Luận văn Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Hoàn thiện chính sách người có công với cách mạng không chỉ là mối quan tâm riêng của Đảng và Nhà nước mà còn được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người có công cũng như toàn thể cộng đồng. Để chính sách người có công với cách mạng phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan trong tổng thể các chính sách của Nhà nước. Dựa trên quan điểm nền tảng “Tất cả vì con người, do con người” thực hiện chính sách người có công với cách mạng đang ngày càng phát huy tác dụng tích cực của mình và trở nên không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chính sách người có công với cách mạng ở nước ta còn chứa đựng nhiều khiếm khuyết khiến cho việc thực thi cũng gặp những khó khăn đáng kể. Hiện trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng hơn cả là từ công tác xây dựng và thực hiện chính sách. Trước yêu cầu hoàn thiện chính sách người có công với cách mạng trở nên cấp bách như hiện nay cũng như việc đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, Luận văn này đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh việc thực hiện tốt công tác ưu đãi người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà của cả cộng đồng, công tác chăm sóc người có công còn phải thực hiện theo qui chế “kiềng ba chân”: Nhà nước – người có công – cộng đồng cùng góp sức. Chỉ có như vậy chính sách người có công với cách mạng mới thực sự mang đầy đủ ý nghĩa, là phương tiện để ghi nhận và tôn vinh công lao của những người con ưu tú và khơi gợi ý thức trách nhiệm của mọi công dân đối với xã hội. Do những hạn chế nhất định về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy giáo, Cô giáo và Hội đồng bảo vệ Luận văn.

pdf76 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch mạng từ quận đến phường thuận lợi, diễn ra logic có hiệu quả cao, không phiền hà, nhũng nhiễu đến các đối tượng chính sách thì mỗi ngành, mỗi tổ chức cũng như từng cá nhân thành viên, dẫn đến việc dưới sự phân công, phối hợp và giao trách nhiệm công việc cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng, công tác phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể- chính trị xã hội với UBND quận, Phòng LĐ-TB&XH quận, UBND các phường đôi lúc còn chưa được chặt chẽ, còn trùng nhau, chưa đạt thống nhất ở một số nội dung như kinh phí xây dựng sửa chữa nhà, điều dưỡng, quà các ngày lễ lớn cho các đối tượng chính sách. Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy, người dân đánh giá cán bộ thờ ơ, không hướng dẫn chu đáo chiếm đến 20% số lượng người phỏng vấn. Điều này cho thấy, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách người có công với cách 44 mạng chưa làm hài lòng với người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ mới được luân chuyển bộ phận khác đến dẫn đến văn bản nắm chưa được xác thực, cũng như thái độ và tinh thần cầu thị chưa cao trong phục vụ nhân dân. Bảng 2.3. Kết quả đánh giá của người dân về việc thực hiện chính sách của cán bộ thực hiện chính sách TT Nội dung Số phiếu Đồng ý 01 Cán bộ thờ ơ, không hướng dẫn chu đáo 10 20% 02 Cán bộ phường hướng dẫn tận tình, chu đáo 47 94% 03 Không biết/ Không trả lời 5 10% 2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách người có công với cách mạng Thời gian qua, UBND quận đã tiến hành hằng năm tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong năm, nhằm đánh giá đầy đủ việc thực thi chính sách, phát hiện kịp thời những chậm trễ, thiếu sót trong việc thực hiện chính sách; đồng thời xây dựng các giải pháp để khắc phục, kiến nghị bổ sung hoàn thiện chính sách người có công với cách mạng. Bảng 2.4 thể hiện rõ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương trong việc đánh giá và duy trì hiệu quả các chính sách đối với người có công. Nhìn chung, các chính sách người có công với cách mạng được duy trì hiệu quả dựa trên việc rà soát hằng năm các quy trình, thủ tục, đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chính sách và kịp thời về thời gian. 45 Bảng 2.4. Kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Đơn vị tính: Người TT Đối tượng Kết quả điều tra, rà soát Về thực hiện chế độ ưu đãi Số người chưa được xác nhận Tổng số Trong đó Số đối tượng hưởng đúng Số đối tượng hưởng chưa đầy đủ Số đối tượng hưởng sai 1 Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ 307 0 0 0 2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 15 0 0 0 3 Thương binh 633 0 0 0 4 Bệnh binh 74 0 0 0 5 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH 204 0 0 0 6 Người có công GĐCM 185 0 0 0 7 Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày 305 0 0 0 8 Tuất từ trần 38 0 0 0 Tổng cộng 1.761 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận cung cấp, tháng 5/2018) Có thể khẳng định, việc duy trì thực hiện hiệu quả các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận là nhờ UBND quận đã tập trung chú trọng đến một số nội dung chủ yếu sau: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng cho các ngành, các phường và mọi người dân biết để thực hiện; (ii) Duy trì về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, điều 46 kiện làm việc của đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như ý thức, trách nhiệm trong việc thực thi chính sách. Phải thường xuyên các họat động phối hợp, tham gia của các cơ quan, ngành và các phường; (iii) Tăng cường xã hội hoá, đẩy mạng phòng trào chăm sóc người có công với cách mạng từ quận đến phường, thông qua các chương trình tình nghĩa tham gia các hoạt động đền ơn đáp để quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng. 2.2.5. Điều chỉnh thực hiện chính sách người có công với cách mạng Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận, đã phát hiện những vấn đề bất cập, khó khăn, những vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện chính sách, UBND quận đã kiến nghị những bất cập, khó khăn, vướng mắc lên thành phố và chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Trong quá trình thực hiện cần phát huy, nhân rộng những cách làm, việc làm có hiệu quả, những cách làm không còn phù hợp, không hiệu quả cần được kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Chẳng hạn, trước đây quận chuyển tiền trợ cấp quà nhân ngày lễ tết, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 cho bưu điện chi trả đến từng đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng, nhưng quá trình thực hiện việc chi trả còn chậm, một vài trường hợp có biểu hiện tiêu cực, vì vậy UBND quận quyết định giao cho Phòng LĐ- TB&XH phân công cho cán bộ của Phòng đứng điểm kiểm tra, giám sát việc chi trả trực tiếp cho các đối tượng tại UBND phường, việc làm này được các đối tượng người có công đồng tình, ủng hộ. Vì vậy UBND quận đã đề xuất Thành phố mức phụng dưỡng là 500.000 đồng/tháng/mẹ nâng lên mức 1.000.000 đồng/tháng/mẹ để thực sự mang lại cho các mẹ có cuộc sống ổn định về vật chất và tinh thần, đã được thành phố đồng ý triển khai thực hiện nhằm đảm bảo công tác chăm sóc gia đình người có công với cách mạng vận động quỹ Đền ơn đáp 47 nghĩa về phong trào phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng luôn được các cơ quan, đơn vị hưởng ứng tích cực. 2.2.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách người có công với cách mạng Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nhằm đảm bảo chính sách người có công được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục tiêu, và đúng pháp luật. Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND quận và Phòng LĐ-TB&XH quận thường xuyên đôn đốc, theo dõi UBND các phường trong tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, kế hoạch của quận đến thời gian để đảm bảo công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra. Định kỳ, Sở lao đông – thương binh và xã hội thành phố, phòng tài chính kế hoạch, thanh tra nhà nước quận thanh tra trực tiếp Phòng LĐ- TB&XH trong công tác phê duyệt quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách chi trả cho các đối tượng người có công với cách mạng. Chịu sự giám sát của Mặt trận, các đoàn thể- chính trị xã hội và Nhân dân trên địa bàn quận. Nhờ vậy, để đúng nguyên tắc, quy định, kịp tiến độ theo yêu cầu của UBND thành phố và Sở LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng thì công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra phải đảm bảo đúng trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận. 48 2.2.7. Đánh giá tổng kết thực hiện chính sách người có công với cách mạng UBND quận, Phòng LĐ-TB&XH và UBND các phường đã sơ kết, tổng kết đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận vào hằng năm nhằm khen thưởng, biểu dương, khuyến khích, động viên, đến tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức đã trực tiếp thực hiện, phối hợp đạt được kết quả xuất sắc khi triển khai tổ chức thực hiện. Bảng 2.5 chỉ ra rằng, các đánh giá của người dân về các giải pháp đã triển khai nhằm hoàn thiện triển khai chính sách đối với người có công là tốt. Thực tế quận Cẩm Lệ cho thấy tổng kết đánh giá đã giúp các cơ quan phân tích những thiếu sót, hạn chế khi triển khai thực hiện, đưa ra bài học kinh nghiệm để có giải pháp tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian đến; đề xuất, kiến nghị với các cấp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện bổ sung, điều chỉnh. Đồng thời, công tác đánh giá đã giúp quận nhân rộng những cách làm hay, mô hình mới để họat động triển khai chính sách người có công ngày càng hiệu quả hơn. Bảng 2.5. Đánh giá về thực hiện các giải pháp nhằm làm tốt chính sách người có công với cách mạng TT Nội dung Số phiếu Mức độ hài lòng 01 Xây dựng kiện toàn bộ máy thực thi chính sách người có công với cách mạng 48 96% 02 Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức 49 98% 03 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát về việc thực hiện chính sách 47 94% 49 2.3. Kết quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Thực hiện các chế độ đối với người có công theo quy định - Công tác xác nhận đối tượng UBND quận chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH quận và UBND các phường tiến hành hướng dẫn, quy trình, thủ tục xác nhận đối tượng để công nhận mới một số trường hợp phát sinh và xác định những biến động tăng, giảm của đối tượng chính sách. Công tác xác nhận được tiến hành thường xuyên và kịp thời và đảm bảo đúng đối tượng, được thể hiện qua bảng 2.6. Bảng 2.6 cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017, các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận đã được tiến hành thủ tục kê khai và giải quyết hưởng theo chế độ. Đối tượng người có công với cách mạng đều biến động tăng, giảm qua các năm do chuyển nơi khác và nơi khác chuyển đến hoặc do bệnh tật và cao tuổi từ trần. Riêng đối các đối tượng BMVNAH và người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày có phát sinh tăng thêm do chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2013 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước BMVNAH”, Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về “Quy định chi tiết , hướng dẫn thi hành một số điểm của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”. Đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ có phát sinh tăng do các đối tượng này mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 theo danh mục bệnh tật do Bộ y tế quy định. 50 Bảng 2.6. Số lượng người có công quản lý trên địa bàn quận Đơn vị tính: Người TT Đối tượng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú 1 Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến HĐCM tháng 8/1945 8 5 5 5 3 2 Thân nhân Liệt sĩ 310 294 284 274 307 3 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 4 17 18 16 15 4 Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động 0 0 0 0 1 5 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 605 639 642 638 633 6 Bệnh binh 70 74 74 72 74 7 Người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ 174 173 192 173 204 8 Người có công GĐCM 230 217 213 193 185 9 Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày 291 309 316 312 305 10 Trợ cấp cấp tiền tuất các loại 23 38 39 39 38 Tổng cộng 1715 1766 1783 1722 1765 (Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận tháng 5 năm 2018) 2.3.2. Thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi - Thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng: Đối tượng người có công trên địa bàn quận được chi trả trợ cấp hàng tháng bao gồm: Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến HĐCM tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động; thân nhân Liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày; người HĐKC bị nhiễm chất độc 51 hoá học và con đẻ của họ; người có công GĐCM; trợ cấp tiền tuất các loại. Hàng tháng, từ ngày 05 đến ngày 07 việc chi trả của đối tượng chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận đồng loạt thực hiện tại trụ sở UBND phường hoặc các điểm dân cư tập trung theo quy định để tiết kiệm thời gian đi lại cho các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng chính sách già yếu, đi lại khó khăn thì ủy quyền cho người thân trong gia đình và được UBND phường xác nhận ủy quyền. Việc chi trả được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh gây phiền hà đến các đối tượng hưởng chính sách. Số tiền chi trả hàng tháng đến 1765 đối tượng trên địa bàn quận là 2.435.297.000 đồng. Bảng 2.7. Số lượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên địa bàn quận ĐVT: Người, 1.000 đồng TT Đối tượng Số người Số tiền /tháng 1 Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến HĐCM tháng 8/1945 3 5.317 2 Thân nhân Liệt sĩ 307 438.354 3 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 15 17.820 4 Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động 1 1.188 5 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 633 1.022.573 6 Bệnh binh 74 174.400 7 Người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ 204 303.765 8 Người có công GĐCM 185 155.005 9 Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày 305 259.250 10 Trợ cấp cấp tiền tuất các loại 38 57.625 Tổng cộng 1765 2.435.297 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận tháng 5/2018) 52 - Thực hiện các chính sách Y tế cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng chính sách được chăm lo chu đáo, 5 năm qua đã có trên 7039 lượt đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí 4.359.927.600đ. Từ năm 2013 đến năm 2017 có phát sinh tăng số lượng thẻ bảo hiểm y tế do áp dụng theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế đọ ưu đã người có công với cách mạng và thân nhân. Hầu hết các dịch vụ y tế thường xuyên được các đối tượng chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận tiếp cận (bảng 2.8). Bảng 2.8. Số liệu cấp thẻ BHXH cho các đối tượng chính sách qua các năm ĐVT: Thẻ, 1.000đồng TT Năm thực hiện Số thẻ được cấp Số tiền 1 Năm 2013 1197 678.699 2 Năm 2014 1278 793.638. 3 Năm 2015 1529 878.294,25 4 Năm 2016 1522 980.525,7 5 Năm 2017 1513 1.028.770,65 Tổng cộng 7039 4.359.927,6 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2018) Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe điều dưỡng, phục hồi sức khỏe: Tổ chức điều dưỡng luân phiên 2 năm 1 lần luôn được thay đổi nhiều hình thức như điều dưỡng tập trung, điều dưỡng tại gia, điều dưỡng kết hợp tham qua là yếu tố tinh thần nhằm động viên, gặp lại các đồng chí trong đơn vị cũ, thăm lại chiến trường xưa, đã có gần 3.123 đối tượng điều dưỡng. Phòng LĐ- TB&XH quận phối hợp các phường lập danh sách, rà soát chế độ điều dưỡng, tổ chức thăm quan các đối tượng chính sách trên địa bàn quận. Giai đoạn 2013-2017, tổng số lượt đối tượng được điều dưỡng là 3.123 lượt đối tượng 53 với số tiền là 4.583.620.000 đồng. Trong đó, điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng tập trung là 378 lượt đối tượng với số tiền 857.150.000 đồng; điều dưỡng tại gia cho 2.511 lượt đối tượng với số tiền 2.787.210.000đồng Bảng 2.9. Số lượng người có công và thân nhân được điều dưỡng, phục hồi sức khỏe trên địa bàn quận ĐVT: Người, 1.000 đồng Số TT Năm thực hiện Điều dưỡng tập trung tại cơ sở Điều dưỡng tại gia Điều dưỡng kết hợp tham quan Tổng cộng Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 1 Năm 2013 38 84.360 517 573.870 10 35.000 565 693.230 2 Năm 2014 56 142.320 427 473.970 34 127.500 517 743.790 3 Năm 2015 35 77.700 575 638.250 35 131.250 645 847.200 4 Năm 2016 149 330.780 507 562.770 70 280.000 726 1.173.550 5 Năm 2017 100 222.000 485 538.350 85 365.500 670 1.125.850 Tổng cộng 378 857.150 2.511 2.787.210 234 939.250 3.123 4.583.620 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2018) - Thực hiện hỗ trợ học phí cho các thân nhân đối tượng người có công, đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm: Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có công cách mạng và thân nhân của họ được thực hiện lồng ghép trong các chính sách của thành phố như: Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù, cho đối tượng di dời giải toả bị mất đât sản xuất, chính sách ưu đãi tín dụng đối với học sinh học nghề theo Quyết định số 157/200/QĐ-TTg và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm, giai đoạn 2013-2017 cho thân nhân người có công được miễn giảm học phí và được vay vốn giải quyết việc làm. Thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục – đào tạo theo pháp lệnh Ưu đãi người có công 54 với cách mạng, giai đoạn 2013-2017 đã có 1.153 lượt học sinh, sinh viên được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần, hàng tháng, với tổng kinh phí chi trả hơn 3.664.962.000 đồng (bảng 2.10). Bên cạnh việc hỗ trợ tiền học phí cho thân nhân các đối tượng chính sách người có công cách mạng, hàng năm quận tổ chức gặp mặt các em học sinh mới ra trường thi đỗ đại học nhằm động viên tinh thân vượt khó vươn lên học tập. Bảng 2.10. Số lượng con em người có công được hỗ trợ về học tập từ năm 2013-2017 ĐVT: người, 1.000 đồng TT Năm thực hiện Số người Số tiền 1 Năm 2013 340 1.238.829 2 Năm 2014 353 1.061.743 3 Năm 2015 173 554.637 4 Năm 2016 162 492.043 5 Năm 2017 125 317.710 Tổng cộng 1.153 3.664.962 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2017) -Thực hiện chính sách hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách người có công cách mạng Để nâng cao đời sống gia đình chính sách, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách, chế độ theo qui định thì công tác hỗ trợ cải thiện nhà ở được xem là bước đột phá. Hằng năm, UBND quận ban hành kế hoạch riêng hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà chính sách cho các đối tượng; số lượng sữa chữa, xây mới, nguồn ngân sách của quận, nguồn kinh phí vận động để kêu gọi với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cam kết hỗ trợ xác định cụ thể đã đưa vào kế hoạch thực hiện. Công tác vận động hỗ trợ từ các nguồn, từ năm 2013 đến năm 2017, quận cẩm Lệ đã thực hiện xây mới, sửa chữa cho 350 nhà cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng với số tiền lên đến 9.437.000 đồng. 55 cụ thể ở bảng thống kê sau: Bảng 2.11. Số liệu về sửa chữa, xây mới nhà cho đối tượng chính sách người có công cách mạng năm 2013-2017 ĐVT: nhà, 1.000 đồng Số TT Năm thực hiện Sửa chữc nhà chính sách Xây mới nhà chính sách Tổng cộng Số nhà Số tiền Số nhà Số tiền Số nhà Số tiền 1 Năm 2013 3 81.000 4 255.000 7 336.000 2 Năm 2014 67 1.355.000 3 120.000 70 1.475.000 3 Năm 2015 116 2.451.000 12 720.000 128 3.171.000 4 Năm 2016 56 1.150.000 16 985.000 72 2.135.000 5 Năm 2017 57 1.180.000 16 1.140.000 73 2.320.000 Tổng cộng 299 6.217.000 51 3.220.000 350 9.437.000 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2018) Bên cạnh chế độ hỗ trợ sửa chữa nhà ở của Trung ương cho các đối tượng còn khá thấp, quận đã hỗ trợ thêm cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTG ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở) và chương trình tổng kết Kế hoạch sửa chữa, xây mới nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng được kết hợp nhân Kỷ niệm ngày Thương binh- Liệt sĩ và tặng mỗi gia đình được hỗ trợ sửa chữa, xây mới 01 chiếc ti vi 28 inch có tích hợp kỹ số mặt đất. Tạo điều kiện cho các đối tượng này có chỗ ở ổn định chế độ miễn giảm thuế quyền sử dụng đất cho các đối tượng chính sách. -Thực hiện nâng cấp, tu bổ, chăm sóc Nghĩa trang liệt sỹ Về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, hằng năm bằng nguồn kinh phí của quận và nhân dân đóng góp thông qua quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiến hành nâng cấp tu bổ, sửa chữa 03 nghĩa trang, mộ liệt sĩ với tổng kinh phí trên 56 10.340.000.000 đồng. Ngoài ra, quận còn tổ chức đón tiếp, hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân liệt sĩ các tỉnh, thành trong cả nước đến thăm viếng và tạo điều kiện thuận lợi để họ cất bốc di dời phần mộ liệt sĩ về quê quán theo quy định. Bảng 2.12. Số liệu kinh phí tu bổ, nâng cấp, xây mới nghĩa trang liệt sỹ qua các năm (từ 2013-2017) ĐVT: 1.000 đồng Số TT Đối tượng Số công trình Số tiền 1 Tu bổ, nâng cấp (Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa Xuân) 03 10.340.000 Tổng cộng 03 10.340.000 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2018) 2.3.3. Tổ chức các họat động đền ơn đáp nghĩa Song song với công tác thực hiện chế độ, thực hiện chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong những năm qua phong trào đền ơn đáp nghĩa luôn được cấp uỷ, chính quyền địa phương từ quận đến phường quan tâm chỉ đạo, nhân dân đồng tình hưởng ứng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Huy động quỹ đền ơn, đáp nghĩa; phụng dưỡng, chăm sóc BMVNAH; tặng quà hàng năm cho các gia đình chính sách; thắp nến tri ân mộ nghĩa trang liệt sĩ - Từ năm 2013 đến năm 2017 đã vận động được trên 1.963.556.699 đồng và vận động doanh nghiệp đăng ký phụng dưỡng hàng tháng cho 70 bà mẹ VNAH với số tiền 70.000.0000 đồng (mức phụng dưỡng 1.000.000đ/Mẹ/tháng) cụ thể từng năm thể hiện qua bảng 2.13. Duy trì thực hiện chương trình phối hợp đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội viên Hội Cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên từ quận đến phường 57 và thân nhân liệt sĩ tích cự tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thắp nến tri ân nhân kỷ niệm ngày Thương binh- Liệt sĩ hàng năm và dâng hương các phần mộ liệt sĩ mỗi tháng 02 lần vào tối ngày 14 và ngày cuối tháng Âm lịch. Hằng năm đến dịp lễ lớn, tết Nguyên đán và ngày TBLS 27/7 UBND quận đã tổ chức thăm và tặng quà cho các đối tượng chính sách với số tiền là 5.006.860.000 đồng; trong đó quà dịp tết Nguyên đán 3.695.800.000 đồng (Trung ương 470.000.000đồng và thành phố 3.225.800.000 đồng); ngày TBLS 27/7 là 1.311.060.00 đồng (Trung ương 419.560.000 đồng, thành phố 891.500.000 đồng) Bên cạnh UBND quận giao cho phòng Lao động- TBXH quận, Phòng Tài chính kế hoạch phối hợp với Mặt trận quận tiến hành giám sát việc sử dụng quỹ đảm bảo đúng quy định; chưa có trường hợp nào sử dụng sai mục đích, hoặc lợi dụng chức vụ để trục lợi từ quỹ này. 58 Bảng 2.13. Số liệu vận động quỹ đền ơn, đáp nghĩa và chăm sóc, phụng dưỡng BMVNAH từ năm 2013-2017 Đơn vị tính: 1.000 đồng Số TT Năm Thực hiện Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huy động được Số Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phụng dưỡng Số người Số tiền/tháng 1 Năm 2013 401.250.150 4 4.000.000 2 Năm 2014 408.784.495 17 17.000.000 3 Năm 2015 426.540.206 18 18.000.000 4 Năm 2016 381.514.084 16 16.000.000 5 Năm 2017 345.467.764 15 15.000.000 Tổng cộng 1.963.556.699 70 70.000.000 ( Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH quận, tháng 5/2018) 2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về chính sách người có công với cách mạng - Về tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách người có công với cách mạng Phòng LĐ-TB&XH là giúp Ủy ban nhân dân quận tham mưu, quản lý nhà nước về người có công với cách mạng; chịu sự chỉ đạo, điều hành và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân quận và LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng. Phòng LĐ-TB&XH quận có 12 người (8 công chức và 04 hợp đồng), có 01 trưởng phòng và 03 phó phòng; trong đó 01 phó phòng và 01 chuyên viên theo dõi thực hiện chính sách người có công trên địa bàn quận. Hiện nay, UBND quận và UBND các phường chỉ đạo điều hành toàn bộ quá trình triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng; đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về chính sách người có công của Sở LĐ-TB&XH thành phố. 59 UBND quận phân công đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội quận trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND quận về việc triển khai thực hiện chính sách người có công trên địa bàn quận. UBND quận giao Phòng LĐ-TB&XH quận tham mưu nhiệm vụ liên quan đến chính sách người có công với cách mạng như: Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, kế hoạch, các chương trình hàng năm để thực hiện chính sách người có công; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, tổ chức chi trả các chế độ ưu đãi, trả lời, giải quyết các đơn thư về chế độ chính sách theo thẩm quyền; phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng. Hướng dẫn về chuyên môn về lĩnh vực người có công đối với cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH ở các phường. Ở cấp phường, đồng chí Phó chủ tịch UBND phường phụ trách lĩnh vực văn hóa, xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo thực hiện chính sách người có công với cách mạng; có 01 công chức văn hóa xã hội và 01 cán bộ LĐ-TB&XH thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Nhìn chung, về tổ chức bộ máy, sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận cơ bản đầy đủ, đảm bảo chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. - Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ việc thực hiện chính sách đối với Phòng LĐ-TB&XH quận kiểm tra triển khai tổ chức thực hiện đúng các văn bản pháp luật và các quy định, hướng dẫn của Trung 60 ương, thành phố, không có sai phạm xảy ra. Phòng LĐ-TB&XH quận đã thường xuyên thanh tra, kiểm tra, nội dung chủ yếu tập trung, kiểm tra việc thực hiện chính sách quản lý đối tượng, chi trả trợ cấp cho đối với người có công tại các phường như công tác chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng; chế độ quà các ngày lễ, tết của Trung ương, thành phố và của quận; chính sách về hỗ trợ về nhà ở...Nhìn chung, qua công tác thanh kiểm tra cho thấy các địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công, công tác chi trả được tổ chức tốt, chi trả đúng đối tượng, đúng chính sách và đúng thời gian qui định. 2.4. Đánh giá chung thực trạng thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ , thành phố Đà Nẵng 2.4.1. Một số kết quả đạt được Ngay sau khi Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành. UBND quậnCẩm Lệ đã chỉ đạo các phường, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan đơn vị hữu quan đẩy mạnh việc tổ chức triển khai. Riêng các cơ quan thông tin đại chúng của Quận đã thực hiện các chuyên đề truyền tải đến nhân dân các địa phương về ý nghĩa, nội dung của Pháp lệnh và các chế độ chính sách liên quan. Qua đó làm cho quần chúng nhân dân trên địa bàn quận ngày càng nhận thức rõ hơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với chính sách ưu đãi người có công trong thời gian vừa qua và trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời làm cho các đối tượng người có công nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn các qui định về chính sách mới được ban hành, từ đó tự kê khai, thiết lập hồ sơ đề nghị giải quyết các chế độ chính sách đúng trình tự và đảm bảo nhanh gọn, chính xác, đúng quy định. Công tác chăm lo đời sống, vật chất, tinh thân cho đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận được thực hiện một cách chu đáo, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước 61 qui định từ điều kiện sinh hoạt, nơi ăn, chốn ở, chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, môi trường điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cho đến sự quan tâm, chăm sóc, động viên tinh thần của toàn xã hội. Nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng. Trong 5 năm qua (2013-2017), toàn quận đã đóng góp vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa hơn 3.013.883.000 đồng và được sử dụng vào việc hỗ trợ cải thiện nhà ở, trợ cấp đối tượng chính sách khó khăn, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa Xuân. Đến nay 100% gia đình chính sách trên địa bàn quận có nhà ở ổn định, có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức trung bình tại nơi cư trú. Việc triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng, UBND quận đã quan tâm lãnh đạo, điều hành tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, quy định; các nguồn lực tham gia thực hiện có hiệu quả; đảm bảo các nguồn lực đều đến đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu và sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình chính sách, không để xảy ra thất thoát, sai phạm. Từ quận đến phường được nhân dân và các đối tượng chính sách người có công trên địa bàn quận ghi nhận. 2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc triển khai thực hiện các chính sách đối với người có công ở quận Cẩm Lệ cũng còn một số khó khăn, hạn chế, đó là: - Về hệ thống văn bản quy định: Ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quá nhiều, thậm chí một số nội dung hướng dẫn vừa không được rõ ràng vừa còn mâu thuẫn với nhau, chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho cơ quan thực hiện và thiệt thòi cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Chẳng hạn, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- 62 BLĐTBXH-BQP ngày 22 tháng 10 năm 2013 về việc hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. - Về công tác quản lý nhà nước: Công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy định về chính sách người có công đã được triển khai. Nhưng công tác này thực hiện chưa sâu sát, chưa được thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa được sinh động. Những văn bản mới liên quan đến chính sách người có công với cách mạng chưa được tuyên truyền hiệu quả tại một số phường. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH ở phường không ổn định, thay đổi liên tục, chưa nắm được các văn bản chính sách người có công, chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này, nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ngoài ra lĩnh vực chức danh LĐ-TB&XH ở phường, chức danh không chuyên trách, khối lượng công việc nhiều,mức phụ cấp ít, thiếu tâm huyết, không đảm bảo được đời sống cho các cán bộ này. Chính vì vậy, có một phần nào ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng của Phòng LĐ-TB&XH quận phối hợp UBND và cán bộ LĐ-TB&XH các phường đôi lúc chưa được thường xuyên, sâu sát, chặt chẽ như công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng việc báo cáo không kịp thời các trường hợp đối tượng người có công từ trần, qua đời, chế độ hỗ trợ quà cho đối tượng chính sách đôi lúc bị trùng lắp nên hiệu quả chưa cao. 63 Tiểu kết Chương 2 Qua những kết quả, số liệu, hình ảnh thực tế đánh giá, nhấn mạnh sự tác động đến quá trình triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đi sâu đánh giá trung thực quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ một cách nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc, quy trình quy định. cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khuyết điểm trong viêc triển khai tổ chức thực hiện chính sách người có công trên địa bàn quận. Những vấn đề thực tiễn có vai trò quan trọng trong việc đề ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách người có công với cách mạng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thiện về chính sách người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn quận Cẩm Lệ nói riêng. 64 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Dự báo một số yếu tố tác động đến hoạt động thực thi chính sách người có công với cách mạng tại Cẩm Lệ 3.1.1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người cũng tăng cao, vật giá ngày càng leo thang, quá trình hội nhập cũng giúp cho đất nước không ngừng đổi mới làm cho đời sống của người có công gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của sự hội nhập. Vì thế, chính sách người có công với cách mạng đối với người rất cần được bổ sung, hoàn thiện hơn nữa [1]. 3.1.2. Tác động về sự biến động người có công Đối tượng người có công có xu hướng giảm dần do tuổi cao, bệnh tật. Nền kinh tế phát triển, khả năng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hỗ trợ người có công với cách mạng đảm bảo hơn, Đảng và Nhà nước đã có chính sách mở rộng đối tượng, làm tăng đối tượng được hưởng chính sách. Đây là quan điểm nâng cao mức sống người có công với cách mạng để bản thân và gia đình họ có mức sống trên trung bình của xã hội, thành phố Đà Nẵng đề ra mục tiêu 100% hộ chính sách có mức sống cao hơn với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Gần đây con cháu của đối tượng người có công với cách mạng đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng có tâm lý đưa thân nhân của mình từ khác các tỉnh thành khác về sinh sống chung với gia đình để có điều kiện chăm sóc tốt hơn, vì vậy đối tượng người có công với cách mạng sẽ tăng lên [1]. 65 3.1.3. Tác động của biển đổi khí hậu, lụt bão, hạn hán Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng thường xuyên phải gánh chịu những ảnh hưởng về thiên tai như bão, lũ, hạn hán. Như về nhà ở an toàn trước bão, lũ của người dân, đặc biệt là nhà ở của đối tượng người có công cách mạng là một trong những vấn đề phức tạp, thách thức lớn nhất đối với chính quyền thành phố phải đối mặt các trận bão, siêu bão ngày càng gay gắt hơn. Điều này cũng đã gây áp lực trong việc tìm ra các giải pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp, hỗ trợ sau thiên tai cho các hộ chính sách người có công với cách mạng [1]. 3.2. Quan điểm Trích nguồn từ Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1/6/2012, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, đã nêu rõ 05 quan điểm lớn sau [3]: - Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. - Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng. - Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. 66 - Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đối với người có công Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, lực lượng đến việc triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến và phong trào” Đền ơn đáp nghĩa”. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả đến công tác tuyên truyền, giáo dục. Đồng thời, các cơ quan thông tin, báo chí truyền thông Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng sâu rộng; sự cống hiến, hy sinh và đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cả nước đã làm nên thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Tăng cường bám cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện chính sách. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống với các đối tượng chính sách; bồi đắp tinh thân yêu nước, ý chí cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của các tổ chức, lực lượng và cá nhân đối với các đối tượng chính sách, luôn tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, thời gian tới Quận cần tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước; khẳng định giá trị và ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội của chính sách người có cách mạng và ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 hằng năm; lãnh đạo, 67 chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chế độ, chính sách hiện hành đối với người có công với cách mạng, gia đình người có công. Tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm những trường hợp người tham gia giải quyết chế độ; cập nhật kịp thời những vướng mắc, bất cập của chính sách; Tiếp tục đẩy mạnh vận động “Toàn dân chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công”. Vận động các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc gia đình người có công cách mạng có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện về việc làm, vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho các gia đình chính sách; Quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn chính sách người có công với cách mạng, năm bắt tâm tư, tình cảm, đời sống vật chất và tinh thần của người có công, nhằm kịp thời chia sẽ, động viên thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học vượt qua khó khăn của thương tật, bệnh tật, cùng với gia đình tự nỗ lực phấn đấu vươn lên, ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống; Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những người có công với cách mạng, những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phòng trào “Toàn dân chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng”. 3.3.2. Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện chính sách đối với người có công Để thực hiện tốt, một cách có hiệu quả về chính sách người có công với cách mạng, thì chỉ mỗi ngành lao động thương binh và xã hội là không thể làm hiệu quả, mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các Cơ quan, Ban, Ngành, Mặt trận, các Đoàn thể từ quận đến phường trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện chính sách. Kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận cho thấy công tác này luôn 68 nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố sự phối hợp chặt chẽ của các sở ban ngành liên quan đến công tác chỉ đạo tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách. Qua đó việc thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng người có công với cách mạng đạt được nhiều kết quả, Bên cạnh đó, quận đặc biệt chú trọng đến việc cải cách thủ tục hành chính đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin điều hành và quản lý, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách người có công cách mạng thông qua mô hình một cửa liên thông. Ngoài ra, để kịp thời xử lý việc vi phạm về chính sách người có công với cách mạng quận đã phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại các địa phương. Có thể khẳng định, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hữu quan, việc tổ chức thực hiện chính sách người có công tại quận Cẩm Lệ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và mang lại kết quả cao. 3.3.3. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lượng thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ công chức làm chính sách đối với người có công Xây dựng và cũng cố bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác chính sách đối với người có công với cách mạng theo hướng vừa có tâm huyết, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ chuyên môn tốt. Đảm bảo chính sách, đặc biệt là chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác lao động thương binh và xã hội ở cơ sở như bố trí định biên, bảo hiểm y tế, phụ cấp, thù lao, phụ cấp, trách nhiệm thực thi công vụ. Trong tình hình thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng đều có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, tận tuỵ trong công tác. Thực hiện tốt việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc theo quý) lãnh đạo UBND phụ trách và cán bộ công chức các phường để nhận xét đánh giá, hướng dẫn kịp thời về công tác chuyên môn. Hằng năm, từ quận đến phường cần tổ chức rà 69 soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác lao động- Thương binh và xã hội. Đối với các trường hợp mới được tuyển dụng hoặc mới điều chuyển công tác khác đến nhưng chưa được qua lớp đào tạo cơ bản, thì cần thiết cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thực thi chính sách, kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ cho các đối tượng chính sách, bởi người có công là đối tượng đặc thù, nên cần phải có thái độ hoà nhà, nhẹ nhàng, nhiệt tình. 3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là một khâu quan trọng của việc thực hiện chính sách. Tại địa bàn quận Cẩm Lệ, ngân sách nhà nước chi hàng năm trên 17.5 tỷ để trợ cấp cho người có công. Thực hiện các khoản chi đúng, chi đủ đến tận tay các đối tượng chính sách, phải thường xuyên thực hiện chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để chấn chỉnh những thiếu sót, đồng thời kiên quyết xử lý trường hợp cố tình sai phạm. Hàng năm, kiểm toán, thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra Phòng LĐ-TB&XH quận đến công tác thu, chi, cấp phát, sử dụng các loại quỹ, kinh phí cho các đối tượng trên địa bàn. Ngoài ra, Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân và các đối tượng chính sách người có công trong việc chi trả chế độ trợ cấp thường xuyên và tiếp nhận, cấp phát quà từ các nguồn khác để có thông tin phát hiện chấn chỉnh các sai phạm, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng chính sách và tạo niềm tin của nhân dân và các đối tượng chính sách đối với chính sách ưu đãi người có công của Đảng và Nhà nước. 70 3.3.5. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách người có công với cách mạng Mặc dù nguồn lực tài chính để thực hiện chế độ đối với người có công và thân nhân người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công đều do ngân sách trung ương chi trả. Song ngân sách địa phương hàng năm cũng đã dành khoảng kính phí để tặng quà, thăm viếng, hỗ trợ cho người có công. Người có công là một đối tượng ưu đãi xã hội đặc biệt, vì vậy người có công và thân nhân người có công đảm bảo có mức sống, mức sinh hoạt bằng hoặc cao hơn mức bình quân của người dân nơi cư trú, làm cho người có công được thụ hưởng các thành quả của văn hóa, y tế, giáo dục là một việc làm cần thiết. Điều này rất quan trọng bởi đó chính là trực quan sinh động nhất để người dân nhìn thấy sự tri ân của Đảng, nhà nước đối với những cống hiến, hy sinh của người có công với đất nước. Chính vì vậy, bên cạnh nguồn ngân sách trung ương, thành phố và địa phương cần chủ động cân đối, bố trí thêm kinh phí để đầu tư sửa chữa, chỉnh trang các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn, sao cho mỗi công trình ghi công liệt sỹ trở thành một địa chỉ văn hóa, có giá trị giáo dục truyền thống lâu dài. Bên cạnh bổ sung thêm kinh phí, cấn có các động thái huy động thêm nhiều nguồn lực khác để thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn. 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ Một là, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách đảm bảo đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn; đủ khả năng tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người có công. Thường xuyên kiểm tra và lấy ý kiến của đối tượng người có công để nắm bắt công tác thực hiện chính sách tại cơ sở và có những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán 71 bộ làm công tác này và đội ngũ này phải được chuyên môn hóa công tác thực hiện chính sách người có công và phải được duy trì từ cấp này đến cấp khác nhưng chỉ ở lĩnh vực người có công để nắm bắt được toàn diện chính sách và thực thi chính sách người có công với cách mạng một cách có hiệu quả, Hai là, tiếp tục nghiên cứu đổi mới đề xuất để hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước theo hướng người có công phải được khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng, Thành phố cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho người có công hiện đang được tặng Huy chương kháng chiến và có một khoản trợ cấp đối với đối tượng được khen tặng bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ đã có thành tích trong kháng chiến, bởi các đối tượng này hiện nay tuổi cũng đã cao. Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác chăm sóc người có công, duy trì và phát triển nhiều hình thức hoạt động đền ơn đáp nghĩa với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện mới. Phấn đấu trong những năm tới, phong trào đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố toàn dân tự nguyện quan tâm chăm sóc để người có công thực sự trở thành một vấn đề tư tưởng, một vấn đề tình cảm và những tư tưởng tình cảm này phải được quán triệt trong tâm hồn, trong tư tưởng tình cảm của tất cả người dân thành phố. Đồng thời, tiếp tục khích lệ và khơi dậy truyền thống tự lực, tự cường của Người có công theo lời dạy của Bác để mỗi người có công đều phát huy phẩm chất tốt đẹp, nổ lực, phấn đấu vươn lên tự ổn định cuộc sống, có những đóng góp xuất sắc trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, trở thành những “công dân kiểu mẫu”, “gia đình cách mạng gương mẫu”, những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ làm kinh tế giỏi, những anh hùng, chiến sĩ thi đua Bốn là, tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng và quản lý kinh phí chi trả hằng tháng trợ cấp ưu đãi người có công, quản lý thông tin về thờ cúng liệt sĩ, mộ nghĩa trang, cập nhật tất cả các dữ 72 liệu về quản lý đối tượng ở tất cả các chế độ. Đồng thời, phải có định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý toàn diện trong việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Tóm lại, thực hiện tốt các nội dung chủ yếu trên sẽ góp phần đổi mới, hoàn thiện hơn trong công tác chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ. Có như vậy chúng ta mới có thể làm vơi đi những hy sinh mất mát của những người một thời không tiếc máu xương vì Tổ quốc, vì nhân dân, thể hiện được trách nhiệm, đạo lý của thế hệ sau đối với những lớp người đi trước, góp phần giáo dục truyền thống, động viên thế hệ trẻ quận tiếp tục phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước trong đó có quận Cẩm Lệ. Tiểu kết Chương 3 Đã nêu lên dự báo những yếu tố tác động đến hoạt động thực thi chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ. Khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối người có công nói chung và các giải pháp nói trên góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận và thành phố Đà Nẵng 73 KẾT LUẬN Hoàn thiện chính sách người có công với cách mạng không chỉ là mối quan tâm riêng của Đảng và Nhà nước mà còn được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người có công cũng như toàn thể cộng đồng. Để chính sách người có công với cách mạng phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan trong tổng thể các chính sách của Nhà nước. Dựa trên quan điểm nền tảng “Tất cả vì con người, do con người” thực hiện chính sách người có công với cách mạng đang ngày càng phát huy tác dụng tích cực của mình và trở nên không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chính sách người có công với cách mạng ở nước ta còn chứa đựng nhiều khiếm khuyết khiến cho việc thực thi cũng gặp những khó khăn đáng kể. Hiện trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng hơn cả là từ công tác xây dựng và thực hiện chính sách. Trước yêu cầu hoàn thiện chính sách người có công với cách mạng trở nên cấp bách như hiện nay cũng như việc đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, Luận văn này đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh việc thực hiện tốt công tác ưu đãi người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà của cả cộng đồng, công tác chăm sóc người có công còn phải thực hiện theo qui chế “kiềng ba chân”: Nhà nước – người có công – cộng đồng cùng góp sức. Chỉ có như vậy chính sách người có công với cách mạng mới thực sự mang đầy đủ ý nghĩa, là phương tiện để ghi nhận và tôn vinh công lao của những người con ưu tú và khơi gợi ý thức trách nhiệm của mọi công dân đối với xã hội. Do những hạn chế nhất định về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy giáo, Cô giáo và Hội đồng bảo vệ Luận văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_nguoi_co_cong_voi_cach_mang_tu.pdf