Luận văn Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông

Từ kết quả rút ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có một số đề xuất sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những chính sách lớn về đổi mới phương pháp dạy và học. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho GV về phương pháp giảng dạy, học tập các PPDH tích cực và hiện đại của Quốc tế và áp dụng sao cho phù hợp với thực tế giáo dục của Việt Nam. 2.2. Với các trường THPT - Tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất, thời gian, hoạt động chuyên môn cho GV để họ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các PPDH hiện đại, tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. - Khuyến khích việc thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy sao cho bộ phận GV được học tập, đổi mới PPDH mà không rơi vào lối mòn của tình trạng dạy học rập khuôn máy móc theo giáo án có sẵn. - Để có thể thu được những tín hiệu ngược từ phía HS, nhà trường cần có thêm các giờ phụ đạo, tăng tiết để dùng vào việc rèn luyện kĩ năng, kiểm tra, khắc sâu kiến thức và tổ chức hoạt động tự học cho HS.

pdf176 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình trường: Chuyên Công lập Công lập tự chủ Dân lập Số năm giảng dạy: ........................................................................................................ II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Quí thầy cô đóng góp ý kiến bằng cách khoanh tròn vào các ô chữ tương ứng với mức độ từ thấp đến cao (1 -ứng với mức độ thấp nhất ; 5 -ứng với mức độ cao nhất) 1. Theo quí thầy cô, các tiết học trên lớp có sử dụng tình huống thực tiễn đem lại ưu điểm nổi bật nào? STT Nhận xét Mức độ 1 - Những kiến thức mới trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. 1 2 3 4 5 2 - Giúp HS dễ khắc ghi kiến thức 1 2 3 4 5 3 - Giúp HS nhớ bài lâu hơn. 1 2 3 4 5 4 - Tạo không khí lớp học hòa đồng, sôi động, gần gũi. 1 2 3 4 5 5 - HS tin tưởng hơn vào lý thuyết được học. 1 2 3 4 5 6 - Rèn kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng. 1 2 3 4 5 2. Theo quí thầy cô, việc lồng ghép các tình huống thực tế vào trong giảng dạy hóa học là: STT Nội dung của tình huống Mức độ 1 - Tình huống về các hiện tượng tự nhiên có thể giải thích bằng kiến thức hóa học trong bài 1 2 3 4 5 2 - Tình huống trong quá trình sản xuất hóa học 1 2 3 4 5 3 - Tình huống về các ứng dụng thực tế của các chất hóa học 1 2 3 4 5 4 - Tình huống thông qua các câu chuyện vui hóa học 1 2 3 4 5 5 - Tình huống xuất hiện trong các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên 1 2 3 4 5 3. Quí thầy cô cho biết nhận định của bản thân mình về các tình huống dạy học ở các mặt sau STT Nhận xét Mức độ 1 - Đáp ứng đầy đủ nội dung bài học 1 2 3 4 5 2 - Khá phong phú về cách thể hiện, dẫn dắt vấn đề. 1 2 3 4 5 3 - Phù hợp với trình độ học sinh 1 2 3 4 5 4. Một số nhận xét khác: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cám ơn sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô! PHỤ LỤC 4 ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 – 1 TIẾT (chương Hidrocacbon no + hidrocacbon không no) 1. Cho các chất sau: C2H2, C2H4, CH4 chất nào cháy cho ngọn lửa sáng nhất? A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. Không xác định được. 2. Khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổ trong quá trình khai thác ở các mỏ than là: A. H2. B. CH4. C. TNT. D. CO2. 3. Hàm lượng của nguyên tố nào sau đây ven đường quốc lộ có nồng độ cao? A. As. B. Cu. C. Al. D. Pb. 4. Poli etilen được điều chế từ etilen bằng phản ứng A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. trao đổi. D. oxi hóa – khử. 5. Anken nào sau đây khi tham gia phản ứng cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất: A. 2 - metylpropen. B. Buten - 1. C. Buten - 2. D. Propen. 6. Cao su Buna là sản phẩm trùng hợp từ monome với điều kiện tương ứng nào sau đây: A. Butađien - 1,3 có Na xúc tác. B. Êtilen. C. Butađien - 1,3. D. Prôpilen. 7. Để nâng cao tính bền của cao su ở các nhiệt độ nóng lạnh khác nhau, người ta cho thêm vào cao su nguyên tố nào sau đây: A. Mg. B. C. C. S. D. P. 8. Cho các chất Butan, Buten và Butađien - 1,3 thì những chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước Brôm là: A. Butan. B. Buten và Butađien - 1,3. C. Butađien - 1,3 và Butan. D. Butan và Buten. 9. Hexaclo xiclohexan được dùng để: A. làm thuốc nổ. B. làm thuốc trừ sâu. C. làm chất xúc tác. D. tất cả các trường hợp trên. 10. Chọn khái niệm đúng: A. Ankađien là những hiđrôcacbon không no, mạch hở, trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi và có công thức tổng quát là CnH2n-2 với n ≥ 2. B. Ankađien là những hiđrôcacbon không no, mạch hở, trong phân tử có chứa 1 liên kết đôi và có công thức tổng quát là CnH2n với n ≥ 3. C. Ankađien là những hiđrôcacbon không no, mạch hở, trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi và có công thức tổng quát là CnH2n-2 với n ≥ 3. D. Ankađien là những hiđrôcacbon không no, mạch hở, trong phân tử có chứa 1 liên kết đôi và có công thức tổng quát là CnH2n với n ≥ 2. 11. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam vitamin C thì chỉ thu được CO2 và nước. Cho hấp thụ sản phẩm cháy lần lượt vào bình (1) đựng P2O5 và bình (2) đựng dung dịch xút dư. Khối lượng bình (1) tăng 1,08 gam, bình (2) tăng 3,96 gam. CTPT của vitamin C là A. C6H8O6. B. C8H10O2. C. C8H8O4. D. C10H8O4. 12. Nicotin là một chất hữu cơ có trong thuốc lá. Hợp chất này được tạo bởi 3 nguyên tố Cacbon, Hidro, Nito. Đốt cháy hết 2,349 gam nicotin, thu được nito đơn chất, 1,827 gam nước và 6,380 gam CO2. CTĐG của nicotin là A. C4H9N . B. C3H5N. C. C3H7N2. D. C5H7N. 13. Tỉ khối hơi của ankan A đối với H2 là 29, công thức phân tử của A là: A. C4H10. B. C2H6. C. C2H4. D. C4H8. 14. Cho 11,2 lít khí êtilen (đkc) qua bình đựng dung dịch brôm dư, khối lượng bình tăng A. 80 gam. B. 14 gam. C. 11,2 gam. D. 28 gam. 15. C4H8 có bao nhiêu đồng phân mạch hở A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. 16. Một ankin có công thức cấu tạo: CH3 - CH - C≡C - CH3 có tên gọi theo hệ thống IUPAC là: C2H5 A. 2 - êtyl pent - 3 – in. B. 3 - mêtyl pent - 4 – in. C. 4 - mêtyl hex - 2 – in. D. 4 - êtyl pent - 2 – in. 17. Thực hiện phản ứng cộng HCl vào propen. sản phẩm chính có tên là A. 1- clo propan. B. 2-clo propan. C. 2- clo propen. D. 1- clo propen. 18. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp hơi, gồm hidrocacbon A và C2H2, thu được 4 lít CO2 và 4 lít H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). CTPT của A có thể là: A. C2H4. B. C3H6. C. C3H4. D. C3H8. 19. Hỗn hợp anken ở thể khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp (đktc) thì thể tích CO2 và khối lượng nước tạo ra là: A. 16,8 lít CO2 và 13,5 gam H2O. B. 2,24 lít CO2 và 18 gam H2O. C. 1,68 lít CO2 và 18 gam H2O. D. 2,24 lít CO2 và 9gam H2O. 20. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon A và B với MB = MA + 28 ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của hỗn hợp hai hiđrocacbon là: A. 50% ; 50%. B. 16,67% ; 75,33% . C. 33,33% ; 66,67%. D. 20% ; 80%. 21. Đốt cháy 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp thu được m gam H2O và (m + 39) gam CO2. Hai anken là: A. C2H4 ; C3H6. B. C4H8 ; C3H6. C. C4H8 ; C5H10. D. C6H12 ; C5H10. 22. Để đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một hyđrocacbon khí ở điều kiện thường, cần dùng 2,464 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của hiđrocacbon này là: A. C3H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C4H6. 23. Chia hỗn hợp ankin thành hai phần bằng nhau, phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam nước; phần 2 tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là: A. 4 gam. B. 6,4 gam. C. 3,2 gam. D. 1,6 gam. 24. Có 4 lọ mất nhãn lần lượt chứa các chất khí: n-butan, buten-2, butin-1và CO2. Để phân biệt các chất khí trên, có thể sử dụng những thuốc thử nào sau đây: A. Dung dịch AgNO3/NH3 dư, dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch AgNO3/NH3 dư, dung dịch Br2. C. Khí Cl2, dung dịch KMnO4. D. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3 dư, dung dịch Br2. 25. Đốt cháy hoàn toàn 3,04 gam một ankađien liên hợp không nhánh X thu được 0,56 l CO2 (đktc). X có tên gọi nào sau đây? A. butanđien-1,3. B. metylbutađien-1,3. C. pentađien-1,3. D. hexađien-1,3. PHỤ LỤC 5 ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 – 15 PHÚT (bài Ancol – Phenol) 1. Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước nên rửa ống nghiệm với dung dịch loãng nào sau đây? A. NaCl. B. Na2CO3. C. HCl. D. NaOH. 2. Chất 3-MCPD (3-monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư. Chất này có CTCT là A. HOCH2CHOHCH2Cl. B. CH3CHClCH(OH)2. C. CH3C(OH)2CH2Cl. D. HOCH2CHClCH2OH. 3. Một hợp chất thơm có CTPT C7H8O. Số đồng phân của hợp chất thơm này là : A. 4. B. 6. C. 5. D.7. 4. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được số mol CO2 < số mol H2O . Kết luận nào sau đây đúng nhất . X là : A. Ancol no , mạch hở , đơn chức. B. Ancol không no , mạch hở , đơn chức. C. Ancol thơm , đơn chức. D. Ancol no , mạch hở. 5. Cho anken X : (CH3)2CHCH=CH2 . X là sản phẩm tách nước của ancol nào dưới đây? A. 2 – metylbutan – 1 – ol. B. 2,2 – dimetylpropan – 1- ol. C. 2 – metylbutan – 2 – ol. D. 3 – metylbutan – 1 – ol. 6. Phản ứng giữa CO2 với dd C6H5ONa cho C6H5OH xảy ra được là do : A. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. B. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic. C. Phenol có tính oxi hoá mạnh hơn axit cacbonic. D. Phenol có tính oxi hoá yếu hơn axit cacbonic. 7. Khi cho 1 mol ancol tác dụng với Na dư , thu được 0,5 mol H2 thì ancol đó có : A. 1 nhóm – OH. B. 2 nhóm – OH. C. 3 nhóm – OH. D. Không xác định được. 8. Một ancol no có công thức đơn giản là C2H5O . Công thức phân tử của ancol là A. C2H5O. B. C4H10O2. C. C6H15O3. D. C4H10O. 9. Ancol X đơn chức có 60% khối lượng C trong phân tử . CTPT của ancol là : A. C2H6O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. A, B , C đều sai. 10. Cho hh gồm 3,2 g ancol X và 4,6 g ancol Y là 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đđ tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đkc). X và Y có CTPT là : A. C2H5OH , C3H7OH. B. CH3OH , C2H5OH. C. C3H7OH, C4H9OH. D. Kết quả khác. PHỤ LỤC 6 ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 – 15 PHÚT (bài Andehit – Xeton + Axit cacboxylic) 1. Trước đây, để tăng chỉ số octan của xăng người ta pha hợp chất của nguyên tố A. Al. B. Fe. C. Na. D. Pb. 2. Dùng phích đựng nước lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng là xung quanh thành ruột phích có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào sau đây để làm sạch được lớp cặn đó A. NaCl. B. CH3COOH. C. NH3. D. NaOH. 3. Trong công nghiệp tráng gương như: tráng phích, tráng gương soi, gương trang trí người ta làm như sau: đầu tiên là làm sạch bề mặt thủy tinh, sau đó người ta cho muối thiếc tráng qua bề mặt thủy tinh, rồi cho hỗn hợp AgNO3/NH3 dư vào bề mặt kính, sau đó cho tiếp một hóa chất X vào rồi bắt đầu gia nhiệt. Hỏi X là chất nào sau đây? A. andehit axetic. B. glucozo. C. andehit fomic. D. các chất trên đều được. 4. Andehit fomic được dùng để A. diệt khuẩn. B. chống thối rửa. C. điều chế nhựa phenolfomandehit. D. Cả A, B, C đều đúng. 5. Axit đicacboxylic mạch thẳng có phần trăm khối lượng của các nguyên tố tương ứng là % C = 45,46%, %H = 6,06%, %O = 48,49%. Công thức cấu tạo của axit là A. HOOC-COOH. B. HOOC-CH2-COOH. C. HOOC-CH2-CH2-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-CH2-COOH. 6. Loại thực phẩm nào sau đây được dùng để khử mùi tanh của cá trong khi chế biến A. Ớt. B. Dầu ăn. C. Giấm. D. Đường. 7. Công thức hóa học của “cồn khô” là gì? A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. HCHO. 8. CH3(CH2)8COCH3 là hợp chất dùng để xua đuổi chó mèo, tên của hợp chất này là A. metyl nonyl xeton. B. axeton. C. metyl octyl xeton. D. cumen. 9. Cho 0,1 mol hh hai andehit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dd AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được 25,29 gam Ag. CTCT của hai andehit là A. HCHO, C2H5CHO. B. HCHO, CH3CHO. C. C2H5CHO, C3H7CHO. D. CH3CHO, C2H5CHO. 10. Để tránh hiện tượng nhiễm độc chì trong quá trình ăn uống, các loại chén dĩa mua về nên ngâm qua đêm với nước có hòa tan chất nào sau đây A. muối. B. đường. C. rượu. D. giấm. PHỤ LỤC 7: Một số tình huống trong giảng dạy hóa học ở trường THPT Tình huống 1 Để diệt chuột ở ngoài đồng, người nông dân cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Tuy nhiên, người nông dân không dùng khí clo dẫn lên trên thân cây để diệt sâu bệnh. Dựa vào tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy? Thế tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? Hệ thống các tình huống như thế này dựa trên đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của clo. - Clo là chất khí độc, nên dùng để diệt chuột. - Là chất khí nặng hơn không khí, nên chỉ dùng để diệt chuột trong hang sâu (nặng hơn không khí nên chìm sâu vào trong hang) mà không dùng để diệt sâu bọ trên cành cây cao. - Clo có tính oxi hóa mạnh, khi hòa tan vào nước tạo HClO (HS tự viết phản ứng dựa vào SGK)- chất này có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật làm cho vi sinh vật chết. Do đó, Clo nên được dùng vào quá trình xử lí nước (dẫn khí clo vào nước với hàm lượng cho phép, nếu không có thể gây ngộ độc).  Sử dụng trong bài “Clo” lớp 10. Tình huống 2 Hồi đầu thế kỉ XIX, natri sunfat được sản xuất bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy, dụng cụ của thợ thủ công rất chóng hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống cao tới 300m, nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Em có suy nghĩ gì về cách lý giải hiện tượng trên? Tình huống liên quan đến thực tế trong quá trình sản xuất natri sunfat. Có thể áp dụng trong phần điều chế hidro clorua, củng cố kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của HCl. - Khi điều chế natri sunfat bằng phương pháp này, khí sinh ra là khí HCl (HS tự viết phản ứng). - Khí này phát tán trong không khí, gây ra một số tác hại đối với các vật dụng bằng kim loại và các sinh vật sống (khí này khi tan trong nước tạo dung dịch có tính axit mạnh).  Sử dụng trong bài “Axit clohidric – Muối clorua” lớp 10. Tình huống 3 Trong một tiết thực hành, có một em HS A quan sát thấy bình đựng dung dịch HF, A quyết định thử một vài tính chất của axit này. A lấy một ống nghiệm bằng thủy tinh, nhỏ vào đó 1ml dung dịch axit HF. Thế nhưng chưa kịp bỏ hóa chất khác vào thì ống nghiệm của em đã bị thủng. - Chuyện gì đã xảy ra với chiếc ống nghiệm đó? Có phải chất lượng của ống nghiệm này kém? - Theo em, bình đựng dd axit HF phải được làm bằng loại vật liệu nào? - Với tính chất như thế, axit HF có mang lại những ứng dụng gì bổ ích? Hành động của em HS A cho thấy em là một HS say mê khoa học, và chính hành động đó cũng đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi về tính chất khá đặc biệt của axit HF. - Axit HF là axit yếu, nhưng có thể ăn mòn được thủy tinh (HS tự nghiên cứu phương trình phản ứng trong SGK), và chính điều đó đã làm cho chiếc ống nghiệm của A bị thủng. - HS sẽ tự rút ra kết luận: không nên đựng axit trong các bình làm bằng thủy tinh (có thể đựng bằng các bình bằng nhựa). - GV gợi ý về các ứng dụng của HF (dựa vào khả năng ăn mòn thủy tinh), và mô tả sơ qua về quá trình đó.  Sử dụng trong bài “Flo – Brom - Iot” lớp 10. Tình huống 4 Nghiên cứu khoa học cho biết, trong cơ thể của người bị bệnh cảm sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối lớn. Ông bà ta ngày xưa thường dùng đồ bạc để đánh gió, giúp trị bệnh cảm. Sau khi đánh gió xong, miếng bạc đó lại ngâm trong nước tiểu. - Cách làm này có đúng không? Và dựa trên cơ sở hóa học nào? - Miếng bạc sau khi “đánh gió” có gì thay đổi không? - Nước tiểu để ngâm miếng bạc, có tác dụng gì? Như đã biết, cơ thể của người bệnh cảm có lượng H2S lớn. Dùng miếng bạc đánh gió có tác dụng giải cảm, giảm hàm lượng H2S có trong người do phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Ag2S là một chất kết tủa màu đen, nên miếng bạc sẽ bị đen dần. Khi ngâm miếng “bạc đen” ở trên vào nước tiểu, miếng bạc sẽ trắng trở lại. Do NH3 có trong nước tiểu sẽ tạo phức với ion Ag+, phức này tan, làm cho lớp kết tủa đen Ag2S hòa tan vào nước, trả lại cho bạc vẻ sáng loáng như thường. Ag2S + 4NH3 → [Ag(NH3)2]2S tan  Sử dụng trong bài “Hidrosunfua” lớp 10 hoặc bài “Sơ lược về một số kim loại Ag, Au, Ni, Sn, Pb” lớp 12. Tình huống 5 Tại trang trại gà của bác nông dân A, trong quá trình vận chuyển trứng, bác nhận thấy: - Những mùa có khí hậu ôn hòa, cứ vận chuyển 100 trứng, vỡ 5 trứng - Những mùa có khí hậu nóng, cứ vận chuyển 100 trứng, vỡ 20 trứng. Trong quá trình tìm hiểu, bác nông dân nhận thấy, do gà không có tuyến mồ hôi, khi mùa nóng, chúng hô hấp nhiều, làm giảm lượng CO2 trong máu, giảm nồng độ CO3 2- trong dịch cơ thể (ion kết hợp ion Canxi để hình thành vỏ trứng). Em hãy dựa trên nguyên tắc chuyển dịch cân bằng, giúp bác nông dân giải quyết vấn đề trên. Tình huống này được vận dụng vào trong thực tế sản xuất, hóa học sẽ được sử dụng để giải quyết tối ưu tình huống trên. (dùng trong bài “Cân bằng hóa học”). - Bổ sung kiến thức về sinh học (gà không có tuyến mồ hôi, nên giải tỏa lượng nhiệt bằng cách hô hấp). - HS biết được thành phần của vỏ trứng gà (canxi cacbonat CaCO3), trứng vỡ nhiều trong quá trình vận chuyển là do vỏ trứng mỏng, khả năng hình thành CaCO3 trong cơ thể gà giảm. - Từ qui tắc chuyển dịch cân bằng cho biết, để tạo thêm CaCO3 thì cơ thể gà cần phải được cung cấp thêm CO3 2- (cho gà uống nước có hòa tan thêm ion này).  Sử dụng trong bài “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10. Tình huống 6 Lớp men răng là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng sau: 5Ca2+ + 3PO43- + OH-  Ca5(PO4)3OH (1) Các vi khuẩn tấn công vào thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các loại axit hữu cơ, đặc biệt là các thức ăn có lượng đường cao là điều kiện tốt để sản sinh ra các axit đó. Một đứa bé không đánh răng sau bữa ăn, răng của nó dễ bị sâu. Dựa vào nguyên lý chuyển dịch cân bằng, trả lời các câu hỏi sau - Giải thích cơ chế của sự ăn mòn men răng của đứa bé. - Biện pháp tốt nhất để phòng chống sâu răng là gì? - Tại sao việc đánh răng có thể làm giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ. - Thói quen ăn trầu của những người già có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với sự hình thành men răng? Tình huống này được dùng trong bài “Cân bằng hóa học” hoặc “Sự điện li của nước – pH” , qua đó tập cho HS một số thói quen tốt để bảo vệ men răng. - Răng bị ăn mòn là do axit hữu cơ tiết ra từ thức ăn còn thừa lại trong kẽ răng, lượng axit này là giảm nồng độ OH-, cân bằng (1) chuyển dịch sang chiều nghịch nên men răng bị ăn mòn dần. - Một số biện pháp phòng chống sâu răng: * Nên đánh răng sau bữa ăn, không tạo điều kiện để các axit tạo thành. * Ăn thức ăn ít chua, ít đường. - Khi đánh răng, mang lại một số tác dụng: * Loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng, không cho axit hình thành. * Trong kem đánh răng có trộn thêm NaF, SnF2 cung cấp ion F- tạo ra lớp men thay thế cho răng 5Ca2+ + 3PO43- + F-  Ca5(PO4)3F (2) - Ăn trầu là một thói quen tốt cho việc tạo men răng, do trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2 cung cấp thêm ion OH- làm (2) chuyển dịch theo chiều thuận, men răng chắc khỏe hơn.  Sử dụng trong bài “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10. Tình huống 7 Khi máy bay cất cánh, hành khách A có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu. Đó là triệu chứng của sự thiếu oxi trong các mô. Quá trình vận chuyển oxi trong cơ thể được biểu diễn như sau Hb + O2  HbO2 Hb: hemoglobin trong máu HbO2 : đưa oxi đến các mô Áp suất riêng phần của O2 giảm theo độ cao - Dựa vào nguyên lý chuyển dịch cân bằng, giải thích hiện tượng trên. - Nếu vị hành khách trên ở độ cao vài tuần hoặc vài tháng thì có còn xảy ra triệu chứng say độ cao nữa không? - So sánh nồng độ hemoglobin của cư dân ở vùng cao và cư dân ở vùng thấp ngang mực nước biển. Đây là một thực tế thường diễn ra đối với nhiều hành khách đi máy bay. Vận dụng kiến thức trong bài “Cân bằng hóa học”, HS có thể giải thích hiện tượng trên dựa trên cơ sở khoa học. - Càng cao, áp suất riêng phần O2 giảm, cân bằng chuyển theo chiều nghịch, làm giảm HbO2, nên oxi vận chuyển đến các mô giảm. Cơ thể sẽ tiết thêm Hb nhằm cân bằng lại quá trình trên điều này dẫn đến hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. - Việc sản sinh thêm Hb xảy ra từ từ, phải cần thời gian dài mới đạt được công suất ban đầu. Nên khi ở độ cao trong vài tuần, vài tháng thì sẽ không còn hiện tượng say độ cao nữa. - Cơ thể của cư dân vùng cao sẽ tiết ra lượng Hb nhiều hơn so với cư dân vùng thấp ngang mặt nước biển (để thích ứng với địa lí riêng của từng vùng).  Sử dụng trong bài “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10. Tình huống 8 Trong một mẫu quảng cáo trên truyền hình có câu: “Kem đánh răng PS, cung cấp Canxi và Flo giúp bảo vệ hai lần cho răng chắc khỏe”. Về phương diện hóa học, em hiểu câu này như thế nào? Lớp men răng là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng sau: 5Ca2+ + 3PO43- + OH-  Ca5(PO4)3OH (1) Kem đánh răng PS cung cấp Canxi (tức là ion Ca2+) làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo lớp men, bảo vệ răng (bảo vệ lần 1). Có một loại men răng thay thế, đó là 5Ca2+ + 3PO43- + F-  Ca5(PO4)3F (2) Kem đánh răng PS cung cấp Flo (tức là ion F-) làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo thêm lớp men bảo vệ răng (bảo vệ lần 2).  Sử dụng trong bài “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10. Tình huống 9 Một thanh niên đi ngang qua nghĩa trang vào buổi tối, anh ta thấy có đám lửa lập lòe bốc lên từ một ngôi mộ. Anh ta sợ hãi và bỏ chạy, nhưng khi anh ta chạy thì đám lửa lại đuổi theo sau lưng anh, khiến anh khiếp sợ. - Dân gian gọi hiện tượng trên là gì? Hiện tượng này chỉ xảy ra ở đâu? - Cơ sở khoa học của hiện tượng trên? Nếu đặt trường hợp em là anh thanh niên đó, em sẽ xử lý thế nào? - Vào buổi sáng, hiện tượng này có xảy ra không? Hiện tượng trên dân gian gọi đó là “ma trơi”, chỉ xảy ra ở các nghĩa trang. Trong cơ thể người có chứa một lượng Photpho, khi chết sẽ bị phân hủy một phần thành khí PH3 (photphin) và lẫn một ít điphotphin P2H4. Điphotphin có thể tự bốc cháy và tỏa nhiều nhiệt ở đk thường tạo khối cầu khí bay trong không khí. 2P2H4 + 7O2 → 2P2O5 + 4H2O Việc bỏ chạy của anh thanh niên, tạo ra một vùng áp suất không khí thấp, kéo đám lửa chạy theo mình mà thôi. Do đó, khi bắt gặp tình trạng này chúng ta nên bình tĩnh, vì đó chẳng phải là một hiện tượng ma quái, thần bí gì cả. Vào buổi sáng, hiện tượng này vẫn xảy ra, nhưng do ánh sáng mặt trời quá sáng làm cho “ma trơi” không rõ ràng như vào ban đêm được.  Sử dụng trong bài “Photpho” lớp 11 để giải thích hiện tượng “Ma trơi” trong đời sống, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh. Tình huống 10 Thuốc diệt chuột có thành phần chính là Zn3P2, phản ứng nhanh với nước sinh ra khí PH3 theo phản ứng: Zn3P2 + H2O → Zn(OH)2 + PH3 Chính PH3 giết chết chuột. HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Nếu sau khi chuột ăn thuốc mà không có nước uống, nó chết mau hơn hay lâu hơn? Vậy thuốc chuột phát huy tác dụng khi nào? - Tại sao khi đặt thuốc chuột, người ta thường đặt kế bên là một thau nước? Đây là một tình huống mà HS rất thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tình huống này có thể được sử dụng trong bài “Photpho”, thuốc diệt chuột có thành phần chính là hợp chất của photpho. - Chuột chết là do khi uống nước, thuốc chuột phản ứng với nước tạo thành chất độc (photphin PH3). - Chuột sẽ chết ở những nơi gần nước. Nên đặt nước kế thức ăn có thuốc chuột để chuột uống ngay và chết tại chỗ, không di chuyển xa, chết ở những nơi kín đáo, ảnh hưởng đến môi trường.  Sử dụng trong bài “Photpho” lớp 11. Tình huống 11 Tại Chicago (Mỹ) đã xuất hiện một sáng kiến biến tro xương của người quá cố thành những viên ngọc, thành công của ý tưởng này sẽ tạo sự thay đổi trong vấn đề tìm nơi an nghỉ cho những người quá cố. - Theo em, ý tưởng này xuất phát từ cơ sở khoa học nào? - Họ sẽ thực hiện ý tưởng của họ theo qui trình ra sao? Tình huống này có thể được sử dụng trong khâu mở đầu bài giảng “Cacbon” do tính chất thời sự và tính hấp dẫn của tình huống. - Tro xương của người quá cố và kim cương đều được cấu tạo bởi cùng một nguyên tố cacbon (kiến thức này được nêu ở phần tính chất vật lí). Nên việc chuyển hóa giữa các dạng thù hình với nhau là điều có thể xảy ra. - Tuy nhiên, để chuyển tro xương thành kim cương là việc khá khó khăn, vì kim cương có cấu trúc khá đều đặn và rất bền vững. Do đó, người ta phải nén tro xương của người ở một nhiệt độ và áp suất rất cao, qui trình khá phức tạp, và nguồn kinh phí bỏ ra là không nhỏ.  Sử dụng trong bài “Cacbon” lớp 11. Tình huống 12 Khi Va-xi-a đi tới chỗ chị bán kem thì thấy chị ta đổ những cục chất gì đó, giống như tuyết vào trong hộp cùng với kem của mình. - Em hãy đợi chút nhé, - chị đề nghị -, để chị còn bỏ thêm nước đá khô vào kem đã. - Chị cho em là thằng bé thế nào? –Va-xi-a phát cáu lên – . Em đang học lớp chín, về hai môn vật lí và hóa học em đều được điểm tối đa cả. Nước đá là nước đá đã đông đặc lại rồi, làm sao mà có thể khô đi được. - Thế à? – chị bán hàng đưa cho Va-xi-a một cục nước đá nhỏ –. Này, em hãy chứng minh rằng nó không thể khô đi được. Khi chuyển cục nước đá lạnh buốt từ tay này sang tay kia, Va-xi-a lại càng ngạc nhiên hơn: cục nước đá đã tan rất nhanh, thậm chí không để lại một vệt nước nào. - Vậy đó là cái gì? – Va-xi-a suy nghĩ và cảm thấy mặt và tai mình nóng bừng vì xấu hổ. - Bây giờ thì nhà hóa học thông thái ạ, – chị bán hàng nói và chìa que kem cho Va-xi-a, – chị nói cho em điều bí mật là: nước đá này không phải chỉ có thể khô đi, mà còn có thể nóng bỏng nữa! Vậy “nước đá khô” là gì? Thực tế thì nước đá có thể nóng bỏng được không? Khi làm lạnh cacbon đioxit tới -80oC hoặc nén tới 60-70atm, nó biến thành một chất rắn, bề mặt trong giống như nước đá. Khác với nước đá thường, nó không tan ra thành nước, mà lại bay hơi, chuyển trực tiếp từ trạng thái rắn sang trạng thái khí (sự thăng hoa), vì thế mà người ta gọi nó là “nước đá khô”. Khi thăng hoa nó hấp thụ một lượng nhiệt lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh, nên dùng để bảo quản thực phẩm hoặc làm lành thực phẩm. Khi áp suất dưới 5atm, CO2 không nóng chảy mà chỉ thăng hoa. Ở áp suất cao, điểm nóng chảy của nó tăng lên và ở 1000atm, nó chỉ nóng chảy ở nhiệt độ trên 50oC, nghĩa là thực tế nó có thể nóng bỏng. GV có thể bổ sung thêm một số ứng dụng của “nước đá khô”: - Bảo quản thực phẩm kỵ ẩm. - Dùng làm lạnh đông thực phẩm. - Ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc cho hoa quả. - Hạn chế tổn hao khối lượng do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm. - Hạn chế quá trình lên men, phân hủy.  Sử dụng trong bài “Hợp chất của cacbon” lớp 11. Tình huống 13 Tình huống này bắt đầu bằng thí nghiệm của một em HS tên Lan trong một tiết thực hành. Thí nghiệm của Lan như sau: - Lan đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ tinh để bốc hơi nước đi. Dần dần em thấy xuất hiện một loại tinh thể. - Tinh thể này có thể hoà tan trong nước. - Thử bằng giấy quì thì em nhận thấy quì tím hóa xanh. Lan cho rằng bằng cách này em có thể tạo ra tinh thể của NaOH. Bạn thử nghĩ xem: ý kiến của Lan đúng hay sai? Tinh thể mà Lan thu được trong thí nghiệm này không phải là tinh thể NaOH, mà là tinh thể Na2SiO3. Tinh thể này được hình thành do phản ứng của dung dịch NaOH và SiO2 (thành phần chính của thủy tinh – vật liệu làm ống nghiệm). 2NaOH + SiO2 ot→ Na2SiO3 + H2O Na2SiO3 là một muối tan và khi tan tạo thành dung dịch có tính bazo (do sự thủy phân của ion SiO3 2-) nên làm quì tím chuyển sang màu xanh. Na2SiO3 → 2Na+ + SiO32- SiO32- + H2O →← HSiO3- + OH-  Sử dụng trong bài “Silic và hợp chất của Silic” lớp 11. Tình huống 14 Tình huống này bắt đầu từ một hiện tượng thực tế, có thể xảy ra hằng ngày đó là: khi ăn cơm, nếu ta nhai kĩ, sẽ cảm thấy vị ngọt. - Vị ngọt đó là do đâu? Có phải tinh bột vốn dĩ đã ngọt? - Có quá trình hóa học nào xảy ra ở đây? Nếu tinh bột vốn dĩ đã ngọt thì lúc mới nhai, ta đã thấy vị ngọt. Khi ta nhai kĩ tinh bột, trong tuyến nước bọt của người có các enzim, vì vậy mà tinh bột sẽ bị thủy phân một phần thành mantozo và glucozo nên có vị ngọt. Sơ đồ tóm tắt quá trình thủy phân tinh bột: Tinh bột 2H O amilazaα− đextrin 2 H O amilazaβ− Mantozơ 2H O mantaza Glucozo.  Sử dụng trong bài “Tinh bột” lớp 12, đây là một tình huống mà HS có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn. Tình huống 15 Trong tiết thực hành tại phòng thí nghiệm, HS A vô ý làm văng axit nitric đặc vào quần áo. Sau vài phút xuất hiện lỗ thủng ở những nơi tiếp xúc với axit. - Biết chất liệu cấu tạo nên quần áo có thành phần chủ yếu là xenlulozo. Kiến thức hóa học nào giải thích được hiện tượng trên? - Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, chúng có bị thủng không? Vì sao? - Biện pháp khắc phục khi gặp hiện tượng trên? Nội dung của tình huống này liên quan đến các kiến thức trong bài “Xenlulozo” - Một trong những ứng dụng của xenlulozo là được dùng để chế tạo thành sợi, tơ. Vậy khi văng axit đặc vào quần áo, sẽ có phản ứng hóa học giữa xenlulozo và HNO3 đặc (HS nghiên cứu phản ứng trong GSK). Nơi tiếp xúc sẽ chuyển thành màu vàng và vải bị mục dần. - Thực chất là xenlulozo không phản ứng với axit loãng nên sẽ không gây thủng quần áo. Nhưng khi phơi khô, nước bốc hơi, nồng độ axit đặc dần và quần áo vẫn có thể bị thủng. - Để tránh hiện tượng này, nồng độ axit không được phép quá cao, vì vậy ta chọn phương án tốt nhất là giặt quần áo với lượng nước nhiều.  Sử dụng trong bài “Xenlulozo” lớp 12. Tình huống 16 Những người già trám răng bằng hỗn hống thủy ngân – bạc thường thấy khó chịu khi cắn phải một mảnh giấy bọc nhôm. Em có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này? Giải thích rõ ràng cơ chế? Tình huống này thường gặp trong đời sống thường ngày, điều này có thể lí giải khi các em HS đã học qua kiến thức về pin điện hóa. - Cảm giác này sinh ra là do một dòng điện nhỏ được tạo ra từ một pin Ga-va-ni. - Lúc này, mảnh giấy bọc nhôm đóng vai trò là anot, hỗn hống thủy ngân đóng vai trò là catot, còn nước bọt đóng vai trò là chất điện li. - HS tự viết quá trình ở các điện cực, xác định chiều của dòng điện ngoài.  Sử dụng trong bài “Đại cương kim loại” lớp 12. Tình huống 17 Trong nước sinh hoạt có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là muối canxi, magie và sắt. Tùy vào nguồn nước mà hàm lượng của các muối là khác nhau. Một người nội trợ mua một nồi nhôm mới sáng lấp lánh bạc, chỉ dùng để nấu nước sôi, sau một thời gian bên trong nồi nhôm, chỗ nào ngập nước, chỗ đó bị hóa đen. - “Thủ phạm chính” của gây ra hiện tượng nồi nhôm bị đen? - Để quan sát rõ hiện tượng trên, cần có những điều kiện nào? Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ khử được ion Fe3+ ra khỏi muối của nó, tạo kim loại Fe Al + Fe3+ → Al3+ + Fe Sắt sinh ra sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen. Vậy “thủ phạm chính” đó chính là do nguồn nước có chứa ít hay nhiều lượng muối sắt. Các điều kiện để quan sát rõ hiện tượng trên: - Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn. - Thời gian đun sôi phải đủ lâu. - Nồi nhôm phải là nồi mới.  Sử dụng trong bài “Dãy điện hóa của kim loại” lớp 12 hoặc bài “Nhôm” lớp 12. Tình huống 18 Một hôm chúng tôi quyết định đi ra khơi, đóng một con thuyền và thả neo..... Rời bờ chưa bao lâu thì trời bỗng nổi cơn giông. Thuyền không đi đúng hướng nữa mà dạt vào một hòn đảo. Ai nấy đều rét run cầm cập. Lên được bờ, chúng tôi định việc đầu tiên là đốt củi lên để sưởi và chuẩn bị cơm nước. Gió to và đảo nằm ngay hướng đón gió, chúng tôi xếp thành một bức tường từ những viên đá mềm, trắng và rất bẩn và bắt đầu thổi cơm. Lạ một điều, mặc dù củi kiếm được là rất nhỏ, hễ cứ thổi hơi vào là lửa lại tắt ngấm. Tuy thế, cả mấy chúng tôi hợp sức vào cũng nhóm được bếp cháy to. Cơm nước xong, chúng tôi nằm bên bếp lửa, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau, chúng tôi thức dậy, thấy bếp đã tắt ngấm, và diêm thì đã dùng hết. Thực phẩm tuy còn nhưng không thể nấu lên được. Lúc đó một người lớn tuổi trong đoàn đáp: “tôi cam đoan với mọi người rằng không có lửa vẫn có thể luộc trứng cho mọi người ăn sáng”. Ông ta bắt đầu nghiền vụn mấy hòn đá trắng ở phía kề sát với lửa hôm qua, rồi đào một cái lỗ và xếp các mảnh đã vừa nghiền xen lẫn với những quả trứng, đoạn tưới nước lên. Đá kêu xèo xèo, hơi nước bốc lên nghi ngút và mấy phút sau thì trứng chín kĩ. Các bạn hãy cho biết: - Tên loại đá đó. - Sức nóng của bếp lửa đã làm đá thay đổi như thế nào? - Giải thích tác dụng của nước đối với những mảnh đá trắng vừa nghiền. Đá mà các nhà du lịch đã chất xung quanh bếp lửa là đá vôi. Do sức nóng của bếp lửa, đá vôi phân tích thành khí cacbonic (làm cho than bị tắt) và canxi oxit (tức là vôi tôi). CaCO3 ot→ CaO + CO2 Muốn luộc trứng mà không cần đến lửa, các nhà du lịch đã sử dụng tính chất của vôi sống là nó kết hợp với nước, tỏa ra một lượng nhiệt lớn. CaO + H2O → Ca(OH)2 Nhiệt tỏa ra trong phản ứng này nhiều đến nổi đôi khi ván gỗ lát trong hố vôi tôi bị bốc cháy. Nhưng cần phải nhận rằng, sức nóng của bếp lửa ngoài trời khó có thể đủ để nung được nhiều vôi.  Sử dụng trong bài “Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” lớp 12 hoặc bài “Hợp chất của Cacbon” lớp 11. Tình huống 19 Nhôm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống bởi vì nó nhẹ, bền và có tác dụng chống lại sự ăn mòn khi ở dạng hợp kim. Chúng ta cùng tìm hiểu sự việc sau: Một người nọ muốn sửa sang nhà cửa, mua một ít vôi bột, ông sai con mình đem vật dụng ra đựng vôi. Đứa con lấy một cái thau nhôm sáng loáng ra, đổ vôi vào và chế nước trộn cho bố. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy giải thích? Nếu là em, em sẽ làm cách nào để giúp bố? Tình huống này khái quát được một số tính chất vật lí và ứng dụng của nhôm trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên để giải thích hiện tượng này, chúng ta cần dựa trên tính chất hóa học của kim loại nhôm. - Thau nhôm sẽ bị mòn dần, có thể bị tan ra. - Cách tốt nhất để đựng được vôi trộn hồ là dùng các vật dụng trong thành phần không có nhôm (tốt nhất là dùng các thau nhựa, hoặc lu, vạy).  Sử dụng trong bài “Nhôm” lớp 12. Tình huống 20 Mùa xuân năm 327 trước CN, một danh tướng Hi Lạp là Alecxander Maxedon đã xâm nhập vào biên giới Ấn Độ. Nhưng ở đây ông vấp phải không những sự kháng cự anh dũng của nhân dân yêu tự do, mà còn của kẻ thù ghê rợn khác nữa là những bệnh về đường ruột. Quân lính bị mệt mỏi đến cực độ và kiệt sức vì bệnh tật không chịu đựng được nữa, đã nổi loạn và buộc ông phải ra lệnh cho quay về nước. Theo những tài liệu lưu truyền lại của các nhà sử học thì rõ ràng là các cấp chỉ huy trong đạo quân của Alecxander Maxedon bị mắc bệnh ít hơn rất nhiều so với quân sĩ, tuy rằng họ cũng phải chịu cảnh sống khổ cực và uống cùng thứ nước như các binh lính. Nguyên nhân của hiện tượng bí ẩn này chỉ được phát hiện sau đó 2250 năm. Đó là vì binh lính của quân đội Hi Lạp trong thời gian ấy đã dùng những cốc bằng thiếc để uống nước khi hành quân, còn các tướng tá thì lại dùng cốc bằng bạc. Tại sao khi dùng cốc bằng bạc, các cấp chỉ huy của quân đội Alecxander Maxedon lại ít bị bệnh đường ruột hơn các binh lính trong cuộc hành quân ấy? Khi sử dụng cốc bằng bạc lâu ngày, bạc tác dụng với O2 và H2S tạo ra Ag2S kết tủa màu đen theo phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh (chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt khuẩn), không cho vi khuẩn phát triển. Chính vì thế mà khi các chỉ huy dùng cốc bằng bạc để uống cùng thứ nước với các binh lính, nhưng sức khỏe của họ vẫn không bị ảnh hưởng gì.  Sử dụng trong bài “Sơ lược về một số kim loại Ag, Au, Ni, Sn, Pb” lớp 12. PHỤ LỤC 8: Một số giáo án có sử dụng tình huống dạy học Giáo án bài TINH BỘT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết cấu trúc phân tử và tính chất của tinh bột. - Biết sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột. 2. Về kĩ năng - Nhận biết tinh bột. - Giải bài tập về tinh bột. II/ CHUẨN BỊ - Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: tinh bột, dung dịch I2, ống nhỏ giọt - Tranh ảnh, hình vẽ về cấu trúc phân tử của tinh bột. - Phiếu học tập. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại. - Hoạt động nhóm. - Trực quan. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Nội dung HĐ 1: kiểm tra bài cũ - Nêu hai phương pháp nhận biết mantozo và saccarozo. - Tại sao saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc, còn sản phẩm của chúng thì có khả năng tráng bạc? HĐ 2: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - HS quan sát mẫu tinh bột và nghiên cứu SGK cho biết các tính chất vật lí và TINH BỘT I- Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên: - Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước nguội, trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dd keo (hồ tinh trạng thái tự nhiên của tinh bột. bột). - Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ ( khoai, sắn), quả ( táo, chuối). HĐ 3: Tìm hiểu cấu trúc phân tử - Gv sử dụng phiếu học tập số 1 (tình huống dạy học). II- Cấu trúc phân tử: - Tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisaccarit (amilozơ và amilopectin). + Amilozơ có mạch xoắn lò so không phân nhánh. + Amilopectin có mạch xoắn lò so có phân nhánh. - Trong phân tử amilozơ, liên kết giữa các mắc xích α - glucozơ được tạo ra giữa các nguyên tử cacbon C1 ở mắc xích này với nguyên tử C4 ở mắc xích kia qua cầu oxi. - Phân tử amilopectin cấu tạo bởi một số mạch amilozơ, các mạch này được tạo ra giữa nguyên tử C1 ở mắc xích đầu mạch này với nguyên tử cacbon C6 ở mắc xích giữa của mạch kia. Tinh bột là một hỗn hợp của hai polisaccarit. - Kể tên và cho biết cấu trúc mạch của mỗi loại. - Đặc điểm liên kết giữa các monome trong từng loại. - Gạo tẻ và gạo nếp đều là những hạt có tinh bột, thế nhưng tại sao gạo tẻ có độ dẻo bình thường, còn gạo nếp có độ dẻo rất cao, tới mức dính? HĐ 4: Nghiên cứu tính chất hóa học - GV sử dụng phiếu học tập số 2 (tình huống dạy học). - GV bổ sung thủy phân nhờ xúc tác III- Tính chất hóa học 1. Phản ứng thuỷ phân: a) Thuỷ phân nhờ xúc tác axit: (C6H10O5 )n+nH2O → + tH , n C6H12O6 axit. b) Thuỷ phân nhờ enzim: Tinh bột 2 H O amilazaα− đextrin 2 H O amilazaβ− Mantozơ 2 H O mantaza Glucozo. Tình huống này bắt đầu từ một hiện tượng thực tế, có thể xảy ra hằng ngày đó là: khi ăn cơm, nếu ta nhai kĩ, sẽ cảm thấy vị ngọt. - Vị ngọt đó là do đâu? Có phải tinh bột vốn dĩ đã ngọt? - Có quá trình hóa học nào xảy ra ở đây? - GV biểu diễn thí nghiệm giữa dung dịch iốt và dung dịch hồ tinh bột ở nhiệt độ thường, đun nóng và để nguội. - Thí nghiệm cho dd I2 lên mặt cắt củ khoai. → phản ứng dùng nhận tinh bột 2. Phản ứng màu với iốt: - Tinh bột bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit (hoặc enzim) cho sản phẩm cuối cùng là glucozơ. - Cho dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím. HĐ 5: Tìm hiểu sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể - HS tự nghiên cứu SGK. - GV tóm tắt và nêu ý chính. IV- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể - Lương thực chứa tinh bột là một trong những thức ăn cơ bản của con người . Khi ta ăn, tinh bột liên tục bị thuỷ phân cho sản phẩm cuối là glucozơ. Tại các mô của tế bào, nhờ enzim, glucozơ bị oxi hoá chậm thành CO2 và nước, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. HĐ 6: Tìm hiểu sự tạo thành tinh bột trong cây xanh - HS: Nghiên cứu SGK, nêu tóm tắt quá trình tạo thành tinh bột trong cây xanh và viết phương trình phản ứng hoá học. V- Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh Phương trình tổng hợp tinh bột: nCO2+5nH2O → + tH , (C6H10O5)n+6nO2 - GV: Phân tích ý nghĩa của phương trình tổng hợp tinh bột. HĐ 7: Củng cố kiến thức bằng tình huống dạy học Bài tập 1: Giải thích các hiện tượng sau: - Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên. - Khi nhỏ dung dịch I2 vào lát chuối xanh và lát chuối chín thì hiện tượng có giống nhau không? Vì sao có hiện tượng như thế? Tình huống bổ sung kiến thức (1) Một đám cháy bùng lên ở thành phố cổ Sô-nô-ra (Mê-xi-cô) tưởng chừng không tài nào dập tắt nổi. Sự cố gắng của các lính cứu hỏa dường như và vô vọng khi ngọn lửa càng lúc càng dữ dội hơn, và thành phố đứng trước nguy cơ biến thành đống tro tàn. Trong lúc khủng hoảng đó, nước dùng cho việc cứu hỏa cũng gần cạn kiệt lại càng dập tắt tia hi vọng của người dân thành phố. Chỉ có viên chỉ huy là không mất tinh thần, ông liếc mắt của mình và luồng mắt đập vào một cái thùng lớn đựng đầy rượu vang mới lên men ở bên cạnh, dưới mái nhà. Không suy tính gì, ông ta ra lệnh “Chuyển ngay những chiếc vòi của các ống bơm vào trong thùng rượu vang này! Nhanh lên”. Một sự bất ngờ xảy ra, ngọn lửa chống cự rất ác liệt với nước bỗng nhiên phải khuất phục, lụi đi và chẳng bao lâu thì tắt hẳn. Thành phố đã được cứu sống. Cho biết, tại sao đối với lửa, rượu vang mới lên men là đối thủ mạnh hơn nước? Tình huống bổ sung kiến thức (2) Độ rượu (R) là ml rượu tinh khiết có trong 100ml dung dịch rượu. Có hai loại rượu có độ rượu lần lượt là R1=15o và R2=30o. Để được lượng rượu bằng nhau thì tỉ lệ sử dụng chai (1) và (2) là bao nhiêu? Trên nhãn của hai chai bia có ghi 15o và 30o, vậy để có được lượng rượu như nhau thì sử dụng hai loại bia đó theo tỉ lệ thể tích 2:1 là đúng hay sai? Giáo án bài XENLULOZO I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết cấu trúc phân tử xenlulozơ. - Hiểu biết tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ. 2. Về kĩ năng - Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozo. - Quan sát phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình hoá học. - Giải các bài tập về xenlulozơ. II/ CHUẨN BỊ - Dụng cụ thí nghiệm: cốc thuỷ tinh, ống nhgiệm, diêm an toàn, ống nhỏ giọt. - Hoá chất: xenlulozơ, các dung dịch: AgNO3, NH3, NaOH, HNO3. - Các tranh ảnh có liên quan đến bài học. - Phiếu học tập. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại. - Hoạt động nhóm. - Trực quan. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Nội dung HĐ 1: kiểm tra bài cũ - Bằng PP hóa học, nhận biết các chất sau: glucozo, saccarozo, tinh bột. HĐ 2: Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - HS quan sát mẫu xenlulozo và nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của xenlulozo. XENLULOZO I- Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên: - Xenlulozo là chất rắn hình sợi, màu trắng , không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường. - Xelulozo là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối. Xenlulozo có nhiều trong cây Bông, Đay, Gai, Tre, Nứa,.. HĐ 3: Tìm hiểu cấu trúc phân tử - GV sử dụng tranh ảnh về cấu trúc phân tử xenlulozo, HS nghiên cứu thêm SGK. - So sánh cấu trúc xenlulozo với cấu trúc tinh bột. II- Cấu trúc phân tử: - Xenlulozo là một loại polime hợp thành từ các mắc xích β - glucozo bởi các liên kết β -( 1,4) glicozit. - Mỗi mắc xích C6H10O5 có 3 nhóm –OH tự do, công thức của xelulozo: [C6H7O2(OH)3]n HĐ 4: Nghiên cứu tính chất hóa học Biểu diễn thí nghiệm thuỷ phân xenlulozo theo các bước: - Cho bông vào dd H2SO4 70%. - Trung hoà dd thu được bằng dd NaOH 10%. - Cho dd thu được tác dụng với dd AgNO3, đun nhẹ.  HS nghiên cứu các quá trình xảy ra trong thí nghiệm và nêu hiện tượng. III- Tính chất hóa học 1. Phản ứng thuỷ phân: (C6H10O5 ) n + nH2O → + tH , n C6H12O6 β - glucozo - GV sử dụng phiếu học tập (tình huống dạy học). - GV bổ sung hiện tượng và đặc điểm của sản phẩm thu được (làm thuốc súng). 2. Phản ứng của ancol đa chức: - Phản ứng (HNO3 + H2SO4) [ C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [ C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O HĐ 5: Củng cố bằng tính huống dạy học Trong một tiết thực hành tại phòng thí nghiệm hóa, một HS A vô ý làm văng axit nitric đặc vào quần áo. Sau vài phút xuất hiện lỗ thủng ở những nơi tiếp xúc với axit. - Biết chất liệu cấu tạo nên quần áo có thành phần chủ yếu là xenlulozo. Kiến thức hóa học nào giải thích được hiện tượng trên? - Vậy khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, chúng có bị thủng không? Vì sao? - Biện pháp khắc phục khi gặp hiện tượng trên? - Tương tự, HS nghiên cứu SGK và viết phản ứng với anhidrit axetic. - Bổ sung thêm quá trình chế tạo tơ visco. - Phản ứng (CH3CO)2O [ C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH - Xenlulozo không phản ứng Cu(OH)2 nhưng tan trong dd Svayde Cu(OH)2/NH3. HĐ 6: Tìm hiểu ứng dụng - Liên hệ thức tế và nghiên cứu SGK cho biết ứng dụng của xenlulozo. - Củng cố: so sánh đặc điểm cấu trúc phân tử của glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo. IV- Ứng dụng - Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình. - Chế tạo sợi, tơ, giấy viết, thuốc súng (xenlulozo triaxetat), etanol Giáo án bài AMIN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết các loại amin, danh pháp của amin. - Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế của amin. 2. Về kĩ năng - Nhận dạng các hợp chất của amin. - Gọi tên theo danh pháp IUPAC các hợp chất amin. - Viết chính xác các phương trình phản ứng hoá học của amin. - Quan sát, phân tích các thí nghiệm chứng minh. II/ CHUẨN BỊ - Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt. - Hoá chất: các dd: CH3NH2, HCl, anilin, nước brôm. - Phiếu học tập. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại. - Hoạt động nhóm. - Trực quan. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu chung về amin - Viết CTCT của NH3 và 4 amin khác, nghiên cứu kĩ các chất trong ví dụ trên và cho biết mối quan hệ giữa cấu tạo amoniac và các amin.  định nghĩa tổng quát về amin? - HS nghiên cứu SGK, cho biết các cơ sở phân loại hợp chất amin. - GV hướng dẫn HS cách viết đồng phân amin no, đơn chức từ 1C đến 3C, tương tự HS tự viết các đồng phân amin no, đơn chức có 4C. - GV giới thiệu cách đọc tên, HS tự đọc tên các amin đã viết ở trên. AMIN I- Khái niệm-Phân loại-Danh pháp- Đồng phân: 1. Khái niệm - Khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. 2. Phân loại - Theo gốc hiđrocacbon. - Theo bậc của amin. 4. Đồng phân: - Mạch cacbon. - Vị trí nhóm chức. - Bậc amin. 3. Danh pháp a/ Tên thay thế: ankan + vị trí + “amin” b/ Tên gốc chức: Ank + yl + “amin” HĐ 2: Tìm hiểu tính chất vật lí - Cho biết các tính chất vật lí đặc trưng của amin và chất tiêu biểu là anilin? II- Tính chất vật lý - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn. - Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 1840C, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong rượu và benzen. HĐ 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học - GV biểu diễn thí nghiệm của: + metyl amin với quì tím, dd HCl. + anilin với quì tím, dd HCl. - So sánh tính bazo giữa amoniac, amin béo và amin thơm. Giải thích. III- Cấu tạo và tính chất hóa học 1. Tính chất của chức amin a/ Tính bazo: - Amin béo: làm quì hóa xanh, p.ứ với axit CH3NH2 + HCl → [CH3NH3]+Cl- - Amin thơm: không đổi màu quì, p.ứ với axit C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl- HĐ 4: GV sử dụng phiếu học tập (tình huống dạy học). Một số hợp chất như trimetyl amin, đimetyl amin, metyl amin “lẫn trốn” trong cá, làm cho cá có mùi tanh. Các bà nội trợ khi muốn chế biến một món ăn từ cá thì có đưa ra một số kinh nghiệm như sau: - Rửa cá bằng một ít rượu. - Nấu canh cá thì lại cho thêm chất chua (me, giấm). - Rửa các dụng cụ sau khi làm cá bằng một ít rượu hoặc giấm. Theo em, kinh nghiệm đó có cơ sở hóa họa như thế nào? - Nghiên cứu SGK nêu hiện tượng khi cho etylamin td với axit nitrơ. - Khái quát phản ứng chung Amin no bậc 1 + HNO2 → N2 + ROH + H2O - GV giới thiệu hướng của phản ứng ankyl hóa, HS tự viết phản ứng.  phản ứng nâng bậc amin. b/ Phản ứng với axit nitro: amin bậc 1 - Ở to thường: tạo ancol hoặc phenol. C2H5NH2+HONO→C2H5OH+N2+H2O - Ở to thấp: amin thơm tạo muối điazoni. C6H5NH2 + HONO + HCl o0 5 C−→ 6 5 2C H N Cl + − +2H2O c/ Phản ứng ankyl hóa C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI - GV biểu diễn thí nghiệm anilin với dung dịch brom, HS quan sát và nêu hiện tượng, viết phản ứng. 3. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin C6H5NH2+3Br2(dd)→C6H2Br3NH2+ 3HBr 2,4,6 tribromanilin HĐ 5: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế - HS nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của các hợp chất amin. - Nêu tóm tắt sơ đồ và cách điều chế ankylamin và anilin. IV- Ứng dụng và điều chế 1. Ứng dụng: SGK 2. Điều chế - Ankylamin được điều chế từ amoniac và ankyl halogenua. - Anilin được điều chế bằng cách dùng H mới sinh để khử oxi của nitrobenzen.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_ly_thuyet_tinh_huong_trong_day_hoc_phan_hoa_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_thong_4613.pdf
Luận văn liên quan