Khuyến khích tích tụ ruộng đất ở những nơi có điều kiện bằng việc
đông viên nông dân chuyển đổi ruộng đất để từng bước xoá bỏ tình trạng
đất manh mún ( hiện có khoảng 100 triệu mảnh đất nông nghiệp, mỗi hộ có
bình quân 6-8 mảnh, có hộ có trên 20 mảnh, không thuận tiện cho sản xuất
và cơ giới hoá). Bằng nhiều biện pháp đảm bảo cho người nông dân có
nguyện vọng, có khả năng sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung Bộ:
- Sản xuất lương thực để khắc phục tình trạng thiếu lương htực tại chỗ;
- Phát triển cây ăn quả( thanh long) và cây công nghiệp (mía,điều, tiêu,
dừa, cao su);
- Phát triển chăn nuôi bò, dê;
- Phát triển rừng phòng hộ ở khu vực hồ chưa lớn;
(6) Vùng Tây Nguyên:
- Phát triển cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và bông;
- Phát triển chăn nuôi bò;
- Bảo vệ trồng rừng sản xuất.
(7) Vùng Đông Nam Bộ:
- Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày (cà phê, cao su, chè,
điều, mía, lạc);
- Phát triển rau quả;
- Phát triển chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa và lơn cung cấp cho Tp.
Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp.
(8) Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tiếp tục phát triển trồng lúa cho xuất khẩu
- Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm đặc biệt là nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến.
- Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm nhất là chăn nuôi vịt cung cấp cho
các thành phố và xuất khẩu
- Trồng cây ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn
III. Một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông
thôn của Việt Nam
1. Giải pháp cho vốn đầu tư nông nghiệp nông thôn
Trong những năm qua, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp và nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển từ nền sản xuất tự túc sang
nền kinh tế hàng hoá, từ nền sản xuất nhỏ manh mún và lạc hậu trong nông
nghiệp sang nền sản xuất với quy mô lớn hơn tăng cường áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến, trong lĩnh vực tín dụng đã có nhiều chính sách khuyến khích
quan trọng như:
83
- Chính sách khuyến khích cho vay các hộ sản xuất nhằm phát triển
thành phần kinh tế nông hộ. Dư nợ cho vay liên tục tăng với tốc đọ bình quân
30%/ năm. Đến cuối năm 1999 số hộ được vay vốn lên tới 4 triệu.
- Chính sách khuyến khích cho vay thu mua lương thực nhằm tập trung
được khối lượng lớn lương thực, cân đối tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và
bình ổn giá cả, đảm bảo có lợi cho người sản xuất nông nghiệp, Doanh số cho
vay tăng nhanh: đến cuối năm 1999 doanh số cho vay thu mua lương thực lên
tới trên 12.000 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 1993.
- Chính sách khuyến khích cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
và các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Chính sách khuyến khích cho vay phát triển các cơ sở chế biến xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp. đến cuối năm 1999, tổng mức dư nợ đã lên đến
khoảng trên 3.000 tỷ đồng.
- Chính sách khuyến khích cho vay hộ nghèo để sản xuất nhằm thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến
cuối năm 1999, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt khoảng 4.000 tỷ đồng.
- Chính sách khuyến khích cho vay để thực hiện các chương trình kinh
tế trọng diểm khác như để nhập khẩu phân bón, phát triển đánh bắt cá xa bờ,
làm nhà trên cọc...
Mặc dù tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn
trong những năm qua có nhiều nét khởi sắc, song tín dụng ngân hàng đối với
sản xuất nông nghiệp đang còn phải đương đầu với những khó khăn và thử
thách rất lớn. Những khó khăn này một mặt là bản chất của hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đồng thời cũng xuất phát từ sự chưa phù hợp trong cơ chế kinh
tế nên đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn khi phải đáp ứng yêu cầu vừa phát
triển sản xuất nông nghiệp vừa mở rộng và phát triển tín dụng ngân hàng.
Do vậy hiện nay, để mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng đối
với phát triển nông nghiệp và nông thôn cần phải có các giải pháp mang tính
đồng bộ.
1.1 Tăng cường và tập trung hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư theo mô hình tổng hợp
nguồn lực huy động vốn từ trong nước, nước ngoài , nguồn vốn tại chỗ, nguồn
vốn từ nơi khác, nguồn tự có. Trong đó nguồn trong nước là quyết định,
84
nguồn tại chỗ là cơ bản, nguồn từ bên ngoài là quan trọng. Nguồn vốn ngân
sách là yếu tố dẫn đường, nền tảng của mọi công cuộc đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
1.2 Đa dạng hoá các hình thức cho vay:
Đặc biệt cần áp dụng nhiều hình thức cho vay mới phù hợp với đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp, phù hợp với trình độ dân trí, tiềm lực kinh tế
của những người sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi cho người sản xuất nông
nghiệp và hạn chế rủi ro cho tín dụng ngân hàng. Các hình thức có thể áp
dụng như: Cho vay trả góp đối với các nông hộ, cho vay một lần nhưng trả
làm nhiều lần, cho vay thông qua các tổ chức trung gian như các trạm thu
mua, các tổ chức cung ứng vật tư phân bón nông nghiệp, các nông trường
hoặc thông qua các tổ chức hội, các đoàn theer, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp... cho vay theo chu trình khép kín có sự kết hợp giữa nhiều ngành,
nhiều công đoạn, nhiều lĩnh vực với nhau. thực hiện cho thuê tài chính để cho
thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ.
1.3 Mở rộng đối tượng cho vay:
Tín dụng nông nghiệp phát triển nông thôn không chỉ cho vay bó gọn
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà phải được mở rộng ở nhiều lĩnh vực
khác nhau để phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thực hiện cho vay để
trước hết phát triển mạnh cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp ( điện,
đường, trạm, trường, nhà ở, tưới tiêu, nước sạch...) cho vay để cải tiến sản
xuất, áp dụng công nghệ cao và khoa học tiên tiến vào sản xuất từ con giống
đến thu hoạch, bảo quản, cất trữ và chế biến.
1.4 Chính sách lãi suất:
Góp phần khuyến khích đầu tư của người sản xuất nông nghiệp, Về
nguyên tắc lãi suất phải tiến tới tự do hoá theo quan hệ cung cầu. Mặc dù hiện
nay cơ chế lãi suất không còn phân biệt giữa thành thị và nông thôn nữa
nhưng cần áp dụng lãi suất ở vùng nông thôn thấp hơn lãi suất thành thị.
Ngoài lãi suất bình thường, cần thực thi lãi suất ưu đãi đối với các đối tượng
và các lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư phục vụ cho chiến lược hiịen đại hoá,
cồng nghiệp hoá làm tăng khả năng sinh lời đối với người sản xuất nông
nghiệp.
1.5 Mở rộng mạng lưới cung cấp các dịch vụ tín dụng ngân hàng:
Cải tiến hồ sơ và các thủ tục vay vốn cho nông hộ. Do điều kiện vật
chất kỹ thuật và trình độ dân trí của người sản xuất nông nghiệp còn rất thấp
85
nên việc mở rộng mạng lưới cuung cấp các dịch vụ tín dụng ngân hàng, cải
tiến hồ sơ và thủ tục vay vốn đối với họ là rất cần thiết. Các tổ chức tín dụng
đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phục
vụ người nghèo, các tổ chức tín dụng hợp tác (Quỹ tín dụng nhân dân) cần mở
rộng mạng lưới, đảm bảo cho khách hàng có thể gửi tiền, vay vốn tại chỗ, các
thủ tục phải giản đơn, dễ hiểu, giảm thiểu các loại giấy tờ, có quy trình giao
dịch thuận tiện, nhằm mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn.
Cần hình thành sớm các ngân hàng chính sách để phục vụ riêng cho các lĩnh
vực này thực hiện mục tiêu mang tính chất kinh tế - xã hội của Nhà nước
trong giai đoạn từ nay đến 2010.
1.6 Các giải pháp hỗ trợ:
Chính sách ruộng đất cần được điều chỉnh, trước hết phải hợp hoá
nhanh chóng quyền sử dụng ruộng đất lâu dài đối với người nông dân; tránh
việc giao khoán ruộng đất cho nông dân một cách manh mún, ruộng đất bị xé
lẻ làm cản trở việc phát triển sản xuất với quy mô lớn; nhất quán trong việc
nhận quyền sử dụng ruộng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Chính
sách thuế, nhất là thuế nông nghiệp cần tạo nhiều ưu đãi để khuyến khích
người dân đầu tư sản xuất, chính sach thuế phải ổn định tránh thay đổi nhiều.
Các loại thuế về nhập khẩu vật tư, phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp cần được ưu đãi hơn nữa để khuyến khích đầu tư cải tiến
sản xuất. Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn trợ giúp về giá cho các
sản phẩm nông nghiệp để người sản xuất an tâm bỏ vốn đầu tư công sức, tạo
ra thu nhập tương đối cho nông dân, bù đắp lại những công sức người nông
dân bỏ ra trong sản xuất.
2. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp
nông thôn.
Cơ cấu kinh tế của nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết,
cơ cấu ngành trong nông nghiệp còn bất hợp lý ví dụ như tỷ trọng cơ cấu
ngành trồng trọt còn cao hơn ( khoảng 80% so với tỷ trọng ngành chăn nuôi
dịch vụ chiếm khoảng 20%) Cơ cấu hợp lý về đầu tư trong cơ cấu vùng kinh
tế hai vùng Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long còn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông thôn nhà nước phải có vai trò quyết định trong vị trí chuyển dịch cơ
86
cấu kinh tế, gắn với thị trường trong nước và thế giới bằng các chính sách cơ
chế đồng bộ, quy hoạch định hướng cho nông thôn theo từng vùng lãnh thổ.
Thời gian tới phải chú trọng phát triển trong dịch vụ chăn nuôi, nhất là các
dich vụ phục vụ nông nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nhằm đưa tỷ trọng dịch vụ có vị trí tương xứng trong quá trình
phát triển nông nghiệp. Mặt khác phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi
có gí trị kinh tế cao nhằm tận dụng lợi thế về đất đai nước và khí hậu trong
vùng, đồng thời gắn với công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch để tiến
tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có cơ cấu thích hợp giữa trồng trọt
chăn nuôi dịch vụ và cơ cấu hợp lý trong từng lĩnh vực. Có như vậy nghành
nông nghiệp mới đủ đảm bảo được phát triển ổn định và bền vững.
Phát triển khoa học công nghệ để làm cơ sở cho việc nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu để chọn và tạo ra
các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với các vùng
sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá về sinh học và phát triển bền vững. Ưu
tiên đầu tư cho chọn và tạo những giống cây trông, vật nuôi chính có giá trị
kinh tế cao và tạo ra các sản phẩm xuất khẩu (lúa, cà phê,chè, cao su, điều...)
ngững giống cây ăn quả ( vải, nhãn, sầu riêng...) phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu, giống cây lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vi sinh,
phân hữu cơ sinh học, các thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức ăn giàu dinh
dưỡng, các loại thuốc thú y, ứng dụng các công nghệ tế bào, công nghệ nuôi
cấy, công nghệ cấy truyền hợp tử, công nghệ chuyển giao... và công tác tạo
giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật thâm cây trồng...
Có chính sách biện pháp thích hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng đa dạng hoá, chuyên môn hoá có hiệu quả có sức canh tranh cao tăng
dần tỷ trọng của ngàng công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng của ngành nông lâm, ngư nghiệp. trong GDP đầu năm 2005 tỷ trọng của
các ngành trên là 22, 25, 53. Trong nông nghiệp tập trung phát triển loại nông
sản góp phần thay thế nhập khẩu: nhô, đậu tương, bông, thuốc lá, bò sữa...
đồng thời tiếp tục phát triển các mặt hàng nông sản có lợi thế xuất khẩu như
cà phê, cao su, tiêu, điều... theo hướng thâm canh cao, nâng cao chất lượng và
hiệu quả góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu để đến năm 2005 có mức xuất
khẩu bình quân đầu người đạt 200 USD/ năm.
87
Nghiên cứu các biịen pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng
gia súc, bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. đối với cây trồng, tập
trung vào bảo vệ thực vạt áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
(IPM), nghiên cứu các quy luật phát triển của sâu bệnh, biện pháp phòng trừ
sinh học để giảm bớt sử dụng thuốc hoá học và tập trung vào kế hoạch tưới
tiêu cho cây công nghiệp. Đối với chăn nuôi tập trung vào công tác thú y
nhằm xây dựng vùng an toàn dich bệnh, nghiên cứu chế độ dinh dưỡng thâm
canh trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch: Tập trung nghiên
cứu phát triển và phổ biến công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói nhất là các
sản phẩm tươi sống như rau, hoa quả, thịt, cá để giảm tỷ lệ tổn thất, kéo dài
thời gian tiêu thụ, áp dụng các kỹ thuật hiện đại kết hợp với các phương pháp
truyền thống.
Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực hiện cho việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, trong đó
tập trung vào 2 vùng đồng bằng và các tỉnh còn nhiều tiềm năng về đất (Trung
du miền núi, Duyên Hải và Tây Nguyên).
Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá, đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá như phát triển
thuỷ lợi, điện và giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các công trình
phục vụ thương mại, xây dựng các thị tứ, thị trấn làm trung tâm công nghiệp,
thương mại, văn hoá - xã hội ở các địa bàn nông thôn.
Phát triển thị trường để tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn với
những nội dung chính là:
+ Xác định hướng phát triển thị trường của các sản phẩm chính gồm cả
thị trường nội địa và xuất khẩu.
+ Tổ chức nghiên cứu và thông tin thị trường để xác định lợi thế cạnh
tranh của các mặt hàng chính, lợi thế của các vùng sinh thái, các địa phương,
đồng thời nghiên cứu về qyu mô, nhu cầu, tiêu chuẩn của thị trường trong
nước và thị trường quốc tế chủ yếu. Tìm hiểu chính sách thương mại của các
nước nhập khẩu chủ yếu đê kịp thời cuung cấp thông tin cho nông dân và các
doanh nghiệp trong nước.
3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn
3.1 Giải pháp cho điện phát triển nông nghiệp nông thôn
88
Điện cho nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư tuy vậy còn nhiều khó
khăn bất cập, về cơ chế chính sách cho công tác phát triển điện nông thôn còn
chưa ban hành kịp thời như về ưu đãi tín dụng, phân công trách nhiệm cụ thể
giữa ngành điện và các địa phương. Công tác đầu tư còn nhiều bất cập như
không đồng bộ giữa phần vốn của ngành điện đầu tư với phần vốn của địa
phương. Như vậy để thực hiện các mục tiêu đề ra cần tiến hành một số giải
pháp sau:
Một là, về cơ chế đầu tư lưới điện nông thôn phải xác định "Nhà nước
và nhân dân, trung ương và địa phương cùng làm", huy động nhân lực, vậy tư,
tài lực từ mọi nguồn, mọi thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống lưới điện.
Tổng công ty điện lực Việt Nam đầu tư đường dây trung thế, trạm biến áp và
công tơ điện bằng kinh phí từ các nguồn vốn ngân sách,vốn khấu hao cơ bản
được để lại của ngành điện .Vốn vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch hàng
năm,vốn tài trợ quốc tế theo các hiệp định của Chính Phủ và vốn vay tín dụng
dầu tư lưới điện nông thôn cần cho áp dụng lãi suất bằng 30-50% mức lãi xuất
vay đầu tư XDCB hiện hành. Lưới điện hạ thế các địa phương được đầu tư từ
ngân sách địa phương,vốn phụ thu tiền điện từ thành phố, thị xã, thị trấn và
các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vốn vay tín dụng ưu đãi...Nhưng
đường dây hạ thế từ đường trục hạ thế vào nhà dân do nhân dân tự đầu tư.
Hai là, đối với những vùng miền núi ||, |||, biên giới, những nơi xa lưới
điện quốc gia, các hộ gia đình thuộc chính sách đặc biệt khó khăn trong đời
sống, Nhà nước sẽ hỗ trợ để xây dựng đường dây trục hạ thế và đường dây hạ
thế vào nhà dân. Riêng 4 thành phố trực thuộc Trung Ương và một số địa
phương khác có điều kiện thuận lợi để đưa điện về nông thôn các xã ngoại
thành, kể cả vốn đầu tư cho lưới điện trung và hạ thế, sẽ huy động chủ yếu từ
nguồn phụ thu tiền điện trên địa bàn, HĐND, UBND thành phố quyết định
mức và thời gian phải thu tiền điện. Các tỉnh, thành phố phối hợp với ngành
điện lập dự án xây dựng lưới điện trung hạ thế ở nông thôn theo phương thức
bỏ vốn xây dựng lưới điện hạ thế, mua bán điện năng của ngành điện theo giá
qui định của Nhà nước và bán lẻ điện năng cho các hộ tieu dùng điện và thu
hồi vốn đầu tư với các điều kiện không vượt giá trần do Nhà nước qui định. để
tăng số hộ nông dân được dùng điện, ngân hàng cần xem xét cho các hộ ngèo
được vay vốn theo hình thức tín chấp trả chậm với lãi suất ưu đãi trong vòng
từ 1-2 năm để kéo điện hạ thế vào nhà mình.
89
Ba là, đối với một số xã miền Núi và vùng hải đảo chưa có khả năng
kéo điện tới được, các địa phương phối hợp với ngàng điện lập dự án xây
dựng nguồn điện tại chỗ phù hợp như diesel, thuỷ điện nhỏ. Khuyến khích các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư và kinh doanh điện
của các dự án nguồn điện tại chỗ nói trên. nhà nước miên thuế tài nguyên, thuế
doanh thu đối với sản xuất kinh doanh các nguồn điện tại chỗ phục vụ trên địa
bàn này.
Bốn là về cơ chế quản lý, mọi nguồn vốn đầu tư cho lưới điện nông
thôn phải tuân thủ theo nghị định 42/CP, 92/CP của Chính phủ do chủ đầu tư
trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư theo các qui định hiện hành.
Năm là, về cơ chế quản lý kinh doanh bán điện: Về lâu dài, các đơn vị
của Tổng Công ty điện lực Việt Nam sẽ nâng dần tỷ trọng bán điện trực tiếp
cho các hộ nông dân ở nông thôn, còn hiện nay vẫn thực hiện đa dạng hoá mô
hình quản lý kinh doanh bán điện ở nông thôn. Ban (Tổ) điện, hợp tác xã tiêu
thụ điện năng, Công ty (Ban) điện nước của tỉnh, doanh nghiệp nhà nước, tư
nhân mua bán điện năng của Tổng Công ty điện lực Việt Nam tại Công ty
tổng và bán lẻ điện năng cho các hộ nông dân dùng điện.
Dù việc đầu tư phát triển điện lưới kinh doanh bán điện cho nông dân
thực hiện theo các phương thức và mô hình khác nhau nhưng đều có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cấp Chính quyền địa phương và các đơn vị thuộc Tổng
Công ty điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư để đảm bảo có kết quả cao nhất.
Mặt khác, giao cho Bộ Công nghiệp nghiên cứu, ban hành theo tiêu chuẩn kỹ
thuật trong thiết kế, xây dựng và vận hành lưới điện nông thôn, vừa phù hợp
với điều kiện kinh tế của nước ta, vừa đảm bảo các qui định về chất lượng và
an toàn.
Hiện trạng lưới điện nông thôn còn nhiều bất cập.
Thực tế cho thấy, lưới điện nông thôn ở nước ta mỗi miền được hình
thành ở các gian đoạn khác nhau và có những đặc điểm riêng. ở miền Bắc,
lưới điện nông thôn lúc đầu được hình thành trên cơ sở xây dựng các trạm
bơm tiêu nước phục vụ nông nghiệp. Lấy các trạm bơm làm điểm xuất phát,
các hợp tác xã nông nghiệp huy động công quĩ và sự đóng góp của nhân dân
để xây dựng các đường dây tải điện đến hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt và đời sống. Vì vậy có sự lệch lạc lớn về mức độ và tỷ lệ số xã, số hộ có
điện giữa các địa phương khác nhau, nơi nào có phong trào thuỷ lợi phát triển
90
mạnh và tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước thì nơi đó lưới điện
phát triển tương đối tốt.
Sau này tình hình chung có khác hơn, nhưng căn bản, điện nông thôn ở
miền Bắc vẫn lầ gắn với thuỷ lợi. Còn miền Nam, do những năm đầu giải
phóng thiếu nguồn điện nên nhà nước chỉ đầu tư lưới điện phục vụ các trạm
thuỷ nông đầu mối. Sau khi nhà máy Thuỷ điện Trị An đi vào hoạt động năm
1988 và đặc biệt từ giữa những năm 1990 các hợp tác xã mới huy động nông
dân đóng góp để xây dựng đường dây hạ thế đưa điênj về xóm, ấp. Tuy vậy, tỷ
lệ số hộ nông dân có điện mới chỉ có 34%. Riêng ở miền Trung, việc dưa điẹn
về nông thôn mới chỉ bắt đầu từ khi xây dựng xong đường dây 220KV Vinh -
Đồng Hới cùng trạm 220KV Đồng hới và phát triển mạnh sau khi hoàn thành
hệ thống tải điện 500KV Bắc - Nam. Bởi vậy kết quả trên bình diện toàn quốc
đến nay, toàn bộ các tỉnh thành phố trực thuộc trung Uơng đã được nối với
lưới điện quốc gia. Đến cuối năm 1996, lưới điện quốc gia đã đến với 60/61
tỉnh lỵ, 426/470 huyện lỵ,(đạt tỷ lệ 90,6%), 5698/9022 xã có điện, đạt tỷ lệ
63,2% và 6.031.323/11.887.452 hộ nông dân có điện đạt tỷ lệ 50,7%.
Điều đáng lo ngại ở đây là do có nhiều nhu cầu bức xúc về sử dụng điện
cùng vốn đầu tư hạn hẹp nên lưới điện nông thôn trong những năm vừa qua ở
nhiều nơi được xây dựng không theo qui hoạch, chưa đảm bảo tiêu chuẩn ký
thuật, trong thời gian sử dụng không đảm bảo thường xuyên việc bảo trì, cải
tạo dẫn đến việc cung cấp điện không ổn định, chất lượng thấp, không an toàn
và tỷ lệ tổn thất mất mát điện cao. Trong khi đó việc quản lý điện chưa thống
nhất (trong 5698 xã có điện và 6.031.323 hộ nông dân dùng điện), chủ yếu
theo các mô hình Ban (tổ) điện xã, thầu tư nhân, Công ty (xí nghiệp) kinh
doanh điệ nông thôn của địa phương hoặc hợp tác xã tiêu thụ điện năng và
ngành điện lực bán điện đến từng hộ dân. Không những thế, ngay cả về giá
điện nông thôn cũng không thống nhất. Bởi vì, ngành điện hiện nay chỉ bán
điện trực tiếp đến được hộ nông dân khoảng 30 xã trong toàn quốc và bán theo
đúng giá qui định. Số xã còn lại, ngành điện lại bán tại công toe tổng với giá
360 đồng/KW/h cho các tổ chức quản lý điện nêu trên để bán lẻ cho hộ nông
dân. Do nhiều nguyên nhân về kỹ thuật, về quản lý, giá điện thực tế mà các hộ
nông dân phải trả có nhiều mức khác nhau tuỳ theo từng địa phương và nhìn
chung đều cao hơn so với giá qui định. Chẳng hạn có 60,9% số xã cố điện giá
từ 450 đ/kwh đến 700 đ/kwh; 32,4% số xã có điện giá từ 700 đ/kwh đến 900
đ/kwh trở lên...
91
3.2 Giải pháp cho thuỷ lợi
Như đã nêu trên thuỷ lợi còn một số vấn đề còn tồn tại đáng kể,
nhiều công trình thuỷ lợi đã xuống cấp nghiêm trọng, mô hình quản lý
nguồn nước và công trình thuỷ lợi chưa sát với người dùng nước, nhiều cấp
ngành chưa nhận thức được tính xã hội đa dạng hoá mục tiêu của xã hội.
Do đó cần phải có những phương hướng giải quyết cho thuỷ lợi
Có thể nói, hiện nay ngành thuỷ lợi nước ta đã tương đối mạnh về
"phần cứng" - xây dựng công trình và mới tiếp cận với "phần mềm" khái
niệm phi công trình (có thể coi là cái hồn của ngành thuỷ lợi). Khái niệm
này cần được quán triệt, vận dụng trong ngành thuỷ lợi theo tinh thần phát
triển ngành trong phát triển tổng thể nông nghiệp - nông thôn toàn diện,
toàn xã hội bền vững. Những vấn đề sau đây cần được sớm tiếp cận với
khái niệm này:
+ Điều tra xã hội vùng hưởng lợi, các tập tục, tôn giáo, vai trò cộng
đồng, các đoàn thể... trong hoạt động thuỷ lợi.
+ Thông tin hai chiều trong định hướng quy hoạch, thiết kế các giai
đoạn giữa các cơ quan được giao quyền chủ đầu tư với các tổ chức người
hưởng lợi và bảo vệ về công trình thuỷ lợi. Đặc biệt cần quan tâm lấy ý
kiến của người dân ( không chỉ dừng lại ở các ý kiến của chính quyền địa
phương, cơ quan tư vấn, vì dễ chủ quan, phiến diện)
+ Hoạt động của công trình thuỷ lợi theo hướng có sự tham gia sâu
rộng, dân chủ của cộng đông nhân dân hưởng lợi, chính quyền, các hội
nghề nghiệp tại địa phương.
+ Vấn đề thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, khả năng chuyển đổi theo
hướng hàng hoá xuất khẩu sau khi chủ động được nguồn nước.
+ Vấn đề kinh tế xây dựng: phân tích kinh tế trên nền tảng khai thác
lợi dụng tổng hợp theo nhiệm vụ công trình trên cơ sở thực tế của khu vực
hưởng lợi; tránh những nội dung đề xuất và hạch toán xa rời thực tế.
+ Về công trình thuỷ lợi, cần sử dụng hợp lý vật liệu xây dựng theo
cấp bậc ưu tiên khác nhau như trước hết ưu tiên các koại vật liệu đối với
các chi tiết bị che khuất và nằm dưới sâu (thân cống cửa vào cống, cửa vào
tràn, các khe phân chia, bể tiêu năng và đặc biệt là cửa van cho cống điều
tiết dưới sâu, sân trước, thiết bị thoát nước trong thân đập ...), kế đến là các
hạng mục khác (tường chắn đất, cửa ra các công trình trên kênh...), thậm
chí, ngay tại một chi tiết công trình cũng nên nghiên cứu mức độ ưu tiên
92
khác nhau cho những phần có chế đọ làm việc khác nhau... Cần có nhận
thức đúng đắn về các kết cấu mềm, vật liệu mềm thích hợp với những điều
kiện phức tạp, da dạng của hệ thống nên - công trình, như: các khe mềm 3
hướng, các khe mềm có vật tiếp xúc không rỉ có tuổi thọ cao, chống xâm
thực ; các loại "vật liệu mềm" (bê tông nhựa đường, rọ đá, thảm đá...).
+ Vấn đề chọn tần suất thiết kế và hình thức giải pháp công trình
thoát lũ: nên chú ý đến công trình tháo lũ có cao trình ngưỡng nhiều bậc
với phương châm sao cho các hạng mục công trình chính như đập đất, cống
qua đập, tràn tháo lũ phải an toàn với bất kỳ tần suất nào đã quan sát được
hay rút ra từ lý luận mà đánh giá xây dựng lại nhỏ hơn với cách thức thiết
kế truyền thống ( thí dụ như có công trình bậc thấp kiên cố để xả lũ thường
xuyên p = 10% - 20%, đồng thời có những bậc cao ít kiên cố hơn để tháo lũ
lớn hơn: đập cầu trì, đập tràn bê tông nhựa đường ngay trên thân đập đất,
tràn có cửa...). Sự nhìn nhận này phù hợp với yêu cầu của hầu hết các hồ
chứa nước.
+ Vấn đề cập nhật thông tin cho đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế, đổi
mới tư duy thiết kế theo hướng tiên tiến hiện đại, đa mục tiêu, dễ vận hành
quản lý và hiệu quả. Trong thiết kế cần thường xuyên cập nhật thông tin
mới, các thông tin về các khuyết tật, sự cố thường gặp, ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ, mạnh dạn ứng dụng các kết cấu mới, tiến bộ ...
+ Về sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư vấn thiết kế và nghiên
cứu: Cần có các hội nghị, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm giữa hai lĩnh vực
; thiết kế "đặt hàng" cho nghiên cứu, ngược lại, nghiên cứu "bán" các sản
phẩm cho thiết kế nhằm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chống
tụt hậu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công trình.
3.3 Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
Đầu tư phát triển cở hạ tầng nông thôn phải đồng bộ và chú trọng
đầu tư chiều sâu vào những vùng sản xuất hàng hoá qui mô lớn. Việc đầu
tư phải được phối hợp chặt chẽ giữa xây dựng cơ sở hạ tầng với phát triển
vùng nguyên liệu và xây dựng các cơ sở công nghiêp nông thôn, nhất là các
cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản.
Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông thuỷ lợi,
điện, thông tin kiên lạc, công trình phúc lợi công cộng và các cơ sở công
nghiệp nông thôn và cần tập trung vào các vùng sản xuất hàng hoá lớn,
kèm theo sự khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo nên
93
những khu vực có mũi nhọn của nền nông nghiệp. Khu vực này sẽ tạo ra
được những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.
4. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam.
4.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp.
- Tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng hàng nông sản để tạo
uy tín, mở rộng thị trường và xuất khẩu với giá cao, nhằm hạn chế sự thua
thiệt về giá so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Việc tìm cách nâng cao
chất lượng hàng nông sản phải được chỉ đạo và tiến hành đồng bộ ở tất cả
các khâu trừ giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, dự trữ, chế biến... làm
cho hàng nông sản của Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Quốc tế. Muốn vậy
phải qui hoạch vùng sản xuất, đầu tư nghiên cứu giống cây trồng, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào khâu chăm sóc, thu hoạch, đầu tư vào công nghệ chế
biến nông sản, đầu tư vào kho tàng để bảo quản chất lượng nông sản trong
quá trình bảo quản và có đủ khả năng dự trữ khi cần thiết. Không nên ỷ vào
lợi thế chi phí đầu vào để cạnh tranh mà tính phương án tăng chi phí để
tăng chất lượng, sản lượng để lợi về giá và mở rộng thị trường
- Tăng cường hoạt động Marketing quốc tế cho hàng nông sản trên
cả 4 phương diện: Chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân
phối và xúc tiến.
- Hoàn thiện việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin về thị trường,
về đối thủ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới để có thể điều hành
công tác xuất khẩu nông sản có hiệu quả hơn.
- Có chiến lược và bước đi để xây dựng uy tín của hàng nông sản
Việt Nam nhằm cải thiện hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế
giới.
4.2 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp.
- Cải tiến tổ chức quản lý xuất khẩu nông sản theo hướng phân khu
vực thị trường cho các đầu mối xuất khẩu lớn để tạo hướng chuyên sâu về
khu vực thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế sự cạnh tranh
giữa chính các doanh nghiệp của ta làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, xây
dựng cơ chế quản lý lãi suất, thuế, tỷ giá và dự trữ xuất khẩu linh hoạt
nhưng phải nằm trong khuôn khổ nhất định.
- Tăng cường ký các hiệp định chính phủ với các nước về xuất khẩu
nông sản.
94
- Xây dựng trung tâm chuyên thu thập và cung cấp các thông tin về
xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới cho các doanh nghiệp trong
nước để giúp cho các doanh nghiệp định hướng sản xuất, chế biến và xuất
khẩu nông sản; đồng thời giúp cho các quyết định của doanh nghiệp có chất
lượng cao.
- Tạo điều kiện và trợ giúp để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia
vào các họi chợ nông sản quốc tế nhằm giới thiệu về hàng nông sản Việt
Nam cho toàn thế giới, thu hút sự chú ý của khách hàng để mở rộng thị
trường.
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến cảng để giảm chi
phí vận chuyển và bốc xếp hàng hoá nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng
nông sản xuất khẩu.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào
chế biến nông sản xuất khẩu.
- Cung cấp thường xuyên và có chất lượng các dịch vụ cung ứng các
vật tư cho nông nghiệp.
- Chú trọng công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo dài hạn hình
thành sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản trên thị trường thế giới để cung
cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong nước,
hướng dẫn người sản xuất nông sản nhập khẩu.
5. Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
Việt Nam (từ nay đến năm 2005)
- Chuyển mạnh một nễn nông nghiệp coi trọng số lượng sang một
nền sản xuất chú trọng chất lượng. Đẩy mạnh các biện pháp khoa học, công
nghệ, trước hết là cải tiến công tác giống nhằm tạo các giống có năng suất
cao, chất lượng tốt, cải tiến biện pháp canh tác để tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm sạch.
- Đối với những sản phẩm cung đã vượt cầu (gạo, cà phê, đường) thì
hướng chính là không tăng sản lượng. Đẩy mạnh các biện pháp nâng cao
năng suấ, chất lượng, hạ giá thành và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm.
- Phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.
- Khai thác lợi thế tối đa của từng vùng, trong đó:
+ Đối với vùng miền núi phía Bắc, hướng chủ yếu là tròng cây an
quả, cây công nghiệp, cây rừng có giá trị như trồng các loại câm, quýt,
nhãn vải, măng, trám, quế, hồi...
95
+ Đối với Đồng bằng Sông Hồng, đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm
theo kiểu trang trại và phát triển ngành nghề sản xuất rau các loại nhất là
rau sạch.
+ Đối với vùng khu Bốn cũ, Duyên Hải miền Trung vừa có rừng,
vừa có đồng bằng vừa có biển thì phải kết hợp lợi thế các vùng để phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
+ Đối với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chủ yếu là thâm canh cây
công nghiệp, bảo vệ giữ diện tích rừng hiện có.
+ Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ yếu là phát triển sản xuất
lúa gạo chất lượng cao và đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đối với một số vùng cao có khí hậu lạnh có thể trồng các loại cây
đặc sản ôn đới như táo, hồng...
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông
thôn, tập trung xoá mù chữ cho người lớn và phổ cập giáo dục tiểu học cho
trẻ em để đến năm 2005 có 96% dân cư biết đọc, biết viết, tỷ lệ lao động
nông thôn được đào tạo đạt khoảng 20%. Tăng cường công tác đào tạo
nghề cho nông thôn. chú trọng công tác đào tạo nghề mới, truyền nghề cho
người lao động phù hợp với điều kiện và ngành nghề của từng vùng với
nhiều hình thức khác nhau.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong 5 năm tới xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn phải được coi như là một việc làm cấp bách để nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư nông thôn vằ huy động
mọi nguồn lực, bằng nhiều hình thức như Nhà nước hỗ trợ vốn, vật tư, dân
bỏ công sức lao động.
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư thuỷ lợi để nâng cao diện tích đất được tưới,
nhất là ở các vùng miền núi để phát triển sản xuất lương thực, tưới cho cây
công nghiệp, bảo vệ an toàn đê điều, chống lũ, ngăn mặn. Đầu tư đường
giao thông đến hơn 500 xã hiịen còn chưa có đường ôtô tới trung tâm. nâng
cấp đường giao thông nông thôn hiện có, đặc biệt chú ý tới Miền Núi,
đường vào các vùng kinh tế mới. Mở rộng mạng lưới cung cấp điện phục
vụ sản xuất sinh hoạt. Đầu tư cải tạo và cải tiến quản lý để giá điện mà hộ
dân phải trả tương đương với giá điện ở thành phố. Thực hiện tốt chương
trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh, môi trường nông thôn với mục tiêu là
năm 2005 có 80% dân số nông thôn có nước sạch để dùng cho sinh hoạt.
96
Xây dựng các trung tâm cụm xã ở các vùng Miền Núi, trong đó có các
trường học, chợ, trạm ytế, đài phát thanh, truyền hình...
Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy
nhanh việc giao đất, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, làm cho
mỗi mảnh ruộng, khu rừng đều có chủ.
- Khuyến khích tích tụ ruộng đất ở những nơi có điều kiện bằng việc
đông viên nông dân chuyển đổi ruộng đất để từng bước xoá bỏ tình trạng
đất manh mún ( hiện có khoảng 100 triệu mảnh đất nông nghiệp, mỗi hộ có
bình quân 6-8 mảnh, có hộ có trên 20 mảnh, không thuận tiện cho sản xuất
và cơ giới hoá). Bằng nhiều biện pháp đảm bảo cho người nông dân có
nguyện vọng, có khả năng sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất.
- Tăng đầu tư cho các vùng còn khó khăn như Miền Núi, các xã
nghèo.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình Định canh, định cư, Kinh tế
mới, Xoá đói giảm nghèo.
- Động viên nhiều nguồn lực để phát triển, bao gồm sự đóng góp của
dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như kiên cố hoá kênh mương, xây
dựng đường giao thông nông thôn, điện, nước sạch...
Xây dựng chiến lược và hệ thống thông tin thị trường cho các sản
phẩm, bảo đảm cho người dân có đủ thông tin để sản xuất và tiêu thụ nông
sản. Tại Bộ Nông nghiệp - PTNT đã và đang xây dựng 1 trung tâm thông
tin, trong đó có cả về thông tin thị trường. Củng cố lại thị trường trong
nước để tiêu thụ nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị
trường và xuất khẩu nông sản. Thực hiện các biện pháp để nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp xâm nhập
và chiếm lĩnh thị trường. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm
quan trọng.
Tăng vốn, nhất là vốn vay trung và dài hạn cho khu vực nông thôn
để hộ nông dân có thể dễ dàng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức.
Dân dần xoá bỏ phân biệt tín dụng giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và
ngoài quốc doanh.
97
KẾT LUẬN
Nông nghiệp nông thôn đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân của nước ta. Trong thời gian qua nông nghiệp đã đạt được một số
thành tựu vô cùng to lớn tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn và yếu kém cần phải
giải quyết. Sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn chịu sự
tác động của nhiều nhân tố trong đó chính sách đóng vai trò gần như quyết
định, đó chúnh là tác động can thiệp của Nhà nước đối với sự phát triển của
nông nghiệp nông thôn. Chính sách đóng vai trò quan trọng và là yểu tố bao
trùm tác động mạnh mẽ bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển kinh
tế xã hội nông thôn và phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Chính
98
sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho người lao động, cho các doanh nghiệp và
các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào sự phát triển sản xuất mở rộng
kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ nhanh và ổn định.
Trên đây là nội dung bài viết của em về vấn đề này. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Ngọc Mai cùng các cô chú
trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................................... 1
Chương I: Lý luận chung về tình hình đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp .................................................................................................................. 2
I- Tổng quan về đầu tư ......................................................................................... 2
1- Khái niệm về đầu tư ......................................................................................... 2
2- Vai trò của đầu tư phát triển ............................................................................. 2
3- Đầu tư phát triển cho sản xuất nông nghiệp ...................................................... 3
II- Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước .................. 5
III. Kinh nghiệm xây dựng về một số chính sách đầu tư nông nghiệp một số
nước ..................................................................................................................... 8
99
Chương II: Thực trạng về chính sách đầu tư với việc phát triển sản xuất
nông nghiệp của Việt nam ................................................................................. 11
A. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ................................................................... 11
I. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triễn sản xuất nông nghiệp Việt
nam giai đoạn 1990 - 1995 ................................................................................... 11
II. Chính sách đầut tư nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2001 .................................... 14
B THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
QUA CÁC NĂM ................................................................................................. 17
I Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kì 1990-1995 ......... 17
1 Chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn ................................................................. 17
2 Cơ sở hạ tầng nông thôn .................................................................................... 19
3. Chính sách đầu tư vốn thời kỳ 1990 - 1995 ..................................................... 21
4. Thành tựu đạt được trong nông nghiệp ............................................................. 24
II. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1996 - 2001 .... 28
1. Chính sách cơ cấu kinh tế nông thôn ................................................................ 28
2. Cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn ....................................... 34
3 Chính sách đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp ........................................... 40
4.Một số chính sách đầu tư gián tiếp .................................................................... 46
5. Những kết quả đạt được trong nông nghiệp
III. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp
nông thôn Việt nam ............................................................................................. 53
1. Khó khăn về vốn tín dụng nông thôn ............................................................... 55
2. Cơ cấu kinh tế nông thôn .................................................................................. 56
3. Về cơ sở hạ tầng nông thôn .............................................................................. 57
C. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .............................................................................. 60
I. Tài sản cơ sở vật chất và giá trị sản lượng ........................................................ 60
II. GDP nông nghiệp và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ ........................................... 64
Chương III: Định hướng và một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp ở Việt nam ............................................................ 71
I. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Việt nam từ 2001 - 2005 ............... 71
II. Định hướng chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời
gian tới ( từ nay đến 2005) ................................................................................... 74
100
III. Một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
Việt nam .............................................................................................................. 78
1. Giải pháp cho vốn đầu tư nông nghiệp nông thôn ............................................. 78
2. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn ........... 71
3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn ....................... 83
4. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ...... 88
5. Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt
nam từ nay cho đến 2005 ...................................................................................... 90
Kết luận ............................................................................................................... 93
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................ 94
Biểu 1
Chính sách đầu tư đối với sự phát triển nông nghiệp
nông thôn Việt Nam
Chương I: Lý luận chung về tình hình đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp
I. Tổng quan về đầu tư
II. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
của đất nước
III. Kinh nghiệm xây dựng về một số chính sách đầu tư
nông nghiệp một số nước
101
Chương II: Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc
phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam
A. Quá trình về chính sách đầu tư đối với việc phát triển
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
B. Thực trạng về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
qua các năm
C. Đánh giá kết quả hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp
Chương III: Định hướng và một số giải pháp cho chính
sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
I. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam
từ 2001-2005
II. Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn từ nay
đến 2005
III. Một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển
nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Biểu 2
Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của
đất nước
- Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm
- nhu cầu cần thiết cho con người
- Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn, tiêu thụ
hàng hoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
- Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu để phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc
làm cho xã hội
102
- Nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng
hoá lớn để xuất khẩu
- Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ
công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác
- Nông nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
sing thái
Biểu 3
Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 1990-1995
Bảng 1: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của Nhà nước trong ngành nông nghiệp năm 1990-1995.
Đơn vị: Số lượng (tỷ đồng)-Tỷ trọng (%)
1990 1991 1992 1993
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Tổng số 409127 100 615400 100 839807 100 1140000 100
I.Trồng trọt 91296 22,6 189300 30,7 228069 27,2 314000 27,5
1.Khai hoang 29473 7,2 37200 6,0 126654 15,1
103
2.Nông
trường
55559 13,5 145500 23,6 90542 10,8
Cao su 20780 5,1 60600 9,8 29970 3,6
Cà phê 2599 0,6 16000 2,5 6992 0,8
Chè 906 0,2 19600 3,1 5851 0,7
3.Trang trại 7324 0,2 6660 1,0 10873 1,3
II.Chăn nuôi 16903 4,1 20700 3,4 30102 3,6 40000 3,5
Chuồng trại 4400 1,1 9505 1,1
Trạm trại 12503 3,7 400 0,06 20597 2,4
IVThuỷ lợi 299830 73,3 405000 65,8 581636 69,2 786000 69,0
Thuỷ nông 244435 59,7 234000 56,1 438335 55,2
Bảng 2: Tình hình cho vay tín dụng nông nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Đến 31/12/1991 Đến 31/12/1992 Đến 31/12/1993
Dư nợ
đến
31/12/
1991
Doanh
số cho
vay
Dư nợ Doanh
số cho
vay
Dư nợ Doanh
số cho
vay
Dư nợ
Tổng số 62,9 369,7 245 2501 1430,8 2781,7 2479,3
Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 100
Vay ngắn hạn 56,7 398,3 243,9 2423,4 1363,9 2735,3 2384,3
Tỷ trọng % 90,7 69,9 99,5 96,9 95,3 98,7 97,2
Vay dài hạn 6,2 11,4 1,1 77,6 66,9 5,7 46,4
Tỷ trọng % 9,3 3,1 0,5 3,1 4,7 1,3 2,8
104
Theo vùng
ĐB Sông Hồng 1,1 18,7 14,9 442,0 263,6 444,2 442,8
ĐB Sông Cửu
Long
11,4 122,8 80,3 736,0 434,8 791,4 704,9
D.hải Miền
Trung
4,3 50,8 29,9 287,9 165,5 338,0 283,0
Đông Nam bộ 13,8 38,8 25,0 249,8 126,9 262,8 202,4
TD MN Phía bắc 19,7 71,5 45,7 404,1 241,2 477,7 428,3
Khu IV cũ 11,0 60,2 43,0 285,0 145,8 302,0 305,3
Tây nguyên 1,6 6,8 6,2 95,4 53,0 165,6 112,6
Bảng 3:Số lượng các công trình thuỷ lợi
ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995
Số công trình thuỷ lợi Cái 5112 5263 5310 5350 5415
Thuỷ nông '' 5020 5168 5180 5215 5319
Đại thuỷ nông '' 424 425 454 457 460
Trạm bơm điện '' 2742 2882 2905 3047 3120
Trạm bơm dầu '' 355 355 366 376 394
Thuỷ điện kết hợp thuỷ
nông
'' 92 95 105 119 125
Máy kéo tiêu chuẩn '' 35375 37627 38000 46800 57500
Máy bơm 1000 35375 37637 38000 46800 57500
Điện cung cấp cho Nông
nghiệp
Triệu
Kwh
807,4 975,0 1000 1166 1300
Biểu 4
Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 1996-2001
Bảng 4: Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp 1996-2000
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
1. Tính theo giá
hiện hành
Tổng số 79367,4 96870,4 97336,1 103771,9 120600,0
Trong đó:
105
Nông nghiệp và
lâm nghiệp
5140,6 6190,2 6148,6 6563,3 7005,6
Tỷ trọng (%) 6,5 6,4 6,3 6,3 5,8
2. Tính theo giá so
sánh 1994
Tổng số 67489,3 79204,6 75579,7 78997,0 91800,0
Trong đó
Nông nghiệp và
lâm nghiệp
4371,3 5061,3 4774,3 4996,3 5228,6
Tỷ trọng (%) 6,5 6,4 6,3 6,3 5,7
Bảng 5: Cơ cấu & hiệu quả vốn đầu tư trong nền kinh tế
Đơn vị: %
Cơ cấu đầu tư Hiệu quả đầu tư
1995 1996 1997 1998 1999 1995 1996 1997 1998 1999
Nền
kinh tế
100 100 100 100 100 3,8 4,0 4,0 4,8 5,1
Khu
vực I
8,0 7,2 7,3 7,8 7,4 13,4 15,5 14,0 16,5 17,3
NôngN
, lâmN
7,3 6,5 6,4 6,3 6,3 13,2 15,0 14,0 17,0 17,8
Thuỷ
sản
0,8 0,7 0,9 1,1 1,1 15,0 19,7 13,8 13,6 14,2
Khu
vực II
39,0 40,8 39,0 41,0 41,0 2,9 2,9 3,3 3,8 4,3
Khu
vực III
53,0 52,0 53,7 51,1 51,1 3,0 3,3 3,1 3,9 3,9
Bảng 6: Cơ cấu nông nghiệp
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1995 1996 1998 1999
Toàn ngành Nông nghiệp 100 100 100 100
Trồng trọt 78,1 77,8 79,5 79,4
Chăn nuôi 18,9 19,3 18,0 18,2
Dịch vụ 3,0 2,9 2,5 2,4
Lương thực (Nông 51,2 51,6 51,0 51,2
106
nghiệp)
Bảng 7: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo vùng từ 1995-
1999 ( theo giá cố định 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
1995 1997 1998 1999
Cả nước 82307,1 92530,2 96102,7 102932,9
Đồng bằng Sông Hồng 16575,8 18101,2 18815,3 19603,9
Đông Bắc 6549,8 7312,9 7490,3 7910,6
Tây Bắc 1567,5 1729,3 1702,7 1918,3
Bắc Trung Bộ 7395,6 8395,0 8246,7 9829,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 5000,5 5439,7 5687,4 5942,7
Tây Nguyên 4825,2 6803,1 7000,0 8512,0
Đông Nam Bộ 9145,1 10474,2 10352,5 11415,7
Đồng bằng Sông Cửu Long 31247,6 34274,8 36807,8 38700,5
Bảng 8: Vốn Ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các xã
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 1999 2000 2001
Vốn ngân sách đầu tư xây
dựng CSHT cho các xã
408 701 880
Bảng 9: Chi tiêu cho thuỷ lợi
Đơn vị: Tỷ đồng
1992 1993 1994 1995 1997 1998
Tổng chi tiêu 558 184 1542 1804 1806 2470
Chi thường xuyên 102 191 302 288 155 163
Chi đầu tư 456 623 1240 1516 1651 2307
Biểu 5
Đánh giá kết quả hiệu quả đầu tư trong phát triển sản
xuất nông nghiệp
Bảng 10: Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá trị so
sánh) 1994
Đơn vị: Tỷ đồng
107
Năm Tổng số Chỉ số phát triển
1990 61817,5 101,6
1991 63512,1 102,7
1992 68820,3 108,4
1993 73380,5 106,6
1994 76998,3 104,9
1995 82307,1 106,9
1996 86489,3 105,1
1997 92530,3 107,0
1998 96102,7 103,9
1999 102932,9 107,1
2000 108113,5 105,0
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế Nông nghiệp trong
nền kinh tế quốc dân
Đơn vị: %
Năm Tổng Tốc độ tăng Tổng Cơ cấu
108
số Nông
lâm-
thuỷ
sản
Công
nghiệp
xây dựng
Dịch
vụ
số Nông
lâm-
thuỷ
sản
Công
nghiệp
xây dựng
Dịch
vụ
1990 5,09 1,00 2,27 10,19 100,00 38,74 22,67 38,59
1991 5,81 2,18 7,71 7,38 100,00 40,49 23,79 35,72
1992 8,70 6,88 12,79 7,58 100,00 33,94 27,26 38,80
1993 8,08 3,28 12,62 8,64 100,00 29,87 28,90 41,23
1994 8,83 3,37 13,39 9,56 100,00 27,43 28,87 43,70
1995 9,54 4,80 13,60 9,83 100,00 27,18 28,76 44,06
1996 9,34 4,40 14,46 8,80 100,00 27,76 29,73 42,51
1997 8,15 4,33 12,62 7,14 100,00 25,77 32,08 42,15
1998 5,76 3,53 8,33 5,08 100,00 25,78 32,49 41,73
1999 4,77 5,23 7,68 2,25 100,00 25,43 34,49 40,08
2000 6,75 4,04 10,07 5,57 100,00 24,30 36,61 39,09
2001 6,84 2,75 10,36 6,13 100,00 23,30 37,75 38,95
Bảng 12: Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Tổng trị giá
xuất khẩu
của cả nước
Trị giá hàng
nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
Hàng
nông sản
Hàng
lâm sản
Hàng
thuỷ sản
Tỷ
trọng
1990 2404,0 1106,0 783,2 126,5 239,1 46,0
1991 2087,1 1089,0 628,0 175,5 285,4 52,2
1992 2580,7 1276,1 827,6 140,8 307,7 49,4
1993 2985,2 1444,4 919,7 97,5 427,2 48,4
1994 4054,3 1948,1 1280,2 111,6 556,3 48,0
1995 5448,9 2521,1 1745,8 153,9 612,4 46,3
1996 7255,9 3068,3 2459,6 212,2 696,5 42,3
1997 9185,0 3238,5 2231,3 225,2 782,0 35,2
1998 9360,3 3323,7 2274,3 191,4 858,0 35,5
Biểu 6
- Mục tiêu phát triển nông nghiệp 2005
- Định hướng
109
+ Khai phá và mở rộng thị trường cho các nông lâm, hải
sản nước ta, khuyến khích nhập khẩu các công nghệ cần
thiết
+ Tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô đối với
nôn nghiệp, nông thôn
+ Xoá đói giảm nghèo là yêu cầu bức thiết đối với nông
dân hiện nay
+ Định hướng cơ cấu kinh tế nông thôn
- Giải pháp
+ Giải pháp cho vốn đầu tư nông nghiệp nông thôn
+ Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đầu tư cho phát triển sản xuất
nông nghiệp nông thôn
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp
nông thôn
+ Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam
+ Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển nông
nghiệp nông thôn Việt Nam(từ nay đến 2005)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thực trạng chính sách đầu tư đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam.pdf