Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề kinh tế công nghệ TP. Hồ Chí Minh

- Kiến nghị lên Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH về: . Định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau trung học cơ sở; thiết lập mạng lưới tuyển sinh TCN, CĐN đến cấp Huyện và các trường THPT, THCS. . Tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng; xuất bản những điều cần biết về tuyển sinh học nghề. . Tăng cường tổ chức sửa đổi, cải thiện và hoàn thiện việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. - Nhà trường cần mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ với các tổ chức, đơn vị ngoài trường, các cơ sở kinh doanh dịch vụ Cần tạo quan hệ giao lưu với môi trường chính trị - xã hội, PHHS để tạo môi trường dạy học – giáo dục đạt hiệu quả cao trong đào tạo. - Nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất, TBDH để đảm bảo ứng dụng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy lý thuyết, thực hành, thực tập cho sinh viên. - Tăng cường phát triển chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy để tích cực hóa người học; có biện pháp hỗ trợ khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và hợp tác đồng nghiệp để học hỏi, trau dồi, cải tiến kinh nghiệm giảng dạy.

pdf122 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề kinh tế công nghệ TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường bạn, thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. . Xuất bản và phát hành tập san, tạp chí, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình và các học liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, KH&CN của trường theo quy định của pháp luật. . Xây dựng và quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo KH&CN của trường; các dự án tăng cường TBDH, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. . Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và các hoạt động KH&CN khác; chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; hướng dẫn, giúp đỡ SV học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong. - Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ: . Tổ chức bộ máy thực hiện, làm rõ nhiệm vụ từng cá nhân, đơn vị. Quy định giao chỉ tiêu, quy chế chi tiêu vào đầu học kỳ/năm học. . Biện pháp hành chính: chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ LĐTBXH, quy chế hoạt động KH&CN của nhà trường . Biện pháp tài chính: sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, đầu tư kinh phí cho công tác NCKH bằng cách sử dụng ngân sách nhà nước, hoặc do Quỹ phát triển KH&CN tài trợ theo quy định của pháp luật, hoặc nguồn kinh phí từ HĐQT nhà trường thể hiện trong Kế hoạch chi tiêu nội bộ của từng học kỳ. Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN phải được công bố rộng rãi cho toàn trường và từng khoa/tổ bộ môn, giảng viên nắm rõ. . Biện pháp hỗ trợ: động viên thi đua về vật chất và tinh thần; tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị quản lý tốt hoạt động KH&CN; mời chuyên gia báo cáo về các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, học thuật; tổ chức làm mẫu, thao giảng rút kinh nghiệm. . Biện pháp phối hợp: + Tham gia giải quyết những vấn đề KH&CN do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước đặt ra; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và NCKH và sản xuất, dịch vụ KH&CN. + Tham gia tư vấn xây dựng chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các cấp quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; tham gia thẩm định về mặt KH&CN các dự án, các công trình lớn; góp phần đưa các thành tựu KH&CN tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, đời sống. + Xây dựng các viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển, các cơ sở sản xuất thử nghiệm, các doanh nghiệp KH&CN có cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm để triển khai các hoạt động KH&CN. + Tổ chức phối hợp với các tổ chức KH&CN, các đơn vị sự nghiệp, các CSSX kinh doanh dịch vụ tổ chức các hoạt động KH&CN; hợp tác KH&CN với nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hội nghị KH&CN, tham dự các giải thưởng trong nước và quốc tế. . Biện pháp kiểm tra đánh giá: kiểm tra thường xuyên và định kỳ những công tác đề ra, có đánh giá, rút kinh nghiệm cho kế hoạch mới. Ban hành khen thưởng hoặc xử phạt bồi hoàn theo quy định. 3.2.3.5. Biện pháp 5. Tăng cường hợp tác đồng nghiệp - Xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn là hoạt động vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa mang đậm tính sư phạm. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn là một yêu cầu bắt buộc, Hiệu trưởng cần phải: . Chỉ đạo cụ thể công tác quản lý chuyên môn. Phát huy tác dụng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trực tiếp chỉ đạo CBQL triển khai và quán triệt các nội dung liên quan đến chủ trương và yêu cầu chung của trường. . Hiệu trưởng phải thẩm tra tình hình thực hiện nội dung và phương pháp dạy học, những nề nếp chuyên môn trong nhà trường thông qua kiểm tra, dự giờ, xem xét các hoạt động giáo dục qua trao đổi, mạn đàm... Từ đó phân tích nguyên nhân của những hiện tượng thiếu sót, không đồng bộ trong việc thực hiện các chủ trương về chuyên môn và chất lượng dạy học. . Hiệu trưởng chỉ đạo nội dung sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo thi đua, thúc đẩy công tác chuyên môn, giảm nội dung mang tính hành chính, sự vụ, tăng cường nội dung sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ mang tính sư phạm. Chỉ đạo Trưởng khoa sinh hoạt tổ chuyên môn theo đúng quy định về thời gian và chất lượng; thống nhất nội dung sinh hoạt trong từng kỳ họp và thời điểm, cụ thể: + Thống nhất nội dung, phương pháp dạy học cho từng loại bài, thống nhất nội dung để khảo sát chất lượng thường xuyên, cách chấm chữa bài. + Hướng dẫn và thống nhất cách lập kế hoạch bài học, sử dụng tư liệu và phương tiện dạy học. Thảo luận về phương pháp dạy học và những vấn đề chuyên môn quan trọng, bức thiết... Tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm sư phạm tiết dạy. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng sinh viên giỏi, phụ đạo sinh viên yếu, tổ chức các hoạt động ngoại khoá. + Để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai lệch, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra kế hoạch và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức thi đua giữa các tổ và các thành viên trong tổ để kích thích tinh thần làm việc của giảng viên, tạo nên mối quan hệ gắn bó, đoàn kết trên tinh thần học tập lẫn nhau cùng tiến bộ vì mục tiêu nâng cao chất lượng. . Hiệu trưởng cũng phải dự họp định kỳ (ít nhất 1 lần/tháng) với khối chuyên môn để trực tiếp thu nhận khó khăn vướng mắc của GV và tổ bộ môn, đề ra biện pháp tháo gỡ cũng như hiểu thêm về năng lực quản lý của CBQL. - Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường: . Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo như Ban Giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên. Phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể, phù hợp, mọi người cùng thống nhất hướng về mục tiêu và phối hợp nhau trên tinh thần chủ động, sáng tạo, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó. . Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể: quan hệ giữa các CBQL với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với CBQL là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cần phải tạo mối quan hệ phối hợp nhau, cán bộ là chỗ dựa cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sống; giảng viên cần tự giác tích cực chấp hành phân công phân nhiệm của cấp trên trên tinh thần thiện chí và xây dựng. . Hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời, giải quyết mâu thuẫn; phân loại, tìm ra nguyên nhân để giải quyết, giúp cho các bên nhận ra đúng sai và sửa chữa trong thiện chí và bình thường hóa quan hệ trong tập thể sư phạm. - Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể: . Cần tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua cho CBQL, giảng viên, CNV; tổ chức kỹ niệm các ngày lễ lớn: khai giảng, tổng kết, Nhà giáo Việt Nam . Xây dựng phòng truyền thống nhà trường nhằm phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của trường, cần xem như là một phương tiện giáo dục lòng tự hào về nhà trường cho giảng viên, CBQL, CNV. . Hiệu trưởng là tấm gương với những phẩm chất: uy tín, coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc; đảm bảo quy chế dân chủ; có tư duy năng động, sáng tạo, lòng nhiệt tình; có lòng nhân ái với CBQL, GV, CNV, SV. 3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và hoạt động lao động sản xuất cho sinh viên Mục đích: Công tác giáo dục hướng nghiệp và hoạt động lao động sản xuất là nhóm hoạt động GDNN của nhà trường, phối hợp giúp cho việc vận dụng kiến thức kỹ năng về nghề nghiệp vào thực tế, giúp cho việc tổ chức và quản lý giáo dục giữa nhà trường và xã hội đúng theo kế hoạch đã xây dựng, gắn với mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và giáo dục ở các môn học – mô đun và các hoạt động lao động sản xuất khác. Đồng thời giúp nhà trường đi vào nền nếp, có chất lượng và có hiệu quả thiết thực; đồng thời góp phần ổn định tư tưởng, thúc đẩy động cơ học tập của cá nhân nguời học để đáp ứng nhu cầu cân đối hợp lý và hiệu quả lực lượng lao động cho xã hội. 3.2.4.1. Biện pháp 1. Giáo dục hướng nghiệp - Phổ biến, hướng dẫn quán triệt các văn bản pháp quy, xây dựng và phổ biến các quy định về hoạt động giáo dục hướng nghiệp; xây dựng và phổ biến các kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đã đề ra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh giáo dục hướng nghiệp theo định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất. - Chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy học các môn học-mô đun: có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập, lôi cuốn sinh viên bước vào thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến nghề nghiệp tương lai. Môn học-mô đun nào cũng có khả năng hướng nghiệp cho sinh viên, có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có quan hệ với ngành nghề khác nhau. Tùy từng đặc điểm của môn học-mô đun mà phải giới thiệu ngành nghề có liên quan. Việc làm này có ý nghĩa vì trước hết phải dạy tốt kiến thức cơ bản, kế đến là kỹ năng tri thức của môn học và vận dụng đối với đối tượng lao động, mục đích, công cụ điều kiện lao động của nghề. Qua đó xác định giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho sinh viên. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình quy định; nâng cao nhận thức đối với giảng viên, tạo điều kiện giảng dạy tốt, đồng thời tiến hành công tác hướng nghiệp cho sinh viên, chú ý gắn mục tiêu đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất: tổ chức lao động, thực hành cho sinh viên nhằm tạo điều kiện gắn lý luận với thực tiễn, hiểu rõ vai trò hoạt động có ý thức trong sự phát triển xã hội, vai trò-nhiệm vụ-tính chất đặc điểm hoạt động nghề, những đòi hỏi của nghề. Trên cơ sở đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển nhân cách và hứng thú say mê nghề nghiệp cho sinh viên. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện việc tổ chức lao động sản xuất tại: các CSSX kinh doanh dịch vụ, xí nghiệp, cơ sở giáo dục khác - Chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: rất đa dạng, phong phú và lôi cuốn sinh viên qua các hoạt động như: tổ chức cho sinh viên xem phim, kịch, văn nghệ, hội thảo chuyên đề, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm tận dụng các phương tiện đại chúng để giáo dục hướng nghiệp. Tổ chức cho sinh viên tham gia các phong trào thi đua, sáng kiến mô hình học tập, các trò chơi hướng nghiệp, tham gia hoạt động hướng nghiệp tại cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục ngoài trường giúp quen dần với hoạt động nghề nghiệp. - Chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên vào làm trong các CSSX, doanh nghiệp để giúp sinh viên có được kinh nghiệm thực tế và triển vọng có việc làm ngay khi tốt nghiệp; cần tích cực trong việc “lần theo dấu vết” của sinh viên đã tốt nghiệp, tổ chức họp mặt cựu sinh viên giúp việc kiểm soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về kết quả đào tạo của nhà trường qua nguồn nhân lực đang phục vụ cho xã hội trên cơ sở đó ý thức và phát huy vai trò-nhiệm vụ-tính chất đặc điểm hoạt động nghề của nhà trường phù hợp kinh tế thị trường tại địa phương. 3.2.4.2. Biện pháp 2. Tăng cường hoạt động lao động sản xuất cho SV - Xây dựng và quán triệt các văn bản pháp quy, các quy định về vấn đề lao động sản xuất cho sinh viên một cách đồng bộ, cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng địa phương và nhà trường - Cần đa dạng hóa các loại hình sản xuất kết hợp với đào tạo phù hợp ngành nghề địa phương. - Tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động lao động sản xuất theo kế hoạch đã xây dựng, chú trọng yếu tố sư phạm, giáo dục hướng nghiệp và đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động lao động sản xuất của sinh viên tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất. - Tổ chức phối hợp tốt với giáo dục hướng nghiệp kết hợp với những buổi trao đổi, phổ biến kinh nghiệm lao động sản xuất; có chế độ khuyến khích, động viên thỏa đáng; uốn nắn kịp thời với những sai phạm của CB, GV, SV 3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp Các giải pháp trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trường CĐN KTCN TP. HCM. Để tránh tính chủ quan có thể mắc phải, chúng tôi đã lập phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, giảng viên nhà trường về tính cần thiết và khả thi đối với những giải pháp nêu trên. Chúng tôi đã thu được kết quả sau: Bảng 2.20. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp đối với công tác quản lý HĐDN tại Trường CĐN KTCN TP. HCM: Từ kết quả thu được qua trưng cầu ý kiến của CBQL và giảng viên, chúng tôi cho rằng những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể áp dụng vào thực tế công tác quản lý hoạt động dạy nghề của Trường CĐN KTCN TP. HCM trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày và phân tích ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Trường CĐN KTCN TP. HCM là một trường nghề mới thành lập, trong 03 năm qua đã có nhiều nỗ lực đóng góp trong lãnh vực đào tạo nghề; từng bước cố gắng hoàn thành mục tiêu và sứ mạng đề ra để góp phần công sức vào hoạt động dạy nghề của nước nhà. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo nghề hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, cho nên nhà trường không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế như: - Môi trường hoạt động cơ chế tổ chức quản lý chưa tổ chức tốt trong việc liên hệ chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp, đối tác, kinh doanh, các tổ chức đơn vị ngoài trường, môi trưởng chính trị - xã hội, PHHS chương trình đào tạo còn đơn điệu, thiếu khả năng ứng dụng thực tế và phát huy hiệu quả trong sản xuất còn kém. - Đầu tư chưa tương xứng, từ việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho đến định mức kinh phí thường xuyên cho đào tạo. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của dạy nghề. - Việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, phát huy sáng kiến kinh nghiệm nội bộ, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giảng viên còn hạn chế. - Công tác hướng nghiệp còn hạn chế, chưa thiết lập được quan hệ với nhà tuyển dụng nên sinh viên chưa có kinh nghiệm trong thực hành thực tập tại môi trường việc làm thực tế. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong HĐDN là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách mà HĐQT và Ban Giám hiệu đã đề ra, đáp ứng mục tiêu chung của nhà trường phấn đấu là cơ sở đào tạo nghề chất lượng và hiệu quả cao, là trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và ngoài nước trong thời gian tới. Do đó nhà trường cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: - Tổ chức môi trường dạy học và giáo dục có sự liên kết với gia đình, xã hội, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. - Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động KH&CN, hợp tác đồng nghiệp. - Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, hoạt động lao động sản xuất cho SV. Mục tiêu của các giải pháp này là phát triển công tác quản lý hoạt động dạy nghề đạt hiệu quả và chất lượng đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu giáo dục đào tạo nghề. Những giải pháp cơ bản nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ nhau, tạo nên một hệ thống có tính liên tục, không tách rời nhau. Vì vậy, chúng phải được thực hiện đồng bộ mới mang lại kết quả mong muốn.  Kiến nghị • Đối với Bộ LĐTBXH - Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề từ các phương tiện thông tin đại chúng; định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau THCS. - Thiết lập mạng lưới tuyển sinh TCN, CĐN đến cấp huyện và các trường THPT, THCS; tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng; xuất bản những điều cần biết về tuyển sinh học nghề. - Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu đào tạo nghề chính xác, kịp thời, xác định rõ cơ cấu nghề đào tạo, cơ cấu cấp trình độ đào tạo và theo vùng miền giúp các trường trong công tác đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh học nghề. - Ban hành chính sách tiền lương theo các cấp trình độ đào tạo. - Tăng cường tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo 194 chương trình khung trình độ TCN, trình độ CĐN đã ban hành để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. - Khẩn trương triển khai áp dụng một số chính sách của Nhà nước như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ dạy nghề cho bộ đội suất ngũ học nghề; chính sách dạy nghề cho phụ nữ để góp phần nâng cao số lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo. • Đối với Sở LĐTBXH TP. HCM - Ở cấp thành phố cần thành lập trung tâm dự báo nguồn nhân lực trực thuộc những cơ quan hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Coi đây là cơ sở để phát triển hệ thống đào tạo nghề, cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ nhất định, thích ứng với công nghệ mới và phù hợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của thành phố trong từng giai đoạn cụ thể. - Tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo nghề bằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ chất lượng giáo viên dạy nghề. Cần có những chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên theo nhu cầu phát triển. • Đối với Trường CĐN KTCN TP. HCM - Kiến nghị lên Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH về: . Định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau trung học cơ sở; thiết lập mạng lưới tuyển sinh TCN, CĐN đến cấp Huyện và các trường THPT, THCS. . Tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng; xuất bản những điều cần biết về tuyển sinh học nghề. . Tăng cường tổ chức sửa đổi, cải thiện và hoàn thiện việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. - Nhà trường cần mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ với các tổ chức, đơn vị ngoài trường, các cơ sở kinh doanh dịch vụ Cần tạo quan hệ giao lưu với môi trường chính trị - xã hội, PHHS để tạo môi trường dạy học – giáo dục đạt hiệu quả cao trong đào tạo. - Nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất, TBDH để đảm bảo ứng dụng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy lý thuyết, thực hành, thực tập cho sinh viên. - Tăng cường phát triển chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy để tích cực hóa người học; có biện pháp hỗ trợ khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học và hợp tác đồng nghiệp để học hỏi, trau dồi, cải tiến kinh nghiệm giảng dạy. - Tăng cường hoạt động hướng nghiệp và các hoạt động lao động sản xuất để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, có kinh nghiệm thực hành và có nhận thức đúng đắn vai trò của người lao động phục vụ tốt cho đất nước. - Tăng cường chế độ khen thưởng, hỗ trợ CBQL, giảng viên, CNV trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm động viên khuyến khích họ cống hiến tài năng vào công tác chuyên môn giúp trường hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Tạ Thị Kiều An, 2004, “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”, Nxb Thống kê 2. Đặng Quốc Bảo, 2006,“Quan điểm về phát triển con người: những kiến giải và hành động thực tiễn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, Chuyên đề tổng luận Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1 3. Nguyễn Văn Cường, 2009, “Đào tạo giáo viên ở Cộng hòa Liên bang Đức và những khuyến nghị cho việc cải cách đào tạo giáo viên ở Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội 4. Học viện Quản lý giáo dục, 2009, “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo”, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý, Hà Nội 5. Trần Thị Dung, 1999, “Quản lý chất lượng đồng bộ”, Nxb Giáo dục Hà Nội 6. Cao Quang Đại, 2009,“Hệ thống công nhận kỹ năng nghề quốc gia”, Tài liệu tập huấn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 7. Vũ Cao Đàm, 2005, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 8. Nguyễn Tiến Đạt, 2008, “Con đường tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nước ta”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hải Phòng B2007-CTGD-03 9. Nguyễn Minh Đường, 2007, “Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề”, Tài liệu tập huấn Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề 10. Nguyễn Minh Đường, 2007, “Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề”, Tài liệu tập huấn Dự án VTEP, Hà Nội 11. Nguyễn Minh Đường, 1992, “Giáo dục Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong Sơ thảo giáo dục Việt Nam 1945 - 1990”, Nxb Giáo dục 12. Nguyễn Minh Đường, 2009, “Một số vấn đề về đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 13. Nguyễn Minh Đường, 1999, “Phát triển chương trình đào tạo nghề và xây dựng chương trình theo phương pháp DACUM”, Tài liệu tập huấn Dự án xây dựng năng lực cho hệ thống Giáo dục kinh tế và dạy nghề ADB – TA – 3063 14. Nguyễn Minh Đường – Phan Văn Kha, 2006, “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 15. Nguyễn Công Giáp, 2007, “Nghiên cứu các giải pháp quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trọng điểm B2006-29-12TĐ, Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội 16. Vũ Ngọc Hải, 07/2008, “Định hướng phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài B2007-CTGD-03 17. Hà Sĩ Hồ, 1984, “Những bài giảng về quản lý trường học”, Nxb Giáo dục Hà Nội 18. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khảo10/2008, “Dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề (SVTC)”, Các cuốn sổ tay và tài liệu tham 19. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2008, “Quản lý cơ sở dạy nghề”, Dự án Thị trường lao động của ILO 20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2009, “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề”, Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề 21. Nguyễn Việt Hùng, 10/2005, “Về hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đánh giá chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Lý luận và thực tiễn, Đề tài B2004- CTGD-04, Hà Nội 22. Mai Quang Huy, 2008, “Nghiên cứu so sánh hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục cấp Đại học quốc gia Hà Nội, mã số QS.05.01, Hà Nội 23. Đặng Thành Hưng, 2005, “Những cơ hội và thách thức của giáo dục Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam và việc gia nhập WTO, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội 24. Phan Văn Kha, 2006, “Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu phát triển nguồn lực”, Tạp chí khoa học Giáo dục số 11 25. Trần Kiểm, 2006, “Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục”, Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26. Dương Đức Lân, 11/2008, “Tổng quan về cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của hệ thống của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 38 27. Lê Thị Xuân Liên, 2000, “Một số vấn đề về năng lực sư phạm và đào tạo năng lực sư phạm cho giảng viên”, Tạp chí Giáo dục 28. Nguyễn Xuân Mai, 2009, “Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng nghề lên trình độ đại học Sư phạm kỹ thuật cho một số nghề tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số CB2008-02-04, Vinh 29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006,"Luật Dạy nghề" 30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005,"Luật Giáo dục" 31. Hoàng Văn Ngô, 2004, “Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện”, Tạp chí Phát triển giáo dục số 12 32. Bùi Văn Quân, 2006, “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 8 33. Cao Văn Sâm, 2010,“Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2020”, Tổng cục dạy nghề 34. Bùi Sỹ, 1991, “Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp trong bậc Trung học mới”, Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 921-VCT-I/18 35. Nguyễn Đăng Sỹ, 11/2009, “Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý quá trình đào tạo ở trường dạy nghề”, Tạp chí Quản lý giáo dục số 6 36 Phạm Văn Thanh, 2006, “Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 8 37. Mạc Văn Tiền, 2007, “Đào tạo nghề: Thuật ngữ chọn lọc”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 38 Nguyễn Văn Tố, 7/2008, “Vấn đề văn bằng tốt nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, đề tài B2007-CTGD-03 39. Nguyễn Đức Trí – Kennedy - Mac, 2004, “Đào tạo theo năng lực thực hiện”, Tài liệu tập huấn Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề 40. Nguyễn Đức Trí – Phan Chính Thức, 2010, “Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy nghề”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 41. Nguyễn Đức Trí, 2008, “Chất lượng giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục” 42. Nguyễn Đức Trí, 2009, “Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2007-CTGD-03, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 43. Nguyễn Đức Trí, 2006, “Đào tạo theo năng lực thực hiện”, Tài liệu bồi dưỡng Dự án Giáo dục kinh tế và dạy nghề 44. Nguyễn Đức Trí, 5/2008, “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 32 45. Nguyễn Đức Trí, 2010, “Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 46. Nguyễn Đức Trí, 1992, “Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp”, Viện Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp 47. Nguyễn Đức Trí, 2010, “Giáo trình quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 48. Nguyễn Đức Trí, 5/2010, “Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí khoa học giáo dục số 56 49. Nguyễn Đức Trí, 3/2005, “Một số vấn đề đổi mới tư duy trong đào tạo lao động kỹ thuật”, Tạp chí Phát triển giáo dục số 3 50. Nguyễn Đức Trí, 2009, “Nâng cấp, chuyển đổi hệ trung cấp chuyên nghiệp thành hệ cao đẳng 2 năm trong giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 51 51. Nguyễn Đức Trí, 7/2008, “Nhận diện cơ cấu trình độ giáo dục nghề nghiệp trong phân loại chuẩn giáo dục quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài B2007-CTGD-03 52. Nguyễn Đức Trí, 12/2007, “Quan niệm, đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp và vấn đề cơ cấu lao động trong mối quan hệ với cơ cấu giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục số 179, kỳ 2 53. Nguyễn Đức Trí, 2008, “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề”, Tổng cục dạy nghề 54. Nguyễn Đức Trí, 1995, “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ B93-38-24, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục Hà Nội 55. Nguyễn Đức Trí, 3/2010, “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và công nhận kỹ năng nghề”, Tạp chí Quản lý giáo dục số 10 56. Nguyễn Đức Trí, 2001, “Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề”, Tạp chí Phát triển giáo dục 57. Nguyễn Đức Trí, 2004, “Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề”, Tài liệu tập huấn Dự án Kỹ thuật và nghề nghiệp 58. Hoàng Ngọc Vinh, 2005, “Tiêu chuẩn trong giáo dục chuyên nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài B22004-CTGD-04, Hà Nội 59. Hoàng Ngọc Vinh, 11/2008, “Xu hướng phát triển giáo dục sau trung học trên thế giới”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 38 60. Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2006, “Phát triển chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp theo định hướng thị trường”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Tiếng Anh: 61. Beitrage aus der Praxis der beruflichen Bildung, 2005, Financing Technical and Vocational Education and Training, Inwent – Internationle Weiterbildung und Entwicklung gGmbH 62. Vladimir Gasskov, 2009, Managing vocational training systems, International Labour Office Geneva 63. Vladimir Gasskov, 2006, Vocational Education and training institutions, International Labour Office Geneva 64. International Labour Organization, 2004, Quality management in vocational training, International Labour Office 65. Budria Santiago and Pedro Telhado Pereira, 2009, “Subjective Assessment on Vocational Training Activities: A Generalized Ordered Probit Approach”, Science Report PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN Kính thưa quý thầy cô, Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này, nhóm nghiên cứu mong quý thầy cô vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Cám ơn quý thầy cô. Trước hết, quý thầy cô cho biết thông tin về bản thân: Giới tính: - Nam  - Nữ  Hiện là: - Giáo viên đứng lớp  - Tổ trưởng bộ môn  - Hiệu trưởng/Hiệu phó  Thâm niên công tác: - Dưới 5 năm  - Từ 6 đến 10 năm  - Từ 11 năm đến 15 năm  - Từ 16 năm đến 20 năm  - Trên 20 năm  Giảng dạy môn: ____________________________________ 1. Dưới đây là những công việc của quản lý hoạt động dạy nghề. Kính mong quý thầy cô đánh giá nội dung mức độ thực hiện của các nhà quản lý bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng phía bên dưới Nội dung Mức độ cần thiết Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Hoàn toàn không tốt Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy và học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn Quản lý cơ sở vật chất của trường Xây dựng đội ngũ giảng viên (GV) đạt chuẩn theo qui định Xây dựng đội GV tay nghề cao Phân công, bố trí nhân sự phụ trách rõ ràng, hợp lý, khoa học Tạo điều kiện cho GV tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho GV Xây dựng đội ngũ quản lý am hiểu các nghề đào tạo theo thị trường lao động, công tác giáo dục Thực hiện công tác tuyến sinh theo quy chế của Bộ LĐTB& XH Tìm hiểu nhu cầu thực tế của nghề đào tạo Thiết kế và xây dựng chương trình dạy nghề theo chương trình khung của Bộ LĐTB& XH Thiết kế chương trình dạy nghề theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác Tổ chức cho cán bộ, GV trong trường, cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, điều chỉnh chương trình dạy nghề Xây dựng chương trình dạy nghề với mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo Thiết kế và biên soạn giáo trình phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động Thiết kế chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo Xây dựng giáo trình có thu thập nhận xét đánh giá của GV, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người học về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Xây dựng giáo trình có yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, thực hiện phương pháp dạy học tích cực Thực hiện giảng dạy theo đúng tiến độ kế họach đào tạo Phân công giảng dạy hợp lý Sắp xếp thời khóa biểu phù hợp Kiểm tra việc soạn giáo án và nghiên cứu tài liệu chuyên môn liên quan đến nghề đào tạo Kiểm tra GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo thời khóa biểu của trường và đảm bảo yêu cầu chất lượng Kiểm tra đánh giá Hồ sơ giảng dạy của GV Tổ chức giờ dạy trên lớp hiệu quả Quản lý việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành hiệu quả Tổ chức cho GV đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích học sinh sinh viên (HSSV) tích cực tự nghiên cứu Tổ chức cho GV đi học hỏi kinh nghiệm tại các trường khác Xây dựng môi trường dạy nghề phù hợp để GV tích cực và yêu nghề Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả Hằng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo Tổ chức cho GV và HSSV tham quan các công ty, xí nghiệp Phối hợp GV với các phòng ban trong trường để thực hiện kế hoạch giáo dục HSSV Tổ chức hướng nghiệp, các chuyến tham quan thực tế cho GV và HSSV Tổ chức lao động sản xuất tại trường theo nghề nghiệp Kết hợp GV với nhà trường trong hoạt động rèn luyện tay nghề cho HSSV Liên hệ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cho HSSV thực hành, thực tập và tiếp nhận sau khi ra trường Giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi ra trường Quản lý, đánh giá và phân loại HSSV Giám sát và theo dõi việc kiểm tra học tập và kết quả rèn luyện của HSSV Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình và phản hồi kịp thời cho người học Các biện pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô - đun, môn học Xử lý nghiêm túc HSSV vi phạm nội quy Thực hiện cấp bằng, chứng chỉ cho HSSV tốt nghiệp đúng theo quy chế Tạo sự thống nhất đoàn kết giữa các khoa và GV trong khoa Phát động các phong trào thi đua trong nhà trường Tạo sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình đào tạo Tổ chức tham gia các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển khai, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành hoặc cả nước Liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, GV Khuyến khích GV tham gia nghiên cứu khoa học gắn với chuyên môn và cải tiến phương pháp dạy học Khuyến khích GV tham gia các hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựụ khoa học - công nghệ vào thực tế Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV; mỗi GV có kế hoạch học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Khuyến khích GV tham gia tích cực vào các hoạt động thi đua dạy tốt như hội giảng dạy nghề hàng năm, có sáng kiến cải tiến trong dạy học Có kế hoạch và tổ chức cho GV đi thâm nhập thực tế hàng năm để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy Qui họach nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ quản lý (CBQL) có chuyên môn cao đáp ứng cho công tác quản lý dạy nghề Có chính sách, chế độ tiền lương, khen thưởng GV - CBQL công khai minh bạch, kịp thời Đổi mới nội dung dạy nghề, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy nghề Quản lý lập kế hoạch dạy học học phần, môn học, mô đun Quản lý lập kế hoạch bài dạy lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý lập kế hoạch các hoạt động giáo dục Quản lý việc chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học Quản lý đảm bảo nội dung chương trình dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý sử dụng phương tiện dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý xây dựng môi trường dạy học Quản lý hồ sơ dạy học Quản lý việc giáo dục qua dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý việc giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác Quản lý việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho HSSV Quản lý việc đánh giá kết quả học tập lý thuyết, thực hành, thực tập HSSV Quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện HSSV Quản lý việc đánh giá kết quả toàn khoá học Quản lý việc hợp tác với đồng nghiệp Quản lý việc hợp tác với các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp đối tác Quản lý việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và các hoạt động khác để nâng cao năng lực nghề nghiệp Quản lý việc nghiên cứu và triển khai phục vụ đổi mới dạy học và giáo dục 2. Dưới đây là những giải pháp để cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề. Kính mong quý thầy cô đánh giá mức độ khả thi của các nhà quản lý bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng phía bên dưới Nội dung Mức độ khả thi Rất cao Cao Trun g bình Thấ p Rất thấp Quan tâm đến công tác đào tạo Nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV Tăng cường các hoạt động liên kết với các cơ sở sản xuất, dịch vụ và các trường khác Tạo điều kiện cho HSSV đi thực tập thực tế và có việc làm tại các doanh nghiệp Có chính sách khuyến khích CBGV nghiên cứu khoa học Triễn khai các hoạt động liên kết với các trường nước ngoài và các tổ chức quốc tế Tin học hóa và thực hiện một cách khoa học trong các loại sổ tay, giáo án Chương trình đào tạo phải cập nhật mới Tổ chức các hoạt động để chuyển giao công nghệ Phải có bộ phận tư vấn hướng nghiệp cho HSSV Cơ sở vật chất và trang thiết bị phải phù hợp với yêu cầu phát triển nghề của xã hội Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trao đổi học tập kinh nghiệm, tham quan thực tế... cho CBQL, GV, HSSV Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường lao động Mở thêm ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội Tổ chức các hội thi, hội giảng GV dạy giỏi, sáng kiến cải tiến kinh nghiệm và có chính sách đãi ngộ hợp lý Đổi mới phương pháp dạy học, hướng người học tự học, tự nghiên cứu GV tạo môi trường học tập thân thiện cho HSSV tích cực trao đổi, học hỏi Tổ chức đưa HSSV tham quan các công ty, xí nghiệp Tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho HSSV Có chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển GV Tổ chức cho GV, CBQL tham gia các dự án trong và ngoài nước Tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV phát huy năng lực của mình, có chính sách khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời Liên kết với các trường khác, cơ sở sản xuất, đơn vị, dịch vụ... tạo môi trường cho CBQL, GV, HSSV giao lưu học hỏi, trau đổi kinh nghiệm Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề... giữa các phòng, khoa, đơn vị để rút kết kinh nghiệm Xây dựng trường nghề đạt tiêu chuẩn cấp độ quốc gia và quốc tế Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy nghề Cần phối hợp giữa nhà trường với gia đình, địa phương, các tổ chức xã hội... để phối hợp giáo dục HSSV tốt hơn Lắng nghe ý kiến đóng góp và những đề xuất của CBQL, GV, HSSV, phụ huynh trong công tác dạy nghề để điều chỉnh phù hợp và kịp thời Cảm ơn quý thầy cô PHỤ LỤC 2. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC VIÊN Anh/chị sinh viên thân mến, Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này, nhóm nghiên cứu mong anh/chị vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin liên quan dưới đây bằng cách đánh dầu (X) vào ô tương ứng vào các câu hỏi. Cám ơn quý thầy cô. Trước hết, anh/chị cho biết thông tin về bản thân: - Giới tính: - Nam  - Nữ  - Học viên năm thứ: - nhất  - hai  - ba  - Hộ khẩu: - thành phố  - tỉnh  - Theo học ngành: ____________________________________ 1. Dưới đây là những công việc của quản lý hoạt động dạy nghề. Anh/chị hãy đánh giá mức độ thực hiện của các nhà quản lý bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng bên dưới Nội dung Mức độ cần thiết Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Hoàn toàn không tốt Xây dựng đội ngũ giảng viên (GV) đạt chuẩn, có tay nghề cao Quản lý việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đầy đủ và phù hợp nhu cầu thực tế Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ cán bộ quản lý (CBQL), GV, học sinh sinh viên (HSSV) Xây dựng ngành nghề đào tạo mới phù hợp sự phát triển địa phương Quản lý thiết kế chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường lao động Tổ chức biên soạn giáo trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Quản lý thiết kế chương trình đào tạo học sinh sinh viên (HSSV) có quy định cụ thể kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu của ngành nghề Tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho HSSV Tổ chức dạy thực hành và lý thuyết đạt hiệu quả ở xưởng trường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, lớp học... Theo dõi sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ của HSSV Coi trọng thông tin phản hồi của HSSV Kiểm tra sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, khoa học cho GV và HSSV Phân công, bố trí GV giảng dạy phù hợp với chuyên môn Tổ chức đào tạo thợ có tay nghề cao, cung cấp nguồn lao động trong nước và ngoài nước đáp ứng thị trường sức lao động Quản lý việc học tập và rèn luyện của HSSV Quản lý nội dung giảng dạy phù hợp nhu cầu thực tế Bảo đảm việc truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học, đầy đủ, phù hợp cho HSSV Giáo dục nhân cách toàn diện cho HSSV Rèn luyện kỹ năng mềm cho HSSV trong nhà trường để thích ứng với môi trường thực tế Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các phong trào thi đua văn thể mỹ Đánh giá và phân loại HSSV qua kết quả học tập, rèn luyện và tổ chức cấp bằng cho HSSV tốt nghiệp Tổ chức khen thưởng, trao học bổng cho HSSV có thành tích trong học tập, thi đua Giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp Theo dõi thông tin HSSV đã tốt nghiệp Liên kết với các doanh nghiệp cho HSSV thực hành, thực tập và được tiếp nhận sau khi tốt nghiệp Bố trí phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với yêu cầu ngành nghề Phân công GV hợp lý về chuyên môn, có tay nghề cao phù hợp cụ thể với từng lớp học nghề Tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy của GV tích cực hoá người học Tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp ngành nghề đào tạo Quản lý việc GV thiết kế nội dung bài giảng phù hợp nhu cầu thực tế Quản lý GV sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học phù hợp với nội dung giảng dạy Xây dựng tập thể GV tạo được môi trường thân thiện, tận tình với HSSV trong công tác giảng dạy Giám sát GV, HSSV trong quá trình dạy học Quản lý việc sắp xếp lịch học, kế hoạch dạy học phù hợp, khoa học, hợp lý Tổ chức và giám sát hoạt động thi cử đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công khai Có biện pháp khen thưởng, hình thức kỹ luật HSSV phù hợp Coi trọng thông tin phản hồi của HSSV, xử lý kịp thời, hợp lý, hiệu quả Có kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV Giáo dục nhân cách toàn diện cho HSSV Kết hợp việc giáo dục HSSV giữa nhà trường với gia đình, tổ chức, xã hội, địa phương Mở thêm các nghề mà xã hội cần và phù hợp sự phát triển địa phương Tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp Xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đầy đủ và phù hợp nhu cầu thực tế và nhu cầu HSSV Đáp ứng các dịch vụ cho HSSV: sân chơi, căn tin, phòng y tế, bãi giữ xe... Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động thể dục thể thao, phong trào thi đua Tổ chức các buổi giao lưu, tham quan thực tế, hội thảo ... cho HSSV với các chuyên gia, cơ sở dịch vụ, các trường khác... Liên kết với các doanh nghiệp cho HSSV thực hành, thực tập Giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp Theo dõi thông tin HSSV đã tốt nghiệp 2. Dưới đây là những giải pháp để cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề. Anh/chị hãy đánh giá mức độ khả thi của các nhà quản lý bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng phía bên dưới Nội dung Mức độ khả thi Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Nâng cao tay nghề cho đội ngũ GV Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra Chú trọng việc thực hành ở xuởng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm... Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, dịch vụ... cho HSSV thực hành, thực tập Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại Sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học phù hợp, hiện đại, đáp ứng công nghệ cao Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp Đổi mới phương pháp dạy học và tích cực hoá người học Nội dung giảng dạy cho HSSV phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường lao động Tổ chức và tham gia các hội thi tay nghề trong và ngoài trường Mục tiêu giảng dạy được xác định rõ ràng, quy định cụ thể kiến thức, kỹ năng, thái độ Nâng cao chất lượng giảng dạy Ứng dụng chuyển giao công nghệ mới trong dạy nghề Tiếp cận công nghệ mới để truyền đạt cho CBQL, GV, HSSV Đảm bảo CBQL, GV, HSSV hiểu rõ và xử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật Tạo môi trường thân thiện giữa các đơn vị trong và ngoài trường; giữa CBQL, GV, HSSV Giáo dục HSSV nên kết hợp giữa nhà trường với gia đình, tổ chức, xã hội, địa phương Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HSSV Đảm bảo khách quan, công khai, chính xác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV Giám sát việc GV công bằng trong chấm điểm và đánh giá HSSV Thường xuyên lấy phiếu ý kiến của HSSV Tạo điều kiện cho HSSV sáng tạo, tư duy Nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho CBQL Cảm ơn các anh/chị PHỤ LỤC 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa quý thầy cô, Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề để làm cơ sở khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, nhóm nghiên cứu mong quý thầy cô đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng phía bên dưới. Nội dung các giải pháp Ý kiến đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Tổ chức môi trường dạy học và giáo dục có sự liên kết giữa các đơn vị nhà trường, gia đình, xã hội, các tổ chức và doanh nghiệp Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động KH&CN, hợp tác đồng nghiệp Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, hoạt động lao động sản xuất cho SV Cám ơn quý thầy cô! PHỤ LỤC 4 4.1. Cơ cấu giảng viên theo bộ môn: (Nguồn: phòng Tổ chức cán bộ, phòng Đào tạo Trường CĐN KTCN TP. HCM- 2010). 4.2. Công trình, phòng học, phòng thực hành... sử dụng của nhà trường: STT Tên hạng mục TS phòng Diện tích (m2) TS phòn g Diện tích (m2) Ghi chú 1 Phòng học lý thuyết (40 hs/phòng) 17 650,08 03 312,90 2 Phòng LAB (40 máy/phòng) 06 261,12 3 Phòng thực hành lắp ráp máy tính 02 84,28 4 Văn phòng Khoa 05 212,40 5 Văn phòng làm việc 03 89,42 02 107,83 6 Phòng giáo viên 02 47,00 7 Hội trường 03 332,48 8 Sân chơi 511,74 142,19 9 Khu vực WC 61,20 15,48 Tổng cộng: 2.249,72 578,40 Về trang thiết bị, phương tiện dạy học, máy móc và cơ sở vật chất: Stt Tên thiết bị dạy nghề - Đặc tính kỹ thuật Số lượng ĐVT Ghi chú 1 Bàn học lý thuyết (sắt và oval) 319 cái 2 Bàn máy tính sinh viên thực hành 81 cái 3 Bàn giảng viên dạy thực hành 19 cái 4 Bàn giảng viên dạy lý thuyết 26 cái 5 Bàn làm việc cho CBQL, công nhân viên 20 cái 6 Bàn thực hành lắp ráp linh kiện máy tính 6 cái 7 Ghế ngồi các loại 974 cái 8 Quạt 60 cái 9 Đèn 1m2 350 bộ 10 Ampli + loa +micro 26 bộ 11 Projector + màn chiếu 10 bộ 12 Giá để Projector 10 cái 13 Máy tính Sever NEC 6 bộ Client 240 bộ 14 Hub 12 cái 15 Máy lạnh 12 cái 16 Bảng các loại 36 cái 17 Tủ các loại để linh kiện thực hành 18 cái 18 Máy in 8 cái 19 Máy scan 6 cái 20 Màn hình 40 cái 21 Mạch monitor 80 bộ 22 Đèn hình 20 bộ 23 Bộ nguồn máy tính 40 bộ 24 Mainboard 80 bộ 25 CPU 20 bộ 26 Bàn phím 80 bộ 27 Ổ CD 80 bộ 28 Dĩa cứng + FDD 40 bộ (Nguồn: Phòng Quản trị thiết bị Trường CĐN KTCN TP. HCM - 2010) 4.3. Nội dung và thang điểm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên - Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: ý thức và kết quả học tập; ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế (0 – 25đ); ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội, phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (0 – 20đ); ý thức và kết quả tham gia phụ trách tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên (0 – 10đ). - Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100 có quy định các tiêu chính, tiêu chuẩn và mức điểm chi tiết phù hợp với các nội dung đánh giá và không vượt quá khung điểm quy định của Quyết định 54/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH. Phương thức đánh giá và cách tính điểm theo đúng Quyết định 54/2008/QĐ-BLĐTBXH: - Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng số điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi tiết của nhà trường. - Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm học đó. Nếu sinh viên nghỉ học tạm thời, nhà trường xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện. - Điểm rèn luyện toàn khóa là trung bình chung của điểm rèn luyện các năm học của khóa học đó được nhân hệ số, được tính theo công thức sau và làm tròn đến một chữ số thập phân: ∑ ∑ = = = N 1i i N 1i ii n n.r R Trong đó: R là điểm rèn luyện toàn khóa; ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i; ni là hệ số của năm học thứ i; N là tổng số năm học của khóa học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te_cong_nghe_thanh_pho_ho.pdf
Luận văn liên quan