Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới,
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu
rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về hộ tịch gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, và mới
có Luật Hộ tịch năm 2014 nên việc thi hành trên thực tế đang gặp nhiều khó
khăn. Phương thức đăng ký hộ tịch vẫn chủ yếu là phương pháp thủ công, ghi93
chép bằng tay, người dân phải xuất trình nộp nhiều loại giấy tờ khi đăng ký hộ
tich, gây khó khăn, phiền hà. Thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch còn chưa
triệt để, chưa bảo đảm tiện lợi cho người đăng ký hộ tịch. Công tác quản lý, lưu
trữ hồ sơ, sổ sách, thông kê hộ tịch còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng
được yêu cầu tra cứu, sử dụng của người dân, chưa đóng góp nhiều cho công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Những bất cập, hạn chế
trên đây vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu
quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, để giải quyết
những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là
phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng đã giúp chúng ta đúc rút
được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với
những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả
thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch bao gồm giải pháp về nâng cao
nhận thức, phát huy vai trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế
thành pháp luật về hộ tịch. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với sự phát triển của địa phương và
đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển khai, những kết quả
đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hộ
tịch trên địa bàn huyện Mê Linh và đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục
những tồn tại, hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ
tịch ở huyện Mê Linh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay là một
vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc thù của từng địa
phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu, đánh giá
thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra trong thực hiện pháp luật về hộ tịch
ở mô hình một huyện, đề ra một số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và94
những giải pháp thực hiện cụ thể áp dụng cho huyện Mê Linh mà chưa có điều
kiện nghiên cứu sâu và rộng hơn.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch, làm
cho pháp luật về hộ tịch thực sự đi vào cuộc sống, cần có những công trình
nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát hơn về từng mảng vấn đề
trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, về quá trình thực hiện pháp luật hộ tịch của
các nhóm địa phương có điều kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh
với các địa phương khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ
có cái nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.
108 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tịch... đảm bảo tính đồng bộ cuả hệ thống pháp
luật. Luật Hộ tịch ra đời còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ, nó tạo cho mọi
người dân những cơ hội ngang nhau trong việc thụ hưởng tốt nhất dịch vụ đăng
ký hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ.
Luật Hộ tịch không chỉ thiết lập các nguyên tắc cơ bản của hoạt động
quản lý hộ tịch mà còn ấn định những cách thức, thủ tục để các cơ quan hành
chính phục vụ quyền đăng ký hộ tịch của người dân, sẽ là biểu hiện cao độ của
việc chăm lo chu đáo đến quyền lợi của người dân, sẽ loại trừ được những nhũng
nhiễu mang tính ban phát, tiêu cực trong đăng ký hộ tịch.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ, công chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch
trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn
kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát dân, được
dân tin cậy.
Thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ thống
77
hành chính ở địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân
chủ đại diện.
Quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ
công chức Tư pháp – Hộ tịch ở cơ sở.
Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy thì xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức là một trong những mục tiêu quan
trọng trong công tác cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói
riêng của huyện Mê Linh.
Ý thức được điều đó, nhiều năm qua, ngành Tư pháp đã tích cực tham mưu
giúp Thành ủy, UBND thành phố hoàn thiện thể chế liên quan đến đội ngũ cán
bộ, công chức Tư pháp hộ tịch; thường xuyên quan tâm thực hiện các giải pháp
nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ này, nhất là trong
điều kiện hiện nay, khi mà công chức Tư pháp - Hộ tịch được giao phụ trách tới
hơn 40 thủ tục hành chính, nhưng theo biên chế mỗi xã chỉ có từ một đến hai
công chức nên thường xuyên bị quá tải công việc. Theo đó, ở nhiều xã, phường,
thị trấn biên chế đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được bổ sung; được
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ để vừa đáp ứng yêu cầu đăng ký
“kịp thời, đầy đủ, chính xác” các sự kiện hộ tịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ
khác được phân công, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Nhờ vậy, thời gian qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện
Mê Linh đã đáp ứng tốt nhu cầu đăng ký các sự kiện hộ tịch của cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, so với yêu cầu nhiệm
vụ thì lực lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, phường, thị trấn trên địa
bàn huyện Mê Linh vẫn còn nhiều hạn chế như:
Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ
chưa đồng đều, một số ít cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ, chủ yếu mới qua tập
huấn đào tạo, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã,
phường, thị trấn còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch hiện còn phải
kiêm nhiệm cùng lúc rất nhiều hoạt động, tác nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác
78
như lao động thương binh xã hội, địa chính – xây dựng, đặc biệt gần đây công
chức Tư pháp hộ tịch còn phải thực hiện đăng ký bảo hiểm và hộ khẩu cho trẻ
em dưới 06 tuổi theo Thông tư 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BHYT Thông tư liên
tịch hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh,
đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Do quá tải
công việc, công chức Tư pháp - Hộ tịch không có thời gian nghiên cứu, nâng cao
trình độ chuyên môn. Việc thực thi công vụ do đó vừa thiếu tính chuyên nghiệp,
vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân. Chẳng hạn, khi giải quyết
các việc về hộ tịch chỉ dựa vào giấy tờ mà không có xác minh, đặc biệt là việc
giải quyết yêu cầu về thay đổi, cải chính hộ tịch, đăng ký lại khai sinh cho cán
bộ, công chức không có xác minh tại cơ quan người đó công tác nên đã dẫn đến
sai sót trong nội dung đăng ký. Vẫn còn tình trạng nhầm lẫn giữa cải chính và
thay đổi hộ tịch. Nhiều hồ sơ thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch chưa đủ căn
cứ Việc đăng ký hộ tịch không đúng thẩm quyền cũng như dễ dãi trong việc
cấp giấy tờ hộ tịch nhất là việc cấp bản sao không căn cứ vào sổ gốc vẫn còn
diễn ra ở một số địa phương. Nhiều trường hợp nội dung trong bản chính Giấy
khai sinh khác với nội dung đã ghi trong sổ gốc; thậm chí có những trường hợp
một người được cấp 2 bản chính Giấy khai sinh với nội dung khác nhau, hoặc có
trường hợp đã đăng ký lại khai sinh vẫn tiếp tục đăng ký lại do không có dữ liệu
đăng ký hộ tịch để kiểm soát Do đó, để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa huyện Mê Linh, trong thời gian tới cần
phải thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, để đảm bảo ổn định và nâng cao năng lực của đội ngũ công chức
Tư pháp - Hộ tịch thì trên cơ sở tách riêng công tác hộ tịch khỏi công tác Tư
pháp khác, theo hướng chuyên nghiệp hóa chức danh Hộ tịch viên để bảo đảm
nâng cao chất lượng và trách nhiệm đăng ký hộ tịch, đáp ứng được mô hình đăng
ký hộ tịch ở cấp xã, đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng quy định các hoạt động
đăng ký hộ tịch.
Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ
tịch các cấp, đủ về số lượng và tiêu chuẩn nghiệp vụ tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ về tổ chức, cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng
79
lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tư pháp hộ tịch; tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều
kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư
pháp, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp
vụ công chức Tư pháp - Hộ tịch. Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư
tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Công chức Tư
pháp - Hộ tịch và những người có thẩm quyền giải quyết công việc của dân phải
là những người gương mẫu, tự giác trong chấp hành pháp luật, phải thực sự là
những người công tâm, chuẩn xác, làm việc khoa học, mang tính chuyên nghiệp
cao. Đối với những vùng điều kiện đi lại khó khăn hoặc vì lý do khách quan
khác, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải tìm đến dân chứ không phải ngồi chờ
dân đến. Phải biết lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của dân. Phải tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh
vực đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng, phải thực sự là “công bộc” của dân. Có
như vậy mới thực sự làm cho dân tin, thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản
lý hộ tịch, hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch mới được nâng cao.
Thứ tư, chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ, từng bước bố trí, sắp xếp để
tiến tới 100% công chức Tư pháp – Hộ tịch đạt chuẩn, trong đó 80-90 % cán bộ,
công chức tư pháp hộ tịch ở các xã, phường, thị trấn có trình độ đại học. Nội
dung thi tuyển ngoài hiểu biết pháp luật nói chung, cần coi trọng kiểm tra, sát
hạch về kỹ năng xử lý tình huống. Mặc dù hướng đến tin học hóa quản lý hộ tịch
nhưng cũng cần xem xét chữ viết đẹp, rõ ràng cũng là một trong những tiêu
chuẩn của người dự tuyển. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng,
khách quan, công khai, khuyến khích nhưng cần đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Trẻ hóa đội ngũ công chức Tư pháp, hiện nay trên địa bàn huyện Mê Linh,
công chức Tư pháp – Hộ tịch đa số là lớn tuổi, trình độ tin học kém, do đó gặp
nhiều khó khăn khi thực hiện phần mềm đăng ký hộ tịch và sắp tới sẽ thực hiện
đăng ký hộ tịch trực tuyến thì sẽ càng gặp khó khăn. Bởi vậy, cần tuyển dụng đội
ngũ cán bộ trẻ có trình độ tin học là rất quan trọng.
80
Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, phấn đấu 100%
công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường thị trấn có máy tính nối mạng để thực
hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin.
Thứ sáu, để kịp thời động viên, khuyến khích công chức Tư pháp - Hộ tịch
ở cơ sở phát huy được khả năng và trí tuệ phục vụ công việc được giao, Nhà
nước cần có những chính sách đãi ngộ cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho cán
bộ làm công tác Tư pháp - Hộ tịch. Hiện nay, đầu việc mà công chức Tư pháp –
Hộ tịch phải đảm nhiệm là rất nhiều, cộng thêm thủ tục đăng ký bảo hiểm và
nhập sinh cho trẻ em dưới 06 tuổi là rất vất, tuy nhiên chế độ để công chức phục
vụ hoạt động này chưa rõ ràng, một số địa phương có, một số khác lại không.
Thứ bảy, hàng năm UBND huyện cần tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ
Tư pháp - Hộ tịch; kiên quyết đưa ra khỏi vị trí công tác những cán bộ, công
chức Tư pháp - Hộ tịch có năng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách
nhiệm, phục vụ nhân dân kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Cần đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, tránh hình thức, chỉ căn cứ vào
quá trình công tác, tuổi tác, bằng cấp, không hẹp hòi, kỳ thị, định kiến về lý lịch
gia đình và thành phần xuất thân của cán bộ, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao của từng chức danh làm căn cứ nhận xét, đánh giá và lấy tiêu chuẩn của cán
bộ làm chuẩn mực. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng “thích” hay “không
thích” của một số cá nhân có thẩm quyền đánh giá, nhận xét cán bộ, mới hạn chế
được tình trạng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” vẫn thường xảy ra trước đây.
Hiện nay, toàn TP Hà Nội có 861 cán bộ Tư pháp cấp xã trên tổng số 577
xã, phường, thị trấn, trong đó 542 công chức Tư pháp - Hộ tịch xã có trình độ cử
nhân Luật (chiếm 62,7%), 185 cán bộ có trình độ trung cấp Luật (chiếm 21,5%),
134 cán bộ có trình độ chuyên môn khác. Cán bộ chuyên trách thực hiện công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã có thời gian công tác từ 5 năm trở lên là
554 cán bộ (chiếm 4,3%), 307 cán bộ (chiếm 35,7%) cán bộ tư pháp đã làm công
tác tư pháp hộ tịch dưới 5 năm.
Ở huyện Mê Linh hiện nay có 33 công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, trong
đó cán bộ có trình độ Cử nhân Luật chiếm 43%, cán bộ từ 45 tuổi trở lên chiểm
81
60%. Từ đó cho thấy việc nâng cao trình độ cho đội ngũ này là rất cần thiết.
Như vậy, để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch
trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian tới, thiết nghĩ phải thực hiện đồng
bộ các giải pháp nêu trên thì chắc chắn công tác đăng ký hộ tịch sẽ đạt hiệu
quả cao.
3.2.3. Nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ
thể, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong
việc thực hiện đăng ký hộ tịch
Trong điều kiện xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh thì
một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia
tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp
luật góp phần quan trọng trong việc thức đẩy sự lớn mạnh tích cực, bảo đảm
hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây
dựng và thực thi pháp luật về hộ tịch trong cả nước nói chung và huyện Mê
Linh nói riêng.
Do vậy, cần bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và hoạt động tư pháp cấp xã.
Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng mở rộng quy mô,
phối kết hợp với nhiều cấp, nhiều ngành, sử dụng nhiều hình thức phổ biến sinh
động, phong phú, thiết thực, liên tục và bền bỉ như thông qua hình thức tuyên truyền
miệng, tuyên truyền qua đài truyền thanh xã, các hội thi, cuộc thi, các buổi nói
chuyện chuyên đề pháp luật, thông qua tủ sách pháp luật, pa nô, áp phích.
Tiếp tục triển khai thực hiện tuyên truyền phổ biến Luật hộ tịch năm
2014 và các văn bản pháp luật có liên quan, chủ động phối hợp cùng Đoàn
thanh niên tuyên truyền người dân sử dụng dịch vụ công mức độ 3 trong việc
đăng ký khai sinh, khai tử và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, nhân dân xã, phường thị trấn.
3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch
Thanh tra là công tác không thể thiếu trong quản lý nhà nước, qua thanh tra
nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
82
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát
hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, để quản lý nhà nước trong
lĩnh vực hộ tịch, công tác thanh tra cũng là một công tác không thể thiếu.
Đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ cần nâng cao trách nhiệm trong
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tích cực, chủ động giải quyết các vụ việc
thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật; Chủ động phối hợp với
Thanh tra Bộ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm các khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp được giải quyết triệt để, dứt
điểm ngay từ khi phát sinh. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về
phòng chống tham nhũng qua việc tổ chức thực hiện kê khai, minh bạch tài sản,
thu nhập của công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện quy chế
dân chủ; thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động của đơn vị.
Đối với Giám đốc các Sở Tư pháp: chỉ đạo Thanh tra các Sở triển khai
đúng tiến độ, có chất lượng Kế hoạch công tác thanh tra năm 2016, nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản
lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Nâng cao hiệu quả công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật. Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra
Sở để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra năm 2016.
Riêng công tác thanh tra, kiểm tra năm 2016 cần chú ý một số điểm sau:
chỉ đạo Thanh tra Sở tiến hành thanh tra hoạt động luật sư, công chứng trong
Quý II/2016 theo kế hoạch thanh tra năm 2016 đã được phê duyệt. Trường hợp
các Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch thanh tra nhưng chưa có nội dung thanh
tra về hoạt động luật sư, công chứng thì tùy tình hình thực tế ở địa phương, có
thể tiến hành kiểm tra về các hoạt động trên. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành năm 2016, cần đổi mới mạnh mẽ cách làm, theo hướng: tăng cường phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra; tăng
cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà
83
nước về từng lĩnh vực, bảo đảm thống nhất và đạt kết quả cao; chú trọng thanh
tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các vấn đề
bức xúc trong các lĩnh vực do Bộ/ngành Tư pháp quản lý mà xã hội quan tâm;
xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật;
không cần thiết thanh tra lĩnh vực thấy cơ bản đã đi vào nề nếp; chọn điểm yếu
để thanh tra; tránh chồng chéo, trùng lặp trong công tác thanh tra. Khi thanh tra
lĩnh vực hộ tịch, quan tâm thống kê việc bố trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã,
phường. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày
27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra, từ đó đề
xuất những biện pháp phù hợp, góp phần tăng cường hiệu quả của các cuộc
thanh tra.
Đối với các cơ quan thi hành án dân sự:
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự: Tích cực, chủ động giải
quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;
Phối hợp với Thanh tra Bộ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ giải quyết dứt điểm các
vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài; Chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự các
địa phương chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục
THADS đối với các vụ việc phức tạp; đồng thời kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo cơ
quan THADS địa phương để giải quyết các vụ việc thi hành án phức tạp, các
khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu
quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tích cực, chủ động giải quyết các vụ việc
thuộc thẩm quyền, không để đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, vượt cấp; thực
hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong hoạt
động của đơn vị. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết
những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chi cục Thi hành án dân
sự trong phạm vi quản lý của mình. Chủ động phối hợp với Đoàn Thanh tra của
Bộ và Thanh tra Bộ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có quyết định
thanh tra đột xuất; Thực hiện nghiêm túc và triệt để các Kết luận thanh tra,
Quyết định giải quyết khiếu nại, Quyết định xử lý tố cáo (nếu có), đồng thời đôn
84
đốc các Chi cục Thi hành án dân sự của mình thực hiện các Kết luận thanh tra,
Quyết định giải quyết khiếu nại, Quyết định xử lý tố cáo (nếu có).
Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng đề nghị các đơn vị được dự kiến thanh tra,
kiểm tra năm 2016 chủ động, chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, tài liệu có liên quan
khi Đoàn thanh tra yêu cầu, phối hợp với Thanh tra Bộ và các cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ thực hiện Kế hoạch công
tác thanh tra năm 2016.
Qua công tác thanh tra nắm bắt được những kết quả đã đạt được, đồng thời
phát hiện những vướng mắc, khó khăn, những sai phạm của đơn vị, để có biện
pháp hữu hiệu trong quá trình quản lý với mục đích không ngừng nâng cao hiệu
quả trong việc thực thi pháp luật của tổ chức và công dân.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, căn
cứ nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của địa phương, hàng năm Thanh tra
sở đều xây dựng kế hoạch trình Giám đốc sở phê duyệt. Trong Kế hoạch luôn
chú trọng tập trung đến các cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực chứng thực và đăng ký
hộ tịch của UBND các xã.
Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác đăng ký, quản lý
hộ tịch tại địa phương, cơ sở trong thời gian đến thì cần có những giải pháp sau:
- Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện cần tăng cường tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp cấp huyện và công chức
Tư pháp – Hộ tịch cấp xã; cần quan tâm tăng cường cán bộ cho tư pháp xã, đầu
tư trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ cho công tác
đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương.
- Cần bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức
công vụ, không nên bố trí trái ngành hoặc những người chưa qua đào tạo thực
hiện nhiệm vụ này.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những
sai sót trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương, nhất là các quy
trình, thủ tục phải chặt chẽ, đảm bảo đúng theo quy định, tránh tình trạng “vị
nễ, cảm tình” trong việc giải quyết các vấn đề về hộ tịch để khỏi gây hậu quả
pháp lý sau này.
85
Trong những năm vừa qua, công tác thanh tra đối với lĩnh vực đăng ký và
quản lý hộ tịch luôn được Thanh tra ngành Tư pháp rất quan tâm. Hàng năm,
Thanh tra Bộ Tư pháp và Thanh tra các Sở Tư pháp đều đưa vào kế hoạch và
tiến hành thanh tra đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Có thể nói, qua
theo dõi và tổng hợp về công tác thanh tra của ngành Tư pháp cho thấy, đây là
lĩnh vực được thanh tra nhiều nhất trong các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành Tư
pháp, đặc biệt là đối với Thanh tra các Sở Tư pháp.
Đối với Thanh tra Bộ Tư pháp, chỉ tính từ năm 2007 đến nay, hàng năm,
Thanh tra Bộ đều thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành về công tác hộ tịch,
trong đó, có năm tập trung thanh tra chuyên ngành về công tác hộ tịch trong
nước, có năm tập trung thanh tra chuyên ngành về hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
Cụ thể: từ năm 2007 đến nay, Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành 21 cuộc thanh
tra về hộ tịch (bao gồm: 6 cuộc thanh tra về hộ tịch trong nước; 15 cuộc thanh tra
về hộ tịch có yếu tố nước ngoài). Do đặc điểm công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch được thực hiện trên phạm vi toàn quốc đến tận cấp xã, phường và bao gồm
rất nhiều nội dung khác nhau, nên Thanh tra Bộ chủ yếu thanh tra đến cấp tỉnh.
Còn thanh tra công tác hộ tịch đối với cấp huyện, xã chủ yếu do Thanh tra các
Sở Tư pháp thực hiện.
Qua công tác thanh tra của Thanh tra Bộ, các đơn vị được thanh tra đều có
những tồn tại, sai sót nhưng chưa tới mức phải bị xử lý vi phạm nên Thanh tra
Bộ chỉ yêu cầu các đơn vị có sai sót cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm thực hiện
nghiêm túc kết luận thanh tra.
Những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch:
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước công tác hộ tịch đã có những bước
tiến cơ bản và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc củng cố hệ thống
cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, tăng cường đội ngũ công chức làm công tác hộ
tịch; hệ thống sổ sách, dữ liệu hộ tịch được lưu trữ và sử dụng lâu dài; đáp ứng
yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch; khẳng định vai trò
trong quản lý nhà nước và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ hạn
86
chế. Hiện tại còn tình trạng đăng ký không kịp thời, chưa đầy đủ và thiếu chính
xác; dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán; đăng ký quá hạn, đăng ký lại còn
chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tình trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài kết hôn ở một số địa phương vẫn còn xảy ra hiện tượng cán bộ hộ tịch
gây phiền hà, nhũng nhiễu và thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực. Để khắc phục
tình trạng trên nhằm tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, cần có những giải pháp sau:
Thứ nhất, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo
công tác thanh tra nói chung và thanh tra công tác hộ tịch nói riêng. Tăng cường
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp các
cơ quan, đơn vị hiểu và làm đúng những nguyên tắc, quy định về lĩnh vực này,
ngăn chặn kịp thời những việc làm sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những
quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện
thể chế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực hộ tịch.
Thứ ba, lực lượng Thanh tra các Sở Tư pháp còn mỏng nên công tác thanh
tra chuyên ngành nói chung chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý nhà nước của Ngành. Do đó, cần tăng cường biên chế cho
Thanh tra các Sở Tư pháp, nâng cao năng lực, trình độ cho công chức làm công
tác thanh tra trong toàn ngành.
Thứ tư, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sai phạm trong
quản lý, đăng ký hộ tịch được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.
Một số kiến nghị, đề xuất:
- Sửa đổi quy định về thẩm quyền thanh tra chuyên ngành của Thanh tra
các Sở Tư pháp đối với lĩnh vực hộ tịch, trong đó bổ sung thẩm quyền về thanh
tra chuyên ngành đối với công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính về hộ
tịch tại Nghị định số 110/2013/N Đ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cho phù hợp
87
với các quy định của Luật Hộ tịch. Tăng thẳm quyền xử phạt đăng ký quá hạn cho
cán bộ Tư pháp – Hộ tịch. Thực tế cho thấy, tình trạng đăng ký quá hạn diễn ra phổ
biến, cho xử phạt hành chính các trường hợp này vừa là hình thức răn đe đồng thời
có tác dụng nhất đối với việc chấm dứt tình trạng đăng ký quá hạn.
- Hàng năm, cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
cho cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư
pháp và Thanh tra các Sở Tư pháp, trong đó có nội dung về nghiệp vụ thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch để kịp thời phổ biến kiến thức, trao đổi kinh
nghiệm, nắm bắt khó khăn vướng mắc trong thực hiện công tác thanh tra đối với
lĩnh vực này.
- Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp khi tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ về đăng ký và quản lý hộ tịch nên có thành phần tham dự là công
chức làm công tác thanh tra của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp; hoặc khi có các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác này cũng gửi cho Thanh tra Bộ và
Thanh tra Sở để kịp thời nắm bắt, cấp nhật thông tin, quy định pháp luật trong lĩnh
vực này, từ đó mới có thể làm tốt công tác thanh tra lĩnh vực hộ tịch.
3.2.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong đăng ký và
quản lý hộ tịch
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương hiện nay được thực hiện
chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phương pháp này có những hạn chế nhất
định, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải trực tiếp ghi vào sổ đăng ký hộ tịch và
biểu mẫu hộ tịch để cấp cho công dân, nên mất nhiều thời gian cho việc ghi chép
vào 2 sổ đăng ký hộ tịch, nhiều trường hợp không chính xác, sai chính tả, không
đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu quy định, đặc biệt có trường hợp nội dung
trong giấy tờ hộ tịch khác với nội dung ghi trong sổ hộ tịch, làm khó khăn cho
công tác quản lý hộ tịch của UBND câp xã, gây phiền hà và ảnh hưởng đến
quyền lợi của công dân.
Trong thực tiễn cuộc sống hiện nay, việc công dân di chuyển nhiều nơi cư
trú là phổ biến, đồng thời với việc di chuyển nơi cư trú dẫn đến các sự kiện hộ
tịch cũng sẽ được đăng ký ở nhiều nơi khác nhau, khai sinh một nơi, kết hôn một
nơi, khai tử lại một nơi. Điều này gây khó khăn cho cả công dân và cơ quan Nhà
88
nước khi có yêu cầu kiểm tra, xác minh các biến động liên quan đến nhân thân
một con người, do hiện tại đang được thực hiện bằng phương pháp thủ công và
phân tán, không có sự kết nối thông tin với nhau.
Việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực
quản lý hành chính Nhà nước là một đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt trong công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết
công việc là rất cần thiết. Nếu triển khai thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch sẽ giúp cán bộ hộ tịch xử lý
công việc một cách thuận tiện, nhanh chóng và hạn chế đáng kể những sai sót so
với thực hiện theo cách thủ công. Bên cạnh đó, người dân cũng dễ dàng tìm hiểu
các quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hộ
tịch, từ đó, xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và hồ sơ, giấy tờ
cần thiết để đi đăng ký hộ tịch.
Hiện nay, tại địa phương việc lưu trữ sổ hộ tịch và cơ sở dữ liệu chủ yếu
lưu giữ bằng sổ sách, giấy tờ do công chức Tư pháp – Hộ tịch giúp UBND cấp
xã quản lý. Công chức Tư pháp – Hộ tịch thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc lưu trữ các dữ liệu đăng ký hộ tịch như: thất lạc, hư hỏng,
hoặc bị mối, mọt do không được bảo quản cẩn thận, khi chuyển công tác không
thực hiện bàn giao sổ hộ tịch và hồ sơ lưu về hộ tịch...
Ở một số địa phương đã triển khai thí điểm phần mềm về đăng ký và quản
lý hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã, tất cả dữ liệu đăng ký hộ tịch đều được cập
nhật vào hệ thống lưu trữ của phần mềm quản lý, nên công chức Tư pháp – Hộ
tịch dễ dàng cập nhật hồ sơ và truy xuất dữ liệu khi cần thiết.
Theo quy định tại Thông tư 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư
pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ
tịch, mặc dù đã có sự đơn giản hóa nhưng trên thực tế việc đăng ký và quản lý hộ
tịch tại các xã, phường, thị trấn được thực hiện bằng phương pháp viết tay trực tiếp
và các sổ hộ tịch. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác hộ tịch là xu thế tất yếu và rất cần thiết, giúp cho công tác đăng ký hộ tịch được
thực hiện một cách khoa học, chính xác. Bên cạnh đó, việc kết nối các thông tin dữ
liệu hộ tịch bằng phần mềm quản lý hộ tịch sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân
89
và các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay công chức Tư pháp – Hộ tịch khi
thực hiện đăng ký khai sinh cho công dân vẫn phải thực hiện viết tay vào sổ đăng
ký khai sinh sau đó nhập thông tin vào phần mềm đăng ký khai sinh, việc này làm
tốn thời gian, công sức, đôi khi thông tin ghi chép trong sổ hộ tịch có sai sót với
thông tin trên phần mềm đăng ký khai sinh. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất, chính
xác thông tin trong sổ đăng ký khai sinh và phần mềm đăng ký khai sinh tôi kiến
nghị Bộ Tư pháp phối hợp cùng Bộ công nghệ thông tin cải tiến cho phép công
chức Tư pháp – Hộ tịch có thể in luôn thông tin đã nhập trên phần mềm để làm
thành sổ đăng ký khai sinh lưu trữ tại địa phương.
Áp dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch sẽ tạo điều
kiện thuận lợi trong đăng ký và tra cứu thông tin cũng như công tác thanh tra,
kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ, tạo được tính thống nhất và xuyên suốt trong
công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời,
đây cũng là một giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả Chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ về
nội dung hiện đại hóa nền hành chính.
3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký hộ tịch
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục
tiêu cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo
tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc
hành chính, loại bỏ những thủ tục rờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham
những, gây khó khăn cho dân. Mẫu hóa thống nhất các giấy tờ mà công dân cần
phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việcTừ những mục tiêu quan trọng
của chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tục hành chính về
hộ tịch được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch đặc biệt quan
tâm, việc ban hành Luật hộ tịch, bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo
hướng cải cách về thủ tục hành chính là cần thiết.
Kế thừa những điểm cơ bản các Nghị định quản lý hộ tịch trước đây, Luật
hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thông tư số 15/2015/TT-BTP đã bổ sung
các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về hộ tịch, nhằm cái
cách thủ tục, công khai minh bạch hóa các trình tự, thủ tục, quy định thời gian
giải quyết hồ sở từng lĩnh vực trong quy trình, tương ứng với trách nhiệm và
90
tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn đáng kể thời gian
giải quyết, các giấy tờ phải nộp khi đăng ký hộ tịch tạo điều kiện cho người dân
có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các việc về hộ tịch.
Tuy nhiên, để cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề hộ tịch cần các giải
pháp sau:
- Đơn giản hóa các giấy tờ về đăng ký hộ tịch;
- Đơn giản hóa các thủ tục về cải chính hộ tịch;
- Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục liên quan
đến hộ tịch;
- Giảm thời gian cũng như rà soát và giảm các thủ tục liên quan đến thủ tục
đăng ký hộ tịch.
Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 25/6/2016 của UBND Thành phố
về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Thành phố Hà Nội năm 2016, trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại UBND quận
Long Biênvà UBND quận Nam Từ Liêm, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế
hoạch triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp cấp
phường, liên thông thủ tục hành chính theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-
BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Liên Bộ: Tư pháp, Công an, Y tế về việc
hướng dẫn thực hiện thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai
sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (gọi tắt là
Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT) tại 10 quận trên địa bàn
Thành phố (UBND các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Cầu
Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Đông). Tiếp tục triển
khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp, liên thông thủ tục
hành chính theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT tại 144
phường thuộc 10 Quận, đảm bảo thống nhất và đồng bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực tư pháp, hộ tịch của UBND các
phường nhằm cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân.
Trên cơ sở kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư
pháp tại 144 phường tiếp tục nhân rộng thực hiện tại ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và UBND huyện Mê Linh nói riêng.
91
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 của luận văn đã đưa ra được định hướng nâng cao hiệu quả
công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Chương 3 luận văn cũng đề xuất được
các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ
tịch ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Từ đó đưa ra các kiến nghị đối với UBND huyện Mê Linh, phòng Tư
pháp, UBND các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện
pháp luật về hộ tịch.
92
KẾT LUẬN
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính
mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng
đều quan tâm. Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc và
cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ từ hoạt động
quản lý hộ tịch. Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản
lý nhà nước về dân cư. Những sự kiện hộ tịch là những vấn đề nóng, va đập, cọ
sát hàng ngày, hàng giờ, gắn liền với đời sống của người dân. Từ thời phong
kiến cho đến nay, quản lý hộ tịch luôn được coi trọng như một công cụ của nhà
nước để bảo vệ quyền nhân thân và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội.
Quản lý hộ tịch là những dữ liệu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính
sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, mặt khác nó là hoạt động thể
hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Để quản lý
dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều
hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu về
đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở nước ta, quản lý hộ tịch được
xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Vậy những giá
trị tiềm tàng như vậy, công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng
quan trọng của nó trong tiến trình phát triển của xã hội. Đăng ký và quản lý hộ
tịch là hoạt động luôn được Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt
động đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp cho công dân thực hiện các quyền, lợi ích
của mình, tạo cơ sở để Nhà nước quản lý dân cư từ khi sinh ra đến khi chết đều
được cơ quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ.
Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới,
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu
rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về hộ tịch gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, và mới
có Luật Hộ tịch năm 2014 nên việc thi hành trên thực tế đang gặp nhiều khó
khăn. Phương thức đăng ký hộ tịch vẫn chủ yếu là phương pháp thủ công, ghi
93
chép bằng tay, người dân phải xuất trình nộp nhiều loại giấy tờ khi đăng ký hộ
tich, gây khó khăn, phiền hà. Thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch còn chưa
triệt để, chưa bảo đảm tiện lợi cho người đăng ký hộ tịch. Công tác quản lý, lưu
trữ hồ sơ, sổ sách, thông kê hộ tịch còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng
được yêu cầu tra cứu, sử dụng của người dân, chưa đóng góp nhiều cho công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Những bất cập, hạn chế
trên đây vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu
quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, để giải quyết
những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là
phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng đã giúp chúng ta đúc rút
được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với
những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả
thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch bao gồm giải pháp về nâng cao
nhận thức, phát huy vai trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế
thành pháp luật về hộ tịch. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với sự phát triển của địa phương và
đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển khai, những kết quả
đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hộ
tịch trên địa bàn huyện Mê Linh và đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục
những tồn tại, hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ
tịch ở huyện Mê Linh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay là một
vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc thù của từng địa
phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu, đánh giá
thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra trong thực hiện pháp luật về hộ tịch
ở mô hình một huyện, đề ra một số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và
94
những giải pháp thực hiện cụ thể áp dụng cho huyện Mê Linh mà chưa có điều
kiện nghiên cứu sâu và rộng hơn.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch, làm
cho pháp luật về hộ tịch thực sự đi vào cuộc sống, cần có những công trình
nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát hơn về từng mảng vấn đề
trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, về quá trình thực hiện pháp luật hộ tịch của
các nhóm địa phương có điều kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh
với các địa phương khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ
có cái nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.
2. Bộ Tư pháp (2010), thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của
Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu
mẫu hộ tịch, Việt Nam.
3. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật hộ tịch, Việt Nam.
4. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TTLT-
BTP-BCA-BHYT ngày 15/5/2015, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện liên
thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi, Việt Nam.
5. Bộ Tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch ngày 12/6/2012, Việt Nam.
6. Chính Phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về
đăng ký hộ tịch, Việt Nam.
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về
đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.
8. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 20/2/2012 sửa
đổi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về đăng ký và quản lý hộ
tịch, Việt Nam.
9. Chính phủ (2015), Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, Việt Nam.
10. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (2013), Báo cáo kinh nghiệm một
số nước về đăng ký và quản lý hộ tịch trong mối liên hệ với pháp luật về đăng ký
và quản lý hộ tịch tại Việt Nam, Việt Nam.
96
11. Vương Tất Đức, Nguyễn Thanh Xuân (2010), “Quy định về thay đổi họ,
tên của một người cần được hướng dẫn cụ thể”, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
12. Nguyễn Công Khanh (2013), Giới thiệu một số nội dung cơ bản của
dự án Luật Hộ tịch, Hội thảo Đơn giản hóa thủ tục hành chính giấy tờ công dân
trong dự án Luật hộ tịch.
13. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Việt Nam
14. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình năm, Việt Nam.
15. Quốc hội (2006), Luật cư trú, Việt Nam.
16. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia,
năm 2012, Việt Nam.
17. Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Việt Nam.
18. Quốc hội (2016), Hiến pháp, Việt Nam.
19. Uyên San (2014), Tích cực hơn nữa để loại bỏ giấy tờ hộ tịch không
cần thiết, Báo Pháp luật Việt Nam.
20. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội, “Tìm hiểu một số quy định của
pháp luật về Hộ tịch”, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2015.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, NXB Công an nhân dân.
22. UBND huyện Mê Linh; Báo cáo kiểm tra sổ hộ tịch năm 2015 của các
xã trên địa bàn huyện năm 2015, Việt Nam.
23. UBND huyện Mê Linh; Báo cáo công tác hộ tịch 06 tháng đầu năm
2016, Việt Nam.
24. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia năm 2010;
25. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia năm 2011;
26. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách
khoa – NXB Tư pháp.
27. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
97
28. Quang Vinh (2014), “Sẽ có nhiều đổi mới trong công tác hộ tịch”, Báo
pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra luận văn còn tham khảo thông tin trên các website sau:
www.Thudo.hanoi.gov.vn;
www.moj.gov.vn (cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp)
www.melinh.hanoi.gov.vn (cổng thông tin điện tử huyện Mê Linh)
PHỤ LỤC
Bảng 1. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr.2]
Đơn vị tính: Người
Tổng
số
Chia theo độ tuổi của trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi
Chia theo tình
trạng sức khỏe
của trẻ em đƣợc
nhận làm con
nuôi
Chia theo nơi cƣ trú
của trẻ em trƣớc khi
đƣợc nhận làm con
nuôi
Dưới 01 tuổi
Từ 01 đến
dưới 05 tuổi
Từ 05 đến
dưới 10 tuổi
Trên 10 tuổi
Bình
thường
Trẻ em
có nhu
cầu đặc
biệt
Cơ sở
nuôi
dưỡng
Gia
đình
Nơi
khác
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Tổng số trên
địa bàn huyện 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0
Xã Tráng Việt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Tiền Phong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Đại Thịnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Mê Linh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Hoàng Kim 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0
Xã Thạch Đà 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Tam Đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Văn Khê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Liên Mạc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Chu Phan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Tiến Thịnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Vạn Yên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Tư Lập 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Tiến Thắng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Thanh Lâm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Xã Kim Hoa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
TT Quang Minh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
TT Chi Đông 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 2. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TRONG NƢỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN [23, tr3]
ĐĂNG KÝ KHAI SINH
(Trường hợp)
ĐĂNG KÝ KHAI TỬ (Trường
hợp)
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
(Trường hợp)
Đăng ký mới
Đăng
ký lại
Đăng ký mới
Đăng
ký lại
Đăng ký mới
Đăng
ký lại
Tổng
số
Chia theo giới
tính
Chia theo thời
điểm đăng ký Tổng
số
Chia theo thời
điểm đăng ký
Tổng
số
(cặp)
Trong đó
Kết hôn
lần đầu
(Cặp)
Nam Nữ
Đúng
hạn
Quá
hạn
Đúng
hạn
Quá
hạn
(A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
Tổng số trên
địa bàn huyện
1592 888 704 1563 29 714 423 358 65 20 712 647 33
1. Đại Thịnh 84 48 36 83 1 61 10 9 1 7 29 26 5
2. Tiến Thịnh 109 51 58 107 2 24 28 26 2 0 35 35 0
3. Chu Phan 74 44 30 74 0 43 34 32 2 0 34 32 0
4. Tam Đồng 60 35 25 58 2 53 20 16 4 0 27 26 2
5. Văn Khê 155 73 82 154 1 53 36 31 5 0 49 48 1
6. Liên Mạc 120 67 53 115 5 151 41 17 24 0 60 60 5
7. Thạch Đà 90 48 42 88 2 37 24 13 11 0 65 64 1
8. Quang Minh 90 49 41 90 0 15 18 18 0 6 30 0 0
9. Tráng Việt 76 74 2 73 3 9 20 19 1 0 46 44 5
10. Hoàng Kim 35 17 18 35 0 24 10 10 0 0 30 30 2
11. Vạn Yên 46 23 23 44 2 7 10 8 2 1 20 18 2
12. Kim Hoa 60 35 25 59 1 18 17 13 4 0 24 22 0
13. Mê Linh 80 42 38 80 0 66 20 19 1 1 39 37 2
14. Chi Đông 88 46 42 85 3 18 19 16 3 5 39 34 1
15. Tự Lập 63 33 30 59 4 1 28 28 0 0 45 40 2
16. Tiền Phong 137 73 64 136 1 63 42 41 1 0 49 49 0
17. Thanh Lâm 116 66 50 114 2 33 26 22 4 0 48 44 5
18. Tiến Thắng 109 64 45 109 0 38 20 20 0 0 43 38 0
- Số liệu ước tính dòng Tổng số Cột 1: 798; Cột 6: 357; Cột 7: 212.;
Cột 10:10; Cột 11:356; Cột 13:17
Bảng 3. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr4]
Kỳ báo cáo 6 tháng năm 2016
(Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016
Đến ngày 30 tháng 6 năm 2016)
KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI UBND CẤP HUYỆN
Tổng số
Chia theo giới tính
Nam Nữ
(A) (1) (2) (3)
I Khai sinh (Chia theo quốc tịch của cha, mẹ) 0
1 Con có cha và mẹ là người nước ngoài
2 Con có cha hoặc mẹ là người nước ngoài còn người kia là công dân Việt Nam
II Khai tử 0
1 Người nước ngoài
2 Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Số liệu ước tính Phần I (dòng Khai sinh) Cột 1: 0 ; Phần II (dòng Khai tử) cột 1: 0
III. KẾT HÔN
Tổng số
Số cuộc kết hôn
chia theo đối tượng kết hôn
(Cặp)
Số người kết hôn chia theo giới
tính công dân Việt Nam cư trú
trong nước (Người)
Công dân
Việt Nam cư
trú ở trong
nước với
người nước
ngoài
Công dân VN
cư trú ở trong
nước với
công dân VN
định cư ở
nước ngoài
Công dân
VN định
cư ở
nước
ngoài với
nhau
Người
nước
ngoài với
người
nước
ngoài
Tổng số Nam Nữ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
3 2 1 1 0 3 0 3
- Số liệu ước tính: 01 tháng đối với báo cáo 6 tháng; 02 tháng đối với báo cáo năm;
- Số liệu ước tính Cột 1: 2
Bảng 4. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr5]
Kỳ báo cáo 6 tháng năm 2016
(Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 30/4/2016)
I. CÁC VIỆC HỘ TỊCH THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP HUYỆN
Đơn vị tính: Trường hợp
SỰ KIỆN HỘ TỊCH Tổng số
A 6
1. Thay đổi hộ tịch 1
2. Cải chính hộ tịch 5
3. Điều chỉnh hộ tịch 0
4. Bổ sung hộ tịch 0
5. Xác định lại dân tộc 0
6. Xác định lại giới tính 0
7. Cấp lại bản chính Giấy khai
sinh
0
II. CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC THỰC HIỆN TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Đơn vị tính: Trường
hợp
Thay
đổi
hộ
tịch
Cải
chính
hộ
tịch
Điều
chỉnh
hộ
tịch
Bổ
sung
hộ
tịch
Nhận cha, mẹ,
con
Giám hộ
Ghi vào sổ Cấp giấy xác nhận
các thay đổi hộ tịch khác tình trạng hôn nhân
Cha,
mẹ
nhận
con
Con
chưa
thành
niên
nhận
cha,
mẹ
Con
đã
thành
niên
nhận
cha,
mẹ
Đăng
ký
việc
giám
hộ
Chấm
dứt,
thay
đổi
việc
giám
hộ
Xác
định
cha,
mẹ,
con
Thay
đổi
quốc
tịch
Ly
hôn
Hủy
hôn
nhân
trái
pháp
luật
Chấm
dứt
việc
nuôi
con
nuôi
Để kết hôn
với người
VN ở trong
nước
Để KH với
người
nước ngoài
tại cơ quan
có thẩm
quyền của
VN
Để kết hôn
với người
nước ngoài
tại cơ quan
có thẩm
quyền của
nước ngoài
Sử
dụng
vào
mục
đích
khác
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Tổng
số trên
địa
bàn
huyện
14 15 11 3 6 4 5 6 7 9 9 20 11 12 32
391
0 3 2 3 177
Xã
Tráng
Việt
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 0 2 11 0 0 0 0 7
Xã
Tiền
Phong
1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 22 0 0 0 0 24
Xã Đại
Thịnh
0 2 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20 0 0 0 0 6
Xã Mê
Linh
1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 27 0 0 1 0 15
Xã
Hoàng
Kim
1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 12 0 0 0 0 3
Xã
Thạch
Đà
2 5 7 0 0 0 0 0 0 0 0 6 0 0 0 20 0 0 0 0 8
Xã
Tam
Đồng
0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 15 0 1 0 0 8
Xã
Văn
Khê
0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 25 0 0 0 0 5
Xã
Liên
Mạc
1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3 35 0 0 0 0 14
Xã
Chu
Phan
1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 36 0 0 0 1 10
Xã
Tiến
Thịnh
4 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 26 0 0 0 0 3
Xã
Vạn
Yên
0 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 10 0 0 0 0 2
Xã Tự
Lập
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 11 0 1 0 1 12
Xã
Tiến
Thắng
0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 35 0 0 0 0 0
Xã
Thanh
Lâm
3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 33 0 1 1 0 20
Xã
Kim
Hoa
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 22 0 0 0 1 17
TT
Quang
Minh
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 17 0 0 0 0 4
TT Chi
Đông
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14 0 0 0 0 19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_ho_tich_o_huyen_me_linh_than.pdf