Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Dựa trên những kết quả thu được, chúng tôi có những nhận xét như sau: Vận dụng phương pháp DHDA vào dạy học hóa học ở trường THPT là một hướng đi đúng đắn, cần được tạo điều kiện và khuyến khích mở rộng vì lợi ích của HS và vì yêu cầu của xã hội mới. DHDA có thể triển khai ở nhiều môn học và cấp học, đem lại cơ hội phát triển toàn diện cho HS khi người GV thật sự quan tâm và vận dụng một cách khéo léo vào quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào thực tế gặp không ít khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía

pdf170 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 5379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập hiện nay. 34 30.91 Mất nhiều thời gian. 65 59.09 Nhiều nội dung xa rời bài vở, không có ích cho việc kiểm tra, thi cử. 40 36.36 Nhận xét: Phần lớn các em đều cho rằng khuyết điểm của DHDA là mất nhiều thời gian (59.09%). Bên cạnh đó, 36.36% HS cho rằng DHDA không có ích cho việc kiểm tra, thi cử cho thấy tâm lí học vì điểm số vẫn chi phối nhiều HS, khiến việc tham gia những hoạt động tìm hiểu thực tiễn của các em có phần gượng ép. Bảng 3.39. Nhận định tổng quan của HS về phương pháp DHDA Nội dung Số lượng Phần trăm Bổ ích, nên được triển khai thường xuyên. 34 30.91 Bổ ích nhưng mất nhiều thời gian, chỉ nên tổ chức 1-2 lần trong năm. 73 66.36 Không hiệu quả vì mất nhiều thời gian và không cần cho kiểm tra, thi cử. 3 2.73 Đa số các em nhận định PPDHDA bổ ích nhưng chỉ nên tổ chức 1-2 lần/ năm vì cần nhiều thời gian thực hiện (66.36%). 127 Nhận xét chung: Như vậy, có thể thấy việc HS chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính hữu ích của môn Hóa học chính là một trong những nguyên nhân khiến các em học yếu. Lứa tuổi các em rất năng động và ham học hỏi, vì vậy, mặc dù còn gặp một số khó khăn khi thực hiện dự án, phần lớn HS đều đánh giá cao những lợi ích của PPDHDA. DHDA với những ưu điểm nổi bật của mình đã góp phần khơi dậy hứng thú học tập cho các em bằng những tri thức bổ ích về xã hội và rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Qua kết quả TNSP, chúng tôi rút ra nhận xét: DHDA là một phương pháp hay, mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, mở rộng hiểu biết về thực tế mà còn giúp các em có điều kiện rèn những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Việc tổ chức DHDA trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần sự nỗ lực rất nhiều từ phía GV và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương này chúng tôi trình bày những công việc đã thực hiện trong quá trình thực nghiệm cùng những kết quả đạt được; phân tích kết quả định lượng từ các bài kiểm tra và kết quả định tính từ kết quả thăm dò ý kiến GV và HS từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và tính hiệu quả của những phương án dạy học đã đề xuất. Qua kết quả thăm dò, các số liệu ghi chép và những tính toán từ điểm kiểm tra của HS, chúng tôi kết luận rằng việc áp dụng DHDA vào dạy học hóa học lớp 11 THPT đem lại nhiều kết quả khả quan, tác động đến thái độ học tập của HS, góp phần hình thành và phát triển những kĩ năng mềm, qua đó nâng cao kết quả học tập của HS. Tuy còn nhiều khó khăn khi áp dụng nhưng quá trình TNSP đã cho thấy những ưu điểm và lợi ích của PPDHDA đem lại so với những PPDH khác. 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết khoa học của đề tài “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình DHDA và thực trạng vận dụng mô hình này trong dạy học hóa học ở trường phổ thông - Nghiên cứu tổng quan về PPDHDA: Tìm đọc và nghiên cứu các khóa luận, luận văn, bài báo khoa học, các tài liệu về PPDHDA và việc áp dụng DHDA trong dạy học nói chung cũng như dạy học hóa học nói riêng. - Tìm hiểu sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực, các xu hướng đổi mới PPDH và một số PPDH tích cực. - Tìm hiểu CSLL của PPDHDA: khái niệm, phân loại, đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp, hồ sơ bài dạy và tiến trình thực hiện DHDA. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình DHDA, chúng tôi nhận thấy đây là một PPDH tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho HS. Vì thế, phương pháp này rất cần được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy thực trạng vận dụng phương pháp này trong thực tế còn rất hạn chế, vì vậy DHDA cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong chương trình hóa học lớp 11 THPT - Nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng chương trình hóa học THPT và phân tích chương trình Hóa học lớp 11 THPT. - Xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài để DHDA: nội dung bài phải có tính thực tiễn, phải thiết thực, gần gũi với người học, đảm bảo thời gian hợp lí và phù hợp với điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất trình những nội dung hóa học có thể xây dựng thành các dự án học tập theo chương, bài hay theo những chủ đề lớn. 129 - Xây dựng các nguyên tắc thiết kế bài dạy theo dự án: luôn bám sát mục tiêu dạy học; định hướng vào người học; đảm bảo tính thực tiễn; tích hợp công nghệ thông tin và xây dựng kế hoạch đánh giá thường xuyên và liên tục. 1.3. Thiết kế dự án Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về mô hình DHDA và thực tiễn dạy học, chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học theo dự án và hồ sơ bài dạy cho 3 bài: cacbon, ankadien và ancol thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT ban cơ bản. Hồ sơ bài dạy bao gồm: kế hoạch tổ chức thực hiện, kế hoạch đánh giá, những tư liệu hỗ trợ cho quá trình thực hiện dự án như: tình huống dự án, bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập, kế hoạch phân công nhiệm vụ ... 1.4. Tiến hành thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm với tiến trình dạy học đã xây dựng. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm được 2/3 dự án đã thiết kế với 4 GV và 117 HS khối 11 (tương ứng với 4 cặp lớp TN-ĐC) thuộc các trường THPT Tây Sơn (Bình Dương), THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bình Dương) và THPT Chu Văn An (Bình Phước). - Ghi lại những kết quả thu được, xử lí bằng các thống kê toán học. - Thăm dò ý kiến của 46 giáo viên và 110 học sinh tại các lớp TN nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài. Qua phân tích kết quả định tính và định lượng, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn HS hứng thú với PPDHDA, qua dự án, các em học được nhiều kiến thức và rèn luyện được nhiều kĩ năng bổ ích. Kết quả kiểm tra ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC do hiệu quả của phương pháp. Đa số GV cho rằng DHDA mất nhiều thời gian và công sức, nhưng đều đánh giá cao những ưu điểm của DHDA. 1.5. Những khó khăn khi triển khai DHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy có những khó khăn sau: 130 - Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của DHDA. Nhìn chung, hầu hết các trường đều đã có trang bị máy chiếu và phòng máy nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho việc dạy học tin học và dạy nghề, nhất là ở nông thôn. Những hoạt động tìm kiếm thông tin và xây dựng sản phẩm đều phải tiến hành ngoài giờ lên lớp bằng sự tự lực của các em, trong khi tỉ lệ HS khu vực nông thôn có máy tính ở nhà rất thấp (khoảng 1-2/20 HS). - Nội dung học tập được tổ chức theo chương bài nên thời gian bị hạn chế, các kiến thức lại liên quan với nhau, rất khó triển khai dự án (thường từ 1-2 tuần các em mới hoàn thành trong khi nội dung bài học đôi khi chỉ được phân phối trong một tiết). Hóa học lại là môn khoa học tự nhiên, với nhiều kiến thức mà với đối tượng HS yếu cần sự hướng dẫn của GV rất chi tiết mới có thể nắm được và vận dụng, không thể tự mình tìm hiểu mà rút ra được. - Kiểm tra - đánh giá hiện nay vẫn chưa chú trọng đến kĩ năng mềm, cũng như kiến thức thực tế của HS. Về phía HS, nhiều em không hứng thú với những hoạt động thực tiễn, vì chúng ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em mà không đem lại điểm số. Không chỉ đánh giá HS thông qua điểm số những bài kiểm tra, việc đánh giá xếp loại GV cũng được dựa trên kết quả học tập do người đó giảng dạy. Với áp lực trên, làm sao HS không học để thi và GV không dạy để thi? Mục tiêu sâu xa là học để biết phải trái, học để hành, học để làm người đã bị bỏ qua. - HS còn rất xa lạ và hầu như không có kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể, báo cáo, thuyết trình, cũng như các hoạt động lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, đánh giá. Phương pháp này chỉ áp dụng tốt khi HS đã có những kĩ năng cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể cũng như tính tự lực, tinh thần tự học. HS phải học nhiều môn, kiểm tra thường xuyên và định kì, áp lực học tập rất lớn. Nhiều trường học 2 buổi cùng với lịch học thêm, học kèm khiến các em khó sắp xếp được thời gian thảo luận nhóm, thời gian tự học, tự tìm hiểu trở nên rất hạn chế. - Về phía GV, phần lớn vẫn chưa hiểu sâu về phương pháp DHDA, chưa được đào tạo và hướng dẫn cụ thể để áp dụng có hiệu quả vào thực tế. 131 2. Kiến nghị DHDA với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học tích cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng DHDA vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa DHDA vào dạy học THPT một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Chúng tôi xin có một số kiến nghị nhằm triển khai một cách rộng rãi phương pháp DHDA trong trường phổ thông: 2.1. Với giáo viên - Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học sinh, đặc biệt là phương pháp DHDA. - Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây hứng thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn cuộc sống để từ đó có thể truyền thụ các kĩ năng ấy cho học sinh. - Chủ động, tích cực trong việc học tập những PPDH hiện đại, tăng cường rèn luyện cho HS những kĩ năng sống. 2.2. Với các trường THPT - Thay đổi tiêu chí đánh giá giáo viên theo hướng dần khuyến khích giáo viên vận dụng phương pháp mới như phương pháp DHDA. - Nhà trường cần động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cần thiết về trang thiết bị, có giáo viên chuyên trách, kịp thời hỗ trợ giáo viên khi họ cần vận dụng phương pháp DHDA. - Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn bằng các buổi hội thảo về vận dụng phương pháp mới, các giáo viên trong tổ lần lượt thao giảng các tiết có ứng dụng phương pháp mới. - Kịp thời ghi nhận, động viên học sinh khi học sinh hoàn thành các sản phẩm của dạy học dự án như: tờ rời, áp phích tuyên truyền 2.3. Với sở Giáo dục và Đào tạo 132 - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về những phương pháp hiện đại, khuyến khích giáo viên vận dụng những mô hình dạy học mới, tích cực, trong đó có mô hình dạy học dự án. - Tổ chức kiểm tra các phương pháp mới giáo viên đã được tập huấn bằng cách tăng cường dự giờ thăm lớp, thao giảng cụm. - Kịp thời cung cấp các trang thiết bị cần thiết giúp giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có PPDHDA. - Tham mưu với các ban ngành để từng bước thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng giảm dần những câu hỏi ghi nhớ, lí thuyết, tăng cường kiểm tra đánh giá những vấn đề thực tiễn, những kĩ năng mềm của học sinh để việc vận dụng những PPDH mới như DHDA đạt hiệu quả. Dựa trên những kết quả thu được, chúng tôi có những nhận xét như sau: Vận dụng phương pháp DHDA vào dạy học hóa học ở trường THPT là một hướng đi đúng đắn, cần được tạo điều kiện và khuyến khích mở rộng vì lợi ích của HS và vì yêu cầu của xã hội mới. DHDA có thể triển khai ở nhiều môn học và cấp học, đem lại cơ hội phát triển toàn diện cho HS khi người GV thật sự quan tâm và vận dụng một cách khéo léo vào quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào thực tế gặp không ít khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, chúng tôi mới chỉ triển khai thực nghiệm với một số lượng nhỏ HS và không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ nhà trường và xã hội để có thể tiếp tục thực hiện những dự án học tập tốt hơn và hy vọng luận văn này sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 2. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP TP. HCM. 6. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2010), “Dạy học dự án-Từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học giáo dục số tháng 10-2010. ĐHSP Tp.HCM. 7. Nguyễn Cương (2009), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và Đại học, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP TP.HCM. 10. Nguyễn Thị Việt Hà (2011), “Dạy học theo dự án – phương pháp dạy học hiệu quả trong đào tạo tín chỉ ở bậc đại học”, Tạp chí Giáo dục số 254. 11. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục. 12. Tạ Thị Thu Hương (2010), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với chương nhóm oxi, lớp 10 nâng cao, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 134 13. Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học trung học phổ thông. NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 15. Vũ Hồng Nam (2011), “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn hóa học ở trường đại học và cao đẳng”, Tạp chí Giáo dục số 257. 16. Nguyễn Thanh Nga (2009), Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức thuộc phần "Từ trường và cảm ứng điện từ" học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật trường Đại học Giao thông, Luận văn thạc sĩ Vật lí, ĐHSP TP.HCM. 17. Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Khoa Du, Hóa học và đời sống, NXB Giáo dục Việt Nam. 18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Lan Phương (2011), Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 20. Phan Thị Lan Phương (2012), Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy hóa học lớp 11 ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 21. Lại Thùy Phương (2009), Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương: “Động lực học chất điểm” sách giáo khoa lớp 10 NC, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 22. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục. 135 23. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), “Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo GV THCS môn công nghệ”, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 24. Nguyễn Đắc Ngọc Thảo (2011), Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương "cơ học chất lưu" vật lí 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 25. Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn liền với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 26. Trần Văn Thành (2011), “Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 261. 27. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa hoc gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 28. Nguyễn Đăng Thuấn (2010), Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10. THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc theo nhóm của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 29. Lê Trọng Tín (2004), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, Trường ĐHSP TP.HCM. 30. Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP – 2011. 31. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí Kiên (2009), Hóa học 11, NXB Giáo dục. 32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Những điều kì thú của hóa học, NXB Giáo dục. 33. Thế Trường (2006), Hóa học các câu chuyện lí thú, NXB Giáo dục. 136 34. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục. 35. Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn môn hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 36. 37. 38. 39. 40. www.intel.com/education/video/pbl/content.htm 41. 42. www.hcm.edu.vn/hoconline/ 1 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ........................................................... 2 Phụ lục 2: Đối tượng điều tra DHDA ...................................................................... 5 Phụ lục 3: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh ................................................................ 6 Phụ lục 4: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ..................................................... 10 Phụ lục 5: Phiếu phản hồi của học sinh ................................................................... 11 Phụ lục 6: Phiếu phản hồi của giáo viên .................................................................. 12 Phụ lục 7: Kế hoạch dự án ....................................................................................... 13 Phụ lục 8: Báo cáo tiến độ ........................................................................................ 15 Phụ lục 9: Tiêu chí đánh giá kĩ năng thuyết trình .................................................... 16 Phụ lục 10: Bài kiểm tra cacbon và hợp chất của cacbon ........................................ 17 Phụ lục 11: Bài kiểm tra chương hidrocacbon không no ......................................... 20 Phụ lục 12: Bài kiểm tra chương dẫn xuất halogen- ancol- phenol ......................... 23 2 PHỤ LỤC 1 Trường ĐH Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh Lớp cao học lí luận và PPDH hóa học PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN DHDA là một hình thức dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. (ví dụ như HS đóng vai những nhà địa chất, đề xuất loại vật liệu tự nhiên dùng cho xây dựng và kiến trúc, hoặc thiết kế tờ rơi quảng cáo về phân bón hóa học, thiết kế tờ rơi tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường) Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, cũng như có được thông tin phản hồi về hình thức “dạy học dự án” (DHDA) mà chúng tôi đang vận dụng trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, rất mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: Họ và tên (có thể ghi hoặc không): . Công tác tại:..Tỉnh (Tp): ........................................... Thời gian công tác:... 1. Theo thầy (cô), những kĩ năng nào cần rèn luyện cho HS nhiều hơn? Tự học. Đánh giá và tự đánh giá. Hợp tác, làm việc nhóm. Sáng tạo. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Kĩ năng khác: ............................................................................................................. .................................................................................................................................... 2. Theo thầy (cô), DHDA đem lại những lợi ích gì? 3 Mở rộng hiểu biết cho HS về những vấn đề trong cuộc sống. HS tích cực, năng động hơn. Lớp học sinh động. HS có cơ hội thể hiện bản thân. HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống. HS được tham gia vào hoạt động thực tiễn, hiểu được ý nghĩa của tri thức nên hứng thú học tập hơn. Giúp GV nâng cao kĩ năng nghề nghiệp. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa thầy và trò. Ý kiến khác: .............................................................................................................. 3. Thầy (cô) nhận định như thế nào về mô hình DHDA? Là hình thức dạy hay, cần được phát triển rộng vì mang lại nhiều lợi ích cho HS. Là hình thức dạy hay nhưng khó triển khai trong điều kiện hiện nay. Chỉ phù hợp HS khá, giỏi, có tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm. Không khả thi vì không giúp HS đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử. 4. Thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì khi áp dụng DHDA? Đánh giá quá trình và cho điểm công bằng. Tổ chức quản lí lớp học, theo dõi, đôn đốc HS thực hiện. HS còn thụ động, chưa có kĩ năng cần thiết. Chưa được hướng dẫn cụ thể để áp dụng hiệu quả. Đòi hỏi nhiều thời gian, không đáp ứng được yêu cầu tiến độ chương trình. 4 Chưa phù hợp với việc kiểm tra - đánh giá hiện nay. Chưa phù hợp nội dung và cấu trúc chương trình. 5. Theo thầy (cô), việc vận dụng DHDA trong dạy học hiện nay có cần thiết hay không? Rất cần thiết. Cần thiết. Không cần thiết. 6. Để vận dụng DHDA một cách hiệu quả, thầy (cô) có những đề xuất gì? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn thầy (cô). Kính chúc thầy (cô) sức khỏe và công tác tốt. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến đóng góp của thầy (cô). Email: minhduongtayson1985@gmail.com ĐT: 01697272737 5 PHỤ LỤC 2 ĐỐI TƯỢNG THAM KHẢO Ý KIẾN VỀ DHDA Nơi công tác Số lượng GV Bình Dương 4 Buôn Mê Thuột 2 Đồng Nai 4 Đắc Lắc 2 Gia Lai 1 Khánh Hòa 1 Lâm Đồng 3 Long An 3 Ninh Thuận 1 Phú Yên 1 Quảng Bình 2 Tây Ninh 6 Thành phố Hồ Chí Minh 16 Tổng số 46 6 PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các em học sinh thân mến! Nhằm đánh giá tính khả thi của việc “học tập theo dự án” cũng như tìm hiểu tình cảm, thái độ của các em đối với việc học tập môn Hóa; những mong muốn và nguyện vọng của các em để giúp cho việc học môn Hóa được tốt hơn, rất mong các em trả lời một số vấn đề sau: 1. Thầy (cô) dạy em có thường liên hệ những kiến thức đang học với thực tế không? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Hiếm khi. Không bao giờ. 2. Thầy (cô) có thường giao các bài tập thực tiễn, khuyến khích các em vận dụng kiến thức vào thực tế hay không? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Hiếm khi. Không bao giờ. 3. Ngoài những điều thầy cô dạy, em có thường xuyên quan tâm, tìm hiểu những vấn đề trong cuộc sống liên quan đến hóa học không? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Hiếm khi. Không bao giờ. 4. Theo em, Hóa học có cần thiết và hữu ích cho cuộc sống không? Rất hữu ích. Có hữu ích. Không hữu ích. 5. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến nhiều bạn không thích học môn Hóa và chưa đạt kết quả cao ở môn học này? Lí thuyết trừu tượng, khó hiểu. Khó vận dụng lí thuyết vào bài tập. Nội dung kiến thức nặng nề, khó học thuộc. Không có ích trong cuộc sống. Ý kiến khác: ... 6. Em muốn được học môn Hóa như thế nào? 7 Được tham gia thực hành thí nghiệm. Làm nhiều bài tập. Thấy được mối liên hệ, tầm quan trọng của hóa học trong đời sống. Được tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức. Ý kiến khác: .............................................................................................................. 7. Học theo dự án, em học được những gì? Kiến thức em học được vững vàng, sâu sắc hơn. Mở rộng hiểu biết về thực tế khoa học kĩ thuật và đời sống. Hiểu biết về tài nguyên, môi trường, các vấn đề xã hội. Không học được gì bổ ích. 8. Học tập theo dự án giúp em phát triển những kĩ năng gì? Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Kĩ năng phân tích, tổng hợp. Kĩ năng sống: làm việc nhóm, hợp tác, biết lắng nghe, phê bình tích cực. Kĩ năng đánh giá, tự đánh giá. Kĩ năng nghiên cứu: thu thập, xử lí thông tin, xây dựng sản phẩm. Kĩ năng báo cáo, thuyết trình. 9. Em gặp phải những khó khăn gì khi học theo dự án? Thời gian học tập. 8 Nguồn cung cấp thông tin hạn chế (tài liệu tham khảo trong thư viện, máy tính nối mạng). Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng tổ chức, phân công công việc, thảo luận trong nhóm. Khó khăn về ý tưởng. Ý kiến khác: ... 10. Khi được học tập theo phương pháp dạy học dự án (DHDA), các em thu được những lợi ích gì? Giúp em có được những kiến thức bổ ích và thú vị. Giúp em rèn luyện những kĩ năng sống. Giúp các em gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Các em tích cực, tự lực hơn trong học tập. Tạo cơ hội cho các em tự khẳng định mình (thể hiện hiểu biết, năng lực, tính sáng tạo). Ý kiến khác: ... 11. Theo em, khuyết điểm của DHDA là Chưa phù hợp điều kiện học tập hiện nay. Mất nhiều thời gian. Nhiều nội dung xa rời bài vở, không có ích cho việc kiểm tra, thi cử. Ý kiến khác: ... 12. Em nhận định tổng quan như thế nào về DHDA? Bổ ích, nên được triển khai thường xuyên. Bổ ích nhưng mất nhiều thời gian, chỉ nên tổ chức 1-2 lần trong năm. 9 Không hiệu quả vì mất nhiều thời gian và không cần cho kiểm tra, thi cử. Ý kiến khác: ... 13. Theo em, DHDA cần được tổ chức như thế nào để đạt hiệu quả? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Cám ơn sự tham gia của các em. 10 PHỤ LỤC 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY * Cách lập sơ đồ tư duy • Bắt đầu từ một ý tưởng trung tâm, đặt ý tưởng (chủ đề) chính vào trung tâm của trang giấy. • Viết ra những ý tưởng khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. • Sử dụng những đường nối, màu sắc, mũi tên để thể hiện sự kết nối giữa những ý tưởng được đưa ra. • Sử dụng những từ ngữ đơn giản (từ khóa) để thể hiện thông tin. • Sử dụng những kí hiệu, biểu tượng và hình ảnh minh họa, giúp các ý tưởng được thể hiện một cách rõ ràng, sinh động, làm nổi bật vấn đề. • Tư duy 2 chiều (phản biện). * Mẫu sơ đồ tư duy 11 PHỤ LỤC 5 PHIẾU PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH Tên HS: Nhóm: 1. Những điều em học được qua dự án: - Kiến thức: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... - Kĩ năng: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... * Học từ các bạn: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Những điều em chưa hài lòng về dự án: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Đề xuất của em để dự án tốt hơn: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 6 PHIẾU PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN Tên dự án: ............................................ Nhóm: .......................................... 1. Về nội dung - Ưu điểm: ............................................................................................................ .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... - Những điểm cần cải thiện: ................................................................................ .................................................................................................................................... 2. Về hình thức - Ưu điểm: ............................................................................................................ .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... - Những điểm cần cải thiện: ................................................................................ .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Về báo cáo, thuyết trình - Ưu điểm: ............................................................................................................ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... - Những điểm cần cải thiện: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 4. Về phân công nhiệm vụ - Ưu điểm: ............................................................................................................ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... - Những điểm cần cải thiện: ................................................................................ ............................................................................................................................................... 13 PHỤ LỤC 7 KẾ HOẠCH DỰ ÁN Tên dự án: ..................................................... Nhóm: ............................................................ Nhóm trưởng:.............................. Gồm các thành viên 1................................................... 4................................................... 2. ................................................. 5................................................... 3. ................................................. 6................................................... 1. Lí do chọn đề tài dự án ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Mục tiêu dự án ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Dự kiến sản phẩm ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. Biện pháp thực hiện ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5. Phân công nhiệm vụ 14 Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm LƯU Ý KHI HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Mục tiêu của nhóm phải được đặt lên hàng đầu 2. Biết lắng nghe và thừa nhận ý kiến người khác 3. Cộng tác và chia sẻ 4. Sức mạnh của nhóm là kĩ năng thực hiện và phát triển các ý tưởng của các thành viên mang lại 5. Phê bình mang tính chất xây dựng 15 PHỤ LỤC 8 BÁO CÁO TIẾN ĐỘ Tên dự án: Tên nhóm: 1. Những công việc đã hoàn thành: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Những công việc chưa hoàn thành: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và trợ giúp: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 4. Kế hoạch sắp tới: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 5. Tinh thần hợp tác của các thành viên: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 16 PHỤ LỤC 9 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH 4 (Tốt) 3 (Khá) 2 (Trung bình) 1 (Cần cố gắng) - Sử dụng kỹ năng nói trước đám đông hiệu quả (mắt, điệu bộ, âm lượng). - Có sử dụng kỹ năng nói trước đám đông trong phần lớn thời gian. - Đôi khi không sử dụng tốt kỹ năng nói trước đám đông. - Hiếm khi sử dụng được kỹ năng nói trước đám đông. - Quan tâm đến khán giả. - Quan tâm khán giả ở một mức độ nhất định. - Sự quan tâm đến khán giả còn hạn chế. - Thể hiện rất ít sự quan tâm đến khán giả. - Sử dụng nhiều dữ liệu đáng tin cậy. - Sử dụng một vài dữ kiện và nguồn tham khảo đáng tin cậy. - Một vài dữ kiện không đáng tin. - Không đưa ra dữ kiện hoặc dữ kiện không đáng tin. - Phần mở đầu cuốn hút và phần kết thúc tốt. - Có phần mở đầu và kết luận. - Không có phần mở đầu hoặc kết luận. - Thiếu cả mở đầu và kết luận. (Mỗi tiêu chí: mức độ 4: 2,5đ; mức độ 3: 2đ; mức độ 2: 1,5đ; mức độ 1: 1đ) 17 PHỤ LỤC 10 BÀI KIỂM TRA CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON THỜI GIAN: 30 PHÚT LỚP 11 1. Có 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt sau: K2SO3, K2SO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên, ta cần dùng A. dd HCl. B. dd H2SO4. C. dd BaCl2. D. Tất cả đều đúng. 2. Cacbon thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? A. C + CuO → Cu + CO2. B. C + O2 → CO2. C. C + Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2. 3. Trong số các nguồn năng lượng sau, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch? A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều. B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều. C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt. D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân. 4. Nước đá khô dễ thăng hoa tạo môi trường lạnh và khô, thuận lợi bảo quản thực phẩm và dùng làm mưa nhân tạo. Nước đá khô là A. CO rắn. B. CO2 rắn. C. NaNO3 rắn. D. H2O rắn. 5. Người Trung Quốc đã tìm ra thuốc nổ đen từ thời xa xưa, thành phần của thuốc nổ đen là A. trinitrotoluen (TNT). B. trinitroxenlulozơ. C. KNO3, S, C. D. A, B, C đều đúng. 6. Vào mùa đông, một số người quen đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm và dễ bị ngạt, thậm chí tử vong. Khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng trên? A. Cl2. B. SO2Cl2. C. CO. D. CO2. 7. Chất là nguyên nhân chính gây nổ ở các mỏ than là A. H2. B. TNT. C. CH4. D. cả 3 chất. 8. Sục V (lít) CO2 (đktc) vào 150 ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa. Giá trị của V là 18 A. 2,24 lít hoặc 4,48 lít. B. 2,24 lít hoặc 3,36 lít. C. 22,4 lít hoặc 3,36 lít. D. 3,36 lít hoặc 4,48 lít. 9. CO2 được coi là ảnh hưởng tới môi trường bởi vì khí CO2 A. rất độc. B. không duy trì sự sống. C. làm giảm lượng mưa. D. gây hiệu ứng nhà kính. 10. Dùng 11,2 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Phản ứng vừa đủ. Hỏi lượng khí CO2 thoát ra là bao nhiêu ở đktc? A. 5,6 lít. B. 22,4 lít. C. 11,2 lít. D. không xác định. 11. Loại nhiên liệu nào sau đây không được xếp vào loại nhiên liệu hóa thạch? A. Dầu mỏ. B. Khí thiên nhiên. C. Khí than khô. D. Than đá. 12. Nguyên tố hóa học nào được sử dụng nhiều trong ngành khảo cổ học trong việc xác định tuổi thọ của các mẫu cổ vật? A. C. B. N. C. Si. D. P. 13. Dùng HNO3 đặc để oxi hóa hoàn toàn 1,5g C thì thể tích khí sinh ra là bao nhiêu ở đktc? A. 22,4 lít. B. 20,4 lít. C. 5,6 lít. D. 11,2 lít. 14. Hiện nay nhiều gia đình khi nấu bếp gas thường dùng kèm theo máy hút khói. Loại máy này có tác dụng hút khói và mùi khi nấu nướng nhờ một tấm lọc có chất hấp phụ là A. than hoạt tính. B. MnO2, MgO. C. than hoạt tính và CuO. D. CuO 15. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng tạo thành thạch nhũ trong các hang động là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 16. Phương trình ion thu gọn: CO32- + 2H+  H2O + CO2 là của phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây? A. Na2CO3 + 2HCl. B. CaCO3 + 2HCl. C. NaHCO3 + HCl. D. A, B đều đúng. 17. Phản ứng hóa học không xảy ra ở cặp chất nào sau đây? A. CO2 và NaOH. B. CO2 và Mg. C. CO và HCl. D. CO2 và C. 19 18. Cho 5,94 g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74g hỗn hợp các muối khan Na2SO4 và K2SO4. Số gam từng chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 3,18 và 2,76. B. 3,81 và 2,67. C. 3,02 và 2,25. D. 4,27 và 3,82. 19. Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành A. xanh. B. tím. C. đỏ. D. không màu. 20. Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7g kết tủa. Khối lượng kim loại sinh ra là A. 2,84 g. B. 2,49 g. C. 2,94 g. D. 2,74 g. 20 PHỤ LỤC 11 BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG HIDROCACBON KHÔNG NO THỜI GIAN: 30 PHÚT LỚP 11 Câu 1. Chất được dùng làm monome để điều chế trực tiếp cao su buna là A. buta-1,3-dien. B. but-1-en. C. butan. D. etin. Câu 2. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Ankadien là những hidrocacbon không no mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi. B. Ankadien có khả năng cộng hợp hai phân tử hidro. C. Những hidrocacbon có khả năng cộng hợp hai phân tử hidro đều thuộc loại ankadien D. Những hidrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C cách nhau một liên kết đơn thuộc loại ankadien liên hợp. Câu 3. Cho isopren (2-metylbuta-1,3-đien) phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ 1: 1 về số mol. Hỏi có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm có cùng công thức phân tử C5H8Br2 ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. C2H4 và C2H2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. H2; NaOH; dd HCl B. CO2; H2; dd KMnO4 C. dd Br2; dd HCl; dd AgNO3/NH3 dư D. dd Br2; dd HCl; dd KMnO4 Câu 5. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polime của hợp chất nào dưới đây? A. buta-1,3-dien. B. etilen. C. 2-metylbuta-1,3-dien. D. penta-1,3-dien. Câu 6: Anken là hidrocacbon A. không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử. B. no, mạch hở. C. không no, mạch hở, có 2 liên kết π trong phân tử. D. no, mạch vòng. Câu 7: Chất hữu cơ A có công thức C5H8. Số đồng phân là 21 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon là do các liên kết nào sau đây tạo nên? A. Hai liên kết δ. B. Hai liên kết π. C. Một liên kết δ và một liên kết π. D. Phương án khác. Câu 9: Oxy hoá Etylen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là: A. C2H4(OH)2; MnO2; KOH B. C2H5OH; MnO2; KOH C. C2H4(OH)2; K2CO3; MnO2 D. K2CO3; H2O; MnO2 Câu 10: Cho các chất có công thức cấu tạo sau, chất nào có đồng phân hình học? A. CH3- CH = CHBr B. CH3- CBr = CH2 C. CH3- CH = C(CH3)2 D. CH3- CH2- CH2 -CH3 Câu 11: Trùng hợp monome nào sau đây được nhựa PVC? A. CH2=CH2 B. CH2=CHCl C. CH2=C(CH3)2 D. CF2=CF2 Câu 12: Phân biệt các hóa chất: C2H4, CH4, CO2, N2, ta có thể lần lượt dùng: A. dd Ca(OH)2; nước Br2; O2 B. dd Ca(OH)2; nước Br2 C. Nước Br2; dd HCl; O2 D. dd KMnO4; dd HCl; O2 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 0,2 mol H2O. Nếu hidro hoá hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol H2O thu được là A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol. D. 0,6 mol. Câu 14: Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần đều nhau. Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22,4 lít CO2 (đktc). Phần 2: Đem hiđro hoá hoàn toàn sau đó mang đốt cháy thì thể tích CO2 thu được là A . 22,4 lít. B . 11,2 lít. C . 44,8 lít. D . 33,6 lít. Câu 15: Propin có thể tác dụng với các chất nào trong số các chất: dd Br2; H2O; Ag2O/NH3; Cu; CaCO3? A. Br2; Ag2O/NH3. B. Br2; H2O; Cu. C. Br2; H2O; Ag2O/NH3. D. Tất cả các chất. Câu 16: Trong các cách điều chế etilen sau, cách nào không được dùng? A. Tách H2O từ ancol etylic. B. Tách H2 khỏi etan. 22 C. Cho cacbon tác dụng với hiđro. D. Tách HX khỏi dẫn xuất halogen. Câu 17: Sản phẩm chính của phản ứng cộng H2O (H+) vào propen là A. CH3- CH2- CH2- OH. B. HO-CH2-CH(OH)-CH3. C. CH3-CH(OH)-CH3. D. HO-CH2-CH2-CH2-OH. Câu 18: Cho 14g hỗn hợp gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp đi qua dung dịch Br2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 64g Br2. CTPT của các anken là A. C2H4, C3H6. B. C3H6, C4H8. C. C4H8, C5H10. D. C5H10, C6H12. Câu 19: Cho hỗn hợp 2 ankin có số mol bằng nhau đi qua dung dịch nước brom thấy làm mất màu vừa đủ 200g dung dịch Br2 nồng độ 32%. Số mol mỗi ankin là A. 0,05. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,15. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankadien liên hợp X, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là A.CH2=CH-CH=CH2. B.CH2=CH-CH=CH-CH3. C.CH2=C=CH-CH3. D.CH2=C(CH3)-CH2- CH3. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C C D C D B C A A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A B A C C C D B A 23 PHỤ LỤC 12 BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG DẪN XUẤT HALOGEN –ANCOL -PHENOL THỜI GIAN: 30 PHÚT LỚP 11 (Cho: C=12; H =1; O =16; Br = 80; Ag =108) Câu 1. Dãy đồng đẳng của rượu etylic có CTTQ (với n 1≥) là A. CnH2n+1OH. B. CnH2n+2OH. C. CnH2n-1OH. D. CnH2n-2O. Câu 2. Hợp chất nào sau đây không phải là ancol? A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C6H5CH2OH. D. C6H4(CH3)OH. Câu 3. Dùng chất nào để phân biệt ancol etylic và glixerol? A. Na. B. dd NaOH. C. dd Cu(OH)2. D. CuO, t0. Câu 4. Để phát hiện rượu trong hơi thở của lái xe, người ta dùng bột crom oxit có màu đỏ thẫm, khi bột này gặp hơi rượu sẽ bị khử thành hợp chất có màu lục thẫm. Công thức của bột crom oxit và sản phẩm thu được là: A. CrO, CrO3. B. Cr2O3, CrO. C. CrO3, Cr2O3. D. Cr2O3, CrO3. Câu 5. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là A. NaOH, CuO, HBr B. Na, CuO, HBr C. Na, HBr, NaOH D. CuO, HBr, K2CO3 Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X 02 4 /170H SO→ Y 0 ,t P→ polietilen. Vậy X là A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. C2H6. Câu 7. Axit picric là sản phẩm của phản ứng nitro hóa A. benzen. B. etylbenzen. C. toluen. D. phenol. Câu 8. Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do A. ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm OH. B. ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen. C. phenol có tính axit yếu. D. phenol có chứa vòng benzen. Câu 9. Trong số các tính chất sau đây, tính chất nào không phải của phenol? A. Tính axit yếu, rất độc. B. Tạo kết tủa trắng với HNO3đđ/H2SO4. C. Tác dụng với rượu etylic tạo este. D. B, C đều đúng. 24 Câu 10. 11 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư thu được 0,15 mol H2. CTPT của 2 ancol là: A. C2H5OH và C3H7OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 11. Danh pháp quốc tế của CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH là A. 3-metylbutan-2-ol. B. 2-metylbutan-4-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2,2-dimetylpropan-1-ol. Câu 12. Điều chế phenol từ 23,4 kg benzen với hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng phenol thu được là A. 28,2 kg. B. 37,6 kg. C. 17,55 kg. D. 21,15 kg. Câu 13. Độ rượu là A. số ml rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch rượu. B. số gam rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch rượu. C. số gam rượu nguyên chất có trong 100g dung dịch rượu. D. số ml rượu nguyên chất có trong 100g dung dịch rượu. Câu 14. Một loại gạo chứa 75% tinh bột. Lấy 78,28 kg gạo này đem nấu rượu. Hiệu suất phản ứng của cả quá trình là 60%. Khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml. Thể tích rượu etylic 400 thu được là A. 60 (lít). B. 52,4 (lít). C. 62,5 (lít). D. 45 (lít). Câu 15. Số đồng phân phenol ứng với công thức phân tử C7H8O là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16. Trong số các chất sau: dung dịch Br2, Na, NaOH, HCl, CH3COOH, phenol phản ứng được với A. dd Br2, Na. B. NaOH, HCl, CH3COOH. C. dd Br2, Na, NaOH. D. dd Br2, Na, CH3COOH. Câu 17. Rượu được dùng để khử mùi tanh của cá vì A. rượu hòa tan trimetylamin trong cá, và cả hai bay hơi khi đun nóng. B. rượu có mùi dễ chịu lấn át mùi cá. C. rượu làm sạch lớp nhớt bên ngoài da cá. 25 D. rượu làm cá trắng hơn, trông bắt mắt hơn. Câu 18. Có 2 ống nghiệm đựng 2 chất: phenol lỏng và rượu n-butylic. Để phân biệt 2 chất ta dùng A. Na. B. dd Br2. C. HNO3đđ/H2SO4. D. B,C đều đúng. Câu 19. Cho sơ đồ sau: 2 ,A B C phenolCl Fe NaOH HCl→ → → A là A. C2H2. B. C6H6. C. C6H5CH3. D. C6H5Br. Câu 20. Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan và đồng phân ete tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion. C. liên kết phối trí. D. liên kết hidro. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D C C B C D B C B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D A C B C A D B D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_17_0123607026_6645.pdf
Luận văn liên quan