Luận văn Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Mặc dù cà phê Việt Nam hiên xuất khẩu 71 nước trên thế giới, sản lượng cũng l ớn thứ hai trên thế giới nhưng việc mở rộng thị trường, và ổn định thị trường vẫn luôn là việc làm không bao giờ có thể coi là đã hoàn thành. Chúng ta ổn định thị trường bằng cách tiếp tục duy trì những thị trường lớn, truyền thống, tạo uy tín bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với những nhu cầu mới và thị hiếu của người tiêu dùng. Cùng với việc duy trì những thị trường cũ, cần tiếp tục tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, bởi kinh nghiệm các nước phát triển đã cho thấy phục vụ tốt thị trường trong nước sẽ tạo hậu phương vững chắc cho việc xuất khẩu.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
808 103.801 112.552 106.851  A (Arabica): Cà phê chè  R (Robusta): Cà phê vối  T. : Tháng  A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Arabica là chủ yếu  R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu  1 bao = 60 kg Niên vụ 2002 – 2003, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 10 nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khối EU và Mỹ so với những năm 1992, 1993 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung và các nước Singapore, HongKong, Nhật Bản chiếm 60% trong 10 nước nhập khẩu lớn nhất. Dưới đây là thống kê 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2002 – 2003: Số TT Nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) % so với tổng xuất khẩu 1 Đức 106.059 66.429.372 15.34 2 Mỹ 83.991 51.704.900 12,15 3 Bỉ 60.161 33.152.589 8,70 4 Tây Ban Nha 59.794 36.819.818 8,65 5 Ba Lan 59.179 35.279.792 8,27 6 Italia 51.641 32.947.315 7,47 7 Pháp 38.754 24.008.977 5,60 8 Hàn Quốc 35.310 22.138.266 5,11 9 Anh 28.890 14.670.583 3,46 10 Philippin 20.303 13.053.775 2,94 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng được mở rộng, tính đến thời điểm tháng 8 năm 2005 các nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam là: STT Quốc gia Lượng nhập khẩu (tấn) 1 Mỹ 84.000 2 Đức 70.000 3 Italia 50.000 4 Tây Ban Nha 43.000 (giảm 12.000tấn) 5 Anh 37.000 (giảm 45.000tấn) Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2005 Thị trường Tháng 9 9 tháng Lượng (tấn) Trị giá (ngàn USD) Lượng (tấn) Trị giá (ngàn USD) Mỹ 6.514 5.634 92.586 73.490 CHLB Đức 4.150 3.645 74.963 59.424 Tây Ban Nha 3.593 3.315 47.852 39.042 Italia 2.448 2.342 52.812 45.250 Nhật Bản 2.402 2.186 23.784 20.558 Ốxtrâylia 1.921 1.837 12.151 10.368 Pháp 1.857 1.740 23.024 18.496 Hà Lan 1.324 1.201 14.099 12.078 Philippin 1.292 1.148 18.892 14.315 Ấn Độ 949 887 16.169 11.802 Hàn Quốc 925 828 18.429 13.98 Ba Lan 917 711 9.599 7.402 Anh 776 678 38.025 28.282 Malaysia 653 467 6.454 5.162 Singapore 557 505 6.880 5.228 Canada 496 388 11.952 9.675 Bồ Đào Nha 438 400 3.696 3.323 CH Nam Phi 420 448 7.046 5.937 Hungari 366 276 2.330 1.851 UAE 352 364 913 887 Thụy Sĩ 316 273 23.641 16.128 Bỉ 269 257 21.479 17.020 Trung Quốc 247 158 6.950 5.319 Trong niên vụ 2005/2006, ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam cũng đã xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan, với trị giá hơn 2,77 triệu USD (bình quân đạt 3.190 USD/tấn). Số cà phê này được xuất sang 25 thị trường, trong đó Nhật Bản là 232 tấn, Hoa Kỳ: 192 tấn, Đài Loan: 141,5 tấn, Đức: 104,6 tấn. Theo xu hướng mới, cà phê chè (Arabica) tuy chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào việc nâng giá trị và chủng loại sản phẩm của ngành hàng cà phê Việt Nam, nhờ giá xuất khẩu chênh đáng kể so với cà phê vối (Robusta). Đến nay, sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam cũng đã xuất sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, đặc biệt nhất là việc một số nước sản xuất cà phê tương đối lớn ở Mỹ Latinh như Ecuador, Mexico, Peru, Nicaragua..., cũng đã mua sản phẩm của Việt Nam. Thống kê báo cáo tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong Quý II năm 2007 cũng cho thấy, trong top 10 nước nhập khẩu lớn nhất, CHLB Đức đứng hàng đầu với 114.483 tấn, tiếp đến là Tây Ban Nha: 88.527 tấn, Hoa Kỳ: 87.932 tấn, Italia, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Thị trường truyền thống Nga và Đông Âu cũng có dấu hiệu phục hồi, trong đó Nga nhập 14.175 tấn, Romania: 7.576 tấn và Bulgaria: 5.343 tấn, Slovenia: 3.417 tấn, Estonia: 3.199 tấn, Czech: 3.064 tấn. Ngoài ra, các nước thuộc khối ASEAN cũng ngày càng tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm cà phê của Việt Nam. Bạn hàng trong khối ASEAN dần trở nên quen thuộc hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, khi Philippines nhập 16.547 tấn, Malaysia nhập 12.367 tấn, Singapore nhập 5.690 tấn, Indonesia nhập 806 tấn. Dưới đây là bảng thống kê thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2007 (lấy theo nguồn tin của Vinanet): Tên nước ĐVT Tháng 3/2007 3 tháng 2007 Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD) Ấn Độ Tấn 852 1.083.272 1.161 1.400.935 Anh Tấn 4.470 6.448.636 21.729 30.742.361 Áo Tấn 206 344.976 262 434.832 Ba Lan Tấn 2.369 3.438.455 8.942 12.849.838 Bỉ Tấn 4.795 7.149.106 18.501 27.167.482 Bồ Đào Nha Tấn 953 1.490.983 1.986 3.096.142 Tiểu VQ Arập TN Tấn 991 1.373.694 1.336 1.908.537 Canađa Tấn 909 1.353.871 1.865 2.745.036 Đài Loan Tấn 106 163.045 262 427.894 Đan Mạch Tấn 376 532.644 886 1.274.308 CHLB Đức Tấn 25.982 37.140.603 70.287 102.553.942 Extônia Tấn 384 525.971 Hà Lan Tấn 5.027 7.355.389 13.753 20.215.900 Hàn Quốc Tấn 3.823 5.430.993 8.130 11.453.615 Hồng Kông Tấn 73 114.048 217 328.789 Hungary Tấn 216 222.371 709 959.554 Hy Lạp Tấn 484 728.082 1.378 2.055.205 Indonêsia Tấn 14.960 21.615.845 26.389 38.048.390 Italia Tấn 12.630 18.908.082 42.562 63.027.692 Malaysia Tấn 2.510 3.666.046 5.841 8.304.248 Mỹ Tấn 15.660 22.608.078 56.016 80.778.659 CH Nam Phi Tấn 398 523.979 2.404 3.349.444 Niu Zi Lân Tấn 96 141.600 480 680.640 LB Nga Tấn 3.073 4.428.280 7.851 11.368.938 Nhật Bản Tấn 6.470 9.789.756 14.514 21.906.011 Ôxtrâylia Tấn 1.705 2.449.597 4.988 7.048.865 Phần Lan Tấn 292 421.921 Pháp Tấn 3.202 4.645.974 11.876 16.819.751 Philippin Tấn 1.861 2.537.533 3.346 4.710.534 CH Séc Tấn 84 113.337 336 474.876 Singapore Tấn 1.948 2.593.63 4.143 5.536.231 Slôvenhia Tấn 826 1.239.312 2.362 3.529.362 Tây Ban Nha Tấn 12.375 18.257.866 33.836 49.187.793 Thụy Điển Tấn 315 465.360 672 992.544 Thụy Sĩ Tấn 12.678 17.105.248 55.194 76.678.568 Trung Quốc Tấn 1.344 1.989.313 3.542 4.990.411 Từ những con số ngày càng lớn ở trên về sản lượng và thị trường xuất khẩu ở trên ta thấy cà phê Việt Nam đang ngày một chiếm lĩnh thị trường thế giới và thực tế là đã chi phối phần không nhỏ đến giá cả của cà phê xuất khẩu trên thế giới. 2.1.3. Những điểm yếu trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu, được đánh giá là một trong 20 mặt hàng có sức cạnh tranh cao của Việt Nam nhưng khi cạnh tranh trên thị trường thế giới thì ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại bộc lộ nhiều yếu điểm. Theo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu vừa diễn ra vào tháng 8/2007, trong 17 năm qua, có đến 9 năm cà phê chỉ có giá trị từ 420 – 1000 USD/tấn, chiếm 54%. Như vậy, cà phê Việt Nam thuộc nhóm giá trung bình thấp, hiệu quả sản xuất cà phê còn khá hạn chế. Cà phê Việt Nam được toàn thế giới biết đến bởi năng suất cao nhất thế giới, hương vị tuyệt vời nhưng gần đây lại bị chê là chất lượng kém xa chuẩn quốc tế. Phần lớn cà phê Việt Nam xuất khẩu là cà phê Robusta (tức cà phê vối) có các tạp chất trong cà phê là bụi bám, vỏ cà phê, cùi cà phê do chưa được sàng quạt sạch ở nhà máy chế biến. Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao, niên vụ cà phê 2005 – 2006, tại cảng AntWerp, Vương quốc Bỉ, đã có hơn 600.000 bao cà phê Việt Nam bị loại thải, chiếm 72% lô hàng xuất khẩu của Việt Nam và chiếm trên một nửa tổng số cà phê bị loại. Cùng lúc đó, ở 10 cảng khác của châu Âu, hơn 1 triệu trong số 1,4 triệu bao cà phê của Việt Nam đã bị loại. Nguyên nhân của việc cà phê Việt Nam xuất khẩu bị đánh giá thấp như vậy xuất phát từ nhiều phía.  Sai lầm đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là trong khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém. Việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam còn chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ ''khi có yêu cầu'' trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia...  Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt, sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch. Nông dân hiện nay thu hoạch cà phê có tới 60-70% là hái xanh, hái non, phơi sấy không đúng kỹ thuật. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đăk Lăk cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăm chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo. Dường như tập quán làm ăn manh mún, không có kỷ luật từ lâu nay của người nông dân Việt Nam là rất khó có thể sửa đổi, nó tác động không tốt đến việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản.  Các vấn đề nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm đến nay vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp nhắc đến.  Vấn đề về thiếu công nghệ - bị lệ thuộc công nghệ cũng là nguyên nhân khiến cho cà phê Việt Nam xuất khẩu có chất lượng thấp. Công nghệ sơ chế của Việt Nam còn thiếu cà chưa đồng bộ, kết hợp với thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn quả xanh quả chín vì thế ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì hạt cà phê xuất khẩu vẫn kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm cà phê của nước ta còn khá đơn điệu, chủ yếu là cà phê vối nhân sống.  Cùng với việc người dân thực hiện thu hoạch không đúng qui định thì việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã cũ để đánh giá phân loại cà phê cũng góp phần tạo nên chất lượng không tốt cho cà phê xuất khẩu. Việc phân loại chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá theo ba chỉ tiêu sơ đẳng là hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 vẫn chưa được áp dụng, và do đó cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Đây là nguyên nhân khiến cho cà phê của Việt Nam khi xuất sang đến cảng nước ngoài đã bị trả lại do không phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.  Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải kinh phí. Tâm lý bán vội cà phê, kết hợp với việc thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường bị ép giá, chất lượng thấp.  Hệ thống thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giả cả thị trường biến động mạnh, dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ các đại lý tới các nhà xuất khẩu. Nhìn chung với tiềm lực về nhân công, về điều kiện tự nhiên như của nước ta hiện nay thì thực trạng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê là còn chưa tương xứng. Chính vì thế mà việc thúc đẩy họat động xuất khẩu cà phê trong điều kiện đất nước hội nhập như hiện nay là một việc rất quan trọng. 2.2. Những khó khăn đối với ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. Gia nhập WTO, đối với ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê nói riêng và với toàn bộ họat động ngoại thương của Việt Nam nói chung thì sự kiện này vừa đem lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đầy rủi ro và thách thức. Bước vào một sân chơi bình đẳng, không phân biệt nước giàu nước nghèo tất cả đều phải theo một khuôn khổ chung, đặc biệt là nền kinh tế của Việt Nam còn chưa hoàn toàn theo cơ chế thị trường thì dường như những thách thức và rủi ro nhiều hơn là cơ hội. Điều này buộc bản thân các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ngoại thương và nhà nước phải có những chiến lược, chính sách hết sức cụ thể và phù hợp nhất để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển nền kinh tế bền vững. Tìm hiểu về những khó khăn đối với ngành cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập chúng ta rút ra được 7 điểm như sau: Trước hết là về chính sách thuế, hiện nay hầu hết chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê chính rất bất lợi đối với nước ta. Bởi chúng ta không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước (hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao)… Đây là những rào cản rất lớn đối với các DN Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Cùng với các rào cản về thuế và hạn ngạch như vậy còn có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, các biện pháp chống bán phá giá (biện pháp này tuy ngành cà phê chưa gặp phải nhưng cũng cần phải phòng tránh) cũng gây khá nhiều trở ngại cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thứ hai là chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển một cách rời rạc, thiếu tính nhất quán và thống nhất, không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp của cả nước. Nguyên nhân gây ra khó khăn này một phần là do tập quán nông nghiệp từ bao đời nay của người dân Việt Nam tạo nên. Sở dĩ Việt Nam có điểm xuất phát thấp từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, từ xưa người dân đã canh tác riêng lẻ và tự phát. Không chỉ có ngành cà phê mà ngay cả về gạo mặc dù là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta nhưng hoạt động sản xuất gạo vẫn chưa hoàn toàn tập trung chuyên canh vào một vùng nào đó mà còn rải rác trên khắp cả nước. Vì vậy để ngành cà phê Việt Nam phát triển qui hoạch tập trung, nhất quán và thống nhất thì còn cần một thời gian khá dài và đòi hỏi sự kiên trì của các cấp các ngành và sự hỗ trợ của nhiều ngành khác có liên quan. Thứ ba là các chính sách của các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Ví dụ như: Chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước… Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các DN quy mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người trồng, các chủ đại lý cũng như DN. Thứ tư là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện, mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể nhưng theo ý kiến của nhiều DN, tổ chức và cá nhân đều cho rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê. Thứ năm là hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa được đặc biệt chú ý thì công tác này ở Việt Nam bị coi nhẹ. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hóa vượt quá sức của họ. Thứ sáu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nước ta thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới. Phần lớn các đơn vị chỉ thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Cuối cùng, Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng về vốn, công nghệ chế biến, kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ… để tạo điều kiện cho các DN xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính chất bền vững. Những mặt hạn chế, khó khăn nói trên nếu không được nhận thức, chủ động khắc phục thì khi vào WTO các DN sẽ bị hụt hơi. Chương III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 3.1. Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin. Braxin là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định. Việt Nam tuy là nước lớn thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu sau Braxin, nhưng khoảng cách của nước ta với Braxin lại quá xa, trong khi đó với các nước xếp thứ hạng sau thì khoảng cách này lại rất nhỏ và có thể bị vượt lên bất cứ lúc nào. Lấy ví dụ minh họa về khoảng cách này giữa 3 nước đứng đầu trong top các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới ta thấy rất rõ: Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005 Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944 Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000 Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550 Trong bảng trên ta có thể thấy có những niên vụ sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia đã vượt Việt Nam như niên vụ 2002 và 2005. Đồng thời để vượt được Braxin vươn lên vị trí đứng đầu đối với Việt Nam là một điều vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững và phát huy được tối đa thế mạnh đang là vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo cũng như bản thân các doanh nghiệp tham gia vào họat động này. Với cương vị là một nước đi sau chúng ta có thể học được những bài học quý báu từ quốc gia Braxin và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách linh hoạt vào hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Những biện pháp mà Braxin đã áp dụng để thúc đấy phát triển ngành cà phê một cách có hiệu quả đó là: Thứ nhất, Braxin có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Braxin. Hoạt động này là vô cùng quan trọng nhằm phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư cho các tác nhân. Học tập kinh nghiệm này, đầu năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược PT NN-NT cũng đã tổ chức thành công hội thảo triển vọng thị trường cho ngành cà phê lần đầu tiên ở Việt Nam. Thứ hai, Braxin có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do Chính phủ đầu tư toàn bộ. Hệ thống này nghiên chuyên nghiên cứu để tìm ra những loại giống tốt và đồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Nhờ vậy mà mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhưng sản lượng và chất lượng thì vượt xa nước ta. Để phát triển ngành cà phê bền vững lâu dài thì Việt Nam nên mạnh dạn đầu từ cho hoạt động này và đồng bộ hóa tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu. Thứ ba, Braxin đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Nhờ họat động này mà sản lượng cà phê sản xuất ra không chỉ đứng đầu thế giới về xuất khẩu mà lượng tiêu thụ nội địa của cà phê Braxin cũng đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Với lượng tiêu thụ trong nước chiếm gần 50% sản lượng sản xuất ra đã giúp giảm bớt sự phụ thuộc và thị trường bất ổn trên thế giới, Braxin luôn giữ vững vị thế của mình trong mặt hàng này. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam nên học tập ngay bởi hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Thứ tư, Braxin có sự phân công công việc rất rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, điều này vừa giúp nâng cao chất lượng cà phê đồng thời tạo ra sự thuận lợi, thông suốt trong từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu sản phẩm. Ngành cà phê của Braxin có 4 nhóm tổ chức chính:  Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã)  Tổ chức của các nhà rang xay  Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan  Tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình: (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Braxin có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Việc thực hiện được như Braxin đối với Việt Nam không phải là dễ và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn, song đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách nên hướng tới. Thứ năm, Braxin xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê và buôn bán trực tiếp. Mỗi vụ các chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giải quyết khó khăn khi cần thiết. Họat động này ở Việt Nam chưa có, các cơ sở sản xuất cà phê ở Việt Nam còn khó đơn lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn đồng bộ dẫn đến tình trạng chất lượng kém và không đồng đều của cà phê xuất khẩu. Đây cũng là bài học mà Việt Nam nên áp dụng, chúng ta có thể không rập khuôn lại của Braxin mà nên tập trung các cơ sở sản xuất này lại, lập ra ban kiểm tra, kiểm định và những tiêu chuẩn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu của nước ta. Ngoài ra, Braxin còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa – điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ...Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Braxin còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Braxin cho các tác nhân khác nhau. Điều phối toàn bộ hoạt hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Braxin. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường... Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Braxin cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối hoạt động trong ngành cà phê. 3.2. Các giải pháp từ phía Đảng và nhà nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mặc dù nhận được nhiều cơ hội mới nhưng cũng có rất nhiều thách thức đặt ra đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự công bằng tạo nên sức cạnh tranh lớn giữa các nước, chính vì vậy vấn đề phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu luôn ổn định và đạt hiệu quả cao là điều cấp thiết đối với tất cả các nước, nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở những mặt mạnh và hạn chế của Việt Nam trong họat động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để tăng cường sức mạnh cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng về phía nhà nước cần phải có các giải pháp vĩ mô như: 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hiện tại nước ta chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu cà phê vối ra thị trường thế giới, lượng cà phê Arabica còn ít. Trong khi đó điều kiện đất đai và thời tiết của nước ta lại thích hợp với việc trồng cà phê Arabica, hơn nữa lợi ích kinh tế từ xuất khẩu cà phê Arabica cũng lớn hơn cà phê vối. Do đó nhà nước cần xem xét việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng cà phê vối và tăng diện tích cà phê Arabica là một hướng đi đúng đắn và cần thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này một cách hữu hiệu thì cần có những họat động bổ trợ khác:  Đầu tư hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu về giống mới, giống tốt cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời đưa giống mới đến với bà con nông dân, hướng dẫn trồng và thu hoạch một cách khoa học. Chặt bỏ những diện tích cây trồng đã già cỗi và giảm năng suất, thay vào đó là trồng mới cà phê Arabica.  Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thồng thủy lợi phục vụ cho trồng cà phê trong điều kiện khí hậu ngày càng nóng lên và khắc nghiệt hơn. 3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Bằng việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường cho sản phẩm; tổ chức hội chợ, triển lãm...giúp mở rộng thị trường cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ở cấp chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở các thị trường nước ngoài. Ngoài ra các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài cần hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế trong nước bằng cách tìm hiểu và cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách kinh tế quốc tế, các thủ tục hải quan....cung cấp cơ hội thâm nhập thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra còn nên dành chi phí xúc tiến thương mại hàng năm cho ngành cà phê để tập trung cho công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ phân tích, dự báo thị trường giá cả. 3.2.3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm. Muốn xây dựng thương hiệu mạnh nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam. Việc này có thể thực hiện bằng cách: Hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến sau thu hoạch để tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao hơn và mang hàm lượng công nghệ cao hơn; Hỗ trợ về thông tin thị trường thế giới để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Song hành với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam, nhà nước cần có quy định bắt buộc về việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Đây là việc làm cần thiết để giúp sản phẩm cà phê của Việt Nam đứng vững trên thị trường thế giới, đặc biệt là với những thị trường khó tính như EU và Nhật Bản chẳng hạn. Bên cạnh xây dựng chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm cũng là việc cần nhanh chóng thực hiện. Chúng ta cần phải có một hệ thống các tiêu chuẩn đồng bộ và phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống này sẽ áp dụng đối với tất cả các sản phẩm tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu ở tất cả các cơ sở sản xuất trên toàn quốc. Chỉ có như vậy mới giúp cho hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh với thế giới cả về số lượng và chất lượng, đồng thời tránh tình trạng bị trả lại hàng do chất lượng kém (một thất bại mà niên vụ vừa rồi chúng ta đã gặp phải). 3.2.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chúng ta đang thiếu hiện nay đó là đội ngũ cán bộ am hiểu về tiêu chuẩn chất lượng cà phê, am hiểu thị trường, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương để tham gia vào các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế quốc tế. Nhà nước cần xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ quản lý cho ngành cà phê, các cán bộ chuyên trách về thẩm định chất lượng cà phê, bộ phận chuyên về mảng thị trường để tìm hiểu và cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho các doanh nghiệp và người dân trồng cà phê. Ngoài ra nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo cán bộ, đặc biệt là các cán bộ tham gia thị trường kỳ hạn, các trung tâm giao dịch lớn trên thế giới. 3.2.5. Tăng cường xây dựng nhiều chợ, sàn giao dịch cà phê hơn nữa. Việc xây dựng các chợ giao dịch cà phê đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, người trồng cà phê và chính phủ:  Đối với người nông dân, việc giao dịch công khai qua chợ, sàn giao dịch giúp tránh tình trạng bị người mua ép giá thấp. Đồng thời cũng cho họ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thị trường rộng lớn, có thông tin đầy đủ chính xác để có thể lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín để tiếp tục cung cấp nguyên liệu đầu vào lâu dài.  Đối với doanh nghiệp cũng có lợi đó là không phải tốn công tìm hiểu và đi tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời có nhiều lựa chọn hơn về đối tác.  Về phần nhà nước thì thống nhất được sự quản lý ngành về giá cả, chất lượng sản phẩm và đây cũng là nguồn thông tin khá đầy đủ và chính xác về tình hình sản xuất của cả nước. 3.2.6. Cần có chế độ bảo lãnh rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bao giờ cũng gặp phải rất nhiều rủi ro. Không chỉ có những rủi ro khi tham gia vào thị trường thế giới mà ngay khi còn đang ở thị trường trong nước họ cũng gặp phải rủi ro lớn, đó là trong khâu thu mua sản phẩm từ tay người nông dân. Có nhiều lý do dẫn đến rủi ro này như nơi chế biến xa cùng nguyên liệu chẳng hạn. Điều này có thể khiến cho hàng hóa sau khi thu mua mà không được xử lý tốt rất có thể bị hỏng hoặc giảm chất lượng đáng kể. Do đó nhà nước cần phải có chế độ bảo lãnh rủi ro đối với các doanh nghiệp này như đầu tư nhiều hơn nữa vào nhà kho: hỗ trợ việc xây dựng nhiều nhà kho và các trang thiết bị sơ chế, bảo quản hàng trước khi chế biến chẳng hạn. 3.2.7. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển ngành cà phê, quy hoạch rõ ràng và thông tin đầy đủ. Việt Nam hiện đã là thành viên chính thức của WTO, điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh nhất định về các chính sách, tiêu chuẩn sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo lợi ích của dân tộc. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách để phát triển ngành cà phê cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Trong điều kiện hội nhập để ngành cà phê Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường thế giới thì hệ thống chính sách cũng cần hết sức linh hoạt. Để thực hiện giải pháp này cần làm những công việc sau:  Khuyến khích xuất khẩu cà phê Arabica và các sản phẩm cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hòa tan...  Áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn mới cho cà phê đối với tất cả các doanh nghiệp.  Đối với nông dân trồng cà phê nên có chính sách tín dụng phù hợp để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng và thâm canh như: Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua giống, phân bón, cải tạo vườn; Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất, bảo hiểm mặt hàng cà phê xuất khẩu. Hỗ trợ thông qua giá bán vật tư, nhà nước có thể bán các vật tư với giá thấp hơn so với thị trường phục vụ cho quá trình sản xuất.  Nhà nước nên khuyến khích các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất và người nông dân vay vốn đầu tư cho việc trồng và chế biến cà phê  Nguồn vốn để hỗ trợ nói trên có thể lấy từ ngân sách nhà nước hoặc do các quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì bảo hộ đang là xu hướng phải loại bỏ, chính vì vậy nhà nước khi hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như người dân cần hêt sức lưu ý điều này. Mức độ hỗ trợ cũng cần phải hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng cách cung cấp vốn vì như vậy rất dễ có thể bị coi là bảo hộ sản xuất, điều này gây nhiều bất lợi cho việc xuất khẩu cà phê. 3.2.8. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành cà phê. Để thực hiện giải pháp này chúng ta cần làm nhưng công việc sau:  Khuyến khích các tổ chức nước ngoài đầu tư vào những vùng quy hoạch sản xuất cà phê.  Có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào quá trình chế biến nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê đã qua chế biến.  Tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đem vốn vào đầu tư trong nước ta. 3.2.9. Tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê Việt Nam. Mục đích ra đời của Hiệp hội cà phê Việt Nam là nhằm thống nhất việc sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm cà phê của Việt Nam. Hiệp hội được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức kinh tế, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất và các hộ cá thể có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cà phê. Trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nếu các đơn vị kinh tế hoạt động độc lập với những qui định và điều lệ riêng thì không thể cạnh tranh được với các tập đoàn lớn của nước ngoài, thậm chị còn có thể xâm hại đến lợi ích của nhau. Chính vì thế việc liên kết các đơn vị kinh tế thành một thể thống nhất, đồng bộ về cách thức quản lý cũng như hoạt động sản xuất là điều hết sức cần thiết. Đối với ngành cà phê thì việc tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam có thể giúp thực hiện tốt việc làm này. Để thực hiện giải pháp này, nhà nước cũng cần hỗ trợ về nhiều mặt như tài chính, nhân sự, tổ chức... để Hiệp hội có thể tập hợp đông đảo các tổ chức, cá nhân tự nguyện làm hội viên. Bên cạnh đó, về phía Hiệp hội cũng cần tổ chức tốt hơn nữa công tác tín dụng, khuyến nông trong ngành, đồng thời tăng cường hơn nữa các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Trong điều kiện đất nước hội nhập, việc có những tác động từ phía nhà nước đối với nền kinh tế là điều cần hết sức hạn chế. Vì thế Hiệp hội cà phê Việt Nam càng cần phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa đối với ngành cà phê nước nhà, đây là một giải pháp cần thực hiện thật nhanh chóng và mang tính lâu dài. 3.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ sản xuất. 3.3.1. Chiến lược của ngành cà phê Việt Nam. Phần trên là những giải pháp của Đảng và nhà nước nhằm mục đích vừa bảo vệ lợi ích của cả người dân trồng cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả ngành cà phê Việt Nam. Bên cạnh những giải pháp vĩ mô đó thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược phát triển cho riêng mình nhằm đem lại lợi ích tối đa mà vẫn không làm giảm lợi ích của người trồng và người tiêu dùng các sản phẩm cà phê. Trong điều kiện hội nhập, để nâng cao sức mạnh cho ngành, ngành cà phê Việt Nam đã đề ra một số chiến lược như sau:  Tập trung công tác nghiên cứu triển khai kế hoạch chợ đầu mối và sàn giao dịch cà phê.  Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xác định mục tiêu chiến lược cho ngành  Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước  Sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều chủng loại mặt hàng ngoài cà phê nhân sống, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.  Sản xuất hàng hóa chất lượng cao như cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt... Đây cũng là định hướng của Vinacafé nói riêng và định hướng chung của toàn ngành cà phê khi Việt Nam gia nhập WTO, là sản xuất kinh doanh sản phẩm mang hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu bền vững.  Đổi mới quan hệ mua bán, mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam, quan tâm nhiều hơn đổi với thị trường nội địa. 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ trồng cà phê. Từ những tồn tại, hạn chế của cà phê xuất khẩu Việt Nam, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng trưởng bền vững và đạt hiệu quả cao thì vai trò của các doanh nghiệp và các hộ dân trồng cà phê là vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất cần phải: 3.3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu Đối với người dân trồng cà phê để đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu thì phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Cơ cấu cây cà phê cần giảm bớt diện tích cà phê Robusta, tăng diện tích cà phê Arabica nhưng vẫn đảm bảo đủ sản lượng cà phê Robusta. Đối với các doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu thì thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu bằng cách đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đã qua chế biến hơn như: cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê sữa, cà phê dạng lỏng, cà phê khử cafein... Tuy nhiên muốn đa dạng hóa các sản phẩm cà phê thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết đó chính là công nghệ. Do đó các doanh nghịêp cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nghiên cứu những công nghệ mới hoặc liên kết với nước ngoài để trao đổi công nghệ. 3.3.2.2. Hạ thấp chi phí sản xuất. Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu như đã trình bày ở chương I đó là yếu tố chi phí. Để thúc đẩy xuất khẩu thì việc giảm thiểu chi phí sản xuất là rất quan trọng. Đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu thì chi phí này bao gồm từ khâu sản xuất đến chế biến và vận chuyển. Về phía người dân trồng cà phê có thể giảm chi phí này từ việc thực hiện tưới tiêu, bón phân một cách khoa học hoặc sử dụng những giống mới cho năng suất và chất lượng cao. Giữa các doanh nghiệp và hộ dân trồng cà phê cần có sự hợp tác lâu dài thực hiện thống nhất với nhau từ việc sản xuất, thu mua, vận chuyển và chế biến các sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho việc thăm dò thị trường, người mua và người bán có thể tìm đến nhau dễ dàng hơn. 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam đang là nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn bị đánh giá là không cao và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nguyên nhân chính vẫn là do khâu thu hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu khoa học, đồng thời công nghệ chế biến còn khá non yếu. Do đó để nâng cao chất lượng cà phê trước hết cần nâng cao ý thức của người dân trồng cà phê ngay từ khâu thu hoạch. Cần hướng dẫn bà con chăm sóc và thu hoạch quả cà phê một cách có khoa học, tránh hái quả non, chín không đều, đồng thời hỗ trợ các trang thiết bị để sơ chế trước khi bán như: công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi nhà kho... Đối với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cà phê xuất khẩu cần nâng cấp công nghệ chế biến để sản xuất nhiều chủng loại cà phê mới phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt cần áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới đối với sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu.Hiện nay nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng mới đối với sản phẩm cà phê là TCVN 4193:2005, việc áp dụng tiêu chuẩn này đồng loạt đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê thì vẫn còn đang trong giai đoạn tranh cãi. Tuy nhiên trong niên vụ 2005 – 2006 vừa rồi một khối lượng lớn cà phê Việt Nam xuất khẩu đã bị trả lại do không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Chính vì thế mà việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới đối với tất cả sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam là một việc làm nên gấp rút thực hiện. 3.3.2.4. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, đồng thời cũng phải nắm bắt thời cơ nhanh chóng và hiểu rõ về thị trường. Ở Việt Nam hiện nay đã có một số thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe, Nescafe. Nhưng để các sản phẩm cà phê của Việt Nam được người tiêu dùng trên toàn thế giới biết đến nhiều hơn nữa thì cần phải củng cố uy tín của các thương hiệu này, đồng thời xây dựng nhưng thương hiệu mới, mạnh hơn nữa. Bởi trong điều kiện hội nhập hàng hóa nước ta có cơ hội đến với nhiều người tiêu dùng nước ngoài hơn thì vấn đề thương hiệu là vô cùng quan trọng vừa để khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam, vừa để tạo ra độ tin cậy cao cho mỗi khách hàng khi sử dụng hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới cùng với rất nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng khác thì việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm cà phê của Việt Nam ngay từ bây giờ là việc làm hết sức cần thiết. Để hỗ trợ cho giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này thì liên kết các daonh nghiệp với nhau tạo thành tập đoàn cũng là một hướng đi cần được quan tâm nhiều hơn nữa. 3.3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực. Trong thời điểm hiện nay, ngành cà phê Việt Nam vẫn còn thiếu cán bộ chỉ đạo chuyên trồng cà phê. Các hộ gia trồng cà phê vẫn chủ yếu là sản xuất đơn lẻ, sản xuất cà phê theo hiểu biết vốn có của mình chứ không qua đào tạo một cách bài bản. Do đó, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời hợp tác mở các lớp đào tạo bà con nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm của cây cà phê. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia vào các thị trường, trung tâm giao dịch lớn trên thế giới, và đạo tạo những cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường, thường xuyên tìm hiểu và cập nhật, phân tích thông tin từ những thị trường này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước. 3.3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Mặc dù cà phê Việt Nam hiên xuất khẩu 71 nước trên thế giới, sản lượng cũng lớn thứ hai trên thế giới nhưng việc mở rộng thị trường, và ổn định thị trường vẫn luôn là việc làm không bao giờ có thể coi là đã hoàn thành. Chúng ta ổn định thị trường bằng cách tiếp tục duy trì những thị trường lớn, truyền thống, tạo uy tín bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với những nhu cầu mới và thị hiếu của người tiêu dùng. Cùng với việc duy trì những thị trường cũ, cần tiếp tục tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, bởi kinh nghiệm các nước phát triển đã cho thấy phục vụ tốt thị trường trong nước sẽ tạo hậu phương vững chắc cho việc xuất khẩu. Kết luận Toàn bộ đề án bao bồm 3 chương đã phần nào cho ta thấy được bức tranh về họat động xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm qua. Ngành cà phê Việt Nam, mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu và phê của Việt Nam đã đem lại một vị thế lớn cho nền kinh tế nước ta trong lĩnh vực này, đồng thời tạo dấu ấn quan trọng về hình ảnh của Việt Nam trong lòng người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên cùng với những thành công đó, chúng ta cũng phải biết nhìn nhận và đánh giá về những mặt yếu của mình trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Trong nội dung của đề án đã chỉ ra được phần nào những mặt yếu và những khó khăn mà ngành cà phê Việt Nam sẽ gặp phải trong điều kiện đất nước hòa mình vào xu hướng phát triển chung của thế giới. Cùng với những yếu điểm đó em cũng xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp đối với nhà nước, doanh nghiệp và người dân trồng cà phê để cùng nhau phối hợp thực hiện khắc phục những khó khăn và đưa ngành và phê Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, tạo ra một vị thế thật sự vững chắc. Bên cạnh đó là một vài kinh nghiệm quý báu của Braxin trong việc phát triển ngành cà phê của mình đạt vị thế hàng đầu thế giới như hiện nay. Hi vọng rằng với những bài học từ nước bạn và những ý kiến đóng góp ở trên sẽ có thể giúp cho ngành cà phê của Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và đủ sức gây ra tác động mạnh đối với ngành cà phê của toàn thế giới. MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................. 1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ... 4 1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. ...................................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa .............................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 4 1.1.1.2. Đặc điểm của họat động xuất khẩu hàng hóa. ........................................... 5 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. ........................ 6 1.1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. ....................................................... 6 1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp. ................................................................................. 8 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. .................................................................... 9 1.2.1. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái. .................................................. 9 1.2.2. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước ........................................................... 9 1.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. ...................................................................... 12 Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. .............................................................................................. 14 2.1. Tổng quan chung về ngành cà phê của Việt Nam. ............................................ 14 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của ngành cà phê Việt Nam. ...................................... 14 2.1.2. Những thành tựu của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam. ....................... 16 2.1.3. Những điểm yếu trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. ............................................................................................................................ 26 2.2. Những khó khăn đối với ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. ................................................................................................................ 29 Chương III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. ......................................................................................................... 31 3.1. Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin. ............................... 31 3.2. Các giải pháp từ phía Đảng và nhà nước. .............................................................. 35 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng. ........................................................................ 35 3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. .................................................. 36 3.2.3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm. ...................................................................................................................................... 36 3.2.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. ......................................... 37 3.2.5. Tăng cường xây dựng nhiều chợ, sàn giao dịch cà phê hơn nữa................... 37 3.2.6. Cần có chế độ bảo lãnh rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. . 37 3.2.7. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển ngành cà phê, quy hoạch rõ ràng và thông tin đầy đủ. .................................................................................................... 38 3.2.8. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành cà phê. . 39 3.2.9. Tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê Việt Nam. ....................................... 39 3.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ sản xuất. ...................................... 40 3.3.1. Chiến lược của ngành cà phê Việt Nam.......................................................... 40 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ trồng cà phê. ............................... 41 3.3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu........................................... 41 3.3.2.2. Hạ thấp chi phí sản xuất. ........................................................................... 41 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. ................................................... 42 3.3.2.4. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. ...................................................... 43 3.3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực. ........................................................................... 43 3.3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. ............... 43 Kết luận ............................................................................................................................... 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfghfhgjh_7101.pdf
Luận văn liên quan