Luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:
1.Làm rõ dưới góc độ lý luận, những thuật ngữ khoa học cơ bản liên
quan đến đề tài như: doanh nghiệp nhà nước, tài sản công, tài sản công trong
các doanh nghiệp nhà nước, thể chế, thể chế quản lý nhà nước. Từ đó, luận
văn đưa ra quan niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong
các doanh nghiệp nhà nước là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
vận hành các quy định pháp luật về QLNN đối với tài sản công trong các
DNNN một cách thống nhất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp
theo yêu cầu kinh tế đất nước. Như vậy , luận văn tiếp cận dưới hai góc độ:
hệ thống văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước QLNN
đối với tài sản công trong các DNNN.
2. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ máy quản lý nhà
nước và các quy định pháp luật đối với tài sản công trong các DNNN ở một
số quốc gia điển hình trên thế giới như: Singapore, Trung Quốc, Malaixia. từ
đó rút ra một số kinh nghiệm Việt Nam.
3. Luận văn khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các
DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược 4
DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông là : Tập đoàn VNPT, Tổng công ty
Mobifone, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty VTC, luận văn
cũng khái quát thực trạng tài sản công tại 4 DNNN trên thông qua số liệu về
quản lý, sử dụng vốn nhà nước và tài sản đất được giao.
4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản
pháp luật đối với quản lý tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền
thông, luận văn rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.87
5. Luận văn xây dựng hai nhóm giải pháp chính để hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và
Truyền thông. (1) Cụ thể giải pháp chung áp dụng cho tât cả các DNNN ở
Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng cũng như
chịu sự điều chỉnh của thể chế của Việt Na nói chung. (2) Giải pháp cụ thể đối
với Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là những giải pháp mang tính trước mắt
trong khi chưa hoàn thiện được thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN nói chung.
108 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước – Thực tiễn tại Bộ thông tin và truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
và Người đại diện trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Hiện nay, cơ chế phân công, phân cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu nhà nước theo Nghị định định số 99/2012/NĐ-CP không còn phù hợp với
quy định của một số luật mới ban hành trong thời gian qua:
67
- Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày
19 tháng 06 năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ không còn chức năng "thực
hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp" như quy
định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ trước đây (năm 2001).
- Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có một số quy định mới khác hẳn so
với trước đây về thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, trước
hết là quy định về cơ quan đại diện chủ sở hữu; không còn quy định về sự
tham gia của các bộ quản lý tổng hợp vào thực hiện quyền chủ sở hữu nhà
nước đối với doanh nghiệp.
Ba là, các quy định về giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DNNN chưa
chặt chẽ dẫn đến hiệu quả giám sát chưa cao; công tác giám sát tài chính được
thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào
hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức
năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; việc công bố thông tin của các DN có
vốn nhà nước còn thiếu minh bạch; cơ chế xử lý người đứng đầu khi xảy ra
sai phạm, cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu
quả hoạt động đối với DNNN chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Về khuôn khổ pháp lý, chủ thể giám sát tài chính theo quy định hiện
nay là chủ sở hữu, tuy rõ về trách nhiệm giải trình, nhưng còn chồng chéo,
chưa xử lý được vấn đề xung đột lợi ích, không đảm bảo tính độc lập của chủ
thể. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động chưa mang tính trung và dài hạn, tiêu
chí đánh giá còn pha lẫn giữa 2 góc độ chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà
nước. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm cao nhất về giám sát tài chính, nhưng
năng lực chưa tương xứng số lượng, quy mô và mức độ phức tạp của đối
tượng giám sát. Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác
đối với hoạt động của DNNN chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương
xứng với với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp dẫn
68
đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế
tài xử lý các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần chưa đồng bộ, việc
quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân
thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN
chưa cao, chưa được chú trọng và quan tâm.
Bốn là, cơ chế quản lý tài sản nhà nước còn phân tán, được điều chỉnh
bởi nhiều luật khác nhau, chưa có luật chung để quy định những nguyên tắc
thống nhất trong quản lý, sử dụng, khai thác
tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; chưa điều chỉnh đối với
các loại tài sản nhà nước khác như: tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà
nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước, tài sản kết cấu hạ
tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đất đai, khoáng sản, rừng,
nguồn lợi ở vùng trời, vùng biển, thềm lục địa, tần số vô tuyến điện, quỹ đạo
vệ tinh, tên miền Internet và các tài nguyên khác. Do đó, nhiều nội dung thuộc
chế độ quản lý, sử dụng tài sản, nhất là việc hạch toán tài sản, khai thác tài
sản với vị trí là nguồn lực tài chính chưa có luật điều chỉnh để thực hiện đã
làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Nguyên nhân
Những bất cập về mặt pháp luật trên do những nguyên nhân chủ quan
và khách quan.
Về mặt khác quan, đất nước ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường được 30 năm nay. Tuy nhiên các quan hệ kinh tế
vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy bao cấp, các DN chưa bắt kịp với tư
duy thị trường, vì thế vẫn có tâm lí “được bao cấp”. Chính vì thế việc quản lí,
69
sử dụng TSC trong các DNNN vẫn xây dựng trên lối tư duy cũ. Mặt khác, do
sự vận động thay đổi mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta
trong những năm gần đây (đặc biệt là từ khi có đường lối đổi mới 1986) dẫn đến
thể chế QLNN đối với TSC trong các DNNN chưa kịp chuyển biến kịp với tốc
độ phát triển và nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Về chủ quan, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thay đổi
thể chế QLNN đối với TSC trong các DNNN đã có từ rất lâu. Nghị quyết Đại
hội lần thứ XII của Đảng đã xác định: "Tách chức năng chủ sở hữu tài sản,
vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước của các bộ, Uỷ ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các
doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp nhà nước". Như vậy sẽ xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp
của các bộ, ngành chủ quản vào hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng các
công cụ, mệnh lệnh hành chính. Chúng ta cũng mất nhiều năm để nghiên cứu
mô hình tổ chức cơ quan quản lý vốn kinh doanh của Nhà nước, nhưng do đặc
điểm DNNN nước ta có mặt hầu như ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh
tế, số lượng quá nhiều, đóng góp đến 1/3 cơ cấu GDP, nên rất khó khăn trong
việc tìm sự đồng thuận về một mô hình quản lý nào đó. Trong quá trình cải
cách DNNN, chúng ta đã thử nghiệm nhiều mô hình tập đoàn (TĐ), tổng công
ty (TCT) như TCT 90, 91 thực hiện từ năm 1995, TĐ kinh tế nhà nước từ năm
2006 và đặc biệt mô hình TCT Đầu tư tài chính (SCIC) như hiện nay đang
hoạt động nhưng đến nay đều chưa thể đạt được 2 mục tiêu nêu trên.
Từ đầu thập niên 2000, với tiến trình cải cách DNNN (tạm gọi là giai
đoạn 3), chúng ta đã xóa bỏ chức năng quản lý DNNN trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh ở hầu hết địa phương, chỉ còn lại vài nơi như Hà nội, TPHCM nên
cơ chế chủ quản DNNN cơ bản chỉ còn lại chủ yếu ở cấp chính quyền Trung
70
ương. Song vẫn gặp khó khăn và trở ngại của quá trình cải cách DNNN, trong
đó có mô hình quản lý, nguyên nhân chủ yếu vẫn chưa định vị vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường. Cho đến nay Chính phủ thực chất đóng 2
vai trò: Nhà nước để quản lý nhà nước và là nhà đầu tư kinh doanh trên thị
trường. Thực ra việc Nhà nước tham gia đầu tư kinh doanh trên thị trường đã
được nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường, nhưng có 3
điểm khác biệt chính: Nhà nước không kinh doanh quá nhiều lĩnh vực; có mô
hình quản lý để Nhà nước “không vừa đá bóng vừa thổi còi”; sự kinh doanh
của Nhà nước mang tính “dẫn đường” thúc đẩy thị trường phát triển, chứ
không cạnh tranh với thị trường vì mục tiêu kiếm lời.
Có thể nói việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước trên còn chậm và lúng túng. Thể chế QLNN đối với đối với TSC
trong các DNNN vẫn còn ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý quan liên bao cấp, vì
vậy nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên. Tư tưởng ”bộ chủ
quản” còn khá nặng nề.
Bản thân các bộ, ngành cũng chưa muốn ”buông” hoàn toàn các
DNNN thuộc bộ, ngành mình và bản thân các DNNN cũng không muốn tách
ra hoạt động độc lập, cạnh tranh bình đẳng với các DN tư nhân trên thị
trường. Chính yếu tố ”lợi ích” và tư duy ”cũ” đó đã làm ảnh hưởng đến sự đổi
mới cải cách thể chế QLNN đối với đối với TSC trong các DNNN.
Sự hạn chế về năng lực lập pháp, lập quy của các chủ thể xây dựng và
ban hành văn bản pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến sự và bất cập trong các quy định pháp luật về QLNN đối với TSC trong
các DNNN ở Việt Nam nói chung và Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng
hiện nay.
71
2.3. Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công
trong các doanh nghiệp nhà nƣớc – từ thực tiễn Bộ Thông tin và Truyền
thông
2.3.1. Giải pháp chung
2.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 là đạo luật có liên quan
đến rất nhiều luật chuyên ngành, tác động đến hầu hết các đối tượng quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Để sớm khắc phục
tình trạng quản lý, sử dụng tài sản còn manh mún, chưa hiệu quả, lãng phí
nguồn lực nhà nước, thì cần sửa đổi Luật này để đảm bảo việc quản lý tài sản
công một cách hiệu quả, tăng cường nguồn lực phát triển kinh tế đất nước và
bổ sung đầy đủ các loại tài sản công theo quy định của Hiến pháp năm 2013
và các luật chuyên ngành. Đồng thời, khắc phục bất cập của Luật Quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước 2008 chưa đưa nội dung tài sản nhà nước trong các
DNNN vào phạm vi điều chỉnh. Vì vậy cần ban hành Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công, đồng thời với các luật chuyên ngành khác như Luật Đầu tư công;
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp 2014để hình thành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động
QLNN đối với TSC trong các DNNN.
Cụ thể, đối với tài sản công trong các DNNN đã được điều chỉnh bởi
các luật chuyên ngành, Luật này chỉ quy định những nguyên tắc chung cần
tuân thủ, còn nội dung cụ thể được dẫn chiếu theo các luật chuyên ngành.
Những nội dung cần thể hiện trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
là: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, phân loại
TSC, nguyên tắc quản lý, sử dụng TSC; xác định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan nhà nước đối với TSC; xác định cơ quan quản lý TSC; chế độ quản lý,
sử dụng TSC trong các cơ quan, đơn vị; công khai thông tin về TSC, việc
giám sát quản lý, sử dụng TSC.
72
Trong những nội dung trên, gắn với nội dung còn vướng mắc trong
luận văn, nội dung đầu tiên cần làm rõ đó là khái niệm, phạm vi, đặc trưng,
phân loại tài sản công trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Bởi mỗi loại
với đặc trưng riêng sẽ có cách quản lý, sử dụng khác nhau. Thực tế hiện nay,
các đặc trưng cơ bản của tài sản công đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp
năm 2013.
Tuy nhiên, để có cơ sở xây dựng chế độ quản lý, sử dụng đối với từng
loại tài sản công theo kết cấu trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, ngoài
những đặc trưng cơ bản của tài sản công theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp
2013, trong khái niệm về tài sản công cần liệt kê các nhóm tài sản lớn. Tại
nhiều nước, khái niệm tài sản công cũng sử dụng phương pháp liệt kê (như:
Hàn Quốc, Đài Loan, Inđônêxia...
Phạm vi điều chỉnh các loại tài sản công là rất rộng, có thể phân loại tài
sản công theo các nhóm tài sản có cùng các tiêu chí mục đích sử dụng, đặc
tính và yêu cầu quản lý của tài sản bao gồm:
(1) Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công tại
các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
(2) Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
(3) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý;
(4) Tài sản công phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
(5) Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài
ngân sách và dự trữ ngoại hối của nhà nước;
(6) Tài sản là tài nguyên.
Ngoài ra còn một số loại tài sản công cụ thể như cơ sở dữ liệu, thương
hiệu, tài sản vô hình...
73
Về bộ máy QLNN đối với DNNN nói chung và TSC trong các DNNN
nói riêng có thể quy định khái quát mô hình cơ quan chuyên trách quản lý
TSC công tập trung, xóa bỏ mô hình các bộ chủ quản vừa thực hiện chức
năng QLNN vừa đại diện chủ sở hữu. Về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể của cơ quan này có thể được cụ thể hóa trong Nghị định của
Chính phủ.
Mặt khác, Luật Quản lý sử dụng tài sản công phải tập trung điều chỉnh
những quy định về chủ thể, nội dung, hình thức giám sát TSC đối với DNNN
và giám sát đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
cơ quan đại diện chủ sở hữu. Tức là giám sát hai chiều. Điều này xuất phát từ
yêu cầu hoàn thiện khung quản trị hiệu quả, hiệu lực, đầy đủ và thống nhất
đối với tài sản nhà nước trên tổng thể nền kinh tế và từng doanh nghiệp cụ
thể. Pháp luật nước ta hiện nay đã có nhiều quy định về quản lý, giám sát từ
cấp cơ quan đại diện chủ sở hữu đến doanh nghiệp. Tuy nhiên việc giám sát
cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao
thì chưa có quy định cụ thể, cần được thể chế hóa trong Luật Quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước
2.3.1.2. Giải pháp hoàn thiện về bộ máy quản lý nhà nước
Xuất phát từ những bất cập trong mô hình quản lý nhà nước đối với
TSC trong các DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân tích tại tiết
2.2, thiết nghĩ cần phải có sự đổi mới triệt để trong việc thay đổi mô hình
quản lý nhà nước. Mặt khác,cần phải thay đổi trong mô hình quản lý nhà nước
đối với các DNNN chứ không chỉ dừng lại sự quản lý với TSC. Hay nói cách
khác quản lý đối với TSC không tách rời sự quản lý đối với các DNNN. Tất
nhiên, trong đó chú trọng đến việc xây dựng một mô hình hiệu quả nhất để
đảm bảo quản lý, sử dụng và phát triển có hiệu quả nhất những TSC trong các
DNNN. Và mô hình này không chỉ áp dụng riêng đối với DNNN tại Bộ
74
Thông tin và Truyền thông mà còn áp dụng trong quản lý TSC nói riêng.
Hiện nay, có 3 phương án đưa ra để thiết lập mô hình quản lý nhà nước đối
với các DNNN nói chung và DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng.
Phương án 1: Thành lập mới cơ quan chuyên trách trên cơ sở điều
chuyển cán bộ tại các Bộ, ngành liên quan, bổ sung một số nhân sự đủ điều
kiện từ Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), bảo đảm
không làm tăng biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Theo đó, Cơ quan chuyên trách quản lý danh mục khoảng 30 tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước quy
mô lớn, trong đó bao gồm SCIC là đầu mối độc lập để quản lý và thoái vốn tại
các công ty cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ.
Phương án 2: Nâng cấp SCIC thành Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu
tư tại doanh nghiệp để quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh
nghiệp có vốn nhà nước.
Phương án 3: thành lập mô hình cơ quan chuyên trách là doanh
nghiệp. Tăng cường, củng cố, kiện toàn SCIC là doanh nghiệp trực thuộc
Chính phủ làm chức năng đại diện chủ sở hữu (tăng địa vị pháp lý, nhân
lực);tiến hành quản lý các DNNN.
Phương án 1 và 2 là thành lập một Ủy ban quản lý vốn nhà nước trực
thuộc Chính phủ. Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành
lập; giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại
các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà
nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước; tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại doanh nghiệp
để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực chiến lược, tạo động lực phát triển
nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Ủy ban thực hiện các
chức năng sau đây [2; tr.6]:
75
- Đầu tư và quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của nhà nước
tại các doanh nghiêp nhằm hợp lý hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa giá trị tài
sản, vốn đầu tư nhà nước tại các doanh nghiệp.
- Chuyên trách thực hiện đầy đủ tất cả các quyền chủ sở hữu nhà nước
tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, trừ các quyền thuộc Chính
phủ, hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật quản lý vốn đầu tư
nhà nước tại doanh nghiệp và các luật có liên quan.
- Trực tiếp hoặc chủ trì tham mưu, giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ về chính sách sở hữu nhà nước, về tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp
nhà nước, về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước tại doanh
nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.
Việc quản lý đối với Ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ xác định như sau:
- Ủy ban chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo
ngành, lĩnh vực.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
kết quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn đầu tư nhà nước
tại các doanh nghiệp.
- Chịu sự đánh giá, giám sát của Chính phủ, của Quốc hội và các cơ
quan có liên quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan trực thuộc Ban chấp
hành Trung ương Đảng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ làm đại diện
chủ sở hữu nhà nước, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển và tối đa
hóa giá trị tài sản và vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp.
- Chịu sự đánh giá, giám sát của nhân dân, báo chí, Truyền thông, các
tổ chức chính trị - xã hội trong đầu tư và quản lý danh mục tài sản, vốn đầu tư
nhà nước tại doanh nghiệp, trong thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ
sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp.
76
Đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy
ban có các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tương tự các quyền và trách nhiệm của bộ
quản lý ngành hiện nay đang thực hiện với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở
hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước được giao quản lý.
Ủy ban không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước khác đối với doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được điều chuyển
trực thuộc Ủy ban sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư tài chính.
Hiện nay, theo quan điểm của Bộ Kế hoạch và đầu tư – đơn vị đang xây
dựng báo cáo đề án thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý tài sản công
trong các DNNN, thay cho mô hình các bộ chủ quản như Bộ Thông tin và
Truyền thông. Phương án này có những ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm: việc hình thành cơ quan chuyên trách là nâng cao hiệu quả
quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh và đảm bảo quản lý
hành chính nhà nước ngày càng công bằng, bình đẳng, không phân biệt thành
phần kinh tế. Vì vậy,việc thành lập cơ quan chuyên trách sẽ hình thành một
bộ máy quản lý vốn nhà nước chuyên nghiệp, tách khỏi cơ quan quản lý hành
chính nhà nước, thực hiện chủ trương xóa bỏ cơ chế chủ quản DNNN. Về
phương diện tổ chức và pháp luật, việc thành lập cơ quan chuyên trách dưới
hình thức cơ quan thuộc Chính phủ thuộc thẩm quyền của Chính phủ; nhằm
phục vụ nhiệm vụ của Chính phủ trong việc "thực hiện chức năng đại diện
chủ sở hữu đối với các tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, thực hiện chức năng
chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước" (Khoản 6
Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015). Đồng thời góp phần đổi mới phương
phức quản lý vốn đầu tư kinh doanh của Nhà nước phù hợp với sự vận hành của
77
cơ chế thị trường, tránh sự can thiệp mang tính hành chính của “chủ quản” vào
hoạt động DN, bảo đảm tính tự chủ của DN theo Luật DN.
Nhược điểm: theo quan điểm của tác giả, với Việt Nam, cơ chế kinh tế
thị trường buộc chúng ta phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức
năng kinh doanh. Việc thành lập một Ủy ban chuyên trách độc lập làm chức
năng đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước tại DN khó có thể làm thay đổi
được thực trạng yếu kém trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước lâu nay,
thậm chí làm cồng kềnh hơn nữa bộ máy quản lý, gây chồng chéo chức năng,
trách nhiệm lại không rõ ràng. Hơn nữa Việt Nam chưa từng có tiền lệ thiết
lập một ủy ban quản lý một lượng vốn nhà nước khổng lồ như vậy. Không
những không có kinh nghiệm trong việc thiết lập ủy ban quản lý vốn nhà
nước, mà ngay cả những phương hướng điều hành và hoạt động cơ bản của ủy
ban này cũng đang tỏ ra hết sức mù mờ kể cả trong dự thảo nghị định đang được
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(KH&ĐT) thực hiện. Về cơ bản, việc thiết lập ủy ban này sẽ quyết định việc
giám sát và sử dụng một trong những nguồn vốn lớn nhất trong nền kinh tế, lên
tới 5 triệu tỉ đồng (tương đương 250 tỉ USD) bao gồm vốn nhà nước trong các
tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) [2; tr.8]. Bắt tay vào
thực hiện ngay một kế hoạch đồ sộ mà không có được những kinh nghiệm cơ
bản là một việc làm có vẻ như không thực sự khôn ngoan.
Mặt khác, nếu đặt tên Ủy quan quản lý vốn nhà nước thì không bao
hàm các nội dung khác như: tài sản dưới dạng tài nguyên, nhân sự, con
ngườiHay nói cách khác không quản lý được toàn diện các DNNN.
Vì thế tác giả ủng hộ phương án thứ ba: thí điểm với một đơn vị có quy
mô nhỏ hơn để tích lũy những kinh nghiệm cần thiết, sẽ chịu trách nhiệm thay
mặt Chính phủ quản lý tất cả các DNNN. Và Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) có thể trở thành một hình mẫu thí điểm phù hợp
cho yêu cầu này.
78
So với mô hình Temasek Holdings của Singapore được ghi nhận là
hình mẫu cho Ủy ban chủ sở hữu vốn nhà nước ở Việt Nam, thì SCIC đang có
nhiều điểm tương đồng nhất với mô hình Temasek. Trước hết, cả SCIC và
Temasek đều là các công ty “đầu tư và kinh doanh” vốn nhà nước, chứ không
phải là các công ty “quản lý” vốn nhà nước.
Theo đó, mục tiêu được đặt lên vị trí cao nhất của cả SCIC và Temasek
là đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất trong việc đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước, chứ không phải là quản lý nó. Điều này cho phép SCIC và Temasek có
thể tập trung hoàn toàn vào việc đầu tư kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho
Nhà nước và Chính phủ, thay vì phải phân tán hoạt động sang các lĩnh vực
khác như tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các DNNN vốn là những nhiệm vụ đa ngành mà hiện nay muốn
gò ép cho ủy ban chủ sở hữu vốn nhà nước.
Ngoài ra, SCIC hiện cũng đang là đơn vị hội tụ được nhiều điều kiện
nhất để có thể được tách ra và độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước, mà ở
đây là Bộ Tài chính. Nếu SCIC có thể được tách khỏi sự quản lý của Bộ Tài
chính, thì khi đó nó sẽ có thể trở thành một tổng công ty độc lập, có thể tách
bạch khỏi những can thiệp về chính trị, vốn là một trong hai đặc điểm quan
trọng nhất của mô hình Temasek bên cạnh yếu tố là chỉ tập trung vào đầu tư
kinh doanh vốn nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ và các bộ
ngành sẽ không thể can thiệp vào hoạt động của SCIC, và tổng công ty đầu tư
kinh doanh vốn nhà nước này sẽ chỉ chịu sự giám sát của những đơn vị
chuyên trách giám sát như kiểm toán Nhà nước hay Thanh tra chính phủ giữ
vai trò như những sự giám sát cần thiết của Nhà nước đóng vai trò là cổ đông
chi phối mà thôi.
Một khi có thể tách riêng và độc lập với Chính phủ và các bộ ngành, thì
SCIC hoàn toàn có thể thực hiện những cải cách về quản trị minh bạch và
hiệu quả, trong đó được quyền chọn lọc và thuê những người điều hành có
79
năng lực thực sự. Nói cách khác, SCIC khi đó sẽ trở thành một Temasek
Holdings của Việt Nam, với vai trò và chức năng hoàn toàn trùng khớp với cỗ
máy đầu tư nổi tiếng của chính phủ Singapore.
Việc thực hiện thí điểm mô hình tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn
nhà nước với SCIC cũng là điều cần làm, khi mà trong suốt nhiều năm qua
chúng ta đã hạn chế khá nhiều những chức năng mà lẽ ra SCIC cần phải được
đảm trách. Sự thiếu hiệu quả của SCIC trong nhiều năm qua là do chúng ta đã
không đáp ứng đủ các điều kiện để tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước này thực hiện đúng chức năng của mình.
Về lý thuyết, SCIC là công ty chuyên đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước, trong đó đặt vấn đề hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước lên hàng đầu. Tuy nhiên thay vì đưa vốn cho SCIC đầu tư kinh
doanh thì chúng ta lại chuyển các DN cổ phần hóa về cho SCIC quản lý thoái
vốn để lấy tiền đầu tư. Do đó, về bản chất, chức năng chỉ tập trung cho đầu tư
kinh doanh vốn nhà nước của SCIC đã không được đảm bảo, mà thay vào đó
phải phân tán vào các chức năng như thoái vốn và cổ phần hóa. Ngoài ra, do
SCIC vẫn chưa được tách ra hoạt động độc lập mà còn phải chịu sự quản lý
của nhà nước, mà ở đây là Bộ Tài chính, nên hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn
của SCIC là chưa thực sự lớn.
Nói cách khác, nếu như Việt Nam đang cần một đối tượng có thể thí
điểm theo mô hình công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước như Temasek
Holdings của Singapore, thì SCIC hiện đang là ứng cử viên sáng giá nhấ,
SCIC hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi nhất để có thể đi theo mô hình và
cách thức hoạt động tương tự như Temasek. Nếu việc thí điểm với SCIC
thành công, trong đó cho phép SCIC tách ra và hoạt động độc lập với các cơ
quan quản lý nhà nước và tập trung hoàn toàn vào vấn đề đầu tư kinh doanh
vốn nhà nước; thì Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến việc nâng cấp SCIC trở
thành tổng công ty nắm giữ vai trò đầu tư kinh doanh vốn tại các tập đoàn và
80
tổng công ty nhà nước khác, thay vì thành lập một ủy ban với những nhiệm
vụ chồng chéo, bất khả thi mà Việt Nam không có bất cứ một kinh nghiệm
khả dĩ nào trước đó.
2.3.1.3. Giải pháp khác
Thứ nhất, cần đổi mới tư duy giám sát, kiểm soát vốn nhà nước bằng
giám sát, kiểm soát quyền chủ sở hữu nhà nước (có nội hàm rộng hơn, toàn
diện hơn quyền sở hữu vốn nhà nước) tại tất cả các DNNN nói chung và
DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng. Việc thể chế hoá tư duy
giám sát, kiểm soát quyền chủ sở hữu nhà nước trong DNNN thay cho giám
sát, kiểm soát vốn nhà nước thành các quy định pháp luật là cần thiết và là tất
yếu . Bởi lẽ, mặc dù đầu tư vốn nhà nước và sở hữu vốn nhà nước tại DNNN
là nguồn gốc, nhưng quyền chủ sở hữu nhà nước mới là cốt lõi của lợi ích
Nhà nước tại DNNN. Quyền chủ sở hữu nhà nước là rộng hơn, toàn diện hơn
so với quyền sở hữu vốn nhà nước. Quyền chủ sở hữu nhà nước bao gồm các
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhiều vấn đề quan trọng của tập
đoàn như vốn, tài sản, tổ chức, cán bộ, điều lệ, chiến lược phát triển, đầu tư,
kinh doanh, hưởng lợi.... Hiện nay, chúng ta mới chú trọng đến việc “quản lý
và sử dụng vốn nhà nước” mà chưa thể hiện được ý nghĩa, tầm quan trọng
của việc “quản lý và giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước”. Cũng
vì vậy, cần thay đổi cách dùng từ “chủ sở hữu vốn” thành “chủ sở hữu” trong
các quy định pháp luật. Chỉ thông qua việc giám sát, kiểm soát quyền chủ sở
hữu nhà nước trong DNNN mới có thể bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà
nước; khắc phục được những bất cập trong quản lý, giám sát DNNN nói
chung và TSC trong các DNNN nói riêng như trong thời gian vừa qua.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát việc quản lý, sử
dụng TSC trong các DNNN thông qua các công cụ khác nhau và các chủ thể
khác nhau. Ngoài sự kiểm soát của bộ chủ quản, các bộ, ngành có liên quan
như (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư), kiểm soát của các cơ quan chức
81
năng như ( Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ) còn nâng
cao, phát huy vai trò của phương tiện thông tin đại chúng cũng như kiểm soát
của xã hội. Cụ thể:
- Kiểm soát mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch
đầu tư, kế hoạch tài chính, danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh
chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh
chính; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro;
nhiệm vụ hoạt động công ích.
- Kiểm soát về việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty
mẹ; việc bảo toàn và phát triển vốn của công ty mẹ tại công ty con, công ty
liên kết; tình hình và kết quả hoạt động tài chính của công ty mẹ, công ty
con, công ty liên kết; tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; hiệu quả đầu tư và
kinh doanh; chi phí tiền lương; vay, nợ và khả năng thanh toán nợ; vốn điều
lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ; các dự án đầu tư vượt
quá mức chủ sở hữu phân cấp cho công ty mẹ, công ty mẹ phân cấp cho công
ty con.
Để làm được như trên cần tăng cường nền tảng pháp lý, kinh tế, nhân
lực và thông tin cho thực hiện cơ chế giám sát, kiểm soát của chủ sở hữu nhà
nước đối với DNNN. Để thực hiện, cần củng cố và phát triển thêm nền tảng
của cơ chế giám sát, kiểm soát. Đó là xây dựng, duy trì:
(1) Hệ thống quy định rõ ràng, minh bạch về quyền hạn, nhiệm vụ,
nghĩa vụ, trách nhiệm, mối quan hệ trong công việc của các đối tượng có liên
quan (kể cả là tổ chức hoặc là cá nhân);
(2) Hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, cập nhật về DNNN (và các
doanh nghiệp có vốn nhà nước khác);
(3) Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp giám sát, kiểm soát,
đánh giá của chủ sở hữu đối với DNNN (và các doanh nghiệp có vốn nhà
nước khác);
82
(4) Đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên nghiệp đại diện cho
chủ sở hữu và đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu tại DNNN.
Thứ ba việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DNNN cần đến
những cơ quan chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, từng cán bộ phải là
chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh chứ không phải công chức quản lý
hành chính đơn thuần. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
trước mắt là công chức tham gia QLNNN đối với TSC trong các DNNN.
Phải xác định đây không phải là cán bộ quản lý hành chính mà phải là các
cán bộ chuyên nghiệp, chuyên gia về lĩnh vực này, có trình độ, kinh nghiệm,
có phẩm chất đạo đức . Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý TSC trong các
DNNN từ Trung ương đến địa phương. Trước mắt thực hiện đào tạo, nâng cao
chất lượng cho cán bộ làm công tác quản lý công sản tại các bộ, cơ quan Trung
ương và địa phương theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng công nghệ quản lý
hiện đại.
2.3.2. Giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông
Những giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông mang
tính ngắn hạn. Bởi lẽ, khi chúng ta hoàn thiện thể chế QLNN đối với TSC
trong các DNNN theo hướng tập trung vào một cơ quan chuyên trách quản lý
thì có nghĩa Bộ Thông tin và Truyền thông không còn thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của đại diện chủ sở hữu.
Trước mắt, xuất phát từ sự lãng phí, thất thoát trong sử dụng TSC mà
cụ thể là đất đai giao cho các DNNN của Bộ Thông tin và Truyền thông, cần
xây dựng thể chế, văn bản quản lý nhà nước về đất đai sát thực tế và có tính
dự báo để đáp ứng nhu cầu, xu thế phát triển của đất nước. Qua việc nghiên
cứu thực trạng khung giá đất theo giá 02 thành phố Hải Phòng, thành phố Đà
Nẵng quy định và giá đất theo giá thị trường tại 02 thành phố này đã chỉ ra
rằng: giá đất theo khung giá 02 thành phố này quy định thấp hơn rất nhiều so
với giá thị trường; bảng giá đất không phản ánh đúng thực tế, không có tính
dự báo xu thế phát triển. Từ đó làm giảm nguồn thu của nhà nước, gây thất
83
thoát, lãng phí tài sản của nhà nước. Để khắc phục thực trạng này, đòi hỏi các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng,
bản chất của vấn đề để xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về đất đai, xây
dựng khung giá đất sát thực tế và có tính ổn định, dự báo cao;
Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu, đánh giá lại nhu cầu sử
dụng đất thực tế của các DNNN thuộc bộ. Từ việc nghiên cứu thực trạng sử
dụng đất của Tập đoàn VNPT, cho thấy thực trạng công tác quản lý nhà nước
về đất đai chưa đạt hiệu quả cao, tình trạng cấp thừa đất cho các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp nhà nước còn diễn ra, gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà
nước. Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần tập trung rà soát, đánh giá lại và đánh giá đúng nhu cầu sử dụng đất
của từng cơ quan đơn vị để tiến hành phân định, cấp lại đất, thu hồi diện tích
đất mà các cơ quan, đơn vị đó không sử dụng hết hoặc đưa số diện tích đất cơ
quan, đơn vị không sử dụng vào vốn hóa để nhà nước thu lợi nhuận thông qua
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước . Để làm tốt công tác
này, đỏi hỏi trước tiên cần xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước
về đất đai, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, vững chắc để quản lý hiệu
quả tài sản đất đai của nhà nước.
Mặt khác, với số lượng nhân sự ít ỏi của Vụ Doanh nghiệp thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông (9 người), trong xu thế chung là tinh giảm biên
chế trên cả nước thì việc tăng thêm người là không khả thi. Chính vì vậy, chỉ
có phương án điều chuyển nhân sự từ các Vụ, Cục khác và nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức trong Vụ Doanh nghiệp. Bởi lẽ, con người là nhân
tố quyết định cho sự thành công của mọi hoạt động. Trong hoạt động quản lý
nhà nước cũng vậy. Đội ngũ công chức đang làm việc trong Vụ Doanh nghiệp
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng và Bộ Thông tin và truyền
thông nói chung là thành phần, nhân tố cơ bản và quan trọng nhất có tác động
trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về TSC
84
trong các DNNN. Đội ngũ chuyên viên của Bộ là lực lượng nòng cốt tham
mưu hoạch định các chính sách, trực tiếp thực hiện các nội dung QLNN đồng
thời tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng, quản lý TSC trong
các DNNN. Vì vậy, đây là lực lượng đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết
định nâng cao chất lượng QLNN đối với TSC trong các DNNN. Do đó, việc
hoàn thiện thể chế QLNN đối với TSC trong các DNNN., một trong những
nội dung có tính cấp thiết và ý nghĩa sống còn là phải nâng cao chất lượng,
trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức trong Bộ Thông tin và Truyền
thông nói chung và cụ thể là Vụ Doanh nghiệp nói riêng. Với đặc thù đối
tượng quản lý, đòi hỏi những công chức này không chỉ thuần túy chuyên môn
hành chính mà phải là những chuyên gia am hiểm về tổ chức và hoạt động
của các DNNN nói chung và việc vận hành quản lý, sử dụng TSC trong các
DNNN nói riêng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt thực hiện chủ trương
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp viễn
thông. Để thực hiện chủ trương đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích
cực triển khai hoạt động cổ phần hóa DNNN theo đúng lộ trình Chính phủ đã
đưa ra, hướng tới chuyển giao các DNNN về cơ quan quản lý chuyên trách
khi cơ quan này được thành lập.
85
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 luận văn giải quyết những nội dung sau:
- Khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các DNNN tại
Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược 4 DNNN tại
Bộ Thông tin và Truyền thông là : Tập đoàn VNPT, Tổng công ty Mobifone,
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty VTC, luận văn cũng khái
quát thực trạng tài sản công tại 4 DNNN trên thông qua số liệu về quản lý, sử
dụng vốn nhà nước và tài sản đất được giao.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản
pháp luật đối với quản lý tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và
Truyền thông, luận văn rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng.
- Luận văn xây dựng hai nhóm giải pháp chính để hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và
Truyền thông. (1) Cụ thể giải pháp chung áp dụng cho tât cả các DNNN ở
Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng cũng như
chịu sự điều chỉnh của thể chế của Việt Na nói chung. (2) Giải pháp cụ thể đối
với Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là những giải pháp mang tính trước mắt
trong khi chưa hoàn thiện được thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN nói chung.
86
KẾT LUẬN
Luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:
1.Làm rõ dưới góc độ lý luận, những thuật ngữ khoa học cơ bản liên
quan đến đề tài như: doanh nghiệp nhà nước, tài sản công, tài sản công trong
các doanh nghiệp nhà nước, thể chế, thể chế quản lý nhà nước. Từ đó, luận
văn đưa ra quan niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong
các doanh nghiệp nhà nước là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
vận hành các quy định pháp luật về QLNN đối với tài sản công trong các
DNNN một cách thống nhất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp
theo yêu cầu kinh tế đất nước. Như vậy , luận văn tiếp cận dưới hai góc độ:
hệ thống văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước QLNN
đối với tài sản công trong các DNNN.
2. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ máy quản lý nhà
nước và các quy định pháp luật đối với tài sản công trong các DNNN ở một
số quốc gia điển hình trên thế giới như: Singapore, Trung Quốc, Malaixia.. từ
đó rút ra một số kinh nghiệm Việt Nam.
3. Luận văn khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các
DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược 4
DNNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông là : Tập đoàn VNPT, Tổng công ty
Mobifone, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty VTC, luận văn
cũng khái quát thực trạng tài sản công tại 4 DNNN trên thông qua số liệu về
quản lý, sử dụng vốn nhà nước và tài sản đất được giao.
4. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản
pháp luật đối với quản lý tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền
thông, luận văn rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
87
5. Luận văn xây dựng hai nhóm giải pháp chính để hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và
Truyền thông. (1) Cụ thể giải pháp chung áp dụng cho tât cả các DNNN ở
Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông được xây dựng cũng như
chịu sự điều chỉnh của thể chế của Việt Na nói chung. (2) Giải pháp cụ thể đối
với Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là những giải pháp mang tính trước mắt
trong khi chưa hoàn thiện được thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các DNNN nói chung.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths Nguyễn Thái Bình,Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: đặc
điểm, vai trò và xu hướng phát triển.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2016), Tờ trình Về dự thảo Nghị định của
Chính phủ về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện
chủ sở hữu nhà nước
3. Bộ Tài chính, Báo cáo tóm tắt quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và
một số kinh nghiệm quốc tế.
4. Phạm Thị Hồng Đào , Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và những vấn
đề cần hoàn thiện, Tạp chí Tổ chức nhà nước số ra ngày 06/12/2016.
5. TS.Trần Tiến Cường, Đầu tư và sử dụng vốn nhà nước trong các tập
đoàn kinh tế nhà nước - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật,
6. Trần Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam (2011), Báo cáo về thí
điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước
7. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình “Hành chính công”, Nhà xuất
bản Giáo dục.
8. Nguyễn Quang Hạnh, Kinh nghiệm của quốc tế về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước, Nxb Lao Động, 2012
9. GS. Nguyễn Lân, Từ và ngữ Việt Nam.
10. Ths.Lê Na, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và vấn đề bình đẳng giữa
doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, www.tcdcpl.moj.gov.vn
11. TS. Huy Nguyên, Kinh nghiệm các nước về mô hình quản vốn nhà
nước,
reference/780-tin-tham-khao-1.html
89
12. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới
DNNN , Nxb Chính trị Quốc gia
13. Luật gia Trần Minh Sơn, Quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp,
Thời báo kinh tế Sài Gòn online, Thứ Sáu, 11/3/2011, 15:29 (GMT+7).
14. Ths. Nguyễn Văn Tuấn, Quản lý tài sản công ở nước ta hiện nay: thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng
7/2016.
15. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
16. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Đinh Văn Ân, Võ Trí
Thành, Thể chế - cải cách thể chế và phát triển, Lý luận và thực tiễn ở
nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê.
17. ThS. Phạm Thị Tường Vân và nhóm nghiên cứu, Đầu tư vốn nhà nước
vào DN: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tài chính Việt
Nam 2013- 2014, NXB Tài chính;
18. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - “Tái cơ cấu và cải
cách DNNN” số 7/2012;
19. UNIDO 2013, Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn Nhà nước;
20. https://voer.edu.vn/m/noi-dung-cong-tac-quan-ly-von-nha-nuoc-tai-
doanh-nghiep-nha-nuoc/4dbd1c01, Nội dung công tác quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp nhà nước.
21.
-ly-von-nha-nuoc-can-cuoc-cach-mang-ve-tu-duy/index.html Quản lý
vốn nhà nước cần cuộc cách mạng về tư duy
90
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp diện tích đất nhà nước giao cho Tập đoàn
VNPT, Tổng Công ty Bưu điện quản lý và sử dụng
Đơn vị tính: m2
TT Tên tỉnh/tp
QĐ của HĐTV Diện tích đất (m2)
Số Ngày
Tổng công ty
Bƣu điện
VNPT
Quyết định giao nhà đất cho 63 tỉnh/tp. 3.335.295,61 2.433.614,37
1 Sóc Trăng
BĐ: 210
VNPT: 209
8/12/2011 19.014,90 33.879,00
2 Phú Yên
BĐ: 214
VNPT: 216
BĐ:
16/12/2011
VT:
20/12/2011
47.999,20 32.560,00
3 Lai Châu
BĐ: 220
VNPT: 218
23/12/2011 31.338,40 3.334,70
4 Điện Biên
BĐ: 221
VNPT: 219
23/12/2011 28.729,00 3.740,60
5 Quảng Trị
BĐ: 227
VNPT: 230
29/12/2011 51264 35.996,00
6 Kon Tum
BĐ: 05
VNPT: 06
4/1/2012 42.175,68 12.998,95
7 Hƣng Yên
BĐ: 09
VNPT: 10
4/1/2012 53.834,00 35.041,00
91
8
Bà rịa - Vũng
tàu
BĐ: 24
VNPT: 22
19/1/2012 32.023,10 45.144,35
9 Bình Phƣớc
BĐ: 23
VNPT: 25
19/1/2012 53.827,30 58.951,30
10 Hòa Bình
BĐ: 44
VNPT: 43
2/2/2012 49.863,00 15.253,80
11 Bình Thuận
BĐ: 42
VNPT: 41
2/2/2012 48.392,45 30.557,65
12 Nam Định
BĐ: 57
VNPT: 58
17/2/2012 69.923,60 54.807,20
13
Tuyên
Quang
BĐ: 53
VNPT: 54
17/2/2012 39.692,70 20.310,00
14 Lâm Đồng
BĐ: 74
VNPT: 78
12/3/2012 111.926,63 51.403,66
15 Phú Thọ
BĐ: 73
VNPT: 76
12/3/2012 90.262,70 28.492,40
16 Cao Bằng
BĐ: 70
VNPT: 71
12/3/2012 27.020,60 20.710,50
17 Vĩnh Long
BĐ: 77
VNPT: 72
12/3/2012 28.546,85 24.992,45
18 Thái Nguyên
BĐ: 69
VNPT: 75
12/3/2012 45.169,80 33.026,60
19 Bắc Giang
BĐ: 90
VNPT: 91
23/3/2012 37.907,10 42.581,70
20 Hậu Giang
BĐ: 92
VNPT: 89
23/3/2012 10.211,20 16.084,10
92
21 Vĩnh Phúc
BĐ: 88
VNPT: 87
23/3/2012 39.123,20 20.215,09
22 Bắc Kạn
BĐ: 102
VNPT: 101
28/3/2012 33.768,00 51.666,00
23 Đắc Lắc
BĐ: 96
VNPT: 95
28/3/2012 68.151,80 33.725,70
24 Ninh Thuận
BĐ: 114
VNPT: 113
10/4/2012 27.322,90 31.696,00
25 Tiền Giang
BĐ: 117
VNPT: 115
18/4/2012 50.399,74 45.358,77
26
Thừa Thiên
Huế
BĐ: 89
VNPT: 88
30/9/2012 59.136,28 58.336,60
27 Quảng Nam
BĐ: 90
VNPT: 91
30/9/2012 56.741,02 42.195,46
28 Hà Tĩnh
BĐ: 92
VNPT: 93
30/9/2012 73.463,02 40.702,70
29 Quảng Ngãi
BĐ: 98
VNPT: 97
9/10/2013 48.832,50 32.664,70
30 Bạc Liêu
BĐ: 99
VNPT: 100
9/10/2013 18.722,42 15.572,05
31 Thái Bình
BĐ: 102
VNPT: 101
9/10/2013 51.106,80 18.814,30
32 Bến Tre
BĐ: 105
VNPT: 106
9/10/2013 41.205,88 40.065,51
33 Hải Dƣơng
BĐ: 104
VNPT: 103
9/10/2013 83.043,10 38.805,00
93
34 Hà Nam
BĐ: 110
VNPT: 109
11/10/2013 28.711,74 20.320,37
35 Khánh Hòa
BĐ: 112
VNPT: 111
11/10/2013 48.607,38 26.817,35
36 Đồng Tháp
BĐ: 124
VNPT: 125
28/10/2013 59.486,47 47.296,99
37 Hải Phòng
BĐ: 126
VNPT:127
30/10/2013 41.733,18 31.895,30
38 Tây Ninh
BĐ: 128
VNPT: 129
30/10/2013 42.986,51 44.718,53
39 Hà Giang
BĐ: 145
VNPT: 144
5/11/2013 60.354,35 55.812,60
40 Gia Lai
BĐ: 141
VNPT: 140
5/11/2013 105.600,50 32.206,15
41 Đà Nẵng
BĐ: 143
VNPT: 142
5/11/2013 18.315,06 62.872,10
42 Trà Vinh
BĐ: 151
VNPT: 150
25/11/2013 85.910,03 56.921,54
43 Cần Thơ
BĐ: 152
VNPT: 153
25/11/2013 15.242,49 25.497,30
44 An Giang
BĐ: 154
VNPT: 155
25/11/2013 37.109,50 17.617,20
45 Quảng Bình
BĐ: 157
VNPT: 156
25/11/2013 42.920,60 22.991,50
46 Đồng Nai
BĐ: 161
VNPT: 160
26/11/3013 53.086,20 72.590,70
94
47 Quảng Ninh
BĐ: 159
VNPT: 158
26/11/3013 49.086,32 31.292,43
48 Bình Dƣơng
BĐ: 168
VNPT: 169
28/11/2013 50.839,13 57.542,68
49 Ninh Bình
BĐ: 97
VNPT: 170
BĐ:
23/03/2012
VT:
28/11/2013
23.634,85 28.420,06
50 Yên Bái
BĐ: 171
VNPT: 217
BĐ:
28/11/2013
VT:
23/12/2011
39.323,38 30.029,42
51 Đăk Nông
BĐ: 172
VNPT: 173
28/11/2013 19.298,50 21.741,10
52 Cà Mau
BĐ: 174
VNPT: 175
28/11/2013 53.479,78 101.384,16
53 Bình Định
BĐ: 176
VNPT: 177
28/11/2013 54.999,37 19.130,34
54 Sơn La
BĐ: 178
VNPT: 179
28/11/2013 36.651,40 20.253,50
55 Lào Cai
BĐ: 180
VNPT: 181
28/11/2013 31.281,61 33.359,10
56 Lạng Sơn
BĐ: 182
VNPT: 183
29/11/2013 47.523,96 29.918,43
57 Thanh Hóa
BĐ: 184
VNPT: 185
29/11/2013 167.784,68 70.901,98
95
58
Tp. Hồ Chí
Minh
BĐ: 194
VNPT: 193
29/11/2013 93.734,22 134.303,94
59 Nghệ An
BĐ: 186
VNPT: 187
29/11/2013 119.071,33 95.271,96
60 Kiên Giang
BĐ: 188
VNPT: 189
29/11/2013 65.118,50 22.101,00
61 Hà Nội
BĐ: 190
VNPT: 192
29/11/2013 143.209,93 83.721,63
62 Bắc Ninh
BĐ: 195
VNPT: 196
30/11/2013 32.568,40 38.304,00
63 Long An
BĐ: 197
VNPT: 198
30/11/2013 97.487,57 28.697,17
TỔNG
CỘNG
3.276.159,33 2.360.036,99
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục Công sản – Bộ Tài chính năm 2015)
96
Phụ lục 2: Bảng so sánh giá đất tương ứng với tiền thuê đất nhà nước thu
về khi cho VNPT Đà Nẵng thuê theo khung giá thành phố Đà Nẵng quy
định và theo giá thị trường năm 2015.
Đơn vị tính: VNĐ
TT Tên đơn vị
Đất
(m2)
Giá đất Nhà
nƣớc quy
định
(1000đ/m2 )
Giá thuê
đất/m2
Tiền
thuế đất
Giá thuê
thị trƣờng
Tiền thuê đất
theo giá thị
trƣờng
62.872,10 256.770 51.354.000 1.030.169.000 2.054.160 4.120.679.000
1
Trạm Viễn thông Bắc
Mỹ An
274,53 6200 1.240.000 3.404.172 49.600 13.616.688
2
Trạm Viễn thông Bà
Nà -TTVT5 - VNPT
Đà Nẵng
193,40 2200 440.000 850.960 17.600 3.403.840
3
Trạm Viễn thông
Hòa Phước -TTVT4-
VNPT Đà Nẵng
680,00 1500 300.000 2.040.000 12.000 8.160.000
4
Nhà làm việc TTVT2
-VNPT Đà Nẵng
649,60 6300 1.260.000 8.184.960 50.400 32.739.840
5
Trạm viễn thông
Liên Chiểu- TTVT3-
VNPT Đà Nẵng
508,00 11000 2.200.000 11.176.000 88.000 44.704.000
6
Trạm viễn thông Hòa
Quý- TTVT3 -VNPT
Đà Nẵng
146,60 2500 500.000 733.000 20.000 2.932.000
7
Trạm viễn thông
Mân Thái-TTVT3-
VNPT Đà Nẵng
242,00 6200 1.240.000 3.000.800 49.600 12.003.200
8
Trạm viễn thông Hòa
Nhơn- TTVT4 -
VNPT Đà Nẵng
170,00 1950 390.000 663.000 15.600 2.652.000
97
9
Nhà làm việc VNPT
Đà Nẵng
4023,75 5500 1.100.000 44.261.250 44.000 177.045.000
10
Nhà làm việc trung
tâm ĐHTT- VNPT
Đà Nẵng
803,30 6950 1.390.000 11.165.870 55.600 44.663.480
11
Trạm Viễn thông
Hòa Cương -TTVT
1-VNPT Đàn Nẵng
180,00 4000 800.000 1.440.000 32.000 5.760.000
12
Trạm viễn thông
Khuê Trung -TTVT4
-VNPT Đà Nẵng
175,00 8000 1.600.000 2.800.000 64.000 11.200.000
13
Trạm viễn thông
Hoàng Diệu -TTVT1
-VNPT Đà Nẵng
74,00 12000 2.400.000 1.776.000 96.000 7.104.000
14
Trạm viễn thông Hải
Phòng -TTVT2 -
VNPT Đà Nẵng
125,00 6900 1.380.000 1.725.000 55.200 6.900.000
15
Nhà làm việc trung
tâm CNTT
1132,50 11600 2.320.000 26.274.000 92.800 105.096.000
16
Nhà làm việc, đào tạo
của trung tâm CNTT
930,30 9000 1.800.000 16.745.400 72.000 66.981.600
17
Nhà làm việc TTVT4
VNPT Đà Nẵng
2943,80 2000 400.000 11.775.200 16.000 47.100.800
18
Trạm Viễn thông
Xuân Thiều -TTVT5
-VNPT Đà Nẵng
1498,66 6260 1.252.000 18.763.223 50.080 75.052.893
19
Trạm VT Phú Lộc
TTVT 5-VNPT Đà
Nẵng
260,00 7160 1.432.000 3.723.200 57.280 14.892.800
20
Nhà làm việc TTVT3
-VNPT Đà Nẵng
487,50 6520 1.304.000 6.357.000 52.160 25.428.000
21
Trạm viễn thông An
Khê - TTVT 2 -
VNPT Đà Nẵng
92,70 4560 912.000 845.424 36.480 3.381.696
98
22
Trạm viễn thông Đại
học kinh tế- TTVT 3-
VNPT Đà Nẵng
114,60 2560 512.000 586.752 20.480 2.347.008
23
Trạm viễn thông
Phước Mỹ - TTVT3 -
VNPT Đà Nẵng
100,00 8950 1.790.000 1.790.000 71.600 7.160.000
24
Nhà làm việc TTKD,
TTĐH TT- VNPT
Đà Nẵng
8875,40 9820 1.964.000 174.312.856 78.560 697.251.424
25
Trạm OCB Hòa
Khánh- TTĐHTT-
VNPT Đà Nẵng
1804,38 7560 1.512.000 27.282.226 60.480 109.128.902
26
Trạm viễn thông
Vũng Thùng -
TTVT3 -VNPT Đà
Nẵng
72,00 11560 2.312.000 1.664.640 92.480 6.658.560
27
Trạm Viễn thông Lê
Đình Dương-
TTVT1-VNPT Đà
Nẵng
72,30 4510 902.000 652.146 36.080 2.608.584
28
Nhà làm việc TTVT
1- VNPT Đà Nẵng
385,60 8540 1.708.000 6.586.048 68.320 26.344.192
29
Trung tâm giao dịch
Đống Đa- VNPT Đà
Nẵng
60,50 3680 736.000 445.280 29.440 1.781.120
30
Trạm Viễn thông Bãi
Bụt - TTVT3
100,00 4250 850.000 850.000 34.000 3.400.000
31
Lô 123-124 mặt tiền
đường ĐT 602, xã
Hòa Ninh,
huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng
200,00 2560 512.000 1.024.000 20.480 4.096.000
32
Khu Đô thị Phú Mỹ
An
224,90 6620 1.324.000 2.977.676 52.960 11.910.704
99
33
Trung tâm giao dịch
- VNPT Đà Nẵng
2537,10 5630 1.126.000 28.567.746 45.040 114.270.984
34
Trạm viễn thông Hòa
Xuân- VNPT Đà
Nẵng
100,00 4890 978.000 978.000 39.120 3.912.000
35
Tòa nhà 344 đường
2/9
3600,00 4690 938.000 33.768.000 37.520 135.072.000
36
Số 30 Ông Ích
Khiêm Đà Nẵng
125,04 2580 516.000 645.206 20.640 2.580.826
37
Số 36 Ông Ích
Khiêm Đà Nẵng
910,00 4750 950.000 8.645.000 38.000 34.580.000
38
VP Đài VT Đà Nẵng
- Xưởng SCBD
218,28 8820 1.764.000 3.850.459 70.560 15.401.837
39
Tổng đài quốc tế tại
Đà Nẵng
1921,30 7490 1.498.000 28.781.074 59.920 115.124.296
40
Trạm cáp quang biển
tại Đà Nẵng
25500,00 10250 2.050.000 522.750.000 82.000 2.091.000.000
41
Công ty điện toán và
truyền số liệu VDC
360,06 8760 1.752.000 6.308.251 70.080 25.233.005
(Nguồn: Chi nhánh VNPT thành phố Đà Nẵng và khảo sát thực tế)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_the_che_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_tai_san_cong_trong.pdf