Luận văn Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để tổ chức dạy – học phần Sinh học vi sinh vật 10

Thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được các kết quả sau: 1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng các HĐKP vào dạy- học Sinh học bậc THPT. Cụ thể là: - Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu- nhược điểm của dạy học bằng các HĐKP, những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các HĐKP, quy trình thiết kế và quy trình sử dụng các HĐKP . - Xác định được các dạng hoạt động và hình thức tổ chức dạy học bằng các HĐKP. 1.2. Qua kết quả thăm dò cho thấy: đa số GV chưa hiểu biết rõ về phương pháp dạy học khám phá trong dạy học sinh học, vì vậy GV ít và không thường xuyên thiết kế và sử dụng các HĐKP trong dạy học. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực hoạt động của HS không đồng đều, đa số GV chưa được bồi dưỡng một cách thường xuyên về kỹ năng thiết kế HĐKP cho HS nói riêng và các phương pháp dạy học mới nói chung. Ngược lại HS hiện nay nhận thức đươc việc rất cần thiết tổ chức các HĐKP trong học tập và các em yêu thích, hứng thú với các hoạt động này trong giờ học.

pdf120 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để tổ chức dạy – học phần Sinh học vi sinh vật 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Bá Hoành, 2005. "Học bằng các hoạt động khám phá", Tạp chí Thế giới trong ta (Số chuyên đề 35 + 36, tháng 1 + 2 năm 2005), tr 4-8. 12. Trần Bá Hoành, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 13. Trần Bá Hoành, 2006. "Dạy học đặt và giải quyết vấn đề", Tạp chí thế giới trong ta, (Số chuyên đề 50 +51), tr 4-7. 14. Trần Bá Hoành và Trịnh Nguyên Giao, 2002. Đại cương về phương pháp dạy học Sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 69 15. Lê Văn Hồng (Chủ biên), 2001. Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Bá Hùng, 2004. Cải tiến bổ sung các hoạt động để tổ chức dạy - học Sinh học 10 ban khoa học tự nhiên. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 17. Nguyễn Kỳ và Vương Xuân Nghiêm, 1993. “Một số vấn đề về phương pháp giáo dục”, vụ GD. 18. Nguyễn Thị Hồng Nam, 2003. "Vận dụng hình thức dạy học khám phá và thảo luận nhóm vào dạy học văn ở trường Đại học", Tạp chí dạy và học ngày nay (Số 9, tháng 7/2003), tr 11-14. 19. Nguyễn Ngọc Quang, 1989. Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW I, Hà Nội. 20. Đào Đại Thắng, 2003. Lý luận dạy học sinh học. Bài giảng môn học, Đại học Cần Thơ. 21. Nguyễn Qúy Thao (Tổng biên tập), Nguyễn Thu Huyền, Trương Đức Kiên, Nguyễn Thị Thanh Hải và Nguyễn Mạnh Hùng, 2006. Sách giáo viên Sinh học 10 – Cơ bản. NXB Giáo Dục, Hà Nội. 22. Đặng Thị Bé Trang, 2006. Thiết kế các hoạt động để tổ chức cho học sinh học tập phần Cơ sở di truyền học bậc Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh. 23. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến và Trần Qúy Thắng, 2006. Sách giáo viên Sinh học 10 – Nâng cao. NXB Giáo Dục, Hà Nội. P1 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn. 1. Thầy(Cô) là giáo viên trường ....... 2. Trong quá trình giảng dạy, Thầy (Cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây với mức độ như thế nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng) TT PHƯƠNG PHÁP Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng 1 Thuyết trình 2 Hỏi đáp-tái hiện thông báo 3 Hỏi đáp-tìm tòi 4 Dạy học có sử dụng các dạng bài tập 5 Dạy học khám phá 6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu 7 Dạy học nêu vấn đề 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 9 Dạy học theo nhóm 10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa 3. Thầy (Cô) vui lòng cho biết hoạt động khám phá trong dạy - học là gì? Trả lời:....................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 4. Thầy (Cô) vui lòng cho biết hoạt động khám phá có ý nghĩa như thế nào trong dạy- học? Trả lời:....................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 5. Thầy (Cô) vui lòng cho biết quy trình tổ chức hoạt động khám phá trong dạy - học là gì? Trả lời:........................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô). ----------------------------------- P2 PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC HỌC SINH Học sinh lớp: Trường: Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây (đánh dấu x vào ô  ): 1. Trong các giờ học sinh học, Thầy (Cô) đã tổ chức các hoạt động để học sinh thảo luận, tự khám phá nội dung kiến thức bài học thường xuyên như thế nào?  Thường xuyên  Ít thường xuyên  Chưa từng tổ chức 2. Các em có thái độ yêu thích như thế nào đối với việc được tổ chức hoạt động, thảo luận để tự khám phá nội dung kiến thức bài học trong quá trình học tập?  Rất yêu thích  Yêu thích  Không yêu thích Cảm ơn các em. ----------------- P3 PHỤ LỤC 3 CÁC GIÁO ÁN SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM Giáo án 1 Phần ba: SINH HỌC VI SINH VẬT Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Tiết 23 - Bài 22: DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT *** I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Trình bày được khái niệm VSV. Kể tên một số đại diện VSV của các giới Sinh vật. - Phân biệt được 3 loại môi trường cơ bản trong nuôi cấy VSV. - Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. - Phân biệt được 3 kiểu thu nhận năng lượng ở các VSV hóa dị dưỡng là lên men, hô hấp kị khí và hô hấp khiếu khí. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát và so sánh. - Rèn luyện kỹ năng suy luận, xử lý tình huống. 3.Thái độ: - Hiểu biết đúng đắn về tự nhiên, sự sống xung quanh chúng ta. - Gíao dục cho HS ứng dụng các kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày. II.Phương tiện - Tivi. - Một số hình ảnh giáo viên cung cấp và sơ đồ trang 89 SGK. III.Phương pháp giảng dạy: - Hoạt động nhóm, hỏi đáp tìm tòi. IV.Tiến trình bày giảng. 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: P4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: - GV chiếu các hình ảnh Hình 2.1Nấm men (Saccharomyces) Hình 2.2 Vi khuẩn (Corynebacterium glutamicum) Hình 2.3 Vi tảo đơn bào (Chlorella) GV yêu cầu HS quan sát các hình 2.1, 2.2, 2.3 và nghiên cứu thông tin mục I SGK trả lời các câu hỏi sau: -VSV là gì ? VSV là những sinh vật thuộc giới nào? -Trình bày những đặc điểm chung của VSV. -VSV có kích thước nhỏ đem lại lợi ích gì cho chúng? -HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK→ trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung. I.Khái niệm VSV - VSV là những cơ thể sống có kích thước rất nhỏ bé (đường kính trung bình 0,2- 2µm VSV nhân sơ) và 10- 100µm (VSV nhân thực) không nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi. VD: Vi khuẩn (giới khởi sinh), nấm men (giới nấm), vi tảo đơn bào (giới nguyên sinh),. - VSV hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng. P5 GV nhận xét và chốt lại kiến thức. Ngoài ra còn một số quần thể VSV quanh ta ( mắt thường có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy): - Tảo màu xanh gặp trên mặt ao, hồ,ruộng. - các loại nấm mốc mọc trên cơm, trên lõi ngô. Hoạt động 2: Trong tự nhiên, VSV có mặt khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng Ví dụ: VSV sinh trưởng ở đất, nước, không khí hoặc môi trường có sẵn chất hữu cơ như: cơm, bánh mì, thịt GV cho ví dụ về các loại môi trường nuôi cấy cơ bản trong phòng thí nghiệm, một HS đã đưa ra các ví dụ sau: - Ví dụ 1: Sữa cho vi khuẩn lactic lên men tạo axit lactic - Ví dụ 2: Môi trường nuôi cấy vi khuẩn E.coli gồm Glucôzơ: 1 g Na2HPO4: 16,4 g KH2PO4: 1,5 g (NH4)2SO4: 2 g MgSO4, 7H2O: 0,2 g CaCl2: 0,01 g FeSO4.7H2O: 0,005 g PH = 6,8 – 7 Nước cất: 1000 ml - Ví dụ 3: Dịch quả cho nấm men rượu tạo rượu. - Ví dụ 4: Môi trường nuôi cấy các loại nấm, vi khuẩn: môi trường PGA (Potato -HS nghiên cứu thông tin SGK→ trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung. II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1. Các loại môi trường cơ bản. + Khái niệm: môi trường nuôi cấy là dung dịch các chất dưỡng cần thiết cho sinh trưởng, sinh sản của VSV. Có 3 loại môi trường cơ bản: - Môi trường tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên với số lượng thành phần không xác định. - Môi trường tổng hợp: là môi tường trong đó các chất đều đã xác định được thành phần hóa học và số lượng. - Môi trường bán P6 Glucose Agar) Khoai tây Glucose 20 g Agar 20 g Nước 1000ml Theo em, mỗi ví dụ trên (mỗi môi trường trên) có chính xác không? Mỗi ví dụ thuộc loại môi trường nuôi cấy VSV nào? Giải thích. GV định hướng để HS thảo luận đúng trọng tâm bằng các câu hỏi gợi mở: Để xác định đúng thành phần của môi trường, trước hết các em cần phân biệt rõ chất (sản phẩm) tự nhiên và chất (sản phẩm) tổng hợp? Từ các ví dụ trên, em hãy kể tên chất (sản phẩm) nào là chất (sản phẩm) tự nhiên và chất (sản phẩm) nào là chất (sản phẩm) tổng hợp ? GV kết luận và chính xác hóa kiến thức Ví dụ 1 và ví dụ 3: môi trường tự nhiên. Ví dụ 2: môi trường tổng hợp. Ví dụ 4: môi trường bán tổng hợp. Hoạt động 3: GV chiếu các hình ảnh: Hình 2.8 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục HS quan sát hình, hoạt động nhóm 4 HS(2p) → Thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. tổng hợp: là môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số chất hóa học với số lượng và thành phần xác định. 2.Các kiểu dinh dưỡng -Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưỡng: Nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu. -Có 4 kiểu dinh P7 Hình 2.9 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro và oxi hóa lưu huỳnh Hình 2.10 Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục Hình 2.11 Nấm, vi khuẩn E.Coli (Vi khuẩn không quang hợp) GV chia nhóm 4HS/nhóm và yêu cầu HS quan sát các hình 22.7, 22.8, 22.9 và 22.10 và dựa vào thông tin, sơ đồ mục II.2 SGK trang 89, hoàn thành phiếu học tập số 1 sau: Phiếu học tập số 1: Kiều dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ dưỡng ở vi sinh vật: + Quang tự dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa tự dưỡng + Hóa dị dưỡng. P8 GV kết luận và chính xác hóa kiến thức Kiều dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục Hóa tự dưỡng Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro và oxi hóa lưu huỳnh Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, Động vật nguyên sinh, vi khuẩn E.Coli (Vi khuẩn không quang hợp) P9 Hoạt động 4: GV chiếu các hình ảnh: Hình 2.12 Nấm mốc (Penicilium sp.) Hình 2.13 Xạ khuẩn (Micromonospora) Hình 2.14 Động vật nguyên sinh Hình 2.15 Nấm men (Saccharomyces) HS quan sát hình, hoạt động nhóm 4 HS(2p) → Thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. III.Hô hấp và lên men 1.Hô hấp a.Hô hấp hiếu khí - Là quá trình Ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là Ôxi phân tử (O2 ). -Sinh vật nhân thực chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất. PTTQ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + 38 ATP (40% NL của phân tử C6H12O6). b.Hô hấp kị khí -Là quá trình phân giải cacbonhidrat để thu năng lượng và các chất êlectron cuối cùng không phải là Ôxi phân tử, là phân tử vô cơ (NO3 - , SO4 2) X¹ khuÈn: Micromonospora NÊm mèc: Penicillium sp. P10 GV chia nhóm 4HS/nhóm và yêu cầu HS quan sát các hình 2.12, 2.13, 2.14 và 2.15; dựa vào thông tin mục III SGK trang 89, 90 và hoàn thành phiếu học tập số 2 sau: Phiếu học tập số 2: Đặc điểm Hô hấp Lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Có mặt oxi phân tử Chất nhận e- cuối cùng Chất tham gia Sản phẩm Đại diện VSV GV kết luận và chính xác hóa kiến thức Đặc điểm Hô hấp Lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Có mặt oxi phân tử Có Không có Không có Chất nhận e- cuối cùng Ôxi phân tử Phân tử vô cơ (NO3- , SO4 2- ) Phân tử hữu cơ Chất tham gia Đường Glucô Phân tử hữu cơ Phân tử hữu cơ Sản phẩm CO2, H2O, ATP CO2, H2O, ATP Hợp chất vô cơ CO2 Hợp chất vô cơ Đại diện VSV Nấm, Động vật nguyên sinh, xạ khuẩn Vi khuẩn phản Nitrat hóa, Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh Nấm men, Vi khuẩn lactic 2.Lên men -Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho và nhận êlectron đều là các phân tử hữu cơ. 4.Củng cố GV: đặt các câu hỏi Câu 1: Vi sinh vật là gì ? A. Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác. B. Là vi trùng có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh. P11 C. Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi.* D. Cả a và b. Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ? A. Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh. B. Nguồn cacbon mà chúng sử dụng. C. Nguồn năng lượng. D. Cả b và c.* Câu 3: Hô hấp ở vi sinh vật là gì ? A. Là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng tế bào tạo thành ATP.* B. Là quá trình trao đổi khí ôxi và CO2 giữa cơ thể và môi trường. C. Là quá trình phân giải các chất cung cấp năng lượng cho tổng hợp chất mới. D. Là quá trình phân giải các chất không cần ôxi. HS: làm bài tập. GV: Nhận xét, kết luận 5.HDVN -Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc trước bài mới. P12 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên:. Lớp:. -Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưỡng: Nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu. -Dựa vào nguồn cacbon người ta chia: VSV tự dưỡng (nguồn cacbon từ CO2) và VSV dị dưỡng (nguồn cacbon từ hợp chất hữu cơ). -Dựa vào nguồn năng lượng hấp thu chia thành: VSV quang dưỡng (nguồn năng lượng từ ánh sánh mặt trời) và VSV hóa dưỡng (nguồn năng lượng từ các phản ứng hóa học vô cơ hoặc hữu cơ). Nghiên cứu nội dung trên và SGK hoàn thành bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ P13 ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên:. Lớp:. -Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưỡng: Nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu. -Dựa vào nguồn cacbon người ta chia: VSV tự dưỡng (nguồn cacbon từ CO2) và VSV dị dưỡng (nguồn cacbon từ hợp chất hữu cơ). -Dựa vào nguồn năng lượng hấp thu chia thành: VSV quang dưỡng (nguồn năng lượng từ ánh sánh mặt trời) và VSV hóa dưỡng (nguồn năng lượng từ các phản ứng chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ) Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục Hóa tự dưỡng Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro và oxi hóa lưu huỳnh Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, Động vật nguyên sinh, vi khuẩn E.Coli (Vi khuẩn không quang hợp) P14 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên:. Lớp:.. 1.Hô hấp hiếu khí - Là quá trình Ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là Ôxi phân tử (O2). - Sinh vật nhân thực là chuỗi truyền êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất. PTTQ: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O +38 ATP (40% NL của 1 phân tử C6H12O6). 2.Hô hấp kị khí - Là quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng và chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ không phải là Ôxi phân tử. 3.Lên men - Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho và nhận electron đều là các phân tử hữu cơ. Nghiên cứu nội dung trên và SGK hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Hô hấp Lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Có mặt Ôxi phân tử Chất nhận e cuối cùng Chất tham gia Sản phẩm Đại diện VSV P15 ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên:. Lớp:.. 1.Hô hấp hiếu khí - Là quá trình Ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là Ôxi phân tử (O2). - Sinh vật nhân thực là chuỗi truyền nhân êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất. PTTQ: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O +38 ATP (40% NL của 1 phân tử C6H12O6). 2.Hô hấp kị khí - Là quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng và chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ không phải là Ôxi phân tử. 3.Lên men - Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho và nhận electron đều là các phân tử hữu cơ. Đặc điểm Hô hấp Lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Có mặt Ôxi phân tử Có Không có Không có Chất nhận e cuối cùng Ôxi phân tử Phân tử vô cơ (NO3- , SO4 2- ) Phân tử hữu cơ Chất tham gia Đường Glucô Phân tử hữu cơ Phân tử hữu cơ Sản phẩm CO2, H2O, ATP CO2, H2O, ATP Hợp chất vô cơ CO2 Hợp chất vô cơ Đại diện VSV Nấm, Động vật nguyên sinh, xạ khuẩn Vi khuẩn phản Nitrat hóa, Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh Nấm men, Vi khuẩn lactic P16 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên:. Lớp:.. Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất (Đánh dấu X vào ô đáp án dưới đây) A B C D A B C D Câu 1 Câu 6 Câu 2 Câu 7 Câu 3 Câu 8 Câu 4 Câu 9 Câu 5 Câu 10 Câu 1: Vi khuẩn lactic trong sữa chua thuộc nhóm dinh dưỡng nào ? A. Vi khuẩn hóa tự dưỡng sử dụng chất hữu cơ. B. Vi khuẩn hóa tự dưỡng sử dụng chất vô cơ. C. Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng chất hữu cơ. D. Vi khuẩn quang tự dưỡng sử dụng chất vô cơ. Câu 2:Thế nào gọi là quá trình lên men ? A. Là quá trình chuyển hóa các vật chất hữu cơ. B. Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất. C. Là quá trình chuyển hóa các vật chất vô cơ. D. Là quá trình chuyển hóa hiếu khí xảy ra ở màng ngoài ti thể. Câu 3: Chất cho electron và nhận electron đều là chất hữu cơ. Đây gọi là quá trình gì ? A. Lên men. C. Hóa dưỡng vô cơ B. Hô hấp kị khí. D. Hô hấp hiếu khí. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật ? A. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng lại có khu phân bố hẹp. B. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, nhìn rõ dưới kính hiển vi. C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực có phân bố rộng. D. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh. Câu 5: Quá trình Ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là Ôxi phân tử (O2), được gọi là: A. Hô hấp kị khí. C. Hô hấp B. Lên men. D. Hô hấp hiếu khí. P17 Câu 6: Nấm và vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu: A. Hóa tự dưỡng. C. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. D. Hóa dị dưỡng. Câu 7: Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp kị khí là gì ? A. CO 2 và ATP. C. ATP và hợp chất vô cơ B. CO 2 và H 2 O. D. Cả B và C. Câu 8: Dựa vào yếu tố nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật ? A. Kí sinh hoặc nữa kí sinh. B. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon. C. Nguồn cacbon và các chất dinh dưỡng. D. Các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Câu 9: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây? A. Chất vô cơ và CO2. B. Ánh sáng và chất vô cơ. C. Ánh sáng và CO2. D. Ánh sáng và chất hữu cơ. Câu 10: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0.2); KH2PO4 (1.0); MgSO4 (0.2); CaCl2 (0.1); NaCl (0.5). Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường: A. Tự nhiên. C. Bán tổng hợp. B. Tổng hợp. D. Nhân tạo. ĐÁP ÁN A B C D A B C D Câu 1 x Câu 6 x Câu 2 x Câu 7 x Câu 3 x Câu 8 x Câu 4 x Câu 9 x Câu 5 x Câu 10 x P18 Giáo án 2 Phần ba: SINH HỌC VI SINH VẬT Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Tiết 25 - Bài 24: THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC *** I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Biết làm thí nghiệm lên men rượu, quan sát hiện tượng lên men. - Nắm được các bước làm sữa chua và muối chua rau quả. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và so sánh. - Rèn luyện kỹ năng phán đoán kết quả thí nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm. 3.Thái độ: - Hiểu biết đúng đắn về tự nhiên và cuộc sống xung quanh ta để liên hệ thực tế và biết làm sữa chua và dưa chua. II.Phương tiện * Lên men êtilic: GV chuẩn bị cho HS tại phòng thí nghiệm: - Tranh hình 24 SGK: sơ đồ thí nghiệm lên men rượu dùng bánh men. - Ống nghiệm (có đánh số 1,2,3) đặt vào giá, ống đong. - Bánh men được giã nhỏ và rây lấy bột mịn. - Pha dung dịch đường kính 10%. - Nước lã đun sôi để nguội. - Nếu có điều kiện, làm trước khoảng 3 đến 4 giờ thí nghiệm lên men êtilic. * Lên men lactic: Mỗi nhóm HS tự chuẩn bị ở nhà: (mang lên trường khi thực hành) a. Làm sữa chua: - 1 hộp sữa đặc có đường. - 2 hộp sữa chua Vinamilk. - 1 hoặc 2 cái muỗng. - 1 cái thau canh. - Nhiều hủ thủy tinh hoặc bao nylon nhỏ (dây thun). - 1 ấm đun nước. P19 b. Muối chua rau quả: - 1-2 quả dưa chuột hoặc 1 bó rau cải (cải sen, bắp cải, ...) được rửa sạch. Rau cải cắt cắt nhỏ thành các đoạn 3-4cm; dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc và phơi chỗ nắng nhẹ hoặc râm. - Dung dịch nước muối NaCl 5-6% - Một ít đường saccarôzơ. - Bình hình trụ hoặc vại, âu (có nắp). III.Phương pháp giảng dạy: - Hoạt động nhóm, hỏi đáp tìm tòi bộ phận. IV.Tiến trình bày giảng. 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: - GV chiếu hình ảnh, đồng thời đã chuẩn bị trước một bộ thí nghiệm gồm 3 ống nghiệm như trên tại phòng thí nghiệm để làm mẫu cho học sinh trước khi học sinh thí nghiệm 3-4 giờ: Hình 24: sơ đồ thí nghiệm lên men rượu dùng bánh men GV yêu cầu HS quan sát hình 24 SGK và Chuẩn bị 3 ống nghiệm 1, 2 và 3. Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết. Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2. Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để - Nhóm HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK→ làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV vào phiếu thực hành – phần I - Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. I. Lên men êtilic P20 nguội theo thành ống nghiệm 3. Sau đó, để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 – 32oC. Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và hãy nhận xét có hay không có các chỉ tiêu sau ở 3 ống nghiệm (trả lời phiếu thực hành – phần I): - Có bọt khí CO2 nổi lên. - Có mùi rượu. - Có mùi đường. - Có mùi bánh men. Và rút ra điều kiện lên men êtilic là gì? * Khi có mặt của bột nấm men mà không có đường thì có xảy ra quá trình lên men êtilic không? Và ngược lại? Giải thích. * Qúa trình lên men êtilic: Đường Nấm men Y↑ + X + Năng lượng (ít) Vậy X là hợp chất gì? Y là khí gì? GV kết luận và chính xác hóa kiến thức * Qúa trình lên men êtilic: Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3 Có bọt khí nổi lên Có mùi rượu Có mùi đường Có mùi bánh men Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3 Có bọt khí nổi lên không có không Có mùi rượu không có không Có mùi đường có không không Có mùi bánh men không không có P21 Đường Nấm men CO2↑ + Êtilic + Năng lượng (ít) Hoạt động 2: - GV chuẩn bị trước 1-2 hộp sữa chua để làm mẫu trước khi cho học sinh thí nghiệm - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin II SGK trang 97 tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu thực hành – phần II.1 sau: Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét màu sắc, hương vị, trạng thái? - Hợp chất X trong sơ đồ làm sữa chua là gì? Glucôzơ Vi khuẩn lactic X + Năng lượng (ít) - Vì sao phải sử dụng hộp sữa chua Vinamilk? - Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt? - Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng? GV kết luận và chính xác hóa kiến thức: - Nhận xét màu sắc, hương vị, trạng thái: + Màu sắc: trắng đục + Hương vị : chua + Trạng thái: sệt - Hợp chất X trong sơ đồ làm sữa chua là: axit lactic - Phải sử dụng hộp sữa chua Vinamilk vì : có vi khuẩn lactic là yếu tố lên men lactic. - Sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt vì khi axit lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôtêin của sữa (cazêin) kết tủa. - Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì có các chất dễ đồng hóa như axit lactic, vitamin, nhân tố sinh trưởng, ... Hoạt động 3: - GV chuẩn bị trước một bình cải chua để làm mẫu trước khi cho học sinh thí nghiệm - Nhóm HS nghiên cứu thông tin SGK→ làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV vào phiếu thực hành – phần II.1 - Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. II. Lên men lactic 2. Làm sữa chua. P22 -GV yêu cầu HS dựa vào thông tin II SGK trang 97, 98 tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu thực hành – phần II.2 sau: Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét màu sắc, hương vị của dưa cải chua? - Hợp chất Y trong sơ đồ muối chua rau quả là gì? Glucôzơ Vi khuẩn lactic Y - Vì sao trước khi muối dưa, người ta phải phơi rau, quả ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm? - Vì sao khi muối dưa, người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau quả? - Vì sao phải bổ sung thêm đường saccarôzơ khi muối dưa? - Vì sao dưa chua để lâu sẽ bị khú? GV kết luận và chính xác hóa kiến thức: - Màu xanh rau, quả → vàng dưa, có vị chua nhẹ, thơm. - Hợp chất Y: Axit lactic - Trước khi muối dưa, người ta phải phơi rau, quả ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt giảm hàm lượng nước trong rau, quả. - Khi muối dưa, người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. - Bổ sung thêm đường saccarôzơ khi muối dưa vì rau quả dùng để muối dưa thường có hàm lượng đường thấp dưới 5%, muốn làm dưa chua phải có hàm lượng đường trong rau quả trên 5-6%. - Dưa chua để lâu sẽ bị khú vì hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic; lúc đó nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic; khi đó vi khuẩn lên men thối phát triển được làm khú dưa. - Nhóm HS nghiên cứu thông tin SGK→ làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của GV vào phiếu thực hành – phần II.2 - Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung 2. Muối chua rau quả. P23 4.HDVN -Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc trước bài mới. PHIẾU THỰC HÀNH BÀI 24: LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC (Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi tổ 2 nhóm, 5 – 6 học sinh/nhóm) Tên các bạn trong nhóm: ................................................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Lớp: ................................................................................................................................ Công tác chuẩn bị (2 điểm) Thao tác (1 điểm) Vệ sinh (1 điểm) Kết quả thí nghiệm (2 điểm) Trả lời câu hỏi (4 điểm) Tổng điểm I. LÊN MEN ÊTILIC: 1. Công tác chuẩn bị: Mỗi nhóm được chuẩn bị (nhà trường chuẩn bị) - 3 ống nghiệm. - Bánh men được giã nhuyễn hoặc nấm men thuần khiết. - Dung dịch đường kính saccarôzơ 10%. - Nước lã đun sôi để nguội. 2. Cách tiến hành:(HS thực hiện) -Chuẩn bị 3 ống nghiệm 1, 2 và 3. -Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết. -Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2. -Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3. Sau đó, để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30o – 32oC. P24 Hình 24: sơ đồ thí nghiệm lên men rượu dùng bánh men 3. Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm và hãy nhận xét “có” hay “không có” các chỉ tiêu sau ở 3 ống nghiệm: - Có bọt khí CO2 nổi lên. - Có mùi rượu. - Có mùi đường. - Có mùi bánh men. Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3 Có bọt khí nổi lên Có mùi rượu Có mùi đường Có mùi bánh men Và rút ra điều kiện để lên men êtilic là: ......................................................................... ......................................................................................................................................... * Khi có mặt của bột nấm men mà không có đường thì có xảy ra quá trình lên men êtilic không? Và ngược lại? Giải thích. Trả lời: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... * Qúa trình lên men êtilic: Đường Nấm men Y↑ + X + Năng lượng (ít) Vậy X là hợp chất .............................................. Y là khí ............................. II. LÊN MEN LACTIC: 1. Làm sữa chua: a. Công tác chuẩn bị: Mỗi nhóm HS tự chuẩn bị ở nhà (mang lên trường khi thực hành) - 1 hộp sữa đặc có đường. P25 - 2 hộp sữa chua Vinamilk. - 1 hoặc 2 cái muỗng. - 1 cái thau canh. - Nhiều hủ thủy tinh hoặc bao nylon nhỏ (dây thun) b. Cách tiến hành:(HS thực hiện) - Đun nước sôi, để nguội đến 40oC. - Pha nước nguội với hộp sữa đặc có đường - Cho hộp sữa chua Vinamilk vào và trộn đều. - Dùng muỗng đổ vào các hủ thủy tinh hoặc bao nylon cột chặt - Đưa vào các hộp ủ ấm 40oC (có thể ủ trong nước ấm), có đậy kín. c. Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét màu sắc, hương vị, trạng thái: + Màu sắc: ........................................................................................................... + Hương vị:.......................................................................................................... + Trạng thái:......................................................................................................... - Hợp chất X trong sơ đồ làm sữa chua là: ..................................................................... Glucôzơ Vi khuẩn lactic X + Năng lượng (ít) - Vì sao phải sử dụng hộp sữa chua Vinamilk? Trả lời: ............................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... - Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt? Trả lời: ............................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... - Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng? Trả lời: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................................... 2. Muối chua rau quả: a. Công tác chuẩn bị: Các nhóm HS chuẩn bị trước ở nhà (mang lên trường khi thực hành) P26 - 1-2 quả dưa chuột hoặc 1 bó rau cải (cải sen, bắp cải, ...) được rửa sạch. Rau cải cắt cắt nhỏ thành các đoạn 3-4cm; dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc và phơi chỗ nắng nhẹ hoặc râm. - Dung dịch nước muối NaCl 5-6% - Một ít đường saccarôzơ. - Bình hình trụ hoặc vại, âu (có nắp). b. Cách tiến hành: (HS thực hiện) - Cho rau (hoặc quả) vào trong bình trụ (hoặc vại, âu). - Đổ ngập nước muối NaCl 5- 6% vào bình trụ. - Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm 28 – 30oC - Thêm 2 muỗng đường saccarôzơ. c. Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau: - Nhận xét màu sắc, hương vị của dưa cải chua: + Màu sắc: ........................................................................................................... + Hương vị:.......................................................................................................... - Hợp chất Y trong sơ đồ muối chua rau quả là : ........................................................... Glucôzơ Vi khuẩn lactic Y - Vì sao trước khi muối dưa, người ta phải phơi rau, quả ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm? Trả lời: .............................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. - Vì sao khi muối dưa, người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau quả? Trả lời: .............................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. - Vì sao phải bổ sung thêm đường saccarôzơ khi muối dưa? Trả lời: .............................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. - Vì sao dưa chua để lâu sẽ bị khú? Trả lời: ............................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. P27 Giáo án 3 Phần ba: SINH HỌC VI SINH VẬT Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Tiết 26 - Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT *** I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Trình bày định nghĩa thời gian thế hệ (g) và tính được thời gian thế hệ của các quần thể VSV. - Trình bày được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Nêu được ý nghĩa của từng pha sinh trưởng. - Trình bày đặc điểm và ứng dụng của nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích – tổng hợp và so sánh. - Rèn luyện kỹ năng suy luận, xử lý tình huống. 3.Thái độ: - Hiểu biết đúng đắn về tự nhiên, sự sống xung quanh chúng ta. - Gíao dục cho HS ứng dụng các kiến thức đã học vào trong đời sống thực tiễn hàng ngày. II.Phương tiện - Tivi. - Sơ đồ bảng trang 99 SGK, hình 25 SGK trang 100. - Hình giáo viên cung cấp (Hình Nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục). III.Phương pháp giảng dạy: - Hoạt động nhóm, hỏi đáp tìm tòi. IV.Tiến trình bày giảng. 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: P28 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV hỏi: Hãy nhắc lại sinh trưởng của sinh vật là gì ? Hoạt động 1: - GV giới thiệu ở Vi khuẩn E.Coli cứ 20 phút tế bào phân chia 1 lần và chiếu sơ đồ bảng với số lượng tế bào ban đầu (No) là 01 tế bào : Thời gian (phút) (t) Số lần phân chia (n) 2n số tế bào của quần thể (No x 2n) 0 0 20 =1 2 20 1 21 =2 2 40 2 22 =4 4 60 3 23 =8 8 80 4 24 =16 16 100 5 25 =32 32 120 6 26 =64 64 GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ bảng trên và nghiên cứu thông tin mục I SGK trang 99 giải quyết tình huống sau: Nếu số lượng tế bào ban đầu (No) không phải là 01 tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu? Có 2 ý kiến khác nhau: - Ý kiến 1: Có 32 105 tế bào trong bình. - Ý kiến 2: Có 64 105 tế bào trong bình. Theo các em 2 ý kiến trên, ý kiến nào đúng? Tại sao? HS trả lời: là sự tăng kích thước và khối lượng của cơ thể -HS quan sát sơ đồ, nghiên cứu thông tin SGK→ xử lý tình huống và trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung. I. Khái niệm sinh trưởng: 1. Sinh trưởng ở vi sinh vật: là sự tăng sinh các thành phần của tế bào -> sự phân chia. 2. Thời gian thế hệ: - Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi phân chia (Kí hiệu: g). VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần. - Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau. VD: Vi khuẩn lao 1000 phút. P29 Từ đó trả lời các câu hỏi sau: - Thời gian thế hệ là gì? Có giống nhau giữa các loài VSV? - Công thức tính số lượng tế bào trong quần thể VSV? GV nhận xét và chốt lại kiến thức. Hoạt động 2 GV chiếu hình ảnh: Hình 25. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục GV yêu cầu HS quan sát hình 25 SGK trang 100 và dựa vào thông tin mục II.1 SGK trang 100, hoàn thành bảng sau (phiếu học tập số 01): Các pha Số lượng tế bào VK Nguyên nhân Ý nghĩa Pha tiềm phát (pha lag) Pha lũy thừa (pha log) Pha cân bằng Pha suy vong GV định hướng để HS thảo luận đúng trọng tâm bằng các câu hỏi gợi mở: -HS nghiên cứu hình ảnh và thông tin SGK→ trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung. II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: 1. Nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. a. Pha tiểm phát (Pha Lag) b. Pha luỹ thừa (Pha Log) c. Pha cân bằng: d. Pha suy vong: P30 - Diễn biến về số lượng tế bào VK qua từng pha trong nuôi cấy không liên tục? - Giải thích vì sao số lượng tế bào qua từng pha trong nuôi cấy không liên tục lại thay đổi? Từ đó nêu được ý nghĩa của từng pha trong nuôi cấy không liên tục? Cụ thể: + Pha tiềm phát: Là pha đầu tiên trong nuôi cấy nên VK cần điều kiện gì? + Quá trình chuyển hóa vật chất của VK diễn ra mạnh mẽ ở pha nào? + Để thu được số lượng VK tối đa nên dừng ở pha nào? + Để không xảy ra pha suy vong của quần thể VK thì phải làm gì? GV kết luận và chính xác hóa kiến thức Các pha Số lượng tế bào VK Nguyên nhân Ý nghĩa Pha tiềm phát (pha lag) Chưa tăng VK mới thích nghi với môi trường chưa phân chia, các enzim cảm ứng được hình thành đề phân giải cơ chất. VK cần có thời gian làm quen, thích nghi với môi trường Pha lũy thừa (pha log) Tăng nhanh theo lũy thừa và đạt đến cực đại VK phân chia mạnh mẽ, chuyển hóa vật chất diễn ra cực đại. Quá trình chuyển hóa vật chất của VK ở trạng thái phát triển mạnh mẽ. P31 Pha cân bằng Đat cực đại và không đổi theo thời gian Tốc độ chuyển hóa vật chất của VK giảm dần, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sinh ra). Để thu được số lượng VK tối đa nên dừng ở pha cân bằng Pha suy vong Giảm dần Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy dẫn đến số tế bào chết nhiều hơn so với tế bào mới được sinh ra (VK tự phân hủy) Để không xảy ra pha suy vong cần liên tục thêm các chất dinh dưỡng vào môi trường và lấy di một lượng tương đương dịch nuôi cấy Hoạt động 3: GV chiếu hình ảnh: Nuôi cấy liên tục Nuôi cấy không liên tục GV chia nhóm 4HS/nhóm và yêu cầu HS quan sát hình trên và dựa vào thông tin mục II SGK trang 100 và 101, hoàn HS quan sát hình, hoạt động nhóm 4 HS(2p) → Thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2. Nuôi cấy liên tục: - Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy. - Điều kiện môi trường duy trì ổn định. - Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn(chế phẩm P32 thành bảng sau (phiếu học tập số 02): Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục Đặc điểm Ứng dụng GV kết luận và chính xác hóa kiến thức Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục Đặc điểm - Không bổ sung chất dinh dưỡng mới - Không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa) - Bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng. - Thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa) Ứng dụng Nghiên cứu đường cong sinh trưởng của Vi khuẩn qua 4 pha: pha Tiềm phát, pha Lũy thừa, pha Cân bằng và pha Suy vong. Để thu được nhiều sinh khối hay chế phẩm VSV trong công nghệ sinh học. VSV trong công nghệ sinh học) 4.Củng cố GV: đặt các câu hỏi Câu 1: Sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm mấy pha cơ bản ? A. 2 pha. C. 3 pha. B. 4 pha. * D. 5 pha. Câu 2: Đặc điểm của pha cân bằng? A. Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, số lượng TB sinh ra bằng số lượng Tb chết đi. P33 B. VK thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng . C. Số lượng sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều. D. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn và không đổi. Câu 3: Nuôi cấy vi khuẩn E.Coli ở nhiệt độ 400C trong 1 giờ thì số lượng tế bào (N) sau thời gian nuôi cấy là : A. N = 8.105.* B. N = 7.105. HS: làm bài tập. GV: Nhận xét, kết luận 5.HDVN -Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc trước bài mới PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên:. Lớp:. P34 Nghiên cứu hình 25 trên và nội dung SGK hoàn thành bảng sau: Các pha Số lượng tế bào VK Nguyên nhân Ý nghĩa Pha tiềm phát (pha lag) Pha lũy thừa (pha log) Pha cân bằng Pha suy vong ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên:. Lớp:. P35 Các pha Số lượng tế bào VK Nguyên nhân Ý nghĩa Pha tiềm phát (pha lag) Chưa tăng VK mới thích nghi với môi trường chưa phân chia, các enzim cảm ứng được hình thành đề phân giải cơ chất. VK cần có thời gian làm quen, thích nghi với môi trường Pha lũy thừa (pha log) Tăng nhanh theo lũy thừa và đạt đến cực đại VK phân chia mạnh mẽ, chuyển hóa vật chất diễn ra cực đại. Quá trình chuyển hóa vật chất của VK ở trạng thái phát triển mạnh mẽ. Pha cân bằng Đat cực đại và không đổi theo thời gian Tốc độ chuyển hóa vật chất của VK giảm dần, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sinh ra). Để thu được số lượng VK tối đa nên dừng ở pha cân bằng Pha suy vong Giảm dần Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy dẫn đến số tế bào chết nhiều hơn so với tế bào mới được sinh ra (VK tự phân hủy) Để không xảy ra pha suy vong cần liên tục thêm các chất dinh dưỡng vào môi trường và lấy di một lượng tương đương dịch nuôi cấy P36 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên:. Lớp:.. Nuôi cấy liên tục Nuôi cấy không liên tục Nghiên cứu hình ảnh trên và nội dung SGK hoàn thành bảng sau: Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục Đặc điểm Ứng dụng P37 ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên:. Lớp:.. Nuôi cấy liên tục Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục Đặc điểm - Không bổ sung chất dinh dưỡng mới - Không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa) - Bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng. - Thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất (các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa) Ứng dụng Nghiên cứu đường cong sinh trưởng của Vi khuẩn qua 4 pha: pha Tiềm phát, pha Lũy thừa, pha Cân bằng và pha Suy vong. Để thu được nhiều sinh khối hay chế phẩm VSV trong công nghệ sinh học. P38 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên:. Lớp:.. Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất (Đánh dấu X vào ô đáp án dưới đây) A B C D A B C D Câu 1 Câu 8 Câu 2 Câu 9 Câu 3 Câu 10 Câu 4 Câu 11 Câu 5 Câu 12 Câu 6 Câu 13 Câu 7 Câu 14 Câu 15 Câu 1. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha tiềm phát ? A. Có sự hình thành và tích luỹ các enzim B. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ C. Tế bào phân chia liên tục D. Lượng tế bào tăng ít Câu 2. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là : A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng B. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy C. Vi sinh vật trưởng yếu D. Vi sinh vật trưởng mạnh Câu 3. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ? A. 20phút B. 60 phút C. 40 phút D. 2 giờ Câu 4: Sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm mấy pha cơ bản ? A. 2 pha B. 3 pha. C. 4 pha. D. 5 pha. Câu 5. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là : A. Không có chết , chỉ có số lượng sinh ra. B. Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi C. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi P39 D. Số chết đi ít hơn số được sinh ra Câu 6. Trong môi trường nuôi cấy , vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở : A. Pha suy vong B. Pha tiềm phát C. Pha cân bằng D. Pha luỹ thừa Câu 7. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là : A. Thời gian một thế hệ B. Thời gian sinh trưởng C. Thời gian sinh trưởng và phát triển D. Thời gian tiềm phát Câu 8. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là: A. 104.25 B. 104.26 C. 104.24 D. 104.23 Câu 9. Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là : A. Pha cân bằng động B. Pha luỹ thừa C. Pha suy vong D. Pha tiềm phát Câu 10. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là : A. Số được sinh ra bằng với số chết đi B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra C. Chỉ có chết mà không có sinh ra. D. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi. Câu 11. Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E.Coli đều phân bào 4 lần là: A. 110 B. 100 C. 128 D. 148 Câu 12. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ? A. 64 B. 32 C. 16 D. 8 Câu 13. Trong nuôi cấy không liên tục số lượng vi khuẩn đạt cực đại và ít thay đổi diễn ra ở pha: A. Tiềm phát B. Cân bằng C. Lũy thừa D.Suy vong Sử dụng công thức sau đây để trả lời các câu hỏi số 14,15 : Nt = No . 2n Câu 14. Trong công thức trên giá trị No được hiểu là: A. Số lần phân bào của tế bào vi sinh vật B. Số tế bào vi sinh vật ban đầu. C. Số tế bào tạo ra sau n lần phân bào D. Số tế bào tạo ra sau một lần phân bào P40 Câu 15. n trong công thức trên biểu thị cho: A. Số thế hệ của nhóm vi sinh vật ban đầu B. Số tế bào vi sinh vật tăng thêm C. Số tế bào vi sinh vật bị giảm sút D. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi sinh vật. ĐÁP ÁN A B C D A B C D Câu 1 X Câu 8 X Câu 2 X Câu 9 X Câu 3 X Câu 10 X Câu 4 X Câu 11 X Câu 5 X Câu 12 X Câu 6 X Câu 13 X Câu 7 X Câu 14 X Câu 15 X P41 ĐIỂM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Trường THPT Lý Tự Trọng Bài Lớp Số bài Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 22 (lần 1) ĐC (10A2) 45 0 7 3 9 9 5 7 2 3 0 TN (10A1) 47 0 3 4 10 5 12 6 5 2 0 Bài 24 (lần 2) ĐC (10A2) 45 0 5 2 5 6 9 10 3 5 0 TN (10A1) 47 0 0 3 6 9 8 11 5 3 2 Bài 25 (lần 3) ĐC (10A2) 45 0 3 5 6 8 9 10 3 1 0 TN (10A1) 47 0 0 4 6 13 3 15 5 1 0 2. Trường THPT Nguyễn Thái Bình. Bài Lớp Số bài Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 22 (lần 1) ĐC (10A3) 44 1 5 3 11 14 6 3 0 1 0 TN (10A4) 46 0 2 5 8 9 9 8 2 3 0 Bài 24 (lần 2) ĐC (10A3) 44 0 0 5 6 11 5 7 5 4 1 TN (10A4) 46 0 2 0 3 8 14 7 5 5 2 Bài 25 (lần 3) ĐC (10A3) 44 2 3 5 6 9 8 7 4 0 0 TN (10A4) 46 0 1 5 3 16 5 8 4 4 0 P42 3. Trường THPT Nguyễn Trung Trực Bài Lớp Số bài Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 22 (lần 1) ĐC (10A5) 44 0 6 3 5 11 8 6 4 1 0 TN (10A6) 45 0 4 7 7 3 11 9 3 1 0 Bài 24 (lần 2) ĐC (10A5) 44 0 3 1 4 11 10 10 2 2 1 TN (10A6) 45 0 2 5 2 6 8 17 3 2 0 Bài 25 (lần 3) ĐC (10A5) 44 1 1 4 4 6 16 10 2 0 0 TN (10A6) 45 0 1 2 4 6 6 20 3 3 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_nhuan_6904.pdf
Luận văn liên quan