Xuất phát từ quan điểm “thiên nhân nhất hợp”, “thiên nhân tương cảm”, các
nhà thơ các nhà thơ tìm về với thiên nhiên một cách trọn vẹn bằng cách hòa mình
vào cảnh, họ thiết lập mốt quan hệ vô cùng khăng khít, tìm được niềm vui, sự động
viên, chiều chuộng từ thiên nhiên. Ở Nguyễn Du, không phải vậy. Ông tách mình ra
khỏi thiên nhiên và xem nó như một đối tượng để khám phá, để giải bày tâm trạng.
Nhưng rồi ông nhận ra thiên nhiên nhiều khi vô tâm, thờ ơ với con người, quay lưng
trước nỗi đau của con người, không tương giao với con người. Người thì buồn mà
cỏ vẫn xanh, người thì tiêu điều mà xuân vẫn cứ tươi đẹp. Trong cuộc mưu sinh đầy
vất vả, khổ đau, nhiều khi con người cần sự vỗ về, cảm thông nhưng thiên nhiên
nào đáp ứng. Xuân đến với ai kia chứ không hề đến với kẻ tha hương, người đã
buồn thương mà bóng chiều, mây đen cứ giăng mắc khắp lối khiến lòng người càng
não nề Thiên nhiên với Nguyễn Du là vậy, lạnh lùng và tàn nhẫn. Cả 2 bao giờ
cũng song hành nhưng không bao giờ hòa hợp. Nó hiển hiện rõ trước mắt con người
nhưng không phải để xoa dịu nỗi buồn; không lắng nghe và chia sẻ mà lúc nào cũng
vô tình trước nỗi đau của thi nhân. Đây là nét khác biệt của Nguyễn Du với các nhà
thơ trước và sau ông
152 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Du.
Đó là bóng liễu âm u trong đêm xuân:
Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
(Xuân dạ)
(Đêm tối đen tìm đâu ra ánh sáng mùa xuân
Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)
(Đêm xuân)
Là cảnh tuyết rơi mù mịt nơi thôn xóm nhỏ:
Liêm thúy tiêu các tây phong động
Tuyết ám cùng khôn hiểu giác ai
(Thu chí)
(Gió tây lay động bức rèm trên gác nhỏ
Tuyết rơi mịt mù nơi thôn xóm hẻo lánh, tiếng tù và
buổi sớm bi thương)
(Thu sang)
Là cây cỏ xơ xác mỗi độ thu về:
Bạch lộ vi sương thu khí thâm
115
Giang thành thảo mộc cộng tiêu sâm
(Thu dạ II)
(Móc trắng thành sương hơi thu lạnh già
Cây cỏ quanh thành bên sông thảy đều tiêu điều)
(Đêm thu II)
Tiêu tác ba tiêu nhất viện phong
(Ngẫu đề)
(Gió đầy cả phòng, tàu chuối tiêu điều xào xạc)
(Tình cờ làm thơ)
Khi có nỗi ưu tư, sầu bi trong tâm hồn, con người thường thốt lên những lời
cảm thán và than thở. Nhưng một khi những nỗi sầu ấy lên đến tột cùng mà không
thể giải tỏa, con người thường thốt ra nhưng câu hỏi lớn, những câu hỏi không cần
lời đáp mà cũng không ai có thể giải đáp được.
Nguyễn Du rất hay dùng câu hỏi để biểu lộ tình cảm, tâm trạng của mình.
Dường như những từ ngữ bi ai kia chưa đủ làm nhẹ cõi lòng ông. Sử dụng câu hỏi
không cần câu trả lời cũng là yếu tố tạo nên giọng trầm buồn trong thơ Nguyễn Du:
Ông buồn vì mùa xuân không ở với ông;
Quỳnh Hải xuân tòng hà xứ lai?
(Quỳnh Hải nguyên tiêu)
(Xuân ở Quỳnh Hải từ đâu lại ?)
(Đêm rằm ở Quỳnh Hải)
Tha nhật xuân phong hà xứ lai?
(Ngẫu hứng III)
(Mai mốt gió xuân biết từ nơi nào đến?
Bất tri thanh đế nại nhân hà?
(Tạp ngâm I)
(Không biết chúa xuân sẽ làm được gì người?)
Ông đau buồn vì phải cách xa quê nhà, phải lang thang phiêu bạt:
Chinh hồng ảnh lý gia hà tại
116
(Ngẫu hứng II)
(Trong bóng con chim hồng đang bay xa, nhà ta ở đâu?)
Dường như nỗi niềm của Nguyễn Du quá lớn, chừng đó câu hỏi vẫn chưa đủ.
Kết cấu của bài thơ Đường chia 4 phần đề, thực, luận, kết. Ông sử dụng cả hai câu
kết để đặt câu hỏi thay vì dùng nó để kết thúc vấn đề theo lẽ thường. Hỏi nhưng
cũng là câu trả lời:
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ qui?
(Tự thán)
(Một nhánh có bồng trước gió tây thổi gấp
Cuối cùng sẽ trôi dạt về đâu?
(Than thân)
Cộng chỉ hoa mai báo tiêu thức
Xuân tằng hà đáo dị hương nhân?
(An Huy đạo trung)
(Cùng nhau chỉ hoa mai báo tin xuân
Nhưng xuân có bao giờ đến với người từ nơi đất khách?)
(Trên đường An Huy)
Những câu hỏi này có tác động rất lớn đến người đọc. Nó làm cho người đọc
cảm thấy hụt hẫng vì ông không kết lại vấn đề nhưng lẽ thường mà họ chờ đợi. Câu
hỏi đó không phải đặt cho riêng ông mà còn cho cả độc giả. Cái giọng bi của tác giả
trong câu thơ đã xâm chiếm toàn bộ cảm giác của con người. Người ta có thể cảm
nhận được giọng đau thương trong những câu hỏi của Nguyễn Du.
Tóm lại, trong thơ Nguyễn Du không có ý vị ung dung siêu thoát của một kẻ
đã rũ sạch chuyện đời. Ông đứng ở tư thế của một người vì quá đau đời mà ngửa
mặt lên nhìn trời thốt lên lời thơ ai oán, hờn giận. Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Du
ôm một mối sầu lớn: “Thiên tế trường ưu vị tử tiền” (Trước khi chết vẫn còn lo
chuyện ngàn năm) nên giọng thơ ông tràn đầy chất bi.
117
Bên cạnh giọng trầm buồn, thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn có giọng triết lý.
Chất triết lý này xuất phát từ những trăn trở dai dẳng và nhức nhối của thi nhân.
Mỗi hình ảnh, mỗi câu thơ lại gieo vào lòng người đọc bao nỗi xúc động, nghẹn
ngào. Giọng triết lý thể hiện những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc của Nguyễn Du
về con người và cuộc sống. Ông nhận ra sự hữu hạn của kiếp người trước vòng tuần
hoàn vô tận của vũ trụ; nhận thấy cuộc đời mông lung, vô định không có cái gì là
chắc chắn. Điều này biểu hiện thành một nỗi niềm u uẩn không tên mà ông cố đè
nén.
Trong 3 tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều hình ảnh để thể hiện
cái nhìn của ông về cuộc sống. Ông coi cuộc đời là phù sinh (cuộc sống tạm bợ),
phù thế (cuộc đời thay đổi), phù vân (mây nổi), phù vinh (vinh quang trống rỗng),
phù danh (tiếng tăm hảo huyền), phù bình (cuộc sống như bèo trôi)...
Nguyễn Du không chỉ có cái nhìn chung chung về cuộc đời mà đã khái quát
thành những quan niệm và nâng lên thành triết lý. Cảm nhận về cuộc đời của
Nguyễn Du mang màu sắc ảm đạm, xám tối. Ông không chỉ quan tâm đến bản thân
mà còn trải lòng ra với những mảnh đời đau khổ đang kêu gào. Nguyễn Du ý thức
về nỗi khổ của con người. Thi nhân cảm nhận cả không gian và thời gian đều truy
bức con người. Giọng điệu thơ xót xa khi nhà thơ đồng nhất đời người với “khoảnh
khắc”, “thoáng chốc”.
Cuộc sống đối với ông là không chắc chắn. Cảm thức bãi bể nương dâu xuất
hiện rất nhiều trong thơ ông:
Phù thế kỉ kinh tang lỗ biến
(Tái thứ nguyên vận)
(Cuộc đời đã trải qua bao phen ruộng dâu biến thành
ruộng muối)
(Họa lại bài nguyên vận)
Thông qua rất nhiều hình thiên nhiên, Nguyễn Du thể hiện cái nhìn của mình
về cuộc đời. Hình ảnh mây xuất hiện dày đặc trong thơ chữ Hán. Mây là hiện thân
của nỗi “sầu vũ trụ”, nỗi “sầu vạn thuở”, khiến con người nhức nhối và tê tái.
118
Nhưng cũng có “mây” để ám chỉ sự tạm bợ, dễ đổi thay và dễ tan biến. Nguyễn Du
ví cuộc đời này giống như đám mây nổi trên trời:
Tha hương thân thế thác phù vân
(Thu nhật ký hứng)
(Thân thế nơi đất khách gửi gắm đám mây nổi)
(Ngày thu gởi hứng)
Đôi khi ông ví cuộc đời giống như cánh bèo mặt nước;
Lạc ngạch phiêu bình thốt tự mưu
(Hoàng hà trở lao)
(Cành rụng béo trôi không tự mưu toan được gì)
(Bị nước lũ sông Hoàng Hà làm nghẽn đường)
Hay như chiếc lá giữa dòng:
Thiên địa biên chu phù tự diệp
(Chu hành tức sự)
(Chiếc thuyền con trôi nổi như chiếc lá trong trời đất)
Bởi vậy, ông “xem việc đời như mây nổi trong đáy mắt”. Tất cả những danh
lợi, giàu sang, quyền hành trên đời sẽ tiêu tan. Mọi thứ chỉ là tạm bợ, ngắn ngủi:
Triêu vân danh lợi nhãn tiền phi
(Đại tác cửu thú tư qui I)
(Danh lợi như đám mây buổi sáng, thay đổi ngay trước mắt)
(Làm thay người đi thú lâu năm nhớ nhà)
Hay:
Thế gian phù quí đẳng phù vân
(Đồ trung ngẫu hứng)
(Giàu sang trên đời chỉ là mây nổi)
(Ngẫu hứng giữa đường)
Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tính chất triết lý
không phải để lí luận mà để thể hiện cái nhìn của ông về hiện thực. Nguyễn Du
119
muốn nắm khám phá và nắm bắt được qui luật của đất trời cũng như qui luật của
cuộc đời.
Giọng điệu nghệ thuật là một trong những yếu tố của hình thức tác phẩm. Nó
bộc lộ cái chủ quan của nhà thơ trong các sáng tác. Giọng điệu nghệ thuật là sản
phẩm tinh diệu của sự kết hợp thế giới quan, quan niệm thẫm mỹ và tình cảm của
tác giả. Giọng điệu là nơi nhận biết tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm.
Giọng bi và giọng triết lý của Nguyễn Du khi miêu tả các bức tranh thiên nhiên
được hình thành từ những yếu tố cơ bản là hệ thống hình ảnh, từ ngữ và hệ thống
câu hỏi.
3.3 . Bút pháp
3.3.1 Miêu tả chân thực
Các nhà thơ trung đại chưa xem thiên nhiên là một khách thể độc lập mà đến
với cảnh vật chủ yếu bằng cách hòa mình vào trong cảnh. Tìm về thiên nhiên, thi
nhân đã thiết lập mối quan hệ vô cùng thân thiết và cởi mở. Tuy nhiên cũng có
những lúc, con người đã tách mình ra khỏi thiên nhiên, xem nó như một đối tượng
khách quan để khám phá. Từ đó, bên cạnh thiên nhiên mang tính ước lệ, theo những
khuôn mẫu có sẵn vẫn còn có những tác giả nhìn cảnh vật một cách khách quan,
thật như nó vốn có - Nguyễn Du là một tác giả như thế. Dưới cái nhìn của ông,
thiên nhiên hiện lên rất chân thực và sinh động, 3 tập thơ chữ Hán là một minh
chứng.
Riêng tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học
Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Tuy vẫn có những chỗ mang tính
chất công thức, ước lệ và tượng trưng, nhưng các yếu tố thực của đời sống dần được
nhà thơ chú ý khai thác.
Như vậy, ngoài việc tuân thủ những quy phạm vốn có của nền văn học trung
đại, Nguyễn Du cũng miêu tả chân thực về thiên nhiên – đây là công cụ đắc lực để
vẽ nên những bức tranh thiên nhiên vô cùng khách quan.
Những hình ảnh, màu sắc và âm thanh mà Nguyễn Du đưa vào bức tranh của
mình đều xuất phát từ sự quan sát nhạy cảm, tinh tế chứ không hề dựa trên những
120
nguyên tắc cổ điển trong việc miêu tả thiên nhiên và con người trong đó. Chẳng
hạn, âm thanh náo nức của hội đua thuyền, tiếng ếch nhái kêu trong đêm vắng, tiếng
gió thổi xào xạt, cả tiếng động bởi những chú chim bay qua cũng được thi nhân tái
hiện lại rất sinh động. Không những thế, thiên nhiên dưới con mắt của Nguyễn Du
hiện lên vô cùng dữ dội và nguy hiểm, rừng núi thâm sâu ẩn trong đó là sự rình rập
của thú dữ, sông nước thì hiểm trở, thác lũ cuồn cuộn vồ lên như muốn nhấn chìm
tất cả. Hiện thực trần trụi của thiên nhiên đã được Nguyễn Du khai thác một cách
triệt để. Từ đó, ta thấy bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Du miêu tả không chỉ đẹp
mà còn rất thực:
Càn khôn dư thảo ốc,
Phong vũ túc cô chu.
Thu dạ ngư long trập,
Thâm sơn mi lộc du.
(Biệt Nguyễn đại lang)
(Trong trời đất còn một nhà tranh
Giữa gió mưa đỗ con thuyền đơn côi
Đêm thu cá rồng ẩn nấp
Núi sâu hươu nai dạo chơi)
(Từ biệt anh Nguyễn)
Nguyễn Du đưa vào bức tranh tất cả những gì ông đã chứng kiến, đã thật sự
mắt thấy tai nghe. Nhà thơ đã thâu tóm toàn bộ cảnh vật xung quanh trong một cuộc
chia tay giữa ông và anh vợ của mình. Một mái nhà tranh thấp thoáng giữa đất trời
bao la, trên dòng sông hòa cùng gió bụi là chiếc thuyền nhỏ đơn côi. Hình ảnh cá
rồng trong đêm thu hay đàn hươu nai dạo trong núi sâu là những hình ảnh vô cùng
thực tế, do nhà thơ quan sát và ghi lại không hề bị ảnh hưởng bởi bút pháp ước lệ,
tượng trưng.
Không gian vào một buổi chiều trên sông Thanh Quyết được Nguyễn Du vẽ
nên chân thực và sinh động:
Phù kiều tận xứ xuất bình điền
121
Lịch lịch thanh sơn tại nhãn tiền
Cổ kính tiều qui minh nguyệt đảm,
Triều môn ngư tống tịch dương thuyền
Mang mang viễn thủy tam xuân thụ,
Lạc lạc nhân gia lưỡng ngạn yên.
(Thanh Quyết giang vãn diếu)
(Chỗ cuối chiếc cầu là đồng ruộng hiện ra,
Trước mắt thấy rõ từng đợt núi xanh.
Trên lối cũ tiều phu gánh củi trở về dưới trăng,
Nhà chài đẩy thuyền ra lúc thủy triều dâng buổi xế chiều,
Mờ mịt dòng sông xa lẫn trong cây cối mùa xuân,
Nhà lác đác giữa khói sóng hai bờ,)
(Buổi chiều trên sông Thanh Quyết)
Nguyễn Du có khả năng bao quát cảnh vật khá tốt, chỉ bấy nhiêu câu thơ mà
bao nhiêu hình ảnh của cuộc sống hiện lên với nhiều hình nhiều vẻ khác nhau. Cuối
chiếc cầu bắc qua sông là đồng ruộng, hướng mắt về hướng xa xa trước mặt là từng
dãy núi xanh hiện lên trong trời chiều. Trên con đường mòn là hình ảnh con người
trở về sau một ngày làm việc, thấp thoáng trên bầu trời trăng đã bắt đầu lên, lúc bác
tiều phu trở về bên bữa cơm chiều cùng gia đình cũng là lúc ngư phủ phải ra khơi,
dòng sông không còn được vẻ tươi sáng mà mờ mịt dần bởi khói chiều đang
buông tất cả những hình ảnh đó bước vào thơ hết sức tự nhiên và dung dị.
Nguyễn Du không hề cầu kì, không trau chuốt cho bức tranh, nó thực như cuộc đời
thường vậy.
Nguyễn Du đã vẽ trong thơ chữ Hán nhiều bức tranh rất thực và thuần túy là
những bức họa xinh đẹp, không ước lệ, không ngụ tình. Những bức tranh bằng thơ
có khi tươi tắn, có khi sầu mộng được nhìn bằng cái nhìn khách quan và được viết
với lối văn rất thật. Chỉ cần một vài nét phác họa thiên nhiên hiện lên thật hài hòa
và trung thực. Hình ảnh vầng trăng, ngọn gió, đám cỏ, mùa thu hay mùa xuân
trong thơ Nguyễn Du ngoài những lúc làm nền để thi nhân bộc lộ tâm tư, tình cảm
122
của mình, tức là đôi khi miêu tả chúng có mang dấu ấn chủ quan của tác giả thì
nhiều lúc nó cũng rất thực.
Đó có thể là không gian mênh mông, bát ngát của đất trời vào lúc chính thu,
vạn vật cũng hòa chung vào sự đổi mới, trời thu lồng lộng, trúc vươn cao thâu góp
gió, sắc vàng đã tràn về trên khắp lối đi:
Mạc mạc thu quang bát nguyệt thâm,
Mang mang thiên khí bán tình âm.
Thu phong cao trúc minh thiên lại,
Linh vũ hoàng hoa bố địa câm.
(Tạp ngâm III)
(Tháng tám lặng lẽ ánh thu già,
Khí trời mêng mông nửa tạnh ráo nửa âm u.
Trúc cao đón gió, sáo trời thổi,
Hoa vàng được mưa, như rắc vàng trên mặt đất)
Đôi khi cùng nói về mùa thu nhưng không phải miêu tả về cái đẹp, độ tươi
sáng mỗi khi thu về mà Nguyễn Du còn nhận ra cả vẻ thu hiu hắt, tư lự, cô quạnh.
Cảnh vật đôi khi mang dáng điệu sầu mộng nhưng không phải bởi tâm trạng người
ngắm mà đó chính là cảnh thực, rất thu:
Phồn tinh lịch lịch độ như ngân,
Đông bích hàn trùng bi cánh tân.
Vạn lý thu thanh thôi lạc điệp,
Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân.
(Thu dạ)
(Sao nhiều rõ mồn một, móc trắng như bạc,
Vách phía đông tiếng côn trùng mùa lạnh nghe buồn bã xót xa.
Muôn dặm tiếng thu dục lá rụng,
Một trời màu lạnh quét sạch đám mây nổi,)
(Đêm thu)
123
Ngoài ra, còn rất nhiều hình ảnh thiên nhiên được nhìn dưới con mắt khách
quan, rất thực của thi nhân. Đó có thể là vầng trăng tròn trên đỉnh núi:
Hồng Sơn sơn nguyệt nhất luân minh
(Ký Hữu)
(Một vầng trăng tròn trên núi Hồng)
(Gởi bạn)
Cũng có thể là một ánh trăng tà trong đêm:
Tà nguyệt vô quang tinh mãn thiên
(Dạ tọa)
(Trăng tà không sáng sao đầy trời)
(Đêm ngồi)
Nguyễn Du không chỉ tả thực những cảnh đẹp của làng quê Việt Nam mà
còn miêu tả rất cụ thể những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội của đất nước
Trung Hoa, khiến cuộc sống con người luôn nơm nớp trong nỗi sợ hãi, kinh hoàng.
Những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, núi cao hiểm trở, sông sâu lắm thác nhiều
ghềnh, những con đường khe đá cheo leo, con đường dài đầy bụi đỏ là những
hình ảnh rất thực, phổ biến trong các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, đặc biệt là
những bài thơ trong Bắc hành tạp lục – thơ đi sứ của Nguyễn Du.
Núi tiếp núi, sông liền sông cứ hiện lên đậm nét trong, con người hiện lên
thật nhỏ bé giữa cả vùng không gian rộng lớn, hiểm trở:
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi
Hành hành tòng thử hướng thiên nhai
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng
Thủy điểu sa cầm hiệp bất phi
(Chu hành tức sự)
(Núi sông miền Tây Việt nhiều hiểm trở
Từ đây cứ đi, đi mãi về chân trời
Vách núi lở, những hòn đá kì quái giận dữ nhìn nhau
Chim nước, chim bãi dạn người không bay đi)
124
Đây thực sự là những điều Nguyễn Du tai nghe, mắt thấy chứ không phải thi
nhân vẽ lên bằng trí tưởng tượng hay hư cấu nghệ thuật. Ở một bài thơ khác thi
nhân lại nhận ra bộ mặt hung thần của tự nhiên. Sự thịnh nộ của thủy thần, thêm
vào đó là địa hình hiểm trở của cả sông núi tạo nên một bức tranh sống động và
hùng vĩ, khiến người đọc cũng có cảm giác sợ hãi y như là mình đang đứng trước
khung cảnh đó vậy. Hình ảnh con thuyền lọt tỏm giữa muôn rặng núi và đang lướt
nhanh trên sông đang mùa lũ cứ ám ảnh người đọc:
Tiêu cổ đông đông sơ xuất môn,
Vạn sơn trung đoạn nhất sà bôn.
Phù vân sạ tán thạch dung sấu,
Tân lạo sơ sinh giang thủy hồn.
(Minh Giang chu phát)
(Bắt đầu ra cửa sông tiếng tiêu tiếng trống kêu ầm ĩ,
Một con thuyền lướt nhanh giữa muôn rặng núi.
Mây nổi chợt tan dáng núi gầy đi.
Lụt mới đổ về nước sông đục ngầu)
(Thuyền ra đi trên sông Minh Giang)
Trong thơ chữ Hán, thiên nhiên nhiều khi được Nguyễn Du miêu tả một cách
cụ thể và chân thật. Dưới con mắt của ông, thiên nhiên hiện lên thật khách quan. Đó
có thể là những cảnh vật gần gũi thân quen: một ngọn gió, một buổi chiều, một đám
cỏ; là âm thanh xào xạc của tàu chuối gió đưa, tiếng ếch nhái nỉ non trong đêm
vắng; là màu đỏ thắm của hoa lựu trên núi, màu vàng rực của hoa cúc trước sân,
màu xanh hoang dại của rừng núi bạt ngàn... Nhưng có lúc thiên nhiên hiện lên với
bộ mặt hung tợn và nguy hiểm; khắc nghiệt và dữ dội khiến lòng người lo lắng và
sợ hãi. Như vậy, thiên nhiên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du tồn tại một cách độc
lập, thật như những gì nó vốn có.
Tuy nhiên, nói đến thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du mà chỉ thừa
nhận phương diện khách quan như trên e rằng chưa trọn vẹn. Thơ là tiếng nói tâm
hồn của thi sĩ, là những trang nhật kí tâm trạng của thi nhân. Đặc biệt đối với
125
Nguyễn Du – một “sầu nhân” giữa cuộc đời - thì điều này lại càng đúng hơn bao
giờ hết. Trong khi miêu tả thiên nhiên, ngoài yếu tố khách quan thì dấu ấn chủ quan
của tác giả là không thể phủ nhận. Ngoài việc sử dụng phương thức miêu tả chân
thực thì tả cảnh ngụ tình cũng là một đặc trưng cần được khai thác khi nghiên cứu
nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
3.3.2. Tả cảnh ngụ tình
Tả cảnh ngụ tình vốn là bút pháp nghệ thuật hết sức quen thuộc trong văn
học trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Đến nay không ai có thể trả lời được rằng
bút pháp này được hình thành từ bao giờ nhưng ta thấy rõ biểu hiện của nó ở chỗ nó
thường dùng những hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của chủ
thể cảm nhận, quan sát những hình ảnh, hiện tượng ấy và bất kì điều gì, khi qua
lăng kính cảm nhận của mỗi con người thì đều mang dấu ấn chủ quan của riêng họ.
Trong thơ ca trung đại Trung Quốc nói chung và thơ Đường nói riêng, bút
pháp nghệ thuật này được sử dụng hết sức phổ biến, có lẽ là do ảnh hưởng của quan
niệm triết học “Thiên nhân nhất thể” rất phổ biến trong thời trung đại. Và tác dụng
lớn nhất của nó mà ai cũng có thể cảm nhận được đó chính là làm cho cảnh và tình
trong mỗi bài thơ hòa quyện với nhau, làm cho mỗi bài thơ có hồn, tinh tế và hàm
súc hơn. Cũng có lẽ vì vậy đọc thơ Đường buộc người đọc phải đồng sáng tạo cùng
tác giả để hiểu rõ những giá trị của mỗi bài thơ.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa phương Bắc. Đặc
biệt trong lĩnh vực văn chương. Bản thân Nguyễn Du sinh ra và trưởng thành cùng
với nền văn học trung đại, những nguyên tắc, chuẩn mực về sáng tác văn chương
được Nguyễn Du tuân thủ và vận dụng vào trong 3 tập thơ chữ Hán một cách linh
hoạt. Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du rất đa dạng, tài tình và phong phú. Chính
vì điều đó mà giá trị các tác phẩm của Nguyễn Du được nâng lên tầm cao mới.
Truyện Kiều của ông là một minh chứng hùng hồn nhất. Từ lâu, nó đã trở thành như
một quyển thơ phổ thông của nước ta, từ bậc cao sang quyền quý, đến bậc văn
nhân, trí thức cho đến tầng lớp bình dân ít học cũng biết đến thậm chí rất thích.
Tóm lại, Truyện Kiều có vị trí vững chắc như ngày hôm nay là bởi nó mang một giá
126
trị toàn vẹn về mọi mặt: nội dung, tư tưởng, triết lý và cả nghệ thuật tả cảnh rất điêu
luyện của Nguyễn Du.
Không chỉ riêng Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng để lại ấn tượng
sâu đậm trong lòng người đọc bởi nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của cụ Nguyễn.
Đặc biệt là lối tả cảnh ngụ tình, một bút pháp chủ yếu được Nguyễn Du sử dụng
nhằm để bộc lộ nỗi lòng của mình.
Được thể hiện mình trong môi trường thiên nhiên là một nhu cầu của các nhà
nho thời trung đại. Tình yêu cái đẹp thuần khiết của cảnh vật vốn là tính sẵn có của
nghệ sĩ. Chính điều đó đã góp phần đưa các nhà thơ trung đại về với thiên nhiên
một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, mỗi thi nhân đến với thiên nhiên bằng nhiều lí do
khác nhau. Nhưng tựu trung lại, các nhà thơ trung đại đến với thiên nhiên và xem
nó như một đối tượng để chiêm ngưỡng, ngâm vịnh, là nơi để di dưỡng tinh thần, ở
nơi đó tâm hồn họ trở nên thanh thoát và thoải mái hơn. Nguyễn Du không tìm thấy
được điều đó khi trở về với tự nhiên. Đứng trước thiên nhiên, Nguyễn Du không
mấy khi tìm được cảm giác bình yên như thế, thiên nhiên đối với Nguyễn Du chỉ
như là một môi trường mà ông muốn gởi gắm những tâm sự, những trăn trở của bản
thân mình. Có người nhận xét, trong thơ chữ Hán Nguyễn Du bút pháp tả cảnh ngụ
tình được sử dụng tối đa là vì vậy.
Không phải Nguyễn Du không nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng chẳng
phải Nguyễn Du từ chối hòa nhập vào thiên nhiên. Có lẽ cuộc đời Nguyễn Du quá
nhiều đau khổ, không chỉ là những bất hạnh của riêng bản thân mình mà là nỗi đau
của nhân tình thế thái, sự biến đổi mạnh mẽ của sơn hà tất cả những điều đó cứ
như những nhát dao cứa rát tâm hồn vốn đa sầu, đa cảm của thi nhân. Bởi thế, ông
không có những phút giây thanh thản đề ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, ông
không tìm thấy được ánh sáng niềm vui trong cuộc đời cũng là điều dễ cảm thông.
Với Nguyễn Du, thiên nhiên không phải là đối tượng chỉ để ngắm nhìn,
khám phá mà trên thực tế ông xem đó là môi trường để suy tư, để trăn trở bộc lộ
những suy nghĩ, day dứt của bản thân. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được Nguyễn Du
127
vận dụng một cách triệt để trong thơ, đây là nghệ thuật đã trở thành một nét phổ
biến và độc đáo trong thơ cổ.
Đây là lối tả cảnh mang tính chủ quan, một lối miêu tả đặc trưng trong các
tác phẩm của Nguyễn Du. Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của
con người. Nói một cách khác, Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái
cảm xúc của người chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh
hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Nguyễn Du cũng đã
thú nhận lối tả cảnh chủ quan của mình :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
(Truyện Kiều)
Trong 3 tập thơ chữ Hán, rất nhiều lần sự xuất hiện của thiên nhiên chính là
hồi quang tâm sự của thi nhân. Nguyễn Du vốn là một con người mang nhiều ưu tư
với thời thế, cuộc đời, sâu thẳm trong tâm hồn thi nhân ngổn ngang những đắng cay
tủi nhục của đời người. Xuất thân trong một gia đình đức cao vọng trọng đương
thời, tuổi thơ đẹp đẽ, cao sang không kéo dài được bao lâu, bất hạnh đã ập đến với
Nguyễn Du; 13 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào người anh trai cùng cha
khác mẹ, năm 19 tuổi đỗ tú tài cũng là lúc gia đình anh trai bị bọn kiêu binh phá
sạch. Năm 21 tuổi làm một chức quan thấp, làm quan chưa được 2 năm thì triều
đình Lê – Trịnh sụp đổ. Cuộc đời 10 năm gió bụi của nhà thơ bắt đầu từ đó, cuộc
sống tha hương ,lầm than, đói rách, bệnh tậtcứ bám riết lấy nhà thơ. Đến lúc ra
làm quan cho triều Nguyễn những tưởng cuộc đời ông từ đây sẽ có chút gì tươi sáng
nhưng thói nhiễu nhương, đen bạc chốn quan trường làm ông không được phút giây
nào thanh thản cuộc đời vốn đã đầy rẫy khổ đau, lại thêm một tâm hồn vốn luôn
nhạy cảm trước mọi nỗi đau thời cuộc khiến trái tim ông lúc nào cũng chất chứa sầu
bi. Với một tâm hồn tràn ngập những tâm sự như thế với một ánh mắt chất chứa bao
nỗi niềm như thế thử hỏi nhìn cảnh vật nào mà không ẩn tình vào trong đó.
Trong rất nhiều bài thơ, cảnh vật chỉ xuất hiện với vai trò làm nền cho những
tâm sự của tác giả. Nhiều bức tranh thi nhân vẽ nên hoàn toàn bằng những nét buồn
128
bã đến thê lương. Chắc chắn rằng, cảnh vật cũng có nhiều khi héo hắt, nhạt nhòa
nhưng không đến mức não nề đến thế này:
Cô thành nhật mộ khởi âm vân,
Thanh thảo man man đáo hải tần.
Khoáng dã biến mai vô chủ cốt,
Thù phương độc thác hữu quan thân.
(Ngẫu đắc)
(Phương xa một mình gửi cái thân làm quan,
Chiều tà trên thành lẻ loi mây đen nổi.
Cỏ non xanh rờn lan tận bờ bể,
Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xương vô chủ)
Bức tranh được bao phủ bởi một màu đen tối, ảm đạm đến ghê người. Chiều
về đã cho thấy không gian cô quạnh, nhà thơ đưa mắt lên trời chỉ thấy một màu đen
của mây, hướng cái nhìn xuống mặt đất lại bắt gặp màu xanh rờn xâm chiếm cả một
vùng. Nhìn về phía cánh đồng thì lại càng làm cho con người ta rùng mình bởi
những nấm mồ vô chủ lạnh lẽo đến nao lòng. Cảnh ở đây được nhìn qua lăng kính
chủ quan của một kẻ làm quan xa xứ, bị bề dưới lên mặt coi khinh. Chỉ còn mỗi văn
chương là người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời mà khi về già cũng không còn
được mối khăng khít để thi nhân trút bầu tâm sự, điều này khiến thi nhân càng trở
nên trống vắng, bơ vơ, tâm hồn càng cô đơn, sầu tủi bảo sao cảnh vật không mang
nét buồn:
Sự lai đồ lệ gian kiêu ngã,
Lão khứ văn chương diệc tị nhân.
(Khi gặp việc bọn đầy tớ, lính hầu đều lên mặt với ta,
Già đến rồi, văn chương cũng xa lánh người)
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du thường gắn liền với mùa. Xuân, hạ, thu,
đông lần lượt thay thế nhau kéo theo đó là tuổi già tóc bạc, khiến con người nhạy
cảm trước thời gian. Hai mùa xuất hiện nhiều nhất trong thơ Nguyễn Du là mùa
xuân và mùa thu. Chúng lần lượt đi vào trang thơ với những khung cảnh và nỗi
129
niềm riêng. Đặc biệt là khi đất trời vào xuân, lòng thi nhân lại lâng lâng một nỗi
niềm khó tả.
Xuân trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du không lấy gì tươi tắn, rực rỡ. Từ cổ
chí kim xuân bao giờ cũng đem đến cho con người cảm xúc dạt dào hay niềm vui
bất tận. Xuân về trăm hoa đua nở, nắng xuân ấm áp. Nhưng trong thơ Nguyễn Du,
nắng xuân rất ít viếng thăm. Nếu như mùa thu trong thơ ông thường đi liền với tuổi
già, tóc bạc thì mùa xuân lại gắn liền với nỗi buồn lưu lạc và bệnh tật. Mùa xuân là
mùa của sum họp và đoàn viên. Còn Nguyễn Du thì phải chịu cảnh xa nhà, anh em
li tán, tấm thân như ngọn cỏ bồng lìa gốc, mặc gió cuốn đi, nỗi buồn li hương cứ ám
ảnh mãi tâm trí nhà thơ. Không vui được cùng xuân đã đành, Nguyễn Du bỏ mặc
cho mùa xuân hờ hững trôi ngang: Bế môn bất kí xuân thâm hiểm (Đóng cửa chẳng
phường xuân sớm hay muộn). Cũng có lúc ông đón nhận mùa xuân nhưng tâm
trạng buồn thì nhìn cảnh chẳng bao giờ đẹp nên xuân của Nguyễn Du chỉ toàn là
xuân đêm, xuân muộn, xuân lữ thứ cảnh xuân cũng u uất như lòng người. Bức
tranh xuân có lúc cũng lộng lẫy với cả một trời hoa đào nhưng sao ta cảm thấy tiêu
điều, thê lương đến vậy :
Đào hoa đào diệp lạc phân phân
Môn yểm tà phi nhất viện bần
(U cư I)
(Hoa đào lá đào rụng bời bời
Cửa che xiêu vẹo một gian nhà nghèo)
(Ở nơi u tịch)
Ngày xuân đã vậy, đêm xuân lại càng não nề hơn:
Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
(Xuân dạ)
(Đêm đen tối tìm đâu ra ánh sáng màu xuân
Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)
(Đêm xuân)
130
Mùa xuân của đất trời chắc chắn không khi nào buồn đến thế. Nhưng xuân
trong thơ Nguyễn Du được khúc xạ qua tâm hồn thi nhân, một con người ôm cả
“khối sầu”, loay hoay mãi vẫn không tìm được lối đi cho mình thì lấy đâu ra niềm
vui mà bảo xuân phơi phới.
Tình trong thơ Nguyễn Du không chỉ bộc lộ khi thu về, xuân đến mà còn
được gởi gắm theo vầng trăng, gửi vào cơn gió, gửi cả vào đám mây bồng bềnh trên
cao.
Nguyễn Du đã từng bộc bạch: “Nhất sinh u tứ vị tằng khai” (Suốt đời ôm
mối sầu chưa từng gỡ ra được). Cho đến hết cuộc đời, những ưu tư, trăn trở ấy
Nguyễn Du vẫn chưa thể dứt ra được. Bản thân thi nhân luôn mang trong mình một
nỗi buồn cố hữu nên ta cũng không thể phân định rạch ròi rằng cảnh vật khiến
người buồn hay chính con người đã thổi nỗi buồn vào cảnh, nhưng có một điều chắc
chắn rằng có rất nhiều lúc người và cảnh đã hòa hợp với nhau. Chỉ có điều sự hòa
hợp ấy không có tiếng cười mãn nguyện, không có được phút giây trùng phùng
hạnh phúc mà chỉ là sự gặp gỡ nhau trong một khúc ca buồn, một điệu nhạc buồn
của cả người và cảnh. Không phải Nguyễn Du không yêu cảnh vật, mà có lẽ đến
thời của ông, cuộc đời nhiều đau khổ, không chỉ là nỗi đắng cay của bản thân mà
còn “những điều trông thấy” như những vết dao cắt cứa vào tâm hồn thi nhân. Vì
thế, Nguyễn Du không có được những giây phút thảnh thơi để có thể ngắm được
cảnh đẹp của thiên nhiên cho đúng nghĩa với thú vui tao nhã này.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du phong phú và độc đáo. Nó có sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Bên cạnh việc đưa những hình ảnh mang tính
ước lệ, tượng trưng để thể hiện những suy nghĩ, quan niệm của mình. Nguyễn Du
đã sử dụng chất liệu đời thường đưa vào bức tranh là một bước kế thừa và tiếp bước
những nhà thơ trước. Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du như một bức tranh
thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời, một ánh trăng, một cành liễu, một dòng
nước hay một áng mây hoàng hôn Cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ và câu thơ của
Nguyễn Du tạo nên giọng điệu đặc sắc, lôi cuốn tâm hồn người đọc như để cùng
chung hòa vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất đã ban
131
cho cảnh thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh của
Nguyễn Du mà không khỏi bồi hồi tấc dạ. Phương thức miêu tả thiên nhiên chân
thực và tả cảnh ngụ tình cũng là một thành công của Nguyễn Du trong 3 tập thơ chữ
Hán, giúp người đọc nhìn nhận, khám phá được tài năng, suy nghĩ và tình cảm của
thi nhân.
132
KẾT LUẬN
Lịch sử văn học dân tộc tự hào vì có những nhà thơ tài hoa. Nguyễn Du cũng
là một trong số đó. Người ta biết đến Nguyễn Du bởi kiệt tác Truyện Kiều là điều
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng thật sự là một
thành công xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông. Điều này Nguyễn Lộc cũng
đã khẳng định : “Truyện Kiều là diễn âm, lỡ tay mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán
mới đích là sáng tác, nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du”.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn tâm tình, suy nghĩ của
nhà thơ trong suốt cả một chặng đường dài, trải qua bao biến cố của bản thân cũng
như thời cuộc. Đó là cuốn nhật ký tâm trạng mà thế hệ hậu sinh qua đó có thể hiểu
cụ thể hơn, sâu sắc hơn về Nguyễn Du, về những gì đã làm nên một nhà thơ lớn,
một người nghệ sĩ vĩ đại của mọi thời đại. Thành công trong thơ chữ Hán được thể
hiện qua nhiều phương diện khác nhau, thiên nhiên cũng là một yếu tố đặc sắc được
nhiều người quan tâm. Thông qua những bức tranh thiên nhiên giúp chúng ta hiểu
thêm về tài năng cũng như đời sống tâm hồn Nguyễn Du.
Nguyễn Du đã dành cho thiên nhiên một vị trí đặc biệt. Thiên nhiên trong con
mắt của Nguyễn Du hiện lên vô cùng sinh động và chân thực. Cảnh vật gần gũi,
quen thuộc của cuộc sống có mặt trên khắp các trang thơ, Mặc dù, thiên nhiên hiện
lên với những gam màu hết sức nhẹ nhàng, tĩnh lặng nhưng có một sức hút lạ kì, lôi
cuốn sự chú ý của người đọc. Thiên nhiên trong thơ chữ Hán không phải chỉ là
những nét chấm phá mà hiện rõ như muốn chứng minh nó đang tồn tại giữa cõi đời.
Đó là những hình ảnh khách quan của thế giới hiện thực, không vì tâm trạng mà
Nguyễn Du nhìn nó khác đi. Ông nhận ra cả vẻ đẹp dịu dàng, tươi xinh cũng như sự
hung dữ, táo tợn của thiên nhiên. Đây là điều đáng ghi nhận trong bút pháp miêu tả
thiên nhiên của Nguyễn Du.
Thơ Nguyễn Du viết về thiên nhiên đã bộc lộ tình yêu chân thành, niềm say
mê tha thiết với cảnh vật xung quanh, đồng thời qua đó cũng thể hiện năng lực cảm
nhận vô cùng tinh tế của thi nhân. Nguyễn Du đã có những tiếp biến nhất định trong
vấn đề cảm nhận và miêu tả thiên nhiên so với các nhà thơ trung đại trước đó. Các
133
bậc tiền bối quan niệm thiên nhiên là môi trường để di dưỡng tinh thần, nên cảnh
vật hiện lên trong thơ thuần hậu, khoáng đạt và hiền hòa. Riêng với Nguyễn Du,
ngoài điều đó ra, thiên nhiên còn là môi trường để suy tư, vì thế một mảng thiên
nhiên hiện lên với dáng vẻ buồn bã, chật hẹp, u tịch. Có thể, cảnh thật không phải
lúc nào cũng buồn đến vậy nhưng dưới con mắt của một con người nặng trĩu tâm sự
thì điều đó cũng không có gì khó hiểu. Bút pháp tả cảnh ngụ tình cũng được
Nguyễn Du khai thác tối đa.
Xuất phát từ quan điểm “thiên nhân nhất hợp”, “thiên nhân tương cảm”, các
nhà thơ các nhà thơ tìm về với thiên nhiên một cách trọn vẹn bằng cách hòa mình
vào cảnh, họ thiết lập mốt quan hệ vô cùng khăng khít, tìm được niềm vui, sự động
viên, chiều chuộng từ thiên nhiên. Ở Nguyễn Du, không phải vậy. Ông tách mình ra
khỏi thiên nhiên và xem nó như một đối tượng để khám phá, để giải bày tâm trạng.
Nhưng rồi ông nhận ra thiên nhiên nhiều khi vô tâm, thờ ơ với con người, quay lưng
trước nỗi đau của con người, không tương giao với con người. Người thì buồn mà
cỏ vẫn xanh, người thì tiêu điều mà xuân vẫn cứ tươi đẹp. Trong cuộc mưu sinh đầy
vất vả, khổ đau, nhiều khi con người cần sự vỗ về, cảm thông nhưng thiên nhiên
nào đáp ứng. Xuân đến với ai kia chứ không hề đến với kẻ tha hương, người đã
buồn thương mà bóng chiều, mây đen cứ giăng mắc khắp lối khiến lòng người càng
não nề Thiên nhiên với Nguyễn Du là vậy, lạnh lùng và tàn nhẫn. Cả 2 bao giờ
cũng song hành nhưng không bao giờ hòa hợp. Nó hiển hiện rõ trước mắt con người
nhưng không phải để xoa dịu nỗi buồn; không lắng nghe và chia sẻ mà lúc nào cũng
vô tình trước nỗi đau của thi nhân. Đây là nét khác biệt của Nguyễn Du với các nhà
thơ trước và sau ông.
Nguyễn Du đã có những thành công nhất định trong việc miêu tả thiên nhiên
Thơ chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về tài năng và thế giới nội tâm
phong phú, phức tạp của thi nhân. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du là
sự kết hợp giữa việc lựa chọn chất liệu, hình ảnh; giọng điệu; phương thức miêu tả
chân thực kết hợp với tả cảnh ngụ tình đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đặc sắc
không lẫn lộn với bất cứ ai.
134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề dạy văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
2. Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kì cổ - cận đại, Nxb
Tác phẩm mới.
3. Trương Chính, Lê Thước (1965), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà
Nội.
4. Trương Chính (1997), Văn học Việt Nam trung đại, Tuyển tập Trương Chính
5. ( Tập 1), Nxb Văn bản Hà Nội.
6. Ngô Viết Dinh (Chủ biên) (2000), Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh
niên.
7. Xuân Diệu (2001), Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 1, Nxb trẻ.
8. Xuân Diệu ( 2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb thanh niên.
9. Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, (1998) Nxb Giáo dục.
10. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩ hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học.
11. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học.
12. Đỗ Đức Dục (1984), Tuyên ngôn sáng tác Nguyễn Du, Tạp chí Văn học số 2.
13. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (2000), Nguyễn Du tác phẩm và lịch sử
văn bản, Nxb TPHCM.
14. Trịnh Bá Đĩnh (2001), Nguyễn Du về tác giả tác phẩm, Nxb giáo dục.
15. Trần Văn Giàu(1998), Triết học và tư tưởng, Nxn TPHCM.
16. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa.
17. Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong (1997), Lê Thánh Tông – Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nxb Văn nghệ TPHCM.
18. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Nxb Lao động – Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ đông tây.
19. Cao Thị Liên Hương (2010), Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán, Luận văn thạc
sĩ, Đại học SP TPHCM.
135
20. Hà Ngọc Hòa (biên soạn) (2006), Nguyễn Khuyến – Nhà thơ của làng quê Việt
Nam, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Phạm Hùng (1996) Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo dục.
22. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, Nxb Khoa học xã hội.
23. Lê Đình Kị (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb giáo dục Hà Nội.
24. Lê Đình Kị (1990), Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Kiến thức ngày nay số.
25. Đinh Gia Khánh (2005), Điển cố văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Lê Cao Cường (1978), Văn học Việt Nam thế kỉ
X đến thế kỉ XVIII, Nxb ĐH và TCCN.
27. Đặng Thanh Lê (1990), Văn học Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội.
28. Mai Quốc Liên (1996), Nguyễn Du toàn tập (Tập 1) Nxb Văn học Trung tâm
nghiên cứu quốc học.
29. Nguyễn Lộc(1990), Nguyễn Du và cuộc đời, Nxb Đà Nẵng.
30. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX,
Nxb Giáo dục, TP. HCM.
31. Phương Lựu (chủ biên)(2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
32. Phương Lựu (1985), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà
Nội.
33. Phương Lựu (1985), Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
34. Nguyễn Công Lý (2002), Văn học Phật giáo thời Lí – Trần, diện mạo và đặc
điểm, Nxb Đại học quốc gia TPHCM.
35. Đặng Thai Mai ( 1977), Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học, Nxb KHXH.
36. Mác và Ăng –ghen về văn học nghệ thuật (1963), Nxb sự thật Hà Nội.
37. Mác và Ăng –ghen và những vấn đề văn học (1968), Bản dịch trong tư liệu của
trường Đại học Sư phạm TPHCM.
38. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
Nxb Giáo dục Hà Nội.
136
39. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1985 – 1986), Các nhà văn nói về văn, NXb
Tác phẩm mới Hà Nội.
40. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách. Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Na (2007) Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
42. Nhiều tác giả (1996), Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du (1965 – 1967), Nxb
Khoa học xã hội.
43. Phùng Quí Nhâm (1991),Thẫm định văn học, Nxb Văn nghệ.
44. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb trẻ.
45. Bùi Văn Nguyên (1992), Nguyễn Du người tình và tình người, Nxb Khoa học xã
hội.
46. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (1969), Các thể thơ ca và hình thức phát triển
hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội.
47. Bùi Mạnh Nhị (1984), Bức tranh thế giới của con người trung cổ, Nxb Văn
nghệ.
48. Nguyễn Thị Nương (2007), Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Du qua bài thơ tự thuật, Nghiên cứu văn học số 5.
49. Hồng Phương (Dịch và tuyển chọn) (2002), Điển tích xưa, Nxb Văn học.
50. Vũ Tiến Quỳnh (1977), Phê bình và bình luận văn học Nguyễn Du, Nxb Văn
nghệ TPHCM.
51. Lưu Lực Sinh (2002), Từ điển điển cố Trung Hoa, Nxb Văn hóa thông tin.
52. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người
và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội.
53. Nguyễn Hữu Sơn (2006), Thi hào Nguyễn Du – từ thơ chữ Hán đến kiệt tác
Truyện Kiều, Nxb Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM.
54. Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Thị Thu Vân.(1997), Về con người ca nhân trong văn
học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.
55. Nguyễn Hữu Sơn (2006), Thi hào Nguyễn Du từ thơ chữ Hán đến kiệt tác.
137
56. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Nxb TPHCM.
57. Trần Đình Sử (1996) Lí luận phê bình văn học, Nxb hội nhà văn Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb GD, Hà Nội.
59. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
60. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số thể loại – tác gia – tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
61. Bùi Duy Tân (2007), (chủ biên), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ
X – XIX), 2 tập, Nxb giáo dục Hà Nội.
62. Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác giả tác
phẩm, Nxb GD.
63. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb Khoa
học xã hội.
64. Chương Thâu (1980), Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb
Văn học Hà Nội.
65. Trần Nho Thìn(2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa.
66. Nguyễn Đăng Thục (1971), Thế giới thi ca Nguyễn Du, Nxb Kinh thi.
67. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương thẫm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục.
68. Thơ văn Nguyễn Trãi (1980), Nxb Giáo dục.
69. Đoàn Thị Thu Vân (1996), Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt
Nam TK X – XIV, Nxb Văn học.
70. Phạm Quang Trung (1999), Thơ trong con mắt người xưa, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
71. Hoàng Hữu Yên (1992), Giảng văn văn học trung đại Việt Nam (Tập 1), Nxb
Giáo dục.
72. Lê Thu Yến (1998), Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du.
73. Lê Thu Yến (2003), Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb giáo
dục.
74. Lê Trí Viễn (2006), Một đời dạy văn viết văn, tập 2, Nxb Giáo dục.
138
75. Lê Trí Viễn (1982), Những bài giảng văn ở đại học, Nxb Giáo dục.
76. Lê Trí Viễn (1997), Đến với thơ hay, Nxb Giáo dục.
77. Lê Trí Viễn (1998), Quy luật phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, Nxb giáo
dục.
78. Lê Trí Viễn, Đoàn Thị Thu Vân (1993), Học tập thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo
dục.
139
PHỤ LỤC
Bảng 1: Bảng thống kê các hình ảnh
`Stt Tên Bài Thơ
Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
1 Quỳnh Hải nguyên tiêu Trăng tròn Xuân
2 Xuân nhật ngẫu hứng Xuân Mai lạnh
3 Vị Hoàng doanh Bóng chiều
4 Sơn cư mạng hứng Bóng trăng Xuân lạnh Xuân lạnh
5 U cư II Trăng Xuân lạnh Trời chiều
6 Mạn hứng II Chiều tối Gió bồng
7 Xuân dạ Trăng Xuân đêm Sóng lạnh
8 Lưu biệt Nguyễn đại lang Mảnh trăng Gió tây
9 Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam qui Trăng Gió mát
10 Thu chí Thu Tuyết lạnh Gió tây
11 Thu dạ I Tiếng thu Trời lạnh Mây nổi
12 Thu dạ II Hơi thu Chiều Thu lạnh Mây khói
13 Tạp ngâm Xuân
14 Bát muộn Thu vắng
15 Đại nhân hý bút Vẻ xuân Gió bụi
16 Hoàng Mai kiều vãn diếu Trăng Bóng chiều Gió
17 Dao vọng Càn hải từ Màu thu Trời chiều Cây lạnh,
trời lạnh
18 Tái du Tam Điệp sơn Mắt thu Trời lạnh Mây
19 Độ Phú Nông giang cảm tác Xuân
140
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
20
Họa hải ông Đoàn Nguyễn Tuấn
“Giáp Dần phụng mệnh nhập
Phú Xuân kinh, đăng trình lưu
biệt chư hữu” chi tác
Ánh trăng
21 Ký mộng Trăng tà Gió lạnh
22 Thôn dạ Trăng sáng
23 Ký hữu Trăng sáng Gió thu
24 Ký Huyền hư tử Trăng Gió tây
25 Ký giang bắc Huyền Hư Tử Cuối thu Gió tây
26 Biệt Nguyễn đại lang I Đêm thu Gió mưa
27 Biệt Nguyễn đại lang II Trăng sáng Mây
28 Biệt Nguyễn đại lang III Đêm trăng Gió thu
29 Đạo ý Trăng
30 Hành lạc từ Xuân Chiều tối
31 Lam giang Thu
32 Khai song Tứ thu
33 Đối tửu Xuân thay
đổi
34 Sơn thôn xuân Chiều
35 Tạp thi II Trăng sáng Mây trắng
36 Ngọa bệnh II Trăng mong
ước Xuân lạnh Xuân lạnh
37 Dạ hành Trăng tà Mây núi
38 Tạp ngâm I Sắc thu Gió tây
39 Tạp ngâm II Trăng
141
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
40 Tạp ngâm III Thu già Núi lạnh
41 Ký hữu Trăng tròn
42 Sơ nguyệt Trăng như
hộp gương
43 Ngẫu hứng I Trăng sáng Gió lạnh Gió tây
44 Thanh minh ngẫu hứng xuân Gió đông
45 Mộ xuân mạn hứng xuân
46 Thanh Quyết giang vãn diếu Trăng Xế chiều
47 Đồng Lung Giang Trăng xế Thu Chiều Khóm tre
lạnh
48 Đồng Lư lộ thượng dao sài sơn Ánh trăng Mưa thu Mây
49 Vọng phu thạch
50 Quỉ Môn đạo trung Trăng lặn Xuân Lạnh Chân mây
51 Xuân tiêu lữ thứ
52 Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành Trăng lặn Gió
53 Thu chí Mảnh trăng Thu
54 Ngẫu thư công quán bích I Xuân qua
55 Ngẫu thư công quán bích II Xuân tàn
56 Ngẫu thư công quán bích III Trăng Trời tàn Mây trôi Gió thổi
57 Ngẫu hứng (kì nhị)
58 Ngẫu đề Trăng
59 Tân thu ngẫu hứng Vẻ thu Mây trắng
60 Dạ tọa Trăng tà Thu Gió
61 Bất mị Đêm lạnh
62 Trệ khách Trống lạnh
142
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
63 Ưc gia huynh Hoa lạnh
64 Độ Long Vĩ Giang Gió tây
65 Ninh Công thành Mây trắng
66 Tạp thi I Mây trắng
67 Phúc thực đình Đông lạnh
68 La Phù giang các độc tọa Bóng mây
69 Ngẫu hứng II Thu Mây vàng Gió thu
70 Lạng Sơn đạo trung Mây trắng
71 Điệu khuyển Núi lạnh
72 Tặng nhân Xuân Thu Mây xuân
73 Tạp ngâm Tiếng thu Mây trắng
74 Giang đầu tản bộ I Sắc thu Bóng chiều Mây trắng Gió
75 Giang đầu tản bộ I Màu thu Chiều tà Khói mây
76 Ngẫu đắc Chiều tà Mây đen
77 Thành hạ khí mã Hơi thu Trời chiều Thu lạnh
78 Vọng Thiên Thai tự Thu Mây trắng
79 Giản công bộ Thiêm sự Trần I Thu Cát lạnh Mây trắng Gió mát
80 Giản công bộ Thiêm sự Trần II Trăng sáng Thu Thu lạnh Mây
81 Thu nhật ngẫu hứng Tiếng thu Mặt trời lặn Trời lạnh Mây nổi Gió tây
82 Sơn trung tức sự Mây trắng
83 Độ Linh Giang Vẻ thu
84 Nễ Giang khẩu hương vọng Thu Lạnh
85 Y nguyên vận kí Thanh Oai Ngô
Tứ Nguyên Gió tây
86 Đại tác cửu thú tư qui I Thu Gió thu
143
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
87 Đại tác cửu thú tư qui II Trăng Thu Khí lạnh Mây trắng Gió bụi
88 Thăng Long I Trăng sáng
89 Thăng Long II Mảnh trăng
90 Quỉ Môn quan Gió lạnh Mây xanh
91 Lang Thành đaọ trung Chiểu xuống Mây
92 Nam Quan đạo trung Mưa xuân Xương
lạnh Mây
93 Trấn Nam Quan Mây biếc
94 Minh Giang chu phát Mặt trời xế Mây nổi
95 Vọng Quan Âm miếu Chiều Mây
ngừng trôi.
96 Thái Bình thành hạ văn xuy địch Trăng Sông lạnh Gió tây
97 Sơn Đường dạ bạc Trăng Mặt trời xế Gió mạnh
98 Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu Chiều tà Khói lạnh
99 Hạ than hỷ phú Chiều tà
100 Thương Ngô tức sự Mây nổi
101 Thương Ngô mộ vũ Xế chiều
102 Thương Ngô Trúc Chi caI Gió đông
103 Thương Ngô Trúc Chi caII Ánh sáng
lạnh
104 Thương Ngô Trúc Chi caIII Mây thẫn
thờ
105 Thương Ngô Trúc Chi ca IV Mây trắng
106 Thương Ngô Trúc Chi ca IX Gió
107 Thương Ngô Trúc Chi ca XIII Gió
144
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
108 Dương Phi cố lý Mây Gió đông
109 Quế Lâm Cù Các bộ Cỏ thu Bóng chiều Hương
khói lạnh
110 Quế Lâm công quán Xuân
111 Vọng Tương Sơn tự Chiều tà Mây chiều
112 Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch Gió thu Mây nổi
113 Tương giang dạ bạc Trăng sáng Chiều hôm Mây nổi
114 Tương Đàm tiều Tam Lư đại phu I Thu Gió thu
115 Trường Sa giả Thái Phó Chiều tà
116 Sơ thu cảm hứng I Thu Gió thu
117 Sơ thu cảm hứng II Ve sầu
lạnh Gió tây
118 Sở vọng Thu Bóng xế Gió
119 Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ I Mùa thu
120 Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ II Tứ thu Chiều Mây chiều
121 Tương Âm dạ Trăng sáng Sắc thu
122 Đăng Nhạc Dương lầu Nước thu Mây nổi Gió tây
123 Hoàng hạc lâu Trăng trong Gió
124 Hán Dương vãn diễu Trời chiều
125 Nhiếp Khẩu đạo trung Khí thu Mây nổi Gió thu
126 Tín Dương tức sự Thu đến Gió tây
127 Ngẫu hứng Hơi thu Mấy trắng
128
Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm hầu
Mây rời
rạc
145
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
129 Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa
Tướng Chiều tà
130 Hà Nam đạo trung khốc thử Tiết thu Gió
131 Cựu Hứa Đô Lạnh
132 Âu Dương Văn Trung công mộ Cỏ thu Bóng chiều
133 Bùi Tấn công mộ Thu
134 Hoàng Hà Thu
135 Hoàng Hà trở lao Trời thu Mây nổi
136 Đồng Tước đài Cỏ thu Gió lạnh Gió
137 Thất thập nhị nghi trủng Cỏ thu Gió thổi
138 Hàm Đan tức sự Thu Chiều
139 Tô Tần Đình Thu muộn
140 Dự Nhượng kiều chủy thủ hành Gió lạnh Mây Gió tây
141 Dự Nhượng kiều Cỏ thu Gió lạnh
142 Kinh Kha cố lý Thu Nước sông
lạnh Gió thu
143 Lưu Linh mộ Gió bụi
144 Kỳ Lân mộ Chiều Gió lạnh Gió
145 Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư
xứ Chiều Mây chiều
146 Đông A sơn lộ hành Trời rét Mây
147 Sở Bá Vương mộ II Xuân đến Gió mưa
148 Từ Châu đạo trung Tuyết lạnh Mây trắng Gió
149 Nhị Sơ cố lý Xuân
150 Từ Châu đê thượng vọng Cỏ thu Chiều Mây chiều
151 Từ Châu dạ Trăng Đông lạnh
146
`Stt Tên Bài Thơ Hình Ảnh
Ánh Trăng Mùa Xuân Mùa Thu Buổi Chiều Cái Lạnh Mây Gió
152 Á phụ mộ Thu Thu lạnh Mây nổi
153 Tổ Sơn đạo trung Chiều tà
154 Nhạc Vũ Mục mộ Khói chiều
155 An Huy đạo trung Xuân Mây trắng
156 Tiềm Sơn đạo trung Mây ráng
157 Tây Hà dịch Xuân
158 Sở kiến hành Gió rét
159 Đồ Trung ngẫu hứng Xuân
160 Hoàng Mai đạo trung Sóng xuân Tuyết lạnh
161 Tự thán Chiều Gió chiều
162 U cư I Gió tây
147
Bảng 2: Bảng thống kê màu sắc và hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Stt Tên Bài Thơ
Màu Sắc Hình ảnh ước lệ
tượng trưng Trắng Xanh Vàng Đỏ - Hồng Đen
1 Xuân nhật ngẫu hứng Cỏ
2 Vị Hoàng doanh Trời, núi
3 Tụ thán I Cỏ bồng
4 Mạn hứng II Cỏ bồng
5 Sơn cư mạn hứng Nhạn
6 Thu chí Lá
7 Thu dạ I Sương móc,
tóc bạc Núi
8 Trệ khách Chim hồng
9 Thu dạ II Sương móc
10 Hoàng Mai kiều vãn diếu Biển Bóng chiều
đỏ
11 Dao vọng Càn hải từ Trời
12 Độ Phú Nông giang cảm tác Núi, cỏ
13
Họa hải ông Đoàn Nguyễn Tuấn “Giáp
Dần phụng mệnh nhập Phú Xuân kinh,
đăng trình lưu biệt chư hữu” chi tác
Nước biển
14 Ký hữu Trúc
15 Ký giang bắc Huyền Hư Tử Sương Hoa
16 Độ Long Vĩ giang Chim hồng
17 Biệt Nguyễn đại lang II Chim hồng, chim
nhạn
18 Khai song Nệm Chim bằng
148
Stt Tên Bài Thơ Màu Sắc Hình ảnh ước lệ
tượng trưng Trắng Xanh Vàng Đỏ - Hồng Đen
19 Đối tửu Rêu
20 Ninh Công Thành mây
21 Tạp thi I Mây
22 Mạn hứng Chim âu
23 Tạp thi II Mây
24 Dạ hành Chim âu
25 Tạp ngâm I Hoa cúc Tùng
26 Tạp ngâm II Núi Hoa cúc
27 Tạp ngâm III Hoa Trúc
28 Sơ nguyệt Sương móc
29 Ngẫu hứng II Cỏ bồng
30 Thanh minh ngẫu hứng Cỏ
31 Thanh Quyết giang vãn diếu Mây Núi Chim hồng
32 Đồng Lung Giang Đàn cò Núi Chim âu
33 Đồng Lư lộ thượng dao kiến sài sơn Màu , Áo xanh
(người làm quan)
34 Lạng Sơn đạo trung Mây
35 Xuân tiêu lữ thứ Cỏ bồng
36 Thu chí , chim âu Cỏ Chim âu
37 Mộng đắc thái liên Sen
38 Ngẫu hứng (kì nhị) Hoa lau Xanh Hoa cúc
39 Tống nhân Liễu
40 Tân thu ngẫu hứng Mây Cây
41 Tái thứ nguyên vận trúc hoa
42 Tạp ngâm Mây
43 La Phù giang các độc tọa Mây
149
Stt Tên Bài Thơ Màu Sắc Hình ảnh ước lệ
tượng trưng Trắng Xanh Vàng Đỏ - Hồng Đen
44 Tặng nhân Mây, Cúc
45 Giang đầu tản bộ I Rau tần
46 Giang đầu tản bộ II Cây Chim âu
47 Ngẫu đắc Cỏ Mây
48 Vọng Thiên Thai tự Mây Núi Lá
49 Giản công bộ Thiêm sự Trần I Mây Núi
50 Giản công bộ Thiêm sự Trần II Núi
51 Thu nhật ngẫu hứng lá
52 Sơn trung tức sự Mây Cỏ
53 Độ Linh Giang Bãi cỏ Lá
54 Nễ Giang khẩu hương vọng Sóng Biển
55 Đại tác cửu thú tư qui II Mây Hoa mai
56 Quỉ Môn quan Xương Mây
57 Nam Quan đạo trung Núi
58 Trấn Nam Quan Mây
59 Thương Ngô Trúc Chi ca IV Mây Núi
60 Thương Ngô Trúc Chi ca IX Liễu Hoa lựu đỏ
61 Thương Ngô Trúc Chi ca XIII Liễu
62 Tương giang dạ bạc Cây Hoa lan, hoa chỉ
63 Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ I Cây tùng
64 Đăng Nhạc Dương lầu Chim hồng, chim
nhạn
65 Hán Dương vãn diễu Rau tần
66 Nhiếp Khẩu đạo trung Mây
67 Ngẫu hứng Mây
68 Hà Nam đạo trung khốc thử Núi Chim hồng
150
Stt Tên Bài Thơ Màu Sắc Hình ảnh ước lệ
tượng trưng Trắng Xanh Vàng Đỏ - Hồng Đen
69 Cựu Hứa Đô
70 Âu Dương Văn Trung công mộ Tùng
71 Hoàng Hà trở lao Mây đỏ Chim âu
72 Kê Thị trung từ Trúc
73 Thất thập nhị nghi trủng Tùng
74 Đào hoa Đàm Lý Thanh Liên cựu tích Tùng
75 Tái thứ nguyên vận Trúc Hoa Tùng
76 Ngô gia đệ cựu ca cơ Sen
77 Ngũ nguyệt quan canh độ Hoa lan
78 Bất tiến hành Sóng Núi Hoa lan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_nhien_trong_tho_chu_han_nguyen_du_7864.pdf