- Do là Công ty liên doanh giữa một doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài, nên việc minh bạch sổ sách, số liệu phân tích dự báo, dự phòng lên kế
hoạch rõ ràng chắc chắn là sự quan tâm hàng đầu của các bên. Với đội ngũ
cán bộ công nhân viên nhiệt tình, cán bộ kế toán làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao như hiện nay thì Công ty sẽ ngày càng đứng vững và hoàn thiện
hơn.
- Lợi nhuận là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Riêng đối với Công ty liên doanh Meyer-BPC thì điều đó càng quan trọng
hơn vì Công ty đang sản xuất kinh doanh mặt hàng mang tính cạnh tranh cao
và quyết liệt vì không những tiêu thụ trong nước mà còn ra tận nước ngoài.
Việc tối đa hoá lợi nhuận là một điều mà Ban Giám đốc Công ty quan tâm
hàng đầu. Muốn đạt được điều đó trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng
(do cạnh tranh) thì Công ty phải có một chi phí sản xuất thấp nhất. Do đó việc
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện một cách
hết sức chính xác và đúng đắn. Bên cạnh đó Công ty cũng cần cải tiến hơn
nữa các phương tiện phục vụ sản xuất ổn định, lâu dài
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Meyer – BPC Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động kinh doanh của công ty.
Thanh toán và có trách nhiệm nộp đúng, kịp thời các khoản
phải nộp cho ngân sách nhà nước, chia lãi liên doanh và cung cấp tiền ra nước
ngoài.
Xác định và phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê tài sản, đề
xuất biện pháp giải quyết chênh lệch giữa thực tế với sổ sách.
Lập và nộp đầy đủ đúng hạn báo cáo tài chính, thống kê
theo pháp luật.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ và giữ bí mật tài liệu.
Kế toán trưởng
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán TSCĐ
- Kế toán VCSH
Kế toán tiền và thuế
- Kế toán tiền mặt.
- Kế toán TGNH.
- Kế toán các khoản
tạm ứng.
- Kế toán các khoản vay.
- Kế toán thuế
(TGTGT, TTNDN,
TTNCN).
Thủ quỹ Kế toán giá thành,
phải thu, phải trả
- Kế toán các khoản
phải thu KH, phải
thu khác.
- Kế toán phải trả
KH, phải trả khác,
- Kế toán CPSX, giá
thành.
+ Về kế toán quản trị:
Tổ chức phân tích tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Nghiên cứu, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh
doanh, xây dựng phương án giá thành và tiêu thụ thành phẩm.
- Quyền hạn:
+ Phân công, chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán.
+ Yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ tài liệu
cần thiết cho công tác.
+ Các báo cáo kế toán, thống kê, hợp đồng kinh tế, chứng từ,
… yêu cầu phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có hiệu lực pháp lý.
+ Có quyền từ chối chứng từ, sổ sách không đúng theo pháp
luật hiện hành.
* Kế toán thuế ( phó phòng):
- Trách nhiệm: Thay thế điều hành phòng kế toán khi kế toán
trưởng đi vắng. Báo cáo nộp thuế theo qui định, lập sổ sách, ghi chép sổ sách
đầy đủ, chính xác.
- Quyền hạn: từ chối ghi chép sổ sách không đúng qui định.
* Thủ quỹ và kế toán kho:
- Trách nhiệm: bảo quản tiền mặt, đối chiếu sổ kế toán tiền mặt
và ghi vào sổ quỹ các khoản thu – chi, kế toán kho.
- Quyền hạn: từ chối thực hiện chứng từ, sổ sách không đúng qui
định.
* Kế toán giá thành và các khoản phải thu, phải trả:
- Trách nhiệm: kế toán chi phí sản xuất, giá thành, các khoản nợ
phải thu, phải trả khách hàng.
- Quyền hạn: từ chối thực hiện chứng từ, sổ sách sai qui định.
1.5.3. Hình thức kế toán – Hệ thống sổ kế toán
- Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để
xử lý thông tin các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài
chính và quản trị, cũng như việc kiểm tra, giám sát cho từng loại sản phẩm,
nguồn vốn, quá trình hoạt động của công ty.
- Định kỳ cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp tất cả các sổ, thẻ kế toán chi
tiết phần hành kế toán để ghi vào sổ cái.
- Sau khi kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng với các số liệu ghi vào sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng làm bảng
cân đối sổ phát sinh. Sau cùng lập báo cáo tài chính.
- Hệ thống sổ kế toán: Công ty có hệ thống sổ kế toán cho một nhiệm kì
kế toán trong năm. Sổ kế toán công ty gồm sổ kế toán tổng hợp và chi tiết:
+ Sổ tổng hợp: sổ cái
+ Sổ chi tiết: sổ, thẻ nhật kí chi tiết
* Danh mục sổ kế toán công ty đang áp dụng:
- Sổ cái ( S01 – DN)
- Nhật kí thu tiền ( S03a1 – DN)
- Nhật kí chi tiền ( S03a2 – DN)
- Bảng cân đối SPS ( S06 – DN)
- Sổ quỹ tiền mặt ( S07 – DN)
- Sổ quỹ TGNH ( S08 – DN)
- Sổ theo dõi Thuế GTGT ( S61 – DN)
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua – người bán ( S32 – DN)
- Sổ chi tiết tiền vay ( S34 – DN)
- Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu
- Bảng kê chi tiết công cụ dụng cụ
- Bảng kê chi tiết thành phẩm
* Sơ đồ hình thức kế toán:
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Chứng từ gốc
Sổ Quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Nhật ký Sổ cái
Bảng cân đối
SPS
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
1.5.4. Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại công ty
Số TT Số hiệu Tài Khoản Tên Tài Khoản
Cấp I Cấp II
1 111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
2 112 Tiền gửi Ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
3 131 Phải thu của khách hàng
4 133 Thuế GTGT được khấu trừ
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV
5 138 Phải thu khác
1388 Phải thu khác
6 141 Tạm ứng
7 142 Chi phí trả trước ngắn hạn
8 152 Nguyên vật liệu
1521 Nguyên vật liệu chính
1522 Nguyên vật liệu phụ
1523 Nhiên liệu
9 153 Công cụ, dụng cụ
10 152 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
11 155 Thành phẩm
12 211 Tài sản cố định hữu hình
13 214 Hao mòn tài sản cố định
14 241 Xây dựng cơ bản dở dang
15 311 Vay ngắn hạn
16 331 Phải trả người bán
17 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3331 Thuế GTGT phải nộp
3334 Thuế TNDN
3335 Thuế TNCN
3337 Thuế nhà đất. Tiền thuê đất
3338 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
18 334 Phải trả người lao động
19 335 Chi phí phải trả
20 338 Phải trả, nộp khác
3382 Kinh phí công đoàn
3383 BHXH
3384 BHYT
3388 Phải trả, nộp khác
21 341 Vay dài hạn
22 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
23 411 Nguồn vốn kinh doanh
411B Nguồn vốn kinh doanh – Bephaco
411M Nguồn vốn kinh doanh - Meyer
24 414 Quỹ đầu tư phát triển
25 415 Quỹ dự phòng tài chính
26 421 Lợi nhuận chưa phân phối
421A Lợi nhuận chưa phân phối sản xuất
421B Lợi nhuận chưa phân phối khác
421C Lợi nhuận sau thuế
27 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi
28 511 DTBH và cung cấp dịch vụ
29 515 Doanh thu tài chính
30 531 Hàng bán bị trả lại
31 532 Giảm giá hàng bán
32 611 Mua hàng
33 621 CP nguyên vật liệu trực tiếp
34 622 CP nhân công trực tiếp
35 627 CP sản xuất chung
36 631 Giá thành sản xuất
37 632 Giá vốn hàng bán
38 635 CP tài chính
39 641 CP bán hàng
40 642 CP quản lý doanh nghiệp
41 711 Thu nhập khác
42 811 Chi phí khác
43 911 Xác định kết quả kinh doanh
44 911A Xác định kết quả SXKD sản xuất
45 911B Xác định kết quả kinh doanh khác
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH MEYER-BPC
2.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
2.1.1. Chi phí:
2.1.1.1. Khái niệm:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống (tiền lương, các khoản trích theo lương, …) và lao động vật hóa
(nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ) mà doanh nghiệp đã
tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định.
2.1.1.2. Phân loại:
a. Phân theo yếu tố nội dung:
- Chi phí về nguyên vật liệu.
- Chi phí về nhân công.
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí vê dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
b. Phân theo khoản mục:
Theo qui định hiện hành, giá thành sản xuất các loại sản phẩm gồm 3
khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung
c. Phân theo tiêu thức khác:
- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí bất biến và chi phí khả biến
- Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.
2.1.2. Giá thành
2.1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm,
dịch vụ, lao vụ hoàn thành.
2.1.2.2. Phân loại
a. Căn cứ vào thời điểm tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu
sản xuất của kỳ kế hoạch, dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.
Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực
hiện để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành dựa trên cơ sở các định mức chi phí
hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kế hoạch. Giá thành định mức
được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao
các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản chi
phí thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành
- Giá thành sản xuất: trong quá trình sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung.
- Giá thành toàn bộ: giá thành đầy đủ bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí ngoài
2.2. Kế toán chi phí sản xuất
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.1 Khái niệm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí về
nguyên vật liệu trực tiếp tham gia cấu tạo nên tính chất,hình dáng sản
phẩm.
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng
-Phiếu nhập kho
-Phiếu xuất kho
-Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
-Biên bản kiểm tra chất lượng
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
-Sổ chi tiết nguyên vật liệu
-Sổ tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu.
-Sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.3. Tài khoản sử dụng:
Bên nợ: ghi giá trị thực tế nguyên vật liệu trực tiếp xuất cho sản xuất, lao
vụ, dịch vụ trong kì hạch toán.
Bên có: ghi giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập về kho, kết
chuyển hoặc phân bổ vào giá thành.
2.2.1.4.Trình tự hạch toán:
1/ Khi xuất kho vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao
vụ, dịch vụ trong kỳ ghi.
Nợ TK 621
Có TK 152
2/ Khi vật liệu mua về sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm sẽ ghi
Nợ TK 621
Có TK 133
3/ Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa ngay vào quá trình sản
xuất sản phẩm sẽ ghi:
Nợ TK 621
Có TK 154 (sx phụ)
4/ Vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
5/ Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa để lại ở phân xưởng
sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh
Nợ TK 621
Có TK 152 Ghi đỏ
Qua kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau
Nợ TK 621
Có TK 152 Ghi đen
6/ Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong
kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính của giá thành
Nợ TK 154
Có TK 621
Đối với chi phí vật liệu sử dụng trên mức bình thường
Nợ TK 632
Có TK 621
* Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 152
Xuất kho cho SXSP Giá trị vật liệu dùng không
hết trả lại kho
TK 111, 112, 133
Giá trị vật liệu mua về
dùng ngay TK 154
TK 631 K/c chi phí NVL TT
NVL xuất kho trong kỳ
TK 632
K/c chi phí NVL định mức
TK 631
K/c chi phí NVL TT
( PP KKĐK)
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.2.2.1 Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp mang tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ
ở doanh nghiệp. ngoài ra còn có các khoản trích theo lương như: BHXH,
BHYT, KPCĐ … trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
2.2.2.2 Chứng từ sử dụng:
-Bảng chấm công
-Phiếu báo cáo làm thêm giờ
-Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
-Phiếu nhập kho
-Biên bản nghiệm thu công việc
-Phiếu nghỉ ốm
2.2.2.3 Tài khoản sử dụng:
Bên nợ: ghi các chi phí trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh bao gồm
tiền lương công nhân lao động và các khoản trích theo lương.
Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154
TK 622 cuối kỳ không có số dư
2.2.2.4 Trình tự hạch toán:
1/ Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
2/ Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
3/ Trích BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất
tính vào chi phí sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 338
4/ Các khoản chi phí công nhân trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng
tiền ( thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời) sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 111, 141
5/ Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
6/ Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí công nhân trực tiếp thực tế phát sinh
trong kỳ để chuyển vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154
Có TK 622
Đối với chi phí công nhân trực tiếp vượt mức bình thường:
Nợ TK 632
Có TK 622
⃰ Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 622
TK 334, 111 TK 621 TK 152
Tiền lương, phụ cấp K/c chi phí NCTT
Phải trả cho CNTT SX
TK 335 TK 632
Trích trước tiền lương Chi phí NCTT
Nghỉ phép vượt định mức
TK 338 TK 631
Các khoản trích theo lương K/c chi phí NCTT
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.3.1 Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí bỏ ra phục vụ quản lý sản xuất
bao gồm các chi phí như tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi
phí vật liệu phục vụ quản lý sản xuất ở phân xưởng, chi phí công cụ và chi phí
khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí trích trước về sửa chữa lớn và
một số chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng.
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng:
Bên nợ: ghi những chi phí sản xuất chung như tiền lương phụ cấp, độc
hại trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
bằng tiền khác phát sinh trong kỳ.
Bên có: các khoản giảm chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung
không phân bổ được ghi nhận vào giá bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế
sản xuất ra thấp hơn bình thường.
2.2.3.3 Trình tự hạch toán:
1/ Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ ghi:
+ Chi phí về iền lương nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334
+ Trích BHXH, BHTH, BHYT, KPCĐ theo lương của nhân viên phân
xưởng
Nợ TK 627
Có TK 338
+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng
Nợ TK 627
Có TK 214
+ Chi phí về vật liệu sử dụng ở phân xưởng
Nợ TK 627
Có TK 153
* Khi xuất kho công cụ dụng cụ sản xuất có tổng giá trị sử dụng lớn, phải
phân bổ dần
Nợ TK 142 “chi phí trả trước” (công cụ dụng cụ phân bổ dưới 1 năm)
Nợ TK 242 “chi phí trả trước dài hạn” (công cụ dụng cụ phân bổ trên 1
năm)
Có TK 153
* Khi phân bổ trị giá công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627
Có TK 142
Có TK 242
+ Chi phí khác thanh toán bằng tiền
Nợ TK 627
Có TK 111, 112
2/ Cuối kỳ khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành sẽ ghi
Nợ TK 154
Có TK 627
Riêng phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành
sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán sẽ ghi
Nợ TK 632
Có TK 627
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung: 627
TK 334, 338 TK 627 TK 111,152
Tiền lương, phụ cấp các khoản giảm chi phí
khoản trích theo lương NVPX SX chung
TK 152, 153 TK 154, 631
Giá trị VL, CCDC K/c chi phí SXC vào
Đối tượng tính giá thành
TK 214 TK 632
Các khoản trích theo lương K/c phần định phí SXC
của công suất thực tế
TK 142 nhỏ hơn công suất
Phân bổ dần CP trả trước bình thường
TK 335
Trích trước CP phải trả
TK 111, 112, 331…
CP bằng tiền
Và CP khác
2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang
2.3.1. Khái niệm
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang sản xuất và chưa hoàn thành
đầy đủ các giai đoạn chế biến qui định trong quy trình công nghệ kỹ thuật sản
xuất sản phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra
chất lượng, chưa làm thủ tục nghiệm thu thập kho thành phẩm, còn nằm tại
các phân xưởng.
* Cơ sở để đánh giá sản phẩm dở dang
- Chi phí sản xuất (chi phí thực tế hoặc chi phí định mức )
- Sản lượng hoàn thành tương đương (thành phẩm và sản phẩm dở dang
qui đổi thành phẩm)
2.3.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
2.3.2.1 Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính thực tế sử dụng
phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thông thường là > 70%.
- Sản phẩm dở dang chỉ tính phần nguyên vật liệu chính, các chi phí khác
được tính hết cho sản phẩm hoàn thành, nguyên vật liệu chính được xuất dùng
toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu
chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản xuất dở dang là như nhau
CPSXDD
cuối kỳ =
CPSXDD + CPNVLC thực tế sử
đầu kỳ dụng trong kỳ
SLSP hoàn thành + SLSP dở dang
trong kỳ cuối kỳ
x SLSP dở dang cuối kỳ
2.3.2.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả
khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm.
- Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí,
từng khoản mục được qui định trên cơ sở qui đổi, sản phẩm dở dang thành sản
phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế.
CPSXDD
cuối kỳ =
CPSXDD + CPSX phát sinh
đầu kỳ trong kỳ
Số lượng SP hoàn + SLSPDDCK
thành trong kỳ qui đổi thành
SP hoàn thành
x
Số lượng SPDD
cuối kỳ qui đổi
thành SP hoàn
thành
SPDD cuối kỳ
qui đổi thành SP
hoàn thành
= Số SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành được xác
định
2.3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo 50% chi phí chế biến
- Chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
tính cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các
chi phí khác gọi chung là chi phí để chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo
mức độ hoàn thành 50%.
2.3.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức
hoặc chi phí kế hoạch.
- Sản phẩm làm dở được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi
phí theo kế hoạch ) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành sản
phẩm.
2.4. Tính giá thành sản phẩm
2.4.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất được tính vào khối lượng
sản phẩm sau khi đã kết thúc quá trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
qui định.
2.4.2. Phân loại
2.4.2.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ
dịch vụ, hoàn thành.
2.4.2.2 Các phương pháp tính giá thành
a. Phương pháp giản đơn
* Tính giá thành theo phương pháp đơn giản và phân xưởng chỉ sản xuất
ra một loại sản phẩm.
Tổng giá thành
SP hoàn thành
trong kỳ
=
CPSXD
D đầu kỳ
+
CPSX
phát sinh
trong kỳ
+
CPSX
phát sinh
cuối kỳ
+
Các khoản
làm giảm
chi phí
Giá thành đơn vị SP =
Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
1/ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
phát sinh trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí phát sinh:
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
2/ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 155 Nhập kho
Nợ TK 157 Gởi đi bán
Nợ TK 623 Bán thẳng cho khách hàng
Có TK 154 Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
* Tính giá thành theo phương pháp giản đơn và phân xưởng sản xuất ra 2
loại sản phẩm.
Trước hết kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá
thành sản phẩm hoàn thành cần phải phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu
thức phù hợp.
b. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một qui
trình sản xuất đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ
chức theo dõi chi tiết chi phí của từng loại sản phẩm. Để tính giá thành cho
từng loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm
chuẩn. Khi qui đổi kế toán dựa vào hệ số qui đổi được xây dựng sẵn.
Giá thành đơn vị SP
chuẩn =
Tổng giá thành của các loại SP chính hoàn thành
trong kỳ
Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ
Tổng SP chuẩn hoàn
thành trong kỳ =
Số lượng từng loại
Z SP chính hoàn thành X Hệ số qui đổi
trong kỳ
c. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một qui trình sản xuất tạo
ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số qui đổi.
Không thể tập hợp chi phí sản xuất đến từng loại sản phẩm. phải tập hợp chi
phí sản xuất qua nhóm sản xuất, cần phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành
thực tế và tổng giá thành kế hoạch. Để qua đó xác định từng loại sản phẩm
trong nhóm sản phẩm đó:
Tỷ lệ =
Tổng giá thành thực tế của các loại SP hoàn thành trong kỳ
Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm
Tổng Z thực tế của
từng loại sản phẩm =
Tổng giá thành kế hoạch
của từng loại sản phẩm x Tỷ lệ
d. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Đối với một số doanh nghiệp sản xuất, trong cùng một qui trình sản xuất
bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ
không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo qui định. Vì
vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính ta còn công thức:
Tổng Z SP
hoàn thành
trong kỳ
= Chi phí
SXDD đầu kỳ +
Chi phí
SX phát
sinh trong
kỳ
-
Chi phí
SXDD
cuối kỳ
- Giá trị SP phụ
- Khi thu hồi sản phẩm phụ và nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho vật liệu
kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 155
Nợ TK 152
Có TK 154
- khi thu hồi sản phẩm phụ và bán thẳng cho khách hàng sẽ ghi:
+ trị giá sản phẩm phụ thu được:
Nợ TK 632
Có TK 154
+ Số tiền bán sản phẩm phụ thu được:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3331
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY LIÊN DOANH MEYER – BPC
THÁNG 01/2011
3.1. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.1. Đặc điểm sản xuất tại công ty
Công ty liên doanh Meyer-BPC là một công ty dược phẩm với qui mô
sản xuất vừa. Vì vậy công ty sản xuất nhiều loại thuốc và được chia làm nhiều
nhóm: nhóm thuốc viên, nhóm thuốc bột, nhóm thuốc cốm, nhóm thuốc nước
và nhóm nước uống tinh thiết đóng chai.
Đối tượng tập hợp chi phí: đối tượng tập hợp chi phí có thể là phân
xưởng sản xuất sản phẩm, từng qui cách thuốc.
Đối tượng tính giá thành: là từng viên thuốc thành phẩm, từng chai
thuốc, từng gói thuốc thành phẩm.
3.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm nguyên vật liệu chính (hóa
chất, tinh bột, bột mùi, bột màu, tá dược…); vật liệu phụ (nang, chai, màng
nhom, màng co, võ hộp, nhãn, toa…); nhiên liệu…, được theo dõi trực tiếp,
riêng biệt cho từng loại thuốc và tính trực tiếp cho từng đối tượng đó.
-Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản trích theo lương
như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm đó.
-Chi phí sản xuất chung: chi phí bằn tiền mặt, chi phí bằng tiền gởi ngân
hàng, chi phí bằng tiền vay, nguyên vật liệu dùng chung, hao mòn tài sản cố
định, lương và các khoản phải trích theo lương của nhân viên quản lý phân
xưởng, chi phí trích trước phân bổ, công cụ, dụng cụ dùng chung phân bổ.
Được tiến hành phân bổ cho từng loại qui cách thuốc theo chi phí lương
khoán của từng loại qui cách thuốc.
3.1.3. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là từng viên thuốc, từng chai thuốc, từng gói
thuốc, và từng chai nước uống tinh khiết thành phẩm.
3.1.4. Kỳ tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất với khối lượng lớn và liên tục có thành phẩm nhập
kho nên công ty xác định kỳ tính giá thành là 01 tháng.
3.1.5. Phương pháp tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu:
Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính trị giá xuất
kho nguyên vật liệu.
3.1.6. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do công ty sản xuất thuốc điều trị bệnh ở người nên thành phần nguyên
vật liệu bao gồm:
-Chi phí nguyên vật liệu chính: hóa chất, tá dược cần thiết không thể
thiếu trong thành phần công thức của thuốc.
-Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các nhãn hiệu, chai, vĩ, nang
thuốc, toa thuốc, hộp thuốc, bông hút ẩm.
-Bao bì đóng gói gồm hộp, túi, chai, màng nhôm, màng co.
3.2.1.1 Chứng từ sổ sách
-Phiếu nhập kho nội bộ
-Sổ chi tiết phiếu xuất kho.
-Bảng kê chi tiết phiếu xuất kho.
3.2.1.2 Quá trình luân chuyển chứng từ sổ sách
-Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất sẽ tiến hành
tính toán để xác định số nguyên vật liệu cần dùng và đề nghị lãnh một lần
toàn bộ nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất.
-Khi xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, kế toán kho
sẽ lập phiếu xuất kho nội bộ và lập thành 4 liên:
1 liên giao cho phân xưởng sản xuất
1 liên giao cho phòng kế toán
1 liên giao cho thủ kho
1 liên lưu tại bộ phận lập phiếu
- Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nội bộ sẽ tiến hành vào bảng kê chi
tiết phiếu xuất kho nguyên vật liệu trên máy vi tính.
3.2.1.3 Tài khoản sử dụng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên các TK sau:
+ TK 152: nguyên vật liệu.
Trong đó TK 1521: nguyên vật liệu chính
TK 1522: nguyên vật liệu phụ
+ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.1.4 Định khoản
-Trích số liệu trong bảng kê chi tiết TK 621 tháng 1/2011. Giá trị nguyên
vật liệu xuất ra để sản xuất sản phẩm là: 3.734.493.618
Nợ TK 621: 3.734.493.618
Có TK 152: 3.734.493.618
Vào cuối tháng công ty tính toán để kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621
-Trích bảng kê chi tiết TK 621 tháng 01/2011, cuối kỳ kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là: 3.658.526.854
Vật liệu thừa nhập lại kho là: 75.966.764
Nợ TK 154: 3.658.526.854
Nợ TK 152: 75.966.764
Có TK 621: 3.734.493.618
3.2.1.5 Sơ đồ chữ T
TK 154 TK 621 TK 154
3.734.493.618 3.658.526.854
TK 152
75.966.764
3.2.2. Kế toán chi phí công nhân trực tiếp
* Đặc điểm tiền lương:
Chi phí công nhân trực tiếp bao gồm: tiền lương khoán theo sản phẩm,
tiền lương ngoài giờ, lương hợp đồng công nhật, tiền ăn giữa ca và các khoản
trích theo lương như BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ
* Cách tính tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm:
Tiền lương khoán = Số lượng sản phẩm x
Đơn giá khoán cho từng
loại sản phẩm
Cụ thể đối với sản phẩm thuốc viên:
* Sản phẩm Befadol C:
-Số lượng: 534.117
-Đơn giá khoán: 20,27
-Tiền lương khoán: (534.117 x 20,27 = 10.826.552)
* Sản phẩm Myerromax 500
-Số lượng: 48.519
-Đơn giá khoán: 44,69
-Tiền lương khoán: ( 48.519 x 44,69 = 2.168.314)
3.2.2.1 Chứng từ sổ sách
-Bảng tổng hợp hệ số công việc.
-Bảng tính lương.
-Bảng đơn giá lương sản phẩm.
-Bảng tổng hợp tài khoản.
3.2.2.2 Quá trình luân chuyển chứng từ sổ sách
* Đặc điểm tiền lương:
Trong kỳ, phòng nhân sự hành chánh sẽ theo dõi và tính lương cho toàn bộ
nhân viên trong công ty. Sau đó gửi số liệu sang phòng kế toán, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm căn cứ cào bảng đơn giá lương, bảng
lương, bảng hệ số công việc của xưởng sản xuất để lên bảng kê chi phí nhân
công trực tiếp trên máy vi tính.
* Cách tính tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm:
Tổng chi
phí nhân
công trực
tiếp
=
Lương
khoán
+
Các khoản trích
theo lương
+
Lương
ngoài giờ
+
Tiền ăn
giữa ca
- Để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính
xác, cuối tháng sau khi tập hợp chi phí công nhân trực tiếp kế toán tiến hành
phân bổ nhân công trực tiếp theo dõi chi phí lương khoán của từng loại sản
phẩm.
Chi phí nhân
công trực
tiếp từng loại
sản phẩm
=
Tổng CPNC trực tiếp cần phân bổ
Tổng lương khoán
x
Lương khoán
từng loại sản
phẩm
3.2.2.3 Tài khoản sử dụng
+ TK 334: phải trả công nhân viên phản ánh tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất.
+TK 338: phải trả, phải nộp khác, phản ánh các khoản trích theo
lương của công nhân viên do công nhân viên chi trả được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
+ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
3.2.2.4 Định khoản
- Trong tháng 1/2011 tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
là: 250.799.818 kế toán định khoản
Nợ TK 622: 250.799.818
Có TK 334: 250.799.818
- Trong tháng 1/2011 số tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo
lương công nhân trực tiếp sản xuất là: 43.678.268 kế toán định khoản:
Nợ TK 622: 43.678.268
Có TK 338: 43.678.268
-Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về TK 154 để
tính giá thành, kế toán định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 622
-Trong tháng 1/2011 kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: 294.478.086
Nợ TK 154: 294.478.086
Có TK 622: 294.478.086
Sơ đồ chữ T
TK 334 TK 622 TK 154
250.799.818 294.478.086
TK 338(3382, 3383, 3389)
43.678.268
3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
* Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí:
-Xuất vật liệu để nghiêm cứu, lấy mẫu, kiểm nghiệm.
-Tiền lương nhân viên quản lý, nhân viên phòng kinh doanh, phòng
KSC, ban quản đốc, tổ phục vụ vệ sinh công nghiệp, nhân viên hợp đồng
công nhật.
-Chi phí khấu hao TSCĐ
-Chi phí vay ngắn hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Chi phí phân bổ phân xưởng.
-Chi phí khác bằng tiền.
* Cách thức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
-Tập hợp chi phí quản lý chung bao gồm tất cả chi phí phục vụ và quản
lý sản xuất gắn liền với phân xưởng sản xuất.
-Phân bổ chi phí sản xuất chung: để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm được chính xác, cuối tháng sau khi đã tập hợp chi phí sản
xuất chung kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản
phẩm công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí lương khoán của
từng loại sản phẩm.
Áp dụng công thức:
Chi phí
sản xuất trực
tiếp từng loại
sản phẩm
=
Tổng CPSX chung cần phân bổ
Tổng lương khoán
x
Lương khoán
từng loại sản
phẩm
3.2.3.1Chứng từ sổ sách
-Hóa đơn mua hàng…
-Phiếu thu, phiếu chi
-Bảng trích khấu hao TSCĐ.
-Bảng thanh toán lương
-Phiếu xuất kho nội bộ, phiếu nhập kho.
-Bảng kê chi tiết TK 627
3.2.3.2 Quá trình luân chuyển chứng từ sổ sách
-Kế toán căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các bản sao từ kế
toán tiền mặt.
-Phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí mua ngoài, chi tiền ăn
giữa ca, tiền lương của phòng kinh doanh, phòng KCS, phòng nghiên cứu
phát triển, tổ phụ vụ vệ sinh công nghiệp… để lên bảng kê TK 627.
3.2.3.3 Tài khoản sử dụng
-Các TK: 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338, 635, 142, 242… dùng để
phản ánh chi phí phát sinh.
-TK 627: chi phí sản xuất chung dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.
TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: chi phí vật liệu
TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6277: chi phí dụng cụ mua ngoài
3.2.3.4 Định khoản
+ Hạch toán chi phí sản xuất bằng tiền
Trích bảng thống kê chi tiết TK 627 trong tháng 1/2011 ngày chứng từ
31/01/2011, chi phí sản xuất bằng tiền phát sinh phục vụ ở phân xưởng là:
331.055.819 kế toán định khoản:
Nợ TK 627: 331.055.819
Có TK 1111: 105.579.685
Có TK 1121: 225.476.134
+ Hạch toán chi phí vay ngắn hạn
Trích bảng kê chi tiết TK 627 trong tháng 1/2011 ngày chứng từ 31/1/2011
công ty có vay ngân hàng số tiền là: 74.770.200 kế toán định khoản:
Nợ TK 627: 74.770.200
Có TK 3111: 74.770.200
+ Hạch toán nguyên vật liệu:
Trong tháng 1/2011 công ty tiến hành xuất nguyên vật liệu để nghiêm cứu
xuất lấy mẫu… kế toán định khoản:
Nợ TK 627: 98.649.495
Có TK 152: 98.649.495
* Cụ thể: Ví dụ minh họa
Trong bảng kê chi tiết TK 627 theo số chứng từ 0030, ngày chứng từ
10/01/2011 công ty cấp bổ sung sản xuất với số tiền là: 1.096.500 kế toán
định khoản:
Nợ TK 627: 1.096.500
Có TK 152: 1.096.500
Trong bảng kê chi tiết TK 627 theo số chứng từ 0204, ngày chứng từ
28/01/2011 xuất kiểm nghiệm cho phòng KCS với số tiền là: 15.643.000 kế
toán định khoản:
Nợ TK 627: 15.643.000
Có TK 152: 15.643.000
+ Hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 31/1/2011 kế toán
tiến hành trích phân bổ chi phí trả trước tính vào chi phí sản xuất chung là:
Nợ TK 627: 79.168.237
Có TK 142: 79.168.237
+ Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ kế toán định khoản
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 31/1/2011 khấu
hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất với số tiền là:
Nợ TK 627: 166.000.000
Có TK 214: 166.000.000
+ Hạch toán tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà người lao động sử dụng để bù đắp
hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất lao
động.
Căn cứ vào bảng tổng kết tiền lương, kế toán sẽ tính tiền lương chính,
lương phụ, phụ cấp, phải trả cho nhân viên phân xưởng các phòng KCS,
phòng kinh doanh, phòng nghiên cứu phát triển, tổ chức phục vụ vệ sinh, ban
quản đốc, nhân viên hợp đồng công nhật, phòng cơ điện, phòng đảm bảo chất
lượng.
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 31/1/2011
tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng với số tiền là:
Nợ TK 627: 212.129.404
Có TK 334: 212.129.404
- Ngoài tiền lương nhân viên phân xưởng còn được hưởng các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Số tiền này được trích trên
tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên và được tính vào chi phí sản
xuất chung.
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 31/1/2011trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ ở phân xưởng với số tiền là:
Nợ TK 627: 34.640.712
Có TK 3383: 29.478.702
Có TK 3382: 3.747.771
Có TK 3383 TN: 1.414.239
+ Hạch toán các khoản xuất xử lý kế toán định khoản:
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 04/1/2011 với
số tiền là: 50.605.274
Nợ TK 627: 50.605.247
Có TK 155: 50.605.247
+ Hạch toán vật liệu xuất cho phân xưởng nhưng sử dụng không hết hoặc
sai qui cách.
Trích bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 chứng từ ngày 31/1/2011 vật
liệu xuất cho phân xưởng nhập lại kho với số tiền là:
Nợ TK 152: 12.148.333
Có TK 627: 12.148.333
+ Phòng nhân sự xuất xử lí:
Nợ TK 155: 50.605.274
Có TK627: 50.605.274
Theo HĐ AA/2009T số chứng từ 011185 công ty mua khuôn in
Nợ TK 627: 8.360.000
Có TK 331: 8.360.000
* Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung rồi kết chuyển về TK
154 để tính giá thành sản xuất.
Dựa vào bảng kê chi tiết TK 627 tháng 1/2011 số tiền được kết chuyển vào
TK 154 là:
Nợ TK 154: 1.080.851.222
Có TK 627: 1.080.851.222
3.2.3.5 Phân bổ chi phí sản xuất chung
Sau khi tập hợp được chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi
phí sản xuất chung đó cho từng loại sản phẩm, công ty phân bổ chi phí sản
xuất chung theo chi phí lương khoán của từng qui cách sản phẩm và được tính
như sau:
Chi phí phân
bổ cho từng
loại sản
phẩm
=
Tổng CPSX cần phân bổ
Tổng lương khoán
x
Lương khoán
từng loại sản
phẩm
* Sơ đồ chữ T
TK 1520 TK 627 TK 1520
98.649.495 12.148.333
TK 1111 TK 1540
105.579.685 1.043.230.808
TK 1121
225.476.134
TK 3111
74.770.200
TK 1420
79.168.237
TK 3310
8.360.000
TK 2140
166.000.000
TK 3340
212.129.404
TK 3383
29.478.702
TK 3383TN
1.414.239
TK 3382
3.747.771
TK 1550
50.605.274
1.055.379.141 1.055.379.141
3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
3.3.1.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sử dụng các tài khoản
-TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
-TK 627: Chi phí sản xuất chung.
-TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
3.3.1.2 Định khoản
Theo bảng tổng hợp TK 154 trong tháng 1/2011, việc tập hợp chi phí sản
xuất được phản ánh như sau:
Nợ TK 154: 4.996.235.748
Có TK 621: 3.658.526.854
Có TK 622: 294.478.086
Có TK 627: 1.043.230.808
3.2.1.3.Sơ đồ chữ T
TK 621 TK 154
3.658.526.854
TK 622
294.478.086
TK 627
1.043.230.808
3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
-Các loại sản phẩm dở dang tại công ty: những viên thuốc chưa đóng vĩ,
chưa đóng gói, chai thuốc chưa dán nhãn, nguyên vật liệu đang pha trộn và
nguyên vật liệu chưa sử dụng để lại phân xưởng.
-Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty:
Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp:
-Công thức tính:
Chi phí
SPDD
cuối kỳ
=
CPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ
Sản lượng SPHT trong kỳ + Sản lượng
SPDDCK
x
Sản lượng
SPDD
cuối kỳ
VD: Tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm BEFADOL
PLUSH/100.
Chi phí dở dang đầu kỳ: 19.222.247
Chi phí phát sinh trung kỳ: 71.801.856
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 178.890
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 960.000
Chi phí SXDD
cuối kỳ =
19.222.647 + 71.801.856
178.890 + 960.000
x 960.000 = 76.726.920,84
-Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm PRELIMAX C/500
Chi phí dở dang đầu kỳ: 67.873.738
Chi phí phát sinh trung kỳ: 9.306.376
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 749.500
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 117.113
Chi phí SXDD
cuối kỳ =
67.873.738 + 9.306.376
749.500 + 117.113
x 117.113 = 10.430.024,35
-Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm MELOXICAM H100
Chi phí dở dang đầu kỳ: 21.502.393
Chi phí phát sinh trung kỳ: 40.857.343
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ: 0
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 2.000.000
Chi phí SXDD
cuối kỳ =
21.502.393 + 40.857.343
0 + 2.000.000
x 2.000.000 = 62.359.736
3.5 Tính giá thành sản phẩm
-Đối tượng tính giá thành: từng viên thuốc, từng chai thuốc, từng gói thuốc
thành phẩm.
-Công thức tính giá thành sản phẩm:
Giá thành đơn vị SP =
Giá thành SP hoàn thành
Số lượng thành phẩm trực tiếp nhập kho
VD: theo bảng tính giá thành tháng 1/2011
Giá thành của từng viên thuốc BEFADOL PLUSH/100
Chi phí dở dang đầu kỳ: 19.222.647
Chi phí phát sinh trong kỳ: 79.618.702
Chi phí phát sinh cuối kỳ: 76.726.920,84
Số lượng thuốc viên hoàn thành nhập kho:178.890
Tổng giá thuốc BEFADOL PUSH/100
=19.222.647+79.618.702-76.726.920,84=22.114.428,16
Giá thành đơn vị một viên thuốc thành phẩm là:
*Giá thành của viên thuốc PRELI MAX C/500
Chi phí dở dang đầu kỳ là:67.873.738
Chi phí phát sinh trong kỳ:27.161.430
Chi phí dở dang cuối kỳ:10.430.024,35
Số lượng thuốc viên hoàn thành nhập kho:749.500
Tổng giá thốc thành phẩm là PRELIMAX C/500
= 67.873.738+27.161.430-10.430.024,35=84.605.143,65
Giá thành đơn vị một viên thuốc thành phẩm:
*Hạch toán thành phẩm nhập kho:
Tại công ty khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán ghi nhận sản
phẩm nhập kho theo giá thành kế hoạch đầu kỳ.
Theo bảng kê chi tiết tài khoản 115, tháng 01/2011, tổng sản phẩm thuốc
nhập kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 155: 6.425.604.506
Có TK 154: 6.425.604.506
Trong đó giá thành thực tế tháng 1/2011, tại công ty là:
3.400.899.188 + 4.996.235.748 – 2.385.853.764 = 6.011.281.172
* Điều chỉnh chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, kế
toán định khoản:
Nợ TK 632:
Có TK 154:
Thực tế trong tháng 1/2011 số chênh lệch được điều chỉnh để đánh giá
cuối kỳ là:
6.011.281.172 – 6.425.604.506 = - 414.323.334
Nợ TK 632: 414.323.334
Có TK 154: 414.323.334
Sơ đồ hạch toán
6.425.604.506
TK 155
TK 632
TK 154
(414.323.334)
CHƯƠNG 4
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét
Qua 2 tháng thực tập tại công ty liên doanh Meyer – BPC, tuy thời gian
ngắn ngủi nhưng em đã học hỏi được rất nhiều điều hay, bổ ích có cơ hội so
sánh giữa thực tế và lý thuyết, từ đó rút ra được những nhận xét như sau:
Sử dụng hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
tham gia trưng bày sản phẩm trong các hội chợ triển lãm, sử dụng chiến lược
Maketing một cách hiệu quả hợp lý để người tiêu dùng biết nhiều đến sản
phẩm của công ty.
- Công ty quả lý vật tư khá chặt chẽ, mọi vật liệu trước khi nhập vào
kho đều được cán bộ vật tư giám định kiểm tra đối chiếu rõ ràng, đối với các
loại dược liệu chính, công ty còn tổ chức kiểm tra chất lượng để kịp thời
thông báo cho người bán trong trường hợp hàm lượng chất lượng có thay đổi,
phấn đấu giảm chi phí nguyên liệu vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiết
kiệm vật tư, chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận nâng cao hiệu
quả đồng vốn.
- Việc áp dụng triệt để phương pháp tính lương theo sản phẩm tại công
ty phản ánh chính xác công sức lao động người công nhân đã bỏ ra. Qua việc
tính lương theo sản phẩm đã kích thích quá trình sản xuất góp phần làm tăng
thu nhập của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm của công ty được tập
hợp đầy đủ, rõ ràng, kế hoạch hạch toán với tài khoản cấp ba tạo điều kiện dễ
dàng cho việc tập hợp các khoản thuộc chi phí sản xuất chung. Chi phí sản
xuất chung là chi phí phát sinh nhiều và có khả năng giảm chi phí này để hạ
giá thành sản phẩm. Do đó việc quản lý triệt để tiết kiệm công ty đã làm là rất
tốt nhằm tiết kiệm chi phí.
- Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp giúp cho việc kế toán dễ dàng xác định chi phí sản xuất sản
phẩm dở dang và tính chính xác giá thành sản phẩm, giúp cho nhà quản lý dễ
dàng đánh giá được tình hình sản xuất và có kế hoạch sản xuất phù hợp.
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp được áp dụng tại công ty là tối
ưu nhất, cách tính này mặc dù là đơn giản, dễ làm nhưng phản ánh tương đối
chính xác giá thành sản phẩm, vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân
bố trực tiếp. Chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung được phân bố cho tiêu
thức doanh thu nhập kho của từng lô hàng. Việc tính chính xác giá thành sản
phẩm là rất cần thiết, vì đó là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh trên thị
trường, đặc biệt là thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
4.2. Kiến nghị
Dưới gốc độ một sinh viên đi thực tập học hỏi và làm quen với thực
tập, em có một vài ý kiến mong đơn vị tham khảo và xem xét. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức hạn chế, chuyên môn nghiệp vụ còn non kém và cách nhìn nhận
chưa được sâu sắc nên không tránh khỏi sai sót kính mong sự thông cảm của
ban lãnh đạo và các cô chú anh chị phòng kế toán của công ty.
- Công ty liên doanh Meyer – BPC là công ty sản xuất thuốc chữa bệnh
cho người nên hạn dùng không lâu, hàng hoá sản xuất ra phải được tiêu thụ
nhanh, tránh để tồn đọng. Do đó công ty cần mở rộng thị trường thêm nữa với
nước ngoài, để có thể thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa khâu tiêu thụ, thường
xuyên khảo sát thị trường nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất kinh
doanh các mặt hàng phù hợp cho từng vùng, từng thời điểm, từng đối tượng
có nhu cầu khác nhau.
- Có kế hoạch tính toán chính xác số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Nhờ vậy mà quá trình sản xuất luôn đảm bảo đủ nguyên vật liệu cũng như
công cụ dụng cụ.
- Đảm bảo sản lượng sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm tránh
sự chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, hạn chế được tình
trạng thiếu hụt hay thừa hàng.
- Cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị theo dây chuyền khép kín.
- Đối với khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công ty có thể căn cứ vào khoản chi của năm trước trên cơ sở số lao động, số
ngày nghỉ hàng năm theo qui định của luật lao động và tiền lương của từng
người. Từ đó kế toán tiến hành trích trước và phân bổ dần vào từng kỳ tính
giá thành sản phẩm nhằm tránh sự gia tăng đột biến giá thành. Ngoài tiền
lương, Công ty cũng có thể trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản
cố định, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất trên cơ sở tình hình các năm trước để
tránh tình trạng chi phí phát sinh thực tế ở một số tháng trong năm quá cao,
làm cho giá thành tăng không hợp lý.
4.3. Kết luận:
- Nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta nên nền kinh tế
nước ta ni riêng và kinh tế cả nước nói chung có những chuyển biến tích cực
dự báo một tương lai tốt đẹp đang chờ phía trước đặc biệt là thu hút được
nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhưng bên cạnh đó sự cạnh tranh về thị trường càng trở nên gay gắt
và ngày càng khốc liệt. Vì vậy có thể tồn tại và phát triển trước hết phải nắm
bắt, phân tích sử dụng hợp lý thông tin về thị trường cạnh tranh xung quanh
mình. Mặt khác doanh nghiệp phải luôn đánh giá chính xác tình hình sản xuất
kinh doanh của mình đồng thời tổ chức cơ cấu hoạt động một cách khoa học
và hiệu quả.
- Cùng với sự phát triển của cả nước, Công ty liên doanh Meyer-BPC
cũng đã và đang nỗ lực đấu vươiệt nam lên cùng góp phần vào công cuộc phát
triển kinh tế chung của cả nước. Nhìn chung, Công ty đang hoạt động ổn
định, phát triển qui mô phù hợp với sự biến đổi của thị trường cũng như nền
kinh tế quốc gia, luôn sáng tạo cái mới và phát huy những ưu điểm mà Công
ty đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất thuốc. Hàng của Công ty sản xuất luôn
đáp ứng theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Có thể nói, Công ty liên
doanh Meye-BPC là một công ty có uy n và vị thế trên thị trường điều đó phải
nói đến công lao của Ban Giám đốc Công ty, đã luôn tìm tòi đổi mới phương
hướng hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Ban Giám đốc và tập thể công nhân viên rất năng động và đoàn kết
cùng vượt qua những thử thách khó khăn, tận dụng triệt để những thuận lợi để
có được những kết quả đáng khích lệ như ngày hôm nay. Trong quá trình hoạt
động, với sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Công ty ngày
càng phát triển nhiều hơn và ngày càng đứng vững hơn trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt, lợi nhuận
tăng hàng năm. Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra,
trong đó giá thành định mức giảm so với kế hoạch đã đề ra.
- Do là Công ty liên doanh giữa một doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài, nên việc minh bạch sổ sách, số liệu phân tích dự báo, dự phòng lên kế
hoạch rõ ràng chắc chắn là sự quan tâm hàng đầu của các bên. Với đội ngũ
cán bộ công nhân viên nhiệt tình, cán bộ kế toán làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao như hiện nay thì Công ty sẽ ngày càng đứng vững và hoàn thiện
hơn.
- Lợi nhuận là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Riêng đối với Công ty liên doanh Meyer-BPC thì điều đó càng quan trọng
hơn vì Công ty đang sản xuất kinh doanh mặt hàng mang tính cạnh tranh cao
và quyết liệt vì không những tiêu thụ trong nước mà còn ra tận nước ngoài.
Việc tối đa hoá lợi nhuận là một điều mà Ban Giám đốc Công ty quan tâm
hàng đầu. Muốn đạt được điều đó trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng
(do cạnh tranh) thì Công ty phải có một chi phí sản xuất thấp nhất. Do đó việc
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện một cách
hết sức chính xác và đúng đắn. Bên cạnh đó Công ty cũng cần cải tiến hơn
nữa các phương tiện phục vụ sản xuất ổn định, lâu dài.
- Tuy nhiên để đứng vững trên thị trường, Công ty phải không ngừng
phát triển, tự hoàn thiện mình và không ngừng mở rộng thị trường. Giảm bớt
chi phí một cách tối ưu, hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao, cải
thiện đời sống công nhân viên. Kế toán luôn phải tính toán, tập hợp đầy đủ,
kịp thời, chính xác các chi phí và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù
hợp nhất để xác định giá thành.
- Trong thời gian 2 tháng thực tập ngắn ngủi và kiến thức còn hạn hẹp
nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các anh
chị phòng kế toán Công ty đóng góp ý kiến quý báu để đề tài được hoàn thiện
hơn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MEYER-BPC
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH MEYER-BPC
1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
1.1.1. Chi phí:
1.1.2. Giá thành
1.2. Kế toán chi phí sản xuất
1.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1.4. Tính giá thành sản phẩm
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Phân loại
Chương 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH
MEYER – BPC
2.1. Lịch sử hình thành phát triển công ty liên doanh MEYER – BPC
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty doanh MEYER – BPC
2.2.1. Chức năng
2.2.2. Nhiệm vụ
2.2.3. Quyền hạn
2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
2.3.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
2.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty.
2.4.1. Thuận lợi:
2.4.2. Khó khăn:
2.4.3. Phương hướng phát triển:
2.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
2.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong phòng kế toán:
2.5.3. Hình thức kế toán – Hệ thống sổ kế toán
2.5.4. Hệ thống tài khoản đang áp dụng tại công ty
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY LIÊN DOANH MEYER – BPC
THÁNG 01/2011
3.1. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.1. Đặc điểm sản xuất tại công ty
3.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
3.1.3. Đối tượng tính giá thành
3.1.4. Kỳ tính giá thành
3.1.5. Phương pháp tính giá trị xuất kho nguyên vật liệu:
3.1.6. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.2. Kế toán chi phí công nhân trực tiếp
3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
3.3.2 Tính giá thành sản phẩm
3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
3.5 Tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG 4
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét
4.2. Kiến nghị
4.3. Kết luận:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- merge15_0825.pdf