Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một
thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam một số công cụ cũng được áp dụng
và thu được những kết quả quan trọng.
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn thành
phố Hà Nội bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải và phí xăng dầu, quỹ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ
bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu bảo
vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, đặc biệt là nó được sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cư
và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức,
trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc
hậu, nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác, có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc
các ngân hàng thương mại.
Quỹ môi trường của Thái Lan đã dùng kinh phí cho các hoạt động như:
đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo tồn ở Pattagya,
Phukhet khoảng 2,1567 tỷ bạt; đầu tư cho các dự án kiểm soát ô nhiễm trên
2,2 tỷ bạt; tổng vốn đầu tư hiện nay của Quỹ là 5,27835 tỷ bạt.
Phí môi trường ở Hàn Quốc
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối
với chất thải khí và nước thải. Ban đầu thu phí được áp dụng dưới dạng phạt
do không thực hiện cam kết. Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ môi trường)
30
của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạm
tiêu chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý khi vẫn
tiếp tục thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải
vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm,
vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần
vi phạm tiêu chuẩn. Đến năm 1990, xuất phí này được điều chỉnh để cao hơn
chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ô
nhiễm.
Phí ô nhiễm ở Singapore
Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ôxy hóa ( BOD ) và
tổng chất rắn lơ lửng ( TSS ) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp. Mức
phí được xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm.
Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400
mg/lít. Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600 mg/lít thì phải trả xuất phí là
0,12$ Singapore/m3. Nếu nồng độ BOD từ 1601-1800 mg/lít thì phí sẽ tăng
lên là 0,84$ Singapore/m3. Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng
601-1600 mg/lít thì xuất phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít.
Hạn chế của chương trình này là phí được áp dụng như nhau đối với mọi
cơ sở công nghiệp, không phân biệt quy mô, cơ sở mới hay cũ.
1.2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở
Việt Nam
Quỹ Môi trường Việt Nam
Quỹ Môi trường Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2002 theo Quyết
định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ
31
cho các dự án, chương trình môi trường về nguồn vốn, tài chính, đồng thời
tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức.
Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2003 và đến tháng 12/2004 nguồn vốn
của quỹ đã lên đến 200 tỷ đồng với trên 50 đơn vị đề nghị vay vốn và tư vấn
xây dựng hồ sơ vay vốn.
Trong năm 2005, Quỹ Môi trường đã cho các dự án vay vốn với mức lãi
suất ưu đãi và tài trợ không hoàn lại 21 tỷ đồng. Đồng thời, quỹ cũng giành
650 triệu đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do hậu quả của cơn bão số 7
và số 8 tại 9 địa phương ở miền Bắc, miền Trung và Nam Trung Bộ. Hoạt
động cho vay với lãi suất thấp 5,4%/năm trong thời hạn 5 năm với những dự
án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý môi
trường như xây dựng trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy,
cấp vốn tín dụng cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đầu tư hệ thống
thiết bị xử lý và thu gom rác,…
Bên cạnh đó, quỹ cũng tích cực mở rộng quy mô và đa dạng hóa nguồn
vốn bằng cách hợp tác cùng các tổ chức môi trường quốc tế: tổ chức phát
triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc UNDP, UNIDO, Ngân hàng thế giới WB, …
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quỹ gặp phải những khó khăn từ quá
trình thẩm định và đánh giá công nghệ của dự án vay vốn. Nhiều dự án có
công nghệ phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao. Có những dự án không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về thiết bị xử lý hay
không chứng minh được tính khả thi của nguồn vốn vay.
Một số trường hợp về đền bù thiệt hại môi trường:
Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản
lý môi trường, tuy nhiên tại điều 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có
quy định: “… tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của
mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Và Nghị định số
32
26/CP của Chính phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
Dưới đây là một số ví dụ về đền bù thiệt hại môi trường ở nước ta trong
giai đoạn gần đây:
- Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch: xã Việt
Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có gần 100 lò gạch công suất từ 3 vạn
đến 5 vạn ở khu vực bãi bồi sông Cầu, khói từ các lò gạch làm ảnh hưởng đến
gần 100 mẫu ruộng của thôn Trung Đông dẫn đến giảm sản lượng lúa. Sau
khi tiến hành điều tra UBND tỉnh đã quyết định chủ các lò gạch phải đền bù
cho người dân là chủ các ruộng bị thiệt hại lúa là khoảng 1,6 tỷ đồng.
- Công ty VEDAN đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường sông Thị
Vải: công ty bột ngọt VEDAN do nước ngoài đầu tư xây dựng từ năm 1995.
Công ty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên trong quá trình sản
xuất hệ thống này không hoạt động, toàn bộ nước thải được đổ trực tiếp ra
sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
người dân. Sau khi điều tra và giám định chất lượng nước thải Bộ Tài nguyên
Môi trường đã xử phạt công ty số tiền phạt là 126 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty
mới chỉ đền bù khoảng 90 tỷ đồng.
- Khai thác than gây bồi lấp các hồ chứa nước: ở Quảng Ninh, Tổng
công ty Than Việt Nam tiến hành khai thác than ở hai mỏ Tùng Bạch và Mạo
Khê làm trôi đất đá gây bồi lấp lòng hồ, giảm dung tích chứa nước từ 10 –
20%. Đồng thời, nước hồ cũng bị axit hóa không đảm bảo chất lượng để tưới
tiêu cho nông nghiệp và sử dụng của người dân. UBND tỉnh Quảng Ninh đã
buộc Tổng công ty Than ngừng khai thác và đền bù thiệt hại, khắc phục môi
trường khu vực 3 xã thiệt hại số tiền là 4,35 tỷ đồng.
33
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hà Nội nằm trong vùng trung tâm của Đồng bằng châu thổ sông Hồng,
phạm vi từ 20o53’ đến 21o23’ vĩ độ Bắc và từ 105o44’ đến 106o02’ kinh độ
Đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc;
Bắc Ninh, Hưng Yên và Bắc Giang ở phía Đông; Hà Nam, Hòa Bình ở phía
Nam; Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Thành phố Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm,Ba Đình, Đống
Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên
và 5 huyện ngoại thành: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm
với tổng diện tích là 921,8km2.
34
Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội
(Nguồn: hanoimap.com)
Điều kiện địa hình
Hà Nội có cấu trúc địa chất không phức tạp, địa hình chủ yếu là đồng
bằng, thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ
cao trung bình từ 15 đến 20 mét so với mực nước biển. Vùng đồng bằng có
địa hình bằng phẳng, được bồi đắp phù sa từ lâu đời với độ dày là 90-120m.
Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi thấp và trung bình, dãy Sóc Sơn với đỉnh cao
nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây là dãy núi Ba Vì độ cao 1270m.
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc trưng của khí hậu gió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nằm trong vùng
nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào
và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa
khá lớn, trung bình 114 ngày/năm.
Chế độ thủy văn
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, khoảng 0,5 km/km2, thuộc 2 hệ thống sông
chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Độ dốc của sông nhỏ, các dòng sông
35
uốn khúc quanh co. Hệ thống sông Hồng ở địa phận Hà Nội bao gồm một số
sông nhánh: sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Cà Lài, sông Cầu. Ngoài ra còn có
các hệ thống sông Tô Lich, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét.
Hà Nội cũng là thành phố có nhiều đầm hồ tự nhiên tạo môi trường cảnh
quan sinh thái cho thành phố. Tổng diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn
khoảng 3600ha. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 27 hồ, đầm;
trong đó, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500ha, đóng vai trò quan trọng
việc điều hòa sinh thái cho thành phố. Ngoài ra, còn có nhiều hồ lớn khác như
Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, …
2.1.2. Dân cư và lao động
Dân số của Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006 là 3,2836 triệu người, trong
đó 9 quận nội thành là 2,0512 triệu người và 5 huyện ngoại thành là 1,2324
triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,224% Mật độ dân số trunh bình
của toàn thành phố là 3618 người/km2.
Về chất lượng nguồn nhân lực, thành phố Hà Nội có số người được đào
tạo cao nhất trong cả nước. Số người có bằng từ sơ cấp trở lên chiếm trên
32% (cả nước là 13,3%). Số lao động có chứng chỉ ngoại ngữ là 9,66% và
8,97% số người biết vi tính.
Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng là 10,1%, thành thị là
12,5% và nông thôn là 3,4%. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm
11% so với nguồn lao động trong đó khu vực thành thị là 17,1% và khu vực
nông thôn là 2,1%. Như vậy, nguồn lao động có trình độ chuyên môn tập
trung ở thành thị là chủ yếu, khu vực nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó
biện pháp cần đưa ra là phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng, có trình độ cao và ưu tiên với các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa
36
để phát huy tốt nhất các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giá trị đóng
góp của thành phố vào sự tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
và cả nước là rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô gấp 1,5 lần cả nước, đóng góp 9%
vào GDP, 10,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; 14,5% thu ngân sách quốc
gia và 9,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Trong giai đoạn 2002-2006, GDP của thành phố tăng từ 41,944 tỷ đồng năm
2002 lên 90,933 tỷ đồng năm 2006, mức tăng trưởng GDP bình quân là
10,73%/năm (so với cả nước là 6,7%).
Bảng 3: giá trị GDP của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002-2006
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị GDP
(tỷ đồng)
41.944 49.090 59.210 76.006 90.933
(Tổng hợp Niên giám thống kê năm 2006)
37
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
100000
Giá trị (tỷ
đồng)
2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Hình 2: Biểu đồ thể hiện giá trị GDP
của thành phố Hà Nội qua các năm
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP ngày
càng tăng trong khi tỷ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ lại giảm.
Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà
Nội giai đoạn 2002-2006
Năm
Công nghiệp-xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2002 15.854 37,8 1.058 2,5 25.032 59,7
2003 19.901 40,5 1.104 2,3 28.085 57,2
2004 24.013 40,6 1.116 1,9 34.081 57,5
2005 30.977 40,8 1.232 1,6 43.797 57,6
38
2006 37.055 40,8 1.355 1,5 52.523 57,7
(Tổng hợp Niêm giám thống kê 2006)
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp hình thành 4 nhóm ngành then chốt là cơ khí (20-
23%), dệt - da - may(22-25%), lương thực - thực phẩm(16-18%), đồ điện -
điện tử(5-8%). Các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, kiểu dáng, mẫu
mã được thị trường chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nên phát triển ổn định và duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao.
Hà Nội có ưu thế thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, năm 2006 số vốn đầu tư xây
dựng của Ngân sách Nhà nước là 6402 tỷ đồng, vốn FDI là 5800 tỷ đồng, vốn
ODA là 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình dải ngân vốn còn chậm do đó hiệu
quả kinh tế chưa cao.
Nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng
phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn
nuôi và các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng nông
thôn được tập trung đầu tư, nâng cấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chỉ còn
3,2%, không còn hộ đói. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn
ngoại thành Hà Nội đều đạt cao hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và
cả nước.
Năm 2008, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 6,68% so với năm
2007, trong đó trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13,85%, dịch vụ nông
nghiệp giảm 2,84%, lâm nghiệp giảm 5,04%.
Giá trị đóng góp vào GDP thành phố của ngành nông nghiệp tăng nhưng tỷ
trọng lại giảm. Do nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, do đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các
nguồn giống có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi
39
và trồng trọt, mở rộng các ngành dịch vụ nông nghiệp, xây dựng các vùng
chuyên canh sản xuất sản phẩm đồng thời phát triển các làng nghề truyền
thống.
Dịch vụ
Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ của thủ đô phát triển với tốc độ
nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch
vụ là 12%, giá trị đóng góp vào GDP thành phố năm 2006 là 52.523 tỷ đồng,
chiếm 57,7%.
Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở cả khu vực kinh tế quốc doanh và
ngoài quốc doanh, doanh thu từ du lịch năm 2006 tăng khoảng 28% so với
năm 2005, số lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 12 triệu người, khách
nội địa khoảng 6,5 triệu khách.
Thương mại được mở rộng và nâng cao chất lượng, khối lượng hàng hóa
vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,3% và
doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 36,4%.
2.1.4. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội
Môi trường đất
Hiện nay môi trường đất của thành phố Hà Nội có tình trạng ô nhiễm kim
loại nặng do các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, hàm lượng các chất
độc hại, kim loại nặng nhiều. Nước thải được thải trực tiếp ra các sông từ đó
gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn do các chất thải nông nghiệp, nhất
là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, do khai thác nước
ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát chặt chẽ.
Môi trường nước
- Môi trường nước mặt: hiện nay do áp lực của việc gia tăng dân số,
công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn tới tình trạng các sông hồ của Hà Nội bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải
bệnh viện được đổ thẳng ra các sông, hồ mà không qua hệ thống xử lý, trong
40
đó 90% nước thải công nghiệp có hàm lượng độc hại đổ trực tiếp mà không
qua xử lý.
- Môi trường nước ngầm: do 40% nguồn nước ngầm là từ các sông, hồ
nên tình trạng nguồn nước ngầm của thành phố cũng rơi vào tình trạng ô
nhiễm, hàm lượng amoni , nitrat, nitrit, độ oxy hóa… đã vượt nhiều lần chỉ
tiêu cho phép. Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45 m đến 60 m) là
nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước
Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm
lượng sắt cao 1,2-19,5 mg/l.
Môi trường không khí
Ô nhiễm không khí của thành phố Hà Nội thực sự nghiêm trọng, ô nhiễm
bụi có nguyên nhân từ khí thải các phương tiện giao thông, các công trình xây
dựng. Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thì nồng độ
bụi trung bình 1 giờ tại nhiều tuyến đường khoảng 0,5mg/m3, trong đó
khoảng 60% số kết quả vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam và 25% vượt quá tiêu
chuẩn Việt Nam trên 2 lần. Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng là một
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhất là phát thải khí SO2. Khí thải ô
nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình đốt nhiên
liệu hóa thạch như than, dầu.
2.2. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.2.1. Thuế môi trường
Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định các đối tượng chịu thuế
môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại
sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì
phải nộp thuế môi trường.
41
Thuế môi trường đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường, tuy
nhiên cho đến nay thì vẫn chưa được thực hiện trong thực tế. Hiện tại, Chính
phủ vẫn đang nghiên cứu để hoàn thiện danh mục tính thuế môi trường và
mức thuế suất phù hợp.
Việc thu phí, lệ phí như hiện nay không hiệu quả và không có tác dụng
lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải cũng mới chỉ được áp dụng ở một số tỉnh, thành phố mà chưa triển khai
trên phạm vi cả nước. Việc thực thi không đồng bộ làm giảm ý thức của
người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng hệ thống
Luật thuế môi trường thì về cơ bản Luật dựa trên các sắc thuế về năng lượng
để giảm bớt khí thải nhà kính và các khí độc hại với môi trường. Theo đó,
việc sử dụng các chất hóa học gây ô nhiễm nguồn nước, thoái hóa đất đều
phải đóng thuế, và việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cũng bị đóng thuế.
2.2.2. Các loại phí
Ở nước ta, cơ sở pháp lý cho việc áp dụng công cụ phí và lệ phí môi
trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường thông qua ngày
27/12/1993 và được sửa đồi năm 2005, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí ban hành
tháng 8/2001. Trong 72 loại phí thì có khoảng 16 loại phí liên quan đến công
tác bảo vệ môi trường, trong số 42 loại lệ phí có khoảng 10 lệ phí liên quan
đến quản lý và bảo vệ môi trường. Cho đến nay mới chỉ có một số phí và lệ
phí là được áp dụng trong thực tế. Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội có phí xăng
dầu, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí thu gom rác thải.
2.2.2.1. Phí xăng dầu
Ngày 16/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2000/NĐ-CP
về phí xăng dầu, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Đây là một trong
những loại phí có nguồn thu lớn, thay thế cho chế độ thu lệ phí giao thông thu
qua giá xăng dầu trước đây nhằm hạn chế tiêu dùng các chất gây ô nhiễm môi
trường.
42
Theo quy định thì đối tượng chịu phí là xăng, dầu, mỡ nhờn xuất, bán tại
Việt Nam. Đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (kể cả lượng
xăng dầu ủy thác), sản xuất, chế biến (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ,
xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập ủy thác, bán cho
tổ chức, cá nhân khác).
Mức thu phí được thực hiện như sau:
+ Xăng các loại, bao gồm xăng ô tô, xăng máy bay, xăng công
nghiệp và các loại xăng khác: 500 đồng/lít.
+ Dầu Diezel: 300 đồng/lít.
Số tiền phí thu được nộp vào Kho bạc nhà nước được điều tiết 100% về
Ngân sách trung ương.
Theo số liệu của Công ty xăng dầu khu vực I thì sản lượng xăng dầu xuất
bán trên địa bàn thành phố Hà Nội là:
Bảng 4: Sản lượng xăng dầu xuất bán trên địa bàn Hà Nội
Năm Tổng số (m3) Xăng (m3) Dầu (m3)
2000 268.035 74.338 99.190
2002 361.005 128.030 95.060
2004 441.225 191.458 138.128
Tính phí theo công thức:
Số phí thu = Lượng xuất bán x Mức phí
(nghìn đồng) (m3) (nghìn đồng/m3)
Bảng5: Tổng số phí xăng dầu thu được
Năm 2000 2002 2004
Mức phí thu được
(tỷ đồng)
71,896 85,954 126,501
(Tác giả tính toán)
43
Với nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng tăng như hiện nay thì số tiền
thu được từ phí xăng dầu là không nhỏ. Tuy nhiên, suất phí thu theo mỗi đơn
vị xăng dầu thấp như vậy thì không tạo được hiệu quả về môi trường, lượng
nhiên liệu tiêu thụ không giảm bớt, lượng khí thải tạo ra rất lớn và mục tiêu
giảm bớt khí thải không đạt được.
2.2.1.2. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 27/11/2007 của Chính phủ quy định
về mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó quy định mức
phí phải nộp với từng nhóm đối tượng. Đơn vị thu phí là các công ty môi
trường đô thị của thành phố, các đơn vị này thực hiện công tác thu gom và xử
rác thải đồng thời đảm nhiệm việc thu phí từ các đối tượng tạo chất thải.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày
rất lớn. Theo số liệu của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thì
chỉ tính riêng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khối lượng thu gom lên tới
hơn 2500 tấn/ngày đêm.
Bảng 6: khối lượng rác thải phát sinh năm 2006
Nguồn phát sinh
Khối lượng
(tấn/ngày)
Khối lượng
(tấn/năm)
Tỷ lệ
(%)
Chất thải sinh hoạt 2350 803.000 58,43
Chất thải công nghiệp 350 128.000 8,7
Chất thải xây dựng 950 347.000 23,62
44
Chất thải y tế nguy hại 2 720 0,05
Phân bùn bể phốt 370 135.000 9,2
(Nguồn: URENCO)
Đối với rác thải sinh hoạt:
Công ty Môi trường đô thị trực tiếp đến các hộ dân để thu phí thu gom
rác thải hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
Mức phí thu gom được tính theo số nhân khẩu.
Với các hộ dân ở mặt đường mức phí là 3000 đồng/tháng
Với các hộ dân ở trong ngõ mức phí là 2000 đồng/tháng
Tổng số phí thu được = Số nhân khẩu x Số hộ x Mức phí
(đồng) (người) (hộ) (đồng/tháng)
Ở khu vực nội thành thì tỉ lệ thu phí đạt 90%, còn các huyện ngoại thành
thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều chỉ khoảng 60%.
Bảng 7: Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt
Công ty
Doanh thu từ phí
(triệu đồng)
URENCO 3985
Công ty cổ phần Thăng Long 1625
Công ty cổ phần Tây Đô 738,81
Phí thu gom rác thải hiện nay được triển khai theo hình thức bao cấp trong
quản lý, mỗi hộ gia đình chỉ phải đóng 10.000 - 15.000 đồng/tháng rồi có thể
đổ thải thoải mái với đủ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, túi ni
lông mà không cần phân loại. Cách tính phí như vậy không hiệu quả cả về
mặt kinh tế cũng như mục tiêu giảm chất thải bảo vệ môi trường.
45
Đối với các công ty môi trường đô thị thì số tiền phí thu được từ các hộ
gia đình quá thấp không đủ để chi phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất
thải.
Đối với các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế
thì mức phí thu gom thường được thỏa thuận giữa một bên là các đơn vị thu
gom và các bên tạo nguồn thải. Mức phí thỏa thuận giữa hai bên thường thấp
hơn mức phí quy định chung, tuy nhiên nếu hai bên không đưa ra được mức
phí thỏa thuận thì sẽ áp dụng mức phí theo quy định.
Thành phố Hà Nội đã thực hiện thông thư từ Bộ Tài Nguyên và Môi
trường, chủ trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải rắn nguy hại từ
chủ nguồn thải cho đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu thụ chất
thải nguy hại. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý vẫn chưa hiệu quả và chỉ
có khoảng 80 doanh nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn thải, chủ yếu
là các doanh nghiệp lớn. Chi phí xử lý chất thải nguy hại là 6 triệu đồng/tấn,
một mức giá khá cao nên các doanh nghiệp thường chốn tránh và tìm đến các
cơ sở xử lý nhỏ không đủ năng lực xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế có mức
phí tương đối cao nên một bộ phận những tổ chức, cá nhân thiếu ý thức đổ
trộm rác ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng, với những đối tượng như vậy
thì không thể thu phí thu gom. Đồng thời, các công ty, xí nghiệp môi trường
đô thị thiếu về thiết bị, phương tiện thu gom và tải trọng nhỏ, cũ, hỏng,… nên
mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thực tế.
2.2.1.3. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và ngày 18/12/2003 Bộ Tài chính và
Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-
46
BTC-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, theo đó
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Theo Nghị định số 67 thì đối tượng áp dụng tính phí là nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp. Theo đó, các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất
phải đóng một khoản phí trả cho việc xả nước thải ra môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt:
Do đặc thù nước thải sinh hoạt là tương đối giống nhau ở các hộ gia
đình, công sở, nên mức phí được tính theo tỷ lệ % giá bán với 1m3 nước cấp
(tối đa là 10%) mà các hộ gia đình, công sở đó sử dụng.
Như vậy, với 1m3 nước có giá 3000 đồng thì người sử dụng phải đóng thêm
khoản phí bảo vệ môi trường tối đa là 300 đồng.
Số phí thu = Khối lượng nước sử dụng x Mức phí x 10%
(đồng) (m3) (đồng/m3)
Số tiền phí thu được của công ty cấp nước được giữ lại tối đa là 10% số
phí để phục vụ cho công tác thu phí. Còn lại 90% số phí sẽ được nộp vào Kho
bạc nhà nước, trong đó 50% nộp vào Ngân sách trung ương để hình thành
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, 50% còn lại được UBNDTP giữ lại để
phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18 nhà máy cung cấp nước
sạch với tổng lượng nước cung cung cấp là 550.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên,
do hệ thống cấp nước quá cũ và lạc hậu nên tỷ lệ hao hụt nước lên tới gần
50%.
Đối với nước thải công nghiệp
Do mỗi loại có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên không thể tính
đồng đều nước thải công nghiệp như nước thải sinh hoạt mà tính theo khối
lượng các chất gây ô nhiễm. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
được tính theo bảng sau:
Bảng 8: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
STT Chất gây ô nhiễm có Ký hiệu Mức thu (đồng/kg chất gây ô
47
trong nước thải nhiếm có trong nước thải)
Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ôxi sinh hóa BOD 100 300
2 Nhu cầu ôxi hóa học COD 100 300
3 Chất rắn lơ lửng TSS 200 400
4 Thủy ngân Hg 10.000.000 20.000.000
5 Chì PB 300.000 500.000
6 Arsenic As 600.000 1.000.000
7 Cadmiun Cd 600.000 1.000.000
(Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP)
Số phí thu = Tổng lượng nước thải x Hàm lượng chất gây ô nhiễm
x Mức phí
Số phí thu được sẽ trích 20% cho đơn vị tổ chức thu phí là Sở Tài Nguyên
Môi trường, trong đó:
5% tổng số tiền phí được sử dụng cho công tác quản lý và trang trải
chi phí cho việc thu phí.
15% còn lại được sử dụng để trang trải cho việc đánh giá, lẫy mẫu
phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với nước
thải công nghiệp từ lần thứ 2 trở đi.
Các đối tượng chịu phí nước thải gồm:
- Cơ sở sản xuất công nghiệp
- Cơ sở chế biến nông sản
- Các khu công nghiệp
- Cơ sở sản xuất làng nghề
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung
- Cơ sở sửa chữa ô tô xe máy tập trung
- Bệnh viện
48
Thành phố Hà Nội có khoảng 3000 đơn vị thuộc đối tượng nộp phí nước
thải với tổng lượng nước thải là 120.000 m3/ngày đêm, trong đó chỉ có 20%
lượng nước thải được qua hệ thống xử lý, còn lại được đổ thẳng ra hệ thống
sông hồ của thành phố.
Với trên 20000 cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh có 3000 doanh nghiệp
trong danh sách nộp phí nhưng chỉ có 200 cơ sở tự nguyện đăng ký nộp phí
với tổng mức phí thu được là 700 triệu đồng. So với mức phí thu được của
thành phố Hồ Chí Minh (2,3 tỷ đồng), Cần Thơ (8 tỷ đồng), Quang Ninh (4 tỷ
đồng) thì số tiền phí thu được của thành phố Hà Nội là rất thấp. Tỷ lệ thu phí
đạt thấp (6,6%) do một số nguyên nhân như sau:
- Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ của thành
phố rất lớn (chiếm 90%), với các cơ sở hoạt động như vậy thì việc thống kê,
đo đạc và kiểm tra chất lượng nước thải là rất khó thực hiện. Hơn nữa, hầu hết
các doanh nghiệp này thường trốn tráng không kê khai nộp phí nước thải để
giảm chi phí đầu vào.
- Với khoảng 80 doang nghiệp lớn thì mức phí do các doanh nghiệp tự
kê khai cũng nhỏ hơn nhiều so với số thuế thực phải nộp.
- Nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm cả nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp, do đó để có thể bóc tách riêng nước thải công nghiệp
để xác định mức thu phí là rất khó khăn.
- Công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự giám sát đối với các cơ sở
gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, do hạn chế về thiết bị, đội ngũ cán bộ
tiến hành quan trắc thẩm định chất lượng nước thải nên không thể tiến hành
đo đạc ngay tại cơ sở , quá trình kiểm định diễn ra chậm chạp.
- Thiếu chế tài xử phạt, đối với những cơ sở không nộp phí thì các cơ
quan hữu quan không có chế tài để xử phạt theo quy định pháp luật.
2.2.3. Quỹ môi trường Hà Nội
Quỹ môi trường thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số
48/2000/QĐ-UB ngày 15/2/2000 của UBNDTP Hà Nội. Ban đầu quỹ môi
49
trường được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử
lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc để cải thiện chất lượng môi trường ở
khu công nghiệp Thượng Đình và các vùng lân cận. Chính phủ Thụy Sĩ và Cơ
quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã hỗ trợ dự án thành lập Quỹ
môi trường Hà Nội, nằm trong dự án quốc gia VIE/007.
Giai đoạn đầu hoạt động của quỹ gặp nhiều khó khăn do thiếu khuôn khổ
pháp lý, cơ chế, chính sách cũng như chưa có kinh nghiệm điều hành và sự
phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức liên quan. Tuy nhiên, với số vốn hỗ trợ
100.000 USD thì Quỹ môi trường Hà Nội sau 2 năm cũng đã đạt được một số
kết quả như sau:
Về hoạt động hỗ trợ không hoàn lại:
Cấp kinh phí 20 triệu đồng cho Dự án Nạo hút bể phốt cho 5 khu nhà
thuộc khu tập thể nhà máy thuốc lá Thăng Long, phường Thượng Đình.
Cấp kinh phí 23 triệu đồng cho Dự án Trang bị thùng rác có nắp đậy
thuộc cụm 1 và cụm 11 phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.
Cấp kinh phí 60 triệu đồng cho Dự án Cải tạo ao tù làm vườn hoa,
sân chơi do UBND Phường Khương Đình làm chủ đầu tư.
Hoạt động cho vay với lãi xuất ưu đãi:
Cho Công ty Thủy tinh Hà Nội vay 400 triệu đồng để đầu tư dây
chuyến thiết bị hiện đại của Cộng hòa Séc trong dự án Đầu tư bổ sung thiết bị
tại phân xưởng mài hoa va đánh bóng thủy tinh. Dự án thực hiện nhằm làm
giảm tiếng ồn xuống dưới tiêu chuẩn cho phép.
Cho Công ty Giày Thượng Đình vay 400 triệu đồng trong dự án Đầu
tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm cài thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức
khỏe cho người lao động. Nhiều hạng mục đầu tư đã làm cho chất lượng môi
trường của công ty được cải thiện rõ rệt, sức khỏe công nhân và hiệu quả sản
xuất cũng được nâng cao.
Cho Công ty dệt 19/5 vay 400 triệu đồng trong thời hạn 3 năm để
triển khai dự án Đầu tư bổ sung thiết bị môi trường trong đầu tư mở rộng
50
thiết bị nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất. Với một
phần kinh phí vay của Quỹ, Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất, trong
đó có hệ thống hút bụi phân xưởng dệt sợi, đặc biệt hữu ích với môi trường và
sức khỏe người lao động.
Các hoạt động khác:
Tổ chức hội nghị tuyên truyền, giới thiệu về Quy chế quản lý và hoạt
động của Quỹ với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp, UBND các
phường trên địa bàn quận Thanh Xuân, các cơ quan phát thanh và truyền
hình…
Tham gia trưng bày các kết quả hoạt động của Quỹ tại các hội nghị
về môi trường và phát triển bền vững.
Tham gia hội nghị tổng kết Dự án Những vấn đề môi trường, với tư
cách là Quỹ môi trường địa phương giai đoạn thử nghiêm.
Tham dự nhiều cuộc hội thảo như: Hội thảo bàn về Phí và Quỹ bảo
vệ Môi trường quốc gia, Hội thảo quy hoạch phát triển cho các đô thị và các
hoạt động xã hội hóa môi trường…
Ngoài ra Quỹ còn tích cực tham dự các lớp tập huấn về sản xuất sạch
hơn, về ISO 14000, tham gia dự án triển khai hoạt động quản lý ô nhiễm tại
Hà Nội do Dự án VCEP tổ chức…
Sau 2 năm hoạt động, Quỹ Môi trường Hà Nội đã thực hiện tốt chức năng
hỗ trợ về mặt tài chính cho các dự án nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
Các mục tiêu cơ bản đã đạt được, hỗ trợ cho hoạt động cải thiện môi trường,
tuyên truyền về hoạt động của quỹ, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của quỹ cũng
còn những tồn tại nhất định do:
- Thủ tục cho vay đòi hỏi dự án phải đảm bảo tiền vay như trong
quy định vay vốn của các tổ chức tín dụng. Trong thực tế, có nhiều dự án
không đáp ứng được yêu cầu của quỹ nên không thể vay vốn đầu tư dự án.
51
- Nguồn vốn hoạt động của quỹ không lớn do đó với mỗi dự án chỉ
có thể hỗ trợ tối đa không quá 10% số dư của quỹ tại thời điểm hỗ trợ và tổng
giá trị hỗ trợ không quá 20%. Như vậy, nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án
thường nhỏ, hầu hết chỉ dừng lại ở các dự án cải tạo hệ thống cơ sở thiết bị,
chất lượng môi trường.
2.3. Đánh giá việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.1. Thuận lợi
Có cơ sở pháp lý cụ thể: việc áp dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường có căn cứ pháp lý và được quy định trong các văn bản
pháp quy của quốc gia.
Những căn cứ pháp lý cơ bản của việc áp dụng công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường bao gồm Luật bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 175/CP
hướng dẫn thực thi Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh phí và lệ phí của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28/8/2001 và Nghị
định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/06/2002 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
Học tập và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới:
quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế đã được áp dụng ở các nước phát
triển từ rất lâu, đặc biệt là nhóm nước thuộc OECD đã áp dụng từ những năm
1970. Các công cụ thuế và phí được thực thi rộng rãi ở hầu hết các nước trong
một thời gian dài và đã thu được những kết quả đáng kể. Công cụ kinh tế thực
sự phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tính
mềm dẻo và linh hoạt kích thích nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện
với môi trường giảm các chất thải gây ô nhiễm.
Chi phí ban đầu thấp: công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc của cơ
chế thị trường nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường với chi phí thấp hơn. Đối với
52
các cơ sở sản xuất tạo chất thải, khi áp dụng công cụ kinh tế sẽ tính toán được
chi phí kiểm soát ô nhiễm từ các loại chất thải khác nhau.
Thực hiện dễ dàng và đạt được kết quả nhanh chóng: so với các
công cụ pháp lý thì việc sử dụng công cụ kinh tế mang lại kết quả nhanh hơn
và hiệu quả cao hơn. Đồng thời các doanh nghiệp và cộng đồng dễ dàng chấp
nhận hơn do quá trình tiến hành đơn giản, thuận tiện, chi phí không cao phù
hợp với khả năng của đối tượng thực hiện. Các thủ tục hành chính đơn giản,
tiện lợi và tạo được sự chủ động cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất.
Hệ thống cơ sở vật chất đô thị tương đối thuận lợi: hệ thống giao
thông thuận tiện và các phương tiện vận chuyển, thu gom rác đáp ứng được
đa số nhu cầu của người dân. Hệ thống đường ống cung cấp nước được mở
rộng hàng năm để cung cấp nước cho dân cư thành phố một cách tốt nhất.
Ý thức, trình độ dân trí của người dân khá cao, họ có ý thức bảo vệ
môi trường. Phỏng vấn điều tra một số hộ dân thì họ sẵn sàng đóng phí để
được cung cấp các dịch vụ môi trường.
2.3.2. Khó khăn
Công cụ phí và lệ phí bước đầu được áp dụng đã mang lại hiệu quả
nhất định nhưng chưa thực sự cao. Các mức phí đưa ra còn thấp chưa tạo
được động lực để người dân và doanh nghiệp giảm thải xuống mức tối thiểu,
họ sẵn sàng trả tiền phí để thải ra môi trường mà không quan tâm tới việc gây
tổn hại chất lượng môi trường.
Các quy định pháp luật và công tác quản lý còn thiếu tính chặt chẽ
dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong các luật định để thải
các chất độc hại ra môi trường mà không chịu bất kỳ phí tổn nào.
Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu
nhiều nên không thể theo dõi thường xuyên việc xả thải của các cơ sở sản
xuất; các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm
53
thiếu, cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc phân tích
mẫu không đủ điều kiện để thực hiện hết nên chủ yếu dựa vào tinh thần tự
nguyện của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp tìm cách để giảm mức
phí phải nộp xuống mức thấp nhất.
Thiếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động được
bao cấp, chậm đổi mới và thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh nên
hiệu quả.
Quyền sở hữu không được phân định rõ ràng, ở nước ta các tài
nguyên và dịch vụ môi trường được coi như tài sản chung ai cũng có quyền
sử dụng và không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng
không có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm
sạch môi trường.
Ý thức của một bộ phận dân cư còn thấp, hiện trạng đổ thải bừa bãi
chất thải xây dựng và chất thải nguy hại mà không thể xác định đối tượng nên
không thể tiến hành xử phạt hay thu phí.
Chất lượng dịch vụ chưa cao, khả năng tài chính của các tổ chức,
doanh nghiệp hạn chế, thiếu kinh phí để đổi mới thiết bị công nghệ, phương
tiện nên hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp; đồng thời nguồn quỹ môi
trường còn ít chỉ đáp ứng được một nhu cầu nhỏ so với thực tế.
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Giải pháp về thể chế chính sách
54
3.1.1. Các giải pháp chung
- Hoàn thiện hệ thống các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các
văn bản pháp quy có liên quan, tiến hành sửa đổi, bổ sung vào hệ thống luật
định để xây dựng các quy định mang tính chặt chẽ và toàn diện.
- Tăng cường năng lực thể chế, đảm bảo sự thi hành các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Giải quyết việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Phân định, phân cấp nhiệm vụ, quyền
hạn giữa cơ quan quản lý trung ương và cơ quan quản lý địa phương.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường phù
hợp đề làm cơ sở cho việc thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện.
- Đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường, xây
dựng Quỹ môi trường ngành và quỹ bảo vệ môi trường địa phương, hoàn
thiện các quy định về thu phí như trong Nghị định 175 của Chính phủ.
- Tăng cường năng lực thể chế, cơ chế khuyến khích, kiểm tra, giám sát
sự tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện các
quy định về thanh tra, tiếp tục đào tạo nâng cao và chuẩn hóa các thanh tra
viên.
- Hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với các tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình. Xác lập quyền sử dụng tài nguyên và xác lập
các quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi
trường.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường nhằm
nâng cao ý thức tự giác của người dân.
3.1.2. Các biện pháp cụ thể
55
- Thắt chặt công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm đối
với các trường hợp vi phạm đổ rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường,
thực thi nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ
chuyên trách về môi trường; tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan
trắc đo đạc kiểm soát ô nhiễm.
- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp tư
nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay thế thiết bị công nghệ
kiểm soát ô nhiễm bằng cách thực hiện chế độ ưu đãi. Đối với các doanh
nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ được ưởng mức phí thấp hơn so với
các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ xử lý.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự
chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
- Thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ
môi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây
dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng.
- Lồng ghép vai trò của cộng đồng vào các chính sách, quy định của
Thành phố, đưa họ trở thành những nhà quản lý, tạo điều kiện để người dân
giám sát hoạt động của các cơ sở tạo chất thải từ đó có phát hiện kịp thời
những trường hợp cố tình thải ra môi trường các chất thải gây hại.
- Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức
và tinh thần tự nguyện của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi
trường.
3.2. Giải pháp về giáo dục và truyền thông
- Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh
và hoạch định chính sách các cấp, các ngành.
56
- Thông báo thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại
chúng (báo, đài, tivi,…) về tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và
ý thực bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của các chất thải nguy hại có thể
gây ra đối với sức khỏe con người.
- Đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào
trong giáo dục ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, tổ chức nâng cao
kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Đối với các doanh nghiệp cần tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cho
họ nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt là quán triệt cho họ
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền.
3.3. Giải pháp khác
Mặc dù khuôn khổ thể chế và chính sách về môi trường nước ta chưa hoàn
thiện, nhưng những điều kiện ban đầu cho việc áp dụng các công cụ kinh tế đã
được thiết lập. Hệ thống quản lý đã được thiết lập từ trung ương đến địa
phương, hệ thống quan trắc đang được xây dựng và mở rộng theo hướng ngày
càng hoàn thiện. Các văn bản luật được bổ sung và xây dựng chặt chẽ hơn.
Do đó trong thời gian tới có thể mở rộng việc áp dụng các công cụ kinh tế
sau:
Tính phí theo sản phẩm:
Đây là những khoản phí được đưa vào giá bán các sản phẩm có khả năng
gâu ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng (có thể áp dụng phụ thu),
khoản phụ thu này ràng buộc trách nhiệm với các doanh nghiệp có các sản
phẩm như vậy phải có biện pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm (như thu hồi bao
bì, dầu thải từ động cơ…). Theo đó, các cơ sở sản xuất phải cam kết thu hồi
57
phế thải và xử lý sau khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng. Đối với các doanh
nghiệp này Nhà nước có thể giảm mức thuế phải nộp vào ngân sách nhà
nước.
Thu phí du lịch:
Hiện nay, với mức lệ phí trung bình tham quan du lịch trên địa bàn thành
phố là 2000 đồng/người/lần thì không hề có hiệu quả bảo vệ môi trường. Với
mức phí thu như vậy thì chưa tính tới các chi phí về bảo vệ môi trường, vì vậy
không tạo được ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường của khách tham quan,
những tác động tới môi trường từ hoạt động du lịch là không nhỏ. Xây dựng
một biểu phí thích hợp bao gồm cả chi phí sửa chữa, bảo tồn tôn tạo cảnh
quan môi trường là rất cần thiết vừa tạo ý thức bảo vệ môi trường cho cộng
đồng, khách tham quan đồng thời tạo nguồn thu cho Chính Phủ. Kết hợp với
biện pháp kêu gọi sự đóng góp từ phía các công ty du lịch sẽ đạt hiệu quả cả
về kinh tế và môi trường.
Phí khí thải:
Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải thì mỗi ngày Thành phố Hà Nội
thiệt hại 1 tỷ đồng do tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện nay, tình trạng các
phương tiện giao thông ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng (18% đối
với xe máy và 12% đối với ô tô) thì mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải
thực sự báo động. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là nguồn
thải quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Các khí thải từ các lò sản xuất chứa
rất nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người
dân. Do đó, việc tính phí khí thải là biện pháp cần sớm thực hiện.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức phí có thể được tính theo
lượng khí phát thải và nồng độ các chất có trong 1 m3 khí thải. Đối với các
phương tiện giao thông có thể tính phí dựa trên việc tiêu hao nhiên liệu của
động cơ. Thực tế cho thấy các động cơ càng cũ, tuổi thọ càng cao thì lượng
phát thải càng lớn. Do đó có thể kết hợp việc thu phí khí thải với việc khuyến
58
khích người sử dụng thay thế các phương tiện đã cũ bằng các phương tiện
mới thân thiện với môi trường.
Chương trình thương mại - môi trường, tạo thị trường mua
bán quyền xả thải ô nhiễm
Công cụ này áp dụng đối với nước thải và khí thải. Theo đó, Nhà nước sẽ
ban hành một loại giấy phép gọi là giấy phép xả thải, giấy phép này có thể
được trao đổi mua bán giữa các đơn vị tạo nguồn thải. Trong hệ thống giấy
phép, cơ quan hữu trách quyết định mức xả thải tối đa để đạt tới mục tiêu về
chất lượng môi trường. Mức chất lượng môi trường được thể hiện thành tổng
lượng xả thải cho phép, sau đó được phân bổ quyền xả thải cho các đơn vị sản
xuất dưới hình thức các giấy phép. Các giấy phép sau đó được phân phối cho
các cơ sở sản xuất có tiềm năng tạo ra chất thải. Mỗi giấy phép cho phép chủ
sở hữu được xả thải một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả thải có thể
được chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu được cấp giấy
phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của người xả thải, và người xả
thải còn xử lý chất thải đến khi nào chi phí xử lý ô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc
bằng chi phí mua giấy phép.
Có hai cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải là bán đấu giá
giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép mà không thu tiền, sau đó sẽ xác
định giá trị thông qua việc mua bán giữa những người xả thải.
Các hệ thống giấy phép có thể mua bán được có ưu điểm hơn so với hệ
thống phí ô nhiễm vì chúng đảm bảo được chất lượng môi trường ở một mức
độ nhất định. Một ưu điểm quan trọng khác là hệ thống này tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong các khu vực bị ô nhiễm mà
không làm tăng thêm mức độ ô nhiễm.
Cơ chế thưởng phạt khuyến khích cơ sở sản xuất giảm lượng
phát thải
59
Dựa trên cơ sở mức phát thải tối đa theo quy định của Nhà nước thì cơ sở
nào giảm được lượng phát thải xuống dưới mức tiêu chuẩn cho phép sẽ được
hưởng ưu đãi (thưởng) vềt tài chính, hoặc có thể giảm mức phí ô nhiễm mà
đơn vị phải đóng góp. Đối với các cơ sở xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép
sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Cơ chế này tạo điều kiện khuyến khích
các nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện với môi trường.
Tạo thị trường nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là danh hiệu của nhà nước dành cho các sản phẩm không
gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, quá trình sử
dụng các sản phẩm đó có tác dụng thúc đẩy các hoạt động hướng tới việc bảo
vệ môi trường.
Nhãn sinh thái đánh vào nhà sản xuất thông qua người tiêu dùng và hệ
thống tiêu thụ bằng giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Mục
đích của việc sử dụng nhãn sinh thái là đẩy mạnh việc tiêu dùng và sản xuất
nhiều sản phẩm phù hợp về mặt môi trường hơn, thông qua việc cung cấp cho
người tiêu dùng những thông tin về ảnh hưởng của các sản phẩm tới sức khỏe
của họ.
Trên thế giới có nhãn xanh của Singapore, nhãn thiên thần xanh của Đức,
ecomark của Nhật Bản.
Nhãn sinh thái có tác động tích cực tới việc tiêu thụ sản phẩm, tâm lý
khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, sự phong phú về chủng loại hàng
hóa và tốc độ sản xuất hàng hóa cao thì việc tiêu thụ hàng hóa là cơ hội lớn
nhất để tạo ra hiệu quả kinh tế đối với nhà sản xuất.
60
KẾT LUẬN
Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một
thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam một số công cụ cũng được áp dụng
và thu được những kết quả quan trọng.
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn thành
phố Hà Nội bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải và phí xăng dầu, quỹ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ
bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu bảo
vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách
61
nhà nước, đặc biệt là nó được sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cư
và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức,
trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc
hậu,… nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần
được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây
dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách vá các biện
pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi
trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Đề tài nghiên cứu một cách khái quát về thực trạng thực thi công tác phí
và lệ phí trong quản lý môi trường, kết quả hoạt động của Quỹ Môi trường Hà
Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ
2001-2010, Hà Nội 2001
2. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, NXB Chính trị quốc gia 2004
3. Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái, Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương, NXB Chính trị quốc gia 1997
4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển
bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2008
5. Nguyễn Thế Chinh, Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở
Hà Nội, NXB Lao động 1997
6. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống
kê 2003
62
7. Niêm giám thống kê Hà Nội năm 2006, Hà Nội 2007
8. Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao
động 2006
9. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện, Số 1 2006
10. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB
Xây dựng Hà Nội 2008
11. Các trang web:
www.moitruong.xaydung.gov.vn
www.chatthainguyhai.net
www.dost.hanoi.gov.vn
www.vietnamnet.vn
www.nea.gov.vn
www.tcvn.gov.vn
www.oecd.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_113__2596.pdf