Luận văn Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản cmfish tại ngân hàng công thương Cà Mau

Kết quả hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau là một trong những nhân tố góp phần tạo nên kết quả hoạt động chung của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT Việt Nam thì trước hết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, trong đó có NHCT Cà Mau. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT Cà Mau thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vì đây là công tác quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả của món cho vay. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho NHCT Cà Mau làm tốt hơn nữa công tác này, NHCT Việt Nam cần có một số hỗ trợ cho chi nhánh trên các vấn đề sau: - Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định dự án đã ban hành để tạo cơ sở pháp lý cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh khi thẩm định dự án và xét duyệt cho vay. - Mở những lớp tập huấn về chuyên môn thẩm định dự án đầu tư để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng của ngân hàng, để họ làm tốt hơn nữa công tác thẩm định dự án, nhất là những dự án có quy mô lớn như dự án nhà máy CMFISH.

doc111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản cmfish tại ngân hàng công thương Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữa quy trình để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án nói chung và dự án của công ty CMFISH nói riêng. Cụ thể, điều chỉnh ở một số mặt như sau: - Giảm bớt thời gian giữa các khâu thẩm định để tiết kiệm chi phí thẩm định cho ngân hàng và thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư. - Tiến hành một số khâu thẩm định song song nếu có thể để vừa rút ngắn thời gian, vừa có điều kiện hỗ trợ số liệu cho nhau. - Quan tâm đến một số khâu mà trước đây ngân hàng chưa làm tốt như: tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư, thu thập thông tin phản hồi từ bạn hàng của chủ đầu tư dự án… Sau khi dự án triển khai xong thì công ty CMFISH sẽ tiếp tục có dự án xin vay vốn lưu động để phục vụ cho nhà máy CMFISH hoạt động nên việc hoàn thiện quy trình thẩm định là điều thật sự cần thiết đối với NHCT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHCT Cà Mau nói riêng. 5.1.2 Dự đoán, phân tích và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh khi thẩm định dự án. Hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động thu được nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Dự án của công ty CMFISH là một dự án về xuất khẩu thủy sản thì tất nhiên nó sẽ chứa đựng những rủi ro vốn có ấy. Bao gồm: rủi ro thị trường đầu vào – đầu ra , rủi ro lãi suất, tỷ giá… tạo nên rủi ro thẩm định cho phía ngân hàng cho vay. Năm 2005 thủy sản Việt Nam ảnh hưởng bởi các vụ kiện bán phá giá, năm 2006 ảnh hưởng các vụ kiểm tra chất lượng, bên cạnh đó tác động của tình trạng tôm nguyên liệu biến động nên tình hình xuất khẩu thủy sản của cả nước nói chung, của tỉnh Cà Mau nói riêng, trong đó có công ty CMFISH gặp không ít những khó khăn. Từ đó dẫn đến công tác thẩm định dự án của CMFISH sẽ không đạt được hiệu quả tối đa nếu không lường trước hết được những rủi ro trong tương lai. Để khắc phục những rủi ro ngoài việc dự báo rủi ro, đánh giá tầm ảnh hưởng của rủi ro thì ngân hàng cho vay (tức Ngân hàng Công Thương Cà Mau) cũng cần có biện pháp để hạn chế, chẳng hạn như: - Tư vấn cho công ty CMFISH về vấn đề hạn chế rủi ro như ổn định nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm… để giúp hoạt động dự án hiệu quả, công ty sẽ có tiền trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. - Ưu đãi về lãi suất cho dự án để khuyến khích nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả cao hơn. - Đề nghị CMFISH mở rộng mặt hàng sản xuất sang thủy sản khác, không nên chỉ sản xuất con tôm, như vậy vừa đa dạng được mặt hàng, vừa phân tán được rủi ro đầu ra. - Lập kế hoạch thẩm định cặn kẽ và phân công cán bộ thẩm định có năng lực, có kinh nghiệm thẩm định những dự án có quy mô lớn. - Thận trọng trong từng bước thẩm định và đánh giá để tránh những sai sót không đáng có. - Trao đổi với chủ đầu tư để có được những giải trình về những chi tiết chưa đáng tin cậy và đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cho tính khả thi thực sự của dự án. 5.1.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nói chung và thẩm định nói riêng của ngân hàng. Trong tất cả các nguồn lực tạo nên hiệu quả hoạt động của bất cứ một đơn vị nào, chứ không riêng gì Ngân hàng Công Thương Cà Mau thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất. Vì thế muốn hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng thì Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần phải đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của ngân hàng mình. Đồng thời có những chính sách khuyến khích cho các cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ thẩm định để động viên họ làm việc tốt hơn. Cà Mau càng phát triển, các ngành kinh tế cũng phát triển theo, trong đó thủy sản là thế mạnh nên được ưu tiên phát triển, từ đó mà dự án đầu tư về chế biến thủy sản ngày càng nhiều, đòi hỏi cán bộ thẩm định của ngân hàng phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này thì mới có thể thẩm định tốt các dự án thuộc lĩnh vực này. 5.1.4 Lập kế hoạch thẩm định rõ ràng và thẩm định đúng quy trình của Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đề ra. Trong thẩm định một dự án đầu tư thì khâu lập kế hoạch thẩm định là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết quả và chất lượng công tác thẩm định từ đó quyết định đến hiệu quả món cho vay của ngân hàng. Thẩm định có kế hoạch càng rõ ràng thì công việc thẩm định càng trôi chảy, càng ít tốn thời gian và nhân lực, hạn chế được sai sót mà hiệu quả công việc vẫn đảm bảo. Dự án của công ty CMFISH là một dự án lớn, vốn đầu tư nhiều, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn cho vay của ngân hàng, do đó đòi hỏi ngân hàng cần phải lập kế hoạch và phân công cán bộ thẩm định một cách thận trọng, hợp lý. Để làm tốt được việc này, Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần thực hiện một số vấn đề sau: - Tham khảo ý kiến của tất cả cán bộ thẩm định trong ngân hàng. - Lập kế hoạch thẩm định trên tất các các phương diện. - Vạch ra từng bước cụ thể cho tiến trình thẩm định. - Thẩm định đúng các bước của quy trình. - Đánh giá và rút kinh nghiệm từng bước thẩm định để hạn chế và khắc phục khó khăn. Tuy nhiên, không nên kéo dài thời gian thẩm định bằng cách tiến hành đồng loạt những bước có thể tiến hành song song. 5.1.5 Đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng (công ty CMFISH). Đánh giá đúng khả năng tài chính hay khả năng đảm bảo trả nợ của chủ đầu tư cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần chú trọng đúng mức công đoạn này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ của mình khi cho vay vào các dự án, mà cụ thể là dự án của CMFISH. Đánh giá đúng khả năng trả nợ của CMFISH có nghĩa là tìm hiểu tình hình tài chính của CMFISH đạt được mức độ nào, có lành mạnh và phát triển không và khi tiến hành dự án thì nguồn trả nợ cho ngân hàng có được đảm bảo hay không. Để làm tốt được điều này, Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Tránh sai sót trong việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty CMFISH trong thời gian qua bằng cách yêu cầu đơn vị đầu tư cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán. - Trao đổi với chủ đầu tư và nhân viên của chính công ty để thu thập thêm thông tin. - Xem xét lại tình hình quan hệ tín dụng của ngân hàng với công ty CMFISH trong quá khứ. - Xếp hạng tín dụng theo quy định mới của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành để đánh giá đúng hạn tín dụng của công ty. - Xin ý kiến nhận xét của các cơ quan hữu quan về công ty CMFISH để làm tham khảo cho việc đánh giá công ty. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC. 5.2.1 Phân công cán bộ thẩm định có kinh nghiệm vì đây là dự án lớn. Việc phân công cán bộ thẩm định có năng lực và kinh nghiệm sẽ tạo nên chất lượng thẩm định tốt nhất, tối ưu nhất. Tùy dự án đầu tư, tùy lĩnh vực mà phân công cán bộ am hiểu về lĩnh vực đó chịu trách nhiệm thẩm định, có như vậy mới phát huy được hết năng lực của họ. Dự án càng lớn, càng phức tạp thì cán bộ thẩm định càng phải có trình độ nghiệp vụ cao thì công việc mới có hiệu quả cao. Dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH là dự án có quy mô và tầm vóc trong tỉnh nên công tác thẩm định cần phải hết sức cẩn thận và kỹ càng, chính xác đến từng vấn đề, từng chi tiết trong khả năng của ngân hàng, một mặt vừa để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, mặt khác để giữ chân và duy trì quan hệ tốt với đối tác lớn và có tính truyền thống này. Công tác thẩm định dự án của công ty CMFSIH đã được phân công cho cán bộ phòng khách hàng số 1 (phòng khách hàng doanh nghiệp lớn) là phù hợp với chuyên môn vì phòng tín dụng này có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong đánh giá các dự án có quy mô lớn đến vài chục tỷ đồng như dự án của CMFISH. 5.2.2 Thỏa thuận các điều kiện đi kèm với dự án khi thẩm định và xét duyệt cho vay để đảm bảo trách nhiệm của chủ đầu tư đối với dự án. Công tác thẩm định dự án này sẽ đạt được kết quả tối ưu khi Ngân hàng thỏa thuận với chủ đầu tư thêm những điều kiện đi kèm với công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nhằm đảm bảo tạo điều tốt và thuận lợi cho công việc đánh giá của cán bộ ngân hàng. Cụ thể như sau: - Đề nghị CMFISH cam kết hợp tác nhiệt tình khi cán bộ ngân hàng cần thu thập thêm những thông tin cần thiết. - Công ty cần cung cấp cho ngân hàng những số liệu gốc và có căn cứ, có cơ sở chứng minh nguồn gốc của số liệu đó. - Cam kết có tài sản đảm bảo cho khoản vay trong dự án. - Điều chỉnh một số mặt chưa hoàn chỉnh mà ngân hàng đề nghị. 5.2.3 Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác và từ nhiều nguồn khác nhau để phòng ngừa chủ đầu tư cung cấp thông tin không tin cậy về dự án. Nguồn thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng về dự án là những thông tin quan trọng nhất để thẩm định nhưng đôi khi nó có những khiếm khuyết hoặc chưa thật sự chính xác bởi bất kì nhà đầu tư nào cũng vậy chứ không riêng gì CMFISH đều muốn số liệu của dự án mình đẹp và hiệu quả dự án cao để thu hút và thuyết phục ngân hàng cho vay. Dự án nhà máy CMFSIH, mặc dù công ty đã cung cấp khá đầu đủ và chi tiết nhưng nếu xem xét kỹ nó vẫn chưa hoàn thiện ở một số chi tiết nhỏ, hoặc thiếu một vài thông số cần bổ sung và chỉnh sữa như: thông tin dự báo nhu cầu và sản lượng sản xuất, chi tiết về giá đất, về doanh thu phế phẩm chưa chính xác cho nên để có cái nhìn đầy đủ hơn và có những thông tin chính xác nhất cán bộ ngân hàng đã phải tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Sở Thủy sản, Sở kế hoạch và đầu tư… đồng thời sử dụng thêm những thông tin lưu trữ tại ngân hàng để làm cơ sở phân tích. 5.2.4 Đề nghị công ty CMFISH điều chỉnh dự án ở một số mặt chưa hoàn chỉnh. Từ kết quả thẩm định ở trên, ngân hàng cần đề nghị công ty CMFISH điều chỉnh dự án ở một số mặt sau để đảm bảo cho hiệu quả của dự án được chính xác hơn: - Giá san lấp mặt bằng tại km số 4 đường Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Cà Mau là 1.600.000 đồng/m2. - Khấu hao máy móc thiết bị theo khuyến cáo của nhà cung cấp là 8 năm chứ không phải 10 năm như công ty dự tính để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy móc. - Biến phí mỗi năm điều chỉnh theo công suất, sản lượng và tỷ lệ trượt giá trung bình 5%. - Doanh thu phế phẩm là 0,05%/doanh thu chứ không phải 1% vì nhà máy cũ hiện tại đang là 0,05% thì nhà máy mới hiện đại hơn thì tỷ lệ phế phẩm sẽ không thể cao hơn hiện tại. 5.2.5 Phối hợp với các cơ quan có liên quan để thu thập thêm những thông tin về công ty CMFISH và dự án cần thẩm định. Hoạt động của ngân hàng không thể đơn độc với các cơ quan khác mà đôi khi cũng cần có sự hỗ trợ của các đơn vị khác có liên quan trong tỉnh. Trên thực tế, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã rất chú trọng đến việc tạo mối quan hệ với các sở, ban ngành trong tỉnh để có lúc cần sẽ hỗ trợ cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin. Khi thẩm định dự án nhà máy CMFISH, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan hữu quan như: Sở Thủy sản cung cấp thông tin về sản lượng thủy sản và những dự báo tình hình thủy sản giai đoạn từ nay đến năm 2020, Sở Xây dựng cung cấp thông tin về quy hoạch nhà máy, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp về đánh giá sự phát triển lâu dài của nhà máy có đảm bảo môi trường hay không, và một số cơ quan khác. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---˜–--- Kết luận chung. Người ta thường ví “đầu xuôi thì đuôi lọt” có nghĩa là việc khởi đầu có hiệu quả thì sẽ kéo theo các công việc theo sau nó đều đạt được kết quả tốt như mong muốn. Thật vậy, hoạt động cho vay tại bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng vậy chứ không riêng gì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau thì công tác đầu tiên rất quan trọng là thẩm định phương án của khách hàng để từ đó làm cơ sở cho việc xét duyệt cho vay. Công việc thẩm định được thực hiện càng chu đáo và chất lượng bao nhiêu thì hiệu quả món cho vay của ngân hàng sẽ càng được bảo đảm bấy nhiêu. Nhận thức được điều này trong thời gian qua, chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã rất luôn chú trọng đến khâu thẩm định và đánh giá phương án của khách hàng xin vay vốn mà nhất là các dự án đầu tư có quy môn và tầm vóc như dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty CMFISH – một khách hàng chiến lược hàng đầu của chi nhánh từ nhiều năm qua. Dự án nhà máy CMFISH đã được thẩm định một cách chi tiết và cặn kẽ dựa trên quy trình mới nhất hiện nay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam vừa ban hành năm 2006. Qua kết quả thẩm định từ nhiều mặt như: thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính khả thi của dự án, thẩm định rủi ro tín dụng và thẩm định tài sản đảm bảo tín dụng cùng những minh chứng về các chỉ tiêu tài chính, chúng ta thấy tuy còn một số khiếm khuyết nhỏ nhưng ta vẫn hoàn toàn có thể kết luận được rằng dự án nhà máy CMFISH là một dự án khả thi cao trên các phương diện từ lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của người cấp vốn tín dụng là ngân hàng Công Thương Cà Mau đến cả lợi ích về kinh tế xã hội. Từ đó, ta thấy dự án này tương đối hiệu quả và khả thi như mong đợi. Một số kinh nghiệm được đút kết ra từ việc thẩm định dự án này, chẳng hạn như: - Thẩm định phải đồng bộ, toàn diện và đúng quy trình. - Phải có sự hợp tác giữa bên ngân hàng thẩm định, chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan. - Phải có nhận thức khách quan khi đánh giá một dự án đầu tư. Tóm lại, dự án nhà máy CMFISH là một dự án có quy mô lớn, tuy còn một số vấn đề nhỏ chưa đảm bảo nhưng nếu xét trên tổng thể và khách quan thì dự án này hoàn toàn thuyết phục và khả thi nên cần được đầu tư. Hơn nữa, từ việc thẩm định dự án này, Ngân hàng Công Thương Cà Mau một mặt vừa có được những lợi ích kinh tế, một mặt góp phần củng cố và phát triển thêm mối quan hệ lâu bền với công ty CMFISH – một công ty có thị phần lớn và truyền thống với chi nhánh trong nhiều năm vừa qua. Đây là điều mà ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới để giữ vững khách hàng của mình trên địa bàn, nhất là lĩnh vực cho vay chế biến xuất khẩu thủy sản đang là thế mạnh của chi nhánh nhưng hiện tại cũng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng thương mại khác khác. Ngành thủy sản Cà Mau là ngành có thế mạnh truyền thống, khả năng phát triển là rất lớn. Trong tương lai những dự án đầu tư vào lĩnh vực này sẽ không ngừng tăng lên, đây là một trong những cơ hội để NHCT Cà Mau mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng vào chế biến xuất khẩu thủy sản – là ưu thế sẵn có của chi nhánh. Với công tác thẩm định như hiện nay của NHCT Cà Mau, chúng ta tin tưởng rằng chi nhánh sẽ làm được và làm tốt vấn đề này để củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong xu thế hội nhập và cạnh tranh. Những kiến nghị. Qua quá trình thẩm định dự án nhà máy CMFISH, từ tình hình riêng của chi nhánh cũng như tình hình chung của toàn hệ thống NHCT, tôi xin có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định trong hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Cà Mau nói riêng như sau: Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau là một trong những nhân tố góp phần tạo nên kết quả hoạt động chung của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT Việt Nam thì trước hết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, trong đó có NHCT Cà Mau. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT Cà Mau thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vì đây là công tác quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả của món cho vay. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho NHCT Cà Mau làm tốt hơn nữa công tác này, NHCT Việt Nam cần có một số hỗ trợ cho chi nhánh trên các vấn đề sau: - Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định dự án đã ban hành để tạo cơ sở pháp lý cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh khi thẩm định dự án và xét duyệt cho vay. - Mở những lớp tập huấn về chuyên môn thẩm định dự án đầu tư để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng của ngân hàng, để họ làm tốt hơn nữa công tác thẩm định dự án, nhất là những dự án có quy mô lớn như dự án nhà máy CMFISH. - Hầu hết công tác thẩm định hiện nay tại các chi nhánh đều tự thiết kế chương trình hỗ trợ nên chưa chuẩn hóa, NHCT Việt Nam cần có sự hỗ trợ về vấn đề này để giúp các chi nhánh thẩm định được nhanh hơn và thống nhất hơn. - Cho phép Ngân hàng Công Thương Cà Mau linh hoạt hơn trong lãi suất cho vay dự án và trong quy trình thẩm định dự án tùy theo điều kiện cụ thể từng dự án mà chi nhánh thẩm định, để chi nhánh tạo được sự thu hút của các khách hàng đến xin vay. - NHCT Việt Nam quy định vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 50% tổng vốn đầu tư, trường hợp không đáp ứng mức này nhưng tối thiểu phải có 10% chi nhánh phải trình NHCT VN. Trong khi đó NH Ngoại Thương thì cho vay đến 75% tổng vốn đầu tư, NH đầu tư và phát triển cho vay đến 85% tổng vốn đầu tư; các trường hợp có mức vay cao hơn chi nhánh mới phải trình TW. Các trường hợp cần thiết, các chi nhánh của hệ thống VCB và BIDV (Ngân hàng Đầu tư) còn được phép cho vay không có đảm bảo bằng tài sản một phần nhu cầu vốn vay của tổng nhu cầu vay của dự án nhưng phải đảm bảo tỷ lệ cho vay tối đa nêu trên. Do đó, đề nghị NHCT VN xem xét và chấp thuận ủy quyền cho chi nhánh cho vay đến 75% tổng vốn đầu tư các dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng nhà máy của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau để giúp công tác thẩm định và xét duyệt cho vay của dự án được hoàn thiện hơn, nhất là dự án nhà máy CMFISH vì đây là dự án có vốn vay đến 60 tỷ đồng. - Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần xem xét và chấp thuận cho phép chi nhánh Cà Mau trong năm 2007 mở rộng biện pháp cho vay xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau theo hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo huớng: cho vay không có đảm bảo với mức 70% giá trị hợp đồng ngoại thương và phương án sản xuất kinh doanh để thực hiện hợp đồng bán hàng (đã được chi nhánh thẩm định có hiệu quả, khả thi) với điều kiện doanh nghiệp phải thanh toán nguồn tiền thu bán hàng về NHCT Cà Mau; các điều kiện và tiêu chí qui định trong qui chế cho vay không có đảm bảo theo cơ chế hiện hành là cơ sở tham khảo (tạm thời chưa xem đó là tiêu chí quyết định) để NHCT Cà Mau thỏa thuận cùng doanh nghiệp lộ trình hoàn thiện trong thời gian 02 năm (năm 2007 và 2008) đạt đến yêu cầu của NHCT VN qui định. - Khi thực hiện cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo hợp đồng ngoại thương, để hạn chế rủi ro và đảm bảo cho NHCT đuợc quyền ưu tiên khi thanh lý tài sản nếu doanh nghiệp gặp phải tình huống bất khả kháng phải thanh lý tài sản trả nợ, đề nghị NHCT VN cho phép NHCT Cà Mau ký kết cùng doanh nghiệp hợp đồng nguyên tắc về việc doanh nghiệp cam kết thế chấp toàn bộ kho thành phẩm của doanh nghiệp hiện có tại bất cứ thời điểm nào (gồm kho tại nhà máy và kho trung chuyển doanh nghiệp thuê của các công ty kho vận tại Thành phố Hồ Chí Minh) để đảm bảo cho tổng dư nợ vay không có đảm bảo của doanh nghiệp tại NHCT Cà Mau. Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau. Ngân hàng Công Thương Cà Mau trải qua quá trình hoạt động lâu dài đã đút kết được rất nhiều kinh nghiệm trong thẩm định dự án, nhất là các dự án về thủy sản như dự án CMFISH vì đây là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Trong thời gian qua, chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định được khá nhiều dự án thuộc lĩnh vực này nhưng nhìn chung là các dự án tương đối nhỏ, còn đối với dự án nhà máy CMFISH là dự án khá lớn và quy mô trong tỉnh nên NHCT Cà Mau cần phải hết sức thận trọng và kỹ càng để vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng, vừa củng cố được khách hàng lớn như CMFISH. Cụ thể, Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần chú trọng một số vấn đề sau khi thẩm định dự án nhà máy CMFISH nói riêng và các dự án về chế biến thủy sản nói chung: - Không rập khuôn theo quy trình thẩm định chung của Ngân hàng Công Thương Việt Nam mà chi nhánh cần có sự linh hoạt trong các mặt thẩm định tùy theo lĩnh vực của dự án, như lĩnh vực chế biến thủy sản của dự án CMFISH là một lĩnh vực thế mạnh của tỉnh thì ngân hàng có thể không chú trọng quá chi tiết đến quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc máy móc thiết mà chỉ nên xem xét tính khả thi của chúng mà thôi để đảm bảo thời gian thẩm định không kéo dài gây sự lãng phí cho ngân hàng và gây sự chờ đợi cho khách hàng. - Lập kế hoạch thẩm định trước khi thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thẩm định. - Phân công cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và năng lực để thẩm định những dự án lớn như dự án nhà máy CMFISH. - Lãnh đạo ngân hàng cần giám sát chặt chẽ hơn đối với công tác thẩm định dự án và xét duyệt cho vay tại chi nhánh ngân hàng mình, để kịp thời phát hiện những sai sót và điều chỉnh đúng lúc. - Đưa cán bộ tín dụng đi học tập, bỗi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhằm làm tốt các công tác tại ngân hàng, trong đó có công tác thẩm định – một công tác rất quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. - Tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong việc thẩm định dự án đầu tư để từ đó có thêm những thông tin đầy đủ hơn về khách hàng và về dự án mà ngân hàng cần thẩm định. - Đội ngũ cán bộ tín dụng làm công tác tín dụng tại ngân hàng hiện nay còn thiếu, nên trong thời gian tới chi nhánh cần huy động và tuyển dụng thêm những cán bộ có năng lực để làm công tác này được tốt hơn. - Kiến nghị với NHCT Việt Nam về những vấn đề mà chi nhánh gặp khó khăn như: hạn mức xét duyệt cho vay vào dự án của chi nhánh. - Ưu đãi và khuyến khích đối với chủ đầu tư chiến lược của ngân hàng để họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng khi thẩm định của ngân hàng sẽ giảm xuống. - Lưu trữ đầy đủ những thông tin về khách hàng để làm cơ sở cho việc đánh giá khách hàng được thuận tiện hơn mỗi khi khách hàng có dự án xin vay vốn tại chi nhánh. - Có chính sách khuyến khích phù hợp với các cán bộ của ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ làm công tác thẩm định để khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Chẳng hạn như đối với dự án nhà máy CMFISH là dự án lớn, công tác thẩm định tốn nhiều thời gian và công suất thì lãnh đạo ngân hàng cần có chính sách khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ làm tốt dự án này. - Xin ý kiến của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong những trường hợp dự án đầu tư có quy mô về vốn vượt quyền phán quyết của chi nhánh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Phước Minh Hiệp (2007). Phân tích và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, TPHCM. PGS.TS. Phước Minh Hiệp (2006). Bài giảng phân tích và thẩm định dự án đầu tư. TPHCM. Th.s Trương Quốc Khái. Thiết lập – thẩm định và quản trị dự án đầu tư. GS.TS Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. Th.s Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ ngân hàng, Đại học Cần Thơ. Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.s Thái Văn Đại (2006). Quản trị ngân hàng, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Quản trị tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ. PGS.TS Vũ Công Ty (4/2006). Đề cương bài giảng tập huấn phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ ngân hàng, Viện quản trị doanh nghiệp (Học viện tài chính), TPHCM. NHCT Việt Nam (2004). Sổ tay tín dụng. NHCT Việt Nam (2006). Quy chế cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT. NHCT Việt Nam (2006). Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. NHCT Cà Mau (2004,2005,2006). Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm. NHCT Cà Mau (2006). Quy trình thẩm định và tờ trình thẩm định một dự án đầu tư. NHCT Cà Mau – Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (2007). Đề cương thành lập dự án đầu tư nhà máy CMFISH. Công ty TNHH CMFISH (2007). Dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH. NHCT Cà Mau (2006). Biểu lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay. Các tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định, tạp chí ngân hàng (2004, 2005, 2006), thông tin trên website: www.camau.gov.vn và www.incombank.com.vn Phụ lục 01: THÔNG TIN CHƯA THẨM ĐỊNH CỦA DỰ ÁN CMFISH. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT Đơn vị tính: tỷ đồng Xu hướng doanh thu và lợi nhuận Doanh thu Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 759,6 791,5 Phần trăm thay đổi so với năm trước (tăng hay giảm) 48,80% 4,20% Lợi nhuận hoạt động 2,6 3,6 Tổng hợp những thông tin tài chính Năm 2004 Năm 2005 1. Tài sản lưu động và ĐTNH: 79,2 90,3 - Các khoản phải thu 24,1 45,9 - Hàng tồn kho 52,4 19,2 - Các tài sản có khác 2,7 25,2 2. Tài sản cố định và ĐTDH: 38,7 59,5 TỔNG TÀI SẢN CÓ 117,9 149,8 1. Nợ phải trả: 82,9 112,2 - Nợ ngắn hạn 82,9 112,2 + Vay ngắn hạn ngân hàng 50,6 96,3 + Các khoản phải trả 32,3 15,9 - Nợ dài hạn 0 0 - Nợ khác 0,04 0,0 2. Vốn chủ sở hữu: 35,0 37,6 - Nguồn vốn kinh doanh 33,5 33,5 - Vốn cổ phần 0 0 - Lợi nhuận chưa phân phối 2,6 6,3 TỔNG NGUỒN VỐN 117,9 149,8 (Nguồn: Công ty CMFISH) SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU (chưa thẩm định) Đơn vị tính: Tấn Năm Công suất hoạt động Sản lượng tối đa Sản lượng theo công suất 2008 80% 8.000 6.400 2009 85% 8.000 6.800 2010 90% 8.000 7.200 2011 95% 8.000 7.600 2012 100% 8.000 8.000 2013 100% 8.000 8.000 2014 100% 8.000 8.000 2015 100% 8.000 8.000 2016 100% 8.000 8.000 2017 100% 8.000 8.000 Tổng cộng 76000 (Nguồn: Phòng kỹ thuật - Công ty CMFISH) TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng SỐ TT DANH MỤC ĐVT QUY MÔ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN I Mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc 37.617.117 1 Khu nhà xưởng chế biến m2 8.012 2.000 16.024.000 2 Nhà làm việc + nhà ăn m2 2.500 1.500 3.750.000 3 Nhà bảo vệ + tường rào m2 600 1.500 469.517 4 Nhà đặt máy phát điện m2 50 800 40.000 5 Nhà ở công nhân viên m2 800 1.000 800.000 6 Vỉa hè m2 600 250 150.000 7 Cổng m2 16 3.000 48.000 8 Khu xử lý nước thải m2 60 1.000 60.000 9 San lắp mặt bằng m2 12.838 1.200 15.405.600 10 Thủy đài nước m3 70.000 11 Hồ chứa nước m3 200 1.500 300.000 12 Giếng nước khoan Giếng 2 100.000 200.000 13 Hệ thống thoát nước 300.000 II Máy móc thiết bị 48.574.850 1 Băng chuyền IQF (500 kg/h) Cái 3 2.800.000 8.400.000 2 Dây chuyền chế biến tôm Nobashi HT 2 2.800.000 5.600.000 3 Dây chuyền chế biến tôm PD HT 2 3.000.000 6.000.000 4 Dây chuyền chế biến tôm PUD HT 1 2.490.000 2.490.000 5 Tủ đông vĩ (1.000 kg/mẻ) Tủ 10 880.000 8.800.000 6 Kho thành phẩm (150 tấn) Kho 2 638.000 1.276.000 7 Kho chờ đông Kho 2 150.000 300.000 8 Kho lạnh Kho 2 200.000 400.000 9 Kho chứa đá Cái 1 150.000 150.000 10 Kho chứa bánh lẽ Cái 1 100.000 100.000 11 Máy đá vãy 15 tấn/ngày Cái 15 649.990 9.749.850 12 Máy phát điện (500KVA) Cái 4 700.000 2.800.000 13 Máy dò kim loại Cái 2 150.000 300.000 14 Máy tách khuôn Cái 8 32.000 256.000 15 Máy hút chân không Cái 2 78.000 156.000 16 Máy giặc công nghiệp Cái 4 60.000 240.000 17 Trạm hạ thế điện Trạm 1 300.000 18 Hãng nước đá 1 757.000 19 Hệ thống xử lý nước cấp sử dụng sản xuất HT 1 500.000 III Công cụ dụng cụ 5.120.000 1 Khuôn nhôm Khuôn 3.000 100 300.000 2 Cối xay đá Cái 5 16.000 80.000 3 Cân điện tử lớn Cái 20 100.000 4 Cân điện tử nhỏ Cái 100 150.000 5 Xe thùng. xe cấp đông Chiếc 4 150.000 600.000 6 Dụng cụ BHLĐ 400.000 7 Hệ thống dây điện. bóng đèn HT 300.000 8 Hệ thống ống dẫn nước HT 400.000 9 Bàn chế biến. phân cở inox Bàn 200 3.600 720.000 10 Dụng cụ BHLĐ cho sản xuất 300.000 11 Dụng cụ khác đựng nguyên liệu 200.000 12 Hệ thống PCCC HT 2 100.000 200.000 13 Hệ thống chống sét 60.000 14 Bồn dầu Cái 1 60.000 15 Thiết bị văn phòng 300.000 16 Màng PVC 50.000 17 Thùng giữ lạnh Cái 100 300.000 18 Palet nhựa Cái 100 300.000 19 Công cụ khác phục vụ quản lý và sản xuất 300.000 IV CHI PHÍ KHÁC 160.000 1 Chi phí lập thủ tục đăng ký đất đai cấp giấy CNQSD đất 5.000 2 Lập đề án khai thác nước ngầm 15.000 3 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 20.000 4 Thuê bốc xếp vận chuyển vật tư 100.000 5 Lệ phí xây dựng 20.000 TỔNG CỘNG 91.471.967 6 Chi phi du phong 9.147.197 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 100.619.164 (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) KẾ HOẠCH TRÍCH KHẤU HAO (chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Nhà xưởng 3.761.712 3.761.712 3.761.712 3.761.712 3.761.712 2 MMTB 4.857.485 4.857.485 4.857.485 4.857.485 4.857.485 3 Công cụ dụng cụ 1.024.000 1.024.000 1.024.000 1.024.000 1.024.000 TỔNG CỘNG 9.643.197 9.643.197 9.643.197 9.643.197 9.643.197 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Nhà xưởng 3.761.712 3.761.712 3.761.712 3.761.712 3.761.712 2 MMTB 4.857.485 4.857.485 4.857.485 4.857.485 4.857.485 3 Công cụ dụng cụ - -- - - - TỔNG CỘNG 8.619.197 8.619.197 8.619.197 8.619.197 8.619.197 (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) DỰ TRÙ DOANH THU (chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Doanh thu sản phẩm 1.180.800.000 1.227.600.000 1.274.400.000 1.321.200.000 1.368.000.000 2 Phế liệu thu hồi 11.808.000 12.276.000 12.744.000 13.212.000 13.680.000 TỔNG DOANH THU 1.192.608.000 1.239.876.000 1.287.144.000 1.334.412.000 1.381.680.000 TÔM SÚ NOBA SHI TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 80% 85% 90% 85% 100% 2 Sản lượng sản xuất (tấn) 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3 Đơn giá bình quân 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 DOANH THU 432.000.000 432.000.000 432.000.000 432.000.000 432.000.000 TÔM PD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 80% 85% 90% 95% 100% 2 Sản lượng (tấn) 3.360 3.570 3.780 3.990 4.200 3 Đơn giá bình quân 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 DOANH THU 537.600.000 571.200.000 604.800.000 638.400.000 672.000.000 TÔM PUD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 80% 85% 90% 95% 100% 2 Sản lượng (tấn) 1.200 1.275 1.350 1.425 1.500 3 Đơn giá bình quân 176.000 176.000 176.000 176.000 176.000 DOANH THU 211.200.000 224.400.000 237.600.000 250.800.000 264.000.000 TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Doanh thu sản phẩm 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 2 Phế liệu thu hồI 13.680.000 13.680.000 13.680.000 13.680.000 13.680.000 TỔNG DOANH THU 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 TÔM SÚ NOBA SHI TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lượng sản xuất (tấn) 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3 Đơn giá bình quân 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 DOANH THU 432.000.000 432.000.000 432.000.000 432.000.000 432.000.000 TÔM PD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lượng (tấn) 4.200 4.200 4.200 4.200 4.200 3 Đơn giá bình quân 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 DOANH THU 672.000.000 672.000.000 672.000.000 672.000.000 672.000.000 TÔM PUD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lượng (tấn) 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 3 Đơn giá bình quân 176.000 176.000 176.000 176.000 176.000 DOANH THU 264.000.000 264.000.000 264.000.000 264.000.000 264.000.000 (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) DỰ TRÙ CHI PHÍ – LỢI NHUẬN (chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT KHOẢN MỤC NĂM 2008 NĂM 200 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 I BIẾN PHÍ 1.100.480.000 1.137.815.000 1.175.150.000 1.212.485.000 1.249.820.000 1 Nguyên vật liệu chính 982.800.000 1.019.850.000 1.056.900.000 1.093.950.000 1.131.000.000 2 Vật tư sản xuất 17.000.000 17.000.000 17.000.000 17.000.000 17.000.000 3 Bao bì 7.560.000 7.845.000 8.130.000 8.415.000 8.700.000 4 Nhiên liệu. năng lượng 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 5 Tiền lương công nhân 36.000.000 36.000.000 36.000.000 36.000.000 36.000.000 6 BHXH. BHYT 6.840.000 6.840.000 6.840.000 6.840.000 6.840.000 7 Vận chuyển. bốc xếp. kiểm dịch 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 8 Chi phí khác 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 9 Lãi vay vốn lưu động 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 II ĐỊNH PHÍ 63.203.197 61.943.197 60.683.197 59.423.197 58.163.197 1 KHCB 9.643.197 9.643.197 9.643.197 9.643.197 9.643.197 2 Sữa chữa lớn 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 3 Sữa chữa nhỏ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 4 Chi phí quản lý 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 5 Lãi vay vốn cố định 7.560.000 6.300.000 5.040.000 3.780.000 2.520.000 III GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.163.683.197 1.199.758.197 1.235.833.197 1.271.908.197 1.307.983.197 IV DOANH THU 1.192.608.000 1.239.876.000 1.287.144.000 1.334.412.000 1.381.680.000 1 Doanh thu sản phẩm 1.180.800.000 1.227.600.000 1.274.400.000 1.321.200.000 1.368.000.000 2 Phế liệu thu hồi 11.808.000 12.276.000 12.744.000 13.212.000 13.680.000 V LỢI NHUẬN GỘP 28.924.803 40.117.803 51.310.803 62.503.803 73.696.803 Thuế thu nhập doanh nghiệp 8.098.945 11.232.985 14.367.025 17.501.065 20.635.105 SỐ DƯ NỢ ĐẦU NĂM 60.000.000 50.000.000 40.000.000 30.000.000 20.000.000 NỢ GỐC PHẢI TRẢ/NĂM 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 NGUỒN TRẢ NỢ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 1 Khấu hao cơ bản (65%) 6.268.078 6.268.078 6.268.078 6.268.078 6.268.078 2 Lợi nhuận ròng 3.731.922 3.731.922 3.731.922 3.731.922 3.731.922 VII LỢI NHUẬN RÒNG 10.825.858 18.884.818 26.943.778 35.002.738 43.061.698 TT KHOẢN MỤC NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 I BIẾN PHÍ 1.249.820.000 1.249.820.000 1.249.820.000 1.249.820.000 1.249.820.000 1 Nguyên vật liệu chính 1.131.000.000 1.131.000.000 1.131.000.000 1.131.000.000 1.131.000.000 2 Vật tư sản xuất 17.000.000 17.000.000 17.000.000 17.000.000 17.000.000 3 Bao bì 8.700.000 8.700.000 8.700.000 8.700.000 8.700.000 4 Nhiên liệu. năng lượng 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 5 Tiền lương công nhân 36.000.000 36.000.000 36.000.000 36.000.000 36.000.000 6 BHXH. BHYT 6.840.000 6.840.000 6.840.000 6.840.000 6.840.000 7 Vận chuyển. bốc xếp. kiểm dịch 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 15.000.000 8 Chi phí khác 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 9 Lãi vay vốn lưu động 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 II ĐỊNH PHÍ 55.879.197 54.619.197 54.619.197 54.619.197 54.619.197 1 KHCB 8.619.197 8.619.197 8.619.197 8.619.197 8.619.197 2 Sữa chữa lớn 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 3 Sữa chữa nhỏ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 4 Chi phí quản lý 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 5 Lãi vay vốn cố định 1.260.000 - - - - III GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.305.699.197 1.304.439.197 1.304.439.197 1.304.439.197 1.304.439.197 IV DOANH THU 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 1.381.680.000 1 Doanh thu sản phẩm 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 1.368.000.000 2 Phế liệu thu hồi 13.680.000 13.680.000 13.680.000 13.680.000 13.680.000 V LỢI NHUẬN GỘP 75.980.803 77.240.803 77.240.803 77.240.803 77.240.803 Thuế thu nhập doanh nghiệp 21.274.625 21.627.425 21.627.425 21.627.425 21.627.425 SỐ DƯ NỢ ĐẦU NĂM 10.000.000 - - - - NỢ GỐC PHẢI TRẢ/NĂM 10.000.000 - - - - NGUỒN TRẢ NỢ 10.000.000 - - - - 1 Khấu hao cơ bản (65%) 5.602.478 - - - - 2 Lợi nhuận ròng 4.397.522 - - - - VI LỢI NHUẬN RÒNG 44.706.178 55.613.378 55.613.378 55.613.378 55.613.378 (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN (NPV chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng NĂM THU NHẬP RÒNG HỆ SỐ CHIẾT KHẤU PV VỐN CÒN LẠI 13% 0 100.619.164 1 20.825.858 0,8850 18.429.963 82.189.201 2 28.884.818 0,7831 22.621.050 59.568.151 3 36.943.778 0,6931 25.603.892 33.964.259 4 45.002.738 0,6133 27.601.022 6.363.237 5 53.061.698 0,5428 28.799.764 (22.436.527) 6 54.706.178 0,4803 26.276.391 (48.712.918) 7 55.613.378 0,4251 23.639.058 (72.351.976) 8 55.613.378 0,3762 20.919.521 (93.271.497) 9 55.613.378 0,3329 18.512.850 (111.784.347) 10 55.613.378 0,2946 16.383.053 (128.167.401) TỔNG 406.265.205 228.786.564 Giá trị thu nhập ròng = 128.167.401 > 0 NPV lớn hơn 0 cho thấy về mặt tài chính đây là dự án có hiệu quả (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) SUẤT THU HỒI NỘI BỘ (IRR chưa thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng NĂM VỐN ĐẦU TƯ THU NHẬP RÒNG HIỆN GIÁ NPV 1 HIỆN GIÁ NPV 2 HS CK 2 PV1 HS CK 2 PV2 13% 35% 0 100.619.164 1 20.825.858 0,8850 18.429.963 0,7407 15.426.562 2 28.884.818 0,7831 22.621.050 0,5487 15.849.009 3 36.943.778 0,6931 25.603.892 0,4064 15.015.507 4 45.002.738 0,6133 27.601.022 0,3011 13.548.895 5 53.061.698 0,5428 28.799.764 0,2230 11.833.475 6 54.706.178 0,4803 26.276.391 0,1652 9.037.197 7 55.613.378 0,4251 23.639.058 0,1224 6.805.231 8 55.613.378 0,3762 20.919.521 0,0906 5.040.912 9 55.613.378 0,3329 18.512.850 0,0671 3.734.009 10 55.613.378 0,2946 16.383.053 0,0497 2.765.933 TỔNG 406.265.205 228.786.564 99.056.730 NPV1 128.167.401 NPV2 (1.562.434) IRR 33.74% (Nguồn: Dữ liệu dự án do Công ty CMFISH trình NHCT Cà Mau) Phụ lục 02: THÔNG TIN THẨM ĐỊNH VỀ DỰ ÁN CMFISH. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (đã thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng SỐ TT DANH MỤC ĐVT QUY MÔ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN I Mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc 42.752.317 1 Khu nhà xưởng chế biến m2 8.012 2.000 16.024.000 2 Nhà làm việc + nhà ăn m2 2.500 1.500 3.750.000 3 Nhà bảo vệ + tường rào m2 600 1.500 469.517 4 Nhà đặt máy phát điện m2 50 800 40.000 5 Nhà ở công nhân viên m2 800 1.000 800.000 6 Vỉa hè m2 600 250 150.000 7 Cổng m2 16 3.000 48.000 8 Khu xử lý nước thải m2 60 1.000 60.000 9 San lắp mặt bằng m2 12.838 1.600 20.540.800 10 Thủy đài nước m3 70.000 11 Hồ chứa nước m3 200 1.500 300.000 12 Giếng nước khoan Giếng 2 100.000 200.000 13 Hệ thống thoát nước 300.000 II Máy móc thiết bị 48.574.850 1 Băng chuyền IQF (500 kg/h) Cái 3 2.800.000 8.400.000 2 Dây chuyền chế biến tôm Nobashi HT 2 2.800.000 5.600.000 3 Dây chuyền chế biến tôm PD HT 2 3.000.000 6.000.000 4 Dây chuyền chế biến tôm PUD HT 1 2.490.000 2.490.000 5 Tủ đông vĩ (1.000 kg/mẻ) Tủ 10 880.000 8.800.000 6 Kho thành phẩm (150 tấn) Kho 2 638.000 1.276.000 7 Kho chờ đông Kho 2 150.000 300.000 8 Kho lạnh Kho 2 200.000 400.000 9 Kho chứa đá Cái 1 150.000 150.000 10 Kho chứa bánh lẽ Cái 1 100.000 100.000 11 Máy đá vãy 15 tấn/ngày Cái 15 649.990 9.749.850 12 Máy phát điện (500KVA) Cái 4 700.000 2.800.000 13 Máy dò kim loại Cái 2 150.000 300.000 14 Máy tách khuôn Cái 8 32.000 256.000 15 Máy hút chân không Cái 2 78.000 156.000 16 Máy giặc công nghiệp Cái 4 60.000 240.000 17 Trạm hạ thế điện Trạm 1 300.000 18 Hãng nước đá 1 757.000 19 Hệ thống xử lý nước cấp sử dụng sản xuất HT 1 500.000 III Công cụ dụng cụ 5.120.000 1 Khuôn nhôm Khuôn 3.000 100 300.000 2 Cối xay đá Cái 5 16.000 80.000 3 Cân điện tử lớn Cái 20 100.000 4 Cân điện tử nhỏ Cái 100 150.000 5 Xe thùng. xe cấp đông Chiếc 4 150.000 600.000 6 Dụng cụ BHLĐ 400.000 7 Hệ thống dây điện. bóng đèn HT 300.000 8 Hệ thống ống dẫn nước HT 400.000 9 Bàn chế biến. phân cở inox Bàn 200 3.600 720.000 10 Dụng cụ BHLĐ cho sản xuất 300.000 11 Dụng cụ khác đựng nguyên liệu 200.000 12 Hệ thống PCCC HT 2 100.000 200.000 13 Hệ thống chống sét 60.000 14 Bồn dầu Cái 1 60.000 15 Thiết bị văn phòng 300.000 16 Màng PVC 50.000 17 Thùng giữ lạnh Cái 100 300.000 18 Palet nhựa Cái 100 300.000 19 Công cụ khác phục vụ quản lý và sản xuất 300.000 IV CHI PHÍ KHÁC 160.000 1 Chi phí lập thủ tục đăng ký đất đai cấp giấy CNQSD đất 5.000 2 Lập đề án khai thác nước ngầm 15.000 3 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 20.000 4 Thuê bốc xếp vận chuyển vật tư 100.000 5 Lệ phí xây dựng 20.000 TỔNG CỘNG 96.607.167 6 Chi phí dự phòng (10%) 9.660.717 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 106.267.884 (Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu dự án) KẾ HOẠCH KHẤU HAO (đã thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Nhà xưởng 4.275.232 4.275.232 4.275.232 4.275.232 4.275.232 2 MMTB 6.071.856 6.071.856 6.071.856 6.071.856 6.071.856 3 Công cụ dụng cụ 1.024.000 1.024.000 1.024.000 1.024.000 1.024.000 TỔNG CỘNG 11.371.088 11.371.088 11.371.088 11.371.088 11.371.088 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Nhà xưởng 4.275.232 4.275.232 4.275.232 4.275.232 4.275.232 2 MMTB 6.071.856 6.071.856 6.071.856 - - 3 Công cụ dụng cụ - - - - - TỔNG CỘNG 10.347.088 10.347.088 10.347.088 4.275.232 4.275.232 (Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu dự án) DỰ TRÙ DOANH THU (đã thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Doanh thu sản phẩm 969.600.000 1.034.240.000 1.098.880.000 1.163.520.000 1.228.160.000 2 Phế liệu thu hồI 4.848.000 5.171.200 5.494.400 5.817.600 6.140.800 TỔNG DOANH THU 974.448.000 1.039.411.200 1.104.374.400 1.169.337.600 1.234.300.800 TÔM SÚ NOBA SHI TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 75% 80% 85% 90% 95% 2 Sản lượng sản xuất (tấn) 2.250 2.400 2.550 2.700 2.850 3 Đơn giá bình quân 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 DOANH THU 324.000.000 345.600.000 367.200.000 388.800.000 410.400.000 TÔM PD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 75% 80% 85% 90% 95% 2 Sản lượng (tấn) 3.000 3.200 3.400 3.600 3.800 3 Đơn giá bình quân 171.200 171.200 171.200 171.200 171.200 DOANH THU 513.600.000 547.840.000 582.080.000 616.320.000 650.560.000 TÔM PUD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1 Công suất hoạt động 75% 80% 85% 90% 95% 2 Sản lượng (tấn) 750 800 850 900 950 3 Đơn giá bình quân 176.000 176.000 176.000 176.000 176.000 DOANH THU 132.000.000 140.800.000 149.600.000 158.400.000 167.200.000 TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Doanh thu sản phẩm 1.292.800.000 1.228.160.000 1.228.160.000 1.228.160.000 1.228.160.000 2 Phế liệu thu hồI 6.464.000 6.140.800 6.140.800 6.140.800 6.140.800 TỔNG DOANH THU 1.299.264.000 1.234.300.800 1.234.300.800 1.234.300.800 1.234.300.800 TÔM SÚ NOBA SHI TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 95% 95% 95% 95% 2 Sản lượng sản xuất (tấn) 3.000 2.850 2.850 2.850 2.850 3 Đơn giá bình quân 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 DOANH THU 432.000.000 410.400.000 410.400.000 410.400.000 410.400.000 TÔM PD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 95% 95% 95% 95% 2 Sản lượng (tấn) 4.000 3.800 3.800 3.800 3.800 3 Đơn giá bình quân 171.200 171.200 171.200 171.200 171.200 DOANH THU 684.800.000 650.560.000 650.560.000 650.560.000 650.560.000 TÔM PUD ĐÔNG BLOCK TT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Công suất hoạt động 100% 95% 95% 95% 95% 2 Sản lượng (tấn) 1.000 950 950 950 950 3 Đơn giá bình quân 176.000 176.000 176.000 176.000 176.000 DOANH THU 176.000.000 167.200.000 167.200.000 167.200.000 167.200.000 (Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu dự án) DỰ TRÙ CHI PHÍ – LỢI NHUẬN (đã thẩm định) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT KHOẢN MỤC NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 I BIẾN PHÍ 886.980.000 944.315.000 1.001.896.750 1.059.737.588 1.117.850.467 1 Nguyên vật liệu chính 780.000.000 832.000.000 884.000.000 936.000.000 988.000.000 2 Vật tư sản xuất 16.000.000 16.800.000 17.640.000 18.522.000 19.448.100 3 Bao bì 6.000.000 6.400.000 6.800.000 7.200.000 7.600.000 4 Nhiên liệu. năng lượng 30.000.000 31.500.000 33.075.000 34.728.750 36.465.188 5 Tiền lương công nhân 30.000.000 31.500.000 33.075.000 34.728.750 36.465.188 6 BHXH. BHYT 5.700.000 5.985.000 6.284.250 6.598.463 6.928.386 7 Vận chuyển. bốc xếp. kiểm dịch 14.000.000 14.700.000 15.435.000 16.206.750 17.017.088 8 Chi phí khác 3.000.000 3.150.000 3.307.500 3.472.875 3.646.519 9 Lãi vay vốn lưu động 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 II ĐỊNH PHÍ 64.931.088 63.671.088 62.411.088 61.151.088 59.891.088 1 KHCB 11.371.088 11.371.088 11.371.088 11.371.088 11.371.088 2 Sữa chữa lớn 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 3 Sữa chữa nhỏ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 4 Chi phí quản lý 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 5 Lãi vay vốn cố định 7.560.000 6.300.000 5.040.000 3.780.000 2.520.000 III GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 951.911.088 1.007.986.088 1.064.307.838 1.120.888.675 1.177.741.555 IV DOANH THU 974.448.000 1.039.411.200 1.104.374.400 1.169.337.600 1.234.300.800 1 Doanh thu sản phẩm 969.600.000 1.034.240.000 1.098.880.000 1.163.520.000 1.228.160.000 2 Phế liệu thu hồi 4.848.000 5.171.200 5.494.400 5.817.600 6.140.800 V LỢI NHUẬN GỘP 22.536.912 31.425.112 40.066.562 48.448.925 56.559.245 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6.310.335 8.799.031 11.218.637 13.565.699 15.836.589 SỐ DƯ NỢ ĐẦU NĂM 60.000.000 50.000.000 40.000.000 30.000.000 20.000.000 NỢ GỐC PHẢI TRẢ / NĂM 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 NGUỒN TRẢ NỢ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 1 Khấu hao cơ bản (65%) 7.391.207 7.391.207 7.391.207 7.391.207 7.391.207 2 Lợi nhuận ròng 2.608.793 2.608.793 2.608.793 2.608.793 2.608.793 VI LỢI NHUẬN RÒNG 6.226.577 12.626.081 18.847.925 24.883.226 30.722.657 TT KHOẢN MỤC NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 I BIẾN PHÍ 1.176.248.990 1.130.147.440 1.136.760.812 1.143.704.852 1.150.996.095 1 Nguyên vật liệu chính 1.040.000.000 988.000.000 988.000.000 988.000.000 988.000.000 2 Vật tư sản xuất 20.420.505 21.441.530 22.513.607 23.639.287 24.821.251 3 Bao bì 8.000.000 7.600.000 7.600.000 7.600.000 7.600.000 4 Nhiên liệu. năng lượng 38.288.447 40.202.869 42.213.013 44.323.663 46.539.846 5 Tiền lương công nhân 38.288.447 40.202.869 42.213.013 44.323.663 46.539.846 6 BHXH. BHYT 7.274.805 7.638.545 8.020.472 8.421.496 8.842.571 7 Vận chuyển. bốc xếp. kiểm dịch 17.867.942 18.761.339 19.699.406 20.684.376 21.718.595 8 Chi phí khác 3.828.845 4.020.287 4.221.301 4.432.366 4.653.985 9 Lãi vay vốn lưu động 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 2.280.000 II ĐỊNH PHÍ 57.607.088 82.807.088 56.347.088 50.275.232 50.275.232 1 KHCB 10.347.088 10.347.088 10.347.088 4.275.232 4.275.232 2 Sữa chữa lớn 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 3 Sữa chữa nhỏ 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 4 Chi phí quản lý 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 16.000.000 5 Lãi vay vốn cố định 1.260.000 26.460.000 - - - III GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.233.856.078 1.212.954.528 1.193.107.900 1.193.980.084 1.201.271.327 IV DOANH THU 1.299.264.000 1.234.300.800 1.234.300.800 1.234.300.800 1.234.300.800 1 Doanh thu sản phẩm 1.292.800.000 1.228.160.000 1.228.160.000 1.228.160.000 1.228.160.000 2 Phế liệu thu hồi 6.464.000 6.140.800 6.140.800 6.140.800 6.140.800 V LỢI NHUẬN GỘP 65.407.922 21.346.272 41.192.900 40.320.716 33.029.473 Thuế thu nhập doanh nghiệp 18.314.218 5.976.956 11.534.012 11.289.800 9.248.253 SỐ DƯ NỢ ĐẦU NĂM 10.000.000 - - - - NỢ GỐC PHẢI TRẢ TRONG NĂM 10.000.000 - - - - NGUỒN TRẢ NỢ 10.000.000 - - - - 1 Khấu hao cơ bản (65%) 6.725.607 - - - - 2 Lợi nhuận ròng 3.274.393 - - - - VI LỢI NHUẬN RÒNG 37.093.704 15.369.316 29.658.888 29.030.916 23.781.221 (Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu dự án) PHỤ LỤC 03: QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN CMFISH Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại Hồ điều hòa Nước đã xử lý Thoát ra sông Nước thải có dầu Hồ tách dầu Nước đã xử lý Vớt bỏ dầu Nước thải sản xuất Hệ thống dẫn nước thải Lọc rác Các bể chứa Bơm động lực Bể lắng đứng Xử lý bằng hóa chất (Clor) Lò quạt đứng Các ao mương sinh hóa Thoát khí Biogas Nước đã xử lý thoát ra sông (Nguồn: Khảo sát quy hoạch và thiết kế kỹ thuật dự án đã được Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Cà Mau phê duyệt) Phụ lục 04: PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHI ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG (Nguồn: Sổ tay tín dụng NHCT Việt Nam 2004) Lợi nhuận trước thế và sau lãi suất Hệ số khả năng trả nợ gốc = Nợ gốc phải trả Lợi nhuận trước thuế và lãi suất Hệ số khả năng trả lãi = Chi phí lãi vay Doanh thu thuần Hiệu quả dử dụng tài sản = Tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ x 365 Giá trị khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho (HTK) TSLĐ - Đầu tư NH - HTK Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản cmfish tại ngân hàng công thương cà mau.doc