Trong giai đoạn hoạt động, Ban quản lý KKT, KCNC, KCN và cơ quan quản
lý CCN phải có trá ch nhiệm xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề
trong báo cáo ĐTM c ủa dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ
thuật KKT, KCNC, KCN và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt; ưu tiên cá c dự án có công nghệ sả n xuất hiện đại, công nghệ
cao, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, các dự án áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn, công nghệ thân thiệ n môi trườ ng, tiết kiệm năng lượng; đồng thời kiên
quyết không tiếp nhận các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng
nguyên liệu, nhiên liệu thấp, phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đầu tư phát triển vào các khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa đất nước thì số lượng các khu công nghiệp, khu chế
xuất theo quy hoạch hiện nay chưa phải là nhiều. Nhưng điều đáng quan tâm là ở
chỗ, việc phân bổ các khu công nghiệp, khu chế xuất giữa các vùng còn bất hợp lý.
Chẳng hạn, thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở cùng một vùng,
trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế hoặc không phát huy được hiệu quả của
vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các khu công nghiệp. Điều này
vô hình trung hình thành nên các khu công nghiệp, khu chế xuất có chức năng
tương tự ở các địa phương, dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua
theo “phong trào”, thu hút đầu tư không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của vùng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất của cả
nước. Tình trạng này làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, không khai thác
được những lợi thế riêng có của các địa phương trong việc phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất. Hơn nữa, giữa công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy
hoạch chưa gắn với nhau. Nhiều quy hoạch được duyệt, thậm chí đã đi vào xây
dựng kết cấu hạ tầng vẫn bị địa phương thay đổi quy hoạch về diện tích, ranh giới,
28
gây ra sự hoài nghi về tính ổn định của môi trường đầu tư và hiệu lực của các cơ
quan quản lý nhà nước.
D) tình trạng tự phát trong việc thu hút đầu tư còn diễn ra phổ biến:
Trong thời gian qua, để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cấp, các ngành đã không
ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện, đơn
giản hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, hiện tại đang nổi nên một thực tế là các địa
phương ra sức ganh đua, cạnh tranh để thu hút các nguồn vốn đầu tư về khu công
nghiệp, khu chế xuất ở địa phương mình. Nhiều địa phương đã ban hành những ưu
đãi riêng, có tính chất “xé rào” nhằm thu hút đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa
phương để bù lỗ. Điều này làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Thậm chí, ở
một số địa phương còn xảy ra tình trạng chèn lấn, “ngáng chân” nhau trong việc thu
hút đầu tư, làm giảm hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất, không tận
dụng được lợi thế của địa phương và các doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, vấn đề này cần được xem xét một cách nghiêm túc. Nhà nước
có chính sách cân đối các dự án đầu tư giữa các địa phương, vùng, miền. Đồng
thời, tập trung ưu đãi, đầu tư lớn cho các địa phương, vùng, miền trọng tâm, trọng
điểm về dân cư, địa lý hành chính, tiềm lực nguồn nhân lực và khoa học - công
nghệ, về điều kiện tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải, kể cả về an ninh -
quốc phòng... Đặc biệt, cần có sự ưu đãi đối với các địa phương, vùng, miền tuy có
sự hạn chế về nguồn vốn nhưng có tiềm lực lớn về nguồn nhân lực, đất đai, có điều
kiện thuận lợi trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Bởi vì, đầu tư phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơi này sẽ tạo nên một nền công nghiệp
hỗn hợp và quan trọng hơn, góp phần to lớn vào việc công nghiệp hóa nông nghiệp,
nông thôn và xóa đói, giảm nghèo. Tóm lại, để khắc phục tình trạng tự phát trong
việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, chúng ta cần dựa trên
nguyên tắc: vừa đầu tư theo kế hoạch thống nhất của Nhà nước, vừa phát huy tính
chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn tại chỗ;
vừa đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, dàn đều, vừa đầu tư theo quy
mô rộng lớn nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ về kinh tế - xã hội, an ninh -
quốc phòng trên phạm vi cả nước.
29
E) cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập:
Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, cơ
cấu đầu tư còn nhiều bất cập. Hầu hết các dự án hoạt động trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất đều là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm,
tiêu dùng như dệt, sợi, may mặc, da giày... Còn các dự án đầu tư vào những ngành
công nghiệp nặng hay những ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến, hiện đại như điện,
điện tử, vật liệu mới còn quá ít. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi vì nếu không
thu hút và phát triển được những ngành đòi hỏi công nghệ cao thì nước ta khó tránh
khỏi tụt hậu và vẫn là thị trường gia công cho nước ngoài. Hơn nữa, cơ cấu nguồn
vốn đầu tư cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đáng chú ý, đó là: 1 - Trong những năm
đầu phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, nguồn vốn đầu tư vào chủ yếu là
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhưng trong những năm gần đây, nguồn
vốn này đang có xu hướng giảm sút. Quy mô bình quân của một dự án có chiều
hướng năm sau thấp hơn năm trước. Thực tế này cho thấy, các khu công nghiệp,
khu chế xuất ở nước ta vẫn chưa đủ sức hấp dẫn những nhà đầu tư từ các công ty
lớn, xuyên quốc gia, nắm những công nghệ gốc, sản xuất những sản phẩm có hàm
lượng chất xám cao. 2 - Mặc dù có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư
vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, nhưng phần lớn là từ các nước
châu Á (chiếm gần 80%), còn những quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ - những nước có
kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, hiện có vị trí khá khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư
vào khu vực này.
F)Còn thiếu lao động có trình độ cao.
Hiện nay, đang tồn tại một nghịch lý trong việc cung cấp lao động cho các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Các doanh nghiệp có nhu cầu
tuyển một lực lượng lớn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, có kỷ luật lao động tốt,
30
thế nhưng đa số lực lượng lao động ở các địa phương không đáp ứng được những
yêu cầu này. Theo số liệu điều tra, hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có
khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không
quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của
công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp,
khu chế xuất. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động, công nhân kỹ thuật đã qua
đào tạo chiếm 31%, lao động giản đơn chiếm tới 60%. Chính vì vậy, tỷ lệ thất
nghiệp của các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn ở mức cao, trong
khi các doanh nghiệp lại thiếu lao động.
Trong thời gian tới, chúng ta cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho
các khu công nghiệp, khu chế xuất như sau: 1 - Trước mắt, các địa phương và Ban
Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất chủ động, nhanh chóng kết hợp với các
bộ, ngành có liên quan để mở các trung tâm đào tạo nghề nhằm trực tiếp đào tạo
công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp tại các khu vực này. Về phía các doanh
nghiệp, chủ động tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề để kết hợp mở các khóa đào tạo
nghề cho người lao động trong doanh nghiệp. 2 - Về lâu về dài, các cơ quan quản
lý nhà nước cần quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề, có cơ chế bồi dưỡng,
đào tạo theo nhiều hình thức, phù hợp với nhiều loại đối tượng học nghề để đáp
ứng yêu cầu nguồn lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặt khác, Nhà
nước có kế hoạch hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị học tập tại các trung tâm đào tạo
nghề gắn với địa bàn các khu công nghiệp, khu chế xuất; đổi mới chương trình
giảng dạy và phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề; mở rộng nhiều hình thức dạy
nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng phải tính đến việc
sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao sao cho có hiệu quả như các nhà khoa học,
quản lý, các du học sinh đang được đào tạo ở nước ngoài.
31
G) Quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế.
Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta hiện nay, việc phát triển
hạ tầng kỹ thuật vẫn được tiến hành theo hình thức Nhà nước giao đất cho doanh
nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc thuê lại
đất đã phát triển hạ tầng. Doanh nghiệp muốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất thuê lại đất đã xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Do đó,
giá thuê đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm giá đất thô cộng với chi
phí giải tỏa, chi phí đầu tư phát triển hạ tầng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do
không có sự quy định rõ ràng về quyền cho thuê đất thô (của Nhà nước) và quyền
cho thuê hạ tầng (của doanh nghiệp phát triển hạ tầng) nên đã dẫn đến hiện tượng
một số doanh nghiệp hạ tầng đầu cơ đất. Điều này làm cho Nhà nước không chi
phối được giá cho thuê đất, và khi Nhà nước có chính sách thu hút bằng việc miễn,
giảm tiền thuê đất thì khó có thể can thiệp một cách trực tiếp và cụ thể. Một vấn đề
nữa đáng quan tâm là, việc đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng này đã làm tốn
nhiều thời gian, tiền bạc của nhiều dự án. Không ít dự án phải mất 2 - 3 năm mới
đền bù, giải tỏa xong. Điều này đã đẩy chi phí xây dựng tăng lên, dẫn đến giá cho
thuê đất tăng cao, làm giảm tính hấp dẫn của khu công nghiệp, khu chế xuất.
Để quản lý và sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có hiệu quả,
cần tách bạch giữa việc cho thuê đất (quyền của Nhà nước) và phí sử dụng hạ tầng
(quyền của doanh nghiệp phát triển hạ tầng). Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
cần có một chế tài pháp lý thích hợp và có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các
chính quyền địa phương với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Luật Đất đai (năm
2003) quy định việc phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng đất cho chính quyền địa
phương, trong đó có thẩm quyền thu hồi đất. Bởi vậy, để việc sử dụng đất đúng
mục đích, nhanh chóng, thuận lợi, nhất là đối với các khu công nghiệp, khu chế
xuất, các cấp ủy và chính quyền địa phương cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ
32
công tác giải tỏa đền bù khi thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt,
cần tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc định giá đất tại Điều 56 của Luật Đất đai khi
thu hồi đất để cấp cho các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất.
H)Vấn đề môi trường trong KCN
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong KCN mặc dù đã được
chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước còn chưa được cải thiện
nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Nhiều KCN chưa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải. Việc thu gom và vận
chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy. Những nhà máy sản
xuất bao bì, hoá chất, nhựa,… thường có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho
môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.
Ô nhiễm về nước thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Hiện chỉ có 33 KCN
đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xây dựng, còn lại các
KCN khác đều trực tiếp thải ra sông, biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
xung quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc da,
hoá chất…có lượng nước thải thải ra với khối lượng lớn và có tính độc hại cao.
33
Chương III/Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy
Đầu Tư Phát Triển KCN_KCX
A)Tăng cường thu hút thêm vốn đầu tư:
1. Đối với thu hút đầu tư nước ngoài
Một là, nâng cao chất lượng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn đầu tư
nước ngoài làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư.
Để tăng cường tinh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được môi
trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lực chọn cơ hội đầu tư,
cần thực hiện đúng quy định của Nghị định 24/2000/NĐ-CP, theo đó Danh mục dự
án gọi vốn ĐTNN vào KCN khi được công bố thì được coi là đã thống nhất về chủ
trương và phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ. Để đảm bảo tính khả thi của quy
định này, Danh mục phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát
triển KT-XH trong từng thời kỳ, đồng thời phải tính đến nhu cầu và khả năng thực
tế của nhà đầu tư. Những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực
hiện dự án..vv trong Danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao.
Hai là, đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư. Thực
hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ
thể theo hướng: tiếp xúc trực tiếp ở các cấp khác nhau (kể cả Chính phủ, Nhà
nước), với các công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính,
công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời
cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu
hút các công ty trực thuộc và hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên
đầu tư vào KCN; mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính,
các công ty tư vấn, xúc tiến ĐTNN.. vv để phối hợp vận động các khách hàng của
họ đầu tư vào Việt Nam; chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi
cao để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm
của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước. Kết hợp vận động đầu tư
trong các dịp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ; nâng
cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại
chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình
34
trong và ngoài nước để tăng tầng suất thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư
vào KCN; kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phục tình trạng đưa tin sai hoặc cố
tình bóp méo sự thật về KCN ở Việt Nam; duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc
đối thoại với với cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn dàn
doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn ĐTNN.. nhằm kịp thời giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp, coi đó là
giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà
đầu tư mới; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ
quan Nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu
tư ở Việt Nam. Kịp thời khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích
cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Việt Nam.
Ba là, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư. Để thực
hiện có hiệu quả chủ trương mở rộng, đa phương hoá đối tác đầu tư, cần tổ chức
nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hướng đầu tư của các công ty, tập
đoàn xuyên quốc gia từ các nước và khu vực quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa
kỳ.. vv. Mặt khác, cần nghiên cứu tình hình, xu hướng ĐTNN trên thế giới, kinh
nghiệm thu hút đầu tư của một nước trong khu vực, đặc biệt là các cơ chế pháp lý
song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế mà Việt Nam
đã và đang trong quá trình tham gia. Đây là chương trình nghiên cứu quan trọng,
không chỉ phục vụ thiết thực cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư mà còn tạo
điều kiện cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư.
Bốn là, tăng cường hợp tác song phương và đa phương vế xúc tiến đầu tư. Sửa đổi
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký với Hàn Quốc theo những nguyên
tắc về đối xử đã thoả thuận với Hoa Kỳ, xem xét áp dụng nguyên tắc đối xử nói
trên đối với các nhà đầu tư EU.
Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư song phương đã
được thiết lập trong thời gian qua với JICA và JETRO (Nhật Bản), Trung tâm xúc
tiến đầu tư và du lịch ASEAN (Nhật Bản), OPIC (Hoa Kỳ), GTZ (Đức).. nhằm
tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc thực hiện các chương trình
vận động đầu tư trực tiếp với từng đối tác, lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu thực trạng
và xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia, hỗ trợ đào tạo về kỹ
35
thuật xúc tiến đầu tư..vv. Nối lại quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các cơ quan
Chính phủ ở các nước trong khu vực như Văn phòng Hội đồng đầu tư Thái Lan
(OBOI), Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA), Hội đồng phát triển
kinh tế Singapore (EDB).
Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư
trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập
nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá
và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và
ASEM; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan
quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng
đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối
với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực
nói chung và từng nước thành viên nói riêng; duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc
tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế như WB, IFC, FIAS, MIGA, ESCAP theo
chương trình đã thoả thuận.
Năm là, nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư. Khẩn
trương xây dựng trang Web của Tạp chí KCN Việt Nam, đồng thời kết nối mạng
trang Web của Tạp chí KCN Việt Nam với trang Web của các Ban quản lý KCN
cấp tỉnh, cũng như trang Web của các Công ty phát triển hạ tầng KCN của cả nước
hình thành hệ thống mạng thông tin chung về KCN của Việt Nam.
Sáu là, bố trí ngân sách phục vụ cho hoạt động vận động đầu tư. Nhà nước cần
dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác này, không chỉ dựa
vào nỗ lực của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng KCN hoặc bên nước ngoài
trong các liên doanh xây dựng hạ tầng KCN.
2. Đối với thu hút đầu tư trong nước
Một là, Nhà nước phải tạo khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường
đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại
hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện tốt cơ chế một cửa, tại
chỗ”, bảo đảm các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN.
36
Hai là, KCN phải ban hành Danh mục dự án gọi vốn đầu tư vào KCN để mọi
thành phần kinh tế trong nước có cơ hội đầu tư. Nhà nước khuyến khích các thành
phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân trong nước đầu tư vào KCN.
Ba là, Nhà nước cần có chính sách thoả đáng để di dời các doanh nghiệp
trong các thành phố, đô thị lớn vào KCN.
Bốn là, ở những KCN thuộc khu vực khó khăn, hoặc KCN gắn với quốc
phòng, cần có chính sách định hướng, vận động các tổng công ty Nhà nước, trên cơ
sở chiến lược phát triển của ngành mình đầu tư vào KCN .
Đối với KCN vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, Nhà nước phải có biện pháp, chính
sách di chuyển một phần doanh nghiệp gia công (may mặc, da-giầy..vv.), chế biến
nông, lâm sản ở các thành phố và đô thị về các KCN này; đồng thời có chính sách
ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào KCN loại này.
Năm là, khi thành lập KCN trên địa bàn, đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải phối hợp
chặt chẽ với Ban quản lý KCN cấp tỉnh, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCN tránh tình trạng đầu tư phân tán,
không tuân thủ quy hoạch, gây khó khăn cho việc kiểm soát môi trường.
B)Thực hiện quy hoạch đồng bộ,nâng cao chất lượng quy hoạch
cũng như quản lý KCN_KCX:
Rà soát, điều chỉnh lại các bản quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu
chế xuất trong từng vùng và trong phạm vi cả nước để hình thành một quy hoạch
thống nhất. Quy hoạch này phải mang tính tổng thể, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế
phát triển của từng tỉnh, thành phố và khu vực, tạo được sự liên kết giữa tất cả các
hình thức tổ chức sản xuất trong toàn lãnh thổ (khu công nghiệp, khu chế xuất vừa
và nhỏ của địa phương, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp...); liên kết được sự
phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ, đồng thời phải tính đến các yếu tố bên
ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như thị trường trong và ngoài nước.
37
Khi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất phải tuân thủ các quy hoạch được
phê duyệt; tránh tình trạng làm quy hoạch để đối phó, chiếu lệ, còn khi tổ chức xây
dựng thì “tùy nghi di tản”, không đúng quy hoạch. Quy hoạch chi tiết trên địa bàn
nào thì đồng thời triển khai ngay các công trình hạ tầng ở địa bàn đó, đi liền với tạo
cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư, lấp đầy ngay diện tích của địa
bàn. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng, khai thác được lợi thế so sánh của các địa phương và các doanh nghiệp
cùng nhóm ngành, sử dụng có hiệu quả các diện tích phục vụ khác ngoài khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn. Từ
khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù, giải phóng mặt bằng, phát
triển hạ tầng mới có điều kiện thu hút đầu tư và sau đó cũng phải nhiều năm mới
lấp đầy được. Chúng ta thành lập KCN bây giờ là bước chuẩn bị cho thực hiện mục
tiêu cho 5 đến 7 năm tới. Đó là việc phát triển có tính toán cho một quãng thời gian
dài. Trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và cùng hiệp lực thì mới bảo đảm phát huy
hiện quả của nó vì lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế. Cần đề
phòng nguy cơ phát triển kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực, hoặc thiên hướng
ngược lại, chùn bước, nản chí trước một số khó khăn, trở ngại, thách thức tạm thời
trước mắt.
Phát triển KCN cần theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ
trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát
triển KCN, KCX theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những
ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghiệp phù trợ.
Ngay từ khâu xây dựng chiến lược phát triển đến khâu tổ chức triển khai xây
dựng KCN luôn phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường
để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
38
Một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển KCN phát huy vai trò là
hạt nhân hình thành đô thị hiện đại, do đó trong quá trình xây dựng KCN, cơ sở hạ
tầng KCN phải đi trước một bước, cần gắn việc xây dựng hạ tầng trong hàng rào
với xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Quy hoạch KCN phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với
tình hình và điều kiện thực tế, đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch
phải linh hoạt, thông thoáng nhưng đảm bảo nhất quán.
Kết quả bước đầu hoạt động của những KCN cho thấy phát triển KCN đạt
kết quả tốt gắn liền với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nhanh nhạy, dám chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự phối hợp kịp thời, có hiệu quả giữa
BQL KCN cấp tỉnh với các sở, ban ngành của tỉnh, thường xuyên nâng cao năng
lực chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức đủ sức gánh nhiệm
vụ.
Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", tăng cường mối
liên hệ giữa Ban quản lý, doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp KCN theo hướng
đảm bảo một đầu mối giải quyết, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng
giữa các đơn vị trong phối hợp.
Cần kết hợp giữa khâu cấp phép và khâu thanh tra giám sát theo hướng giải
quyết việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư, tuy
nhiên thực hiện chặt chẽ và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát,
chế độ báo cáo của các doanh nghiệp tới cơ quan quản lý nhà nước, của các cơ
quan quản lý cấp địa phương với cấp trung ương nhằm đảm bảo hoạt động của các
doanh nghiệp lành mạnh, đúng pháp luật.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, gồm cả cán bộ
quản lý KCN các cấp theo chương trình, chiến lược đào tạo cụ thể
39
C)Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào KCN_KCX:
Cần có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất
một cách thích hợp để không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế trước mắt mà còn
cả về lâu dài, không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh, mà còn cả sự tăng
trưởng ổn định, bền vững, chắc chắn. Muốn vậy, ngoài việc nhanh chóng đưa các
khu công nghiệp, khu chế xuất về công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, tiêu
dùng vào hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao, cần thành lập thêm những khu công
nghiệp, khu chế xuất về công nghiệp nặng. ở đây, điều cần lưu ý là, có thể chuyển
mục đích sử dụng, hoặc xen kẽ mục đích sử dụng giữa hai khu vực này.
Cụ thể, chuyển hoàn toàn hoặc chuyển một phần các khu công nghiệp, khu
chế xuất về công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, tiêu dùng làm ăn kém hiệu
quả thành khu công nghiệp, khu chế xuất về công nghiệp nặng. Việc thành lập các
khu công nghiệp, khu chế xuất về công nghiệp nặng cần dựa trên nguyên tắc trọng
tâm, trọng điểm chứ không nhất thiết phải căn cứ vào sự đồng đều giữa các vùng,
miền, và điều quan trọng nữa là cần có sự đầu tư lớn, thích đáng, dứt điểm. Bên
cạnh đó, cần có sự ưu tiên, ưu đãi, tạo điều kiện hết sức thuận lợi đối với các nhà
đầu tư trong nước và đặc biệt là nước ngoài tại khu vực này
Nhà nước nên tập trung xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ
riêng cho ngành nông nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% số
dân làm nghề nông. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề luôn được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, cần một số khu công nghiệp, khu
chế xuất ở các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển
nông thôn.
D)Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN_KCX
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất
cũng là vấn đề cần được quan tâm. Thực tiễn của quá trình phát triển đã chỉ rõ sự
bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nói chung, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Đang có nghịch
lý là xã hội khủng hoảng thừa lao động, nhưng các doanh nghiệp lại đang thiếu
40
nguồn nhân lực trầm trọng, do chúng ta đào tạo nhưng không tính đến nhu cầu sử
dụng thực tế của các nhà doanh nghiệp. Kết quả là, những ngành nghề mà các
doanh nghiệp đang cần chúng ta lại không tập trung đào tạo để đáp ứng.
*Một số giải pháp
- Thành lập một số cơ sở đào tạo trình độ cao về khoa học và công nghệ tại KCN
với chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng tiên tiến nhất để đào tạo kỹ sư, thạc
sỹ, tiến sỹ...
- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề theo các chuẩn kỹ năng chuyên tiêu chuẩn quốc
tế.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết “du học tại chỗ”, hình thành trường đại học
công nghệ quốc tế trong KCN.
- Đặt hàng hoặc gửi người đi học tập và thực hành tại các trường đại học, viện
nghiên cứu hoặc cơ sở CNC có uy tín trong nước hoặc trên thế giới để tạo nguồn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chuyên gia giỏi.
- Thiết lập một cơ sở pháp lý với chế độ đãi ngộ xứng đáng để có thể tuyển chọn,
thu hút được các nhà quản lý, chuyên gia có năng lực về làm việc lâu dài và chuyên
tâm cho sự nghiệp phát triển của KCN.
- Có chính sách đãi ngộ phù hợp dành cho các chuyên gia làm việc tại KCN.
- Thành lập Sàn cung ứng nhân lực để kết hợp các cơ sở đào tạo trong và ngoài
KCN với các đơn vị sử dụng nhân lực trong KCN
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực làm việc và được huấn luyện trong
KCN
E)Đảm bảo môi trường khu CN:
Ngày 15/7/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế (KKT),
khu công nghệ cao (KCNC), khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN).
Thông tư nêu rõ, bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN phải thực hiện
thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính, trong tất cả các giai đoạn: Lập quy hoạch
xây dựng, chuẩn bị đầ u tư, xét duyệt dự án đầu tư; thi công xây dựng kết cấu hạ
41
tầng kỹ thuật; thi công xây dựng các dự án đầu tư và trong suốt quá trình hoạt
động.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, quy hoạch xây dựng KKT,
KCNC, KCN, CCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hạn
chế sử dụng đấ t canh tác nông nghiệ p, không xâm phạm các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc phòng. Quy
hoạch xây dựng KKT phải đảm bảo bố trí không gian các khu chức năng hợp lý rõ
ràng, phù hợp với tính chất hoạt động của KKT, đảm bảo giảm thiểu tác động xấu
đối với môi trường xung quanh và giữa các khu chức năng với nhau. KCN và các
dự án trong KKT phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn phải được bố trí ở cuối
hướng gió chủ đạo đối với KKT và được cách ly với khu đô thị và cá c khu chức
năng yên tĩnh bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo quy định; các dự án phát
sinh nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối nguồn nước của KKT.
KCNC, KCN và CCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy xử
lý nước thải tập trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối
với các thông số: pH, DO, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong
nước thả i của KCNC, KCN, CCN. Bên cạnh đó, trong KKT, KCNC, KCN và
CCN phải bố trí địa điểm tạm lưu giữ, trung chuyể n chất thải rắn và xác định rõ cơ
sở tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Trách nhiệm
của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KKT, KCNC, KCN và
CCN phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết
bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số
21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ.
Trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng KKT, KCNC, KCN và CCN,
các tổ chức, cá nhân thực hiện giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đất xây dựng phải
có trách nhiệm thu gom và xử lý tất cả các chất thải rắn phát sinh theo đúng quy
định của pháp luật về quản lý chất thải rắn. Trách nhiệm của các chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng phải thực hiện đúng nội dung Quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM và có văn bản báo cáo gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và
42
Ban quản lý KKT, KCNC, KCN hay cơ quan quản lý CCN về kế hoạch xây lắp
kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của công trình xử lý môi trường, kế hoạch giám sát
môi trường trong giai đoạn thi công để các cơ quan này theo dõi, kiểm tra, giám
sát. Về xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung phải được thi công xây
dựng theo đúng tiến độ và thiết kế trong dự án đầu tư đã được phê duyệt; phải lập
kế hoạch vận hành thử nghiệm các nhà máy xử lý nước thải của KCN, CCN và các
công trình xử lý nước thải của các khu chức năng khác trong KKT, KCNC gửi cơ
quan phê duyệt báo cáo ĐTM và Ban quản lý KKT, KCNC, KCN hay cơ quan
quản lý CCN trước khi đi vào vận hành chính thức.
Trong giai đoạn hoạt động, Ban quản lý KKT, KCNC, KCN và cơ quan quản
lý CCN phải có trá ch nhiệm xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề
trong báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ
thuật KKT, KCNC, KCN và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt; ưu tiên cá c dự án có công nghệ sả n xuất hiện đại, công nghệ
cao, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, các dự án áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn, công nghệ thân thiệ n môi trườ ng, tiết kiệm năng lượng; đồng thời kiên
quyết không tiếp nhận các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng
nguyên liệu, nhiên liệu thấp, phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Sau đó, các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng kỹ thuật phải theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết; lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng
nước thải của cá c cơ sở đổ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung và bảo đảm các
công trình xử lý nước thải, công trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời và xử lý
chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN hoạt động đúng kỹ thuật.
43
*Phụ Lục
Tình hình các KCN,KCX VN tháng 9/2008
Ngµy
Chủ
đầu tư
DiÖn tÝch (ha)
STT Tªn KCN, KCX
Địa
Phương cÊp
Xây
dựng ®Êt tù
®Êt CN
cã thÓ
®·
cho tû lÖ
phÐp CSHT nhiªn
cho
thuª thuª (%)
(ha) (ha) (ha)
I KCN ®· thµnh lËp vµ vËn hµnh
1 §µ N½ng §µ N½ng 1994
Malaysia
- ViÖt
Nam
50 43 36 83.7
2 Liªn ChiÓu §µ N½ng 1998 ViÖt Nam 374 300 129 43.0
3 Hoµ CÇm §µ N½ng 2003 ViÖt Nam 137 74 60 80.9
4 Hoµ Kh¸nh (G§1+MR) §µ N½ng
1997
2004
ViÖt Nam 572 358 316 88.3
5 T©m Th¾ng §¾k N«ng 2002 ViÖt Nam 181 131 56 42.4
6 Biªn hoµ II §ång Nai 1995 ViÖt Nam 365 261 261 100.0
7 Gß DÇu §ång Nai 1995 ViÖt Nam 184 137 137 100.0
8 Nh¬n Tr¹ch I §ång Nai 1995 ViÖt Nam 430 311 275 88.3
9 LOTECO §ång Nai 1996
NhËt B¶n
- ViÖt
Nam
100 72 72 100.0
10
Nh¬n Tr¹ch III
(G§1 & 2)
§ång Nai 1997 ViÖt Nam 688 461 313 67.8
11
S«ng M©y
(G§1 & 2)
§ång Nai
1998
2007
ViÖt Nam 474 334 132 39.5
12 Biªn hoµ I §ång Nai 2000 ViÖt Nam 335 248 248 100.0
13 DÖt may Nh¬n Tr¹ch §ång Nai 2003 ViÖt Nam 184 121 86 71.1
14 Long Thµnh §ång Nai 2003 ViÖt Nam 488 283 206 72.8
15 Nh¬n Tr¹ch V §ång Nai 2003 ViÖt Nam 302 205 160 77.9
16 Tam Phíc §ång Nai 2003 ViÖt Nam 323 215 215 100.0
17 §Þnh Qu¸n §ång Nai 2004 ViÖt Nam 54 38 38 100.0
18 Bµu XÐo §ång Nai 2006 ViÖt Nam 500 328 307 93.4
19
Nh¬n Tr¹ch 2 -
Léc Khang
§ång Nai 2006 ViÖt Nam 70 43 27 63.5
44
20
Long B×nh (Amata)
(G§1&2 vµ më réng)
§ång Nai
1994
2007
2008
Th¸i Lan
-ViÖt
Nam
494 314 190 60.5
21
Nh¬n Tr¹ch II
(G§1 & 2)
§ång Nai
1997
2005
ViÖt Nam 347 257 257 100.0
22
Hè Nai
(G§1 & 2)
§ång Nai
1998
2007
ViÖt Nam 497 301 129 42.9
23
Sa §Ðc
(G§ 1&MR)
§ång
Th¸p
1998
2006
ViÖt Nam 132 93 93 100.0
24
Long Mü
(G§ 1)
B×nh §Þnh 2004 ViÖt Nam 100 73 63 86.2
25
Phó Tµi
(G§ 1, 2, 3 &MR)
B×nh §Þnh
1998
2003
ViÖt Nam 348 244 241 98.9
26 Sãng ThÇn I B×nh D¬ng 1995 ViÖt Nam 180 154 151 97.8
27 §ång An B×nh D¬ng 1996 ViÖt Nam 139 93 92 99.5
28 Sãng ThÇn II B×nh D¬ng 1996 ViÖt Nam 319 194 203 104.7
29 ViÖt H¬ng B×nh D¬ng 1996 ViÖt Nam 36 25 25 98.0
30 B×nh §êng B×nh D¬ng 1997 ViÖt Nam 17 14 14 99.6
31 T©n §«ng HiÖp A B×nh D¬ng 2001 ViÖt Nam 53 37 40 106.9
32 Mü Phíc B×nh D¬ng 2002 ViÖt Nam 377 267 236 88.5
33 T©n §«ng HiÖp B B×nh D¬ng 2002 ViÖt Nam 193 108 76 70.0
34 DÖt may B×nh An B×nh D¬ng 2004 ViÖt Nam 24 18 16 86.3
35 Mai Trung B×nh D¬ng 2005 ViÖt Nam 51 35 23 64.3
36 Mü Phíc II B×nh D¬ng 2005 ViÖt Nam 471 329 333 101.3
37 Nam T©n Uyªn B×nh D¬ng 2005 ViÖt Nam 331 204 105 51.6
38 ViÖt Nam - Singapore (1&2) B×nh D¬ng
1996
2004
Singapore
- ViÖt
Nam
845 660 582 88.2
39 ViÖt H¬ng II B×nh D¬ng
2004
2007
ViÖt Nam 250 168 89 53.0
40
Phan ThiÕt
(G§ 1&2)
B×nh
ThuËn
1998
2007
ViÖt Nam 164 103 50 48.6
41 Song Khª - Néi Hoµng B¾c Giang 2007 ViÖt Nam 180 107 52 49.0
42
§×nh Tr¸m
(G§ 1&2)
B¾c Giang
2003
2005
ViÖt Nam 98 69 68 98.5
43 §¹i §ång - Hoµn S¬n B¾c Ninh 2005 ViÖt Nam 284 194 130 67.0
44
Tiªn S¬n
(G§1&MR)
B¾c Ninh
1998
2004
ViÖt Nam 349 239 216 90.3
45
QuÕ Vâ
(G§1&MR)
B¾c Ninh
2002
2007
ViÖt Nam 637 434 336 77.4
46 §«ng Xuyªn BR-VT 1996 ViÖt Nam 161 129 125 96.7
45
47 Phó Mü I BR-VT 1998 ViÖt Nam 954 651 614 94.4
48 C¸i MÐp BR-VT 2002 ViÖt Nam 670 449 165 36.8
49 Mü Xu©n A BR-VT
1996
2002
ViÖt Nam 302 228 215 94.1
50 Mü Xu©n B1 BR-VT
1998
2006
2007
ViÖt Nam 573 390 64 16.5
51 Mü Xu©n A2 (g®1+mr) BR-VT
2001
2007
§µi Loan
- ViÖt
Nam
422 292 105 35.8
52 Trµ Nãc I CÇn Th¬ 1995 ViÖt Nam 135 113 113 100.0
53 Trµ Nãc II CÇn Th¬ 1998 ViÖt Nam 165 107 96 90.1
54 Trµ §a Gia Lai 2003 ViÖt Nam 109 80 69 85.6
55 §ång V¨n I Hµ Nam 2003 ViÖt Nam 138 104 102 98.6
56 Ch©u S¬n Hµ Nam 2006 ViÖt Nam 170 119 80 67.4
57 Néi Bµi Hµ Néi 1994
Malaysia
- ViÖt
Nam
100 66 66 100.0
58 Hµ Néi - §µi T Hµ Néi 1995
ViÖt Nam
- §µi
Loan
40 32 6 18.8
59 Sµi §ång B Hµ Néi 1996 ViÖt Nam 73 51 49 96.1
60
Th¨ng Long
(G§ 1,2&3)
Hµ Néi
1997
2002
2006
NhËt B¶n
- ViÖt
Nam
274 206 148 71.8
61 §¹i An H¶i D¬ng 2003 ViÖt Nam 171 109 84 76.4
61b §¹i An (më réng) H¶i D¬ng 2007
ViÖt
Nam-§µi
Loan
433 280 20 7.1
62 Nam S¸ch H¶i D¬ng 2003 ViÖt Nam 64 44 44 100.0
63 Phóc §iÒn H¶i D¬ng 2003 ViÖt Nam 87 59 59 99.6
64 Tµu thñy Lai Vu H¶i D¬ng 2007 ViÖt Nam 213 137 137 100.0
65 Nomura - H¶i Phßng H¶i Phßng 1994
NhËt B¶n
- ViÖt
Nam
153 123 104 84.0
66 §å S¬n H¶i Phßng 1997
Hång
K«ng -
ViÖt Nam
150 97 23 24.1
67
Phè Nèi B
(DÖt may - G§ 1&2)
Hng Yªn 2003 ViÖt Nam 128 80 16 20.0
68 Phè Nèi A Hng Yªn 2004 ViÖt Nam 390 274 195 71.2
69 Suèi DÇu
Kh¸nh
Hßa
1997 ViÖt Nam 78 47 40 85.5
46
69b Suèi DÇu g® 2
Kh¸nh
Hßa
2007 ViÖt Nam 59 35 2 5.6
70 Léc S¬n L©m §ång 2003 ViÖt Nam 94 65 48 73.5
71
§øc Hoµ I
(G§ 1&2)
Long An 1997
§µi Loan
- ViÖt
Nam
274 183 74 40.3
72 ThuËn §¹o - BÕn Løc Long An 2003
§µi Loan
- ViÖt
Nam
114 104 93 89.5
73
T©n §øc
(G§ 1 &2)
Long An
2004
2008
ViÖt nam 544 373 163 43.8
74 Long HËu Long An 2006 ViÖt Nam 142 91 71 78.6
75 Hoµ X¸ Nam §Þnh 2003 ViÖt Nam 328 206 206 100.0
76 B¾c Vinh NghÖ An 1998 ViÖt Nam 60 42 30 71.2
77 Trung Hµ Phó Thä 2005 ViÖt Nam 126 87 49 55.9
78
Thuþ V©n
(G§ 1, 2 &3)
Phó Thä
1997
2003
2004
ViÖt Nam 306 221 122 55.2
79 Hoµ HiÖp Phó Yªn 1998 ViÖt Nam 102 62 48 77.2
80 T©y B¾c §ång Híi
Qu¶ng
B×nh
2005 ViÖt Nam 66 41 34 82.6
81 §iÖn Nam-§iÖn Ngäc (G§ 1&MR)
Qu¶ng
Nam
1996
2005
ViÖt Nam 390 251 172 68.6
82 TÞnh Phong
Qu¶ng
Ng·i
1997 ViÖt Nam 142 101 45 44.6
83 Qu¶ng Phó
Qu¶ng
Ng·i
1998 ViÖt Nam 120 93 61 65.9
84 C¸i L©n
Qu¶ng
Ninh
1997 ViÖt Nam 78 45 40 88.0
84b C¸i L©n më réng
Qu¶ng
Ninh
2004 ViÖt Nam 200 133 115 86.6
85 Nam §«ng Hµ Qu¶ng TrÞ 2004 ViÖt Nam 99 62 34 54.8
86 An NghiÖp Sãc Tr¨ng 2005 ViÖt Nam 257 178 110 61.9
87 Linh Trung III T©y Ninh 2002
Trung
Quèc -
ViÖt Nam
203 126 76 60.4
88
Tr¶ng Bµng
(G§ 1&2)
T©y Ninh
1999
2003
ViÖt Nam 191 135 125 92.7
89 Phóc Kh¸nh Th¸i B×nh 2002 §µi Loan 120 74 70 94.7
90 NguyÔn §øc C¶nh Th¸i B×nh 2005 ViÖt Nam 68 44 44 100.0
91 S«ng C«ng I
Th¸i
Nguyªn
1999 ViÖt Nam 69 48 49 102.9
92 LÔ M«n
Thanh
Ho¸
1998 ViÖt Nam 88 60 53 87.4
93
Phó Bµi
(G§ 1&2)
Thõa
Thiªn HuÕ
1998
2004
ViÖt Nam 184 123 84 68.6
47
93b Phó Bµi g® III
Thõa
Thiªn HuÕ
2007
Hµn
Quèc
85 55
94 Mü Tho
TiÒn
Giang
1997 ViÖt Nam 79 60 60 100.0
95 KCX T©n ThuËn TP. HCM 1991
§µi Loan
- ViÖt
Nam
300 196 150 76.7
96 KCX Linh Trung 1 TP. HCM 1992
Trung
Quèc -
ViÖt Nam
62 42 42 100.0
97 B×nh ChiÓu TP. HCM 1996 ViÖt Nam 27 21 21 100.0
98 HiÖp Phíc TP. HCM 1996 ViÖt Nam 311 222 200 90.2
99 T©n T¹o TP. HCM 1996 ViÖt Nam 381 197 191 97.2
100 KCX Linh Trung 2 TP. HCM 1997
Trung
Quèc -
ViÖt Nam
62 47 47 100.0
101 Lª Minh Xu©n TP. HCM 1997 ViÖt Nam 100 66 66 100.0
102 T©n B×nh TP. HCM 1997 ViÖt Nam 110 77 77 100.0
103 T©n Thíi HiÖp TP. HCM 1997 ViÖt Nam 29 21 21 100.0
104 T©y B¾c Cñ Chi TP. HCM 1997 ViÖt Nam 207 145 133 91.6
105 VÜnh Léc TP. HCM 1997 ViÖt Nam 203 124 117 94.3
106 C¸t L¸i (II) TP. HCM 2003 ViÖt Nam 112 72 50 69.3
107 Hoµ Phó VÜnh Long 2004 ViÖt Nam 136 93 93 100.0
108 Quang Minh VÜnh Phóc 2004 ViÖt Nam 344 221 221 100.0
109 Khai Quang VÜnh Phóc 2006 ViÖt Nam 262 171 126 73.9
110 B×nh Xuyªn VÜnh Phóc 2007 ViÖt Nam 271 163 88 54.0
110 Tæng KCN ®· vËn hµnh (I) 26382 17938 #### 74.4
II
KCN ®· thµnh lËp vµ ®ang x©y dùng
c¬ b¶n
1 An Phíc §ång Nai 2003 ViÖt Nam 130 91
2 Nh¬n Tr¹ch VI §ång Nai 2005 ViÖt Nam 319 220
3 N. Tr¹ch II - Nh¬n Phó §ång Nai 2006 ViÖt Nam 183 108 2 2.1
4 Th¹nh Phó §ång Nai 2006 ViÖt Nam 177 122 58 47.6
5 Xu©n Léc §ång Nai 2006 ViÖt Nam 109 64 29 45.9
6 Agtex Long B×nh §ång Nai 2007 ViÖt Nam 43 28 24 87.7
7 Long §øc §ång Nai 2007 ViÖt Nam 283 183
8 T©n Phó §ång Nai 2007 ViÖt Nam 54 35
48
9 Ông Kèo §ång Nai 2008 ViÖt Nam 823 503 386 76.8
10 TrÇn Quèc To¶n
§ång
Th¸p
2006 ViÖt Nam 58 39 13 32.2
11 B×nh Long An Giang 2007 ViÖt Nam 29 17
12 R¹ch B¾p B×nh D¬ng 2005 ViÖt Nam 279 188
13 Kim Huy B×nh D¬ng 2006 ViÖt Nam 213 144 11 7.3
14 §ång An 2 B×nh D¬ng 2007 ViÖt Nam 158 101
15 §Êt Cuèc B×nh D¬ng 2007 ViÖt Nam 213 138 1 0.4
16 An T©y B×nh D¬ng 2007 Singapore 500 335
17 Bµu Bµng B×nh D¬ng 2007 ViÖt Nam 998 700 9 1.3
18 Phó Gia B×nh D¬ng 2007 ViÖt Nam 133 92 16 17.2
19 Sãng ThÇn 3 B×nh D¬ng 2007 ViÖt Nam 534 385 61 15.8
20 Ch¬n Thµnh B×nh Phíc 2003 ViÖt Nam 115 73 20 26.7
21 Minh Hng B×nh Phíc 2007
Hµn
Quèc
194 125 67 53.8
22 Hµm KiÖm I
B×nh
ThuËn
2007 ViÖt Nam 143 91
23 Hµm KiÖm II
B×nh
ThuËn
2007 ViÖt Nam 436 279
24 Quang Ch©u B¾c Giang 2006 ViÖt Nam 426 275 0
25 V©n Trung B¾c Giang 2007
ViÖt Nam
- Trung
Quèc
433 259
26 Thanh B×nh B¾c K¹n 2007 ViÖt Nam 74 51
27 Yªn Phong B¾c Ninh 2006 ViÖt Nam 341 206 103 50.0
28 VSIP B¾c Ninh B¾c Ninh 2007
ViÖt Nam
-
Singapore
700 485
29 Nam S¬n - H¹p LÜnh B¾c Ninh 2008
Hµn
Quèc
603 392
30 Giao Long BÕn Tre 2005 ViÖt Nam 99 66 28 42.1
31 Phó Mü II BR-VT 2004 ViÖt Nam 621 373 160 42.9
32 Phó Mü III BR-VT 2007 ViÖt Nam 994 630 0 0.0
33
Kh¸nh An
(G§ 1&2)
Cµ Mau
2004
2007
ViÖt Nam 360 217 3 1.2
34
Hng Phó I
(G§ 1&2)
CÇn Th¬ 2004 ViÖt Nam 262 212 30 14.1
35 §Ò Th¸m Cao B»ng 2008 ViÖt Nam 62
36 B×nh Vµng Hµ Giang 2008 ViÖt Nam 143
49
37 §ång V¨n II Hµ Nam 2006 ViÖt Nam 264 177 11 6.4
38
Nam Th¨ng Long
(G§ 1)
Hµ Néi 2001 ViÖt Nam 30 21 10 47.0
39 Phó NghÜa Hµ T©y 2007 ViÖt Nam 170 126
40 Th¹ch ThÊt - Quèc Oai Hµ T©y 2007 ViÖt Nam 156 101
41 Phông HiÖp Hµ T©y 2008 ViÖt Nam 175
42 T©n Trêng H¶i D¬ng 2005 ViÖt Nam 199 132 40 30.1
43 ViÖt Hoµ - Kenmark H¶i D¬ng 2007 §µi Loan 46 31 9 27.4
44 Céng Hoµ H¶i D¬ng 2008 ViÖt Nam 357 232
45 CÈm §iÒn - L¬ng §iÒn H¶i D¬ng 2008 ViÖt Nam 184 124
46 Lai C¸ch H¶i D¬ng 2008 ViÖt Nam 132 91
47 Trµng DuÖ H¶i Phßng 2007 ViÖt Nam 150 119
48 S«ng HËu HËu Giang 2006 ViÖt Nam 126 80
49 Th¨ng Long II (mr PNB) Hng Yªn 2006 NhËt B¶n 220 155
50 Minh §øc Hng Yªn 2007 ViÖt Nam 198 130
51 L¬ng S¬n Hoµ B×nh 2007 ViÖt Nam 71 50 3 6.7
52
Sao Mai
(G§ 1)
Kon Tum 2005 ViÖt Nam 79 43
53 Th¹nh Léc
Kiªn
Giang
2008 ViÖt Nam 249
54 Trµ Kha
Kiªn
Giang
2008 ViÖt Nam 66
55 Xuyªn ¸ Long An 1997 ViÖt Nam 306 199 81 40.8
56 T©n Kim Long An 2003 ViÖt Nam 104 67 20 30.3
57 VÜnh Léc 2 Long An 2005 ViÖt Nam 226 136
58 Th¹nh §øc Long An 2006 ViÖt Nam 256 165
59 CÇu Trµm Long An 2007 ViÖt Nam 78 54
60 Nhùt Ch¸nh Long An 2007 ViÖt Nam 125 74 15 20.5
61 §«ng Nam ¸ Long An 2008 Anh 106
62 §øc Hßa III - Minh Ng©n Long An 2008 ViÖt Nam 147 111,39
63 Th¸i Hßa Long An 2008 ViÖt Nam 100
64 §øc Hßa III - Resco Long An 2008 ViÖt Nam 296
65 Mü Trung Nam §Þnh 2006 ViÖt Nam 145 98 10 10.2
50
66
Ninh Phóc
(G§ 1& MR)
Ninh B×nh 2003 ViÖt Nam 334 232 86 37.2
67 Phíc Nam
Ninh
ThuËn
2006 ViÖt Nam 370 247
68
Hßn La
(G§ 1)
Qu¶ng
B×nh
2005 ViÖt Nam 98 78 10 12.8
69 H¶i Yªn
Qu¶ng
Ninh
2005 ViÖt Nam 193 112 1 0.6
70 ViÖt Hng
Qu¶ng
Ninh
2006 ViÖt Nam 301 200 5 2.7
71 Phong Thu
Thõa
Thiªn HuÕ
2007
Hµn
Quèc
100
72
T©n H¬ng
(G§ 1)
TiÒn
Giang
2004 ViÖt Nam 197 119 44 37.5
73 T©n H¬ng më réng
TiÒn
Giang
2007 ViÖt Nam 59 44
74 Long Giang
TiÒn
Giang
2007
Trung
Quèc
540 357
75 C¸t L¸i (IV) TP. HCM 1997 ViÖt Nam 134 90
76 Phong Phó TP. HCM 2002 ViÖt Nam 148 114
77 T©n Phó Trung TP. HCM 2004 ViÖt Nam 543 300
78 Long §øc Trµ Vinh 2005 ViÖt Nam 100 62 5 8.1
79 Long B×nh An
Tuyªn
Quang
2007 ViÖt Nam 109 69
80 B×nh Minh VÜnh Long 2007 ViÖt Nam 132 92
81 Kim Hoa VÜnh Phóc 1998 ViÖt Nam 117 70 40 56.9
82 B¸ ThiÖn VÜnh Phóc 2007 §µi Loan 327 226 100 44.2
83 Quang Minh II VÜnh Phóc 2007 §µi Loan 267 176 94 53.5
84 PhÝa Nam Yªn B¸i Yªn B¸i 2007 ViÖt Nam 138 82
84 Tæng KCN ®ang XDCB (II) 20206 12302 1605 13.0
194 Tæng KCN c¶ níc (I+II) 46588 30239 #### 87
51
Tài liệu tham khảo:
1)Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư
2)Giáo trình Kinh Tế Phát Triển.
3)
4)
5)
52
MỤC LỤC
Chương 1: Lý Thuyết Chung Về Đầu Tư Phát Triển KCN ................................ 2
I/Lý Thuyết Chung: ........................................................................................... 2
1) Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước.......................................... 2
2) Phân loại đầu tư: ........................................................................................ 2
3) Khu công nghiệp: ....................................................................................... 4
II/Nội Dung Đầu Tư Phát Triển Khu Công Nghiệp: ........................................ 4
1) Vai Trò Của Đầu Tư Phát Triển: .............................................................. 4
2) Sự cần thiết trong việc thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.... 4
III)Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển khu công
nghiệp: ................................................................................................................ 5
a)Vị trí địa lý ................................................................................................... 5
b)Vị trí kinh tế xã hội: .................................................................................... 5
c)Kết cấu hạn tầng:......................................................................................... 6
d)Thị trường ................................................................................................... 6
e)Vốn đầu tư nước ngoài: ............................................................................... 6
Chương II: Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Vào Các KCN ở VN ..................... 7
I/Đầu tư hạ tầng và sản xuất khu công nghiệp: ................................................ 7
Bảng giá trị sản lượng và xuất khẩu các doanh nghiệp KCN ............................. 8
II/Kết quả và hạn chế trong đầu tư phát triển KCN: .................................... 17
1) Những thành tựu đạt được ...................................................................... 17
B.1) Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH cả nước; quy hoạch phát triển ngành, địa phương
và vùng lãnh thổ............................................................................................ 17
B.2) KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước, ........................................................................ 18
53
B.3) KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị
lâu dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại
hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. ................................................. 18
B.4) KCN có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của từng địa phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề,
nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp
phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mở
rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế. ............................................................... 19
B.5) Các KCN sử dụng ngày càng hiệu qua cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp
tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế. ......... 21
B.6) Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng
cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội ............................................. 21
B.7) KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. ...... 22
B.8) Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các
vùng, các ngành, lĩnh vực ............................................................................. 22
B.9) Mô hình quản lý - áp dụng cơ chế "một cửa, tại chỗ" đối với KCN ..... 23
2)Những hạn chế trong đầu tư vào khu công nghiệp: .................................... 25
a)Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp_khu chế xuất còn rườm rà ........... 25
B)Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất giảm mạnh:........... 26
C)Chất lượng quy hoạch còn thấp, thực hiện quy hoạch chưa triệt để. ........... 27
D) tình trạng tự phát trong việc thu hút đầu tư còn diễn ra phổ biến: ...... 28
E) cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập: ............................................................ 29
F)Còn thiếu lao động có trình độ cao............................................................28
G) Quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế.............................................30
H)Vấn đề môi trường trong KCN ................................................................ 32
Chương III: Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Đầu Tư Phát Triển
KCN_KCX ........................................................................................................... 33
54
A)Tăng cường thu hút thêm vốn đầu tư: ........................................................ 33
1. Đối với thu hút đầu tư nước ngoài ........................................................... 33
2. Đối với thu hút đầu tư trong nước ........................................................... 35
B)Thực hiện quy hoạch đồng bộ,nâng cao chất lượng quy hoạch cũng như
quản lý KCN_KCX: ..................................................................................... 36
C)Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào KCN_KCX: .............................................. 39
D)Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN_KCX ................. 39
E)Đảm bảo môi trường khu CN: ................................................................. 40
Phụ Lục ................................................................................................................ 43
Tài liệu tham khảo: ............................................................................................. 51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Vào Các KCN ở Việt Nam.pdf