Luận văn Tái bảo hiểm và thực trạng thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam

Trong tương lai không xa, khi hoạt động sản xuất kinh doạnh phát triển mạnh cũng như đời sống được nâng cao, thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường Tái bảo hiểm tong nước. Điều đó không đơn thuần là các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm sẽ thu được nhiều lợi nhuận mà còn cho thấy chất lượng dịch vụ Bảo hiểm và Tái bảo hiểm cần phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng như sự phấn đấu của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm trong nước, chúng ta có thể tin tưởng rằng thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường Tái bảo hiểm nói riêng sẽ phát triển hơn nữa, giúp cho người dân Việt nam tiếp cận với sự phát triển của nhiều loại hình, dịch vụ bảo hiểm. Hơn nữa giúp đất nước ta phát triển hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, tạo nhiều nguồn thu cho đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp “Cụng nghiệp hoá- Hiện đại hoỏ” đất nước

doc92 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tái bảo hiểm và thực trạng thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự sôi động của thị trường Bảo hiểm- Tái bảo hiểm trong nước nhằm đưa thị trường Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam phát triển, từng bước hội nhập với thị trường Bảo hiểm - Tái bảo hiểm khu vực và thế giới. 1.2. Chức năng và quyền hạn của công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 1.2.1- Chức năng Do VINARE là công ty Tái bảo hiểm chuyên nghiệp duy nhất được phép hoạt động ở Việt Nam nên chức năng, nhiệm vụ là hết sưc nặng nề: - Nhận và nhượng các nghiệp vụ Tái bảo hiểm của thị trường Bảo hiểm Việt Nam và thị trường Bảo hiểm nước ngoài. - Điều tiết thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam thông qua cỏc hỡnh thức kinh doanh nhận và chuyển nhượng Tái bảo hiểm. Theo thông tư số 78/1998/TT - BTC ngày 9/6/1998 quy định về Tái bảo hiểm bắt buộc thỡ cỏc doanh nghiệp Bảo hiểm phải thực hiện Tái bảo hiểm 20% trách nhiệm theo hợp đồng hoặc đơn Bảo hiểm gốc cho VINARE và VINARE có trách nhiệm nhận Tái bảo hiểm bắt buộc từ doanh nghiệp Bảo hiểm với mức quy định này. Như vậy, công ty có đủ thẩm quyền pháp lý để tham gia vào tất cả các hợp đồng Tái bảo hiểm. Điều đó cho phép công ty điều tiết hoạt động kinh doanh Tái bảo hiểm trên toàn thị trường nhằm nâng phần giữ lại dịch vụ tại thị trường trong nước và hạn chế chuyển dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Công ty còn nghiên cứu thu xếp các hợp đồng chuyển nhượng Tái bảo hiểm cho thị trường trong nước với những điều kiện, điều khoản tối ưu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam tăng doanh thu phí qua việc nhận Tái bảo hiểm. - Tư vấn, giúp đỡ các công ty Bảo hiểm gốc, đặc biệt là các công ty mới thành lập về kỹ thuật Bảo hiểm và Tái bảo hiểm: VINARE có quan hệ với tất cả các doanh nghiệp Bảo hiểm trong nước và nhiều tổ chức Bảo hiểm nước ngoài, với tư cách là một nhà Tái bảo hiểm chuyên nghiệp VINARE đã nỗ lực thực hiện các chức năng của mình nhằm cung cấp các điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phí Bảo hiểm cho các công ty Bảo hiểm, khách hàng và các nhà môi giới.Trong nhiều nghiệp vụ kinh doanh, các điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phớ đú đó phát huy tác dụng tích cực với các công ty Bảo hiểm và đảm bảo cho lợi Ých của họ. VINARE đã được nhiều công ty Bảo hiểm lùa chọn là nhà Tái bảo hiểm hàng đầu cho nhiều nghiệp vụ và cũng được chấp nhận bởi nhiều công ty Tái bảo hiểm quốc tế. - Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành Bảo hiểm: Một trong những khó khăn mà ngành Bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt là đội ngò cán bộ Bảo hiểm hiện còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng chuyên môn. Để giải quyết vấn đề đó, từ khi thành lập tới nay, cùng với sự hợp tác của nhiều nhà Bảo hiểm trong ngoài nước, các nhà môi giới như Munich Re, Willis Corroon Aerospace, Aon, W.O.E P&I Club… VINARE đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, cỏc khoỏ đào tạo ngắn hạn về quản lý rủi ro hàng không, dầu khí, rủi ro xây dựng, lắp đặt, cháy và các rủi ro đặc biệt khác cho rất nhiều cán bộ Bảo hiểm cũng như khách hàng. Tất cả các chương trình đào tạo và hội thảo mà VINARE đã tổ chức đều phục vụ có hiệu quả cho các công ty Bảo hiểm và được đánh giá cao bởi các tổ chức Bảo hiểm trong và ngoài nước. - Trung tâm thông tin của thị trường Bảo hiểm Việt Nam: Các công ty Bảo hiểm cần thường xuyên cập nhật các thông tin về các hoạt động Bảo hiểm và Tái bảo hiểm trên thế giới, sự phát triển của các hình thức Bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm thu được những kinh nghiệm và lý luận thực tiễn cho hoạt động kinh doanh của họ. Nhận thức được điều này từ năm 1998, VINARE đã Ên hành tạp chí “Thụng tin Bảo hiểm và Tái bảo hiểm” nhằm cung cấp thông tin về thị trường trong nước, khu vực và thế giới cho các công ty và khách hàng Bảo hiểm Việt Nam. VINARE cũng xuất bản Ên phẩm bằng tiếng Anh cung cấp các thông tin về hoạt động của thị trường Việt Nam cho các công ty Bảo hiểm nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác song phương và hỗ trợ lẫn nhau. 1.2.2- Quyền hạn - Công ty có quyền thiết lập quan hệ với các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm trong và ngoài nước. - Ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh Tái bảo hiểm trong và ngoài nước. - Nhận làm đại lý, môi giới về hoạt động Bảo hiểm, Tái bảo hiểm. - Được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Được phộp vay vốn bằng tiền theo quy định của Nhà nước. - Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về các hoạt động kinh doanh của công ty. - Yờu cầu các doanh nghiệp Bảo hiểm cung cấp tài liệu liên quan đến việc thu xếp các hợp đồng Tái bảo hiểm, giám định… - Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước toà án kinh tế. 2. Hoạt động của VINARE 2.1. Tình hình kinh doanh nói chung Cùng với sự phát triển chung của thị trường Bảo hiểm, những năm qua hoạt động kinh doanh của VINARE cũng đạt được những kết quả khả quan. Phạm vi hoạt động và quy mô của công ty được mở rộng, đa dạng hoỏ cỏc loại hình nghiệp vụ, tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Trong năm 1998, công ty gặp không Ýt khó khăn do tình hình kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Nhà nước, hợp tác chặt chẽ với các công ty Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm trong nước và quốc tế cùng sự nỗ lực của chính công ty đó giỳp VINARE đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh Tái bảo hiểm. Cũng như hoạt động của các công ty Bảo hiểm khác, doanh thu phí của các nghiệp vụ Tái bảo hiểm luôn phản ánh một cách chính xác, cụ thể tình hình kinh doanh của VINARE. Bảng 7: Doanh thu phí Tái bảo hiểm theo từng nghiệp vụ của VINARE (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Nghiệp vô 1997 1998 19999 2000 2001 Dầu khí 5,4 20,731 16,562 19,765 14,718 Kỹ thuật 8,591 17,34 27,831 28 25,431 Hàng không 25,639 49,002 59,429 57,61 83,417 Cháy 10,163 37,653 53,124 69,51 51,907 Trách nhiệm chủ tàu 6,204 16,063 16,634 24,754 25,423 Thân tàu-Hàng hoá 18,863 33,376 30,869 40,05 39,386 (Nguồn: VINARE) 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng không phát triển mạnh và luôn đứng ở vị trí cao nhất trong tổng doanh thu phí nhận Tái bảo hiểm. Thị phần của nghiệp vụ này luôn giữ vị trí hàng đầu, trung bình chiếm 29,28% trong tổng số phí nhận Tái bảo hiểm của công ty. Ngành hàng không là một ngành có nhiều rủi ro, khi xảy ra tổn thất thường là những tổn thất có giá trị lớn nờn cỏc công ty nhận Bảo hiểm cho nghiệp vụ này thường phải nhượng Tái bảo hiểm cho các công ty nhận tỏi khỏc để đảm bảo an toàn cho mình. Do đó hàng năm, VINARE đã thường xuyên nhận được khoảng 80-90% tổng phí Bảo hiểm hàng không của thị trường. Do thị trường nhận lại dịch vụ này cũn quỏ Ýt do các công ty Bảo hiểm trong nước đều có số vốn nhỏ, sau khi nhượng lại tối đa cho các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam, VINARE đã chuyển nhượng Tái bảo hiểm cho các thị trường nhận tái có uy tín và khả năng tài chính tốt trên thế giới. 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm cháy có tổng doanh thu phí cao thứ hai. Doanh thu từ nghiệp vụ này chiếm khoảng 26% trong cơ cấu doanh thu phí Tái bảo hiểm hàng năm của công ty, liên tục tăng từ năm 1997 đến năm 1999 nhưng trong năm 2000 con số này lại giảm xuống chỉ còn 51,907 tỷ đồng. Lý do dẫn đến sự suy giảm này là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chớnh-tiền tệ năm1997, hàng loạt các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không đủ khả năng tài chính để tiếp tục hoạt động dẫn đến tình trạng các công ty này huỷ bỏ hợp đồng Bảo hiểm với các công ty Bảo hiểm gốc. Từ năm 1997-1999, thông qua kinh doanh nhận và nhượng lại Tái bảo hiểm, nghiệp vụ Tái bảo hiểm chỏy đó hạn chế không chuyển và giữ lại cho thị trường trong nước được hơn 93 tỷ đồng. 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm thân tàu và hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của VINARE tăng đều trong các năm 1997-1999. Chỉ có năm 1996, doanh thu phí thấp do công ty mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm còn hạn chế. Đồng thời hầu hết các hợp đồng Tái bảo hiểm của các công ty Bảo hiểm gốc đã được thu xếp trước thời điểm VINARE chính thức đi vào hoạt động. Do vậy, không chỉ trong Tái bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm chủ tàu mà cả trong nhiều nghiệp vụ khác, tỷ lệ phí Tái bảo hiểm qua VINARE không đạt mức 20% (mức quy định theo cơ sở hợp đồng số thành mà các công ty Bảo hiểm gốc bắt buộc phải chuyển nhượng cho VINARE đối với tất cả các đơn vị rủi ro được Tái bảo hiểm). VINARE đã thực hiện chuyển nhượng cho các công ty trong nước mức tối đa có thể theo hợp đồng số thành nhằm mục tiêu nâng cao mức giữ lại cho thị trường trong nước, cụ thể mỗi công ty nhận từ 5-10% phần nhận Tái bảo hiểm bắt buộc của VINARE. Tổng phí VINARE chuyển nhượng cho thị trường trong nước của dịch vụ Bảo hiểm hàng hoá và thân tàu biển trong 4 năm 1997-2000 đã đạt trên 2.600.000 USD và chiếm 28,80% tổng phí nhận Tái bảo hiểm bắt buộc dịch vụ này của VINARE. Kết quả nhận lại của các công ty trong nước đạt kết quả tốt, lói trờn 120.000 USD. 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu (P&I) có mức phí thu chiếm 9% tổng doanh thu phí Tái bảo hiểm của công ty. VINARE đã tạo điều kiện tối đa nhằm giỳp cỏc công ty Bảo hiểm trong nước không khai thác nghiệp vụ P&I được tham gia vào dịch vụ, VINARE đã thực hiện chuyển nhượng lại cho thị trường từ năm 1996-2000 với tổng phí khoảng 1.600.000 USD. Kết quả nhận lại của các công ty trong nước của nghiệp vụ P&I đạt kết quả tốt, lói trờn 100.000 USD. 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm dầu khí không có biến động lớn qua các năm. Trong giai đoạn 1996-2000, doanh thu phí Tái bảo hiểm của nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng trung bình 8-12% tổng doanh thu phí Tái bảo hiểm của công ty. Ngoài việc kinh doanh, VINARE cũn cú nhiệm vụ điều tiết thị trường bằng cách chuyển nhượng lại một phần dịch vụ Bảo hiểm dầu khí cho các công ty Bảo hiểm trong nước không trực tiếp khai thác loại hình Bảo hiểm này dưới các hình thức Tái bảo hiểm cố định và tạm thời. 0 Nghiệp vụ Tái bảo hiểm kỹ thuật qua thời gian 7 năm hoạt động với tư cách là một trong năm nghiệp vụ chính của VINARE, đã đóng góp một phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của VINARE. Lợi nhuận của hoạt động Tái bảo hiểm kỹ thuật là 1,4 triệu USD, tỷ trọng của nghiệp vụ này trong tổng doanh thu của VINARE từ năm1997 đến năm 2000 trung bình khoảng 11%. Mức phí chuyển nhượng từ VINARE cho các công ty Bảo hiểm trong nước hàng năm đều tăng lên. So với tổng phí năm 1996, mức phí nhượng lại từ VINARE trong năm 1999 tăng gấp 5 lần. Năm 1998 đạt 66.393 USD, năm 1999 đạt 121.107 USD, năm 2000 đạt 232.725 USD, năm 2001 đạt 237.749 USD. Tình hình hoạt động kinh doanh của VINARE nói chung được thể hiện một cách cụ thể qua bảng dưới đây: Bảng 8 : Kết quả hoạt động Tái bảo hiểm của VINARE. (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 I. Doanh thu 8,31 173 204 239 240 II. Thu nhập 1.Tổng phí giữ lại 2.Thu từ đầu tư 3.Thu nhập khác 39,532 26,760 4,541 8,321 55,534 47,234 7,610 0,690 69,484 60,541 6,476 6,796 71,358 62,485 6,796 2,077 68,308 58.315 6,649 3,343 III. Chi 1.Chi bồi thường giữ lại 2.Điều chỉnh dự phòng 3.Chi khác 34,549 14,539 6,044 13,966 47,523 21,145 6,904 19,478 60,283 27,816 15,382 17,04 60,290 22,269 17,814 20,209 56,603 17,651 20,62 19,764 IV. Quỹ dự phòng kỹ thuật 11,848 25,291 44,226 65,564 86,705 V. Lợi nhuận trước thuế 4,983 8,007 9,201 11,038 11,704 (Nguồn: Annual Report VINARE & Báo cáo tổng kết của VINARE 1997-2001) Số liệu trên cho thấy tổng phí Tái bảo hiểm của VINARE luôn tăng lên. Riêng năm 2000, thu nhập của công ty có giảm đôi chút do phí Bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn thị trường giảm 3%, nhưng nhìn chung, hoạt động của công ty vẫn đạt hiệu quả cao. Các hoạt động tài chính của công ty còng mang lại kết quả khả quan, bên cạnh việc tăng lợi nhuận đầu tư (năm 2000 tăng gấp 5 lần năm 1997) lợi nhuận thu được từ hoạt động khác cũng tăng. Kết dư quỹ dự phòng của VINARE tăng nhanh, năm 2000 là 86,705 tỷ đồng gấp 7,3 lần so với năm 1997, thể hiện công ty ngày càng chú trọng vào công tác bồi thường các rủi ro tổn thất, hay nói cách khác công ty quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và luôn cố gắng tăng khả năng nhận Tái bảo hiểm. Lợi nhuận trên doanh thu không biến động nhiều, trung bình khoảng 4,8%. Khoản nép Ngân sách của VINARE năm 1997 chỉ được 2,551 tỷ đồng thì năm 1999 đó nộp 6,475 tỷ đồng. Tính trong vòng 5 năm, VINARE đó nộp Ngân sách trên 31 tỷ đồng, Trung bình 6,2 tỷ đồng/năm và trở thành đơn vị dẫn đầu ngành Bảo hiểm trong lĩnh vực nép Ngân sách cho Nhà nước. 2.2. Mức Tái bảo hiểm bắt buộc của VINARE: Theo quy định của Nhà nước, công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nhận Tái bảo hiểm bắt buộc là 20% trách nhiệm theo hợp đồng hoặc đơn Bảo hiểm gốc từ các doanh nghiệp Bảo hiểm trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Nhưng tỷ lệ này chỉ áp dụng cho những nghiệp vụ thuộc danh mục nghiệp vụ Tái bảo hiểm bắt buộc (Xin tham khảo Phụ lục 4). Bảng 9: Doanh thu phí Tái bảo hiểm theo hình thức bắt buộc của VINARE giai đoạn 1997-2001 Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Tổng phí toàn thị trường Phí Tái bảo hiểm bắt buộc Tỷ trọng % TBH bắt buộc so với Tổng sè Nhân thọ Phi nhân thọ Tổng số phí Phi nhân thọ Các NV có TBH Tổng sè Các NV có TBH A (1) (2) (3) (4) (5) 6=5/1 7=5/3 8=5/4 1997 1.017 1.017 521 27,33 2,68 2,68 5,24 1998 1.270 1.270 633 83,154 6,55 6,55 13,14 1999 1.352 1.352 672 101,966 7,54 7,54 15,17 2000 1.864 200 1.664 834 130.331 6,99 7,83 15,63 2001 2.022 450 1.572 814 125,000 6,18 7,90 15,36 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm1997-2001) Trên thực tế, việc quy định Tái bảo hiểm bắt buộc của nước ta hiện nay so với các nước trong khu vực còn rất hạn chế. Ví dụ như luật Bảo hiểm Trung Quốc hiện nay quy định Tái bảo hiểm bắt buộc cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Trung Quốc là 20% trên cơ sở tất cả các loại hình dịch vụ kể cả Bảo hiểm nhân thọ. Còn ở Philipin quy định tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc với các nghiệp vụ phải Tái bảo hiểm từ các công ty Bảo hiểm hoạt động ở Philipin. Việt Nam quy định Tái bảo hiểm bắt buộc là 20% nhưng chỉ áp dụng đối với các nghiệp vụ cú tỏi. Nếu so với toàn bộ nghiệp vụ Bảo hiểm thì chỉ đạt 6,8%. Quy định này của Việt Nam có lẽ chỉ phù hợp trong điều kiện hiện nay. Trong tương lai không xa, khi các công ty Bảo hiểm Việt Nam lớn mạnh thì lượng dịch vụ theo Tái bảo hiểm bắt buộc sẽ hạn chế vì với khả năng tài chính lớn, các công ty Bảo hiểm gốc sẽ nâng mức giữ lại lên, tỷ lệ Tái bảo hiểm ra nước ngoài cũng giảm dần. Như vậy, tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc so với tổng nghiệp vụ Bảo hiểm cũng sẽ giảm. Tái bảo hiểm bắt buộc là để hạn chế lượng dịch vụ chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì khả năng này của VINARE còn rất hạn chế nhưng đó là tình trạng chung của toàn ngành Bảo hiểm Việt Nam. Là một công ty Tái bảo hiểm chuyên nghiệp, VINARE coi an toàn tài chính là vấn đề then chốt nên đã thực hiện chương trình chuyển tiếp Tái bảo hiểm cho các tổ chức nhận Tái bảo hiểm khác trong nưúc và nước ngoài trên cơ sở có đi có lại. 2.3. Kinh doanh nhận Tái bảo hiểm 2.3.1- Đối với thị trường trong nước Bảng 10: Tình hình nhận Tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện của VINARE Đơn vị: tỷ VND Năm Phí nhận Tái bảo hiểm Tốc độ tăng trưởng Bắt buộc Tự nguyện Tổng sè 1997 27,330 55,488 82,819 _ 1998 83,154 90,085 173,239 209,18 % 1999 101,966 102,457 204,423 117,92% 2000 120,331 103,698 234,030 114,71% 2001 125,000 115,000 240, 000 102,56% Tổng sè 467,781 466,728 944,511 (Nguồn: VINARE) Trong những năm qua, lượng phí Tái bảo hiểm chuyển ra nước ngoài giảm đi rõ rệt và lượng phí giữ lại của thị trường qua VINARE ngày càng tăng. Từ năm 1997 đến năm 2000, VINARE đó giỳp cho thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam giữ lại khoảng 467 tỷ đồng, chiếm 48,68% tổng doanh thu. Trong tổng số phí nhận Tái bảo hiểm của công ty thỡ phớ nhận Tái bảo hiểm tự nguyện chiếm gần 50%, các hợp đồng nhận Tái bảo hiểm tự nguyện của công ty đều có điều kiện, điều khoản tốt, bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng, đảm bảo an toàn về tài chính, thu hồi bồi thường nhanh đảm bảo ổn định kinh doanh cho khách hàng Bảo hiểm. Điều đó chứng tỏ khả năng tài chính của VINARE nói riêng và các công ty Bảo hiểm khác ngày càng vững mạnh. Bảng 11: Lượng phí giữ lại của VINARE Đơn vị: tỷ VND Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Lượng phí giữ lại 26,760 47,234 60,541 62,485 58,315 (Nguồn: VINARE) 2.3.2- Đối với thị trường nước ngoài Kinh doanh nhận Tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài là một nhiệm vụ chính và lâu dài. Từ năm 1997 đến nay, VINARE đã nghiên cứu nhận các hợp đồng có kết quả tốt, trên cớ sở có đi có lại từ thị trường châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore...Kết quả là công ty đã nhận được 1,2 triệu USD phí Tái bảo hiểm. Song muốn nhận các hợp đồng Tái bảo hiểm từ nước ngoài đảm bảo có lãi thì phải có thời gian tổng hợp, phân tích, đánh giá từng thị trường. Do đó, nhiệm vụ lâu dài của VINARE là phải tiến hành nghiên cứu, tiếp xúc với các nhà nhận Tái bảo hiểm, môi giới Tái bảo hiểm nước ngoài để thực hiện Tái bảo hiểm có hiệu quả. 2.4. Kinh doanh nhượng Tái bảo hiểm 2.4.1- Nhượng Tái bảo hiểm trong nước Trong 5 năm, tổng phí thu Tái bảo hiểm bắt buộc là 467 tỷ đồng thì VINARE đã giữ lại một phần và chuyển dịch vụ cho các công ty Bảo hiểm trong nước là 380 tỷ đồng. Như vậy nếu không có VINARE cũng như không có Tái bảo hiểm bắt buộc thì số tiển 380 tỷ đồng trên sẽ chuyển ra nước ngoài. Điều này chứng tỏ khả năng ngăn chặn dịch vô chuyển ra nước ngoài của VINARE là lớn. Bảng 12: Tình hình nhượng Tái bảo hiểm cho các công ty Bảo hiểm trong nước của VINARE Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Phí TBH nhượng trong nước (tỷ VND) 5,69 13,57 17,49 28,56 40,697 Tỷ trọng trong tổng phí nhượng TBH (%) 9,1 10,7 12,2 16,1 17,3 (Nguồn: VINARE-Bỏo cỏo tổng kết 5 năm 1997-2001) Mặt khác, phí chuyển nhượng là thước đo khả năng tài chính của thị trường. Con số này trong năm 2000 là 40,69 tỷ đồng gấp 7 lần so với năm 1997, đồng thời tỷ trọng của nó cũng tăng lên gần 2 lần. Điều này chứng tỏ tiềm lực của thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm Việt Nam hay nói đúng hơn là của VINARE ngày càng lớn. 2.4.2- Nhượng cho thị trường ngoài nước Trừ mét số công ty Bảo hiểm gốc được thành lập trước đây như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long... còn lại hầu hết các công ty Bảo hiểm trong nước đều mới thành lập với số vốn Ýt và khả năng dịch vụ hạn chế. Mặt khác, để bảo vệ cho các hợp đồng nhận Tái bảo hiểm của công ty được an toàn nên sau khi xác định mức giữ lại của mình và ưu tiên chuyển nhượng dịch vụ cho thị trường trong nước phần còn lại VINARE sẽ tiếp tục chuyển ra nước ngoài. Bảng 13: Tình hình nhượng Tái bảo hiểm cho cỏc cụng ty nước ngoài của VINARE Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Phí TBH nhượng ra nước ngoài (tỷ VND) 56,54 112,7 126,40 148,83 142,6 Tỷ trọng trong tổng phí nhượng TBH (%) 90,9 89,3 87,8 83,9 82,7 (Nguồn: VINARE-Bỏo cỏo tổng kết 5 năm 1997-2001) Mức Tái bảo hiểm bắt buộc cho VINARE hiện nay là 20%, 80% còn lại các công ty Bảo hiểm gốc tự do lùa chọn các thị trường Tái bảo hiểm tin cậy để nhượng tái. Song việc lùa chọn này cũng không dễ dàng vì chỉ một sơ suất nhỏ là công ty Bảo hiểm gốc có thể mất trắng vì công ty nhận Tái bảo hiểm có thể phá sản. Với số vốn ban đầu Ýt ỏi lại hạn chế về kinh nghiệm, các công ty Bảo hiểm gốc của Việt Nam thường không đủ khả năng để tự kiểm tra thăm dò. Lúc này, VINARE lại chính là chỗ dùa cho họ trong việc tư vấn khai thác hoạt động Tái bảo hiểm cũng như giải quyết bồi thường. 2.5. Hoà nhập với các công ty Bảo hiểm 2.5.1- Với các công ty Bảo hiểm trong nước Thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty Bảo hiểm trong nước là nhiệm vụ quan trọng, giữ vai trò chủ yếu đối với việc hoạt động kinh doanh Tái bảo hiểm của VINARE. Mối quan hệ này không chỉ có lợi cho các công ty mà còn thúc đẩy thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm Việt Nam phát triển. Xuất phát từ chủ trương trên, ngay từ khi mới thành lập,VINARE đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các công ty Bảo hiểm trong cả nước. Thực tế là trong thời gian qua mối quan hệ này phát triển rất tốt, giúp VINARE thực hiện tốt chức năng kỹ thuật nhận và thu xếp dịch vụ cho các công ty Bảo hiểm gốc đồng thời ưu tiên chuyển nhượng dịch vụ trong nước. 2.5.2- Với các tổ chức nước ngoài Chủ trương thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm nước ngoài của VINARE được coi là yếu tố quan trọng vì giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm nước ngoài, đảm bảo tài chính cho các công ty Bảo hiểm Việt Nam, có thể đào tạo cán bộ chuyên ngành ở nước ngoài... Cho đến nay, VINARE đã thiết lập được quan hệ với gần 100 tổ chức Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm, môi giới Bảo hiểm trong đó có những công ty lớn, uy tín trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Scor Re... III - Triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam 1. Triển vọng của thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam 1.1. Tiềm năng của thị trường Bảo hiểm Có thể nói tiềm năng của thị trường Bảo hiểm Việt Nam là rất lớn và đa dạng trong mọi lĩnh vực. Song khả năng khai thác dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế nói chung còn hạn chế. Trước hết về lĩnh vực Bảo hiểm con người thì thị trường Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người là môi trường thuận lợi cho hoạt động của các nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm du lịch, Bảo hiểm tai nạn... Điểm lại kết quả hoạt động của các loại hình nghiệp vụ, ta có thể thấy ngành Bảo hiểm mới chỉ khai thác và đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu xã hội. Bảo hiểm tai nạn con người mới chỉ triển khai trong khu vực kinh tế Nhà nước với số lượng người tham gia Bảo hiểm khoảng 5,3 triệu người. Lực lượng lao động nước ta có khoảng 40 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 80% và lao động thuộc các thành phần kinh tế khỏc thỡ chưa được khai thác hoặc nếu có thì chỉ là con số không đáng kể. Trong lĩnh vực Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, một nghiệp vụ truyền thống của thị trường Bảo hiểm Việt Nam thì kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu được mua Bảo hiểm trong nước còn rất nhỏ so với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo số liệu của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong năm 2000 đạt 20,4 tỷ USD, trong đó tổng phí Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của thị trường chỉ đạt 2,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 11,68%. Trong lĩnh vực Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hoả hoạn, Bảo hiểm trộm cắp, Bảo hiểm rủi ro hỗn hợp...thỡ cỏc nhà Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác chủ yếu trong các doanh nghiệp lớn hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và một số Ýt văn phòng, trường học, còn hàng chục ngàn bệnh viện, chợ...với giá trị không nhỏ chưa được khai thác hoặc chưa có điều kiện tham gia Bảo hiểm. Như vậy với tiềm năng còn bỏ ngỏ, thị trường Bảo hiểm Việt Nam giống như mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá, rất cần những động lực mới về vốn cũng như kinh nghiệm để phát triển. Chỉ có như vậy thị trường Tái bảo hiểm mới có điều kiện lớn mạnh và trưởng thành trong môi trường cạnh tranh quốc tế. 1.2. Điều kiện kinh tế-xó hội ảnh hưởng đến thị trường Tái bảo hiểm 1.2.1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài Nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chớnh-tiền tệ trong khu vực, do thiên tai lũ lụt liên tiếp ... nhưng vẫn tăng trưởng cho dù với tốc độ chậm lại. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đang trên đà khởi sắc, có triển vọng về sự tăng trưởng kinh tế trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng trung bình 7-8%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2001, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,8% so với cùng kỳ năm 2000. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh trong năm 1999, với 276 dự án trị giá 2,031 tỷ USD được cấp giấy phép hoạt động. Con số này năm 2000 là 260 dự án và 4.058,63 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2001, số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 500 dự án với tổng số vốn đăng ký 900 triệu USD, cho tới nay tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam đã tăng liên tục nhưng chủ yếu là các nước trong khu vực. Vì vậy đây vẫn là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm nếu họ biết khai thác. Theo sự chuyển đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của Bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của họ, điều đó mở ra hướng phát triển thuận lợi cho thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm ở Việt Nam. 1.2.2- Sù tham gia của các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm quốc tế Chính phủ Việt Nam đã chính thức cho phép các công ty Bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Điều này thể hiện trong Nghị định 100/CP : “Doanh nghiệp Bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty Bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh Bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức Bảo hiểm nước ngoài, công ty Bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam”. Với sự tham gia của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường Tái bảo hiểm nói riêng chắc chắn sẽ hoạt động tích cực hơn, mang tính cạnh tranh và chuyên môn cao. Khi đú cỏc công ty Bảo hiểm trong nước phải thực sự cố gắng nâng cao trình độ để phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, đứng vững trong cạnh tranh. Mặt khác trong tương lai, khi thị trường tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự phát triển sẽ tạo điều kiện đầu tư nhiều hơn cho ngành Bảo hiểm. Do đó, thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm Việt Nam sẽ thực sự phát triển đầy đủ theo đúng cách thức trên thị trường quốc tế. 1.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm 1.3.1- Thuận lợi Thị trường Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này phát triển rất nhanh dựa trờn cơ sở kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Tổng doanh thu phí Bảo hiểm ngày càng tăng nhanh, điều này có nghĩa là phí Tái bảo hiểm chuyển nhượng cho thị trường trong nước qua VINARE ngày càng tăng. Thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng đặc biệt là thị trường Tái bảo hiểm nhân thọ hiện còn chưa được khai thác. Khi Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam thì khả năng cạnh tranh sẽ có lợi cho các công ty nước ngoài với khả năng giữ lại dịch vụ rất lớn. Do đó, việc duy trì tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc cho VINARE như hiện nay sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở nhận dịch vụ điều tiết từ VINARE. Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động Bảo hiểm ở Việt Nam đã mở ra khả năng cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng hoá, có tính cạnh tranh cao và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như các tầng líp nhân dân. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập vào ngày 24/12/1999 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Với vai trò của mình Hiệp hội góp phần lành mạnh hoá thị trường Bảo hiểm Việt Nam, tăng cường sự hợp tác chặt ché giữa các doạnh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam, thúc đẩy thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển đúng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam. Ban soạn thảo Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh Dự thảo Luật kinh doanh Bảo hiểm dự kiến sẽ trình Chính phủ và đề nghị Quốc hội thông qua vào cuối năm 2000. 1.3.2- Những thách thức nảy sinh: Thị trường Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam mới được mở cửa sau một thời gian dài độc quyền nên hoạt động thực sự chưa đi vào nề nếp. Do đó, một số công ty Bảo hiểm ra đời chạy theo lợi nhuận thuần tuý dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh tạo điều kiện cho các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài lợi dụng. Thị trường Việt Nam là thị trường mới phát triển, kinh nghiệm quản lý cũng như vốn còn hạn chế, hiện tượng cạnh tranh hạ phí có ảnh hưởng không tốt đến thị trường nói chung và khả năng chuyển nhượng Tái bảo hiểm cho thị trường trong và ngoài nước nói riêng. Vốn của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam còn Ýt, khả năng giữ lại dịch vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thị trường Tái bảo hiểm. Cơ sở vật chất của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm còn yếu kém. Đội ngò cán bộ trong ngành Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm còn thiếu, đặc biệt là thiếu các cán bộ quản lý đầu ngành. Các công ty Bảo hiểm Việt Nam không có sự trao đổi, hợp tác chặt chẽ với nhau, chưa quen với các hoạt động cạnh tranh quốc tế, cán bộ Bảo hiểm còn non kém về mặt chuyên môn nờn luụn chịu sức Ðp của các công ty nước ngoài, không tự đàm phán được các điều kiện, điều khoản nên tuân thủ một cách thụ động các điều kiện do phía nước ngoài áp đặt. Trên thị trường Việt Nam, các công ty Bảo hiểm gốc hầu như không tiến hành Tái bảo hiểm cho nhau mà chỉ Tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài hoặc nhận dịch vụ của nhau thông qua VINARE. Trừ mét số dịch vụ Bảo hiểm tai nạn con người, Bảo hiểm tài sản và một số dịch vụ khỏc cú phí Bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định, còn lại việc định phí trong hầu hết các dịch vụ Bảo hiểm phải Tái bảo hiểm như Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm dầu khớ...hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài. Hiện nay thị trường Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ triển khai Tái bảo hiểm các dịch vụ đối ngoại như Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm hàng khụng...Cũn cỏc dịch vụ Bảo hiểm đối nội có nguồn thu từ dân cư như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm nhân thọ... thì vẫn chưa thực hiện Tái bảo hiểm. Các công ty Bảo hiểm Việt Nam đa số mới thành lập, kinh nghiệm và nguồn vốn hạn chế nên đối với những công trình có giá trị Bảo hiểm lớn đều không tự mình khai thác được mà phải thông qua môi giới hoặc các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài. Thông tin qua môi giới thường không cập nhật và không phải lúc nào cũng chính xác, mặt khác các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam còn phải trả phí môi giới hoặc nhượng Tái bảo hiểm cho họ với tỷ lệ lớn và hoa hồng ưu đãi. Quy định thống nhất quản lý ngoại hối của Nhà nước có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khai thác của các công ty Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm do tâm lý của họ là muốn bảo vệ tài sản của mình bằng ngoại tệ mạnh. Quản lý Nhà nước về hoạt động của các văn phòng đại diện Bảo hiểm và môi giới Bảo hiểm chưa chặt chẽ nên một trong những hoạt động của các VPĐD là làm tư vấn cho khách hàng và giới thiệu dịch vụ như “mụi giới” nhưng không hưởng hoa hồng mà chỉ nhận Tái bảo hiểm chỉ định tỷ lệ cao. Trên thực tế các VPĐD này đã tiến hành hoạt động môi giới không cần đến giấy phép kinh doanh mà vẫn không bị coi là trái pháp luật. Điều đó làm nảy sinh hiện tượng các công ty Bảo hiểm nội địa vẫn bị chèn Ðp trong việc định phí và giới thiệu dịch vụ. 2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam 2.1. Giải pháp từ phớa cỏc công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm 2.1.1- Tiến hành nhận Tái bảo hiểm quốc tế Nhượng và nhận Tái bảo hiểm là hai mảng không thể tách rời nhau của hoạt động Tái bảo hiểm. Để cân đối hoạt động này tại Việt Nam, chóng ta cần thực hiện nhận Tái bảo hiểm quốc tế. Tuy nhiên, do các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam đa số mới thành lập, yếu cả về nghiệp vụ lẫn tài chớnh nên đây là vấn đề có tính chiến lược. Để có thể tiến hành nhận Tái bảo hiểm quốc tế, VINARE cũng như các công ty khác cần tập trung triển khai các biện pháp sau: Tích luỹ vốn bằng cách góp vốn cổ phần, tăng lợi nhuận giữ lại hoặc Nhà nước cấp thêm vốn để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng giữ lại dịch vụ Bảo hiểm ở thị trường nội địa, thu hót sự chú ý của các công ty Bảo hiểm nước ngoài. Có sự phối hợp hiệu quả giữa các công ty Bảo hiểm gốc, Tái bảo hiểm nhằm nắm bắt thông tin kịp thời chính xác để thực hiện tốt công tác bồi thường, hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Qua đó, công ty sẽ tạo được uy tín trên thị trường Bảo hiểm và Tái bảo hiểm thế giới. Đưa ra những điều kiện, điều khoản tiêu chuẩn hoá hơn, tỷ lệ phớ đỳng với rủi ro được Bảo hiểm và gần với thị trường cạnh trạnh quốc tế hơn, thủ tục tham gia Bảo hiểm nhanh gọn. Đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của các công ty Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm cũng như tranh thủ sự ủng hộ của họ, đảm bảo tài chính cho các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam. 2.1.2- Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Tái bảo hiểm Khác với các lĩnh vực khỏc,Tỏi bảo hiểm đòi hỏi người cán bộ không những có kiến thức chuyên môn về Tái bảo hiểm mà còn phải có khả năng đánh giá tình hình rủi ro tổn thất nhằm đưa ra một mức giữ lại hợp lý và phương thức Tái bảo hiểm hiệu quả nhất. Hiện nay, ở các công ty Bảo hiểm gốc, nghiệp vụ Tái bảo hiểm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các công ty môi giới nước ngoài do chóng ta chưa có đủ trình độ để đảm nhận các công việc đú. Chớnh vì vậy, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Bảo hiểm là vấn đề vô cùng cấp thiết. VINARE cần tổ chức những líp đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật Tái bảo hiểm cho tất cả các công ty Bảo hiểm có nhu cầu. Công ty có thể mở líp đào tạo trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới, bên cạnh đú cụng ty cũng có thể phối hợp với các công ty Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm có uy tín trên thế giới tổ chức các hội thảo hàng năm về các lĩnh vực đòi hỏi nghiệp vụ cao như Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm kỹ thuật...Cụ thể là: Đối với lĩnh vực Bảo hiểm hàng không thường xuyên tư vấn các vấn đề về động cơ thuê và máy bay thuê cho khách hàng cũng như cung cấp thông tin về thị trường Bảo hiểm hàng không thế giới chọ họ. Đối với lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về một số lĩnh vực của Bảo hiểm kỹ thuật như bồi thường, đánh giá rủi ro, giám định tổn thất, bảo hiểm thiết bị điện tử cho các chuyên viên Bảo hiểm kỹ thuật của thị trường. Đối với lĩnh vực Bảo hiểm dầu khí, tổ chức hội thảo liên quan đến sự có rò rỉ, kẹt dầu khoan, sự cố nứt gãy phao neo, ...Trang bị những kiến thức cơ bản về các loại hình Bảo hiểm như Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm của các công ty dầu, Bảo hiểm xây dựng ngoài khơi cũng như cung cấp các thông tin hứu Ých về thực trạng của thị tường thế giới nói chung cũng như Bảo hiểm năng lượng nói riêng cho các học viên. Cùng với những biện pháp trên, VINARE cũng như các công ty Bảo hiểm khỏc nờn cú chính sách tiền lương hợp lý cho các cán bộ trong ngành, quy định chế độ thưởng phạt nghiờm minh đối với những người thực hiện tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc. Nên gắn chặt thưởng phạt với hiệu quả kinh doanh,chẳng hạn nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao thì có thể có thưởng cho các cán bộ thờo tỷ lệ tăng lợi nhuận. Một điều quan trọng nữa là công ty nên tăng cường đội ngò cán bộ trong ngành cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, phải biết coi trọng đội ngò cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm. 2.1.3- Nâng cao vai trò quản lý và tư vấn của VINARE Là một công ty Tái bảo hiểm chuyên nghiệp duy nhất trên thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam, trong chõng mực nào đó VINARE cũng có lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng trong nhiều dịch vụ các công ty Bảo hiểm gốc lại tìm kiếm môi giới nước ngoài không cần sự giúp đỡ của VINARE, dẫn đến những trường hợp công ty Bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ kém về chất lượng. Vì vậy, tăng cường công tác tư vấn của VINARE là một điều quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để làm tốt công tác tư vấn VINARE cần chú trọng đến một số điểm sau: Tăng cường điều tiết các dịch vụ trong nước nhằm hạn chế việc chuyển dịch vụ và phí Tái bảo hiểm ra nước ngoài. Giúp đỡ các công ty Bảo hiểm gốc xây dựng chương trình Tái bảo hiểm, hỗ trợ về vốn cho các công ty này khi cần thiết để giải quyết các vụ bồi thường một cách nhanh chóng. Thu xếp các hợp đồng nhượng Tái bảo hiểm, kể cả cố định và tạm thời cho các doanh nghiệp trong nước với điều kiện, điều khoản cũng như hoa hồng Tái bảo hiểm ưu đãi hơn so với hợp đồng Tái bảo hiểm ra nước ngoài. 2.1.4- Những biện phỏp khỏc Ngoài những biện pháp trờn, cỏc công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm trên thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam cần phải triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản sau: Quán triệt nội dung cơ bản định hướng phát triển các nghiệp vụ Bảo hiểm và Tái bảo hiểm đến từng công ty, từng phòng ban và mỗi nhân viên trong công ty trên cơ sở đú cỏc phũng xây dựng chương trình hành động cụ thể trong từng lĩnh vực. Đa dạng hoỏ cỏc loại hình nghiệp vụ Bảo hiểm, tiếp tục hoàn thiện các nghiệp vụ đang tiến hành, nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ Bảo hiểm mới như Bảo hiểm tín dụng, Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm nông nghiệp... Hỗ trợ và khuyến khích các công ty Bảo hiểm gốc tiến hành thiết kế và thử nghiệm sản phẩm mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để tiếp cận khách hàng nhằm tăng thị phần Bảo hiểm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Nghiên cứu sớm thành lập các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, tập trung nguồn vốn đầu tư cho thị trường trong nước, thực hiện các chương trình đầu tư có hiệu quả, đặc biệt là tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách thành viên. Trao đổi giữa các doanh nghiệp Bảo hiểm, Tái bảo hiểm với các ngân hàng nhằm tìm phương án giải quyết khó khăn trong thanh toán bằng ngoại tệ. Xây dựng quy chế cho vay trực tiếp qua các tổ chức kinh tế hoăch gián tiếp thông qua ngân hàng dó hình thức góp vốn liên doanh vào các ngân hàng cổ phần. Nghiên cứu tổng kết và đánh giá lại mức phí Bảo hiểm hiện tại để phù hợp với rủi ro Bảo hiểm và tình hình thị trường. Tỡm cỏc giải pháp thống nhất để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh chung cũng như trong mỗi doanh nghiệp Bảo hiểm. Xây dựng chương trình Tái bảo hiểm phù hợp với từng doanh nghiệp sao cho vừa đảm bảo kịp thời, an toàn khi thu hồi bồi thường và mức phí Bảo hiểm giữ lại được cao nhất. Kết hợp với các thị trường Tái bảo hiểm châu Á khác để hình thành nên trung tâm Tái bảo hiểm khu vực. Đề xuất với Bộ Tài chính cho phép các công ty thực hiện nhận Tái bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới. 2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 2.2.1- Hỗ trợ vốn cho VINARE và các công ty Tái bảo hiểm gốc trong nước Thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểm Việt Nam hiện nay tuy có quy mô nhỏ nhưng tiềm năng phát triển rất lớn nên cần được củng cố để vượt qua những thử thách phía trước và theo sát sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, ngoài việc ban hành các chính sách xây dựng và quy tắc hoạt động cho các công ty, việc bổ sung vón là rất cần thiết, phục vụ cho việc tăng mức giữ lại của các công ty cũng như của cả thị trường trong nước. Hiện nay, cỏc cụng ty Bảo hiểm Việt Nam thiếu vốn tài chính cần thiết để Bảo hiểm cho những hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD. Các công ty này chỉ có thể tham gia vào một phần hợp đồng, phần còn lại thường là phần lớn thuộc về các công ty nước ngoài hoặc các công ty trong nước phải Tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài. Vì vậy, thị trường Bảo hiểm-Tỏi bảo hiểmViệt Nam rất cần một lượng lớn ngoại tệ dưới dạng phí Tái bảo hiểm. Nhà nước có thể huy động vốn hỗ trợ cho các công ty từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hay nguồn vốn huy động. Nhờ đó các công ty sẽ nâng cao được sức cạnh tranh, đem lại cho khách hàng những dịch vụ an toàn và mang tính chuyên nghiệp cao. 2.2.2- Các biện pháp quản lý Song song với việc hỗ trợ về vốn cho các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chớnh nờn từng bước tiến hành triển khai toàn diện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh Bảo hiểm thể hiện trờn cỏc mặt sau: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động và cạnh tranh lành mạnh trong khai thác Bảo hiểm. Trên cơ sở đó hoàn thành dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm trình Chính phủ và Quốc hội phê chuẩn trong năm 2000 nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong hoạt động kinh doanh Bảo hiểm. Đưa vấn đề Tái bảo hiểm bắt buộc vào Luật Bảo hiểm Việt Nam, áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với các công ty Tái bảo hiểm nhận dịch vụ từ nước ngoài. Nâng cao hiệu lực kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh Bảo hiểm của các doanh nghiệp Bảo hiểm nhằm duy trì khả năng thanh toán đối với khách hàng tham gia Bảo hiểm và đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường như yêu cầu các công ty này đăng ký với Bộ Tài chính các quy tắc, điều kiện, biểu phí Bảo hiểm, phí Tái bảo hiểm, hoa hồng Tái bảo hiểm trước khi áp dụng các điều khoản của hợp đồng. Thành lập Uỷ ban quản lý Bảo hiểm Việt Nam để thường xuyên mở những chiến dịch kiểm tra giám sát các nhà Tái bảo hiểm nước ngoài và xem xét đánh giá tình hình thị trường Bảo hiểm trong nước. Trên đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam phát triển. Chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai không xa thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam sẽ nhanh chóng hoàn thiện và phát triển đầy đủ, đạt đến một trình độ nhất định, tạo được uy tín trên thị trường Tái bảo hiểm quốc tế, thực hiện được vai trò hết sức quan trọng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoỏ-hiện đại hoá đất nước. KẾT LUẬN Thị trường Tái bảo hiểm quốc tế đã và đang biến chuyển mạnh mẽ với xu hướng hết sức phức tạp. Thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam tuy mới hình thành nhưng không vì thế mà kém phần sôi động. Tái bảo hiểm tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống con người. Cho đến nay, Tái bảo hiểm đang củng cố vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành Bảo hiểm nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Tái bảo hiểm góp phần không nhỏ vào đảm bảo sản xuất, ổn định đời sống của mỗi thành viên trong xã hội hơn thế nữa, nó còn là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế của Nhà nước. Vì vậy, hoàn thiện công tác Tái bảo hiểm và xây dựng một thị trường Tái bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh cũng là một biện pháp quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Đề cập đến thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam không thể không nhắc tới Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE bởi đây không chỉ là công ty Tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên mà còn là trụ cột của thị trường Tái bảo hiểm nước ta. Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện tốt vai trò của mình và còn tạo điều kiện thuận lợi để các công ty Bảo hiểm gốc tích cực hơn trong hoạt động Tái bảo hiểm, góp phần nâng cao số lượng dịch vụ giữ lại trong nước, giảm lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài dưới dạng phí Tái bảo hiểm. Trong tương lai không xa, khi hoạt động sản xuất kinh doạnh phát triển mạnh cũng như đời sống được nâng cao, thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường Tái bảo hiểm tong nước. Điều đó không đơn thuần là các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm sẽ thu được nhiều lợi nhuận mà còn cho thấy chất lượng dịch vụ Bảo hiểm và Tái bảo hiểm cần phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng như sự phấn đấu của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm trong nước, chúng ta có thể tin tưởng rằng thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường Tái bảo hiểm nói riêng sẽ phát triển hơn nữa, giúp cho người dân Việt nam tiếp cận với sự phát triển của nhiều loại hình, dịch vụ bảo hiểm. Hơn nữa giúp đất nước ta phát triển hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, tạo nhiều nguồn thu cho đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp “Cụng nghiệp hoá- Hiện đại hoỏ” đất nước./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Vận Tải và Bảo hiểm trong ngoại thương - PGS-TS. Hoàng Văn Châu & PGS - TS. Nguyễn Hồng Đàm - Trường Đại Học Ngoại Thương, NXB Giáo dục, 1998 (Tr. 37-45). 2. Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, NXB Tài chính, 1999 (Tr. 229 - 259). 3. Bảo hiểm Nguyên tắc và Thực hành, Biên soạn Dr. David Bland. NXB Tài chính, 1998 (Tr. 216 - 222). 4. Tái bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành, Học viện Bảo hiểm Singapore. 5. Các pháp lệnh về kinh doanh Bảo hiểm, NXB Thống kê (Tr. 5-20) 6. Thông tin thị trường Bảo hiểm - Tái bảo hiểm, VINARE, Sè 1,2,3,4/1999; 1,2,3/2000, Sè 1,2,3/20001. 7.Tạp chí Bảo hiểm, Bảo Việt, Sè 4/1999, Sè 1,2,3,4/2000. Phụ lục 1 25 TẬP ĐOÀN TÁI BẢO HIỂM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI (Xếp hạng của Standard & Poor’s) TT Tên tập đoàn Quốc gia Phí thực thu 1998 (USD) Phí thực thu 1997 (USD) Xếp hạng 1 Munich Re Group Đức 13.172.732.934 12.131.078.212 AAA 2 Swiss Re Group Thuỵ Sỹ 11.895.886.422 11.059.920.472 AAA 3 Berkshire Hathaway Group Mỹ 7.069.104.000 7.500.021.000 AAA 4 Employers Re Group Mỹ 5.984.000.000 4.545.000.000 AAA 5 Generali Group Italia 4.334.054.446 3.652.486.072 AA 6 Zurich Group Thuỵ Sỹ 4.239.000.000 3.083.000.000 AA 7 Hannover Re Group Đức 4.125.149.701 3.627.709.497 AA+ 8 Lloyd’s Anh 3.571.666.667 3.637.304.438 A+ 9 Allianz Group Đức 3.500.191.018 3.323.290.503 AAA 10 Gerling Global Re Group Đức 3.183.473.000 2.721.173.000 AA- 11 Scor Group Pháp 2.412.790.698 2.315.384.615 AA- 12 Transatlantic Group Mỹ 1.393.700.000 1.294.136.000 AA 13 AXA Re Group Pháp 1.212.558.007 1.201.494.491 AA 14 QBE Insurance Group Óc 1.151.553.620 1.022.073.200 A+ 15 St Paul Re Group Mỹ 1.056.229.000 1.200.245.000 AAA 16 Everest Re Group Mỹ 1.016.599.000 1.020.097.000 AA- 17 Overseas Partners Group Bermuda 908.995.000 720.084.000 NR 18 CNA Re Group Mỹ 895.200.000 976.300.000 A+ 19 Toa Re Group Nhật Bản 822.961.898 833.662.500 AA- 20 Hartford Re Group Mỹ 710.577.000 687.877.000 AA 21 PartnerRe Group Bermuda 687.025.000 427.831.000 AA 22 Tokio Marine and Fire Group Nhật Bản 683.507.220 818.910.000 AAA 23 Odyssey Re Group Mỹ 665.123.000 374.767.000 A- 24 CCR Group Pháp 639.195.374 626.542.237 Api 25 Korean Re Hàn Quốc 627.277.099 523.875.181 BBB- PHỤ LỤC 2 TÌNH HÌNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM TRấN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1997-2001 (Theo Reactions) TT Công ty mua Công ty bị mua, sáp nhập Thời gian mua Giá trị tài sản (triệu USD) 1 Employers Re Aachen Re 7/1995 138,8 2 Employers Re Frankona Re 7/1995 448,4 3 AXA Abeille Re 8/1995 250,0 4 Scor US Corp Allstate Re (US) 7/1996 150,0 5 ACE Tempest Re 8/1996 642,0 6 Fund American Enterprises Holdings Folksamerica Re (50%) 8/1996 79,4 7 Munich Re American Re 8/1996 3207,0 8 Fairfax Financial Holdings CTR 9/1996 1140,0 9 Transatlantic Re Guardian Re Zurich 9/1996 105,0 10 General Re National Re 10/1996 940,0 11 QBE Allstate Re (UK) 11/1996 56,0 12 Swiss Re M&G Re 11/1996 133,5 13 PX Re Transnational Re 12/1996 128,3 14 Partner Re Safr 7/1997 900,0 15 MMI Companies Unionamerica 8/1997 165,0 16 Terra Nova Corifrance 9/1997 Chưa xác định 17 Fairfax Financial Holdings Sphere Drake 11/1997 4712,0 18 Swiss Re Unione 1/1998 350,1 19 Exel Mid Ocean 3/1998 22000,0 20 GE Capital Kemper Re 7/1998 500,0 21 Berkshire Hathaway General Re 7/1998 2200,0 22 Gerling Global Constitution Re 7/1998 700,0 23 Munich Re Reale Re 7/1998 230,0 24 Tổng cộng 39175,5 Phụ lục 3 CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG TRấN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (Tính đến ngày 31/12/2001) TT Tên doanh nghiệp Ngày thành lập Hình thức sở hữu Vốn điều lệ Lĩnh vực hoạt động 1 Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) Vietnam Insurance Corporation 17/12/1964 Nhà nước 776 tỷ VNĐ Nhân thọ Phi nhân thọ 2 Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) Vietnam National Reinsurance Co. 27/9/1994 Nhà nước 40 tỷ VNĐ Tái bảo hiểm 3 Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (BAOMINH) Hochiminh City Insurance Company 28/11/1994 Nhà nước 40 tỷ VNĐ Phi nhân thọ 4 Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) Petrolimex Joint-Stock Insurance Co. 15/6/1995 Cổ phần 55 tỷ VNĐ Phi nhân thọ 5 Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (BAOLONG) Nharong Joint-Stock Insurance Co. 11/7/1995 Cổ phần 24 tỷ VNĐ Phi nhân thọ 6 Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC) Petro Vietnam Insurance Company 23/1/1996 Nhà nước 20 tỷ VNĐ Phi nhân thọ 7 Công ty liên doanh Bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA) Vietnam International Assurance Co. 05/8/1996 Liên doanh 6 triệu USD Phi nhân thọ 8 Công ty môi giới Bảo hiểm INCHINBROCK 21/12/1993 Liên doanh 250.000 USD Môi giới Bảo hiểm 9 Công ty Bảo hiểm liên hiệp (UIC) United Insurance Co. of Vietnam 01/11/1997 Liên doanh 6 triệu USD Phi nhân thọ 10 Công ty Bảo hiểm cổ phần bưu điện Post and Telecommunications Joint-Stock Insurance Company (PTI) 01/9/1999 Cổ phần 70 tỷ VNĐ Phi nhân thọ 11 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chinfon+ Manulife 12/8/1999 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD Nhân thọ 12 Công ty TNHH Bảohiểm Allianz - AGF (Việt Nam) 1999 100% vốn nước ngoài 5 triệu USD Phi nhân thọ 13 Công ty liên doanh Bảo hiểm Việt-Óc BIDV - QBE Insurance Co.Ltd,. 1999 Liên doanh 4 triệu USD Phi nhân thọ 14 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BAOMINH - CMG 1999 Liên doanh 6 triệu USD Nhân thọ 15 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 1999 Liên doanh 40 triệu USSD Nhân thọ 16 Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA 2000 Liên doanh 7,5 triệu USD Nhân thọ (Nguồn: VINARE) PHỤ LỤC 4 QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ TÁI BẢO HIỂM BẮT BUỘC, TỶ LỆ HOA HỒNG TÁI BẢO HIỂM BẮT BUỘC VÀ DANH MỤC NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM BẮT BUỘC. (Ban hành kèm theo Thông tư sè 78/1998/TT - BTC ngày 9/6/1998 của Bộ Tài Chính) 1/ Tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc: Tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc được quy định bằng 20% giá trị hợp đồng hoặc đơn Bảo hiểm gốc. 2/ Danh mục nghiệp vụ Tái bảo hiểm bắt buộc và tỷ lệ hoa hồng Tái bảo hiểm bắt buộc: a/ Đối với hợp đồng Tái bảo hiểm cố định: Nghiệp vụ Bảo hiểm áp dụng Tái bảo hiểm bắt buộc Tỷ lệ hoa hồng Tái bảo hiểm bắt buộc (%) 1.Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không. 2.Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 3.Bảo hiểm cháy. 4.Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại: * Bảo hiểm kỹ thuật (Xây dựng, lắp đặt...) * Bảo hiểm dầu khí * Các loại Bảo hiểm khác phục vụ công trình có vốn đầu tư nước ngoài * Bảo hiểm hàng không. 22 22 25 26 15 24 85% tỷ lệ hoa hồng Tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế. b/ Đối với hợp đồng Tái bảo hiểm tạm thời: tỷ lệ hoa hồng Tái bảo hiểm bắt buộc bằng 85% tỷ lệ hoa hồng Tái bảo hiểm của cùng loại dịch vụ trên thị trường quốc tế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_bao_hiem_va_thuc_te_thi_truong_tai_b_8051.doc
Luận văn liên quan