3. Hướng phát triển của đề tài
- Nghiên cứu thiết kế hoàn chỉnh blog HH cho các chương còn lại của Hóa 8,
phát triển lên lớp 9 THCS.
- Nghiên cứu bài tập nhằm xây dựng bài tập phong phú và chi tiết hơn nữa.
- Tiếp tục bổ sung nội dung cho blog được hấp dẫn, sinh động hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng PPDH mới phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
- Cuối cùng, mua một tên miền, xây dựng hẳn một trang web về HH để dễ quản
lý, tùy biến theo yêu cầu.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các chuyên gia và
các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện blog.
140 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế Blog hỗ trợ dạy học Hóa học 8 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tiết học nên HS thường không
hứng thú với Hóa.
- GV đánh giá HS chung chung, HS ít có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
- GV ít có cơ hội theo sát HS vì lớp đông.
Lớp TN
- Tài liệu tham khảo là blog HH 8 đa dạng nhiều nội dung, đặc biệt có minh họa
qua hình ảnh, video sinh động, hấp dẫn; nguồn tư liệu dễ tìm kiếm khiến HS thích thú
học tập, tích cực tham gia quá trình trao đổi giữa các thành viên trong nhóm, giữa các
nhóm, giữa GV và HS, tích cực tham gia nêu ý kiến và đưa ra những câu hỏi giúp
hiểu kiến thức sâu hơn
- Thông qua bài tập trắc nghiệm trực tuyến có phản hồi tức thời khiến các em rất
hào hứng làm bài tập. Kỹ năng giải bài tập của các em cũng được nâng lên rõ rệt qua
các PP giải bài tập tự luận trên blog.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trở nên thân thiết qua blog, giúp GV có
thể theo sát HS của mình. GV đánh giá cụ thể từng HS dựa vào quan sát thái độ học
tập của HS trong quá trình tham gia vào nhiệm vụ học tập trên lớp, kiểm tra các PHT
ở nhà của từng HS, ghi nhận sự trao đổi của HS với GV. Từ đó đánh giá bằng điểm số
cho từng cá nhân HS và nhóm.
- Không khí lớp học vui vẻ, nhẹ nhàng, không căng thẳng, HS hứng thú hơn
trong học tập.
Chẳng hạn:
- Khi dạy Bài 4 Nguyên tử, HS lớp TN trường Lê Lai rất hào hứng tham gia vào
các trò chơi học tập. Các em đặt nhiều câu hỏi bất ngờ, ví dụ “Kích thước nguyên tử
bao nhiêu mà bạn nói là vô cùng nhỏ?” hay “Nhìn vào hình ảnh, sao bạn biết đâu là
proron và nơtron?” hoặc “Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?” và trả lời tốt, chứng
tỏ các em xem bài trên blog rất kỹ. HS không còn mơ hồ về nguyên tử mà còn cho
biết rất thích những hình ảnh, video của bài.
- Qua dự án “Oxi – không khí” của các lớp TN trường Đinh Thiện Lý, GV hoàn
toàn bị thuyết phục trước sự hợp tác nhóm, khả năng trình bày báo cáo bằng power
point cô đọng nội dung, phong phú hình ảnh, khả năng thuyết trình lôi cuốn của HS.
Tư liệu do HS khai thác chủ yếu từ blog và tìm tòi thêm trên các web nước ngoài
khiến bì báo cáo rất sinh động, hấp dẫn. Cuối mỗi bài báo cáo là phần hỏi và trả lời
của các nhóm, thậm chí chính nhóm báo cáo còn đặt câu hỏi xem bạn theo dõi đến
đâu. Tiết học lúc bấy giờ hoàn toàn do HS chủ động, chúng tôi đã quay phim tiết học
này và lưu trong đĩa. (Xin xem Phần phụ lục trong đĩa).
Trường THCS Lê Lai, Q.8
Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, Q.7
Hình 3.1. Hình ảnh các lớp TN
3.5.2. Kết quả thăm dò ý kiến của GV về blog HH 8
Chúng tôi tiến hành gửi phiếu thăm dò ý kiến về blog do chúng tôi thiết kế đến 33 GV
dạy Hóa ở TP.HCM.
Bảng 3.2. Danh sách GV tham gia nhận xét
STT Họ tên GV Trường
1 Lê Cao Thị Hồng Diễm
THCS Bình An, Q.8
2 Tăng Thành Phú
3 Nguyễn Thị Mỹ Liên
THCS Bình Đông, Q.8
4 Nguyễn Tuấn Minh
5 Nguyễn Thị Hồng Hoa
THCS Bông Sao A, Q.8
6 Lê Tâm Nguyên
7 Trần Thị Thu Liễu
THCS Chánh Hưng, Q.8
8 Nguyễn Thị Cúc
9 Huỳnh Thị Lệ Hoa
10 Nguyễn Thị Thanh Mỹ
11 Nguyễn Thị Kim Ngọc
THCS Dương Bá Trạc, Q.8.
12 Trần Thanh Tùng
13 Văn Thị Diễm Trang
14 Mai Thị Hải Yến
15 Võ Thị Mai Anh
THCS Hưng Phú A, Q.8
16 Phạm Thái Ly
17 Nguyễn Thị Thanh Lộc
THCS Khánh Bình, Q.8
18 Lê Thị Kim Phượng
19 Nguyễn Ngọc Hằng
THCS Lê Lai, Q.8
20 Phan Thị Hồng Sương
21 Nguyễn Thị Hồng THCS – THPT Nam Mỹ, Q.8
22 Đặng Nguyễn Bích Hân
THCS Phan Đăng Lưu, Q.8
23 Trần Nguyễn Hạ Long
24 Nguyễn Thị Kim Dung THCS Trần Danh Ninh, Q.8
25 Nguyễn Tá Khánh
THCS Tùng Thiện Vương, Q.8 26 Lê Hồng Danh
27 Nguyễn Thị Bích Nhung
28 Nguyễn Thị Hồng Châu
29 Nguyễn Thị Hạnh Loan
THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11
30 Hồng Bội Hà
31 Vũ Minh Hiếu
32 Ngô Quang Thịnh
33 Lê Thị Thùy Anh
THCS – THPT Đinh Thiện Lý
(LSTS), Q.7
Kết quả thăm dò ý kiến của GV được chúng tôi trình bày ở các bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.3. Thống kê số lượng GV trả lời câu 1 và câu 2
Nội dung SL %
Câu 1: Blog “HH 8” có tính giáo dục không?
a) Rất nhiều. 17 51,52
b) Nhiều. 16 48,48
c) Ít. 0 0
d) Rất ít. 0 0
Câu 2: Tính hiệu quả của Blog “HH 8”.
2.1. Tư liệu nào trên Blog giúp GV soạn bài và lên lớp? (có thể chọn nhiều
ý)
a) Nhiều bài giảng với hình ảnh, phim sinh động
minh họa.
28 84,85
b) Tư liệu HH 8 phong phú gồm video, kiến thức
mở rộng có liên quan đến Hóa 8.
27 81,82
c) Bài tập trắc nghiệm trực tuyến. 10 30,30
d) Bài tập tự luận với nhiều dạng bài tập và PP
giải.
24 72,73
2.2. Blog giúp GV: (có thể chọn nhiều ý)
a) Có ý tưởng, định hướng giảng dạy. 20 60,61
b) Có thêm nhiều tư liệu phong phú (phim, hình
ảnh, kiến thức) khiến bài giảng sinh động.
29 87,88
c) Rút ngắn thời gian cho việc tìm kiếm tư liệu. 29 87,88
2.3. Blog giúp HS: (có thể chọn nhiều ý)
a) Có thêm công cụ học tập hiệu quả. 30 90,91
b) Hứng thú từ đó tích cực trong học tập. 28 84,85
c) Có nhiều thời gian rèn kỹ năng giải bài tập. 29 87,88
d) Học mọi lúc, mọi nơi. 31 93,94
Nhận xét
- 100% GV nhận thấy blog có tính giáo dục “nhiều” và “rất nhiều”.
- Phim, hình ảnh, tư liệu HH 8 phục vụ cho việc giảng dạy chiếm trên 80%. Tuy
nhiên, chỉ có 30,30% chọn bài tập trắc nghiệm hỗ trợ cho tư liệu là điều dễ hiểu vì đề
kiểm tra của các trường THCS ở TP.HCM không có trắc nghiệm và thư mục này hỗ
trợ chủ yếu cho HS tự kiểm tra kiến thức.
- Chỉ có 72,73% lựa chọn bài tập làm tư liệu giảng dạy cho thấy tác giả cần phải
chú ý soạn giảng các bài tập đa dạng hơn.
- 87,88% GV cho rằng blog hỗ trợ nhiều cho GV trong việc soạn giảng về tư liệu,
rút ngắn thời gian tìm kiếm tư liệu. Chỉ có 60,61% chọn blog “cung cấp ý tưởng, định
hướng giảng dạy” là do phần lớn (36,37%) GV khá lớn tuổi (trên 20 năm giảng dạy),
việc áp dụng cái mới còn nhiều khó khăn.
- Trên 84% GV cho rằng blog rất hữu ích đối với HS về nhiều mặt: là công cụ
học tập, giúp HS hứng thú tăng tính tích cực , chủ động; có nhiều thời gian rèn bài tập
và đáp ứng nhu cầu học bất cứ khi nào, bất cứ đâu.
Câu 3: Đánh giá về Blog “HH 8”:
Bảng 3.4. Thống kê đánh giá của GV về blog HH 8
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
TB
1
(Bình
thường)
2
(Khá)
3
(Tốt)
Nội
dung
- Hỗ trợ HS nắm kiến thức trọng
tâm.
0 8 25 2,76
- Hệ thống bài tập phong phú, đa
dạng.
2 5 26 2,73
- Tư liệu phong phú, sinh động. 0 2 31 2,94
Hình
thức
- Giao diện đẹp, màu sắc hài hòa. 0 6 27 2,82
- Bố cục hợp lí, logic. 0 7 26 2,79
Tính
khả thi
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi
tính của HS.
1 7 25 2,73
- Phù hợp với khả năng sử dụng vi
tính của GV.
1 6 26 2,76
Nhận xét
- Đánh giá về NỘI DUNG: Blog hỗ trợ HS nắm kiến thức trọng tâm (2,76); hệ
thống bài tập đa dạng, phong phú (2,73); tư liệu phong phú, sinh động (2,94).
- Đánh giá về HÌNH THỨC: Blog có giao diện đẹp, màu sắc hài hòa (2,82); có
bố cục hợp lí, logic (2,79).
- Đánh giá về TÍNH KHẢ THI: Blog phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của
HS (2,73); phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của GV (2,76).
Những kết quả trên cho thấy:
- Chúng tôi đã xây dựng được một blog DH chất lượng, với nhiều tiện ích giúp
HS dễ hiểu bài, rèn kỹ năng giải bài tập cũng như tự do trao đổi với GV, học chủ
động mọi lúc mọi nơi giúp HS hứng thú và yêu thích môn Hóa hơn.
- Việc học có sự hỗ trợ của blog đã mang lại hiệu quả DH cao; HS không những
tiến bộ mà còn rèn luyện kỹ năng thao tác với máy tính, rèn luyện thói quen tự học, tự
suy nghĩ phát hiện vấn đề.
- Dù blog thật sự tiện ích, nhưng vai trò người thầy vẫn không được xem nhẹ.
GV vẫn phải giữ vai trò chủ động, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của HS
trên lớp và phối hợp với blog.
- Qua đợt khảo sát, chúng tôi cũng nhận ra rằng dù là GV lâu năm (> 20 năm
tuổi nghề) vẫn có ý thức rất tốt về việc áp dụng CNTT vào giảng dạy. Tuy gặp khó
khăn về CNTT nhưng họ hào hứng, khuyến khích lớp trẻ mạnh dạn sử dụng cái mới.
Sau đây là cảm nhận chân thành của một số GV về blog HH 8:
- Cô Lê Thị Thùy Anh, GV Trường Đinh Thiện Lý, Q.7 (6 năm kinh nghiệm):
“Blog cung cấp thêm cho HS hình thức học mới, tăng tính chủ động, khả năng tìm tòi
và có thể trao đổi với GV thoải mái hơn.”
- Thầy Lê Hồng Danh, GV Trường Tùng Thiện Vương, Q.8 (30 năm kinh
nghiệm): “Thật sự bất ngờ với lượng nội dung phong phú, video, hình ảnh hấp dẫn từ
blog HH 8. Đặc biệt là chương đầu tiên của Hóa 8 với nhiều kiến thức khô khan,
không có hình ảnh khiến GV rất khó truyền thụ kiến thức cho HS, HS dễ chán nản
ngay từ buổi đầu đến với Hóa, nhưng với sự hỗ trợ từ blog HH 8, chương 1 trở nên
hấp dẫn, cuốn hút hơn. Tôi đánh giá cao sự nỗ lực từ cô Tâm. Blog sẽ là nơi tôi ghé
thăm thường xuyên. Chúc cô giáo thành công.”
- Cô Phạm Thái Ly, GV Trường Hưng Phú A, Q.8 (mới ra trường): “Blog phù
hợp với HS, giao diện đẹp, hấp dẫn, đầy đủ nội dung cần thiết. Blog giúp đổi mới PP
giảng dạy, tăng hứng thú học tập, tăng tích cực, chủ động của người học. Blog hỗ trợ
rất tốt cho GV mới ra trường về tư liệu, định hướng giảng dạy.”
Cảm nhận từ GV khắp cả nước:
Thầy Nguyễn Vinh Quang, GV Trường Võ Thành Trang, Quận Tân Phú.
3.5.3. Kết quả thăm dò ý kiến của HS về blog HH 8
Bảng 3.5. Thống kê số lượng phiếu thăm dò ý kiến của HS
Trường THCS Lớp Số lượng phiếu nhận xét/ sỉ số
Lê Lai Q8
8A1 39/39
8A2 43/43
8A3 40/40
Đinh Thiện Lý Q7
8A4 26/26
8A5 29/29
Bảng kết quả ý kiến trả lời từng câu như sau:
Câu 1: Em có thích đọc Blog “HH 8” không?
Bảng 3.6 Thống kê số lượng HS trả lời câu 1
Nội dung
Trường
Lê Lai
Trường LSTS
SL % SL %
Thích 119 97,54 55 100
Vì: (có thể chọn nhiều ý)
- Nhiều phim thí nghiệm hay, hấp dẫn.
- Tư liệu kiến thức hay, phong phú.
- Bài tập đa dạng với PP giải cụ thể.
- Bài giảng sinh động, dễ hiểu.
- Bài tập trắc nghiệm trực tuyến có đánh giá
88
96
93
91
72,13
78,69
76,23
74,59
48
48
43
44
87,27
87,27
78,18
80,00
và thông tin giải thích ngay lập tức.
- Có thể trao đổi với GV qua Blog hoặc yahoo
“chat”.
90
86
73,77
70,49
42
35
76,36
63,64
Không thích 3 2,46 0 0
Vì: (có thể chọn nhiều ý)
- Nội dung đơn điệu, nhàm chán.
- Hình ảnh, phim thí nghiệm không hay,
không thu hút.
- Bài tập không đa dạng, còn thiếu nhiều.
- Bài giảng khó hiều.
3
3
3
3
2,46
2,46
2,46
2,46
0
0
0
0
0
0
0
0
Câu 2: Blog “HH 8” có phù hợp với em? (có thể chọn nhiều ý).
Bảng 3.7. Thống kê số lượng HS trả lời câu 2
Nội dung
Trường Lê Lai Trường LSTS
SL % SL %
- Về sức học. 85 69,67 45 81,82
- Về thời gian. 90 73,77 48 87,27
- Về trình độ vi tính. 95 77,89 52 94,55
- Về sự phối hợp tốt với GV ở trường. 91 74,59 50 90,91
Nhận xét 2 bảng 3.6 và 3.7
- Nhìn chung cả hai trường, HS đều hứng thú đọc blog HH 8 hỗ trợ cho việc học
trên lớp và ở nhà với tỉ lệ trên 97% chọn “thích”, và mỗi lý do lựa chọn trên 70%.
Điều đó chứng tỏ nội dung blog rất thú vị, HS hào hứng học tập.
- “Trao đổi với GV qua blog hoặc yahoo chat”, 64,63% HS ở trường Đinh Thiện
Lý thích thấp hơn trường Lê Lai (70,49%). Do nội dung blog khá rõ ràng, các em
trường LSTS chỉ thật sự trao đổi với GV khi thật cần thiết. Riêng HS ở trường Lê Lai
thích trao đổi, tâm sự với GV hơn do phần lớn hoàn cảnh thiếu tình thương của các
em và còn do các em học khá yếu.
- Tỉ lệ lựa chọn của HS trường LSTS luôn cao hơn trường Lê Lai chứng tỏ các
em có ý thức học tốt hơn, phần lớn là do các em có điều kiện truy cập blog dễ dàng
hơn (có máy tính cá nhân nối mạng).
Như vậy ứng dụng CNTT vào DH HH bước đầu có hiệu quả, phù hợp với đặc
điểm tâm lý của HS THCS cho thấy sự thay đổi PPDH tác động tích cực đến kiến
thức của HS.
Câu 3: Đánh giá về blog “HH 8”:
Chúng tôi tổng hợp 2 bảng đánh giá về blog của HS Lê Lai và trường LSTS
(Xin xem Phụ lục 3, 4 tr.6-7) với 3 mức độ (1- Bình thường; 2- Tốt, 3- Rất tốt) thu
được điểm trung bình như sau:
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá của HS tham gia TN về blog HH 8
Tiêu chí đánh giá Lê Lai LSTS Nhận xét, rút kinh nghiệm
Chuẩn
bị bài
- Blog thân thiện vì có
giao diện đẹp, màu sắc
hài hòa.
2,70 2,62
Tác giả cần thiết kế giao
diện thu hút và chuyên
nghiệp hơn.
- Blog là nguồn tư liệu
hỗ trợ tốt cho HS.
2,82 2,82
Các em rất thích đọc nguồn
tư liệu bổ sung cho bài học
mà không cần phải tốn
nhiều thời gian tìm kiếm.
Trong
giờ học
HS hiểu bài, tiếp thu
bài một cách nhanh
chóng.
2,63 2,84
Trường Lê Lai: sử dụng PP
dạy phù hợp và chuẩn kiến
thức kỹ hơn.
Sau giờ
học
Rèn luyện kỹ năng giải
bài tập.
2,75 2,80
Tác giả cần đa dạng bài tập
và hướng dẫn giải chi tiết
hơn.
Trao đổi với GV về
các kiến thức chưa
hiểu hoặc các vấn đề
khác.
2,69 2,58
Tác giả cần dành nhiều thời
gian hơn trả lời nhanh
những câu hỏi của HS.
Tìm hiểu, mở rộng
kiến thức qua các nội
dung trên blog.
2,84 2,91
Các em nhận ra rằng sử
dụng blog có nhiều ưu
điểm hơn so với SGK khô
khan.
Một số cảm nhận của HS về blog HH 8
Trường THCS Lê Lai, Quận 8:
- HS Trần Thị Ngọc Ánh, lớp 8A1: “Blog của cô giúp chúng em học tập tốt và
hiểu nhiều thí nghiệm hơn. Blog là nguồn kiến thức quý giá của chúng em. Em rất
thích học môn Hóa và nhất là trên blog của cô Tâm. Blog còn giúp chúng em vui chơi
giải trí với những trò chơi thí nghiệm thật là hay, thật là vui. Em rất mong mọi người
thường xuyên lên blog của cô để học thêm những kiến thức hay.”
- HS Lê Ngọc Nhi, lớp 8A2: “Blog giúp em củng cố kiến thức học ở lớp, trao đổi
với GV về các phần không hiểu trong bài học. Blog còn cho em biết nhiều hiện tượng
HH qua các phim thí nghiệm. Em có thể đánh giá năng lực học tập qua các bài tập
trắc nghiệm trực tuyến.”
- HS Từ Bội Hoa, lớp 8A2: “Blog HH 8 đã giúp em tiếp thu được nhiều kiến
thức hơn. Ngoài tìm hiểu trong sách, trong lúc lên mạng em vẫn có thể học và rèn
luyện các giải bài tập theo đúng phân phối chương trình. Blog còn có nhiều clip về
các thí nghiệm giúp em nhanh chóng tiếp thu và dễ hiểu bài. Thông qua blog, còn
giúp em có thể dễ dàng hỏi bài cũng như những tâm sự của mình với GV.”
- HS Huỳnh Ngọc Minh Anh, lớp 8A3: “Em rất thích trang blog này vì nó giúp
em tiếp thu được nhiều bài giảng tốt hơn, có điểm cao hơn trong các kỳ kiểm tra, thi
học kỳ. Bên cạnh đó, trang blog này còn giúp cho em giải bày những tâm tư của mình
với GV. Em mong rằng trang blog HH 8 sẽ không chỉ dành cho HS lớp 8 mà còn
dành cho tất cả các HS, sinh viên theo từng cấp học.”
Trường THCS – THPT Định Thiện Lý, Quận 7:
- HS Trương Minh Bảo Phúc, lớp 8A4: “Blog HH 8 là một sự sáng tạo rất độc
đáo trong việc giảng dạy tốt hơn môn HH 8. Blog đã đưa môn Hóa đến gần hơn với
HS, đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu, rèn luyện và học tập của HS. Hy vọng
blog sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa để phát huy tối đa sự hiệu quả.”
- HS Ngô Hà Quỳnh Trân, lớp 8A4: “Thật là một sự sáng tạo và tận tụy của một
GV dạy Hóa. Blog HH 8 là một ý kiến tuyệt vời. Không những tiếp thu và học bài
trong lớp mà HS còn có thể sử dụng internet để truy cập vào blog để học hỏi và tìm
tòi những kiến thức mở rộng, kiến thức liên quan hay rèn luyện qua các bài tập nâng
cao, bài tập trắc nghiệm. Xin được cảm ơn cô! Chúc cô luôn gặp nhiều thành công
trên con đường giảng dạy.”
- HS Trịnh Lê Phương Thảo, lớp 8A5: “Blog HH 8 đối với em rất hữu ích vì
không thể trao đổi với cô trong những ngày nghỉ nên blog còn là một phương tiện
thông tin để em trao đổi với cô dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi làm bài thuyết trình, blog
còn là nguồn thông tin “bước đệm” để bài báo cáo hoàn thiện hơn.”
Blog DH HH 8 còn được nhiều HS các tỉnh, thành khác tham khảo, trao đổi bài học,
tâm tình trên mạng:
- HS Nguyễn Minh Hiền, trường Võ Thành Trang, Quận Tân Phú.
- HS Vũ Hoàng Nguyệt Như, Lâm Đồng.
- HS Thúy Hằng, Trường THCS Bình Trị Đông, Quận Bình Tân.
- HS Nguyễn Thùy Trang, Ninh Bình.
- HS Trần Thị Kiều Trang, Hà Nội.
3.5.4. Kết quả các bài kiểm tra
3.5.4.1. Bài kiểm tra 15 phút
Trường THCS Lê Lai Q.8
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút (Trường Lê Lai)
Lớp Số HS
Điểm xi
ĐiểmTB ( x )
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 122 0 3 12 15 22 26 16 11 9 5 3 5.00
TN 122 0 1 3 7 9 9 11 21 22 25 14 7.07
Trường THCS – THPT LSTS Q.7
Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút (Trường LSTS)
Lớp
Số
HS
Điểm xi ĐiểmTB
( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 59 0 0 0 0 2 7 10 12 16 10 2 7.20
TN 55 0 0 0 0 0 3 5 8 16 16 7 8.05
Nhận xét dựa vào bảng 3.9 và 3.10:
- Điểm trung bình của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, điều đó cho thấy tác động
rất hiệu quả của blog trong việc hỗ trợ học HH 8 của HS.
- Sự chênh lệch điểm trung bình giữa lớp TN so với ĐC ở trường Lê Lai rất là
cao (7,07 – 5,00 = 2,07) chứng tỏ HS rất hứng thú học với sự hỗ trợ của blog HH8.
Tuy nhiên, vì đây là chương đầu tiên của lớp 8, việc chọn mẫu căn cứ vào trình độ
khá giỏi của HS năm lớp 7, mà môn Hóa là môn học mới, phụ thuộc rất nhiều vào sự
tiếp nhận cái mới của các em nên giữa lớp ĐC và TN có kết quả rất chênh lệch, phản
ánh việc chọn mẫu có thể chưa đồng đều.
- Sự chênh lệch điểm trung bình giữa lớp TN và ĐC ở trường LSTS không nhiều
(8,05 – 7,20 = 0,85), chứng tỏ việc chọn mẫu ĐC và TN khá đồng đều, do các em đã
được đánh giá qua kỳ kiểm tra môn Hóa HKI.
- Xét về sự chênh lệch điểm trung bình giữa trường Lê Lai và trường LSTS thì
trường Lê Lai cao hơn trường LSTS ngoài nguyên nhân chọn mẫu còn do phần lớn
HS lớp ĐC ở trường LSTS có gia sư kèm tại nhà nên kết quả học tập của HS các lớp
này không thua kém gì lớp TN (nguyên nhân này được tác giả thăm dò ý kiến của
GVCN các lớp ĐC).
- Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy điều kiện học tập ảnh hưởng nhiều đến kết quả.
Điểm trung bình của lớp TN trường LSTS cao hơn lớp TN ở trường Lê Lai (8,05 –
7,07 = 0,98).
3.5.4.2. Bài kiểm tra 1 tiết
Trường THCS Lê Lai Q8
Bảng 3.11. Bảng điểm bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)
Lớp
Số
HS
Điểm xi ĐiểmTB
( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 122 0 0 11 19 22 21 16 10 14 5 4 5.20
TN 122 0 3 7 9 9 11 11 17 13 19 23 6.76
Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
1 tiết (Trường Lê Lai)
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 3 0.00 2.46 0.00 2.46
2 11 7 9.02 5.74 9.02 8.20
3 19 9 15.57 7.38 24.59 15.57
4 22 9 18.03 7.38 42.62 22.95
5 21 11 17.21 9.02 59.84 31.97
6 16 11 13.11 9.02 72.95 40.98
7 10 17 8.20 13.93 81.15 54.92
8 14 13 11.48 10.66 92.62 65.57
9 5 19 4.10 15.57 96.72 81.15
10 4 23 3.28 18.85 100.00 100.00
Σ 122 122 100.00 100.00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)
0
10
20
30
40
50
60
% Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
ĐC
TN
Hình 3.3. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường Lê Lai)
Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra
1 tiết (Trường Lê Lai)
%Yếu,Kém %Trung bình %Khá,Giỏi
ĐC 47.54 23.77 28.69
TN 23.77 16.39 59.84
- Kiểm tra kết quả TNSP bằng phép thử Student, tra bảng phân phối Student
(dạng 2) với độ lệch tự do k = n1 + n2 – 2 = 122 + 122 – 2 = 242 > 176 ; ta được 3 giá
trị của T lý thuyết ( P,kT ) ứng với 3 mức xác suất : T1 = 2.0 (P = 0.95) ; T2 = 2.7 (P =
0.99) ; T3 = 3.3 (P = 0.999) thì giá trị T = 5.03 > T3. Do đó, sự sai lệch về điểm số
trung bình của lớp TN là đáng tin cậy với xác suất 99,9%.
Trường THCS – THPT LSTS Q.7
Bảng 3.15. Bảng điểm bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS)
Lớp
Số
HS
Điểm xi ĐiểmTB
( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 59 0 0 0 0 1 6 14 16 13 4 5 7.12
TN 55 0 0 0 0 0 2 5 10 17 7 14 8.16
Bảng 3.16. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra
1 tiết (Trường LSTS)
Điểm
xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi
trở xuống
ĐC TN ĐC TN ĐC TN
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
4 1 0 1.69 0.00 1.69 0.00
5 6 2 10.17 3.64 11.86 3.64
6 14 5 23.73 9.09 35.59 12.73
7 16 10 27.12 18.18 62.71 30.91
Đối tượng x ± m S V% T
ĐC 5.20 ± 0.19 2.14 41.15
5.03
TN 6.76 ± 0.24 2.65 39.20
8 13 17 22.03 30.91 84.75 61.82
9 4 7 6.78 12.73 91.53 74.55
10 5 14 8.47 25.45 100.00 100.00
Σ 59 55 100.00 100.00
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS)
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS)
Hình 3.5. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết (Trường LSTS)
%Yếu,Kém %Trung bình %Khá,Giỏi
ĐC 6.78 28.81 64.41
TN 0.00 7.27 92.73
Bảng 3.18. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra
1 tiết (Trường LSTS)
- Kiểm tra kết quả TNSP bằng phép thử Student, với độ lệch tự do k = n1 + n2 –
2 = 59 + 55 – 2 = 112, tra bảng phân phối Student (dạng 2) ở cột k = 63 - 175; ta được
3 giá trị của T lý thuyết ( P,kT ) ứng với 3 mức xác suất : T1 = 2.0 (P = 0.95) ; T2 = 2.6
(P = 0.99) ; T3 = 3.4 (P = 0.999) thì giá trị T = 3.85 > T3. Do đó, sự sai lệch về điểm
số trung bình của nhóm TN là đáng tin cậy với xác suất 99.9%.
Nhận xét:
- Bảng 3.13, dù đã được chúng tôi chú ý theo sát HS yếu kém của trường Lê Lai
từ sau bài kiểm tra 15 phút nhưng % HS yếu kém ở lớp TN vẫn rất cao 23,77% so với
tỉ lệ trung bình là 16,39%. Thực tế đã phản ánh đúng tình trạng học tập của HS vì
phần đông HS yếu kém, mức độ tiếp thu chậm. Chúng tôi cần phải rút kinh nghiệm về
điều này và đề ra giải pháp tối ưu. Mặt khác lại hình thành số lượng khá giỏi rất cao
(54,89%) gần gấp đôi lớp ĐC (28,69%) chứng tỏ blog có hiệu quả rất lớn trong sự
hứng thú, tích cực, tự lực học tập của đa số HS.
- Hình 3.4 và bảng 3.17 phản ánh HS trường LSTS học rất đều và hiệu quả. Tỉ lệ
yếu kém và trung bình của lớp TN giảm đáng kể, còn tỉ lệ khá giỏi tăng lên (ĐC:
6,78% yếu kém, còn TN là 0%; ĐC: 28,81% trung bình, còn TN là 7,27%). So với
trường Lê Lai, thì tất cả HS trường LSTS đều có máy tính cá nhân nối mạng ở nhà,
rất thuận lợi truy cập blog nên có tác dụng nâng điểm số cho những HS yếu và trung
bình, điều này cũng giải thích vì sao lớp TN của trường LSTS có tới 92,73% khá giỏi
trong khi Lê Lai chỉ có 59,84% (Xin xem bảng 3.13).
- Hình 3.2 và 3.4, đồ thị đường lũy tích của nhóm TN của 2 trường luôn nằm về
phía bên phải và phía dưới đường lũy tích của nhóm ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập
của nhóm TN rất tốt khi có blog hỗ trợ. Tuy nhiên, nhìn vào đồ thị, blog có tác động
Đối tượng x ± m S V% T
ĐC 7.12 ± 0.19 1.43 20.08
3.85
TN 8.16 ± 0.19 1.42 17.40
đến mọi đối tượng của trường Lê Lai cao hơn và chênh lệch hơn so với trường LSTS
do các nguyên nhân đã phân tích ở bài kiểm tra 15 phút (chọn mẫu, phần lớn HS các
lớp ĐC của trường LSTS có gia sư).
- x TN > x ĐC : Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC => Kết quả
kiểm tra lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
- VTN < VĐC : mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng các lớp TN nhỏ hơn,
chứng tỏ trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC, kiến thức lớp TN có được vững chắc
hơn lớp ĐC.
3.5.5. Những ý kiến đánh giá blog từ xã hội và các phương tiện truyền thông
3.5.5.1. Từ các phương tiện truyền thông
Bài viết “Blog của cô Tâm” đăng trên Tuổi trẻ online: (Xem Phụ lục 5 tr.8).
Chương trình Ngày chủ nhật của em trên HTV9 ngày 15/8/2010 phỏng vấn GV
quá trình làm blog cũng như những giá trị mà blog HH mang lại. (Xin xem Phần phụ
lục trong đĩa).
Bài viết “Blog của cô giáo” đăng trên Báo Thiếu niên Tiền Phong số 65+66
(8/2010). (Xin xem Phụ lục 6 tr.11).
Bài viết “Làm bạn học trò qua blog” trong chuyên mục Gặp gỡ qua mạng của báo
Tuổi trẻ chủ nhật (19/12/2010). (Xin xem Phụ lục 7 tr.12).
Bài viết “Học và ôn thi qua mạng” trong chuyên mục “PP học tập” qua website của
báo Thanhnien online. Nội dung của bài viết giới thiệu các trang blog DH giúp hs ôn
luyện kiến thức trên mạng về môn toán (2 blog của THPT), môn vật lý (1 blog của
THPT và 1 blog của THCS), môn Hóa (chỉ 1 blog của chính tác giả). [68]
3.5.5.2. Từ xã hội
Giảng viên
Thầy Nguyễn Tân Thắng, giảng viên trường Cao đẳng Công thương, TP.HCM.
HS, Sinh viên
- Hải, sinh viên trường Đại học sư phạm khoa công nghệ, tỉnh Hà Tây.
Phụ huynh
Kết luận
Từ những nhận xét và những ý kiến trao đổi của đồng nghiệp, HS, phụ huynh
và tivi, báo đài, chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết kế blog trong DH là cần thiết. Họ
đánh giá cao nội dung của trang blog này. Đó chính là sự cổ vũ to lớn để chúng tôi
tiếp tục hoàn thiện trang blog hay hơn nữa, đáp ứng nhu cầu cần thiết của HS và
mong đợi của các GV mới bước đầu thiết kế blog riêng cho mình. Blog HH 8 đã
chứng tỏ được giá trị thực tiễn của mình.
Blog thường xuyên được theo dõi, có khi một ngày con số truy cập trên 1000
lượt, tổng số khách có blog thường xuyên ghé thăm blog tính đến ngày 27/06/2011 là
40.615 người.
Hình 3.6. Thống kê lượt truy cập blog vào ngày 27/06/2011
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
TNSP 2 trường với công việc cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Xây dựng kế hoạch giảng dạy chương 1 và chương 4, các PHT, phiếu thăm dò
ý kiến của GV và HS cho 2 trường TNSP.
- Trường THCS Lê Lai Quận 8:
+ Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn khó khăn. Gia đình chủ yếu là
dân nhập cư, lao động nghèo, HS trung bình, yếu kém nhiều; phụ huynh thiếu quan
tâm đến việc học của HS.
+ GV mượn phòng MVT của trường phổ biến kế hoạch (chương 1),
hướng dẫn HS sử dụng blog và cách tự học ở nhà, cũng như cho HS không có điều
kiện truy cập internet bên ngoài đăng ký học trên phòng máy của trường (trong đó
GV khuyến khích HS học theo nhóm gần nhà với HS có máy tính nối mạng).
- Trường Đinh Thiện Lý (Lawrence S.Ting School), Quận 7:
+ Đây là mô hình trường chuẩn quốc tế, có phòng bộ môn, máy tính nối
mạng, số lượng HS 25-30 chủ yếu khá, giỏi; phụ huynh quan tâm đến việc học của
HS.
+ GV phổ biến kế hoạch (chương 4), cách thức học tập phối hợp các mục
trên blog ngay tại lớp (MVT của GV có nối mạng) mà không cần mượn phòng máy
của trường.
Chú ý, GV nhấn mạnh trong PHT là những câu hỏi định hướng giúp các em
nắm trọng tâm bài học, các em xem những dạng toán nào, hoàn thành bài tập cho
thích hợp với bài mới sẽ được học trên lớp.
→ Chúng tôi xem đây giai đoạn GV tạo môi trường (blog) và nội dung học tập phức
hợp.
2. Tiến trình giảng dạy trên lớp
- Lớp ĐC : GV dạy theo PP bình thường không có sự hỗ trợ của blog.
- Lớp TN: GV dạy theo PP tích cực có sự hỗ trợ của blog (thảo luận nhóm, DH
dự án, WebQuest, trò chơi học tập).
- Quá trình học tập của HS với sự hỗ trợ của blog theo các giai đoạn sau:
+ Chuẩn bị bài: Truy cập vào blog HH 8, hoàn tất PHT, thảo luận nhóm
các vấn đề nảy sinh, nêu các thắc mắc qua blog hoặc yahoo chat.
+ Trên lớp: Tham gia thảo luận các nội dung kiến thức dưới sự hướng
dẫn của GV, hoàn chỉnh PHT, GV đúc kết lại nội dung bài học.
+ Về nhà: Vào blog HH 8, tự kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức qua
bài kiểm tra trắc nghiệm, xem PP giải của Bài tập tự luận, vận dụng giải bài tập; thảo
luận thêm các vấn đề nảy sinh trên lớp hoặc trên blog, yahoo chat.
- GV chú ý tạo không khí thoải mái, tự do trao đổi, khuyến khích HS đặt câu hỏi
và trả lời (trên lớp, qua yahoo chat), khích lệ các nhóm báo cáo tốt nhằm giúp giảm
nhẹ áp lực học cho HS.
→ Chúng tôi coi đây là giai đoạn tương tác đa chiều : người dạy, người học và môi
trường (blog).
3. Kết quả thực nghiệm
- Kết quả TNSP cho thấy blog làm tăng khả năng tự học của HS khi được GV
tổ chức các hoạt động học tập có sự hỗ trợ của blog cả 3 giai đoạn: chuẩn bị bài,
trong giờ học, sau giờ học, biến những tri thức cá nhân thành tri thức xã hội (lớp học)
và tri thức khoa học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trở nên thân thiết qua blog, giúp GV
theo sát HS của mình phù hợp yêu cầu DH cá thể.
- Trong cả 33 phiếu điều tra ý kiến GV (Bảng 3.4), blog được đánh giá cao về
tính giáo dục và tính khả thi. Đặc biệt được đánh giá cao về hệ thống tư liệu phong
phú, sinh động (2,94/3), hệ thống bài tập đa dạng, phong phú (2,73/3), hỗ trợ HS nắm
kiến thức trọng tâm (2,76/3), blog có bố cục hợp lý, logic (2,79/3), có giao diện đẹp,
màu sắc hài hòa (2,82/3), phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của GV (2,76/3) và
HS (2,73/3).
- HS tham gia TN cũng đánh giá cao giá trị blog (Bảng 3.8).
- Nhiều ý kiến cảm nhận của HS và GV gây xúc động, khích lệ tinh thần cho
chính tác giả: ý kiến của em Bội Hoa, Minh Anh trường THCS Lê Lai Q.8; Quỳnh
Trân, Phương Thảo trường Định Thiện Lý Q.7 (tr.99-100), thầy Lê Hồng Danh
trường Tùng Thiện Vương Quận 8, thầy Vinh Quang trường Võ Thành Trang Quận
Tân Phú (tr.94). Ngoài ra, blog còn nhận được nhiều cảm nhận chân thành từ các em
HS, phụ huynh, GV khắp nơi, từ báo, đài truyền hình như một sự ghi nhận hiệu quả
tích cực mà blog mang đến cho sự đổi mới PPDH (Xem tr.100-102, tr.111-113, Phụ
lục 5, 6, 7).
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết cũng cho thấy blog đã giúp HS tự học
và nâng cao kết quả học tập. Tỉ lệ yếu kém và trung bình của lớp TN trường LSTS
giảm đáng kể, còn tỉ lệ khá giỏi tăng lên. So với trường Lê Lai, thì tất cả HS trường
LSTS đều có máy tính cá nhân nối mạng ở nhà, rất thuận lợi truy cập blog nên có tác
dụng nâng điểm số cho những HS yếu và trung bình, điều này cũng giải thích vì sao
lớp TN của trường LSTS có tới 92,73% khá giỏi trong khi Lê Lai chỉ có 59,84% (Xin
xem bảng 3.13, hình 3.4 và 3.17).
- Đặc biệt, đồ thị đường lũy tích của nhóm TN của 2 trường luôn nằm về phía
bên phải và phía dưới đường lũy tích của nhóm ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của
nhóm TN rất tốt khi có blog hỗ trợ. Tuy nhiên, nhìn vào đồ thị, blog có tác động đến
mọi đối tượng của trường Lê Lai cao hơn và chênh lệch hơn so với trường LSTS do
các nguyên nhân đã phân tích (chọn mẫu ở trường Lê Lai dựa vào trình độ lớp 7,
phần lớn HS các lớp ĐC của trường LSTS có gia sư) (Xin xem hình 3.2, 3.4).
KẾT LUẬN
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu
Về cơ bản luận văn đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau:
1.1. Tìm hiểu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài
- Từ năm 2006, blog (một dạng website cá nhân được sử dụng như nhật ký) đã
phát triển với tốc độ “cơn lốc”. Việc đưa blog vào DH tương tác rất phổ biến ở các
nước nhưng Việt Nam chỉ mới bắt đầu nghiên cứu. Có nhiều đề tài, luận văn về blog,
web nhưng chủ yếu dành cho HS THPT, còn đối tượng HS THCS còn bỏ ngỏ. Do đó,
chúng tôi chọn nghiên cứu thiết kế blog HH 8 với nhiều hình ảnh màu, ảnh động,
video, dữ liệu thông tin phong phú luôn được cập nhật hỗ trợ dạy và học HH8 của GV
và HS.
- Phát huy tính tích cực, khả năng tự học của HS và ứng dụng CNTT (mạng
internet) trong DH đang là những xu hướng đổi mới PPDH hiện nay.
- Trong DH HH, việc phối hợp DH với những trang web (blog) đáp ứng nhu cầu
học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời, tăng tính tương tác đa chiều giữa trò – thầy – tri
thức.
- Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các quan niệm DH như: DH tiếp cận thông
tin, DH hướng vào người học, DH là quá trình tương tác, chúng tôi đã có những hiểu
biết sâu sắc về các quan điểm DH tích cực. Từ đó, chúng tôi nghiên cứu và thiết kế
những bài giảng HH, phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Trong đó, chúng tôi sử
dụng 4 PPDH thể hiện rõ nét các yếu tố tích cực khi kết hợp với blog là; thảo luận
nhóm, DH dự án, WebQuest, trò chơi học tập . Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của CNTT,
nhất là mạng internet, thông tin mà HS lĩnh hội được ngày càng nhiều trong một thời
gian ngắn, kỹ năng học tập, làm việc được nâng lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội.
- Chúng tôi tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của blog, các công cụ hỗ trợ xây
dựng blog HH 8 với mục đích hỗ trợ việc DH của GV và HS sao cho thiết thực, hấp
dẫn và hiệu quả.
1.2. Phân tích chương trình SGK chương 1 và chương 4 HH 8 về mục tiêu, nội dung,
PP, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy truyền thống gặp nhiều khó khăn ở hai
chương: chương 1 với những khái niệm về thế giới vi mô nguyên tử, phân tử, hạt
proton, electronrất khó hình dung; chương 4 về chất cụ thể nhưng đòi hỏi phải rèn
cho HS nhiều kỹ năng như: làm thí nghiệm, viết PTHH, tính theo PTHH trong khi
thời gian trên lớp có hạn. CNTT, mạng internet với những ưu thế về dung lượng và
hình ảnh sẽ giúp cho GV, HS khắc phục những khó khăn trên rất hiệu quả; giúp HS
tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn (không chỉ thầy cô và SGK) và có thể tự học mọi
lúc, mọi nơi.
1.3. Vận dụng các công cụ (ngôn ngữ lập trình, phần mềm), chúng tôi đã thiết kế blog
HH 8 với 4 chương, trong đó TNSP 2 chương là chương 1 “Chất – Nguyên tử - Phân
tử” và chương 4 “Oxi – Không khí”. Quá trình thiết kế phải tuân theo các định hướng
sư phạm về mặt đối tượng, mục đích sử dụng, nội dung, hình thức (xem tr.44). Blog
HH 8 của chúng tôi gồm các bài viết:
Trang Bài giảng: tập hợp 33 bài giảng thuộc 4 chương HH 8, trong đó có 10 bài
chương 1 và 7 bài chương 4.
- Thiết kế dựa theo SGK HH 8:
• Bài giảng
• Em có biết
- Bổ sung mỗi bài nguồn tư liệu có liên quan, mở rộng kiến thức trong
phạm vi Hóa 8, phù hợp lứa tuổi HS THCS.
- Sưu tầm 80 đoạn phim thí nghiệm, 35 đoạn phim minh họa mô phỏng, 100 hình
ảnh minh họa.
Trang Bài tập: gồm Bài tập tự luận và Bài tập trắc nghiệm được tham khảo từ
nhiều nguồn khác nhau như sách bài tập, SGK, chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, sách
bài tập nâng cao, sách bài tập trắc nghiệm, các website hoá học
- Bài tập tự luận: gồm 4 chương với khoảng 110 dạng bài theo mỗi bài học, 225
ví dụ minh họa, 820 bài tập vận dụng được thiết kế từ dễ đến khó, 725 bài khó có
hướng dẫn giải.
- Bài tập trắc nghiệm: gồm 4 chương với 28 bài, mỗi bài liên kết đến 10 câu hỏi
được thiết kế trên phần mềm Hotpotatoes 6 và tải lên web miễn phí (freeweb)
yolasite.com. HS làm trực tuyến, có phản hồi đúng, sai và giải thích tức thời.
Trang Thư viện
- 30 tư liệu HH 8 mở rộng thêm những kiến thức Hóa 8.
- 22 thí nghiệm vui chủ yếu từ youtube và ebook HH 9.
- 20 tư liệu HH và cuộc sống.
- 12 tư liệu HH và môi trường.
- 15 tư liệu ảnh đẹp HH với khoảng 250 hình ảnh sưu tầm từ nhiều nguồn.
- 30 bài viết giải đáp thắc mắc về HH trong thư mục Vì sao.
- 10 Đề thi HSG cấp quận 8, Tân Phú có hướng dẫn giải cụ thể.
Trang Lớp học: gồm 17 PHT thuộc chương 1 và chương 4, dặn dò; 4 bài kiểm tra
15 phút, 1 tiết; 2 bài ôn kiểm tra, 4 bài thi HK I, II.
Trang Thư giãn
- Truyện - thơ HH: tập hợp 15 câu truyện, thơ vui về HH được sưu tầm từ
internet.
- Trò chơi: gồm 15 trò chơi được thiết kế bằng flash (chủ yếu từ internet và
yteach.com) giúp HS thư giãn.
- Quà tặng tuộc sống: tập hợp những bài viết về sống đẹp, tâm hồn cao thượng
(28 bài từ internet).
- Tâm sự: Những tâm sự của GV đối với HS, về các vấn đề trong giảng dạy,
cuộc sống (34 bài do tác giả viết).
1.4. Từ việc đề xuất phối hợp các mục của blog theo 3 giai đoạn: trước giờ học, trong
giờ học và sau giờ học tới việc đưa blog HH 8 đến với HS đều nhằm phát huy tính
tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập. Việc DH có sự hỗ trợ của blog đã giúp
HS trở nên năng động, tích cực hơn. Các em thực sự trở thành trung tâm chi phối tiết
học. GV như người chỉ huy có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển sao cho các hoạt động
đem lại hiệu quả tốt nhất.
1.5. TNSP đánh giá hiệu quả sử dụng blog HH 8 vào quá trình DH chương 1 “Chất –
Nguyên tử - Phân tử” và chương 4 “Oxi – Không khí” đồng thời đối chiếu với mục
đích, nhiệm vụ, giải thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi đã thu được một số kết quả
sau:
- Về mặt nội dung: Blog đáp ứng các yêu cầu nội dung chính xác, trọng tâm; hệ
thống tư liệu phong phú, bài tập đa dạng.
- Về hình thức: Blog có giao diện đẹp, hài hòa, bố cục hợp lý, logic, phù hợp cho
lứa tuổi THCS sử dụng.
- Về tính khả thi: Blog dùng rất thuận lợi, phù hợp khả năng vi tính của GV và
HS, phù hợp với HS có hoàn cảnh khó khăn, không có máy tính nối mạng (các em có
thể truy cập ở tiệm hoặc học nhóm ở nhà bạn có máy tính).
- Về tính hiệu quả:
+ Blog hỗ trợ HS khả năng tự học, kết quả học tập nâng lên. HS thích blog vì
có nguồn tư liệu sinh động, HS hiểu và tiếp thu bài một cách nhanh chóng, được rèn
kỹ năng giải bài tập và trao đổi với GV về các kiến thức chưa hiểu qua mạng.
+ Blog hỗ trợ GV về ý tưởng, định hướng giảng dạy, có thêm nhiều tư liệu đa
dạng, rút ngắn thời gian cho việc kiếm tài liệu.
- Kết quả bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết đều khẳng định blog hỗ trợ tốt HS học
tập tích cực dưới sự hướng dẫn của GV, nâng cao điểm trung bình lớp TN so với lớp
ĐC trên 1 điểm.
- Những kết quả trên tuy mang tính tương đối nhưng những phản hồi tích cực từ
HS, GV, phụ huynh khắp mọi miền đất nước, từ các phương tiện thông tin đại chúng
như báo, đài truyền hình đã khẳng định giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. (Xem
tr.100-102, tr.111-113, Phụ lục 5, 6, 7).
Trong quá trình TNSP, chúng tôi cũng gặp không ít trở ngại như:
- GV phải mất nhiều thời gian và công sức để soạn giáo án, PHT, tổ chức lớp sao
cho phù hợp và hiệu quả.
- HS gặp khó khăn khi phải mượn máy tính của trường học ngoài giờ. GV phải
quản lý và chịu trách nhiệm cho việc này.
- Cháy giáo án thường xuyên khi mới TN do GV và HS đều còn bỡ ngỡ, HS
chưa theo kịp tiến độ (trường Lê Lai). Điều này có cải thiện hơn khi đã rèn được kỹ
năng cho HS.
- Mạng máy tính không phải lúc nào cũng nhanh.
Chúng tôi hiểu đây cũng là những khó khăn không tránh khỏi khi áp dụng đại
trà kết quả nghiên cứu của đề tài trong điều kiện DH hiện nay. Tuy nhiên, chúng tôi
hi vọng sản phẩm nghiên cứu này phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH, chúng tôi tin
tưởng những đóng góp của đề tài sẽ nâng cao chất lượng DH.
2. Kiến nghị và đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin có một số đề nghị sau:
- Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng tin học cho các GV cập nhật những
tiến bộ của CNTT đặc biệt đối với GV vùng sâu, vùng xa.
- Tuyên truyền, động viên GV giảng dạy có ứng dụng CNTT.
- Trang bị đồng đều cơ sở vật chất cho các trường đặc biệt chú ý những
trường ở vùng xa, bổ sung thêm MVT trong phòng thư viện để HS có thể sử dụng
trong thời gian rỗi.
- HS cần phải làm quen với việc tự học, các thảo luận, làm việc, hợp tác nhóm
ở các lớp dưới.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Nghiên cứu thiết kế hoàn chỉnh blog HH cho các chương còn lại của Hóa 8,
phát triển lên lớp 9 THCS.
- Nghiên cứu bài tập nhằm xây dựng bài tập phong phú và chi tiết hơn nữa.
- Tiếp tục bổ sung nội dung cho blog được hấp dẫn, sinh động hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng PPDH mới phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
- Cuối cùng, mua một tên miền, xây dựng hẳn một trang web về HH để dễ quản
lý, tùy biến theo yêu cầu.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các chuyên gia và
các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện blog.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu điện.
2. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
ĐHSP TP.HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TP.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2006), Giảng dạy giáo trình hóa học ở trường THPT, ĐHSP
TP.HCM.
5. Trịnh Văn Biều (2005), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TP.HCM.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Hóa học 8, NXB Giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Hóa Học 8 – Sách giáo viên, NXB Giáo dục.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.
9. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2005), Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn hóa học, Quyển
1, NXB Giáo dục.
10. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn hóa học, Quyển
2, NXB Giáo dục.
11. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2008), Những vấn đề chung về
đổi mới giáo dục THCS, NXB Giáo dục.
12. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn hóa học THCS, NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và
đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Cương (2006), “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở
trường Cao đẳng sư phạm”, Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo
trình Cao đẳng sư phạm đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hóa học,
Bộ Giáo dục & Đào tạo, tr. 6-57.
15. Nguyễn Cương (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông,
ĐHSP Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2005), Phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới.
17. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PP
DH ở trường phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT.
18. Lê Hoàng Dũng (2009), Bài tập thực hành hóa học 8, NXB Giáo dục Việt
Nam.
19. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học
và kỹ thuật.
20. G.G. Điôghênôp, Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học, NXB Thanh Niên.
21. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes.
22. Cao Cự Giác (2005), Thiết kế bài giảng hóa học THCS 8, tập 1, NXB Hà Nội.
23. Cao Cự Giác (2005), Thiết kế bài giảng hóa học THCS 8, tập 2, NXB Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (1982), Tâm lí học, NXB Giáo dục.
25. Phạm Thị Ngọc Hoa (2004), “Về chương trình, sách giáo khoa Hóa học 8 mới
và một số điểm cần quan tâm”, Tạp chí Giáo dục số 88 (6/2004), tr.32.
26. Nguyễn Phương Hồng (1997), “Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học theo
mô hình tương tác”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục tháng 10 năm 1997, tr.13-14.
27. Nguyễn Văn Lê (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB trẻ,
tr.126 – 140.
28. Trần Ngọc Mai, Khám phá thế giới hóa học (2006), NXB giáo dục.
29. Nick Arnord (2009), Hóa học một vụ nổ ầm vang, NXB trẻ.
30. Phạm Thị Thanh Nga (2000), Tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn hóa ở
trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
31. Quách Tuấn Ngọc (2005), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, Báo cáo
về ICT in Education.
32. Lê Huy Nguyên, (2004), Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học
theo hướng tích cực trong giảng dạy phần phi kim lớp 10 ban khoa học tự
nhiên trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
33. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học các chương mục
quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông, ĐHSP Hà
Nội.
34. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB giáo dục.
35. S.Rassekh, G.Vaideneau (1987), Les contenus de I'éducation - Perspectives
mondiales d'ici a I'an 2000, UNESSCO, Paris.
36. Nguyễn Thị Sửu, Tổ chức quá trình dạy học, ĐHSP Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học hóa học ( phần
2), NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
38. Đinh Thị Phương Thanh, Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương “Từ
trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (cơ bản) nhằm nâng cao tính tích cực,
tự lực và sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ Vật lý, ĐHSP TP.HCM.
39. Nguyễn Vũ Thị Cẩm Thạch (2008), Nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp
11 thông qua việc xây dựng blog dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
ĐHSP TP.HCM.
40. Lâm Quang Thiệp (2003), “Công nghệ mới và phương pháp dạy học”, Đổi
mới phương pháp dạy học trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo
viên THCS.
41. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa
học, ĐHSP TP.HCM.
42. Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học môn hóa học THCS, NXB giáo dục.
43. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Phạm Tuấn Hùng (2003), Bồi dưỡng hóa học THCS,
NXB Giáo dục.
44. Nguyễn Phú Tuấn (2010), Thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông, ĐHSP Hà Nội.
45. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Cương, Ngô Ngọc An, Đỗ Tất Hiển (2006), Bài tập
Hóa học 8, NXB Giáo dục.
46. Nguyễn Xuân Trường, Bài tập trắc nghiệm Hóa học 8, NXB giáo dục Việt
Nam.
47. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn và đời sống – Bài tập ứng
dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
48. Nguyễn Xuân Trường (2009), Bài tập nâng cao Hóa học 8, NXB Giáo dục.
49. Nguyễn Xuân Trường (2002), Hóa học vui, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
50. Phạm Quốc Trung, Phạm Trương (2010), Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8
theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam.
51. Phạm Trương, Huỳnh Văn Út (2010), Bộ đề kiểm tra kiến thức Hóa học 8,
NXB Giáo dục Việt Nam.
52. Trung tâm Tin Học ĐHSP (2006), Bài giảng thiết kế web (Dreamweaver).
53. Trung tâm Tin Học ĐHSP (2006), Bài giảng Flash.
54. Trung tâm Tin Học ĐH Hoa Sen (2010), Lập trình Web căn bản.
55. Trung tâm Tin Học ĐH Hoa Sen (2010), Thiết kế Web.
56. Vũ Bội Tuyền, Những nhà hóa học nổi tiếng thế giới, NXB Thanh Niên.
57. Huỳnh Văn Út (2010), Phương pháp giải bài tập Hóa học 8, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
58. Phan Thị Vinh (2008), Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương
Halogen – Hóa học lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
59. Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông.
60. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Đại từ điển
tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
thuc-tich-cuc-trong-giang-day-hien-dai
72.
73.
74.
75.
PHỤ LỤC
1. PHT bài 4 “Nguyên tử”.
2. PHT bài 5 “Nguyên tố hoá học”.
3. Thống kê đánh giá của HS trường Lê Lai về blog.
4. Thống kê đánh giá của HS trường LSTS về blog
5. Bài báo “Blog của cô giáo Tâm” trên Tuổi trẻ online.
6. Bài báo “Blog của cô giáo” trên báo Thiếu niên Tiền Phong.
7. Bài báo “Làm bạn học trò qua blog” trên báo Tuổi trẻ chủ nhật.
8. Một đĩa đính kèm.
Trong đó có Phần Phụ lục gồm các file:
- Phiếu điều tra GV.
- Phiếu điều tra HS.
- Code css giao diện blog HH 8.
- Đề kiểm tra 15 phút chương 1 và chương 4.
- Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 và chương 4.
- Video Chương trình Ngày chủ nhật của em trên HTV9 (có tiết mục phỏng vấn
tác giả blog HH 8).
- Video Tiết học lớp TN ở trường Đinh Thiện Lý.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 4: NGUYÊN TỬ
I Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt .. và
II Cấu tạo nguyên tử
1) Hạt nhân
+ (ký hiệu:., điện tích: ...).
+ (ký hiệu:., điện tích: .......).
2) Lớp vỏ
+ (ký hiệu:., điện tích: ...).
+ . chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng
* Vì nguyên tử trung hoà về điện nên :
* Khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu? Giải thích.
Số
PHỤ LỤC 2
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I Nguyên tố hóa học là gì?
1) Định nghĩa:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những ., có cùng
số trong hạt nhân.
- Số . là số đặc trưng của một nguyên tố.
VD 1: Dựa vào sgk trang 42, điền vào chỗ trống
Số proton Tên nguyên tố
6
Kali
13
35
VD 2:
a) Hãy điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau:
Số p Số n Số e
Nguyên tử 1 19 20
Nguyên tử 2 20 20
Nguyên tử 3 19 21
Nguyên tử 4 17 18
Nguyên tử 5 17 20
b) Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học?
Vì sao?
c) Tra bảng (SGK Tr.42) để biết tên các nguyên tố đó.
....
2) Kí hiệu hóa học (KHHH)
Kí hiệu hoá học biểu diễn . và chỉ . của nguyên tố
đó.
VD 1: 2 O : 2 nguyên tử Oxi
Năm nguyên tử Kẽm : .
VD 2: Em hãy điền tên, KHHH và các số thích hợp vào những ô trống trong bảng
sau: ()
Tên nguyên
tố
(Dựa vào sgk
tr.42)
KHHH
Tổng số hạt trong
nguyên tử
(p + n + e)
Số p Số e Số n
34 12
15 16
18 6
16 16
II Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Tính đến năm 2006, có 118 nguyên tố hóa học.
.. là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng của vỏ trái đất.
III Nguyên tử khối (NTK)
1) Định nghĩa:
Nguyên tử khối là .. nguyên tử tính bằng đơn vị .
VD: C = 12, H =1 , Fe = 56
* Quy ước:
1đvC =.
2) Ý nghĩa:
- Cho biết .
VD: So sánh S và O
Giải
..
..
VD: So sánh Mg và Cr
Giải
..
..
.. ..
- Xác định
VD 1: X = 23 ⇒ X là Natri, KHHH Na
VD 2: NTK của R nặng gấp 14 lần nguyên tử H. R là nguyên tố nào?
Giải
- Tính
VD 1: O = 16 ⇒ mO = .. (g)
VD 2: Ca = 40 ⇒ mCa = (g)
PHỤ LỤC 3
Thống kê đánh giá của HS về blog (Trường Lê Lai)
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
TB
1
(Bình
thường)
2
(Tốt)
3
(Rất
tốt)
Chuẩn
bị bài
- Blog thân thiện vì có giao diện
đẹp, màu sắc hài hòa.
7 23 92 2.70
- Blog là nguồn tư liệu hỗ trợ tốt
cho HS.
1 20 101 2.82
Trong
giờ học
HS hiểu bài, tiếp thu bài một cách
nhanh chóng.
5 35 82 2.63
Sau giờ
học
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 2 24 93 2.75
Trao đổi với GV về các kiến thức
chưa hiểu hoặc các vấn đề khác.
6 26 90 2.69
Tìm hiểu, mở rộng kiến thức qua
các nội dung trên blog.
0 19 103 2.84
PHỤ LỤC 4
Thống kê đánh giá của HS về blog (Trường LSTS)
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
TB
1
(Bình
thường)
2
(Tốt)
3
(Rất
tốt)
Chuẩn
bị bài
- Blog thân thiện vì có giao diện
đẹp, màu sắc hài hòa.
3 15 37 2.62
- Blog là nguồn tư liệu hỗ trợ tốt
cho HS.
0 10 45 2.82
Trong
giờ học
HS hiểu bài, tiếp thu bài một cách
nhanh chóng.
0 9 46 2.84
Sau giờ
học
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. 0 11 44 2.80
Trao đổi với GV về các kiến thức
chưa hiểu hoặc các vấn đề khác.
1 21 33 2.58
Tìm hiểu, mở rộng kiến thức qua
các nội dung trên blog.
0 5 50 2.91
PHỤ LỤC 5
Bài báo “Blog của cô giáo Tâm” trên Tuổi trẻ online
PHỤ LỤC 6
Bài báo “ Blog của cô giáo” trên báo Thiếu niên Tiền Phong số 65+66
(8/2010)
PHỤ LỤC 7
Bài báo “Làm bạn học trò qua blog” trong chuyên mục Gặp gỡ qua mạng của
báo Tuổi trẻ chủ nhật (19/12/2010)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_blog_ho_tro_day_hoc_hoa_hoc_8_trung_hoc_co_so_0811.pdf