- Mục A: chỉ rõ tên hợp đồng tương lai đang xem.Nó sẽ đưa ra màn
hình đặt lệnh thông tin giá cả phù hợp.Mỗi hợp đồng giao sau sẽ có 1 ký hiệu
riêng biệt, mã hàng hóa giải thích rõ ngày đến hạn của hợp đồng bao gồm tháng
và năm.
- Mục B: dùng để chọn số hợp đồng giao sau sẽ bán hay mua.Về
việc xác định loại lệnh giao dịch , dạng giao dịch phổ biến và đơn giản nhất đó là
giao dịch trên thị trường, có nghĩa là mua bán với mức giá tốt nhất có sẵn trên thị
trường. Mục tiêu của nhà đầu tư là đảm bảo lệnh được thực hiện nhanh nhất có
thể. Thông tin duy nhất cần cung cấp là: tên loại hợp đồng giao sau, số lượng hợp
đồng sẽ giao dịch, đặt lệnh mua hay bán. Việc giao dịch trên thị trường sẽ giúp
tìm kiếm giá tốt nhất, bổ sung vào phần thông tin còn thiếu và sau đó sẽ gửi lại
cho nhà đầu tư.
61 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường ngoại tệ giao sau trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 21 of 60
VND.Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát
và công ty sẽ cố định được phần chi phí của mình là 16.000 triệu VND
• Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ, tỷ giá giao ngay 3 tháng sau bằng
15.900USD/VND thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp đồng giao sau, nhưng
có lợi từ khoản phải trả do biến động tỷ giá làm giảm chi phí của khoản phải trả.
Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ khoản phải trả bằng 1*15.900=15.900 triệu
VND bù đắp cho phần thiệt của hợp đồng giao sau là 100*10.000*(16.000-
15.900) = 100 triệu .Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại hối được giảm thiểu hay có
thể kiểm soát và công ty sẽ cố định được phần chi phí của mình là 16.000 triệu
VND.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 22 of 60
Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu (Short hedge- phòng
ngừa vị thế bán).
Để có thể bảo hiểm rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải thu bằng
ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có
trị giá và thời hạn tương đương với khoản phải thu.
Ví dụ: công ty Export VN có 1 khoản phải thu vào 6 tháng sau trị giá
hợp đồng là 1 triệu USD,để phòng ngừa rủi ro công ty đã thỏa thuận bán 100
hợp đồng giao sau (mỗi hợp đồng trị giá 10.000 USD) vào 6 tháng sau .Tỷ giá
giao sau (USD/VND)=15.990.Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
• Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ,tỷ giá giao ngay 6 tháng sau là
16.000 ,thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ khoản phải thu số tiền
bằng 1*16.000 = 16.000 triệu VND nhưng bị thiệt do bán ngoại tệ theo hợp
đồng giao sau bằng 100*10.000*(16.000-15.990)=10 triệu VND. Lấy lợi từ hợp
đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia, công ty sẽ cố định phần lợi nhuận
là 15.990 triệu VND.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 23 of 60
• Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ, tỷ giá giao ngay 6 tháng sau là
15.500 thì doanh nghiệp sẽ có lợi do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau bằng
100*10000*(15.990-15.500)=490 triệu VND nhưng bị thiệt do biến động tỷ giá
của khoản phải thu bằng ngoại tệ là 1*15.500=15.500 triệu VND. Lấy lợi từ
hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia, công ty sẽ cố định phần lợi
nhuận là 15.990 triệu VND.
Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau giao dịch trên thị trường theo trị giá đã
được chuẩn hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao sau
không khớp với nhau theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao sau chỉ có thể
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 24 of 60
giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro chứ chưa hẳn hoàn toàn loại trừ rủi ro. Chẳng
hạn trên thị trường giao sau trị giá hợp đồng giao dịch đối với GBP là 62.500
nếu doanh nghiệp có khoản phải thu trị giá 650.000GBP thì có thể phòng ngừa
rủi ro bằng cách mua 10 hợp đồng giao sau hết 625.000 còn lại 25.000GBP
không được phòng ngừa.
E) So sánh hợp đồng giao ngay và hợp đồng giao sau:
a) Giống nhau:
- Đều có 3 thành phần tham gia thị trường: nhà bảo hộ, nhà đầu cơ,
nhà kinh doanh chênh lệch giá.: nhà bảo hộ, nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh
lệch giá.
- Tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn trong tương lai, giá đáo hạn trong
tương lai được quy định tại thời điểm hiện tại.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 25 of 60
b) Khác nhau:
Tiêu chí HĐKH HĐGS
Phạm vi
hợp đồng
Quy định
chuẩn hóa
Địa điểm
giao dịch
Ký quỹ:
Giao hàng
Thời điểm
thanh toán
Hoạt
động
thanh toán
Nhà đảm
bảo
Cách thức
thanh toán
Yết giá
Hợp đồng KH là giao dịch
riêng giữa 2 bên. (Ngân hàng-
nhà môi giới)
Không chuẩn hoá: các quy
định do 2 bên tự thỏa thuận như
về độ lớn, ngày giao hàng
Giao dịch trên thị trường
OTC (gọi điện thoại toàn cầu).
Thường là không
Phần lớn các giao dịch được
thanh toán bằng việc chuyển
giao hàng hóa thực sự
Thường là thời điểm chấm
dứt hợp đồng: Trên 90% HĐ
được thanh tóan khi đến hạn
Do các ngân hàng và các nhà
môi giới riêng lẻ thực hiện
Không
Không có thanh tóan tiền
trước ngày HĐ đến hạn
Các NH niêm yết giá mua và
giá bán với một mức độ chênh
lệch giữa giá mua và giá bán
Hợp đồng tương lai được thực
hiện trao đổi trên thị trường và
chịu sự chi phối bởi quy định bởi
SGD.
Được chuẩn hoá về mọi điều
khoản: độ lớn, ngày giao hàng ..
theo quy định của SGD.
Giao dịch trên các SGD, vì vậy
HĐ tương lai có tính thanh khoản
cao hơn.
Bắt buộc ký quỹ với một lượng
nhất định và điều chỉnh theo thị
trường hàng ngày
HĐ tương lai được kết chuyển
giá trị hàng ngày, nên có thể đóng
trạng thái bất cứ lúc nào mà
không cần chờ đến ngày đáo hạn
hợp đồng. Vì vậy phần lớn HĐ
tương lai ít có giao nhận thực sự.
Thường là trước ngày đáo hạn
hợp đồng: Chưa tới 2% HĐ được
thanh toán thông qua việc chuyển
giao ngoại tệ,
Được thực hiện bởi Phòng
Thanh toán bù trừ
Cty thanh toán bù trừ giúp
bảo hiểm rủi ro của đối tác
Thanh tóan hàng ngày bằng
cách trích tài khỏan của bên thua
và ghi có vào TK của bên được.
Chênh lệch giá mua và giá
bán được niêm yết ở Sàn giao
dịch
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 26 of 60
F) Rủi ro Basic của hợp đồng giao sau:
Basic risk là hiệu số giữa giá giao và giá tương lai
Basic = Giá giao ngay – giá giao sau
Giá giao ngay = giá gao sau => Basic = 0
Gía giao ngay > giá giao sau => Basic >0
Giá giao ngay Basic <0
Ví dụ: Giá giao ngay = 250$, giá giao sau = 200$ => basic =250-200 =
+50basic
Giá giao ngay = 300$, giá giao sau = 350$ => basic = 300-350 = -
50basic
a) Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau:
Các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau không quan
trọng mà quan trọng là mức độ biến động và chiều hướng của giá giao sau và giá
giao ngay có đồng nhất với nhau hay không.Nếu điều này không được đảm bảo
=> rủi ro Basic hình thành.
b) Sự hội tụ của giá giao sau và giá giao ngay vào ngày
đáo hạn:
i) Basic dương:
Giá giao ngay lớn hơn giá giao sau, người mua giao ngay có thể mua trên
thị trường giao sau, sau đó bán lại trên thị trường giao ngay với giá cao hơn làm
tăng giá giao sau, làm giảm giá giao ngay, giá giao ngay và giá giao sau sẽ di
chuyển cùng nhau và hội tụ ở thời điểm đáo hạn.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 27 of 60
ii) Basic âm:
Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ
nắm giữ hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau, nếu có nhiều người làm như thế
sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao sau, trong khi đó sự khan hiếm hàng hóa trên
thị trường giao ngay làm cho giá giao ngay tăng lên, giá giao ngay và giá giao
sau dần cũng sẻ hội tụ vào thời điểm đáo hạn.
a. Phương trình lợi nhuận của các chiến lược phòng ngừa:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 28 of 60
Phòng ngừa vị thế bán: = ST – S0 – (ft –f0)
Phòng ngừa vị thế mua: = -ST + S0 +(fT –f0)
Basic tại thời điểm t0: b0 = s0 - f0
Basic tại thời điểm t1: b1 = s1 - f1
Phòng ngừa rủi ro tại vị thế bán có thể viết lại pt lợi nhuận như sau:
=St - ft - (s0 – f0) = bt –b0
Ví dụ: Ngày 1/1/2009, PetroVietnam có một khoản phải thu bằng ngoại tệ vào 3
tháng tới trị giá 1 triệu USD, để phòng ngừa biến động của tỷ giá, tập đoàn đã ký
1 hợp đồng tương lai sẽ bán 1 triệu USD với giá thực hiện trong hợp đồng tương
lai là fo = 21.000VND/1 USD, đáo hạn trong vòng 3 tháng nữa, tức là vào ngày
1/4/2009.
Giả sử vào thời điểm đáo hạn, giá USD giao ngay ST chỉ còn là 20.000VND.
Vậy lợi nhuận của PetroVietnam có được là bao nhiêu?
Petrovietnam phòng ngừa ở vị thế bán, giả sử giá giao ngay ở thời điểm ngày
1/1/2009 là So = 21.000VND và giá tương lai ngày 1/4/2009 là ft =
19.000VND.Vậy lợi nhuận của Petrovietnam trong hợp đồng này = bt – bo =
(20.000-19.000)-(21.000-21.000) = 1000VND Vậy trong hợp đồng này
Petrovietnam lời 1000VND.Tại thời điểm ký kết hợp đồng rủi ro basic = 0 (So
=fo), nhưng tại thời điểm đáo hạn rủi ro basic = 20.000-19.000=1000VND,
chính basic ở thời điểm đáo hạn đã làm cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, như
vậy trong trường hợp này basic là có lợi.
Phòng ngừa rủi ro chuyển những thay đổi trong giá giao ngay thành
những thay đổi trong basic .
- Thay đổi trong basic ít biến động hơn thay đổi trong giá giao ngay
vì thế những vị thế nào có phòng ngừa rủi ro sẽ ít rủi ro hơn những vị thế không
phòng ngừa .
- Rủi ro basic là kết quả từ những gì không chắc chắn liên quan đến
những thay đổi trong basic nên hành vi phòng ngừa rủi ro là hoạt động đầu cơ
nhưng chúng lại tạo ra rủi ro ít hơn nhiều so với vị thế không phòng ngừa .
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 29 of 60
b. Basic mở rộng và basic thu hẹp: basic risk có thể cải thiện hoặc
làm giảm đi thành quả của phòng ngừa
xét ở phòng ngừa vị thế bán
- Nếu giá giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau, basic risk sẽ tăng
lên, làm cải thiện vị thế phòng ngừa, đây là basic mở rộng.
Nếu giá giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, basic risk sẽ giảm đi, đây
là basic thu hẹp.
II) Thị trường ngoại tệ giao sau CME:
1) Khái quát về quá trình hình thành và phát
triển:
CME Group là tên gọi tắt của Chicago Mercantile Exchange Group, một
tập đoàn hàng đầu thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm sở hữu và điều hành
các sàn giao dịch phái sinh.Lịch sử CME Group xoay quan việc hình thành và
phát triển của 2 công ty sỡ hữu và quản lí các sàn giao dịch tài chính là Chicago
Board of Trade và Chicago Mercantile Exchange.
Từ Chicago Mercantile Exchange:
Vào năm 1898, Chicago Butter and Egg Board, được thành lập với mục
đích giúp các thương nhân trao đổi và thực hiện giao dịch hang hóa. Ban đầu
sàn giao dịch này chỉ thực hiện 2 loại hợp đồng giao dịch tương lai với duy nhất
2 loại nông phẩm là bơ và trứng.Chicago Butter and Egg Board hoạt động dưới
hình thức một tổ chức phi lợi nhuận.Đến năm 1919, tổ chức này được tái cơ cấu,
và thay đổi tên gọi, trở thành sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME)
với mục đích cung cấp cho nhà đầu tư những sản phẩm giao dịch tương lai mới,
chuyên về sản phẩm nông nghiệp, không chỉ giới hạn ở bơ và trứng gia cầm.Điển
hình như việc CME giới thiệu loại hợp đồng giao dịch tương lai dựa trên sản
phẩm thịt đông lạnh vào năm 1961, và sau đó là hợp đồng giao dịch tương lai
dựa trên gia súc sống vào năm 1964.
Nếu như trước thập niên 70 của thế kỷ 20, CME chỉ chuyên biệt trong
việc cung cấp những hợp đồng tương lai về sản phẩm nông nghiệp thì bước vào
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 30 of 60
thập niên 70, CME dần chuyển mình thành 1 sàn giao dịch đa dạng, cung cấp
hợp đồng phái sinh và tương lai dựa trên các sản phẩm tài chính và hàng
hóa.Điển hình là việc thiết lập Thị Trường Tiền Tệ Quốc Tế - International
Monetary Market (IMM) vào năm 1972 tại Chicago. IMM là nơi đầu tiên trên thế
giới các hợp đồng mua bán ngoại tê giao sau (Gọi tắt là hợp đồng giao sau) được
thực hiện, nhằm cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculators) một phương tiện
kinh doanh và cho những người quản trị rủi ro (hedgers) một công cụ phòng
ngừa rủi ro hối đoái. Vào giai đoạn khai sinh, các hợp giao sau dựa trên 7 loại
tiền tệ quốc tế và danh mục tiền tệ quốc tế đã dần được mở rộng thêm theo thời
gian. Đến năm 1976, hợp đồng giao dịch phái sinh dựa trên lãi suất trái phiếu
chính phủ ngắn hạn –90 ngày- lần đầu tiên được đưa vào giao dịch bởi CME.
Trong những năm 1980s, CME, lần đầu tiên trên TG, đưa vào giao dịch
hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số chứng khoán, thông qua việc giới thiệu S&P
500 Index futures (1982). Tiếp bước thành công này, CME đi tiên phong trong
việc điện tử hóa giao dịch tương lai bằng việc nghiên cứu và phát triển hệ thống
giao dịch điện tử CME Globex. Những hợp đồng tương lai đầu tiên đã được thực
hiện qua hệ thống mạng điện tử trong năm 1992, cho phép những người tham gia
thực hiện giao dịch từ khắp nơi trên thế giới, cách xa nhau hàng ngàn dặm.
Năm 2000, CME chuyển đổi hình thức hoạt động từ phi lợi nhuận thành
lợi nhuận thông qua việc trở thành 1 công ty đại chúng và trở thành sàn giao dịch
đầu tiên của nước Mỹ niêm yết cổ phiếu lần lượt trên sàn New York Stock
Exchange và Stand and Poor‟s 500.
Ghi chú: Xu hướng trên thế giới là các Sở GDCK là các tổ chức tự
quản-SRO, sẽ được lựa chọn chuyển đổi sang hoạt động như một doanh nghiệp
và có thể niêm yết trên chính sở - gọi là "Demutualization".
Và Chicago Board of Trade (CBOT):
CBOT là thị trường giao dịch tương lai đầu tiên trên thế giới, thành lập
năm 1848 tại Chicago, Mỹ. Năm 1851, CBOT ghi nhận sự xuất hiện của những
hợp đầu giao dịch kì hạn (Forward contract) đầu tiên, nhận được sự đón nhận tích
cực từ giới thương nhân.Để rồi 14 năm sau, năm 1865, CBOT đã tiêu chuẩn hóa
những hợp đồng giao dịch kì hạn này, biến chúng thành loại hợp đồng giao dịch
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 31 of 60
tương lai (Futures contract).Thóc, lúa là những sản phẩm nông nghiệp đầu tiên
được giao dịch dưới hình thức giao dịch tương lai thông qua CBOT.
Năm 1926, CBOT đã thành lập Board of Trade Clearing Corporation, 1
trung tâm trung tâm giao hoán thanh lí (còn gọi là phòng thanh toán bù trừ)
(Clearing house) cho thị trường giao dịch tương lai đầu tiên ở Mỹ, nhằm mục
đích bảo đảm an toàn cho các giao dịch tương lai.
Đến năm 1969, Bạc (Silver) trở thành loại hàng hóa khoáng sản đầu tiên
được CBOT đưa vào giao dịch dưới hình thức hợp đồng tương lai. Năm 1973,
công ty đưa vào hoạt động sàn giao dịch Chicago Board Options Exchange là nơi
đầu tiên thực hiện các hợp đồng quyền chọn (options) trong việc mua/bán cổ
phiếu. Hai năm sau, CBOT giới thiệu loại hợp đồng giao dịch tương lai mới,
phái sinh lãi suất. Và đến năm 1982, quyền chọn mua hoặc bán hợp đồng tương
lai (Options on futures), 1 công cụ tài chính mới lần đầu tiên được giới thiệu đến
giới đầu tư.
Tương tự CME, CBOT trở thành 1 công ty đại chúng, cổ phiếu được
niêm yết trên sàn New York Stock Exchange vào năm 2005.
Cho đến CME Group:
Năm 2006, CME và CBOT xúc tiến thỏa thuận sáp nhập thành 1 công ty
hợp nhất, trong đó CME với tư cách là bên mua, đã bỏ ra 11.6 tỷ USD bằng hình
thức phát hành cổ phiếu CME và hoán đổi chúng với cổ phiếu CBOT. Được sự
đồng thuận của các cổ đông và ủy ban kiểm soát, CME và CBOT chính thức sáp
nhập, lập nên 1 tập đoàn dưới tên gọi là CME Group.
Đến tháng 3 năm 2008, CME Group tiến hành thâu tóm NYMEX
Holdings, Inc., công ty mẹ sỡ hữu 2 sàn giao dịch:
New York Mercantile Exchange (NYME), chuyên giao dịch các
hợp đồng tương lai (Futures) và hợp đồng giao dịch kỳ hạn (Options) trong lĩnh
vực năng lượng.
Commodity Exchange (COMEX), chuyên giao dịch các hợp đồng
tương lai (Futures) và hợp đồng giao dịch kỳ hạn (Options) trong lĩnh vực
khoáng sản.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 32 of 60
Năm 2010, 90% cổ phần của Dow Jones Indexes, công ty phát hành các
chỉ số chứng khoán như Dow Jones Industrial Average, đã được bán cho CME
Group.
2) Quy Mô Hoạt Động:
CME Group hiện sở hữu hàng loạt các thị trường giao dịch hợp đồng
phái sinh lớn trên thế giới bao gồm:
The Chicago
Mercantile Exchange (CME)
The Chicago
Board of Trade (CBOT)
New York
Mercantile Exchange (NYME)
Commodity
Exchange (COMEX)
Thêm vào đó, CME Group hiện đang sỡ hữu 90% cổ phần của Dow
Jones Indexes (DJI), công ty sỡ hữu các chỉ số tài chính Down Jones, bao gồm
chỉ số Dow Jones Industrial Average và 5% cổ phần của MB&F Bovespa, công
ty điều hành hoạt động của sàn chứng khoán São Paulo, Brazil.
A) Văn phòng hoạt động:
CME hiện có 12 văn phòng hoạt động tại Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á:
Chicago (USA) (trụ sở
chính)
New York (USA) Houston (USA)
Washington D.C. (USA)
London (Khối liên hiệp
Anh)
Singapore (Singapore)
Tokyo (Nhật Bản) Sao Paulo (Brazil) Calgary (Canada)
Belfast (Khối liên hiệp
Anh)
Hong Kong (Hong Kong) Seoul (Hàn Quốc)
B) Nhân sự:
Tính đến ngày 31/12/2011, CME Group có khoảng 2,740 nhân viên làm
việc tại các văn phòng trên thế giới.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 33 of 60
C) Các chỉ số tài chính:
Đơn vị: Triệu USD 2011 2010 2009
Tổng doanh thu $3,280.6 $3,003.7 $2,612.8
Lợi nhuận từ kinh doanh $2,021.1 $1,831.1 $1,589.1
Lợi nhuận ròng $1,812.3 $951.4 $825.8
Tổng tài sản $40,758.7 $35,046.1 $35,651.0
Vốn cổ đông $21,552 $20,060.1 $19,301.0
D) Danh mục sản phẩm & dịch vụ:
CME Group cung cấp cho khách hàng các loại hình giao dịch phái sinh
đa đạng:
Các loại hợp đồng giao dịch kì
hạn (futures), quyền chọn (option) hay
hoán đổi (swap) dựa trên lãi suất ngắn
hạn – trung hạn và dài hạn của các
ngân hàng trung ương như Mỹ, Châu
Âu và Nhật Bản
Các loại hợp đồng giao dịch
kì hạn (futures) và quyền chọn
(option) dựa trên các kim loại quý giá
như vàng, bạch kim và bạc hay kim
loại dùng trong công nghiệp như
đồng, uranium và cuộn thép.
Các loại hợp đồng giao dịch
ngoại tệ theo dạng kì hạn (futures) và
quyền chọn (option). Hiện nay CME
Group cung cấp 56 loại hợp đồng giao
dịch ngoại tệ và 31 loại hợp đồng giao
dịch quyền chọn khác nhau dựa trên
đồng tiên của 19 quốc gia.
Các loại hợp đồng giao dịch
kì hạn (futures) và quyền chọn
(option) dựa trên các chỉ số bất động
sản của nước Mỹ thuộc phân khúc
nhà ở và phân khúc thương mại. Ví
dụ như: S&P/Case-Shiller® Home
Price and Composite Indices và
S&P/GRA Commercial Real Estate
Index.
Các loại hợp đồng giao dịch kì
hạn (futures) và quyền chọn (option)
Các loại hợp đồng giao dịch
kì hạn (futures) và quyền chọn
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 34 of 60
dựa trên các chỉ số chứng khoán lớn
của thế giới như Standard & Poor's,
Dow Jones, Nasdaq, Nikkei, và FTSE,
…
(option) dựa vào điều kiện thời tiết
hay những sự kiện thời tiết có thể xảy
ra, gây nên những ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến hoạt động của
doanh nghiệp
Các loại hợp đồng giao dịch kì
hạn (futures) và quyền chọn (option)
dựa trên hàng hóa thiết yếu như lúa,
gạo, gia súc, sản phẩm từ sữa, đường
và café, …
Các loại hợp đồng giao dịch
kì hạn (futures) và quyền chọn
(option) dựa vào những nguồn năng
lượng như dầu mỏ, khí gas, ethanol,
than đá và điện, …
Cung cấp dịch vụ xử lý và thanh toán cho các giao dịch phái sinh OTC
trên phạm vi toàn cầu, giúp giảm thiểu rủi ro về tín dụng (Credit risk) giữa các
bên giao dịch. Các giao dịch phái sinh OTC bao gồm:
Hợp đồng giao dịch kì hạn (Forwards) dựa trên lãi suất, khoáng
sản, nông phẩm, hay ngoại tệ, và
Hợp đồng giao dịch hoán đổi (Swap) rủi ro tính dụng (Credit
default risk) hay lãi suất.
3) Thành viên tham gia:
Thành viên tham gia các sàn giao dịch CME, CBOT và
NYMEX/COMEX sẽ sở hữu tài khoản thành viên hoạt động độc lập chuyên biệt
riêng và không liên kết giữa các sàn giao dịch.Mỗi sàn giao dịch cung cấp những
sản phẩm chuyên biệt và với mức phí khác nhau. Như vậy thành viên tham gia
trên sàn CME sẽ không thể tham gia giao dịch trên sàn CBOT hay
NYMEX/COMEX và ngược lại.
CME Group chia thành viên tham gia giao dịch thành 4 phân nhóm gồm
có:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 35 of 60
Thành viên tham gia với tư cách Cá nhân (Individual
memberships),
Thành viên tham gia với tư cách cơ quan hay đoàn thể (Corporate
memberships)
Thành viên giam với tư cách đoàn thể - cơ quan điện tử (Electronic
corporate memberships)
Thành viên tham gia với tư cách trung tâm thanh toán bù trừ
(Clearing memberships)
CME, CBOT và NYMEX/COMEX, mỗi sàn sẽ đặt ra những qui định –
tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, dành cho các cấp thành viên. Nhưng cả 3 sàn vẫn
giống nhau trong việc phân chia ra 4 phân nhóm thành viên như trên.
Trong trường hợp của sàn CME:
A) Cá Nhân (Individual membership):
Có nhiều cấp độ thành viên cá nhân khác nhau và mỗi cấp sẽ xác định
quyền lợi được giao dịch những sản phẩm tài chính (Giới hạn hay không giới
hạn).Trường hợp của CME, 1 thành viên cá nhân sẽ có 4 cấp độ thành viên:
CME (B1) Membership: Quyền giao dịch bất kì loại hợp đồng
niêm yết trên sàn CME
International Monetary Market (IMM) (B2) membership: Quyền
giao dịch những hợp đồng tương lai về ngoại tệ, lãi suất, và chỉ số chứng khoán
trên CME và tất cả các hợp đồng được giao dịch trên Index and Option Market
(IOM) và Growth and Emerging Markets (GEM) (2 phân nhánh của sàn CME).
Index and Option Market (IOM) (B3) membership: Quyền giao
dịch những hợp đồng tương lai về chỉ số tài chính, mặt hàng gỗ và tất cả những
hợp đồng quyền chọn trên IOM; Quyền được giao dịch tất cả các hợp đồng giao
dịch trên Growth and Emerging Markets (GEM).
Growth and Emerging Markets (GEM) (B4) membership: Quyền
giao dịch hợp đồng liên quan đến các thị trường mới nổi, giới hạn ở các phái sinh
tài chính (không bao gồm hàng hóa, khoáng sản, …)
B) Đoàn thể (Corporate memberships):
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 36 of 60
Các tổ chức – đoàn thể tham gia với tư cách thành viên của CME được
hưởng ưu đãi về phí giao dịch thấp và lãi suất cao dành cho khoảng tiền cọc thế
chân ứng ra trong mỗi lần giao dịch hợp đồng phái sinh (performance bond: các
bên tham gia hợp đồng phải đóng khoản tiền cọc này để giảm thiếu rủi ro tín
dụng khi 1 bên hủy hay không thực hiện đúng theo hợp đồng).
Các tổ chức-đoàn thể sau có thể tham gia thành viên của CME: Các quỹ
phòng hộ (Hedge funds), quỹ hàng hóa (commodity pools), các ngân hàng
(banks), tổ chức giao dịch kì hạn trung gian (futures commission merchants), các
công ty môi giới nước ngoài (foreign brokers), công ty môi giới kinh doanh
chứng khoán (broker-dealers), nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (commodity trading
advisors), các nhà môi giới Giới Thiệu (introducing brokers), tổ chức-đoàn thể
thương mại (commercial entities), công ty giao dịch chứng khoán tư nhân (tự
doanh) (proprietary trading firms).
Các tổ chức-đoàn thể trên được yêu cầu phải tham gia 1 trong 2 loại
thành viên sau:
(Trích CME Rule 106.J) Equity Membership (Tạm dịch là thành
viên cổ đông): Thành viên gia nhập được yêu cầu phải mua 2thẻ hội viên CME,
2 thẻ hội viên IMM, 2 thẻ hội viên IOM memberships, và thẻ hội viên 1 GEM.
Thêm vào đó, họ bắt buộc phải sở hữu cổ phần của CME Group với mức tối
thiểu được qui định là 30,000 cổ phần.
(Trích CME Rule 106.H) Trading Membership (Tạm dịch là thanh
viên giao dịch): Thành viên gia nhập yêu cầu phải mua hoặc thuê lại 2 thẻ hội
viên (CME, IMM hoặc IOM). Không yêu cầu phải sở hữu cổ phần của CME
Group.
C) Đoàn thể điện tử (Electronic corporate
memberships):
Các công ty chứng khoán tự doanh (proprietary trading firms) có thể
tham gia vào nhóm thành viên này nếu mua hoặc thuê lại 2 thẻ hội viên (CME,
IMM hoặc IOM) hay không sở hữu thẻ hội viên nhưng đáp ứng được yêu cầu về
khối lượng giao (trung bình 50 hợp đồng mỗi ngày giao dịch trong 1 quý).
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 37 of 60
Các công ty chứng khoán tự doanh sẽ nhận ưu đãi về phí giao dịch qua
mạng điện tử (electronic proprietary trades), được thực hiện bởi những giao dịch
viên chứng khoán được cấp phép. Tuy nhiên, họ sẽ không nhận được ưu đãi về
phí khi giao dịch trên sàn thông qua hình thức đấu giá mở (Open Outcry, ở đó
người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch). Thêm
vào đó họ cũng không được phép bước chân vào sàn giao dịch của CME.
4) CÁCH THỨC TỔ CHỨC:
A) Sản phẩm (Product):
a) Các loại sản phẩm:
Với hơn 120 tỷ đôla giao dịch hằng ngày, CME Group cung cấp một thị
trường giao dịch lớn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, và là một trong hai thị
trường ngoại hối lớn nhất thế giới. CME cung cấp 56 loại hợp đồng tương lai,
sau đây là chi tiết:
Nhóm 10 cặp tỷ giá phổ biến:
AUD/USD EUR/USD GBP/JPY
AUD/CAD E-mini* EUR/USD GBP/CHF
AUD/JPY EUR/AUD JPY/USD
AUD/NZD EUR/GBP E-mini*
JPY/USD
CAD/USD EUR/CAD NOK/USD
CAD/JPY EUR/CHF NZD/USD
CHF/USD EUR/JPY SEK/USD
CHF/JPY EUR/NOK
Dow Jones CME FX$INDEX EUR/SEK GBP/USD
Các cặp tỷ giá loại E–micro*:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 38 of 60
AUD/USD CAD/USD JPY/USD
EUR/USD USD/CHF USD/RMB
GBP/USD CHF/USD USD/CAD
USD/JPY
Các cặp tỷ giá mới nổi:
BRL/USD ILS/USD RMB/EUR
CZK/USD KRW/USD RMB/JPY
CZK/EUR MXN/USD RUB/USD
EUR/TRY PLN/USD USD/RMB
HUF/EUR PLN/EUR USD/TRY
HUF/USD RMB/USD ZAR/USD
2 cặp tỷ giá biến động nhiều nhất:
EUR/USD: kỳ hạn 1 tháng.
EUR/USD: kỳ hạn 3 tháng.
Ví dụ hợp đồng giao sau AUD/USD
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 39 of 60
b) Kích cỡ hợp đồng (Contract Size):
Là độ lớn của tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn về mỗi
hợp đồng đều được chuẩn hóa và hầu như thống nhất trên toàn thế giới giúp cho
việc mua bán giữa các Thị trường Giao sau dễ dàng hơn. Cụ thể ở CME:
Trong ví dụ trên, kích cỡ của loại hợp đồng này là 100.000 đôla Úc.
c) Giới hạn mức đầu tư (Position Accountability):
Giới hạn mức đầu tư là số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể
nắm giữ. Mục đích của giới hạn mức đầu tư là ngăn các nhà đầu cơ không được
đầu cơ quá mức làm ảnh hưởng đến thị trường.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 40 of 60
Trong ví dụ trên, giới hạn mức đầu tư của
loại hợp đồng này là 6.000 hợp đồng.
d) Thời điểm chuyển giao (Months):
Hợp đồng giao sau thường chỉ rõ tháng giao hàng. Tháng giao hàng thay
đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch chọn lựa để đáp ứng nhu
cầu của những thành viên tham gia thị trường.
Trong ví dụ trên, thời điểm giao hàng của hợp đồng có thể ở các tháng: 3, 6, 9 &
12.
e) Giới hạn dịch chuyển giá tối thiểu (Tick size):
CME Group quy định mức giá tối thiểu mà giá có thể dao động lên hoặc
xuống. Mức dao động tối thiểu này được gọi là tick size. Mỗi hợp đồng giao sau
có mỗi “Tick size” khác nhau.
Trong ví dụ trên, mức dịch chuyển giá tối thiểu là $10/hợp đồng.
B) Bảng yết giá:
Sau đây là bảng yết giá hợp đồng AUD/USD trên CME Group:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 41 of 60
Trong đó:
Cột 1: tháng đáo hạn hợp đồng.
Cột 2: các đồ thị biểu hiện sự biến động giá và số lượng.
Cột 3: giá mới nhất của hợp đồng trong quá trình giao dịch.
Cột 4: mức thay đổi của giá ở cột 3 so với giá trước đó.
Cột 5: giá đóng cửa ngày hôm qua.
Cột 6, 7, 8: giá mở cửa, thấp nhất, cao nhất trong ngày.
Cột 9: số lượng hợp đồng vẫn còn hiệu lực vào cuối phiên giao dịch của
ngày hôm trước.
Cột 10: thời điểm cập nhật dữ liệu.
C) Thời gian giao dịch (trading hours):
Hệ thống giao dịch CME toàn cầu ở (CME Globex): mở cửa lúc 5:00
p.m và đóng của lúc 4:00 p.m (ngày hôm sau) theo giờ Chicago.
Giao dịch trên sàn Chicago (Open Outcry): mở cửa lúc 7:20 a.m và đóng
cửa lúc 2:00 p.m theo giờ Chicago.
D) Các loại lệnh:
Tất cả các loại lệnh giao dịch trong hợp đồng tương lai có những đặc
điểm chung sau:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 42 of 60
Là lệnh mua hay bán
Tên của hàng hóa (cặp tiền tệ giao dịch)
Năm và tháng giao hàng của hợp đồng
Số lượng hợp đồng
Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch
Loại lệnh
Kiểu lệnh: Good‟Till Canceled (GTC) là kiểu lệnh được duy trì cho tới
khi được giao dịch, hủy bỏ hay hợp đồng hết hạn. Good‟Till Date (GTD) là kiểu
lệnh được duy trì cho đến một ngày cụ thể nào đó, ngoại trừ trường hợp được
giao dịch hay hủy bỏ, hay hợp đồng hết hạn. Cụ thể các loại lệnh ở thị trường
CME Group như sau:
a) Giới hạn (Limit):
Là loại lệnh được thực hiện ở mức giá xác định hoặt tốt hơn. Khi mua,
lệnh chỉ được thực hiện ở mức giá bằng hoặc thấp hơn giá xác định. Ngược lại,
khi bán, lệnh chỉ thực hiện ở mức giá bằng hoặc cao hơn giá xác định. Lệnh này
sẽ được duy trì cho tới khi lệnh được tiến hành giao dịch, hủy bỏ hay hết hạn.
b) Thị trường có giới hạn (Market to Limit):
Lệnh thị trường có giới hạn ban đầu được đưa vào như là một lệnh thị
trường. Tức là, nó sẽ được giao dịch với các mức giá nào được xem là tốt nhất tại
thời điểm hiện tại. Nếu chỉ một phần của lệnh được giao dịch, thì phần còn lại
được sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn với mức giá giới hạn tương đương với
mức giá đã giao dịch.
c) Thị trường có phòng ngừa (Market with Protection):
Lệnh thị trường có giới hạn cũng giống như các lệnh thị trường ở CME
Group nhưng có thêm một khoảng giới hạn. Như đã biết, lệnh thị trường là một
loại lệnh mà khách hàng có thể đạt được mức giá tốt nhất có thể với độ rủi ro
nhất định. Lệnh thị trường có giới hạn được đưa ra nhưng với một khoảng giới
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 43 of 60
hạn (the protected range). Khoảng giới hạn này thường được tính trên giá mua
hay giá bán tốt nhất tại thời điểm hiện tại, bằng cách cộng vào hay trừ đi 50%
khoảng dao động của sản phẩm (Non-Reviewable trading range)* trên bảng giao
dịch. Nếu có một phần trong lệnh vẫn chưa giao dịch hết, thì số còn lại đó được
xem như là một lệnh giới hạn với mức giá được xác định bằng giá tốt nhất trên
thị trường cộng hay trừ đi khoảng giới hạn.
d) Dừng có giới hạn (Stop limit):
Đây là lệnh kết hợp giữa lệnh dừng và lệnh giới hạn. Để hiểu được lệnh
này, đầu tiên, chúng ta phải nắm được như thế nào là lệnh dừng. Lệnh dừng một
loại lệnh được thực hiện khi giá thị trường đặt đến mức giá xác định. Lệnh dừng
được thực hiện khi: giá xác định bán phải thấp hơn giá thị trường đang giao dịch,
hay giá xác định mua phải cao hơn giá thị trường đang giao dịch. Như vậy trong
loại lệnh dừng có giới hạn sẽ có 2 mức giá, giá dừng và giá giới hạn. Trong loại
lệnh này, giá dừng đưa khách hàng đưa ra, và giá giới hạn sẽ được tính trên giá
dừng bằng cách cộng hay trừ đi một khoảng giới hạn mà khách hàng yêu cầu.
Như vậy, lệnh này được thực hiện với tất cả các giá trên thị trường mà nằm trong
khoảng giá dừng đến giá giới hạn. Nếu một phần khối lượng vẫn chưa được giao
dịch hết, thì sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn.
e) Dừng có phòng ngừa (Stop with Protection):
Đây là loại lệnh có thể nói gần như tương tự với lệnh dừng có giới hạn
(Stop limit). Nhưng có một điểm khác ở chỗ khoảng giới hạn (The protected
range). Khoảng giới hạn trong loại lệnh này được tính dựa trên giá dừng, bằng
cách cộng hay trừ đi 50% của khoảng dao động của sản phẩm tương ứng với lệnh
mua hay bán.
f) Số lượng nhỏ nhất (Minimum Quantity):
Lệnh này sẽ được giao dịch ngay lập tức khi và chỉ khi có một số lượng
của lệnh được khớp. Nếu một số lượng nhỏ của lệnh không khớp được, thì lệnh
này sẽ bị hủy bỏ.
g) Ẩn số lượng (Hidden Quantity):
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 44 of 60
Trong loại lệnh này, chỉ một phần của số lượng được hiển thị trên thị
trường. Khi một phần số lượng này được khớp. Thì một phần khác số lượng của
lệnh này sẽ được hiển thị tiếp.
E) Phòng giao hoán (Clearing house):
CME Clearing là một trong những trung tâm thanh toán bù trừ lớn nhất
Thế Giới, cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các hợp đồng giao dịch.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 2011, CME Clearing đã quản lý hơn 100 tỷ
đôla tiền đặt cọc ký quỹ của khách hàng. Vừa đóng vai trò là người mua và bán
trong một hợp đồng tương lai, nên CME Clearing có trách nhiệm đảm bảo cho
việc thanh toán của hợp đồng được diễn ra vào thời điểm đáo hạn. Với gần 14
triệu lượt giao dịch hằng ngày, CME Clearing đã thực hiện thanh toán bù trừ,
nhận ký quỹ và quản lý hạn mức trên các tài khoản của khách hàng, và CME
Clearing thường xuyên cung cấp số liệu về hạn mức tài khoản để nhằm củng cố
lòng tin cho khách hàng.
F) Hạn mức duy trì tài khoản (Maintenance level):
Điều bắt buột trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán
hợp đồng tương lai phải có một khoản ký quỹ và phải trả các phí giao dịch.
Khoản ký quỹ ban đầu (Initial margin) được chấp nhận bằng tiền mặt và các trái
phiếu chính phủ. Khoản ký quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại nhà môi giới
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 45 of 60
(Broker) và nhà môi giới lại phải ký quỹ tại nhà thanh toán bù trừ (Clearing
House). Nhà thanh toán bù trừ sắp xếp các lệnh mua và lệnh bán vào với nhau để
đối chiếu và tìm ra các lệnh khớp với nhau để tiến hành giao dịch. Nếu như số dư
trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức quy định (Maintenance margin), thì
những người nắm giữ hợp đồng tương lai sẽ nhận được thông báo từ nhà môi
giới của mình phải bổ sung thêm cho đủ mức quy định ban đầu (Initial margin)
trên tài khoản ký quỹ của mình. Cụ thể, mức ký quỹ tài khoản ban đầu và mức
duy trì tài khoản ở CME Group của một vài hợp đồng như sau:
Product Name Initial Maintenance
E-MICRO USD/CAD FUTURES 230.00CAD 170.00CAD
E-MICRO USD/JPY FUTURES 20250.00JPY 15000.00JPY
AUD/USD FUTURES 3375.00USD 2500.00USD
AUD/CAD FUTURES 4320.00CAD 3200.00CAD
Nguồn:
G) Ghi điểm thị trường (Mark-to-Market):
Vào cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh phản ánh
mức lời hay lỗ của nhà đầu tư (theo giá thị trường). Nếu lời, nhà đầu tư có quyền
rút phần dư so với mức ký quỹ ban đầu. Và ngược lại, nếu lỗ và tiền ký quỹ giảm
thấp hơn tiền ký quỹ duy trì, nhà đầu tư sẽ nhận được lệnh gọi nộp tiền từ nhà
môi giới của mình.
Tình huống minh họa:
Nhà đầu tư thị trường tương lại dự báo vài ngày tới AUD sẽ lên giá so
với USD. Nhằm kiếm lợi nhuận từ cơ hội này, vào sáng thứ 3, nhà đầu tư đến thị
trường tương lại CME mua một hợp đồng tương lại trị giá 100.000AUD với tỷ
giá AUD/USD: 1.0373. Để bắt đầu, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 3.375USD vào
tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu nhà đầu cơ phải duy trì
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 46 of 60
đồi với hợp đồng tương lai AUD là 2.500USD. Diễn biến tỷ giá và việc thanh
toán hằng ngày hợp đồng này như sau:
Thời gian Hoạt động Thanh toán Tài khoản ký quỹ
Sáng thứ 3 Nhà đầu tư mua
hợp đồng tương lai
với tỷ giá:
AUD/US
D: 1.0373
3.375USD
Cuối ngày thứ 3 Giá AUD tăng đến
1.038USD
Nhà đầu tư lời:
100.000 x (1.038 –
1.0373) = 70USD
3.375 + 70 =
3.445USD
Cuối ngày thứ 4 Giá AUD giảm
còn 1.0273USD
Nhà đầu lỗ:
100.000 x (1.0373
– 1.0273) =
1.000USD
3.445 – 1.000 =
2.445USD
Cuối ngày thứ 5 Giá AUD tăng lên
1.035USD
Nhà đầu tư lời:
100.000 x (1.035 –
1.0273) =
770USD
2.500 + 770 =
3.270USD
H) Phí giao dịch (fees):
CME Group cung cấp cho khách hàng của họ một mức phí về các sản
phẩm ngoại hối có thể nói là cạnh tranh nhất trên Thế Giới. CME Group không
quan tâm bạn là ai, bất kể bạn là ngân hàng loại AAA, quỹ đầu cơ hay chỉ là một
nhà kinh doanh nhỏ lẽ thì đều hưởng chung một mức phí cho tất cả các loại tiền
tệ. Sau đây là bảng tính phí của CME Group:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 47 of 60
Lưu ý:
Mức phí ở trên là mức phí áp dụng cho thành viên của trung tâm thanh
toán bù trừ của CME.
Nhà môi giới hay công ty môi giới sẽ là người quyết định mức phí cuối
cùng mà bạn phải trả.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 48 of 60
5) CÁCH THỨC GIAO DỊCH:
A) Quy trình:
Cụ thể từng bước được mô tả ngắn gọn như sau:
(1a) (1b) Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản
lý giao dịch giao sau.
(2a) (2b) Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi
giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch.
(3) Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau
và đồng ý về một mức giá nào đó.
(4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ.
(5a) (5b) Các công ty môi giới hoa hồng bào mức giá đã được chấp nhận
cho các nhà môi giới của người mua và người bán.
(6a) (6b) Các nhà môi giới của người mua và người bán báo mức giá đã
được chấp nhận cho người mua và người bán.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 49 of 60
(7a) (7b) Người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ.
(8a) (8b) Các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký
quỹ cho công ty thanh toán thành viên
(9a) (9b) Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho các
công ty thanh toán bù trừ.
B) Giao dịch trên sàn (Trading floor):
a) Phân biệt các đối tượng trên sàn:
Tất cả các nhà giao dịch trên sàn đều là thành viên của CME. Họ có thể
là các nhà đầu cơ cá nhân kinh doanh cho lợi nhuận riêng của họ. Hoặc họ có thể
là nhà môi giới trên sàn hoạt động như đại diện cho các khách hàng của các công
ty môi giới.
Sàn giao dịch gồm: một ở tầng dưới và một ở tầng trên, được phân cách
với nhau bởi những dãy bàn làm việc. Đây là nơi tiếp nhận những lệnh được đưa
đến các công ty môi giới từ khách hàng.
Trên sàn giao dịch, sự khác biệt về màu áo
giúp giúp phân biệt được tất cả các đối tượng trên sàn
giao dịch tại CME. Sau đây là các đối tượng trên sàn:
Những chiếc áo đỏ (nhà môi giới trên sàn – Floor
Broker): là những nhà đầu cơ và nhà môi giới của
CME đang giao dịch trên sàn. Một nhà môi giới trên
sàn sẽ thực hiện các lệnh mà khách hàng đưa cho họ. Một nhà đầu cơ trên sàn là
người mua/bán trên chính tài khoản của họ được mở tại trung tâm thanh toán bù
trừ.
Những chiếc áo vàng (thư ký trên sàn - Runner):
họ là những nhân viên làm việc cho công ty môi giới
hoặc chỉ là những thành viên riêng lẽ. Nhiệm vụ của
họ là chạy đi lấy các lệnh của khách hàng và đưa đến
cho những nhà môi giới sớm nhất có thể. Những lệnh
được khớp sẽ được đưa về bàn xác nhận nhằm để
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 50 of 60
thông báo cho khách hàng biết. Công việc của các thư ký trên sàn rất quan trọng,
vì họ cung cấp một mạng lưới rộng nhằm kết nối giữa khách hàng và nhà môi
giới trên sàn giao dịch.
Những chiếc áo xanh lá cây (thư ký xử lý lệnh –
Out-trade clerk): họ là những nhân viên của công ty
môi giới và CME. Trách nhiệm của họ là giải quyết
các lệnh vẫn chưa được khớp của ngày hôm trước
vào đầu mỗi buổi sáng trước khi bước vào giờ giao
dịch.
Những chiếc áo màu xanh da trời (Phóng viên
trên sàn giao dịch – Market reporter): là những
nhân viên của CME chuyên về việc cung cấp thông
tin trên thị trường. Công việc của họ trên sàn là
quan sát các thông tin về giá đang giao dịch và đưa
chúng vào hệ thống máy tính. Sau đó, hệ thống
máy tính sẽ tự động hóa và đưa dữ liệu lên bảng giá
điện tử và chuyển đi khắp Thế giới.
Những chiếc áo màu cam: là các thành viên của
CME người chỉ giao dịch trên thị trường tương lai
và quyền chọn các đồng tiền mới nổi như đồng
peso của Mexico hay real của Brazil.
Những chiếc áo màu xanh đen: là những nhân
viên của CME, nhiệm vụ của họ là về phần công
nghệ thông tin ở sàn.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 51 of 60
Một điều nữa cần lưu ý rằng, CME có nhiều loại thành viên, mà mỗi loại
thành viên được chỉ định giao dịch những loại hợp đồng riêng biệt. Cụ thể như
sau:
A CME membership: là những thành viên được quyền mua bán tất cả các
hợp đồng được niêm yết tại CME.
An IMM (International Moneytary Market) membership: cũng tương tự
như những thành viên CME, những thành viên IMM được quyền giao dịch tất cả
các hợp đồng được niêm yết tại CME, ngoại trừ hợp đồng về mặt hàng nông sản.
An IOM (Index and Options Market) membership: là những thành viên
được phép giao dịch các hợp đồng về gỗ, chỉ số tài chính tương lai và tất cả các
hợp đồng quyền chọn tại CME.
An GEM (Growth and Emerging Markets) membership: là những thành
viên được phép giao dịch các sản phẩm mới nổi trên thị trường.
b) Tín hiệu tay (Hands signal):
Hand signals – một loại ngôn ngữ dấu hiệu bằng tay của giao dịch giao
sau- là một hệ thống giao tiếp độc nhất nhằm truyền tải thông tin một cách
nhanh chóng để thực hiện các giao dịch. Các dấu hiệu cho các nhà môi giới sàn,
các thư ký biết được giá, số lượng, tháng đáo hạn…
Giá: để ra ký hiệu về giá thì các nhà đầu tư đưa tay ra phía trướcvà xa
khỏi cơ thể
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 52 of 60
Số lượng (quantities):
Khi muốn nói về số lượng thì nhà đầu tư sẽ chỉ tay vào mặt. Khi muốn
nói về số từ 1-9 thì chỉ tay vào cằm.
Khi muốn nói về số lượng và với số nhân là 10 thì chỉ tay vào trán.
Khi muốn nói về số lượng và với số nhân là 100, thì chỉ tay vào trán
để ra hiệu số lượng sau đó nắm tay lại nhằm ám chỉ cấp số nhân là 100.
Tháng đáo hạn: Tất cả các hợp đồng giao sau đều có một tháng đáo
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 53 of 60
hạn, sau đây là hệ thống Hand signals nhằm chỉ ra dấu hiệu về tháng đáo hạn.
CHU KÌ ĐÁO HẠN:
Kinh doanh Eurodollar bao gồm một hệ thống các handsignals truyền
đạt chu kì đáo hạn.
Eurodollar được liệt kê theo chu kì quý, mở rộng ra 10 năm. Chúng
được giao dịch theo các gói 12 tháng, gồm 4 quý với các tháng đáo hạn là 3,
6, 9, 12. Mỗi gói 12 tháng được kí hiệu bởi một màu nhất định. Ví dụ, loại đầu
tiên của hợp đồng, trên 1 năm, được gọi là “màu trắng” mặc dù chúng thường
chỉ được ám chỉ “những tháng trước”. sau “màu trắng” là tới “màu đỏ” (loại
hợp đồng từ một đến 2 năm), tiếp theo là “màu xanh lá cây” ( hợp đồng từ 2 tới
3 năm). (màu của những năm từ 4 tới 10 tương ứng là xanh da trời, vàng, đỏ
tía, cam, hồng, bạc và màu đồng). có một loại handsignal dùng để chỉ mỗi gói
này, ngoài trừ màu trắng. dưới đây là một số tín hiệu đó:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 54 of 60
TÍN HIỆU THỊ TRƯỜNG:
C) Giao dịch trên hệ thống điện tử (Electronic
trading):
a) Các thời điểm của thị trường (Market States):
HOÀN TẤT:
ngón tay hướng
lên chỉ một lệnh
đã được hoàn
thành.
ĐANG HOẠT
ĐỘNG: ngón
trỏ quay hướng
về phía trước.
LỆNH DỪNG:
đấm vào lòng
bàn tay.
HỦY BỎ: di
chuyển tay qua
cổ họng.
MÀU ĐỎ: Một
sự di chuyển
bàn tay từ
hướng thẳng
đứng xuống
chạm vai.
MÀU XANH LÁ:
Ngón trỏ và ngón
cái chạm vào
nhau như biểu
tượng OK.
MÀU XANH
DA TRỜI: Lắc
các ngón tay về
phía trước và
sau.
MÀU VÀNG:
Ngón tay cái
chạm ngón đeo
nhẫn.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 55 of 60
i) Trước khi mở cửa (Pre-Opening):
Là một khoảng thời gian trước khi bắt đầu giao dịch, trong thời gian này
các lệnh của ngày hôm trước sẽ được hủy bỏ hay điều chỉnh trước khi đưa vào
giao dịch ngày tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, không có lệnh nào được
tiến hành.
ii) Thời gian đặt lệnh (Pre-Opening/No-Cancel):
Là một khoảng thời gian trước khi bắt đầu giao dịch, trong thời gian này,
khách hàng được phép đặt lệnh cho ngày giao dịch kế tiếp. Nhưng lưu ý, trong
khoảng thời gian này, khách hàng không được hủy bỏ hay điều chỉnh lệnh của
mình. Và trong thời gian này, không có giao dịch nào được tiến hành.
iii) Mở cửa (Open):
Là thời gian giao dịch các lệnh. Các lệnh được gửi đi và khớp với nhau.
iv) Sau khi đóng cửa/ trước khi mở cửa (Post Close/Pre open
(PCP):
Là thời gian chỉ cho thay thế, điều chỉnh hay hủy bỏ các lệnh GTC (Good
„Till Canceled) hoặc GTD (Good „Till Date).
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 56 of 60
v) Tạm dừng (Pause):
Là khoảng thời gian mà khách hàng chỉ có thể hủy bỏ các lệnh. Không có
giao dịch nào được tiến hành.
vi) Đóng cửa (Closed):
Là thời gian hủy bỏ, điều chỉnh lại các lệnh trong ngày.
vii) Bảo trì (Maintenance Period):
Là khoảng thời gian bảo trì, bắt đầu từ 16:15 đến 16:45 từ thứ hai đến
thứ năm theo giờ Chicago.
b) Kết nối với thị trường:
Để kết nối với CME Globex platform bạn cần đáp ứng được 2 yêu cầu
sau: thứ nhất là bạn phải có một chương trình phần mềm kết nối (Front-end) và
thứ 2 là hệ thống mạng để kết nối.
Đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã có 1 tài khoản giao dịch hợp
đồng tương lai. Nếu không, thì bạn cần phải nhờ đến nhà môi giới của mình để
mở. Sau đó, nhà môi giới của bạn sẽ cung cấp phần mềm giao dịch (Front-end)
và hệ thống mạng kết nối cho bạn.
Về phần mềm giao dịch, thì CME có 4 lựa chọn cho bạn:
Sử dụng phần mềm do một bên thứ 3 cung cấp, đó có thể là nhà môi giới
của bạn (Brokers), công ty kinh doanh về thị trường tương lai (FCM) hoặc trung
tâm dữ liệu (Data center).
Sử dụng phần mềm đã được cấp phép của các công ty chuyên cung cấp
phần mềm độc lập (ISVs).
Sử dụng các công cụ do CME Group cung cấp, như là phần mềm EOS
(chuyên về các hợp đồng quyền chọn), các trang web được tích hợp phần mềm
front-end.
Tự phát triển một phần mềm Front-end cho riêng mình, kèm theo sự trợ
giúp của CME Group.
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 57 of 60
Về việc chọn hệ thống kết nối, bạn cũng có 2 lựa chọn:
Kết nối gián tiếp (Indirect connectivity): là hình thức kết nối mà các lệnh
giao dịch của bạn không đến thẳng thị trường, mà sẽ qua trung gian thứ 3, đó là
các nhà môi giới của bạn (Broker), công ty kinh doanh về thị trường tương lai
(FCM).
Kết nối trực tiếp (Direct connectivity): là hình thức kết nối mà lệnh giao
dịch của bạn sẽ đến trực tiếp tới thị trường.
Sau đây, là phần giới thiệu chi tiết hơn về phần giao dịch của bên thứ 3
được cung cấp từ nhà môi giới:
Đặt lệnh mua bán trực tuyến thông qua phần mềm front-end -đây là một
phần mềm giúp dễ dàng truy cập để trao đổi sản phẩm - được cung cấp bởi nhà
môi giới.Trình ứng dụng giao dịch được kết nối trực tiếp với hệ thống máy kết
nối tập trung tại CME group,sàn giao dịch dịch điện tử toàn cầu,thông qua công
ty môi giới
Để giúp việc đặt lệnh trở nên dễ dàng hơn, front-end cung cấp 10 cặp tỷ
giá bán mua gần nhất và thông tin hiện có trên thị trường. Sàn giao dịch CME
cung cấp cho tất cả các thành viên tham gia trên thị trường cung một mức giá và
những thông tin giao dịch giống nhau. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy tự
tin hoàn thành giao dịch trên một sân chơi bình đẳng.
Ở từng giá , nhà đầu tư sẽ chọn mua ở giá bán thấp nhất và bán ở giá mua
cao nhất. Các giao dịch sẽ tự động khớp lệnh, đồng thời được xóa đi và thông
báo về cho khách hàng dù ở bất cứ nơi nào.Sau khi nhận được xác nhận giao
dịch, nhà đầu tư bắt đầu theo dõi hợp đồng của mình.
Màn hình đặt lệnh giao dịch:
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 58 of 60
- Mục A: chỉ rõ tên hợp đồng tương lai đang xem.Nó sẽ đưa ra màn
hình đặt lệnh thông tin giá cả phù hợp.Mỗi hợp đồng giao sau sẽ có 1 ký hiệu
riêng biệt, mã hàng hóa giải thích rõ ngày đến hạn của hợp đồng bao gồm tháng
và năm.
- Mục B: dùng để chọn số hợp đồng giao sau sẽ bán hay mua.Về
việc xác định loại lệnh giao dịch , dạng giao dịch phổ biến và đơn giản nhất đó là
giao dịch trên thị trường, có nghĩa là mua bán với mức giá tốt nhất có sẵn trên thị
trường. Mục tiêu của nhà đầu tư là đảm bảo lệnh được thực hiện nhanh nhất có
thể. Thông tin duy nhất cần cung cấp là: tên loại hợp đồng giao sau, số lượng hợp
đồng sẽ giao dịch, đặt lệnh mua hay bán. Việc giao dịch trên thị trường sẽ giúp
tìm kiếm giá tốt nhất, bổ sung vào phần thông tin còn thiếu và sau đó sẽ gửi lại
cho nhà đầu tư.
- Mục C: chỉ rõ số lượng hợp đồng và mức giá triển vọng nhất đang
được bán trên thị trường. Chú ý chỉ 10 mức giá mua tốt nhất được hiển thị.
- Mục D: chỉ số hợp đồng được rao bán ở mức giá cột bên cạnh.
- Mục E: chỉ ra mức giá giao` dịch thành công gần đây nhất
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 59 of 60
Tài liệu tham khảo:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, “Thị trường ngoại hối & các nghiệp vụ phái
sinh”, Nhà xuất bản Thống kê, 2010.
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, “Thị trường ngoại hối & các giải pháp phòng
ngừa rủi ro”, Nhà xuất bản Thống kê, 2008.
3. John Hull, “Options, Futures And Other Derivatives 6Th Edition”, Prential
Hall, 2005.
4. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê, 2006.
5. PGS, TS. Nguyễn Minh Kiều, “Bài giảng hợp đồng tương lai hợp đồng kỳ
hạn”.
6. Ths. Phan Chung Thủy, “Bài giảng Thị trường giao sau”.
7. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, “Bài giảng Thị trường kỳ hạn và giao sau” &
“Bài giảng môn Quản trị rủi ro tài chính”.
8. Masa Watanabe, “Currency Futures and Future Markets”.
9. CME Group. Truy cập tại:
all.html#searchforvalue=&page=1&viewperpage=10&sortkey=DateNum&sortty
pe=number&sortorder=descending&keyword=Agriculture;Credit;Economic%20
Events;Energy;Equity%20Index;FX;Interest%20Rates;Metals;Real%20Estate;W
eather;General%20Education;Getting%20Started;Product%20Information;Marke
t%20Fundamentals;Strategies;Tools;Managed%20Futures;Options;Clearing%20
Services;Brochure/Handbook;Courses;Demo/Tutorial;Online%20Presentations;R
esearch/White%20Paper;Video;
10. Website :
www.caohockinhte.info/
hp/
Thị trường ngoại tệ giao sau trên Thế Giới GVHD: Ths. Phan Chung Thủy
Page 60 of 60
g_hop_dong_tuong_lai.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_giao_sau_455.pdf