Luận văn Thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 trung học cơ sở theo hướng hoạt động hóa người học

Câu 1 (2 điểm) Cho các chất sau: đồng Cu, dung dịch natri clorua NaCl, dung dịch axit clohidric HCl và dung dịch kali sunfua K2S. Hãy viết PTHH biểu diễn phản ứng giữa các chất trên với dung dịch muối bạc nitrat AgNO3. Câu 2 (3 điểm) Cho các chất: Mg, MgCl2, MgO, Mg(OH)2, MgSO4. Hãy sắp xếp các chất trên thành dãy chuyển hóa và viết các PTHH thực hiện sự chuyển hóa trên. Câu 3 (2 điểm) Chỉ dùng quì tím, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn sau: Ba(OH)2, Na2SO4, NaCl. Viết các PTHH xảy ra.

pdf158 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 trung học cơ sở theo hướng hoạt động hóa người học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
175 0 1 1 9 23 29 25 32 30 21 4 6,33 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 45 phút Số HS mx ± S V% TN 173 7,73 ± 0,13 1,70 22 ĐC 175 6,33 ± 0,14 1,89 29,86 Nhận xét: Bảng 3.5 và 3.6 cho thấy:  Điểm trung bình của các lớp TN (7,73) cao hơn các lớp ĐC (6,33).  Phương sai của các lớp TN (1,7) nhỏ hơn các lớp ĐC (1,89) chứng tỏ điểm học chụm lại quanh giá trị trung bình.  Hệ số biến thiên của các lớp TN (22) nhỏ hơn các lớp ĐC (29,86) chứng tỏ kiến thức của HS ở các lớp TN bền hơn so với các lớp ĐC. Bảng 3.7. Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 45 phút Điểm xi HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0,57 0 0,57 2 1 1 0,58 0,57 0,58 1,14 3 0 9 0 5,14 0,58 6,28 4 5 23 2,89 13,14 3,47 19,42 5 15 29 8,67 16,57 12,14 35,99 6 22 25 12,72 14,29 24,86 50,28 7 24 32 13,87 18,29 38,73 68,57 8 42 30 24,28 17,14 63,01 85,71 9 35 21 20,23 12 83,24 97,71 10 29 4 16,76 2,29 100 100 ∑ 173 175 100 100 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút  Nhận xét: Đồ thị đường lũy tích của các lớp TN thường nằm bên phải và phía dưới so với các lớp ĐC, chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn so với các lớp ĐC. Nói cách khác, trong các lớp TN, số HS có điểm kiểm tra 0 20 40 60 80 100 120 0,5 1,5 2,5 3,5 4,5 5,5 6,5 7,5 8,5 9,5 TN ĐC cao thì nhiều hơn. Ví dụ: HS đạt trung bình – khá trở lên ở lớp TN là 60% và ở lớp ĐC là 30%. Điều đó chứng tỏ tổ chức hoạt động cho HS trong các tiết ôn, luyện tập làm nâng điểm số cả cho những HS trung bình và trung bình – yếu. Hình 3.8. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 45 phút  Nhận xét: Chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể: + Tỉ lệ % HS khá – giỏi của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. + Tỉ lệ % HS yếu – kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn so với lớp ĐC. Để đánh giá kết quả học tập của HS trong TNSP, chúng tôi còn dựa vào tỉ lệ % HS trả lời đúng các dạng câu hỏi trong 2 bài kiểm tra (bài kiểm tra số 2 và số 5) với các dạng câu hỏi như: tái hiện kiến thức, vận dụng, suy luận, có liên quan đến thí nghiệm, hình vẽ, thực tiễn, Bài kiểm tra 15 phút số 5 (Bài 32) Lớp.. Họ và tên:.. Mức độ STT Nội dung câu hỏi 1 Dẫn khí clo vào dung dịch NaOH xảy ra phương trình phản ứng A. ( ) 2( ) ( ) ( ) 2 ( )2 dd k dd dd lNaOH Cl NaCl NaClO H O+ → + + B. ( ) 2( ) ( ) 2( )2 2dd k dd kNaOH Cl NaClO H+ → + C. ( ) 2( ) ( ) ( )dd k dd ddNaOH Cl NaClO HCl+ → + Biết 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Y - K TB Kh - G TN ĐC D. ( ) 2( ) ( ) 2 ( )2 2dd k dd lNaOH Cl NaCl H O+ → + 2 Clo phản ứng với dãy chất A. O2, CO2, NaOH. B. O2 , Fe, H2. C. O2, CuO, H2O. D. Al, H2O, NaOH Biết 3 Cacbon phản ứng với dãy chất A. O2 , H2O , HCl. B. O2 , CuO, Fe2O3. C. Fe, HCl, CuO. D. H2O , Fe, ZnO. Biết 4 Quá trình tạo thành thạch nhũ trong hang động xảy ra liên tục và lâu dài theo phương trình phản ứng sau A. 3( ) 3( ) 3 2( ) 2( ) 2 ( )2 ( )r dd dd k lCaCO HNO Ca NO CO H O+ → + + B. 3( ) 2( ) 2 ( ) 3 2( )( )r k l ddCaCO CO H O Ca HCO→+ + ← C. ( ) 2( ) 3( )r k rCaO CO CaCO+ → D. 0 3( ) ( ) 2( ) t r r kCaCO CaO CO→ + Hiểu 5 Cặp chất phản ứng được với nhau là A. MgCO3 và KOH. B. H2SO4 và NaNO3. C. HNO3 và KHCO3. D. CuCl2 và Na2SO4. Hiểu 6 Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 15, thuộc chu kỳ 3, nhóm V. Nguyên tử X có: A. điện tích hạt nhân là 15+, 3 lớp e, 5e ở lớp ngoài cùng. B. điện tích hạt nhân là 15+, 5 lớp e, 3e ở lớp ngoài cùng. C. điện tích hạt nhân là 5+, 15 lớp e, 3e ở lớp ngoài cùng. D. điện tích hạt nhân là 3+, 5 lớp e, 15e ở lớp ngoài cùng. Hiểu 7 Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để loại bỏ khí Cl2 có thể xịt vào không khí dung dịch A. H2O. B. NaOH C. K2CO3. D. K2SO4 Vận dụng thấp 8 Để dập đám cháy do kim loại magie, người ta thường dùng cách nào sau đây ? A. Phun CO2 lên đám cháy. B. Phun O2 lên đám cháy. C. Phủ cát lên đám cháy. D. Cả A, B đều đúng. Vận dụng thấp 9 Bố trí thí nghiệm như hình vẽ sau. Khi bóp phần cao su của ống nhỏ giọt cho axit HCl đặc chảy xuống ống nghiệm và đun nóng thì giấy quỳ tím Vận dụng cao A. không đổi màu B. chuyển sang màu xanh C. chuyển sang màu đỏ D. chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu ngay. 10 Để khử một lượng CuO, người ta phải dùng hết 3,36 lít khí CO (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí thoát ra qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng, số gam kết tủa thu được là (C = 12 ; O = 16 ; Ca = 40) A. 5. B. 10. C. 15. D. 20. Vận dụng cao Kết quả bài kiểm tra 15 phút số 5 (sau khi dạy bài 13 “Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ”) cho thấy:  Với câu hỏi dạng tái hiện kiến thức chính trong bài thì nhận thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa lớp TN và lớp ĐC. Đó là vì khi GV dạy học chỉ cần nhấn mạnh và yêu cầu HS ghi nhớ các kiến thức trọng tâm thì HS lớp TN và ĐC đều làm bài tốt. Nếu như vậy thì HS sẽ quen với việc học tủ, học chạy theo điểm số. Với các câu hỏi dạng suy luận cần phân tích so sánh, vận dụng thì HS của các lớp TN ở 4 cặp TN với các GV khác nhau (xem bảng 3.8). Có lẽ nhờ HS ở lớp TN đã được rèn luyện các thao tác tư duy này thường xuyên. Với những câu hỏi trừu tượng, ví dụ như hoặc những câu hỏi có liên quan đến mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm, các bài tập có sử dụng hình vẽ thì HS lớp TN cũng thường trả lời tốt hơn lớp ĐC. Các đoạn phim thí nghiệm sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn, chính xác hơn các hiện tượng xảy ra và mỗi đoạn phim được xem đều được thiết kế theo hướng đòi hỏi HS phải phân tích, suy luận để giải thích các hiện tượng xảy ra. Bảng 3.8. Thống kê kết quả trả lời đúng các loại câu hỏi của lớp TN và ĐC trong bài kiểm tra 15 phút số 5 Loại câu hỏi Số thứ tự của câu hỏi % trả lời đúng của lớp TN1 ĐC1 TN2 ĐC2 TN3 ĐC3 TN4 ĐC4 Câu hỏi tái hiện kiến thức thuần túy 1 88,3 84,09 86,67 86,05 71,43 69,98 100 100 Câu hỏi vận dụng 6 93,02 68,18 91,12 74,42 71,43 53,49 88,37 64,44 7 76,74 51,11 86,05 67,44 61,90 51,16 95,35 75,56 8 88,37 70,45 82,22 62,79 59,52 46,51 90,70 75,56 Câu hỏi suy luận 10 86,05 65,91 75,55 55,81 71,43 58,14 83,72 62,22 Câu hỏi có liên quan đến thí nghiệm, hình vẽ 9 81,40 63,64 77,78 67,44 76,19 60,47 86,05 64,44  Nhận xét: Lớp TN trả lời tốt hơn do có hướng học tập tích cực, tự lực, chủ động hơn. Qua kết quả trên cho phép khẳng định các bài luyện tập, ôn tập hóa 9 mà chúng tôi đã thiết kế trong đề tài là có tác dụng tích cực đến chất lượng dạy học. 3.7.2. Xử lí định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 3.7.2.1. Kết quả xử lí định tính về tính tự giác của học sinh trong thực nghiệm sư phạm Để đo tính tự giác của HS trong học tập chúng tôi tiến hành như sau: – Trước mỗi tiết ôn, luyện tập, chúng tôi đều đặt ra yêu cầu cho HS. Cụ thể là: + Bài đầu tiên (bài 5): GV không dặn HS về nhà chuẩn bị bài. + Bài thứ 2 (bài 13): GV dặn dò HS chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung yêu cầu. + Bài thứ 3 (bài 22):  Các lớp TN: GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài và kèm theo thang điểm cộng (nếu HS chuẩn bị bài tốt).  Các lớp ĐC: GV chỉ dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mà không có biện pháp khuyến khích. + Bài thứ 4 (bài 24): GV tiếp tục thực hiện như bài số 3. + Bài thứ 5 (bài 32): GV thông báo với lớp TN và ĐC: sự chuẩn bị bài của các em là không bắt buộc và cũng không có điểm thưởng nếu các em chuẩn bị bài tốt. – Vào đầu mỗi tiết TNSP, GV yêu cầu HS nộp bài đã chuẩn bị ở nhà. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.9. Tổng hợp sự chuẩn bị bài của HS ở các lớp TN-ĐC Lớp Số HS Số HS nộp bài Bài 5 Bài 13 Bài 22 Bài 24 Bài 32 SL % SL % SL % SL % SL % TN1 43 0 0 11 25,58 28 65,12 33 76,74 41 95,35 ĐC1 44 0 0 14 31,82 7 15,91 6 13,64 9 20,45 TN2 45 1 2,22 15 33,33 31 68,89 40 88,89 41 91,11 ĐC2 43 2 4,65 13 30,23 10 23,26 21 48,84 6 13,95 TN3 42 0 0 12 28,57 25 59,52 40 95,24 38 90,48 ĐC3 43 1 2,33 14 32,56 10 23,26 33 76,74 9 20,93 TN4 43 6 13,95 32 74,42 38 88,37 42 97,7 40 93,02 ĐC4 45 6 13,33 33 73,33 18 40 31 68,89 24 53,33 TN 173 7 4,05 70 40,46 122 70,52 155 89,60 160 92,49 ĐC 175 9 5,14 74 42,29 45 25,71 91 52 48 27,43 Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự chuẩn bị bài của HS trong các tiết luyện tập, ôn tập 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bài 5 Bài 13 Bài 22 Bài 24 Bài 32 TN ĐC  Nhận xét: Qua những số liệu từ các bảng tổng hợp về sự chuẩn bị bài của HS trong các tiết luyện tập, ôn tập ở các cặp lớp TN – lớp ĐC, chúng tôi nhận thấy: – Ở bài đầu tiên (bài 5), khi GV không dặn HS về nhà chuẩn bị bài thì ý thức tự giác chuẩn bị bài của các em ở các lớp TN và các lớp ĐC đều kém (số HS nộp bài cho GV cao nhất là 13,95% và thấp nhất là 0%). – Đến bài thứ 2 (bài 13), khi GV dặn dò HS chuẩn bị bài theo yêu cầu cụ thể thì số HS nộp bài cho GV ở các lớp TN và các lớp ĐC đều tăng lên. Điều này chứng tỏ, ý thức tự giác của HS trong khâu chuẩn bị bài còn kém và GV nên nhắc nhở các em thường xuyên. Nhận xét này phù hợp với điều tra ban đầu của chúng tôi (xem trang 30) – Đến bài thứ 3 (bài 22): + Các lớp TN: GV có sự dặn dò HS và kèm theo thang điểm cộng (nếu HS chuẩn bị bài tốt) thì số HS nộp bài cho GV ở các lớp TN đều tăng lên rõ rệt. + Các lớp ĐC: GV chỉ dặn dò HS mà không có biện pháp khuyến khích thì số HS nộp bài cho GV ở các lớp ĐC không tăng, thậm chí còn giảm xuống. Để phát huy tính tự giác của HS THCS, GV nên có những biện pháp khuyến khích HS như cộng điểm vào cột điểm kiểm tra miệng đối với những HS chuẩn bị bài tốt ở nhà. – Đến bài thứ 4 (bài 24): GV tiếp tục thực hiện như bài số 3 thì đa số HS có sự tiến bộ về ý thức tự giác chuẩn bị bài. Đặc biệt ở các lớp TN, sự tiến bộ của các em vượt bậc (thấp nhất là 76,74%, cao nhất là 97,70%) – Đến bài thứ 5 (bài 32): GV không có biện pháp khuyến khích ở cả lớp TN lẫn lớp ĐC thì ý thức tự giác của HS ở các lớp TN tốt hơn rất nhiều so với các lớp ĐC. Tỉ lệ HS nộp bài ở các lớp TN tiếp tực tăng lên hoặc giảm xuống không đáng kể. Trong khí đó, tỉ lệ HS nộp bài ở các lớp ĐC giảm xuống rõ rệt. Như vậy kết quả thực nghiệm cho thấy:  Từng cặp lớp TN và ĐC do các GV khác nhau tiến hành TNSP đều cho kết quả tương tự nhau.  Ở lớp TN, càng những bài về sau tỉ lệ HS trong lớp chuẩn bị bài càng nhiều, hầu hết trước khi đến lớp các em đều chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV (95,35%)  Trong khi ở các lớp ĐC, tỉ lệ HS chuẩn bị bài thấp và trồi tụt theo ngẫu hứng, không tự giác trong học tập (xem bảng 3.9 và đồ thị 3.9). 3.7.2.2. Kết quả xử lí định tính về hứng thú học tập của học sinh trong thực nghiệm sư phạm Để kiểm tra một trong các biểu hiện của hứng thú là ý chí quyết tâm của HS, chúng tôi tiến hành như sau: khi trả bài kiểm tra 45 phút (cuối học kì I), chúng tôi photo những bài mà HS đạt dưới 5 điểm phát lại cho HS và yêu cầu các em tự sửa lỗi và nộp lại (do GV không đủ thời gian sửa cặn kẽ cho từng HS trong khi mỗi HS lại mắc những lỗi khác nhau) Bảng 3.10. Thống kê số HS làm lại bài kiểm tra 45 phút Lớp Số HS Số HS cần làm lại bài kiểm tra 45 phút Số HS làm lại bài kiểm tra 45 phút ∑ HS làm lại bài kiểm tra TN ĐC SL % SL % Thực TN1 43 35 31 115 79,86 70 40,94 nghiệm TN2 45 38 31 TN3 42 41 24 TN4 43 30 29 Đối chứng ĐC1 44 43 14 ĐC2 43 42 16 ĐC3 43 43 13 ĐC4 45 43 27  Nhận xét: Từ bảng 3.10 cho thấy số HS chịu khó, quyết tâm làm lại những câu đã làm sai trong bài kiểm tra 45 phút ở các lớp TN (79,86%) nhiều hơn so với số HS ở các lớp ĐC (40,94%). Sự hứng thú của HS trong học tập còn thể hiện rõ qua việc HS chú ý, mạnh dạn đặt ra câu hỏi thắc mắc với GV hoặc trả lời những câu hỏi của bạn bè đặt ra (GV chỉ chỉnh sửa) chứng tỏ HS tự tin phát biểu trước đám đông, muốn chia sẻ và trao đổi kiến thức với thầy cô, bạn bè. Chính điều này có tác dụng: + Rút ngắn khoảng cách giữa GV và HS, tạo tâm lí học tập thoải mái. + Khơi dậy động cơ học tập ở những HS khác. + Tạo điều kiện cho HS trao đổi kiến thức, kinh nghiệm học tập lẫn nhau và tích lũy thêm kiến thức. + HS được khắc sâu, mở rộng kiến thức, và nhớ kiến thức lâu hơn. + Phát huy năng lực của HS khi HS thay GV trả lời đúng câu hỏi của bạn mình đặt ra. – Sự húng thú và không khí học tập vui tươi được thể hiện rõ nét qua các trò chơi được thiết kế trong các bài luyện tập, ôn tập. 3.7.2.3. Kết quả xử lí định tính về sự chú ý của học sinh trong thực nghiệm sư phạm Chúng tôi dựa vào số câu hỏi thắc mắc của HS nêu ra trong quá trình học tập (bảng 3.11) và tỉ lệ % HS trả lời đúng câu hỏi dạng suy luận trong bài kiểm tra (bảng 3.8) để đánh giá về sự chú ý học tập của các em Bảng 3.11. Thống kê số câu hỏi của HS đặt ra cho GV Lớp Số HS Số câu hỏi ∑ Số câu hỏi TN ĐC SL % SL % Thực nghiệm TN1 43 6 18 85,71 3 14,29 TN2 45 4 TN3 42 1 TN4 43 7 Đối chứng ĐC1 44 1 ĐC2 43 0 ĐC3 43 0 ĐC4 45 2  Nhận xét:  Từ bảng 3.11 cho thấy: số lượng câu hỏi của HS đặt ra cho GV ở các lớp TN (85,71%) nhiều hơn so với ở các lớp ĐC (14,29), đặc biệt là có những câu hỏi gây bất ngờ, “khó xử” cho GV. Ví dụ: Vì sao trong dãy hoạt động hóa học của kim loại lại có mặt của nguyên tố Hidro vốn là một nguyên tố phi kim ?  Công thức hóa học của phenolphtalein như thế nào ?  Iot độc nhưng tại sao lại khuyên dùng muối iot ?  Kết quả bảng 3.8 cho thấy: tỉ lệ % HS trả lời đúng câu hỏi suy luận ở các lớp TN đều cao hơn so với ở các lớp ĐC. Như vậy trong các tiết học luyện tập, ôn tập, HS ở các lớp TN luôn có sự chú ý, tập trung học tập tốt hơn so với HS ở các lớp ĐC. 3.7.3. Ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm sư phạm Sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã xin ý kiến nhận xét của GV về “Các giáo án thực nghiệm các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS theo hướng hoạt động hóa người học”.  GV Nguyễn Minh Nhì, trường THCS An Nhơn, quận Gò Vấp, Tp.HCM. – Nội dung bài giảng phong phú, sử dụng bài tập có hình vẽ kích thích tư duy của HS, sử dụng các đoạn phim thí nghiệm giúp HS làm các bài tập liên quan đến mô tả giải thích hiện tượng hóa học tốt hơn rất nhiều. – Hình thức trình bày khoa học, phối màu nền, màu chữ và font chữ, cỡ chữ hợp lí và hài hòa. – Tổ chức các trò chơi hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của HS. – Thiết kế các hoạt động chi tiết, hợp lí. – HS phát huy được kĩ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, thể hiện được tinh thần đoàn kết. – HS sôi nổi, hào hứng và tích cực tham gia trò chơi. Đôi lúc HS hơi ồn , GV khó tập trung HS. – Ý thức tự giác chuẩn bị bài của HS có tiến bộ rõ rệt. – HS mạnh dạn đặt câu hỏi cho GV nên nắm chắc kiến thức sau khi vấn đề được giải quyết. – Một vài đoạn phim thí nghiệm chưa rõ nét.  GV Võ Thị Xuân Yến, trường THCS Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp.HCM. – Bài lên lớp dễ thực hiện, dễ tổ chức. – Giáo án được thiết kế dưới dạng trò chơi, vô cùng sôi nổi, HS hứng thú với môn học. – Giáo án có sử dụng bài tập thực nghiệm, bài tập thực tiễn giúp HS được rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, hiểu thêm về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hóa học. – HS bộc lộ được kĩ năng làm việc nhóm, biết lập kế hoạch để giải các bài tập hóa học, biết tự mình hệ thống hóa cũng như củng cố các kiến thức đã học. – HS hoạt động nhóm chủ động, tích cực hơn, đặc biệt các em tỏ ra thích thú các đoạn phim thí nghiệm vui. – Phân công việc cho các nhóm phù hợp với khả năng của HS. – Khoảng cách giữa GV và HS được rút ngắn. HS thân thiết với nhau hơn. – Đối với lớp thực nghiệm, kết quả đánh giá bài kiểm tra tốt hơn so với lớp đối chứng chứng tỏ sự lĩnh hội kiến thức của các HS ở lớp thực nghiệm khá tốt. – Lớp học khá ồn nên GV vất vả. Cần bổ sung điểm trật tự vào thang điểm của trò chơi.  GV Đặng Nguyễn Phương Khanh, trường THCS Lê Quý Đôn, quận 11, Tp.HCM. – Thiết kế các trò chơi đa dạng , hấp dẫn vừa khắc sâu kiến thức vừa phát huy tính tích cực của HS. – HS gần như 100% tập trung vào các hoạt động. – Nội dung bài giảng phong phú, kiến thức gắn liền với đời sống thực tiễn, sản xuất. – Lớp học sôi nổi, sinh động, vui vẻ, thoải mái, hiệu quả dạy học cao. – Cách tổ chức nhóm linh hoạt (nhóm 8 HS, nhóm 4 HS, nhóm đôi), mỗi HS đều tham gia vào hoạt động của nhóm, hạn chế tình trạng dựa dẫm vào các thành viên khác. – Tinh thần tự giác chuẩn bị bài của HS có sự chuyển biến tích cực. – Cách thức tính điểm, cộng điểm thưởng vào cột điểm miệng còn mất thời gian và công sức của GV. 3.7.4. Ý kiến của học sinh tham gia vào quá trình thực nghiệm sư phạm  Em Nguyễn Thị Thảo Anh, HS 91 trường THCS An Nhơn, quận Gò Vấp, Tp.HCM tâm sự “Trước đây em rất chán khi học các tiết luyện tập, ôn tập môn hóa. Giáo viên chỉ cho đọc sơ lược qua phần Kiến thức cần nhớ và sửa một vài bài tập trong sách giáo khoa. Đôi khi do hạn chế về thời gian, em chưa kịp ôn bài trước ở nhà nên chưa ôn tập, hệ thống được tất cả các kiến thức. Vì vậy khi giải bài tập em gặp khó khăn. Khi học các tiết luyện tập, ôn tập được thầy cô tổ chức cho chúng em hoạt động, em lại hứng thú với các tiết học này và yêu thích môn hóa hơn. Qua các tiết học, em cảm nhận được một điều là hóa học rất gần gũi và có vai trò quan trọng trong thực tiễn, sản xuất, mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, thú vị. Em mong được học nhiều hơn nữa các tiết học giống như vậy”.  Em Phạm Thu Huyền, HS lớp 99 trường THCS Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp.HCM tâm sự “Em thật sự cảm ơn thầy cô đã cho em những tiết học hóa thật sôi nổi, hào hứng, thú vị, vui tươi và đầy bổ ích. Em được ôn tập và củng cố kiến thức tại lớp nên nắm chắc kiến thức khi làm bài tập. Do đó, em tự tin khi làm bài kiểm tra và kết quả điểm kiểm tra cao hơn trước. Em rất thích những tiết học mang lại cho em những kiến thức thực tiễn gắn liền với cuộc sống thường ngày và niềm vui, hứng thú học tập qua những trò chơi, thí nghiệm. Đặc biệt là sự tự giác chuẩn bị bài trước ở nhà đã dần dần trở thành thói quen đối với em”.  Em Nguyễn Tấn Nam, HS lớp 95 trường THCS Lê Quý Đôn, quận 11, Tp.HCM tâm sự “Khi học các tiết luyện tập, ôn tập được thiết kế theo nhóm, em mạnh dạn, tự tin đặt câu hỏi thắc mắc với giáo viên, bạn bè cũng như trả lời các câu hỏi của bạn mình đặt ra. Chính sự khuyến khích, động viên của giáo viên đã giúp em mạnh dạn hơn khi phát biểu, tự tin hơn trong học tập. Những kiến thức hóa học gắn liền với đời sống và sản xuất, những trò chơi thú vị, không khí học tập thi đua sôi nổi đã làm cho em cảm thấy tiết học thật nhẹ nhàng, bổ ích, không còn cảm giác nặng nề như trước đây”. Tiểu kết chương 3 Ở chương này, chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP và kết quả thu được tổng cộng : - Số bài tiến hành thực nghiệm : 5 bài (gồm 5 tiết dạy) - Số trường tham gia thực nghiệm: 3 - Số lớp tham gia thực nghiệm: 4 - Số GV tham gia dạy thực nghiệm: 4 - Tổng số bài kiểm tra đã chấm: 1740 Việc phân tích định lượng kết quả các bài kiểm tra cho thấy các lớp TN có điểm trung bình cộng x cao hơn và hệ số biến động V thấp hơn so với các lớp ĐC (xem bảng 3.6 trang 107). Điều này phản ánh kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn ở lớp ĐC và kết quả này có được một phần là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng hoạt động hóa người học, HS nắm vững các kiến thức liên quan, trả lời tốt các câu hỏi phải suy luận, giải thích thí nghiệm hóa học hoặc hiện tượng hóa học tốt hơn nhiều so với các HS ở lớp ĐC. Từng cặp lớp TN và ĐC do các GV khác nhau tiến hành TNSP đều cho kết quả tương tự nhau. Hầu hết HS ở các lớp TN trước khi đến lớp các em đều tự giác chuẩn bị bài trong khi ở các lớp ĐC, tỉ lệ HS chuẩn bị bài lại thấp và trồi tụt theo ngẫu hứng, chưa tự giác trong học tập. Việc phân tích kết quả TNSP tính cũng cho thấy HS ở lớp TN có ý thức tự giác, sự chú ý tập trung và hứng thú trong học tập. Số HS trả lời đúng câu hỏi suy luận và số lượng câu hỏi của HS đặt ra cho GV ở các lớp TN đều nhiều hơn so với ở các lớp ĐC. Các GV tham gia thực nghiệm đều công nhận việc sử dụng các giáo án bài luyện tập, ôn tập được thiết kế theo hướng hoạt động hóa người học có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học. Theo kinh nghiệm của các GV đều phải chia nhóm HS từ tiết học trước thì mới ổn định HS nhanh. GV còn gặp khó khăn đối với các lớp sĩ số HS đông vì việc chia nhóm làm thí nghiệm, hay chuẩn bị máy tính, máy chiếu,.... Thực nhiệm sư phạm cũng cho thấy đối với HS THCS, khi tổ chức và khuyến khích các hoạt động học tập trong giáo án, chúng tôi phải chi tiết hơn nữa về hình thức như: cộng điểm khuyến khích, trừ điểm mất trật tự ... . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Từ mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học, về kiểu bài ôn, luyện tập, về dạy học theo hướng hoạt động hóa người học và một số hình thức tổ chức dạy học kiểu bài ôn, luyện tập theo hướng hoạt động hóa người học. Cụ thể là:  Bài luyện tập, ôn tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học cho HS. Trong dạy học, luyện tập là vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, các bài toán được đặt ra sao cho khả năng giải quyết vấn đề được sử dụng một cách thuần thục nhất. Trong khi đó, ôn tập là làm chính xác, củng cố và hệ thống hóa kiến thức.  Các PPDH thường được sử dụng khi dạy bài ôn, luyện tập: phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học, phương pháp sử dụng bài tập hóa học, phương pháp grap dạy học và phương pháp algorit, dạy học cộng tác theo nhóm nhỏ. Cách sử dụng mỗi phương pháp trong khi dạy kiểu bài luyện tập, ôn tập đều có những điểm khác biệt so với khi dạy kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới.  Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học là hình thức tổ chức dạy học trong đó GV hướng dẫn và tổ chức cho HS tự lực, tích cực trong các hoạt động nhận thức thể hiện bằng các công việc cụ thể để tìm ra kiến thức cho mình.  Tìm hiểu vai trò của GV và HS trong dạy học theo hướng hoạt động hóa người học và các biện pháp nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của HS . Trên cơ sở lí luận về tâm lí lứa tuổi HS THCS, chúng tôi mạnh dạn đề xuất thêm biện pháp tạo động lực, hứng thú trong hoạt động nhận thức cho HS.  Một số biện pháp hoạt động hóa người học như:  Sử dụng linh hoạt các PPDH, bao gồm: – Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan (grap, bảng biểu, phim thí nghiệm, thí nghiệm, thiết bị kĩ thuật). – Tổ chức trò chơi. – Thường xuyên sử dụng PPDH phức hợp, dạy học nêu vấn đề.  Tăng thời lượng dành cho hoạt động của HS, bao gồm: – HS hoạt động theo hình thức nhóm (giải quyết vấn đề học tập, chia sẻ kết quả học tập). – HS hoạt động theo hình thức cá nhân.  Tăng mức độ hoạt động trí lực của HS: Tăng cường sử dụng một số dạng bài tập như: bài tập phát triển tư duy, bài tập thực nghiệm, bài tập hình vẽ và bài tập thực tiễn.  Tạo động lực, hứng thú trong hoạt động nhận thức cho HS, bao gồm: – Tạo ra niềm vui khám phá kiến thức mới. – Kiểm tra thường xuyên sự chuẩn bị bài của HS. – Khen thưởng HS – Nhắc nhở, phạt, động viên HS vi phạm kỉ luật.  Điều tra thực trạng về việc dạy học bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 THCS của một số GV thuộc các trường THCS ở Tp.HCM và điều tra thực trạng học các tiết luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS của các HS ở 3 trường THCS trên địa bàn quận 11, quận Gò Vấp và quận Bình Tân. Hiện nay, phần lớn GV nhận thức tốt về các PPDH cũng như cách thức tổ chức cho HS hoạt động trong quá trình học tập nhưng cách sử dụng thì vẫn chưa hợp lí. Đa số GV chỉ tập trung ôn tập cho HS những dạng bài tập phục vụ cho bài kiểm tra, đối phó với việc thi cử, chưa tạo điều kiện để HS thật sự trở thành chủ thể hoạt động và chưa phát huy tốt tính tích cực và tư duy sáng tạo của HS. 1.2. Chúng tôi đã thiết kế 9 giáo án là các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS theo hướng hoạt động hóa người học dưới 2 dạng: giáo án dạng văn bản và giáo án điện tử . 1.3. Tiến hành TNSP đối với 5 bài (trong đó 4 bài được trình bày ở chương 3) ở 3 trường THCS thuộc Tp.HCM. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của các giáo án này. Tóm lại, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ đề tài đưa ra. Những giáo án được thiết kế đã góp thêm vào ngân hàng giáo án, giúp các thầy cô giáo nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy. 2. Hướng phát triển của đề tài Từ những kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau: - Hoàn thiện các giáo án đã thiết kế và tiến hành thiết kế thêm các giáo án là các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 8 THCS. - Thiết kế các giáo án thuộc các kiểu bài dạy học khác, sử dụng thêm nhiều cách thức tổ chức dạy học khác nhưng vẫn sử dụng các đoạn phim thí nghiệm, bài tập thực nghiệm, bài tập có hình vẽ, bài tập thực tiễn và kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan . Từ đó dần dần hoàn thành một ngân hàng giáo án được thiết kế theo hướng hoạt động hóa người học có thể sử dụng để dạy học cho nhiều đối tượng HS khác nhau. 3. Đề xuất Để việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học thực sự là yêu cầu không thể thiếu trong dạy học hóa học và để tạo điều kiện tốt nhất có thể cho GV và HS có thể sử dụng các giáo án đã được thiết kế, từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có một số đề xuất sau: 3.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo  Hiện nay nhiều trường THCS chỉ có 1 máy chiếu sử dụng chung cho tất cả các lớp, tất cả các bộ môn. Do đó, đôi khi GV đã có sẵn giáo án điện tử mà lịch học lại theo thời khó biểu nên gặp khó khăn trong việc đăng ký phòng máy để giảng dạy. Vì vậy cần đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho GV giảng dạy bằng giáo án điện tử.  Cần bổ sung thêm thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất có chất lượng cao và các phương tiện hỗ trợ để GV thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả.  Thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền với mục tiêu đổi mới PPDH. 3.2. Với trường Trung học cơ sở  Bố trí một số tiết thao giảng, dự giờ trong trường, quận là các bài luyện tập, ôn tập (hoặc khuyến khích GV chọn bài luyện tập, ôn tập để thao giảng, tham gia hội thi GV giỏi) để GV có điều kiện trao đổi chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.  Cần tuyển GV chuyên trách cho phòng thí nghiệm.  Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm được lên kế hoạch và mua về từ đầu năm theo danh mục các bài thực hành đôi khi không đủ hóa chất để dùng theo ý đồ thiết kế của GV trong các tiết dạy ôn, luyện tập có bài tập thực nghiệm, quay phim thí nghiệm. Vì vậy, các trường cần tham khảo ý kiến GV bộ môn khi lên kế hoạch mua hóa chất và dụng cụ thí nghiệm vào đầu năm học.  Hiện nay một số trường đang còn đánh giá GV theo thành tích của HS. Do đó, không ít GV cũng chạy theo thành tích, chỉ ôn tập cho HS những nội dung, dạng bài phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử. Cách ra đề thi tuy đã có đổi mới nhưng vẫn chưa phát huy được hết khả năng tư duy độc lập của HS. Mặt khác, hiện nay còn rất nhiều HS học vì điểm số, thích được ôn tập những dạng bài đối phó với các kì kiểm tra, thi cử. Vì vậy, nhà trường và các GV cũng nên thay đổi cách đánh giá HS, nên có điểm khuyến khích các em tích cực tự học, tự hoạt động và đề kiểm tra nên có nhiều hơn những câu hỏi phát huy khả năng tư duy, suy luận của HS. 3.3. Với giáo viên  Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Vận dụng các PPDH tích cực vào bài giảng, nhất là các bài luyện tập, ôn tập. Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Việc đổi mới PPDH tích cực là nhu cầu tất yếu của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Việc đổi mới này cần bắt đầu từ khâu thiết kế bài học. Chúng tôi hi vọng công trình này có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB ĐHSP Tp. HCM 2. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Tp.HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, NXB ĐHSP Tp.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP Tp.HCM. 5. Trịnh Văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn hóa ở trường phổ thông trung học, NXB ĐHSP Tp.HCM. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu phân phối chương trình trung học cơ sở môn hóa học , NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn hóa học (quyển 1), NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. 11. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy, Lê Trọng Tín (2002), Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong bài lên lóp hóa học ở trường THCS và THPT, Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Hóa ĐHSP Tp.HCM. 13. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học tập I, NXB ĐHSP. 14. Dự án Việt Bỉ (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học, NXB ĐHSP Hà Nội. 15. Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes. 16. Trần Bá Hoành (2006), Những vấn đề cơ bản về dạy học tích cực, Thế giới trong ta, (9-2006), tr.4-6. 17. Vũ Thị Thu Hoài, Phạm Văn Tư (2006), Cải tiến bài lên lớp ôn tập – tổng kết hóa học bằng phương pháp grap dạy học, Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP; Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hóa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội tháng 5/2006. 18. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2000), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục. 19. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 20. Đặng Thành Hưng (2004), “Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (10), tr.6. 21. Đặng Thành Hưng (2004), “Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa”, Tạp chí giáo dục, (102), tr.10. 22. I.F.Kharlamôp (1978), Người dịch: Đỗ thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục Hà Nội 24. Trang Thị Lân (2004), Phương pháp dạy học hóa học, NXB ĐHSP Tp.HCM. 25. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ tập 2, NXB Giáo dục. 26. Trần Trung Ninh, Đinh Thị Nga (2008), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập luyện tập – hóa hữu cơ 11 – ban nâng cao”, Tạp chí hóa học và ứng dụng số 7 (79), tr.42-45. 27. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP. 28. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, Bộ môn PPGD Khoa Hóa học Trường ĐHSP Hà Nội. 29. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lí sư phạm, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM. 30. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lí luận dạy học hóa học tập I, NXB Giáo dục. 31. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội. 32. Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học trung học cơ sở, NXB Giáo dục. 33. Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Hóa học (quyển 2), NXB Giáo dục. 34. Lê Trọng Tín (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV trung học phổ thông chu kỳ III (2004 – 2007): Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, NXB ĐHSP Tp.HCM. 35. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 36. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tâp, Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm nghiên cứu và phát triển chiến lược (2000), Tự học, tự đào tạo – Tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục. 37. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2009), Sách giáo viên hóa học 9, NXB Giáo dục. 38. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Vụ (2009), Hóa học 9, NXB Giáo dục. 39. Nguyễn Xuân Trường (1995), Thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học, NXB Giáo dục. 40. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống, Bài tập ứng dụng, NXB Giáo dục. 41. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Hóa vô cơ, NXB Giáo dục. 42. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục Hà Nội. 43. Phạm Văn Tư (2006), Dạy học bằng grap nội dung góp phần bồi dưỡng phương pháp suy nghĩ và tự học cho người học, Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hóa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội tháng 5/2006. 44. Viện khoa học Giáo dục (1999), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, NXB Giáo dục Hà Nội. 45. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Giáo án bài Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ................................................................. 2 2. Phụ lục 2: Bài chuẩn bị của HS trường THCS Lê Quý Đôn (Bài luyện tập chương 1: các loại hợp chất vô cơ). ............................................. 12 3. Phụ lục 3: Đề và đáp án của các bài kiểm tra 45 phút trong TNSP ...................... 13 4. Đính kèm đĩa CD, bao gồm: – Phiếu tìm hiểu thực trạng giảng dạy các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 và phương pháp HĐHNH của GV THCS. – Phiếu tìm hiểu thực trạng học các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 ở trường THCS của HS. – Đề và đáp án của các bài kiểm tra 15 phút trong TNSP. –Các bảng tần suất điểm bài kiểm tra, đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút. –Các giáo án khác. – Giáo án điện tử. PHỤ LỤC 1 Tiết 42 (Bài 31): Luyện tập chương 3: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức đã học:  Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat.  Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm, ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2. Về kỹ năng: HS:  Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất.  Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại hợp chất và cụ thể hóa thành dãy chuyển đổi cụ thể và ngược lại.  Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích thông qua bài tập hình vẽ.  Rèn kĩ năng giải bài toán hóa học có sử dụng nồng độ dung dịch.  Biết vận dụng bảng tuần hoàn:  Cụ thể hóa ý nghĩa của ô, chu kì, nhóm.  Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại. 3. Về tình cảm, thái độ  Rèn luyện cho HS cách làm việc theo nhóm.  HS thấy rõ hóa học rất quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thực tiễn.  Rèn luyện cho HS tinh thần đoàn kết, và thi đua lành mạnh, trung thực.  Hình thành ở HS ý thức tự giác chuẩn bị bài ở nhà.  Nâng cao hứng thú bộ môn hóa học. B. Phương pháp dạy học Dạy học cộng tác theo nhóm nhỏ kết hợp với trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” gồm 4 vòng: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Dạy học nêu vấn đề kết hợp với sử dụng bài tập thực tiễn. Phương pháp grap dạy học, phương pháp đàm thoại. C. Chuẩn bị  HS: chuẩn bị bảng nhóm và viết các PTHH minh họa cho sơ đồ 1, sơ đồ 2, sơ đồ 3 (SGK trang 102 – 103) vào giấy kiểm tra (nộp cho GV vào đầu tiết học).  GV: –Chia HS trong lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có khoảng 6 HS và chọn nhóm trưởng), trong đó có một nhóm làm trọng tài. – GV chuẩn bị một số đồ dùng dạy học:  Các sơ đồ hoàn chỉnh về: tính chất hóa học của phi kim, tính chất hóa học của clo, tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của chúng (giấy A0 hoặc soạn trên Powerpoint)  7 loại PHT (lớp trưởng photo cho cả lớp) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Kiến thức cần nhớ 1. Tính chất hóa học của phi kim 2. Tính chất hóa học của một số phi kim cụ thể a. Tính chất hóa học của clo NHIÊN Oxit axit Hợp chất khí (1) (2) (3) + kim loại CLO Nước Gia-ven Hidro clorua (1) (2) (3) + kim loại Nước clo (4) b. Tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học C Na2CO3 NaHCO3 CO2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) + O2 + CO2 +CuO + CaO Bảng tuần hoàn các NTHH Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố: theo chiều điện tích hạt nhân Cấu tạo bảng TH Tính PK . TínhKL .. Tính PK Tính KL Trong 1 nhómTrong 1 chu kỳ Sự biến đổi tính chất các NTHH Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH Tính chất Vị trí Cấu tạo PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 II. Bài tập Bài 1: Bổ túc các phương trình hóa học sau: (1) C (r) + CO2 (k) → .. (2) C (r) + O2 (k) → . (3) CO (k) + ....... → Cu (r) + . (4) CaCO3 (r) + CO2(k) + H2O(l) ⇄ (5) CO2 (k) + .......... → Na2CO3 (dd) + (6) CO2 (k) + NaOH (dd) → (7) CaCO3 (r) → + .. (8) Na2CO3 (r) + .. → .. + CO2 (k) + (9) NaHCO3 (dd) + .. → .. + CO2 (k) +. (10) NaHCO3 (r) → .. + .+ .. Phương trình phản ứng nào mô tả quá trình tạo thành thạch nhũ trong hang động ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Gói câu hỏi số 1 Câu 1: Cặp chất có xảy ra phản ứng hóa học là A. CO2 và Fe2O3. B. Na2CO3 và KOH. C. MgCO3 và Cu(OH)2. D. K2CO3 và Ca(OH)2. Câu 2: Vào mùa đông, một số người quen đốt than tổ ong trong phòng kín để sưởi ấm và dễ bị ngạt, mặt tím tái, dễ gây tử vong. Khí chủ yếu gây ra hiện tượng trên là A. Cl2. B. CO2. C. CO. D. CH4. Câu 3: Xem đoạn phim thí nghiệm “Ống nghiệm phun lửa”. Hãy dự đoán và viết các PTHH xảy ra. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Gói câu hỏi số 2 Câu 1: Dãy gồm các chất phản ứng được với cacbon đều tạo ra sản phẩm có đơn chất kim loại là A. O2 , CuO, Fe. B. Fe2O3 , PbO, ZnO. C. H2 , CuO, Fe2O3. D. PbO, ZnO, Cl2 Câu 2: Thành phần dịch vị dạ dày gồm 95% là nước, enzim và axit HCl. Những người đau dạ dày thường có pH < 2 (thấp hơn so với bình thường pH = 2 – 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. Na2SO4. Câu 3: Để dập đám cháy do kim loại magie, người ta thường dùng cách nào sau đây ? A. Phun CO2 lên đám cháy. B. Phủ cát lên đám cháy. C. Phun Cl2 lên đám cháy. D. Cả A, B đều đúng. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Gói câu hỏi số 3 Câu 1: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, thuộc chu kỳ 3, nhóm I. Nguyên tử X có: A. điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp e, 1e ở lớp ngoài cùng. B. điện tích hạt nhân là 11+, 1lớp e, 3e ở lớp ngoài cùng. C. điện tích hạt nhân là 3+, 11 lớp e, 1e ở lớp ngoài cùng. D. điện tích hạt nhân là 3+, 1 lớp e, 11e ở lớp ngoài cùng. Câu 2: Để nhận biết 3 chất khí : H2, CO2, Cl2 có thể dùng A. quỳ tím khô. B. dung dịch NaOH. C. phenolphtalein D. quỳ tím ẩm. Câu hỏi phụ: Hãy nêu các bước tiến hành và viết PTHH. Câu 3: Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ bên. Chất rắn (X) và dung dịch (Y) lần lượt là: A. S ; Ca(OH)2. B. C ; Ca(OH)2. C. CO ; Ca(OH)2. D. SO2, Ba(OH)2. (X) + Fe2O3 CaCO3 dung dịch (Y) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Gói câu hỏi số 4 Câu 1: Thiếu iot gây ra bệnh bướu cổ, vì vậy cần phải dùng muối iot. Muối iot là A. muối KI. B. muối KIO3. C. muối NaI. D. muối NaCl có trộn thêm KI (hoặc KIO3). Câu 2: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm VII. Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 , nhóm III. Nhận xét đúng là: A. X là phi kim, Y là kim loại. B. X là kim loại, Y là phi kim. C. X là phi kim, Y là khí hiếm. D. X là khí hiếm,Y là phi kim.  2 đoạn phim thí nghiệm: Magie cháy trong khí cacbonic, ống nghiệm phun lửa.  Các bảng tên các đội chơi có tay cầm dài để các đội sử dụng khi giành quyền trả lời.  1 bảng điểm thi đua cho nhóm trọng tài (giấy A1). Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Đội 5 Đội 6 Đội 7 Vòng 1: Khởi động Vòng 2: Vượt chướng ngại vật Vòng 3: Tăng tốc Gói 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Gói 2 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Gói 3 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Gói 4 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Vòng 4: Về đích Tổng điểm Câu 3: Không thể đựng khí clo trong bình bằng thép chưa khô vì A. clo phản ứng với sắt tạo thành muối FeCl2. B. clo phản ứng với nước tạo thành nước Gia-ven. C. clo phản ứng với sắt tạo thành muối FeCl3 tan trong nước. D. clo phản ứng với nước tạo thành nước clo có phản ứng với sắt. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Dẫn 17,92 lít (đktc) khí clo vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. a. Viết các PTHH xảy ra b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A (Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể)  Phần thưởng. D. Thiết kế hoạt động dạy học  Hoạt động 1 (8 phút): Phổ biến trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” và thể lệ vòng 1: “Khởi động”. – Nhóm trọng tài thu bài chuẩn bị của HS nộp cho GV và phát PHT số 1. –GV phổ biến thể lệ vòng 1: + Các đội thảo luận hoàn thành các sơ đồ câm trong PHT số 1 trong 6 phút. + Đội nào hoàn thành đúng: + 20 điểm. + Đội nào hoàn thành đúng và sớm nhất: thêm 10 điểm. –Hết thời gian, nhóm trọng tài thu bài làm của các đội. –GV treo các sơ đồ hoàn chỉnh lên bảng, nhóm trọng tài chấm điểm cho các đội.  Hoạt động 2 (8 phút): Phổ biến thể lệ và thi vòng 2: “Vượt chướng ngại vật”. –GV phổ biến thể lệ vòng 2: Vượt chướng ngại vật. + Mỗi đội nhận 1 đề. Thời gian làm bài 5 phút. + Viết đúng mỗi PTHH: 5 điểm. + Đội hoàn thành đúng và sớm nhất: cộng thêm 20 điểm. + Loại 3 đội có điểm thấp nhất. –Nhóm trọng tài phát PHT số 2 cho các đội, giám sát các đội. –Hết thời gian, nhóm trọng tài thu bài của các đội và chấm điểm theo đáp án của GV đưa ra. (1) 0t(r) 2 (k) (k)C + CO 2CO → (2) 0t(r) 2 (k) 2 (k)C + O CO → (3) 0t(k) (r) 2 (k)CO + CuO CO + Cu→ (4) 3 (r) 2(k) 2 (l) 3 2 (dd)CaCO + CO + H O Ca(HCO ) (5) 2(k) (dd) 2 3 (dd) 2 (l)CO + 2NaOH Na CO + H O→ (6) 2(k) (dd) 3 (dd)CO + NaOH NaHCO → (7) 0t3(r) (r) 2 (k)CaCO CaO + CO → (8) 2 3 (dd) (dd) (dd) 2(k) 2 (l)Na CO + 2HCl 2NaCl + CO H O→ (9) 3 (dd) (dd) (dd) 2(k) 2 (l)NaHCO + HCl NaCl + CO H O→ (10) 0t3(r) 2 3(r) 2 (k) 2 (l)2NaHCO Na CO + CO + H O→  Phương trình phản ứng (4) mô tả quá trình tạo thành thạch nhũ trong hang động. –Nhóm trọng tài công bố điểm đạt được của các đội sau 2 vòng thi và loại 3 đội có điểm thấp nhất.  Hoạt động 3 (18 phút): Phổ biến thể lệ và thi vòng 3: “Tăng tốc”. –GV phổ biến thể lệ vòng 3: Tăng tốc. + Thư ký bốc thăm ngẫu nhiên số thứ tự thành viên của 4 đội tham gia. + Có 4 gói câu hỏi. Mỗi gói có 3 câu hỏi tương ứng với số điểm 10 – 20 – 30. + Đội cao điểm hơn được quyền chọn gói câu hỏi trước. + Trả lời đúng đạt trọn điểm mỗi câu. Trả lời sai thì được hội ý với đồng đội. Nếu trả lời đúng được ½ số điểm mỗi câu. + Sau khi hội ý vẫn trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về các đội bạn. Nếu trả lời đúng được ½ số điểm mỗi câu. + Mỗi đội được 1 lần đặt ngôi sao hi vọng. Trả lời đúng được nhân đôi số điểm. Trả lời sai bị trừ đúng số điểm ấy. + Một số câu có câu hỏi phụ dành cho khán giả 3 đội đã bị loại. Trả lời đúng được 1 phần quà. + Đội mất trật tự: – 20 điểm. + Loại 2 đội có điểm thấp nhất. –Nhóm trọng tài phát PHT số 3, 4, 5, 6 (tương ứng với 4 gói câu hỏ)i cho lựa chọn của 4 đại diện tham gia và phát cả 4 PHT trên cho các HS còn lại. –GV hướng dẫn HS: Câu 3 (gói câu hỏi số 1): 0t4(r) 2 4(r) 2(r) 2(k)2KMnO K MnO + MnO + O→ 0t (r) 2(k) 2(k)C + O CO→ Câu 3 (gói câu hỏi số 2): + GV cho HS xem phim thí nghiệm: magie cháy trong CO2.  Những đám cháy do kim loại Mg, Na, K gây ra không được dùng CO2 để chữa cháy. –Nhóm trọng tài công bố điểm đạt được của các đội sau 3 vòng thi và loại 2 đội có điểm thấp nhất.  Hoạt động 4 (10 phút): Phổ biến thể lệ và thi vòng 4: “Về đích”. –GV phổ biến thể lệ vòng 4: Về đích. + 2 đội thảo luận trong 2 phút. Cử đại diện lên bảng làm bài trong 5 phút. + Đội làm đúng được 50 điểm. + Đội làm đúng và sớm nhất được cộng thêm: 20 điểm. –Nhóm trọng tài phát PHT số 7 cho các đội. –Sau 2 phút thảo luận, đại diện 2 đội lên bảng thực hiện bài tập 2. –HS của các đội còn lại nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. –GV đánh giá và hướng dẫn HS hướng giải: + Bước 1: tóm tắt và xác định dạng bài tập  Toán lượng dư + Bước 2: toán lượng dư cần lưu ý điều gì?  Lập tỉ lệ số mol các chất tham gia phản ứng để xác định chất còn dư. + Bước 3: giải bài toán theo số mol chất phản ứng hết. –GV đưa ra đáp án: 2(k) (dd) (dd) (dd) 2 (l)Cl + 2NaOH NaCl + NaClO + H O→ + Số mol Cl2: 2Cl V 17,92n = = = 0,8 (mol) 22,4 22,4 + Số mol NaOH: NaOH Mn = C . V = 4 . 0,5 = 2 (mol) Lập tỉ lệ: Cl2 NaOH 0,8 2 < 1 2  NaOH dư, Cl2 phản ứng hết  giải bài toán theo số mol Cl2  dd(A): NaCl, NaClO và NaOH dư. 2(k) (dd) (dd) (dd) 2 (l)Cl + 2NaOH NaCl + NaClO + H O→ Ban đầu: 0,8 2 0 0 (mol) Phản ứng: 0,8 → 1,6 → 0,8 → 0,8 (mol) Sau phản ứng: 0 0,4 0,8 0,8 (mol) + Nồng độ mol của dd NaCl và dd NaClO: M(ddNaCl) M(ddNaClO) n 0,8C = C = = = 1,6 M V 0,5 + Khối lượng NaOH dư: CM(ddNaOH dư) = n 0,4 = = 0,8 M V 0,5 –Trọng tài công bố điểm đạt được của các đội sau 4 vòng thi và chúc mừng đội giành chiến thắng. –GV phát thưởng cho đội chiến thắng và các thành viên trong đội chiến thắng được điểm cộng. Hoạt động 5 (1 phút): Dặn dò –GV dặn dò HS: + Hoàn thành các bài tập trong PHT. + Làm bài tập 5 (SGK trang 103) PHỤ LỤC 2 BÀI CHUẨN BỊ CỦA HS TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN (Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ) PHỤ LỤC 3 Bài kiểm tra 45 phút số 2 của học kì I (sau bài 15) (Đề gồm 4 câu) Câu 1 (2 điểm) Cho các chất sau: đồng Cu, dung dịch natri clorua NaCl, dung dịch axit clohidric HCl và dung dịch kali sunfua K2S. Hãy viết PTHH biểu diễn phản ứng giữa các chất trên với dung dịch muối bạc nitrat AgNO3. Câu 2 (3 điểm) Cho các chất: Mg, MgCl2, MgO, Mg(OH)2, MgSO4. Hãy sắp xếp các chất trên thành dãy chuyển hóa và viết các PTHH thực hiện sự chuyển hóa trên. Câu 3 (2 điểm) Chỉ dùng quì tím, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn sau: Ba(OH)2, Na2SO4, NaCl. Viết các PTHH xảy ra. Câu 4 (3 điểm) Cho dung dịch Ca(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 g chất rắn C có màu đen. a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính thể tích của dung dịch Ca(OH)2 1M và nồng độ mol/lít của dung dịch CuCl2 đã dùng. c. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A và khối lượng kết tủa B. (H = 1 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; Ca = 40 ; Cu = 64) Đáp án bài kiểm tra 45 phút số 2 của học kì I (sau bài 15) Câu 1 (2 điểm) Viết đúng mỗi PTHH: 0,5 điểm 4PTHH x 0,5 điểm = 2 điểm Cân bằng sai mỗi PTHH: 0,25 điểm. Viết sai CTHH: 0 điểm. (r) 3 (dd) 3 2 (dd) (r)Cu + 2AgNO Cu(NO ) + 2Ag → (dd) 3 (dd) 3 (dd) (r)NaCl + AgNO NaNO + AgCl → (dd) 3 (dd) 3 (dd) (r)HCl + AgNO HNO + AgCl → 2 (dd) 3 (dd) 3 (dd) 2 (r)K S + AgNO 2KNO + Ag S → Câu 2 (3 điểm)  Xếp chuỗi chuyển hóa đúng : 1 điểm  Viết PTHH: 2 điểm  Viết đúng mỗi PTHH: 0,5 điểm  4PTHH x 0,5 điểm = 2 điểm  Cân bằng sai thì mỗi PTHH: 0,25 điểm.  Viết sai CTHH thì mỗi PTHH: 0 điểm. Dãy chuyển hóa: 2 2 4Mg MgCl Mg(OH) MgO MgSO→ → → → (dd) (r) 2 (dd) 2(k)2HCl + Mg MgCl + H→ 2 (dd) (dd) 2 (r) (dd)MgCl + 2NaOH Mg(OH) + 2NaCl→ 0 2 (r) (r) 2 (h)Mg(OH) MgO + H O t→ (r) 2 4 (dd) 4 (dd) 2 (l)MgO + H SO MgSO + H O→ Câu 3 (2 điểm) Nhận biết đúng mỗi chất: 0,5 điểm. Viết PTHH đúng: 0,5 điểm. Cân bằng sai thì mỗi PTHH: 0,25 điểm. Viết sai CTHH thì mỗi PTHH: 0 điểm. –Lấy 3 mẫu thử. –Cho 3 mẫu thử thử với quì tím : 0,25 điểm +Mẫu thử làm quì tím hóa xanh: Ba(OH)2 : 0,25 điểm +Mẫu thử không làm đổi màu quì tím: Na2SO4, NaCl : 0,25 điểm –Cho 2 mẫu thử còn lại thử với dung dịch Ba(OH)2 : 0,25 điểm +Mẫu thử xuất hiện kết tuả trắng: Na2SO4 : 0,25 điểm +Mẫu thử không hiện tượng: NaCl : 0,25 điểm –PTHH: 2 (dd) 2 4 (dd) 4 (r) (dd)BaCl + Na SO BaSO + 2NaCl → Câu 4 (3 điểm) 2 (dd) 2 (dd) 2 (r) 2(dd)CuCl + Ca(OH) Cu(OH) + CaCl→ : 0,5 điểm (mol) 1 1 1 1 (mol) 0,5 ← 0,5 ← 0,5 → 0,5 : 0,5 điểm Dung dịch A: CaCl2 ; Kết tủa B: Cu(OH)2 0 2 (r) (r) 2 (h)Cu(OH) CuO + H O t→ : 0,5 điểm (mol) 1 1 1 (mol) 0,5 ← 0,5 : 0,25 điểm Chất rắn (C): CuO CuO m 16n = 0,5 (mol) M 64 16 = = + : 0,25 điểm 2ddCa(OH) M n 0,5V = 0,5 (l) C 1 = = : 0,25 điểm 2M(ddCuCl ) n 0,5C = 2,5 M V 0,2 = = : 0,25 điểm 2Cu(OH) m = n . M = 0,5 . 98 = 49 (g) : 0,25 điểm 2CaCl m = n . M = 0,5 . 111 = 55,5 (g) : 0,25 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_2106872695_7237.pdf
Luận văn liên quan