục.
5. Vương Dương Minh (2011), Phát hiện và giải quyết vấn đề - Phương pháp chủ
đạo trong nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giảng dạy toán học ở nhà
trường phổ thông, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Thị Lan Phương (2000), “Một phương án dạy Toán theo kiểu GQVĐ ở
THPT”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, số 82.
7. Nguyễn Thị Lan Phương (2011), Phương pháp dạy học Toán ở trường trung học:
Thực trạng và định hướng nghiên cứu, phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về
giảng dạy toán học ở nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thị Lan Phương (2004), “Vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học
GQVĐ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102.
9. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị (2008), Hình học
10 Nâng cao, NXB Giáo dục.
10. Đào Tam, Trần Chung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn
Toán ở trường THPT, NXB Đại học Sư phạm.
11. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT, Trường
Đại học Sư phạm TPHCM.
12. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Tài liệu bài giảng trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM.
76
13. Trần Vui (2010), Tiếp cận những xu hướng mới nhằm phát triển nghiên cứu giáo
dục Toán ở Việt Nam, Giáo trình dành cho học viên cao học ngành lý luận và
phương pháp dạy học Toán, Đại học Sư Phạm, Đại học Huế.
14. Trần Vui (2009), Những xu hướng nghiên cứu giáo dục Toán, Giáo trình dành
cho học viên cao học ngành lý luận và phương pháp dạy học Toán, Đại học Sư
Phạm, Đại học Huế.
Tiếng Anh
15. Alfred S. Posamentier Stephen KruliK (1998), Problem-solving strategies for
efficient and elegant solutions, Corwin press.
16. Alfred S. Posamentier Stephen KruliK (2009), Problem-solving in Mathematics,
Corwin press, Inc.
17. Berinderjeet KAUR (2009), Mathematical problem solving in Singapore schools,
YEAP Ban Har
18. The National Council of Teachers of Mathematics (2009), Principles and
Standards for School Mathematics.
19. Titu Andreescu, Zuming Feng (2004), 103 trigonometry problems, Birkhäuser
Boston.
20. William Briggs (2005), Ants, bikes, and clocks: problem solving for
undergraduates, Society for Industrial and Applied Mathematics.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pp_hoangthidieulinh_7425.pdf