KKTM Chu Lai là khu kinh tế đặc biệt là nơi hội tụ nhiều lợi thế nhằm
thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế. Do vậy, khu KTM Chu Lai là khu
vực có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thu hút và tiếp thu công nghệ
thông qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế với
mức tăng trưởng cao, làm động lực lan toả thúc đẩy phát triển kinh tế cho các
tỉnh miền Trung nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng.
88 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong
việc bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng và cả trong việc xây dựng các
khu dân cư.
2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan
+ Khu kinh tế mở là mô hình kinh tế mới, lần đầu tiên được thực hiện
thí điểm ở Viêt nam, trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý điều hành khu kinh tế chưa đáp ứng,
điều kiện hạ tầng còn yếu kém, các yếu tố của kinh tế thị trường còn trong
tình trạng sơ khai. Nên các khó khăn phức tạp, những yếu kém tồn tại là điều
khó có thể tránh khỏi.
+ Các bộ ngành TW chưa thật sự vào cuộc, chưa coi việc xây dựng khu
kinh tế mở là của mình, mà đó là việc của địa phương, Không những thế lại
có mặt chủ quan là cho ra đời hàng loạt các khu kinh tế ven biển và cửa khẩu
có cùng nội dung hoạt động tương tự trong khi chưa có tổng kết đánh giá về
hoạt động của khu kinh tế, nhất là KKTM Chu Lai - khu kinh tế được hình
thành đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2003.
+ Nhiều chính sách, luật mới ban hành sau khi KKTM Chu Lai ra đời
có nhiều tiến bộ hơn so với các quy định của Chính phủ về cơ chế ưu đãi
cho khu kinh tế mở Chu Lai, làm cho cơ chế ưu đãi của Chu Lai không còn
tính chất vượt trội nữa, như các luật về thuế xuất nhập khẩu, luật thương
mại, luật hải quan, luật đất đai, đầu tư, luật doanh nghiệp... Trong khi đó
các quy định về ưu đãi đầu tư tại Chu Lai lại được quy định bởi một quyết
định cá biệt của Chính phủ nên gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy
định này, tồn tại này đến tháng 11-2006 mới được giải quyết bằng việc ban
hành Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 6/11/2006 sửa đổi các quy định nói
trên. Bên cạnh đó, các khu kinh tế ra đời sau khu kinh tế mở Chu Lai lại có
lợi thế hơn do được quy định theo các luật này.
+ Định hướng phát triển khu kinh tế chưa rõ, chưa xác định được tiêu
chí để xây dựng khu kinh tế:
Hiện nay nước ta chưa xây dựng được tiêu chí thành lập khu kinh tế. Vì
vậy, khi thành lập khu KTM Chu Lai, từ khi có chủ trương đến khi có quyết
định thành lập phải mất đến gần 5 năm, làm mất đi nhiều cơ hội đầu tư.
Đến nay vẫn chưa có quy hoạch phát triển và phân bố các KKT trên
phạm vi cả nước, nên gây khó khăn trong việc định hướng đầu tư và phát
triển, đặc biệt là xác định nhiệm vụ chính cho từng khu kinh tế gắn với các
điều kiện kinh tế- xã hội và lợi thế riêng có của mình. Khu kinh tế Dung Quất
mặt dù ra đời sau nhưng được kế thừa và xây dựng trên nền tảng của khu
công nghiệp lọc dầu Dung Quất nên thuận lợi trong phát triển. Trong khi đó
KTTM Chu Lai khi thành lập,mục tiêu hàng đầu là áp dụng các cơ chế chính
sách vượt trội và các mô hình động lực mới để thu hút đầu tư, rút kinh nghiệm
cho hội nhập. Nhưng trên thực tế các ưu đãi đầu tư ấy chưa được triển khai
bao nhiêu thì sự ra đời hàng loạt các khu kinh tế khác đã phủ định cơ chế ưu
đãi đầu tư vượt trội của KKTM Chu Lai.
2.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc thu hút vốn đầu tư trong
điều kiện hiện nay đối với khu kinh tế mở Chu Lai
- Những thuận lợi cơ bản:
+ Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản về thu hút
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung trong đó có KKTM Chu Lai.
Đặc biệt với lợi thế có sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế được TW
quy hoạch, Chính phủ chọn Sân bay Chu Lai là dự án trọng điểm quốc gia
giai đoạn 2006-2010 và cho phép đầu tư theo hình thức BOT nguồn vốn
nước ngoài. Khu thương mại tự do được Chính phủ giao cho Bộ Thương
mại chủ trì xây dựng khung pháp lý cũng thu hút được sự chú ý của các nhà
đầu tư nước ngoài.
+ Sự tập trung trong chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của các bộ ngành TW
ngày càng nhiều hơn, cụ thể và hiệu quả hơn. Bởi lẽ, xây dựng và phát triển
các khu kinh tế bây giờ đã trở thành nhiệm vụ chung của cả nước, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sắp trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu
kinh tế trong phạm vi cả nước, một số cơ chế chính sách cho các khu kinh tế
sắp sửa được ban hành sẽ là nhưng thuận lợi mới trong sự nghiệp phát triển
khu kinh tế ở Việt Nam nói chung và khu KTM Chu Lai nói riêng.
+ Xu hướng các dòng vốn đầu tư nước ngoài nhất là các nước Đông
Bắc Á, châu Mỹ, châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Ý... đang có
xu hưóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng.
Các quan hệ đối ngoại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, Việt
Nam - Mỹ, Việt Nam - Trung Quốc đang mở ra các triển vọng to lớn trong
thu hút đầu tư, cùng với môi trường đầu tư cuả nước ta đang ngày càng được
cải thiện sẽ là thời cơ chung để thu hut đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Chính phủ vừa mới ban hành quy chế hoạt động của Khu
kinh tế mở Chu Lai thay thế cho Qyết định 108 ban hành năm 2003 đã bị lạc
hậu so với quy định của pháp luật hiện hành cùng với các ưu đãi vượt trội
trong khu thương mại tự do sắp sửa ban hành là một lợi thế mới mà chỉ ở khu
kinh tế mở Chu Lai mới có.
+ Cơ sở hạ tầng được xây dựng trong gần 4 năm qua với nhiều công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Sân bay Chu Lai, Cảng biển Kỳ Hà, hạ
tầng các khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp và các công trình hạ tầng
khác bước đầu phát huy hiệu quả. Các dự án đã đầu tư vào khu kinh tế mở
bước đầu thành công có tác dụng lan toả tích cực trong việc thu hút đầu tư
ngày càng có tính chất thực tiễn hơn.
+ Kinh nghiệm thu hút đầu tư trong những những năm qua sẽ là tiền đề
quan trọng trong việc thu hút đầu tư trong thời gian đến, nhất là việc xác định
các nhà đầu tư chiến lược, xác định các chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng
các khu chức năng, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư...
+ Các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài cũng đã chú ý đến khu kinh tế
mở Chu Lai ngày càng nhiều hơn và thường xuyên giữ mối quan hệ thông tin
về dự án đầu tư như tập đoàn sửa chữa máy bay hạng nặng AWAAA - Bỉ,
Tập đoàn ICORPA Canada về dự án đầu tư sân bay Chu Lai, Tập đoàn Suma
Dubai về dự án đầu tư khu du lịch cao cấp, tập đoàn tài chính Fleming-Anh,
tập đoàn Bourbon investement - Pháp, tập đoàn Citico-Hồng kông, tập đoàn
tài chính Nam Phi về chế tác kim cương và nhiều các nhà đầu tư từ các quốc
gia và vùng lãnh thổ đến tìm hiểu và đầu tư vào khu KTM.
+ Nguồn vốn đầu tư của ngân sách TW cho Chu Lai cũng được đầu tư tập
trung hơn. Nguồn vốn khai thác trên địa bàn cũng ngày càng gia tăng nhất là
nguồn thu từ đất, nguồn khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn thu thuế phát sinh
trên địa bàn và các nguốn vốn huy động hợp pháp khác như nguồn vốn ODA,
nguồn vốn ứng trước của các nhà đầu tư, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất.
+ Đội ngũ cán bộ công chức ngày càng trưởng thành và có thêm kinh
nghiệm trong công tác. Hơn 4 năm xây dựng, với những thành công bước đầu
thu được, kể cả những bài học có được từ kinh nghiệm thực tiễn đội ngũ cán
bộ lãnh đạo quản lý và công chức, viên chức của khu KTM Chu Lai không
ngừng trưởng.
- Những khó khăn thách thức
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản có tính chất thời cơ và vận hội nêu
trên, rong những năm đến thu hút đầu tư vào khu kinh tế ở Chu Lai cũng còn
gặp không ít khó khăn thách thức đó là:
+ Cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn,những thuận về cơ chế
ưu đãi đầu tư không còn là thế mạnh vốn có của Chu Lai mà đã trở thành lợi
thế chung của các khu kinh tế trong cả nước.
+ Kết cấu hạ tầng tuy có được tăng cường, song so với yêu cầu thu hút
đầu tư thì vẫn còn yếu và thiếu.
+ Đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ: Mặc
dù chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và công chức có được nâng lên so với
trứơc đây, song so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển trong
giai đoạn mới thì vẫn còn nhiều bất cập, thách thức nhất là trình độ ngoại ngữ,
trình độ đàm phán, xúc tiến đầu tư, kiến thức pháp luật và khả năng tổ chức,
quản lý điều hành.
+ Ngoài ra các vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, xử lý
môi trường trong các khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, công tác bồi
thường thiệt hai, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm cho
người dân trong vùng dự án đang là một thách thức lớn, hông dễ dàng giải
quyết trong một sớm một chiều được.
Kết luận chương 2
Qua 4 năm xây dựng KKTM Chu Lai trong điều kiện còn nhiều khó
khăn, phải vừa học, vừa làm,vừa rút kinh nghiệm, đã thu hút được một lượng
vốn đầu tư đáng kể, để đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh
doanh, một số dự án lớn đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả như: Dự án
sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải, nhà máy sản xuất thức ăn Hoa Chen, khu
du lịch cao cấp Ledomain deTam Hải và các dự án tại khu công nghiệp Bắc Chu
Lai, khu công nghiệp Tam Hiệp đã thu hút trên 3000 lao động, đóng góp cho
ngân sách tỉnh trên 100 tỷ đồng thuế các loại, bước đầu tạo ra hình ảnh một khu
kinh tế non trẻ nhưng không ít triển vọng phát triển. Những tồn tại, yếu kém
trong thu hút vốn đầu tư ở khu KTM cũng không phải là ít nhất là trên các lĩnh
vực cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực...
Đặc biệt KKTM Chu Lai, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, những khó
khăn thách thức trong quá trình mở cửa và hội nhập cũng không phải là ít như
cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn không chỉ trong nước mà còn có tính chất
toàn cầu, những tồn tại không dễ khắc phục ngay mà đòi hỏi cần có thời gian
và nguồn lực tài chính.
Do vậy, tập trung phân tích các mặt tồn tại, xác định đúng đắn các
nguyên nhân, tìm ra các giải pháp có tính khả thi cao để tiếp tục thu hút ngày
càng nhiều vốn đầu tư là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của KKTM Chu Lai
tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM
TRONG THỜI GIAN ĐẾN (2006-2010)
3.1. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ MỞ
CHU LAI 2006-2010
3.1.1. Các nguồn vốn trong nước
Để triển khai xây dựng khu KTM Chu Lai đúng với yêu cầu và vị thế
kinh tế của nó, cần triển khai đầu tư để thực hiện một số nội dung công việc
sau: Đền bù, giải toả mặt bằng, tái đinh cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
và xã hội, xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dưng các khu
chức năng phục vụ quản lý điều hành, xây dựng các trung tâm nghiên cứu,
chuyển giao thuật, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề.
Để thực hiện các mục tiêu trên, dự báo nguồn vốn được huy động từ
các kênh như sau:
+ Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm NSĐP và hỗ trợ của NSTW):
Được sử dụng phục vụ cho công tác bồi thường thiệt, giải phóng mặt
bằng, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu nhất có tính chất
quyết định của KKTM.
+ Vốn tín dụng nhà nước:
Vốn vay tín dụng nhà nước với lãi suất thấp để hỗ trợ xây dựng kết cấu
hạ tầng và các khu chức năng, chủ yếu là các hoạt động không có khả năng
sinh lời cao, hoặc không sinh lời nhưng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sự phát triển của khu kinh tế.
+ Vốn của các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức cá
nhân sẽ đầu tư xây dựng các công trình để hoạt động kinh doanh dịch vụ vào
khu kinh tế mở.
+ Các nguồn vốn khác: ngoài các nguồn vốn trên tuỳ theo điều kiện cụ
thể của từng công trình và dự án có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau
như: khai thác quỹ đất, trái phiếu công trình...
Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút nguồn vốn trong nước khoảng 6675
tỷ đồng trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 3000 tỷ đồng, vốn phát
triển sản xuất kinh doanh 3675 tỷ đồng (xem phụ lục số 3).
3.1.2. Các nguồn vốn nước ngoài
+ Vốn ODA:
Đối với khu KTM Chu Lai, nguồn vốn ODA được Chính phủ thống
nhất cho phép triển khai thực hiện. Các danh mục công trình có thể và cần
thiết đưa vào vận động bao gồm công trình giao thông chính như: sân bay,
cảng biển, các trục giao thông chính, đường ven biển, các khu xử lý nước thải
trong các khu công nghiệp... Dự báo giai đoạn 2006-2010 thu hút khoảng 50
triệu USD.
+ Vốn FDI:
Dự báo đây là nguồn vốn có nhiều khă năng thu hút nhiều nhất và có
tính chất quyết định cho sự phát triển của KKTM Chu Lai. Cơ sở của dự báo
này một mặt dựa trên kế hoạch thu hút vốn FDI của nước ta giai đoạn 2006-
2010 khoảng 35 tỷ USD, riêng năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD tăng gần 60% so
với kế hoạch, điều này mở ra một thời kỳ mới trong thu hút vốn đầu tư nứơc
ngoài của nước ta nhất là vốn đầu tư từ các thị trường và các đối tác chủ yếu,
trước hết là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Nga.
Mặt khác, KKTM Chu Lai với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD trong đó
hơn 50% vốn nước ngoài. Đặc biệt trong năm 2006 KKTM đã làm việc và ký
kết các thoả thuận đầu tư với các nhà đầu lớn như: Dự án đầu tư sân bay trung
chuyển hàng hoá quốc tế Chu Lai với tập đoàn Canada 700 triệuUSD; dự án
sửa chữa máy bay hạng nặng của tập đoàn AWWWA (Bỉ) 500 triệu USD; dự
án tổ hợp du lịch đặc biệt gắn với Casino 1 tỷ USD; dự án khu du lịch cao cấp
của tập đoàn Samadubai 500 triệu USD cùng với các dự án đầu tư vào khu
thương mại tự do đang được xúc tiến. KKTM Chu Lai có dự báo lạc quan
về khă năng thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 22.000
tỷ đồng trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 10.000 tỷ đồng, vốn
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh 12.000 tỷ đồng (1,4 tỷ USD) (Dự báo
nhu cầu và khả năng thu hút các nguồn vốn ngoài nước (xem phụ lục số 4,
5, 6, 8).
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch
+ Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu KTM
Chu Lai đến năm 2020 nhằm định hướng sự phát triển của khu kinh tế về vị
trí, vai trò và chức năng của khu KTM, nội dung và lộ trình phát triển của các
ngành kinh tế chủ yếu, các chương trình đầu tư và các giải pháp tổ chức thực
hiện. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quy hoạch là cơ sở
khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm.
+ Trình duyệt quy hoạch kỹ thuật 1/10.000 khu KTM Chu Lai đang
tiến hành dở dang từ năm 2004 đến nay.
+ Rà soát lại các quy hoạch chi tiết 1/2000 đã triển khai, điều chỉnh cho
phù hợp với thực tế để trình duyệt, đồng thời tiến hành quy hoạch mói các
khu chức năng có tính chất định hướng để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu
tư và xây dựng các quy hoạch thực hiện dự án theo tỷ lệ 1/500.
+ Tiến hành bổ sung kế hoạch 5 năm để trình cấp thẩm quyền phê
duyệt để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm.
+ Trên cơ sở các nguồn vốn được xác định cần tích cực làm việc với
các cơ quan nhà nước để bố trí đủ vốn theo kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, đồng thời hỗ trợ KKTM Chu Lai trong việc huy động các nguồn vốn
khác có tính chất ngân sách như: Tín dụng ưu đãi, vay ngân sách, phát hành
trái phiếu công trình... Đặc biệt cần chú trọng khai thác các nguồn vốn từ quỹ
đất, vốn ứng trước của các doanh nghiệp, vận động các nguồn vốn ODA…
+ Cùng với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cần thường xuyên coi
trọng công tác quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo
tính nhất quán và định hướng, đồng thời bổ sung kịp thời các phát sinh trong
quá trình phát triển.
Việc điều hành kế hoạch phải đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá hiệu quả đầu tư, huy động tổnhg hợp các nguồn lực cho sự phát
triển.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tư cho khu kinh tế mở Chu Lai
Trên cơ sở khắc phục các tồn tại yếu kém và đề xuất các vấn đề về cơ chế,
chính sách cho khu kinh tế mở Chu Lai cần giải quyết tốt các nội dung sau:
+ Cơ chế ưu đãi đầu tư cho khu kinh tế mở Chu Lai phải thật sự “mở”
theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, có nghĩa là các ưu đãi áp dụng
tại khu kinh tế mở Chu Lai ngoài việc thực hiện theo các quy định chung của
pháp luật cần phải có các quy định đặc thù có tính chất vượt trội so với các
nơi khác.
+ Nội dung “ mở” được hoàn thiện theo các hướng chủ yếu sau:
- Về chính sách thuế: Ngoài việc áp dụng các quy định chung theo quy
định ưu đãi đầu tư cho các khu kinh tế theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22-9-2006 của Chính phủ, các dự án đầu tư vào KKTM Chu Lai được hưởng
các ưu đãi đối với địa bàn đầu tư.
- Địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn, thuế thu nhập doanh nghiệp
với thời gian miễn giảm dài nhất và thuế suất thấp nhất..
Đối với khu thương mại tự do, không thu bất kỳ các loại thuế nào,ngoài
việc thu các loại phí hạ tầng và các phí cung cấp các tiện ích vá chi phí quản
lý điều hành, đảm bảo an ninh trật tự trong khu TMTD.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trong khu kinh tế được
miễn thuế nhập khẩu hàng hoá trong 5 năm đầu đối với vật tư, thiết bị phục
vụ sản xuất.
Không đóng thuế thu nhập cá nhân đối với lao động làm việc tại khu
KTTM Chu Lai.
- Về chính sách đất đai: Thực hiện các ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ
tầng trong các khu chức năng, các dự án thuộc diện ưu đãi đặc biệt sẽ được
miễn tiền thuê đất thô suốt đời dự án, các dự án còn lại đầu tư trong khu kinh
tế mở được miễm tiền thuê đất từ 11 đến 15 năm với giá thuê đất là mức thấp
nhất trong khung giá đất quy định của chính quyền tỉnh Quảng Nam.
Nhà đầu tư khi đầu tư vào KKTM Chu Lai được BQL KKTM giao mặt
bằng đã được giải toả, nhà đầu tư ứng trước kinh phí này và được trừ dần vào
tiền thuê đất.
- Thực hiện cơ chế kiểm soát Hải quan linh hoạt, nhanh chóng thông
qua các phương tiện kiểm tra kiểm soát hiện đại, đội ngũ cán bộ có nghiệp
vụ tinh thông với quy trình khoa học nhưng vẫn đảm bảo chống gian lận
thương mại.
- Ban hành quy chế xây dựng khu Thương mại tự do Chu Lai đảm bảo
cạnh tranh quốc tế.
- Về chính sách tài chính- ngân hàng:
Chính phủ cần có chính sách tài chính ưu đãi trong việc thu hút các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội các khu kinh tế, cho phép áp dụng nhiều hình thức
huy động vốn để hỗ trợ đầu tư phát triển như: Trong thời gian 15 năm đầu, kể
từ khi quyết định ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho khu KTM có hiệu
lực thi hành, ngân sách TW bố trí vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, phục vụ chung
cho KKTM theo các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Được phép huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất
đai để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các
tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu
cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và
kinh doanh công trình hạ tầng. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ của
các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn dưới các hình thức khác,
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chính sách đầu tư:
Tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước được quyền lựa chọn thực hiện
các dự án đầu tư tại KKTM, trừ các dự án thuộc diện cấm đầu tư theo quy
định của pháp luật.
Nhà nước hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và
khuyến khích cho đầu tư phát triển và hỗ trợ dịch vụ đầu tư theo quy định của
pháp luật. Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi đầu tư
đối với việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng,các công trình dịch vụ
tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế và trợ giúp kỹ thuật khác.
Được phép thu hút vốn đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO và các
hình thức khác phù hợp với quy định hiện hành.
- Chính sách khác: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, làm việc, đầu tư kinh doanh tại khu kinh tế mở Chu Lai và các thành
viên gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần, có thời
hạn phù hợp với thời hạn làm việc, hoạt động đầu tư và kinh doanh tại khu
kinh tế mở và được, tạm trú có thời hạn tại khu kinh tế.
Tóm lại, chính sách “mở” vừa phải đảm bảo thông thoáng vừa phải
được bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo không chỉ cạnh tranh
trong nước mà còn đủ khả năng cạnh tranh với các khu kinh tế ngoài nước,
không chỉ tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam mà còn phải phù
hợp với thông lệ quốc tế và đi trước lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam
Để cơ chế ưu đãi đằu tư cho KKTM Chu Lai thật sự hấp dẫn,cần có
một khung pháp lý riêng được quy định bởi một nghị định của Chính phủ cho
KKTM hoặc cần có một luật riêng về khu kinh tế ở Việt Nam thì khu kinh tế
mở Chu Lai nói riêng, các khu kinh tế ở Việt Nam nói chung mới có cơ hội để
phát triển.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư
Để khắc phục có kịp thời các tồn tại vướng mắc trong công tác xúc tiến
đầu tư đã phân tích trong chương 2, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động xúc tiến đầu tư bằng biện pháp chủ yếu sau đây:
+ Xây dựng một kế hoạch dài hạn và trung hạn về xúc tiến đầu tư có
tính định hướng chiến lược cho 5 năm, 10 năm và có tính khả thi cao. Đây
là giải pháp tổng thể làm cơ sở khoa học đồng thời cũng là căn cứ thực tiễn
để triển khai công việc cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể và từng thời kỳ
hàng năm.
Đây là giải pháp đầu tiên và cũng là giải pháp có tính chất chiến lược
hàng đầu cần phải được nhận thức một cách sâu sắc, và triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc và trong quá trình triển khai thực hiện phải thường
xuyên điều chỉnh kịp thời để kế hoạch thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động
xúc tiến đầu tư. Cùng với việc xây dựng kế hoạch dài hạn có tính chất tổng
thể nói trên cần chú ý các công việc cụ thể khác như:
+ Đa dạng hoá các loại hình xúc tiến đầu tư:
Nội dung này có ý nghĩa không kém phần quan trọng, bởi do sự tiến bộ
của khoa học công nghệ (nhất là khoa học công nghệ thông tin), do sự phát
triển của các quan hệ kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập và
mở cửa cho nên có rất nhiều hình thức xúc tiến đầu tư ra đời, tồn tại và phát
triển đan xen nhau. Mỗi một hình thức xúc tiến đầu tư đều có những mặt ưu
nhược điểm riêng, song đồng thời chúng có thể bổ sung cho nhau, tuỳ theo
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà áp dụng các hình thức xúc tiến đầu tư cụ thể
nào đó hoặc có thể kết hợp các hình thức với nhau trong cùng một nội dung
xúc tiến nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian đến cần chú trọng các hình thức xúc tiến đầu tư sau đây:
- Hình thức tổ chức hội nghi, hội thảo đối với các đối tượng là các nhà
đầu tư trong và ngoài nước: Đây là hình thức truyền thống và phổ biến thường
được áp dụng khá phổ biến trong giai đoạn đầu thành lâp các tổ chức hoặc
đơn vị, hình thức này thuận lợi trong việc giới thiệu trực tiếp các nội dung cần
giới thiệu, đồng thời giải đáp các thắc mắt của các nhà đầu tư tại chỗ, một
cách thuận lợi.
- Xúc tiến đầu tư qua hoạt động của trang tin điện tử (Website): Hình
thức này mang tính hiện đại và thuận lợi trong việc quăng bá rộng rãi hình
ảnh của khu KTM đến với thế giới bên ngoài, đến với các nhà đầu tư một
cách nhanh nhất, thuận lợi nhất và chi phí thấp nhất.
- Ngoài ra cũng cần thiết và nên mở rộng các hình thức XTĐT gián tiếp
thông qua các nhà đầu tư đã đầu tư vào khu KTM,tức là các nhà đầu tư tự giới
thiệu cho nhau để cùng đầu tư trong ngành ngành nghề có quan hệ với nhau
hoặc trong quan hệ kinh doanh. Hình thức này chủ yếu phát huy tác dụng
trong việc thu hút các dự án có cùng nhóm ngành và cùng đầu tư trong cùng
một khu công nghiệp.
Các hình thức XTĐT khác như thông qua các cơ quan đối ngoại, thông
qua hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo các cấp, thông qua các
diễn đàn được tổ chức trong và ngoài nước, hoặc thông qua bạn bè quốc tế, bà
con Việt kiều cũng là các hình thức cần tranh thủ thực hiện khi có điều kiện.
- XTĐT thông qua các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước là hình thức
có hiệu quả. Bởi tính chất chuyên nghiệp của các công ty tư vấn, vấn đề quan
trọng cần chú ý là lựa chọn đúng đối tượng, có cơ chế rõ ràng minh bạch nhất
là mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp
đồng tư vấn đầu tư.
+ Xác định đúng đắn nhiệm vụ XTĐT của cơ quan quản lý nhà nước và
đơn vị sự nghiệp hoặc chủ đầu tư trong công tác này.
+ Về đối tác chiến lược để thu hút vốn đầu tư vào khu KTM Chu Lai:
Do nhiệm vụ thu hút các nhà đầu tư vào khu KTM Chu Lai lúc này là
đi tìm các nhà đầu tư cơ cấp, tức là đi tìm các ông chủ lớn cho các khu chức
năng trongkhu kinh tế mở chứ không phải là đi tìm các nhà đầu tư thứ cấp,
việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp là trách nhiệm của các nhà đầu tư sơ cấp.
Vì thế đối tác chiến lược mà chúng ta cần hướng đến là các nhà đầu tư có
tiềm lực về tài chính, có năng lực chuyên môn trên lĩnh vực mà KKTM Chu
Lai quan tâm kêu gọi đầu tư.
Rõ ràng đó phải là các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia
trong và ngoài nước thì mới có đủ năng lực đầu tư vào các công trình hạ tầng,
trong trường hợp này, các công ty nước ngoài là một lợi thế.
+ Về các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào khu KTM Chu Lai:
- Đối với khu KTM Chu Lai, các ngành nghề ưu tiên trước hết là các
lĩnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng thời cũng là ngành kinh
doanh vận tải hàng không quy mô trung chuyển hàng hoá quốc tế. Nhiệm vụ
này Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo và giao cho các bộ ngành cùng
UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện.
- Ngành vận tải biển, gắn liền với khu TMTD là một thế mạnh của khu
KTM Chu Lai.
- Các ngành dịch vụ như: Du lịch cao cấp,xuất nhập khẩu, bưu chính
viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, vui chơi giải trí gắn liền với khu
TMTD sẽ là một lợi thế trong phát triển của KKTM Chu Lai.
- Các ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp không ô nhiễm môi trường, công nghiệp giải quyết nhiều việc làm sẽ
là các nhóm ngành được ưu tiên khi đầu tư vào khu KTM.
+ Về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ trong lĩnh vực XTĐT: Kiện
toàn bộ máy làm công tác XTĐT ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
+ Về chính sách khen thưởng XTĐT trong khu KTM. Cần ban hành
chính sách khen thưởng trong XTĐT để khuyến khích các cá nhân và tổ chức
tham gia vào hoạt động XTĐT.
+ Để việc XTĐT tư có hiệu quả cao, khu KTM cần có các văn phòng
đại diện trong và ngoài nước để làm nhiệm vụ giao dịch với các nhà đầu tư
nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tiến đến có
các văn phòng đại diện tại nước ngoài. Việc thành lập hiệp hội các khu kinh tế
Việt Nam và tham gia hiệp hội các khu kinh tế tự do và các khu kinh tế đặc
biệt trên thế giới là điều kiện quan trọng để học hỏi kinh nghiệm quản lý, tìm
hiểu môi trường đầu tư nhất là các cơ chế chính sách, các công trình hạ tầng,
các tiện ích khác cũng là một hướng hợp tác phát triển cần lưu ý.
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế mở
Chu Lai
Nhu cầu về đầu tư kết cấu hạ tầng rất lớn và cần có thời gian nhất
định thì mới đáp ứng được. Xuất phát từ tình hình thực tế phát triển và khả
năng vốn đầu tư tại khu KTM Chu Lai, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010
cần tập trung xây dựng một số công trình trọng điểm như sau:
+ Tập trung đầu tư dự án trọng điểm nạo vét luồng từ phao số 0 vào cảng
Kỳ Hà một cách căn bản có độ sâu 11,5 m để bảo đảm cho tàu có trọng tải đến 20
vạn DWT vào làm hàng. Đồng thời với việc đầu tư cho công trình này cần khẩn
trương đầu tư hoàn thành cầu cảng số 3 để phát huy công trình luồng,đáp ứng nhu
cầu vận chuyển hàng hoá nhằm thúc đẩy các dự án công nghiệp.
+ Xây dựng sân bay Chu Lai thành sân bay trung chuyển hàng hoá
quốc tế có công suất trên 5 triệu tấn/năm, đồng thời cũng là sân bay vận
chuyển hành khách quốc tế phục vụ cho các khu kinh tế Chu Lai và Dung
Quất và cho thị trường du lịch bùng nổ khi cánh cửa phía nam Hội An được
mở bằng việc xây dựng cầu Cửa Đại.
+ Hoàn thành việc xây dựng công trình đường thanh niên ven biển, đây
là tuyến du lịch huyết mạch nối từ Chu Lai ra đến Bờ Nam sông Thu Bồn nối
với cầu Cửa Đại tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn của Quảng Nam khai thác
vùng ven biển đang còn là tiềm năng rất lớn.
+ Đẩy mạnh xây dựng các khu dân cư tái định cư nhằm phục vụ cho
việc di dời dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai
thực hiện các dự án đầu tư.
+ Cùng với viêc xây dựng các công trình hạ tầng nêu trên, cần phải coi
trọng xây dựng các hệ thống giao thông chính nối liền khu KTM với bên
ngoài thông qua các tuyến giao thông đối ngoại. Trước mắt sử dụng các tuýên
giao thông sẳn có như tuyến quốc lộ 1A ngang qua địa phận KKTM, tuyến
đường sắt, và các tuyến giao thông khác. Đồng thời, nghiên cứu nâng cấp, mở
rộng đoạn quốc lộ 1A ngang qua trung tâm KKTM và ga đường sắt tại địa
bàn Núi thành, xây dựng tuyến đường ven biển nối từ Chu Lai đến Cửa đại
Hội An và nối với đường Nam Quảng Nam để thông thương với Nam Lào và
Đông bắc Thái Lan.
Đối với công trình giao thông đối nội cần xây dựng các trục chính nối
các khu chức năng với nhau như: Mở rộng đường 618 đến cảng Kỳ Hà và sân
bay Chu Lai, hoàn thiện trục chính đến khu công nghiệp Tam Thăng, xây
dựng trục chính đến các khu đô thị Tam Hoà và Núi Thành….
+ Công trình điện, viễn thông, cấp thoát nước và xử lý môi trường:
Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật này phải tập trung đầu tư đồng
bộ vừa đáp ứng cho giai đoạn phát triển trước mắt tránh tình trạng lãng phí có
thể xảy ra đồng thời phải đảm bảo mở rộng năng lực lâu dài theo quy hoạch
phát triển. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch chung, Ban QLKKTM Chu Lai cần
thúc đẩy các ngành chức năng như Điện lực, Bưu chính viễn thông, Cấp thoát
nước và Môi trường khẩn trương có kế hoạch ngắn hạn,trung và dài hạn phù
hợp để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng này.
+ Công trình hạ tầng xã hội và các công trình hạ tầng khác:
Đối với các công trình hạ tầng xã hội cần quy hoạch và triển khai xây
dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của các
nhà đầu tư và thể hiện tính chuyên nghiệp và hiện đại của khu KTM. Vì
vậy,theo tiến độ đầu tư cần xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như:
Trường đào tạo nghề chất lượng cao; Trường đại học Chu Lai; Trường tiểu
học quốc tế, Bệnh viện chất lượng cao, Các khu du lịch cao cấp. Khu đô thị
đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu nhà ở dành cho chuyên gia và nhà ở cho công
nhân, các chợ và siêu thị…
Để việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng được triển khai xây dựng
nhanh chóng và khai thác có hiệu quả cần có chính sách ưu đãi đầu tư cho các
nhà doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực này như: Cho phép thực hiện đầu
tư bằng các hình thức như: BOT, BTO, BO... Đồng thời ưu tiên trong các
chính sách về thuế như được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp nhất trong suốt thời gian thực hiện dự án, được ứng trước vốn đầu tư của
các chư dự án có sử dụng hạ tầng này khi đầu tư vào các khu chức năng
này…
Do đặc điểm là nhu cầu vốn lớn nên các nhà đầu tư vào lĩnh vực này là
các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và có kinh nghiệm quốc tế trong quản lý vận
hành công trình cũng như năng lực xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư thứ
cấp. Do vậy, hướng ưu tiên trong xác định chủ đầu tư là hướng đến các nhà
đầu tư chiến lược từ nước ngoài hoặc các liên doanh, các công ty cổ phần có
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng để thu hút cho các công
trình hạ tầng hoặc các khu chức năng có quy mô lớn và tính chất quan trọng
như hạ tầng cảng, sân bay, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu đô thị
hiện đại, khu du lịch cao cấp…
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo mô hình một cửa tại chỗ
Mô hình “một cửa, tại chỗ” thực hiện tại khu KTM Chu Lai trong thời
gian qua bước đầu vừa khẳng định tính đúng đắn và hấp dẫn trong thu hút đầu
tư, nhưng đồng thời cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót khuyết điểm làm hạn chế
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong khu kinh tế mở. Để cơ chế này thực
sự trở thành giải pháp có tính chất vượt trội mang bản chất đặc trưng trong
khu kinh tế mở Chu Lai, cần khắc phục có hiệu quả những tồn tại trong thời
gian qua, đồng thời thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Về mặt nhận thức, phải làm cho tất cả cán bộ công chức, viên chức
trong Ban QLKKTM nhận thức sâu sắc rằng: Trong điều kiện các nhân tố
khác của môi trường đầu tư chưa phải là vượt trội so với các địa bàn khác
trong cả nước cũng như trên thế giới, bằng bản chất mến khách và trung thực,
cởi mở cuả con người xứ Quảng, bằng niềm tự hào của khu KTM đầu tiên của
Việt Nam.Khu KTM Chu Lai phải coi mô hình “một cửa tại chỗ” là nét đặc
trưng riêng của mình để làm cho môi trường đầu tư tại Chu Lai trở nên hấp
dẫn hơn dẫu biết rằng vấn đề này ai cũng đặt ra và mong muốn Song thực
hiện một cách hoàn hảo thì thật không đơn giản chút nào.
+ Mô hình một cửa tại chỗ được hiểu là tại KKTM Chu Lai khi nhà đầu
tư đến tìm hiểu và đầu tư tại đây họ chỉ đến một chỗ là Ban Quản lý khu KTM
và làm việc tại một cửa là phòng Xúc tiến đầu tư trực thuộc ban Quản lý
KKTM. Phòng xúc tiến đầu tư được Ban Quản lý KKTM giao nhiệm vụ làm
đầu mối tiếp nhận mọi thông tin và mọi hồ sơ có liên quan của nhà đầu tư
đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các ngành, đơn vị,địa phương có liên
quan để trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư, hoặc hướng dẫn nhà
đầu tư thực hiện các công việc ấy trong một khoản thời gian nhất định,
thường là thời gian ngắn nhất có thể được.
+ KKTM Chu Lai trong thời gian qua đã làm khá tốt công tác này,song
yêu cầu đặt ra trong thời gian đến trên lĩnh vực này cần phải đi sâu vào chất
lượng của mô hình “một cửa tại chỗ”. Điều ấy có nghĩa là bên cạnh tiếp tục
duy trì và thực hiện nhất quán việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại tổ một
cửa, đồng thời quy định thời gian giải quyết công việc nhanh nhất trên tất cả
các lĩnh vực liên quan đến nhà đầu tư bao gồm từ: thủ tục cấp chứng nhận đầu
tư, thủ tục thu hồi đất, giao đất, thủ tục đăng ký thuế, thủ tục về cư trú, đi lại
xuất nhập nhẩu, xuất nhập cảnh...
+ Để thực hiện được điều đó cần tiếp tục thực hiện một số nội dung
sau:
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên
môn trong KKTM, xác định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong
thực thi nhiệm vụ.
- Có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc, đồng thời
tham mưu cho tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa Ban QLKKTM, với các
sở, ban ngành và các địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp các nhiệm vụ của các bộ ngành cho
Ban QLKKTM, đối với những khâu công việc chưa thực hiện phân cấp thì
các cơ quan TW nên cử đại diện để giải quyết nhanh các vấn đề tại khu KTM.
- Trong việc ủy quyền cần tập trung mạnh cho công việc mang tính
chất đầu tư của các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho BQL có đủ thẩm quyền để
giải quyết tấc cả mọi công việc có liên quan đến công tác thu hút đầu tư. Đối
với các công việc chưa được uỷ quyền thì Ban QLKKTM phải có trách nhiệm
đứng ra tổ chức thực hiện trong giai đoạn đầu về sau có thể hình thành tổ
chức trợ giúp đầu tư miễn phí hoặc sự nghiệp có thu tuỳ theo yêu cầu phát
triển.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành,
đặc biệt coi trọng và nậng cao chất lượng của Website để nó vừa làm nhiệm
vụ xúc tiến đầu tư vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho cải cách hành chính
theo mô hình một cửa tại chỗ.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý nhà
nước các cấp từ Trung ương đến địa phương, đây là vấn đề có tính tiên
quyết bởi vì, khi được phân cấp uỷ quyền ngày càng nhiều, các mối quan
hệ được xác định bằng những quy chế, thời gian giải quyết công việc được
ràng buộc bởi các thông số cố định, nếu như bộ máy vận hành không thông
suốt. Hiệu quả, hiệu lực điều hành không cao thì dễ dẫn đến các ràng buộc
ấy bị phá vỡ, mô hình một cửa taị chỗ sẽ bị phá sản, môi trường cạnh tranh
trở nên xấu đi.
3.2.6. Thu hút và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lưc chất lượng cao là một yêu cầu không thể thiếu đối với
sự phát triển của khu KTM Chu Lai. Để khắc phục những tồn taị yếu kém về
nguồn nhân lực tại Chu Lai hiện nay cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Phát triển hệ thống giáo dục đồng bộ và có chất lượng từ tiểu học,
phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
nói chung và khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng:
- Đây là giải pháp căn bản và lâu dài nhằm tạo tạo ra nguồn nhân lực có
chất lượng tại chỗ cho sự phát triển, trước hết là phải đảm bảo nền văn hoá
phổ thông cấp 3 cho nhân dân trong độ tuổi cả tỉnh nói chung, mà trước mắt
là nhân dân trong vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh. Đây là điều kiện tiền
đề cho việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu
KTM.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy gắn
đào tạo với hoạt động thực tiễn ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh để đào tạo lực lượng cán bộ kinh
tế- kỹ thuật có chất lượng tương ứng theo trình độ được đào tạo, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn.
- Khuyến khích hình thành các trường dạy nghề chất lượng cao từ trình
độ công nhân kỹ thuật đến kỹ sư thực hành có trình độ cao đẳng. Loại hình
đào tạo này cần ưu tiên số một. Bởi vì, ngày nay trong điều kiện toàn cầu hoá
kinh tế, nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao dễ dàng di chuyển từ địa
phương này sang địa phương khác, thậm chí từ quốc gia này sang quốc gia
khác, hơn nữa việc đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ cao không phải ngày
một ngày hai mà cần có thời gian dài và có các trung tâm đào tạo lớn.
Chính vì vậy tại địa bàn Chu Lai, theo chúng tôi trong giai đoạn 5-10 năm
đầu chỉ nên tập trung đào taọ nguồn nhân lực ở trình độ như trên là phù
hợp. Song trong phương hướng phát triển chung, Chu Lai có điều kiện để
thu hút các nhà đầu tư trên lĩnh vực giáo dục đào tạo như xây dựng các
làng Đại học có quy mô quốc tế với các chính sách ưu đãi về đất đai,
GPMB và các chính sách có thể có được nhằm tạo ra một khu vực đào tạo
của các nhà đầu tư tại khu KTM Chu Lai thì đây chính là bước đột phá để
tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Để có lực lượng cán bộ công nhân đáp ứng kịp thời cho các dự án
đang triển khai trước mắt cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn các ngành nghề
như: may mặc, giày da, cơ khí, xây dựng. điện, điện tử… Đồng thời khuyến
khích các cơ sở sản xuất của các nhà đằu tư cần có chính sách khuyến khích
để thu hút các cán bộ kỹ thuật và chuyên gia giỏi về làm việc tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh trong khu KTM Chu Lai. Ban Quản lý khu KTM có trách
nhiệm hỗ trợ các điều kiện về đất ở, nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan khác
nhằm tạo các thuận lợi nhất cho cán bộ, chuyên gia làm việc trong khu KTM
sống và làm việc tại đây.
+ Xây dựng chính sách thu hút cán bộ, chuyên gia giỏi hấp dẫn đồng
thời tạo môi trường làm việc năng động, có hiệu quả sẽ là giải pháp hữu hiệu
nhất để tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao tại KTTM Chu Lai.
3.2.7. Coi trọng công tác bồi thường thiệt hại,giải phóng mặt bằng,
tái định cư, chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho dân
Để khắc phục các tồn tại yếu kém trong công tác GPMB-TĐC cho người
dân trong vùng dự án, cần tập trung thực hiện một số vấn đề chủ yếu sau:
- Phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ đảng viên và
nhân dân trong vùng dự án để nhận thức được tính đúng đắn của chủ trương
GPMB để xây dựng khu KTM Chu Lai
- Chính sách BTTH-GPMB phải đúng với thực tế thiệt hại của người
dân, đảm bảo cho người dân khi đi đến nơi ở mới có cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi
ở cũ, có nhà ở tốt hơn và đặc biệt là có điều kiện ổn định cuộc sống, chính
sách đền bù như vậy phải bám sát thực tiễn và vận dụng linh hoạt chủ trương
của đảng và nhà nước.
- Phải thực hiện công khai dân chủ theo chủ trương:dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, muốn vậy cần xây dựng và thực hiện quy trình bồi
thường vừa tuân thủ các nguyên tắc trên, vừa dễ thực hiện trên thực tế để
người dân ủng hộ chủ trương một cách tự giác.
- Thực hiên quy trình BTTH-GPMB-TĐC theo hướng lôgic là phải xây
dựng trước các khu tái định cư đảm bảo các hạ tầng và tiện ích cơ bản cho
người dân trước khi thực hiện việc đền bù thiệt hại GPMB.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác này vừa có năng lực vận động
quần chúng, vừa có phẩm chất đạo đức, đồng thời phải nắm vững chuyên môn
và các chủ trương chính sách của nhà nước trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại
giải phóng mặt bằng.
- Thực hiện việc phân công, phân cấp trong công tác GPMB rành mạch
giữa chính quyền địa phương và Ban Quản lý KKTM Chu Lai.
- Cũng cố hệ thống chính trị trên địa bàn KKTM đủ mạnh để lãnh đạo
và tổ chức thực hiện công tác bối thường thiệt hại GPMB trên địa bàn.
- Ban hành các chính sách về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải
quyết việc làm và ổn định đời sống nhân dân vùng giải toả (đặc biệt lưu ý đến
các đối tượng là người già, người trên tuổi lao động) để đảm cho sự phát triển
bền vững của khu kinh tế mở Chu Lai.
KẾT LUẬN
KKTM Chu Lai là khu kinh tế đặc biệt là nơi hội tụ nhiều lợi thế nhằm
thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế. Do vậy, khu KTM Chu Lai là khu
vực có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thu hút và tiếp thu công nghệ
thông qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế với
mức tăng trưởng cao, làm động lực lan toả thúc đẩy phát triển kinh tế cho các
tỉnh miền Trung nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng.
Môi trường đặt biệt ở Chu Lai là nhân tố đảm bảo cho tốc độ phát triển cao và
ổn định,đa dạng hoá sản phẩm, trong đó có sản phẩm sản xuất theo công nghệ
cao, trình độ quản lý tiên tiến, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế phù
hợp với xu thế hội nhập.
Vì thế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào khu KTM Chu Lai là
nhiệm vụ trọng tâm, không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là vấn đề có
tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng khu kinh
tế mở đầu tiên của Việt Nam.
Để thực hiện được nhiệm vụ thu hút đầu tư lớn lao này cần phải nhận
thức đúng tầm quan trọng của các giải pháp và tổ chức thực hiện một cách
nghiêm túc các giải pháp đã đề ra. Các giải pháp ấy vừa có tính độc lập trong
phát huy hiệu quả, vừa có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Để các giaỉ pháp được tổ chức thực hiện một cách thắng lợi cần có sự
tham gia và phối hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,
từ trong mỗi cán bộ công chức của khu KTM Chu Lai cho đến từng người dân
trong khu KTM này.
Thành công của việc xây dựng khu kinh tế mở trên thế giới rất nhiều
nhưng thất bại cũng không phải là không có. Để bảo đảm thằng lợi cho việc
xây dựng thành công khu KTM Chu Lai cần thực hiện nhất quán các chính
sách phát triển để không làm nản lòng các nhà đầu tư và quyết râm của những
người thừa hành.
Trong quá trình hoạt động của khu KTM, việc điều chỉnh liên tục và
kịp thời là hết sức cần thiết.
Hy vọng rằng những giải pháp đề ra trong luận văn này góp phần nhỏ
bé trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu KTM Chu Lai trong thời gian
đến, từng bước góp phần xây dựng thành công khu kinh tế mở đầu tiên ở
Việt Nam./.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Vĩnh Ái (1999), Những khả năng hình thành đặc khu kinh tế Phú
Quốc Hà tiên Tỉnh Kiên Giang, Luận án thạc sĩ Kinh tế LATS 233,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học
về KKTM tỉnh Quảng Nam.
3. Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005,
2006 Ban QLKKTM Chu Lai.
4. Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, Báo cáo tổng kết 3 năm xây dựng
khu KTM Chu Lai.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo số 6029/BKH-KCN&KCX ngày
15-8-2006 về tổng kết 10 năm xây dựng khu công nghiệp- khu chế
xuất và khu kinh tế.
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010.
7. Chu Văn Cấp (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
8. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2/2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Chủ nghĩa Tư bản hiện
đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Kinh tế học
phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
12. TS Nguyễn Ngọc Hưng (6/2006), "Hai năm hoạt động các khu Kinh tế ở
Việt Nam- Những chính sách hiện hành và định hướng phát triển",
Tạp chí khu công nghiệp, (số 6).
13. Khu kinh tế mở Chu Lai (5/2004), Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh
tế mở Chu Lai đến năm 2020.
14. Kinh tế đối ngoại, những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam (2006),
Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.
15. Trần Hồng Kỳ (2003), Kinh nghiệm của Trung Quốc về xây dựng Đặc khu
kinh tế, luận văn tốt nghiệp CCCT, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
16. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam, Luận án PTS khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh và Anh Nguyễn (8/2006), "Kinh nghiệm quốc tế về tổ
chức và quản lý các khu Kinh tế tự do", Tạp chí khu công nghiệp
Việt Nam, (số 8).
18. TS. Phạm Văn Năng (chủ biên) (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để
huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
đến năm 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật đầu tư
năm 2005, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở
các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 108/QĐ-TTg ngày 5-6-2003 v/v
Ban hành quy chế hoạt động khu Kinh tế mở Chu Lai Tỉnh Quảng Nam.
22. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam.Thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Quy hoạch và sử dụng nguồn
vốn ODA Tháng 5-2006.
25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (1999), Đề án xây dựng khu KTM Chu
Lai tỉnh Quảng Nam.
26. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2004), Quyết định số 30/QĐUB/2004
v/v ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư vào khu KTM Chu Lai.
27. Viện Khoa học tài chính (1998), Tài chính với việc phát huy nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, Kỷ yếu khoa học, NxbTài chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho các nhóm công trình thiết yếu
ĐVT: Tỷ đồng
Danh mục GĐ 2006-2010 GĐ 2011-2020 Tông cộng
Giao thông 3500 3500 7000
Khu dân cư 2000 700 2700
Công trình khác 15.000 30.000 45.000
Tổng cộng 20.500 34.200 54.700
(Nguồn: tự tính toán)
Phụ lục 2: Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng
ĐVT: Tỷ đồng
Danh mục Tổng cộng Vốn NSNN và có
nguồn gốc từ NS
Vốn của các
doanh nghiệp
Giai đoạn 2006-2010 20.500 4.000 16.500
Giai đoạn 2010-2020 34.200 5000 29.200
Tổng cộng 54.700 9000 45.700
(Nguồn: tự tính toán)
Phụ lục 3: Dự kiến vốn trong và ngoài nước đầu tư
cho kết cấu hạ tầng đến 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Danh mục Vốn hạ tầng Vốn SXKD Tổng cộng
Vốn trong nước:
- Ngân sách:
- Doanh nghiệp:
14.700
9000
5700
12.000
12.000
26.700
9000
17700
Vốn ngoài nước 40.000 48.000 88.000
Tổng cộng 54.700 60.000 114.700
(Nguồn tự tính toán)
Dự kiến giai đoạn 2006-2010 thu hút khoảng 25% tổng vốn: 28.675 tỷ đồng.
- Vốn trong nước:6675 tỷ đồng: Trong đó vốn xây dựng kết cấu hạ tầng
3000 tỷ dồng, vốn sản xuất kinh doanh 3675 tỷ đồng.
- Vốn ngoài nước:22.000 tỷ đồng: Trong đó vốn xấy dựng kết cấu hạ
tầng10.000 tỷ đồng, vốn sản xuất kinh doanh 12.000 tỷ đồng.
Phụ lục 4: Biểu đồ dự kiến tổng nhu cầu vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng
4000
14500
5000
44200
0
10000
20000
30000
40000
50000
Vốn NS 4000 5000
Vốn từ các DN 14500 44200
GĐ 2006 -2010 GĐ 2010 -2020
Phụ lục 5: Phân kỳ vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế mở Chu Lai
giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Giai đoạn đầu
tư
Giao
thông
Khu dân
cư GPMB
Hạ
tầng
khác
Tổng
cộng
Ghi
chú
2006-2010 1500 1000 1000 500 4000
2011-2020 2000 1000 1000 1000 5000
Tổng cộng 3500 2000 2000 1500 9000
(Nguồn: Tự tính toán)
Phụ lục 6: Nhu cầu vốn đầu tư cho SXKD
Đơn vị tính: tỷ đồng
Danh mục Năm 2010 Năm 2020 Tổng cộng GĐ 2010 -2020 Ghi chú
Đầu tư trong nước 3.000 9.000 12.000
Đầu tư nước ngoài 12.000 36.000 48.000
Tổng cộng 15.000 45.000 60.000
(Nguồn: Tự tính toán)
Phụ lục 7: Biểu đồ nhu cầu vốn đầu tư cho SXKD
3000
9000
12000
36000
0 10000 20000 30000 40000 50000
Năm 2010
Năm 2020
Đầu tư trong nước Đầu tư nước ngoài
Phụ lục 8: Biểu đồ nguồn Vốn Ngân sách đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu
Lai
40
140
410
234
0
100
200
300
400
500
1 2 3 4
Năm
Tổng vốn Đầu tư Ngân sách (tỷ đồng)
Phụ lục 9: Danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu trong KKTM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Danh mục Tổng mức đầu tư Tổng dự toán Ghi chú
Hệ thống Cảng 877.518 503.104
Khu dân cư 708.619 486.725
Giao thông 801.860 457.809
Khu TMTD 14.25 10.159
Môi trường
Công trình khác 135.176 89.294
Tổng cộng 3.025.966 1.727.705
(Nguồn: báo các công tác xây dựng cơ bản KKTM Chu Lai)
Phụ lục 10: Biểu đồ danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu
trong KKTM
Danh mục các dự án chủ yếu
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Hệ thống
cảng
Khu dân cư Giao thông Khu TMTD Công trình
khác
Danh mục dự án
Vố
n
đầ
u
tư
(t
ri
ệu
đ
ồn
g)
0
100
200
300
400
500
600
Tổng mức đầu tư
Tổng dự toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam.pdf