Mở rộng chính sách về vốn kinh doanh để tạo được nguồn vốn dồi dào, linh
động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tăng cường quản lý các mặt ho ạt động của Công ty: vừa tự chủ, vừa phân cấp,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong kinh doanh cho các bộ phận
Quản lý tốt các khoản phải thu, khoản đến hạn hoặc quá hạn để kịp thời có biện
pháp thích hợp, tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng bởi các khách hàng quá
lâu.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy khả
năng sáng tạo của nhân viên để tìm ra những bước đi m ới, tạo sự ổn định trong kinh
doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.
Việc cổ phần hoá công ty là một trong những chính sách đúng đắn của Ban lãnh
đạo công ty phù hợp với xu thế tất yếu của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
1
Luận văn
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
2
Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................. 4
Phần một ................................................................................................................. 5
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức ................................................... 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................. 5
1.1.1 Vài nét về Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây .......................................... 5
1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .................................................................. 6
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ....................................................... 7
phần hai ................................................................................................................ 15
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................ 15
2.1 khái quát về ngành ngề kinh doanh ............................................................. 15
2.2 Mô tả một công việc cụ thể để biến đầu vào thành đầu ra ............................ 15
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006.......... 17
2.4 Tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty .......................................... 19
2.5 phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản .................................................... 19
2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ................................................. 19
2.5.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn: ................................................................... 20
2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ..................................................... 21
2.6 Cơ cấu lao động và lương ........................................................................... 21
phần ba ................................................................................................................. 23
nhận xét và kết luận .............................................................................................. 23
3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây
......................................................................................................................... 23
3.1.1 Ưu điểm: .............................................................................................. 23
3.1.2 Tồn tại ................................................................................................. 23
3.1.3 Một số biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 24
3.2 Định hướn phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây trong thời gian tới24
Kết luận ................................................................................................................ 26
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
3
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
4
mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay với nhiều thành phần kinh
tế ra đời và phát triển. Có nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ đã ra
đời và phát triển. Chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra rất phong phú và đa dạng do đó
dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm cùng loại và giữa các doanh nghiệp với
nhau. Giờ đây khi Việt Nam đã gia nhập WTO sự cạnh tranh đó không chỉ diễn ra giữa
các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy các
doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể tồn tại
và phát triển.
Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh
chóng nắm bắt các tín hiệu thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy
động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời, sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Việc
thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng
hoạt động tài chính, từ đó có thể thấy được mặt manh và yếu của công ty nhằm làm căn
cứ để hoạch định phương án kinh doanh phù hợp với tương lai và đồng thời đề xuất
những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao
chất lượng công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây đã giúp em hiểu rõ
hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của một doanh nghiệp, những
thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt mà khi ngồi trên ghế nhà trường ta
khó có thể hiểu rõ.
Nội dung bản báo thực tập của em gồm 3 phần:
Phần I: Qúa trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Du lịch
Hà Tây.
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà
Tây.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
5
Phần một
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức
của công ty cổ phần du lịch Hà Tây
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Vài nét về Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây
Tên công ty: Công ty cổ phần Du Lịch Hà Tây
Tên giao dịch quốc tế : HATTOCO
Trụ sở chính: 22- 24 phố Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn TrãI, thành phố Hà
Đông, tỉnh Hà Tây
Hình thức sở hữu:Công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 5.800.000.000 đồng
Số lượng lao động: 115 người
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Du lịch Hà Tây được thành lập tại Quyết định số 333 QĐ - UB ngày
20/9/1975 của UBND tỉnh Hà Tây, Công ty trực thuộc Ty Văn hóa thông tin Hà Tây,
đóng tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Năm 1976 hợp nhất tỉnh Hà Tây với tỉnh Hòa Bình , Công ty Du lịch Hà Sơn Bình
được thành lập theo Quyết định số 363 QĐ - UB ngày 27/9/1976 của UBND tỉnh Hà Sơn
Bình, trên cơ sở hợp nhất Công ty Du lịch Hà Tây với phòng ngoại vụ và du lịch Hòa
Bình. Trong hai ngày 29 và 30 tháng 12 năm 1976, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,
Công ty tổ chức hội nghị hợp nhất khai trương hoạt động.
Ngày 5/12/1985 UBND tỉnh Hà Sơn Bình ra Quyết định số 294/QĐ- UB giao nhà
khách H21 cho Công ty Du lịch Hà Sơn Bình quản lý, sau này đổi thành khách sạn Sông
Nhuệ, thời gian này tổng số CBCNV của công ty là 252 người.
Tháng 10/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình, Công
ty Du lịch Hà Tây tái lập là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Thương mại-
Du lịch Hà Tây do ông Nguyễn Đức Long làm giám đốc.
Thực hiện quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo
nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, Công
ty Du lịch Hà Tây được thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước tại quyết định số 572/
QĐ- UB ngày 22/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
6
Đầu năm 1994 thực hiện chủ trương của tỉnh Hà Tây đưa khách sạn Sông Nhuệ liên
doanh với nước ngoài. Ngày 7/5/1994 của Công ty Du lịch Hà Tây ký hợp đồng liên
doanh khách sạn Sông Nhuệ với với Công ty VIETOP của Hồng Kông. Ngày 6/7/1994
Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cho phép Công ty Du lịch Hà Tây với Công ty
VIETOP tại Hồng Kông thành lập công ty liên doanh khách sạn Sông Nhuệ.
Do đối tác không thực hiện hợp đồng liên doanh nên Công ty Du lịch Hà Tây đã nhận
lại khách sạn Sông Nhuệ, đến ngày 26/2/1997 UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số
136/QĐ- UB tách khách sạn Sông Nhuệ thành doanh nghiệp riêng.
Ngày 07/11/1994 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 275/ QĐ- UB thành lập Sở Du
lịch Hà Tây, Công ty Du lịch Hà Tây được Sở Thương mại bàn giao và chịu quản lý Nhà
nước của Sở Du lịch Hà Tây
Tháng 11/1995 UBND tỉnh Hà Tây bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Sực Phó Giám đốc
Công ty lên làm Giám đốc thay ông Nguyễn Đức Long chuyển về Sở Du lịch Hà Tây.
Tháng 9/1994 Được UBND tỉnh cấp cho 5.000m2 đất của công ty giao thông vận tải Hà
Tây. Công ty đã xây dựng mới khách sạn Nhuệ Giang. Tháng 2/1996 khách sạn chính
thức đi vào hoạt động.
Ngày 15/1/2004 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 55/QĐ - UB về việc cổ phần
hoá Công ty Du lịch Hà Tây.
Thực hiện Quyết định số 55/QĐ - UB Công ty Du lịch Hà Tây tiến hành khoá sổ kế
toán chốt số liệu, kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp tại ngày 31/3/2005.
Ngày 30/9/2005 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1349/QĐ - UB về việc xác
định giá trị doanh nghiệp Công ty Du lịch Hà Tây, số vốn Nhà nước còn lại để cổ phần
hoá là 2.958.000.000 đồng.
Ngày 16/11/2005 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1679/QĐ - UB về việc phê
duyệt phương án cổ phấn hoá Công ty Du lịch Hà Tây thì tổng giá trị tài sản Nhà nước
còn lại là 2.958.000.000 đồng chiếm 51% vốn điều lệ và phát hành thêm 2.842.000.000
đồng chiếm 49% vốn điều lệ.
Ngày 8/3/2006 Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây tiến hành Đại hội Đồng cổ đông lần
thứ nhất và bầu ra Hội Đồng quản trị gồm 9 người và Ban kiểm soát có 3 thành người .
Ông Nguyễn Văn Sực được bầu làm chủ tich HĐQT kiêm giám đốc Công ty
Ngày 12/4/2006 Công ty được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0303000448 và ngày 1/5/2006 Công ty chính thức hoạt động theo Công ty
cổ phần.
1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
7
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức dưới hình thức các phòng ban chức
năng. Mỗi phòng ban, Xí nghiệp, Trung tâm có chức năng nhiệm vụ khác nhau, ngoài ra
Công ty còn quản lý khách sạn và văn chi nhánh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc
và các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông biểu quyết đây là cơ quan có quyền
quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
phòng tài chính kế
toán
phòng kế hoạch
nghiệp vụ và xklđ
phòng tổ chức hành
chính
trung tâm
xklđ &
chuyên
gia
ban giám đốc
hội đồng quản trị ban kiểm soát
ĐạI HộI ĐồNG Cổ ĐÔNG
TRUNG
TÂM Lữ
HàNH
DU LịCH
khách sạn
nhuệ
giang
xí nghiệp
xây dựng
xí nghiệp
tư vấn
thiết kế
chi
nhánhtại
hà nội
chi nhánh
tại Tp hồ
chí minh
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
8
Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị
về quyết toán tài chính, phương án phân phối và sử dụng lợi nhuận.
- Thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị
- Thông qua báo cáo của Ban kiểm soát
- Thông qua kế hoạch phát triển định hướng kinh doanh và đầu tư của Công ty
- Sửa và bổ sung Điều lệ Công ty
- Quyết định tăng giảm Vốn điều lệ, phát hành thêm Cổ phần và xử lý Cổ phần
ngân quỹ
- Quyết định việc tổ chức lại, chấm dứt hoạt động, giải thể, thanh lý Công ty hoặc
tham gia liên doanh.
- Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
- Bầu, miễn nhiệm. bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
- Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt
hại cho Công ty và cổ đông của Công ty.
- Quyết định mức thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác cho các thành viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Hội Đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra.
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những quyền thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Quyết định phương án đầu tư và phê chuẩn các quyết định về vay nợ, thế chấp,
đảm bảo, bảo lãnh và bồi thường do Công ty thực hiện.
- Quyết định giá chào bán Cổ phần và trái phiếu Công ty; Định giá tài sản góp vốn
không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, Công nghệ…
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và Công nghệ; thông qua hợp
đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi
trong Sổ kế toán của Công ty.
- Quyết định quy chế tuyển dụng, buộc thôi việc Nhân viên quản lý của Công ty
phù hợp với quy định của Pháp luật.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
9
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thay thế các thành viên Ban Giám đốc công
ty và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; Quyết định mức lương, thưởng, xử
phạt và các lợi ích khác của cán bộ quản lý đó.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty. Quyết định thành lập
công ty con, lập Chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh
nghiệp khác.
- Kiến nghị tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm quản lý, vi
phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho công ty.
- Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai
Ban kiểm soát
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép Sổ kế toán và Báo cáo tài chính.
- Thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan về quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu
trên 10% cổ phần phổ thông
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo
ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng
cổ đông.
- Kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ban Giám đốc
Giám đốc Công ty là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo điều lệ,
Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện Quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư ngắn hạn, dài hạn
của công ty .
- Kiến nghị Hội đồng quản trị : Tổ chức bộ máy quản lý điều hành và số lượng các
nhân viên quản lý của Công ty; Phương án bố trí cơ cấu tổ chức, sắp xếp lao động và quy
chế quản lý nội bộ Công ty; Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và
quản lý của Công ty.
- Báo cáo Hội đồng quản trị tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh dài hạn và
hàng năm của Công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
10
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về các quyết định của
mình.
.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền
của mình.
- Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ
quản lý dưới quyền bổ nhiệm của mình.
Ban kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý , hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là
kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính; thẩm định các báo cáo tài chính; kiến
nghị các biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý.
Phòng tài chính kế toán
- Lập kế hoạch tài chính và dự toán thu chi tiền mặt theo kế hoạch tháng, quý,
năm, quản lý theo dõi tài sản của của Công ty
- Quản lý theo dõi các nguồn tiền ra, vào tiến hành hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ
phát sinh trong ngày theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm tra đôn đốc thu chi công nợ, thực hiện nộp ngân sách và các nghĩa vụ đối
với nhà nước.
- Cuối quý, năm tiến hành quyết toán kịp thời, chính xác, lập báo cáo tài chính
theo quy định của nhà nước.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
thanh
toán và
theo dõi
dịch vụ
CB
Kế toán
vật tư
và
TSCĐ
Thủ quỹ Kế toán
tiền
lương
và
BHXH
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
11
- Kế toán trưởng: Là người tham mưu giúp cho Giám đốc về công tác quản lý kinh tế.
Chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty đối với Giám đốc và với cơ
quan quản lý Nhà nước
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu vào sổ các tài khoản, lập các báo cáo
tài chính.
- Kế toán thanh toán và theo dõi dịch vụ cơ bản : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ
phải thu khách hàng.
- Kế toán vật tư và TSCĐ : Theo dõi tình hình vật tư hàng hoá tại đơn vị, năm được số
lượng và biến động của từng loại vật tư theo dõi nguyên giá, giá trị của TSCĐ và lên kế
hoạch bằng tiền sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ. Khoản nợ phải trả của khách hàng, các
dịch vụ cơ bản, các khoản phải nộp cho ngân sách.
- Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thu chi các khoản bao gồm
các ngoại tệ và tiền Việt Nam
- Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi và tính lương các khoản cho CBCNV trong
đơn vị cũng như hạch toán các khoản nhân công thuê ngoài.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty CPDL Hà Tây
Hình thức kế toán nhật ký chung, với hình thức này công ty có các loại sổ như sau:
nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, sổ cái, sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng liên quan đến mọi nghiệp vụ theo trình tự thời
gian .
Nhật ký chuyên dùng: để theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
Sổ cái tài khoản: Công ty mở sổ cái cho các tài khoản 152, 154, 334, 141, 621,
622, 627, ...
Lập bảng cân đối số phát sinh của tất cả các tài khoản sử dụng
Ngoài ra kế toán Công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết để theo dõi các tài khoản, khoản
mục cụ thể như : Sổ chi tiết tài khoản 154, 141, 334, 331, ...
Trên cơ sở bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các báo cáo tài chính bao gồm 4
báo cáo: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quí và năm,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty
Ghi hàng ngày
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
12
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu giúp Ban Giám đốc tổ chức các công việc phát sinh hàng ngày.
- Theo dõi công văn đi, đến, …..
- Đề ra nội quy và quy chế của công ty
- Bình xét thi đua hàng tháng, quý, năm….
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chuyên dùng Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
13
Phòng kế hoạch nghiệp vụ và xklđ
- Tham mưu giúp Ban Giám đốc lập những kế hoạch, cho các Xí nghiệp, Trung tâm, chi
nhánh, ….
- Giúp Ban Giám đốc soạn thảo các hợp đồng liên doanh liên kế với các đối tác trong và
ngoài nước.
- Phổ biến tuyên tuyền các chế độ chính sách về xuất khẩu lao động
- Là đầ mối giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.
Trung tâm xklđ & chuyên gia
- Thực hiện các hợp đồng về xuất khẩu lao động công ty ký kết.
- Tuyển chọn, đào tạo lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
- Hướng dẫn lao động và chuyên gia các thủ tục trước khi xuất cảnh
- Theo dõi quản lý lao động và chuyên gia trong thời gian làm việc tại nước ngoài.
Trung tâm lữ hành du lịch
Tổ chức các Tour du lịch trong và ngoài nước. (Tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch
trong nước, đi nước ngoài, cho người nước ngoài vào Vệt Nam du lịch)
Khách sạn Nhuệ Giang
Tổ chức, phục vụ các hội nghị ăn, nghỉ, vui chơi giải trí.
Xí nghiệp xây dựng
Thi công các công trình xây dựng
Xí nghiệp tư vấn thiết kế
Nhận tư vấn thiết kế, giám sát các công trình xây dựng
Chi nhánh tại thành phố Hà Nội
- Thực hiện các hợp đồng về xuất khẩu lao động công ty ký kết.
- Tuyển chọn, đào tạo lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
- Tổ chức các Tour du lịch trong và ngoài nước. (Tổ chức cho người Việt Nam đi du
lịch trong nước, đi nước ngoài, cho người nước ngoài vào Vệt Nam du lịch)
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
14
Tổ chức các Tour du lịch trong và ngoài nước. (Tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch
trong nước, đi nước ngoài, cho người nước ngoài vào Vệt Nam du lịch)
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
15
phần hai
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần du lịch hà tây
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây có trụ sở chính tại số nhà 22 - 24 phố Trần Hưng Đạo
– phường Nguyễn Trãi - thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây, ngoài ra còn có:
- Khách sạn Nhuệ Giang địa chỉ 110 Trần Phú - Hà Đông - Hà Tây
- Chi nhánh tại thành phố Hà Nội số C4 – 24 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh số 16 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường Tân Định,
Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là: HATTOCO. Doanh ngiệp có chủ trương đa dạng
hoá sản phẩm, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đã được đăng
ký như sau:
- Kinh doanh Lữ hành Quốc tế và nội địa, Khách sạn, Nhà hàng ăn uống, vận chuyển
khách Du lịch, công cộng và vận chuyển hàng hoá, vui chơi giải trí, dịch vụ khác như:
Karaoke, vật lý trị liệu, ca nhạc ngoài trời…
- Xây dựng công trình chuyên ngành Du lịch. Nhận thầu, sửa chữa các công trình nhà ở
dân dụng, Trang trí nội thất, xây dựng công trình giao thông.
- Nhận thầu, xây lắp, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình thuỷ lợi. Xây dựng các công
trình cấp thoát nước, đào đắp san nền các công trình xây dựng, lắp đặt trạm biến thế nhỏ
và xây dựng điện hạ thế.
- Cho thuê văn phòng, nhà ở...
- Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá, hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị…
- Tư vấn thiết kế và giám sát chất lượng công trình xây dựng: Công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và điện hạ thế.
- Tư vấn du học
2.2 Mô tả một công việc cụ thể để biến đầu vào thành đầu ra
Công ty được Bộ Lao động và Thương binh xã hội cấp giấy phép cho hoạt động đưa
lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài từ năm 2000, đến nay công
ty đã đưa khoảng 4.000 lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài, thị trường chủ
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
16
yếu của công ty là thị trường Đài Loan, Malaysia là chính. Từ năm 2006 công ty đã khai
thác rất có hiệu quả thị trường Trung Đông (Qatar, UAE).
Quy trình tuyển dụng, đào tạo, đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan như
sau:
Đầu tiên, Công ty tìm kiếm đối tác tại Đài Loan (công ty môi giới hoặc chủ sử dụng
lao động trực tiếp), sau đó tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác về những tiêu
chuẩn, điều kiện làm việc, mức lương cơ bản, làm thêm giờ, chi phí, tay nghề, tuổi ... của
người lao động.
Sau khi ký được hợp đồng với đối tác Công ty ra thông báo tuyển lao động về tiêu
chuẩn, mức lương cụ thể. Bộ phận thị trường đi đến các xã tuyển lao động (Công ty cũng
đã ký hợp đồng đến từng xã để tuyển lao động cho công ty). Bên cạnh đó Công ty tiến
hành sơ tuyển trực tiếp: tiến hành đo chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, trình độ ngoại
ngữ, khám sức khỏe...
Khi Công ty tuyển đủ số lượng cần thiết Công ty sẽ báo với đối tác, chủ sử dụng lao
động sang tuyển trực tiếp lao động. Sau khi trúng tuyển học viên đăng ký nhập học tại
trung tâm đào tạo của Công ty. Tại đây các học viên được đào tạo các kỹ năng giao tiếp,
tiếng Trung Quốc, phong tục tập quán của Đài Loan ...
Sau khi được đào tạo khoảng một tháng, đại diện đối tác tại Việt Nam kiểm tra có các
phương thức để đánh giá trình độ ngoại ngữ của học viên : C, B+, B-, A-, A, A+ lao động
phải đạt trình độ A+ thì mới đủ điều kiện xuất cảnh. Khi lao động đạt đến trình độ B+ thì
đi khám sức khỏe tại bệnh viện mà bên phía Đài Loan chỉ định như: Bệnh viện Bạch Mai,
Xanh Pôn, Tràng An… sau đó đi đến sở tư pháp xác nhận không có tiền án tiền sự . Bên
phía công ty có trách nhiệm làm hộ chiếu, visa, và các thủ tục liên quan cho người lao
động, và người lao động phải nộp khoảng 5 triệu đồng để đảm bảo hợp đồng làm thủ tục
xuất cảnh.
Khi các học viên hoàn thành khóa học (khoảng 3- 4 tháng) và đạt tiêu chuẩn để xuất
cảnh đồng thời hoàn chỉnh các giấy tờ cần thiết, Công ty thông báo cho đối tác là lao
động đã đủ điều kiện xuất cảnh. Sau khi chủ sử dụng lao động xác nhận có ngày bay và
có phiếu thẩm định của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan thẩm định gồm có :
- Sơ yếu lý lich của chủ sử dụng lao động
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
17
- Giấy phép của chính quyền sở tại đồng ý tiếp nhận lao động tại Việt Nam
- Năng lực tài chính......
Khi hoàn tất các thủ tục trên Công ty và người lao động tiến hành ký hợp đồng chính
thức và các giấy tờ liên quan đến người lao động gồm có:
- Đơn tự nguyện đi làm việc tại Đài Loan
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng bảo lãnh cho người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
- Hợp đồng với chủ sử dụng lao động
- Giấy ủy quyền của người lao động
Công ty sẽ thông báo số tiền còn lại lao động phải nộp, bên cạnh đó Công ty tiến hành
làm visa và đặt vé máy bay cho lao động.
Khi người lao động bay đến nơi làm việc, đại diện Công ty tại Đài Loan và chủ sử
dụng lao động đón ở sân bay và đưa về nơi ở. Ngày hôm sau lao động đi kiểm tra lại sức
khỏe và được nghỉ một ngày rồi bắt đầu vào làm việc.
Tiền lương của người lao động được chủ sử dụng lao động trả hàng tháng. Nếu có
phát sinh gì thì đại diện của công ty sẽ đến trực tiếp nơi làm việc của lao động để giải
quyết và Công ty phải có trách nhiệm trong suốt thời gian lao động làm việc ở Đài
Loan. Sau khi lao động về nước thì lao động phải đến Công ty làm thủ tục thanh lý hợp
đồng. Đến đó là kết thúc việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006
Tình hình hoạt động của một công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng khai,
sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những người
quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dàng tìm thấy được những thông tin
tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp.
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây
trong hai năm 2005 – 2006
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
18
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 và 2006
Đơn vị tính: đồng
Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm 2005- 2006, ta có thể thấy chỉ
tiêu doanh thu năm 2006 tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2006 lại thấp hơn so với
năm 2005. Có thể nói trong giai đoạn này Công ty tăng trưởng vẫn chưa ổn định. Ngoài
mục tiêu tăng doanh thu, Công ty nên quan tâm hơn tới vấn đề giảm chi phí, đặc biệt là
giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Doanh thu thuần: Năm 2006 là 7.397.181.931 đồng tăng 15,57 % tuơng ứng
996.587.905 đồng. Tổng doanh thu năm 2006 tăng lên so với năm 2005 điều đó chứng tỏ
công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, đồng thời cho thấy sự nỗ lực của công ty
trong việc mở rộng thị trường.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
So sánh tăng giảm
Chênh lệch Tỉ lệ %
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 6.400.594.026 7.397.181.931 996.587.905 15,57
2. Giảm trừ doanh thu 8.421.648
3. Doanh thu thuần 6.392.172.378 7.397.181.931 1.005.009.553 15,72
4. Giá vốn hàng bán 4.816.785.088 5.720.694.023 903.908.935 18,77
5. Lợi nhuận gộp 1.575.387.290 1.676.487.908 101.100.618 6,41
6. Doanh thu tài chính 98.216.762 117.149.762 18.933.000 19,27
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng 598.465.794 682.457.363 83.991.569 14
9. Chi phí QL DN 923.672.136 961.225.476 37.553.340 4,1
10. LN từ hoạt động KD 151.466.122 149.954.831 (1.511.291) (0,1)
11. Thu nhập khác 472.415 846.127 373.712 79,1
12. Chi phí khác 46.688.762 51.307.381 4.618.619 9,9
13. LN khác (46.216.347) (50.461.254) (4.244.907) (9,2)
14. Lợi nhuận trước thuế 105.249.775 98.647.450 (6.602.325) (6,2)
15. Chi phí thuế TN hiện hành 29.469.937 27.621.286 (1.848.651) (6,2)
16. Chi phí thuế TN hoãn lại
17. LN sau thuế 75.779.838 71.026.164 4.753.674 (6,2)
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532
19
+ Giá vốn hàng bán: Tăng 18,77% tương ứng 903.908.935 đồng so với năm 2005. Có thể
thấy sự gia tăng của giá vốn 18,77% nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần
(15,17%).Đây là một lý do quan trọng khiến lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2006.
Nguyên nhân của sự gia tăng này ngoài những lý do khách quan như giá xăng dầu
và điện tăng làm cho giá đầu vào tăng mà còn do công nghệ lạc hậu, công tác quản lý
chưa tốt, vì vậy trong tương lai công ty cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và duy
trì một chi phí hợp lý làm nâng cao sức cạnh tranh giá của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Chi phí bán hàng tăng 14% tương ứng với 8.3991.569 đây cũng chính là nguyên nhân
chính làm cho lợi nhuận của công ty không cao, vì vậy trong tương lai Công ty phải thay
đổi chính sách bán hàng hợp lý hơn để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng
37.553.340 đồng so với năm 2005 tương ứng 4,1%. Công ty cũng nên xem xét lại bộ máy
cơ cấu tổ chức nhằm cắt bỏ những tồn tại bất hợp lý để gia tăng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác cả hai năm 2005 và 2006 đều âm và năm 2006 lại âm
nhiều hơn năm 2005 (9,2%) tương ứng với (4.244.907 đồng) do chi khác lớn hơn thu
khác.Vì vậy Công ty cần chi một cách hợp lý hơn để giảm chi phí.
+ Lợi nhuận sau thuế: Giảm 4.753.674 tương ứng với 6,2% .Sự giảm sút này do tốc độ
tăng của doanh thu không nhanh bằng tốc độ tăng của chi phí .
Kết luận: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 dương, công ty làm ăn vẫn có lãi
nhưng so với năm 2005 khoản lợi nhuận này lại giảm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới
sự sụt giảm này trong đó chi phí là nguyên nhân chính, vì vậy trong những năm tới công
ty cần có biện pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi
nhuận.
2.4 Tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 18
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2005 2006
So sánh
Chênh lệch Tỉ lệ (%)
Tài sản
A. tài sản ngắn hạn 9.817.755.107 10.661.937.907 844.182.793 8,6
I. Tiền và các khoản tương
đươngtiền
920.803.529
782.517.123
(138.286.406)
(15)
1. Tiền mặt 27.076.415 34.574.936 7.498.521 27,7
2. Tiền gửi ngân hàng 893.727.114 747.942.187 (145.784.927) (16,3)
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu 8.750.711.215 9.734.618.510 983.907.295 11,2
1. Phải thu khách hàng 8.332.111.797 9.010.172.467 678.060.670 8,1
2. Phải thu nội bộ 117.676.588 389.278.404 27.1601.816 230
3. Các khoản phải thu khác 300.922.830 335.167.639 34.244.809 11,4
IV. Hàng tồn kho 57.884.857 49.612.793 (8.272.064) (14,3)
V. Tài sản ngắn hạn khác 88.355.513 95.189.474 6.833.961 7,7
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 45.199.590 54.847.832 9.648.242 21,3
2. Tài sản ngắn hạn khác 43.155.923 40.341.642 (2.814.281) (6,5)
B. Tài sản dài hạn 5.621.019.353 6.073.752.017 452.732.664 8
I. Tài sản cố định 5.621.019.353 6.073.752.017 452.732.664 8
1. Tài sản cố định hữu hình 5.621.019.353 6.073.752.017 452.732.664 8
- Nguyên giá 6.738.145.943 7.452.178.359 714.032.416 10,6
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 1.117.126.590 1.378.426.342 261.299.752 23,4
Tổng cộng tài sản 15.438.774.467 16.735.689.924 1.296.915.460 8,4
nguồn vốn
A. Nợ phải trả 11.947.810.677 13.114.202.569 1.166.391.890 9,7
I. Nợ ngắn hạn 7.517.849.991 7.495.745.065 (22.104.926) (0,3)
1. Vay và nợ ngắn hạn 300.000.000 384.000.000 84.000.000 28
2. Phải trả người bán 6.134.485.299 5.966.597.073 (167.888.226) (2,7)
3. Người mua trả tiền trước 30.000.000
4. Phải trả công nhân viên 43.015.046 35.145.786 (7.869.260) (18,3)
5. Phải trả nội bộ 571.729.200 664.752.471 93.023.271 16,3
6.Các khoản phải trả phải nộp khác 327.178.311 415.249.735 88.071.424 26,9
II. Nợ dài hạn 4.429.960.682 5.618.457.495 1.188.496.813 26,8
1. Vay và nợ dài hạn 4.429.960.682 5.578.457.495 1.148.496.813 26
2. phải trả dài hạn khác 40.000.000
B. vốn chủ sở hữu 3.490.963.790 3.621.487.365 130.523.575 3,7
I. Vốn chủ sở hữu 3.490.963.790 3.621.487.365
1. Nguồn vốn kinh doanh 3.599.670.667 3.632.785.467 33.114.800 0,9
2. Chênh lệnh tỷ giá (32.927.039) (82.324.266) (49.397.227) (150)
3. Lợi nhuận chưa phân phối 75.779.838 71.026.164 4.753.674 (6,2)
tổng cộng nguồn vốn 15.438.774.467 16.735.689.924 1.296.915.460 8,4
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 19
Nhận xét:
Về tài sản: Năm 2006 là 16.735.689.924 đồng, so với năm 2005 là 15.438.774.467
tăng đồng tương đương 8,4% cụ thể như sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2006 là 782.517.123 đồng, so với
năm 2005 giảm 15% tương ứng 138.286.406 đồng. Việc sụt giảm một lượng tiền lớn
như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của Công ty, do vậy Công ty
cần phải có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao khả năng thanh toán nhanh thanh
toán hiện thời của công ty.
+ Các khoản phải thu: Năm 2006 là 9.734.618.510 đồng tăng 11,2% ứng với
983.907.295 so với năm 2005 . Tỷ lệ này là khá cao ,vì vậy công ty cần phải tăng
cường thu các khoản nợ tránh bị vác doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn như đưa ra tỷ
lệ chiết khấu cao cho những khách hàng thanh toán sớm.
+ Hàng tồn kho: Năm 2006 là 49.612.793 đồng giảm 14,3% tương ứng với
8.272.064 đồng so với năm 2005
+ Tài sản cố định: năm 2006 là 6.073.752.017 tăng 8% tương ứng 452.732.664
đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty tiến hành mua sắm
tài sản để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mở thêm một Trung tâm xuất
khẩu lao động tại Bắc Giang.
Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2006 là 16.735.689.924 đồng tăng 8% tương
ứng1.296.915.460 đồng với so với năm 2005 cụ thể như sau:
+ Nợ ngắn hạn: là 7.495.745.065 đồng giảm 0,3% tương ứng với 22.104.926
đồng. Sự giảm sút này chủ yếu là do các khoản phải trả khác giảm 167.888.226 đồng.
+ Nợ dài hạn: là 5.618.457.495 đồng tăng 26,8% tương ứng 1.188.496.813
đồng. Điều này là dễ hiểu vì trong năm công ty cần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho tài
sản cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: tăng 3,7% tương đương 130.523.575 đồng.
2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thánh toán của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 20
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Đơn vị tính
Khả năng thanh toán hiện thời
Tổng TSNH
Tổng nợ NH
1,31 1,42 lần
Khả năng thanh toán nhanh
TSNH – Tồn kho
Tổng nợ NH
1,30 1,41 lần
Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2006 là 1,42 lần tăng 0,11 lần so với
năm 2005 (1,31 lần) và cả hai năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ
việc dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn
hạn.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 là 1,41 lần tăng 0,11 lần so
với năm 2005 (1,30 lần). Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2005 và 2006 không
chênh lệch nhiều so với khả năng thanh toán hiện thời, điều này được giải thích là do
tỷ trọng hàng tồn kho trong TSNH là rất nhỏ (cả hai năm đều xấp xỉ 0,6%). Điều đó
chứng tỏ họat động kinh doanh của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục không bị
lưu kho nhiều điều này rất tốt vì như vậy sẽ tránh được sự biến động bất lợi về giá.
2.5.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn:
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Đơn vị tính Chênh lệch
TSNH/Tổng TS 63,6 63,7 % 0,1
TSDH/Tổng TS 36,4 36,3 % - 0,1
Nợ phải trả/Tổng NV 77,39 78,36 % 0,97
VCSH/Tổng NV 22,61 21,64 % - 0,97
Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy Công ty có cơ cấu tài sản lưu động lớn
hơn tài sản cố định, điều này phù hợp với hình thức chính của Công ty là chủ yếu kinh
doanh thương mại, dịch vụ.
+ Chỉ tiêu TSNH trên Tổng TS: Năm 2006 là 63,7% tăng 0,1% so với năm 2005.
Chênh lệch trên là rất nhỏ cho thấy sự ổn định của tỷ lệ TSNH trên Tổng TS của Công
ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 21
+ Chỉ tiêu TSDH trên Tổng TS : Năm 2006 là 36,3% chênh lệch giảm 0,1% so
với năm 2005. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của TSNH năm 2006 (8,6%) là nhanh hơn
so với tỷ lệ tăng của TSDH (8%)
+ Chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng nguồn vốn: năm 2006 là 73,86% tăng 0,97% so
với năm 2005 (77,39%), ngược lại chỉ tiêu VCSH trên Tổng nguồn vốn giảm 0,97%.
Trong cả hai năm 2005 và 2006 tỉ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn là thấp ( xấp xỉ 22% )
cho ta thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp là thấp, bù lại công ty lại có khả năng
huy động vốn từ các nguồn khác là rất tốt.
2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của Công ty thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Đơn vị tính
Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
0,49 0,42 %
Tỷ suất sinh lời trên doanh
thu
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
1,19 0,96 %
Hiệu suất sử dụng TS
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
41,40 44,20 %
+ Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS: Trong năm 2005 thì cứ một đồng vốn bỏ ra thu được
0,0049 đồng lợi nhuận, trong năm 2006 thì giảm 0,07% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do lợi nhuận ròng năm 2006 thấp hơn so với năm 2005 và tổng tài sản năm
2006 lớn hơn so với năm 2005.
+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Trong năm 2005 thì cứ 1 đồng doanh thu thì tạo
được 0,019 đồng lợi nhuận. Năm 2006 thì giảm 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được
0,096 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2005 cao hơn so với
năm 2006 và doanh thu thuần năm 2006 lại cao hơn năm 2005.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản: Trong năm 2005 thì cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo được
0,414 đồng doanh thu, năm 2006 thì tỷ lệ này tăng lên cứ một đồng vốn bỏ ra tạo ra
được 0,442 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do doanh thu thuần và tổng tài sản năm
2006 đều tăng lên so với năm 2005 và mức tăng của doanh thu thuần thì nhanh hơn
mức tăng của tài sản.
2.6 Cơ cấu lao động và lương
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 22
Từ khi thành lập tới nay, Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân
sách nhà nước, cán bộ nhân viên công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định, ý thức
được tầm quan trọng của yếu tố con người, Ban Giám đốc đã không ngừng nâng cao
chuyên môn, đạo đức của các nhân viên tạo điều kiện cho họ học tập để nâng cao trình
độ theo kịp xu hướng phát triển của xã hội.
Hiện nay Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây có 115 nhân viên trong đó có 7 thạc
sĩ, 52 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học ở nhiều chuyên ngành khác nhau
như: quản trị, kế toán, ngoại ngữ, du lịch. ... có 2 chuyên gia nấu ăn cấp I còn lại tốt
nghiệp các chuyên nghành công nhân kỹ thuật về du lịch.,
+ Chế độ tiền lương: lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là
1.800.000 đồng người/tháng.
+ Chế độ đãi ngộ cán bộ, nhân viên: Công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua việc gửi
một số cán bộ đi tham gia các lớp học về bồi dưỡng về kinh tế tài chính, luật pháp, các
lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ ... nấu ăn, hướng
dẫn du lịch, nghiệp vụ xuất khẩu lao động.
+ Công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT cho toàn bộ cán bộ, nhân viên theo quy
định của Nhà nước.
+ Ngoài việc bố trí công việc theo năng lực của từng người, Công ty còn có môi
trường làm việc dân chủ, văn minh đồng thời Công ty cũng xây dựng một chế độ
thưởng phạt công bằng, hợp lý.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 23
phần ba
nhận xét và kết luận
3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của CTCP Du lịch Hà Tây
+ Môi trường kinh tế:
So với nhiều nước trên thế giới Việt Nam là nước có môi trường kinh tế ổn định, điều
này khiến cho các doanh nghiệp, các công ty trong nước yên tâm trong việc đầu tư
phát triển. Với nền kinh tế mở hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi những
thành tựu khoa học của nước bạn để đưa nền kinh tế nước nhà lên một nấc thang mới.
+ Môi trường lao động :
Việt Nam là một nước đang phát triển dân số đông vì vậy cung lao động (phần nhiều
là lao động giản đơn) lớn giá lại rẻ, vì vậy có thể coi lao động là một lợi thế và là khó
khăn (giá rẻ nhưng chất lượng lại chưa cao) của các doanh nghiệp Việt Nam so với các
doanh nghiệp ở các nước phát triển.
3.1.1 Ưu điểm:
Từ khi hình thành và phát triển Công ty đã khẳng định được vị trí và uy tín của
mình trên thị trường.
Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo của Công ty có một sự nỗ lực phấn đấu, học hỏi
không ngừng để tìm ra những phương hướng mới cho sự phát triển của Công ty.
Không chỉ có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và tâm huyết mà công ty còn
có một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, năng động. Đội ngũ nhân viên quản
lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban chức
năng hoạt động có hiệu quả cao.
3.1.2 Tồn tại
Về việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế giá thành
sản phẩm chưa cạnh tranh . Thể hiện chi phí giá vốn của công ty rất cao so với doanh
thu thuần. Chưa tối ưu được các chi phí kinh doanh và chi phí tài chính.
Việc quản lý còn nhiều thiếu sót, chịu ảnh hưởng của phong cách làm việc khi còn
được sự bao cấp của Nhà nước.
Không đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao.
Vốn chủ sở hữu của Công ty là thấp vì vậy phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn
vay bên ngoài.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 24
Công tác quản lý vốn lưu động còn gặp khó khăn vì số vốn bị khách hàng
chiếm dụng lớn.
Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì giá thành là một trong những
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nên Công ty cổ phần
Du lịch Hà Tây cũng cần phải có những chính sách, chiến lược về giá cả và chất
lượng sao cho phù hợp với thị trường.
3.1.3 Một số biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mở rộng chính sách về vốn kinh doanh để tạo được nguồn vốn dồi dào, linh
động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tăng cường quản lý các mặt hoạt động của Công ty: vừa tự chủ, vừa phân cấp,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong kinh doanh cho các bộ phận
Quản lý tốt các khoản phải thu, khoản đến hạn hoặc quá hạn để kịp thời có biện
pháp thích hợp, tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng bởi các khách hàng quá
lâu.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy khả
năng sáng tạo của nhân viên để tìm ra những bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh
doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.
Việc cổ phần hoá công ty là một trong những chính sách đúng đắn của Ban lãnh
đạo công ty phù hợp với xu thế tất yếu của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của đất nước.
3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây trong thời gian
tới
Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung là tiếp tục
những ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp khắc phục tồn tại bảo đảm hạch toán
đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định và đáp ứng được yêu cầu quản trị trong
doanh nghiệp.
Nỗ lực giảm chi phí giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Công ty dưới sự lãnh đạo, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của
công ty đã quyết tâm phấn đấu nâng cao giá trị sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tiếp tục đổi mới cơ chế làm việc của Công ty theo hướng độc lập, hiệu quả và làm ăn
có lãi trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công
ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 25
Phát triển đội ngũ lao động, không ngừng nâng cao trình độ cho công nhân
viên, tạo điều kiện cho công nhân viên có điều kiện học hỏi tại những doanh nghiệp có
quy mô lớn trong và ngoài nước.
Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi lẽ thương hiệu được
xem như một tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, vốn
đầu tư và nhân tài.
Bảo đảm cân đối thu, chi, sử dụng và đầu tư có hiệu quả. Từ đây tạo lập niềm
tin cho khách hàng, cho đối tác và tạo lợi thế trong việc huy động vốn phục vụ theo
yêu cầu kinh doanh.
Báo cáo thực tập tổng hợp ĐHDL Thăng Long
Nguyễn Văn Hưng MSV: A06532 26
kết luận
Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh hiện nay, một Công ty chỉ có thể tồn
tại đứng vững khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất
lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này, thông tin kinh tế
giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo. Luồng
thông tin này chỉ chính xác khi toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng
đoàn kết một lòng.
Trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Du
lịch Hà Tây, em nhận thấy rằng trên lý thuyết và trong thực tế có một khoảng cách
nhất định. Bản thân em đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm thực
tế cũng như tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt là được sự giúp
đỡ của các cô chú, các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã giúp em hoàn thành
bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Tuy nhiên với kiến thức trình độ của bản thân là còn hạn chế cũng như thời
gian có hạn nên báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy em rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong Bộ môn kinh tế của
trường Đại học Thăng Long, cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Du
lịch Hà Tây để bài viết này của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, các cô chú , các anh
chị trong Công ty đẫ giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_cua_hung_9157.pdf