Xu hướng dạy học hiện nay là tăng cường vai trò chủ động của học sinh trong quá trình
lĩnh hội kiến thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh thông qua
quá trình tự học, tự tìm tòi nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
− Nên mạnh dạn cắt giảm chương trình giảng dạy hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, GV có điều kiện để vận dụng tài liệu hướng dẫn
chuẩn bị bài mới vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực.− Xây dựng sách giáo khoa chi tiết, đầy đủ, có nhiều hình thức hơn để học sinh có thể
dùng làm nguồn tài liệu cung cấp kiến thức tốt nhất và có thể chuẩn bị bài trước khi học bài mới.
− Khuyến khích GV có các hình thức hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
2.2. Đối với giáo viên
− Hiện nay phần lớn giáo viên chưa quan tâm đúng mức khả năng tự học, tự chuẩn bị
của học sinh, do đó giáo viên ít quan tâm nghiên cứu định hướng cho học sinh chuẩn bị bài
mới. Vì vậy giáo viên cần chú trọng quan tâm và đề cao hơn nữa khả năng tự học, tự chuẩn
bị bài học của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
147 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới môn Hóa học lớp 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 1 13 17 26 48 60 30 5 6.96
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
3 0 1 0.00 0.50 0.00 0.50
4 3 13 1.52 6.50 1.52 7.00
5 8 17 4.04 8.50 5.56 15.50
6 25 26 12.63 13.00 18.18 28.50
7 35 48 17.68 24.00 35.86 52.50
8 47 60 23.74 30.00 59.60 82.50
9 57 30 28.79 15.00 88.38 97.50
10 23 5 11.62 2.50 100.00 100.00
Σ 198 200 100.00 100.00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 1.52 16.67 81.82
ĐC 7.00 21.50 71.50
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
% Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN
ĐC
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2
Đối tượng x ± m S V%
TN 8.72 ± 0,05 0.68 8.56
ĐC 7.52 ± 0,08 1.09 15.71
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 198+200 - 2 = 396. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58.
Ta có t = 10,3 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.4.2.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3
Lớp Số HS
Điểm xi Điểm
TB ( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 41 0 0 0 0 0 1 5 5 16 9 4 7.98
ĐC1 40 0 0 0 0 1 3 10 13 10 2 1 6.95
TN2 41 0 0 0 0 1 3 3 8 12 10 4 7.78
ĐC2 40 0 0 0 0 0 3 9 11 10 5 2 7.28
TN3 39 0 0 0 0 0 1 3 8 15 6 6 8.03
ĐC3 40 0 0 1 0 2 3 12 9 10 2 1 6.70
TN4 41 0 0 0 0 1 4 4 6 12 12 2 7.66
ĐC4 41 0 0 0 2 2 4 10 9 11 2 1 6.66
TN5 37 0 0 0 0 0 1 2 7 15 6 6 8.11
ĐC5 39 0 0 1 0 2 3 12 9 10 1 1 6.64
ΣTN 198 0 0 0 0 2 10 17 34 70 43 22 7.90
ΣĐC 200 0 0 2 2 7 16 53 51 51 12 6 6.85
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 2 0 1 0.00 1.00
3 0 2 0 1 0.00 2.00
4 2 7 1 4 1.01 5.50
5 10 16 5 8 6.06 13.50
6 17 53 9 27 14.65 40.00
7 34 51 17 25.50 31.82 65.50
8 70 51 35 25.50 67.17 91.00
9 43 12 22 6.00 88.89 97.00
10 22 6 11 3.00 100.00 100.00
Σ 198 200 100.00 100.00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 1.01 13.64 85.35
ĐC 5.50 34.50 60.00
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
% Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN
ĐC
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3
Đối tượng x ± m S V%
TN 8.72 ± 0,03 0.45 5.71
ĐC 7.52 ± 0,07 0.82 11.94
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α =
0,01; k = 2n - 2 = 198+200 - 2 = 396. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58.
Ta có t = 15,96 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 3) giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.4.2.4. Kết quả tổng hợp 3 bài kiểm tra
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra
Đối
tượng
Số bài
kiểm tra
Điểm xi Điểm
TB( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 594 0 0 0 0 9 32 64 122 178 134 55 7.77
ĐC 600 0 0 2 6 32 66 117 156 154 52 15 6.87
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 2 0.00 0.33 0.00 0.33
3 0 6 0.00 1.00 0.00 1.33
4 9 32 1.52 5.33 1.52 6.67
5 32 66 5.39 11.00 6.90 17.67
6 64 117 10.77 19.50 17.68 37.17
7 122 156 20.54 26.00 38.22 63.17
8 178 154 29.97 25.67 68.18 88.83
9 134 52 22.56 8.67 88.38 97.50
10 55 15 9.26 2.50 100.00 100.00
Σ 594 600 100.00 100.00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 1.52 16.16 82.32
ĐC 6.67 30.50 62.83
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
% Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN
ĐC
Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra
Đối tượng x ± m S V%
TN 8.07 ± 0,04 0.95 12.25
ĐC 7.02 ± 0,05 1.04 15.22
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01;
k = 2n - 2 = 594+600 – 2 = 1192. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58 .
Ta có t = 15,54 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm
và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC.
- Đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích của
các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm có kết quả hoc tập cao hơn
lớp đối chứng.
HS ở các lớp TN có kết quả học tập cao hơn và đồng đều hơn lớp ĐC.
- Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01 ta đều có t> ,ktα .
Như vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm là
có ý nghĩa.
Như vậy: Các kết quả trên chứng tỏ học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà với tài liệu
hướng dẫn chuẩn bị bài mới có kết quả cao hơn, điều này chứng tỏ được hiệu quả của tài
liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới đã đề xuất.
3.4.2. Kết quả nhận xét của học sinh thực hiện tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài mới của một số học sinh
a. Đánh giá chung
Bảng 3.20. Đánh giá chung của HS về tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới (Mức độ 1: kém;
2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt)
STT Tiêu chí đánh giá Mức độ TB 1 2 3 4 5
1 Đầy đủ nội dung quan trọng của bài học 0 5 30 64 99 4.3
2 Ngắn gọn, xúc tích 5 30 45 54 64 3.73
3 Thiết thực 5 5 44 99 45 3.88
4 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu 3 21 32 58 84 4.02
5 Tính logic 0 10 25 64 99 4.28
b. Đánh giá về tính hiệu quả
Bảng 3.21. Đánh giá của HS về tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới (Mức
độ 1: kém; 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt)
STT
Tiêu chí đánh giá
Mức độ TB
1 2 3 4 5
1
Hiểu bài học khi sử dụng tài liệu để
chuẩn bị bài mới
0 15 44 94 45 3.85
2
Nắm được trọng tâm bài học khi đọc
sách để chuẩn bị bài mới, sau đó nghe
giảng ở trên lớp
0 15 54 75 54 3.85
3 Phát huy tính tích cực học tập 0 25 64 54 55 3.70
4 Tạo hứng thú trong quá trình học tập 0 45 54 54 45 3.50
5 Phù hợp với trình độ của học sinh 0 10 20 109 59 4.10
6 Khơi dậy sự chú ý của học sinh 0 20 44 50 84 4.00
7
Nên tiếp tục duy trì tài liệu hướng dẫn
chuẩn bị bài mới môn hóa học cho các
chương khác.
4 15 15 45 119 4.31
c. Nhận xét
Ý kiến của 198 học sinh lớp thực nghiệm được thể hiện ở bảng trên với tổng tiêu chí
đánh giá là 13 tiêu chí. Điểm trung bình từ 3,50 đến 4,31. Các tiêu chí được học sinh đánh
giá cao là: Đầy đủ nội dung trong bài học 4,3; Trình bày rõ ràng dễ hiểu 4,02; có tính logic
là 4,28; Phù hợp với trình độ học sinh 4,1; Khơi dậy sự chú ý của học sinh 4,00; Nên tiếp
tục duy trì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới môn hóa học cho các chương khác 4,31.
Điểm trung bình cho 13 tiêu chí đánh giá là 3,66. Qua những con số cho thấy phương pháp
học này đã giúp cho học sinh đã nâng cao được kết quả học tập.
Sau đây là một vài ý kiến đóng góp của các học sinh:
− Em Dương Bùi Ngọc Hiếu lớp 10B10 trường THPT trấn Biên: “Em thấy tài liệu
hướng dẫn chuẩn bị bài là rất hữu ích vì nó giúp em siêng học bài hơn trước và có thể nắm
kiến thức trước khi đến lớp. Ngoài ra còn có phần sưu tầm lịch sử tìm ra nguyên tố giúp em
hiểu biết về việc tìm ra nguyên tố đó. Nhưng có một số phần cô chừa chỗ để ghi hơi ít”
− Em Phan Thị Thu Hà lớp 10B10 trường THPT trấn Biên có ý kiến như sau: “Từ năm
lớp 8 bắt đầu học môn hóa học, cô là người đầu tiên soạn trước bài học cho em. Nhờ vào
cuốn sách đó, em đã chăm chỉ hơn, dễ hiểu bài hơn. Và đặc biệt là phần sau có cách giải bài
toán rất hay. Em mong, sau khi chấm điểm trong cuốn sách này xong cô có thể cho em để
em tham khảo thêm các bài toán trong đó”
− Em Trần Thị Thu Hiền lớp 10B10 trường THPT trấn Biên: “ Theo em việc chuẩn bị
bài mới ở nhà là rất cần thiết và bổ ích vì vậy cuốn tài liệu này giúp em rất nhiều. Do đã
chuẩn bị bài ở nhà nên khi lên lớp em hiểu bài nhanh hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Ý thức chủ
động chuẩn bị bài ở nhà. Ngoài ra có các bài giải toán rất hay và bám sát SGK. Song bên
cạnh những hữu ích thì còn một số hạn chế là cần cho một số bài tập trong phần soạn”
− Em Chế Thị Thắm lớp 10B15 trường THPT trấn Biên: “ Em cảm thấy cuốn sách cô
đưa ra là thực sự hữu ích. Có những phần trong sách giáo khoa không có mà cô hỏi những
thông tin bên ngoài như là: Vì sao lại đặt tên là nước Gia-ven, hay là ai tìm ra nguyên tố
này”
− Một học sinh khác của lớp 10B15 trường THPT trấn Biên: “Em thấy hữu ích vì em
không thường đọc trước bài học nhưng làm nó thì em có thể nắm bắt được một số điều mà
em sẽ học vào hôm đó. Nên em hy vọng tiếp tục làm”
− Em Nguyễn Việt Nga lớp 10B4 trường Nguyễn Văn Linh: “ Tài liệu của cô giúp chút
ích cho căn bệnh lười biếng của em. Nó cũng rất hay nhưng nó thiếu một ít là phần bài tập
cô cho ít quá”
Tóm tắt chương 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày thực nghiệm bao gồm:
− Lấy phiếu thăm dò học sinh, giáo viên về quá trình sử dụng tài liệu.
− Tiến hành thực nghiệm 5 lớp đối chứng, 5 lớp thực nghiệm.
− Đánh giá, xử lý số liệu kết quả thực nghiệm sư phạm.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành xác định mục đích đối tượng, nội dung,
phương pháp thực nghiệm sư phạm, vận dụng các phương pháp thống kê toán học để tập
hợp, so sánh các số liệu, phân tích nhận xét tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu
chuẩn bị bài mới. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã đi đến kết luận như sau:
− Tài liệu đảm bảo được tính định hướng, việc sử dụng tài liệu là hiệu quả và khả thi.
Tài liệu đã có tác dụng khơi dậy hứng thú học tập của học sinh.
− Chất lượng của học sinh khi học tập phần kiến thức hóa học chương phản ứng oxy
hóa khử, chương halogen được nâng lên cao hơn so với học sinh chưa chuẩn bị.
− Việc ứng dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới không chỉ ở chương
phản ứng oxy hóa khử, chương halogen mà còn có thể vận dụng cho các chương khác.
− Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới góp phần đáng kể việc đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm tài liệu tham khảo, quá trình thực nghiệm sư
phạm. Nhưng đối chiếu mục đích và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã giải quyết được
những vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Trong đó chúng tôi đã xây dựng cơ
sở lí luận của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới qua các nội dung sau:
− Nghiên cứu những định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng dẫn
học sinh tự học, tự nghiên cứu.
− Tìm hiểu một số vấn đề tâm lí về bản chất, cơ chế, mức độ nhận thức việc học, mức
độ trí tuệ, mức độ nhận thức của người học của học sinh từ đó nắm được đặc điểm nhu cầu
nhận thức người học.
− Trình bày hệ thống hóa các khái niệm về câu hỏi, cách phân loại câu hỏi, tác dụng
của câu hỏi, các nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh từ yếu đến giỏi, các
nguyên tắc đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời đầy đủ chính xác.
− Trình bày các khái niệm hóa học, tác dụng, ý nghĩa của bài tập hóa học, phân loại bài
tập hóa học, khái niệm tự học, các hình thức tự học.
− Tìm hiểu và đưa ra hai hình thức tự học là tự học không có sự hướng dẫn của giáo
viên và tự học có sự hướng dẫn thông qua nguồn tài liệu và nguồn hướng dẫn trực tiếp từ
giáo viên.
1.2. Tìm hiểu thực trạng của chuẩn bị bài mới
Chúng tôi đã điều tra 614 học sinh ở ba trường THPT Trấn Biên, THPT Lê Hồng Phong
- tỉnh Đồng Nai, trường THPT Nguyễn Văn Linh – tỉnh Bình Thuận để làm cơ sở của đề tài
và thu được một số kết quả sau:
Chúng tôi khảo sát thấy có 38,31% học sinh trả lời có chuẩn bị bài, 61,69% học sinh trả
lời không soạn bài trước khi học bài mới. Hầu hết học sinh đều cho rằng thầy cô không định
hướng khi học bài mới chiếm tỉ lệ 72,8%. Khi đọc sách để chuẩn bị bài mới học sinh có chỗ
hiểu chỗ không chiếm 65,5%. Học sinh soạn bài chủ yếu ghi lại bằng cách gạch chân những
ý chính trong sách giáo khoa chiếm 62,2%. Học sinh thích thầy cô hướng dẫn chuẩn bị bài
mới là 87,6%.
Chúng tôi cũng đã điều tra 110 giáo viên giảng dạy môn hóa học của một số trường
THPT có một số kết quả sau:
Giáo viên cho rằng: Học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là rất cần thiết chiếm
66,4%, tình trạng đọc sách chuẩn bị bài của học sinh hiện nay hầu như không là 79,1%, thầy
cô chỉ dặn các em đọc sách trước ở nhà chiếm 45,45%, chất lượng soạn bài không hiệu quả
của học sinh khi không có sự định hướng, hướng dẫn trước là 84,5%, sử dụng tài liệu hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài mới là rất cần thiết chiếm 33,9%, cần thiết chiếm 57,6%.
1.3. Đề xuất các cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài mới dựa vào:
Tâm lý của học sinh. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn hóa học của bộ giáo dục. Chúng
tôi đã tìm hiểu và đưa ra khái niệm về tài liệu và tài liệu có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
mới.
Chúng tôi đề xuất ra 7 yêu cầu thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
Chúng tôi đã xây dựng cấu trúc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới
gồm ba phần: Phần 1 – Tài liệu tham khảo; Phần 2 – Câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài mới; Phần 3 – Hướng dẫn giải bài tập khó trong sách giáo khoa.
1.4. Đề xuất quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới gồm 5
bước:
Bước 1: Xác định trọng tâm chương trình hóa học, dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
cần đạt được của Bộ Giáo dục.
Bước 2: Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới gồm 3 phần: Tài liệu
tham khảo; Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài mới; hướng dẫn giải một số bài tập trong sách
giáo khoa.
Bước 3: Xem xét tính logic, tính vừa sức, cách diễn đạt của tài liệu.
Bước 4: Chia sẻ, tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu.
1.5. Đề xuất 5 bước sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới
Bước 1: Giáo viên phát tài liệu trước cho học sinh.
Bước 2: Học sinh đọc tài liệu và hoàn thành câu trả lời ở phần “Câu hỏi hướng dẫn
chuẩn bị bài mới”
Bước 3: Tổ trưởng, lớp trưởng, giáo viên kiểm tra và nhận xét việc chuẩn bị bài ở
nhà của học sinh.
Bước 4: Tiến hành giảng dạy dựa trên câu hỏi phần chuẩn bị bài mới.
Bước 5: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn bị của học sinh.
1.6. Xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới phần kiến thức hóa học ở 2
chương: “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen” lớp 10 chương trình cơ bản.
Tài liệu chia làm 3 phần:
− Phần 1: Tài liệu tham khảo.
− Phần 2: Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Đây là phần trọng tâm trong tài liệu
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp 10 ban cơ bản. Ở phần này chương “
Phản ứng oxi hóa khử” chúng tôi đã thiết kế được 4 bài, chương “Nhóm halogen” là 8 bài.
− Phần 3: Hướng dẫn giải bài tập hóa học. Chúng tôi đưa ra 10 bài tập tương tự trong
SGK với nhiều cách giải khác nhau nhằm giải quyết, hướng dẫn học sinh giải những bài tập
khó trong SGK và rèn luyện phát triển tư duy cho học sinh.
1.7. Vận dụng nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài mới.
Chúng tôi đã thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới và các bài lên lớp hóa
học trong hai chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen” lớp 10 ban cơ
bản. Các bài lên lớp này chúng tôi sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới do
chúng tôi xây dựng.
1.8. Tiến hành thức nghiệm sư phạm ở trường THPT Trấn Biên, THPT Lê Hồng Phong –
tỉnh Đồng Nai, trường THPT Nguyễn Văn Linh – tỉnh Bình Thuận, với 5 lớp thực nghiệm
và 5 lớp đối chứng. Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm và lấy ý kiến của 45 giáo viên
hóa học, 198 học sinh làm thực nghiệm ở trường THPT nhằm kiểm tra tính hiệu quả và khả
thi của tài liệu mà chúng tôi đã thiết kế là tốt.
2. Kiến nghị
Xu hướng dạy học hiện nay là tăng cường vai trò chủ động của học sinh trong quá trình
lĩnh hội kiến thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh thông qua
quá trình tự học, tự tìm tòi nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
− Nên mạnh dạn cắt giảm chương trình giảng dạy hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn, GV có điều kiện để vận dụng tài liệu hướng dẫn
chuẩn bị bài mới vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực.
− Xây dựng sách giáo khoa chi tiết, đầy đủ, có nhiều hình thức hơn để học sinh có thể
dùng làm nguồn tài liệu cung cấp kiến thức tốt nhất và có thể chuẩn bị bài trước khi học bài
mới.
− Khuyến khích GV có các hình thức hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
2.2. Đối với giáo viên
− Hiện nay phần lớn giáo viên chưa quan tâm đúng mức khả năng tự học, tự chuẩn bị
của học sinh, do đó giáo viên ít quan tâm nghiên cứu định hướng cho học sinh chuẩn bị bài
mới. Vì vậy giáo viên cần chú trọng quan tâm và đề cao hơn nữa khả năng tự học, tự chuẩn
bị bài học của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
− Việc sử dụng tài liệu chuẩn bị bài mới không gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Tuy
nhiên giáo viên muốn thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới tốt cần đầu tư
nhiều thời gian, công sức, tham khảo sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
− Giáo viên cần khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh đọc sách, tìm kiếm thông tin
chuẩn bị bài trước nhằm phục vụ tốt hơn cho giờ học ở trên lớp.
2.3. Đối với học sinh
Cần rèn luyện hơn nữa khả năng đọc sách, tìm kiếm thông tin, khả năng tự học, tự
nghiên cứu. Có ý thức tự chuẩn bị bài mới để đạt kết quả học tập cao hơn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi
nhận thấy rằng một trong những định hướng đổi mới PPDH là tăng cường khả năng đọc
sách, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng một cách hợp
lý các tài liệu hướng dẫn hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới sẽ góp phần đáng kể vào
việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần vào công cuộc đổi mới PP dạy học,
nâng cao chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược
trong phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm
TPHCM.
Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TPHCM.
Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Đại học Sư phạm TPHCM.
Trịnh Văn Biều (2005), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của người học, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT –
môn hóa học, Đại học Sư phạm TPHCM.
Nguyễn Gia Cầu (2005), Để giúp cho học sinh biết cách tự học, Tạp chí giáo
dục số 124, trang 20,21,22.
Nguyễn Gia Cầu (2005), Để khắc phục tình trạng học gạo-học vẹt của học
sinh, Tạp chí dạy học ngày nay số 5, trang 18 đến 20.
Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá, NXB Hà Nội.
Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá môn hóa học 10, NXB Hà Nội.
Nguyễn Hữu Châu (2006), Đổi mới giáo dục trung học phổ thông, tạp chí khoa
học giáo dục số 10.
Nguyễn Văn Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, NXB
Hà Nội.
Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục, NXB Giáo dục.
N.M.IA.COLEP (1998), Phương pháp và kỹ thật lên lớp trong trường phổ
thông tập 2, NXB Giáo dục.
Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học
hóa học, NXB Giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và
đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2007), Phương pháp dạy học, NXB Đại
học sư phạm.
Nguyễn Hữu Dũng (1998), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THPT, NXB Giáo
dục.
Robert. T. MarRazano-Debra. J.Pickering-Jane.E.Pollock (2005), Các
phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.
Đỗ Ngọc Đạt (2000), Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm Lí dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
B.P.Exipop (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, NXB Giáo dục.
Vũ Gia (2000), Làm thề nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh
Niên TPHCM.
Nguyễn Thị Thanh Hoa, Kỹ năng đặt câu hỏi, tiểu luận chuyên đề kỹ năng
dạy học lớp cao học, LL&PPDH hóa học K17 ĐHSP TP.HCM.
Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, khoa tâm lí
giáo dục Đại học Sư phạm TPHCM.
Nguyễn Thị Bích Hạnh- Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Đại học Sư
phạm TP. HCM.
Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lí luận giáo dục chuyên nghiệp
và đổi mới phương pháp dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lí luận giáo dục chuyên nghiệp
và đổi mới phương pháp dạy học, NXB đại học Quốc gia Hà Nội.
Kuriutskin, Poloxin (1974), Phương pháp dạy hoá học, tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học, một nhu cầu cuả thời đại, NXB TP Hồ Chí
Minh.
Hoàng Minh Luật (1992), “Tự học, một hình thức học cho mọi người”, Tạp
chí giáo dục thường xuyên (3), tr. 48-52
Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm.
Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn
Diên, Lê Trần Định (2005), giáo trình giáo dục học tập II, NXB Đại học Sư
phạm.
Đặng Thị Oanh (chủ biên), Vũ Hồng Nhung, Trần Trung Ninh, Đặng Xuân
Thư (2006), Giới thiệu giáo án hóa học 10 – Các phương án cơ bản và nâng
cao, NXB Giáo dục.
Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lí Sư phạm,NXB Đại học quốc gia TPHCM.
A.V. Petrovski (1982), Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm, NXB Giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10
THPT môn hóa học.
Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội
– 1992.
Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương tập II, trường cán bộ
quản lý giáo dục trung ương I.
Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy
học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lý luận dạy
học hóa học tập 1.
Nguyễn Trọng Tấn (2005), Cẩm nang thực hành giảng dạ,y, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Lê Quán Tần, Vũ Anh Tuấn (2006), Giới thiệu giáo án hóa học 10, NXB Hà
Nội.
Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp
10 THPT chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm
TPHCM.
Quan Hán Thành (2009) - Ôn tập và hệ thống nhanh giáo khoa hóa vô cơ. Sơ
đồ phản ứng hóa học – NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương (2006), Từ điển tiếng
việt, NXB Văn hóa Sài Gòn.
Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường THPT,
NXB Giáo dục.
Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy tự học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình
dạy tự học, NXB Giáo dục.
Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh
(2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ III 2004-
2007, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Xuân Trường (2007) – 1430 Câu hỏi trắc nghiệm hóa học 10 – NXB
Đại học Quốc gia TPHCM.
Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng
(2006), Hóa học 10, NXB Giáo dục.
Nguyễn Xuân Trường, Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn,
Sách giáo viên hóa học 10, NXB Giáo dục.
Nguyễn Xuân Trường (1998), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học, NXB TPHCM.
Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục.
RoBert.T.Mar.Rzano, Debra J.Pickering-Jane.E.Pollock (2005), Các phương
pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.
Rubakin N.A (1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài Liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục Hà
Nội.
Nguyễn Hoàng Uyên (2008), Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10
ban cơ bản trường THPT theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm TPHCM.
Lê Thanh Xuân (2009) - Các dạng toán và phương pháp giải toán Hóa học 10
– NXB Giáo dục Việt Nam.
-Phản-ứng-ôxi-hóa-khử-tốc-độ-phản-ứng-và-cân-bằng-hóa-học
d%E1%BB%81-2-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-oxi-hoa-
%E2%80%93-kh%E1%BB%AD/
h%E1%BB%8Dc-trong-ch%C6%B0%C6%A1ng-halogen/
233/cat/130/Default.aspx
bai-truoc-khi-len-lop
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra học sinh ......................................................... 2
Phụ lục 2. Phiếu điều tra giáo viên ........................................................ 4
Phụ lục 3. Phiếu đánh giá của học sinh .................................................... 7
Phụ lục 4. Phiếu đánh giá của giáo viên.................................................... 9
Phụ lục 5. Đề kiểm tra 15 phút chương phản ứng oxi hóa khử ............... 11
Phụ lục 6. Đề kiểm tra 15 phút chương nhóm halogen ............................. 13
Phụ lục 7. Đề kiểm tra 45 phút chương nhóm halogen ............................. 15
PHỤ LỤC 1
Trường ĐHSP Tp.HCM
Phòng Sau Đại Học
Khoa Hóa Học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Ngày tháng . năm 2010
Các em học sinh thân mến!
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học qua đề tài “Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp 10 THPT”. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của các em bằng cách đánh dấu X vào các ô chọn. Mọi câu trả lời của các em chỉ sử dụng
vào mục đích nghiên cứu.
I. Thông tin cá nhân
Trường: ............................................................................................................
Lớp: .................................................................................................................
Giới tính: Nam Nữ
Học lực: Trung Bình Khá Giỏi
II. Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Em có thường xuyên đọc sách để chuẩn bị bài trước khi học bài mới không?
(1 ứng với mức độ thấp nhất, 5 ứng với mức độ cao nhất)
Có vì:
STT Nội dung Mức độ
1 Đọc sách trước giúp tiếp thu bài tốt hơn. 1 2 3 4 5
2 Đọc sách là do thói quen. 1 2 3 4 5
3 Định hướng cho việc nghe giảng ở trên lớp. 1 2 3 4 5
4 Giáo viên không giảng mọi điều trong sách giáo khoa mà
phải đọc thêm mới lĩnh hội được. 1 2 3 4 5
5 Bài giảng của giáo viên chứa nhiều kiến thức ở trong sách. 1 2 3 4 5
Không thường xuyên đọc vì:
STT Nội dung Mức độ
1 Không có thói quen đọc sách giáo khoa trước. 1 2 3 4 5
2 Tốn nhiều thời gian nhưng không hiệu quả. 1 2 3 4 5
3 Giáo viên không yêu cầu. 1 2 3 4 5
4 Không hứng thú. 1 2 3 4 5
5 Kiến thức trong sách dàn trải, không cô đọng. 1 2 3 4 5
2. Em có thường xuyên tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến bài học trước khi học
bài mới không?
Thường xuyên. Đôi khi.
Hiếm khi. Không bao giờ.
3. Thầy cô em có định hướng (tức là đưa ra câu hỏi hay một hình thức nào khác) để em
đọc sách và soạn bài trước không?
Không.
Có, bằng cách
........................................................................................................................
4. Thầy cô em có yêu cầu em đọc sách và soạn bài trước khi học bài mới không?
Tất cả các giáo viên bộ môn đều yêu cầu.
Một số giáo viên yêu cầu đọc và soạn trước.
Đó là môn
Không có giáo viên nào yêu cầu.
5. Khi giáo viên yêu cầu em soạn bài trước, em ghi lại bằng cách nào?
Chỉ đọc không cần viết lại.
Gạch chân những ý chính trong sách.
Viết ra một quyển riêng hay giấy nháp.
Hình thức khác
..
..
6. Mức độ hiểu khi em đọc sách giáo khoa trước khi học bài mới
Hiểu và thấy rõ trọng tâm bài học.
Hiểu nhưng không thấy rõ trọng tâm bài học.
Có chỗ hiểu, chỗ không.
Không hiểu.
Ý kiến khác.
7. Mức độ hiểu khi em soạn bài trước, sau đó giáo viên giảng bài mới
Hiểu và thấy trọng tâm bài học.
Hiểu nhưng không thấy trọng tâm bài học.
Có chỗ hiểu, chỗ không.
Không hiểu.
Ý kiến khác
8. Em sử dụng sách giáo khoa hóa học để làm gì?
Đọc trước để chuẩn bị cho việc nghe giảng bài mới ở trên lớp.
Trong khi nghe giảng ở trên lớp, để trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Đọc lại trong sách giáo khoa sau khi nghe giảng ở trên lớp.
Đọc trước bài mới khi giáo viên yêu cầu.
Làm bài tập trong sách giáo khoa khi giáo viên yêu cầu.
9. Em có thích thầy cô hướng dẫn em chuẩn bị bài mới cụ thể không?
Có không
Xin chân thành cảm ơn các em đã tham gia đóng góp ý kiến. Chúc các em vui khỏe và thành
công trong học tập!
PHỤ LỤC 2
Trường ĐHSP Tp.HCM
Phòng Sau Đại Học
Khoa Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Ngày .. tháng .. năm 2010
Để góp phần nâng cao khả năng đọc sách giáo khoa chuẩn bị bài của học sinh thông
qua “Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới”, từ đó nâng cao chất lượng dạy học
môn hóa học ở trường phổ thông. Chúng tôi rất mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý
kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa
chọn. Các câu trả lời của quý thầy (cô) chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: .............................................. Tuổi: ................... Điện thoại: ..................
- Trình độ: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác: .................................................... Tỉnh (Thành phố): ...........................
Loại hình trường: .............................................
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm.
Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Theo thầy/ cô việc học sinh đọc sách giáo khoa hóa học để chuẩn bị bài trước khi đến
lớp
rất cần thiết. cần thiết. bình thường. không cần thiết.
2. Tình trạng đọc sách chuẩn bị bài trước hiện nay
đa số học sinh có chuẩn bị trước.
có một số học sinh có chuẩn bị trước.
hầu như học sinh không có chuẩn bị.
3. Thầy/ cô cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách
chỉ dặn các em đọc sách trước ở nhà.
dặn các em đọc và gạch chân ý quan trọng trong sách.
yêu cầu các em đọc và soạn ra vở.
giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, nội dung liên quan đến bài học mới.
hình thức khác:
4. Chất lượng của việc tự đọc sách ở nhà của học sinh nhưng không có định hướng,
hướng dẫn trước là
tốt. khá. trung bình. không tốt.
5. Theo thầy/ cô kiểm tra học sinh soạn bài trước ở nhà là
rất cần thiết. cần thiết. bình thường. không cần thiết.
6. Thầy/ cô kiểm tra bài soạn của học sinh thông qua
nhờ tổ trưởng (hay lớp trưởng, lớp phó học tập) kiểm tra sau đó báo lại cho giáo
viên.
thầy/ cô tự kiểm tra cả lớp.
thầy/ cô kiểm tra bất kì một số học sinh.
thầy/ cô đặt câu hỏi dễ có nội dung bài mới trong khi kiểm tra bài cũ.
hình thức khác
.
7. Theo thầy/ cô sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh đọc sách chuẩn bị bài trước khi
học bài mới
rất cần thiết. cần thiết. bình thường. không cần thiết.
8. Theo thầy/ cô câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc sách trước cần ở mức độ
câu hỏi dễ có sẵn câu trả lời trong sách.
câu hỏi từ dễ đến khó.
câu hỏi khó.
ý kiến khác
9. Theo thầy/ cô đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc sách để chuẩn bị có tác dụng
rèn luyện tư duy cho học sinh.
rèn luyện cho học sinh khả năng đọc sách.
rèn cho học sinh có thói quen đọc sách.
rèn luyện cho học sinh khả năng tự học.
rèn luyện cho học sinh nhận xét, phân tích.
làm cho học sinh yêu thích môn học.
tạo hứng thú học tập.
tiết kiệm được thời gian giảng bài trên lớp.
tác dụng khác:
10. Theo thầy/ cô khi soạn giáo án có nên
đặt lại toàn bộ câu hỏi có trong tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
lấy một số câu hỏi quan trọng, trọng tâm, câu hỏi khó và đặt những câu hỏi khác.
đặt lại toàn bộ câu hỏi mới có cùng nội dung nhưng khái quát hơn, khó hơn.
đặt câu hỏi có nội dung mới.
ý kiến khác
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy (cô) và mong
tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.
PHỤ LỤC 3
Trường ĐHSP Tp.HCM
Phòng Sau Đại Học
Khoa Hóa học
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Ngày tháng . năm 2011
Thân gửi các em học sinh!
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các em đã sử dụng “ Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn
bị bài mới môn hóa học lớp 10 THPT”. Để cho bộ tài liệu hoàn thiện hơn chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các em bằng cách khoanh tròn vào các ô chữ số
tương ứng với mức độ từ thấp đến cao (1- ứng với mức độ thấp nhất, 5- cao nhất).
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: .............................................. ...................................................... ......
Trường: ............................................................................................................ .....
Lớp: .......................................................... . ............................. .....
Giới tính: Nam Nữ
Học lực: Trung Bình Khá Giỏi
Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Đánh giá về nội dung
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Đầy đủ nội dung quan trọng của bài học 1 2 3 4 5
2 Ngắn gọn, xúc tích 1 2 3 4 5
3 Thiết thực 1 2 3 4 5
4 Có tính logic 1 2 3 4 5
5 Định hướng hoạt động cho GV và học sinh
vào nội dung quan trọng 1 2 3 4 5
2. Đánh giá về hình thức tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp
10 THPT
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Trình bày đẹp 1 2 3 4 5
2 Tính khoa học 1 2 3 4 5
3 Tính logic 1 2 3 4 5
4 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu 1 2 3 4 5
3. Đánh giá về tính hiệu quả
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Hiểu bài học khi sử dụng tài liệu để chuẩn bị bài
mới 1 2 3 4 5
2 Nắm được trọng tâm bài học khi đọc sách để
chuẩn bị bài mới, sau đó nghe giảng ở trên lớp 1 2 3 4 5
3 Phát huy tính tích cực học tập 1 2 3 4 5
4 Tạo hứng thú trong quá trình học tập 1 2 3 4 5
5 Phù hợp với trình độ của học sinh 1 2 3 4 5
6 Khơi dậy sự chú ý của học sinh 1 2 3 4 5
7 Nên tiếp tục duy trì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị 1 2 3 4 5
bài mới môn hóa học cho các chương khác.
Một số nhận xét khác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn các em! Chúc các em có nhiều sức khỏe và học tập tốt.
PHỤ LỤC 4
Trường ĐHSP Tp.HCM
Phòng Sau Đại Học
Khoa Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Ngày tháng . năm 2011
Kính gửi quý thầy/ cô
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học qua đề tài “ Thiết kế tài liệu hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp 10 THPT”. Chúng tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy/ cô bằng cách khoanh tròn vào các ô chữ số tương ứng với
mức độ từ thấp đến cao (1- ứng với mức độ thấp nhất, 5- cao nhất)
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: .......................... ................................. Điện thoại: .................................
- Trình độ: Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác: ......................................... Tỉnh (Thành phố): ...................................
Loại hình trường: ............................................. ..
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm
Các vấn đề tham khảo ý kiến
4. Đánh giá về nội dung
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Đầy đủ nội dung quan trọng của bài học 1 2 3 4 5
2 Ngắn gọn, xúc tích 1 2 3 4 5
3 Chính xác khoa học 1 2 3 4 5
4 Thiết thực 1 2 3 4 5
5 Có tính logic 1 2 3 4 5
6 Định hướng hoạt động cho GV và học sinh
vào nội dung quan trọng 1 2 3 4 5
5. Đánh giá về hình thức tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp
10 THPT
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Trình bày đẹp 1 2 3 4 5
2 Tính khoa học 1 2 3 4 5
3 Tính logic 1 2 3 4 5
4 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu 1 2 3 4 5
6. Đánh giá về tính hiệu quả
• Đối với giáo viên
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 GV đạt được mục tiêu dạy học 1 2 3 4 5
2 Tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt
động học tập 1 2 3 4 5
3 Tận dụng thời gian tự học ở nhà của học sinh,
của từng nhóm học sinh 1 2 3 4 5
4 Rèn luyện tư duy cấp độ cao cho học sinh 1 2 3 4 5
5 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học 1 2 3 4 5
6 Giáo viên có đủ thời gian chuẩn bị các hoạt
động học tập ở trên lớp 1 2 3 4 5
• Đối với học sinh
STT Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Mức độ
1 Học sinh nắm được trọng tâm bài học 1 2 3 4 5
2 Học sinh đạt được mục tiêu học tập 1 2 3 4 5
3 Phát huy tính tích cực học tập 1 2 3 4 5
4 Tạo hứng thú học tập 1 2 3 4 5
5 Góp phần nâng cao kết quả học tập 1 2 3 4 5
6 Khơi dậy sự chú ý của học sinh 1 2 3 4 5
7 Phù hợp với trình độ của học sinh 1 2 3 4 5
Một số nhận xét khác:
..............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
PHỤ LỤC 5
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
MÃ ĐỀ 134
Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau. Sau đó ghi vào phiếu trả lời riêng.
Câu 1: Cho các phản ứng sau:
2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑ (1)
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu↓ (2)
FeCl2 + 2Na(OH)2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl (3)
2Na + Cl2 → 2NaCl (4)
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O (5)
CH3-CH2-OH + CuO → CH3CHO + Cu↓ + H2O (6)
Chất oxi hóa là:
A. CuCl2, Cl2, HNO3, CuO. B. HCl, CuCl2, HNO3, CuO.
C. HCl, FeCl2, HNO3, Cl2. D. HCl, CuCl2, Cl2, CuO.
Câu 2: Trong phaûn öùng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Thì NO2 ñoùng
vai troø là
A. vöøa chaát khöû, vöøa chaát oxi hoaù.
B. chaát khöû.
C. chaát oxi hoaù.
D. khoâng phaûi chaát oxi hoaù, khoâng phaûi chaát khöû.
Câu 3: Ñònh nghóa ñuùng veà phaûn öùng oxi hoaù - khöû laø phaûn öùng hoaù hoïc
A. trong ñoù coù söï chuyeån electron giöõa caùc chaát phaûn öùng.
B. trong ñoù taát caû caùc nguyeân töû tham gia phaûn öùng ñeàu phaûi thay ñoåi soá oxi hoaù.
C. trong ñoù quaù trình oxi hoaù vaø quaù trình khöû dieãn ra khoâng ñoàng thôøi.
D. khoâng keøm theo söï thay ñoåi soá oxi hoaù caùc nguyeân toá.
Câu 4: Cho caùc phöông trình hoaù hoïc sau
(1) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.
(2) Cu(OH)2 →
ot CuO + H2O.
(3) CaO + CO2
0t→← CaCO3.
(4) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
(5) C + H2O
0t→ CO + H2.
Tổng số phản ứng thế là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 5: Tìm ñònh nghóa sai
A. Chaát khöû laø chaát coù khaû naêng cho electron của chất bị oxi hóa.
B. Quaù trình oxi hoaù (söï oxi hoaù) laø quaù trình nhöôøng electron.
C. Quaù trình khử (söï khử) laø quaù trình nhận electron.
D. Chaát oxi hoaù laø chaát coù khaû naêng nhaän electron của chất khử.
Câu 6: Cho các phản ứng sau
CaCO3
0t→ CaO + CO2 (1)
SO2 + H2O
0t→ H2SO3 (2)
Cu(NO3)2
0t→ CuO + 2NO2 + 1/2O2↑ (3)
Cu(OH)2
0t→ CuO + H2O (4)
AgNO3
0t→ Ag + NO2 + 1/2O2↑ (5)
2KMnO4
0t→ K2MnO4 + MnO2 + O2 (6)
NH4Cl
0t→ NH3 + HCl (7)
Tổng số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 7: Số oxi hóa của nitơ trong các chất hoặc ion sau sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. NO; N2O ; NH3; NO3-, N2.
B. NH3 ; N2; NO2-; NO ; NO3-.
C. NH3 ; NO ; N2O ; NO2 ; N2O5.
D. NH4+; N2; N2O; NO; NO2-; NO3-.
Câu 8: Cho phöông trình phaûn öùng sau:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
Heä soá caân baèng toái giaûn cuûa FeSO4 laø
A. 8. B. 10. C. 6. D. 2.
Câu 9: Hòa tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch HNO3 1M loãng dư, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được Fe(NO3)3, NO và H2O. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch
HNO3 đã phản ứng là (Cho Fe = 56)
A. 500ml. B. 200ml. C. 300ml. D. 400ml.
Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau: HNO3 + Cu → Cu(NO3)2 +NO↑ +H2O
Tổng hệ số cân bằng tối giản của các chất trong phản ứng trên là:
A. 16. B. 17. C. 18. D. 20---------
PHỤ LỤC 6
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG NHÓM HALOGEN
MÃ ĐỀ 134
Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau. Sau đó ghi vào phiếu trả lời riêng.
Câu 1: Đưa dây đồng nung nóng đỏ vào bình đựng khí clo thì
A. dây đồng không cháy nữa.
B. dây đồng tiếp tục cháy nhưng yếu.
C. dây đồng cháy sáng mạnh.
D. dây đồng cháy sáng giống như trước khi cho dây đồng vào bình khí clo.
Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch axit HCl là
A. Fe ; CuO ; Ba(OH)2.
B. CaCO3 ; H2SO4 ; Mg(OH)2.
C. Al2O3 ; KMnO4 ; Cu.
D. Dung dịch AgNO3 ; MgCO3 ; BaSO4.
Câu 3: Theo chiều từ I → Br → Cl → F bán kính nguyên tử
A. không đổi. B. tăng dần.
C. không có quy luật chung. D. giảm dần.
Câu 4: Khi clo tác dụng với kiềm đặc nóng, tạo muối clorat thì có một phần clo bị khử,
đồng thời một phần clo bị oxi hóa . Tỉ lệ số nguyên tử clo bị khử và số nguyên tử clo bị oxi
hóa là:
A. 1 : 1 B. 3 : 1 C. 1 : 5 D. 5 : 1
Câu 5: Cho giấy quì tím vào nước clo hiện tượng xảy ra là:
A. Quì tím mất màu rồi xuất hiện màu hồng.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Quì tím chuyển sang màu hồng rồi mất màu.
D. Màu tím của giấy quì biến mất.
Câu 6: Cho các chất sau: KCl, CaCl2, H2O, MnO2, H2SO4 đặc, HCl. Để tạo thành khí clo thì
phải trộn. Chọn câu đúng
A. CaCl2 với H2O và H2SO4 đặc B. KCl hoặc CaCl2 với MnO2 và H2SO4 đặc
C. KCl với H2O và H2SO4 đặc. D. CaCl2 với MnO2 và H2O
Câu 7: Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra (đktc) và khối lượng muối clorua tạo ra
trong dung dịch là:
A. 80 gam. B. 115,5 gam.
C. 62,25 gam. D. 97,75 gam.
Câu 8: Clo tác dụng được với tất cả các chất
A. Fe, H2, FeCl2, NaOH. B. Ag, O2, H2, NaOH.
C. O2, H2O, NaOH, NaBr . D. Cu, NaI, KOH, FeCl3.
Câu 9: Đặc điểm chung của các nguyên tố halogen là
A. ở điều kiện thường là chất khí. B. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
C. có tính khử mạnh. D. có tính oxi hoá mạnh .
Câu 10: Cho 13,05g mangan đioxit hòa tan hoàn toàn vào dung dịch axit clohidric dư, đun
nóng thì thu được V lít khí thoát ra ở (đkc). Giá trị của V là:
A. 3,36. B. 2,24. C. 6,72. D. 4,48.
----------- HẾT ----------
PHỤ LỤC 7
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – CHƯƠNG NHÓM HALOGEN
MÃ ĐỀ 134
Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau. Sau đó ghi vào phiếu trả lời riêng.
Câu 1: Trong daõy boán dung dòch axit : HF, HCl, HBr, HI
A. tính axit taêng daàn ñeán HCl sau ñoù giaûm ñeán HI.
B. tính axit bieán ñoåi khoâng theo qui luaät.
C. tính axit giaûm daàn töø traùi qua phaûi.
D. tính axit taêng daàn töø traùi qua phaûi.
Câu 2: Nhóm các chất phản ứng được với F2 là:
A. H2, Na, O2. B. Cu, S, N2.
C. N2, Mg, Al. D. Fe, Au, H2O.
Câu 3: Trong phản ứng hóa học sau:
16HCl + 2 KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
HCl đóng vai trò là
A. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
B. chất khử.
C. không là chất oxi hóa không là chất khử.
D. chất oxi hóa.
Câu 4: Chọn câu sai.
A. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
B. Độ âm điện của các halogen tăng từ iot đến flo.
C. Trong các hợp chất với hiđro và các kim loại, các halogen thể hiện tính oxi hóa từ -1
đến +7.
D. Dung dịch HF là axit yếu, còn dung dịch HCl, HBr, HI là những axit mạnh hơn.
Câu 5: Cho lượng dd AgNO3 dư phản ứng hoàn toàn với 100 ml dd hỗn hợp NaF 0,05M và
NaCl 0,1 M. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 1,345g. B. 3,345g. C. 2,847g. D. 1,435g.
Câu 6: Đổ dung dịch chứa 22g KOH vào dung dịch chứa 22g HCl . Dung dịch sau phản
ứng làm cho quì tím hóa thành
A. màu xanh B. màu đỏ
C. không đổi màu D. không xác định được
Câu 7: Phản ứng không thể xảy ra là:
A. NaIdd + Br2 B. KBrdd + I2
C. KBrdd + Cl2 D. H2Ohơi nước + F2
Câu 8: Giaûi thích taïi sao ngöôøi ta ñieàu cheá ñöôïc nöôùc clo maø khoâng ñieàu cheá ñöôïc nöôùc
flo. Haõy choïn lí do ñuùng.
A. Vì flo khoâng taùc duïng vôùi nöôùc.
B. Vì flo coù theå tan trong nöôùc.
C. Vì flo coù tính oxi hoaù maïnh hôn clo raát nhieàu , coù theå boác chaùy khi tiếp xúc vôùi
nöôùc.
D. Vì moät lí do khaùc.
Câu 9: Số oxi hoá của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là:
A. +1, +5, -1, +3, +7. B. -1, +5, +1, -3, -7.
C. -1, -5, -1, -3, -7. D. -1, +5, +1, +3, +7.
Câu 10: Kim loaïi naøo sau ñaây taùc duïng vôùi dd HCl loaõng vaø taùc duïng vôùi khí clo cho
cuøng loaïi muoái clorua kim loaïi
A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag
Câu 11: Broâm bò laãn taïp chaát laø clo. Ñeå thu ñöôïc brom người ta
A. Daãn hỗn hợp qua dung dòch NaBr.
B. Daãn hỗn hợp qua dung dòch NaI.
C. Daãn hỗn hợp ñi qua nöôùc.
D. Daãn hỗn hôïp ñi qua dung dòch H2SO4 loaõng.
Câu 12: Trong 4 hỗn hợp sau ñaây, hỗn hôïp nöôùc Javen laø
A. NaCl + NaClO + H2O. B. NaCl + NaClO2 + H2O.
C. NaCl + NaClO3 + H2O. D. NaCl +HClO+ H2O.
Câu 13: Có thể nhận biết các khí riêng biệt: clo, hydro clorua, oxi bằng thuốc thử
A. Dung dịch AgNO3 B. Ngọn lửa cháy.
C. Dung dịch NaOH. D. Quỳ tím ẩm.
Câu 14: Hợp chất mà trong đó oxi có số oxi hoá +2 là
A. OF2 B. Cl2O7 C. H2O D. H2O2
Câu 15: Nước clo có tính oxy hóa mạnh do trong đó có
A. HClO. B. Cl2. C. HCl. D. O.
Câu 16: Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi là
A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.
Câu 17: Dung dòch HCl phaûn öùng ñöôïc vôùi taát caû caùc chaát trong nhoùm chaát:
A. NaCl, H2O, Ca(OH)2, KOH B. Al(OH)3, Cu, S, Na2CO3
C. Zn, CaO, Al(OH)3, Na2CO3 D. CaO, Na2CO3, Al(OH)3, S
Câu 18: Cho phản ứng: HCl + Fe H2↑ + X . Công thức hóa học của X là:
A. FeCl2. B. Fe2Cl3. C. FeCl. D. FeCl3.
Câu 19: Chaát coù theå nhaän ngay ñöôïc hồ tinh bột là
A. Dung dòch H2SO4. B. Dung dòch HCl.
C. Dung dòch I2. D. Dung dòch Br2.
Câu 20: Ñaëc ñieåm naøo döôùi ñaây khoâng phaûi laø ñaëc ñieåm chung cuûa caùc nguyeân toá
halogen (F, Cl, Br, I )
A. Taïo ra hôïp chaát lieân keát coäng hoaù trò co ùcöïc vôùi hidro.
B. Coù soá oxi hoaù -1 trong moïi hôïp chaát.
C. Nguyeân töû có khaû naêng thu theâm 1 electron.
D. Số electron lôùp ngoaøi cuøng cuûa nguyeân töû là 7 electron.
Câu 21: Phaûn öùng cuûa khí Cl2 vôùi khí H2 xảy ra ôû ñieàu kieän
A. nhieät ñoä thaáp döôùi 00C.
B. coù chieáu saùng.
C. trong boùng toái, nhieät ñoä thöôøng 250C.
D. trong boùng toái.
Câu 22: Khi cho 26,1 gam MnO2 vào 200 ml dung dịch HCl 3M đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thì thể tích clo thu được ở đktc là:
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 13,44 lít. D. 2,24 lít.
Câu 23: Một dung dịch chứa : KI, KBr, và KF cho tác dụng với Clo. Sản phẩm tạo thành có
A. Flo và Iốt B. Flo C. Brôm D. Brôm và Iốt
Câu 24: Cho 5,1g hỗn hợp bột Mg, Al tác dụng hết với dd HCl thấy có 0,5g khí H2 bay ra.
Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 23,35g B. 19,3g C. 22,85g D. 5,6g
Câu 25: Hoaù chaát ñöôïc duøng ñeå ñieàu cheá khí clo khi cho axit HCl taùc duïng vôùi
A. KClO3 hoặc MnO2. B. MnO2 hoặc NaCl.
C. NaOH hoặc MnO2. D. KMnO4 hoặc NaCl.
Câu 26: Dùng muối iốt hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ . Muối iốt ở đây là:
A. I2. B. KI.
C. NaCl và KI. D. NaCl và I2.
Câu 27: Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau cho tác dụng với HCl đặc thì chất
cho nhiều Clo hơn là
A. Không xác được. B. KMnO4
C. Lượng Clo sinh ra bằng nhau D. MnO2
Câu 28: Dãy gồm các axit nào dưới đây đều có thể chứa trong lọ thủy tinh?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF.
C. H2SO4, HF, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 29: Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng
là:
A. 2s2 2p5 B. 4s2 4p5 C. 3s2 3p5 D. ns2 np5
Câu 30: Khối lượng natri và thể tích clo cần dùng để điều chế 4,68g muối natri clorua, biết
hiệu suất phản ứng là 80%:
A. 1,84g Na; 0,896 lít Cl2 B. 1,47g Na; 0,72 lít Cl2
C. 2,3g Na; 1,12 lít Cl2 D. 0,37g Na; 0,18 lít Cl2.
-------------------------------------------------- HẾT ----------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_tai_lieu_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_mon_hoa_hoc_lop_10_thpt_3347.pdf