Luận văn Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Thực thi chính sách đối với ngƣời công là hoạt động quan trọng trong hệ thống các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. Đó là những công việc đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và thể hiện tinh thần trách nhiệm, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đất nƣớc ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế chính là cơ sở, điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với ngƣời có công nói riêng. Vì vậy chính sách đối với ngƣời có công là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nƣớc, của cộng đồng để ghi nhận những công lao, sự đóng góp cáo cả của ngƣời có công, giúp họ đảm bảo về vật chất, an ủi về mặt tinh thần, vƣơn lên trong cuộc sống. Tổ chức thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu mặc dù đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ tuy nhiên cũng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn nhƣ nhiều công việc giải quyết vẫn còn chậm, còn trƣờng hợp giải đáp thắc mắc cho ngƣời dân còn chƣa thỏa đáng; việc hỗ trợ cho đối tƣợng chính sách chƣa đáp ứng đủ; chƣa liên kết nhiều với các doanh nghiệp trên địa bàn; hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng và công tác đnahs giá chƣa thật sự coi trọng. Nhằm góp phần hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở khoa học của việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về thực thi chính sách đối với ngƣời có công, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực thi chính sách; đƣa ra các quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu. Bên cạnh105 những giải pháp thuộc về thành phố Đà Nẵng cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nƣớc, thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn. Về cơ bản luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Có những đóng góp nhất định về mặt khoa học cho việc hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề thực thi chính sách đối với ngƣời có công còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, đối tƣợng đa dạng và có những nội dung pháp luật chƣa kịp điều chỉnh nên chƣa thể giải quyết một cách toàn diện. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế cần đƣợc chỉnh lý. Học viên rất mong nhận đƣợc sự bình luận, tham gia ý kiến của các nhà khoa học và đồng nghiệp để bổ sung, sửa chữa để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

pdf135 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố, Ban Thƣờng vụ Thành ủy ban hành Đề án Thực hiện chƣơng trình “Thành phố 4 an” (An ninh trật tự, An toàn giao thông, An toàn thực phẩm và An sinh xã hội) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Đề án). Trong đó lĩnh vực an sinh xã hội là một trong những lĩnh vực đƣợc quan tâm [27], đặc biệt là các gia đình chính sách, cụ thể một số nội dung nhƣ sau: - Nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho gia đình chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình cao hơn mức sống ngƣời dân nơi cƣ trú; phấn đấu đến cuối năm 2020, không còn hộ nghèo (còn sức lao động) theo tiêu chí nghèo đa chiều; đảm bảo 100% đối tƣợng bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc chăm sóc. - Phát triển quỹ nhà ở của thành phố theo quy hoạch phục vụ Đề án phân bổ dân cƣ; đến năm 2020, đảm bảo 40% sinh viên, học sinh các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề có nhu cầu đƣợc ở ký túc xá; 20% công nhân lao động tại các khu công nghiệp thành phố, 40% cán bộ, công chức, viên chức, 80% các đối tƣợng chính sách và 40% hộ dân cƣ có nhu cầu về nhà ở. 3.1.2. Cơ sở thực tế Bên cạnh những mặt đạt đƣợc công tác tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công có những hạn chế, khó khăn nhất định cần đƣợc khắc phục, 87 đó là hạn chế về giải quyết công việc đôi lúc còn chậm, chƣa huy động đƣợc nhiều các tổ chức tham gia cũng nhƣ chƣa liên kết nhiều các doanh nghiệp trong tạo việc làm cho ngƣời có công và thân nhân của họ, việc hỗ trợ cho ngƣời có công còn chƣa đáp ứng đủ, việc tuyên truyền phổ biến chính sách chƣa mang tính thƣờng xuyên vẫn chủ yếu vào các dịp lễ, Tết. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân nhƣ số lƣợng văn bản lớn và còn những vƣớng mắc, chƣa đƣa ra nhiều chính sách khuyến khích, huy động các tổ chức doanh nghiệp, kinh phí còn hạn hẹp, đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu lại kiêm nhiều hoạt động, một số đối tƣợng đi lại khó khăn nên việc nắm bắt chính sách còn hạn chế, một mặt địa bàn quận rộng mặt khác ngƣời dân chƣa chủ động trong việc nắm bắt chủ trƣơng chính sách. 3.2. Một số giải pháp cụ thể Từ những hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ những khó khăn trong tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu bản thân tác giả xin đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn hoạt động thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận nhƣ sau: 3.2.1. Thành lập một ban thƣờng xuyên rà soát tình hình đối tƣợng chính sách đang quản lý cũng nhƣ phát sinh trên địa bàn kết hợp ứng dụng tin học hóa trong quản lý đối tƣợng chính sách Có thể thấy số lƣợng ngƣời có công trên địa bàn quận khá lớn, mỗi đối tƣợng có tỷ lệ thƣơng tật khác nhau, có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khác nhau, nhiều đối tƣợng đƣợc chuyển từ nơi khác đến, trong đó vẫn còn ngƣời có công có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, để có sự quản lý tốt nhất, đồng thời có thể nắm thông tin tình hình đối tƣợng một cách kịp thời, chính xác để có cơ sở trong giải quyết hồ sơ cho đối tƣợng chính sách và có sự hỗ trợ kịp thời, không để xảy ra tình trạng đối tƣợng không đƣợc hƣởng đúng chính sách thì Quận cần thành lập một ban rà soát để thƣờng xuyên rà soát tình hình đối tƣợng. 88 Trong đó cần chú trọng một số vấn đề sau: Thứ nhất, ngƣời phụ trách lĩnh vực ngƣời có công của quận là ngƣời đứng đầu ban rà soát tình hình đối tƣợng để có sự chỉ đạo kịp thời, trong đó các thành viên của ban rà soát cần có sự tham gia của cán bộ thực hiện công tác mảng ngƣời có công ở các phƣờng. Thứ hai, ban rà soát thực hiện nhiệm vụ chính là rà soát, nắm bắt tình hình đối tƣợng chính sách theo định kỳ để kịp thời cập nhật tình hình đối tƣợng (cả đối tƣợng đang hƣởng chế độ và thông tin của các liệt sĩ) và có sự hỗ trợ, giải quyết kịp thời các trƣờng hợp cần thiết. Thứ ba, đối với những đối tƣợng đi lại khó khăn ban rà soát cần cử các chuyên viên xuống tận nhà để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho đối tƣợng chính sách về hồ sơ, giải quyết thủ tục. Thứ tư, ban rà soát cần tiến hành tổng kết đánh giá theo định kỳ hoạt động để có biết đƣợc thông tin chính xác về tình hình đối tƣợng, những khó khăn mà đối tƣợng gặp phải và những thông tin mà đối tƣợng đang cần là gì để có sự giải thích thỏa đáng cho đối tƣợng và có sự tham mƣu kịp thời đối với Uỷ ban nhân dân quận trong việc đƣa ra các giải pháp và các phƣơng hƣớng giải quyết cho đối tƣợng ngƣời có công. Về hình thức hoạt động của ban theo mô hình không thƣờng trực, có hỗ trợ kinh phí cho các thành viên nhằm động viên các thành viên thực hiện tốt công tác; trong đó có sự liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội để nắm tình hình đối tƣợng chính sách tốt hơn. Bên cạnh đó để có sự quản lý tốt nhất đối tƣợng chính sách nhất thiết cần phải tiếp tục có sự ứng dụng tin học cao hơn trong quản lý, có phần mềm quản lý và cập nhật kịp thời tình hình đối tƣợng, hồ sơ cụ thể tình hình các đối tƣợng để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, bao gồm cả các đối tƣợng đang hƣởng chế độ và số lƣợng liệt sĩ nhằm đảm bảo đảm tính khoa học trong 89 quản lý; thuận tiện trong cập nhật, bổ sung hồ sơ của đối tƣợng; tránh đƣợc hiện tƣợng thiếu sót, sai thông tin và chế độ của đối tƣợng. 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức đồng thời phân công rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ Đội ngũ cán bộ công chức là ngƣời trực tiếp thực thi các chính sách, pháp luật về ngƣời có công do đó họ là ngƣời cần phải có trình độ và kiến thức chuyên môn. Hiện nay, thực tế cán bộ công chức trong lĩnh vực ngƣời có công trên địa bàn quận còn thiếu, thực hiện nhiều hoạt động và có những cán bộ công chức đƣợc thuyên chuyển, điều động từ bộ phận khác sang, nhiều cán bộ công chức chƣa chú trọng nâng cao trình độ, nhiều văn bản pháp luật cũng gây khó khăn rất lớn cho thực thi chính sách đối với ngƣời có công, làm chậm quá trình giải quyết công việc. Do đó chú trọng việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức là việc làm vô cùng cần thiết và cần thực hiện một số nội dung nhƣ sau: Thứ nhất, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ cập nhật các kiến thức pháp luật chính sách mới trong lĩnh vực ngƣời có công để đảm bảo họ có thể nắm vững các chủ trƣơng, chính sách và những quy định của Nhà nƣớc đối với ngƣời có công cách mạng. Xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ riêng, nội dung cụ thể cho cán bộ công chức thực hiện công tác này (kỹ năng hƣớng dẫn pháp luật cho ngƣời dân, kỹ năng tuyên truyền chính sách, kỹ năng giải quyết các tình huống). Thứ hai, đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, tránh nặng về lý thuyết mà cần có phƣơng pháp tiếp cận pháp luật, chính sách một cách linh hoạt, sáng tạo, súc tích, dễ hiểu giúp công chức thực thi chính sách hiểu đúng bản chất của chính sách. 90 Thứ ba, có chính sách khuyến khích, đảm bảo lợi ích vật chất và động viên về mặt tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này đặc biệt cán bộ công chức cấp phƣờng để tạo động lực cho cán bộ công chức có thể phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó cần có cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức để đảm bảo họ thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Thứ tư, có chế độ khen thƣởng kịp thời đối với những cán bộ công chức có đóng góp tích cực, có những sáng kiến giúp cho việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công hiệu quả, đặc biệt tạo điều kiện để công chức đƣợc tiếp tục đi học, nâng cao trình độ trong quá trình làm việc. Thứ năm, tổ chức các hoạt động nhƣ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các quận, huyện khác trên địa bàn hoặc các địa phƣơng khác đã làm tốt việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công và áp dụng trên địa bàn quận một cách hợp lý. Thực tế hiện nay việc cán bộ công chức kiêm nhiệm nhiều hoạt động, dẫn đến hiệu quả làm việc chƣa cao do đó cần thiết phải có sự phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, tránh trùng lắp nhiệm vụ và có sự kiểm tra chặt chẽ đối với mỗi nhiệm vụ đƣợc phân công. 3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ngƣời có công Để ngƣời dân có thể nắm đƣợc các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ có thể huy động đƣợc nguồn lực từ trong nhân dân vào việc chăm sóc ngƣời có công thì phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trƣơng, chính sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công. Đó là cách có thể tác động vào chính tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời, thôi thúc ở họ trách nhiệm cùng với nhà nƣớc chăm 91 lo cho đối tƣợng chính sách cũng nhƣ giúp cho ngƣời dân có những kiến thức cơ bản về pháp luật đối với ngƣời có công. Trong đó chú trọng các nội dung: Tuyên truyền các nội dung chính sách cơ bản cho ngƣời dân bằng những ngôn từ dễ hiểu, những chính sách thiết thực gắn liền với ngƣời dân đặc biệt Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công, đây là pháp lệnh quan trọng, cơ bản cần chú trọng. Tuyên truyền các quy định mới về ngƣời có công cho ngƣời dân nói chung và ngƣời có công nói riêng nắm bắt để cùng với cơ quan nhà nƣớc thực hiện một cách chính xác và đúng đắn các quy định pháp luật. Giới thiệu, nêu gƣơng, biểu dƣơng các cá nhân, gia đình chính sách vƣơn lên làm ăn, có ý chí, nghị lực và có nhiều sáng kiến hay góp phần phát triền kinh tế - xã hội. Để hoạt động tuyên truyền đƣợc hiệu quả cần thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, công tác phổ biến tuyên truyền phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục và đồng bộ, ở tất cả các phƣờng trên địa bàn quận nhằm tạo sự tác động một cách sâu rộng trong quần chúng, tạo hiểu biết về pháp luật cho ngƣời dân ở tất cả các vùng trên địa bàn quận. Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phải thực sự có ý thức và trách nhiệm, nắm vững pháp luật để tạo niềm tin và uy tín nơi ngƣời dân, giúp ngƣời dân có sự hiểu biết chính xác về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Thứ ba, tạo ra các mô hình tuyên truyền phù hợp với từng khu vực trên địa bàn quận, chọn lọc các hình thức tuyên truyền mang tính khả thi cao nhƣ giới thiệu gƣơng điển hình, những tấm gƣơng ngƣời có công biết vƣơn lên, làm giàu cho bản thân và xã hội. Thứ tƣ, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền 92 Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, website của quận, phƣờng, niêm yết các văn bản pháp luật tại nhà văn hóa hoặc tổ dân phố. Thông qua các buổi họp dân phố phổ biến các chính sách mang tính gần gũi, thiết thực với đời sống ngƣời dân nói chung và ngƣời có công nói riêng; thu thập các ý kiến thắc mắc, ý kiến đóng góp để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải đáp kịp thời cho ngƣời dân. Đồng thời có thể mời các cán bộ làm công tác chính sách mảng ngƣời có công tham gia các buổi nói chuyện, buổi họp để phổ biến tốt hơn cho ngƣời dân. Thông qua các hình thức sinh động nhƣ kịch, tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật ngƣời có công, truyền thống cách mạng, anh hùng cách mạng trong nhân dân, học sinh, sinh viên. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phát huy tác dụng giáo dục trong thế hệ trẻ. Với đặc trƣng là nơi có nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, quận Liên Chiểu cần có các biện pháp tuyên truyền hƣớng đến đối tƣợng sinh viên, học sinh hiểu rõ và đồng cảm với những gia đình chính sách còn khó khăn, chú trọng các hình thức thiết thực, tác động đến tâm lý của thế hệ trẻ hiện nay nhằm huy động sự tham gia của các em cùng chung tay chăm lo cho các gia đình ngƣời có công hàng tháng, hàng quý, đặc biệt các gia đình còn khó khăn, những đối tƣợng chính sách đi lại khó khăn. Tuyên tryền thông qua việc tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận các đầu sách, báo, tài liệu liên quan đến ngƣời có công và pháp luật về ngƣời có công tại chính nơi cƣ trú đặc biệt thƣờng xuyên cập nhật các quy định mới tại bản tin tại khu phố, nhà văn hóa; lập trang web giải đáp thông tin chính sách của quận trực tuyến và theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần, chú trọng cơ chế đối thoại. Bên cạnh các nội dung và hình thức phổ biến tuyên truyền cần chú trọng đánh giá những tác động, hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền ở từng phƣờng, từng đơn vị và có sự khảo sát thực tế ở nơi ngƣời dân - đối 93 tƣợng chính sách. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên Hiệp phụ nữ, kết hợp với các trung tâm trợ giúp pháp lý, phát sổ tay pháp luật cho các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho ngƣời dân; có chế độ chính sách hỗ trợ đối với những cán bộ làm công tác tuyên truyền để tạo động lực hơn cho lực lƣợng này. 3.2.4. Nhóm giải pháp về thu hút nguồn lực cho thực thi chính sách đối với ngƣời có công Ngƣời có công là ngƣời đã chịu nhiều những mất mát, đau thƣơng trong chiến tranh và là đối tƣợng chịu thiệt thòi trong xã hội. Chính vì vậy chăm lo cho ngƣời có công là trách nhiệm và tình cảm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đối với những ngƣời đã hy sinh xƣơng máu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Xã hội hóa một mặt thể hiện truyền thống thƣơng yêu giữa con ngƣời với nhau, truyền thống biết ơn những ngƣời có công với đất nƣớc mặt khác tạo điều kiện để xã hội cùng tham gia với nhà nƣớc, nâng cao mức thụ hƣởng về vật chất và tinh thần cho ngƣời có công, đảm bảo duy trì chính sách trên thực tế. Xã hội hóa chăm sóc ngƣời có công không có nghĩa là giao tất cả cho xã hội, cho các tổ chức, cá nhân mà nhà nƣớc tạo cơ hội cho xã hội cùng tham gia với nhà nƣớc trong chăm sóc ngƣời có công, giúp họ ổn định hơn về đời sống. Quan tâm, chăm lo cho ngƣời có công là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội. Số lƣợng ngƣời có công lớn, rất nhiều gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn trong khi đó khả năng của Nhà nƣớc còn có hạn nên khó để có thể đảm bảo thỏa mãn nhu cầu đầy đủ của tất cả các đối tƣợng, chính vì vậy cần thiết hơn nữa trong hoạt động xã hội hóa chính sách ngƣời có công bao gồm cả việc ngƣời dân tham gia giám sát, phối hợp cùng với cơ quan 94 hành chính Nhà nƣớc thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công. Để có thể phát huy tốt hơn năng lực của cộng đồng cần thực hiện một số vấn đề sau: Đầu tiên phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công cũng nhƣ những tấm gƣơng điển hình về ngƣời có công vƣơn lên trong cuộc sống để ngƣời dân hiểu rõ, hiểu đúng về đối tƣợng chính sách cũng nhƣ cuộc sống của đối tƣợng chính sách, họ “tàn nhƣng không phế”, nhằm tạo sự gắn kết giữa ngƣời dân và đối tƣợng chính sách từ đó ngƣời dân có thể dễ dàng đồng hành cùng nhà nƣớc trong hoạt động chăm lo cho ngƣời có công; tạo thành một phong trào sâu rộng trong quần chúng thông qua việc tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động có ý nghĩa để vận động ngƣời dân hiểu và tham gia. Chính quyền và đoàn thể các cấp phải nắm rõ về gia đình đối tƣợng, tạo điều kiện để ngƣời dân biết về gia đình ngƣời có công để có kế hoạch giúp đỡ thiết thực hoặc phản ánh cho chính quyền những vấn đề cần thiết để có giải pháp kịp thời giúp đỡ. Tạo các hoạt động ý nghĩa, gần gũi, thiết thực để có thể huy động ngƣời dân tham gia nhƣ phong trào toàn dân chăm sóc ngƣời, đền ơn đáp nghĩa, uống nƣớc nhớ nguồn, tổ chức các hoạt động về nguồnQuận cần đƣa ra các chính sách thiết thực để huy động nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng, phát triển đa dạng các mô hình chăm sóc ngƣời có công ở tại các khu phố, khu dân cƣ, ở các phƣờng. Vận động các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động chăm sóc ngƣời có công nhƣ phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những đối tƣợng khó khăn, bố mẹ liệt sĩ già cả, cô đơn, thƣơng binh bệnh binh nặng; đồng thời nêu gƣơng những cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho công tác chăm lo ngƣời có công trên địa bàn quận. 95 Liên kết với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp cần nhiều lao động để tạo việc làm tốt hơn cho đối tƣợng ngƣời có công còn khả năng lao động và thân nhân ngƣời có công có nhu cầu nhằm giúp họ ổn định cuộc sống bằng các chính sách cụ thể, thiết thực cho các doanh nghiệp. Liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn để các học sinh sinh viên có thể giúp đỡ những gia đình ngƣời có công đặc biệt các đối tƣợng neo đơn, ốm đau, bị thƣơng nặng, bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các bố mẹ liệt sĩ giàmột cách thƣờng xuyên tạo sự động viên về tinh thần cũng nhƣ nâng cao hơn nữa công tác giáo dục cho thế hệ đi sau. Đẩy mạnh các phong trào tạo việc làm cho con em các gia đình chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là một trong những giải pháp quan trọng mà quận Liên Chiểu cần quan tâm sâu sắc, trong đó chú trọng: + Ngƣời có công đƣợc ƣu tiên triển khai các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc, của các ngành ở địa phƣơng (chƣơng trình vay vốn quốc gia, chƣơng trình đào tạo việc làm ngắn hạn). + Khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân, tổ chức, ngƣời có công cũng nhƣ ngƣời dân có những mô hình làm ăn kinh tế hay giúp tạo việc làm cho ngƣời có công và thân nhân của họ. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khi thu nhận ngƣời có công và con em vào học nghề, đào tạo nghề đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi của quận hoặc thành phố. Đối với các doanh nghiệp mở lớp đào tạo nghề cho các đối tƣợng ngƣời có công và con em họ sẽ đƣợc hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu và miễn thuế hoặc vay vốn với ƣu đãi riêng. + Phát động các mô hình, chƣơng trình mang tính ảnh hƣởng đến cộng đồng, trong đó phối hợp với tổ chức chính trị xã hội là nòng cốt (chƣơng trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, mô hình xây dựng vƣờn cây tình nghĩa, mô hình phƣờng giỏi về chăm sóc ngƣời có công). Hình thành các mô hình việc làm 96 do chính đối tƣợng chính sách xây dựng trong đó chính quyền hỗ trợ trong giai đoạn đầu cho đối tƣợng chính sách nhƣ về định hƣớng nghề nghiệp, đầu ra sản phẩm, liên kết với các đơn vị trên địa bàn quận, thành phố trong chuyển giao các mô hình sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của quận để đối tƣợng học hỏi và nhân rộng. + Xây dựng các mô hình gây quỹ gắn với phát triển kinh tế để ủng hộ cho ngƣời có công và thân nhân của họ. 3.2.5. Xây dựng các mô hình, chƣơng trình thiết thực cho ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu Chính sách đối với ngƣời có công ngày càng hoàn thiện và bổ sung, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng; tuy nhiên số lƣợng ngƣời có công là rất lớn, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chính vì vậy mỗi địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền cần linh động trong việc đƣa ra các mô hình, các chƣơng trình phù hợp với địa phƣơng, nhằm tạo điều kiện tối ƣu cho ngƣời có công và thân nhân của họ tiếp cận chính sách, các ƣu đãi và sự quan tâm của xã hội. Với hoạt động tuyên truyền, phổ biến cũng nhƣ huy động các nguồn lực thì việc phát động, tạo ra các mô hình, các chƣơng trình mang ý nghĩa thiết thực phù hợp với tình hình của quận Liên Chiểu là một giải pháp quan trọng, trong đó chú trọng các mô hình, các chƣơng trình sau: Chương trình tặng sổ tiết kiệm Trong đó đối tƣợng đƣợc ƣu tiên là các gia đình ngƣời có công có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình đƣợc trao sổ tiết kiệm có thể sử dụng số tiền trong sinh hoạt gia đình và nếu có thể thì thêm vào trong hoạt động sản xuất, làm ăn và học tập các khóa học để tự trang trải cho bản thân và gia đình. Nguồn vốn huy động trong chƣơng trình tặng sổ tiết kiệm là từ cá doanh nghiệp, sự ủng hộ của cá nhân, học sinh, sinh viên các trƣờng, có thể thông qua tổ chức các chƣơng trình thiết thực và ý nghĩa trong các ngày lễ lớn 97 (27/7, 30/4, 29/3), thông qua phát động bán các sản phẩm học sinh, sinh viên tự làm để gây quỹ. Khi thực hiện chính quyền địa phƣơng mà cụ thể là phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cần nắm rõ hoàn cảnh của từng đối tƣợng chính sách để trao đúng đối tƣợng, có sự hƣớng dẫn, định hƣớng mục đích sử dụng để đảm bảo nguồn quỹ đƣợc sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao. Chương trình chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, con thương binh nặng, vợ liệt sĩ già yếu, không nơi nương tựa Đối tƣợng huy động: doanh nghiệp đóng trên địa bàn, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn quận Liên Chiểu và các đoàn thể. Nội dung: tham gia chăm sóc, phụng dƣỡng, thăm hỏi các đối tƣợng chính sách định kỳ và các dịp lễ, Tết và hỗ trợ tiền hàng tháng cho các đối tƣợng ngƣời có công và thân nhân đặc biệt là bà mẹ Việt Nam anh hùng, vợ liệt sĩ già yếu, cô đơn. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội triển khai kế hoạch đến toàn thể ngƣời dân trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp và các trƣờng đại học, cao đẳng. Vận động các doanh nghiệp, đoàn thể, sinh viên nhận chăm sóc, thăm hỏi, phụng dƣỡng; tổ chức kết nghĩa với các đơn vị và nêu gƣơng, biểu dƣơng những đơn vị có đóng góp tích cực tham gia hoạt động. Đồng thời nắm chắc số lƣợng các đối tƣợng cụ thể tham gia chƣơng trình để có sự hỗ trợ đúng đắn và hợp lý. Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa Mục tiêu: Đảm bảo cho các gia đình ngƣời có công có chỗ ở ổn định, kiên cố, ƣu tiên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể tự giải quyết vấn đề nhà ở hoặc nhà ở xuống cấp nặng. Nguồn vốn: Huy động từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân để xây nhà tình nghĩa hoặc sửa chữa nhà ở bị xuống cấp. 98 Chính quyền địa phƣơng có cần rà soát chặt chẽ theo định kỳ và nắm cụ thể danh sách của từng gia đình cần hỗ trợ, đồng thời có biện pháp huy động sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên đia bàn. Bên cạnh đó cần quan tâm, nhắc nhở gia đình chính sách giữ gìn, bảo quản nhà ở và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong việc xác định và cấp tiền cho các đối tƣợng. Mô hình tạo việc làm cho người có công và thân nhân Để ngƣời có công còn khả năng lao động và thân nhân có thể tự trang trải cho cuộc sống thì vấn đề tạo việc làm, phát động các mô hình kinh tế là vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện nay, khi số lƣợng ngƣời có công lớn mà nguồn lực lại hạn chế. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần thiết phát động và huy động các tổ chức, đơn vị cùng tham gia tạo việc làm cho ngƣời có công và thân nhân của họ. Hiện nay, để có thể tạo đƣợc các mô hình việc làm thông qua phát triển kinh tế thì việc huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp đóng góp đặc biệt là góp công sức là điều kiện thiết yếu khi thực hiện các mô hình này. Đối với địa bàn quận Liên Chiểu diện tích đất nông nghiệp hạn chế, chính vì vậy quận có thể linh hoạt trong việc liên kết với các địa phƣơng khác hoặc trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng trong việc chuyển giao các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, không tốn nhiều diện tích nhƣ trồng nấm rơm, nấm sò, linh chi hoặc trồng hoa, rau sạch. Đồng thời khuyến khích các hộ đã thực hiện các mô hình thành công hƣớng dẫn lại cho các hộ gia đình khác để tạo sự lan tỏa. Chính quyền địa phƣơng cần linh động trong việc hỗ trợ bƣớc đầu cho các gia đình trong vấn đề về giống, kỹ thuật và đầu ra để tạo tiền đề phất triển về sau. Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc hỗ trợ công sức cho các đối tƣợng. 99 Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn đào tạo ngắn hạn cho ngƣời có công hoặc thân nhân của họ để có thể giúp họ có đƣợc công việc, tự trnag trải đời sống, và nếu có thể doanh nghiệp nhận những lao động đã đào tạo tham gia vào doanh nghiệp, chính quyền địa phƣơng có những chính sách đối với các doanh nghiệp này. Chính quyền địa phƣơng có chính sách tạo điều kiện cho xí nghiệp, doanh nghiệp của ngƣời có công hoạt động tốt và nhận thêm nhiều lao động khác. Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế, lớp dạy nghề dành riêng cho ngƣời có công và thân nhân của họ. 3.3. Kiến nghị 3.3.1 Đối với Trung ƣơng Hệ thống pháp luật chính là công cụ để tổ chức thực thi chính sách, là cơ sở để đảm bảo các hoạt động đƣợc thực hiện một cách đúng đắn. Hệ thống pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong thực thi chính sách nói chung và thực thi chính sách đối với ngƣời có công nói riêng. Khi hệ thống pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đƣợc hoàn thiện thì cơ quan hành chính Nhà nƣớc tổ chức thực thi đƣa pháp luật đó vào đời sống xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đối tƣợng thụ hƣởng, trong đó chú trọng: Điều chỉnh những quy định pháp luật liên quan đến ngƣời có công còn chƣa hoàn thiện, bất cập hay bất hợp lý gây khó khăn trong thực thi chính sách ở cơ sở, phiền hà cho ngƣời dân. Trong đó chú trọng đến vấn đề giám định thƣơng tật cho thƣơng binh nên giám định theo định kỳ. Các pháp lệnh nên có sự điều chỉnh phù hợp và thuận lợi cho công tác theo dõi và thực thi chính sách vì hiện nay có đến 3 pháp lệnh điều chỉnh trong lĩnh vực này; mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng chính sách đặc biệt chú trọng các đối tƣợng cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ, ngƣời giúp đỡ cách mạng, nuôi giấu 100 cán bộ và có hƣớng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện ƣu đãi cho các đối tƣợng này; cần quan tâm tạo điều kiện cho họ tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các chính sách hỗ trợ khác. Hệ thống pháp luật cần chú trọng tạo điều kiện để ngƣời dân có thể đóng góp các ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ngƣời có công và tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ cho ngƣời có công. Tiếp tục hoàn thiện các chế độ ƣu đãi trực tiếp tác động đến đời sống của ngƣời có công nhƣ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, ƣu đãi về giáo dục, vốn, việc làmChú trọng điều chỉnh phạm vi đối tƣợng làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Vấn đề điều chỉnh chế độ trợ cấp sao cho đảm bảo mức sống của ngƣời có công, nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi ngƣời có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu hoặc bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ đối với các đối tƣợng có mức trợ cấp còn thấp; tiếp tục có những điều chỉnh về chế độ trợ cấp ƣu đãi đối với ngƣời có công và có những chính sách thiết thực hơn nữa trong thu hút nguồn lực để giúp đỡ ngƣời có công đảm bảo đƣợc mức sống trung bình trở lên đặc biệt các đối tƣợng không còn sức lao động, không nơi nƣơng tựa. Cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các chế độ, hồ sơ, thủ tục cho ngƣời có công tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có công và thân nhân đến giao dịch tại cơ quan nhà nƣớc: Rà soát và bãi bỏ những thủ tục không cần thiết; bổ sung các thủ tục mới. Việc làm này cần tiến hành nhanh chóng, đồng bộ dƣới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Cần chú trọng soát xét các thủ tục hành chính trong thực hiện chế độ ƣu đãi về ngƣời có công trong thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với nƣớc mang tính bức xúc nhƣ thủ tục ƣu 101 đãi về thuế, nhà đấtMột số thủ tục mang tính cấp thiết cần sớm đƣợc ban hành, nhƣ các thủ tục quản lý, sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa, sƣ dụng kinh phí cho nghĩa trang liệt sĩ, ƣu đãi các loại thuế Quy định rõ ràng cụ thể thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công. 3.3.2. Đối với Thành phố Đà Nẵng Cần đƣa ra các chính sách thiết thực, phù hợp đối với các đối tƣợng chính sách trên địa bàn thành phố trên cơ sở chính sách của trung ƣơng, linh hoạt trong áp dụng các chính sách đối với từng đối tƣợng chính sách. Tiếp tục đƣa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân nhằm thu hút sự tham gia của xã hội trong chăm sóc, hỗ trợ ngƣời có công và gia đình của họ. Chú trọng tiếp nhận các phản hồi và nhanh chóng giải đáp phản hồi của ngƣời dân, của các cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận, phƣờng. 3.3.3. Đối với quận Liên Chiểu Đƣa ra những chính sách thiết thực để vận động nguồn lực xã hội trong giúp đỡ ngƣời có công, chú trọng mở rộng hơn các đối tƣợng đƣợc nhận phụng dƣỡng, chăm sóc (bên cạnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng) còn các đối tƣợng rất cần sự chăm sóc nhƣ thƣơng binh nặng, con ngƣời nhiễm chất độc hóa học. Thực hiện khen thƣởng kịp thời các gia đình chính sách vƣợt khó, có đóng góp tích cực cho xã hội; cải thiện hơn thủ tục cho ngƣời có công cũng nhƣ chính sách thông qua các kênh nhƣ hòm thƣ góp ý, phiếu khảo sát và có tổng kết đánh giá rõ ràng. Đồng thời trang bị tốt hơn cơ sở vật chất để ngƣời dân thoải mái hơn khi đến giao dịch tại cơ quan (ghế ngồi, nƣớc uống, sách báo). 102 Đƣa ra các chính sách vận động ngƣời có công tự tạo công việc, trang trải đời sống và có chính sách hỗ trợ kịp thời với những gia đình chính sách làm ăn tốt, tạo công ăn việc làm cho đối tƣợng chính sách khác. Đồng thời nên mở những lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp hỗ trợ về kiến thức sản xuất cùng với đó hỗ trợ về vốn, đất, giống giúp gia đình ngƣời có công có thể tự sản xuất những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có kiến nghị hoặc có chính sách hỗ trợ linh hoạt hơn cho các đối tƣợng dân quân, cựu thanh niên xung phong, những ngƣời có công không nơi nƣơng tựa, các đối tƣợng bố mẹ liệt sĩ già, neo đơn. 103 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Từ thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, Chƣơng 3 đƣa ra những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách cho ngƣời có công; quan điểm, định hƣớng, mục tiêu chung của ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng; phƣơng hƣớng của quận Liên Chiểu; đồng thời khái quát lại cơ sở thực tế đó là những hạn chế và khó khăn trong tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công từ những cơ sở đó đƣa ra những giải pháp cụ thể trong đó tác giả đƣa ra năm giải pháp: Hoàn thiện hệ thống chính sách; thành lập một ban rà soát tình hình đối tƣợng chính sách đang quản lý cũng nhƣ phát sinh trên địa bàn kết hợp ứng dụng tin học hóa trong quản lý đối tƣợng chính sách; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cồn chức đồng thời phân công rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ngƣời có công; đẩy mạnh xã hội hóa chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. Bên cạnh đó tác giả đƣa một số kiến nghị đối với Trung ƣơng, thành phố và quận Liên Chiểu nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức thực thi chính sách trên địa bàn quận Liên Chiểu, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời có công. 104 KẾT LUẬN Thực thi chính sách đối với ngƣời công là hoạt động quan trọng trong hệ thống các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. Đó là những công việc đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và thể hiện tinh thần trách nhiệm, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đất nƣớc ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế chính là cơ sở, điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với ngƣời có công nói riêng. Vì vậy chính sách đối với ngƣời có công là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nƣớc, của cộng đồng để ghi nhận những công lao, sự đóng góp cáo cả của ngƣời có công, giúp họ đảm bảo về vật chất, an ủi về mặt tinh thần, vƣơn lên trong cuộc sống. Tổ chức thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu mặc dù đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ tuy nhiên cũng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn nhƣ nhiều công việc giải quyết vẫn còn chậm, còn trƣờng hợp giải đáp thắc mắc cho ngƣời dân còn chƣa thỏa đáng; việc hỗ trợ cho đối tƣợng chính sách chƣa đáp ứng đủ; chƣa liên kết nhiều với các doanh nghiệp trên địa bàn; hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng và công tác đnahs giá chƣa thật sự coi trọng. Nhằm góp phần hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở khoa học của việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về thực thi chính sách đối với ngƣời có công, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực thi chính sách; đƣa ra các quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu. Bên cạnh 105 những giải pháp thuộc về thành phố Đà Nẵng cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nƣớc, thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn. Về cơ bản luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Có những đóng góp nhất định về mặt khoa học cho việc hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề thực thi chính sách đối với ngƣời có công còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, đối tƣợng đa dạng và có những nội dung pháp luật chƣa kịp điều chỉnh nên chƣa thể giải quyết một cách toàn diện. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế cần đƣợc chỉnh lý. Học viên rất mong nhận đƣợc sự bình luận, tham gia ý kiến của các nhà khoa học và đồng nghiệp để bổ sung, sửa chữa để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Hải Âu (2012), Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở tỉnh An Giang”, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành quản lý hành chính công, tr.8, 9,10; 2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1-6-2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; 3. Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng (2016), Quyết định số 2526/QĐ/TU ngày 30-11-2016 về ban hành Đề án Thực hiện chƣơng trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; 4. Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 2014), “Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”, Tạp chí Cộng sản ngày 15-8-2014; 5. Mai Ngọc Cƣờng (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.261; 6. Mai Ngọc Cƣờng (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.260; 7. Đào Ngọc Dung (2016), “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công với cách mạng”, Tạp chí cộng sản ngày 26-7-2016; 8. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển hành chính, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 55; 9. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Giáo trình Đại cương về Phân tích chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr. 341; 10. Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thu Lan (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, tr. 14; 107 11. Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thu Lan (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, tr. 77; 12. Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thu Lan (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật; 13. Phạm Hải Hƣng (2007), “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công; 14. Lịch sử Lực lƣợng vũ trang nhân dân quận Liên Chiểu (1945-2005), 2010; 15. Bùi Hồng Lĩnh - Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2009), “Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc; 16. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách”, NXB. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; 17. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Bộ Trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, “Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững”, Tạp chí cộng sản ngày 1-11-2011; 18. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2014), Báo cáo công tác Lao động - Thƣơng binh và Xã hội năm 2014; 19. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2015), Báo cáo công tác Lao động - Thƣơng binh và Xã hội năm 2015; 20. Quốc hội khóa 13 (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thƣởng số 39/2013/QH ngày 16 tháng 11 năm 2013; 108 21. Tăng cường thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng (2013), trang thông tin điện tử Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang ngày 09-07-2013; 22. Huỳnh Quang Tiên (2006), Những giải pháp chủ yếu đổi mới trong tổ chức thực hiện chính sách đối với thương binh và gia đình Liệt sĩ tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành quản lý hành chính công; 23. Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (2002), Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 99; 24. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 475; 25. Uỷ ban nhân dân quận Liên Chiểu (2016), Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội quốc phòng an ninh năm 2015 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2016; 26. Uỷ ban nhân dân quận Liên Chiểu (2017), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2017; 27. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định 5817/QĐ- UBND ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2020; 28. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; 29. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội (1994) Pháp lệnh số 36-L/CTN quy định danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ngày 10-9-1994; 109 30. Lê Văn (2014), “Đồng Nai làm tốt công tác chăm lo cho các gia đình chính sách”, cổng thông tin điện tử khoa học công nghệ Đồng Nai ngày 04/2014; 31. www.lienchieu.danang.gov.vn 110 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu số PHIẾU KHẢO SÁT Công chức phòng lao động thƣơng binh và xã hội của quận Liên Chiểu và ban Lao động Thƣơng binh và Xã hội các phƣờng trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Xin kính chào quý ông (bà)! Tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công: “Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”. Tôi xin đảm bảo rằng thông tin thu thập từ phiếu khảo sát này sẽ chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích nghiên cứu học thuật, không ngoài mục đích nào khác và sẽ đƣợc bảo mật tuyệt đối. Thông tin mà quý vị cung cấp sẽ là thông tin quý giá giúp quá trình nghiên cứu đề tài tăng tính khách quan. Rất mong quý vị vui lòng giúp tôi hoàn thành các câu hỏi dƣới đây; phƣơng án nào phù hợp với nhận định của bản thân xin vui lòng “đánh dấu chéo” (x) vào ô bên cạnh. Xin chân thành cảm ơn! 1. Hiện tại ông (bà) đang công tác tại đâu?  Phƣờng Hòa Hiệp Nam  Phƣờng Hòa Hiệp Bắc  Phƣờng Hòa Khánh Nam  Phƣờng Hòa Khánh Bắc  Phƣờng Hòa Minh  Quận Liên Chiểu 2. Trình độ đào tạo của ngƣời đƣợc phỏng vấn 111 - Chuyên môn:  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Sau đại học - Lý luận chính trị:  Cử nhân, cao cấp  Trung cấp  Sơ cấp  Chƣa qua đào tạo - Ngoại ngữ:  Chứng chỉ A  Chứng chỉ B  Chứng chỉ C  Cử nhân  Chứng chỉ khác - Tin học:  Chứng chỉ A  Chứng chỉ B  Chứng chỉ C  Cử nhân, kỹ sƣ  Trung cấp  Chứng chỉ khác 3. Kinh nghiệm công tác của ngƣời đƣợc phỏng vấn  Dƣới 5 năm  Từ 5 năm đến 10 năm  Từ 10 năm đến 15 năm  Trên 15 năm 4. Trong quá trình thực thi chính sách đối với ngƣời có công ông (bà) thƣờng phối hợp với những cơ quan, tổ chức nào?  Doanh nghiệp Tổ chức chính trị - xã hội  Ngành y tế  Ngành giáo dục Khác . 5. Chính quyền địa phƣơng có thƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong hỗ trợ, tạo việc làm cho đối tƣợng chính sách không?  Rất thƣờng xuyên  Liên kết không thƣờng xuyên Liên kết thƣờng xuyên  Không liên kết 112 6. Chính quyền địa phƣơng có thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp tham gia cùng thực thi chính sách hay không?  Có  Không  Có nhƣng không nhiều Nếu ông/bà chọn ý kiến “Không liên kết” thì có thể cho biết lý do cụ thể: 6. Theo ông (bà) số lƣợng văn bản trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công nhƣ thế nào?  Nhiều văn bản  Ít văn bản Ý kiến khác 8. Các chế độ thực hiện có đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra không? 2: Hoàn thành theo đúng kế hoạch 1: Không hoàn thành STT Kế hoạch Mức độ hoàn thành so kế hoạch 2 1 1 Kế hoạch khảo sát sửa chữa, xây dựng nhà ở 2 Kế hoạch tham quan, nghỉ dƣỡng 3 Kế hoạch tổ chức thăm viếng, cấp phát quà 4 Kế hoạch trợ cấp khó khăn cho các đối tƣợng 113 9. Chính quyền địa phƣơng có tổ chức gặp mặt với đối tƣợng chính sách để lắng nghe ý kiến phản hồi không? (Nếu có thì bao nhiêu lần trong một năm?) Có Không 10. Theo ông (bà) mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến thực thi chính sách đối với ngƣời có công nhƣ thế nào? Mức 5: Rất nhiều 4: Nhiều 3: Ít 2: Rất ít 1: Không ảnh hưởng S T T Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng 5 4 3 2 1 1 Bản chất của vấn đề chính sách (Các quyết định chính sách, mức độ khó khăn kỹ thuật, tính đa dạng của vấn đề, quy mô của nhóm mục đích, phạm vi thay đổi của nhóm mục tiêu) 2 Môi trƣờng thực thi chính sách (Môi trƣờng chính trị, Môi trƣờng kinh tế, Môi trƣờng xã hội, Môi trƣờng văn hóa, Môi trƣờng công nghệ) 3 Chủ thể thực thi chính sách 4 Đối tƣợng thụ hƣởng chính sách 5 Pháp luật và chính sách 6 Nguồn lực thực thi chính sách 11. Để phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với ngƣời có công ông (bà) thƣờng sử dụng những hình thức nào?  Tuyên truyền miệng  Trang thông tin điện tử  Đài phát thanh 114  Đài truyền hình  Bảng tin niêm yết tại cơ quan Khác 12. Nhân sự hiện nay có đảm bảo cho quá trình thực thi chính sách không?  Nhân sự đảm bảo  Thiếu nhân sự 13. Ông bà thƣờng gặp những khó khăn nào trong quá trình thực thi chính sách đối với với ngƣời có công?  Tài chính  Nhân sự  Văn bản pháp luật Khác 14. Công tác đánh giá công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?  Đánh giá sau quá trình thực thi chính sách  Đánh giá trong quá trình thực thi và sau quá trình thực thi chính sách 15. Ông (bà) có thƣờng tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về pháp luật liên quan đến công tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công không? Thông thƣờng bao nhiêu lần trong năm? 16. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì để thực thi chính sách đối với ngƣời có công tốt hơn? . 115 Phụ lục 2 Phiếu số PHIẾU KHẢO SÁT Đối tƣợng đang thụ hƣởng chính sách và thân nhân ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Xin kính chào quý ông (bà)! Tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công: “Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”. Tôi xin đảm bảo rằng thông tin thu thập từ phiếu khảo sát này sẽ chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích nghiên cứu học thuật, không ngoài mục đích nào khác và sẽ đƣợc bảo mật tuyệt đối. Thông tin mà quý vị cung cấp sẽ giúp quá trình nghiên cứu đề tài tăng tính khách quan. Rất mong quý vị vui lòng giúp tôi hoàn thành các câu hỏi dƣới đây; phƣơng án nào phù hợp với nhận định của bản thân xin vui lòng “đánh dấu chéo” (x) vào ô bên cạnh. Xin chân thành cảm ơn! 1. Ông (bà) thuộc đối tƣợng chính sách nào? . 2. Ông bà là đối tƣợng chính sách thuộc sự quản lý của phƣờng nào trên địa bàn quận Liên Chiểu?  Phƣờng Hoà Minh  Phƣờng Hòa Hiệp Nam  Phƣờng Hòa Hiệp Bắc  Phƣờng Hòa Khánh Bắc  Phƣờng Hòa Khánh Nam 3. Ông (bà) hiện tại có đang đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi gì của Nhà nƣớc không?  Có (Nếu có ông bà nêu cụ thể các chế độ đang thụ hƣởng) 116  Không 4. Chính sách và chế độ trợ cấp ông (bà) đang thụ hƣởng có thỏa đáng và phù hợp không?  Có  Không 5. Ông (bà) biết đƣợc các chính sách cho ngƣời có công thông qua các kênh thông tin nào? (Ông/bà có thể chọn nhiều đáp án)  Từ cán bộ, công chức  Từ hệ thống đài truyền hình thành phố  Từ đài truyền thanh từ quận đến cơ sở  Bản tin niêm yết tại tổ dân phố  Bản tin niêm yết tại phƣờng, quận  Trang thông tin điện tử của phƣờng, quận Khác 6. Ông (bà) thƣờng phản hồi về chính sách với chính quyền địa phƣơng thông qua hình thức nào? (Ông/bà có thể chọn nhiều đáp án)  Trực tiếp phản hồi với công chức  Phản hồi thông qua trang thông tin điện tử  Phản hồi thông qua bảng khảo sát của chính quyền  Phản hồi thông qua các buổi tọa đàm với chính quyền địa phƣơng Khác 7. Những thắc mắc ông (bà) phản hồi có đƣợc giải đáp và giải quyết kịp thời và thỏa đáng không?  Có  Không Khác. 8. Mong muốn của ông (bà) về chính sách đối với ngƣời có công là gì? 117 .................................... 9. Theo ông (bà) công tác thực thi chính sách tại địa phƣơng nhƣ thế nào?  Tốt  Chƣa Khác 10. Chính quyền địa phƣơng có tạo điều kiện trong quá trình thụ hƣởng chính sách của ông (bà) ở mức độ nào?  Rất tốt  Trung bình  Tốt  Yếu  Khá 11. Ông bà mong muốn Nhà nƣớc hỗ trợ thêm về gì? 12. Ông (bà) có gặp những khó khăn nào trong quá trình thụ hƣởng chính sách? 13. Ông (bà) có những kiến nghị gì với chính quyền địa phƣơng để công tác thực thi chính sách cho ngƣời có công hiệu quả hơn? 118 Phụ lục 3 HÌNH ẢNH Uỷ ban nhân dân quận Liên Chiểu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Liên Chiểu nhận phụng dƣỡng bà Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Thôi 119 Đài tƣởng niệm Bí thƣ Quận ủy Phan Văn Tâm tặng quà cho thƣơng binh 120 UBND phƣờng Hòa Khánh Bắc phối hợp với Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, UBND quận Liên Chiểu tổ chức Lễ bàn giao nhà tình nghĩa có Ông Trần Tháp Mƣời, thƣơng binh 3/4 thƣờng trú tổ 45A3 phƣờng Hòa Khánh Bắc. 121 Nghĩa trang Hòa Minh Nghĩa trang Hòa Hiệp Bắc 122 Đoàn viên, thanh thiếu niên của phƣờng Hòa Hiệp Nam phối hợp với đơn vị bộ đội kết nghĩa đóng chân trên địa bàn phƣờng Đoàn cơ sở Lữ Đoàn 74 - Bộ Quốc phòng tổ chức ra quân tổng dọn vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ phƣờng 123 Phụ lục 4 PHỎNG VẤN MỘT SỐ GIA ĐÌNH NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT - PHƢỜNG HÒA KHÁNH NAM Về thăm gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết, số 474 đƣờng Âu Cơ, phƣờng Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, tôi có dịp đƣợc gặp gỡ và hiểu thêm về gia đình bà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bà bị thƣơng và là thƣơng binh 4/4, chồng bà là Liệt sĩ Nguyễn Văn Năm, sinh năm 1974, hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc tại chiến trƣờng Tiên Phƣớc (Quảng Nam - Đà Nẵng). Hỏi: Bà có thể cho con biết cuộc sống của gia đình bà trƣớc kia nhƣ thế nào không ạ? Bà: Cuộc sống trƣớc đây khó khăn vất vả vô cùng, một mình bà nuôi dạy 2 đứa con dại khôn lớn, trƣởng thành. Nhiều năm qua, mẹ con bà ở trong căn nhà tạm bợ, đã xuống cấp dột nát. Mỗi lần trời mƣa, nƣớc biển dâng ngập cả nhà, bà phải mang ba lô và dẫn hai con chạy sang trƣờng học để lánh khi nào đỡ rồi về, nhà ƣớt cả, chẳng còn gì. Hỏi: Bà có nhận đƣợc chính sách hỗ trợ gì của nhà nƣớc cho ngƣời có công không ạ? Bà: Hiện tại bà đang hƣởng lƣơng thƣơng binh và tiền tuất vợ của Liệt sĩ, mỗi lần dịp Lễ hay Tết bà cũng đƣợc quà của quận, của các cấp tặng, năm vừa rồi bà đƣợc quận, các đơn vị hỗ trợ xây nhà để đƣợc ngôi nhà mới khang trang hơn. Hỏi: Bà thấy cuộc sống hiện tại của bà nhƣ thế nào ạ, có tốt không? Bà: Bây giờ con bà đã lớn, có gia đình cả rồi, có cháu nữa, vui lắm. Đƣợc quận, các đơn vị hảo tâm quan tâm, thăm hỏi, hỗ trợ xây nhà có nhà ở là đƣợc rồi, khỏi lo mƣa dột. “Bà chỉ mong muốn ri là đƣợc rồi”. 124 Dạ con cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này, con chúc bà có thật nhiều sức khỏe. Ngôi nhà hiện tại của bà Nguyễn Thi Tuyết 125 Bà Tuyết vui vẻ bên căn nhà mới của mình 126 GIA ĐÌNH BÁC NGUYỄN DANH HỒNG - PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAM Bác Nguyễn Danh Hồng sinh năm 1953, ở tại tổ 59, phƣờng Hòa Khánh Nam, bác hiện nay là thƣơng binh 4/4, từng tham gia tại chiến trƣờng Miền Bắc trong xuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Hỏi: Thƣa bác, cuộc sống gia đình bác trƣớc đây nhƣ thế nào ạ? Bác Hồng: Sau khi chiến tranh kết thúc, hai vợ chồng bác từ Hà Tĩnh vào đây lập nghiệp; bƣơn chải đủ nghề, nhƣng kinh tế vẫn không dƣ dả đƣợc bao nhiêu bởi phải chăm lo cho 5 ngƣời con ăn học, vất vả cháu ạ, bác giải phẫu hai lần nên đi lại rất khó khăn. Hỏi: Thƣa bác, là thƣơng binh 4/4 bác có đƣợc hƣởng chế độ gì từ nhà nƣớc không? Bác Hồng: Hiện nay bác đƣợc hƣởng lƣơng hàng tháng, hơn triệu đồng. Tết hay lễ cũng đƣợc quận quan tâm cho quà, vừa rồi bác đƣợc đi điều dƣỡng ở miền Bắc. Năm vừa rồi bác đƣợc hỗ trợ xây nhà cùng với ít vốn của gia đình nên đƣợc ngôi nhà mới này. Hỏi: Bác cảm thấy nhƣ thế nào khi ở trong căn nhà mới nhƣ thế này ạ? Bác Hồng: Bác thật sự cảm ơn sự quan tâm của thành phố, quận, phƣờng và ngân hàng Viettin bank đã hỗ trợ cho bác số tiền lớn để bác có chỗ trú ổn định nhƣ bây giờ, bác cũng cảm thấy yên tâm hơn để nuôi hai đứa còn lại ăn học. Bác không nghĩ rằng có ngày mình sẽ xây đƣợc căn nhà mới khang trang nhƣ thế. Đối với bác, đây là công trình quan trọng nhất trong cuộc đời mình, bởi căn nhà này là tình nghĩa hết sức thiêng liêng và cao quí mà Đảng, nhà nƣớc và nhân dân giành cho những ngƣời nhƣ bác. Dạ con cảm ơn bác đã trao đổi và giúp con hiểu thêm đƣợc nhiều điều. Con chúc bác ngày càng nhiều sức khỏe. 127 Bác Nguyễn Danh Hồng bên ngôi nhà mới của mình 128 Bên trong ngôi nhà mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_thi_chinh_sach_doi_voi_nguoi_co_cong_tren_dia.pdf
Luận văn liên quan