Củng cố và tạo dựng hình ảnh một công ty không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái
tên đó mà nó là tổng hợp các hoạt động để tạo ra sự khác biệt và hình ảnh rõ nét cho
riêng mình, “Nói như giáo sư David A.Aaker, tác giả cuốn Xây dựng những thương
hiệu mạnh (Building Strong Brand – The Free Press 1996) Thương hiệu phải chú trọng
đến những môi liên kết của những cá nhân trong công ty, tính văn hóa, các chương
trình hoạt động. Người ta có thể dễ dàng sao chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt
chước mô hình c ủa một tổ chức”.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lữ Hành Vitours, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Cho đến nay, đối với thị
trường miền Trung, Vitours là đơn vị lữ hành dẫn đầu về số lượng, chất lượng cũng
như quy mô các đoàn khách.
4. Khảo sát về vị thế của thương hiệu Vitours trên thị trường hiện nay
4.1 Mục tiêu cuộc khảo sát
Cuộc khảo sát nhằm phác họa bức tranh đánh giá sự nhận biết thương hiệu Vitours
trên thị trường tài chính Việt Nam. Đồng thời, thông qua cuộc khảo sát này nhằm
nghiên cứu những yếu tố chi phối và cấu thành mức độ hài lòng của khách hàng - tác
nhân quan trọng tạo nên thương hiệu Vitours, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
mức độ hài lòng, quảng bá, xây dựng thương hiệu Vitours ngày càng phát triển hơn
trong tương lai.
4.2. Phương pháp thực hiện
Cuộc khảo sát được tiến hành trên địa bàn TP ĐN bao gồm 200 mẫu khảo sát trên
nhiều đối tượng: CBNV, người kinh doanh, người hưu trí, sinh viên...
Bảng khảo sát gồm 17 câu hỏi, được chia là 04 phần riêng biệt : Thông tin cá nhân,
sự nhận biết thương hiệu, mức độ hài lòng và lựa chọn lữ hành.
Kết quả khảo sát được thực hiện theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 65
14.5 13.5 12.1
10
5.5 5
8
17.5 16.5
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Sa
igo
nto
ur
ist
Ex
oti
ssi
mo
-C
esa
is
Vi
tou
rs
Hò
a B
ình Kh
ác
Nhận biết thương hiệu lữ hành du lịch mạnh
Các yếu tố tác động đến sự nhận biết thương hiệu
Tỷ lệ %
4.3. Kết quả khảo sát
4.3.1. Nhận biết thương hiệu lữ hành du lịch mạnh
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy trong 200 người được khảo sát thì Công ty
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là thương hiệu được nhiều người biết đến nhất với tỷ lệ
là 17,5%. Xếp thứ 2 là Công ty Liên doanh Du lịch Exotissimo-Cesais với tỷ lệ 16,5%.
Thương hiệu Vitours được 12.1% số người biết đến và xếp thứ 5, phần còn lại trả lời
biết nhiều đến các thương hiệu lữ hành khác như: Tân Định, Bến Thành, Hương
Giang, Hòa Bình... Điều này cho thấy thương hiệu lữ hành mạnh không phụ thuộc vào
nguồn vốn chủ sở hữu là quốc doanh hay cổ phần mà phụ thuộc vào thời gian hoạt
động, năng lực tài chính cũng như mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp lữ hành.
Đồng thời, đa phần ( 40.2%) các bảng khảo sát trả lời là ấn tượng mạnh nhất về
một doanh nghiệp lữ hành thông qua đồng phục nhân viên của lữ hành đó. Điều này
cho thấy để tạo ấn tượng mạnh đến khách hàng thì các doanh nghiệp lữ hành phải có
đồng phục nhân viên thật đặc trưng cho doanh nghiệp lữ hành mình.
40.2
14.2
35.8
18
Logo
Khau hieu
Dong phuc
Khac
Tỷ lệ %
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 66
Tỷ lệ nhận biết thương hiệu Vitours
Tỷ lệ %
Kênh thông tin quảng bá thương hiệu được quan tâm
Tỷ lệ %
Hiện nay, màu đồng phục đặc trưng của Vitours là màu xanh 302 với kiểu dáng trẻ
trung là áo gilê, váy tạo cho các nhân viên nữ một phong cách trẻ trung, tươi tắn, nổi
bật so với đồng phục nữ của các doanh nghiệp lữ hành khác.
4.3.2. Nhận biết thương hiệu Vitours
Trong 200 người được khảo sát có 198 người ( đạt tỷ lệ 99,1%) trả lời biết đến
thương hiệu Vitours, chỉ duy nhất có 2 người chưa biết đến thương hiệu Vitours. Điều
này cho thấy thương hiệu Vitours đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường lữ hành
Việt Nam.
Trong các kênh thông tin quảng bá thương hiệu thì Vitoursk được mọi người biết
đến nhiều nhất thông qua báo chí, chiếm tỷ lệ đến 40.1%, tiếp đến là truyền hình và tờ
rơi, ngoài ra còn có các kênh thông tin khác như thông qua sự giới thiệu của bạn bè,
người thân...Điều này cho thấy hoạt động quảng bá thương hiệu của Vitours hiệu quả
vẫn là hai kênh thông tin truyền thống là báo chí và truyền hình.
99.1
0.9
Có
Không
10.1
11.1
40.1
38.7
Bao chi
Truyen hinh
To Roi
Khac
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 67
Mức độ hài lòng đối với Vitours theo nghề nghiệp
4.3.3. Mức độ hài lòng đối với Vitours theo phân khúc khách hàng
Điểm Mức độ hài lòng Tỷ lệ %
1 Rất không hài lòng 20%
2 Không hài lòng 40%
3 Bình thường 60%
4 Hài lòng 80%
5 Rất hài lòng 100%
Trong 200 người khảo sát thì có 68 người trả lời đã có giao dịch với Vitours. Khi
tính toán mức độ hài lòng chung của các khách hàng này đối với Vitours đạt được
80%, tức trên mức hài lòng một chút và chưa đạt đến mức độ rất hài lòng. Đồng thời,
khi phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành mức độ hài lòng và phân khúc khách hàng
thì được kết quả cụ thể như sau :
Theo nghề nghiệp:
76%
77%
78%
79%
80%
81%
82%
83%
CBNV Kinh Doanh Huu tri Khac
Ty le %
Khách hàng có nghề nghiệp làm kinh doanh có mức độ hài lòng cao nhất đối với
Vitours là 82,4% . Khách hàng là CBNV hoặc hưu trí có mức độ hài lòng thấp hơn và
đạt tỷ lệ hài lòng là 80%, các đối tượng khác như sinh viên, người đang xin việc có
mức độ hài lòng ở trên mức trung bình là 78,6%. Điều này cũng cho thấy Vitours đang
phục vụ tốt phân khúc thị trường mục tiêu là thị trường bán lẻ, tập trung vào đối tượng
khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, CBNV có mức thu nhập ổn định...
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 68
Mức độ hài lòng đối với Vitours theo giới tính
Mức độ hài lòng đối với Vitours theo độ tuổi
Mức độ hài lòng đối với Vitours theo độ tuổi
Theo giới tính:
Qua kết quả khảo sát, trong 68 khách hàng đang giao dịch với Vitours thì có 25
người là nữ và 43 người là nam. Mức độ hà khách hàng nam đạt 82,4% cao hơn rất
nhiều đối với khách hàng nữ.
Theo độ tuổi:
Những khách hàng trong độ tuổi từ 28 đến 55 tuổi có mức độ hài lòng đối với
Vitours đạt trên 81%, cao hơn đối tượng khách hàng dưới 28 tuổi và trên 55 tuổi. Cụ
thể: người có độ tuổi dưới 22 tuổi thường là sinh viên hoặc người đang tìm việc có
mức độ hài lòng chỉ 78,6%; đối với người có độ tuổi trên 55 tuổi thường là hưu trí thì
có mức độ hài lòng đạt 80%.
Theo thu nhập:
99.1
0.9
Có
Không
80%
81.20%
78.60% <28
28-55
>55
82%
82.50%
79.53%
78.60%
<2 tr
2-5tr
5-10tr
>10tr
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 69
Mức độ hài lòng đối với Vitours
Theo kết quả khảo sát thì khách hàng có thu nhập cao có mức độ hài lòng đối với
Vitours cao hơn so với đối tượng khách hàng có nguồn thu nhập thấp. Điều này cũng
dễ lý giải là do hầu hết sản phẩm dịch vụ của Vitours đều nhắm đến đối tượng có thu
nhập trung bình đến cao do đó mức độ hài lòng của đối tượng khách hàng này cũng đạt
mức cao hơn đối tượng khách hàng có thu nhập thấp.
4.3.4. Mức độ hài lòng đối với Vitours so với các lữ hành du lịch bạn
86.76%
77.36%
79.30%
87.94%
80.10%
72.00%
74.00%
76.00%
78.00%
80.00%
82.00%
84.00%
86.00%
88.00%
90.00%
Thai do
phuc vu
cua NV
Trinh do,
ky nang
Loi ich
SP DV
mang lai
Su tien
nghi thoai
mai noi
giao dich
Muc do
hai long
chung doi
voi
Vitours
Tỷ lệ %
Trong 5 yếu tố tạo nên mức độ hài lòng của khách hàng là : Thái độ phục vụ của
nhân viên; trình độ, kỹ năng nhân viên trong giao dịch và phục vụ khách trong chuyến
tour; lợi ích sản phẩm dịch vụ mang lại; sự tiện nghi thoải mái nơi giao dịch thì
Sacombank được khách hàng hài lòng nhất về sự tiện nghi thoải mái nơi giao dịch (
đạt 87,94%), tiếp đến là thái độ phục vụ của nhân viên ( đạt 86,76%). Tuy nhiên, các
yếu tố như lợi ích sản phẩm dịch vụ mang lại và trình độ kỹ năng nhân viên chưa thoả
mãn mức độ hài lòng cao của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 70
Mức độ hài lòng đối với Viettravel
Mức độ hài lòng đối với Saigontourist
86.19%
78.20% 77.60%
84.76%
82.95%
72.00%
74.00%
76.00%
78.00%
80.00%
82.00%
84.00%
86.00%
88.00%
Thai do
phuc vu cua
NV
Trinh do, ky
nang
Loi ich SP
DV mang lai
Su tien nghi
thoai mai noi
giao dich
Muc do hai
long chung
doi voi
Viettravel
Tỷ lệ %
Vitours có mức độ hài lòng chung thấp hơn Viettravel. Trong khi Vitours đạt mức
độ hài lòng chung là 80.1% thì Viettravel đạt mức cao hơn là 82,95%. Và điểm mạnh
của Viettravel là thái độ phục vụ của nhân viên (86,19%), trình độ, kỹ năng của nhân
viên (đạt 78.2%), sự tiện nghi thoải mái nơi giao dịch ( đạt 84,76%).
86.58%
80.23% 81.10%
85.80%
83.10%
76.00%
78.00%
80.00%
82.00%
84.00%
86.00%
88.00%
Th
ai
d
o
ph
uc
vu
c
ua
N
V
Tr
in
h
do
, k
y
na
ng
Lo
i i
ch
S
P
D
V
m
an
g
la
i
Su
ti
en
n
gh
i
th
oa
i m
ai
n
oi
gi
ao
d
ic
h
M
uc
d
o
ha
i
lo
ng
c
hu
ng
do
i v
oi
Sa
ig
on
to
ur
is
t
Tỷ lệ %
Saigontourist có mức độ hài lòng chung cao nhất, Vitours đạt mức độ hài lòng
chung là 80.1% và Viettravel đạt 82.95%. Và điểm mạnh của Saigontourist là thái độ
phục vụ của nhân viên (đạt 86,58%), trình độ, kỹ năng của nhân viên (đạt 80.23%), lợi
ích sản phẩm dịch vụ mang lại (đạt 81.1%); nhưng sự tiện nghi thoải mái nơi giao dịch
của Saigontourist ( đạt 85,8%) thấp hơn Vitours ( đạt 87,94%).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 71
Lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi không có Vitours
4.3.5. Lựa chọn lữ hành du lịch
29.40%
20.60%
10.40% 8.80%
26.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
Saigontourist Viettravel BenThanh
Tourist
Danatours Khac
Tỷ lệ %
Trong 200 người được khảo sát thì có 68 người đang có giao dịch với Vitours. Khi
được hỏi nếu không có Vitours thì họ sẽ lựa chọn lữ hành nào để giao dịch đầu tiên thì
có đến 20 người (chiếm 29,4%) trả lời là sẽ lựa chọn Saigontourist, 14 người (chiếm
20,6%) trả lời sẽ lựa chọn Viettravel. Tiếp đến là các lữ hành BenThanh Tourist,
Danatours,... Điều này cho thấy đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vitours là
Saigontourist và Viettravel. Vì vậy, Vitours cần phát huy thêm các điểm mạnh của
mình như : thái độ phục vụ, sự tiện nghi nơi giao dịch và khắc phục những điểm yếu
như nâng cao trình độ nhân viên và tăng tính đa dạng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ để
nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các lữ hành bạn.
Việc thực hiện khảo sát khách hàng về thực trạng nhận biết thương hiệu và những
vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển thương hiệu Vitours. Kết quả khảo sát
phản ánh về: nhận biết của khách hàng về thương hiệu Vitours, sự hài lòng của khách
hàng, thương hiệu lữ hành du lịch trong nước cạnh tranh trực tiếp với Vitours. Từ
những kết quả trên để đưa ra một số kết luận chung về vị thế của thương hiệu Vitours
hiện tại, góp phần đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu
Vitours.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 72
5. Kết quả đạt được
Hình ảnh của một công ty mang thương hiệu Việt đã, đang và sẽ góp phần đưa
ngành du lịch ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố
Đà Nẵng sau năm 2010.
Với đội ngũ nhân viên năng động làm việc với phương châm phục vụ hết mình,
Vitours luôn để lại một ấn tượng tốt trong lòng khách du lịch những ai đã từng một lần
trải nghiệm những dịch vụ của Vitours. Chính đội ngũ nhân viên này đã góp phần vào
sự thành công của Vitours cho đến ngày hôm nay.
Vitours vẫn không ngừng cố gắng để xây dựng một thương hiệu lữ hành Việt có uy
tín và chất lượng. Cho đến nay, đối với thị trường miền Trung, Vitours là đơn vị lữ
hành dẫn đầu về số lượng, chất lượng cũng như quy mô các đoàn khách.
Vitours – Đơn vị đầu tiên tổ chức chương trình Gala Dinner hàng tuần tại Đà
Nẵng
Đây là một trong những chương trình hết sức hấp dẫn và đặc sắc do Vitours tổ chức
nằm trong chương trình tour Hành trình di sản Miền Trung. Chương trình này không
giới hạn trong số lượng khách của Vitours mà còn thu hút được sự tham gia của một số
lượng khách đến từ các Hãng lữ hành khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Du khách
vừa ăn tối, vừa lắng nghe những bài hát trữ tình, vừa tham gia vào một số trò chơi nhỏ
được xây dựng trên tinh thần giao lưu làm quen giữa những du khách đến từ mọi miền
đất nước và đặc biệt tham gia là chương trình quay số trúng thưởng. Các chương trình
Gala của Vitours được tổ chức theo chủ đề phù hợp với các sự kiện đang diễn ra nên
luôn đem đến cho du khách một cảm giác rất hài lòng. Tất cả các hoạt động trên đã tạo
ra được một không khí rất hào hứng, rất năng động rất hoành tráng mang đậm phong
cách của Vitours. Sau khi dự một chương trình Gala Dinner đầy thú vị du khách sẽ tiếp
tục được thưởng ngoạn Đà Nẵng về đêm bên bờ sông Hàn đầy thơ mộng và quyến rũ.
Chương trình khuyến mãi đặc biệt của Vitours
Với hành trình 5 ngày 4 đêm và cùng khởi hành vào ngày 30/9/2009, Vitours đã xây
dựng 3 chương trình khuyến mãi đặc biệt và duy nhất dựa trên chuyến bay trực tiếp Đà
Nẵng - Hồng kông - Đà Nẵng bằng loại máy bay hiện đại Airbus 321 với sức chở 186
ghế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 73
Ông Cao Trí Dũng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Vitours khẳng định: Với thủ tục
nhanh gọn và thuận tiện cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp,
chắc chắn chương trình này sẽ thu hút và làm hài lòng tất cả du khách tham gia. Hy
vọng đây cũng sẽ là một trong những cách làm mới nhằm kích cầu du lịch và không
chỉ đưa Vitours vượt qua khó khăn mà còn giúp DN đứng vững và phát triển.
Vitours là đơn vị du lịch đầu tiên ở miền Trung tham gia chương trình “Ấn
tượng VN” và là một trong bốn đơn vị trên toàn quốc thực hiện thành công nhất
chương trình này.
Vitours đã xây dựng những chương trình du lịch với giá cực kỳ hấp dẫn đối với các
tours Mỹ Sơn, Lao Bảo, Phong Nha; Savanakhet, Vientian (Lào); Bangkok, Pattaya
(Thái Lan)... Vitours cũng tích cực tham gia vào các chương trình xúc tiến do Tổng
cục Du lịch và Vietnam Airlines tổ chức như: xúc tiến thị trường Hàn Quốc, Festival
biển tại Pháp, giới thiệu sản phẩm tại Thái Lan...
Vitours cũng đẩy mạnh và mở rộng khai thác các chương trình khởi hành thường
xuyên nhằm thu hút có chiều sâu nguồn khách du lịch trong nước, trong đó tập trung
chủ yếu vào chương trình Hành trình di sản miền Trung, nghỉ biển miền Trung,
chương trình khởi hành cố định đi Lào... Bên cạnh đó chúng tôi tập trung khai thác
thêm mảng sản phẩm không phải truyền thống như hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện... và giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới như: Sơn Trà, Bà Nà, Cù Lao
Chàm...
Trong nhiều luồng khách, mảng khách đường bộ vẫn luôn là thế mạnh của Vitours.
Năm nào Vitours cũng khai thác bình quân 10.000 khách từ Thái Lan, Lào sang Việt
Nam và ngược lại.Nhiều hoạt động kinh doanh đặc biệt khác mà rất ít đơn vị lữ hành
dám làm, cũng đang được Vitours duy trì hiệu quả như caravan out (du lịch bằng ô-tô
tự lái từ Việt Nam sang Lào - Thái), bán sỉ tour cho lữ hành 2 đầu Nam - Bắc, bán các
sản phẩm trên mạng cho tất cả công ty du lịch tại Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới; hoặc bán sản phẩm mang tầm khu vực như liên kết với Lào - Thái khai thác thị
trường châu Âu... Trong thời gian tới, Vitours sẽ hướng đến việc xây dựng doanh
nghiệp lữ hành hàng đầu miền Trung -Tây Nguyên, lọt vào Top ten lữ hành trên toàn
quốc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 74
6. Những mặt tồn tại và nguyên nhân
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người
tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp
đều có cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho
sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức
của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. “Doanh
nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm
một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler).
Hoạt động trong môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu
tuy nhiên công ty chưa ý thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển
thương hiệu cũng như những mặt hạn chế khác về khía cạnh tài chính, nguồn nhân lực
phục vụ cho mục tiêu thương hiệu sẽ được làm rõ hơn trong phần này.
a. Chưa xây dựng được chiến lược thương hiệu dài hạn
Để đạt được mục tiêu phát triển nào đó thì bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần phải
có một chiến lược dài hạn. Chiến lược thương hiệu sẽ tiếp cận dài hạn đối với sự phát
triển của thương hiệu, có thể không thành công trong một thời kỳ nào đó và cần phải
có sự hỗ trợ của các sách lược kịp thời. Ngoài khó khăn về vốn đầu tư thì cản trở lớn
đối với việc xây dựng chiến lược thương hiệu của công ty hiện nay là khả năng kiến
thức và kinh nghiệm, nguồn lực có hạn và phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác
khá mạnh như Viettravel là hàng lữ hành quốc tế trong những năm gần đây gây được
sự chú ý của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Đà Nẵng đến Viettravel để đăng
ký tour outbound; Danatour là công ty du lịch đang từng bước tạo được nguồn khách
sau khi tiến hành cổ phần hóa Danatour có cơ sở vật chất khá tốt và đội ngũ nhân viên
năng động; Saigontourist là một công ty khai thác lữ hành quốc tế có uy tín, đây là đối
thủ nặng ký của Vitours, Saigontourist hoạt động rộng khắp và đã tạo được thương
hiệu đáng chú ý cả trong và ngoài nước, đặc biệt đã đoạt giải “Công ty du lịch có các
hoạt động quảng bá ấn tượng nhất”. Điều này càng đặt ra yêu cầu tăng cường hoạt
động quảng bá hơn nữa của Vitours.
Tuy nhiên, công ty hiện nay chưa xác định được cho mình một chiến lược phát
triển thương hiệu dài hạn. Trong các lý do đã nêu về ý thức hay năng lực thì một yếu
tố cốt lõi để công ty có thể xây dựng được một chiến lược phát triển dài hạn cho riêng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 75
mình là đầu óc phán đoán và tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, cần
thiết phải có sự tham gia của các cố vấn chuyên nghiệp về xây dựng thương hiệu.
Có thể nói Vitours cũng không nằm ngoài trong số liệu thống kê sau đây về thực
trạng xây dựng chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo
điều tra gần đây của báo Sài Gòn tiếp thị thì tất các doanh nghiệp đều trả lời thương
hiệu là rất quan trọng, chỉ sau chiến lược phát triển sản phẩm, tuy nhiên trong số đó
chỉ có 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách riêng về việc quảng cáo, tiếp thị sản
phẩm. Chưa có chế độ đãi ngộ, khuyến khích hay đầu tư đào tạo một cách chuyên
nghiệp cho bộ phận quản lý và phát triển thương hiệu. Công ty còn dè dặt trong việc
thuê các công ty dịch vụ về phát triển thương hiệu về tư vấn hay hỗ trợ xây dựng chiến
lược, các hoạt động thuê dịch vụ chủ yếu ở bề nổi là thuê dịch vụ pháp lý và dịch vụ
quảng cáo, chưa chú trọng tới việc thuê các dịch vụ về nghiên cứu thị trường, thị hiếu
của khách hàng. Công ty mới chỉ đầu tư cho thương hiệu khoảng 2% doanh số, trong
khi nước ngoài con số này là 5-7% và 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến
thương hiệu.
Đối với công ty đã nhận thức được rằng cần phải có một chiến lược xây dựng và
phát triển thương hiệu, tuy nhiên thiếu tính chuyên nghiệp là một điểm yếu lớn nhất.
Ngoài ra các bước của chiến lược không được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ,
đây là nguyên nhân dẫn tới thương hiệu của công ty chưa mạnh.
b. Chưa chú trọng đầu tư phát triển nhân lực - nâng cao ý thức và cam kết của tất
cả các thành viên trong công ty về việc phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu không chỉ là công việc riêng của bộ phận chuyên trách về
thương hiệu, một thương hiệu có uy tín chỉ có thể hình thành trên nền móng là sản
phẩm có chất lượng tốt. Một sản phẩm có chất lượng tốt khi nó là kết quả của sự phối
hợp nhịp nhàng giữa những người quản lý giỏi, đội ngũ nhân viên, những người bán
hàng có kiến thức và ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển
của công ty và cuộc sống của họ.
Con người luôn là yếu tố hàng đầu, yếu tố quyết định cho sự phát triển của bất kỳ
một công ty nào. Kỹ thuật, công nghệ càng phát triển thì khả năng sáng tạo của con
người càng cần được phát huy để tạo ra được dáng dấp riêng biệt cho mỗi công ty.
Trong kinh doanh, thành công thường thuộc về những ai có tư duy sáng tạo, ý tưởng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 76
kinh doanh nhạy bén để đưa ra các phát triển có thế thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
khách hàng, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.
c. Chưa chú trọng công tác thị trường
Nắm bắt thông tin thị trường về các chính sách, các đối thủ cạnh tranh, nhau cầu và
thị hiếu của khách hàng để làm cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch
kinh doanh sẽ quyết định một nữa thành công. Tuy nhiên công tác thị trường là khâu
yếu của các công ty hiện nay, không nắm bắt được thị trường cũng đồng nghĩa với việc
hàng hóa của công ty sẽ rất khó được bán ra. Việc này xuất phát từ hai nguyên nhân,
thứ nhất là cản trở về mặt tài chính, thứ hai là các công ty chưa dám mạnh dạn đầu tư
cho việc nghiên cứu thị trường, chủ động tìm kiếm và phát hiện những yêu cầu mới
đặt ra nhằm hoàn thiện chính mình để đáp ứng, thỏa mãn khách hàng.
Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới là tất yếu trong sự phát triển chung của nền
kinh tế toàn cầu. Với xu thế phát triển như thế đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải nỗ lực
hoàn thiện mình và có những bước đi táo bạo trong chiến lược kinh doanh để có thể
tồn tại, phát triển. Qua thực trạng hoạt động của công ty cho thấy công ty có những thế
mạnh nhất định và những hạn chế không phải là không có cách khắc phục. Tuy nhiên,
chưa đầu tư xứng đáng để có thể tìm ra con đường phù hợp cho công ty trên con
đường hội nhập. Để vững bước trên con đường đầy khó khăn và thử thách đó đòi hỏi
cần có tầm nhìn xa hơn và những giải pháp thiết thực.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 77
PHẦN III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS
Theo thống kê của Sở Du Lịch TP Đà Nẵng, Tổng lượt khách du lịch đến thành
phố Đà Nẵng năm 2008 ước đạt 634.572 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2007, đạt
53,8% kế hoạch năm 2008; trong đó có 176.848 khách quốc tế, tăng 17% so với cùng
kỳ và 457.724 lượt khách nội địa, tăng 8% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch trong 6 tháng đầu năm 2008 ước đạt 405,5 tỷ
đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 54,1% kế hoạch năm 2008; trong đó
doanh thu lữ hành đạt 171,2 tỷ đồng, doanh thu khách sạn đạt 205,5 tỷ đồng và doanh
thu vận chuyển khách du lịch đạt 28,8 tỷ đồng.
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.013 tỉ
đồng.
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thì mục tiêu và định
hướng phát triển về du lcịh như sau:
- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP lên 13,3% vào năm 2006
và 16,5% vào năm 2010.
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch,
nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, tham quan, coi trọng cả du lịch quốc tế và du
lịch nội địa, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế và hợp tác đầu tư.
- Quy hoạch phát triển du lịch từ Bà Nà đến bán đảo Sơn Trà và du lịch ven bờ
sông Hàn. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam - Tây Nguyên, đồng thời phát triển du lịch Đà Nẵng trong mối quan hệ quốc gia
và khu vực Đông Nam Á
Như vậy có thể thấy xu hướng phát triển du lịch là rất lớn. Đẩy mạnh phát triển du
lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa mục tiêu của công ty là trở thành công ty lữ hành
mạnh, có uy tín và đưa Vitours trở thành thương hiệu lữ hành chất lượng vì vậy công
ty đã đề ra phương hướng hoạt động như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 78
Tăng vị thế trên thị trường
- Duy trì và đẩy mạnh khai thác khách du lịch, đặc biệt nhóm khách hàng mục tiêu
là khách quốc tế vào Việt Nam, đồng thời phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước
ngoài và khách du lịch nội địa.
- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao các chương trình du lịch, phát huy tính sáng
tạo đưa ra các chương trình du lịch phong phú nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu
công ty.
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường,
tham gia hội chợ quốc tế, hội thảo,...
Đẩy mạnh hợp tác
- Đẩy mạnh liên kết với tất cả các đối tác
- Với các công ty gửi khách cam kết phục vụ khách với chất lượng tốt nhất
- Có các chính sách ưu đãi, tạo sự tin nhiệm đối với các đối tác.
Khi đưa ra một chính sách Marketing nào công ty phải đánh giá kỹ càng tình hình
hoạt động hiện tại: tài chính, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, nghiên cứu thị trường
mục tiêu, khách hàng mục tiêu, môi trường cạnh tranh để từ đó có thể nắm bắt cơ hội,
hạn chế đe dọa, có các chính sách phát triển phù hợp nhằm đem lại lợi nhuận và lợi thế
cạnh tranh lâu dài. Bởi một lẽ việc phát triển thương hiệu đòi hỏi công ty phải huy
động tất cả các nguồn lực hiện tại, đầu tư lâu dài chứ không phải một sớm một chiều.
Đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến là những người có thu nhập khá trở
lên, đây là những người có trình độ, vì vậy công ty không thể làm qua loa đặc biệt các
biện pháp đưa ra cần phải thực tế với công ty và tác động sâu rộng đến khách hàng
mục tiêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh hiện nay công ty muốn được khách hàng thường
xuyên mua sản phẩm/dịch vụ của mình và quay lại mua nhiều hơn nữa thì công ty phải
có những chiến lược truyền thông thật rõ ràng và gây ấn tượng thì mới tăng được lòng
trung thành của khách hàng.
A. Các giải pháp nhằm phát triển Thương hiệu Vitours
1. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá
a. Liên kết để xây dựng thương hiệu
Liên kết là một xu hướng quan trọng của thế giới hiện nay. Thông thường, việc liên
kết được phối hợp giữa các nhãn hiệu hay dịch vụ có khách hàng mục tiêu tương tụ
nhau. Việc liên kết thường đem lại lợi thế khi chia sẻ các chi phí về hoạt động
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 79
marketing. Mặt khác, việc liên kết với các thương hiệu lớn còn hỗ trợ xây dựng hình
ảnh thương hiệu. Chẳng hạn, công ty liên kết với các hãng giao thông đường bộ lẫn
đường thủy và đường hàng không, các khu du lịch, các khu mua sắm, các khu dịch vụ
ăn uống, khu vui chơi giải trí,...
Rõ ràng việc làm này đem lại hiệu quả nhất định và cho thấy công ty nên chọn
những đối tác có cùng khách hàng mục tiêu, có uy tín trên thị trường để hiệu quả của
việc liên kết trở nên thiết thực hơn. Liên kết, tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác
nhằm giảm chi phí của công ty. Bên cạnh đó liên kết tạo dựng mối quan hệ làm cho
đôi bên cùng có lợi. Đây là xu hướng quan trọng nhằm khuyếch trương hình ảnh của
công ty.
b. Các chương trình cổ động
Quảng cáo thương hiệu là công cụ hết sức quan trọng nhằm tạo chỗ đứng vững
chắc trong lòng khách hàng. Hiện tại, công ty chưa có chương trình quảng cáo nhằm
quảng bá thương hiệu. Do hạn chế về nguồn vốn cũng như mới thành lập nên tình hình
hoạt động công ty chưa ổn định. Hơn nữa công ty chưa có phòng marketing, chưa có
đội ngũ nhân sự chuyên trách về marketing, về xây dựng và phát triển thương hiệu.
Tuy nhiên, muốn phát triển lâu dài và cạnh tranh bền vững trên thị trường công ty cần
phải có những biện pháp sao để quảng bá thương hiệu của mình, làm cho hình ảnh
thương hiệu Vitours ăn sâu vào tâm trí khách hàng.
- Tổ chức các đợt khuyến mãi. Bên cạnh các quà tặng khuyến mãi truyền thống cho
khách du lịch như mũ, nón Vitours,...công ty cần có các đợt khuyễn mãi bốc thăm
trúng thưởng các chuyến du lịch. Đặc biệt công ty cần chú trọng đến phát triển thương
hiệu thông qua quà tặng lưu niệm in logo, tên công ty, ví dụ như: bút viết, đĩa, ly thủy
tinh...
- Gửi email trực tiếp đến khách hàng. Đối với hình thức này thì khách hàng chủ
yếu của công ty là các cơ quan, tổ chức. Công ty có thể gửi email trực tiếp đến họ, tạo
điều kiện để họ có thể nhận mua sản phẩm du lịch nhanh chóng mà không tốn nhiều
chi phí tìm kiếm, mà lại chủ động hơn. Để làm được điều này công ty trước hêt cải tiến
trang website www.vitours.com.vn thật sâu, sau đó thường xuyên gửi các trang web
này đến khách hàng của mình. Trong phần tin tức nên giới thiệu về tình hình hoạt
động của công ty: các chương trình tour khuyến mãi của công ty, tour mới ... Khi trang
web này được quảng cáo rộng rãi trên internet khách hàng sẽ có một cảm nhận tốt hơn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 80
về công ty, đồng thời dựa vào uy tín chất lượng mà tổng công ty đã tạo dụng từ trước
đến nay, nó góp phần quảng bá cho công ty con không ngừng nâng cao sự biết đến của
khách hàng đối với hàng loạt các sản phẩm của công ty. Với giải pháp này, công ty cần
luôn luôn tạo sự khác biệt cho trang web, giới thiệu một cách nổi bật các thông tin.
Đây là hình thức được thực hiện dễ dàng mà chi phí lại thấp, hiệu quả cao. Nó không
chỉ quảng bá thương hiệu rộng rãi mà còn giúp khách hàng tin cậy hơn về sản phẩm
của công ty, họ sẽ nhanh chóng tìm đến với công ty, đặt mua sản phẩm của công ty
một cách nhanh chóng với chỉ một thao tác click chuột.
- Gửi thư chào qua đường bưu điện. Đối với hình thức này thì công ty giao trách
nhiệm cho các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm chủ động tìm hiểu nguồn khách,
gửi các chương trình du lịch, các tuyến du lịch mới khai thác, các tour khuyến mãi...
trực tiếp đến khách hàng. Bao gồm các chương trình du lịch, các tuyến du lịch (trong
đó nhấn mạnh đối với những nơi, điểm đến hấp dẫn, có các sự kiện quan trọng: lễ
hội,...), các khách sạn lưu trú, phương tiện đi lại,...một cách rõ ràng để khách hàng dễ
dàng lựa chọn. Bên cạnh đó còn đưa bảng báo giá cụ thể về số lượng khách, các dịch
vụ kèm theo, địa chỉ liên hệ nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.
- Tuyên truyền. Với hình thức này công ty cần sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng như báo chí, truyền hình,... Nội dung tuyên truyền là các thông tin về công
ty, sản phẩm/dịch vụ, các thế mạnh. Hay nội dung tuyên truyền là các sản phẩm mới,
các tour du lịch siêu khuyến mãi... Công ty có thể sử dụng các hình thức sau để tuyên
truyền cho thương hiệu lữ hành Vitours:
+ Báo chí: Mời báo chí viết về công ty nhân các sự kiện lớn chẳng hạn như: nhân
dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty,... Các bài viết có thể in thành ấn phẩm,
tập gấp. Nội dung bài viết là về những thành tựu mà công ty đã được tronng 30 năm
xây dựng và phát triển, mục tiêu mà công ty hướng tới. Đây là cơ hội để quảng bá cho
công ty cũng như thương hiệu của chính mình trong tâm trí công chúng là rõ ràng và ý
nghĩa nhất.
+ Truyền hình: Mời đài truyền hình về thu hình, làm thành một tập phim ngắn về
công ty. Đây là hình thức mới trong đó hình ảnh công ty được giới thiệu hết sức ấn
tượng. Tập phim giống như một đoạn quảng cáo ngắn về công ty thông qua hình thức
phỏng vấn trực tiếp công ty, thu hình các hoạt động tiêu biểu của công ty. Đây là hình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 81
thức có thể khắc họa rõ nét nhất về hình ảnh của công ty. Tất cả các hình ảnh về
thương hiệu mà công ty mong muốn.
c. Các hoạt động cộng đồng
Các hoạt động cộng đồng được thực hiện sẽ góp phần xây dựng hình ảnh thương
hiệu của chương trình trong lòng khách hàng rất lớn. Vì khách hàng và giới ảnh hưởng
rất quan tâm đến các hoạt động cộng đồng. Nó có ảnh hưởng đến công chúng trên
phạm vi rộng lớn. Các lợi ích của nó mang lại nhằm tạo hình ảnh tốt cho công ty.
- Tiếp tục tham gia các hội chợ, triển lãm thuộc về ngành du lịch, cần chú trọng đến
sự trưng bày không những về gian hàng, không gian, trang trí mà kể cả các vật dụng,
quà tặng, catalogue, thư mời...đều phải thể hiện được hình ảnh của công ty.
- Tiếp tục cùng góp sức cùng Đà Nẵng thực hiện chương trình 5 không một cách
triệt để; chia sẻ và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, mang lại nụ cười cho trẻ đặc
biệt với các em có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo các bà mẹ Việt Nam anh hùng,... các
hoạt động từ thiện.
- Tiếp tục tổ chức đoàn Farm trip. Đây là hoạt động đầu tư lâu dài, có thể công ty
chấp nhận bù lỗ khi thực hiện nhưng mục tiêu của công ty là đảm bảo chất lượng, thực
hiện đứng lời hứa đảm bảo uy tín là hàng đầu. Có như vậy các đối tác được mời trong
tour Farm trip sẽ thấy hài lòng, biết đến Vitours nhiều hơn, nâng cao ưu thế của mình
hơn.
2. Nhóm giải pháp về sản phẩm
Để tạo thương hiệu mạnh công ty cần chú trọng đầu tư vào các sản phẩm, không
ngừng đổi mới, sáng tạo. Hiện nay tại thị trường Đà Nẵng công ty lữ hàng Vitours đã
tạo được chỗ đứng tốt trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, không có gì là bất biến,
cuộc sống thay đổi vì vậy nhu cầu thị hiếu của khách hàng cũng sẽ thay đổi, công ty
cần nỗ lực nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng nhằm đưa ra các sản
phẩm du lịch phù hợp.
Các sản phẩm du lịch phải đa dạng, phong phú phù hợp với nhu cầu của chính
khách du lịch, như các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch là các cá nhân riêng lẻ, sản
phẩm cho khách du lịch là tình nhân, sản phẩm tuần trăng mật, sản phẩm du lịch cho
nhóm khách hàng công ty, cơ quan... Bên cạnh đó đổi mới các tuyến Caravan, tuyến
khách Mice.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 82
Các sản phẩm công ty cần đẩy mạnh khai thác hơn nữa:
- Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn: các tour khám phá mọi miền đất nước, đặc biệt các di
sản thế giới, di sản quốc gia...
- Tour liên kết: khám phá đất nước Tỷ Voi (Lào), đất nước Thái Lan, Campuchia
bằng đường bộ theo hành lang kinh tế Đông Tây: Savanakhet - Viengchang - Bangkok
- Pattaya - Mucdahan - Chiangmai - Thakhet - Thành cổ Angko Wat - Phnompenh...
- Con đường di sản miền Trung: Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn. Có lợi thế ở
khu vực miền Trung đã tổ chức độc quyền tuyến tour này vì vậy công ty cần phát triển
hơn nữa các dịch vụ, sản phẩm kèm theo (liên kết, đặt hàng các đối tác địa phương)
nhằm thu hút khách du lịch hơn, khách lưu lại dài ngày hơn và chi tiêu nhiều hơn.
3. Nhóm giải pháp về đầu tư
a. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất
Theo như xu hướng hiện nay thì trong tương lai không xa thương mại điện tử sẽ
thay thế dần thương mại truyền thống để tận dụng được hết những ưu điểm của nó về
mặt không gian, thời gian khi mà đã đạt được sự thống nhất về mặt luật pháp để tạo
hành lang pháp lý ab toàn và điều kiện cơ sở vật chất. Vì vậy, công ty không thể đứng
ngoài xu hướng đó, đặc biệt sẽ mua bán, giao dịch, nhận toàn bộ hóa đơn qua internet.
Internet là công cụ vô cùng hữu hiệu để thiết lập, củng cố quan hệ khách hàng, nghiên
cứu thị trường, xúc tiến bán hàng, tiến hành các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Không
chỉ đối với khách hàng Inbound mà ngay cả khách Outbound, khách nội địa cũng là
nguồn khách để công ty triển khai Internet vào giao dịch.
Vì vậy, nếu biết khai thác thì Internet sẽ là công cụ rất hiệu quả để giới thiệu và
khuếch trương thương hiệu. Việc ứng dụng thương mại điện tử liên quan tới hàng loạt
các yếu tố như nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, trang bị về
cơ sở hạ tầng, công nghệ...đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể đối với công ty. Tuy
nhiên, nó đem lại những hiệu quả đáng kể và có tính bền vững trong tương lai phù hợp
với xu thế phát triển.
b. Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng
Để có thể định vị được thương hiệu của mình trên thị trường thì công ty phải chủ
động để tìm kiếm khách hàng, đầu tư cho việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường. Bên
cạnh đó để thương hiệu của doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn, cần nghiên cứu nhu
cầu, thị hiếu khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, xây dựng các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 83
chương trình quảng cáo, tiếp thị thương hiệu sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn gây thiện cảm,
phù hợp với tập quán văn hóa của người tiêu dùng.
Thương hiệu của công ty được coi là uy tín và chất lượng thông qua việc đánh giá
của khách hàng. Làm hài lòng khách hàng, tức là khẳng định uy tín của công ty.
Chúng ta đều biết rằng việc thu hút được khách hàng mới tốn mức chi phí lớn hơn
nhiều lần so với việc giữ được khách hàng hiện tại của công ty. Khi công ty giữ được
khách hàng của mình đồng nghĩa với việc công ty đã nâng cao được uy tín trong tâm
trí khách hàng. Các khách hàng trung thành sẽ làm kênh truyền thông hiệu quả và hữu
hiệu khẳng định uy tín của công ty. Quản lý quan hệ khách hàng giúp công ty nâng cao
được khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua việc tạo ra sự khác biệt với các đối
thủ cạnh tranh. Tạo ra sự tin cậy và sẵn sàng chọn lựa dịch vụ mà công ty cung cấp.
Thu nhập dữ liệu về các ngày lễ đặc biệt của khách hàng như: ngày thành lập công
ty, ngày kỷ niệm các dịp Lễ lớn (như 20/11...) công ty gửi tặng hoa chúc mừng.
c. Đầu tư cho phát triển nhân lực về thương hiệu
Tính chuyên nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
thương hiệu, đôi khi người ta coi việc đặt tên, viết khẩu hiệu, đoạn nhạc, thiết kế logo,
bao bì, các băng rôn, xay dựng các chương trình quảng cáo tiếp thị...như một công
việc nghệ thuật thực thụ vì nó liên quan đến nhiều yếu tố manh tính văn hóa. Công
việc này đòi hỏi người thực hiện không những nhạy cảm với xu hướng, thị trường,
kiến thức kinh doanh mà còn phải am hiểu về nghệ thuật, tập quán văn hóa để có
những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích, thị hiếu của từng nhóm khách hàng.
Bên cạnh đó, những người làm công tác về thương hiệu yêu cầu phải có óc sáng tạo,
nhanh nhạy, có những ý tưởng độc đáo, sâu sắc gây thiện cảm và thu hút được sự chú
ý của các đối tượng mục tiêu.
Để hội đủ được các phẩm chất trên thì những người quản lý về thương hiệu của
doanh nghiệp phải được đào tạo bài bản, hiện nay ở Việt Nam các trường đào tạo
chuyên nghiệp về lĩnh vực này rất hiếm và còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Cho nên
trước mắt các doanh nghiệp phải tự khắc phục bằng cách đầu tư cho cán bộ của mình
được tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức trong nước hay quốc tế tổ chức,
đi tìm hiểu khảo sát thực tế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 84
B. Giải pháp về nguồn vốn nhằm phát triển thương hiệu Vitours và giá trị thương
hiệu Vitours
Hiện nay, công ty có hai nguồn kinh phí chính cho các hoạt động truyền thông
quảng bá thương hiệu của mình:
- Nguồn ngân sách nhà nước: hằng năm ngân sách địa phương sẽ phân bổ một
khoản tiền nhất định cho các hoạt động xúc tiến du lịch địa phương mình. Khoản ngâ
sách này phụ thuộc vào ngân sách dự kiến mà công ty hoạch định gởi lên cho Sở Văn
hóa - Thông tin - Du lịch. Sau đó Sở sẽ xem xét và cấp ngân sách về cho công ty.
Khoản ngân sách này có thể bằng hoặc ít hơn khoản mà trung tâm đã hoạch định. Tùy
theo ngân sách mà nhận được và các công việc cần thực hiện mà công ty sẽ có điều
chỉnh, phân bổ cho phù hợp. Vì vậy công ty rất bị động trong việc huy động và sử
dụng nguồn vốn này.
- Nguồn xã hội hóa: đây là nguồn huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành. Chính sách huy động vốn chủ yếu tập trung tăng cường nguồn
này. Tổ chức hội thảo, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp: đôi bên cùng có
lợi.
Các hình thức huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp
- Bản tin du lịch hàng tháng: dành một số trang (1-5 trang) để giới thiệu, quảng bá
về các khách sạn, nhà hàng, các hãng lữ hành. Gửi thư mời và bảng báo giá về các
doanh nghiệp.
- Tập gấp, đĩa VCD, DVD: liệt kê giới thiệu tên, địa chỉ một số các khách sạn, hãng
lữ hành hay nhà hàng.
- Internet: quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp lớn, có liên kết trực tiếp ngay tại
trang chủ để có thể đặt tour, đặt phòng, đặt bàn dễ dàng; mục tra cứu thông tin; thường
xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi, giảm giá của các doanh nghiệp.
- Pano quảng cáo: đăng hình ảnh của 1-2 khu resort, khách sạn nổi tiếng Đà Nẵng.
- Tổ chức tham gia hội chợ trong nước.
- Tham gia hội chợ nước ngoài.
- Tổ chức Famtrips
- Báo, tạp chí: quảng cáo các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp vào
mùa thấp điểm để khuyến khích du khách đến Đà Nẵng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 85
- Tổ chức sự kiện, lễ hội: cơ hội tiếp xúc và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp
đến với du khách.
- Các quầy tư vấn thông tin: nhận tập gấp, brochures, bảng báo giá, tên, địa chỉ của
từng đơn vị để tư vấn, cung cấp thông tin cho du khách khi đến với Đà Nẵng.
Với các hình thức thu hút nguồn vốn xã hội hóa như vậy, luận văn đề xuất ngân
sách thực hiện chương trình truyền thông, quảng bá thương hiệu như sau:
ĐVT: 100.000 đồng
STT Nội dung Tổng
NS
1 Ấn phẩm du lịch:
- Bản tin du lịch Đà Nẵng
- Tập gấp Du lịch Đà Nẵng (bằng nhiều thứ tiếng)
- Làm sách cẩm nang du lịch Đà Nẵng (bằng nhiều
thứ tiếng)
- Bản đồ du lịch Đà Nẵng
- Bưu ảnh du lịch Đà Nẵng
- Sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch
Đà Nẵng
- Làm phim du lịch dưới hình thức đĩa DVD, VCD
627
116
71
100
75
45
100
120
2 Duy trì và cập nhật thông tin cho trang web của sở 15
3 Quảng bá du lịch trên báo trong và ngoài nước 1 470
4 Thông tin về chương trình lễ hội trên truyền hình 284
5 Tham gai hội chợ trong nước 200
6 Tham gai hội chợ nước ngoài 540
7 Tổ chức, đón đoàn Famtrip 450
8 Tổ chức giao lưu với bà con Việt Kiều Nga 100
9 Đẩy mạnh công tác thông tin du lịch 300
10 Nhận dạng thương hiệu 200
Tổng 4186
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 86
Vì các chương trình truyền thông, quảng bá này sẽ giúp thu hút du khách đến
Đà Nẵng nên ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trên
địa bàn Đà Nẵng. Vì vậy cần phải sử dụng làm sao cho hiệu quả nguồn vốn đó.
Gí trị thương hiệu là sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể
từ khi bắt đầu, như là chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những
khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu... Tổng ngân sách khoảng 4 tỷ đồng chiếm gần
30% giá trị của toàn bộ công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 87
KẾT LUẬN
Củng cố và tạo dựng hình ảnh một công ty không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái
tên đó mà nó là tổng hợp các hoạt động để tạo ra sự khác biệt và hình ảnh rõ nét cho
riêng mình, “Nói như giáo sư David A.Aaker, tác giả cuốn Xây dựng những thương
hiệu mạnh (Building Strong Brand – The Free Press 1996) Thương hiệu phải chú trọng
đến những môi liên kết của những cá nhân trong công ty, tính văn hóa, các chương
trình hoạt động... Người ta có thể dễ dàng sao chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt
chước mô hình của một tổ chức”. Cuộc sống vẫn luôn thay đổi và nhu cầu của người
tiêu dùng ngày càng cao. Do vậy, những giá trị mang tính kế thừa của một thương hiệu
cần phải được gìn giữ và liên tục vun đắp, làm mới để người tiêu dùng cảm thấy rằng
họ vẫn đang liên tục nhận được giá trị gia tăng từ việc sử dụng thương hiệu mà mình
đã chọn.
Thương hiệu không “sống” trong tâm trí người tạo dựng, cũng không “sống” trên
quầy kệ trong chợ, siêu thị mà nó đang “sống” trong lòng người tiêu dùng với ý nghĩa
như thế.
Để có thể đững vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh khóc liệt như hiện nay,
thiết nghĩ Công ty nên bắt đầu từ việc trao chút hình tượng, khẳng định vị thế của
mình trong tâm trí khách hàng. Và coi việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một
khoản đầu tư cho tương lai, đừng bao giờ coi đó là một loại chi phí. Xây dựng và phát
triển thương hiệu cần có thời gian tức là thực hiện trong dài hạn, do đó công ty có
những đầu tư hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu về tài chính, nhân sự, và các
chính sách hỗ trợ khác để tạo dựng thương hiệu thành công trên thị trường mục tiêu
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh mở rộng thị trường sau này.
Tóm lại, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu nhận biết và phân biệt sản
phẩm của công ty này với công ty khác, mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của
công ty, là uy tín của công ty và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản
phẩm của công ty. Một thương hiệu tuy tín có thể đem lại lợi ích rất nhiều cho chiến
lược cũng như hiệu quả kinh doanh của một công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong
công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours trong thời gian em thực tập tại công ty và hoàn
thành đề tài này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 88
BẢNG CÂU HỎI THĂM DÒ
A. KHÁCH QUỐC TẾ
Dear Vitours Traveller!
It is always our aim to maitain and improver the quality of our services. In orser to be
even more effective in this talk. We would be grateful if you could take the time to
complete this questionnaire. Please either hand the completed questionnaire to your or
post it in to the evelope provide. Thank you kindly for your assistance.
1. Did the driver use a “Vietnamtourism” sign to welcome you at the airport?
Yes No
2. Did the driver pick you up on time?
Yes No
3. What do you think of driver’s behavior?
Fast Average Slow
4. How could you rate the vehicle used?
Excellent Good Satisfactory Poor
5. How could you rate your driver’s safety?
Excellent Good Satisfactory Poor
6. How could you rate your tour guide safety?
Excellent Good Satisfactory Poor
7. Do you have any comment or suggestions for improving our service?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thank you for travelling with Vitours!
Clinet name: ....................................................Reference: ................................
Diver name & Register Number: ......................................Date: .......................
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 89
B. KHÁCH NỘI ĐỊA
1. Anh (chị) cho biết cảm nhận về thái độ phục vụ của nhân viên Vitours:
Hài lòng Bình thường Không chấp nhận
2. Anh (chị) cho biết cảm nhận về thái độ phục vụ của hướng dẫn viên Vitours:
Hài lòng Bình thường Không chấp nhận
3. Theo Anh (chị) thương hiệu có yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn mua
sản phẩm/dịch vụ nào đó không? Chúng tôi đưa ra thang điểm từ 1 đến 5 (Với 1 là
không quan trọng, 5 là rất quan trọng)
1 2 3 4 5
4. Anh (chị) cho biết tên công ty du lịch mà anh (chị) nhớ đầu tiên là?
* ........................................................................................
* ........................................................................................
5. Theo Anh (chị) cái gì ảnh hưởng nhất đến việc lựa chọn mua sản phẩm của công ty
TNHH MTV Lữ Hành Vitours?
Chất lượng Giá cả Dịch vụ khách hàng Uy tín thương hiệu
6. Anh (chị) thường tìm hiểu thông tin qua những phương tiện truyền thông nào?
Tạp chí Sách báo Internet Phát thanh, truyền hình Khác......
7. Anh (chị) biết đến thương hiệu Vitours nhờ vào:
Báo chí Truyền hình Catologue, tờ rơi
Bạn bè, người thân Chương trình khuyến mãi Phương tiện khác
8. Anh (chị) có thể cho biết thu nhập bình quân một tháng là bao nhiêu?
Dưới 1,5 triệu đồng 1,5 đến 3 triệu đồng
3 đến 5 triệu đồng Trên 5 triệu đồng
9. Anh (chị) có nghĩ mình sẽ đi du lịch với Vitours không?
Có Không
10. Đóng góp ý kiến của anh (chị) cho sự phát triển thương hiệu Vitours trong tương
lai.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cám ơn anh (chị) đã dành thời gain hoàn thành phiếu khảo sát này!
Xin anh (chị) vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân về anh (chị):
Họ và tên : ....................................................................................
Giới tính : Nam Nữ
Nghề nghiệp : ...............................................................................
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Quý
SVTH: Dương Thị Hồng Loan – Lớp B13QTH Trang 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thương hiệu với tiến trình phát triển và hội nhập – Bộ Thương Mại
2. Thương hiệu với nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh – Nguyễn Thành Trung.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
3. Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Nhà xuất bản thống kê.
4. Quản trị Marketing – Lê Thế Giới & Nguyễn Xuân Lãn
5. Quản trị tiếp thị - Lý thuyết và Tình huống : Th.S Vũ Thế Dương, Th.S Trương Tôn
Hiền Đức.
6. Các nguồn thông tin từ Internet
-
-
-
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours.pdf