Đề nghị Quốc hội bỏ Điều 190 đoạn 1 Bộ luật tố tụng Hình sự:
"Nếu người bào chữa vắng mặt Toà án vẫn tiến hành xét xử" mà nên sửa Điều 190
theo hướng "người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà". Về
quy định như trên sẽ mâu thuẫn trong trường hợp người bào chữa bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mà đơn vị dân sự, bị đơn
dân sự mà những người này vắng mặt Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà được
quy định tại Điều 191 Khoản 1, Bộ luật tố tụng Hình sự hoặc sự vắng mặt của bị
cáo theo Điều 187 Khoản 1 Bộ luật tố tụng Hình sự. Quốc hội nên sửa về thời hạn
giao bản án Phúc thẩm quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng Hình sự theo hướng
quy định thời hạn giao bản án Phúc thẩm là 30 ngày".
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố
tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc
thẩm Hình sự
lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của tiểu luận
Bộ luật tố tụng Hình sự được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam tại kỳ họp
thứ 4 Quốc hội khoá XI ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ 1/7/2004 đã quy định về
trình tự, thủ tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong đó
hoạt động xét xử của Toà án giữ vị trí trung tâm của hoạt động tư pháp. Thông qua
hoạt động xét xử của Toà án mới đủ cơ sở xác định một người có tội hay không có
tội? và tội gì, mức hình phạt bao nhiêu? được quy định tại điều, khoản nào? chương
nào của Bộ luật Hình sự? Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trạch nhiệm hình sự
và các biện pháp tư pháp khác sẽ được áp dụng. Mặt khác cũng thông qua hoạt động
xét xử của Toà án cũng xác định được bị cáo vô tội và việc bảo đảm danh dự, nhân
phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác được bảo vệ như thế nào...
Việc tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên
toà Hình sự là bảo đảm cho hoạt động xét xử được chính xác, khách quan đúng
pháp luật. Từ đó góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự đạt
được kết quả cao, góp phần vào việc làm lành mạnh xã hội.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc vi
phạm tố tụng tại phiên toà vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi đã gây nên thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và ngành Toà án
nói riêng. Mặt khác từ trước tới nay đã có những công trình, đề tài nghiên cứu về
vấn đề này những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế khách quan. Chính
vì vậy chúng tôi lựa chọn việc làm tiểu luận: " Thực tiễn và lý luận về thủ tục
tố tụng tại phiờn toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hỡnh sự ".
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong tiểu luận này làm rõ vấn đề
thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm, toàn bộ
hoạt động tố tụng ở giai đoạn Giám đốc thẩm - tái thẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi vận dụng phương pháp luận dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời căn
cứ vào tình hình thực tiễn trong hoạt động xét xử của Toà án, đối chiếu với các quy
định hiện hành của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003.
4. Mục đích và ý nghĩa:
Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của thủ
tục tố tụng tại phiên toà Sơ, Phúc thẩm Hình sự. Thủ tục từ đó phát hiện ra những vi
phạm pháp luật trong tố tụng tại phiên toà, tìm ra nguyên nhân dẫn đến vi phạm để
từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị để khắc phục những vi phạm trong tố
tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm, Phúc thẩm.
Cùng với lời nói đầu là kết cấu của tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm và quy định của pháp luật tố tụng Hình sự và thủ tục tố
tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm.
Chương 2: Việc thực thi pháp luật tố tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm và
Phúc thẩm hình sự.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục vi phạm thủ tục tố
tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự.
Chương 1
khái niệm và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại
phiên toà sơ thẩm
và phúc thẩm hình sự
1. Khái niệm
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoạt động tố tụng tại phiên toà là
hoạt động trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt, đó là việc Hội đồng xét xử nhân
danh nhà nước để ban hành bản án, quyết định một người có tội hay không có tội?
Nếu có tội thì tội gì? mức hình phạt là bao nhiêu năm?
Vì vậy phiên toà Hình sự phải tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để những nguyên
tắc mà pháp luật tố tụng hình sự. Đó là những nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN,
tôn trọng bảo vệ quyền cơ bản của công tác bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công
dân trước pháp luật, nguyên tắc: không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng; thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia;
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Toà án xét
xử tập thể. Xét xử công khai; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; nguyên tắc thực
hiện hai cấp xét xử...
Những nguyên tắc này được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật tố tụng
Hình sự. Bộ luật tố tụng Hình sự cũng quy định chế độ hai cấp xét xử của Toà án.
Tức là ở giai đoạn xét xử Sơ thẩm và phiên toà Phúc thẩm đều đảm bảo nguyên tắc
xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Nghĩa là tại phiên toà, Hội đồng xét xử trực
tiếp xem xét, kiểm tra những chứng cứ đã được thu thập ở giai đoạn điều tra và
kiểm sát điều tra, đồng thời trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng về các tình
tiết liên quan đến vụ án. Việc xét xử phải tiến hành liên tục từ khi khai mạc phiên
toà cho đến khi Toà án ra bản án. Bản án của Toà án chỉ căn cứ vào những chứng cứ
đã được kiểm tra, xét hỏi công khai tại phiên toà (Toà án chỉ giải lao và nghỉ theo
quy định của pháp luật).
Tại phiên toà Sơ thẩm cũng như Phúc thẩm Bộ luật tố tụng Hình sự cũng quy
định sự có mặt của người tham gia tố tụng như: bị cáo; người bào chữa; người bị
hại; nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hoặc những người
đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, và quyền và nghĩa vụ
của người tham gia tố tụng. Trong việc quy định sự có mặt của người bào chữa tại
phiên toà, điều này thể hiện vai trò quan trọng của người bào chữa. Vì họ là người
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nên sự có mặt và tham gia của họ trong phiên
toà Hình sự sẽ giúp cho Hội đồng xét xử ra phán quyết được đúng đắn khách quan,
điều này cũng có nghĩa là quyền lợi hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Tuy
nhiên trong Đoạn 1 Điều 190 lại quy định: nếu vắng mặt của người bào chữa Toà án
vẫn mở phiên toà xét xử. Theo quan điểm của chúng tôi thì quy định này sẽ ảnh
hưởng đến lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc người bị hại, nguyên đơn dân sự... vì họ
không có trình độ chuyên môn nên họ mới phải cậy nhờ vào người bào chữa; vì vậy
Bộ luật tố tụng Hình sự nên quy định: người bào chữa mà vắng mặt thì Toà án tạm
hoãn phiên toà.
Ngoài ra Bộ luật tố tụng Hình sự còn quy định sự tham gia của Kiểm sát
viên; thời hạn hoãn phiên toà; giới hạn việc xét xử của Toà án việc ra bản án và các
quyết định của Toà án; những biện pháp đối với những người vi phạm trật tự phiên
toà. Biên bản phiên toà.
Biên bản phiên toà phải thể hiện đầy đủ, chính xác mọi diễn biến tại phiên
toà từ thủ tục đến nội dung và quyết định của Hội đồng xét xử. Tuy luật Tố tụng
Hình sự không quy định Thư ký phiên toà hay Chủ tọa phải công bố biên bản phiên
toà; nhưng Luật Tố tụng Hình sự có quy định Kiểm sát viên, bị cáo, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được xem
biên bản phiên toà và có quyền yêu cầu thay đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác
nhận.
Sau phiên toà Sơ thẩm hoặc Phúc thẩm Bộ luật tố tụng Hình sự còn quy định
thời hạn để kháng cáo, kháng nghị đối với bản án Sơ thẩm hoặc kháng nghị, khiến
nại theo trình tự Giám đốc thẩm đối với bản án Phúc thẩm Hình sự đã có hiệu lực
pháp luật. Tuy nhiên quyền kháng nghị theo thủ tục Phúc thẩm thuộc về Viện Kiểm
sát nhân dân.
Như vậy: thủ tục tố tụng tại phiên toà Hình sự Sơ thẩm hoặc Phúc thẩm là
quá trình giải quyết vụ án Hình sự theo trình tự thủ tục do pháp luật Tố tụng hình sự
quy định, nhằm đảm bảo cho Toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm
2.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà: Mở đầu phiên toà, Chủ toạ đọc quyết định
đưa vụ án ra xét xử, sau đó Thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người được
triệu tập đến phiên toà đầy đủ hay còn thiếu thành phần nào? Những người vắng
mặt có lý do hay không có lý do và việc vắng mặt của họ có ảnh hưởng như thế nào
đến chất lượng của hoạt động xét xử. Tuy Luật không có quy định nào về việc xác
định những người vắng mặt, nhưng làm được như vậy là rất tốt, nhằm xác định
ngay được việc có phải hoãn phiên toà như luật định hay không? Tiếp đó Chủ toạ
kiểm tra căn cước, lai lịch và giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham
gia tố tụng tại phiên toà theo quy định của pháp luật, tiếp đến là việc Chủ toạ công
bố thành phần của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà, đại diện Viện Kiểm sát, đồng
thời hỏi Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng xem có yêu cầu thay đổi thành phần
Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét
xử quyết định. Cuối cùng Chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, những người tham
gia tố tụng có đưa thêm chứng cứ hoặc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng và
yêu cầu hoãn phiên toà không? Nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và
quyết định. Theo chúng tôi quy định này sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện cho Hội đồng xét
xử, vì vậy cần phải cso hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào cần hoãn phiên toà
để xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập thêm người làm chứng, trường hợp nào
thì không cần hoãn phiên toà.
2.2. Thủ tục xét hỏi tại tranh luận phiên toà
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ cho hoạt động xét xử:
"việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên
toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên,
của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền
lợi ích hợp pháp để ra bản án, quyết định đúng pháp luật". Thể chế hoá quan điểm
này của Đảng Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 đã quy định trình tự xét hỏi của
Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, đồng thời cũng quy định
thủ tục tranh tụng tại phiên toà, nhằm nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên thực
hiện quyền công tố, Kiểm sát viên có trách nhiệm hỏi và tranh luận tại phiên toà để
bảo vệ cáo trạng, đồng quy định rõ hơn về quyền của những người tham gia tố tụng
trong việc tranh tụng. Cụ thể là:
Thứ nhất: Sau khi Kiểm sát viên đọc cáo trạng, Hội đồng xét xử tiến hành
xét hỏi từng người. Theo thứ tự Chủ toạ phiên toà hỏi trước, đến các thành viên Hội
đồng xét xử. Sau đó Kiểm sát viên tiến hành xét hỏi về những chứng cứ buộc tội và
gỡ tội. Những người tham gia tố tụng cũng có quyền đề nghị Chủ toạ phiên toà hỏi
thêm về những tình tiết liên quan đến họ. Trong trường hợp bị cáo không trả lời câu
hỏi, thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của đương sự tiếp tục hỏi người khác và xem xét vật chứng liên quan đến
vụ án. Ngoài Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, thì người bào chữa; người bảo vệ
quyền lợi của đương sự cũng có thể hỏi thêm người làm chứng.
Đối với những người tham gia tố tụng nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử,
Kiểm sát viên công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra; Việc kiểm sát. Tuy nhiên
những người tham gia tố tụng tại phiên toà mà lời khai của họ có mâu thuẫn thì Hội
đồng xét xử cũng có quyền công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra hoặc Viện
kiểm sát.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì khi cần thiết Hội đồng xét xử, Kiểm
sát viên và những người tham gia tố tụng xem xét tại chỗ vật chứng hoặc địa điểm
xảy ra tội phạm. Quy định này theo chúng tôi thấy đây là một quy định mở nhằm
tạo ra cơ chế linh hoạt để đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các tình
tiết của vụ án.
Thứ hai: Thông qua việc tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát với những
người tham gia tố tụng tại phiên toà. Về việc đánh giá chứng cứ, nhận thức về các
quy định của pháp luật Hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, về vấn đề hình phạt về
các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ. Nếu Hội đồng xét xử thấy chưa đầy đủ bốn yếu tố
cấu thành tội phạm, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ thì Chủ toạ phiên toà có
quyền đề nghị Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng làm sáng tỏ những vấn
đề còn chưa thống nhất hoặc chưa đầy đủ.
Việc tranh luận được thực hiện bình đẳng, dân chủ trong việc đưa ra ý kiến
về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Nếu thấy việc tranh luận đã đầy đủ,
không còn ý kiến khác thì Hội đồng xét xử quyết định kết thúc việc tranh luận và
cho bị cáo nói lời sau cùng.
2.3. Thủ tục nghị án và tuyên án: Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử
mới được vào phòng nghị án, việc biểu quyết phải theo đa số. Khi nghị án chỉ được
căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu được điều tra công khai tại phiên toà trên cơ sở
xem xét một cách khách quan toàn diện, đầy đủ các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát
viên và những người tham gia tố tụng tại phiên toà. Việc nghị án phải lập thành biên
bản và phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi
tuyên án.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phòng xử án, Chủ toạ phiên toà yêu
cầu mọi người đứng lặng nghe đọc toàn văn bản án. Sau khi tuyên án, Chủ toạ
phiên toà giải thích quyền kháng cáo cho bị cáo và các đương sự. Sau đó tuyên bố
kết thúc phiên toà.
2.4. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án: Theo quy định tại Bộ luật tố tụng
Hình sự năm 1988 quy định trong giai đoạn xét xử thì chỉ có Chánh án, Phó Chánh
án, Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp hoặc quân sự các cấp có quyền ra lệnh bắt
tạm giam bị cáo, ngoài ra Điều 202 Bộ luật này lại quy định bắt tạm giam bị cáo
ngay sau khi Toà án tuyên án nếu có căn cứ cho rằng bị cáo bỏ trốn hoặc tiếp tục
gây án. Nay Bộ luật tố tụng Hình sự quy định việc bắt tạm giam bị cáo sau khi
tuyên án thuộc quyền Hội đồng xét xử; Thẩm phán không có quyền này. Đối với
cấp Phúc thẩm thì ngoài quyền ra lệnh bắt giam bị cáo sau khi kết thúc phiên toà
còn có quyền ra lệnh bắt giam bị cáo tại thời điểm mở phiên toà.
Ngoài ra Bộ luật tố tụng còn quy định việc xử lý vi phạm nội quy phiên toà,
việc dẫn giải người làm chứng đến phiên toà, đình chỉ giải quyết vụ án, tạm đình
chỉnh giải quyết vụ án...
3. Quy định của pháp luật tố tụng Hình sự về thủ tục tố tụng phiên toà
Phúc thẩm
Toà án có thẩm quyền xét xử Phúc thẩm là Toà án cấp trên trực tiếp của Toà
án đã xét xử Sơ thẩm như Toà Phúc thẩm của Toà án tối cao xét xử Phúc thẩm đối
với bản án Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh có quyền xét xử
phúc thẩm đối với bản án Sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện chưa có hiệu lực
pháp luật của Toà án cấp huyện và tương đương. Toà án Quân sự Trung ương xét
xử Phúc thẩm những bản án chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án Quân sự Quân
khu bị kháng cáo, kháng nghị. Toà án Quân sự Quân khu xét xử Phúc thẩm bản án
Sơ thẩm chưa có hiệu lực của Toà án Quân sự khu vực bị kháng cáo kháng nghị.
Thẩm quyền kháng nghị đối với bản án Sơm thẩm chưa có hiệu lực thuộc về Viện
kiểm sát, và quyền kháng cáo thuộc về đương sự và bị cáo theo luật định. Toà án cấp
Phúc thẩm chỉ xem xét những nội dung liên quan đến kháng cáo kháng nghị. Đối với
những nội dung của bản án, quyết định Sơ thẩm không không bị kháng cáo kháng
nghị đương nhiên có hiệu lực pháp luật, trong quá trình xem xét ở trình tự Phúc thẩm
mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì Toà án cấp Phúc thẩm báo cáo lên cấp Giám
đốc thẩm để kiểm tra Giám đốc. Thủ tục phiên toà Phúc thẩm về cơ bản giống như
phiên toà Sơ thẩm, nó chỉ khác ở thành phần Hội đồng xét xử cấp Phúc thẩm gồm ba
Thẩm phán, và nó chỉ được tiến hành khi có kháng cáo hoặc kháng nghị. Sau khi thực
hiện xong thủ tục bắt đầu phiên toà, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày
tóm tắt, nội dung vụ án, quyết định của bản án Sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng
nghị sau đó mới đến phần xét hỏi, nghe tranh luận, nghị án và tuyên án theo trình tự,
thủ tục như ở phiên toà Sơ thẩm.
Kiểm sát viên tham gia phiên toà phát biểu kết luận về tính hợp pháp, có căn
cứ hay không có căn cứ của quyết định trong bản án Sơ thẩm. Trên cơ sở các chứng
cứ có trong hồ sơ do Toà án cấp Sơ thẩm chuyển lên và kết quả kiểm tra tại phiên
toà Phúc thẩm. Trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị và vụ án không có
kháng cáo thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ.
Thủ tục phiên toà Phúc thẩm như phiên toà Sơ thẩm, nhưng do tính chất
Phúc thẩm nên thủ tục tố tụng tại phiên toà Phúc thẩm có một số điểm khác phiên
toà Sơ thẩm:
ở phiên toà Phúc thẩm nếu có người tham gia tố tụng mà vắng mặt thì Hội
đồng xét xử không được ra bản án, quyết định bất lợi cho họ. Trong trường hợp chỉ
những người tham gia tố tụng liên quan đến kháng cáo, kháng nghị mới phải có mặt
tại phiên toà. Do bản án Phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án, nên
bị cáo bị phạt tù giam thì Hội đồng xét xử phải tuyên bắt ngay bị cáo tại phiên toà.
Tuy nhiên việc thực hiện việc này trong thực tế chưa được nghiêm chỉnh,
nhất là đối với trường hợp bị cáo đang được tại ngoại.
Chương 2
việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà hình sự sơ thẩm và phúc
thẩm và phúc thẩm hình sự
1. Việc thực thi pháp luật tố tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm
Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ
có Toà án mới có quyền nhân danh nhà nước ban hành bản án, quyết định một
người nào đó là có tội hay không có tội. Việc xét xử hình sự của Toà án là một
phương thức hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án, thông qua hoạt
động xét xử của Toà án đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều được xử lý công
minh không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Qua đó giáo dục ý thức tuân thủ
pháp luật của công dân và tổ chức, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước của xã hội và của mọi công dân.
Theo quy định của pháp luật tố tụng Hình sự về thực hiện hai cấp xét xử của
Toà án. Giai đoạn xét xử Sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên của việc thực hiện quyền
năng xét xử của Toà án và là giai đoạn quan trọng và quyết định nhất, tại phiên toà
Sơ thẩm Toà án trực tiếp xét hỏi và xem xét các tài liệu, chứng cứ của vụ án, nghe
đại diện Viện kiểm sát và người tham gia tố tụng tranh tụng về vụ án để ra phán
quyết về việc giải quyết vụ án.
Trong thực tế, việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà Sơ thẩm
đã đảm bảo nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng Hình sự. Các phiên toà
được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục luật định từ giai đoạn bắt đầu phiên toà
đến giai đoạn nghị án và tuyên án. Bảo đảm cho Toà án xét xử đúng người, đúng
tội, đúng chính sách pháp luật của Đàng và Nhà nước, góp phần bảo đảm pháp chế
XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
Hình sự, tố tụng Hình sự.
Bên cạnh những luật tích cực đã đạt được thì việc thực thi pháp luật tố tụng
Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm hình sự vẫn còn những mặt tồn tại, cần tiếp tục khắc
phục, cụ thể là:
1.1. Vấn đề về thủ tục bắt đầu phiên toà
Thực tế xét xử Sơ thẩm Hình sự cho thấy có vụ án Thẩm phán Chủ toạ phiên
toà quên giới thiệu Hội đồng xét xử hoặc quên hỏi căn cước lai lịch của người làm
chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thậm chí Chủ toạ phiên toà còn yêu
cầu cả Kiểm sát viên báo cáo căn cước lý lịch. Có trường hợp khi có yêu cầu hoãn
phiên toà vì Toà án chưa triệu tập đầy đủ thành phần của người tham gia tố tụng mà
theo quy định của pháp luật thì cần phải hoãn phiên toà, những Hội đồng xét xử lại
không chấp nhận và ngược lại có trường hợp lẽ ra không phải hoãn phiên toà thì
Hội đồng xét xử lại hoãn phiên toà.
Tại phiên toà Sơ thẩm, vai trò của Chủ toạ phiên toà là quyết định vì trong
thực tế Thẩm phán được phân công Chủ toạ phiên toà thường mời những Hội thẩm
nhân dân là những người ít hiểu biết pháp luật và dễ đồng thuận, cho nên có vị Hội
thẩm thì trong nhiệm kỳ liên tục được mời, còn có vị lại hầu như không được mời.
Thực tế này tuy chưa được luật hoá, nhưng nó ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng
và hiệu quả của công tác xét xử của Toà án.
1.2. Vấn đề về trình tự xét hỏi và tranh tụng tại phiên toà
Thực hiện đường lối cải cách hoạt động tư pháp theo tinh thần của Nghị
quyết 08 của Bộ Chính trị. Thủ tục tố tụng tại phiên toà thực hiện hai nguyên tắc cơ
bản là việc xét hỏi của Toà án và việc người tham gia tố tụng tranh tụng với đại diện
Viện kiểm sát, thực hiện tốt hai nguyên tắc này là đảm bảo cho việc Toà án ra bản
án và quyết định chính xác, khách quan đúng quy định của pháp luật, chống làm
oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn xảy ra phổ
biến tình trạng Hội đồng xét xử chủ yếu vẫn thực hiện theo nguyên tắc truyền thống
là nặng về xét hỏi bị cáo, ít quan tâm chú ý đến việc tranh tụng giữa đại diện Viện
kiểm sát với Luật sư bào chữa tại phiên toà, Chủ toạ và Hội thẩm nhân dân chủ yếu
thẩm vấn theo hướng truy tố của Viện kiểm sát, đó là vấn đề buộc tội ít quan tâm
đến vấn đề gỡ tội. Trong thẩm vấn, chất lượng không cao, thường thiên về ý thức
chủ quan, phiến diện mà chưa thật chú trọng đến các tình tiết khách quan của vụ án
diễn ra trong phiên toà. Nhiều trường hợp, Hội đồng xét xử ít chú ý đến những tình
tiết khách quan mà Luật sư bào chữa đưa ra. Trong tranh tụng có những ý kiến mà
Luật sự, người bào chữa tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, mà đại diện Viện
kiểm sát không đáp lại hoặc đáp lại một cách qua loa đại khái, không xác thực thế
cũng chưa được Chủ toạ phiên toà đề nghị đại diện Viện kiểm sát làm rõ.
1.3. Vấn đề nghị án và tuyên án
Theo quy định của pháp luật chỉ có Hội đồng xét xử mới được nghị án, việc
nghị án phải lập thành văn bản và nội dung của việc nghị án và việc ra quyết định
phải dựa vào kết quả kiểm tra công khai tại phiên toà được thể hiện đầy đủ trong
biên bản phiên toà, nhưng trong thực tế còn tồn tại việc Thư ký phiên toà chưa ghi
đầy đủ các tình tiết khách quan của vụ án đã diễn ra tại phiên toà, nhưng Hội đồng
xét xử vẫn nghị án và ban hành bản án. Cá biệt có trường hợp Hội thẩm nhân dân
thống nhất với nhau biểu quyết sai với những gì đã diễn ra trong phiên toà, mặc dù
Thẩm phán, Chủ toạ có ý kiến đúng và cuối cùng bản án có sai phạm vẫn được ban
hành. Vì Hội đồng xét xử quyết định theo đa số, Hội thẩm nhân dân ngang quyền
với Thẩm phán khi xét xử. Ngoài ra có trường hợp do có sự tác động và can thiệp
của người có chức, có quyền thì Hội đồng xét xử vẫn phải ra bản án không đúng với
quy định của pháp luật.
2. Việc thực thi pháp luật tố tụng Hình sự tại phiên toà Phúc thẩm Hình
sự
Phiên toà Phúc thẩm Hình sự là giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết vụ
án Hình sự. Bản án Phúc thẩm Hình sự có hiệu quả ngay sau khi tuyên án, cho nên
việc bảo đảm cho phiên toà Phúc thẩm được tiến hành nghiêm minh, đúng pháp luật
là nghiệp vụ hết sức quan trọng.
Thực tế áp dụng thủ tục tố tụng tại phiên toà Phúc thẩm Hình sự nói chung
đều tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự. Về phạm vi xét xử Phúc
thẩm Hình sự là Toà án cấp Phúc thẩm chỉ xem xét, giải quyết những nội dung của
bản án, quyết định Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án mà Toà án cấp Phúc thẩm thấy những nội dung khác
của bản án, quyết định Sơ thẩm có vi phạm pháp luật thì báo cáo lên Toà án cấp
Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xem xét giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái
thẩm.
Trong quá trình tiến hành phiên toà Phúc thẩm đã có những khuyến khích
làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Toà án.
Do số lượng án Sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục Phúc thẩm
khá nhiều mà số lượng cán bộ Toà án Viện kiểm sát còn thiếu chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tế. Vì vậy kế hoạch nghiên cứu, xét xử thường lên tới 4 đến 5 vụ
một ngày thậm chí 6 đến 7 vụ một ngày, địa điểm xét xử có thể ở địa phương này,
hay địa phương khác. Nên việc lên lịch xét xử thường gom lại những vụ án nào
cùng địa phương thì bố trí cấn bộ, Thẩm phán đi theo từng khu vực địa bàn cùng
tuyến đường cho thuận lợi. Chính vì vậy việc triệu tập người tham gia tố tụng đến
cùng một ngày và vụ án nào có người tham gia tố tụng đến đầy đủ thì xét xử trước,
vụ án xét xử sau có người tham gia tố tụng đã đến thì cùng ngồi tham dự để chờ. Vì
vậy Chủ toạ phiên toà chỉ công bố thành phần xét xử và giải thích quyền và nghĩa
vụ của người tham gia tố tụng một lần chung cho tất cả các vụ án cùng xét xử trong
buổi sáng hoặc trong ngày. Vì vậy có người tham gia tố tụng không được giải thích
quyền và nghĩa vụ của họ.
Do án Phúc thẩm nhiều mà lượng cán bộ Thẩm phán còn quá ít nên việc
nghiên cứu án chưa được kỹ và sâu là điều khó tránh khỏi, và việc xét hỏi của Hội
đồng xét xử đối với người tham gia tố tụng cũng không thể nói là đầy đủ và toàn
diện. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng của việc phán quyết của Toà án.
Cũng do việc lượng án quá nhiều nên trong thực tế Toà án cấp Phúc thẩm
triệu tập người tham gia tố tụng tại phiên toà đến vào buổi chiều, nhưng lịch xét xử
lại vào buổi sáng, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tham gia
tố tụng.
Việc bắt giam bị cáo tại phiên toà sau khi tuyên án, như đã trình bày ở phần
trên, sau khi tuyên án Hội đồng xét xử phải quyết định bắt giam bị cáo ngay tại
phiên toà đối với những bị cáo phải chấp hành hình phạt tù giam. Nhưng trong thực
tế vẫn có trường hợp Hội đồng xét xử không quyết định bắt giam bị cáo tại phiên
toà nhất là đối với bị cáo đang được tại ngoại.
Việc giao bản án và quyết định phúc thẩm được quy định tại Điều 248 và
Điều 250 Bộ luật tố tụng Hình sự là 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày ra
quyết định phúc thẩm. Quy định này là chưa hợp lý nên đã dẫn đến việc vi phạm
của Toà án cấp Phúc thẩm về thời hạn giao bản án hoặc quyết định của Toà án.
3. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên
3.1. Do pháp luật: Bộ luật tố tụng Hình sự đã quy định tương đối đầy đủ, chi
tiết về thủ tục tố tụng tại phiên toà Phúc thẩm. Nên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động tố tụng tại phiên toà đạt kết quả cao. Tuy nhiên có quy định chưa phù hợp
hoặc chưa có quy định nên đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả xét xử của Toà án.
Cụ thể là:
Thứ nhất: Tuy Luật đã quy định quyền cho Hội thẩm nhân dân trong phiên
toà Sơ thẩm nhưng lại chưa quy định trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi tiến
hành tố tụng dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm. Mặt khác khi quy định quyền của Hội
thẩm nhân dân ngang với Thẩm phán và phiên toà Sơ thẩm có hai Hội thẩm nhân
dân và Toà án xét xử tập thể quyết định theo đa số, trong khi đó nhìn lại trình độ,
năng lực của đội ngũ Hội thẩm nhân dân còn yếu chưa ngang tầm với nhiệm vụ.
Thứ hai: Việc pháp luật quy định việc tếin hành xét xử nếu Luật sự, người
bào chữa vắng mặt theo chúng tôi là chưa phù hợp và sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích
của người tham gia tố tụng được Luật sư và người bào chữa bảo vệ. Vì họ không tự
tin mình có thể bảo vệ được cho mình, không nên họ mới nhờ cậy vào Luật sư,
người bào chữa, thế mà Luật sư, người bào chữa vắng mặt, Toà vẫn xét xử thì khác
nào vắng mặt họ, Toà án vẫn xét xử, trong khi đó Luật cũng quy định quyền lợi và
nghĩa vụ của họ tham gia phiên toà.
Thứ ba: Việc quy định trong hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Toà án cấp
Phúc thẩm giao bản án quyết định Phúc thẩm là chưa phù hợp vì lẽ có nhiều nơi xa
Toà án cấp Phúc thẩm, điều kiện giao thông, liên lạc có trở ngại khó khăn thì 10
ngày bản án Phúc thẩm không thể đến địa chỉ cần gửi được.
3.2. Một số cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn yếu về trịnh độ
chuyên môn nghiệp vụ và thiếu cả về kinh nghiệm nghề nghiệp. Cá biệt còn có
trường hợp tha hoá về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế nêu trên.
3.3. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan ngành dọc cấp
trên chưa được làm thường xuyên, liên tục. Mặt khác cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ
quan Toà án ở hai cấp Sơ, Phúc thẩm chưa hợp lý. Có nơi thì nhiều việc lại ít người,
có nơi có người thì lại không có việc như ở vùng núi, Tây Nguyên, v.v..
3.4. Một số nơi, cán bộ có chức quyền còn can thiệp vào hoạt động tố tụng
của cơ quan Tư pháp làm cho hoạt động tố tụng Hình sự bị biến dạng.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại của hoạt
động tố tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm.
Để loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của
hoạt động tố tụng Hình sự trong phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm cần phải có những
giải pháp và kiến nghị phù hợp.
Chương 3
một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục vi phạm thủ tục tố tụng tại
phiên toà sơ thẩm
và phúc thẩm hình sự
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục vi phạm về thủ tục tố tụng tại
phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự.
Thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm Hình sự và Phúc thẩm Hình sự là hoạt
động của Hội đồng xét xử được tiến hành công khai dưới sự giám sát của nhân dân.
Theo một trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trình tự và thủ tục
của nó thể hiện tính công mình của pháp luật. Mặt khác thể hiện bản chất dân chủ
XHCN của Nhà nước ta. Tuy nhiên trong quy định của Bộ luật Tố tụng còn một số
điều chưa thật phù hợp và đầy đủ như đã trình bày ở trên và trình độ năng lực cũng
như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp một số cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Về cơ cấu tổ chức của hai
cấp Toà án cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm chưa phù hợp với thực tại khách quan, cũng
như việc kiểm tra, hướng dẫn của ngành dọc cấp trên chưa được liên tục và thường
xuyên. Bên cạnh đó còn có sự can thiệp của những cán bộ có chức, quyền đã làm
ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng Hình sự.
Xuất phát từ thực tế trên, để nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng tại phiên
toà Sơ thẩm hình sự và Phúc thẩm Hình sự. Chúng tôi xin nêu một số giải pháp và
kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Đề nghị Quốc hội bỏ Điều 190 đoạn 1 Bộ luật tố tụng Hình sự:
"Nếu người bào chữa vắng mặt Toà án vẫn tiến hành xét xử" mà nên sửa Điều 190
theo hướng "người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà". Về
quy định như trên sẽ mâu thuẫn trong trường hợp người bào chữa bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mà đơn vị dân sự, bị đơn
dân sự mà những người này vắng mặt Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà được
quy định tại Điều 191 Khoản 1, Bộ luật tố tụng Hình sự hoặc sự vắng mặt của bị
cáo theo Điều 187 Khoản 1 Bộ luật tố tụng Hình sự. Quốc hội nên sửa về thời hạn
giao bản án Phúc thẩm quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng Hình sự theo hướng
quy định thời hạn giao bản án Phúc thẩm là 30 ngày".
Về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân, đề nghị Quốc hội bổ sung vào Nghị
quyết 388, theo hướng trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân như trách nhiệm của Toà
án. Đồng thời nên có quy định về quyền lợi vật chất cho Hội thẩm nhân dân.
Thứ hai: Đề nghị ngành Toà án cần thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra để
nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
để đội ngũ này có đủ năng lực trình độ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách
quan. Mặt khác có phát hiện xử lý kịp thời những cán bộ thoái hoá biến chất nhằm
làm trong sạch bộ máy của cơ quan Toà án. Mặt khác sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của
Toà án cấp Sơ thẩm và Phúc thẩm cho phù hợp. Trước mắt rút bớt cán bộ, Thẩm
phán ở nơi có ít việc để tăng cường cho nơi nhiều việc.
Thứ ba: Đề nghị Đảng và Nhà nước cần có những chính sách pháp luật nhằm
xử lý nghiêm đối với những cán bộ lợi dụng chức quyền can thiệp vào hoạt động tố
tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan Toà án nói riêng trong
tố tụng Hình sự.
Làm được đồng bộ những nội dung nêu trên sẽ góp phần vào việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động tố tụng của phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình
sự.
phụ lục
Trang
lời nói đầu 1
Chương 1: Khái niệm và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm hình
sự 3
1. Khái niệm 3
2. Quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm 5
2.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà 5
2.2. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà 6
2.3. Thủ tục nghị án và tuyên án 7
2.4. Thủ tục bắt giam bị cáo sau khi tuyên án 8
3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại
phiên toà Phúc thẩm 8
Chương 2: việc thực thi pháp luật tại phiên toà sơ thẩM Và PHúC
THẩM HìNH Sự 10
1. Việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà Sơ thẩm 10
1.1. Vấn đề về thủ tục bắt đầu phiên toà 11
1.2. Vấn đề về trình tự xét hỏi và tranh tụng tại phiên toà 11
1.3. Vấn đề về nghị án và tuyên án 12
2. Việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà phúc thẩm
hình sự 12
3. Nguyên nhân của những tồn tại 14
Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những vi
phạm thủ tục tố tụng tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm hình sự 16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 161_3688.pdf