Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ
bị chậm lại nhất là sử lý công nợ, vốn, tài sản, lao động. Các doanh nghiệp
công nghiệp đã cổ phần hoá nhìn chung hiệu quả rõ, tăng nhanh về giá trị
sản xuất công nghiệp, doanh thu, việc làm và thu nhập, lợi nhuận so với
trước khi cổ phần hoá, nhưng chưa đạt được yêu cầu huy động vồn đầu tư
phát triển, một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá chậm đầu tư để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng. Số doanh nghiệp Nhà nước địa phương còn phần
lớn là những đơn vị nhiều năm yếu kém, chậm được tháo gỡ, khắc phục,
chưa đóng được vai trò liên kết hợp tác trong các thành phần kinh tế.
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tấn (1999) và 46.200 tấn (2000).
41
Đàn bò có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 382 tấn (1994) lên 430 tấn
(2000) và không ổn định qua các năm. Còn đàn trâu có xu hướng giảm do
máy móc được sử dụng trong khâu canh tác ngày càng tăng lên do nhu cầu
sức kéo giảm.
Đàn gia cầm của tỉnh tiếp tục tăng do những năm gần đây sản lượng
lương thực liên tục tăng lên là nguồn thức ăn chủ yếu cho gia cầm. Trong
chăn nuôi gia cầm xuất hiện những giống mới có tốc độ tăng trưởng nhanh,
sản lượng thịt lớn, cho nhiều trứng, năng xuất và hiệu quả cao như gà tam
hoàng,gà siêu trứng, vịt siêu trứng.v.v...
Việc gia tăng đàn gia súc, gia cầm làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi
tăng lên trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời phát huy được ưu thế
của vùng là phát triển cây lương thực. Sự tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
phản ánh sự chuyển biến tích cực và đúng hướng góp phần đem lại sự cân
bằng về tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi cho ngành nông nghiệp.
4.1.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp
Với diện tích 3.799ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên, ngành lâm
nghiệp có vị trí thứ yếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Việc phát
triển ngành này của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu là phát triển rừng phòng hộ
ven biển với các loại cây sú, vẹt... Do diện tích đất lâm nghiệp nhỏ nên giá
trị sản lượng lâm nghiệp trong toàn ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng
rất nhỏ
Bảng12: Diện tích trồng rừng và sản lượng khai thác
Đơn vị 1994 1998 2000
Diện tích rừng trồng mới ha 717 450 509
Trong đó trích giao đất giao rừng
Khai thác: Gỗ tròn
Củi
Tre luồng
ha
m3
tấn
1.000cây
574
37.468
55.059
1.716
450
25.500
44.000
1.400
495
24.50
39.870
1.350
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Lao động trong ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, các hộ
chủ yếu vừa làm nông nghiệp vừa làm lâm nghiệp, số hộ chỉ thuần về lâm
nghiệp chỉ còn rất ít. Bên cạnh đó việc bảo vệ rừng còn kém nên diện tích
42
đất lâm nghệp bị giảm đi. Nguyên nhânlà do một phần diện tích đất lâm
nghiệp chuyển sang đất nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao
sản lượng lâm sản khai thcác trong những năm gần đây giảm đi nhanh
chóng.
4.1.3.Chuyển dịch cơ cấu ngành ngư nghiệp
Ngành thuỷ sản là ngành có tiềm năng tương đối lớn với chiều dài bờ
biển là 72 km, có nhiều hải sản có giá trị. Bên cạnh đó, diện tích ao hồ cùng
với hệ thống sông ngòi là điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng và đánh
bắt hải sản.
Diện tích mặt đất nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây tăng lên
liên tục nhưng với số lượng không lớn. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Bảng13: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định
thời kỳ 1994-2000
Đơn vị: ha
Năm 1994 1998 2000
Diện tích mặt nước nuôi
trồng
Trong đó: Nuôi thuỷ sản
Trồng thuỷ sản
9.387
9.038
340
11.110
10.860
250
13.500
13.100
400
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích mặt nước nuôi trông thuỷ
sảnông nghiệpăm 1994 là 9.387ha trong đó diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản
là 9.038 ha, năm 2000 là 13.500 ha và 13.100 ha, như vậy diện tích mặt
nước chủ yếu là nuôi thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản sau một thời gian kém phát
triển nay đang phục hồi và có dấu hiệu phát triển nhanh.
Bảng14: Giá trị tổng sản lượng của ngành thuỷ sản Nam Định thời kỳ 1994-
2000
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 1994 1998 1999 2000
Giá trị tổng sản lượng 104,8 145,8 188,5 231,4
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Số liệu trong bảng cho thấy, giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ sản tăng
nhanh trong các năm vừa qua: năm 1994 giá trị tổng sản lượng của ngành
thuỷ sản là 104,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,1% trong cơ cấu ngành nâong-
lâm- ngư nghiệp, đến năm 1998 tăng lên145,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
5,84%, và đến năm 2000 là 231,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,4%.
43
Về cơ cấu nuôi trồng và đánh bắt, tỷ trọng nuôi trồng tăng lên đáng kể,
tuy nhiên việc đánh bắt không theo quy hoạch vẫn xảy ra thường xuyên và
rất khó quản lý.
Bảng15: Sản lượng thuỷ sản của tỉnh Nam Định thời kỳ 1994- 2000
Đơn vị: tấn
Năm 1994 1998 2000
Sản lượng thuỷ sản đánh bắt
Trong đó:
-Sản lượngthuỷ sản nuôi
-Sản lượng hải sản đánh bắt
15.166
6.384
8.818
28.080
15.580
12.500
42.000
28.500
13.500
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng lên
đáng kể, năm 1994 là 15.166 tấn, năm 1998 là 28.080 tấn và năm 2000 là
42.000 tấn. Trong đó, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với
sản lượng đánh bắt, năm 1994 sản lượng nuôi trồng là 6.348 tấn, năm 1998
là 15.580 tấn và đến năm 2000 là 28.500 tấn. Sản lượng khai thác tăng lên
không ngừng qua các năm là do những năm qua chúng ta đã có những biện
pháp khai thác và bảo vệ đúng hướng, bên cạnh đó khả năng về nuôi trồng
hải sản rất lớn với ưu thế các bãi bồi ven biển ở Giao thuỷ và Nghĩa Hưng.
Tuy nhiên do phương tiện đánh bắt xa bờ còn hạn chế nên việc khai thác
nguồn thuỷ sản ngoài khơi chưa phát triển, làm cho tốc độ gia tăng sản
lượng chưa tương xứng với tiềm năng khai thác của tỉnh.
Về cơ cấu mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, theo số liệu điều tra năm 1994
có 63,4% tổng diện tích nuôi cá, 36,6% là nuôi tôm trong khi tỷ lệ này cả
nước tương ứng là 38,3% và 50,8%. Các loại hải sản của tỉnh rất phong phú
và đa dạng với nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao và hiện đang là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh như tôm, cua biển...Theo số liệu
điều tra của Bộ thuỷ sản sinh vật phù du ở đây khá phong phú về thành phần
loài làm thức ăn cho tôm cá. Mặt nước và các cửa sông có nhiều tảo trần, tảo
lục, khuê tảo cùng các loài thực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho cá, ốc, tôm,
cua.
•Về cá: nhìn chung phong phú về giống loài nhưng nghèo về mật độ và
trữ lượng, đặc biệt là những loaig có giá trị kinh tế cao. Thành phần giữa cá
xa bờ và cá gần bờ, giữa tầng trên và tầng đáy không có sự khác nhau lớn,
nên khó khăn cho việc đánh bắt. Trữ lượng ước tính khoảng 157.500 tấn
chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó cá nổi95.150 tấn, cá đáy
62.350 tấn.
44
•Tôm: đã phát hiện được 45 loìa thuộc họ tôm he trong đó có 9 loài có
giá trị kinh tế cao ở độ sâu 5-30 m nước, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc và
Nam cửa sông Ba Lạt, trữ lượng khoảng 3.000 tấn, do đó rất thuận lợi cho
việc khai thác.
•Mực: hiện đã xác định được 20 loài trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế
lớn, trữ lượng ước tính khoảng 2.000 tấn và khả năng cho phép khai thác
660 tấn ở 30m trở vào và 310 tấn ở 30 m trở ra.
Ngoìa ra, còn có các loài như sò lông, bào ngư,... là hải sản có giá trị
thương mại trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Những mặt hàng này qua nhiều năm liên tiếp được xuất khẩu qua Trung
Quốc hược các thành phố lớn trong nước. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ hải sản của tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết do
đặc trưng riêng của ngành này là chịu ảnh hưởng của khí hậu biển nhất là từ
tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Xét về các lao động :
Lao động thuỷ hải sản chỉ chiếm 20% lao động nông nghiệp,0,015% lao
động của toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là lao động nuôi trồng thuỷ hải sản, còn
số lao động đánh bắt hàng năm không quá 8.000 người, chiếm 8-10% lao
động trong ngành thuỷ hải sản. Để khai thác tối đa nguồn lợi thuỷ hải sản,
cần chuyển bớt một số lao động nông nghiệp thuần tuý sang lĩnh vực khai
thác tự nhiên nguồn lợi này.
Về chất lượng lao động: lao động trong ngành nông- lâm – thuỷ sản
nhìn chung trình độ học vấn thấp, khoảng 70% số lao động là tốt nghiệp phổ
thông trung học, số còn lại chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở và một bộ
phận nhỏ mới hết bậc tiểu học. Điều này một phần là do nhận thức của
người dân, họ quan niệm rằng làm nông nghiệp thì cứ theo truyền thống mà
làm theo kiểu cha truyền con nối mà không có ý thức tự vươn lên, tiếp thu
những tiến bộ của sản xuất nông nghiệp.
Xét về cơ cấu đầu tư
Đầu tư cho thuỷ hải sản chiếm 3,45% tổng đầu tư, 18,3% đầu tư cho
nông nghiệp (626 tỷ đồng), đây là mức đầu tư không nhỏ so với một tỉnh có
tổng thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng năm. Tuy nhiên đầu tư cho nuôi
trồng còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70% đầu tư cho thuỷ sản), trong khi
nguồn lợi hải sản khai thác tự nhiên còn nhiều tiềm năng. Tỉnh đang có chủ
trương đầu tư nhiều hơn cho việc khai thác hải sản. Đây là một hướng đi
đúng cần được quan tâm đúng mức.
Tóm lại, bên cạnh kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp vẫn còn
nhiều tồn tại, đó là việc thay đổi các giống lúa ở nhiều nơi còn chậm, tỷ lệ
45
lúa dài ngày ở vụ xuân, giống CR 203 ở vụ mùa vẫn còn cao, ý thức chấp
hành lịch gieo cấy ở một số nơi còn chưa nghiêm túc. Sản xuất nông nghiệp
vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng thực hiện còn thấp và không ổn định. Việc
tiêu thụ sản phẩm cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn. khai thác kinh tế
biển tuy đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước song vẫn còn thấp so với
tiềm năng của biển.
Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao
trong các lao động của tỉnh, chất lượng lao động của tỉnh lại không cao. Để
đáp ứng được yêu cầu của “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và để đảm bảo
yêu cầu lương thực đối với một tỉnh nông nghiệp như Nam Định thì trong
thời gian tới tỉnh cần có biện pháp để chuyển bớt số lao động nông nghiệp
sang các hoạt động phi nông nghiệp, đồng thời cần phổ biến, tuyên tryền
một cách sâu rộng để người dân có thể tiếp thu được những tiến bộ khoa
học- kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, có các hình thức để vận động nhân
dân cho con em mình lên học những bậc cao hơn nhằm nâng cao trình độ
nhậ thức cho người dân trong tương lai.
4.2Cơ cấu công nghiệp
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cơ cấu ngành công nghiệp đã
có sự chuyển dịch nhất định: trong phát triển công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp, tỉnh đã ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm,
phát triển nhiều thành phần, nhiều tầng nấc (sơ chế, tinh chế...), từng bước
hiện đại hoá các làng nghề truyền thống ( trạm bạc, dệt, kéo sợi...) để đủ sức
cạnh tranh đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chủ trương mở
rộng các hình thức gia công cho các cơ sở trong và ngoài tỉnh.
Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trước năm
1995 tăng giảm không ổn định, từ năm 1996 trở lại đây ổn định và dần được
nâng lên song tốc độ còn rất chậm. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000
là 9,6%, trong đó công nghiệp địa phương tăng bình quân 10,9%, trong khi
công nghiệp cả nước tăng15,69%, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc trung
bộ tăng 23,9% (do công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tăng
trưởng có 4,7% ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn).
tính theo giá trị sản xuất công nghiệp thì Nam Định đứng thứ 22 trên 61 tỉnh
thành trong cả nước, đứng thứ 9 trên 15 tỉnh thành trong khu vực đồng bằng
Bắc bộ và Bắc trung bộ.
Năm 2000 công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 13,1%: riêng công nghiệp giá trị sản xuất
công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 19%. Nhiều nhân tố điển hình tiên tiến
ở các thành phần kh đã xuất hiện: Công ty cổ phần Sông Đào, công ty cổ
46
phần dây thép lưới Nam Định, công ty CP chế biến thực phẩm xuất khẩu,
công ty Cp dược Nam Định, công ty CP tấm lợp Bạch Đằng, công ty may
Sông Hồng, công ty may Thành Nam, công ty TNHH cơ khí đúc Trương
Thành, công ty TNHH Nhật Việt...
Quá trình sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước , nhiều doanh
nghiệp đã khắc phục được khó khăn mạnhdạn đầu tư dổi mới công nghệ,
thiết bị. Đầu tư cho công nghiệp thời kỳ 1996-2000: 26 dự án, tổng vốn đầu
tư 304,6 tỷ đồng. Các doanh nghiệp được đầu tư có mức tăng trưởng nhanh:
Công ty thực phẩm công nghiệp, Công ty dệt may Sơn Nam, Công ty may
Sông Hồng... như vậy khẳng định đầu tư đúng hướng là yếu tố quyết định
tăng trưởng.
Công nghiệp dệt may là ngành truyền thống của tỉnh, có giá trị sản xuất
công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Được sự giúp đỡ của Trung ương, các Bộ
ngành và cố gắng vươn lên của các doanh nghiệp, công nghiệp dệt may đã
từng bước vươn lên và phát triển: Công ty dệt Nam Định đã chặn được tình
trạng xa sút của những năm trước, đến nay cơ bản giải quyết được việc làm
và đời sống, ba năm 1998-2000 không lỗ, trích đủ khấu hao trả nợ và tái đầu
tư, nộp được ngân sách khá hơn.
Công nghiệp dân doanh phát triển năng động, huy động vốn trong dân
đầu tư phát triển, đi vào sản xuất là chính. Sau khi có Luật doanh nghiệp
nhiều doanh nghiệp mới ra đời, năm 2000 thành lập mới 26 doanh nghiệp.
Các làng nghề được củng cố và phát triển. Công nghiệp dân doanh tăng
nhanh về giá trị năm 2000 tăng 2,4 lần so với năm 1996, chiếm tỷ trọng khá
trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ 36% năm 1996
lên 48,8% năm 2000. Đây là tiềm năng, là một thế mạnh của tỉnh nếu cơ chế
khuyến khích sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bảng16: Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của toàn tỉnh giai đoạn
1996-2000 (giá cố định 1994)
Chỉ tiêu Năm
1996 1997 1998 1999 2000
47
1.Giá trị gia tăng
-Nông nghiệp
-Công nghiệp
-Dịch vụ
3.428,6
1.461,4
675,8
1.291,4
3.782,3
1.629,5
701,5
1.442,13
3.993,4
1.718,4
811,9
1.462,7
4.210
1.810
915
1.485
2.Tỷ trọng(%)
-Nông nghiệp
-Công nghiệp
-Dịch vụ
100
42,62
19,71
37,66
100
43,08
18,78
38,13
100
43,04
20,33
36,63
100
43
21,75
35,27
100
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định.
Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển chưa vững chắc, năm 1997
tăng 9,05%, năm 1998 tăng 15,5%, năm 1999 tăng 8% và năm 2000
tăng13,1%. Tỷ trọng công nghiệp so với GDP toàn tỉnh còn thấp, công
nghiệp-xây dựng năm 2000 mới chiếm 22,3% GDP, riêng công nghiệp mới
chiếm 12,2%. Công nghiệp phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng của
tỉnh:cơ khí giảm sút, các sản phẩm công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn ít,
công nghiệp chế biến chậm phát triển.
4.2.1.Công nghiệp
Bảng17: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Nam Định thời kỳ 1997-
2000 (tính theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
1997 1999 2000
Giá trị sản xuất
Trong đó: -Công nghiệp chế biến
-Công nghiệp dệt
-Công nghiệp khai thác mỏ
-Sản xuất, phân phối điện,
nước
1.184
835,12
249,35
65,23
34,30
1.236
892,39
243,56
61,13
38,92
1.315
938,34
274,78
59,35
42,53
Cơ cấu giá trị (%)
Trong đó: -Công nghiệp chế biến
-Công nghiệp dệt
-Công nghiệp khai thác mỏ
-Sản xuất, phân phối điện, nước
100
70,53
20,02
5,51
2,90
100
72,20
19,71
4,95
3,14
100
71,35
20,90
4,51
3,24
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, ngành công nghiệp chế biến có giá trị sản
xuất cũng như tỷ trọng trong các ngành công nghiệp tăng liên tục qua các
năm và luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 70%). Công nghiệp khai thác mỏ
giảm dần, bao gồmkhai thác dầu thô, khai thác đá và các mỏ khác.
48
Trong khi công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước liên tục tăng qua
các năm theo sự tăngdần mức sống dân cư.
Ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ
uống (bia, nước khoáng...), chế biến gỗ và các sản phẩm từ tre, nứa,sản xuất
vật liệu xây dựng,... luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Bảng18: Giá trị và cơ cấu giá trị của một số sản phẩm thuộc công
nghiệp chế biến của tỉnh (theo giá cố định 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
1997 1999 2000
Tổng giá trị sản xuất
Trong đó:
-Sản xuất thựcphẩm, đồ uống
-Chế biến gỗ và các sản phẩm từ tre, nứa, gỗ
-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
-Công nghiệp cơ khí, điện tử
835,121
222,288
213,430
176,356
223,047
892,39
285,12
205,65
177,97
223,65
938,34
329,53
203,34
178,79
226,69
Cơ cấu giá trị (%)
Trong đó:
-Sản xuất thựcphẩm, đồ uống
-Chế biến gỗ và các sản phẩm từ tre, nứa, gỗ
-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
-Công nghiệp cơ khí, điện tử
100
26,62
25,56
21,12
26,71
100
31,95
23,04
19,94
25,06
100
35,12
21,67
19,05
24,16
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Bảng số liệu cho thấy, sản xuất thực phẩm và đồ uống năm 1997 là
222,288 ỷ đồng, năm 1998 đạt 285,12 tỷ đồng, năm 1999 tăng lên 329,53 tỷ
đồng và đến năm 2000 đạt.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí,
điện tử của tỉnh trong những năm qua tăng nhưng với lượng nhỏ, nên xét
trong cơ cấu giá trị của ngành thì giảm sút. Ngành công nghiệp cơ khí, điện
tử đang được từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại để chuyển nhanhtừ gia
công lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng sang lắp ráp điện tử chuyên dùng.
Công nghiệp dệt:
Hiện nay tên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp dệt may quốc doanh ( 6
doanh nghiệp dệt, 15 doanh nghiệp may); khu vực kinh tế dân doanh có 3
doanh nghiệp. Năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp dệt- may đạt 624,4 tỷ
đồng, chiếm 46,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Giá trị xuất
khẩu 14,5 triệu USD, đến năm 2000 các con số tương ứng là: 679 tỷ đồng,
49
chiếm 44,54%, giá trị xuất khẩu là 16 triệu USD. Tốc độ tang trưởng bình
quân giai đoạn 1996-2000 là 5,56%.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong ngành dệt, quốc doanh Trung ương chiếm 84-86%, quốc
doanh địa phương và khu vực dân doanh chiếm 14-16%.
Thiết bị công nghệ: các doanh nghiệp Trung ương gặp nhiều khó khăn
nhưng đã từng bước tháo gỡ, tổ chức lại sản xuất, đầu tư thiết bị, công nghệ
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bảng19: Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt- may, da giầy
(theo giá cố định 1994)
Ngành 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng giá trị
sản xuất CN
trên địa bàn
968.533 990.449 1.079.735 1.247.955 1.347.457 1.526.892
Trong đó:
- Ngành dệt
498.900
465.649
457.933
527.039
569.425
607.991
- Ngành may 32.410 44.403 52.165 59.612 62.938 71.025
- Ngành da
giầy
1.082 1.040 2.683 4.803 4.506 4.551
Cộng giá trị
sản xuất CN
dệt- may, da
giầy
532.329 511.092 512.781 591.454 636869 683.567
Tỷ trọng công
nghiệp dệt-
may, da giầy
so với giá trị
sản xuất CN
54,9 51,6 47,5 47,4 47,3 44,8
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định.
* Công nghiệp chế biến:
Hiên nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 10 doanh nghiệp chế biến,
trong đó Trung ương 2; địa phương 7, liên doanh đầu tư nước ngoài có 1
doan nghiệp. Tổng giá trị tài sản 96,8 tỷ đồng chiếm 7,6% giá trị tài sản của
công nghiệp quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh có 2 doanh nghiệp và
5.089 các cơ sở tư nhân, hộ gia đình với tổng số 10.300 lao động.
Năm 1999 giá trị sản xuất đạt 157,7 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng giá
trịtoàn ngành. Giá trị xuất khẩu đạt 4,7 triệu USD.
50
Năm 2000 với các con số tương ứng là: 197,5 tỷ đồng, chiếm 12,95%,
xuất khẩu 5 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996- 2000 là
4,01%/năm.
Các sản phẩm chủ yếu năm 2000: muối ráo 96.000 tấn, thịt đông lạnh
2.200 tấn, bia các loại 20,3 triệu lít, nước mắm 1,4 triệu lít, thuỷ sản đông
lạnh 380 tấn, xay sát 15.000 tấn thóc...
Giai đoạn 1996- 2000 đã đầu tư 6 dự án, tổng vốn đầu tư 24,7 tỷ đồng.
Hiện tại công nghiệp chế biến của tỉnh Nam Định phát triển chậm, tỷ
trọng thấp chưa khai thác hết tiềm năng. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản
phẩm chế biến thô, chưa có sản phẩm chế biến sâu do đó hiệu quả kinh tế
thấp, cần được đầu tư mạnh hơn nữa. trước hết quy hoạch vùng nguyên liệu
để có đủ nguyên liệu có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế
biến, gắn lợi ích vùng nuôi trồng, sản xuất nguyên vật liệu với chế biến.
Bảng20: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến giai đoạn 1995-
2000 ( giá cố định năm 1994)
Đơn vị: triệu đồng
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Giá trị sản xuất 137.290 131.149 151.749 152.324 162.450 197.665
Tỷ trọng trong toàn
ngành CN
16,06 13,24 14,05 12,2 12,05 12,95
Trong đó:
-Quốc doanh TW 21.655 18.511 22.016 22.027 18.167 5.436
-Quốc doanh địa
phương
61.790 54.955 66.389 75.676 81.602 83.620
-Ngoài quốc doanh 53.840 57.683 63.344 52.750 60.066 106.884
-Đầu tư nước ngoài 1.871 2.615 1.725
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định.
* Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử:
Hiệ tại trên địa bàn tỉnh Nam Định có 15 doanh nghiệp quốc doanh và
DNNN đã chuyển sang Công ty cổ phần sản xuất cơ khí, điện, điện tử.
Trong đó có 2 doanh nghiệp Trung ương và 13 doanh nghiệp địa phương.
Tổng giá trị tài sản 40 tỷ đồng.
Năm 1999 giá trị sản xuất đạt 201,1 tỷ đồng chiếm 15% tổng giá trị
toàn ngành, năm 2000 con số tương ứng là: 255,9 tỷ đồng, chiếm 16,75%.
Thị trườngốc độ tăng bình quân 9,15%/năm. Các sản phẩm chủ yếu năm
2000 là dây thép mạ các loại 4.000 tấn, lưới B40 và lưới thép các loại 6.000
tấn, phụ tùng xe đạ, xe máy 1.200 tấn...
51
Tổng số lao động ngành cơ khí 7.456 người, đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề tuổi đời bình quân cao, nhiều công
nhân chưa được đào tạo lại đê tiếp thu công nghệ mới
Tình hình đầu tư giai đoạn 1996-2000: chỉ có 3 dự án đầu tư tập trung
vào Công ty cổ phần dây lưới thép Nam Định, vốn đầu tư 3 tỷ đồng, Công ty
Cp đóng tầu Sông Đào 4 tỷ đồng, Công ty CP vận tải 5 tỷ đồng.
Thời gian qua trước cơ chế thị trường, ngành cơ khi là một trong những
ngành khó khăn, nhìn chung thiết bị, máy móc cũ lạc hậu,độ chính xác kém,
chất lượng sản phẩm thấp khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập, sản xuất kinh
doanh giảm sút. Tuy nhiên công nghiệp cơ khí nhiều thành phần, làng nghề
cơ khí phát triển khá nhanh, một số doanh nghiệp cơ khí đầu tư đúng hướng
phát triển: Công ty CP đóng tàu Sông Đào, Công ty Cp dây thép Nam Định,
Công ty CP vận tải...
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xây
dựng trong và ngoài tỉnh. Năm 1999 giá trị sản xuất đạt 103,5 tỷ đồng chiếm
7,9% giá trị toàn ngành công nghiệp, đến năm 2000 là 116,2 tỷ đồng chiếm
7,6%. Với các sản phẩm chủ yếu là gạch ngói nung, tấm lợp...
Hướng phát triển của tỉnh về công nghiệp trong những năm gần đây vẫn
tập trung vào 4 ngành quan trọn là: công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ
uống; công nghiệp dệt may; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công
nghiệp cơ khí điện tử.
Như vậy, trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh Nam Định thì
ngành dệt may là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh 47, tiếp theo là ngành cơ khí, điện, điện tử chiếm 17%;
công nghiệp chế biến 13%. Cơ cấu ngành này đã tận dụng được lợi thế của
tỉnh về lao động, điều kiện tự nhiên, tài nguyên nên tác động tích cực đến
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên cơ cấu công
nghiệp của tỉnh vẫncòn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có một quy hoạch tổng thể
mà phát triển một cách tự phát, do đó chưa tận dụng được hết tiềm năng và
nắm bắt được yêu cầu của thị trường.
4.2.3Tiểu thủ công nghiệp
Khi không còn chế độ bao cấp của kinh tế hợp tác, đặc biệt là từ khi các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ thì hầu như ngành nghề thủ công
nghiệp trong nông thôn chỉ phát triển ở ngưỡng tự cân đối tiêu dùng nội bộ.
Các mặt hàng xuất khẩu như: thảm đay, thảm le, mây tre đan... hầu như
52
ngừng hoạt động. Tư liệu lao động hầu như bị bỏ phí và hàng chục vạn
người không có việc làm. Từ khi thực hiện phát triển sản xuất kinh tế nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có
chươngtrình xoá đói giảm nghèo trên cơ sở mở rộng quan hệ thị trường với
các nước thì nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, củng
cố và bước đầu hoạt động có hiệu quả.
Ngoài các nghề dịch vụ sửa chữa cơ khí, sản xuất nông cụ, sửa chữa đồ
điện, chế biến lương thực, chế biến... đã xuất hiện những ngành nghề sản
xuất sản phẩm để xuất khẩu. Hiện nay có khoảng 10% số xã sử dụng lao
động trong xã, một số xã có làng nghề truyền thống, có thị trường tiêu thụ
thì có tới 70 đến 80% số lao động trong xã tam gia ngành nghề thủ công.
Nhìn chung công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh những năm
gần đây có xu hướng tăng trưởng chậm lại, năm 1995 tăng 16%, năm 1996
tăng 10%, năm 1997 tăng 10,4%, năm 1998 tăng 5%, năm 1999 tăng 5,5%,
năm 2000 tăng 5,6%, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Chưa khai thông được thị trường trong nước và ngoài nước, nhất là
cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, hàng hoá sản xuất ra không có nơi
để tiêu thụ. Đây là nguyên nhân, vừa là hậuquả của công nghệ lạc hậu,
không có sản phẩm thu hút được thị trường, vừa là yếu kém trong công tác
tiếp thị khai thông thị trường.
Là một tỉnh nông nghiệp, nông sản hàng hoá phong phú nhưng khối
lượng phần lớn lại phân tán trong kinh tế hộ nông dân, chưa được quy hoạch
thành vùng chuyên canh nên không thể là tiền đề cho phát triển công nghiệp
chế biến, các khả năng khác đang còn ở dạng tiềm năng.
Kết cậu hạ tầng nói chung và trong công nghiệp nói riêng còn yếu,
chưa đủ điều kiện htu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác sản xuất
công nghiệp.
Về cơ cấu lao động:
Lao động trong ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp thường
chiếm từ 10-12% lao động toàn tỉnh, đầu tư cho ngành chiếm 33-40% tổng
mức đầu tư trong khi tổng sản lượng mà ngành tạo ra thường chỉ chiếm 18-
20% GDP. So với cả nước (10-11% lao động, tạo ra 29-31% GDP) thì công
nghiệp của tỉnh Nam Định có năng xuất còn thấp, giá trị ngành cũng như
hiệu quả đầu tư không cao. Tuy nhiên so với nông nghiệp thì đây là con số
đáng ghi nhận, nó phản ánh được vai trò của ngành trong phát triển kinh tế.
Trong lao động ngành thì lao động công nghiệp chế biến thường
chiếm tỷ lệ chi phối (trên 90% lao động trong ngành) và có xu hướng tiếp
tục tăng trong những năm tới. Trong công nghiệp chế biến, lao động tiểu thủ
53
công nghiệp chiếm đa số, do các làng nghề ngày càng được mở rộng, số lao
động được thu hút ngày càng tăng. Năm 1996, toàn tỉnh có 65 làng nghề, xã
nghề thu hút 65.000 lao động, đến tháng 9 năm 1998 có 82 làng nghề thu hút
trên 82.000 lao động, điển hình là các nghề thêu, dệt, chế biến các sản phẩm
từ gỗ, nghề chạm bạc, nghề kim hoàn, đan mây tre xuất khẩu.
Về chất lượng lao động: nhìn chung chất lượng lao động của tỉnh
không cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), lao động qua đào
tạo chỉ chiếm gần 30%, trong đó năm 2000 lao động đã qua đào tạo đại học
của ngành là 1.200 người, lao động công nhân kỹ thuật là 21.400 lao động.
Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật ở thành phố, thị xã cao hơn hẳn
khu vực nông thôn (thành phố, thị xã 22,5%, nông thôn 7,5%). Trong khi đó
lao động tiểu thủ công nghiệp đại bộ phận là sống ở nông thôn, do đó để
phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 25% lên 30-
32% đòi hỏi công tác đào tạo và đào tạo lại, đặc biệt là công tác dạy nghề
phải được quan tâm, và có những đổi mới căn bản cả về nhận thức, tổ chức
và phương thức thực hiện.
Tóm lại, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh trong
những năm gần đây có phát triển nhưng tốc đọ ngày càng chậm, cơ cấu sản
lượng tạo ra còn thấp so với mức đầu tư và tỷ lệ lao động thu hút vào nếu
đem so sánh với cả nước. Tuy nhiên, điều này còn cho thấy đầu tư cho công
nghiệp của tỉnh cho công nghiệp chủ yếu cho các ngành sử dụng nhiều lao
động. Để tạo đà cho sự phát triển và đuổi kịp sự phát triển công nghiệp cả
nước thì bên cạnh việc đầu tư cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động thì tỉnh cũng cần chú ý đầu tư cho các ngành sư dụng nhiều vốn tức là
các ngành áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
4.3.Cơ cấu ngành dịch vụ
4.3.1.Thương mại
Hệ thống thương mại- vận tải- du lịch của tỉnh trong những năm gần
đây đã có bước phát triển khá, đặc biệt là vận tải. Nếu trong những năm cơ
chế bao cấp, ngành thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò quan trọng thì
nhữngnăm gần đây thương nghiệp quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong quá
trình chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và phải cạnh tranh
với thị trường tư nhân. nhiều đơn vị vay vốn lớn, kinh doanh không có lãi,
thậm trí còn lỗ. Riêng khu vực xuất khẩu, thương mại quốc doanh của tỉnh
vẫn chiếm ưu thế chủ yếu. Tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là
nông sản (gạo, tôm đông lạnh...) và tiểu thủ công nghiệp (hàng dệt, may, đan
tre...) có giá trị nhỏ, trong khi mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là các
linh kiện điện tử, xe máy, hoá chất, nguyên liệu da... có giá trị nhập khẩu
lớn. Do đó, cơ cấu nhập khẩu của tỉnh thường là nhập siêu. Do vậy, trong
54
thời gian tới tỉnh cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng giá trị xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được để giảm
bớt tình trạng nhập siêu như hiện nay.
Thương nghiệp nhiều thành phàn phát triển đã nâng khả năng cung
cấp vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Thương
nghiệp quốc doanh vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong việc kinh doanh các
mặt hàng thiết yếu như: xăng , dầu, lương thực,phân bón, thuốc trừ sâu...
Lưu thông hàng hoá thuận tiện, đa dạng phong phú nên quan hệ cungcầu
không căng thẳng mhư những năm trước đây, góp phần bình ổn giá cả trên
thị trường. Tốc độ lạm phát từ hai con số thời kỳ 1991- 1995 giảm xuống
còn còn rất thấp trong nững năm gần đây.
Công tác xuất khẩu đã có nhiều cố gắng, giá trị hàng hoá xuất khẩu
tăng nhanh từ 19,9 triệu USD năm 1990 lên 57,9 triệu USD năm 2000. Tốc
độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 12,1%. Các mặt hàng xuất khẩu
truyền thống như: mây tre đan, sơn mài, thêu ren, hàng dệt kim, hàng may
mặc, thịt đông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, gạo, lạc nhân... vẫn được duy trì
phát triển.
Công tác tài chính, ngân hàng, kho bạc bước đầu có chuyển biến góp
phần quan trọng trong việc kìm chế lạm phát.
Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn tăng từ 137,9 tỷ đồng năm
1995 lên 177 tỷ đồng năm 2000, tuy nhiên nguồn thu mới đáp ứng được 25-
30% nhu cầu chi.
Cùng với sự chuyển đổi trong cơ chế của thương mại quốc doanh,
thương mại tư nhân ngày càng phát triển rộng, phổ biến ở các xã đều có dịch
vụ như: dịch vụ chế biến thực phẩm, dịch vụ hàng tiêu dùng, dịch vụ vật tư
cho sản xuất và dịch vụ tiêu thụ hàng nông sản. Các cửa hàng trao đổi mua
bán hàng hoá ở thành phố, thị xã, thị trấn; mua bán đường dài hay ngay
trong thôn xóm, phục vụ theo yêu cầu và theo cơ chế thị trường. Thị trường
chợ ở nông thôn phát triển mạnh, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá tốt hơn
trước đây, làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi sôi động hơn, kinh tế dịch vụ
chiếm vị trí nhất định theo xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh.
4.3.2 Giao thông vận tải và bưu điện
Đến nay tỉnh đã phủ kín hệ thống giao thông nông thôn với hơn
1.000 km rải nhựa, rải đá, hàng nghìn km bằng vật kiệu cứng, từ đường ngõ
xóm tới đường xã, đường liên huyện đã tạo nên sự thay đổi lớn bộ mặt nông
thôn của tỉnh. Bên cạnh việc xây dựng, tỉnh còn trú trọng đến việc sửa chữa
và nâng cấp các trục đường chính, đảm bảo sự lưu thông thông suốt, mở ra
khả năng mới cho sự nghiệp giao thông vận tải ở Nam Định .
55
Vận tải chủ yếu là vận tải hàng hoá và vận tải hành khách. Lĩnh
vực này do nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng ngày càng tốt cho
nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân.
Thông tin bưu điện phát triển mạnh; đến năm 1999, số máy điện
thoại trên 1 vạn dân là 110 máy so với 98 máy năm 1997, con số này của cả
nước là 210 máy năm 1999.
4.3.3.Hoạt động du lịch- khách sạn.
ở Nam Định nhìn chung hoạt động này chưa phát triển, số nhân
viên, khách sạn, nhà hàng chiếm trọng rất nhỏ (654 người năm 1998, 724
người năm 1999) và thu nhập từ các hoạt động này không lớn.
4.3.4.Cơ cấu lao động trong nhành thương nghiệp- dịch dụ .
Bảng 21: Cơ cấu lao động của ngành dịch vụ tỉnh Nam Định.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm
1998 2000
Ngườ
i
% Ngườ
i
%
Tổng số
Trong đó: Thương nghiệp quốc doanh
Tài chính tín dụng
Vận tải, thông tin liên lạc
Buôn bán nhỏ
Khách sạn nhà hàng
67.76
5
5.560
17.25
7
20.81
5
23.47
9
654
100
8,20
25,4
7
30,7
2
34,6
7
0,97
76.91
2
3.426
20.52
7
24.43
7
26.79
8
724
100
4,50
26,70
31,70
36,14
0,96
Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định.
Lao động trong ngành thương nghiệp- dịch vụ có xu hướng tăng
trong những năm gần đây, từ chỗ chiếm 9,83% năm 1998 trong cơ cấu lao
động theo ngành của tỉnh tăng lên 10,04 năm 2000.
Nhìn vào cơ cấu lao động thương nghiệp- dịch vụ tỉnh Nam Định ta
thấy chiếm vị trí chủ yếu là ngành vận tải, thông tin liên lạc. Đây là ngành
khá phát triển trong những năm gần đây, một mặt đáp ứng nhu cầu của nhân
dân, một mặt nâng cao mức sống tinh thần của nhân dân, góp phần vào qúa
trình hiện đại hoá của tỉnh. Lao động thương nghiệp quốc doanh giảm qua
các năm, từ chỗ chiếm 8,2% năm 1998 giảm xuống còn 4,5%lao động trong
56
ngành dịch vụ vào năm 2000. Có kết quả này là do ngành thương mại nếu để
ở thương nghiệp quốc doanhthì hoạt động kém hiệu quả nên đả dần bị thu
hẹp, chuyển một phần sang cho tư nhân kinh doanh.
Lao động hoạt động trong ngành khách sạn , nhà hàng chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ (dưới 1%) bởi vì hoạt động ngành du lịch Nam Định chưa phát
triển, số nhà nghỉ mát ở bãi biển Hải Thịnh là thuộc quản lý của sở: như Sở
lao động thương binh và xã hội, Công đoàn tỉnh, tỉnh uỷ. Do đó, số lao động
ở cảc nhà nghỉ này là thuộc biên chế của các cơ quan quản lý, chứ không
thuộc ngành dịch vụ, du lịch.
Nhìn chung, ngành thương mại-dịch vụ Nam Định đã từng bước phát
triển, từ chỗ chiếm 35,88% GDP của tỉnh năm 1995 tăng lên 38,2% năm
2000; trong đó nổi bật nhất là hoạt động vận tải, cả vận tải hàng hoá và vận
tải hành khách. Các hoạt động tín dụng nhân dân cũng đang dân dân đươc
mở rộng từng bước cải cách các thủ tục cho vay đơn giản hơn, giúp nông
dân có vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại tình hình kinh tế của tỉnh Nam Định trong những năm gần
đây vẫn tiếp tục phát triển. Sản xuất nông nghiệp thắng lợi tương đối toàn
diện, đạt trên 1 triệu tấn lương thực quy thóc/ năm, sản xuất công nghiệp ,
kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều khó khăn nhưng vẫn ổn định, quản lý
tài chính có tiến bộ.Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh vẫn còn ở mức thấp, tốc
độ tăng trưởng chậm lại 4,76% năm 1998, năm 1999 chỉ đạt 4,82%, nhiều
chỉ tiêu phát triển kinh tế không đạt được như Hội đồnh nhân dân đề ra.
III.ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ .
1. Những thành tựu đạt được
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước nhân dân trong
tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu tạo ra sự phát triển liên tục
trên các mặt kinh tế xã hội . Nhìn tổng quát trong những năm qua,quy mô
GDP tăng liên tục, nhịp độ tăng trưởng bình quân năm tăng 7%/ năm. Cơ
cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng . Tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP từ 46,2% năm 1990 đã giảm xuống 42% năm 1999 và 40,9% năm
2000, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 53,8% năm 1990 lên
58% năm 1999. Kinh tế nhiều thành phần được hình thành và phát triển.
Điều này đã tạo khả năng mới để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo
hướng đa ngành đa sản phẩm .
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến
bộ : tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành
nông nghiệp
Ngành nông nghiệp nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm
canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng và vật nuôi cùng với việc chuyển dịch
57
cơ cấu kinh tế từ cơ cấu thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến
bộ , gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển nuôi trồng các loại cây, con
đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp đạt đươc an toàn về
lương thực, nông nghiệp có bước tăng trưởng liên tục theo hướng sản xuất
hàng hoá. Gía trị tăng thêm toàn ngành, trong ngành riêng giá trị tổng sản
lượng lương thực tăng 7,3%/ năm . Sản xuất lương thực có những bước tiến
vượt bậc và liên tục, đạt những đỉnh cao mới, năng suất lúa vụ/ năm đạt 10-
10,5 tân/ha. Chăn nuôi gia súc gia cầm liên tục tăng cả về số lượng đầu con
và trọng lượng thị. Riêng sản lượng thịt hơi xuât chuồng bình quăn đạt trên
30000 tấn/năm .
Ngành công nghiệp : đạt mức tăng trưởng bình quân 7,4%/năm. Từ
năm 1994 đến nay sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng , riêng
công nghiệp quốc doang địa phương và ngoài quốc doang tăng nhanh. Trung
ương đóng trên địa bàn và cơ bản đã tránh được tình trạng sa sút của những
năm trước đó. Nhiều ngành nghề truyền thống , làng nghề đã được khôi
phục, nhiều sản phẩm tăng nhanh như thịt đông lạnh ,tôm đông lạnh , bia các
loại , khăn mặt quằn áo may sẵn ...
Ngành dịch vụ: có tốc độ tăng bình quân năm 7.9%, tỷ trọng trong
GDP chuyển dịch từ 33.0% năm 1990 đến 38,2% năm 2000. Các thành phần
kinh tế tham gia dịch vụ ngày càng đa dạng, nhiều hàng hoá, lưu thông
thông suất Bên cạnh đó hoạt động giao thông vân tải ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và
đi lại của nhân dân. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của tỉnh trong mấy năm
trở lại đây củng khá phát triển, tạo nhiều thuận lợi cho dân vay cả về số
lượng lẫn phương thức thủ tục cho dân vay giúp cho dân có điều kiện
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.
Cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây
trồng vật nuôi có hiệu quả.
Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động công nghiệp,
đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới để giảm bớt sức ép về dân số và lao
động nông thôn.
2.Những hạn chế và nguyên nhân
- Khó khăn lớn nhất vủa kinh tế tỉnh là kinh tế nông nghiệp mang
tính thuần nông độc canh lúa, trong khi đó diện tích đất bình quân đầu người
thấp. Tốc độ phát triển kinh tế chậm. Một số ngành, lĩnh vực tuy có tăng
trưởng khá nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, sản xuất kinh doanh gặp
khó khăn. GDP bình quân đầu người có tăng nhưng năm 2000 mới chỉ bằng
59,6% bìnhquân cả nước và 68,5% của vùng Đồng bằng sông Hồng.
58
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và đang có nhiều tồn tại. Trong
nông nghiệp trồngtrọt vẫn là chính, chăn nuôi và dịch vụ mới chỉ chiếm
khoảng 21-23%. Tiềm năng kinh tế biển được khai thác chưa nhiều, đầu tư
chưa đồng bộ và tỷ trọng đầu tư trong GDP còn bé.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm toàn ngành công nghiệp
thấp hơn so với kế hoạch dự kiến và so với cả nước. Đổi mới công nghệ
chậm, chất lượng sản phẩm kém, sức cạnh tranh yếu. Chưa có ngành mũi
nhọn và sản phẩm mũi nhọn. Khu vực DNNN nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ,
thiếu năng động, khu vực dân doanh tuy có phát triển nhưng quản lý còn
lỏng lẻo, hạn chế các nguồn thu ngân sách của địa phương. Các sản phẩm
công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh còn ít.
Những ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh, nhất là ngành dệt may, da
giầy trong thời gian dài bị khủng hoảng sa sút nghiêm trọng, tỷ trọng giảm
từ 55% năm 1995 xuống còn 42,3% năm 2000, nhiều sản phẩm truyền thống
bị mai một mất thị trường tiêu thụ.
- Công nghệ sử dụng trong các ngành sản xuất nông nghiệp nhìn
chung còn lạc hậu, chưa chế biến sâu, thất thoát sau thu hoạch lớn. Ngành
nghề, dịch vụ trong nông thôn chưa phát triển mạnh, chất lượng sản phẩm
nông nghiệp còn thấp, giá thành cao, tiêu thụ khó khăn.
- Chất lượng hoạt động một số ngành dịch vụ nhất là dịch vụ phục vụ
ăn uống nghỉ ngơi kém phát triển, nhiều mặt giảm sút. Xuất khẩu có tăng
nhưng quy mô nhỏ, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thấp, hàng xuất
khẩu chủ yếu là nguyên liệu khô theo kiểu thu gom hoặc mới qua sơ chế,
chưa tạo được vùng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với số lượng và giá trị
lớn. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thị trường tỉnh ta với các tỉnh bạn và
nước ngoài tạo cơ hội liên doanh, liên kết kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài
còn yếu.
- Thu ngân sáhc từ ngân sách trên địa bàn chỉ đảm bảo dưới 30%
tổng chi ngân sách địa phương và có xu hướng giảm dần (năm 1997 là
28,87%, năm 1999:28,4%, năm 2000: 28,71%), phần còn lại phải dựa vào sự
hỗ trợ của Trung ương. Các khoản chi ngân sách vừa thấp vừa bị co kéo dàn
trải cho nhiều mục tiêu làm hạn chế lớn đến hiệu quả sử dụng ngân sác, tỷ lệ
sử dụng tiền mặt còn lớn. Các loại dịch vụ tài chính tiền tệ còn nghèo nàn.
- Chưa có nhiều dự án trong điểm phát triển sản xuất kinh doanh để
thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng lao động sẵn có. Các cơ sở hạ tâng tuy
đã được quan tâm đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nhiều vấn đề xã hội đặt ra bức xúc, các tệ nạn xã hội tuy đã cố
gắng ngăn chặn nhưng vẫn còn nhức nhối nhất là ma tuý. Cuộc đấu tranh
59
chống các thói hư tật xấu, hủ tục, mê tín dị đoan, suy thoái đạo đức... chậm
mang lại hiệu quả thiết thực.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, lao động thất nghiệp còn nhiều, chất
lượng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo chưa đạt mục tiêu đề ra.
* Nguyên nhân:
+ Nam Định là một tỉnh đất chật người đông, thu nhập bình quân đầu
người thấp, do đó khả năng tích luỹ để tiết kiệm là hạn chế, dẫn đến nguồn
huy động từ dân thấp. Hơn nữa đây là một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ phát triển chậm, do đó việc huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài
là khó khăn do hiệu quả đầu tư không cao.
+ Một số chính sách kinh tế xã hội chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Việc
cho vay vốn đầu tư, bảo hiểm các sản phẩm mới, hỗ trợ giống cây, con, tích
tụ ruộng đất, chính sách giá nông sản... chưa đồng bộ. Nhận thức về sản xuất
nông nghiệp hàng hoá ở nhiều cán bộ và nông dân còn chậm, chưa nắm bắt
được yêu cầu của thị trường để sản xuất. Do đó đã ảnh hưởng đến quá trình
chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp thuần nông sang nền sản xuất nông
nghiệp hàng hoá.
+ Cơ sở vật chật trang thiết bị ở các doanh nghiệp chế biến, các cơ sở
sản xuất còn lạc hậu dẫn đến chất lượng các mặt hàng làm ra không cao,
không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Trong sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua mới tập trung giải
quyết về lượng là chính, chưa mạnh dạn tập trung nghiên cứu ứng dụng đưa
vào sản xuất những giống cây, con có chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp
còn độc canh, chưa đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
+ Các doanh nghiệp công nghiệp địa phương chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trình đọ công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ. Đây
là hạn chế cơ bản làm cho sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu,
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất
kinh doanh thấp, khôngđủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
+ Công nghiệp dệt- may trong đó công nghiệp Trung ương có tỷ
trọng lớn chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thời gian
qua bị sa sút.Công ty dệt Nam Định bị khủng hoảng nghiêm trọng đã ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn.
Đến nay tuy đã phục hồi đi vào ổn định và đang từng bước phát triển nhưng
để phát triển nhanh hơn, Công ty dệt Nam Định cần có thời gian và vốn đầu
tư lớn.
Thời gian qua đầu tư vào công nghiệp chưa nhiều. Sau khi tách tỉnh
mới đi vào xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, do đó chậm xác địng
60
ngành công nghiệp trọng điểm để tập trung đầu tư tạo thành mũi nhọn. Đầu
tư chưa đồng bộ, chưa đủ tầm, còn phân tán. Thực tế cho thấy, vốn không
thiếu mà thiếu các dự án khả thi. Công nghiệp là lĩnh vực nhiều khó khăn
đòi hỏi phải kiên trì và tập trung chỉ đậo quyết liệt. Chỉ đạo công nghiệp cấp
tỉnh và huyện những năm qua đã được chú ý nhưng chưa đủ tầm, chưa thực
sự quan tâm chỉ đạo tập trung và thường xuyên phát triển sản xuất-kinh
doanh từ quy hoạch phát triển, cơ chế chính sách, chọn lựa, bồi dưỡng và
đào tạo cán bộ quản lý.
Việc gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế, trước hết
do bản thân các doanh nghiệp trong tỉnh chưa đủ năng lực tài chính, thiếu
các dự án khả thi và nhất là tỉnh chưa có khu công nghiệp tập trung và thiếu
cơ chế mở đủ sức thu hút đối tác.
Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ
bị chậm lại nhất là sử lý công nợ, vốn, tài sản, lao động. Các doanh nghiệp
công nghiệp đã cổ phần hoá nhìn chung hiệu quả rõ, tăng nhanh về giá trị
sản xuất công nghiệp, doanh thu, việc làm và thu nhập, lợi nhuận so với
trước khi cổ phần hoá, nhưng chưa đạt được yêu cầu huy động vồn đầu tư
phát triển, một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá chậm đầu tư để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng. Số doanh nghiệp Nhà nước địa phương còn phần
lớn là những đơn vị nhiều năm yếu kém, chậm được tháo gỡ, khắc phục,
chưa đóng được vai trò liên kết hợp tác trong các thành phần kinh tế.
+ Đội ngũ cán bộ: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành
nghề tuy có tích luỹ được kinh nghiêm trong quá trình đổi mới, song còn
nhiều bất cập trước cơ chế thị trường, tính năng động còn hạn chế. Chậm đổi
mới công tác cán bộ, thiếu đội ngũ giám đốc, chủ doanh nghiệp giỏi, đội ngũ
kế cận mỏng. Thiếu hẳn đội ngũ cán bộ tiếp thị, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng
sản phẩm, cán bộ kinh tế đối ngoại, cán bộ lập các dự án đầu tư.
Tác động của Nhà nước vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
dân doanh, để khai thác thế mạnh làng nghề còn hạn chế: mặc dù Nhà nước
đã ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho công nghiệp phát
triển: luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư ttrong nước, luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, luật thuế... và các nghị định, thông tư triển
khai của các Bộ, ngành Trung ương, nhưng chưa đồng bộ, còn chồng chéo.
Nhất là việc chốnh hàng giả, hàng nhập lậu còn nhiều bất cập. Chưa có cơ
chế khuyến khích việc tạo dựng thị trường, giải quyết vốn, mặt bằng đất
đai...Mặt khác,địa phương cũng chưa có chính sách hiệu quả, thiết thực
khuyến khích công nghiệp phát triển. Đây cũng là lý do vì sao công nghiệp
nói chung và làng nghề nói riêng tỉnh ta chậm hình thànhcác doanh nghiệp
mạnh. Sự phối hợp các nghành, cấp chưa chặt chẽ và không rõ nét, nhiều
61
nghành chồng chéo và quản lý doanh nghiệp, nhiều thủ tục còn rườm rà,
phức tạp, môi trường hoạt động của doanh nghiệp chưa thật thông thoáng, đã
hạn chế phát huy nội lực phát triển công nghiệp.
3.Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh Nam Định.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong thời gian
qua tuy diễn ra chậm nhưng nó phù hợp với điều kiện của tỉnh, và nó có tác
động tới sự phát triển kinh tế của tỉnh:
• Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động lớn đến tăng trưởng
kinh tế, thu nhập, việc làm và tích luỹ. Thời kỳ 1996-2000 nhịp độ tăng
trưởng kinh tế bình quân của tinh gần 7%, con số của từng ngành được thể
hiện rõ trong bảng sau:
Bảng22: Giá trị GDP tỉnh Nam Định thời kỳ 1995- 2000
( tính theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
1995 2000 Nhịp độ tăng trưởng bình
quân % ( 1995-2000)
Tổng số 3.217,9 4.412,0 6,5
Công nghiệp 344,7 571,0 10,6
Xây dựng 262,4 360,7 6,4
Nông nghiệp 1.437,9 1.23,5 4,85
Dịch vụ 1.172,9 1.656,8 7,15
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định.
Nhờ cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực mang lại hiệu
quả cao trong sản xuất kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp mà GDP bình
quân đầu người của tỉnhtrong những năm qua tăng lên, GDP năm 1995 là
1.951.000 đồng đến năm 2000 tăng lên .768.000 đồng. Do đó tỷ lệ tích luỹ
đầu tư từ GDP cùng tăng lên từ 20,1% tăng lên 24,6% trong thời kỳ này.
Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ này đã góp
phần tạo việclàm, nhờ đó mà giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội
trong thời gian qua, giảm dần lao động thất nghiệp từ 20.900 người (chiếm
2,3% so với lực lượng lao động) năm 1995 xuống còn 18.000 người (chiếm
1,8%) năm 2000.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực: vốn, lao động, các lợi thế so sánh khác. Trong thời hian qua tỉnh
đã tận dụng được lợi thế so sánh của tỉnh về các yếu tố như điều kiện tự
nhiên, lao động để tạo ra hàng hoá, dịch vụ có sức cạnh tranh với các tỉnh
trong cả nước. Đồng thời, điều này tạo nên nền kinh tế mêm dẻo, linh hoạt
62
và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện cho
Nam Định bắt nhịp được với sự phát triển chung của cả nươc, từng bước xây
dựng Nam Định vững mạnh, giàu đẹp.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác đọng mạnh đến hoạt động
xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu xuất khẩu của tỉnh trong thời gian
qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm năm 1995 là 32,78
triệu USD, tăng lên 40,986 triệu USD vào năm 2000. Trong đó giá trị nhập
khẩu của địa phương năm 1995 là 10,26 triệu USD và đến năm 2000 là
15,61 triệu
USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công
nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thuỷ sản như: gạo, lạc
nhâ, thuỷ sản đông lạnh, gạo, tơ tằm...
+ Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo kịp
với quá trình chuyển dịch của cả nước, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng
phải phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu. Và ngược lại quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế cũng thúc đẩy sự phát triển của trình độ công nghệ và
cơ sở hạ tầng.
Song song với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tỉnh đã trú trọng đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.pdf