Luận văn Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Xúc tiến thương mại là một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại của mỗi quốc gia. Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mặt hàng nông sản cho nên Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và hỗ trợ đến công tác XTTM đối với mặt hàng này để thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.

pdf58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng (tấn) Trị giá (1000USD) Gạo 4557511 1489970 4741858 2894441 5958300 2663877 Cà phê 1229233 1911463 1059506 2111187 1183523 1730602 Hạt điều 653863 165334 911019 177154 846683 Cao su 714877 1392841 658342 1603596 731383 1226857 Chè 114455 130833 104459 146937 134115 179494 Hạt tiêu 82905 271011 90250 311172 134261 348149 Lâm sản 2404097 2829283 2597649 Thuỷ sản 3763404 4510116 4251313 Nguồn: Tổng cục thống kê a. Xuất khẩu gạo Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 liên tục tăng từ 1,48 tỷ USD năm 2006 với sản lượng là 4,55 triệu tấn lên đến 2,66 tỷ USD năm 2009 với sản lượng là 5,95 triệu tấn tăng 1,78 lần về giá trị và 1,3 lần về lượng. Mức tăng liên tục qua các năm đã đưa gạo trở thành mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm hàng NLTS xuất khẩu của Việt Nam những năm qua. Về cơ cấu chủng loại gạo: mặt hàng gạo 5% tấm vẫn chiếm ưu thế đang là đối thủ cạnh tranh của gạo cấp trung và cấp thấp của Thái Lan. Bên cạnh đó chúng ta cũng có những mặt hàng gạo tiềm năng như: gạo thơm Jasmine, nếp hay các loại gạo đặc sản. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng có sự biến động do chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới: năm 2006 là 12,59%; năm 2007 là 34,07% ; năm 2008 là 94,26% và năm 2009 là 92,03%. Như vậy tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2009 là 58,23%/năm. Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không có sự biến động nhiều. Năm 2005 là 40 thị trường, 2006 là 41 thị trường; sang năm 2007 là 63 thị trường, đặc biệt năm 2008 thị trường gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp đôi là 128 thị trường. Các thị trường chính xuất khẩu gạo là Philippines chiếm hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (35%), Malaysia (9%), Singapore, Đông, Đài Loan. b. Xuất khẩu cà phê Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy trong giai đoạn từ 2007-2009 giá trị và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đều có xu hướng giảm nguyên nhân được lý giải là do yếu tố thời tiết, người nông dân bị các doanh nghiệp ép giá, hoặc nếu được mùa thì lại đợi giá cao mới bán ra… Xuất khẩu cà phê giảm từ 1911463 nghìn USD năm 2006 xuống còn 1730602 nghìn USD năm 2009 giảm là 1,1 lần và cùng với xu hướng đó lượng cà phê xuất khẩu cũng giảm từ 1,229 triệu tấn năm 2006 xuống còn 1,183 triệu tấn năm 2009. Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng qua các năm: năm 2006 là 52 thị trường; năm 2007 là 54 thị trường, năm 2008 là gần 100 thị trường. Hiện nay, xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam vào 10 thị trường sau Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản. Mười thị trường này tiêu thụ 73,4% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. c. Xuất khẩu cao su Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 cũng có xu hướng giảm giống như mặt hàng cà phê, giảm từ 1,392 tỷ USD vào năm 2007 xuống còn 1,226 tỷ USD vào năm 2009 giảm khoảng 1,135 lần. Tuy nhiên giá trị giảm nhưng lượng cao su xuất khẩu lại tăng từ 714877 tấn năm 2007 lên đến 731383 tấn năm 2009. Nguyên nhân được lý giải là sau một thời gian tăng liên tục thì có xu hướng giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su. Sau khi nền kinh tế thế giới đã qua cơn suy thoái, sản xuất công nghiệp các nước phục hồi nguồn cung ra thị trường giảm đã tác động đến giá cao su. Tuy giá cao su đã phục hồi nhưng lượng hàng xuất khẩu với đơn giá này không nhiều nên năm 2009, mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu 731.383 tấn, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng nhưng giá trị vẫn giảm trên 26%. d. Xuất khẩu hồ tiêu Hồ tiêu cũng là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2007-2009 theo bảng số liệu 2.4, cũng liên tục tăng lên từ 271011 nghìn USD năm 2007 lên đến 348149 nghìn USD năm 2009 tăng gấp 1,28 lần về giá trị và 1,6 lần về lượng xuất khẩu do nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của thế giới tăng và giá cũng tăng. Qua những con số trên ta thấy được mặt hàng hồ tiêu rất được ưa chuộng trên thế giới và có nhiều thuận lợi hơn các mặt hàng khác trong xuất khẩu. Về thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 như sau: năm 2006 là 53 thị trường, năm 2007 là 54 thị trường, còn năm 2008 là 91 thị trường. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam thâm nhập vào trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường: Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Singapore… vẫn là các thị trường nhập khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu. e. Xuất khẩu chè Hiện nay ngành chè của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh và cũng đang từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt trên thế giới. Xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 ở bảng 2.4 cũng liên tục tăng từ 1,3 tỷ USD năm 2007 lên đến 1,79 tỷ USD năm 2009 tăng khoảng 1,37 lần và lượng xuất khẩu cũng tăng tương ứng là 114455 tấn năm 2007 lên đến 179494 tấn năm 2009. Tuy nhiên trong năm 2008 lượng chè xuất khẩu lại có xu hướng giảm 9,56% nhưng giá chè thì lại tăng 12,3% so với năm 2007. Giá xuất khẩu chè tăng qua các năm nhưng so với giá thế giới thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp do hầu hết các sản phẩm chè còn thiếu uy tín về chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè có xu hướng tăng tuy nhiên so với các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều khả năng sinh lợi nhuận của chè vẫn còn kém xa so với tiềm năng. Về thị trường chính của xuất khẩu chè Việt Nam thì hiện nay là khoảng 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó các thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam là Liên Bang Nga, Irac, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản… f. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam qua các năm từ 2007-2009 có xu hướng tăng từ 2,4 tỷ USD năm 2007 lên đến 2,59 tỷ USD năm 2009 là khoảng 1,08 lần. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là năm 2008 mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngành gỗ vẫn có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng là 2,8 tỷ USD tăng 1,17 lần so với năm 2007. Do khủng hoảng, thị trường tiêu thụ bị co cụm, nguyên liệu đầu vào (nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80%) bị siết chặt về cơ chế và gia tăng giá cả, cùng với những khó khăn khác nảy sinh từ thị trường nội địa... đã đẩy ngành xuất khẩu đồ gỗ trong nước đang đứng trước những khó khăn to lớn. Tuy nhiên với sự hỗ trợ từ nhiều phía đặc biệt là các tổ chức tài chính để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn nên xuất khẩu gỗ năm 2008 đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Cơ cấu chủng loại sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 thì đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ xuất khẩu ghế và các sản phẩm ghế là được các nước rất ưa chuộng và nhập khẩu với số lượng lớn. Tiếp sau đó là nội thất văn phòng, gỗ nguyên liệu, ván sàn, khung gương, khung tranh chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: các thị trường chính là Mỹ (chiếm 43,35%); Nhật Bản (chiếm 13,68%,); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%). g. Xuất khẩu thủy sản Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng tăng từ 3763404 nghìn USD năm 2007 lên đến 4251313 nghìn USD năm 2009 tăng gấp 1,13 lần. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2009 lại giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần giảm đầu tiên sau 13 năm của ngành thuỷ sản. Nhưng đó vẫn kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những hàng rào kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới. Trong cơ cấu chủng loại thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 thì tôm vẫn là mặt hàng đứng đầu chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%, rồi đến các mặt hàng cá ngừ, mực, bạch tuộc… Về thị trường của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: năm 2008 là 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. Năm 2009 xuất sang 35 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ. 2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản 2.2.1. Hoạt động XTXK ở cấp quốc gia Với chức năng chính là quản lý nhà nước về XTTM và điều phối các hoạt động này thì Nhà nước cũng phối hợp với các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động XTTM cụ thể như sau: Một là, các quan chức cấp cao của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành thực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản mở rộng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một số hoạt động cụ thể như sau: - Về quan hệ hợp tác song phương, từ sau khi mở cửa nền kinh tế đến nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục, ký kết được các hiệp định quan trọng như ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000, Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật năm 2008... tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường thế giới. - Về quan hệ hợp tác đa phương, Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, năm 2007 chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Hai là, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động XTTM của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM: Hiện nay, các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động XTTM của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Do đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội trong việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM. Ba là, cung cấp thông tin, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tổ chức diễn đàn, hội thảo, đào tạo và tư vấn, HCTL: Đối với hoạt động này, nhà nước đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Các cơ quan cung cấp thông tin của Chính phủ và các bộ ngành như: Cục XTTM, Viện nghiên cứu thương mại, phòng thông tin của các Sở địa phương, đài truyền hình công thương, báo công thương… là những địa chỉ cung cấp thông tin thương mại quan trọng và thiết thực phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trang web của Cục XTTM có đầy đủ các thông tin về thị trường, ngành hàng, những điều cần biết về các thị trường…Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể tìm thấy các thông tin đó trên các trang web của các cơ quan của Chính phủ hoặc có thể tìm hiểu về thị trường qua các ấn phẩm báo, tập chí. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành còn tổ chức cho các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài đến viết bài tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, HCTL trong và ngoài nước giới thiệu về văn hóa ẩm thực - đất nước - con người Việt Nam, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa quảng bá hình ảnh, bên cạnh đó có thể xúc tiến đầu tư và du lịch. Bốn là, khảo sát và nghiên cứu thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động khảo sát thị trường hiện nay thường được kết với tổ chức HCTL qua đó doanh nghiệp tham gia HCTL có cơ hội tìm hiểu về tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đối tác, các điều cần lưu ý khi kinh doanh xuất khẩu tại một thị trường cụ thế, thị hiếu người tiêu dùng… Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ và bộ ngành, Cục XTTM hàng năm cũng có những cuộc khảo sát các thị trường chính và các thị trường tiềm năng của xuất khẩu nông sản Việt Nam qua đó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời diễn biến thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những công việc quan trọng để thực hiện hoạt động XTTM phục vụ xuất khẩu. Hàng năm ở nước ta vẫn tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ như marketing, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, ứng dụng thương mại điện tử… để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác XTTM ở các tỉnh/thành phố, cử cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, thuê các chuyên gia quốc tế đến giáng dạy ở trong nước. Năm là, nguồn tài chính cho công tác XTTM của Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ kinh phí cho XTTM từ nguồn thu lấy từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và trích từ các nguồn thu của Nhà nước. Bảng 2.5: Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng nông sản theo mặt hàng giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng kinh phí được NN phê duyệt Kinh phí đối với hàng nông sản Tỷ lệ Kinh phí đối với hàng thuỷ sản Tỷ lệ Kinh phí đối với hàng lâm sản Tỷ lệ 2006 144,74 24,558 17% 7,320 5% 8,923 6% 2007 174,13 17,707 10,17% 10,254 6% 13,929 8% 2008 122,73 10,755 8,76% 13,689 11% 6,196 5% 2009 179,99 17,112 9,5% 12,736 7% 4,143 2% Nguồn: Cục XTTM Theo như bảng 2.5 nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ cho hàng NLTS tăng lên qua các năm trong đó hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là hàng thuỷ sản và cuối cùng là hàng lâm sản. Giai đoạn năm 2006 -2009 nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho hàng nông sản ngày càng có xu hướng giảm từ 24.558 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 17.112 tỷ đồng năm 2009. Trong khi đó thì lại có xu hướng tăng đối với hàng thuỷ sản từ 7.320 tỷ đồng năm 2006 lên đến 12.736 tỷ đồng năm 2009. Đối với hàng lâm sản, thời gian gần đây nhà nước mới có sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí cho mặt hàng này để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng không nhiều như nông sản và thuỷ sản. Trong số 3 nhóm hàng trên thì tỷ trọng kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho mặt hàng nông sản là lớn nhất chiếm gần 60% sau đó là thuỷ sản (18%) và lâm sản (22%) vào năm 2006 đến năm 2009 lại có sự thay đổi về kinh phí hỗ trợ giữa các mặt hàng này trong đó nông sản giảm xuống còn 50%, thuỷ sản tăng lên 38% và lâm sản là 12%. Sự chuyển dịch này phù hợp với sự thay đổi trong cơ cấu nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động XTTM nhẳm mục tiêu thúc đẩy phát triển hài hoà và hiệu quả giữa các mặt hàng. 2.2.2. Hoạt động XTXK ở các Hiệp hội ngành hàng Hiện nay, Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, người tiêu dùng, cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ và tổ chức các chương trình HCTL chuyên ngành nông sản với quy mô lớn ở trong và ngoài nước… Hình 2.2: Số lượng đề án XTTM của các hiệp hội NLTS Nguồn: Cục XTTM Nhìn vào hình 2.7 ta thấy Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là đơn vị hoạt động mạnh và tích cực nhất, tỷ trọng các chương trình XTTM được hiệp hội này thực hiện cũng khá lớn. Tiếp theo, là các hiệp hội như chè, cà phê cao cao, cao su… Trong thời gian từ năm 2006-2009, tỷ trọng chương trình XTTM của VASEP thực hiện chiếm 30% tỷ trọng các chương trình XTTM của Hiệp hội, trong khi đó Hiệp hội chè chiếm 19%, Hiệp hội cà phê ca cao và cao su cùng chiếm 10%, tiếp đến là Hiệp hội gỗ và lâm sản với tỷ lệ là 9%... Qua số liệu dưới ta thấy được sự chênh lệch về số lượng các đề án cho chương trình XTTM giữa các hiệp hội là khá lớn. Một phần cũng là do thiếu năng lực xây dựng và thực hiện đề án của các Hiệp hội làm cho quá trình thẩm định và phê duyệt đề án của các cơ quan bộ ngành gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội cũng có sự phối hợp tích cực với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan trong công tác XTTM: trong thời gian gần đây việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án trình lên Hội đồng thẩm định được xem xét và phê duyệt ngày càng tăng. Cụ thể như sau: Về cơ cấu nhóm ngành có sự thay đổi khá rõ nét về số lượng các chương trình XTTM được thực hiện của Hiệp hội ngành hàng. Hình 2.3: Số lượng đề án XTTM phân theo nhóm ngành hàng Đơn vị: % Nguồn: Cục XTTM Theo như hình 2.8 từ năm 2006 đến 2009 ta thấy có thay đổi rõ nét về số lượng đề án dành cho lĩnh vực nông lâm sản từ 40% vào năm 2006 với 61 đề án xuống còn 31% vào năm 2009 là 43 đề án XTTM. Trong khi đó nhóm hàng xuất khẩu mới lại có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2006 là 25 đề án XTTM chiếm 16% được thực hiện thì sang năm 2009 chỉ còn là 9 đề án. Đối với, nhóm hàng công nghiệp chế biến thì số lượng đề án XTTM có xu hướng tăng giai đoạn 2006-2009 từ 36 lên 46 đề án XTTM tăng 10%. Sự thay đổi trên có ý nghĩa quan trọng đối với từng ngành nhất là NLTS số lượng đề án giảm nhưng chất lượng của các chương trình lại tăng lên do có sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa các Hiệp hội. Căn cứ vào các hình thức XTTM được tiến hành trong 4 năm thực hiện chương trình XTTM trọng điểm quốc gia như khuyến mại, quảng cáo, thông tin thương mại, HCTL, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Trong đó HCTL vẫn là một trong những hình thức được các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp thực hiện nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay, đồng thời cũng là hình thức được các hiệp hội ngành hàng chú trọng và quan tâm để xây dựng đề án, chương trình XTTM phục vụ cho doanh nghiệp. Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 và 2009 Nội dung hỗ trợ 2006 2009 NLTS Tổng số NLTS Tổng số Đào tạo 7 16 3 15 HCTL 21 58 25 79 Khảo sát thị trường 27 62 9 28 Thông tin thương mại 6 15 5 12 XD cơ sở hạ tầng 3 3 2 7 Grand Total 61 155 44 141 Nguồn: Cục XTTM Hình 2.4: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 – 2009 Đơn vị: % Nguồn: Cục XTTM Nhìn vào bảng 2.8 và hình 2.4, ta thấy trong nhóm hàng NLTS có sự thay đổi khá rõ nét trong nội dung hỗ trợ theo hướng tăng dần hỗ trợ tổ chức HTCL trong và ngoài nước từ 33% năm 2006 lên đến 57% vào năm 2009 điều này được lý giải bởi hoạt động này khá thiết thực và phổ biến nên được các doanh nghiệp tham gia rất nhiệt tình, mặt khác doanh nghiệp cũng có những đề xuất với các cơ quan, bộ ngành nên tổ chức thêm nhiều các HCTL chuyên ngành… Một nội dung hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2006 đến 42% là khảo sát thị trường thì lại có xu hướng giảm vào năm 2009 là 20% thực ra thì sang năm 2009 có sự kết hợp giữa tổ chức hội chợ triển lãm và khảo sát thị trường đối tác do đó thực ra hoạt động này vẫn có xu hướng ngày càng tăng để tìm được các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản. Các nội dung khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các nội dung hỗ trợ cho hàng NLTS. So sánh về khu vực thị trường cho hoạt động XTTM hàng nông sản thì chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là các hoạt động chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó là thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ còn châu Phi và châu Úc vẫn còn ít các hoạt động. Hình 2.5: Nhóm hàng XTTM phân theo thị trường năm 2006 – 2009 Đơn vị: % Nguồn: Cục XTTM Theo như hình 2.5 ta thấy có 3 khu vực thị trường là chiếm số lượng lớn các chương trình XTTM đối với hàng nông sản được thực hiện nhất là châu Á, Châu Âu và thị trường nội địa còn các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Trong đó, số lượng chương trình tăng lên ở các thị trường Châu Á từ 28% năm 2006 lên đến 33% vào năm 2009, châu Âu là từ 18% vào năm 2006 lên đến 28% năm 2009. Trong khi đó, thị trường Châu Mỹ lại có sự giảm đột biến từ 12% năm 2006 xuống còn 2% năm 2009 đây có thể là do những chính sách, quy định của Mỹ trong lĩnh vực NLTS bên cạnh đó là tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ giai đoạn 2007-2008 cũng khiến cho số lượng các chương trình đã giảm đột ngột. Cùng xu hướng giảm đó là thị trường trong nước mặt dù chiếm số lượng lớn chương trình XTTM. Hai thị trường châu Úc và châu Phi cũng đang có xu hướng tăng lên. Qua đó, ta thấy các thị trường châu Úc và châu Phi là những thị trường tiềm năng và có lượng tiêu thụ lớn Hiệp hội cần thực hiện tốt công tác XTTM để thiết thực thúc đấy xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp trong tương lại. 2.2.3. Hoạt động XTXK ở các doanh nghiệp XTTM là một trong những hoạt động đầu tiên và quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản nhất là trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp nông sản, do hàng nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của các nước khác về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái… Bên cạnh đó, sự nhận thức về vấn đề này của người nông dân vẫn còn kém. Do đó, để tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu nông sản để ký kết được các hợp đồng, biên bản ghi nhớ… 2.2.3.1. Công tác thị trường và sản phẩm nông sản Đối với thị trường trong nước, hầu hết các doanh nghiệp đều thông qua công cụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, tờ rơi…qua đó quảng bá sản phẩm, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đối với thị trường nước ngoài, thông qua quảng cáo doanh nghiệp nước ngoài cũng như người tiêu dùng có thể hiểu được tính năng, công dụng, hiệu quả… của sản phẩm qua đó có được sự lựa chọn tốt nhất đối với các sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó, thiết lập các website trên mạng cũng là một công cụ hữu dụng giúp cho các sản phẩm nông sản được tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng công cụ này gần đây mới được các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng và đẩy mạnh nhưng mục giới thiệu sản phẩm còn thiếu và sơ sài, trình bày thiếu tính thẩm mỹ... Qua đó, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đưa lên các trang web XTTM để quảng bá, giới thiệu. 2.2.3.1. Tham gia các HCTL nông sản trong và ngoài nước Khảo sát thị trường trong và ngoài nước: Đây là một công việc quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể nắm vững được tình hình kinh tế, thị hiếu tiêu dùng, sở thích, phong tục tập quán…của nước nhập khẩu sản phẩm qua đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm với đối tác, tìm kiếm cơ hội giao thương, ký kết hợp đồng. Công việc này doanh nghiệp thường thực hiện phối hợp với các tổ chức XTTM để học hỏi và tiếp thu các kinh nghiệm trong khảo sát thị trường mới. Tham gia các HCTL quốc tế hàng nông sản: tham gia vào các HCTL có quy mô lớn sẽ tạo sự thu hút, quan tâm của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài do đó được các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình. Doanh nghiệp trong nước có thể giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam một cách trực tiếp và hiệu quả về các vấn đề liên quan đến sản phẩm nông sản. Qua đó, khắc phục nhược điểm của sản phẩm, tạo hướng đi mới trong việc phát triển và mở rộng thị trường nông sản của mình. Tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc gia và quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông sản được phối hợp tổ chức với các cơ quan XTTM có uy tín và chất lượng đặc biệt là Cục XTTM đã có nhiều chương trình hợp tác với các trung tâm XTTM các tỉnh/thành phố thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực XTTM. 2.2.3.2. Tài chính đối với hoạt động XTTM của doanh nghiệp Doanh nghiệp hầu như gặp khó khăn đối với tài chính phục vụ công tác XTTM. Do nguồn lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế nên công tác XTTM của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực có rất nhiếu biến động do các yếu tố khách quan. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1. Những mặt thành công Từ những con số ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong chương 2 ta thấy được XTTM là một công cụ quan trọng “mở đường và phát triển thị trường” cho hàng nghìn doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. XTTM đã từng bước hình thành đội ngũ những doanh nghiệp năng động, có kinh nghiệm, nhạy bén với sự thay đối của thị trường thế giới. Các doanh nghiệp cũng có cơ hội duy trì mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, tiếp cận và mở rộng thường xuyên với các đối tác thông qua tham gia các hội chợ triển lãm nước ngoài, khảo sát thị trường, đồng thời cập nhật những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu ở những thị trường khó tính, nắm bắt trực tiếp xu hướng phát triển chung của thế giới. Các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp đã có kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện chương trình XTTM, từng bước nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả cung cấp dịch vụ quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình ngày càng sát với thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ phê duyệt các đề án trong ngành của nhiều đơn vị đạt rất cao, 100% hoặc gần 100% (Hiệp hội chè Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản, Trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT …). Đồng thời, các hiệp hội ngành hàng đã xây dựng và quảng bá được thương hiệu hàng hóa của mình với bạn hàng quốc tế như Chè Việt; tiêu Chư sê, Phú Quốc… củng cố và phát triển thị trường truyền thống cũng như tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu mới. XTTM ngày càng nâng cao vị thế và vai trò của Hiệp hội đối với doanh nghiệp trong nước cũng như với các hiệp hội ngành hàng tương đồng của các nước khác. Hệ thống tổ chức XTTM đã được hình thành và phát triển khá mạnh về số lượng, bắt đầu có sự liên kết phối hợp hoạt động từ cấp trung ương đến các địa phương, từ trong nước ra nước ngoài... Đến nay, hầu hết tất các các tỉnh/thành phố đều đã có bộ phận chuyên trách về XTTM: 63 Sở công thương trong đó đã có thêm cả chức năng xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, 45 trung tâm XTTM và 27 phòng XTTM ở các tỉnh/thành phố, 67 Hiệp hội ngành hàng trong đó có 16 hiệp hội ngành hàng về nông sản, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Thương vụ và các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, khảo sát, quảng bá thương hiệu, tổ chức hoạt động XTTM ở trong và ngoài nước. Đội ngũ nhân lực: Đối với cấp quản lý, từng bước được nâng cao về chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ làm công tác XTTM... Đối với doanh nghiệp, thông qua các chương trình đào tạo đã từng bước được nâng cao năng lực kỹ năng kinh doanh, xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu của mình. Từ đó, góp phần giúp doanh nghiệp tham gia, thực hiện các hoạt động XTTM chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. XTTM đã cung cấp những thông tin và định hướng về thị trường đến các cơ quan quản lý và người sản xuất kinh doanh. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ NLTS, làm cầu nối cho sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, từng bước chủ động điều tiết thị trường khi có biến động bất lợi: hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào những thị trường truyền thống ví như mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam và từng bước mở rộng thị trường xúc tiến xuất khẩu sang các thị trưởng mới, tiềm năng như châu Phi, châu Úc. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó Về cơ chế chính sách: chưa có chiến lược tổng thể cho sự phát triển hoạt động XTTM từ cấp Trung ương đến các địa phương một cách thống nhất và đồng bộ. Do đó, hoạt động XTTM nông sản chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của cạnh tranh thương mại quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản. Về nguồn nhân lực: Số lượng cán bộ thực hiện công tác XTTM còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ XTTM ở các tỉnh/thành phố vẫn còn tồn tại 2 hạn chế lớn đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Hiện nay, ở các địa phương rất khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM có trình độ cao và kỹ năng giỏi. Bên cạnh đó, kỹ năng tiếng anh chuyên ngành để làm cầu nối thực hiện XTTM giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài còn là một vấn đề cần phải quan tâm, đào tạo để nâng cao trình độ. Do công việc này cần đến sự phối hợp, liên kết, ký kết các hợp đồng…với các đối tác nước ngoài. Về khả năng liên kết, phối hợp hoạt động: Hiện tại công tác XTTM hàng nông sản của chúng ta vẫn còn rời rạc, không có sự gắn kết và thiếu tính thống nhất giữa các cơ quan của Chính phủ, các hiệp hội ngành hàng với các doanh nghiệp, người nông dân... Từ đó, ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khấu. Bên cạnh đó, việc kết nối các đối tác trước và tổ chức tiếp xúc tại hội chợ lại hạn chế, các đoàn khảo sát thường mang tính chất du lịch nhiều hơn là việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh thực sự. Về năng lực thẩm định đối tác: Các tổ chức XTTM chủ yếu chỉ có khả năng đưa tin cơ hội giao thương nhưng lại không có năng lực thẩm định đối tác kinh doanh, cung cấp thông tin mang tính đại trà, chung chung thay vì thông tin cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp. Về khả năng cung ứng dịch vụ XTTM: Nhu cầu của doanh nghiệp đa dạng và phong phú nhưng năng lực cung cấp các dịch vụ của các tổ chức XTTM thì lại vô cùng hạn chế. Mới chỉ có thể cung cấp các dịch vụ nào có nhu cầu thấp và dễ triển khai, ít tạo hiệu quả và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức XTTM còn chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động XTTM mang tầm cỡ quốc tế, thiếu tính chuyên nghiệp và chiều sâu. Về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác XTTM: còn rất nghèo nàn và sơ sài. Hiện nay, các địa điểm chuyên dụng để tổ chức HCTL ngành hàng nông sản ở các địa phương hầu như là không đạt các tiêu chuẩn quốc tế và thường được tổ chức tại các nhà văn hoá, công viên… hoặc nếu có địa điểm đạt yêu cầu quốc tế thì chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, điều kiện về mặt bằng, bố trí gian hàng, không gian trưng bày… vẫn còn sơ sài và thiếu tính thẩm mỹ. Hệ thống máy tính, công nghệ hiện đại phục vụ công tác XTTM còn cũ và thiếu thốn ở các tỉnh/thành phố. Về công tác thông tin thị trường: phục vụ công tác XTTM không được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác, dự báo còn hạn chế, nhất là thông tin, dự báo đến tận người sản xuất kinh doanh về yêu cầu của thị trường, về xu hướng biến động giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng... do đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Về tài chính cho XTTM: kinh phí dành cho công tác XTTM còn hạn hẹp và các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính cho XTTM còn nhiều bất cập. Mỗi năm, kinh phí của Nhà nước cấp cho hoạt động XTTM nông nghiệp quá ít, chỉ khoảng trên 10 tỷ đồng. Thiếu kinh phí quảng bá, nhiều mặt hàng nông sản ít có cơ hội được biết đến rộng rãi, ảnh hưởng phần nào đến việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay mới được chú trọng ở một số nhóm ngành hàng như thủy sản, đồ gỗ. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Tăng cường xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của ngành nông nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia theo ngành hàng nông sản một cách đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, ngành hàng nông sản vẫn còn thiếu các đề án chi tiết cho từng mặt hàng cụ thể như: gạo, chè, cà phê, cao su… và chiến lược phát triển ngành gây khó khăn cho các cơ quan Chính phủ trong công tác quản lý và tổ chức các chương trình, hoạt động XTTM một cách hiệu quả. Do đó, trong những năm tiếp theo trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển của ngành cùng các dự báo về thị trường thế giới, Nhà nước cần có những văn bản, chị thỉ hướng dẫn để xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển xuất khẩu ngành nông nghiệp theo từng mặt hàng cụ thể. Trong thực tế hoạt động XTTM đối với hàng nông sản còn nhiều hạn chế. Các hoạt động khuyến mại, quảng bá, hội chợ triển lãm, hội chợ ẩm thực... chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Những lợi ích từ hoạt động XTTM mang đến cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản chưa nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và người nông dân vẫn chưa chú trọng đến công tác XTTM. Do đó, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ công thương và các Bộ ngành liên quan cần sớm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động XTTM đối với hàng nông sản như chính sách hỗ trợ về kinh phí hoạt động, về hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực... 4.2. Nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức Hiện nay, dù doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt nhưng nếu không đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó cũng không thể nâng cao tính cạnh tranh được. Do đó, muốn sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thì phải làm tốt công tác XTTM. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, “cần phải coi xúc tiến thương mại là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, trước hết phải thể chế hóa lại hệ thống xúc tiến thương mại từ trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo tính liên kết sâu hơn, tính chỉ đạo cao hơn, thông suốt với nhau hơn”. Hiện nay, hệ thống các tổ chức XTTM của Việt Nam đang phát triển với số lượng rất lớn tuy nhiên sự liên kết giữa các địa phương, trung tâm XTTM với các cơ quan của Chính phủ và bộ ngành rất lỏng lẻo và còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, với một mạng lưới XTTM dày đặc như hiện nay mà đội ngũ cán bộ chức năng của Nhà nước còn thiếu và khó có thể kiểm soát được hết. Do đó, việc tái cấu trúc lại hệ thống XTTM của Việt Nam một cách thống nhất và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương là rất cần thiết. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thông thoáng, các thủ tục liên quan đến nguồn kinh phí cấp cho hoạt động XTTM được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động XTTM hàng nông sản. Đó là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho Hiệp hội cũng như doanh nghiệp không mất nhiều thời gian trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của Nhà nước. Từ đó, chủ động được nguồn kinh phí trong XTTM cũng như các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Chủ động, nhanh chóng nắm bắt và thực hiện các quy định cam kết trong thương mại quốc tế và các quy định của luật pháp Việt Nam. Cập nhật thường xuyên các thông tin, quy định của quốc tế liên quan đến mặt hàng NLTS. Doanh nghiệp xuất khẩu NLTS thời gian qua chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề từ những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái…đặc biệt là Mỹ và EU kiểm tra khắt khe những sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ khẩu nuôi trồng, sản xuất đến đóng gói và tiêu thụ. Do đó, việc tuyên truyên, phổ biến kiến thức liên quan đến các quy định của quốc tế một cách nhanh chóng và kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp tranh được những tổn thất không đáng có. Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử phát nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buôn bán hàng giả, kém phẩm chất. Thường xuyên có các cuộc thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động công tác của hệ thống tổ chức, trình độ năng lực của nhân viên XTTM... Hệ thống các tố chức XTTM trong nước và nước ngoài hiện nay đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thì việc liên kết hợp tác giữa các đơn vị trong nước với nhau cũng như với các cơ quan đại diện ở nước ngoài còn rất bất cập. Điều đó cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp như thực hiện các hoạt động ký kết hợp đồng, tham gia các hội chợ triển lãm...Do đó cần có những giải pháp như sau: tăng cường liên kết thông qua hội nghị giao ban XTTM thường niên, tổng hợp hoạt động XTTM trên cả nước, tăng cường liên kết, phối hợp hoạt động với các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài… 4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức của các Bộ, ngành có chuyên môn giỏi, am hiểu thị trường để thực hiện tốt việc XTTM. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, những thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới thì công tác đào tạo cho đội ngũ nhân lực nói chung và nguồn nhân lực phục vụ công tác XTTM lại càng trở nên quan trọng. Do những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động trao đổi, liên kết, phối hợp với nước ngoài là rất thường xuyên do đó bên cạnh kiến thức chuyên môn thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng là một vấn đề cấp thiết. Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển xuất khẩu và tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng hàng NLTS xuất khẩu. Hiện nay, trên thế giới đội ngũ các chuyên gia có kinh nghiệm và giỏi về công tác XTTM rất nhiều do các nước khác đã thực hiện công tác XTTM từ rất lâu còn Việt Nam mới chỉ thực sự quan tâm trong những năm gần đây. Do đó, việc thuê chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm XTTM về hàng nông sản của nước họ để học hỏi và áp dụng một cách thích hợp vào hoạt động của nước ta. Tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và có các chính sách ưu đãi về tiền lương, thưởng đối với các cán bộ làm công tác XTTM có kinh nghiệm, chất lượng và hiệu quả cao trong các cơ quan Nhà nước và bộ ngành, Hiệp hội cũng như doanh nghiệp. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực làm công tác XTTM theo các yêu cầu của công việc và nhiệm vụ phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, chiến lược phát triển của ngành hàng nông sản. Từ đó, có kế hoạch đào tạo cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn về hàng nông sản và kỹ năng XTTM của các cán bộ. Sau các khoá học, cần có những buổi kiểm tra trình độ của học viên trong công tác XTTM. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy đào tạo về XTTM theo hướng hiện đại hoá trang thiết bị, cung cấp các kiến thức cập nhật mới nhất về XTTM cho các học viên, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên có thể tham gia các hoạt động XTTM thực tế ở trong và ngoài nước. 4.4. Nhóm giải pháp về thông tin thị trường a. Về phát triển thị trường Tổ chức tham gia học tập, tham quan việc XTTM của một số nước giàu kinh nghiệm về XTTM trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc... trong đó, Nhật Bản là một nước rất thành công trong hoạt động XTTM với các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước trên thị trường sở tại báo cáo về nước để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách song phương và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, tổ chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của Nhật Bản ở nước ngoài, thăm dò và tìm kiến những bạn hàng tương lai của Nhật Bản để giới thiệu với các đối tác trong nước. Chủ động nghiên cứu đề xuất các chương trình XTTM phù hợp với các sản phẩm của vùng miền đã sản xuất ra để trình Chính phủ; thực hiện tốt việc đàm phán để Chính phủ ký các hiệp định song phương và đa phương với các nước. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký thương hiệu hàng hoá trên thị trường thế giới, giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ công tác khảo sát thị trường mới tiềm năng cho xuất khẩu nông sản. Hiện nay, rất ít các mặt hàng nông sản có thương hiệu trên thế giới và có nhiều mặt hàng trước đây đã bị nước ngoài đăng ký thương hiệu gây rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành hàng nên chủ động trong việc đăng ký thương hiệu với các cơ quan chức năng để tránh gặp phải rủi ro trong xuất khẩu và ngược lại các cơ quan này cũng tạo những điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký của doanh nghiệp. Linh hoạt và chủ động theo dõi kịp thời những diễn biến của thị trường nông sản qua đó có các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Trong những năm gần đây thì tình hình về giá cả nông sản, tỷ giá hối đoái, giá các nguyên liệu đầu vào, giá dịch vụ vận chuyển… thay đổi từng ngày trên thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Do đó, các Bộ ngành cần có những chính sách kịp thời để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xuất khẩu đồng thời doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch dự báo về thị trường để để thực hiện các biện pháp XTTM thích hợp. Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia HCTL ở trong và ngoài nước, thiết lập các trung tâm giới thiệu trưng bày sản phẩm nông, lâm, thủy sản ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ... Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào hệ thống các kênh phân phối hàng nông lâm thủy sản qua đó ổn định và giữ vững được thị trường. Trong khi mọi doanh nghiệp lớn nhỏ đều có cơ hội tham gia ngành bán lẻ, thì không phải doanh nghiệp nào cũng được tham gia vào hệ thống phân phối. Ở mỗi nước, trong khi một sản phẩm có thể xuất hiện ở hàng chục ngàn điểm bán lẻ, thì mỗi nhà sản xuất thường chỉ có vài nhà phân phối được lựa chọn rất kỹ lưỡng với các điều khoản hợp đồng hết sức chặt chẽ. Đó là điều dễ hiểu vì các doanh nghiệp phân phối đóng vai trò một cầu nối sinh tử giữa nhà sản xuất và thị trường. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản tham gia vào các hệ thống này. b. Về thông tin tuyên truyền Ưu tiên triển khai thực hiện các dự án nhằm tăng cường năng lực thông tin thương mại hàng nông, lâm, thủy sản thuộc Chương trình XTTM quốc gia và các dự án xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng nông sản giai đoạn 2015 và tầm nhìn năm 2020. Tăng cường truyên truyền quảng bá nhằm phổ biến về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, thông tin tổng hợp và có tính dự báo trung và dài hạn về thị trường nông sản thế giới và của Việt Nam. Có biện pháp quảng bá và hướng dẫn tiêu dùng hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này có thời gian sử dụng không lâu và thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết do đó các doanh nghiệp cần có hướng dẫn cụ thể về sản phẩm đến người tiêu dùng như đối tác khi thực hiện giao thương. Xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng các yêu cầu về thông tin thương mại phục vụ doanh nghiệp NLTS. 4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực tài chính Chính phủ hỗ trợ chi phí quảng bá mời khách nhập khẩu nước ngoài đến giao dịch tại các hoạt động, sự kiện XTTM lớn của Việt Nam tại nước ngoài (bao gồm các hội chợ triển lãm, các đoàn giao thương, XTTM). Kinh nghiệm cho thấy, các hội chợ quốc tế ở nước ngoài thường có qui mô và tầm cỡ rất lớn. Vì thế, để có thể dẫn dắt người tiêu dùng, các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu tới tiếp xúc với các gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một đội ngũ tuyên truyền, quảng bá ngay từ vòng ngoài để dẫn khách hàng vào nơi trưng bày sản phẩm. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động XTTM một cách ổn định để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Do đó để đảm bảo kinh phí XTTM cho ngành nông nghiệp đạt mức tối thiểu là 0,03 - 0,05% doanh thu xuất khẩu NLTS. Đối với việc tổ chức hội chợ, quảng bá sản phẩm hàng hóa trong nước cũng như ngoài nước, giao cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện triển khai theo yêu cầu, nội dung của Bộ, ngành chuyên môn. Phần chi phí do doanh nghiệp đảm nhận, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần khi hội chợ thành công. Về kinh phí thực hiện tuyên truyền chính sách chế độ của nhà nước về XTTM và các thông tin liên quan đến thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để cho các tổ chức, doanh nghiệp. Về kinh phí quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và XTTM của các đơn vị, doanh nghiệp được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần khi sản phẩm tiêu thụ có hiệu quả. Tăng cường hợp tác quốc tế và tranh thủ các nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động XTTM. Đổi mới cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường chi phí cho hoạt động XTTM. 4.6. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng Quy hoạch hạ tầng XTTM trên cả nước một cách hợp lý và hiện đại để phục vụ cho hoạt động HCTL chuyên ngành nông nghiệp và các hoạt động XTTM khác. Hiện nay, việc thiếu các địa điểm tổ chức HCTL quy mô lớn và đạt tiêu chuẩn quốc tế đã gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện và chất lượng của HCTL, đồng thời cũng tạo nên những khó khăn cho doanh nghiệp ngành hàng nông sản bởi đây là nhóm hàng với thời gian bảo quản không được lâu do đó nếu có những trung tâm triển lãm hàng nông sản chuyên dụng, tầm cỡ quốc tế cho nhóm hàng này thì sẽ thu hút được lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Đối với doanh nghiệp, xây dựng và tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thông qua việc đổi mới quy trình sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm… Tăng cường hợp tác quốc tế để tận dụng các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực...cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt công tác XTTM hàng nông sản. Ứng dụng và phát triển thương mại điện tử phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản. Nhà nước có các cơ chế hỗ trợ thông qua hỗ trợ nguồn kinh phí trực tiếp (các chương trình về phát triển thương mại điện tử) hay gián tiếp (huy động từ các tổ chức quốc tế liên quan đến vấn đề thương mại điện tử). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp mình. KẾT LUẬN Xúc tiến thương mại là một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại của mỗi quốc gia. Với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mặt hàng nông sản cho nên Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và hỗ trợ đến công tác XTTM đối với mặt hàng này để thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Kim ngạch xuất khẩu NLTS chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước ta qua các năm. Tuy nhiên, sau khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mặt hàng nông sản đã gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại từ các rào cản kỹ thuật của các nước như: quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, dán nhãn sinh thái… Do đó, hoạt động XTTM đối với ngành hàng nông sản lại càng trở nên đặc biệt quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ những kết quả đạt được trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đã cho thấy có sự đóng góp lớn từ XTTM. Bên cạnh đó, sự phối hợp và liên kết hoạt động giữa các cơ quan của Chính phủ, Bộ ban ngành có liên quan, các tổ chức XTTM và doanh nghiệp cũng là các nhân tố tạo nên một thành công lớn cho XTXK hàng nông sản, góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động XTTM ở các Bộ ngành, các tỉnh địa phương vẫn còn nhiều mâu thuẫn và bất cập trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực, khả năng cung ứng dịch vụ XTTM, nguồn ngân sách phục vụ hoạt động XTTM còn thiếu và mang lại hiệu quả chưa cao. Do đó, trong thời gian tới Chính phủ, các bộ ban ngành cần đưa ra các giải pháp cụ thể đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM trong tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến hàng nông sản xuất khẩu của nước ta. Từ đó đưa xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nói chung cũng như hàng nông sản của Việt Nam nói riêng đứng vững và khẳng định vị thế, thương hiệu trên trường quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2005), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 2. Cục chế biến thương mại NLTS và nghề muối - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009), Dự án xây dựng chương trình XTTM ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. 3. Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương (2006-2009), Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia năm 2006 - 2009. 4. Tô Xuân Dân (1998), Chính sách kinh tế đối ngoại Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Việt Hòa (2009), Bài phát biểu về “Thực trạng tổ chức, thực hiện hoạt động XTTM của ngành nông nghiệp theo chương trình XTTM quốc gia”, Phòng Chính sách phát triển xuất khẩu, Cục XTTM. 6. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại; 7. Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010; 8. Quyết định Số 80/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. 9. Thông tư Số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 09 năm 2002 hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu. 10. Các trang web: www.agritrade.com.vn www.agroviet.gov.vn www.customs.gov.vn www.gso.gov.vn www.mof.gov.vn www.vasep.com.vn www.vietfores.org www.vietrade.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan